26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------- TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ PHÂN TÍCH CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Hà Nội, tháng 09/2015 MỤC LỤC Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Vũ Thị Kim Oanh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kim Ngân MSV: 1214410135 (Nhóm trưởng, SĐT: 01668893909) Trần Thị Thu Ngân MSV: 1214410136 (Nhóm phó, SĐT: 0963325032) Nguyễn Thị Thanh Lan MSV: 1214410090 Nguyễn Thùy Linh MSV: 1214410111 Giáp Thị Phương Thảo MSV: 1214410179

Phân tích cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ phân phối

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG----------

TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI LIÊN QUAN ĐẾN

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Hà Nội, tháng 09/2015MỤC LỤC

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Vũ Thị Kim Oanh

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Kim Ngân MSV: 1214410135(Nhóm trưởng, SĐT: 01668893909)Trần Thị Thu Ngân MSV: 1214410136(Nhóm phó, SĐT: 0963325032)Nguyễn Thị Thanh Lan MSV: 1214410090Nguyễn Thùy Linh MSV: 1214410111Giáp Thị Phương Thảo MSV: 1214410179

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM....................5

1.1 Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 2005 đến nay........................................51.2 Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2015.......................

.............................................................................................................................................61.2.1 Tổng vốn.....................................................................................................................61.2.2 Tổng số dự án.............................................................................................................6

1.2.3 Cơ cấu đầu tư..............................................................................................................6CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI......................................................10

2.1 Nội dung cam kết của Việt Nam đối với WTO về dịch vụ phân phối liên quan đến đầu tư nước ngoài.......................................................................................................................10

2.1.1 Góp vốn trong liên doanh và thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài......10

2.1.2 Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)..............................................................................102.1.3 Dịch vụ nhượng quyền thương mại.........................................................................11

2.1.4 Doanh nghiệp FDI...................................................................................................112.2 Đánh giá nội dung cam kết.............................................................................................12

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TRONG WTO...................................................................................................13

3.1 Tình hình thực thi............................................................................................................133.1.1 Đổi mới pháp luật về dịch vụ phân phối..................................................................13

3.1.2 Khuôn khổ thể chế chính sách của Chính phủ đối với lĩnh vực phân phối..........153.1.3 Tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối............................................16

3.2 Đánh giá tình hình thực thi các cam kết WTO về dịch vụ phân phối........................183.2.1 Thành tựu đạt được..................................................................................................18

3.2.2 Hạn chế.....................................................................................................................20CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TÌNH HÌNH THỰC THI CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI..................................................................................................22

4.1 Đối với cơ quan quản lí nhà nước..................................................................................224.2 Đối với doanh nghiệp.......................................................................................................23

4.2.1 Áp dụng mô hình quản lí hiện đại nâng cao khả năng cạnh tranh.......................23

4.2.2 Đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng, giảm giá thành..............................244.2.3 Có chính sách về nguồn nhân lực, thu hút nhân lực có chất lượng cao...............24

LỜI KẾT LUẬN..............................................................................................................................25TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................26

2

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: FDI ròng (FDI net inflows) vào Việt Nam giai đoạn 2005-2013..........5

Hình 1.2:Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn

2005 - 08/2015............................................................................................................6

Hình 1.3: Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác đầu tư giai đoạn

2005 –08/2015............................................................................................................7

Hình 1.4: Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo địa bàn đầu tư giai đoạn

2005 –08/2015............................................................................................................8

Hình 1.5: Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tưgiai

đoạn 2005 –08/2015...................................................................................................9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. FDI (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2. WTO (World Trade Organisation) Tổ chức thương mại thế giới

3. CN chế biến Công nghiệp chế biến4. HĐ chuyên môn, KHCN Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ5. SX,pp điện, khí, nước Sản xuất, phân phối điện, khí, nước6. TP Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

3

L I M Đ UỜ Ở ẦNgày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ

chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO đã và đang đem lại cho Việt

Nam những cơ hội to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Để đạt được những cơ

hội vàng đó, Việt Nam đã trải qua cả một quá trình phấn đấu gia nhập vào WTO với

những cam kết. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực

nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…Trong đó, những cam kết về dịch vụ phân

phối được thể hiện trong “Cam kết chung về dịch vụ”. Nhờ những cam kết cụ thể

của Việt Nam, ngành dịch vụ phân phối đang phát triển mạnh mẽ.

Trước năm 2007, người tiêu dùng chỉ mới tiếp cận hàng hóa thông qua hệ

thống chợ, các của hàng truyền thống, các cửa hàng bán lẻ độc lập trong khi đó các

trung tâm thương mại hay đại siêu thị vẫn là một kênh phân phối còn khá xa lạ với

người tiêu dùng Việt Nam. Cho đến nay, ngành dịch vụ phân phối liên quan đến

hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thực sự hiện diện với một bộ mặt mới.

Các trung tâm thương mại, các siêu thị đã trở thành những điểm đến quen thuộc, tin

cậy và tiện ích đối với nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng.

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về những cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân

phối liên quan đến đầu tư nước ngoài khi gia nhập WTO và tình hình thực thi những

cam kết đó, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích cam kết của

Việt Nam trong WTO về dịch vụ phân phối liên quan đến đầu tư nước ngoài”.

Đối tượng nghiên cứu: Cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam

trongWTO và tình hình thực thi cam kết này.

Phạm vi nghiên cứu: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nội dung bài nghiên cứu:

Chương 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Chương 2: Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phối liên

quan đến đầu tư nước ngoài

Chương 3: Tình hình thực thi các cam kết của Việt Nam về dich vụ phân phối

Chương 4: Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tình hình thực thi cam kết

4

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.1 Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 2005 đến nay

Hình 1.1 FDI ròng (FDI net inflows) vào Việt Nam giai đoạn 2005-2013

Đơn vị: Tỷ USD

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 20130

2

4

6

8

10

12

1.9542.4

6.7

9.579

7.68

7.43

8.3688.9

FDI ròng

Nguồn: World bank.

