4
Nhìn đời qua mảnh ve chai Nhóm JP Kế hoạch bài dạy Kế hoạch bài dạy Bản quyền © 2000-2008 đã đăng ký của Tập đoàn Intel. Trang 1/4 Người soạn Tên họ Nhóm JP: Lê Đại Nam, Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Dương Ngọc Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Hội thảo: Nhìn đời qua mảnh ve chai Tóm tắt bài dạy Nhân chương trình NÂNG CAO THỊ LỰC HỌC ĐƯỜNG của Hội chữ thập đỏ Việt Nam, sở GD-ĐT Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố tổ chức hội thảo cho các lớp học để phổ biến cho học sinh và phụ huynh về các vấn đề liên quan đến thị lực trong học đường ngày nay. Học sinh tổ chức hội thảo mang tên NHÌN ĐỜI QUA MẢNH VE CHAI với vai trò là: Nhóm 1 : là ban tổ chức hội thảo. Ban tổ chức tổng hợp các thắc mắc của các học sinh và thầy cô trong trường về mắt và các tật ở mắt. Sau đó, ban tổ chức sẽ nêu các câu hỏi và nhờ bác sĩ giải đáp trong buổi hội thảo. Nhóm 2: là các bác sĩ bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh . Những bác sĩ này sẽ giải đáp thắc mắc của học sinh và thầy cô trong trường về cấu tạo của mắt, và các tật khúc xạ ở mắt cho các học sinh và thầy cô trong buổi hội thảo. Nhóm 3: là những chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo về vấn đề chiếu sáng học đường. Những chuyên viên này kiểm tra tình hình chiếu sáng trong lớp học và trình bày kết quả trong buổi hội thảo. Ngoài ra, trong buổi hội thảo, các chuyên viên cho biết ảnh hưởng của việc chiếu sáng đến sức khỏe thị lực của học sinh và những giải pháp Sở đã và đang áp dụng để cải thiện tình hình. Lĩnh vực bài dạy 2 bài “Mắt”, “Các tật của mắt và cách khắc phục” trong SGK 11 Cấp / Lớp Trung học phổ thông/Lớp 11 Thời gian dự kiến Thời gian chuẩn bị: 4 tuần Thời gian thực hiện: 2 tiết Mục tiêu cơ bản của bài dạy Xác định chuẩn học tập của nội dung hướng đến Chuẩn kiến thức - Trình bày cấu tạo và sự điểu tiết của mắt; đặc điểm về mặt quang học của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và nêu được cách khắc phục các tật này. Chuẩn kĩ năng - Áp dụng kiến thức về thấu kính để tìm độ tụ của thấu kính thích hợp cho mắt cận và mắt viễn. Mục tiêu đối với học sinh / Kết quả học tập Kiến thức: Khái quát được cấu tạo và sự điều tiết của mắt. So sánh, đối chiếu các đặc điểm về mặt quang học của mắt cận, mắt viễn và mắt lão. Liên hệ được các kiến thức này với thực tế cuộc sống. Đề xuất các cách khắc phục các tật về mắt. Kĩ năng: Diễn đạt ý tưởng rõ ràng và hiệu quả: đóng vai diễn đạt trong buổi hội thảo. Kĩ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề: Thu thập thông tin nhanh chóng và hiệu quả, đánh giá và sử dụng thông tin chính xác: Phát triển sự sáng tạo trong công việc: cách tổ chức hội thảo và cách thiết kế phòng học đảm bảo về ánh sáng. Phát triển kĩ năng làm việc nhóm. Sử dụng thời gian và quản lý khối lượng công việc hiệu quả. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm một cách có trách nhiệm và hiệu quả. Hứng thú với bài học, mong muốn tìm hiều sâu hơn về bài học.

