38
BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ (Tin Quảng Nam ngày 31 tháng 5 năm 2013) QUẢN LÝ.......................................... 2 1. Nông Sơn: Trù dập người tố cáo?................2 2. Núi Thành: Bức xúc nạn khai thác titan tại sân bay Chu Lai.................................. 4 3. Phước Sơn: Xã nghèo khát nước sạch.............5 4. Nam Giang: Ngôi làng bị bỏ quên................6 CHÍNH SÁCH....................................... 8 5. Chi trả chế độ, chính sách cho người bảo vệ Tổ quốc sau 30/4/1975........................... 8 ĐẦU TƯ........................................... 9 6. Kêu gọi đầu tư vào dự án chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi............................ 9 GIAO THÔNG....................................... 9 7. Núi Thành: Mong lắm một cây cầu................9 NÔNG NGHIỆP..................................... 10 8. Nhiều ruộng chết khô..........................10 PHÁP LUẬT....................................... 11 9. Vụ trộm hơn 4.000 kíp nổ liệu tòa có bỏ lọt tội phạm?....................................... 11 10. Thăng Bình: Bầu sô lừa đảo, dân vây bắt ca sĩ ............................................ 13 11. Nông Sơn: Bắt được đối tượng trộm cắp nhờ mật báo từ xe ôm................................ 13 KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ............................14 12. Đầu tư 181 tỉ đồng kiên cố hóa cáp ngầm viễn thông....................................... 14 DU LỊCH......................................... 14 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ(Tin Quảng Nam ngày 31 tháng 5 năm 2013)

QUẢN LÝ.....................................................................................................21. Nông Sơn: Trù dập người tố cáo?............................................................22. Núi Thành: Bức xúc nạn khai thác titan tại sân bay Chu Lai...................43. Phước Sơn: Xã nghèo khát nước sạch......................................................54. Nam Giang: Ngôi làng bị bỏ quên...........................................................6CHÍNH SÁCH...............................................................................................85. Chi trả chế độ, chính sách cho người bảo vệ Tổ quốc sau 30/4/1975......8ĐẦU TƯ........................................................................................................96. Kêu gọi đầu tư vào dự án chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi....9GIAO THÔNG..............................................................................................97. Núi Thành: Mong lắm một cây cầu..........................................................9NÔNG NGHIỆP..........................................................................................108. Nhiều ruộng chết khô.............................................................................10PHÁP LUẬT...............................................................................................119. Vụ trộm hơn 4.000 kíp nổ liệu tòa có bỏ lọt tội phạm?.........................1110. Thăng Bình: Bầu sô lừa đảo, dân vây bắt ca sĩ......................................1311. Nông Sơn: Bắt được đối tượng trộm cắp nhờ mật báo từ xe ôm...........13KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.....................................................................1412. Đầu tư 181 tỉ đồng kiên cố hóa cáp ngầm viễn thông............................14DU LỊCH.....................................................................................................1413. Đèn lồng Hội An - khách quý Việt Nam tại Wernigerode.....................1414. Nhiều tour du lịch hấp dẫn.....................................................................1515. Hội An: Boutique Hoi An Resort áp dụng gói khuyến mãi...................15GIÁO DỤC..................................................................................................1616. Tam Kỳ: Trường chưa bàn giao đã mục nát...........................................16VĂN HÓA...................................................................................................1717. Duy Xuyên: Đã có giải pháp trùng tu di tích Mỹ Sơn...........................1718. Hội An: Bảo tồn di tích, người dân phải được hưởng lợi......................1819. Tây Giang: Địa đạo A Nông giữa đại ngàn Trường Sơn.......................1920. Phân chia cổ vật tàu đắm ở biển Cù Lao Chàm.....................................19XÃ HỘI.......................................................................................................2121. Điện Bàn: Tình thương và trách nhiệm..................................................2122. Nam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè.....................................2123. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị...............................22

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

24. Công ty Ajinomto Việt Nam tặng 21 căn nhà tình thương....................2325. Đại Lộc: Phát động phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất”......................23TIN VẮN.....................................................................................................24ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA..................................................................................24

QUẢN LÝ

Nông Sơn: Trù dập người tố cáo?Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn hành vi tiêu cực “ăn bớt” công trình đường bê tông nông thôn, nhiều cán bộ ở Quế Phước đang có dấu hiệu bị trù dập.

Năm 2009, xã Quế Phước được phân bổ 993 triệu đồng, nhân dân tự đóng góp trên 115 triệu đồng để xây dựng 3.420m đường bê tông (gồm hai loại đường rộng 3m và 2,5m). Xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý công trình tại các thôn để theo dõi, giám sát việc thực hiện, Công ty TNHH Bảo Châu trúng thầu thi công.

Sai phạm đã xảy ra. Cụ thể: tổng chiều dài tuyến đường được quyết toán là 3.420m, nhưng trên thực tế chỉ thi công 3.146m (ăn bớt gần 300m); một số tuyến đường bị cắt xén chiều ngang (đường rộng 3m còn 2,5m).

Hành vi gian lận trên đã bị Tổ giám sát của Hội đồng nhân dân xã phát hiện báo cáo lên huyện. Nhưng thay vì lập đoàn thanh tra, Chủ tịch huyện là ông Huỳnh Tấn Triều lại giao xã tự xử lý. Xã xử lý bằng cách yêu cầu Cty Bảo Châu thi công thêm số diện tích đường bê tông còn thiếu.

Ông Nguyễn Văn Phượng - Trưởng thôn Phú Gia 2 cho biết: Khi đơn vị thi công đang tiến hành “sửa sai”, thì đầu tháng 6/2012, mọi người lại phát hiện Công ty này dùng cát pha nhiều tạp chất để thi công.

Ông Nguyễn Văn Tường - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã cùng các ông Trần Tư - Phó Chủ tịch, Nguyễn Văn Phượng, Trưởng thôn, Bùi Hồng Lực - Tổ trưởng tổ dân cư số 4 đến hiện trường lập biên bản tạm đình chỉ thi công.

Ngày 30/10/2012, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng đại diện các đoàn thể xã tổ chức họp và thống nhất giao Mặt trận Tổ quốc làm thủ tục kiến nghị lên cấp trên. Trên cơ sở này, ông Nguyễn Văn Tường - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã cùng ông Lương Văn Bá - Phó Chủ tịch xã ký văn bản

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

kiến nghị gửi các cơ quan chức năng của huyện, yêu cầu rút hồ sơ lên cấp trên để xử lý.

Trước sức ép kiến nghị của dân, huyện cho thành lập đoàn thanh tra. Cuối tháng 4/2013, kết luận thanh tra được công bố, nhưng chỉ nhắc nhở qua loa về sai phạm của Công ty Bảo Châu cũng như trách nhiệm của Chủ tịch xã Quế Phước Phạm Quý Viễn.

Còn lại tập trung “bắt lỗi” và yêu cầu kiểm điểm, xử lý toàn bộ lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể đã đấu tranh chống tiêu cực. Với những lỗi, như “đơn kiến nghị tố cáo phát hành sai thể thức văn bản. Sử dụng con dấu khi chưa được phép, lập biên bản đình chỉ thi công khi không có thẩm quyền”…

Trước đó, năm 2010, cũng tại xã Quế Phước, sau khi báo Tiền Phong đăng loạt bài về vụ lãnh đạo xã “chặn” tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết và tiền di dời khỏi vùng lũ lụt, kết quả một số lãnh đạo xã đã bị kỷ luật, thuyên chuyển.

Theo ông Nguyễn Hoàng Chương - Chánh văn phòng UBND huyện, nội tình của xã Quế Phước “quá phức tạp”. Trong khi đó, ông Nguyễn Đại Bình – Giám đốc Công ty TNHH Bảo Châu (đơn vị thi công) lại chính là con trai của ông Chương!

