43
GVHD : Thầy Lê Đức Long SV thực hiện : Võ Quỳnh Hương K37.103.514 Kơ Să Re Be Ka K37.103.515 Nguyễn Thị Việt Trinh K37.103.527 HỌC KẾT HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ChuDe2_nhom15

Embed Size (px)

Citation preview

GVHD : Thầy Lê Đức LongSV thực hiện : Võ Quỳnh Hương K37.103.514

Kơ Să Re Be Ka K37.103.515

Nguyễn Thị Việt Trinh K37.103.527

HỌC KẾT HỢP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy học trực tuyến

Ngữ cảnh dạy và học ở Việt Nam

Mô hình kết hợp

Chiến lược sư phạm

Nội dung chính

Các lý thuyết học tập:

Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy trực tuyến

• Thuyết hành vi

•Thuyết nhận thức

•Thuyết kiến tạo

Cơ chế của quá trình học tập: Học tập là quá trình thay đổi hành viĐặc điểm: Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được.

+ Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản.+ GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học.+GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập.

Thuyết hành vi

Cơ chế của quá trình học tập: Thuyết nhận thức coi học tập là quá trình xử lí thông tin

Đặc điểm+ Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy của học sinh

+ Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy.

+ Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh

+Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội.

Thuyết nhận thức

Cơ chế của quá trình học tập: Học tập là sự kiến tạo tri thứcĐặc điểm

+Tri thức được lĩnh hội trong học tập

+ Dạy học phải định hướng theo các lĩnh vực và vấn đề phức hợp gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể.

+Việc học tập chỉ có thể thực hiện trong hoạt động tích cực của người học.

+Học tập nhóm

+Nội dung học tập cần định hướng vào hứng thú người học

+ Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý chí mà cả mặt tình cảm, thái độ, giao tiếp.

Thuyết kiến tạo

Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy trực tuyến

Thầy giảng trò ngheHọc sinh tiếp thu kiến thức thụ động Đánh giá : Người thầy.

Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn Học sinh tự học tự nghiên cứu từ sự hướng dẫn

của giáo viên Đánh giá : giáo viên và học sinh

Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy trực tuyến

Có thể không cần đến giáo viên Học sinh tự tìm tòi , tự học theo tập thể Đánh giá : Giáo viên , học sinh

Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy trực tuyến

2. Ngữ cảnh dạy học ở trường THPT ở Việt Nam theo mô hình dạy học kết

hợp:

Những chủ trương và giải pháp lớn?

Một số hoạt động triển khai E-Learning?

Mô hình học kết hợp trong dạy học qua mạng:

Những chủ trương và giải pháp lớn.

•Công nghệ thông tin đối với giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi bước vào thế kỷ 21. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Những chủ trương và giải pháp lớn.

• "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo". 

Một số hoạt động triển khai E-Learning:

•  Một số trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống Elearning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ... để đầu tư hạ tầng CNT, tập huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viện.

Mô hình học kết hợp trong dạy học qua mạng:

• Dạy học qua mạng là một hình thức của E - learning, trong đó Internet vừa là môi trường phân phối tài nguyên học, vừa là nơi diễn ra các hoạt động dạy - học. Việc triển khai học qua mạng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố khách quan như điều kiện cơ sở vật chất và chủ quan như trình độ và kỹ năng khai thác, sử dụng. Vì vậy học kết hợp là một giải pháp hiệu quả hiện nay.

• Theo sơ đồ, người học tham gia vào quá trình học tập bằng các học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); học hợp tác qua mạng máy tính (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian).

Với mỗi nội dung, người học được học bằng phương pháp tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất.

Các phương án học kết hợp:

• Kết hợp ở mức hoạt động (Activity lever); kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever); kết hợp ở mức độ chương trình (Program lever); Kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever).Cách phân chia này dựa chủ yếu trên nội dung học được kết hợp.

Kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương pháp dạy học khác nhau đối với từng nội dung học và môn học cụ thể;

Kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu của quá trình dạy học;

Kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt động, trong một bài, trong một chương hay cả chương trình học

3. Mô hình kết hợp: Học kết hợp là sự tích hợp các tiến bộ của công nghệ vào học trực tuyến kết hợp với sự tham gia tương tác của học truyền thống. [Thorne (2003)]

Là sự kết hợp giữa giảng dạy mặt - đối - mặt (face to face) với học trực tuyến dưới sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. [Littlejohn and Pegler (2007)]

Khái niệm học kết hợp: Là sự tích hợp của mặt – đối –mặt (face - to - face)

trong lớp học (dùng lời nói) và internet. Đây là cách tiếp cận tối ưu để tăng cường và mở rộng việc học bằng việc xem xét lại và chuyển đổi cấu trúc giữa việc dạy và học để tạo ra việc học kết hợp có hiệu quả cao.[ Vaughan and Garrison (2005)]

Sự kết hợp của việc học truyền thống mặt – đối – mặt (face - to - face) với sự hướng dẫn trực tuyến.[Graham, Allen and Ure (2003)]

Các công nghệ cần thiết cho Blended learning

Các công nghệ cần thiết cho Blended

learning?????