Ke hoach bai_day_jp

  • Upload
    le-nam

  • View
    311

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ke hoach bai_day_jp

Nhìn đời qua mảnh ve chaiNhóm JP

Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy

Bản quyền © 2000-2008 đã đăng ký của Tập đoàn Intel. Trang 1/4

Người soạn

Tên họ Nhóm JP: Lê Đại Nam, Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Dương Ngọc

Khoa Vật lý

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy

Hội thảo: Nhìn đời qua mảnh ve chai

Tóm tắt bài dạyNhân chương trình NÂNG CAO THỊ LỰC HỌC ĐƯỜNG của Hội chữ thập đỏ Việt Nam, sở GD-ĐT Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu các trường học trên địa bàn

thành phố tổ chức hội thảo cho các lớp học để phổ biến cho học sinh và phụ huynh về các vấn đề liên quan đến thị lực trong học đường ngày nay. Học

sinh tổ chức hội thảo mang tên NHÌN ĐỜI QUA MẢNH VE CHAI với vai trò là:

Nhóm 1: là ban tổ chức hội thảo. Ban tổ chức tổng hợp các thắc mắc của các học sinh và thầy cô trong trường về mắt và các tật ở mắt. Sau đó, ban tổ

chức sẽ nêu các câu hỏi và nhờ bác sĩ giải đáp trong buổi hội thảo.

Nhóm 2: là các bác sĩ bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh . Những bác sĩ này sẽ giải đáp thắc mắc của học sinh và thầy cô trong trường về cấu tạo của mắt,

và các tật khúc xạ ở mắt cho các học sinh và thầy cô trong buổi hội thảo.

Nhóm 3: là những chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo về vấn đề chiếu sáng học đường. Những chuyên viên này kiểm tra tình hình chiếu sáng

trong lớp học và trình bày kết quả trong buổi hội thảo. Ngoài ra, trong buổi hội thảo, các chuyên viên cho biết ảnh hưởng của việc chiếu sáng đến sức

khỏe thị lực của học sinh và những giải pháp Sở đã và đang áp dụng để cải thiện tình hình.

Lĩnh vực bài dạy

2 bài “Mắt”, “Các tật của mắt và cách khắc phục” trong SGK 11

Cấp / Lớp

Trung học phổ thông/Lớp 11

Thời gian dự kiến

Thời gian chuẩn bị: 4 tuần

Thời gian thực hiện: 2 tiết

Mục tiêu cơ bản của bài dạyXác định chuẩn học tập của nội dung hướng đến Chuẩn kiến thức

− Trình bày cấu tạo và sự điểu tiết của mắt; đặc điểm về mặt quang học của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và nêu được cách khắc phục các tật này.

Chuẩn kĩ năng

− Áp dụng kiến thức về thấu kính để tìm độ tụ của thấu kính thích hợp cho mắt cận và mắt viễn.

Mục tiêu đối với học sinh / Kết quả học tập Kiến thức:

Khái quát được cấu tạo và sự điều tiết của mắt.

So sánh, đối chiếu các đặc điểm về mặt quang học của mắt cận, mắt viễn và mắt lão. Liên hệ được các kiến thức này với thực tế cuộc sống.

Đề xuất các cách khắc phục các tật về mắt.

Kĩ năng:

Diễn đạt ý tưởng rõ ràng và hiệu quả: đóng vai diễn đạt trong buổi hội thảo.

Kĩ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề:

Thu thập thông tin nhanh chóng và hiệu quả, đánh giá và sử dụng thông tin chính xác:

Phát triển sự sáng tạo trong công việc: cách tổ chức hội thảo và cách thiết kế phòng học đảm bảo về ánh sáng.

Phát triển kĩ năng làm việc nhóm.

Sử dụng thời gian và quản lý khối lượng công việc hiệu quả.

Thái độ:

Tích cực, chủ động tham gia hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm một cách có trách nhiệm và hiệu quả.

Hứng thú với bài học, mong muốn tìm hiều sâu hơn về bài học.