Tính từ năm 2005 đến 2008, lượng FDI ròng đổ vào Việt Nam liên tục tăng, từ

con số chỉ 1,954 tỷ USD năm 2005 đã đạt đỉnh lên tới 9,579 tỷ USD vào cuối năm

2008. Có thể nói, dấu mốc năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên

thứ 150 của WTO đã tạo cú hích lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy

nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, các nhà đầu tư

trở nên e ngại trong mọi quyết định, khiến lượng FDI sụt giảm xuống chỉ còn 7,6 tỷ

USD năm 2009. Trong 2 năm tiếp theo, từ 2010 đến 2011, tâm lý lo sợ vì hiểm họa

khủng hoảng lan tràn mà dòng vốn đầu tư chảy vào rất chậm, ì ạch ở chỉ mức xấp xỉ

năm 2009. Cho tới những năm gần đây, cùng với những chính sách thu hút FDI hợp

lý của Nhà nước và sự phục hồi trở lại của nền kinh tế toàn cầu, lượng vốn đầu tư

lại tiếp đà tăng lên, đạt 8,9 tỷ USD vào năm 2013.

5

1.2 Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2015

1.2.1 Tổng vốn

Theo báo cáo mới nhất về tình hình đầu tư nước ngoài 8 tháng năm 2015 của

cục Đầu tư quốc tế-Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm

là 13,33 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước lên 265,65 tỷ USD.

1.2.2 Tổng số dự án

Cũng theo báo cáo, tính đến ngày 20/8/2015 cả nước có 1.219 dự án mới

được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 7,87 tỷ USD. Như vậy,

tính tới thời điểm hiện tại có tất cả 18.991 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.2.3 Cơ cấu đầu tư

Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tính lũy kế các dự án còn hiệu

lực đến ngày 20/8/2015. Phương pháp tính toán là tỷ lệ giữa số vốn đầu tư đăng ký

của mỗi đơn vị so với tổngvốn đầu tư cả nước.Cơ cấu đầu tư được phân tích cụ thể

với 4 nhóm:

Theo lĩnh vực đầu tư

Hình 1.2Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực đầu tưgiai đoạn 2005 –08/2015

Đơn vị: %

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư.

6

CN chế biến,chế tạo KD bất động sản Xây dựng Dvụ lưu trú và ăn uống SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa Thông tin và truyền thông Nông,lâm nghiệp;thủy sản Vận tải kho bãi Nghệ thuật và giải trí Khai khoáng HĐ chuyên môn, KHCN Y tế và trợ giúp XH Cấp nước;xử lý chất thải Tài chính,n.hàng,bảo hiểm Giáo dục và đào tạo Dịch vụ khác Hành chính và dvụ hỗ trợ

Trong 18 ngành lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài dành nhiều sự quan tâm cho

lĩnh vực CN chế biến với lượng vốn đầu tư đăng ký tính đến tháng 8 năm 2015đã

đạt 151 tỷ USD, bằng 57% tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo sau

đó là lĩnh vực HĐ chuyên môn, KHCN với số vốn đầu tư chiếm gần 19% tổng số

vốn. Tiếp đến là lĩnh vực Xây dựng, Dịch vụ lưu trú và ăn uống và SX,pp điện, khí,

nước, điều hòa với số vốn đầu tư lần lượt bằng 4,38%, 4,24% và 3,73% tổng số vốn

cả nước.

Theo đối tác đầu tư

Hình 1.3: Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác đầu tư giai đoạn 2005 –08/2015

Đơn vị: %

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Tính đến nay đã có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt

Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với số vốn đầu tư đăng ký là 42,9 tỷ USD,

chiếm 16,15% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng vị trí thứ 2 với số vốn là 38 tỷUSD,

chiếm 14,28% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư đăng

7

Hàn Quốc Nhật Bản Singapore Đài Loan BritishVirginIslands Hồng Kông Hoa Kỳ Malaysia Trung Quốc Hà Lan Thái Lan Cayman Islands Canada Samoa Vương quốc Anh Pháp Liên bang Nga Thụy Sỹ Australia Brunei Luxembourg CHLB ĐỨC British West Indies Síp Thổ Nhĩ Kỳ Đan Mạch ấn Độ Bỉ Indonesia Italia Phần Lan Philippines Mauritius Slovakia Bermuda Cook Islands CH Seychelles Ba Lan TVQ ả rập thống nhất Na Uy Channel Islands Bahamas

ký là 33 tỷ USD, chiếm 12,56% tổng vốn đầu tư vàĐài Loan đứng vị trí thứ 4 với số

vốn đầu tư là 29 tỷ USD, chiếm 10,99% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư

Hình 1.4: Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo địa bàn đầu tưgiai đoạn 2005 –08/2015

Đơn vị: %

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Trong 8 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh thành

phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm

là 3,33 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2

với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,42 tỷ USD, chiếm 18,2%. Đồng

Nai đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,13 tỷ USD, chiếm

8,5%.

8

TP Hồ Chí Minh Bà Rịa-Vũng Tàu Hà Nội Đồng Nai Bình Dương Hải Phòng Hà Tĩnh Thanh Hóa Bắc Ninh Thái Nguyên Hải Dương Quảng Ninh Quảng Nam Phú Yên Long An Quảng Ngãi Đà Nẵng Bình Thuận Vĩnh Phúc Tây Ninh Hưng Yên Kiên Giang Dầu khí Thừa Thiên-Huế Khánh Hòa Bắc Giang Bình Định Nghệ An Tiền Giang Hà Nam Ninh Bình Bình Phước Ninh Thuận Lào Cai Cần Thơ Cà Mau Hậu Giang Phú Thọ Lâm Đồng Hòa Bình Nam Định Bến Tre Thái Bình Trà Vinh An Giang Sơn La Lạng Sơn Đắc Lắc Vĩnh Long Yên Bái Tuyên Quang Sóc Trăng Bạc Liêu Quảng Bình Đồng Tháp Quảng Trị Gia Lai Kon Tum Cao Bằng Đắc Nông Bắc Cạn Hà Giang Lai Châu

