27
Nhóm 4 Lp hc phn 1409TECO0111 Đề tài 4 1

Kinh tế thương mại đại cương - Tác động của chính sách đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam trên thị trường Nhật Bản

Embed Size (px)

Citation preview

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 1

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 2

DANH SÁCH NHÓM

STT Họ và tên Nhóm đánh giá Chữ ký Kết luận

1. Đoàn Thị Khánh Linh

2. Hoàng Ngọc Linh

3. Phạm Thị Thùy Linh

4. Nguyễn Thị Thanh Mai

5. Nguyễn Tiến Mạnh

6. Đàm Thị Mây

7. Đặng Thị Trà Mi

8. Đinh Quang Minh

9. Vũ Thị Tuyết Ngân

10. Nguyễn Thị Bích Nguyên

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong năm 2013, thủy sản chiếm 34% tỉ trọng của một số mặt hàng trong tổng xuất

khẩu nhóm nông sản, thủy sản của nước ta. Với sự ưu ái của thiên nhiên, thủy sản đã

đang trở thành ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế của đất

nước ta. Đặc biệt năm 2007, Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương

mại Thế giới WTO – World Trade Organization, đây là một cơ hội lớn để thủy sản

Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc

tế. Các mặt hàng thủy sản của nước ta được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, EU,

…. Từ năm 2004 đến nay, Nhật Bản được coi là một trong những thị trường trọng yếu

xuất khẩu thủy sản của nước ta. Đây là một thị trường tiềm năng nhưng cũng là một

thị trường rất khó tính về chất lượng.

Với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong

thời gian qua và trong tương lai trước những tác động của các chính sách kiểm soát,

quản lý chất lượng thủy sản nhập khẩu của thị trường Nhật Bản, đồng thời là những

chính sách quản lý, hỗ trợ của Việt Nam, nhóm 4 đã cùng nhau nghiên cứu đề tài

“Tác động của chính sách đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam trên thị

trường Nhật Bản

Đề tài 4: Tác động của chính sách đối với một mặt hàng cụ thể trên một thị trường

cụ thể.

- Đối tượng nghiên cứu: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản

- Phạm vi nghiên cứu: tác động chính sách của Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2011

đến nay.

- Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Giảng

viên học phần “Kinh tế thương mại đại cương” đã hướng dẫn tận tình chúng em trong

quá trình thảo luận, xây dựng đề tài, chúng em hi vọng sẽ nhận được những ý kiến

góp ý của thầy khi trình bày để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 4

MỤC LỤC

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 5

CHƯƠNG I:

VÀI NÉT TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN NHẬT BẢN

I. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam

- Thuận lợi:

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng biển

và thềm lục địa khoảng một triệu km2, trên 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đông từ

Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm

giữa biển 83% dân số Việt Nam sống trong vùng duyên hải. Đây là một đặc ân mà

thiên nhiên ban cho Việt Nam.

Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo

các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã

phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật

đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657

loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển

ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu

tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong

những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành

kinh tế của đất nước.

Ngư dân nước ta có kinh nghiệm lâu năm trong việc đánh bắt cá, đi biển, được nhà

nước tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ để ra khơi.

- Khó khăn:

Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi song đi kèm với nó là những khắc nghiệt,

ảnh hưởng từ các cơn bão lớn đổ vào biển Đông, trung bình hằng năm có từ 15 đến 20

cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông, trong đó có cả những siêu bão, gây

thiệt hại lớn cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Tình hình an ninh, chính trị có những ảnh hưởng nhất định đến ngư dân bám biển.

Giá nguyên liệu cao đã gây ra những tác động nhất định v.v…

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 6

II. Vài nét về thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là một đất nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, phân bố rải rác với trữ

lượng thấp… thường xuyên xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần. Suốt trong

nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế

giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong

những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển

khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.

Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt

và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu, bắt đầu là từ

năm 1989, sản lượng thuỷ sản bắt đầu giảm sút. Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản

của Nhật Bản đạt 11,18 triệu tấn, đến năm 1993 giảm xuống 8,71 triệu tấn, Nhật Bản

lùi xuống thành nước cung cấp thuỷ sản đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc (gần 18

triệu tấn). Vào năm 2004-2005, sản lượng cá Nhật Bản chỉ xếp thứ 5 trên thế giới.

Đến năm 2007, tổng sản lượng thủy sản chỉ còn 5 triệu tấn. Để bù đắp sản lượng cá

thiếu hụt, Nhật Bản bắt buộc phải tăng nhập khẩu thủy sản.

Người dân Nhật có tiêu chuẩn cao khi lựa chọn các sản phẩm về hình thức, bao bì

và đặc biệt là chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm về vấn đề môi trường, nguồn lợi, nguồn gốc của sản phẩm. v.v… Do vậy, thị trường Nhật luôn có

những quy định khắt khe đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ thị trường bên ngoài. - Là thị trường trọng điểm và truyền thống của các mặt hàng tôm, mực, bạch

tuộc và cá ngừ đông lạnh của Việt Nam. Người Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm tươi sống và dạng nguyên liệu phục vụ cho công thức chế biến của họ, nên nhập khẩu

chủ yếu từ Việt Nam hàng nguyên liệu đông lạnh như cá ngừ nguyên con, tôm và mực, bạch tuộc nguyên liệu, hoặc các loại cá biển làm surimi…

Đây là những thuận lợi và khó khăn nhất định cho việc xuất khẩu thủy sản của

nước ta vào Nhật Bản.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 7

CHƯƠNG II:

TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MẶT

HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

I. Thực trạng

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước năm 1973, trao đổi

thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tăng trưởng nhanh chóng. Riêng đối với

ngành nhập khẩu thủy sản ở Nhật Bản , ngay từ những ngày đầu Việt Nam đã là thị

trường gắn bó truyền thống.Thủy sản Việt Nam là bạn hàng nhập khẩu lớn của Nhật

Bản cho tới năm 2000, có giai đoạn đã chiếm tới 80% tổng thị phần.

Các hội chợ quốc tế về thủy sản ở Nhật Bản giúp các doanh nghiệp Việt Nam giới

thiệu được các mặt hàng xuất khẩu và tìm được những bạn hàng phù hợp.

- Năm 2011: Nhật Bản là thị trường đơn lẻ lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam đạt

1,02 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2010. Mặc dù trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm 2011 ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của Nhật, nhưng sự

hồi phục nhanh của nước này đã giữ cho tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ổn định. (Nguồn: Tổng cục hải quan)

- Năm 2012

- Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,08 tỷ USD, tăng 6,8%

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 8

(Nguồn: Tổng cục hải quan) - Năm 2013

Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường Nhật bản đạt 1,152 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012.