Giáo viên cần những công cụ trực quan – những công cụ có thể dùng được dễ dàng mà không cần đào tạo rộng hay cần nhiều các tài liệu về IT.

Các giáo viên có thể gửi bài tập sắp tới, bổ sung các liên kết học liệu và cập nhật lịch.

Nắm bắt cơ hội của Blended learning

•Blended Learning sẽ tiếp tục được phát triển và thúc đẩy bởi những kết quả đã được chứng minh cũng như kỳ vọng vào việc gia tăng những sự gắn kết và hợp tác rộng rãi hơn trong môi trường số hóa ngày nay. Phương pháp đó đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự thay đổi thực sự trong mô hình giảng dạy.

Nắm bắt cơ hội của Blended learning

•Giáo viên có thể sẽ yêu cầu những sự triển khai đồng bộ và hỗ trợ liên tục, khi đó các địa phương cần phải tạo ra các chính sách mới xung quanh xã hội học tập, quy mô lớp học và các vấn đề khác

Nắm bắt cơ hội của Blended learning:•Để thực sự thành công, các ứng dụng công

nghệ cần thiết hỗ trợ cho mô hình mới này phải được đơn giản hóa tối đa. Nếu công nghệ đòi hỏi một đường cong học tập quá dốc hoặc là tốn thời gian, giáo viên sẽ không áp dụng nó. Nhưng nếu công nghệ đảm bảo tính trực quan và làm tăng hiệu quả đào tạo, giáo viên sẽ sẵn sàng sử dụng Blended learning.

Nắm bắt cơ hội của Blended learning

•Khả năng cung cấp cho sinh viên những trải nghiệm học tập mang tính cá nhân, tính tương tác và hiệu quả hơn là những giá trị nổi bật mà mô hình giáo dục này hứa hẹn mang lại cùng với những công nghệ hỗ trợ.

4. Các vấn đề cần quan tâm trong việc xây dựng chiến lược sư phạm đối với một hệ

elarning theo ngữ cảnh

Một là, về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng

•Chất lượng nguồn tài nguyên bài giảng E-learning là nhân tố quyết định đến số lượng người tham gia học.•Để soạn bài giảng E-learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giáo viên. •Hiện tại chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng Elearning, vì vậy chưa khuyến khích đối với giáo viên.

Một là, về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng

•Đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là giáo viên không có thời gian đầu tư cho E-learning. •Nhiều giáo viên giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, nhưng kỹ năng sử dụng công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm)còn hạn chế, nên chưa phát huy được đội ngũ này.

Hai là, về phía người học

•Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng cách học thụ động truyền thống, tâm lý học phải có thầy (không thầy đố mầy làm nên).

Hai là, về phía người học

•Nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập.

Hai là, về phía người học

•Nhiều học sinh nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin không tốt trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em vào mạng cũng là những lý do làm hạn chế E-Learning đối với HS phổ thông Việt Nam.

Ba là, về cơ sở vật chất

•Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website E-learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí.

Bốn là, về nhân lực phục vụ website E-learning

•Cần có cán bộ chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-learning. Tuy nhiên, theo quy định hiện tại chưa có biên chế cho hoạt động này ở các trường phổ thông.

Đề xuất giải pháp

•Thứ nhất, về nhận thức, Bộ GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng, các Sở Gd&ĐT cần xác định E-Learning là một chiến lược của giáo dục trong giai đoạn mới, hướng đến một xã hội học tập. Những nơi có điều kiện cần tạo ra những điển hình trong việc triển khai E-Learning, tuyên truyền nhân rộng các điển hình đó, đồng thời tuyên truyền về chủ trương triển khai E-Learning của Bộ không chỉ đối với ngành giáo dục,  mà còn đối với toàn xã hội.

Đề xuất giải pháp

•Bộ và Sở GD&ĐT tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng các Website E-Learning đủ mạnh, ngang tầm với một số website E-Learning của các nước.

Đề xuất giải pháp

•Thứ hai, tăng cường tập huấn về phương pháp, kỹ năng, sử dụng tổng hợp nhiều phần mềm để tạo bàí giảng E-Learning. Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên, giảng viên trong việc tạo bài giảng.

Đề xuất giải pháp

•Thứ ba, các trường phổ thông hướng đến Online hóa trường học, bao gồm Online về quản lý, điều hành, tác nghiệp và Online về dạy và học. Website trường học phải trở thành một địa chỉ thân thiện đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và  phụ huynh.

Đề xuất giải pháp

•Hướng dẫn phương pháp tự học, học nhóm, học tập và trao đổi qua mạng cho học sinh, đây là những kỹ năng cần thiết để học tập ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp sau này

Đề xuất giải pháp•Thứ tư, qua phân tích trên cho thấy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc triển khai E-Learning, vì vậy các trường sư phạm phải là các trường thực hiện E-Learning tốt nhất. 

Đề xuất giải pháp

Sinh viên sư phạm ra trường không chỉ nắm được phương pháp học tập này mà còn là người có thể tạo ra bài giảng điện tử phục vụ cho giảng dạy, bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học của học sinh.

THE END