18
I. QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 12 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. CÔNG TY TRONG NGÀNH V. KTHUT CÔNG NGHVI. SKIN TIÊU BIU NGÀNH 2017 BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S12 THÁNG 12/2016

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

I. QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 12

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. CÔNG TY TRONG NGÀNH

V. KỸ THUẬT –CÔNG NGHỆ

VI. SỰ KIỆN TIÊU BIỂU NGÀNH 2017

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 12 –THÁNG 12/2016

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

“Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO – “Vấn đề sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết để giảm bớt chi phí, giảm thiểu ô

nhiễm môi trường”. Đây là kết luận của Phó TGĐ VRG Huỳnh Trung Trực tại hội thảo “Quy trình

thu gom, vận chuyển và công nghệ chế biến mủ SVR 10 rút gọn” được VRG tổ chức vào ngày

27/12/2016 tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham quan 2 mô hình thu gom mủ nguyên liệu tiêu biểu của Công ty

Chư Păh và Chư Prông. Đại diện Công ty Mang Yang cho rằng, “Đây là mô hình có nhiều tính ưu

việt, sau hội nghị này công ty sẽ chỉ đạo cho các đơn vị triển khai làm theo, đồng thời đề nghị VRG

cho phép đầu tư để nhằm tăng năng suất lao động và giúp người công nhân bớt phần vất vả”.

Còn đại diện Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum cho biết: “Những mô hình mà Công ty Chư

Păh, Chư Prông đang xây dựng rất hay, tuy nhiên do địa hình và mô hình của Công ty Kon Tum có

sự khác biệt nên khó triển khai áp dụng theo, tuy vậy lãnh đạo công ty nghiêm túc tiếp thu và sẽ tiếp

tục nghiên cứu để cải tiến cho phù hợp với điều kiện của công ty”.

9 đại diện của các đơn vị khu vực Tây Nguyên và Campuchia, Lào đã trình bày ý kiến, quan điểm

của mình về vấn đề thu gom mủ nguyên liệu, việc tận thu mu xi rum và tình hình chế biến của đơn

vị mình và nghe 2 báo cáo chính là “Thu gom, vệ sinh, bảo quản và vận chuyển mủ nước” của

Công ty Chư Păh, Chư Prông.

Kết luận hội thảo, Phó TGĐ VRG Huỳnh Trung Trực khẳng định: “Các đơn vị đều có những đặc

điểm riêng, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng, do đó vẫn có thể áp dụng chung. Trong vấn

đề sản xuất SVR 10 rút gọn là một mệnh lệnh cấp thiết của lãnh đạo VRG để giảm chi phí, việc xây

dựng dây chuyền rút gọn này có tính ưu việt của nó như hạn chế được ô nhiễm môi trường, tiết

giảm nhân công, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng…Do đó, dây chuyền rút gọn đến thời điểm này có thể

nói là rất tốt”.

QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH I

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

ừng.

Báo cáo ngành hàng cao su tháng 12/2016 I. Thị trường thế giới:

Trong 11 tháng năm 2016, tiêu thụ cao su tự nhiên của các thành viên Hiệp hội các nước sản xuất

cao su tự nhiên (ANRPC) tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 7.387 triệu tấn, trong khi sản

lượng chỉ tăng 0,4%. Hàng loạt số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc tháng 11/2016

tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, tín dụng được mở rộng nhanh hơn bất chấp lo ngại về nợ

gia tăng.

Giá cao su thế giới đang được nâng đỡ, bởi doanh số bán xe ô tô của Trung Quốc trong tháng

11/2016 tăng 2,9 triệu chiếc, (16,6%) so với cùng kỳ năm ngoái. Giảm thuế trong năm 2016 đối với

xe ô tô con đã thúc đẩy nhu cầu và mặc dù doanh số bán xe tháng 11/2016 vẫn thấp hơn mức tăng

doanh số 26,1% hồi tháng 9/2016, đây vẫn là tháng thứ 6 liên tiếp doanh số bán xe của Trung Quốc

tăng trưởng ở mức 2 con số.

Các nhà phân tích cho rằng giá cao su thế giới hồi phục còn do tình hình mưa nhiều tại Thái Lan,

nước sản xuất – xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, dẫn tới hoạt động thu hoạch bị gián

đoạn, đẩy giá tăng.

Số liệu doanh số ô tô của Trung Quốc được công bố khi các nhà tư vấn ngành dự báo nguồn cung

cao su thiên nhiên giảm trong giai đoạn 2016 – 2018 do năng suất giảm. Hiệp hội Các nước sản

xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) công bố dự đoán sản lượng của các nước thành viên – chiếm tổng

cộng khoảng 90% nguồn cung toàn cầu – chỉ tăng 0,1% trong năm 2016. Trong khi đó, nhu cầu cao

su thiên nhiên năm 2016 được dự báo tăng 4,1% so với năm 2015. Theo ANRPC, khuynh hướng

tăng giá trên thị trường cao su được hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản cung – cầu, đồng Yên yếu, giá dầu

bật tăng trở lại và triển vọng kinh tế Hoa Kỳ được cải thiện.