Theo ông Lý Xuân Thanh - Chánh Thanh tra huyện, trưởng đoàn thanh tra: UBND huyện chỉ đạo thanh tra chỉ xem xét 2 nội dung, là việc đình chỉ thi công của Mặt trận Tổ quốc xã có đúng không? Và kiểm tra đơn kiến nghị do ông Lương Văn Bá, Nguyễn Văn Tường ký có đúng thể thức văn bản không? Do đó, những nội dung cũng như biện pháp khắc phục liên quan đến sai phạm (của đơn vị thi công, trách nhiệm của lãnh đạo xã) không được đoàn thanh tra đề cập đến. Cũng theo ông Thanh, đến thời điểm này, những cá nhân sai phạm chỉ thi công được 6m đường (trong tổng số 274m đường bị bớt xén).

Ông Nguyễn Văn Kiện - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện, Phó đoàn thanh tra, khẳng định: Những cán bộ Mặt trận Tổ quốc xã Quế Phước đã thực hiện đúng chức năng được giao về công tác giám sát, thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng. Chỉ có điều khi phản ánh sai phạm đã không thể hiện đúng thể thức, trình tự ban hành văn bản.

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Ông Lương Văn Bá và ông Nguyễn Văn Tường, bức xúc: “Thanh tra không chỉ ra được sai phạm, không yêu cầu kỷ luật người gây ra sai lại đi bắt lỗi người tố cáo. Mấy ngày gần đây, Đảng ủy xã yêu cầu tôi viết kiểm điểm nhận sai. Chúng tôi chỉ sai ở chỗ ban hành thể thức văn bản chưa đúng. Những người tố cáo cũng như người dân xã Quế Phước cho hay, họ sẽ tiếp tục viết đơn kiện lên các cấp cao hơn”. (Tiền Phong 31/5, tr10) (về đầu trang)

Núi Thành: Bức xúc nạn khai thác titan tại sân bay Chu LaiGần đây, dư luận huyện Núi Thành rất bức xúc về tình trạng khai thác titan trái phép tại khu vực sân bay Chu Lai, có thể gây cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, cát tấn công vào nhà dân. Đáng nói, việc khai thác titan ở đây còn ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hoạt động bay.

Ngay từ tháng 10/2012, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu xử lý chấm dứt tình trạng trên, song tình trạng khai thác titan trái phép vẫn tiếp diễn. Cái khó là hiện nay đất khu vực sân bay Chu Lai thuộc đất quốc phòng do Sư đoàn Không quân 372 quản lý.

Trong khu vực sân bay Chu Lai, trước đây, UBND tỉnh đã cấp giấy phép hoạt động cho hai doanh nghiệp khai thác titan dạng tận thu, trong đó Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ khoa học kỹ thuật Trung Việt đã hết giấy phép khai thác từ cuối năm 2011, nhưng đơn vị này vẫn tiếp tục hoạt động.

Trên thực địa nhiều giàn xoắn vít đã khai thác titan vẫn đặt trên những đồi cát rộng, đất đai bị đào xới khắp nơi. Nguồn điện để cung cấp cho các giàn máy khai thác titan được đấu nối một cách vô tội vạ, từ đường dây điện đến tuyến đường ven biển đoạn tiếp giáp giữa huyện Núi Thành (Quảng Nam) và huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

Sở TN&MT tiến hành kiểm tra và khẳng định hoạt động khai thác titan trái phép của Công ty Trung Việt là có thật. Song để giám sát và giải quyết vụ việc chỉ có đơn vị Sư đoàn Không quân 372 mới có thể làm được, bởi đây là khu vực đất quốc phòng không ai có thể vào khi chưa có phép từ phía quân đội

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Sáng 29/5 UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì cùng với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác titan trái phép tại khu vực sân bay Chu Lai để báo cáo UBND tỉnh tìm biện pháp xử lý. Nhưng lãnh đạo Sư đoàn Không quân 372 dứt khoát không cho các cơ quan báo chí truyền thông đi cùng kể cả cơ quan báo chí của tỉnh.

Câu hỏi được đặt ra có hay không việc bật đèn xanh của cơ quan quản lý sử dụng đất khu vực sân bay Chu Lai với doanh nghiệp khai thác titan trái phép. Dư luận và người dân rất mong được làm rõ. (Radiovietnam.vn 30/5) (về đầu trang)

Phước Sơn: Xã nghèo khát nước sạchGần 200 hộ dân trong sáu thôn ở xã miền núi Phước Kim suốt mấy chục năm qua phải sử dụng nguồn nước từ các khe suối, ao hồ để tắm giặt, nấu uống...

Để có thể đưa nước từ thượng nguồn các khe về khu dân cư, người dân phải tự lắp đặt hệ thống ống dẫn dài vài cây số, bà Hồ Thị Thôn người thôn Luông A, than thở: “Nước dẫn từ trên khe về hiếm lắm, có khi cả ngày đứng chờ chực cũng không hứng được giọt nào.

Bà con thường phải chuẩn bị sẵn thùng, can để trữ nước. Những hôm nước đầu nguồn cạn kiệt, dân trong xã đổ xô ra gánh nước ở các ao hồ, sông suối. Mặc dù biết nước ở đây không đảm bảo vệ sinh nhưng cũng đành nhắm mắt dùng, chứ chẳng còn cách nào”.

Riêng ở thôn Luông B và thôn Triêng, toàn bộ bốn hệ thống dẫn nước về thôn đã bị xuống cấp và ngưng hoạt động. Người dân hai thôn này chỉ còn cách xách thùng qua những thôn lân cận xin nước về dùng hoặc cuốc bộ lên các khe suối gần đó gánh nước.

Ông Nguyễn Văn Nhất - Chủ tịch xã Phước Kim cho biết: “Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã tồn tại ở xã nhiều năm qua. Nhất là vào mùa nắng nóng, toàn xã hầu như thiếu nước cho sinh hoạt, canh tác làm rẫy. Xã đã tiếp nhận vấn đề hiện nay có một số thôn đường ống dẫn nước bị tắc, chúng tôi sẽ cố gắng vận động kinh phí từ các đơn vị để sớm khắc phục hiện trạng trên trước mùa nắng hạn cận kề”.

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Tình cảnh thiếu nước sạch cũng diễn ra thường xuyên với gần 500 hộ dân hai thôn Xuân Mỹ và Long Thạnh Tây (xã Tam Hải, huyện Núi Thành). Nguồn nước nơi đây bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng, người dân phải lấy nước sông để tắm giặt, còn nước sạch để uống thì phải chèo xuồng qua các xã khác như Tam Giang, Tam Hòa (huyện Núi Thành) để mua nước uống đóng chai về dùng.

Ông Phạm Văn Trí - Bí thư thôn Xuân Mỹ nói: “Chúng tôi khuyến khích người dân làm bể lọc phèn, mặn nhưng chẳng có kết quả. Nước mới bơm lên bể chưa đầy ba giờ mà váng phèn đã đóng trên mặt nước”.

Theo ông Phan Như Tường - Phó Chủ tịch xã Tam Hải, để có một hệ thống dẫn nước sạch vào các thôn trên cần kinh phí rất lớn, UBND xã đã kiến nghị lên cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm. (Tuổi Trẻ Online 30/5) (về đầu trang)

Nam Giang: Ngôi làng bị bỏ quênỞ xã biên giới Đắc Pring, có một thôn chỉ có 9 hộ, với 37 khẩu, thuộc các dân tộc: Giẻ Triêng, H’re và Khơ Mú sống biệt lập giữa rừng trong tình trạng không điện, không trường, không có y tế thôn, bản….