Page 2: Ke hoach bai_day_jp

Nhìn đời qua mảnh ve chaiNhóm JP

Kế hoạch đánh giá

Tiến độ đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất

công việc

Sau khi hoàn tất dự án

Đánh giá nhu cầu

của học sinh

Khuyến khích tự

định hướng và

cộng tác

Khuyến khích tự

định hướng và cộng

tác

Kiểm tra tiếp thu

và thúc đẩy siêu

nhận thức

Trình bày sản phẩm Tiếp thu kiến thức, kĩ

năng

• Nghiên cứu kết

quả học tập

• Biểu đồ K – W – L

• Đặt câu hỏi

• Kế hoạch dự án

•Kế hoạch dự án

•Tài liệu tham khảo

•Sổ ghi chép

• Đặt câu hỏi không

chính thức

• Phỏng vấn miệng

các thành viên

• Quan sát nhóm

làm việc

• Biên bản họp nhóm

• Sổ ghi chép

• Đánh giá sản phẩm

học sinh

• Phản hồi của học

sinh

• Sổ ghi chép

• Biểu đồ K – W – L

• Hồ sơ học tập

• Kiểm tra trắc nghiệm

• Bài viết thu hoạch

Tóm tắt Kế hoạch đánh giá

• 2 tuần trước khi bắt đầu bài dạy

+ Nghiên cứu kết quả học tập của học sinh qua bảng điểm trung bình HK1 lớp 11 các môn: vật lí, sinh học, văn học, tin học. Phát phiếu khảo sát tìm

hiểu nhu cầu của học sinh. Thông qua đó, tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch dự án cho phù hợp với thực lực học sinh.

+ Trong buổi đầu tiên giới thiệu dự án, cho các em hoàn thành biểu đồ K-W-L , đặt các câu hỏi lien quan cho các em giải đáp. Thông qua đó, các em

hiểu sâu sắc hơn về giá trị của dự án và những công việc cần làm.

+ Cho các em tóm tắt lại các kiến thức đã học về chương Quang học bằng sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức để vận dụng vào dự án.

+ Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 sổ ghi chép để thư kí của nhóm quản lí, sắp xếp công việc của nhóm cho hiệu quả nhất. Và mỗi nhóm sẽ nhận được 1 số

tài liệu tham khảo liên quan đến phần công việc của nhóm.

• 1 tuần trước khi bắt đầu bài dạy:

+ GV phỏng vấn từng thành viên và đặt ra những câu hỏi hướng họ đến đích để dự án hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo dự án đạt chất lượng tốt.

+ Quan sát các nhóm làm việc, đánh giá khả năng làm việc nhóm của các em. Nên có những can thiệp đúng lúc để có thể giải quyết mọi vấn đề, tránh

trường hợp các thành viên trong nhóm sứt mẻ tình cảm.

+ Các nhóm lập biên bản họp nhóm từng nhiệm vụ.

• Tiến hành bài dạy:

+ Học sinh sẽ đóng vai diễn và trình bày sản phẩm của mỗi nhóm. GV theo dõi và đánh giá sản phẩm học sinh theo Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.

+ GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến. Tuyên dương tinh thần vượt khó của các HS để dự án được hoàn thành tốt đẹp.

+ Giáo viên tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung và tóm tắt lại kiến thức.

• Sau bài dạy:

+ Cho HS kiểm tra trắc nghiệm trong 10 phút giúp các em ôn tập lại kiến thức.

+ Hoàn tất biểu đồ K-W-L.

+ GV thu lại sổ ghi chép để nắm được quá trình thực hiện dự án của mỗi cá nhân.

+ Cho HS viết bài thu hoạch.

Bản quyền © 2000-2008 đã đăng ký của Tập đoàn Intel. Trang 2/4

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

− Vật lý được ứng dụng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe con người như thế nào?

− Đôi mắt giúp ích gì cho cuộc sống?

− Để có một đôi mắt khỏe mạnh, chúng ta cần phải làm gì?

Câu hỏi bài học

− Mắt người có gì giống và khác với các loại thấu kính thông thường?

− Tại sao khi mắc các tật về mắt thì phải đeo kính?

− Tại sao khi đọc sách, người bị cận thì thường kéo sách lại gần mặt còn người bị lão thị thường đưa sách ra xa

mặt?

Câu hỏi nội dung

− Mắt người có cấu tạo như thế nào?

− Sự điều tiết của mắt là gì?

− Như thế nào được gọi là điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt.

− Góc trông vật và năng suất phân li của mắt là gì?

− Sự lưu ảnh của mắt mất bao lâu?

− Các tật về mắt như cận thị, viễn thị, lão thị có đặc điểm quang học khác nhau ra sao?

− Các tật về mắt khác nhau thì cần những loại kính mắt khác nhau ra sao?

Page 3: Ke hoach bai_day_jp

Nhìn đời qua mảnh ve chaiNhóm JP

Chi tiết bài dạyKỹ năng tiên quyết

Kiến thức:

+ Các kiến thức về định luật khúc xạ ánh sáng.