Tôm: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của tôm sau Mỹ và chiếm 22,8% thị phần. Kim ngạch năm 2013 sang thị trường này đạt 708,775 triệu

USD, tăng 14,7% so với năm 2012. Mực và bạch tuộc: Năm 2013, đối với mặt hàng này, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 sau Hàn Quốc và chiếm 27,3% thị

phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 122,179 triệu USD, giảm 15,1% so với năm 2012. Cá ngừ: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 sau Mỹ,

EU và chiếm 8% thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 42,030 triệu USD, giảm 22,1% so với năm 2012. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật gồm 2 sản phẩm chính: cá

ngừ tươi sống (chiếm khoảng 86%) và cá ngừ chế biến (chiếm khoảng 14%). Xuất khẩu cá ngừ tươi sống sang thị trường Nhật đang có xu hướng giảm do thiếu nguyên liệu đầu vào (năm 2013 giảm trên 25%) thì xuất khẩu cá ngừ chế biến đang là hướng

đi tích cực của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này (năm 2013 mặt hàng này tăng khoảng 11%). Tuy nhiên, theo báo cáo của Vasep, xuất khẩu cá ngừ chế biến

sang thị trường Nhật lại gặp bất lợi về thuế so với các đối thủ cạnh tranh (thuế suất của cá ngừ chế biến Việt Nam là 9,6% trong khi Thái Lan và Philippin, hai đối thủ

cạnh tranh chính chỉ chịu thuế suất là 0% kể từ năm 2013). Chả cá và surimi: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 4 và chiếm 10,2% thị phần. Năm

2013, kim ngạch đạt 25,424 triệu USD, giảm 36,2% so với năm 2012. Cua, ghẹ: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 sau Mỹ, EU và chiếm 15,9% thị

phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 17,561 triệu USD, giảm 18,2% so với năm 2012.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 9

II. Một số tác động của chính sách từ phía Nhật Bản

1. Thuận lợi

Ngày 25/12/2008, Việt Nam và Nhật Bản chính thức ký kết hiệp định đối tác kinh

tế (gọi tắt là JVEPA) nhằm tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và hợp tác

trong lĩnh vực đào tạo nhân lực giữa hai nước. Rất nhiều mặt hàng Việt Nam vào

Nhật thuế suất đã được giảm còn 0%, thị trường Nhật đang rộng mở cho hàng Việt

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã chính thức có

hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008. Còn VJEPA là hiệp định song phương đầu tiên của

Việt Nam và Nhật Bản với những cam kết sâu hơn AJCEP. Hiệp định có hiệu lực từ

tháng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, VJEPA là hiệp định FTA song

phương đầu tiên của Việt Nam, các hiệp định FTA ký kết và thực hiện trước đó đều

trong khuôn khổ ASEAN.. Với những hiệp định này, doanh nghiệp hai nước có nhiều

điều kiện thuận lợi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Nhật Bản là thị trường quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thông

qua hiệp định này, môi trường pháp lý được mở rộng cho doanh nghiệp hai nước.

Doanh nghiệp có cơ hội tốt trong tiếp cận thị trường hàng nông lâm thủy sản, dệt

may, giày dép, hàng điện tử...

Hiệp định VJEPA có 1.766 dòng thuế và 361 dòng thuế cam kết tốt hơn. Với

VJEPA, trong vòng 10 năm tới, khoảng 92% hàng hóa của hai nước Việt - Nhật sẽ

được miễn thuế khi vào thị trường mỗi bên. Việt Nam cam kết tự do hóa đối với

87,6% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết tự do

hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Tỷ lệ tự do hóa Nhật Bản

dành cho Việt Nam là 97% đối với hàng công nghiệp và 86% đối với sản phẩm nông

nghiệp. Con số này vượt hơn các nước trong khối ASEAN. Chẳng hạn như tỷ lệ tự do

hóa Nhật Bản dành cho Malaysia là 94% đối với công nghiệp và 56,4% đối với nông

nghiệp. Tỷ lệ tự do hóa Nhật dành cho Philippines là 92% đối với công nghiệp và

42,6% đối với nông nghiệp... Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hiệp định, Nhật Bản sẽ có

các chương trình hợp tác, hỗ trợ, như chương trình hợp tác kiểm dịch động thực vật,

chương trình hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam

Với Hiệp định VJEPA, các mặt hàng nông lâm, thủy sản Việt Nam có lợi thế. Nhật

Bản cam kết loại bỏ thuế 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng

10 năm. Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại, cũng là mức

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 10

cao nhất so với các nước. Có 24 dòng thuế Nhật Bản cam kết cho Việt Nam ở mức

được xem là tốt nhất như mật ong, gừng, tỏi, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ... 23 dòng thuế

trong số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam

sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10

năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản. Cụ thể, đối với thủy sản, tôm Việt Nam được

hưởng thuế 0% khi hiệp định có hiệu lực; mực, bạch tuộc cũng ở mức này sau 5 năm.

Thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đều phải thông qua các thương nhân,

nhà buôn, nhà máy của Nhật nhờ đó mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu

với chi phí lưu thông thấp, kênh phân phối được thiết lập sẵn sẽ thuận lợi cho các

doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tiếp cận thị

trường còn hạn chế vì không phải mất thời gian, tốn nhiều chi phí nghiên cứu kênh

phân phối. Hiện nay, Vụ Châu Á -Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Tokyo,

chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka là một kênh hỗ trợ cho các doanh nghiệp

trong việc tìm kiếm và tiếp xúc với nhà nhập khẩu Nhật Bản.

Trong các tháng đầu năm 2014, Nhật Bản đã chính thức nâng mức dư lượng

Ethoxyquin trong tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản lên 0,2 ppm (tăng 20 lần so

với mức 0,01 ppm trước đây). Quyết định trên không chỉ tháo gỡ khó khăn cho hơn

20 DN thủy sản Việt Nam hiện nằm trong danh sách có lô hàng bị trả về từ các nhà

nhập khẩu Nhật do có hàm lượng Ethoxyquin vượt mức cho phép mà còn tạo điều

kiện cho nhiều doanh nghiệp khác xuất khẩu tôm vào thị trường này.

2. Khó khăn

Bên cạnh tiềm năng và triển vọng, có một số khó khăn khi tiếp cận thị trường này

mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp như doanh

nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin thị trường Nhật cũng như kinh nghiệm làm ăn với

các doanh nghiệp Nhật. Tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành

công trong quan hệ với công ty Nhật. Các công ty Nhật thường tìm hiểu kỹ đối tác

trước khi quyết định làm ăn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp những

thông tin cần thiết cho khách hàng như giới thiệu công ty, sản phẩm, mẫu mã, bảng

giá, khả năng cung cấp...