Theo Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su (bao gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp)

trong tháng 11/2016 đạt 560.000 tấn, tăng mạnh 24,4% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng

năm 2016, nhập khẩu cao su của nước này đạt 4,13 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 12

II

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

II. Thị trường trong nước:

Thị trường cao su trong nước tháng cuối năm khởi sắc. Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình

Dương, Tây Ninh tăng mạnh trong 20 ngày đầu tháng 12/2016 cùng với xu hướng thị trường cao su

thế giới. Cụ thể: cao su SVR3L tăng từ 42.000 đ/kg (01/12) lên 47.600 đ/kg (21/12), với mức cao

nhất đạt 51.300 đ/kg (16/12); cao su SVR10 tăng từ 39.700 đ/kg lên 45.000 đ/kg, với mức cao nhất

trong tháng đạt 48.200 đ/kg.

Hệ thống cung cấp giá tại địa phương ghi nhận giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước cũng tăng

mạnh, tăng 320 đ/kg, từ 10.880 đ/kg lên 11.200 đ/kg đối với mủ tạp 32 độ.

Tính chung cả năm, giá mủ cao su tăng 5.440 đ/kg (gần 50%), từ mức 5.760 đ/kg hồi đầu năm lên

11.200 đ/kg. Giá cao su thành phẩm đạt mức tăng từ 20.300 – 22.900 đ/kg, với cao su SVR 3L từ

24.900 đ/kg lên 47.800 đ/kg, cao su SVR10 từ 24.500 đ/kg lên 44.800 đ/kg.

Từ ngày 1 – 15/12/2016, sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc đạt từ 17.000 – 17.400 tấn, với cả hai điều kiện giao hàng là FOB và CIF. Giá cao su

xuất khẩu tuần qua tăng nhẹ, đạt 16.500 NDT/tấn, tăng 200 NDT/tấn so cuối tháng 11/2016.

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá cao su bật tăng, người trồng và doanh nghiệp phấn khích Trong 3 quý đầu năm 2016, giá cao su tiếp tục “chìm” trong khoảng 26 - 27 triệu đồng/tấn, bất ngờ

từ quý IV bật tăng dần đều lên 30 - 35 rồi đến 40 triệu đồng/tấn. Người trồng và doanh nghiệp đều

phấn khích, lạc quan vào thị trường ngay trong những tháng đầu năm 2017 sắp tới…

Ngay từ đầu năm 2016, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã dự báo trước

các kịch bản về giá cao su thế giới và chọn kịch bản ở mức thấp nhất để có các biện pháp ứng phó

thích hợp khi giá cao su mãi phập phù ở mức 26 - 27 triệu đồng/tấn. Riêng với cao su tiểu điền, đã

có những thời điểm khi giá cao su xuống thấp dưới cả giá thành sản xuất làm ảnh hưởng lớn tới đời

sống bà con nông dân, khiến nhiều diện tích trồng cao su bị chặt bỏ để chuyển sang trồng cây trồng

khác.

Từ đó, VRG đặt ra nhiệm vụ chung cho toàn ngành là phải tập trung vào thâm canh, tăng năng suất

vườn cây, đồng thời rà soát lại chi phí sản xuất ở mức thấp nhất để đảm bảo trong tình hình giá cả

rớt tới đáy vẫn sản xuất có lãi. Trong đó, rà soát các dự án, tập trung vào các dự án thiết thực phục

vụ khai thác mủ, sản xuất kinh doanh, giảm chi phí hành chính, tăng năng suất cạo mủ nên năng

suất bình quân toàn ngành đạt 1,6 tấn/ha và kéo giảm giá thành sản xuất xuống còn 25 triệu

đồng/tấn cao su thành phẩm, bán ra mức 26 triệu đồng/tấn vẫn có lãi.

Rất may, diễn biến giá cao su từ quý IV năm nay bất ngờ bật tăng, diễn ra khá thuận lợi, hiện đã cán

mức 40 triệu đồng/tấn khiến nhiều doanh nghiệp phấn khởi, từ chỗ “thắt lưng buộc bụng” để hòa

vốn hoặc có lãi chút ít, nay có thể thở phào vì người trồng và chế biến mủ đều có lãi, có chút “của

ăn của để”.

Nhưng phải nói rằng, với giá tăng trên cũng chỉ ngang bằng với mức của năm 2014, lúc đó ngành

cao su vẫn còn coi đó là “ảm đạm” do từ nhiều năm trước giá mủ cao su luôn đạt đỉnh cao từ 70 -

80 triệu đồng/tấn, thậm chí năm 2011 vọt lên 110 triệu đồng/tấn.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, giá mủ cao su bất ngờ tăng từ tháng 10 đến nay do những năm

qua 4 quốc gia xuất khẩu cao su lớn là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Malaysia giảm sản

lượng khai thác vì giá mủ xuống thấp có lúc chỉ bằng 2/3 giá hiện tại. Bên cạnh đó, một số yếu tố

khác như giá dầu mỏ tăng khiến giá cao su nhân tạo cũng lên và ngành công nghiệp ô tô trên thế

giới tăng trưởng ổn định.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam chiếm 66,1% thị

phần. Trong năm nay, dự kiến Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên dưới 900 triệu USD, còn

xuất sang Ấn Độ đạt trên 100 triệu USD; giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trường này tăng lần

lượt khoảng 21% và 10% so với cùng kỳ năm 2015.