Hầu như ở đây còn chưa được hưởng những chế độ chính sách áp dụng cho vùng đặc biệt khó khăn, thậm chí chức danh trưởng thôn cũng vừa bị... cắt.

Cả thôn Pêtapoóc có 37 người, đàn ông sức vóc cũng có được 7 đến 8 người nhưng chức trưởng thôn lại do một góa phụ mới ngoài 40 tuổi đảm trách. Chị là Y Khiên. Năm 2009, khi trưởng thôn Pêtapoóc là anh Kring Thôi (chồng chị) qua đời, chị phải “kế nhiệm” chồng một cách tự nhiên.

Năm 1998, sau một thời gian di cư sang sinh sống ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, những hộ dân này kéo nhau quay về lại quê cũ (Pêtapoóc).

Thời điểm đó, xã Đắc Pring đã lập ra các chức danh chỉ định gồm: Trưởng thôn, Ban công tác mặt trận và thôn đội trưởng, đồng thời xem Pêtapoóc như một thôn của xã, vận dụng trích ngân sách địa phương hỗ trợ chế độ phụ cấp cho các chức danh này.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Đến tháng 8/2012, mọi chế độ phụ cấp của các chức danh trên bị cắt, với lý do: Thôn Pêtapoóc vẫn chưa được công nhận. Chị Y Khiên kể “Kế toán của xã lên đây thông báo cắt hết chế độ, thế là họ cắt không một lời giải thích. Bây giờ không còn chức trưởng thôn nhưng cũng phải làm. Đoàn tình nguyện, đoàn công tác nào đến Pêtapoóc cũng đòi gặp trưởng thôn, phó thôn, rồi mình lo tiếp và lo chỗ ngủ”.

Ông Kring Vây, người cao tuổi nhất được cử làm cán bộ Mặt trận của thôn đã xuống tận UBND xã để tìm hiểu lý do vì sao phụ cấp của thôn mình bị cắt, thì được giải thích là do tỉnh, huyện cắt chứ xã không muốn bớt của dân. Suất hỗ trợ trưởng thôn chỉ vài trăm ngàn, nhưng với những cán bộ chỉ định là nguồn thu nhập chính.

Ông Kring Giúp - Bí thư Đảng ủy xã Đắc Pring tỏ ra bức xúc khi được hỏi về cuộc sống và những thắc mắc của người dân Pêtapoóc. Ông cho biết, thời ông còn làm chủ tịch xã, ông đã kiến nghị nên công nhận thôn Pêtapoóc trực thuộc xã do đường sá cách trở, lại nằm sát đường biên giới với nước bạn Lào, nhưng không ai đồng ý. Không thể để người dân sống trong một làng vô chủ, ông đã cân đối nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ và tự thành lập ra chính quyền thôn để bà con phấn khởi và cũng là để dễ quản lý. Đến năm 2012, Phòng Nội vụ huyện phát hiện và thông báo yêu cầu cắt mọi định suất hỗ trợ.

“Dù ở đâu thì họ vẫn là dân của mình, không thể bỏ rơi họ được, vì thế tôi đã làm theo cái tâm chứ thực ra từ trước đến nay làm gì có văn bản nào chính thức công nhận thôn Pêtapoóc đâu”, ông Giúp nói.

Cả thôn Pêtapoóc chỉ có 9 nóc nhà, nhưng không nhà nào có điện. Ti vi, báo đài không đến được với người dân. Ngoài 3 căn nhà gỗ do bộ đội biên phòng và xã Đắc Ring làm giúp, còn lại nhà dân toàn bằng tre nứa. Ngày thường phụ nữ ở đây đều đi rẫy, đàn ông thì đi rừng săn bắt nên cả thôn vắng ngắt không một bóng người.

Nhóm phóng viên theo chân các chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắc Pring lên cánh đồng lúa rộng 2ha do cán bộ chiến sĩ đơn vị cùng dân khai phá để trồng lúa nước, trồng ngô cách đó nửa giờ đi bộ. Người đầu tiên nhóm phóng viên gặp là bà Y Ngói. Dù mới ngoài 50 tuổi nhưng trông khắc khổ như cụ bà 90. Bà Y Ngói cho biết, đã ở đây gần 2 tháng không về nhà, phải

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

lo giữ không cho thú rừng và lũ chim chóc phá hoại. Cánh đồng này là nguồn lương thực chính của 37 người dân thôn Pêtapoóc. Không giữ, thú rừng vào phá thì cả làng đói.

Theo Ông Kring Giúp, thôn Pêtapoóc đã có từ lâu đời, bản thân ông cũng xuất thân từ đó. Việc công nhận thôn Pêtapoóc là cần thiết, chỉ khi nào được công nhận là một đơn vị hành chính thì mới có các chế độ cho cán bộ thôn, cuộc sống của người dân mới được quan tâm từ các chính sách của Đảng và Chính phủ.

Hiện tại cuộc sống của 37 người dân nơi đây vẫn đang nhờ vào cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Đắc Pring, Bộ đội Biên phòng tỉnh. (Quân Đội Nhân Dân Online 30/5) (về đầu trang)

CHÍNH SÁCH

Chi trả chế độ, chính sách cho người bảo vệ Tổ quốc sau 30/4/1975Nhằm nhanh chóng giải quyết chế độ cho đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 (theo Quyết định số 62/2011của Chính phủ), tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp phấn đấu đến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành việc chi trả chế độ, chính sách.

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người tham gia kháng chiến và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 hiểu rõ quy trình làm hồ sơ để đăng ký xét duyệt. Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, thẩm định và báo cáo đến cấp có thẩm quyền; tổ chức chi trả cho đối tượng chính xác, kịp thời, đồng thời thực hiện tốt việc mua bảo hiểm y tế cho đối tượng đã có quyết định hưởng trợ cấp và chế độ mai táng phí cho người từ trần…

Ông Trần Minh Cả - Phó Chủ tịch tỉnh cho biết: Mục đích của Quyết định 62 mang tính nhân văn cao cả. Tuy nhiên để việc chi trả đúng đối tượng, chế độ, các ngành chức năng cũng như địa phương cần rà soát kỹ hồ sơ của đối tượng. Hướng dẫn cụ thể cho đối tượng cũng như Ban chỉ đạo cấp dưới, nhất là cấp xã để thực hiện đúng quy định. Công khai thông tin, quy định về đối tượng được chi trả đến tận thôn bản, khối phố để người dân tự xác định mình có đúng đối tượng không. Sau khi nhận hồ sơ, cần niêm yết công khai danh sách để người dân kiểm tra, giám sát.

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận gần 17.000 hồ sơ trong tổng số hơn 20.000 đối tượng theo Quyết định 62. Các ngành chức năng đã tổ chức chi trả gần 4,4 tỷ đồng; thực hiện mua bảo hiểm y tế cho hơn 600 đối tượng…(TTXVN 30/5, Tin tức 31/5, tr4; Website Đảng Cộng Sản Việt Nam 30/5) (về đầu trang)

ĐẦU TƯ

Kêu gọi đầu tư vào dự án chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ chăn nuôiUBND tỉnh vừa đưa dự án “Trang trại chăn nuôi gà lấy trứng và nhà máy chế biến các sản phẩm từ trứng gà” vào danh mục dự án cơ hội ưu tiên kêu gọi đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến từ 30 - 35 triệu USD.

Các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm lấy trứng và chế biến các sản phẩm từ trứng gà, có thể lựa chọn theo hình thức 100% vốn FDI hoặc liên doanh trên diện tích 15 - 20ha với thời hạn 50 năm. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch của dự án dự kiến tại các huyện nông thôn của tỉnh.