Thứ hai, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng

nông sản. Nhật Bản đang thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật. Nhật Bản là nước tuyệt đối tuân thủ chặt chẽ

về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ thường xuyên kiểm tra các mẫu tôm và sẵn sàng hủy

tại chỗ hoặc trả lại nếu phát hiện tạp chất, thậm chí ngưng nhập khẩu. Để nhập khẩu

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 11

thủy sản vào Nhật Bản, các khâu kiểm tra vô cùng gắt gao. Các doanh nghiệp phải

khai báo, có các chứng từ về y tế, có kết quả kiểm tra tự nguyện, và bắt buộc kiểm tra

chặt chẽ với những lô hàng đáng nghi. Những yêu cầu rất cao của Nhật Bản về chất

lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản đôi khi vượt quá khả năng

đáp ứng của các nước đang phát triển để có thể xuất khẩu thủy sản sang Nhật và tạo

thành những rào cản kỹ thuật rất khó vượt qua. Và Việt Nam, khi xuất khẩu thủy sản

sang Nhật cũng không tránh khỏi. Nhiều sản phẩm nội địa và tất cả các sản phấm

nhập khẩu vào Nhật Bản đều phải qua khâu kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định. Sự

tuân thủ các tiêu chuẩn này được coi là hai yếu tố cực kỳ quan trọng để một hàng hóa

được lưu thông tại Nhật Bản. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

(VASEP), đến cuối tháng 6/2007, nước ta đã xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6.000

lô hàng thủy sản, nhưng có đến 94 lô bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm (chiếm tỷ

lệ 1,6%). Các mặt hàng bị nhiễm như: Seafoodmix (29 lô), tôm PUD (22 lô), tôm tẩm

bột (11 lô), mực khô (3 lô), mực sushi (3 lô), v.v… Các hóa chất, kháng sinh bị phát

hiện trong hàng thủy sản xuất khẩu như Chloramphenicol (CAP) có 55 lô, AOZ (17

lô), SEM (6 lô)... Cơ quan chức năng của Nhật Bản đã cảnh báo 14 doanh nghiệp xuất

khẩu thủy sản nước ta có lô hàng thủy sản nhiễm chất kháng sinh cấm. Năm 2010,

Nhật Bản tăng cường kiểm soát trifluralin và quinolone, năm 2011 tiếp tục tăng

cường kiểm tra Enrofloxacin trong tôm Việt Nam với mức phát hiện dư lượng thấp

hơn 10 lần so với EU. Trong khi vào đầu năm 2012 Enrofloxacin đang là vướng mắc

lớn của các nhà xuất khẩu tôm sang Nhật, thì từ giữa tháng 5/2012, Nhật Bản lại

quyết định kiểm tra tăng Ethoxyquin với tần suất 30% các lô tôm NK từ Việt Nam ở

mức giới hạn 0,01ppm. Rào cản này đã khiến tôm Việt Nam XK vào thị trường này

liên tục sụt giảm từ giũa năm 2012..

Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2014, cơ quan chức năng Nhật Bản đã phát hiện

trong 2 lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Oxytetraxycline (mức giới hạn

cho phép của Nhật Bản là 0,2 ppm). Do đó, từ tháng 3, cơ quan chức năng Nhật Bản

đã bắt đầu kiểm tra dư lương Oxytetracline trên 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Còn theo thông tin từ Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD)

trong vòng 4 tháng qua, đã có tổng cộng 6 lô tôm Việt Nam bị cơ quan chức năng

Nhật Bản phát hiện dư lượng Oxytetracline. Không chỉ có mặt hàng tôm mà còn với

một số mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam đã bị cảnh báo trong nhiều năm qua.

Đối với một thị trường khó tính như Nhật thì việc bị phát hiện dư lượng chất độc như

trên là một điều vô cùng bất lợi, đồng nghĩa với việc đó là các chương trình giám sát,

các quy định về chất lượng sản phẩm được thắt chặt hơn, đó là một tổn thất lớn về

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 12

mặt uy tín và cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản nước ta. Từ tuần đầu tháng 3

năm 2014, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline (OTC) với 100% lô

tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Thậm chí nếu tình hình không được cải thiện sẽ tiến đến

đình chỉ nhập khẩu.

Bên cạnh rào cản kĩ thuật còn là rào cản về thuế quan, rào cản cạnh tranh. Tình

trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn diễn ra. Một số doanh nghiệp hạ giá bán

để cạnh tranh đã tự làm khó cho thủy sản xuất khẩu và gây nên các vụ tranh chấp

thương mại tại thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, ngày càng nhiều rào cản được dựng

lên ở các thị trường xuất khẩu nhằm cản trở nhập khẩu. Các vụ kiện thương mại, ép

giá sản phẩm v.v….

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 13

CHƯƠNG III:

TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CỦA NƯỚC TA VỚI MẶT

HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN

I. Chính sách của nước ta đối với ngành thủy sản

1. Thuận lợi

Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và

tín dụng xuất khẩu của nhà nước; và các Nghị định số 54/2013/NĐ-CP và Nghị định

số 133/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín

dụng xuất khẩu của nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện

cho vay vốn tín dụng đầu tư đối với các dự án nuôi trồng thủy hải sản gắn với chế

biến công nghiệp thuộc danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà

nước và thực hiện cho vay vốn tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng thủy sản.

Ngày 16/4/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định về chính sách tín

dụng đối với người nuôi tôm và cá tra.

Quyết định này quy định việc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ

cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó

khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2013.

Quyết định quy định tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ của khách hàng gặp khó

khăn tạm thời trong việc trả nợ như sau cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng (bao gồm cả thời

gian đã được cơ cấu lại nợ); không thu lãi quá hạn, lãi phạt đối với các khoản nợ được

cơ cấu; ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau; trường hợp khách hàng đã trả xong nợ

gốc, chưa trả hết nợ lãi thì tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng để có kế hoạch

thu dần hàng năm tiếp theo; miễn, giảm lãi vay theo quy định của tổ chức tín dụng.

Về xử lý các khoản nợ quá hạn của khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên

nhân khách quan, bất khả kháng, Quyết định quy định tổ chức tín dụng trên cơ sở xác

nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân

khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh…) để quyết định khoanh nợ trong

thời hạn ba năm đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế

yêu cầu khách hàng đủ điều kiện khoanh nợ, hoàn tất các thủ tục khoanh nợ để tổng

hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 31/7/2014.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 14

Trong thời gian khoanh nợ, tổ chức tín dụng tính lãi nhưng không thu của khách

hàng; trường hợp sau ba năm khách hàng trả được đầy đủ gốc thì xóa lãi cho khách

hàng; trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc thì tổ chức tín dụng xử lý theo

quy định của pháp luật.

Số lãi khách hàng chưa trả được đến thời điểm khoanh nợ, tổ chức tín dụng xem xét

thực hiện miễn, giảm lãi theo các quy định hiện hành (không tính lãi quá hạn, lãi

phạt); đồng thời, tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng

rủi ro theo nhóm nợ đang áp dụng đối với khoản nợ tại thời điểm khoanh nợ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cho vay tái cấp vốn tương ứng với số tiền tổ

chức tín dụng thực hiện khoanh nợ cho khách hàng với lãi suất 0%/năm. Thời hạn tái

cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm với thời gian ba năm. Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào danh sách khách hàng đủ điều kiện khoanh nợ

do tổ chức tín dụng báo cáo để thực hiện giải ngân đối với tổ chức tín dụng.