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá tăng là động lực giữ chân công nhân cạo mủ ở lại công ty

Riêng thị trường Trung Quốc chiếm hơn 50% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đang có tín hiệu

tốt lành do nhu cầu sản xuất săm lốp ô tô tại quốc gia này gần đây được đánh giá là trên đà tăng

nhẹ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam ước đạt 1,66 tỷ USD năm 2016. Bên

cạnh đó, Việt Nam còn xuất khẩu 1,5 tỷ USD các sản phẩm từ cao su như lốp xe, linh kiện cao su,

băng tải và 1,2 tỷ USD các sản phẩm từ gỗ cao su.

(Nguồn: Bộ NN-PTNT)

Còn theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), giá mủ cao su tăng một phần do yếu tố hạn hán, đặc

biệt sản lượng cao su của Thái Lan giảm 50%. Hơn nữa, giá dầu tăng nhẹ cũng là động lực kéo giá

cao su tăng theo.

Theo ông Trần Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc VRG, năm 2016 đánh dấu cột mốc quan trọng của

ngành cao su: Lần đầu tiên, nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” (Viet Nam Rubber) được

công bố chính thức sau hai năm thực hiện các thủ tục cấp phép và xây dựng hồ sơ pháp lý liên quan.

Theo đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam là chủ sở hữu hợp pháp với nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt

Nam”.

Từ nay, nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” được sử dụng trên tất cả các sản phẩm cao su

Việt Nam mà doanh nghiệp cam kết đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng và các lĩnh vực khác

liên quan đang áp dụng trong ngành cao su Việt Nam.

“Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su trở nên gay gắt, ngành cao su trong

nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa có

thương hiệu chung cho ngành. Vì vậy, việc đưa vào sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt

Nam” sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường,

tạo độ tin cậy cho đối tác nước ngoài khi chọn cao su nhập khẩu từ đất nước chúng ta”, ông Thuận

nhấn mạnh.

Theo Đ.Quyên

Nông nghiệp Việt Nam

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nhiều triển vọng cho gỗ cao su

Gỗ cao su là nguồn thu bổ sung quan trọng cho người trồng sau 20 năm thu hoạch mủ. Đây

cũng là nguồn vốn để tái canh và phát triển diện tích cao su mới. Đối với ngành gỗ, gỗ cao su

đang là nguồn nguyên liệu hết sức quan trọng để sản xuất.

Cây cao su đang có nhiều triển vọng giúp người dân thoát nghèo và các doanh nghiệp có thêm

nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Tiềm năng lớn

Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17-9-2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đã công nhận cây cao su là cây trồng đa mục đích, có thể trồng trên đất nông nghiệp, đất lâm

nghiệp. Đến năm 2015, cả nước có 981.000 ha cao su, trong đó có khoảng 397.000 ha trên đất lâm

nghiệp. Như vậy, một số lượng lớn gỗ cao su là sản phẩm lâm nghiệp cần được quản lý, chứng nhận

theo quy định đối với gỗ rừng trồng. Đây chính là nguồn nguyên liệu hết sức quan trọng của ngành

gỗ khi tham gia thị trường xuất khẩu.

Năm 2015, xuất khẩu nguyên liệu gỗ cao su và sản phẩm gỗ cao su đạt 1,22 tỷ USD, chiếm 17,7%

tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước và chiếm 29,4% giá trị xuất khẩu ngành cao su. Trong đó,

xuất khẩu nguyên liệu gỗ cao su đạt gần 337 triệu USD, đến hơn 60 thị trường trên thế giới; xuất

khẩu sản phẩm gỗ cao su giá trị gần 882 triệu USD, đến 85 thị trường trên thế giới. Kết quả này cho

thấy, vai trò của cây cao su ngày càng lớn đối với ngành gỗ của cả nước.

Tại Bình Dương, gỗ cao su chủ yếu khai thác từ các công ty cao su Nhà nước. Nguồn khai thác

hàng năm chủ yếu dựa vào diện tích cao su hết tuổi khai thác mủ, trong khi đó diện tích cao su tiểu

điền của bà con nông dân (chiếm gần 50% diện tích cao su toàn tỉnh) vẫn chưa khai thác hết giá trị

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

mà cây cao su đem lại. Hiện toàn tỉnh đang duy trì trồng 133.817 ha cao su; trong đó 108.226 ha

đang cho khai thác mủ. Riêng năm 2015, sản lượng mủ cao su khai thác giảm khoảng 2% so với

năm trước, do nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ngừng khai thác vì giá mủ cao su giảm mạnh gây thiệt

hại nặng nề cho kinh tế gia đình.

