57
HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016 1 THÔNG TIN TÁC GI1. Hvà tên: NGUYN TN BO 2. Gii tính: Nam 3. Ngày sinh: 25 / 07 / 2000 4. Nghnghip: Hc sinh 5. Dân tc: Kinh 6. Đảng viên/ Đoàn viên: Đoàn viên 7. Đơn vị hc tập: Trường THPT Nhơn Trạch 8. Nơi thường trú: 1765, Lý Thái T, p 1, xã Phú Thnh, huyn Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai 9. Sđiện thoi: 0169 333 4180 10. Email: [email protected]

1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

1

THÔNG TIN TÁC GIẢ

1. Họ và tên: NGUYỄN TẤN BẢO

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25 / 07 / 2000

4. Nghề nghiệp: Học sinh

5. Dân tộc: Kinh

6. Đảng viên/ Đoàn viên: Đoàn viên

7. Đơn vị học tập: Trường THPT Nhơn Trạch

8. Nơi thường trú: 1765, Lý Thái Tổ, ấp 1, xã Phú Thạnh,

huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

9. Số điện thoại: 0169 333 4180

10. Email: [email protected]

Page 2: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

2

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2016

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI DỰ THI: (Dành cho học sinh phổ thông trung học)

Câu 1: Hãy nêu tiểu sử nhân vật được chọn đặt tên đường tại địa phương phường, xã

nơi bạn đang ở. Những hành động, đức tính nào của nhân vật bạn cần học tập làm

theo.

Trải qua mấy ngàn lịch sử dựng nước và giữ nước, những thế hệ người Việt Nam

đã phát huy phẩm chất anh hùng sang ngời của dân tộc, viết lên những trang sử chói

lọi như: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ . . .

Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chủ nghĩa yêu

nước, phẩm chất anh hùng cách mạng tiếp tục được phát huy với nhiều tấm gương hy

sinh vì độc lập tự do, chiến đấu vì hòa bình, giành lại độc lập cho dân tộc mà tên tuổi

của họ gắn liền với cách mạng Việt Nam như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê

Hồng Phong, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng V.v, họ là những người con đất Việt đã cống

hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.

Ngày nay chiến tranh đã lùi xa nhưng tên tuổi của các anh hùng dân tộc, cũng như

những người con ưu tú trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, tên tuổi của họ không những được

đặt cho những ngôi trường để nhắc nhở thế hệ con cháu biết ơn những người đã có

công với nước hy sinh cho dân tộc, mà còn được đặt ở những con đường lớn của thành

phố, thị xã trên khắp đất nước Việt Nam.

Quê tôi thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng tự hào có một con đường

mang tên Tôn Đức Thắng.

BÀI DỰ THI

Page 3: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

3

Hình ảnh đường Tôn Đức Thắng đoạn giao với đường Quách Thị Trang,

thuộc Ấp 3 – Xã Phú Thạnh – Huyện Nhơn Trạch – Tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÁC TÔN

Page 4: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

4

CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG ( 1888 – 1980 )

Bí danh: Thoại Sơn

Ngày sinh: 20/8/1888

Ngày mất: 30/3/1980

Quê quán: Xã Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang

Thành phần gia đình xuất thân: Nông dân

Năm vào Đảng: 1930

Tiểu sử:

– Ngày 20/8/1888: Tại Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long

Xuyên – nay là xã Mỹ Hoà Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) ông Tôn Văn Đề

và bà Nguyễn Thị Dị sinh được cậu con trai đầu lòng, đặt tên là Tôn Đức Thắng, tức

Bác Tôn.

– 1906: Sau khi đã học xong bậc tiểu học ở Long Xuyên, 18 tuổi, anh Hai Thắng lên

Sài Gòn học làm thợ máy tại École des Mécaniciens Asiatiques de Sài Gòn (Trường

của những người thợ máy Châu Á ở Sài Gòn), là trung tâm duy nhất đào tạo thợ máy

tàu thuỷ của Pháp ở Đông Dương.

Một số hình ảnh tại École des Mécaniciens Asiatiques de Sàigon

Page 5: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

5

Sau khi tốt nghiệp anh Hai Thắng vào làm việc tại xưởng Arsenal de Sài Gòn tức

xưởng Ba Son, chuyên sửa chữa chân vịt tàu tại phân xưởng cơ khí – trọng tâm của Ba

Son.

Hình ảnh xưởng Arsenal de Sàigon

– 1910: Vào làm thợ máy trong xưởng Tơ-rốp thuộc Sở Kiến trúc cầu đường và nhà

cửa ở Sài Gòn.

– 1912: Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son, và vận động học sinh trường

Bách nghệ Sài Gòn bãi khoá. Cuộc bãi công nêu cao yêu sách:

1) Tăng lương đồng loạt 20%.

2) Gọi những người bị sa thải trở lại làm việc.

3) Giữ nguyên lệ cũ: Công nhân được nghỉ 30 phút trước khi lãnh lương vào ngày

đầu tháng thay vì chỉ 15 phút. Cuộc bãi công kéo dài nhiều ngày mà không ảnh hưởng

gì đến đời sống công nhân, vì anh Hai Thắng đã vận động và được công nhân các

xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian

bãi công, nên cuối cùng bọn chủ Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận các yêu sách. Công

nhân trở lại làm việc với thái độ cầm chừng vì họ chỉ tăng lương 10%.

– Cuối 1912: Anh Hai Thắng vận động toàn thể công nhân xưởng Ba Son bãi công,

đồng thời vận động học sinh trường Bách nghệ Sài Gòn bãi khoá. Cuộc đấu tranh đầu

tiên đó của giai cấp công nhân đã giành được thắng lợi, và biểu lộ sức mạnh của lực

lượng xã hội mới. Chính vì vậy nên chính quyền thực dân Pháp mở chiến dịch tìm bắt

những người lãnh đạo cuộc bãi công. Anh Hai Thắng buộc phải trốn tránh, cải trang và

thay đổi tên khác, xin vào làm cho công ty tàu biển chạy trên Đại Tây Dương. Thế là,

trên chiếc tàu mang tên La Coóc, anh đã ra nước ngoài sang Pháp.

Page 6: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

6

– 1913: Làm công nhân quân giới tại xưởng Arsenal de Toulon – quân cảng ở miền

Nam nước Pháp.

Hình ảnh xưởng Arsenal de Toulon Tôn Đức Thắng (thứ nhất, hàng đứng bên phải)

cùng các bạn thợ tại cảng Toulon - Pháp

– Ngày 9/10/1916: Người thợ máy Tôn Đức Thắng nhận lệnh phục vụ trên chiến hạm

Paris của Pháp (nhiều tài liệu khác ghi là chiến hạm France hoặc Waldeck Rousseau –

đây ghi theo lời kể của Bác Tôn).

Hình ảnh chiến hạm Paris của Pháp

Page 7: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

7

– Ngày 16/4/1919: Mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc, chính phủ Pháp vẫn điều

động một hạm đội gồm 5 chiến hạm tiến vào biển Đen để tấn công nước Nga Xô Viết.

Hơn ai hết, anh Hai Thắng hiểu rằng: “Chống lại Cách mạng tháng Mười có nghĩa là

chống lại những lợi ích cơ bản của dân tộc mình, giai cấp mình, và những người thân

yêu mình”, do đó anh đã cùng những người có tư tưởng phản chiến quyết định “làm

binh biến” ngay trên tàu.

