18
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Ba, ngày 24 tháng 1 năm 2017) TIN NÓNG ...................................................................................................................... 0 1. Quảng Trị: Đón Tết cùng ngư dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển ............................................................................................................................... 0 2. Ngành thú y hội nhập để thủy sản phát triển bền vững ......................................... 2 3. Kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm .................................................. 8 4. Tôm khô Rạch Gốc, vang danh xứ Đất Mũi.......................................................... 9 5. Khánh Hòa: Bội thu chuyến biển cuối năm......................................................... 11 6. 7 tấn cá ngừ “nhảy múa” trên tàu ngư dân ở Trường Sa ..................................... 12 7. Hải sản chế biến khô Cà Mau tăng giá chóng mặt .............................................. 13 8. Truyền thông nước ngoài tiếp tục làm xấu hình ảnh cá tra Việt Nam ................ 15 9. Thủy sản chuyển màu ở Vân Đồn - Quảng Ninh không gây độc ....................... 16 TIN NÓNG Quảng Trị: Đón Tết cùng ngư dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Tại các xã bãi ngang ven biển Quảng Trị trong những ngày giáp Tết Đinh Dậu 2017, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngư dân nơi đây đang bận rộn, hối hả làm quen với những công việc mới như chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ… Theo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, sự cố môi trường biển vừa qua đã làm thiệt hại hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân vùng ven biển tỉnh Quảng Trị. Khoảng 8.000 hộ dân và hơn 2.650 phương tiện đánh bắt bị ảnh hưởng; tổng sản lượng thủy sản năm 2016 giảm hơn 38%; lượng khách du lịch đến Quảng Trị giảm 29% so với năm 2015, kéo theo doanh thu từ du lịch giảm mạnh.

Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Ba, ngày 24 tháng 1 năm 2017)

TIN NÓNG ...................................................................................................................... 0

1. Quảng Trị: Đón Tết cùng ngư dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển

............................................................................................................................... 0

2. Ngành thú y hội nhập để thủy sản phát triển bền vững ......................................... 2

3. Kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm .................................................. 8

4. Tôm khô Rạch Gốc, vang danh xứ Đất Mũi.......................................................... 9

5. Khánh Hòa: Bội thu chuyến biển cuối năm ......................................................... 11

6. 7 tấn cá ngừ “nhảy múa” trên tàu ngư dân ở Trường Sa ..................................... 12

7. Hải sản chế biến khô Cà Mau tăng giá chóng mặt .............................................. 13

8. Truyền thông nước ngoài tiếp tục làm xấu hình ảnh cá tra Việt Nam ................ 15

9. Thủy sản chuyển màu ở Vân Đồn - Quảng Ninh không gây độc ....................... 16

TIN NÓNG

Quảng Trị: Đón Tết cùng ngư dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển

Tại các xã bãi ngang ven biển Quảng Trị trong những ngày giáp Tết Đinh Dậu 2017, mặc dù

còn nhiều khó khăn nhưng ngư dân nơi đây đang bận rộn, hối hả làm quen với những công

việc mới như chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ…

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, sự cố môi trường biển vừa qua đã làm

thiệt hại hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh

và đời sống nhân dân vùng ven biển tỉnh Quảng Trị. Khoảng 8.000 hộ dân và hơn 2.650

phương tiện đánh bắt bị ảnh hưởng; tổng sản lượng thủy sản năm 2016 giảm hơn 38%; lượng

khách du lịch đến Quảng Trị giảm 29% so với năm 2015, kéo theo doanh thu từ du lịch giảm

mạnh.

Page 2: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

1

Lễ hạ thủy và bàn giao tầu vỏ théo

cho ngư dân Quảng Trị. Ảnh: Trần

Tĩnh/TTXVN

Sau sự cố môi trường biển, chính quyền địa phương đã tập trung triển khai các giải pháp để

hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất, chuyển đổi sinh kế. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền,

các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, các hộ dân cũng luôn sáng tạo, tìm ra sinh kế phù hợp với

điều kiện tự nhiên của địa phương để phát triển kinh tế. Trên địa bàn 4 huyện ven biển là

Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm sáng

tạo và hiệu quả.

Đến thăm các xã bãi ngang ven biển Quảng Trị trong những ngày giáp Tết Đinh Dậu 2017,

mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngư dân nơi đây đang bận rộn, hối hả làm quen với những

công việc mới như chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ… Tại xã Triệu An (huyện Triệu Phong),

cuộc sống của 2/3 người dân nơi đây gắn liền với biển. Bỏ lại những khó khăn phía trước, bà

con đang sơn sửa lại nhà cửa, quét dọn vườn tược để đón xuân mới với mong ước sẽ có được

cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.

Anh Nguyễn Phú Khánh, ở thôn Phú Hội, xã Triệu An, cho biết: "Khó khăn chồng chất khó

khăn, ai cũng phải nỗ lực vươn lên để ổn định lại cuộc sống. Tết này tuy khó khăn hơn Tết

trước nhưng theo thời gian, đời sống, sản xuất sẽ ổn định và phát triển trở lại".

Tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh, vui vẻ cầm trên tay cành đào, anh Trần Xuân Phong cho

biết: "Cành đào rừng này tôi vừa mua được. Tuy gia đình đang còn khó khăn, ai cũng có khó

khăn cả nhưng ngày Tết thì phải vui, phải sắm sửa đàng hoàng. Cả năm vất vả lao động rồi, 3

ngày Tết phải đàng hoàng đầy đủ để cầu cho năm mới sức khỏe, thuận lợi hơn trong công

việc".

Tự hào trước tinh thần kiên cường đương đầu với khó khăn của người dân sau sự cố ô nhiễm

môi trường biển, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Gio Hải Hồ Xuân Thùy tâm sự:" Sự cố ô

nhiễm môi trường biển vừa qua gây ra rất nhiều khó khăn đối với ngư dân, nhưng với bản

chất không ngại khó cùng với sự hướng dẫn của chính quyền và các ban, ngành, hội đoàn

thể…, bà con đã dần vượt qua, dần quen với những mô hình sản xuất mới để phát triển kinh

tế, ổn định đời sống, chuẩn bị đón xuân mới 2017".

Page 3: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

2

Nhân dịp xuân mới này, để tạo thêm điều kiện cho bà con đón năm mới vui tươi hạnh phúc và

an toàn, các lực lượng thanh niên, phụ nữ… đang được xã Gio Hải huy động sửa chữa hệ

thống đường giao thông, vệ sinh môi trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp trong các ngày Tết.