Năm 2016, giá mủ su tăng hơn 30% so với năm 2015 nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn đã khuyến cáo người dân không nên chạy theo giá mủ, bởi hiện tại diện tích cây cao su đã vượt

hơn 3.300 ha so với quy hoạch đến năm 2020.

Nâng cao chất lượng gỗ cao su

Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), năm 2017 được dự báo tiếp tục thuận lợi với

ngành chế biến gỗ xuất khẩu của cả nước nhờ tác động lớn từ các hiệp định thương mại tự do

(FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Việc giảm thuế nhập khẩu của các nước ký kết FTA sẽ thúc đẩy và

xuất khẩu gỗ các loại và gỗ cao su.

Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam chia sẻ, trong năm 2017, xuất khẩu gỗ sẽ rộng đường tăng

trưởng. Thuận lợi đó là, Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA-FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh

châu Âu (EU) sẽ hoàn tất đàm phán và ký kết. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tăng niềm tin với

khách hàng và thị trường khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, vì đây là những thị trường đã áp dụng

các quy chế tương tự như EU về nguồn gốc gỗ hợp pháp. Chính vì thế, gỗ cao su sẽ có vai trò lớn

hơn nữa trong ngành chế biến gỗ của cả nước. Dự báo, năm 2017, gỗ cao su trong nước có thể đạt

giá trị xuất khẩu gỗ 1,5 tỷ USD.

BIFA cho biết, diện tích cao su đến tuổi thanh lý trồng lại trong giai đoạn 2017-2020 sẽ vào khoảng

15.000 - 40.000 ha/năm, có thời điểm sẽ lên 100.000 ha/năm do diện tích mở rộng trong giai đoạn

này giá cao. Người trồng cao su cần điều chỉnh tái canh hợp lý để bảo đảm chất lượng vườn cây và

sản lượng gỗ nguyên liệu. Giai đoạn 2017-2020, gỗ cao su cung cấp ra thị trường có thể đạt 3 - 8

triệu m3/năm, chưa kể Việt Nam cũng đang nhập hàng triệu m3 gỗ cao su từ Malaysia, Indonesia,

Thái Lan hàng năm. Điều này buộc người trồng cao su phải tính toán kỹ lưỡng, nếu muốn khai thác

triệt để giá trị cây cao su mang lại từ mủ cao su cho đến nguyên liệu gỗ cao su.

Theo BIFA, nâng cao chất lượng cây cao su là điều cần quan tâm đúng mức, bởi hiện tại chất lượng

gỗ cao su tại Bình Dương còn tương đối thấp so với một số nước trong khu vực. Nguồn nguyên liệu

gỗ cao su cung ứng cho thị trường xuất khẩu đòi hỏi rất cao quy cách như đường kính, chiều dài, độ

cứng… Do đó, người trồng cao su cần hạn chế thanh lý sớm vườn cao su chưa đủ tuổi, bởi vòng đời

cây cao su kéo dài 20 năm từ khi trồng cho đến tuổi khai thác.

BIFA cũng đã kiến nghị lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ

và các cơ quan chức năng nghiên cứu, lai tạo ra các giống cao su mới có khả năng chống chọi với

thời tiết thất thường, miễn nhiễm với sâu bệnh để từng bước nâng cao chất lượng cây cao su. Bởi

Trung Quốc đã sớm đi trước một bước khi đã lai tạo thành công giống cây cao su chuyên cho gỗ

làm nguyên liệu.

Xuân Vĩ – Báo Bình Dương

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Việt Nam đẩy mạnh phát triển các dự án cao su tại Campuchia

Ngày 28/12, tại thủ đô Phnom Penh, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tổ chức

Hội nghị Tổng kết 10 năm Chương trình trồng cây cao su của Tập đoàn tại Vương quốc

Campuchia.

Chăm sóc rừng cao su. (Ảnh minh họa: Thế Duyệt/TTXVN)

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình, đại diện VRG cho biết các dự án trồng cây cao su của tập

đoàn đã kết thúc giai đoạn trồng mới và đang bước vào giai đoạn chăm sóc, đầu tư thêm cơ sở hạ

tầng công nghiệp chế biến để sớm chuyển sang giai đoạn khai thác quy mô lớn kể từ năm tới.

Các công ty thành viên của tập đoàn đang lên kế hoạch tuyển dụng lao động với số lượng lớn để

đào tạo công nhân khai thác, chế biến; chú trọng công tác quản lý chất lượng mủ và đổi mới công

tác tổ chức kinh doanh xuất khẩu, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho chương trình.

Đánh giá về triển vọng các dự án trồng cây cao su tại Campuchia trong những năm tới, đại diện

VRG cho rằng các dự án trồng cây cao su tại Campuchia sẽ có nhiều triển vọng mới.