– Ngày 20/4/1919: Lúc 8 giờ sáng, anh Hai Thắng – người thợ máy Việt Nam duy

nhất trên chiến hạm đó – đã dũng cảm nhận lãnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kéo

lá cờ đỏ trên cột cờ của chiến hạm để nhằm biểu thị sự đoàn kết với Cách mạng tháng

Mười Nga mà anh đã từng nghe biết và có cảm tình từ lâu. Cuộc binh biến thành công.

Thế là vòng vây của đế quốc Pháp đối với đất nước Nga Xô Viết đã bị phá bung. Dưới

áp lực của những người phản chiến, tất cả các tàu chiến khác của hạm đội, theo lệnh

bọn chỉ huy đều phải quay trở về. Tất nhiên chúng đã “lấy danh dự” hứa với họ là về

Pháp sẽ không trả thù bất cứ ai. Nhưng họ đã nuốt lời! Chúng bắt hàng loạt binh sĩ,

công nhân có tham gia phản chiến trên tàu, đưa Toà án quân sự xét xử. Anh Hai Thắng

may mắn trốn thoát đi thẳng đến Paris, với giấy tờ giả mạo, anh xin vào làm việc ở nhà

máy Rơ-nô, để rồi sau đó, cuối năm 1919 anh tìm cách rời khỏi nước Pháp an toàn.

– 1920: Trở về Sài Gòn, làm công nhân cho hãng KROF và CIE. Anh Hai Thắng vận

động thành lập Công hội bí mật tại cảng Sài Gòn, rồi phát triển trong công nhân Ba

Son, FACI, nhà đèn Sài Gòn, nhà đèn Chợ Quán và một số cơ sở khác trong thành

phố. Đó là những công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam (để sau đó, 1927,

giai cấp này được phát triển vào tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí

hội” – Bác Tôn đã bắt liên lạc được với những học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

tức Bác Hồ, thông qua tổ chức này). Như vậy Bác Tôn và các bạn công nhân của Bác

là lớp người đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong giai cấp công nhân

Việt Nam, và tham gia hoạt động tích cực trong quá trình vận động thành lập chính

đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.

– Tháng 12/1920: Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (có Nguyễn Ái

Quốc tham dự, và Người đã cùng với những chiến sĩ cách mạng Pháp bỏ phiếu cho

Đảng tham gia “Quốc tế thứ 3”). Đại hội dành vinh dự lớn cho “Những người tham gia

nổi dậy ở Biển Đen” làm Chủ tịch vinh dự của Đại hội, trong đó có người công nhân

Việt Nam Tôn Đức Thắng của chúng ta – Bác Tôn, đã góp phần “nhỏ bé” của mình

vào chiến công chung rất vẻ vang này.

– Ngày 4/8/1925: Bác Tôn lãnh đạo công nhân Ba Son tổ chức cuộc đình công để trì

hoãn việc sửa chữa chiến hạm Guyn-lơ Mi-sơ-lê (Jules Michelet) mà người Pháp dùng

nó để chở lính sang Trung Quốc đàn áp phong trào cách mạng ở đó (do vậy đến

Page 8: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

8

28/11/1925 tàu mới sửa xong, tức phải nằm ở xưởng Ba Son hơn ba tháng rưởi). Lại

một lần nữa Bác Tôn đã thể hiện rất cao tinh thần quốc tế vô sản.

Hình ảnh chiến hạm Jules Michelet

– Giữa năm 1927: Bác Tôn được bầu vào Ban chấp hành Kỳ bộ Nam kỳ của Việt Nam

thanh niên cách mạng đồng chí hội với chức vụ Ủy viên Ban chấp hành kỳ bộ Nam kỳ.

Bác Tôn được phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn.

– Tháng 12/1928: Trong quá trình hoạt động cách mạng và vận động thành lập Đảng

Cộng sản Việt Nam, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn.

– Ngày 26/7/1929: Hội đồng đề hình thành phố Sài Gòn đã đưa ra xét xử Bác và nhiều

người khác. Chúng tuyên án Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai.

– Đêm 2/7/1930: Con tàu Harmand Rousseau chở Bác Tôn và những người tù từ

Khám lớn Sài Gòn, rời cảng Nhà Rồng đày đi Côn Đảo. Pháp ghi Bác Tôn là “phần tử

nguy hiểm”. Số tù của Bác: 5289.20 TF (TF: Viết tắt của Traveaux Forcés, có nghĩa

lao dịch khổ sai có thời hạn). Tại Côn Đảo, Bác bị giam ở khám 9, banh I (bagne).

– 1932: Với mục đích biến nhà tù thành trường học Cộng sản của mình, Bác Tôn và

một số đồng chí thành lập Chi bộ Đảng nhà tù (ông Nguyễn Hới làm Bí thư, Bác Tôn

và một số đồng chí khác làm uỷ viên). Để tiện thông tin, giáo dục, Chi bộ quyết định

cho ra đời tờ báo viết tay lấy tên là Ý kiến chung. “Toà soạn” đặt tại khám 9, banh I,

tức nơi giam Bác Tôn. Rồi sau đó ra thêm tờ Tiến lên, mỗi kỳ ra 30 bản, mỗi bản 30

trang, khổ nhỏ cở bloc lịch, khoảng 1/6 hay 1/4 giấy học trò.

Page 9: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

9

Hoạt động của Bác bị kẻ thù phát hiện (dùng cán chổi dộng vào tường để liên lạc với

những người tù chính trị ở banh II), nên chúng chuyển nhốt Bác ở xà lim số 15, phạt

Bác phải ăn cơm nhạt 2 tuần, rồi tống giam vào hầm xay lúa, nơi được xem là “địa

ngục của địa ngục”. Hết hạn khổ sai ở hầm xay lúa, chúng chuyển Bác trở về khám 9,

banh I.

– 1934: Bác Tôn được ra làm ở Sở lưới.

– Ngày 23/9/1945: Bác và khoảng gần 1.500 người tù khác bị giam giữ ở nhà tù Côn

Đảo được Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Nam Bộ cử một phái đoàn đưa tàu ra

đón về đất liền. Ngay trong ngày “Nam Bộ kháng chiến” (chống giặc Pháp trở lại xâm

lược Sài Gòn). 23/9 Bác Tôn được bổ sung vào Xứ uỷ và phân công phụ trách Ủy ban

kháng chiến Nam Bộ kiêm chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ (Như vậy thời gian

Bác Tôn bị đày ở Côn Đảo là 15 năm có dư vài tháng, khoảng 5.550 ngày đêm chịu

khổ nhục trăm bề ở chốn địa ngục trần gian!).

– Ngày 25/10/1945: Bác Tôn tham dự Hội nghị xứ uỷ Nam Bộ mở rộng (do ông

Hoàng Quốc Việt, thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trì tại Thiên Hộ,

huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho), Bác Tôn được phân công phụ trách Uỷ ban kháng chiến

Nam Bộ, kiêm chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam bộ.

– Ngày 6/1/1946: Bác Tôn được nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc

hội khoá I trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

– Cuối tháng 2/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định điều Bác

Tôn ra công tác Hà Nội. Từ ấy Bác Tôn luôn bên cạnh Bác Hồ và Trung ương.