Tuy nhiên, tính từ trước đến nay thì dòng vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đổ vào

TP Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư đăng ký chiếm tới 15,25% tổng số vốn. Tiếp sau

đó là các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai với tỷ lệ vốn đăng ký lần lượt là

10,46%, 9,33% và 8,78%. Nhìn chung, 2 khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông

Nam Bộ luôn dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo hình thức đầu tư

Hình 1.5: Cơ cấu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tưgiai đoạn 2005 –08/2015

Đơn vị: %

100% vốn nước ngoài Liên doanh HỢP ĐỒNG BOT,BT,BTO Hợp đồng hợp tác KD Công ty cổ phần Công ty mẹ con

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Tại Việt Nam, hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu

tư đăng ký lên tới 185 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng số vốn. Đứng thứ 2 là hình

thức Liên doanh đạt 23,45% tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký. Các hình thức còn lại vẫn

chiếm tỷ trọng khiêm tốn, không đáng kể.

9

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ

DỊCH VỤ PHÂN PHỐI LIÊN QUAN ĐẾN

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI2.1 Nội dung cam kết của Việt Nam đối với WTO về dịch vụ phân phối liên

quan đến đầu tư nước ngoài

2.1.1 Góp vốn trong liên doanh và thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài

Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt

động phân phối tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

Lập doanh nghiệp với đối tác Việt Nam với điều kiện phần vốn nước ngoài

trong liên doanh không quá 49% (từ ngày 1/1/2008 sẽ không hạn chế vốn

nước ngoài trong liên doanh);

Lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài (với điều kiện là phải lập

sau ngày 1/1/2009).

Một hạn chế chung trong hoạt động của các hình thức hiện diện thương mại

này là họ chỉ được phép cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua việc lập cơ sở bán lẻ

(cửa hàng, siêu thị…) và đối với các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước

ngoài chỉ được tự động mở một địa điểm bán lẻ, việc thành lập các cơ sở bán lẻ

(ngoài cơ sở thứ nhất) phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Việc lập cơ sở

bán buôn không phải chịu hạn chế này.

2.1.2 Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam có quyền xem xét nhu cầu kinh tế để

cho phép hay từ chối yêu cầu lập cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi của các doanh nghiệp

phân phối có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét quyết định cho phép hay

không cho phép doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài mở cơ sở bán lẻ

thứ hai theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cam kết đảm bảo:

10

Quy trình xem xét, cấp phép cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất được xây

dựng và công bố công khai;

Việc kiểm tra nhu cầu kinh tế và quyết định cấp phép dựa trên các tiêu chí

khách quan, bao gồm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán lẻ)

đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy

mô địa lý.

2.1.3 Dịch vụ nhượng quyền thương mại

Việt Nam cam kết: Từ ngày 11/1/2007, các doanh nghiệp nước ngoài có thể

lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ này với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người

thường trú tại Việt Nam.

2.1.4 Doanh nghiệp FDI

2.1.4.1 Tình hình cấp phép cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực phân phối ở

Việt Nam

Trước khi gia nhập WTO, trên thực tế Việt Nam đã cho phép các doanh

nghiệp phân phối nước ngoài được thiết lập liên doanh, doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư

nước ngoài đã được cấp phép trước đó (kể cả doanh nghiệp, siêu thị 100%

vốn đầu tư nước ngoài) sẽ tiếp tục được hoạt động với các điều kiện như đã

quy định trong giấy phép.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm 11/1/2007, việc thành lập mới các doanh nghiệp

FDI trong lĩnh vực phân phối phải tuân thủ đúng cam kết.

2.1.4.2 Vấn đề phân phối sản phẩm A của doanh nghiệp FDI và quyền nhập khẩu

sản phẩm A

Theo cam kết, quyền nhập khẩu không gắn với quyền phân phối. Vì vậy, các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu sản phẩm muốn phân phối các

sản phẩm này phải đăng ký thêm quyền phân phối đối với sản phẩm này. Nếu

không có quyền phân phối sản phẩm thì sau khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp

nhập khẩu có thể bán lại cho các cá nhân, doanh nghiệp khác có quyền phân phối

hàng hóa đó.

11

2.1.4.3 Vấn đề lập cơ sở bán lẻ để bán các sản phẩm do doanh nghiệp FDI sản

xuất hoặc nhập khẩu

Quyền phân phối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam chỉ dành cho những doanh nghiệp nào đã đăng ký kinh doanh ngành phân

phối. Vì vậy, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh

vực sản xuất tại Việt Nam nếu muốn mở cơ sở bán lẻ để bán các sản phẩm do mình

sản xuất hoặc nhập khẩu thì phải đăng ký kinh doanh ngành phân phối (đã đăng ký

khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh bổ sung) và tuân thủ các quy định về lộ trình

phân phối đối với loại sản phẩm liên quan.

2.2 Đánh giá nội dung cam kết

Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ phân phối là phù hợp với định

hướng phát triển phân phối

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài

đã được cấp phép trước đó (kể cả các doanh nghiệp, siêu thị 100% vốn đầu tư nước

ngoài) sẽ tiếp tục được hoạt động với các điều kiện như đã quy định trong giấy

phép. Các doanh nghiệp thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải tuân thủ

các cam kết trong WTO đối với dịch vụ phân phối.

Cam kết mang tính bảo hộ thị trường dịch vụ phân phối trong nước

Việc hạn chế các mặt hàng được phân phối nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, bảo

đảm sự phát triển các ngành chủ lực trong nước và một số ngành công nghiệp non

trẻ.

12

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM

VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TRONG WTO3.1 Tình hình thực thi

3.1.1 Đổi mới pháp luật về dịch vụ phân phối

Chính phủ đã ban hành một số các văn bản pháp lý mới về dịch vụ phân phối

để thực hiện các cam kết sau khi chính thức gia nhập WTO.

