130
Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Ngày 13 tháng 01 năm 2009 Tiết 73 Phan Bội Châu A - MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn. - Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả. B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thuyết trình, thảo luận, đối thoại,... C - THIẾT BỊ DẠY HỌC : SGK, SGV, bảng đen, thiết kế bài học D - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : 1/ Kiểm tra sĩ số: 2/Bài cũ : 3/Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 3. - GV: Em hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC? - GV: Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu của PBC? - GV: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ I. TÌM HIỂU CHUNG : 1/ Tác giả : - Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, anh Nghệ An, đậu giải nguyên năm 1990. - Trước năm 1905, ông hoạt động cách mạng trong nước, 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ông lập hội Duy Tân, phong trào Dông Du, Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1952 bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất. - PBC vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà văn lớn. Thơ văn của ông là lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước, là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén. - Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử... 2/ Bài thơ : a) Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè,

Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Ngày 13 tháng 01 năm 2009 Tiết 73 Phan Bội ChâuA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:- Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của

Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn.- Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Thuyết trình, thảo luận, đối thoại,...

C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:SGK, SGV, bảng đen, thiết kế bài học

D - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:1/ Kiểm tra sĩ số:2/Bài cũ:3/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 3.

- GV: Em hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC?

- GV: Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu của PBC?

- GV: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

- GV: Bài thơ thể hiện thái độ gì của người ra đi trong buổi chia tay?

- Thử cho HS chia bố cục- GV hướng dẫn cách đọc và gọi

HS đọc- GV nêu phương pháp tiếp cận

bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm thảo luận, chỉ định HS trình bày và chốt ý.

C1: PBC đã đưa ra quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc của con người trong vũ trũ

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:

- Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, anh Nghệ An, đậu giải nguyên năm 1990.

- Trước năm 1905, ông hoạt động cách mạng trong nước, 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ông lập hội Duy Tân, phong trào Dông Du, Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1952 bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.

- PBC vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà văn lớn. Thơ văn của ông là lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước, là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén.

- Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử... 2/ Bài thơ:

a) Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ

này để từ giã bạn bè, đồng chí. b) Chủ đề:Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện

lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC.c) Bố cục: (như phần đọc hiểu)

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai:

“Làm trai phải ở trên đời điều kỳ lạ, việc lạ sự nghiệp phi thường

Há để càn khôn tự chuyển dời.”- Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh

trong thời đại phong kiến:o đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường

để lưu danh thiên cổ.

Page 2: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

như thế nào ở hai câu thơ đầu? Chú ý nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ.

- GV liên hệ với quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công trứ, Cao Bá Quát.

C2: Ở hai câu thực, nhân vật trữ tình (tác giả) đã thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân bằng những biện pháp tu từ nào? Giá trị của những biện pháp tu từ đó? Lưu ý thêm phần nguyên tác so với phần dịch thơ xem có gì khác biệt?

C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế nào? Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ. Nhận xét câu 6 trong phần dịch so với nguyên tác.

o chí làm trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương tư tưởng tiến bộ của PBC.

- Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ :o Sống không tầm thường, không thụ động sống tích cực.o Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế,

quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao. Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2 ý tưởng táo bạo bạo,

một quyết tâm cao và niềm tự hào của đông nam nhi2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời:

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai?”

- Dịch nghĩa: Trong cuộc đời trăm năm phải có ta. Chẳng lẽ nghìn năm sau trong lịch sử dân tộc không có ai để lại tên tuổi hay sao?

- Nguyên tắc: “hữu ngã” “có ta”, bản dịch: “tớ” sự trẻ trung, hóm hỉnh thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước.

- Câu hỏi tu từ niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình.

- Nghệ thuật bình đối : “bách niên” >< “thiên tải” sự tương phản giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của lịch sử khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó.

Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi “ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước.3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc:

“Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”

- Thủ pháp nhân hóa: “non sông đã chết” giang sơn nữ một sinh mệnh có hồn. Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân.

- Theo PBC, buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh thì cũng trở nên vô nghĩa. Ông đặt sự nghiệp giải phóng lên hàng đầu, kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và kêu gọi từ bỏ lối học cũ Tư tưởng mới mẻ này xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước của PBC.

Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường:

"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”

- Không gian : biển Đông rộng lớn có thể sánh với chí lớn của

Page 3: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

C4: Hai câu cuối thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8

- Gợi ý cho HS tổng kết về hai giá trị của bài thơ.

GV có thể tích hợp

nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng của mình.

- Lối nói nhân hóa: “sóng bạc tiễn ra khơi” trách nhiệm đè nặng trên vai nhưng tâm hồn thanh thản, thả sức cho ước mà bay cao, bay xa.

- Hình tượng thơ: vừa kì vĩ ; vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng bạc cùng cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của PBC.

Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn laolàm nên nghiệp lớn.III. TỔNG KẾT:1/ Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn PBC.

- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.

- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . .2/ Nội dung:

- Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC.- “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .

4/ Củng cố-Dặn dò:- Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sị CM PBC trong bài thơ- Bài mới: Đọc và soạn bài “Hầu trời” của Tản Đà theo câu hỏi trong SGK trang 12.