Quyết định cũng quy định tổ chức tín dụng được tiếp tục xem xét cho khách hàng vay

mới để khôi phục sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phương án kinh doanh hiệu quả, khả

thi và không phụ thuộc vào các khoản nợ đã được xử lý theo quy định của Quyết định

này. Tạo điều kiện cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản thuận lợi, làm nguồn nguyên liệu

thủy sản xuất khẩu.

Ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 36/2014/NĐ-

CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Nghị định gồm 5 chương, 16 điều,

áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên

quan đến hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra trên lãnh thổ Việt Nam. Theo

Nghị định, toàn bộ chuỗi sản xuất cá tra sẽ được quản lý theo những điều kiện chặt

chẽ, từ khâu nuôi đến sản xuất chế biến và tiêu thụ, với những quy định cụ thể về:

Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra; điều kiện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm; điều kiện

cơ sở chế biến cá tra; điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản

phẩm cá tra chế biến.

Theo Bộ NN-PTNT, tới đây sẽ điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển thủy

sản. Nếu như giai đoạn từ năm 2011 - 2015 tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là

7,0% thì giai đoạn từ 2016 - 2020 sẽ tăng lên hơn 10% trong tổng vốn đầu tư toàn

ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành

phần kinh tế đầu tư vào thủy sản. Đến năm 2020 sẽ ổn định sản lượng tôm nuôi

khoảng 700.000 tấn, cá tra từ 1,8 - 2 triệu tấn. Phát triển vùng nuôi tôm và cá tra theo

hướng công nghiệp, tập trung sử dụng công nghệ cao, nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP,

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 15

Global GAP… đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến

bàn ăn, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc…

Xuất khẩu thủy sản mỗi năm mang về không dưới 6,5 - 6,7 tỷ USD. Dự kiến, năm

2014 này xuất khẩu thủy sản đạt mức 6,7 tỷ USD trở lên. Hiệu quả của thủy sản đã

được khẳng định, tuy nhiên để phát triển bền vững thì còn rất nhiều việc phải làm.

Ngoài chính sách tín dụng đang được tháo gỡ, còn hàng loạt bất cập khác vây quanh

nghề nuôi tôm và cá tra như: hệ thống thủy lợi yếu kém; đường giao thông, điện thiếu

đầu tư; nguồn giống, thức ăn, thuốc thú y… kém chất lượng, tình trạng ô nhiễm môi

trường gia tăng. Ngành nông nghiệp lo lắng, thủy lợi là vấn đề cực kỳ quan trọng

trong nuôi thủy sản. Vậy mà nhiều năm qua các địa phương chủ yếu sử dụng thủy lợi

từ lúc làm lúa để phục vụ nuôi tôm, nuôi cá. Cùng một con kênh nhưng hộ này thải

nước dơ ra ngoài, sau đó hộ khác lấy nước đó vào nên tôm cá bị lây bệnh là chuyện

hiển nhiên. Vấn đề này rất bức xúc từ nhiều năm qua nhưng chưa thể giải quyết, do

thiếu vốn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu ngành ngân hàng tập trung tín dụng cho

ngư dân đóng mới tàu bằng vỏ thép, hiện đại hơn, công suất cao hơn. Tạo điều kiện để

ngư dân khai thác và đánh bắt thủy sản.

Rõ ràng, nghề nuôi tôm và cá tra rất tiềm năng nhưng cũng lắm rủi ro. Do vậy, song

hành với việc cơ cấu lại nguồn vốn thì cần gấp rút tổ chức sản xuất theo hướng liên

kết các khâu trong chuỗi giá trị. Xây dựng mô hình hợp tác chặt chẽ giữa người nuôi

với doanh nghiệp cung ứng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học và doanh nghiệp tiêu

thụ, chế biến, xuất khẩu; thông qua sự hỗ trợ của ngành chức năng và ngân hàng.

Trong mô hình liên kết này, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò “nhạc

trưởng”.

2. Khó khăn

- Khó khăn trong cơ chế quản lý

Thực tế cho thấy Nhật Bản đang siết chặt kiểm soát về chất lượng một số mặt hàng

thuộc nhóm thủy sản của Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Nhật những năm gần

đây liên tiếp vấp phải rào cản thương mại, đặc biệt là dư lượng kháng sinh. Ngành

thủy sản nói chung và lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản nói riêng đã được xác

định là nghành kinh tế chủ lực trong cơ cấu Nông – Lâm – Ngư Nghiệp và được Bộ

Trưởng Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn đưa vào trọng tâm tái cơ cấu ngành

từ năm 2012 để gia tăng tăng trưởng giá trị và lợi thế cạnh tranh. Một trong 3 hoạt

động chính của tái cơ cấu là cải cách thể chế chính sách để hỗ trợ hơn nữa cho sản

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 16

xuất kinh doanh, phù hợp với Luật hiện hành cũng như thông lệ quốc tế. Trước thực

trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều khó khăn,Luật An Toàn Thực

Phẩm có hiệu lực vào 1/7/2011, thì một số Thông tư và Quyết định ban hành sau đó

của Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn trong 5 tháng cuối năm 2011 đã trực tiếp

ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản. Hầu

hết các ý kiến & kiến nghị của Doanh nghiệp trong 5 tháng cuối năm 2011 gửi về Văn

phòng VASEP (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ) đều tập trung

phản ánh vào các nội dung kiểm soát của Thông tư 55/2011 và 1 số Quyết định tăng

cường kiểm soát thủy sản xuất khẩu. Thêm vào đó, việc chưa thực sự xã hội hóa công

tác kiểm nghiệm; việc một số nội dung chưa phù hợp với Luật An Toàn Thực Phẩm

về cách tiếp cận kiểm soát An Toàn Thực Phẩm, về chi trả phí kiểm nghiệm, về quy

định giấy chứng nhận cho thực phẩm xuất khẩu ..v...v.. đã khiến các doanh nghiệp chế

biến xuất khẩu thủy sản liên tục có ý kiến gửi về văn phòng VASEP đề nghị Hiệp hội

kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn xem xét điều chỉnh lại

chính sách kiểm soát An Toàn Thực Phẩm thủy sản xuất khẩu. Với cách tiếp cận quy

định kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu bên cạnh việc đánh giá kiểm soát điều kiện sản

xuất đã & đang khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Con số thống kê của

nhiều doanh nghiệp cỡ trung bình trở lên đang cho thấy mức phí phải trả hàng năm

của doanh nghiệp cho hoạt động kiểm nghiệm là quá lớn và đáng quan ngại, trong đó