Do lĩnh vực trồng cao su là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được Chính phủ Campuchia

khuyến khích, thu hút đầu tư; mặt bằng giá cao su thế giới tại thời điểm cuối năm 2016 đang cao

hơn khoảng 60% so với đầu năm 2016; cùng với việc kỳ vọng giá cao su tiếp tục khả quan trong

thời gian tới do tương quan giá dầu và giá cao su, nhu cầu cao su của các nước lớn tích cực hơn,

hiện tượng La Nina và El Nino diễn ra tại nhiều khu vực làm giảm sản lượng cao su tự nhiên trong

ngắn hạn, sẽ tác động tích cực đến việc tăng giá cao su tự nhiên.

CÔNG TY TRONG NGÀNH IV

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Do vậy, các yếu tố trên được hy vọng sẽ mang lại triển vọng mới cho các dự án cao su của VRG tại

Campuchia.

Trải qua 10 năm triển khai chương trình trồng cây cao su tại Vương quốc Campuchia, đến nay,

VRG đã trồng được hơn 90.000 ha cao su, trong đó có gần 1.900 ha cao su đã đưa vào khai thác.

Với việc thực hiện đầu tư phát triển các dự án cao su tại Campuchia, VRG đã tạo công ăn việc làm

cho hơn 15.000 lao động người Campuchia.

Tính đến năm 2016, tập đoàn đã đầu tư xây dựng hơn 3.000 ngôi nhà cho công nhân; xây dựng

nhiều cơ sở hạ tầng thiết thực cho người dân, địa phương của Campuchia nơi có các dự án trồng cây

cao su; đóng góp và ủng hộ chính quyền địa phương và tổ chức Chữ thập Đỏ Campuchia hơn 3

triệu USD.

Các dự án của VRG đã góp phần củng cố, duy trì, thúc đẩy và phát triển quan hệ hữu nghị truyền

thống tốt đẹp Việt Nam-Campuchia.

Nguồn: TTXVN/Vietnam

Cao su Bình Long khánh thành dây chuyền chế biến mủ tờ 2.000 tấn/năm

Sáng 22/12, tại Xí nghiệp Cơ khí chế biến Quản Lợi, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long đã tổ

chức lễ khánh thành dây chuyền chế biến mủ tờ (RSS) công suất 2.000 tấn/năm.

Lãnh đạo Tập đoàn và Công ty cắt băng khánh thành dây chuyền chế biến mủ tờ (RSS)

Dự án có tổng vốn đầu tư 14,85 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ ngày 4/1/2016, hoàn thành

vào ngày 05/12 vừa qua. Với việc đưa vào vận hành dây chuyền chế biến mủ tờ này sẽ giúp Công

ty đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ cao su thiên nhiên

đang có dấu hiệu tăng lên.

Cũng trong sáng ngày 22/12, Công ty đã tổ chức lễ công bố hoàn thành kế hoạch sản lượng khai

thác mủ cao su năm 2016.

Báo cáo tại buổi lễ, ông Trương Ngọc Luân – Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết, tổng diện tích

khai thác mủ năm 2016 của Công ty là 10.094,91 ha (trong đó diện tích tính năng suất là 9.576,46

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

ha). Tính đến ngày 21/12, Công ty đã khai thác được 18.002 tấn mủ, đạt 100,01% so với kế hoạch

18.000 tấn mủ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) giao. Dự kiến đến cuối năm, Công

ty sẽ khai thác vượt kế hoạch khoảng 550 tấn mủ.

Tập đoàn cao su Kenda mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Nhà sản xuất lốp xe Kenda Rubber Industrial Co. mới

đây cho biết có kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt

Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Nhà máy mới tại Việt Nam dự kiến bắt đầu hoạt động

trong quý 3 năm tới, với công suất hàng ngày ước tính

đạt 25.000 chiếc.

Kenda cho biết Tập đoàn này cung cấp lốp xe cho các

khách hàng tại Hoa Kỳ để tận dụng mức thuế thấp tại

Việt Nam và duy trì cạnh tranh giá với các công ty đối

thủ toàn cầu.

Kenda hầu hết sản xuất lốp xe tại nhà máy ở Côn Sơn,

Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ tăng thuế lốp xe Trung Quốc

khiến Kenda quyết định nhà máy tại Việt Nam sẽ dần

dần thay thế vị trí của nhà máy tại Côn Sơn.

Được biết, Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá 38,5% lên lốp xe từ Trung Quốc.

Kenda cho biết họ hy vọng đà tăng trưởng doanh số bán hàng của mình tiếp tục trong các năm tiếp

theo, hỗ trợ bởi nhu cầu tăng từ các nước như Mỹ và Trung Quốc.

Các khách hàng sản xuất xe đạp của Công ty, chẳng hạn như Giant Manufacturing và Merida

Industry Co. duy trì quan điểm về triển vọng trung bình trong năm tới.

Doanh thu từ lốp xe đạp chiếm gần 22% tổng doanh thu của Kenda năm nay so với 28% năm trước.

Thùy Dương, nguồn: http://ndh.vn/tap-doan-cao-su

Các đơn vị Tây Nguyên nỗ lực về đích

Điểm nhấn Kon Tum

Điểm nhấn đầu tiên của Tây Nguyên là việc Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức lễ công

bố hoàn thành sản lượng 12.800 tấn trước thời gian 41 ngày vào hôm 25/11/2016. Đây là đơn vị đầu

tiên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) khai thác hoàn thành sản lượng được giao.