Dịp này, xã cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống như thi nhảy bao bố, kéo co,

đánh cờ tướng, đẩy gậy… để bà con vui xuân chơi Tết. (Tin Tức 23/1, Trịnh Bang Nhiệm)

đầu trang

Ngành thú y hội nhập để thủy sản phát triển bền vững

Trong gần 10 năm qua và nhất là trong 5 năm trở lại đây, công tác thú y thủy sản đã

phát triển rất rõ rệt, nhân dịp đầu xuân năm mới, PV Báo NNVN đã trao đổi với Cục

Thú y về vấn đề công tác thú y thủy sản, cụ thể như sau:

Nhận thức rõ thủy sản là thành phần quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Nhà

nước nói chung và của Ngành Nông nghiệp nói riêng, nhưng muốn phát triển bền vững thủy

sản thì trước hết công tác thú y phải được tổ chức thực hiện một cách hiệu lực, hiệu quả và

phải chủ động hội nhập sâu rộng để làm cơ sở, nền tảng cho phát triển thủy sản.

Đại diện Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Lãnh sự quán

của Việt Nam tại Sydney và Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi của Úc chụp ảnh

tại cuộc họp hội đàm ngày 08/9/2016 về xuất khẩu tôm nguyên con đông lạnh của Việt

Nam sang Úc.

Ngay từ khi tiếp nhận nhiệm vụ thú y thủy sản vào đầu năm 2008, với hệ thống thú y phát

triển và có nhiều kinh nghiệm, Ngành Thú y đã rà soát, xây dựng và tổ chức thực hiện đồng

bộ nhiều giải pháp theo hướng chủ động, tích cực và hội nhập quốc tế, được thể hiện ở những

nội dung cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thú y thủy sản

Trước năm 2008, hệ thống văn bản pháp luật về thú y thủy sản hầu như chưa có; chỉ căn cứ

một số quy định chung chung của Luật Thủy sản, Pháp lệnh Thú y 2004; một số văn bản của

Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tuy nhiên thiếu tính

hệ thống và chưa cụ thể nên việc tổ chức thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thiếu

căn cứ pháp lý nên việc triển khai chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Từ năm 2008 đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về thú y thủy sản đã cơ bản được hoàn

thiện. Đặc biệt, từ cuối năm 2013 với vai trò là cơ quan soạn thảo, Cục Thú y đã chủ trì xây

dựng, báo cáo Bộ NN&PTNT để trình Quốc hội ban hành Luật thú y vào tháng 6/2015; trong

6 tháng đầu năm 2016 đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2016/NĐ-CP

và Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg; và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành 05 thông tư

quy định về: (i) Phòng, chống dịch bệnh; (ii) Kiểm dịch thủy sản; (iii) Quản lý thuốc thú y;

(iv) Hệ thống thú y từ Trung ương đến cấp huyện và nhân viên thú y cấp xã. Đặc điểm chính

của hệ thống văn bản hiện nay là rất chi tiết, cụ thể, sát với thực tế, thể hiện rõ tinh thần

Page 4: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

3

phòng bệnh là chính, đẩy mạnh cải cách hành chính cùng với ứng dụng công nghệ thông tin

trong công tác kiểm dịch và quản lý thuốc thú y thủy sản, phù hợp và tạo thuận lợi cho hội

nhập quốc tế.

Hai là, tăng cường năng lực hệ thống thú y thủy sản các cấp

Trước năm 2008, hệ thống thú y thủy sản chưa được hình thành xuyên suốt từ Trung ương

đến cấp huyện và ở cấp xã chưa có người làm về thú y thủy sản; cả nước chỉ có 395 người

tham gia thực hiện các nhiệm vụ thú y thủy sản với kiến thức chủ yếu về nuôi trồng thủy sản,

công nghệ sinh học, và chưa được đào tạo hoặc có kiến thức cơ bản về dịch tễ, thuốc thú y

thủy sản còn rất hạn chế nên việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản chủ

yếu theo kinh nghiệm, chưa thực sự khoa học và ít hiệu quả; hệ thống phòng thí nghiệm và

năng lực xét nghiệm bệnh thủy sản còn rất hạn chế, cả người nuôi trồng thủy sản và các cơ

quan quản lý nuôi trồng thủy sản ít có khái niệm chủ động lấy mẫu giám sát xét nghiệm mầm

bệnh lưu hành để cảnh bảo, lấy mẫu các ổ dịch để xác định chính xác mầm bệnh, từ đó có cơ

sở đề xuất các biện pháp phòng, chống bệnh phù hợp và hiệu quả.

Từ năm 2008 đến nay, hệ thống thú y thủy sản đã được hình thành xuyên suốt từ Trung ương

đến cấp huyện và ở cấp xã có nhân viên thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản; được Tổ

chức Thú y thế giới (OIE) đã đánh giá đạt mức 3/5 theo tiêu chuẩn của OIE. Đến nay, cả

nước đã có đội ngũ gần 1.000 cán bộ chuyên trách làm công tác thú y thủy sản các cấp. Ngoài

ra, hàng nghìn lượt cán bộ thú y được huy động tham gia triển khai nhiệm vụ thú y thủy sản ở

các cấp; cả nước đã có 32 phòng thử nghiệm để xét nghiệm bệnh thủy sản. Trong đó có 19

phòng thử nghiệm bệnh thủy sản được Bộ NN&PTNT, bao gồm 8 phòng xét nghiệm bệnh

thủy sản thuộc Cục Thú y có mức an toàn sinh học từ cấp độ 2 trở lên (mức an toàn sinh học

cao nhất là 4); có hệ thống xét nghiệm Real-time PCR, PCR truyền thống, hệ thống chẩn

đoán bằng mô bệnh học, hệ thống giải trình tự gien. Các phòng thử nghiệm này được chứng

nhận ISO 17025; quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Ba là, xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Trước đây, hầu như cả Trung ương và địa phương đều không có kế hoạch chủ động phòng,

chống dịch bệnh thủy sản. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, bằng việc thay đổi cách tiếp cận

với phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh ít hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, Cục

Thú y đã tham mưu, trình các cấp ban hành: (1) Các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định

rất cụ thể là phải có Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản; (2) Hằng năm, Bộ

NN&PTNT ban hành văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố xây dựng và bố trí kinh phí để thực

hiện Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản; (3) Bộ cũng đã trình Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và trên cá tra phục vụ

xuất khẩu, giai đoạn 2017 – 2020; (4) Bộ đã ban hành Kế hoạch Quốc gia phòng, chống dịch

bệnh trên cá tra và Kế hoạch quản lý, giám sát nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu để sản xuất

thuốc thú y; (5) Hằng năm, Cục Thú y đã tổ chức các chương trình, kế hoạch phòng, chống

dịch bệnh thủy sản rất cụ thể, chi tiết tại nhiều tỉnh trọng điểm về nuôi tôm, cá tra. Kết quả,

hằng năm, hầu hết các tỉnh đã có Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản với

lượng kinh phí được bố trí tăng dần qua các năm.

Page 5: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

4

Thứ trưởng Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch Lê Minh Hiếu chứng kiến ký kết Biên bản hợp

tác, hỗ trợ của Cục Thú y cho Tập đoàn Việt Úc trong việc xây dựng các cơ sở có chuỗi

sản xuất tôm an toàn dịch bệnh để xuất khẩu. Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông

(trái) và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Đặng Quốc

Tuấn (phải) ký Biên bản hợp tác.