Page 10: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

10

Hình ảnh bác Hồ và bác Tôn tại Quốc hội khóa I.

– Tháng 4/1946: Bác Tôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội nước ta cử tham

gia đoàn Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sang thăm nước Pháp (do ông

Phạm Văn Đồng dẫn đầu).

– Cuối tháng 5/1946: Bác Tôn được toàn thể đại biểu Hội nghị nhất trí bầu làm Phó

Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự;

Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng được bầu làm Phó Chủ tịch hội) để lãnh đạo

toàn dân thực hiện thắng lợi. Mục đích của Mặt trận là: “Đoàn kết tất cả các đảng phái

yêu nước và các đồng bào vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng

chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú

cường”. Ngoài cương vị lãnh đạo Mặt trận Liên Việt, Bác Tôn được Trung ương

Đảng, Chính phủ phân công giữ nhiều trọng trách: Tổng thanh tra Chính phủ, Quyền

Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch danh dự

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt – Xô.

– Năm 1948: Ngày 1/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 195, thành lập Ban

vận động thi đua ái quốc Trung ương. Trước đó, Bác Hồ và Thường vụ Trung ương

Đảng đã quyết định cử Bác Tôn, Ủy viên Trung ương Đảng, làm Trưởng ban Trung

ương vận động Thi đua ái quốc.

– Từ 11 – 19/2/1951: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Bác Tôn

được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Page 11: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

11

Hình ảnh toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

– Từ 3 – 7/3/1951: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc thống nhất Việt Minh, Bác Tôn

được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (Bác Hồ được suy tôn Chủ tịch danh dự

Mặt trận).

– Tháng 9/1945: Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I, họp tại Hà Nội, Bác Tôn được bầu

làm Trưởng ban thường trực Quốc hội.

Cũng trong tháng này, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc, Bác Tôn được

bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Tháng 12/1955: Bác Tôn là người Việt Nam đầu tiên được Uỷ ban giải thưởng hoà

bình quốc tế Lê Nin của Liên Xô quyết định tặng giải thưởng Lê Nin “Vì hoà bình và

hữu nghị giữa các dân tộc”.

– Tháng 11/1956: Dẫn đầu đoàn đại biểu nước ta sang thăm Liên Xô.

–Tháng 2/1957: Ban Thanh toán nạn mù chữ trung ương được thành lập, Bác Tôn

được cử làm Trưởng ban.

– Ngày 19/8/1958: Nhân dịp Bác Tôn tròn 70 tuổi, tại Câu lạc bộ Ba Đình (Hà Nội –

nay là quảng trường Ba Đình), Bác Hồ đã thay mặt nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc

hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tặng Bác Tôn huân chương Sao

vàng – huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta, vì Bác đã có nhiều cống hiến xuất

sắc trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, và trong sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Trong buổi lễ trao tặng huân chương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng

Page 12: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

12

định: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là người đầu tiên và Người rất xứng đáng được tặng

thưởng huân chương ấy”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huân chương Sao Vàng cho đồng chí Tôn Đức Thắng

( tháng 8/1958 )

– Ngày 15/7/1960: Quốc hội đã nhất trí bầu Bác Tôn Đức Thắng làm Phó Chủ tịch

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã siết chặt tay Bác Tôn nói:

“Toàn thể Quốc hội nhất trí bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước, tức là đồng bào miền Nam

đều bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước. Điều đó tiêu biểu rằng nước ta nhất định thống

nhất”.

– Tháng 11/1967: Nhân kỷ niệm lần thứ 50 cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười

Nga, Bác Tôn được Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tặng huân chương Lê Nin

– huân chương cao quý nhất của Liên Xô – về những hoạt động góp phần vào cuộc

đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ (1919).

Page 13: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

13

Hình ảnh chủ tịch Tôn Đức Thắng vui mừng trở về thăm đồng bào,

chiến sĩ miền Nam sau ngày đại thắng 30/4/1975

– Ngày 23/9/1969: Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bác Tôn được Quốc hội nhất

trí bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá

II, họp ở Hà Nội ngày 23/9/1969.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng phát biểu cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm

bầu làm chủ tịch nước (23/9/1969)

– Ngày 15/5/1975: Chủ tịch Tôn Đức Thắng về miền Nam dự lễ mừng chiến thắng vĩ

đại của dân tộc ta tại thành phố Sài Gòn (mít tinh mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải

phóng 30/4/1975).

Page 14: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

14

– Ngày 3/7/1976: Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI, Bác Tôn được bầu làm

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình ảnh toàn cảnh kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI

– Tháng 8/1978: Bác Tôn được Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân

Mông Cổ tặng huân chương Xu-Khê Ba-To – huân chương cao quý nhất của Mông Cổ

– để ghi nhận công lao to lớn của Bác đã cống hiến cho sự nghiệp hoà bình hữu nghị

và chủ nghĩa xã hội của các dân tộc, và trong việc củng cố tình hữu nghị anh em giữa

nhân dân Việt Nam với nhân dân Mông Cổ.

– Ngày 30/3/1980: Sau gần 2 năm yếu mệt, Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần, thọ 92

tuổi. Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận đã quyết định tổ chức lễ quốc tang với nghi thức

trọng thể. Toàn thể nhân dân Việt Nam để tang Bác Tôn trong 5 ngày từ 1 – 5/4/1980.

Sáng ngày 1/4/1980, không chỉ tại Hội trường Ba Đình lịch sử mà ở quê hương Bác

(xã Mỹ Hoà Hưng, An Giang) lễ viếng Bác Tôn cũng được cử hành rất trọng thể. Các

đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận luôn luôn túc trực

bên linh cửu Bác. Đã có gần 150 đoàn đại biểu với hơn 10.000 người thay mặt đồng

bào cả nước đến viếng (và trên 20 điện chia buồn của các nước – bè bạn khắp năm

châu). Ngày 4/4 lễ an táng Bác Tôn tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) được cử hành

rất trọng thể.

Page 15: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

15

- Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một tấm gương mẫu mực sáng ngời đạo đức cách

mạng vì vậy chúng ta cần học tập và làm theo những đức tính và hành động của bác

Tôn:

Học tập phẩm chất đạo đức, phẩm chất cách mạng, tính kiên định, lập trường

vững vàng, tác phong nhanh nhẹn, cần cù sáng tạo, trọng nghĩa khí, ghét áp bức bất

công, luôn có tinh thần đoàn kết, yêu thương con người, luôn chia sẻ ngọt bùi, tương

thân tương ái, bao dung, độ lượng với mọi người của chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, sẵn sang tham gia bảo vệ tổ quốc khi có

lệnh điều động, sẵn sang tham gia nghĩa vụ quân sự khi có tên trong danh sách tuyển

quân.

Luôn giữ vững tinh thần đoàn kết trong lớp học trong nhà trường cũng như trong

cuộc sống, rèn luyện bản thân thành một đoàn viên ưu tú, một học sinh học giỏi, sống

tốt, phòng chống các tệ nạn xã hội học đường cũng như xã hội, không vi phạm pháp

luật.

Thi đua học tập mọi mặt về văn hóa, ngoại ngữ, tin học, tích cực tham gia các

hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật, tham gia các hoạt động Đoàn “Đền ơn, đáp

nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ

phong trào cứu trợ người dân bị thiên tai, bão lụt ở miền Trung.

Luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, không bao giờ

sao lãng nhiệm vụ được giao, chịu khó nghiên cứu, học tập lý luận.

Chúng ta còn học ở bác Tôn đức tính khiêm tốn, tiết kiệm, trong sạch, ngay thẳng,

chân thành, giản dị, tận tụy, tinh thần anh dũng, bất khuất, ham lao động trí óc và chân

tay, không xa hoa, lãng phí, mẫu mực, tính nguyên tắc, tính tổ chức, phấn đấu không

mệt mỏi.

Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Di sản quý báu nhất mà đồng chí

Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng..., tinh túy của chất

người ấy là lòng thương nước, yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí, niềm tin

sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, mặc dù khó khăn, gian khổ, nhưng tinh thần một

lòng một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư, quên mình, sự khiêm tốn giản dị,

hồn nhiên trong sáng. Đó là chất cách mạng tinh khiết, không gì làm phai nhạt được,

từ thưở thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách ngày càng ngời lên

đẹp đẽ và cao quý”.

Phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu bền bỉ, kiên cường của Bác Tôn Đức Thắng là

kiểu mẫu về lối sống và nhân cách của một người cách mạng, suốt đời vì nước, vì dân,

về lòng trung thành, dũng cảm, thể hiện ý chí sức mạnh phi thường không gì lay

Page 16: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

16

chuyển. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “... Đồng chí Tôn Đức Thắng là một

gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm chính; suốt đời hết lòng hết

sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc, là một tấm gương

sáng ngời về phẩm chất và lối sống cao đẹp, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải noi theo và

phát huy thêm nữa để phụng sự tổ quốc.

Hình ảnh lễ kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Page 17: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

17

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VỀ CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG

Huân chương Sao Vàng Huân chương Đại đoàn kết

Bác Tôn là người đầu tiên được trao tặng Nhà nước CHXHCN Việt Nam truy tặng

nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 cố chủ tịch Tôn Đức Thắng (15/11/2005)

của người (20/8/1888 – 20/8/1958)

Huân chương Soukhe – Bator Huy chương Hữu nghị kỷ niệm

Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Mông Cổ 20 năm Cách mạng Cu Ba (1953 – 1973)

Trao tặng cho chủ tịch Tôn Đức Thắng do Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cu Ba

tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tháng 7/1973

“Những phần thưởng cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng”

Page 18: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

18

Bác Hồ và Bác Tôn “Hai con người một phong cách” ảnh chụp năm 1960

Bác Hồ và bác Tôn Đức Thắng chụp ảnh với đoàn thiếu nhi "Dũng sĩ Diệt Mỹ" miền Nam

Page 19: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

19

Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Tiểu đoàn tên lửa

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng cùng đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Binh chủng TTLL

và Trạm cơ vụ A10 của Lữ đoàn Thông tin 205, ngày 12-2-1972

Page 20: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

20

Giáo sư Nguyễn Huy Phan báo cáo phương pháp tạo hình nhân một trường hợp thương binh

nặng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bác Tôn Đức Thắng, ngày 27-7-1974

Tiểu đoàn trường Đinh Thế Văn (giữa) đang thuyết minh cách đánh B.52

cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Page 21: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

21

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng thăm và động viên

đồng bào Khâm Thiên (HN) bị ném bom đêm 26/12/1972

Hồ Chủ tịch và các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh.

Page 22: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

22

Ông Võ Thúc Đồng với Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng- một bạn tù Côn Đảo

cùng bị giam ở khám 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tôn Đức Thắng, Bí thư Thứ nhất

Lê Duẩn và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dự mít tinh kỷ niệm Cách mạng Tháng

Tám và Quốc khánh 2.9.1960

Page 23: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

23

Chủ tịch Tôn Đức Thắng thăm hỏi, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Sở Công an Hà Nội, 1976

Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước

viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1975

Page 24: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

24

Bác Tôn và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ mít tinh kỷ niệm Quốc khánh, 02/9/1955

Page 25: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

25

Bác Hồ, Bác Tôn với các Anh hùng Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam

ra thăm miền Bắc, 1965.

Bác Tôn và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân

dân Việt Nam và ngày Toàn quốc kháng chiến, 1967

Page 26: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

26

Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhận trình Quốc thư của Đại sứ Cộng hòa Cu - Ba, 1966

Page 27: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

27

Trưởng Ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, 1956

Page 28: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

28

Bác Tôn thăm học sinh Việt Nam đang học tập tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức, 1958

Page 29: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

29

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng gặp gỡ các Đại

biểu Quốc hội miền Nam dự Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa I (tháng 12-1959)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng chụp ảnh lưu niệm với các anh hùng

chiến sĩ thi đua tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ 3, tháng 5 năm 1962

Page 30: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

30

Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài trong Lễ chào mừng chiến thắng ở Sài Gòn 15/5/1975

Tháng 11 năm 1975, trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Tôn đã về thăm lại xưởng Ba Son, động

viên anh chị em công nhân cố gắng phấn đấu thi đua lao động sản xuất, mãi mãi xứng đáng với

truyền thống anh hùng của Ba Son

Page 31: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

31

Đường Tôn Đức Thắng

Page 32: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

32

Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ xã Phú Thạnh đến trung tâm huyện Nhơn Trạch)

Page 33: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

33

Câu 2: Hãy tường thuật sự kiện hoặc kể lại câu chuyện có thật mà bạn tâm đắc

nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng tỉnh Đồng Nai.

Trả lời:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) kết thúc thắng lợi, nhờ sự lãnh

đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đoàn kết của toàn dân tộc trên cả

nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ giáp với thành phố Hồ Chí Minh,

có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế, giao thông vận tải. Nhân dân Đồng

Nai có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ đặc

biệt góp phần quan trọng vào thắng lợi của “chiến dịch Hồ Chí Minh” lịch sử năm

1975.

Thực hiện chủ trương của Bộ chính trị chỉ huy chiến dịch giải phóng miền

Nam, Quân đoàn 2 cùng với Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã đập tan “Cánh cửa

thép Xuân Lộc” giải phóng thị xã Long Khánh ngày 21/04/1975.

Thắng lợi của chiến dịch Xuân Lộc đã làm suy sụp ý chí chiến đấu của địch,

tạo ra thế tiến công mới cho ta, mở đường cho Quân đoàn 2 thọc sâu vào Sài Gòn từ

hướng Đông, góp phần làm nên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” toàn thắng.

Trong cuộc tấn công của Quân đoàn 2 có sự đóng góp không nhỏ của quân và

nhân dân huyện Long Thành (nay là huyện Long Thành và Nhơn Trạch). Với lòng yêu

nước, đoàn kết cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ nhân dân ở đây đã vượt qua gian

khổ, hy sinh xây dựng hậu cần, đấu tranh cùng với cả tỉnh Đồng Nai và nhân dân cả

nước hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Sáng 25-4, Huyện ủy Long Thành triệu tập cuộc họp phổ biến 10 điều kỷ luật

của bộ đội, cán bộ trong vùng giải phóng, chính sách hàng binh, xử lý chiến lợi phẩm,

công tác dân vận. Huyện cử cán bộ xuống từng xã để cùng đồng bào chờ giờ nổi dậy

giải phóng xã. Thứ bảy ngày 26-4-1975, 7 giờ 30 phút, có 6 xe chở lính từ Biên Hòa về quận

lỵ Long Thành. Cùng lúc, phía trên không xuất hiện 2 máy bay trực thăng đảo trên khu

vực Bình Sơn, Cẩm Đường, dọc theo lộ 25 và lộ 10. Đến 8 giờ, địch cho 1 tiểu đoàn

bảo an vào tăng cường cho đồn Bình Sơn, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến về chốt

giữ ngã ba Thái Lan. Ở quận lỵ Long Thành, địch rút đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 309 về

chốt giữ ấp Thái Lạc.

