25
1 T CHC THC HIN THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUT A. MT S VẤN ĐỀ CHUNG VTHEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUT I. QUY ĐỊ NH PHÁP LUT VTHEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUT 1. Quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật - Nghđị nh s 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 c a Chính phvtheo dõi tình hình thi hành pháp lut; - Quyết đị nh s 921/QĐ-TTg ngày 12/6/2013 c a Thtướng Chính phvvi c chuyn giao trách nhi ệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy đị nh chi ti ết thi hành lut, pháp l nh; - Thông tư số: 14/2014/TT-BTP ngày 15/05/2014 c a Btrưởng BTư pháp quy đị nh chi ti ết thi hành Nghđị nh s 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 vtheo dõi tình hình thi hành pháp lut; - Thông tư 10/2015/TT-BTP ngày 31/08/2015 c a Btrưởng BTư pháp quy đị nh chế độ báo cáo trong qun lý công tác thi hành pháp lut vxlý vi phm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp lut. 2. Kinh phí cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật - Công văn 616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015 c a Bpháp vl p dtoán, s dng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp lut - Thông tư 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 c a BTài chính quy đị nh l p dtoán, qun lý, s dng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây d ựng văn bản quy phm pháp lut và hoàn thi n hthng pháp lut; - Thông tư 19/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 c a BTài chính quy đị nh l p dtoán, qun lý, s dng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước vthi hành pháp lut xlý vi phm hành chính. II. KHÁI NI M, NGUYÊN T C VÀ PHM VI THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUT 1. Khái niệm theo dõi thi hành pháp luật Theo dõi tình hình thi hành pháp lut là vi c c ủa cơ quan nhà nước có thm quyn ti ến hành xem xét, đánh giá thc trng thi hành pháp lu t, ki ến ngh thc hi n các gi i pháp nâng cao hi u quthi hành pháp lu t và hoàn thi n hthng pháp lu t.

Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

1

TỔ CHỨC THỰC HIỆN THEO DÕI TÌNH HÌNH THI

HÀNH PHÁP LUẬT

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP

LUẬT

I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP

LUẬT

1 . Quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật

- Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao trách nhiệm theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh;

- Thông tư số: 14/2014/TT-BTP ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Thông tư 10/2015/TT-BTP ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2 . Kinh phí cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật

- Công văn 616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015 của Bộ Tư pháp về lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm

cho công tác theo dõi thi hành pháp luật

- Thông tư 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định

lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp

luật;

- Thông tư 19/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công

tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

II. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI THEO DÕI THI

HÀNH PHÁP LUẬT

1. Khái niệm theo dõi thi hành pháp luật

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị

thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Page 2: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

2

2. Các nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Khách quan, công khai, minh bạch.

- Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

- Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp

luật quy định.

- Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.

3. Nội dung, phạm vi, trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp

luật

3.1. Nội dung theo dõi thi hành pháp luật

Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở

xem xét, đánh giá các nội dung sau đây:

a. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm

pháp luật

- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết:

Căn cứ Danh mục văn bản quy định chi tiết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

cấp tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành, hoàn thành việc xác định nội dung được giao quy định chi tiết.

Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết phải bảo đảm chất lượng,

tiến độ soạn thảo, thời hạn trình văn bản quy định chi tiết theo quyết định ban hành danh Mục văn bản quy định chi tiết.

- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản:

Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở:

+ Rà soát văn bản bản:

Rà soát văn bản được thực hiện khi:

Văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát, gồm: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực

pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát; Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sau thời điểm ban hành văn

bản được rà soát.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả Điều tra,

Page 3: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

3

khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi Điều chỉnh của văn bản được rà soát.

+ Nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết: Thông tin của công chức, cơ quan, đơn vị phát hiện văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; các kiến

nghị hình thức xử lý, gửi đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; Kết quả của hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Kết quả của hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật,

pháp điển quy phạm pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính; Phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội.

- Tính khả thi của văn bản:

Tính khả thi được đánh giá trên cơ sở:

+ Nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính khả thi của văn bản quy định

chi tiết: Thông tin của công chức, cơ quan, đơn vị phát hiện văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính khả thi hoặc có khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, đánh giá nguyên nhân, kiến nghị hình thức xử lý gửi

đến cơ quan tư pháp.