Đầu tiên có thể kể đến những quy định liên quan đến việc cấp phép.Nghị

định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 đã quy định rất rõ những điều kiện để các

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) được cấp giấy

phép kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan tại Việt Nam. Ngoài

ra, Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và các thủ

tục xin cấp phép liên quan. Cụ thể, Điều 4 quy định các điều kiện để cấp phép kinh

doanh cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động liên quan

đến phân phối.Một trong những điều kiện đặt ra là phải được sự phê duyệt của cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền, cụthểlà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo Điều 5

Nghị định 23, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể cấp phép kinh doanh dịch vụ phân

phối cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ

Thương mại, nay là Bộ Công Thương. Thủ tục xin cấp giấy phép để thực hiện hoạt

động phân phối được làm rõ theo Thông tư 09, trong đó phân biệt các công ty đầu

tư trực tiếp vào hoạt động phân phối và các công ty đã thực hiện các hoạt động này,

nay chỉ yêu cầu bổ sung nội dung đầu tư vào dịch vụ phân phối. Trường hợp nhà

đầu tư trực tiếp đề nghị cấp giấy phép để tiến hành hoạt động phân phối, điều kiện

áp dụng là phải có giấy phép đầu tư và việc cấp giấy phép này phải có ý kiến chấp

thuận của Bộ Thương mại.Trường hợp nhà đầu tư đã và đang thực hiện các hoạt

động thương mại (như xuất khẩu và nhập khẩu) tức là đã có giấy phép đầu tư, thì để

thực hiện hoạt động phân phối, nhà đầu tư phải được cấp giấy phép kinh doanh.Việc

cấp giấy phép kinh doanh phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại. Luật cũng

13

quy định các nhà đầu tư phải nộp phí cho việc cấp giấy phép lần đầu, cấp lại và sửa

đổi bổ sung giấy phép kinh doanh.

Tiếp theo là những quy định liên quan đến vấn đề kiểm tra nhu cầu kinh

tế(ENT) đối với dịch vụ bán lẻ.Nghị định 23/2007/NĐ-CP, Thông tư 09/2007/TT-

BTM và quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ( công bố lộ trình thực hiện hoạt động

mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa) có

quy định rõ các tiêu chí để xem xét cho phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ

nhất.

Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Thông tư 09/2007/TT-BTM

Đối với cơ sở bán lẻ đầu tiên: Cơ sở bán lẻ này sẽ được phê duyệt cùng với hồ

sơ đề nghị cấp phép kinh doanh phân phối. Điều này nghĩa là nếu một công ty nước

ngoài được quyền phân phối thì sẽ tự động có quyền lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.Việc

thành lập cơ sở bán lẻthứ hai phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền trên

cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Bộ Công Thương sẽ phê duyệt từng trường

hợp, căn cứ vào số lượng cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân số tại

tỉnh, thành phố đặt cơ sở bán lẻ và sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng

thể của tỉnh, thành phố đó, nhưng không hạn chế ở số lượng các nhà cung cấp dịch

vụ tại khu vực địa lý dự kiến.

Thông tư 09/2007/TT-BTM

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy

chứng nhận đầu tư có nội dung thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

nhưng chưa được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định số

23/2007/NĐ-CP phải làm thủ tụccấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo hướng dẫn tại

điểm d khoản 4 Mục II Thông tư này.

Thông tư 5

Thông tư 5 cũng quy định về việc thành lập cơ sở bán lẻ sau cơ sở thứ nhất sẽ

được xem xét theo từng trường hợp cụ thể, dựa vào số lượng cơ sở bán lẻ; sự ổn

định của thị trường và mật độ dân cư ở tỉnh, thành phố dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự

phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố.

14

Quyết định số10/2007/QĐ-BTM

Nghị định này quy định việc xem xét cơ sở bán lẻ bổ sung sau cơ sở bán lẻ thứ

nhất sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá các yêu cầu kinh tế sau: số lượng các nhà cung

cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý; sự ổn định của thị trường; và

quy mô địa lý.

Qua đây có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể, rõ

ràng để đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành kinh doanh dịch vụ phân

phối tại Việt Nam. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện pháp luật

theo đúng với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

3.1.2 Khuôn khổ thể chế chính sách của Chính phủ đối với lĩnh vực phân phối

Hiện nay, Chính phủ đặt ra nhiều ưu tiên cho sự phát triển của lĩnh vực phân

phối bao gồm :

Phát triển hệ thống và mạng lưới phân phối.Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực

hết sức để khuyến khích lưu thông hàng hóa trên thị trường thông qua việc cải thiện

các thị trường truyền thống như hệ thống các chợ truyền thống, cửa hàng mặt phố,

trung tâm thương mại,v.v… và huy động mọi nguồn để đầu tư xây dựng các thị

trường mới và hiện đại như các chợ đầu mối( chợ bán buôn), siêu thị hiện đại, cửa

hàng tiện lợi, v.v…Bên cạnh đó còn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thương mại

bao gồm đất đai, cửa hàng, kho bãi, thiết bị kỹ thuật, công nghệ, v.v…và phát triển

các liên kết kinh tế trong lĩnh vực phân phốiđể hỗ trợ các nhà phân phối và nhằm

cải thiện kênh phân phối trong nước.