Dự án được hưởng chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng, thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo và miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án. (Đại Biểu Nhân Dân 30/5, tr7) (về đầu trang)

GIAO THÔNG

Núi Thành: Mong lắm một cây cầuLà một xã nghèo nằm lơ lửng giữa dòng sông Trường Giang, bao năm qua người dân xã Tam Tiến chỉ mong có một cây câu nhỏ đàng hoàng để cuộc sống được an toàn hơn.

Hằng ngày, hàng trăm người dân xã Tam Tiến muốn ra ngoài đi làm, công việc phải đi chiếc thuyền cũ với biết bao nguy hiểm đe dọa. Gặp những ngày nước lớn chảy xiết, thuyền rung tròng trành rất nguy hiểm.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Nhất là các em học sinh phải thức dậy từ rất sớm ra bến sông chờ đợi đến lượt mình đi học để khỏi muộn giờ.

Đầu năm 2001, con kênh thủy lợi dẫn nước làm ruộng nối liền hai xã Tam Tiến - Tam Xuân được xây dựng. Do là kênh dẫn nước nhưng có bề mặt sắt và ximăng che lên trên để kiểm tra đường ống, hơn nữa, người dân không mặn mà đi thuyền đành lén đi liều để qua bờ với bao hiểm nguy mặc cho biển cấm của xã.

Anh Trần Phước (40 tuổi, thôn Tân Lộc) tâm sự: “Sợ nhất là vào ban đêm, trẻ em, người già đau ốm không có thuyền đưa sang bờ. Nếu liều đi qua con kênh này thì mỗi lần đưa chân mà run, không té ngã xe thì người cũng rớt xuống nước”.

Mong một cây cầu vượt sông Trường Giang là ước mơ bao đời của người dân xã Tam Tiến. Họ hy vọng chính quyền sớm vận động, xây cho một cây cầu để phục vụ đời sống dân sinh, chăm sóc sức khỏe và nhất là tạo điều kiện thuận lợi để con em nơi đây đến trường được an toàn. (Lao Động Online 30/5) (về đầu trang)

NÔNG NGHIỆP

Nhiều ruộng chết khôNắng nóng kéo dài, khô hạn khốc liệt đã đẩy người dân miền Trung (trong đó có Quảng Nam) vào vô vàn khốn khó. Thiếu nước sinh hoạt, cuộc sống bị đảo lộn và nay lại thêm hàng ngàn ha đất nông nghiệp bỏ hoang do thiếu nước tưới, người dân đứng trước nguy cơ thiếu đói.

Bà Nguyễn Thị Hồng (ở xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn) cho biết: “Để chủ động cắt cầu nối sâu bệnh chuyển vụ, cuối tháng 4/2013, tôi đã thuê người cày phơi ải cả 3 sào đất. Theo khung thời vụ, ngày 26/5 gieo sạ toàn bộ diện tích đó bằng giống lúa ngắn ngày Bio 404. Thế nhưng, suốt nửa tháng nay mặn thường xuyên án ngữ trước miệng bể hút với nồng độ cao khiến trạm bơm Tứ Câu không thể vận hành. Gia đình có 6 nhân khẩu chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng này, giờ bỏ hoang, chắc đói mất”.

Đó cũng là tình cảnh chung của hơn 5.000 hộ dân thuộc các xã vùng Đông như: Điện Nam Đông, Điện Nam Bắc, Điện Ngọc, Điện Thắng Bắc… khi

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

nước mặn xâm nhập sâu vào sông Vĩnh Điện làm cho các trạm bơm trên con sông này phải “đắp chiếu” nhiều tháng qua.

Theo số liệu của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi tỉnh, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có 13 trạm bơm phục vụ nước tưới cho gần 10.000ha lúa hè thu. Tuy nhiên, do nước mặn xâm nhập sâu trong nhiều tháng qua nên có trên 4.000ha đất nông nghiệp bị thiếu nước nghiêm trọng. (Sài Gòn 31/5, tr6) (về đầu trang)

PHÁP LUẬT

Vụ trộm hơn 4.000 kíp nổ liệu tòa có bỏ lọt tội phạm?Liên quan đến vụ đột nhập kho vật liệu nổ lấy trộm hơn 4.000 kíp nổ gây xôn xao dư luận, TAND tỉnh vừa mở phiên xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã bị VKSND tỉnh kháng nghị cho rằng, việc tuyên án không căn cứ vào diễn biến và kết quả điều tra, cũng như kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa.

Theo kết quả điều tra thông qua đối tượng Huỳnh Thế Cánh, Phạm Hữu Quyền đã hai lần mua 2.500 kíp nổ do Trần Văn Bình, Trương Hoài Bão, Nguyễn Xuân Hưng, Huỳnh Thế Cánh chiếm đoạt được. Sau khi khởi tố về tội “Mua bán tría phép vật liệu nổ”, Phạm Hữu Quyền còn bị khởi tố thêm tội danh “Mua bán trái phép chất ma túy” với tổng số tiền trên 20 triệu đồng do Cơ quan Công an tỉnh Quảng Ngãi, Công an huyện Tiên Phước, Công an tỉnh Quảng Nam thu thập trước đó.

Tuy nhiên theo lập luận của TAND tỉnh tại Bản án 03/2013 thì trong suốt quá trình điều tra và tại các phiên tòa sơ thẩm, Phạm Hữu Quyền đều không nhận tội, không ai bắt quả tang Phạm Hữu Quyền thực hiện hành vi phạm tội.

Đồng thời khi khám xét, Cơ quan điều tra cũng không thu giữ được heroin hoặc vật liệu nổ trong nhà Quyền. Cơ quan điều tra chỉ dựa vào lời khai của Huỳnh Thế Cánh và Nguyễn Xuân Hùng, nhưng lần đầu tiên Cánh bán cho Quyền 1.000 kíp nổ thì việc mua bán chỉ diễn ra giữa Cánh và Quyền. Còn lần thứ hai, Cánh khai bán cho Quyền 1.500 kíp nổ thì Hùng chỉ đi theo Cánh giai đoạn đầu nhưng đến lúc mua bán chỉ có Cánh và Quyền, ngoài Cánh ra không ai trực tiếp chứng kiến việc mua bán này.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Về giá mua kíp nổ cũng mâu thuẫn bởi Cánh mua từ Bình với giá 10.500 đồng/kíp nhưng khi bán lại cho Quyền cũng 10.500 đồng/kíp mà không lấy tiền chênh lệch là vô lý.

Với hành vi mua bán trái phép chất ma túy, Hội đồng xét xử thấy rằng lời khai của bị cáo, cũng như những người có hành vi liên quan của Quyền có nhiều mâu thuẫn với nhau, hoặc mâu thuẫn trong chính lời khai của họ…Vì vậy, tại Bản án 03/2013, Tòa đã tuyên bị cáo Phạm Hữu Quyền không phạm hai tội “Mua bán trái phép vật liệu nổ và Mua bán trái phép chất ma túy”.

Song VKSND tỉnh lại cho rằng, về tội Mua bán vật liệu nổ, Cánh đã khai rõ lý do Cánh thay đổi lời khai là do vừa mới bị bắt tinh thần hoảng loạn nên nhớ nhầm ngày. Việc Cánh mua và bán kíp nổ, bất hợp lý vì cùng một giá là không đúng. Bởi Cánh và Quyền có mối quan hệ quen biết từ trước khi mua bán kíp nổ, Quyền hứa nếu bán được sẽ cho tiền.

Hội đồng xét xử viện dẫn lời khai ban đầu chối tội của Cánh là lên nhà Quyền để hợp đồng khai thác keo là không đúng vì trong thời điểm này Cánh đang trên đường vận chuyển vật liệu nổ từ Nam Giang về Tiên Phước.