Quốc lộ 15 vắng tanh, thỉnh thoảng có những tốp người hầu hết là đàn bà, trẻ

nhỏ bồng bế nhau tay xách giỏ mang hớt hải chạy về phía Cô nhi viện, về phía rừng

Cao Thái. Lính quận vẫn chia nhau từng cụm canh gác nhưng không khám xét.

Lúc 15 giờ chiều, ở căn cứ Long An đồng chí Chín Công, Tư Bé nhận được bức

điện của đồng chí Tư Thiện - Phó chính ủy Quân đoàn 2: “chuẩn bị lương thực, thực

phẩm cho 1.000 bộ đội ăn, chuẩn bị tấn công địch’". Bức điện được sao ra làm nhiều

bản và gửi gấp xuống các xã. Thời gian như căng ra với không khí chuẩn bị khẩn

trương. Huyện nhanh chóng triển khai các chỉ đạo của cấp trên. Đồng bào các xã mang

Page 34: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

34

gạo và các thứ hàng cần thiết ủng hộ cho bộ đội. Trong ngày, Ban quân lương báo cáo

về huyện “Số lương thực đã dự trữ được 128 tấn, vượt mức giao 28 tấn”. Huyện liên

tiếp nhận được điện khẩn chỉ đạo của cấp trên để thực hiện cho những nhiệm vụ quan

trọng trong chiến dịch đánh vào sào huyệt địch, giải phóng quê hương. Lúc 16 giờ, văn

phòng Huyện ủy lại nhận được điện khẩn “bảo vệ cầu, địa phương làm nhiệm vụ đưa

đường để bộ đội ở trên về đánh địch”.

Từ hướng Xuân Lộc, trong khu rừng Cẩm Đường, bộ binh cùng xe tăng của

quân đoàn 2 đã về chờ lệnh tiến công. Đồng bào Bình Sơn, Cẩm Đường mang xôi, thịt

gà, hoa trái ra đón, tiếp tế cho bộ đội. Huyện ủy Long Thành cử các cán bộ, chiến sĩ

làm nhiệm vụ đưa đường.

16 giờ 30 phút, Quân đoàn 2 xuất phát từ Bình Sơn. Sư đoàn 304 theo đường

15B tiến về khu căn cứ quân sự Nước Trong. Dẫn đầu là 12 xe tăng. Xe chạy đến đâu

cây đổ đến đó, một con đường rộng rãi xuất hiện. Cùng lúc đó, sư đoàn 325 theo liên

lộ 25 qua Lộc An tiến vào quận lỵ Long Thành.

Trong lúc đó ở Bình Sơn, lực lượng 207 cùng du kích nổ súng tấn công đồn

Nhà Máy. Theo chỉ đạo của Huyện ủy, đồng chí Bảy Lệ cho sáp nhập chi bộ B và chi

bộ A và thành lập Ủy ban quân quản.

17 giờ, sư đoàn 304 bắt đầu tấn công địch ở 3 khu vực: trường thiết giáp,

trường sĩ quan lục quân, trường cảnh sát quốc gia II.

17 giờ 30 phút, pháo của sư đoàn 325 đặt tại cánh đồng Sở Hoàng thuộc xã

Long An bắn vào chi khu Long Thành. Loạt đạn đầu nổ ở khu Cầu Xéo và khu Bàu

Cá. Loạt đạn thứ hai nổ trúng bãi pháo 105 li và khu chợ. Loạt đạn thứ ba đánh trúng

chi khu và dinh quận lỵ. Gần 700 trái pháo dập xuống làm 3 tiểu đoàn lính địch chạy

tán loạn. Nhà lầu của quận trưởng Hà Văn Sáu trúng đạn làm y bị thương ở đùi. Gần

hai trung đội địch bị chết và bị thương. Địch phản ứng cho pháo bắn từ Bến Sắn, từ

Phước Hòa về chặn đường 25 hướng Lộc An lên. Lập tức pháo của sư đoàn 325 được

điều chỉnh hướng bắn. Ta nã 2.000 trái pháo trong khoảng 45 phút diệt bãi pháo Phước

Hòa, Bến Sắn khiến chúng im bặt.

18 giờ, xe tăng của Quân đoàn 2 đã tiến đến ngã ba đầu đường Nguyễn An

Ninh. Khi tăng đến trước cửa hiệu Châu Hải, đạn từ trên tháp nước do một ổ đề kháng

của địch bắn xuống khiến bộ binh của ta không tiến lên được. Các đồng chí thuộc lữ

tăng 203 buộc phải cho bắn lên 2 trái đạn pháo, tháp nước thủng 1 lỗ lớn, 3 xác lính

cùng với cây đại liên rơi xuống. Xe tăng bộ binh ta tràn vào bao vây dinh quận lỵ. 18

giờ 55 phút, lực lượng cách mạng đã chiếm bãi pháo 105 li, 13 xác lính nằm rải rác,

bên cạnh 2 xe quân sự trúng đạn đang bốc cháy.

20 giờ, Huyện ủy Long Thành, Nhơn Trạch lại nhận được bức điện thứ ba “Chuẩn bị 100 ghe thuyền để đưa bộ đội qua sông Đồng Nai. Chọn nơi đặt pháo cho

Quân đoàn 2 bắn vào Sài Gòn”. Nhiệm vụ này được Huyện ủy Nhơn Trạch thực hiện.

21 giờ, Huyyện ủy lại nhận một bức điện của trên chỉ đạo “Thành lập Ủy ban

quân quản để tiếp quản. Xã tự giải phóng xã”.

Bộ phận văn phòng xuống từng xã thông báo kịp thời tinh thần chỉ đạo của

trên. Đến 22 giờ, quân địch ở quận lỵ Long Thành đã mất những đồn bảo vệ chung

Page 35: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

35

quanh như Cầu Quản Thủ, ngã ba Cầu Xéo, Liên Kim Sơn, Chốt Cầu Đen, Chốt Bàu

Cá. Quân địch rút chạy vào trong quận cố thủ chống trả. Thị trấn Long Thành chìm

ngập trong lửa đạn. Hệ thống điện bị cắt đứt. Trời tối, chốc chốc lóe lên những vầng

lửa từ đạn pháo nổ.