+ Sự phù hợp của các quy định: Với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán; Với điều kiện thực tế về tổ chức

bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính để thi hành; Sự hợp lý của các biện pháp giải quyết vấn đề và chế tài xử lý; Sự rõ ràng của các quy định về nhiệm vụ, quyền

hạn của các cơ quan, tổ chức và trình tự, thủ tục thực hiện; Sự rõ ràng, cụ thể của các quy định để có thể thực hiện đúng, hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện

và áp dụng.

b. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

Căn cứ kết quả của hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Kết quả của hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp

điển quy phạm pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính; Phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các phương tiện

thông tin đại chúng và dư luận xã hội, nhằm:

- Xác định nhu cầu tập huấn, phổ biến pháp luật đối với từng lĩnh vực và đối

tượng cụ thể, đối chiếu với các hoạt động, nội dung, hình thức, đối tượng tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, phù hợp của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật, tác động của công tác tập huấn,

phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ và mức độ nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao

hiệu quả công tác phổ biến, tập huấn pháp luật, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp;

Page 4: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

4

- Xác định nhu cầu về tổ chức bộ máy, số lượng, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với

tình hình thực tế, đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực, kiến nghị việc bảo đảm về tổ chức, biên chế và nguồn nhân lực,

gửi cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ cùng cấp để tổng hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung;

- Xác định nhu cầu về kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với thực trạng bảo đảm, đánh giá

về mức độ đáp ứng của việc bảo đảm, kiến nghị việc bảo đảm kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất, gửi cơ quan phụ trách công tác tài chính cùng cấp để tổng

hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.

c. Tình hình tuân thủ pháp luật

Xem xét, đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật căn cứ việc phát hiện, lập danh mục các quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật chưa được cơ

quan nhà nước và người có thẩm quyền thi hành kịp thời, đầy đủ, hướng dẫn chưa chính xác hoặc thiếu thống nhất; các quyết định áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành có vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm

quyền, không bảo đảm tính chính xác; các vi phạm pháp luật phổ biến trong từng lĩnh vực cụ thể. Và, đánh giá nguyên nhân của tình hình vi phạm nêu trên theo

các tiêu chí về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, công tác tổ chức thi hành pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các

nguyên nhân khác. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp để kịp thời tổ chức thi hành văn bản pháp luật đã có hiệu lực; xử lý các vi

phạm nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn và áp dụng pháp luật; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện

các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp

3.2. Phạm vi theo dõi thi hành pháp luật

a) Theo dõi chung

+ Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong

phạm vi quản lý ở địa phương.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi

hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân

dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Page 5: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

5

Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành

pháp luật trong lĩnh vực thuộc cơ quan, ngành quản lý.

+ Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quốc gia, vùng, địa phương, lĩnh vực,

ngành...Trừ những lĩnh vực thuộc danh mục mật theo quy định pháp luật.

b) Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

+ Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi

phạm hành chính;

+ Công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, bố trí nguồn

lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương;

+ Việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính;

+ Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;

+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN THEO DÕI

TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

I. THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP

LUẬT

1. Thu thập thông tin tổ chức, cá nhân

Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật do tổ chức, cá nhân cung cấp; thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật

được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông

tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá tình hình thi hành pháp luật.

2. Thu thập thông tin từ báo cáo của các cơ quan chuyên môn

Báo cáo của các cơ quan chuyên môn cung cấp các nội dung sau: Số lượng,

hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ;

số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao; Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng

về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật; Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình

Page 6: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

6

hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; Tình hình xử lý vi phạm pháp luật.

Sau khi kiểm tra, đối chiếu tính xác thực, thông tin về tình hình thi hành pháp luật được sử dụng làm căn cứ để tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát về

tình hình thi hành pháp luật hoặc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Yêu cầu xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật

Quyết định số 4361/QĐ-BNV ngày 28/12/2016 của Bộ Nội vụ phê duyệt đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” quy định tiêu chí 2.2. Theo dõi thi hành pháp luật là tiêu chí của Bộ chỉ số cải cách cấp tỉnh. Trong đó, tiêu chí

2.2 gồm các tiêu chí thành phần: 2.2.1. Mức độ hoàn thành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của tỉnh; 2.2.2. Thực hiện công tác báo cáo theo dõi thi hành pháp

luật; 2.2.3. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật. Vì vậy, yêu cầu các hoạt động sau đây trong kế hoạch phải:

+ Đảm bảo đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch, cụ thể: Hoàn thành 100% kế hoạch: 1 điểm; Hoàn thành từ 85% - dưới 100% kế hoạch:0 ,5 điểm;

Hoàn thành từ 70% - dưới 85% kế hoạch: 0,25 điểm; Hoàn thành dưới 70% kế hoạch: 0 điểm.