Khuyến khích các thương nhân và nhà phân phối.Gần đây, nhiều công ty

phân phối được thành lập trên cơ sở chiến lược và chính sách của Chính phủ cùng

với cácquy định có tính mở và minh bạch để dễ dàng đăng kí kinh doanh và thành

lập công ty nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Sự có mặt và kinh doanh phát đạt tại

Việt Nam cả trước và sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO của các tên tuổi lớn

trên thế giới trong lĩnh vực phân phối bán lẻ như Metro Cash and Carry (CHLB

Đức), BigC (Pháp), Parkson (Malaysia), Lotte (Hàn Quốc), AEON (Nhật Bản)… và

hàng loạt các nhà bán lẻ thời trang quốc tế và các mặt hàng khác (mỹ phẩm, sản

phẩm thể thao, nội thất và đồ dùng gia đình, vv …) cho thấy sức hấp dẫn của thị

15

trường Việt Nam và cũng cho thấy một thực tế là quy định về kiểm tra nhu cầu kinh

tế ENT không hề cản trở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở hàng chục

điểm bán lẻ tại các tỉnh/thành phố của Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực.Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các nhà phân

phối nước ngoài.Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực phân phối

đã giúp cho thị trường phát triển. Cùng với các hoạt động kinh doanh của mình, các

doanh nghiệp này cũng mang tới công nghệ hiện đại, phương thức quản lý và huấn

luyện đội ngũ nhân viên.Vì thế chính phủ đang có nhiều chính sách khuyến khích

nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của lĩnh vực phân phối trong

nước cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Hoàn thiện cách thức quản lý.Có thể nói để thực hiên các cam kết của WTO

Việt Nam đã thay đổi cách thức quản lý và điều chỉnh dịch vụ phân phối. Trước hết

để tuân thủ các cam kết WTO,chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp

luật sửa đổi, bổ sung hoặc thậm chí thay thế các văn bản lạc hậu. Các văn bản chủ

yếu điều chỉnh các nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam như nghị định 23/NĐ-

CP, thông tư 10/TT-BT, thông tư 05/TT-BCT nêu trên đã góp phần làm cho các quy

định đối với dịch vụ phân phối phù hợp với các chuẩn mực WTO.

3.1.3 Tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối

Tình hình phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong lĩnh vực

dịch vụ phân phối hiện nay như sau:

Các nhà phân phối nước ngoài đang phát triển ở cả 4 phân ngành: bán buôn,

bán lẻ, đại lý, nhượng quyền. Hiện nay, các nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam

tập trung chủ yếu vào phân ngành bán lẻ, đặc biệt là kinh doanh siêu thị, trung tâm

thương mại (TTTM).Theo các số liệu mới nhất, các doanh nghiệp bán buôn – bán

lẻ có vốn đầu tư nước ngoài lớn hiện có mặt tại Việt Nam là BigC Metro Cash &

Carry theo mô hình tổng kho phân phối cash&carry ,Parkson Lotte v.v… và hàng

trăm các thương hiệu nhỏ khác. Chỉ tính riêng cho năm 2011 – 2014 nhiều tên tuổi

đã và sẽ tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam với nhiều loại hình như các thương

hiệu hạng sang (Christian Louboutin, Chanel, Burberry, Cartier, Ralph Lauren,

v.v…), mỹ phẩm (Dior, Chanel, M.A.C,… ), thời trang (GAP, DKNY, Warehouse,

16

LYN Around…), phụ kiện (Coach, Charles David,…), thức ăn nhanh (Subway,

Burger King, Domino Pizza,…), kem Baskin Robbins, cửa hàng tiện lợi (Family

Mart, G7-Ministop, Circle K), v.v...

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tiềm lực tài chính

và trình độ tổ chức kinh doanh đã phát triển nhanh mạng lưới của mình cả về qui

mô và phạm vi không gian.Tính đến năm 2015, Metro Cash and Carry đã có 19

trung tâm bán sỉ hoạt động trên toàn quốc và BigC đã có 26 siêu thị; Parkson đã mở

9 trung tâm mua sắm trên toàn quốc; Lotte có 10 siêu thị và đang triển khai một số

trung tâm mua sắm. Các nhà bán lẻ Nhật Bản và Hàn Quốc như Ministop,

FamilyMart hay E-Mart… đã ký kết các hợp đồng liên doanh với các đối tác Việt

Nam để mở các chuỗi cửa hàng tiện ích; Vào đầu tháng 1-2014, đại gia bán lẻ đến

từ Nhật Bản là AEON cũng khai trương trung tâm thương mại đầu tiên tại TP.HCM

với tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD và công bố chiến lược đầu tư thêm 20 trung

tâm từ nay đến 2020. Công ty Seven Eleven Ink tại Nhật đã ký hợp đồng với công

ty IFB Việt Nam - DN đang sở hữu chuỗi cửa hàng Pizza Hut, để mở thêm siêu thị

tiện lợi đầu tiên tại TP HCM … Ngoài ra, nhiều nhà bán lẻ của Pháp, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc đã mở văn phòng đại diện ở Việt Nam trong mấy

năm vừa qua để chờ cơ hội kinh doanh

Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung tại các thị trường bán lẻ lớn, đặc

biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, xu hướng gần đây cho thấy, các

doanh nghiệp FDI cũng đang tiếp cận các mặt hàng tại các vùng sản xuất lớn như cà

phê, lúa gạo,…

Như vậy sau hơn 7 năm gia nhập WTO, với những nỗ lực thực hiện đúng lộ

trình và nghiêm túc các cam kết, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong

lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Tuy là một thị trường

quy mô nhỏ nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh, tiềm năng lớn, chính trị ổn định,

cùng với những thể chế chính sách hỗ trợ của chính phủ, Việt Nam đang có sức hấp

dẫn vô cùng mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

17

3.2 Đánh giá tình hình thực thi các cam kết WTO về dịch vụ phân phối

3.2.1 Thành tựu đạt được.

3.2.1.1 Hệ thống pháp lí hiện hành của Việt Nam

Nhìn chung, hệ thống pháp lí hiện hành của Việt Nam sau khi sửa đổi để phù

hợp với các cam kết khi gia nhập WTO đã tương đối đầy đủ. Các luật liên quan

như Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, luật Cạnh

tranh, Luật Điện lực… điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực phân phối từ hệ thống kiểm tra

và giám sát.