Việc cho rằng ngoài Cánh ra không ai trực tiếp chứng kiến việc mua bán là không đúng bởi lần thứ nhất, trong khi thỏa thuận bán 1000 kíp nổ, Hùng và Bình đều nghe gọi tên “chú Quyền”. Lần thứ hai thì có lời khai của Hùng về việc Cánh chở Hùng đến nhà Quyền để bán kíp nổ nhưng Quyền nói rõ là đi hai người nên không mua và đuổi Cánh, Hùng ra khỏi nhà. Khi cả hai chở kíp nổ đi được gần 2km, Quyền gọi cho Cánh bảo chỉ một mình Cánh chở kíp nổ đến bán thì Quyền mới mua. Cánh để Hùng đứng chờ ở ven đường và quay trở lại. Dữ liệu ghi chép các cuộc điện thoại giữa Cánh và Quyền do ngành Viễn thông cung cấp đúng như lời khai của Cánh.

Về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, Tòa cho rằng Cơ quan điều tra vẫn không chứng minh được thời gian, địa điểm, số lần mua bán ma túy, số lượng heroin mua bán…là không chính xác.

Do đó VKSND tỉnh đã kháng nghị Bản án 03/2013 của TAND tỉnh tuyên bố bị cáo Quyền không phạm tội và yêu cầu Tòa phúc thẩm Tòa án nhân

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm theo hướng hủy bản án số 03/2013 để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới. (Bảo Vệ Pháp Luật 30/5, tr5) (về đầu trang)

Thăng Bình: Bầu sô lừa đảo, dân vây bắt ca sĩTối 29/5, tại nhà hàng Hoa viên Đức Phú thị trấn Hà Lam, hàng trăm người dân bao vây đoàn nghệ thuật của doanh nghiệp tư nhân Bảo Huy Hân (xã Bình Quý), bắt ca sĩ Vĩnh Thuyên Kim để đòi trả lại tiền vé do chương trình ca nhạc không đúng như thông tin trên băng rôn quảng cáo.

Trước đó, ngày 27/5, bầu sô Huỳnh Kim Thành (trú Đà Nẵng) cùng Nguyễn Văn Dũng (xã Bình Quý) xin giấy phép “tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” tại nhà hàng Hoa viên Đức Phú.

Chương trình được quảng cáo rầm rộ với các ca sĩ nổi tiếng như Vĩnh Thuyên Kim, Hồ Quang Hiếu, Minh Hằng, Bảo Thy, Nguyễn Phi Hùng… nên rất đông người dân mua vé, với giá 50.000 đồng/vé.

Nhưng đợi đến tối khuya, chỉ có mỗi ca sĩ Vĩnh Thuyên Kim ra biểu diễn rồi kết thúc chương trình khiến người dân rất phẫn nộ, cho rằng đoàn ca nhạc lừa đảo để bán vé lấy tiền nên đã bao vây nhà hàng, bắt các thành viên trong đoàn và ca sĩ Vĩnh Thuyên Kim giao cho công an. Riêng bầu sô Huỳnh Kim Thành “lánh mặt” qua huyện Quế Sơn, bị công an huyện tạm giữ.

Ông Trần Văn Xuân - Phó trưởng công an huyện cho biết: “Bản thân ca sĩ Vĩnh Thuyên Kim chỉ đến biểu diễn, không hay về hành vi lừa đảo của đối tượng Thành, nên công an huyện đã lập biên bản xử lý vụ việc”.

Được biết, trong tối 29/5, đoàn ca nhạc cũng biểu diễn ở xã Hương An, bán được gần 300 vé. (Tiền Phong Online 31/5, Tuổi Trẻ 31/5, tr15) (về đầu trang)

Nông Sơn: Bắt được đối tượng trộm cắp nhờ mật báo từ xe ômSáng 30/5, Cao Xuân Lâm (19 tuổi) cùng Trần Xuân Sang (15 tuổi, cùng trú tại tỉnh) qua thôn Cẩm La, xã Quế Lâm trộm một xe máy Honda Wave phóng xuống Bến xe thành phố Đà Nẵng gạ bán với giá 2 triệu đồng.

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Anh Đinh Quốc Hải là xe ôm đang chờ khách tại bến xe phát hiện nên đã mật báo, cùng Công an phường Hòa Minh (Đà Nẵng) bắt giữ, bàn giao cả hai cho Công an huyện Nông Sơn tiếp tục làm rõ. (Thanh Niên 31/5, tr18) (về đầu trang)

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

Đầu tư 181 tỉ đồng kiên cố hóa cáp ngầm viễn thôngNgày 30/5, UBND tỉnh đồng ý cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai đầu tư dự án kiên cố hóa mạng lưới cáp ngầm viễn thông tại Quảng Nam, nhằm đảm bảo an toàn mạng lưới, phòng chống lụt bão, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo dự phòng mạng lưới và phát triển trong tương lai.

Việc đầu tư dự án nhằm mục tiêu đạt 100% các trạm tại trung tâm huyện, thành phố phải duy trì được dịch vụ 2G và 3G với bão cấp 14 trở lên, 100% các huyện có các đường cáp ngầm kiên cố triển khai dọc Quốc lộ 1A hoặc OPGW hoặc cáp ADSS treo trên hệ thống cột điện lực 110KV trở lên, bổ sung các tuyến vi ba SDH/PDH liên huyện để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác và sử dụng vu hồi khi xảy ra thiên tai, bão lụt.

Dự án sẽ triển khai 33 tuyến với chiều dài 239,45km cáp ngầm, 2 cột kiên cố và 78 tuyến vi ba SDH và PDH trên địa bàn tỉnh, với tổng mức đầu tư gần 181 tỷ đồng, sẽ được triển khai và hoàn thành vào tháng 9/2013. (Lao Động Online 30/5) (về đầu trang)

DU LỊCH

Đèn lồng Hội An - khách quý Việt Nam tại WernigerodeTừ ngày 26-28/7, tại Wernigerode (Cộng hòa liên bang Đức) sẽ diễn ra Tuần lễ văn hóa Việt Nam và lễ kết nghĩa giữa thành phố này với thành phố Hội An.

Theo kế hoạch, Wernigerode - thành phố có nhiều đặc điểm tương đồng với thành phố Hội An trên bình diện địa lý, văn hóa và kinh tế du lịch.

Đây là dịp để kiều bào Việt Nam tại Đức gặp gơ, giao lưu; doanh nghiệp 2 nước, 2 địa phương kết nối các mối quan hệ lâu dài, bền vững trên nhiều

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

phương diện; chính quyền 2 thành phố hợp tác, giúp nhau trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở, kinh tế, văn hóa và du lịch...

Dịp này, đèn lồng - sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc của Hội An - sẽ có dịp thắp sáng phố cổ Wernigerode, phục vụ nhu cầu thưởng lãm của du khách và cộng đồng người Việt xa quê ở đây. (Thời Báo Ngân Hàng 31/5, tr11) (về đầu trang)

Nhiều tour du lịch hấp dẫnTừ 21- 26/6, tỉnh sẽ khai trương nhiều tour du lịch hấp dẫn khác để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Với sự phối hợp và hỗ trợ của Tổng Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Du lịch, Ban tổ chức sẽ đón tiếp đoàn Famtrip, gồm các công ty lữ hành, các nhà báo trong và ngoài nước khảo sát sản phẩm du lịch của địa phương.