+ Công tác báo cáo: Phải đúng nội dung và thời gian theo quy định: 0,5

điểm; Báo cáo không đúng nội dung hoặc không đúng thời gian theo quy định: 0 điểm.

+ Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật phải đánh giá được mức độ giải quyết các vấn đề, cụ thể: 100% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử

lý: 1 điểm; Từ 85% - dưới 100% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5 điểm; Từ 70% - dưới 85% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến

nghị xử lý: 0,25 điểm; Dưới 70% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0 điểm.

2. Thời hạn xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nghị quyết của Chính phủ về những

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hằng năm và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành kế

hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương mình, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong năm đó.

Page 7: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

7

Căn cứ vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND cấp huyện, xã xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện

Kế hoạch của UBND tỉnh.

3. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp

luật gồm:

- Mục đích, yêu cầu;

- Cơ sở pháp lý: Các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoặc lĩnh vực pháp luật trọng tâm theo dõi;

- Các hoạt động cụ thể, tiến độ thực hiện và kết quả dự kiến đạt được;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch;

- Kinh phí thực hiện kế hoạch

III. KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật chung

a) Thẩm quyền kiểm tra

- Ủy ban nhân dân cấp trên kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với Ủy ban nhân dân cấp dưới trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý nhằm kịp

thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật.

- Cơ quan tư pháp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập

đoàn kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

b) Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật gồm:

- Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật qua 03 nội dung:

+ Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết.

+ Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản.

+ Tính khả thi của văn bản.

- Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật qua 03 nội dung:

+ Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ

biến pháp luật.

+ Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật.

+ Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

Page 8: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

8

- Xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật qua 03 nội dung:

+ Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và

người có thẩm quyền.

+ Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.

+ Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

c) Phương thức kiểm tra

Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch theo dõi

tình hình thi hành pháp luật hoặc khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời gắn với kiểm tra thực hiện nội dung trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát

thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã được xác định trong kế hoạch năm của địa phương.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện

các yêu cầu của cơ quan tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật.

d) Thủ tục, trình tự thực hiện kiểm tra

- Người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trong Quyết định phải nêu rõ nội dung, kế hoạch làm việc của đoàn kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra. Quyết định

thành lập đoàn kiểm tra được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra. Đoàn kiểm tra hoặc người có thẩm quyền

kiểm tra xem xét, xác minh, kết luận về những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra.

- Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những thông tin cần xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP đoàn kiểm tra và người có thẩm

quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến

nghị xử lý kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị thông báo về kết quả xử lý kiến nghị của đoàn kiểm tra cho người ra quyết

định kiểm tra. Trường hợp không nhất trí với kết quả xử lý hoặc không nhận được kết quả xử lý, người ra quyết định kiểm tra gửi kiến nghị xử lý đến cấp trên trực

tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính

Page 9: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

9

a) Thẩm quyền kiểm tra

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện ra quyết định kiểm tra việc thi

hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn quản lý của mình đối với trường hợp:

+ Theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trên cơ sở theo dõi tình hình

thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc

phức tạp.

b) Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật gồm:

+ Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính;

+ Công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, bố trí nguồn

lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương;

+ Việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính;

+ Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;

+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

c) Phương thức kiểm tra

Kiểm tra theo định kỳ, theo chuyên đề, địa bàn; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra

liên ngành.

d) Thủ tục, trình tự thực hiện kiểm tra

Người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trong Quyết định phải ghi rõ thành phần đoàn kiểm tra; thời gian, nội dung, địa điểm kiểm tra; tên cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trách nhiệm của đoàn kiểm tra và được

gửi tới cơ quan, đơn vị được kiểm tra để thực hiện.

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm

tra phải có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra gửi người đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đồng thời gửi đến cơ quan được kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm

tra phải có các nội dung sau đây: Tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; kết quả đạt được; hạn chế, bất cập; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân;

kiến nghị, đề xuất.