Một trong những tin vui khác là Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang xin điều chỉnh tăng sản

lượng thêm 400 tấn từ 3.850 tấn lên 4.250 tấn, cùng với đó là sự tăng tốc của Công ty Đồng Phú –

Đăk Nông đạt được 98,8% kế hoạch vào ngày 25/11/2016, Công ty Ea H’leo đạt 89%, Công ty

Krông Buk đạt 88%…

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tính đến ngày 25/11/2016, các đơn vị khu vực Tây Nguyên đã khai thác được 40.170 tấn, chiếm

89,8% kế hoạch của năm 2016, tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 0,7% kế hoạch. Những con

số này nói lên sự sôi động, thi đua hoàn thành sản lượng của các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên.

Đạt được kết quả này, các công ty đã vượt qua nhiều khó khăn chủ quan lẫn khách quan trong năm

2016. Ngay từ đầu năm, hiện tượng El Nino khắc nghiệt, khiến cho việc thu hoạch mủ của các đơn

vị phải thực hiện chậm hơn từ 20 – 30 ngày so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau đó, vườn cây của

các đơn vị tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch phấn trắng, chủ yếu tập trung ở các vùng Gia Lai và

Kon Tum. Khi vào vụ thu hoạch chính thì bệnh rụng lá mùa mưa lại bùng phát khiến cho công tác

thu hoạch mủ bị ảnh hưởng.

Nhiều phương án vượt khó ngay từ đầu năm

Tuy nhiên, với sự chủ động và “thâm niên” trong việc đối phó khó khăn, các công ty cao su Tây

Nguyên đã phát huy nội lực, thể hiện tinh thần đoàn kết, vượt khó trong lao động sản xuất. Hầu hết

đều có những phương án trong chỉ đạo SXKD ngay từ đầu năm. Điển hình là Công ty Kon Tum đã

chỉ đạo cho các đơn vị thực hiện tốt một số giải pháp như làm tốt công tác chuẩn bị trước khi mùa

cạo mới bắt đầu, thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động và chuẩn

bị đầy đủ các loại vật tư phục vụ cho công tác khai thác mủ. Ngoài ra, công tác thiết kế mặt cạo đã

được phòng kỹ thuật chủ động triển khai cho các đơn vị thực hiện sớm để khi đủ điều kiện thì đưa

vườn cây vào khai thác đồng loạt.

Ảnh: Văn Vĩnh.

Mặt khác, trước những khó khăn do thời tiết gây ra, lãnh đạo công ty đã chủ động ứng phó bằng

những việc làm cụ thể như chủ động theo dõi diễn biến của thời tiết, tiến hànhphun thuốc phòng trị

bệnh phấn trắng ngay khi có dấu hiệu của bệnh nên vườn cây của công ty năm nay có bộ lá rất tốt.

Bên cạnh đó, việc bôi thuốc kích thích cũng được công ty chỉ đạo các đơn vị kịp thời, hợp lý. Đặc

biệt, công tác gắn máng che mưa cho vườn cây khai thác được các đơn vị triển khai quyết liệt, hiệu

quả nên đảm bảo được công tác khai thác mủ trong những ngày mưa.

Theo báo cáo, đến hết ngày 25/11/2016, đơn vị đạt sản lượng thấp nhất khu vực Tây Nguyên cũng

trên 84% kế hoạch. Do vậy dự kiến năm nay các đơn vị đều vượt sản lượng được giao, trong đó

nhiều nhất là Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum với 12,78% kế hoạch cả năm.

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Còn tại Gia Lai, điều kiện thời tiết cũng hết sức ủng hộ cho các đơn vị trong công tác khai thác,

nhất là những tháng cuối năm. Ngoài ra, tiến tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, Công ty TNHH

MTV Cao su Chư Prông đã đề ra nhiều phong trào thi đua, do vậy công tác thu hoạch mủ cũng như

sản xuất, chế biến được thúc đẩy mạnh mẽ, đó là điều kiện quan trọng để công ty hoàn thành và

vượt sản lượng khi kết thúc năm 2016.

Hai công ty Ea H’leo và Krông Buk tuy diện tích và quy mô nhỏ, nhưng đã có bứt phá, tăng tốc rất

tốt về mặt sản lượng, do vườn cây hầu như không bị bệnh phấn trắng làm hại.

Một trong những vấn đề quan trọng khác, góp phần tích cực vào thành tích chung của các đơn vị

Tây Nguyên là tình hình lao động đã từng bước đi vào ổn định, không có sự biến động như vài năm

trước. Sau một thời gian sàng lọc, những công nhân còn lại chính là những người thợ cạo tâm

huyết, gắn bó hết mình với vườn cây dù trong lúc khó khăn.

Bài, ảnh: Văn Vĩnh, nguồn: http://tapchicaosu.vn

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng 12/2016:

+ Hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường xá cho diện tích trồng mới 2016

Tu bổ hệ thống đường đã sử dụng.