đa phần phải trả cho Cục NAFIQAD(Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản và Thủy

Sản) từ 1 – 4 tỷ VNĐ/năm/DN (tùy quy mô doanh nghiệp), và tương đương ngần ấy

nữa cho hoạt động tự kiểm của doanh nghiệp. Toàn ngành thủy sản xuất khẩu mỗ năm

khoảng 1,2 triệu tấn hay khoảng 60.000 lô hàng xuất khẩu, và khoảng 20% số lô hàng

phải kiểm tra nhà nước, tương đương 12.000 lô. Tổng mức toàn ngành thủy sản xuất

khẩu phải chi trả cho hoạt động kiểm nghiệm của Cục NAFIQAD là rất lớn. Nhưng

có lẽ chi phí lớn hơn cả chính là thời gian chờ đợi 7-10 ngày của mỗi lô hàng trước

khi xuất khẩu. Và như vậy, chưa kể tổng lượng hàng xuất khẩu thủy sản tăng đáng kể

qua các năm, thì các quy định hiện hành (kiểm tra giảm hạn chế, quy định hàng rủi ro

cao cho hầu hết các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, quy định lô hàng xuất khẩu ..) đã và

đang tạo nên số lượng lô hàng xuất khẩu phải kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước và chờ

7-10 ngày để cấp chứng thư là vô cùng lớn và tăng đáng kể qua mấy năm trở lại đây.

Thời gian "đình trệ” 7-10 ngày các lô hàng thủy sản xuất khẩu đang tạo ra chi phí lớn

cho xã hội và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam so với

khu vực và trên thế giới. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu phải đăng ký kiểm tra lô hàng

với các Trung tâm vùng. Cán bộ Trung tâm vùng của NAFIQAD sẽ tới doanh nghiệp

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 17

kiểm tra lô hàng và lấy mẫu mang về Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm vùng để

kiểm theo các chỉ tiêu An Toàn Thực Phẩm quy định bởi Bộ NNPTNT. Trong một số

trường hợp, cán bộ NAFIQAD sẽ mã hóa một phần mẫu và cho phép mang tới một

phòng kiểm nghiệm chỉ định bên ngoài (đến đúng phòng kiểm nghiệm theo đúng chỉ

dẫn của cán bộ NAFIQAD). Nhưng đa phần là phải kiểm tại phòng kiểm nghiệm của

NAFIQAD mới được thực hiện theo quy trình. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp

hoàn toàn không thể chủ động việc gửi mẫu tới các phòng kiểm nghiệm chỉ định khác,

dù đó là phòng kiểm nghiệm đã được đánh giá đạt và chỉ định của Bộ NNPTNT. Một

trong những tiêu chí để được đạt và chỉ định là phải áp dụng ISO 17025, trong đó đã

tiêu chuẩn hóa toàn bộ về năng lực, quy trình, hồ sơ và chuẩn mực. Nhưng lại không

được "Cơ quan cấp Chứng nhận - NAFIQAD" tin tưởng về độ khách quan để thực thi

việc "lấy mẫu, kiểm nghiệm" như các "Trung tâm Vùng của Cơ quan cấp Chứng

nhận".

- Những khó khăn trong vấn đề quy hoạch phục vụ cho nuôi trồng thủy sản: Tại một

số địa phương còn chưa có quy hoạch tổng thể và nhiều địa phương vẫn còn thiếu quy

hoạch chi tiết ở nhiều vùng nuôi. Quy hoạch cho tất cả các vùng nuôi trồng thủy sản

triển khai không đồng bộ, chậm và còn nhiều lúng túng. Công tác quy hoạch cho nuôi

trồng chưa được cụ thể hóa, sự phối hợp giũa nông nghiệp và thủy sản chưa nhiều.

- Khó khăn trong công nghệ nuôi trồng thủy sản : Ngành thủy sản có lợi ích rất lớn,

vì vậy, nhu cầu đầu tư cho nuôi trồng thủy sản cũng rất cao. Song, kỹ thuật nuôi phúc

tạp trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng xuất hiện rủi ro do thiên tai, dịch

bệnh, môi trường. Công nghệ nuôi biển đã được nghiên cứu và áp dụng nhung chưa

đáp ứng được nhu cầu thực tiễn….

- Khó khăn trong công tác kiểm dịch nuôi trồng thủy sản: Công tác kiểm dịch thủy

sản chưa được quan tâm chặt chẽ, có nơi còn mang tính thủ tục. Hiện tượng dư tạp

chất, dư hóa chất, chất kháng sinh còn tồn tại phổ biến. Đây là yếu tố quan trọng cản

trở việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật.

- Nhiều doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản chưa liên kết chặt chẽ với hộ nuôi trồng

thủy sản. Người nuôi trồng vẫn còn ham lợi nhuận dẫn đến những thiệt hại không

đáng có.

II. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị

trường Nhật Bản

1. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 18

- Nguồn thủy sản khai thác và chế biến để xuất khẩu đang chiếm tỷ trọng cao và rất

được ưa chuộng ở thị trường Nhật Bản. Dự báo tổng sản lượng thủy sản đến năm

2015 đạt 4,8 triệu tấn, trong đó nuôi trồng 2,8 triệu tấn và khai thác 1,8 triệu tấn. Tuy

nhiên, sản lượng khai thác hải sản đã đến ngưỡng nếu như không nhanh chóng đầu tư

những phương tiện đánh bắt hiện đại, có kho bảo quản thuỷ sản trên tàu để có thể

đánh bắt xa bờ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu thuỷ sản cho nhu cầu sản xuất và

xuất khẩu.

- Tăng cường trang thiết bị và phương tiện bảo quản trên các tàu cá, từng bước đầu

tư đóng mới đội tàu chuyên môn hóa để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải sản cung

cấp các dịch vụ ngoài khơi; xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cảng cá, chợ cá để thay

đổi công nghệ bảo quản sau khai thác, nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu chế

biến xuất khẩu. Song song với điều đó, cần khuyến khích và tăng cường mối quan hệ

hợp tác, điều phối giữa các tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Biện pháp này giúp giảm chi

phí nhiên liệu, thông tin về ngư trường, thị trường và đảm bảo có sự ứng cứu lẫn nhau

khi gặp nạn.

- Nguồn tài chính cho khai thác thủy sản xuất khẩu đang khó khăn, nhất là trong

điều kiện suy thoái kinh tế. Vì vậy, trong chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất cần ưu

tiên cho vay đối với các dự án cải thiện các thiết bị hoa tiêu, dò tìm luồng cá và áp

dụng các phương pháp đánh bắt hiện đại đạt các chuẩn về độ an toàn cao hơn cho các

tàu thuyền đánh bắt xa bờ và cả các thuỷ thủ làm việc trên tàu; Các dự án tư vấn kỹ

thuật để cải thiện các động cơ, đầu tư thêm thiết bị phụ trợ cho hoạt động đánh bắt.