Trường hợp trong báo cáo kết quả kiểm tra có đề nghị cơ quan được kiểm

tra xem xét xử lý các kiến nghị của đoàn kiểm tra, thì chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan được kiểm tra phải xem xét xử lý các kiến

nghị và gửi báo cáo kết quả đến người đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

Page 10: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

10

IV. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được Ủy ban nhân dân các

cấp thực hiện theo kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó xác định mục đích, đối tượng, nội dung, địa bàn, thời gian, cách thức thực hiện điều tra, khảo sát. Căn cứ vào nội dung

điều tra, khảo sát, cơ quan, đơn vị chủ trì huy động đội ngũ cộng tác viên tham gia điều tra, khảo sát. Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực

hiện theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc theo từng vụ việc cụ thể.

1 . Nội dung điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật

Xem xét, đánh giá:

- Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm

pháp luật.

- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành

văn bản quy phạm pháp luật.

- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết

- Tính khả thi của văn bản quy định chi tiết

- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật.

- Tình hình tuân thủ pháp luật

2 . Đối tượng chủ yếu được điều tra, khảo sát gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát;

- Tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát;

- Các chuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát.

3 . Các hình thức điều tra khảo sát

Điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng

vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác. Các hình thức điều tra, khảo sát có thể được thực hiện độc lập hoặc thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hoạt động

khác. Cụ thể:

- Hình thức điều tra, khảo sát thông qua phiếu khảo sát được thực hiện như sau:

+ Phiếu khảo sát được thiết kế thành các câu hỏi cụ thể, các phương án trả lời hoặc ý kiến của đối tượng được khảo sát. Nội dung các câu hỏi phải rõ ràng,

khách quan, dễ hiểu, dễ trả lời, thể hiện đầy đủ các vấn đề thuộc nội dung điều

Page 11: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

11

tra, khảo sát; bảo đảm được mục đích điều tra, khảo sát; phù hợp với đối tượng được hỏi.

Phiếu khảo sát có thể do cộng tác viên xây dựng theo mục đích điều tra, khảo sát, được lấy ý kiến góp ý, điều tra thử để hoàn thiện trước khi cơ quan, đơn

vị chủ trì điều tra, khảo sát quyết định sử dụng.

+ Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát tổ chức tập huấn cho người thực

hiện điều tra, khảo sát về kỹ năng thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát.

Người thực hiện điều tra, khảo sát phát phiếu khảo sát cho người trả lời

phiếu, giải thích mục đích điều tra, khảo sát, nội dung yêu cầu để người trả lời phiếu tự lựa chọn phương án trả lời, bảo đảm khách quan, trung thực.

Trước khi thu phiếu khảo sát, người thực hiện điều tra, khảo sát kiểm tra phiếu khảo sát. Trong trường hợp phiếu chưa được trả lời đầy đủ thì yêu cầu

người trả lời phiếu trả lời bổ sung.

+ Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát phân loại phiếu khảo sát theo

đối tượng được hỏi, theo nhóm vấn đề, thống kê kết quả trả lời theo từng nhóm câu hỏi và nhóm đối tượng; đối chiếu kết quả trả lời của các đối tượng khác nhau về cùng nội dung để đưa ra nhận định về sự đánh giá của đối tượng được hỏi đối

với nội dung được điều tra, khảo sát.

- Hình thức điều tra, khảo sát thông qua tọa đàm được thực hiện như sau:

+ Căn cứ kế hoạch điều tra, khảo sát, cơ quan, đơn vị chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức tọa đàm tại địa bàn điều tra, khảo sát để thu

thập, tổng hợp thông tin, nhận xét, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật và kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự tọa đàm;

+ Xây dựng báo cáo kết quả tọa đàm.

- Hình thức điều tra, khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp được thực hiện

như sau:

+ Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát lựa chọn, phân công và tập huấn

kỹ năng phỏng vấn cho người thực hiện điều tra, khảo sát;

+ Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát lựa chọn người được phỏng vấn là người am hiểu về lĩnh vực điều tra, khảo sát, người chịu sự tác động trực tiếp

của pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, người trực tiếp tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát;

+ Nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực điều tra, khảo sát;

+ Người thực hiện điều tra, khảo sát phải chuẩn bị nội dung, câu hỏi cần trao đổi với người được phỏng vấn và ghi chép đầy đủ, trung thực nội dung cuộc

phỏng vấn.