Quân địch chống trả quyết liệt. 22 giờ 30 phút, 1 xe tăng của ta bị địch bắn cháy

ở cổng dinh quận lỵ, 5 chiến sĩ hy sinh. 23 giờ kém 5 phút, lại một chiếc xe tăng của

chủ lực bị trúng đạn bốc cháy ngay trước bãi pháo. Mặc dù bị cháy 2 xe, các chiến sĩ

ta quyết tâm tấn công áp đảo địch. Trong lúc hoảng loạn, quận trưởng Hà Văn Sáu bỏ

trốn. Y bắt lính cõng theo đường hào chạy ra khu Liên Kim Sơn, đến gò Dầu Ba rồi

cướp thuyền của dân bắt lính đẩy ra ấp Bà Chèo thuộc xã Tam An. Chỉ huy cao nhất

của địch ở Long Thành đào thoát, binh lính trong quận vỡ chạy trong cảnh rắn mất

đầu. Theo quốc lộ 15 về hướng bắc, khi pháo lệnh nổ, được bộ đội huyện hỗ trợ, du

kích các xã Phước Nguyên, An Lợi, Tam An, Long Đức đồng loạt nổ súng tấn công địch. Bọn địch ở những xã này chống cự yếu ớt, rút chạy. Ở xã Phước Nguyên đội du kích đã diệt 3 tên, gọi hàng 21 tên, thu 85 súng trong đó có 1 khẩu M-79, 3 tiểu liên, 1 cối 82 li và ba tấn đạn. Xã Phước Nguyên là xã đầu tiên của huyện Long Thành được giải phóng trong ngày 26-4-1975.

Về hướng nam, đại đội 27 cùng du kích xã Long An gọi hàng 2 trung đội dân

vệ, thu toàn bộ súng, giải phóng xã. Du kích xã Long Phước được sự giúp đỡ của trung

đoàn 4 nổ súng tiêu diệt đồn Hàng Dương rồi phá chốt quân sự ở ngã ba Nhà Mát,

chốt địch ấp Đất Mới và san bằng bãi pháo Phước Hòa. Xã Long Phước được giải

phóng.

Ở khu căn cứ Nước Trong, tình hình chiến sự xảy ra rất căng thẳng. Gần 5 tiểu

đoàn địch chốt giữ 3 nơi, có lữ thiết giáp đoàn 22 với 50 xe tăng yểm trợ. Địch dựa

vào hầm hào lô cốt bắn ra, gọi pháo bắn về, từng đợt xe tăng của địch xông ra phản

kích. Sư đoàn 304 tổ chức tấn công nhiều đợt nhưng vẫn chưa đột phá được trận địa

của địch, phải gọi pháo hỗ trợ. Lập tức, pháo của Quân đoàn 2 đặt ở khu rừng cao su

Ông Quế bắn tới. Gần 2.000 trái pháo dập xuống cả ba khu vực. Xe tăng lữ 203 của ta

cùng lực lượng bộ binh khép vây địch.

Ngày 27-4-1975, tại căn cứ Nước Trong một cuộc đấu tăng diễn ra ác liệt.

Trước đó, pháo của Quân đoàn 2 nã vào phá hủy 14 chiếc. Sáng hôm sau, địch bung ra

phản kích nhưng không chọc thủng được vòng vây. Lữ tăng 203 phối hợp với bộ binh

của sư đoàn 304 bao vây tấn công quyết liệt áp đảo tăng của đối phương. Đến 13 giờ,

tăng của địch co cụm lại. Pháo của Quân đoàn 2 lại được lệnh bắn tới. Không chịu nổi

hỏa lực của ta, xe tăng của địch tháo chạy về hướng cánh đồng An Viễng. Lữ tăng 203

tập trung truy kích khiến đội hình tăng của địch hỗn loạn, cái trúng đạn bốc cháy, cái

lật nghiêng, cái lọt xuống khe suối. Nhiều xe tăng bị vây không còn lối chạy buộc lính

bỏ xe đầu hàng.

Lúc 15 giờ, khu căn cứ Nước Trong hoàn toàn giải phóng. Lực lượng giải phóng đã

phá hủy 30 xe tăng, thu 14 xe, diệt gần 500 tên địch. Số lính sống sót bỏ chạy ra ngã

ba Thái Lan. Sư đoàn 304 liền chia quân ra làm hai cánh: cánh thứ nhất tràn qua cánh

đồng Rạch Chiếc thuộc xã Phước Tân, tiêu diệt đồn địch ở đầu cầu rồi tiến sâu vào bao

Page 36: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

36

vây tấn công một khu của Tổng kho Long Bình; cánh quân thứ hai tiếp tục tiến ra bao

vây giặc ở ngã ba Thái Lan. Trong thời gian này, đồng bào, du kích địa phương các xã

Long Tân, Tam Phước, An Hòa, Long Hưng đồng loạt nổ súng tấn công địch, giải

phóng xã.

Trong lúc sư đoàn 304 tấn công khu căn cứ Nước Trong thì đại đội 27 kết hợp

du kích địa phương tấn công địch ở đập nước Long An. Địch bỏ chạy ra chốt đóng ở

ngã ba Cầu Hưu. Các chiến sĩ ta tiến ra bao vây rồi phát loa gọi hàng. Gần một trung

đội địch mang súng ra nộp, một số chạy vào ấp Thái Lạc. Ấp Thái Lạc vốn là ấp chiến

lược đặc biệt, xung quanh có hàng rào tre gai dày đặc, giao thông hào, hàng rào kẽm

gai, rồi nhà dân bao bọc, chỉ có 1 con đường vào ngay cửa nhà thờ. Bộ đội tiến vào thì

địch nấp trong nhà dân bắn ra. Cho pháo dập thì sợ dân chết. Gọi hàng thì bọn này

ngoan cố chống lại. Nơi đây là điểm những toán quân, sắc lính địch thất trận chạy đến

trú nấp khá đông. Lực lượng của địch ở trong ấp có đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 309, hai

trung đội địa phương và trung đội 46 (do Sáu Lâu chỉ huy) từ quận lỵ Long Thành

chạy đến. Chúng kết hợp với bọn dân vệ địa phương ngoan cố chống lại ta. Lực lượng

cách mạng tiếp tục phải bao vây rồi báo cáo về trên; đồng thời rút bớt lực lượng ra để

kết hợp xuống giải phóng xã Phước Long.

Tại xã Phước Long, đồng chí Năm Trà, Tám Phương làm nội ứng vận động

được 2 trung đội địch mang súng ra hàng. Bọn còn lại của tiểu đoàn 309 bảo an bỏ

chạy ra rừng. Đồng bào trong xã nổi dậy phá đồn, thu vũ khí và nộp về Ủy ban quân

quản. Xã Phước Long được giải phóng.

Ở xã Bình Sơn, lực lượng 207 cùng du kích nổ súng tấn công đồn Nhà Máy.

Địch ở đây có gần 2 tiểu đoàn, ta đánh suốt đêm vẫn không giải quyết được. Đồng chí

Bảy Lệ phải báo về sư đoàn 325 đề nghị hỗ trợ phá dứt điểm. Sư đoàn 325 điều một

tiểu đoàn cùng có 2 xe tăng hỗ trợ tấn công. Xe tăng sư đoàn 325 bắn sập cổng đồn,

sập sở chỉ huy, nghiền nát hàng rào. Ta tấn công mạnh khiến địch bỏ chạy. Đến 11

giờ, bộ đội cùng đồng bào truy lùng bắt về 96 tên lính ngụy. Toàn bộ khu vực Nhà

Máy được tiếp quản vào lúc 12 giờ. Bình Sơn được giải phóng.