Lâu nay sự phối hợp giữa ngư dân và các nhà khoa học chưa chặt chẽ nên sắp tới phải

đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về hoạt động khai thác xa bờ của các viện

nghiên cứu hải sản, cải thiện quy trình phổ biến thông tin giữa các viện nghiên cứu,

các cơ quan quản lý và ngư dân nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời và

chính xác về ngư trường, đàn cá, mùa vụ và ngư cụ sử dụng cho hoạt động khai thác

xa bờ. Biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu thông qua hỗ trợ trực

tiếp cho ngư dân. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng ổn định sản

lượng khai thác ven bờ, phát triển khai thác xa bờ nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng

hải sản có giá trị xuất khẩu, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của thị trường Nhật Bản.

- Cùng với giải pháp về khai thác, cần đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để xuất khẩu

sang thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng các thủy sản biển nên

cần đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo, nhằm phát huy lợi thế,

tiềm năng của các địa phương ven biển. Đưa nghề nuôi hải sản trên biển trở thành một

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 19

ngành chủ lực tạo hàng hóa có khối lượng lớn và chất lượng đáp ứng nhu cầu của

người tiêu dùng Nhật Bản. Để tăng sản lượng và chất lượng thủy sản xuất khẩu vào

thị trường Nhật Bản cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống và các cơ sở sản

xuất giống thuỷ sản thông qua các biện pháp quản lý môi trường nuôi thuỷ sản, xây

dựng và áp dụng các mô hình nuôi thuỷ sản sạch, nuôi thuỷ sản sinh thái

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nuôi thủy sản xuất khẩu nói chung, xuất khẩu sang Nhật

Bản nói riêng phải được thúc đẩy trên các khía cạnh:

(1) Hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến,

nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường là nguồn

cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Vấn đề tích tụ đất đai và mặt nước chi

các khu nuôi công nghiệp tập trung cũng cần phải được giải quyết thông qua các

chính sách mới trong nông nghiệp;

(2) Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú trọng

nuôi trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô hình quản lý cộng đồng;

(3) Cùng với các doanh nghiệp nuôi thủy sản, cần chú trong hình thức tổ chức kinh tế

tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động, vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2. Hậu cần đầu vào cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu

Hậu cần đầu vào bao gồm các vấn đề về giống, nguồn thức ăn, bảo quản các loại

thủy sản, vận tải, v.v. là những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất

khẩu sang Nhật Bản, một thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng. Nguyên liệu

có chất lượng là vấn đề đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản xuất khẩu mà

hiện nay chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Để giải quyết vấn đề này, cần

thực hiện ngay một số biên pháp cơ bản.

- Về giống: Cần triển khai ngay các dự án sản xuất giống tập trung theo qui trình chặt

chẽ để cung cấp cho các doanh nghiệp và hộ nông dân nuôi thủy sản. Điều này sẽ góp

phân khắc phục tình trạng sản xuất và cung cấp giông thủy sản nhỏ lẻ, tự phát, chất

lượng thấp. Triển khai các chương trình sản xuất giống nhằm khai thác nguồn gen bản

địa và các giống nhập phục vụ tốt việc đa dạng hoá sản phẩm nuôi, kết hợp phát triển

nuôi trồng với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sản xuất đủ

giống sạch. Xây dựng các cơ sở thí nghiệm nghiên cứu sản xuất những giống mới gắn

với bảo tồn giống tự nhiên. Đây là hướng chính để kết hợp khoa học công nghệ với

sản xuất và xuất khẩu.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 20

- Về thức ăn: Cần nâng cấp các cơ sở sản xuất thức ăn hiện có để bảo đảm sản xuất

thức ăn sạch đồng thời đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thức ăn mới có qui trình

công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sạch trong nông nghiệp. Các cơ quan

quản lý nhà nước cần nhanh chóng hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về thức ăn cho

nuôi thủy sản xuất khẩu phù hợp với hệ thống qui trình đánh giá của các tổ chức quốc

tế. các cơ quan quản lý thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường

kiểm tra để khắc phục việc cho các chất bị cấm vào thức ăn thủy sản. Các doanh

nghiệp và hộ nuôi thủy sản khi ký hợp đồng mua thức ăn thủy sản cần qui định rõ

thành phần các chất và kiểm tra khi giao nhận.

- Về vận tải nguyên liệu thủy sản: Thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản đòi hỏi phải

được quản lý chất lượng đồng bộ, trong đó vấn đề vận tải không đáp ứng yêu cầu đã

làm cho chất lượng nguyên liệu thủy sản chế biến giảm nghiêm trong trong thời gian

qua. Để giải quyết vấn đề này cần nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải nguyên liệu

thủy sản đủ về số lượng. Đội tàu này có thể hoạt động theo cơ chế dịch vụ nghề để

hậu cần cho các tàu khai thác xa bờ, kể cả sơ chế thủy sản trước khi đưa vào bảo

quản. Vận tải trên bộ cũng cần nhanh chóng có các phương tiện vận tải chuyên dùng

cho thủy sản, được tổ chức hoạt động chuyên môn hóa thay thế cho các phương tiện

vận tải của các doanh nghiệp chế biến hiện nay. Trên các phương tiện vận tải cần

trang bị các thiết bị và công nghệ mới để bảo quản các loại nguyên liệu thủy sản nhằm

bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng phụ gia,

hoá chất thuộc danh mục cấm để bảo quản nguyên liệu thuỷ sản.

- Về bảo quản: Bảo quản là khâu quan trọng để duy trì số lượng và bảo đảm chất

lượng trong hậu cần đầu vào cho thủy sản xuất khẩu nói chung, xuất khẩu sang Nhật

Bản nói riêng. Hiện nay, vấn đề bảo quản yếu cả ở khu vực bảo quản thức ăn nôi thủy

sản và bảo quản nguyên liệu thủy sản chế biến. Thức ăn nuôi thủy sản đang được bảo

quản dưới dạng thành phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất và khi được bán cho các

doanh nghiệp và hộ nuôi thủy sản thì được bảo quản ngay tại các cơ sở đó. Hơn 80%

số doanh nghiệp sản xuất thức ăn nuôi thủy sản không có kho bảo quan thành phẩm

theo đúng tiêu chuẩn nên các động vật như chim, chuột, côn trùng, mối mọt đều có

ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn. Các cơ sở nuôi thủy sản không có kho bảo quản

thức ăn, thương được dữ trữ ngay tại nơi sản xuất nên không theo đúng tiêu chuẩn và

thường bị suy giảm về chất lượng thức ăn. Cùng với bảo quản thức ăn là bảo quản

nguyên liệu thủy sản. Hiện nay, do thiếu kiến thức và phương tiện cùng các loại

nguyên liêu đủ tiêu chuẩn nên ngư dân thường sử dụng các loại hóa chất trong bảo

quản khi khai thác dài ngày ở ngư trường xa bờ. Các loại thủy sản thu hoạch sau khi

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 21

nuôi cũng nhiễm những loại hóa chất bảo quản bị cấm trong vận chuyển. Để bảo đảm

nguyên liệu thủy sản sạch cho chế biến cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Một giải pháp đã đề cập ở trên là cần có những đội tàu mua, bảo quản và vận chuyển

thủy sản chuyên dùng hoạt động trên các ngư trường để thực hiện dịch vụ hậu cần

này. Thực hiện các chương trình khuyến nông để ngư dân có thể vay ưu đãi vốn nhằm

bảo quan thủy sản nguyên liệu trước khi chế biến. Các doanh nghiệp chế biến thủy

sản xuất khẩu cần xây dựng các kho bảo quản nguyên liệu thủy sản đúng tiêu chuẩn.