Các mục tiêu của Quyết định 311/QĐ-TTg đang từng bước được thực hiện

và có hiệu quả

Các chính sách về phát triển và quản lí chợ như chính sách hỗ trợ, cơ chế đầu

tư và chính sách xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí chợ đã thu

hút được sự quan tâm của địa phương. Ngoài quỹ hỗ trợ từ ngân sách nhà

nước, nhiều tỉnh đã triển khai các chính sách, cơ chế nhằm huy động vốn từ

địa phương, đặc biệt là nguồn vốn từ các nhà sản xuất và thương nhân thuộc

mọi ngành nghề cùng đầu tư, quản lí và phát triển chợ…

Thông qua Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007, Chính phủ đã nâng

cao ý thức xã hội về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi cam

kết gia nhập WTO, mở rộng thị trường nói chung và lĩnh vực phân phối nói

riêng. Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp đã tạo ra bước chuyển biến, thúc đẩy

đầu tư, thành lập liên doanh, liên kết để phát triển hệ thống phân phối, cải

thiện mô hình kinh doanh ngày một hiện đại và chuyên nghiệp hơn.

3.2.1.2 Thực thi các cam kết đúng lộ trình và thực hiện nghiêm túc

Trước hết, các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của các nhà phân phối nước

ngoài tại Việt Nam như Nghị định23/NĐ-CP, Thông tư 10/TT-BTM hoặc Thông tư

05/TT-BCT nêu trên đã góp phần làm cho các quy định đối với lĩnh vực phân phối

trở nên minh bạch và phù hợp hơn với các chuẩn mực của WTO giúp Chính phủ

Việt Nam quản lý lĩnh vực phân phối một cách hiệu quả hơn, đảm bảo việc cấp

phép trong các tỉnh, thành phố nhất quán với quy hoạch quốc gia về lĩnh vực phân

phối. Các tác động tích cực:

18

Tạo ra một phong cách phục vụ văn minh hiện đại trong hệ thống bán lẻ Việt

Nam.

Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống bán lẻ Việt nam, các

doanh nghiệp chỉ được phép mở một điển bán lẻ, còn từ điểm thứ 2 sẽ được xem xét

trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế. Vì thế hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng

đầu tư các siêu thị lớn, đáp ứng cho nhu cầu mua sắm có chất lượng cao của người

tiêu dùng. Đây là các siêu có quy mô lớn, mặt hàng đa dạng phong phú, áp dụng các

phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong cung cấp dịch vụ bán lẻ, phong cách phục vụ

mới lạ, tạo nên sự văn minh hiện đại trong phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong

phú và ngày càng nâng cao của người tiêu dùng. Qua khảo sát siêu thị Big C ở Hải

phòng, Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng nai, trong các ngày nghỉ, ngày tết,

ngày lễ đã thu hút một lượng khách hàng lớn đến tham quan và mua sắm.

Học tập được kinh nghiệm quản lý trong hệ thống bán lẻ hiện đại.

Các siêu thị bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt nam như

Metro, Big C, Parkson, Lotte là những siêu thị áp dụng các công nghệ quản lý và

kinh doanh hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và cung cấp nguồn hàng,

chương trình quảng cáo khuyến mại, hệ thống logicstics, quản trị nhân sự, kỹ thuật

bán hàng…đây là các vấn đề có tính then chốt trong hoạt động của siêu thị mà các

doanh nghiệp Việt nam còn nhiều hạn chế. Giám đốc Big C Hải phòng cho rằng hệ

thống Big C có phương pháp khai thác nguồn hàng và cung cấp hàng hóa cũng như

các chương trình khuyến mại, bán hàng rất linh hoạt, hiệu quả, tạo ra các mặt hàng,

các dịch vụ khách hàng rất độc đáo với chi phí thấp và cạnh tranh có tác dụng thu

hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và rất đáng để các siêu thị khác học tập

Tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho các nhà bán lẻ Việt nam.

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong dịch vụ bán lẻ nói riêng để

phát triển phải tạo động lực cạnh tranh và cạnh tranh công bằng. Các siêu thị nước

ngoài với các ưu điểm có tính nổi trội là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các siêu thị,

các chuỗi cửa hàng tiện ích của các doanh nghiệp Việt nam. Để tồn tại, các doanh

nghiệp buộc phải tự hoàn thiện mình, nâng cao khả năng cạnh tranh , đây là động

lực để các doanh nghiệp phát triển

19

Làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ trên thị trường.

Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thường cung cấp dịch vụ có chất lượng cao,

đáp ứng nhu cầu bậc cao của thị trường.Các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu cung

cấp các hình thức bán lẻ truyền thống, các chuỗi cửa hàng tiện ích, các siêu thị có

chất lượng dịch vụ bậc trung.Sự có mặt của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã

làm đa dạng hoá, tạo nên một chuỗi các sản phẩm dịch vụ phủ đầy các phân khúc

thị trường bán lẻ của Việt nam.

Tăng cơ hội hợp tác kinh doanh, nâng cao chất lượng và giảm giá thành dịch

vụ.

Chỉ tính riêng phương thức 3, để tiếp cận thị trường bán lẻ Việt nam doanh

nghiệp nước ngoài có thể thành lập chi nhánh, thành lập công ty 100% vốn nước

ngoài, có thể góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp Việt nam, có thể mua cổ

phần của các doanh nghiệp bán lẻ Việt nam, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài

còn có nhu cầu thuê mặt bằng, nhu cầu về dịch vụ nghiên cứu thị trường, cung cấp

hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ….đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt nam hợp tác

kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài.

3.2.2 Hạn chế

3.2.2.1 Hạn chế về pháp luật

Mặc dù Việt Nam có nhiều quy định về phân phối nhưng vẫn chưa đủ và còn

chồng chéo. Khả năng áp dụng và tính ổn định của các văn bản pháp luật thay đổi

đột ngột (như chính sách thuế) gây ra nhiều khó khăn cho nhà phân phối.

Thủ tục hành chính, đặc biệt thủ tục cấp phép của Việt nam còn phức tạp, các

tiêu chí của ENT còn chưa cụ thể, có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, phụ

thuộc nhiều vào chủ quan của cơ quan cấp phép. Điều kiện tìm mặt bằng kinh

doanh còn gặp nhiều khó khăn, chi phí thuê mặt bằng ở các thành phố lớn như

thành phố Hồ Chí minh, Hà nội còn cao.