Page 4: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Tiết 74 NGHĨA CỦA CÂU Ngày 14 tháng 01 năm 2009 A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: -Nắm được nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu

-Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Bảng, SGKC - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Hoạt động 2: GV giới thiệu bài mới

Hoạt động củaGV và HS

Nội dung cần đạt

- So sánh cặp câu a1-a2;b1-b2 (SGK)

- Nhận xét về các thành phần nghĩa của câu?

- Thế nào là nghĩa sự việc trong câu?

- Phân tích các ví dụ trong SGK, chỉ ra một số loại sự việc phổ biến?

I. HAI THÀNH PHẦN CỦA CÂU : 1/ So sánh hai câu trong từng cặp căn câu sau đây:

a1. Hình rinh như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ (Nam Cao, Chí Phèo).

a2. Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.b1. Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng...b2. Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng...- Cả hai câu a1 và a2 đều nói đến sự việc : Chí Phèo từng có một thời (ao

ước có một gia đình nho nhỏ). Nhưng câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc qua từ “hình như”, còn câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.

- Cả hai câu b1 và b1 đều đề cập đến sự việc giả định (nếu tôi nói .... người ta cũng bằng lòng). Nhưng câu b1 thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc qua từ “chắc”, còn câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.

2/ Mỗi câu thường có hai thành phần: nghĩa sư việc và nghĩa tình thái.- Thông thường, trong mỗi câu hai thành phần nghĩa trên hoà quyện vào

nhau. Nhưng có trường hợp, câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu được cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.

Ví du :Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà?+ Câu l: Nghĩa sự việc biểu hiện qua các từ ngữ (y văn vẻ đều có tài cả)Nghĩa tình thái: Thái độ ngạc nhiên qua từ (thế ra) và thái độ kính cẩn qua từ

(dạ bẩm)+ Câu 2: Chỉ có nghĩa tình thái: Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán

(chà chà!)II. NGHĨA SỰ VIỆC:

- Nghĩa sự việc còn được gọi là nghĩa miêu tả (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề)

- Nghĩa sự việc trong câu là thành phần ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

- Một số loại sự việc phổ biến : + Câu biểu hiện hành động:

o Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chờ những người đi đưa.

(Vũ Trọng Phụng, Số Đỏ)

Page 5: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

+ Câu biểu hiện trạng thái tính chất, đặc điểm: o Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.

(Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu) + Câu biểu hiện quá trình:

o Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.( Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)

+ Câu biểu hiện tư thế:o Lom khom dưới núi tiều vài chú.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang) + Câu biểu hiện sự tồn tại:

o Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Nguyễn Bình Khiêm, Thói đời) Động từ tồn tại: (Còn, hết) Sự vật tồn tại: (Bạc, tiền, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi)

+ Câu biểu hiện quan hệ:o Đội Tảo là một tay vai vế trong làng.

(Nam Cao, Chí Phèo) Quan hệ đồng nhất: (là) Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

Ghi nhớ:Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình

thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò, chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. LUYÊN TẬP: Bài tập l: SGK/Tr.9

Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ: Câu 1: Diễn tả hai sự việc chỉ trạng thái ( Ao thu lạnh lẽo / nước trong

veo) Câu 2: Một sự việc - đặc điểm ( Thuyền - bè)Câu 3: Một sự việc - quá trình (Sóng - gợn) Câu 4: Một sự việc - quá trình (Lá - đưa vèo) Câu 5: Hai sự việc:

Trạng thái : (tầng mây - lơ lửng) Đặc điểm : (Trời - xanh ngắt)

Câu 6: Hai sự việcĐặc điểm : (Ngõ trúc - quanh co)Trạng thái : (khách - vắng teo)

Câu 7: Hai sự việc - tư thế (Tựa gối/ buông cần)Câu 8: Một sự việc - hành động (cá - đớp)

Bài tập 2: SGK/Tr.9 Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu a, b,

c.

Page 6: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Cho HS thảo luận các ví dụ SGK/tr 18, 19 rồi rút ra các kiểu nghĩa tình thái

Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái

a) Có một ông rể quý như Xuân cũng danh giá nhưng cũng sợ.

a) Công nhận sự danh giá là có (thực) nhưng chỉ ở phương đó (kể) còn ở phương diện khác thì không (đáng ... lắm)

b) Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề

b) Thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn (có lẽ) và có ý nuối tiếc (mất rồi)

c) Họ cũng phân vân như mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư không.

c) Thái độ phỏng đoán (dễ) ý nhấn mạnh (đến chính ngang mình)

III. NGHĨA TÌNH THÁI:1/ Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.

- Khẳng định tính chân thật của sự việc (Ví dụ: 1, 2 SGK/Tr.18)- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc độ tin cậy thấp (Ví dụ: 3, 4

SGK/Tr.18)- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của

sự việc. (Ví dụ: 5, 6 SGK/Tr.18)- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.