Page 12: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

12

4. Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát

Trên cơ sở kết quả xử lý phiếu khảo sát, kết quả tọa đàm và phỏng vấn trực tiếp, cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo

điều tra, khảo sát. Báo cáo điều tra, khảo sát phải có nhận định, đánh giá khách quan về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực và địa bàn tiến hành điều tra,

khảo sát; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Cơ quan, đơn vị chủ trì điều tra, khảo sát có thể tổ chức tọa đàm, hội thảo

để chia sẻ và lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.

V. XỬ LÝ KẾT QUẢ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP

LUẬT - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình

thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc

kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

a) Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản

quy phạm pháp luật;

b) Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ

biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật;

c) Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực;

d) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong

hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật;

đ) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;

e) Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

C. CÔNG TÁC BÁO CÁO THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo tình hình thi hành pháp luật

trong các trường hợp sau đây:

+ Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm;

Page 13: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

13

+ Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn quản lý; báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân

dân cấp trên trực tiếp;

+ Báo cáo khi phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp

luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội;

+ Báo cáo về kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thời điểm lấy số liệu của báo cáo năm là từ ngày 01 tháng 10

năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau

Đối với các cơ quan được quản lý theo hệ thống ngành dọc (ví dụ: Hải

quan, Thuế...) thì số liệu báo cáo được tổng hợp theo ngành dọc và do Bộ quản lý trực tiếp tổng hợp số liệu, gửi Bộ Tư pháp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổng hợp số liệu của các cơ quan được quản lý theo

hệ thống ngành dọc trong báo cáo gửi Bộ Tư pháp.

3. Thời gian gửi báo cáo về cơ quan có thẩm quyền

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo

dõi tình hình thi hành pháp luật trước ngày 15 tháng 10; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

4. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo

a) Hình thức báo cáo:

- Báo cáo phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định và tệp dữ liệu điện tử gửi

kèm.

- Các biểu mẫu để tổng hợp số liệu kèm theo Báo cáo phải được đóng dấu

giáp lai và có chữ ký tắt của Thủ trưởng cơ quan báo cáo.

b) Phương thức gửi báo cáo:

Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: Gửi bằng đường bưu điện; Gửi trực tiếp; c) Gửi qua fax; d) Gửi qua hộp

thư điện tử dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.

5. Nội dung Báo cáo

Nội dung báo cáo phải tuân thủ đúng theo Mẫu đề cương Báo cáo và 05

biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm: Mẫu số 1 là Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi

Page 14: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

14

tình hình thi hành pháp luật; Mẫu số 2 là Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết; Mẫu số 3 là Danh mục

văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; Mẫu số 4 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính

khả thi; Mẫu số 5 là Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật đã được Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết, quy định

tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp

luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cụ thể:

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015)

TÊN CƠ QUAN2 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: /BC-……..3 …….4, ngày …… tháng…… năm……

BÁO CÁO

CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP

LUẬT……….5

Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cơ quan/đơn vị/địa phương báo cáo công tác theo

dõi tình hình thi hành pháp luật, như sau: I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO DÕI

TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Những kết quả đạt được

a) Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật

b) Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ, kiểm tra việc thực

hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

c) Tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện

công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1 Báo cáo tình hình thi hành pháp luật đối với một lĩnh vực cụ thể cũng được thực hiện theo Đề cương Báo cáo

này. 2 Tên của cơ quan thực hiện báo cáo. 3 Viết tắt tên của cơ quan thực hiện báo cáo. 4 Địa danh. 5 Năm thực hiện báo cáo hoặc về lĩnh vực cụ thể.

Page 15: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

15

d) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Có ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hay không? Nếu có, ghi rõ tên, số văn bản.

- Việc hướng dẫn, đôn đốc công tác theo dõi thi hành pháp luật, cần ghi rõ tên văn bản (công văn đôn đốc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Thủ trưởng tổ chức pháp chế, Giám đốc Sở Tư pháp).

- Tình hình kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Ghi rõ tên quyết định thành lập đoàn kiểm tra (Quyết định của Bộ trưởng,

Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Thủ trưởng tổ chức

pháp chế, Giám đốc Sở Tư pháp).

Lập Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi thi hành pháp luật (theo mẫu quy

định tại Mẫu số 1 kèm theo Thông tư số..../2015/TT-BTP).