Chưa có quy định Hạn chế định lượng về diện tích sàn bán lẻ. Văn bản pháp

luật duy nhất về hoạt động siêu thị là Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24

tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế siêu

20

thị, trung tâm thương mại. Trong Quyết định này cũng không đề cập đến hạn chế về

diện tích sản kinh doanh cả đối với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Đăng ký thương mại: quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng

dẫn. Thêm vào đó, giờ mở cửa, đóng cửa chưa được quy định một cách cụ thể.

3.2.2.2 Hạn chế khác

Vấn đề tiếp cận thị trường yếu kém

Việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường phân phối bán lẻ trong một số FTA

được Việt Nam ký kết gần đây với Nhật Bản (song phương - VJEPA) hay Hiệp định

mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) với tư cách là một

thành viên ASEAN… cũng đã được thực hiện nghiêm túc. Ở chiều ngược lại, đáng

tiếc là ta chưa tận dụng được cơ hội tiếp cận thị trường mà phía đối tác dành cho ta

do các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn

cũng như tiềm lực tài chính. Đây chính là một trong những điểm yếu mà ngành

công nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có giải pháp khắc phục trong tương lai.

Các vấn đề đặt ra đối với nhà đầu tư nước ngoài

Với những hạn chế của doanh nghiệp phân phối trong nước, vấn đề đặt ra là có

nên kiểm soát chặt chẽ hơn sự phát triển của các doanh nghiệp FDI trong ngành

dịch vụ phân phối để cho các doanh nghiệp phân phối trong nước có thêm thời gian

xây dựng, nâng cao năng lực hay không.

Theo cam kết của Việt Nam, những công cụ để kiểm soát sự gia tăng đầu tư

nước ngoài trong ngành dịch vụ phân phối là các loại trừ (theo mặt hàng) và kiểm

tra nhu cầu kinh tế (ENT) khi xem xét cấp phép mở điểm bán lẻ thứ hai của doanh

nghiệp FDI. Thực tế trong những năm vừa qua cho thấy, như đã nêu ở trên, Việt

Nam ít sử dụng các công cụ này. Nói cách khác, nước ta chưa thực sự kiểm soát

chặt chẽ sự phát triển của các doanh nghiệp FDI.

21

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TÌNH HÌNH THỰC

THI CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI4.1 Đ i v i c quan qu n lí nhà n cố ớ ơ ả ướ

Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống

pháp luật tạo môi trường thuận lợi và minh bạch, ổn định, tránh tình trạng thay đổi

đột ngột hoặc một văn bản luật đưa ra nhưng lại quá nhiều thông tư, nghị định

hướng dẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tất nhiên, khi gia nhập WTO, Việt

Nam cũng phải thay đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định chung

của tổ chức.Vì vậy, quá trình thực thi các cam kết cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ

thống pháp luật để tạo nên sự minh bạch và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Các tiêu chí về quy mô địa lý, số lượng nhà cung cấp trên địa bàn, sự ổn định

của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn và sự phù hợp của dự án đầu tư với quy

hoạch của địa phương cần được cụ thể hóa. Để tránh việc các địa phương có cách

giải thích và vận dụng khác nhau, tạo nên sự công bằng minh bạch và làm cơ sở để

các doanh nghiệp nước ngoài làm hồ sơ, cũng như làm cơ sở để các cơ quan chức

năng xem xét hồ sơ xin mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các doanh nghiệp nước

ngoài.

Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật, để tránh các trường hợp doanh nghiệp

nước ngoài đã mở điểm bán lẻ thứ nhất, tiếp đó xin giấp phép liên doanh với các

doanh nghiệp Việt Nam với số vốn góp dưới 51% (cam kết không hạn chế) sau đó

mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam và trở thành điểm bán lẻ thứ hai mà

không cần phải kiểm ra nhu cầu kinh tế. Bên cạnh đó, việc tham gia vào việc kí kết

các hiệp định thương mại tự do, cũng là một cơ hội lớn để thực thi các quy định về

quyền ở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất cũng như nhà phân phối

trong nước, từ đó thúc đẩy một môi trường cạnh tranh và có tính hiệu quả cao.

Các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch về hệ thống phân phối bán

lẻ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục cấp phép đầu tư, cấp

phép kinh doanh. Các thủ tục hành chính phải minh bạch và công khai công bố cũng

22

như có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các doanh

nghiệp lựa chọn địa điểm phù hợp và xin cấp phép để đầu tư và kinh doanh.Tăng

cường kiểm tra, giám sát các hoạt động bán buôn, bán lẻ tránh trường hợp kinh

doanh các hàng hóa không đủ điều kiện, các hàng hóa vi phạm bản quyền, chất

lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,đảm bảo quyền lợi người tiêu

dùng, tạo nên môi trường cạnh tranh, minh bạch công bằng, thúc đẩy sản xuất và

dịch vụ phân phối phát triển.

Có các biện pháp hạ lãi suất, giúp các doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp

cận các nguồn vốn, hỗ trợ thông tin, nhất là các thông tin có tính cảnh báo và đào

tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong nước, tăng cường hỗ trợ cho các

doanh nghiệp trong nước theo các chương trình bình ổn giá, các chương tình hỗ trợ

bán hàng cho các vùng sâu cùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến chính sách cũng như quá trình quản lý hoạt

động phân phối hàng hóa, các cơ quan chức năng cũng cần có những nghiên cứu

đánh giá, cân nhắc và lựa chọn thấu đáo về những lợi ích và tổn thất về kinh tế, xã

hội và an ninh kinh tế mà doanh nghiệp FDI có thể mang lại cho nền kinh tế khi lực

lượng này đóng vai trò chi phối hệ thống phân phối trong nước. Mặt khác, cần đánh

giá sức phát triển và thái độ của các doanh nghiệp phân phối trong nước đối với sự

hiện diện của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài.