Ngày 28-4-1975, du kích xã Phước Thái kết hợp với lực lượng của đại đội 27

bao vây phát loa kêu gọi cho địch đóng tại địa phương, cho biết quận lỵ Long Thành

đã giải phóng. Thị trấn Bà Rịa đang bị vây hãm. Con đường tốt nhất là mang súng trở

về với cánh mạng sẽ được khoan hồng. Tên đồn phó cùng 50 tên lính bảo an của tiểu

đoàn 248 đem súng ra nộp cho cách mạng. Số còn lại bỏ trốn vào rừng Tân Hiệp, Bàu

Cá. Đồn Quán Chim bị phá vỡ. Tại bến Gò Dầu, 3 tàu quân sự cỡ nhỏ và 9 xuồng máy

của địch kéo cờ trắng xin hàng, gần 1 tiểu đoàn địch mang súng về đầu hàng cách

mạng. Xã Phước Thái hoàn toàn giải phóng vào lúc 10 giờ kém 15 phút.

Giải phóng xong xã Phước Thái, đại đội 27 cùng lực lượng của trung đoàn 4

quay về giải quyết ấp Thái Lạc. Địch ở đây vẫn còn ngoan cố chống lại. Sau hai ngày

kiên trì bao vây, kêu gọi, thuyết phục, lực lượng cách mạng mới quyết đánh. Địch nấp

trong hầm nhà bắn ra khiến ba đợt tấn công của ta không tiến vào được, làm 21 chiến

sĩ hy sinh. Trước tình thế này, đồng chí chỉ huy trận đánh trực tiếp về báo cáo và đề

nghị cho pháo hủy diệt. Chỉ huy mặt trận chỉ thị “Hiện giờ đồng bào trong đó còn

đông, chỉ có một số ngoan cố chống lại. Nhiệm vụ là tiêu diệt bọn ngoan cố. Tuyệt đối

Page 37: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

37

không được tàn sát đồng bào”. Sư đoàn 325 điều thêm 1 đại đội, kết hợp với đại đội 2

biệt động của huyện quyết tâm tiêu diệt địch tại đây. Lực lượng ta chia làm hai cánh

quân: một cánh từ quốc lộ 15 dùng cối 81 li bắn tạo điều kiện cho bộ binh tràn vào,

một cánh của Đại đội biệt động đánh từ phía cánh đồng Bưng Cơ lên. Bọn lính trong

ấp chống cự không nổi phải mở đường máu tháo chạy ra khu Gò Mả thuộc ấp Hàng

Gòn, trốn vào rừng cao su. Những tên trong lực lượng dân vệ ngoan cố không chịu ra

hàng, chui rúc trong nhà dân tiếp tục bắn trả.

Trước tình hình này, đồng chí Chín Công lập cách mời linh mục Trần Quang

Vũ về huyện để nói rõ chủ trương của cách mạng. Linh mục Trần Quang Vũ được

nghe 10 điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ trong vùng giải phóng và nhận 1 tập giấy in

chính sách mười điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Đồng chí Chín

Công đề nghị ông “vận động bọn dân vệ ra hàng, cách mạng sẽ thực hiện đúng 10 điều

đề ra”. Khi được giải thích của ta, linh mục Trần Quang Vũ nói: “Chúng tôi đã bị lừa

gạt, họ nói là cộng sản sẽ móc ruột, moi gan, giết hết không tha một ai. Bây giờ tôi

mới hiểu là chúng tôi nhầm. Tôi xin phép được về khuyên bảo họ ra hàng cách mạng”.

Đồng chí Chín Công cho xe chở vị linh mục đến tận cổng nhà thờ Thái Lạc. Không

đầy hai giờ sau, từ trong ấp, hai xe lam đầy súng đạn, toàn là M79, M72, tiểu liên và

hai khẩu cối 60 li, hai máy PRC -25 và toàn bộ hồ sơ, sổ sách chở đến đem nộp cho

Ủy ban quân quản thị trấn. Ấp Thái Lạc được giải phóng, đây là ấp giải phóng cuối

cùng trên đất Long Thành.

Trong lúc ta giải phóng ấp Thái Lạc thì tại ngã ba Thái Lan, trung đoàn đặc

nhiệm do tên trung tá Trạc chỉ huy gồm ba tiểu đoàn hợp với bọn lính vừa tháo chạy từ

căn cứ Nước Trong ra cố thủ. Chúng gọi pháo từ Tổng kho Long Bình bắn đến và gọi

máy bay ném bom. Ta bắn cháy hai máy bay của địch và kiên quyết tấn công nhưng

chưa phá được hệ thống phòng thủ của địch. Từ thị trấn Long Thành, sư đoàn 325 điều

một tiểu đoàn với 6 xe tăng đến trợ chiến. Ta gọi pháo bắn đến tạo điều kiện cho xe

tăng, bộ binh tràn lên. Địch rút chạy về dốc 47 rồi rút về đóng ở phía nam sông Buông.

Đến 14 giờ ngày 28-4-1975, sau khi cơ bản hoàn thành những mục tiêu trong

chiến trận tại Long Thành, sư đoàn 325 thông báo lệnh cho đồng bào được vào thị trấn

và bàn giao cho Ủy ban quân quản. Sư đoàn 325 tiếp tục tiến về phối hợp với các lực

lượng khác giải phóng Nhơn Trạch.

15 giờ, liên lạc của Lữ tăng 203 cử người đến Long Thành đề nghị tiếp xăng vì

bộ phận hậu cần chuyển đến không kịp. Quận lỵ Long Thành lúc đó có hai cây xăng

nhưng không có điện, lại bị khóa. Các đồng chí trong Ban hậu cần của huyện cử người

vào gấp Bình Sơn đặt vấn đề. Các đồng chí trong Ban cán sự cao su cho gom tất cả số

xăng của nhà máy được 2.000 lít, giao cho công nhân cao su, dùng xe chở mủ chở ra

tiếp tế cho lữ tăng 203.

Trong lúc quận lỵ Nhơn Trạch giải phóng thì ở phía nam sông Buông, sư đoàn

304, lữ tăng 203 bao vây tấn công địch. Biết không thể chống đỡ được, địch rút chạy

vào Tổng kho Long Bình. Trong lúc tháo chạy địch đã gài chất nổ phá sập cầu. Khi lữ

tăng 203 và sư đoàn 304 tiến thì cầu đã bị phá phải dừng lại, chờ công binh đến sửa.

Chiều 29-4-1975, ở các xã trên địa bàn Long Thành, ngụy quân, ngụy quyền

tiếp tục ra trình diện. Chỉ trong ba ngày từ 27 đến 29-4, tại Bình Sơn có gần 700 tàn

Page 38: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

38

Quân ta tiến vào giải phóng thị trấn Long Thành

binh ra trình diện; trong đó có tiểu đoàn 409 ngụy mà quân số chỉ còn một phần ba. Ủy

ban quân quản và đồng bào làm tốt công tác binh vận, các điều quy định đối với hàng

binh.

Đến 15 giờ, tại thị trấn Long Thành, tên ách Phước - Bí thư đảng Dân chủ, Võ

Văn Năng - chánh văn phòng, Lê Bá Bửu - quận đoàn trưởng ra trình diện với bộ dạng

thất thểu, nhợt nhạt.

15 giờ 30 phút, tiểu đoàn 348 của địch (ở đồn Phước Thái bại trận trốn ở Cổng

Gỗ Bình Lâm) cho người về xin đầu hàng. Đồng chí Mười Hy, Tư Đào, Quyết Năm

đem theo một đại đội tiếp nhận tàn quân địch. Gần 400 lính ngụy đầu hàng được đồng

bào xã Lộc An cho ăn uống. Các lực lượng ta tiếp tục truy quét tàn binh địch.