Bốn là, công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương

Nhằm bảo đảm các quy định, các chương trình, kế hoạch được tổ chức thực hiện có hiệu quả,

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: (1) Củng cố và giao cho

Cục Thú y là Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh trên tôm, sau này đã

được mở rộng cho tất cả các đối tượng thủy sản nuôi. Ban chỉ đạo đã có những quyết sách,

chỉ đạo rất cụ thể, đem lại hiệu quả cao; (2) Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trực tiếp

làm việc và tổ chức họp với các địa phương để thống nhất triển khai đồng bộ các giải pháp

nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thú y thủy sản; (3) Hằng năm, Bộ đều giao cho Cục Thú

y thành lập các đoàn công tác đến từng địa phương trọng điểm để tổ chức hướng dẫn, kiểm

tra việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thú y thủy sản. Trong quá trình kiểm tra, các đoàn

công tác đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập (như thống kê diện tích nuôi, diện tích bệnh, báo

cáo, khai báo, lấy mẫu, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, quản lý kiểm dịch thủy sản giống, thuốc

thú y,…), từ đó có cơ sở đề xuất, hướng dẫn các địa phương có các giải pháp cụ thể để khắc

phục những tồn tại, bất cập; đặc biệt, Cục Thú y đã thành lập các Tổ công tác kỹ thuật chuyên

sâu về phòng chống dịch bệnh thủy sản, xét nghiệm bệnh thủy sản và đến từng địa phương

trọng điểm về nuôi tôm (Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...), nuôi cá tra (Bến Tre, Đồng Tháp,

An Giang,...) để trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

thủy sản. Mặt khác, khi có dịch bệnh xảy ra, Cục Thú y đã chủ động tham mưu, đề xuất với

Bộ để kiến nghị với các cấp có thẩm quyền hỗ trợ kịp thời cả về tài chính, kỹ thuật, vật tư hóa

chất và mỗi năm hàng trăm tất hóa chất để phòng, chống dịch đã được hỗ trợ kịp thời cho các

địa phương. Kết quả dịch bệnh thủy sản ở các tỉnh này đều giảm mạnh so với các năm trước

đây.

Năm là, quan hệ và hợp tác trong công tác thú y thủy sản

Đối với quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong nước: Trước đây việc hợp tác để triển khai

các nhiệm vụ thú y thủy sản còn rất hạn chế, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Hiện nay,

với vai trò là đầu mối, Cục Thú y đã thiết lập các mối quan hệ cộng tác, phối hợp với tất cả

các cơ quan, tổ chức có liên quan trong nước (là thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng,

chống dịch bệnh thủy sản; thông qua các Chương trình hợp tác cụ thể với các Hiệp hội, doanh

nghiệp; huy động sự tham gia của các nhà khoa học về phòng, chống dịch bệnh thủy sản) để

chia sẻ thông tin, bàn giải pháp để cùng thực hiện các hoạt động về thú y thủy sản; tổ chức

đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y thủy sản các cấp.

Trong quan hệ quốc tế, trước đây chỉ tập trung vào việc cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;

chưa hợp tác có hệ thống và kêu gọi quốc tế hỗ trợ tăng cường năng lực thú y thủy sản ở các

Page 6: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

5

cấp; chưa có chiến lược để hiểu rõ các quy định của quốc tế, của các nước nhập khẩu thủy

sản, do đó chưa hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản Việt Nam trong

việc đáp ứng yêu cầu về an toàn dịch bệnh, từ đó việc sử dụng hóa chất kháng sinh phòng trị

bệnh gia tăng, đồng thời tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản phẩm động vật thủy sản cũng

gia tăng. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, hợp tác quốc tế về thú y thủy sản đã được thực

hiện một cách bài bản, toàn diện về các lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, quản lý

thuốc và xúc tiến thương mại. Một số ví dụ cụ thể như: (1) Sử dụng có hiệu quả vị trí và vai

trò của Cục Thú y là thành viên của OIE để kêu gọi sự giúp đỡ nâng cao năng lực cho hệ

thống thú y thủy sản Việt Nam và hỗ trợ tối đa cho việc xuất khẩu thủy sản, sản phầm thủy

sản từ Việt Nam sang các nước; (2) Đề nghị OIE đánh giá năng lực thú y thủy sản của Việt

Nam vào năm 2009 and 2015 để từ đó tăng cường năng lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc

tế, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản của Việt Nam; (3) Phối hợp với Phòng thử

nghiệm thú y của OIE, NACA, của Úc, Đại học Arizon – Hoa Kỳ, Đại học Mahidol – Thái

Lan để nâng cao năng lực chẩn đoán xét nghiệm bệnh thuỷ sản của Việt Nam; (4) Đề nghị

FAO hỗ trợ “Hỗ trợ khẩn cấp để khống chế dịch bệnh không rõ nguyên nhân trên tôm tại Việt

Nam” để xác định được tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở Việt Nam là do vi khuẩn

Vibrio parahaemolyticus có mang phage; (5) Tổ chức thành công Hội nghị khoa học về bệnh

thủy sản lần thứ 9 của Ban bệnh học châu Á; Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 của OIE về thú y

thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh; (6) Đề nghị OIE và Úc hỗ trợ xây dựng, đánh giá, công

nhận chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh để xuất khẩu tôm nguyên con đông lạnh sang thị

trường Úc và các nước khác.

Sáu là, kết quả phòng, chống dịch bệnh thủy sản trong những năm qua

Kết quả giám sát chủ động để cảnh báo dịch bệnh và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Từ năm

2014 đến nay, để có cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, Cục Thú

y đã tổ chức giám sát dịch bệnh trên tôm và trên cá tra tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm

giống, nuôi tôm và cá tra xuất khẩu; từng bước đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập

khẩu tôm, cá tra từ Việt Nam.

Kết quả kiểm soát dịch bệnh, Bộ NN&PTNT đã phân công Cục Thú y chỉ đạo, hướng dẫn các

địa phương và người dân áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống, nên phạm vi và

mức độ dịch bệnh trên tôm đã giảm mạnh trong những năm qua, cụ thể: Tổng diện tích nuôi

tôm bị thiệt hại do dịch bệnh năm 2014 là 31.514 ha; Năm 2015 là 16.278 ha (giảm 1,94 lần

so với năm 2014); Năm 2016 là 10.662 ha (giảm 2,95 lần so với năm 2014 và giảm 1,53 lần

so với năm 2015); Tỷ lệ diện tích cá tra nuôi bị thiệt hại hằng năm so với tổng diện tích thả

nuôi là không lớn (nếu so sanh với thiệt hại trên tôm), nhưng tổn thất về kinh tế lại rất lớn do

cá tra thường được thả nuôi với mật độ rất cao (từ 30-100 con/m2), thời gian nuôi dài, lượng

thức ăn tiêu thụ rất lớn. Cụ thể, năm 2014 dịch bệnh xảy ra ở 1.514 ha nuôi cá tra, năm 2015

là 551 ha và năm 2016 là 357 ha.