4.2 Đ i v i doanh nghi pố ớ ệ4.2.1 Áp d ng mô hình qu n lí hi n đ i nâng cao kh năng c nh tranhụ ả ệ ạ ả ạ

Mở cửa thị trường dịch vụ phân phối là một tất yếu trong quá trình hội nhập

của nước ta. Mở cửa thị trường có tác động tích cực song cũng có những tác động

tiêu cực đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và vượt qua nếu muốn

tồn tại và có chỗ đunứg trên thị trường. Các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng

cạnh tranh, áp dụng các mô hình quản lí kinh doanh hiện đại, đa dạng hóa các

chương trình khuyến mãi và bán hàng, tạo nên sự mới lạ và phong cách bán hàng

văn minh để thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối hàng trong nước còn nhỏ lẻ, manh mún, do

vậy rất cần có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như

23

giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lí nhằm tẩy chay hàng giả, hàng lậu, hàng kém

chất lượng; hỗ trợ nhau về mọi mặt để tận dụng lợi thế sân nhà.

4.2.2 Đa d ng hóa m t hàng, nâng cao ch t l ng, gi m giá thànhạ ặ ấ ượ ảMột trong những hạn chế của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước là nguồn

cung hạn chế, đặc biệt là nguồn hàng nhập khẩu so với các doanh nghiệp nước

ngoài. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước phải phát huy các lợi thế của

mình trong việc khai thác nguồn hàng trong nước, vừa làm đa dạng danh mục bán

hàng, tiết kiệm chi phí vửa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước

phát triển và thực hiện các chương trình “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, không bán các hàng hóa

không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm bản quyền, không đảm bảo vệ sinh an tòan

thực phẩm để tạo uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời phát triển hệ thống logistics,

áp dụng công nghệ thông tin, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá

thành để tạo nên sự chạnh tranh riêng biệt của các nhà bán lẻ trong nước.

4.2.3 Có chính sách v ngu n nhân l c, thu hút nhân l c có ch t l ngề ồ ự ự ấ ượ

cao.

Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì nguồn nhân lực giữ một vị trí rất quan

trọng. các doanh nghiệp cần có các chính sách về đào tạo và bồi dướng nguồn nhân

lực, thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ nhân

viên của doanh nghiệp, gửi các cán bộ có năng lực đi tham quan thực tế và học tập

nâng cao trình độ ở nước ngoài, đồng thời có chính sách để tăng thu nhập và tạo các

cơ hội về nghiệp và thăng tiến để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng

cao cho doanh nghiệp. Trên cở sở đó, nâng cao khả năng cạnh tranh để cùng phát

triển hệ thống phân phối đáp ứng nhu cầu hội nhập của nước ta hiện nay.

24

LỜI KẾT LUẬNVới sự nỗ lực không ngừng của các cấp các ngành và đặc biệt là các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối thì hệ thống ngành phân phối ở nước ta

đã và đang có những bước phát triển mới. Dịch vụ phân phối được coi là một khâu

quan trọng, đem lại giá trị gia tăng cao trong toàn bộ chu trình của sản phẩm, do

vậy, việc nâng cao được lợi thế, sức cạnh tranh trong khâu phân phối là một hướng

đi mang tính chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tham gia vào các sân

chơi lớn như WTO đã giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định của Việt Nam,

đặc biệt là về dịch vụ phân phối. Hơn thế nữa, thị trường bán lẻ của Việt Nam ngày

càng trở nên phong phú, đa dạng, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp thu

công nghệ, học hỏi những cách thức quản lý, điều hành mới mẻ, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, thực hiện các cam kết của WTO cũng trở thành một thách thức lớn cho

các doanh ngiệp trong nước trước sức ép cạnh tranh cả về giá và chất lượng sản

phẩm, cũng như phong cách phục vụ của các doanh nghiệp nước ngoài.

Với đề tài nghiên cứu này, nhóm đề xuất những giải pháp cụ thể đối với các cơ

quan chức năng cũng như về phía doanh nghiệp nhằm tiếp tục phát huy những lợi

ích có được từ các cam kết của WTO, bên cạnh đó, giải quyết những mặt hạn chế

ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bài nghiên cứu của nhóm được thực hiện trong thời gian khá ngắn. Những

thống kê và phân tích được trình bày trong bài khó tránh khỏi những thiếu sót, vì

vậy rất mong nhận được sự góp ý của cô và mọi người.

Chân thành cám ơn PGS.TS.Vũ Thị Kim Oanh đã giúp đỡnhóm hoàn thành

bài nghiên cứu!

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS.TS. Vũ Chí Lộc, 2012, Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

2. TS. Đinh Thị Mỹ Loan, “Mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo cam kết

gia nhập WTO: Những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết”, ngày

26/09/2015, http://free.laurus.vn/danhmuctailieu/files/C%E1%BA%A5u

%20ph%E1%BA%A7n%203%20-%20Component%203/H%E1%BB%8Dc

%20vi%E1%BB%87n%20Ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20qu

%E1%BB%91c%20gia%20HCM%20-%20APPA/2.%20BC%20Chuy

%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81%20m%E1%BB%9F%20c

%E1%BB%ADa%20th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

%20d%E1%BB%8Bch%20v%E1%BB%A5%20ph%C3%A2n%20ph

%E1%BB%91i.pdf

3. http://fia.mpi.gov.vn/ ,báocáo “Tình hình đầu tư nước ngoài 8 tháng năm

2015”, ngày 28/09/2015, http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/3649/Tinh-hinh-dau-tu-

nuoc-ngoai-8-thang-nam-2015

4. www.trungtamwto.vn , báo cáo "Rà soát khuôn khổ pháp lí về dịch vụ phân

phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định

chuyên ngành với cam kết WTO", ngày 27/09/2015

http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/wto/Ra%20soat%20khuon

%20kho%20phap%20ly%20ve%20dich%20vu%20phan%20phoi%20o

%20VN%20va%20cac%20khuyen%20nghi.pdf

5. www.trungtamwto.vn , “Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực

thương mại dịch vụ - Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối”, ngày

26/09/2015, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-mo-cua-thi-truong-

dich-vu-phan-phoi

26