Ngành thủy sản cần kết hợp xây dựng các cảng cá gắn với xây dựng các kho bảo quản

thủy sản trước chế biến. Trong bảo quản cũng cần chống đưa tạp chất vào nguyên liệu

thuỷ sản. Chính phủ, thông qua các cơ quan quản lý ngành thủy sản cần hỗ trợ các địa

phương thực hiện việc áp dụng các quy trình nuôi trồng an toàn , xây dựng vùng nuôi

an toàn, loại trừ việc sử dụng các chất kháng sinh bị cấm, ngăn cản việc đưa tạp chất

vào nguyên liệu thuỷ sản và việc ngâm nước nhằm gian lận thương mại. Đồng thời

các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm giám sát thường xuyên đối với các doanh

nghiệp để ngăn chặn tình trạng tôm bơm nước.

- Về nhập khẩu thức ăn và thủy sản nguyên liệu: Hiện nay, nguồn thức ăn cho nuôi

thủy sản sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu cả ở góc độ nguyên liệu chế biến

thức ăn và thức ăn chế biến. Vừa để bảo hộ cho các nhà sản xuất thức ăn trong nước

vừa bảo đảm nhập khẩu đúng số lượng và chất lượng thức ăn từ bên ngoài, chính phủ

cần sử dụng các hàng rào kỹ thuật đối với nhập khẩu nguyên liệu chế biến và thức ăn

nuôi thủy sản. Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nguyên liệu nhập khẩu

cho chế biến thức ăn chăn nuôi nói chung, chế biến thức ăn nuôi thủy sản nói riêng.

Các tiêu chuẩn trong hệ thống này cần được nâng cao và đủ sức thanh lọc nguồn

nguyên liêu và thức ăn nhập khẩu. Thứ hai, cần qui định các đầu mối nhập khẩu thức

ăn nuôi thủy sản đạt chuẩn. Các doanh nghiệp đầu mối này sẽ đóng vai trò điều tiết thị

trường thức ăn nuôi thủy sản xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng. Nhập khẩu

nguyên liệu thủy sản đang là vấn đề nổi lên hiện nay. Do bị chi phối bởi lợi thế so

sánh về khả năng nuôi và khai thác một số loài thủy sản nhất định nên việc nhập khẩu

nguyên liệu thủy sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho

người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng có hiệu quả các cơ sở chế biến.

Giải pháp cho vấn đề này trước hết là cung cấp các thông tin về thị trường nguyên

liệu để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc nhập khẩu nguyên liêu và xuất

khẩu thủy sản chế biến. Có chính sách ưu đãi về hoàn thế nhập khẩu và đơn giản hóa

thủ tục hoàn thuế trong lĩnh vực này.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 22

3. Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản của các doanh nghiệp

Vấn đề bảo đảm chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản theo các tiêu chuẩn

HACCP, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra cho tất cả các doanh

nghiệp chế biến. Bộ Luật thực phẩm của Nhật Bản cấm hoàn toàn hai chất

Chloramphenicol và Nitrofurans trong thủy sản chế biến và giới hạn tối đa lên đến 27

loại hóa chất. Để thực hiện những qui định chặt chẽ này, khâu chế biến thủy sản xuất

khẩu sang Nhật Bản cần tập trung thực hiện mấy biện pháp sau đây:

- Tiến hành phân loại doanh nghiệp về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

tương ứng với chủng loại và nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản. Các

doanh nghiệp được phân loại và đánh giá trên cơ sở thực hiện đúng kỹ thuật bảo quản

ướp lạnh, ướp đá, đóng hộp, đông lạnh, sấy khô, hun khói, nghĩa là áp dụng nguyên lý

kiểm soát hoạt tính của nước. Ðóng hộp là phương pháp xử lý bằng nhiệt liên hoàn có

độ axit thấp trong thiết bị gia nhiệt trên 100oC và áp suất cao. Phương pháp vô trùng

này cho phép sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài môi trường, thời

hạn sử dụng trên một năm vì chúng hạn chế hoạt động của vi sinh vật. Cá thường

được đông lạnh nguyên con, sau đó phân phối cho các cửa hàng bán lẻ hoặc bán cho

người tiêu dùng dưới dạng thuỷ sản tươi để nấu và chế biến tiếp. Cá philê được đông

khối sẽ xuất khẩu để các nhà chế biến địa phương chế biến tiếp thành các mặt hàng

như bánh cá, bao bột... Phương pháp bảo quản thuỷ sản đông lạnh phổ biến nhất là mạ

băng hoặc đông rời trước khi được tiêu thụ.

- Mặc dù thuỷ sản sấy khô, ướp hay xông khói xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ chiếm

một phần nhỏ trong tổng số thuỷ sản thương phẩm nhưng cần được bao gói để giữ ẩm

và các hương vị khác, chống lại sự gia nhiệt làm cho sản phẩm nóng, đồng thời giảm

sự phát triển của vi khuẩn và các men.

- Công nghệ chế biến phải được hoàn thiện trên cả góc độ kỹ thuật chế biến sản

phẩm thủy sản xuất khẩu và phát triển các loại thủy sản xuất khẩu cho phù hợp với

nhu cầu thị trường Nhật Bản. Để làm điều này, trước hết, phải đầu tư vào trang thiết

bị và qui trình chế biến gắn liền với quản lý chất lượng đồng bộ trong quá trình chế

biến. Thứ hai, phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt

là những qui định của Luật Thực phẩm Nhật Bản đề bảo đảm thực hiện qui trình chế

biến sạch.

- Các doanh nghiệp chế biến cung phải tuân theo các qui định về trách nhiệm xã hội

và bảo vệ môi trường. Đối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản thì đây là hai qui định bắt

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 23

buộc phải tuân theo và do chính các nhà nhập khẩu đó trực tiếp kiểm tra và công nhận

đạt chuẩn.