Bảy là, kết quả kiểm dịch thủy sản

Về kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, Cục Thú y đã chủ động xây

dựng và chỉ đạo các cơ quan thú y ở cửa khẩu áp dụng các biện pháp kỹ thuật, thực hiện kiểm

soát nhập khẩu bảo đảm chặt chẽ, đúng thông lệ quốc tế, do đó đã góp phần ngăn chặn, cảnh

báo kịp thời nguy cơ dịch bệnh và mất an toàn thực phẩm xâm nhiễm vào Việt Nam. Cụ thể:

Năm 2015 đã phát hiện và thực hiện tiêu hủy 20 lô cá mú giống, tôm giống nhiễm tác nhân

gây bệnh truyền nhiễm và xử lý cảnh báo 02 lô mực đông lạnh nhiễm kim loại nặng vượt giới

hạn cho phép; Năm 2016 phát hiện và tiêu hủy 05 lô cá mú, tôm giống. Ngoài ra, nhằm tăng

cường kiểm soát nhập khẩu, trong những năm qua Cục Thú y đã làm việc với cơ quan thẩm

Page 7: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

6

quyền và kiểm tra thực tế tại một số nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản

vào Việt Nam.

Đối với công tác kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, Cục

Thú y đã tham mưu và trình cấp có thầm quyền ban hành các quy định pháp lý, đồng thời chỉ

đạo các cơ quan thú y địa phương thực hiện việc giám sát tại cơ sở nuôi trồng là chính; nhằm

bảo đảm kiểm soát tại gốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông thủy sản

giống, đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất.

Tám là, kết quả quản lý thuốc thú y

Hiện nay, cả nước có 61 doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y đạt thực hành tốt sản xuất (GMP).

Việc sản xuất thuốc thú y cần phải áp dụng GMP mới bảo đảm chất lượng thuốc thú y và

cạnh tranh lành mạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty sản xuất thuốc thú y bảo đảm

chất lượng để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng sang các nước. Trong nhiều

năm qua, thuốc thú y Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới với kim ngạch

xuất khẩu trung bình hàng năm là hơn 20 triệu USD, trong đó có cả thuốc thú y thủy sản.

Đại diện Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Úc sang Việt Nam để khảo sát, đánh giá chuỗi

sản xuất tôm an toàn dịch bệnh của Tập đoàn Việt Úc vào tháng 11/2016.

Thuốc thú y được phép sản xuất, nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam phải được đăng ký lưu

hành theo quy định. Các loại thuốc thú y được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận lưu hành có

trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành do Bộ NN&PTNT ban hành là các sản phẩm

đã được cơ quan quản lý nhà nước về thú y kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm và được

Hội đồng khoa học chuyên ngành thuốc thú y đánh giá đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn và

hiệu quả. Việt Nam cũng đã chủ động nghiên cứu, sản xuất được một số loại vắc xin phòng

các bệnh thủy sản như: Vắc xin phòng bệnh xuất huyết, gan thận mủ trên cá tra, vắc xin

phòng bệnh do Streptococcus trên cá rô phi. Đến nay đã có 10.064 sản phẩm thuốc thú y

được cấp phép lưu hành, bao gồm gần 800 sản phẩm thuốc thú y thủy sản. Dự kiến trong năm

2017 sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục thuốc thú y được phép lưu hành.

Để ngăn chặn có hiệu quả, tiến tới chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán, sử

dụng nguyên liệu kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PNT đã giao Cục

Thú y quản lý, cấp phép nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh làm thuốc thú y một cách chặt

chẽ. Nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu chỉ được dùng cho sản xuất thuốc thú y; yêu cầu đơn

vị đăng ký nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh báo cáo việc sử dụng, kinh doanh, địa chỉ cơ sở

mua nguyên liệu kháng sinh của lô nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu lần trước, khi nộp hồ

sơ đăng ký nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh lô hàng tiếp theo thì mới xem xét giải quyết.

Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy không phát hiện cơ sở nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh

vi phạm trong năm 2016 (các năm trước vẫn thường xuyên phát hiện các lỗi).

Chín là, kết quả kiểm thanh tra, xử lý vi phạm

Page 8: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

7

Công tác thanh tra cũng đã có nhiều tiến bộ, thay đổi cách thức triển khai như tập trung thanh

tra đột xuất (không thanh tra theo kế hoạch). Do đó, trong 3 năm qua đã phát hiện và xử lý

nhiều trường hợp vi phạm, cụ thể: (1) Đối với thủy sản giống, đã xử lý 46 trường hợp sai

phạm với tổng tiền phạt gần 3 tỷ đồng; (2) Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn

cho thủy sản cũng đã xử lý 09 trường hợp sai phạm với tổng số tiền phạt gần 500 triệu đồng.

Ngoài ra, Cục Thú y cũng đã tham mưu và được Bộ giao chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung

Nghị định số 119/2013/NĐ-CP cho phù hợp với Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi

hành luật.

Mười là, các giải pháp tiếp theo cho công tác thú y thủy sản

Để công tác thú y thủy sản tiếp tục hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế

giới, tạo thuận lợi cơ bản, quan trọng cho Ngành thủy sản phát triển bền vững, Ngành Thú y

cần phải tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau: (1) Tiếp tục rà soát, xây dựng và

trình ban hành các văn bản còn thiếu, chưa phù hợp; (2) Tiếp tục tăng cường hệ thống và đội

ngũ cán bộ làm công tác thú y thủy sản các cấp.

Cục trưởng Cục Thú y Việt Nam Phạm Văn Đông làm việc và trao đổi với Cục trưởng Cục

Thú y của Đức, Pháp và Cộng hòa Xéc về vấn đề xuất khẩu cá cảnh và thủy sản sang các

nước và EU vào tháng 5/2016 (bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 84 của OIE).