+ Chăm sóc vườn cây cao su các năm:

Tiếp tục các công tác tỉa chồi ngang, giẫy cỏ bao lô chống cháy, làm cỏ hàng, phun thuốc

bảo vệ thực vật cho vườn cây trồng mới 2015 và 2016.

Tiến hành cày chăm sóc cho vườn cây.

Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy vườn cây cao su các năm.

Tiến hành công tác cắt đọt tạo tán định hình cho vườn cây cao su năm 2013, 2014 & 2015.

Page 14: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trồng đinh lăng xen cao su – dễ làm, thu nhập khá

Không tốn nhiều công chăm sóc lại được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm… nên mô hình trồng xen

cây đinh lăng đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở Tây Ninh.

6 tháng lại có thu hoạch

Đinh lăng không phải là loại cây xa lạ nhưng khai thác hiệu quả cây dược liệu này trên quy mô lớn

lại chưa được bà con ở Tây Ninh chú ý nhiều. Giá mủ cao su gần đây tuy có nhích lên nhưng vẫn

chưa xóa hết nỗi lo giá mặt hàng này sẽ tiếp tục thất thường. Trong bối cảnh đó, trồng xen cây đinh

lăng giữa vườn cao su là mô hình mới mà tỉnh này đang triển khai bước đầu đã cho những tín hiệu

khả quan.

Ông Thơi chăm sóc vườn đinh lăng. Ảnh: N.V

Ông Phan Văn Ngươn – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Dương Minh CHâu đánh giá đây là mô

hình hay nên đã tạo điều kiện tổ chức để bà con được tiếp cận. Theo ông Ngươn, đây là mô hình

mới, nhiều người còn bỡ ngỡ. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, nếu hiệu quả tốt sẽ triển khai để bà con

nhân rộng mô hình.

KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ V

Page 15: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ông Nguyễn Văn Thơi (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu) cho biết, lúc đầu cũng khá e dè

với mô hình trồng xen đinh lăng trong vườn cao su. Đây là mô hình được Công ty Nông nghiệp

Thiên Đường (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật. Cùng với sự

động viên của chính quyền, ông Thơi mạnh dạn đầu tư trồng đinh lăng trong khu vườn cao su hơn

2.000m2.

Đến nay, vườn đinh lăng của ông với 2.300 gốc đã được 8 tháng tuổi. Ông Tiến cho hay, theo đúng

quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, 1.000m2 vườn cao su có thể trồng 3.000 gốc đinh lăng (thuật

ngữ chuyên môn gọi là trồng quy đông đặc – PV). Giữa 2 hàng cao su (cách nhau 5m), ông Thơi

trồng 2 luống, mỗi luống lại có 2 hàng cây đinh lăng. Luống trồng đinh lăng cách hàng cây cao su

1m. Ở mỗi luống, mỗi cây đinh lăng trồng so le cách nhau 40cm.

Cây đinh lăng ưa bóng râm, chịu ẩm nhưng lại không chịu được ngập nên phải vun luống cho cao.

Lúc mới trồng nên trải bạt nhựa để đất không trồi sụt làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây

giống.

Theo tính toán của công ty cung ứng giống và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hoàn tất một vòng

đời 3 năm của cây đinh lăng, nông dân có thể thu 367,2 triệu đồng/1.000m2. Trong vòng 36 tháng

này, cứ mỗi 6 tháng nông dân có thể thu hoạch 600kg lá tươi và 1.500kg thân, rễ tươi. Tức là bình

quân 1 gốc cho 0,2kg lá (đơn giá 2.000 đồng/kg) và 0,5kg thân, rễ (20.000 đồng/kg).

Bệnh mới trên cây cao su tại VN

CSVNO – Thời gian qua, bộ môn Bảo vệ Thực vật (Viện Nghiên cứu Cao su VN) qua khảo sát, lấy

mẫu chẩn đoán đã xác định thêm 2 loại bệnh mới trên cây cao su tại VN là bệnh Lở cổ rễ và bệnh

Thối vỏ Fusarium. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin và biện pháp xử lý hai loại bệnh này.

Bệnh Lở cổ rễ

Bệnh do nấm Pythium spp. kết hợp với Phytophthora spp. gây ra. Bệnh thường xảy ra thời điểm

mưa và độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ thấp. Hiện nay, bệnh đã xuất hiện tại vùng miền núi phía

Bắc. Nấm bệnh phá hủy vỏ vùng cổ rễ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, khi cây bị nhiễm nặng có

thể dẫn đến chết toàn bộ cây.

Page 16: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Vết bệnh nhẹ

Vết bệnh nặng

Dấu hiệu ban đầu có mủ rỉ ra với vết hơi lõm xuất hiện trên vùng cổ rễ cách mặt đất 0–10 cm. Gặp

điều kiện thuận lợi, vết bệnh sẽ lan rộng, lúc này vỏ bị thối đen và vết thương có mùi hôi. Vỏ bị hủy

hoại và để lộ gỗ, đây là vị trí thuận lợi cho tác nhân khác xâm nhập làm chết cây.