Các công ty du lịch lữ hành sẽ tổ chức các tour tham quan các điểm du lịch trong tỉnh và kết nối các di sản khu vực miền Trung. Trong thời gian diễn ra Festival, du khách sẽ được miễn phí tham quan phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. (Công Thương 31/5, tr11) (về đầu trang)

Hội An: Boutique Hoi An Resort áp dụng gói khuyến mãiGói khuyến mãi “Khám phá Hội An” trong 3 ngày 2 đêm tại phòng Superior của Boutique Hoi An Resort dành cho hai người được áp dụng với mức giá khuyến mãi là 6.340.000 đồng.

Gói khuyến mãi bao gồm ăn sáng tự chọn, đưa đón sân bay, một bữa ăn trưa hoặc ăn tối theo thực đơn tại nhà hàng Le Café cho mỗi người, cocktail tại Le Salon cho mỗi người/lần cư trú, dịch vụ đưa đón bằng xe buýt đến phố cổ Hội An theo lịch trình, miễn phí thuê xe đạp, giảm giá 15% các dịch vụ trị liệu tại Le Spa, giảm giá 15%cho dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng.

Chương trình áp dụng từ 15/5 đến 31/10. (Doanh Nhân 28/5, tr65) (về đầu trang)

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

GIÁO DỤC

Tam Kỳ: Trường chưa bàn giao đã mục nátTrường THCS Lý Thường Kiệt (xã Tam Phú) được đưa vào sử dụng từ năm 2008 đến nay nhưng chưa hề bàn giao. Thời gian gần đây, trường xuống cấp nghiêm trọng.

Ngày 29/5, có mặt tại Trường THCS Lý Thường Kiệt, nhóm phóng viên quan sát thấy một số hạng mục như cửa sổ, cửa chính làm bằng gỗ đã mục nát, rơi rụng; nhiều trụ bê tông nứt chạy từ trên đỉnh xuống dưới nền đất; nền gạch men cũng bị hư hỏng nặng; chỗ kết nối các phòng bị hở rộng từ 1 - 2cm; ống xối nước cũng vơ toang.

Khi leo lên đỉnh sàn bê tông của mái trường, đập vào mắt là cảnh mái ngói võng xuống, có 4 điểm sập hoàn toàn, hàng trăm viên ngói nát vụn nằm dưới sàn bê tông. Quan sát kỹ, hầu hết xà gồ, cầu phong, li tô bị mục vì gỗ kém chất lượng…

Ông Đinh Phú Lý - Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt cho biết: “Trường được xây dựng với quy mô 3 tầng, gồm 21 phòng và không biết vốn đầu tư bao nhiêu. Tôi tiếp nhận trường để dạy học từ năm học 2008-2009 đến nay. Dù đã hoạt động hơn 5 năm, nhưng đến nay nhà trường vẫn chưa hề nhận bất kỳ giấy tờ bàn giao nào”.

Vào đêm 14/4, mái ngói bảo vệ có chức năng chống nhiệt và chống thấm ở tầng đỉnh của ngôi trường đã bị sập. Trường đã làm báo cáo gửi Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ và các ngành chức năng. Tiếp đó, đêm 24/5, 3 điểm của mái ngói tiếp tục sập.

Thầy Lý nói: “Tôi và rất nhiều phụ huynh cũng nghi ngờ về chất lượng của công trình này. Hiện trường đã tiếp tục báo cáo lên cấp trên xem xét có hướng tu sửa kịp thời. Nếu mưa xuống một trận lớn là toàn bộ mái ngói sẽ sập hết, vì toàn bộ gỗ, kèo chống đơ đã mục. Nước mưa sẽ thấm vào trần bê tông rất nguy hiểm đến độ an toàn và tuổi thọ của công trình, nhất là điện chạy ngầm trong tường”.

Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ cho biết: “Phòng đã nhận được báo cáo của trường và chúng tôi cũng đã báo cáo lên

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

thành phố xem xét giải quyết sớm. Hiện UBND thành phố Tam Kỳ đã giao việc này cho Ban quản lý các dự án Tam Kỳ khắc phục sớm sự cố trên và kiểm tra chất lượng của công trình”. (Nông Thôn Ngày Nay 31/5, tr6) (về đầu trang)

VĂN HÓA

Duy Xuyên: Đã có giải pháp trùng tu di tích Mỹ SơnCác nhà khoa học, khảo cổ học trong và ngoài nước đã đưa ra kết luận quan trọng trong việc tìm ra giải pháp và chất liệu, phục vụ công tác trùng tu di tích Mỹ Sơn.

Năm 2003, Việt Nam phối hợp với UNESSCO và Italy thực hiện dự án nghiên cứu, tìm ra cách trùng tu tối ưu nhất đối với quần thể di sản Mỹ Sơn. Đến nay, dự án nghiên cứu đã vào giai đoạn cuối và tìm ra được phương pháp trùng tu cho các cụm tháp ở Mỹ Sơn.

Ngôi tháp chính - Kalan hiện đã hoàn thành việc trùng tu, dự kiến ngôi tháp thứ hai nằm trước cửa tháp chính sẽ trùng tu hoàn thiện vào giữa tháng 6 tới.

Bà Mara Landoni, Kiến trúc sư Italy cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy một giải pháp cho việc phục hồi, sử dụng nhựa của một loại cây trong tự nhiên tìm thấy ở đây khu vực rừng gần khu di sản và ở Gia Rai để làm chất liệu gắn kết các viên gạch với nhau. Đối với gạch, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ và đi đến lựa chọn một loại gạch không hoàn toàn đúng với gạch Chăm nhưng chúng có sự tương thích và phù hợp với yêu cầu của quá trình trùng tu”.

Nhóm các nhà nghiên cứu hi vọng, khi hoàn thiện công tác trùng tu đối với quần thể di tích Mỹ Sơn sẽ dần giải mã được ngày càng nhiều hơn về khu đền tháp đặc biệt này.

Theo kế hoạch, 3 tháp còn lại của nhóm tháp G sẽ tiếp tục được phục chế và hoàn thành vào tháng 9/2013. Những kinh nghiệm thu được qua việc hoàn thiện trùng tu điểm tháp G sẽ được ghi nhận và tiếp tục nghiên cứu để áp dụng đối với 8 điểm cụm tháp còn lại của Thánh địa Mỹ Sơn.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Tuy nhiên, trong tháng 6 cụm tháp G vẫn được mở cửa sớm để du khách thăm quan nhân Festival di sản Quảng Nam diễn ra từ 21 – 26/06. (Vtv.vn 30/5) (về đầu trang)

Hội An: Bảo tồn di tích, người dân phải được hưởng lợiĐó là nội dung cuộc trao đổi của ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An với phóng viên VTV về kinh nghiệm tạo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển của Hội An.

Nhiều năm nay, Hội An luôn là một trong những niềm tự hào về di sản văn hóa và du lịch của Việt Nam, những chính sách nhất quán và rõ ràng của tỉnh đã tạo nên nền tảng phát triển du lịch bền vững cho Phố cổ Hội An. Từ việc phát triển du lịch bền vững với nhiều hoạt động phong phú, chính người dân nơi đây là người được hưởng lợi từ di sản.

Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An chia sẻ. Một trong những điều quan trọng và có lẽ là quyết định để Hội An luôn được xem như một ví dụ chuẩn mực về sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển di tích văn hóa chính là ý thức của người dân sống trong khu di tích. Việc có thu nhập từ di sản đã tạo nên ý thức cho người dân, khiến người dân càng có trách nhiệm và giữ gìn di sản.

Nhưng để làm sao có được nguồn vốn trong việc trùng tu di tích trước nguy cơ đang bị xuống cấp là một bài toán khó với nhân dân và chính quyền nơi đây. Chính quyền thành phố đã quyết định suy nghĩ theo hướng phát triển kinh tế du lịch. Khách du lịch tới Hội An không chỉ vì những di tích mà còn đến vì chính con người ở đây, khách tới và cảm thấy thích thú, thấy muốn được quay trở lại đây một lần nữa. Như vậy, cùng với việc phát triển du lịch, nguồn vốn từ trong dân trong việc trùng tu di tích cũng đã đảm bảo hơn.