Đào tạo nâng cao năng lực dịch tễ về phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tập huấn nâng cao

trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y thủy sản các cấp; Đôn đốc các tỉnh giao

nhiệm vụ thú y thủy sản cho Chi cục Thú y; (3) Hướng dẫn rà soát, nâng cấp và đăng ký

phòng thí nghiệm được chỉ định. Hoàn thiện quy trình chẩn đoán, xét nghiệm. Kiểm tra, chấn

chỉnh các sai phạm; (4) Đề xuất Bộ báo cáo Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để các địa

phương chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và thực hiện kế hoạch chủ động phòng,

chống dịch bệnh thủy sản theo đúng các quy định của Luật thú y và các văn bản quy phạm

pháp luật hiện hành; (5) Công tác giám sát chủ động thực hiện: Kế hoạch Quốc gia phòng,

chống dịch bệnh trên cá tra, giai đoạn 2015 – 2020; Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm

bảo đảm an toàn dịch bệnh để xuất khẩu; Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và

cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017 – 2020; (6) Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương và

các cơ sở xây dựng chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh. Trước mắt tập trung đối với cơ sở sản

xuất giống phải bảo đảm an toàn dịch bệnh (đưa ra lộ trình cụ thể cho từng quy mô, từng loại

giống). Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực xây dựng để xuất khẩu; (7) Tăng

cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt chủ động

phối hợp với các cơ quan truyền thông để đưa tin; (8) Tiếp tục chủ động kiểm soát tốt dịch

bệnh thủy sản đặc biệt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, trên cá tra; đồng thời chỉ đạo, hướng

dẫn các Chi cục địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo

Page 9: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

8

quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn Luật và theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT; (9)

Tiếp tục củng cố hệ thống báo cáo dịch bệnh, nhằm bảo đảm chính xác, kịp thời và hiệu quả;

(10) Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, các hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng và

triển khai các chương trình hợp tác, hành động cụ thể. Nghiên cứu yêu cầu về công tác phòng

chống dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu thủy sản để đề xuất, chỉ đạo, hướng dẫn triển

khai nhằm đáp ứng các đòi hỏi của các thị trường. Kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

và trong nước để nâng cao năng lực dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm bệnh thủy sản; Xây dựng

kế hoạch cụ thể để làm việc với các cơ quan thú y có thẩm quyền của các nước để hỗ trợ, đẩy

mạnh hơn nữa việc xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản từ Việt Nam sang các nước. Kể cả

áp dụng các biện pháp đánh đổi, có đi, có lại theo hướng có lợi cho đất nước. (Nông Nghiệp

Việt Nam 23/1) đầu trang

Kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm

Theo kế hoạch kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong tôm của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm,

lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm.

Mấy năm gần đây, vì lợi nhuận trước mắt, những

người sản xuất, tiêu thụ tôm ngày càng tinh vi hơn

trong việc tổ chức các địa điểm thu mua và đưa tạp

chất vào tôm để tăng trọng lượng, tăng kích cỡ.

Trước tình trạng này, để đảm bảo an toàn cho người

tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

vừa ban hành Kế hoạch kiểm soát tồn dư hóa chất

kháng sinh trong tôm và ngăn chặn hành vi đưa tạp

chất vào tôm, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có

tạp chất.

Mục tiêu đặt ra là đến hết năm 2017 giảm 50% tỷ lệ

mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh so với năm 2016; giảm

50% số lô tôm xuất khẩu vào các thị trường bị cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước nhập

khẩu cảnh báo về tồn dư hóa chất kháng sinh so với năm 2016.

Về kiểm soát ngăn chặn tạp chất trong tôm, đến hết 2017, 100% cơ sở nuôi tôm, cơ sở thu

mua, chế biến tại địa bàn 4 tỉnh trọng điểm (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang) ký

cam kết không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ, không mua tôm tạp chất. Kịp thời

thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh tôm có dấu hiệu đưa

tạp chất vào tôm hoặc sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

Kế hoạch cũng nêu rõ, đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm

dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh tôm.

Để kế hoạch trên đạt hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cơ quan

chức năng cần tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân nuôi tôm không sử dụng chất

cấm, kháng sinh nguyên liệu, không lạm dụng thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường; tổ

chức ký cam kết không bán chất cấm, kháng sinh nguyên liệu cho nuôi trồng thủy sản đối với

các cơ sở buôn bán thuốc thú y.

Ảnh minh họa

Page 10: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

9

Bên cạnh đó yêu cầu các doanh nghiệp sơ chế, chế biến, xuất khẩu tôm tuân thủ đầy đủ các

quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, sản

phẩm tôm; chấp hành nghiêm túc các quy định về kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh; chủ

động kiểm soát chặt chẽ mối nguy an toàn thực phẩm trong chương trình quản lý chất lượng,

đặc biệt là các mối nguy hóa chất kháng sinh theo quy định của Việt Nam và thị trường nhập

khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng giao Cục Thú y phối hợp với các đơn vị thuộc

ngành y tế, công thương kiểm soát chặt chẽ hóa chất kháng sinh nhập khẩu sử dụng trong y

tế, công nghiệp nhưng bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản. (Báo Chính Phủ

23/1, TH) đầu trang

Tôm khô Rạch Gốc, vang danh xứ Đất Mũi

Tôm khô Rạch Gốc là thương hiệu nổi tiếng, niềm tự hào của người dân Đất Mũi - Cà

Mau. Nhiều năm qua, hợp tác xã (HTX) sản xuất tôm khô Tân Phát Lợi (ấp Tân Lập,

xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển) được xem là điển hình trong phát triển và đưa thương

hiệu tôm khô Rạch Gốc vươn xa.

Giữ gìn thương hiệu truyền thống

Năm 2011, với mong muốn xây dựng và bảo vệ thương hiệu tôm khô xứ Đất Mũi đã nổi danh

từ lâu, Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng hoàn

thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể tôm khô Rạch Gốc. Tháng 7.2011, tôm khô Rạch Gốc

được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Với mục đích tập hợp những nông dân có nghề truyền thống làm tôm khô ở địa phương, năm

2011, tổ hợp tác sản xuất tôm khô Tân Phát Lợi được thành lập, đến năm 2012 phát triển

thành HTX với 7 thành viên. Từ đó đến nay, HTX không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm

và được xem là một điển hình đưa nhãn hiệu tôm khô Rạch Gốc bước vào các thị trường lớn.

Tôm khô Rạch Gốc Chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. ảnh: CHÚC LY

Theo ông Bùi Văn Chương – Giám đốc HTX sản xuất tôm khô Tân Phát Lợi, cho biết: HTX

có vốn điều lệ ban đầu là 300 triệu đồng, hiện đã đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, đổi mới

công nghệ, sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó,

Page 11: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

10

việc bảo quản nguyên liệu, quy trình chế biến và đóng gói luôn được các xã viên tuân thủ

nghiêm ngặt theo quy chuẩn sản xuất của nhãn hiệu tập thể. Giữ gìn và phát triển thương hiệu

truyền thống là trách nhiệm của chúng tôi.

Hiện HTX là đầu mối cung cấp tôm nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Sản phẩm

giao cho khách hàng theo hợp đồng thông qua HTX, sau đó xã viên trích 5% lợi nhuận nộp

vào quỹ HTX.

Đa dạng sản phẩm

Ông Lê Ngọc Lâm – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc

Hiển, Trưởng ban Quản lý nhãn hiệu tập thể tôm khô Rạch

Gốc cho biết: “Nhiều năm qua HTX sản xuất tôm khô Tân

Phát Lợi không ngừng cải tiến mẫu mã để cung ứng cho những

thị trường khó tính. Để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng,

sản phẩm được đóng hộp đa dạng về trọng lượng, từ 100gr,

200, 300 đến 500gr và 1kg. Toàn huyện hiện có 15 cơ sở sản

xuất tôm khô, trong đó tham gia đăng ký quyền sử dụng nhãn

hiệu tập thể là 5 cơ sở, gồm: HTX sản xuất tôm khô Tân Phát

Lợi, doanh nghiệp tư nhân Chí Tâm và 3 hộ gia đình”.