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

b) Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chủ quan II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO NGÀNH, LĨNH

VỰC/ ĐỊA BÀN

1. Tình hình tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp

luật

1.1. Về tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Tình hình ban hành văn bản chỉ đạo triển khai, ban hành kế hoạch triển khai

văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý.

1.2. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp

luật

a) Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết

- Kết quả, tiến độ rà soát văn bản quy phạm pháp luật để xác định số lượng, lên danh mục văn bản quy định chi tiết cần ban hành; phân công, giao trách nhiệm xây dựng dự thảo văn bản quy định chi tiết;

- Kết quả, tiến độ ban hành văn bản.

Page 16: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

16

Lập Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết (theo mẫu quy định tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo

Thông tư số... ./2015/TT-BTP).

b) Tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết

Đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết, mức độ nghiêm trọng và các hệ quả đối với xã hội.

Lập Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không

bảo đảm tính khả thi (theo mẫu quy định tại Mẫu số 3 và Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số.. ../2015/TT-BTP).

c) Đánh giá chung về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết

- Kết quả đạt được;

- Tồn tại, hạn chế;

- Nguyên nhân.

2. Tình hình bảo đảm điều kiện cho thi hành pháp luật

2.1. Kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của công tác tập huấn pháp luật

Đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp của công tác tập huấn pháp luật.

2.2. Kết quả theo dõi tính phù hợp của tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí cho

thi hành pháp luật

Đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về biên chế, kinh phí bảo đảm cho thi hành pháp luật.

2.3. Đánh giá chung tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

- Kết quả đạt được;

- Tồn tại, hạn chế;

- Nguyên nhân.

3. Tình hình tuân thủ pháp luật

3.1. Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm

quyền

Đánh giá, phân tích, so sánh với năm trước của năm báo cáo, mức độ ảnh

hưởng, hệ quả đối với xã hội của:

a) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm

quyền qua công tác thanh tra

b) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm

quyền qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Page 17: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

17

c) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền qua công tác giải quyết, xét xử vụ án hành chính

d) Tình hình thi hành pháp luật của người có thẩm quyền thông qua công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

đ) Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền qua công tác bồi thường của Nhà nước

3.2. Tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân

- Tình hình vi phạm pháp luật hình sự (tình hình tội phạm);

- Tình hình vi phạm hành chính;

- Tình hình tranh chấp, khiếu kiện của người dân, doanh nghiệp (tình hình

giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự)

Lập Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật đã được

tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết (theo mẫu quy định tại Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư số... ./2015/TT-BTP).

3.3. Đánh giá chung về tình hình tuân thủ pháp luật

a) Kết quả đạt được;

b) Tồn tại, hạn chế;

c) Nguyên nhân. III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ ĐỀ XUẤT,

KIẾN NGHỊ

1. Phương hướng, giải pháp chủ yếu (đối với cô ng tác theo dõi tình

hình thi hành pháp luật)

1.1. Phương hướng

1.2. Giải pháp chủ yếu

2. Đề xuất, kiến nghị

2.1. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

b) Đối với Bộ, ngành, địa phương

2.2. Về tình hình thi hành pháp luật

a) Đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc

hội và đại biểu quốc hội

b) Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

- Về ban hành văn bản quy định chi tiết

Page 18: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

18

- Về các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật

- Về đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật, nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật

c) Đối với các Bộ, ngành và địa phương

d) Đối với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Nơi nhận:

- ………………….6

- Lưu: VT,…………

……………………………..7

GIẢI THÍCH PHỤ LỤC SỐ 2

Mẫu này dùng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, các

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng

hợp, cung cấp số liệu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

6 Tên cơ quan nhận Báo cáo. 7 Quyền hạn và chức vụ của người ký Báo cáo.

Page 19: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

19

MẪU SỐ 1

BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT (*) (Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)

STT

Tên lĩnh vực theo dõi tình

hình thi hành pháp luật

theo chuyên đề (lĩnh vực

trọng tâm)

Số cuộc kiểm tra

tình hình thi hành

pháp luật

Số cuộc điều tra,

khảo sát tình

hìnhthi hành

pháp luật

Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Ghi chú Số thông tin xử lý

từ kết quả kiểm

tra tình hình

THPL

Số thông tin xử lý

từ kết quả điều tra,

khảo sáttình hình

THPL

Số thông tin xử lý

từ kết quả thu

thập thông tin về

tình hình THPL

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Tổng cộng

GIẢI THÍCH MẪU SỐ 1

(*) Biểu mẫu này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.