Tiếp theo là nguồn vốn từ chính sách và sự quan tâm của Nhà nước. Tiền bán vé tham quan của thành phố mỗi năm đạt gần 50 tỷ đồng, ngoài việc chi phí cho bộ máy, hướng dẫn tham quan và bán vé tham quan, số tiền còn lại sẽ quay trở lại đầu tư cho nhân dân trùng tu.

Đồng thời, chính quyền cũng đã đưa ra cơ chế rõ ràng, đối với những di tích đặc biệt đã hỗ trợ 100% và phân loại nhà để thành phố hỗ trợ tiền.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Những gia đình trong hẻm nhỏ, không có mặt tiền và không được hưởng lợi gì việc hỗ trợ sẽ nhiều hơn từ 45 – 100%. Đối với những ngôi nhà mặt tiền, được hưởng lợi từ kinh doanh buôn bán sẽ hỗ trợ ít nhất từ 30% và nhiều nhất đối với các di tích đặc biệt là 50%.

Chính người dân trong thành phố cũng rất đồng thuận với việc này, từ đó thành phố Hội An cũng chống được sự xuống cấp của các di tích. (Vtv.vn 30/5) (về đầu trang)

Tây Giang: Địa đạo A Nông giữa đại ngàn Trường SơnĐịa đạo A Nông, xã Đa Nông giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di tích lịch sử và tăng cường mối quan hệ quốc tế giữa các lực lượng công công an, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng hai nước Việt – Lào.

Năm 2009, hệ thống địa đạo A Nông, xã Đa Nông được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Tiếp đó huyện phổi hợp với Trung tâm quản lý di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Quảng Nam lập hồ sơ đề nghị công nhận địa đạo A Nông là di tích cấp quốc gia.

Địa đạo A Nông được xây dựng trong thời gian 5 năm (1965 - 1970), trong cuộc kháng chiến chống Mỹ địa đạo A Nông là nơi trú quân, trạm cứu thương, kho vũ khí, đạn dược…của bộ đội và đồng bào dân tộc Cơ Tu, xã A Nông.

Không chỉ có ý nghĩa lịch sử, cụm địa đạo A Nông, tuyến đường Hồ Chí Minh (cũ) nối liền với đường tuần tra biên giới ngày nay còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ quốc tế giữa các lực lượng công công an, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng hai nước Việt – Lào được bền vững. (Cựu Chiến Binh Việt Nam 30/5, tr4) (về đầu trang)

Phân chia cổ vật tàu đắm ở biển Cù Lao ChàmSáng 29/5, tại Bảo tàng tỉnh diễn ra buổi phân chia cổ vật được trục vớt tại vùng biển Cù Lao Chàm. Việc phân chia cổ vật theo tỷ lệ 7/3 đã được Chính phủ chấp thuận. Cuộc phân chia cổ vật diễn ra giữa Công ty TNHH Trục vớt cứu hộ và kinh doanh nhà Đoàn Ánh Dương (có địa chỉ tại TP.HCM) và Sở VH-TT&DL

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Từ năm 2003, Công ty Đoàn Ánh Dương hợp đồng với Sở VH-TT&DL để khai quật, trục vớt những hiện vật còn lại trên con tàu cổ đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An). Quá trình khai quật diễn ra từ năm 2003 đến năm 2007, Công ty Đoàn Ánh Dương đã khai quật được 15.934 hiện vật gốm Chu Đậu vào thế kỷ 15.

Từ đó đến nay, toàn bộ số cổ vật này được đưa về Bảo tàng tỉnh bảo quản và được Hội đồng Giám định cổ vật Bộ VH-TT&DL vào giám định từng hiện vật và phân loại các hiện vật trên thành 10 lô đều nhau, mỗi lô có 1.390 hiện vật; riêng số hiện vật còn lại chưa đủ 10 bản cho một loại hình nên tạm thời lưu giữ tại kho Bảo tàng tỉnh để chờ khai quật tiếp theo. Tháng 10/2012, Công ty Đoàn Ánh Dương đề nghị phân chia số cổ vật còn lại vì công ty không tiếp tục trục vớt nữa.

Ông Hồ Xuân Tịnh - Phó giám đốc Sở VH-TT&DL, Chủ tịch Hội đồng phân chia cổ vật trục vớt tại tàu đắm vùng biển Cù Lao Chàm cho biết: "10 lô hiện vật được phân chia trước đó có giá trị ngang nhau về mặt văn hóa lẫn kinh tế. Cho nên, hình thức phân chia sẽ được tiến hành theo hình thức bốc thăm".

Tại buổi phân chia Công ty Đoàn Ánh Dương được phân chia 7 phần theo hình thức bốc thăm trong tổng số 13.906 hiện vật; Sở VH-TT&DL được phân chia 3 phần. Riêng số hiện vật 2.028 còn lại chưa chia, là những hiện vật chỉ có thân hoặc nắp và hiện vật vơ hỏng không đủ số lượng chia đều làm 10 phần cũng áp dụng Công ty Đoàn Ánh Dương 7 phần và Sở VH-TT&DL 3 phần.

Tuy nhiên, bà Võ Thị Hạnh Dung - Giám đốc Công ty Đoàn Ánh Dương quyết định tặng luôn 7 phần của 2.028 hiện vật cho Bảo tàng tỉnh để bảo quản và trưng bày. (TTXVN 29/5, Tuổi Trẻ 31/5, tr15, Công Lý 31/5, tr11, Công An Nhân Dân 30/5, tr6, Đại Biểu Nhân Dân 30/5, tr4, Pháp Luật Việt Nam Online 29/5, Kienthuc.net.vn 29/5, Thanh Niên Onine 29/5, Baodatviet.vn 29/5). (về đầu trang)

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

XÃ HỘI

Điện Bàn: Tình thương và trách nhiệmNhững câu chuyện về việc trẻ em bị một số đại diện của chính quyền hành xử một cách sai trái, đã gây nên những tổn thương nặng nề, có thể ảnh hưởng tới cả tương lai lâu dài của các em.

Năm 2011, tại huyện Điện Bàn xảy ra vụ em Lê Thanh Phát (16 tuổi) bị ông Trưởng Công an thị trấn Vĩnh Điện còng tay, đánh đập.

Đó là một vụ mang tính điển hình về việc trẻ em bị một số đại diện của chính quyền hành xử một cách sai trái, gây nên những tổn thương nặng nề, có thể ảnh hưởng tới cả tương lai lâu dài của các em.

Hầu hết các chuyên gia giáo dục đều từng nhấn mạnh tới đặc điểm vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương của những tâm hồn thơ trẻ. Bất cứ một sự đối xử bất công nào của người lớn đều có thể để lại những di chứng đầy đau đớn, nó có thể sẽ ám ảnh và hành hạ các em trong suốt thời gian dài sau đó, có khi trở thành những vết thương không bao giờ liền sẹo. Thậm chí, có những em vì quá uất ức đã tìm đến cái chết, để lại bao nỗi đau cho gia đình, bạn bè, thầy cô...

Vì thế, người lớn chúng ta, nhất là những người được giao thực thi công vụ, cần hết sức cẩn trọng mỗi khi có ý định trừng phạt các em nhỏ dưới bất kỳ hình thức nào. Hãy luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với trẻ thơ lên trên hết. Tốt nhất là hãy luôn mở ra cho các em những cơ hội để sửa sai trong danh dự vì trẻ em là tương lai của đất nước. (Phụ Nữ Việt Nam 31/5, tr5) (về đầu trang)

Nam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hèKhông có điều kiện tổ chức cho thiếu nhi vui chơi dịp hè, thôn Công Dồn-xã Zuôih đã thực hiện sáng kiến lập "đội cồng chiêng nhí".

