8
ĐỀ THI VIETINBANK 1. Khi hợp đồng thế chấp bị vô hiệu hóa thì hợp đồng tín dụng cũng bị vô hiệu: a. Đúng b. Sai 2. Tăng trích lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho sẽ làm tài sản: a. Tài sản không đổi, Hàng tồn kho giảm b. Tăng khoản dự phòng phải trích, giảm hàng tồn kho c. Đáp án khác d. Tài sản giảm, hàng tồn kho giảm 3. Khi bán Tài sản cố định lớn hơn giá trị ghi nhận thì sẽ làm Báo cáo tài chính thay đổi thế nào: a. Tài sản tăng b. Doanh thu tăng c. Tài sản không đổi, chỉ thay đổi cơ cấu d. Đáp án khác 4. Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán : a. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết b. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết, Tập đoàn lớn c. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài d. DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết www.big4bank.com www.big4bank.com

DAP AN CHI TIET DE THI TIN DUNG VIETINBANK

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỀ THI VIETINBANK

1. Khi hợp đồng thế chấp bị vô hiệu hóa thì hợp đồng tín dụng cũng bị vô hiệu:

a. Đúng

b. Sai

2. Tăng trích lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho sẽ làm tài sản:

a. Tài sản không đổi, Hàng tồn kho giảm

b. Tăng khoản dự phòng phải trích, giảm hàng tồn kho

c. Đáp án khác

d. Tài sản giảm, hàng tồn kho giảm

3. Khi bán Tài sản cố định lớn hơn giá trị ghi nhận thì sẽ làm Báo cáo tài chính thay

đổi thế nào:

a. Tài sản tăng

b. Doanh thu tăng

c. Tài sản không đổi, chỉ thay đổi cơ cấu

d. Đáp án khác

4. Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán :

a. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết

b. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết, Tập đoàn lớn

c. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài

d. DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com

PHẦN ĐÁP ÁN

1. (b) Sai

Trả lời:

Theo BLDS 2005, Khoản 3, Điều 410 có quy định : Sự vô hiệu của hợp đồng phụ

không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là

một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Bên cạnh đó, theo nghị định chính phủ 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

khoản 4, Điều 15 có quy định: Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt

thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có

thoả thuận khác.

THÔNG TIN THÊM

Điều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu

1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này

cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có

thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối

với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các

bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm

1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng

đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có

nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả

thuận khác.

2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm,

trừ trường hợp có thoả thuận khác.

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com

3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện

mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện

một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không

chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm

dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và

khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán

nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.

Hợp đồng bảo đảm tiền vay là gi:

Hợp đồng bảo đảm tiền vay là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân

hàng và người đi vay. Đây chính là cơ sở pháp lý, trong đó quy định cụ thể các điều

khoản mà hai bên đã thoả thuận để thực hiện việc cho vay, quản lý và sử dụng khoản vay,

tài sản bảo đảm, phương thức thu hồi nợ, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm và phương thức

giải quyết tranh chấp (nếu có).

* Theo pháp luật hiện hành, hợp đồng bảo đảm tiền vay bao gồm:

- Hợp đồng thế chấp tài sản.

- Hợp đồng cầm cố tài sản.

- Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.

- Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản (không gắn liền với quyền sử dụng đất).

- Văn bản bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể bằng tổ chức đoàn thể chính trị xã

hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.

- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

- Hợp đồng cho bên thứ ba cầm cố thế chấp.

2. (d) Tài sản giảm, hàng tồn kho giảm

Trả lời:

Tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK:159) sẽ làm tài sản giảm do khoản

mục này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn trong phần dưới khoản

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com

mục HTK => khoản mục HTK sẽ giảm và khoản tăng đó đồng thời cũng được đưa vào

chi phí của DN, TK giá vốn hàng bán của DN (TK: 632).

THÔNG TIN THÊM

Giá trị của khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho này sẽ được DN hạch toán

vào một tài khoản treo có số dư âm trên bảng cân đối kế toán và hạch toán tăng khoản

mục giá vốn hàng bán trong kỳ; DN phải trình bày được cơ sở để xác định các khoản mục

giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên bản thuyết

minh BCTC; DN niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin tài chính định kỳ sẽ phải thực

hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu tại thời điểm lập BCTC, giá gốc của

hàng tồn kho của DN thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập BCTC: tại mỗi thời

điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích

lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phòng giảm

giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN không phải

trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập

cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN trích thêm vào khoản mục

giá vốn hàng bán của DN phần chênh lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số

dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh

lệch vào khoản mục thu nhập khác.

3. (b) Doanh thu tăng

Trả lời:

Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

1.1. Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số thu nhập chưa Có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

1.2. Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).

Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Ví dụ:

Ngày 15/01/2014, Công ty An Tâm có quyết định thanh lý một nhà kho với nguyên

giá 200,000,000 đồng, đã khấu hao được 180,000,000 đồng. Chi phí tiền mặt khi

thanh lý là 1,000,000 đồng. Thu nhập bán phế liệu thu ngay bằng tiền mặt là

5,500,000 đồng, trong đó VAT 10%.

Khi đó, kế toán thực hiện các bút toán ghi sổ như sau:

- Bút toán 1: Về giá trị thu hồi sau khi thanh lý tài sản:

Nợ 111 – Tiền mặt 5,500,000

Có 711 – Thu nhập khác 5,000,000

Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp 500,000

- Bút toán 2: Kế toán ghi giảm TSCĐ khi đã được thanh lý:

Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ 180,000,000

Nợ 811 – Chi phí khác 20,000,000

Có 211 – TSCĐ HH 200,000,000

- Bút toán 3: Trong quá trình thanh lý, tại doanh nghiệp có phát sinh chi phí, do đó,

kế toán ghi nhận vào sổ như sau:

Nợ 811 – Chi phí khác 1,000,000

Có 111 – Tiền mặt 1,000,000

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com

THÔNG TIN THÊM

Trích thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007

Thanh lý hàng nhập khẩu

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý hàng hoá nhập khẩu bao gồm:

máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hoá nhập

khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, nhượng bán tại

thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy.

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm:

- Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp;

- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi

doanh nghiệp vẫn đang hoạt động;

- Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động.

c) Điều kiện thanh lý hàng nhập khẩu:

Hàng nhập khẩu chỉ được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển:

+ Hết thời gian khấu hao;

+ Bị hư hỏng;

+ Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động;

+ Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới.

- Đối với nguyên vật liệu và các hàng hoá khác:

+ Dư thừa, tồn kho;

+ Không đảm bảo chất lượng;

+ Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4. (b) Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết, Tập

đoàn lớn

Trả lời:

Theo Điều 15 NĐ 17/2012/NĐ-CP quy định Đơn vị được kiểm toán:

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com

1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được

doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm

cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp

môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật

có liên quan.

3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp

kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực

thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo

cáo tài chính hàng năm;

b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng

vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp

luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền

biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo

tài chính hàng năm;

d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh

chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính

phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

đ) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm

quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com

cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo

cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với

doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế

cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.

www.big

4ban

k.co

m

www.big4bank.com