(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.

1. Cột (2): Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Lĩnh vực trọng tâm do Bộ Tư pháp xác định và lĩnh vực do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tự xác định.

Đối với UBND cấp tỉnh: lĩnh vực do Bộ Tư pháp xác định, lĩnh vực do các Bộ, ngành khác xác định được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và lĩnh vực do địa phương tự xác định.

2. Cột (3): Chỉ thống kê số cuộc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo quy định của Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Thông tư 14/2014/TT-BTP.

3. Cột (4): Chỉ thống kê số cuộc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thông qua phiếu khảo sát.

Page 20: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

20

4. Cột (5): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

5. Cột (6): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

6. Cột (7): Nêu rõ đã xử lý bao nhiêu thông tin từ kết quả của việc thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

7. Cột (8): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.

MẪU SỐ 2

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THEO DÕI TÍNH KỊP THỜI, ĐẦY ĐỦ CỦA VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT (*)

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)

STT

Văn bản được quy định chi tiết Văn bản quy định chi tiết Ghi chú

Tên, số, ký

hiệu văn bản Ngày có

hiệu lực

Tổng số nội

dung giao quy định chi tiết

Tổng số nội

dung đã quy định chi tiết

Tênvăn

bảnquy định chi tiết

Thời gian

ban hành

(theo kế

hoạch)

Tình trạng hiện nay

Đã ban hành

(Ngày có hiệu lực)

Chưa ban hành

Đang

soạn thảo Thẩm

định Thẩm

tra Đã

trình

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (U) (12) (13)

I. Luật, Pháp lệnh

II. Văn bản dưới luật

Page 21: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

21

GIẢI THÍCH MẪU SỐ 2

(*) Biểu mẫu này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp. Đây là Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết.

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.

(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.

1. Cột (2): Ghi tên, số, ký hiệu văn bản.

2. Cột (3): Ghi ngày văn bản bắt đầu có hiệu lực thi hành.

3. Cột (4): Ghi tổng số nội dung giao quy định chi tiết, đồng thời ghi tắt tên điều, khoản giao quy định chi tiết. Ví dụ: K2 Đ3, K5 Đ7,…

4. Cột (5): Ghi tổng số nội dung luật, pháp lệnh giao quy định chi tiết đã được quy định chi tiết thành văn bản (ghi cụ thể tên Điều, Khoản, Điểm)

5. Cột (6): Ghi lần lượt từng văn bản quy định chi tiết theo thứ tự hiệu lực từ cao tới thấp. 6. Cột (7): Ghi thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết theo kế hoạch. Kế hoạch được hiểu là Kế hoạch ban hành

văn bản quy định chi tiết (quy định tại Điều 1 Thông tư14/2014/TT-BTP) hoặc nội dung về ban hành văn bản quy định chi tiết trong kế hoạch triển khai (chỉ thị hoặc văn bản khác) triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật

7. Cột (8): Đối với văn bản quy định chi tiết đã được ban hành, ghi thời gian bắt đầu có hiệu lực.

8. Cột (9), (10), (11), (12): Đối với văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành, đánh dấu (X) vào cột tương ứng với tình trạng hiện nay.

9. Cộl (11): Đối với các văn bản không cần thẩm tra thì không cần phải ghi.

10. Cột (13) cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không

điền được thông tin vào các cột trước đó.

Page 22: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

22

MẪU SỐ 3

DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÓ NỘI DUNG KHÔNG BẢO ĐẢM TÍNH

THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ (*) (Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)

STT Lĩnh vực Tên văn bản quy

định chi tiết

Điều khoản không

bảo đảm tính

thống nhất, đồng

bộ

Căn cứ pháp lý xác

định nội dung

không bảo đảm

tính thống nhất,

đồng bộ

Tình trạng xử lý

Ghi chú Đã xử lý theo

thẩm quyền

Đã kiến

nghị cơquan có

thẩm quyền xử

Đã phát hiện

nhưng chưa xử

lý theo thẩm

quyền hoặc

kiến nghị xử lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

GIẢI THÍCH MẪU SỐ 3

(*) Các văn bản quy định chi tiết được đề cập ở Phụ lục này là: nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.

(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.