Cũng theo ông Lâm, quy trình cơ bản để làm nên con tôm khô

Rạch Gốc gồm: Tiếp nhận nguyên liệu – chọn tôm đạt cỡ - rửa

sạch – luộc - phơi – sấy - tách vỏ - sàng, lau bóng – phân loại

– đóng gói. Các cơ sở sản xuất phải đảm bảo tuân thủ đúng quy trình này, đồng thời tại mỗi

nơi sẽ có những bí quyết riêng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng con tôm khô mang nhãn hiệu

tôm khô Rạch Gốc.

Cũng chính điều đó đã giúp đưa sản phẩm tôm khô của HTX vào được siêu thị Saigon Co.op,

Công ty thực phẩm 3 miền, Công ty Hải sản Kim Huệ (Cần Thơ), chợ đầu mối Bình Ðiền và

nhiều vựa tôm khô trong và ngoài tỉnh. Trung bình mỗi ngày HTX cung ứng ra thị trường

khoảng 300kg tôm khô thành phẩm, còn trong vụ tết thì khoảng 500kg/ngày

Theo các thành viên HTX, để cho ra được con tôm khô có vị vừa ăn mà vẫn giữ được hương

vị đậm đà đặc trưng của tôm khô Rạch Gốc, khâu luộc tôm rất quan trọng, phải canh lửa cháy

đều, nêm muối vừa tay với tỷ lệ 10kg tôm nguyên liệu – 100gr muối, khi thịt tôm rút lại tách

rời với vỏ thì mới đem phơi. Còn khi sấy tôm phải đảo đều và sấy ít nhất 2 lần để thịt tôm

khô hẳn. Đối với tôm đất loại 140 con/kg, trung bình, từ 7,5-8kg sẽ chế biến được 1kg tôm

khô thành phẩm.

Bà Huỳnh Thanh Nhanh, thành viên HTX, chia sẻ: “Trong vụ tết này khách hàng khắp nơi

đặt hàng các xã viên làm không xuể, có ngày gia đình tôi làm ra khoảng 60-70kg tôm khô

thành phẩm. Mấy năm nay nhờ tham gia vào HTX, rồi sản xuất theo quy trình đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu nên hoạt động sản xuất, kinh

doanh của HTX ngày càng phát triển”.

Sau 3 năm hoạt động, tổng

doanh số bán ra của HTX

sản xuất tôm khô Tân Phát

Lợi đạt trên 3 tỷ đồng, lợi

nhuận của xã viên trên 50

triệu đồng/năm/hộ, bình

quân thu nhập của người lao

động 3,5 triệu đồng/tháng.

Năm 2015, HTX được Chủ

tịch UBND tỉnh Cà Mau trao

giấy chứng nhận là sản

phẩm nông nghiệp, nông

thôn tiêu biểu.

Page 12: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

11

“Tôm khô Rạch Gốc có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt tôm khô và dẻo, có vị ngọt đậm đà; sử

dụng nguồn nguyên liệu là con tôm đất thiên nhiên, được khai thác từ vuông (gọi là tôm

vuông), sông và biển (gọi là tôm biển). Khâu luộc tôm được xem là quan trọng nhất, quyết

định đến chất lượng tôm khô và mỗi cơ sở sẽ có một phương pháp riêng, luộc tôm đặc biệt

không dùng nước, nhằm giữ được vị ngọt của thịt tôm” - ông Bùi Hoàng Chương, xã Tân Ân

Tây tiết lộ bí quyết. (Dân Việt 24/1, Chúc Ly) đầu trang

Khánh Hòa: Bội thu chuyến biển cuối năm

Mấy ngày gần đây, các ngư dân cập tàu tại cảng cá Hòn Rớ, TP.Nha Trang (Khánh

Hòa) rất phấn khởi bởi giá cá tăng, cùng với việc trúng đậm cá nục, cá ngừ sọc dưa, cá

ngừ đại dương... nên chuyến biển cuối năm họ bội thu.

Hối hả bán hàng, ra khơi trước tết

Sáng 21.1, có mặt tại cảng cá Hòn Rớ, chúng tôi ghi nhận không khí rộn ràng, hầu như tàu

nào cũng mang cá về đầy khoang nên việc bốc dỡ lên bờ rất hối hả, bận rộn. Niềm vui, sự

phấn khởi lan tỏa vì hải sản được giá. Một số ngư dân chia sẻ, giá cá ngừ đại dương trước đây

chỉ ở mức dao động từ 90.000 – 100.000 đồng/kg, nhưng hiện tăng lên 108.000 – 110.000

đồng/kg. Sau thời gian đi biển từ 25 – 30 ngày, bình quân mỗi tàu đánh bắt được từ 1 – 1,5

tấn, với giá bán như trên, mỗi tàu lãi khoảng 50 triệu đồng.

Các ngư dân phấn khởi chuyến biển cuối năm. Ảnh: C.T

Vừa cập cảng để bán cá, ông Trần Ngọc Đông (phường Xuân Huân, TP.Nha Trang, Khánh

Hòa) - chủ tàu cá KH 93808TS phấn khởi: “Hiện mỗi ngày đều có 30 – 35 tàu đánh bắt cá

ngừ đại dương cập cảng. Riêng chuyến biển cuối năm này, tôi đánh bắt được nhiều hơn so

với các chuyến trước”.

Theo ông Đông, sau hơn 25 ngày đánh bắt ở vùng biển Trường Sa, tàu của ông bắt được 35

con cá ngừ đại dương, trọng lượng hơn 1,3 tấn. Với giá bán bình quân 108.000 đồng/kg, trừ

chi phí ông Đông lãi 50 triệu đồng, mỗi lao động thu nhập được 4 - 6 triệu đồng. Theo ông

Đông, giá cá hiện tại đã tăng 10.000 đồng/kg so với các chuyến biển trước nên các tàu thuyền

có lãi, anh em lao động đều có tiền gửi về nhà cho gia đình trang trải vào dịp tết. Ông cũng

đang hối hả thúc các lao động tranh thủ nhập nhu yếu phẩm để chuẩn bị cho chuyến đánh bắt

tiếp theo. Đặc biệt, ông Đông còn chuẩn bị các loại bánh chưng, bánh tét, bánh mứt, nước

ngọt để lao động đánh bắt có thể vui xuân, đón tết trên biển.