Đến 17 giờ, theo báo cáo các xã gửi về ở cả hai huyện Long Thành, Nhơn

Trạch, lực lượng cách mạng đã tiêu diệt 680 tên địch (trong đó 180 là lính bảo an), bắt

sống 708 tên. Địch ra trình diện 4.598 tên, trong đó có nhiều sĩ quan các cấp (2 đại tá,

9 trung tá, 14 thiếu tá, 265 cấp úy). Ta thu được nhiều chiến lợi phẩm. Riêng số

phương tiện chiến tranh thu được gồm: 13 khẩu pháo 105 li, 3 khẩu 155 li, 6 khẩu cối

81 li, 13 khẩu cối 60 li, 8 khẩu 12 li 7, 1 kho đạn, bom. 40 tàu xuồng, 2 xe tăng M41, 2

xe M113, bắn rơi 5 máy bay, thu và phá hủy 25 xe quân sự. Súng bộ binh thu được

5.885 khẩu, 25 máy vô tuyến.

Long Thành giải phóng

hoàn toàn. Đồng bào di tản từ

phía rừng Cao Thái, khu vực

Cô nhi viện, các căn cứ lần

lượt kéo về thị trấn, các xã.

Một không khí phấn khởi, tươi

vui trên gương mặt của nhiều

người dân mong chờ ngày độc

lập. Trong khi đó, trên lộ 25

hướng từ Bình Sơn lên, nhiều

đoàn xe chở bộ đội, xe kéo

pháo, xe hậu cần từng chiếc

nối đuôi chạy qua thị trấn Long Thành đến ngã ba Cầu Xéo qua tỉnh lộ 17 tiến về

Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái để tiếp tục hướng tấn công vào Sài Gòn - thủ phủ cuối

cùng của chính quyền Sài Gòn đang từng cơn hấp hối.

Đêm 29/04/1975 huyện Long Thành được giải phóng, từ đây Quân đoàn 2 cùng

các cánh quân trên địa bàn khác tiến công vào trung tâm Sài Gòn cơ quan đầu não của

địch, đến 11 giờ 30 phút ngày 30 / 04 / 1975 lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc

Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - Sài Gòn được giải

phóng.

Chiến thắng ngày 30/04/1975 được ghi vào lịch sử dân tộc như một trang sử

chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Nhân dân Long Thành, Biên Hoà, Sài Gòn cùng hân hoan trong niềm vui thắng

lợi sau ba mươi năm kháng chiến.

Như vậy góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975

Page 39: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

39

diễn ra trên quê hương Đồng Nai, sự kiện giải phóng huyện Long Thành là em tâm đắc

nhất, vì nó giúp em hiểu về lịch sử quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, cho em

them yêu và tự hào về truyền thống cách mạng, về Nhơn Trạch, về Đồng Nai, tự hào

dân tộc Việt Nam.

Là học sinh em luôn cố gắn học tập, làm việc để góp phần Bảo vệ quê hương,

đất nước, giữ gìn truyền thống yêu nước của dân tộc.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VỀ CHIỀN DỊCH HỒ CHÍ MINH

30 / 04 / 1975

Page 40: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

40

Lược đồ chi tiết về chiến dịch Hồ Chí Minh

Page 41: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

41

Quân ủy trung ương theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975

Bộ đội pháo binh trước giờ xuất kích

Page 42: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

42

Trung đoàn 201 hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười

26/4/1975 gần 10 tiểu đoàn pháo của Quân đoàn II đã cấp tập trút bão lửa vào căn cứ Nước

Trong (Đồng Nai), mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh

từ hướng Đông Bắc Sài Gòn

Page 43: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

43

Ngày 30/4, các binh chủng xe tăng, bộ binh, xe pháo của Quân đoàn II từ đường 15 rẽ ngã tư

Biên Hòa tiến vào đánh chiếm Sài Gòn trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa.

Page 44: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

44

Trên đường hành quân, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn II tiêu diệt các ổ đề kháng của

quân Nguỵ án ngữ trên cầu Rạch Chiếc trên sông Đồng Nai

và cầu xa lộ trên sông Sài Gòn.

Page 45: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

45

Xe tăng của Lữ đoàn 203 tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn.

Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn

Page 46: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

46

Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới)

chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc, đồng chí Nguyễn Đức Thọ là người nổ phát súng B40

đầu tiên khai màn tấn công.

Đánh chiếm cầu Thị Nghè sáng 30/4/1975

Page 47: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

47

Đêm 29/4, ở cánh Tây Nam, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232

cùng với hai tiểu đoàn xe tăng sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long

An, nhận nhiệm vụ tấn công khu viễn thông Phú Lâm

Từ hướng Bắc, quân đoàn 1 theo đường 1 tiến vào Sài Gòn. Do phải hành quân gấp từ

miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thuỷ, bộ và đường không nên quân đoàn 1 bắt đầu tấn công

chậm một ngày so với các đơn vị khác

Page 48: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

48

5h30 sáng 30/4, Sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của Trung đoàn thiết giáp 273 tấn công

sân bay Tân Sơn Nhất

Page 49: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

49

Đánh chiếm Bộ tổng tham mưu.

Chiếm trụ sở Biệt khu thủ đô Sài Gòn

Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng

Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem treo lên cột cờ trên nóc

Page 50: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

50

Dinh Độc Lập lúc 11h30

Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975

Page 51: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

51

Nội các Dương Văn Minh thời điểm 30/04/1975

Page 52: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

52

Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô

điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam

Page 53: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

53

Người dân tổ chức diễn hành trong ngày thống nhất

Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố, Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người Mỹ và

phát động chiến dịch "Gió lốc", di tản khẩn cấp người Mỹ khỏi Sài Gòn bằng trực thăng trong

vòng 24 giờ.

Page 54: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

54

Người dân chào đón các chiến sĩ quân giải phóng

Lễ chào mừng đất nước hoàn toàn thống nhất tại sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội

Page 55: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

55

Khoảnh khắc xúc động của người mẹ khi gặp lại con sau bao ngày xa cách

Page 56: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://baotangtonducthang.com/ ( Bảo tàng Tôn Đức Thắng).

2. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – NXB Giáo dục.

3. Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành – Tháng 04 năm 2008.

4. Bien Hoa – Dong Nai of the past and present – NXB TH Đồng Nai.

5. http://news.zing.vn/

6. http://dost-dongnai.gov.vn

7. http://baodongnai.com.vn

8. Một số ảnh tư liệu.

Page 57: 1. NGUYỄN TẤN BẢO - dost-dongnai.gov.vn · xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên

HOÄI THI TÌM HIEÅU GIAÙ TRÒ VAÊN HOÙA – LÒCH SÖÛ ÑOÀNG NAI 2016

57

MỤC LỤC

PHẦN TRẢ LỜI CÂU 1: .............................................................................TRANG

01

( Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Tôn Đức Thắng )

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VỀ CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG …………..TRANG

15

PHẦN TRẢ LỜI CÂU 2:…………………………………………………..TRANG

30

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VỀ CHIỀN DỊCH HỒ CHÍ MINH……………..TRANG

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………TRANG

50

MỤC LỤC………………………………………...………………………..TRANG

51