Ông Blinh Hạnh, một trong rất ít người già trong làng còn lưu giữ nhiều điệu múa “tung tung da dá” của người Cơtu ở thôn Công Dồn. Vừa chớm hè, ông đã gọi bọn trẻ đến nhà Gươl truyền dạy lại cho các cháu thiếu nhi cách bố trí đội hình, cách giơ tay lên trời, bước đi uyển chuyển đối với nữ và cách gõ chiêng, đánh trống để giữ nhịp điệu cũng như những bước nhảy hùng dũng đối với nam.

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Sau hơn 1 tháng tập luyện, đội cồng chiêng nhí của thôn đã có 20 em, biểu diễn thành thục điệu múa “tung tung da dá” của người Cơtu.

Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó 6 huyện miền núi cao đặc biệt khó khăn. Các huyện như Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My không hề có một điểm vui chơi cho trẻ và cũng không tổ chức được các hoạt động hướng về trẻ thơ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Chị Bhnướch Thị Bích Hiền - Phó phòng LĐTB&XH huyện nói : “Không có điểm vui chơi, các em hay đi theo người lớn chơi, làm những công việc của người lớn như đào đãi vàng trái phép, làm rẫy làm nương”.

Già làng Bhlinh Hạnh nói: “Luyện tập cho các em trong thời gian nghỉ hè rất thuận tiện, tôi rất vui. Từ nay, không chỉ người già mà người trẻ cũng biết múa tung tung da dá”.

UBND tỉnh chọn thôn Công Dồn làm điểm để tham quan du lịch trong dịp festival di sản Quảng Nam vào cuối tháng 6 này. Lúc đó "đội cồng chiêng nhí" sẽ được dịp trổ tài phục vụ khách tham quan. Trong bối cảnh múa cồng chiêng, các điệu dân vũ truyền thống tại vùng cao đang bị lãng quên, thì đây là cách làm mới, bổ ích, cần nhân rộng. (Phunuonline.com.vn 30/5) (về đầu trang)

Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thịBị khiếm thị và mất nửa bàn tay trái từ khi 13 tuổi, nhưng anh Duy vẫn cố gắng lấy được tấm bằng Đại học Sư phạm, rồi mở mái ấm Hướng Dương lấy chỗ nuôi dạy 21 trẻ khuyết tật.

Đã 3 năm nay, ngày nào cũng vậy mái ấm Hướng Dương (79 Tiểu La, thành phố Tam Kỳ) của thầy giáo Đặng Ngọc Duy (37 tuổi) luôn vang tiếng cười nói của các em học sinh khuyết tật.

Thầy Duy cho biết, lớp học là nơi quy tụ của 21 mảnh đời bất hạnh, được anh nhận về từ các huyện của tỉnh.

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

Hiện nay, điều anh Duy băn khoăn nhất là cơ sở ngày càng xuống cấp. Chỗ ngủ của thầy trò chỉ là 3 chiếc chiếu đôi trải trên những tấm gỗ thô ghép lại. Tháng 3 vừa rồi tỉnh cấp cho mái ấm mảnh đất rộng 800 m2 để xây dựng cơ sở mới, nhưng vẫn chưa có kinh phí xây dựng.

Ông Trịnh Lương Quý - Phó chủ tịch phường An Mỹ cho hay, mái ấm Hướng Dương ra đời đã làm thay địa phương việc chăm lo cho trẻ em khuyết tật, mồ côi. Nhiều năm nay, phường An Mỹ đã cố gắng tạo điều kiện để mái ấm hoạt động được tốt hơn. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc hỗ trợ cũng chỉ có giới hạn. (Vnexpress.net 30/5) (về đầu trang)

Công ty Ajinomto Việt Nam tặng 21 căn nhà tình thương Vừa qua, Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng báo Thanh Niên triển khai chương trình xây dựng nhà tình thương cho các hoàn cảnh khó khăn tại miền Trung trong đó có Quảng Nam.

Chương trình sẽ xây dựng 21 căn nhà tình thương dành cho các hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là về nhà ở tại bốn tỉnh của miền Trung là Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đắk Lắk.

Dự kiến cuối tháng 6 chương trình sẽ tổ chức nghiệm thu và bàn giao căn nhà tình thương đầu tiên. Chương trình do báo Thanh Niên phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức với tổng chi phí 845 triệu đồng được trích từ “Quỹ trách nhiệm xã hội Ajinomoto”. (Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 30/5, tr9B) (về đầu trang)

Đại Lộc: Phát động phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất”Mới đây, xã Đại Hiệp phát động phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất” năm 2013.

Tại lễ phát động, đại diện lãnh đạo UBND xã đã trao 45 con heo đất cho cán bộ, công nhân viên chứccủa xã, với tiêu chí tiết kiệm ít nhất 2.000 đồng/ngày.

Cũng dịp này, UBND xã đã vận động Quỹ tiết kiệm “Vòng tay nhân ái” được hơn 5 triệu đồng. (Sài Gòn Giải Phóng 30/5, tr3) (về đầu trang)

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - quangnam.gov.vn Ban... · Web viewNam Giang: Mô hình mới cho thiếu nhi vui hè 21. Tam Kỳ: Lớp học đặc biệt của thầy giáo khiếm thị

TIN VẮN

UBND tỉnh vừa có quyết định thành lập Ban chỉ đạo diễn tập ứng phó động đất và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Ông Nguyễn Ngọc Quang – Phó chủ tịch tỉnh được bầu làm Trưởng ban chỉ đạo. (Thanh Niên 31/5, tr2) (về đầu trang)

UBND tỉnh vừa đề nghị Bộ KH&CN đưa sâm Ngọc Linh (sâm K5) vào danh mục bảo tồn nguồn gien cấp nhà nước giai đoạn 2014 – 2016 (Thanh Niên 30/5, tr2) (về đầu trang)

Các tổ chức phi chính phủ Orphan Voice, VNAH, Đông Tây Hội Ngộ viện trợ 44.000 USD và 3,5 tỷ đồng tại ba huyện Núi Thành, Phú Ninh, Đại Lộc để xây dựng trường học, giúp trẻ khuyết tật, cung cấp nước sạch…giai đoạn 2013 – 2015. (Thanh Niên 30/5, tr2) (về đầu trang)

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA

Nguồn tin trên Vtv.vn 28/5 đã đưa lại thông tin, tại thôn Bình Hòa, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, bỗng xuất hiện nhiều người chết vì bệnh ung thư. Người dân đang nghi ngờ nguồn nước nơi đây có nhiều bất thường. (về đầu trang)

Ngày 29/5 UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Vàng Phước Sơn khẩn trương khắc phục các vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường. Thông tin đã được đăng lại trên Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Online 30/5. (về đầu trang)

Trên Đại Biểu Nhân Dân 30/5, tr2 có đăng lại tin, trong chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2013 – 2020, tỉnh đặt mục tiêu sẽ giải quyết việc làm cho 22.920 lạo động mỗi năm. (về đầu trang)

Liên quan đến Dự án nạo vét luồng vào Cảng Kỳ Hà, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác kiểm tra hiện trạng nhà cửa, vật kiến trúc của 77 hộ gia đình nằm dọc sông Trường Giang, bị ảnh hưởng bởi Dự án này. Thông tin đã được đưa lại trên Thanh Niên 27/7, tr7 (về đầu trang) ./.

Biên tập viên: Thanh Hồng

24