Page 13: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

12

Chuyến biển thắng lợi nhất cả năm

Tương tự, ông Phạm Được (phường Vĩnh Phước, TP.Nha

Trang), chủ tàu KH 93197TS) vui mừng cho biết, chuyến này

ông đánh bắt được 25 tấn cá ngừ sọc dưa và cá nục. Sau khi

trừ chi phí, tàu của ông lãi hơn 110 triệu đồng, mỗi lao động

được 7 triệu đồng. Nhờ đánh bắt trúng nên chủ tàu cũng

thưởng cho mỗi lao động 500.000 đồng. Được biết, tàu của

ông có 14 lao động, chủ yếu hoạt động đánh bắt ở ngư trường

Trường Sa – Hoàng Sa. Sau chuyến này, ông cho lao động đón

tết trên bờ, dự kiến ăn tết xong sẽ tiếp tục đi đánh bắt.

Ông Được nói, trong năm 2016, tổng cộng ông đánh bắt được 11 chuyến nhưng chuyến này

có sản lượng nhiều nhất so với các chuyến trước. Thời điểm này năm trước ông chỉ đánh bắt

được 15 tấn, bán huề vốn, chuyến biển cuối năm nay lại có lãi nên ai ai cũng mừng. Tuy

nhiên, ông Được nhận định nghề đánh bắt trên biển vẫn còn gặp nhiều khó khăn như giá dầu

tăng cao nên chi phí cao, nguồn lợi hải sản ngày càng thu hẹp, trong quá trình đánh bắt bà con

ngư dân thường xuyên gặp các tàu lạ quấy phá... nên cũng không tránh khỏi lo lắng, bất an.

Ông Đỗ Trung Hiếu – Trưởng ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết, chuyến biển cuối năm

ngư dân đánh bắt được rất nhiều cá ngừ đại dương, cá ngừ sọc dưa. Riêng tàu đánh cá ngừ,

mỗi ngày đều có từ 15 - 20 chuyến tàu cập bến, mang theo 25 – 40 con cá/tàu (sản lượng 1 –

1,5 tấn/tàu). Ông Hiếu nhận định, đây là chuyến biển thắng lợi nhất trong năm nên ai cũng

rủng rỉnh tiền tiêu tết, bà con ngư dân rất phấn khởi. (Dân Việt 23/1, Công Tâm) đầu trang

7 tấn cá ngừ “nhảy múa” trên tàu ngư dân ở Trường Sa

Vừa được vớt từ đại dương lên khoang tàu BĐ 90611 TS (do ông Nguyễn Như SN 1974,

trú xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định làm chủ), 7 tấn cá ngừ sọc dưa

“nhảy múa” trong niềm vui của nhiều ngư dân.

Cuối năm, chủ tàu Nguyễn Như cùng bạn thuyền tấp nập cập cảng cá Quy Nhơn (Bình Định)

để bán “lộc biển" cho thương lái. Những xô cá ngừ sọc dưa ướp đá cẩn thận và được ngư dân

khẩn trương hỗ trợ nhau di chuyển từ hầm cá lên bờ.

Ngư dân Nguyễn Như cho biết: “Tàu BĐ 90611 TS chúng tôi có 12 ngư dân đi nghề lưới vây,

đánh bắt cá ngừ sọc dưa tại ngư trường Trường Sa. Khi tàu tìm được luồng cá lớn, anh em rất

vui ai cũng phấn khởi”.

Ông Phạm Được (phường

Vĩnh Phước, TP.Nha Trang),

chủ tàu KH 93197TS) vui

mừng cho biết, chuyến này

ông đánh bắt được 25 tấn cá

ngừ sọc dưa và cá nục. Sau

khi trừ chi phí, tàu của ông

lãi hơn 110 triệu đồng, mỗi

lao động được 7 triệu đồng.

Page 14: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

13

Ngư dân Nguyễn Như phấn khởi mang “lộc biển” lên bờ. Ảnh: Dũ Tuấn

“Chuyến biển vừa rồi, tôi đánh bắt khoảng 20 ngày được 20 tấn cá ngừ sọc dưa, bán ra

khoảng 500 triệu đồng. Sau khi trừ phí tổn 120 triệu đồng thì anh em bạn thuyền vẫn có thu

nhập khá. Hiện tại, 18 anh em tiếp tục lên đường đánh bắt xa bờ, đón Tết Đinh Dậu trên biển”

- ngư dân Như chia sẻ. (Dân Việt 24/1, Dũ Tuấn) đầu trang

Hải sản chế biến khô Cà Mau tăng giá chóng mặt

Ngày 24/1 (nhằm ngày 27 tháng Chạp), các loại khô chế biến từ hải sản hút hàng, tăng

giá chóng mặt. Trong đó cá khô khoai loại ngon, con lớn đã đạt 450.000đ/kg, cao nhất từ

trước đến nay.

Làng khô cá khoai ở cửa biển Cái Đôi Vàm (Phú Tân), Khánh Hội (U Minh), Sông Đốc (Trần

Văn Thời), Rạch Gốc (Ngọc Hiển)…vắng vẻ những ngày giáp tết.

Ông Lê Văn Sum, chủ sân phơi cá khô khoai ở cửa biển Cái Đôi Vàm (Phú Tân) nói: “Những

chuyến biển giáp tết, tàu khai thác cá khoai thất mùa, nguồn cá khoai nguyên liệu khan hiếm

nên sản lượng khô không đủ cung cấp cho khách hàng nên chỉ bán cho mối lái quen, đặt hàng

từ trước”.

Page 15: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

14

Cá khô khoai loại ngon, con lớn đã đạt 450.000đ/kg, cao nhất từ trước đến nay

Tại chợ Nông sản Cà Mau, giá khô cái khoai dao động từ 150.000đ đến 450.000đ/kg. Chủ cơ

sở bán khô Minh Dương cho biết: “Nếu so với năm ngoái, khô cá khoai tăng hơn 150% và sẽ

tăng cao và không có nguồn cung cấp”.

Các cơ sở chế biến tôm khô Rạch Gốc sản xuất không đủ bán

Nhãn hiệu tập thể “Tôm khô Rạch Gốc” ở huyện Ngọc Hiển tăng công suất chế biến, khách

hàng đặt nhiều, tăng giá khoảng 20% so với dịp giáp tết năm 2016. Chủ DNTN tôm khô Chí

Tâm nói: “Tôm khô chế biến từ tôm biển đã đạt 700.000đ/kg loại ngon nhất, sản xuất không

đủ bán”.

Ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội nông dân huyện Ngọc Hiển cho biết, có 6 cơ sở sản xuất

tôm khô có quy mô lớn, không đủ nguồn hàng tôm khô cung cấp cho khách hàng. Loại tôm

khô chế biến từ tôm đất tăng giá lên 1.300.000đ/kg.

Riêng loại khô bổi U Minh được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể không tăng giá, nguồn

cung dồi dào từ các huyện vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau U Minh. Ông Ba Đức, chủ cơ sở chế

biến khô bổi U Minh nói: “Giá cá nguyên liệu giảm, chúng tôi tăng chất lượng để bảo vệ

nhãn hiệu tập thể khô cá bổi U Minh”. (Tiền Phong 24/1, Nguyễn Tiến Hưng) đầu trang

Page 16: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

15

Truyền thông nước ngoài tiếp tục làm xấu hình ảnh cá tra Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra trong

năm 2017 sẽ bị ảnh hưởng lớn do tác động tiêu cực từ những thông tin “làm xấu” hình ảnh cá

tra Việt Nam của các phương tiện truyền thông nước ngoài.