4. Các giải pháp hậu cần đầu ra cho thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản

Để các nhà nhập khẩu Nhật Bản chấp nhận và tạo lập quan hệ kinh doanh thì một

số vấn đề hậu cần đầu ra cho thủy sản xuất khẩu cần phải được giải quyết. Trước hết

là vấn đề bao bì và đóng gói. Khác với các thị trường nhập khẩu khác, thủy sản nhập

khẩu vào Nhật Bản sẽ được đưa vào hệ thống phân phối để bán lẻ cho người tiêu

dùng, vì vậy, đóng gói phải theo đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu về các loại bao bì

với trọng lượng đáp ứng nhu cầu mua khá nhỏ lẻ của người tiêu dùng trực tiếp và của

các nhà bán buôn, bán lẻ. Trên bao bì thương mại cần có các thông tin về thành phần

thủy sản, ngày sản xuất và ngày hết hạn tiêu dùng, cho thấy nguồn gốc sản phẩm, v.v.

Vấn đề thứ hai là giao hàng đúng thời hạn. Thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản cần

nhanh chóng đưa đến tay người tiêu dùng nên thời hạn giao hàng rất ngắn, thường

không quá 14 ngày. Vì lẽ này, các lô thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần

hoàn tất thủ tục kiểm dịch ngay từ khi xuất để tránh mất thời gian. Tất cả các lô thủy

sản giao chậm thường bị các đối tác Nhật Bản từ chối nhận hàng.

Thứ ba là ghi nhãn thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hệ thống phân

phối Nhật Bản được ví như “người nội trợ” của toàn xã hội, đặc biệt tính tự động hóa

trong mua bán rất cao nên nhãn thủy sản thực sự được xem là “người bán hàng im

lặng”. Từ những yêu cầu đó, nhãn thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản phải ghi đầy đủ

các thông tin về sản phẩm, đặc biệt phải mã số, mã vạch theo qui định để có thể bán

hàng tự động tại các siêu thị và hệ thông bán lẻ tự phục vụ.

Vấn đề thứ tư là gắn các nhãn thủy sản xuất khẩu với thương hiệu và uy tín của các

doanh nghiệp xuất khẩu. Do yêu cầu cao về chất lượng và nguồn gốc rõ ràng nên các

nhà nhập khẩu Nhật Bản rất coi trọng uy tín của các nhà xuất khẩu thủy sản. Họ

thường tìm kiếm các nhà xuất khẩu thủy sản có thương hiệu và đã nhiều năm xuất

khẩu thủy sản sang Nhật Bản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam trong dài

hạn phải lựa chọn một danh mục thủy sản xuất khẩu gắn với thương hiệu của doanh

nghiệp và từng bước định vị danh mục thủy sản và thương hiệu trên thị trường Nhật

Bản. Cách làm này sẽ ổn định thị trường Nhật Bản, thiết lập các quan hệ mua bán dài

hạn, chống lại sự cạnh tranh của các nguồn thủy sản khác.

5. Đẩy mạnh marketing và bán hàng đối với thị trường Nhật Bản

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 24

Việc thực hiện các giải pháp marketing và tổ chức hệ thống phân phối trực tiếp thủy sản trên thị trường Nhật Bản là vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp

Việt Nam, vì vậy, các giải pháp marketing và bán hàng nên tập trung vấn đề nghiên cứu thị trường, xúc tiến xuất khẩu, quảng bá thương hiệu và thực hiện một số dịch vụ

khách hàng. Trước hết, cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản thường nắm bắt các thông tin chậm và không đầy đủ. Nhất là những qui định mới về chất lượng, về kiểm soát thủy

sản nhập khẩu của chính phủ Nhật Bản. Ngoài những thông tin chung về thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nên có mối liên hệ trực tiếp với các đối tác nhập

khẩu và thực hiện thông tin hai chiều với các đối tác. Tiến tới, một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản lớn nên thành lập văn phòng đại diện

làm đầu mối xúc tiến xuất khẩu. Về xúc tiến xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường tham gia các hội chợ nông nghiệp

tại Nhật Bản để mở rộng đối tác nhập khẩu. Tăng cường khảo sát thị trường Nhật Bản để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với các nhà phân phối Nhật Bản, đây là hướng

đi cơ bản để nắm chắc thị trường và đẩy mạnh bán hàng vì các nhà phân phối Nhật Bản thương nhập khẩu trực tiếp thủy sản về để phân phối đến người tiêu dùng. Thông

qua sử dụng các công cụ marketing để quảng bá thương hiệu thủy sản, nhất là một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như tôm đông lạnh, thịt cua và một số loại nhuyễn

thể chế biến. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hầu như chưa thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng nhập khẩu Nhật Bản. Việc tổ chức thu nhận luồng thông tin phản hồi của nhà nhập khẩu và của người tiêu dùng Nhật Bản đang rất

trì trệ. Các chương trình quản trị quan hệ với khách hàng (CRM) chưa được đưa vào sử dụng ở các doanh nghiệp nên bị gián đoán trong mua bán. Vấn đề cần giải quyết là

nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số dịch vụ với khách hàng, nhất là các đầu mối nhập khẩu. Trước mặt tập trung vào thu nhận và giải quyết

các phản hồi của các nha nhập khẩu, tiến đến hình thành các cơ sở dữ liệu điện tử.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 25

KẾT LUẬN

Với tiềm năng to lớn do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với những

chính sách hỗ trợ của chính phủ và sự cố gắng của cả ngành thủy sản nói chung. Thủy

sản Việt Nam đang thực sự có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới, góp phần

vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước, giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao

động. Bên cạnh những thuận lợi còn là những thách thức từ những thị trường nhập

khẩu và Nhật Bản là một điển hình. Đề tài nghiên cứu tác động của chính sách đối với

mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản là một việc làm hết sức thiết thực nhóm

bởi Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam,

ở đó có cả những thuận lợi, những khó khăn, những thách thức cạnh tranh v.v…

Trong khuân khổ đề tài thảo luận, do kiến thức còn hạn chế, nhóm mới chỉ tìm hiểu

được phần nào những tác động của các chính sách từ phía nước ta và phía Nhật Bản.

Trong quá trình trình bày đề tài, nhóm hi vọng nhận được sự giúp đỡ của thầy để đề

tài chúng em được hoàn thiện hơn.

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã tham khảo các tài liệu và lấy số liệu từ trang

web:

Tổng cục hải quan www.customs.gov.vn/

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam http://www.vasep.com.vn

Tổng cục thủy sản http://www.fistenet.gov.vn

Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang http://afa.vn/

Tham khảo từ các bài báo của Dân trí, Vnexpress, Nông nghiệp Việt Nam, nhà

nông

Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản http://www.nafiqad.gov.vn/.

http://www.inas.gov.vn/580-giai-phap-day-manh-xuat-khau-thuy-san-sang-thi-

truong-nhat-ban.html

Nhóm 4 – Lớp học phần 1409TECO0111

Đề tài 4 27