+ Các kiến thức cơ bản của quang hình học: vật, ảnh, thấu kính.

Kỹ năng:

+ Kỹ năng làm việc nhóm.

+ Kỹ năng tư duy bậc cao.

+ Kỹ năng sử dụng công nghệ để tìm kiếm, trao đổi thông tin, trình bày ý tưởng.

+ Kỹ năng thuyết trình.

+ Kỹ năng trình bày ý tưởng.

+ Kỹ năng tự đánh giá và đánh giá người khác.

Tiến trình bài dạy

• 2 tuần trước khi bắt đầu bài dạy

+ Nghiên cứu kết quả học tập của học sinh qua bảng điểm trung bình HK1 lớp 11 các môn: vật lí, sinh học, văn học, tin học. Phát phiếu khảo sát tìm

hiểu nhu cầu của học sinh. Thông qua đó, tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch dự án cho phù hợp với thực lực học sinh.

+ Trong buổi đầu tiên giới thiệu dự án, cho các em hoàn thành biểu đồ K-W-L , đặt các câu hỏi lien quan cho các em giải đáp. Thông qua đó, các em

hiểu sâu sắc hơn về giá trị của dự án và những công việc cần làm.

+ Cho các em tóm tắt lại các kiến thức đã học về chương Quang học bằng sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức để vận dụng vào dự án.

+ Ngoài ra, tổ chức chơi trò chơi: “Đi du lịch bằng taxi” như sau: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người. Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử

ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội

đó thắng. Để rèn luyện sự đoàn kết, thống nhất và hợp tác khi hoạt động nhóm.

+ Thành lập các nhóm dựa trên những phong cách học khác nhau và cho các nhóm lập kế hoạch hoạt động. Các nhóm cử nhóm trưởng phân công

nhiệm vụ công việc và điều hành nhóm hoạt động:

Nhóm 1: là các phóng viên. Các phóng viên này tổng hợp các thắc mắc của các học sinh và thầy cô trong trường về mắt và các tật ở mắt. Sau đó, các

phóng viên này sẽ nêu các câu hỏi và nhờ bác sĩ giải đáp trong buổi hội thảo.

Nhóm 2: là các bác sĩ bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh . Những bác sĩ này sẽ giải đáp thắc mắc của học sinh và thầy cô trong trường về cấu tạo của mắt

và các tật khúc xạ ở mắt cho các học sinh và thầy cô trong buổi hội thảo.

Nhóm 3: là những chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo về vấn đề chiếu sáng học đường. Những chuyên viên này kiểm tra tình hình chiếu sáng

trong lớp học và trình bày kết quả trong buổi hội thảo. Ngoài ra, trong buổi hội thảo, các chuyên viên cho biết ảnh hưởng của việc chiếu sáng đến sức

khỏe thị lực của học sinh và những giải pháp Sở đã và đang áp dụng để cải thiện tình hình.

+ Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 sổ ghi chép để thư kí của nhóm quản lí, sắp xếp công việc của nhóm cho hiệu quả nhất. Và mỗi nhóm sẽ nhận được 1 số

tài liệu tham khảo liên quan đến phần công việc của nhóm.

+Giải thích công việc và đề xuất một số ý tưởng gợi ý cho sản phẩm của các nhóm.

+Đưa ra tiêu chí đánh giá cho từng nhóm trong quá trình thực hiện dự án, trình bày sản phẩm.

• 1 tuần trước khi bắt đầu bài dạy:

+ Sau mỗi nhiệm vụ, các học sinh sẽ phản hồi trên blogspot của lớp về những gì bản thân đã làm được và những khó khăn gặp phải, có thể yêu cầu

được giúp đỡ từ các thành viên khác trong lớp. Qua đó, rèn luyện khả năng sử dụng công nghệ và GV cũng dễ dàng quan sát được công việc của các

em.

+ Mỗi nhóm lập trang blogspot sau đó tải lên những sản phẩm của mình để các thành viên trong lớp cho những góp ý, thắc mắc theo nguyên tắc 3 câu

hỏi – 2 nhận xét – 1 lời khuyên hoặc theo nguyên tắc: chưa đạt – đạt – tốt.

+ GV phỏng vấn từng thành viên và đặt ra những câu hỏi hướng họ đến đích để dự án hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo dự án đạt chất lượng tốt.