Cách đây hơn 3 tuần, một chương trình của đài truyền hình Cuatro TV tại thành phố Madrid,

Tây Ban Nha, đã phát sóng thông tin không chính xác và bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam

được nuôi trên sông Mekong.

Theo đoạn phim này, cá tra được nuôi trên những lồng bè không sạch, thức ăn không được

chế biến theo quy chuẩn công nghiệp mà từ cá chết và các loại phế phẩm khác… và quy kết

rằng đó là lý do giá cá tra thấp như hiện nay.

Khoảng 5 ngày sau đó, cơ quan truyền thông này lại tiếp tục đưa thông tin sai lệch cụ thể hơn

về sản xuất cá tra Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn, một trong những

doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu cá tra Việt Nam, vài năm gần đây, sản phẩm cá tra ngày

càng phổ biến trên thế giới và được đón nhận ở nhiều thị trường.

Tuy nhiên, ở một số nơi, hình ảnh cá tra Việt Nam lại được nhận thức khá tệ, chủ yếu liên

quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và nuôi trồng.

Không chỉ riêng ở Tây Ban Nha, trong 10 năm qua, việc cá tra bị bôi xấu đã xuất hiện ở gần

10 quốc gia như Úc, Ý, Đức, Pháp…

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết, việc truyền thông một số nước đã có

những cáo buộc, làm xấu hình ảnh cá tra tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ của người

tiêu dùng. Đơn cử như trong năm 2016, giá cá tra ở thị trường EU liên tục giảm thấp, khiến

giá trị xuất khẩu cũng giảm theo, dù nhu cầu nhập khẩu gần tương đương với năm 2015.

Thậm chí, trong lúc nhập nhèm, nhiều nhà bán hàng châu Âu trà trộn cá tra phi-lê cùng phi-

lê cá thịt trắng nhằm tăng giá. Dưới sức lan tỏa của Internet và mạng xã hội, những thông tin

tiêu cực này được dự báo sẽ tiếp tục tác động đến tiêu thụ cá tra Việt Nam trong năm 2017.

Ngay sau khi nhận được thông tin, VASEP đã có thư gửi đến đài truyền hình này để khẳng

định những hình ảnh và thông tin trên phim là hoàn toàn sai lệch; đồng thời chứng minh sự

tiến bộ và tính an toàn trong mọi hoạt động nuôi và chế biến cá tra tại Việt Nam.

Theo VASEP, ngành công nghiệp cá tra tại Việt Nam phát triển cả về quy mô và quản lý

trong vấn đề kỹ thuật cũng như năng lực kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, vấn đề truy xuất

nguồn gốc, quản lý tác động môi trường trong suốt toàn bộ chuỗi cung ứng bắt đầu với các

trại giống, nhà máy thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi và nhà máy chế biến được chú trọng.

Sản phẩm được bảo quản tại các cơ sở bảo quản lạnh hiện đại trước khi xuất khẩu ra nước

ngoài.

Page 17: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

16

Mặt khác, nhiều ao nuôi cá tra hiện đạt chứng nhận quốc tế về thực hành nuôi tốt như BAP,

GlobalGap, ASC… Để có thể đạt được các chứng nhận này, các trang trại nuôi phải được xây

dựng và hoạt động dựa trên các tiêu chí về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, môi trường và

trách nhiệm xã hội một cách nghiêm ngặt.

Đây là một trong những bằng chứng rõ ràng và đáng tin cậy nhất về tính an toàn và bền vững

của ngành cá tra Việt Nam.

Trước tình hình hình ảnh cá tra ngày càng xấu ở một số thị trường, các doanh nghiệp cho

rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần có những chỉ đạo kịp thời để phản bác thông tin sai lệch

và cung cấp những thông tin đúng đắn về ngành. (Một Thế Giới 21/1; Dân Việt 24/1) đầu

trang

Thủy sản chuyển màu ở Vân Đồn - Quảng Ninh không gây độc

Liên quan đến tình trạng một số loài thủy sản như: ngao nuôi, hàu, sá sùng ở các xã Quan

Lạn và Minh Châu (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) xuất hiện hiện tượng chuyển

sang màu xanh thẫm gây hoang mang cho người dân và người tiêu dùng, Sở NN&PTNT đã

báo cáo Tổng cục Thủy sản, mời Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 xuống hiện trường,

thu thập thông tin, thu mẫu môi trường, thu mẫu ngao, hàu, sá sùng để phân tích, xác định

nguyên nhân.

Kết quả phân tích 5 mẫu bệnh phẩm (2 mẫu ngao, 1 mẫu hàu, 1 mẫu sá sùng, 1 mẫu bùn) cho

thấy: Chỉ tiêu về bệnh phẩm, kim loại nặng và an toàn thực phẩm đều nằm trong giới hạn cho

phép của Bộ Y tế.

Tiến hành phân tích, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc thuộc Viện

Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 phát hiện, hiện tượng ngao nuôi, hàu, sá sùng có màu

xanh thẫm tại Quan Lạn, Minh Châu là do có liên quan đến sự xuất hiện chiếm ưu thế của

loại tảo Khuê Rhizosolenia Alata và các loài nhuyễn thể đã ăn phải chúng.

Hiện, chưa có bất cứ tài liệu nào ghi nhận về khả năng gây độc của loài tảo này. Vì vậy việc

sử dụng những sản phẩm này không gây nguy hại tới sức khỏe con người.

Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, để ổn định tình hình sản xuất và tránh gây tâm lý hoang

mang cho người tiêu dùng, UBND huyện Vân Đồn cần thông tin rộng rãi tới ngư dân kết quả

gây lên hiện tượng mang xanh đối với các loài thủy sản ăn lọc đã nêu ở trên; tiếp tục thông tin

về tình hình nuôi nhuyễn thể tại địa phương.

Trước đó, như báo Giao thông đưa tin, sáng 22/1, ông Tô Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND

huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trong thời gian qua, ngư dân trên địa bàn các xã

Quan Lạn và Minh Châu (huyện Vân Đồn) đã phát hiện tình trạng một số loài thủy sản như:

ngao nuôi, hàu, sá sùng, xuất hiện hiện tượng chuyển sang màu xanh thẫm gây hoang mang

cho người dân.

Page 18: Bản tin điểm báo - tin nóng ngày 24/01/2017

17

Nhận được thông tin, UBND huyện đã nhanh chóng báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng

Ninh, mời các chuyên gia thủy sản, Chi cục thủy sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi...lấy mẫu về

kiểm tra. (Giao Thông 23/1, Hữu Tuấn) đầu trang./.