Để hạn chế bệnh phát sinh, lưu ý không gây vết thương cho cây khi chăm sóc (làm cỏ, bón phân…)

vì đó là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và gây hại. Kiểm tra phát hiện sớm cây bị nhiễm

bệnh, đánh dấu tiến hành xử lý. Loại bỏ phần vỏ chết ở vết bệnh sau đó quét hoặc phun thuốc chứa

gốc metalaxyl +mancozeb (Vimonyl 72BTN, Mexyl 72WP) nồng độ 2%; hoặc quét chế phẩm

LSMC 99 kín vết bệnh. Để thuốc khô rồi dùng vaselin quét một lớp mỏng kín vết bệnh. Sau 25–30

ngày, kiểm tra lại vết bệnh và xử lý lặp lại khi còn triệu chứng gây hại.

Bệnh Thối vỏ Fusarium

Bệnh do nấm Fusarium equiseti gây ra. Bệnh mới được ghi nhận tại một số công ty cao su vùng

Đông Nam bộ, gây hại chủ yếu trên vườn ương và vườn kiến thiết cơ bản (KTCB).

Bệnh trên cây vườn ương

Bệnh trên cây vườn trồng mới

Bệnh trên cây vườn KTCB

Page 17: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nấm thường hoạt động tập trung vào mùa mưa, phát tán bằng bào tử và khuẩn ty, chủ yếu nhờ vào

hơi nước, nước tự do và gió. Nấm tiếp xúc xâm nhập và gây hại cho hầu hết các bộ phận của cây.

Nấm ký sinh gây hại cho hơn 280 loài cây thuộc các họ khác nhau. Bệnh làm chết cây con vườn

ương, giảm tỷ lệ ghép sống, giảm sinh trưởng vườn cây KTCB.

Triệu chứng ban đầu vỏ cây, mạch mộc và libe phù lên, hóa nâu và nứt ra; sau đó có nhiều mủ chảy

ra từ các vết nứt. Trên cây trồng mới 1 – 2 năm tuổi, triệu chứng nặng có thể dẫn đến lá rụng, các

cành non bị chết ngược và thân cây ngừng phát triển.

Để phòng trị bệnh này, trên vườn ương cần phun phòng cho vườn mới ghép (tum, bầu) và câycó

tầng lá bằng hỗn hợp carbenda im và hexacona ole(Vixa ol 275SC, Arivit 250SC) nồng độ 0,2%

phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%, 2 – 3 lần với chu kỳ cách nhau 10 – 15

ngày/lần.

Cây con phải xử lý sạch bệnh trước khi đem trồng; trên vườn cây KTCB: phun thuốc trị bệnh bằng

hỗn hợp carbenda im và hexacona ole (Vixa ol 275SC, Arivit 250SC) nồng độ 0,3% phối hợp với

chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,3%, 2 – 3 lần với chu kỳ cách nhau 10 – 15 ngày/lần. Lưu ý

chỉ phun thuốc trị bệnh trong mùa mưa.

Phan Thành Dũng-Nguyễn Đôn Hiệu-Nguyễn Anh Nghĩa (Viện Nghiên cứu Cao su VN)

Page 18: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2016 TIN... · 2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept “Sản xuất mủ SVR 10 rút gọn là việc cấp thiết” CSVNO

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Triển lãm thương mại quốc tế lần thứ 5 chuyên ngành cao su và sản xuất săm lốp xe Việt Nam

2017

Thời gian: Ngày 13-15/06/2017

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, quận 7, TP HCM

Nội dung: Triển lãm giới thiệu các sản phẩm, máy móc, trang thiết bị, công nghệ ngành cao

su, sản xuất săm lốp xe, các hội thảo chuyên đề do các chuyên gia và doanh nhân đến từ các

tổ chức và hiệp hội chuyên ngành trình bày. Tại triển lãm còn có phiên giao dịch nguyên

liệu và sản phẩm cao su giữa các đơn vị sản xuất săm lốp xe và sản phẩm cao su Việt Nam

với người mua được mời từ các nước.

Hội nghị Cao Su Toàn Cầu 2017 Global Rubber Conference 2017

Thời gian: Ngày 12-14/09/ 2017

Địa điểm: Thành phố Davao, Philippines

Nội dung: Hội nghị Cao su toàn cầu 2017 lần thứ 13 là một hội nghị hàng năm rất cần thiết

cho các bên của ngành cao su thiên nhiên và ngành sản phẩm cao su gặp gỡ,trao đổi với các

chuyên gia trong ngành về phát triểnbền vững. Sự kiện này dự kiến sẽ đón tiếp 500 đại biểu

đến từ hơn 25 quốc gia.

Website: www.globalrubberconference.com

India Rubber Expo 2017

Thời gian: Ngày 19-21/01/ 2017

Địa điểm : Chennai, India

Website: http://www.indiarubberexpo.in

SỰ KIỆN TIÊU BIỂU NGÀNH CAO SU 2017 VI