+ Quan sát các nhóm làm việc, đánh giá khả năng làm việc nhóm của các em. Nên có những can thiệp đúng lúc để có thể giải quyết mọi vấn đề, tránh

trường hợp các thành viên trong nhóm sứt mẻ tình cảm.

+ Các nhóm lập biên bản họp nhóm từng nhiệm vụ.

• Tiến hành bài dạy:

+ Học sinh sẽ đóng vai diễn và trình bày sản phẩm của mỗi nhóm. GV theo dõi và đánh giá sản phẩm học sinh theo Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.

+ GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến. Tuyên dương tinh thần vượt khó của các HS để dự án được hoàn thành tốt đẹp.

+ Giáo viên tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung và tóm tắt lại kiến thức.

• Sau bài dạy:

+ Cho HS kiểm tra trắc nghiệm trong 10 phút giúp các em ôn tập lại kiến thức.

+ Hoàn tất biểu đồ K-W-L.

+ GV thu lại sổ ghi chép để nắm được quá trình thực hiện dự án của mỗi cá nhân.

+ Cho HS viết bài thu hoạch.

Bản quyền © 2000-2008 đã đăng ký của Tập đoàn Intel. Trang 3/4

Page 4: Ke hoach bai_day_jp

Nhìn đời qua mảnh ve chaiNhóm JP

Hiệu chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa)

Học sinh tiếp thu chậm

− Hướng dẫn rõ yêu cầu,cho ví dụ rõ ràng.

− Tăng thời gian thực hiện dự án.

− Theo dõi, quan sát quá trình thực hiện dự án của học sinh. Sử dụng nhiều hơn các câu hỏi gợi mở trong quá trình

phỏng vấn học sinh để học sinh và động viên học sinh thực hiện tốt dự án của mình.

− Khi đánh giá dự án, chấm điểm dựa vào quá trình tìm hiểu cố gắng.

Học sinh yếu về công

nghệ - ngoại ngữ

− Trước khi bắt đầu dự án, cung cấp cho học sinh yếu về công nghệ các tài liệu hướng dẫn chi tiết, có thể bố trí thời

gian hướng dẫn những công nghệ cơ bản nhất cho học sinh. Trong quá trình thực hiện dự án, sẵn sàng giúp đỡ

những vướng mắc về công nghệ của học sinh thông qua phản hồi.

− Trước khi bắt đầu dự án, cung cấp cho học sinh yếu về ngoại ngữ các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt. Trong

quá trình thực hiện dự án, hướng dẫn học sinh phương pháp và công cụ dịch thuật để học sinh tiếp cận các tài liệu

tiếng nước ngoài nếu không có tài liệu tiếng Việt tương ứng.

Học sinh năng khiếuCần đưa ra yêu cầu cao hơn về sản phẩm, các câu hỏi có độ khó cao hơn để phát huy tối đa năng lực của các học

sinh.

Tài liệu và Nguồn Tư liệu tham khảo cho bài học

Công nghệ – Phần cứng (Nhấp vào các công cụ cần thiết)

Máy chụp ảnh

Máy vi tính

Máy chụp ảnh KTS

Đầu DVD

Kết nối Internet

Đĩa laser

Máy in

Máy chiếu

Máy scan

TV

VCR

Máy quay

Thiết bị hội thảo trực tuyến.

Khác      

Công nghệ – Phần mềm (Nhấp vào các công cụ cần thiết.)

Cơ sở dữ liệu/Bảng tính

Chế bản văn phòng

Phần mềm nhận E-mail

Từ điển bách khoa toàn thư trên ổ

CD

Xử lý ảnh

Trình duyệt Web

Đa phương tiện

Phát triển trang web

Xử lý văn bản

Khác      

Tài liệu in Sách giáo khoa Vật lý 11, Chương trình dạy học cơ bản của Intel

Nguồn

Tư liệu Internet

http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign

http://educate.intel.com/vn/assessingprojects

http://rangdongvn.com

http://www.matsaigon.com

http://www.benhvienmat.com

http://vi.wikipedia.org

http://en.wikipedia.org

Các nguồn khác

Bản quyền © 2000-2008 đã đăng ký của Tập đoàn Intel. Trang 4/4