1. Cột (2): Ghi rõ tên lĩnh vực được xác định trong Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật,

2. Cột (3): Ghi rõ tên, cơ quan, thời điểm ban hành văn bản có chứa quy định không đảm bảo tính thống nhất, đồng

bộ.

3. Cột (4): Nêu rõ tên và nội dung điều, khoản, điểm trong văn bản không đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ.

Page 23: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

23

4. Cột (5): Nêu rõ căn cứ pháp lý xác định nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ: trái, mâu thuẫn, chồng chéo với nội dung nào của văn bản làm cơ sở để xem xét, đối chiếu.

5. Cột (6), (7) cần ghi rõ hình thức xử lý: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành.

6. Cột (8): Ghi rõ chưa xử lý theo thẩm quyền hay chưa kiến nghị xử lý.

7. Cột (9): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.

MẪU SỐ 4

DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÓ NỘI DUNG KHÔNG BẢO ĐẢM TÍNH KHẢ THI (*)

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-...(1)... ngày …/…/…… của...(2)...)

STT Lĩnh vực Tên vănbản

quy định

chi tiết

Điều khoản

không bảo

đảm tính khả

thi

Lý do không bảo đảm tính khả thi Tình trạng xử lý

Ghi chú a b c d đ Đã xử lýtheo

thẩm quyền

Đã kiến nghị

cơ quan có

thẩm quyền

xử lý

Đã phát hiện

nhưng chưa

xử lý theo

thẩm quyền

hoặc kiếnnghị

xử lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

GIẢI THÍCH MẪU SỐ 4

Page 24: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

24

(* ) Các văn bản quy định chi tiết được đề cập ở Danh mục này là: nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.

(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.

1. Cột (2): Ghi rõ tên lĩnh vực được xác định trong Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

2. Cột (3): Ghi rõ tên, số, ký hiệu, thời gian hành văn bản có chứa quy định không đảm bảo tính khả thi.

3. Cột (4): Nêu rõ tên và nội dung điều, khoản, điểm trong văn bản không bảo đảm tính khả thi.

4. Cột (5): Đánh dấu vào lý do không bảo đảm tính khả thi được xác định căn cứ vào những tiêu chí lần lượt được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 14/2014/TT-BTP cụ thể:

a) Sự phù hợp của các quy định với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán;

b) Sự phù hợp của các quy định với điều kiện thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính để thi hành;

c) Sự hợp lý của các biện pháp giải quyết vấn đề và chế tài xử lý;

d) Sự rõ ràng của các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và trình tự, thủ tục thực hiện;

đ) Sự rõ ràng, cụ thể của các quy định để có thể thực hiện đúng, hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng.

5. Cột (6), (7): Ghi rõ hình thức xử lý: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành.

6. Cột (8): Ghi rõ chưa xử lý theo thẩm quyền hay chưa kiến nghị xử lý.

7. Cột (9) cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không điền được thông tin vào các cột trước đó.

Page 25: Nghiep vu theo doi thi hanh phap luat

25

MẪU SỐ 5

BẢNG TỔNG HỢP VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC TÒA ÁN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN, THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT (*)

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-…(1)… ngày …/…/……của...(2)…)

STT Lĩnh vực

Tố cáo Khiếu nại Tổng số vụ việc vi phạm pháp luật

Ghi chú

Hình sự Dân sự Kỷ luật Hành chính

Số vụ

việc đã

được giải

quyết

Số vụ

việc

chưa

được

giải

quyết

Số vụ

việc đã

được

giải

quyết

Số vụ

việc

chưa

được giải

quyết

Số vụ

việc đã

được

giải

quyết

Số vụ

việc

chưa

được

giải

quyết

Số vụ

việc đã

được giải

quyết

Số vụ

việc

chưa

được giải

quyết

Số vụ

việc đã

được

giải

quyết

Số vụ

việc

chưa

được giải

quyết

Số vụ

việc đã

được

giải

quyết

Số vụ

việc

chưa

được giải

quyết

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)

GIẢI THÍCH MẪU SỐ 5

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân cùng cấp cung cấp số liệu này.

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan lập Báo cáo.

(2) Tên của cơ quan lập Báo cáo.

1. Cột (2) tới cột (11): Ghi rõ số vụ việc tương ứng với từng tiêu chí.

2. Cột (12): Cơ quan tiến hành báo cáo có thể ghi và giải thích thêm một số vấn đề liên quan, giải thích lý do không

điền được thông tin vào các cột trước đó.