(Ví dụ: 7, 8 SGK/Tr.18)- Khẳng định tính tất yếu sự cần thiết hay khả năng của sự việc (Ví dụ: 9,

10 SGK/Tr.19)2/ Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.

- Tình cảm thân mật, gần gũi: (Ví dụ: 1 , 2 SGK/Tr.19)- Thái độ bực tức, hách dịch: (Ví dụ: 3, 4 SGK/Tr.19)- Thái độ kính cẩn: (Ví dụ: 5, 6 SGK Tri9)Ghi nhớNghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự

việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.LUYỆN TẬP:Bài 1: SGK/Tr.20

Nghĩa sự việc Nghĩa hình thái

a) Ngoài này nắng đỏ cành cam / trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa đặc điểm, tính chất (nắng) ở hai miền Nam/Bắc khác nhau.

a) Chắc (phỏng đoán với độ tin cậy cao)

b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mợ Du và thằng Dũng nghĩa biểu thị quan hệ

b) Rõ ràng là (khẳng định sự việc ở mức độ cao)

c) Một cái gông xứng đáng với sáu người tử tù. Nghĩa biểu thị quan hệ

c) Thật là (khẳng định một cách mỉa mai

d) Xưa nay hắn sống bằng nghề cướp giật và dọa nạt. Hắn mạnh vì

d) Chỉ (nhấn mạnh sự việc) đã đành (hàm ý miễn cưỡng công nhận

Page 7: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

liều nghĩa biểu thị hành động

sự việc)

Bài 2: SGK/Tr.20- Các từ ngữ thể hiện tình thái trong các câu sau: a) Nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này là không nên đối với đứa bé) b) Có thể (nêu khả năng) c) Những (đánh giá ở mức độ cao)

- Hoạt động 3: GV cho HS đọc kết quả cần đạt- Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học- Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý rồi rút ra nhận xét, kết luận như ở

phần Ghi nhớ.

Tiết 75 BÀI VIẾT SỐ 5 (NLXH ) Ngày 15 tháng 01 năm 2009 A.MUÏC TIEÂU BAØI HOÏC :Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.B.CAÙCH THÖÙC TIEÁN HAØNH :-GV ra ñeà, HS laøm baøi trong 90 phuùt, GV thu baøi.C.PHÖÔNG TIEÄN THÖÏC HIEÄN: -SGK+Gíao aùn+ SGVD.TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC: 1.Oån ñònh lôùp : 2.Kieåm tra baøi cuõ : 3.Baøi môùi : Ra đề bài viết số 5 tại lớp Anh(chÞ) h·y tr×nh bµy suy nghÜ cña m×nh vÒ “bÖnh thµnh tÝch” – mét “c¨n bÖnh” g©y t¸c h¹i kh«ng nhá ®èi víi sù ph¸t triÓn cña x· héi hiÖn nay.

a/ Yªu cÇu kiÕn thøc.- Thµnh tÝch lµ g× ?+ KÕt qu¶, thµnh tÝch xuÊt s¾c ®¹t ®îc ®èi víi mét c«ng vÞªc cô thÓ sau mét thêi gian nhÊt ®Þnh.- BÖnh thµnh tÝch lµ g×? + ViÖc b¸o c¸o kh«ng ®óng sù thËt vÒ kÕt qu¶ lµm viÖc, lµm ®îc Ýt hoÆc kh«ng lµm ®îc nhng b¸o c¸o bÞa ®Æt lµ nhiÒu “ lµm th× l¸o b¸o c¸o th× hay”- C¨n bÖnh nµy kh«ng chØ lõa dèi cÊp trªn mµ cßn lõa dèi x· héi, lõa dèi chÝnh b¶n th©n m×nh, g©y ra mét thãi xÊu lµ chñ quan, tù m·n mét c¸ch v« lèi C¸ch kh¾c phôc lµ t«n träng sù thËt, nghiªm kh¾c víi b¶n th©n m×nh, cã l¬ng t©m vµ tr¸ch nhiÖm khi lµm viÖc.

b/ Thang ®iÓm.- §iÓm 10: §¶m b¶o ®µy ®ñ c¸c ý trªn. bµi viÕt râ rµng bè côc, diÔn ®¹t lu lo¸t, hµnh v¨n trong s¸ng, cã vèn sèng phong phó. Kh«ng sai lçi c©u, chÝnh t¶.- §iÓm 8: DiÔn ®¹t tèt, ®¶m b¶o t¬ng ®èi ®Çy ®ñ c¸c ý trªn, c¸c ý cha thùc sù l«gÝc, cßn m¾c mét vµi lçi nhá.- §iÓm 6: §¶m b¶o ®îc mét nöa ý trªn. DiÔn ®¹t t¬ng ®èi lu lo¸t, cßn m¾c mét sè lçi.- §iÓm 4 : bµi viÕt cã ý nhng diÔn ®¹t lén xén. Cha râ bè côc, sai lçi chÝnh t¶ nhiÒu.- §iÓm 2 : Cha biÕt c¸ch tr×nh bµy mét bµi v¨n, c¸c ý lén xén, thiÕu l«gÝc, sai nhiÒu lçi chÝnh t¶.- §iÓm 0 : Kh«ng tr×nh bµy ®îc ý nµo, bµi viÕt linh 4.Cuûng coá : Nhaän xeùt, ruùt kinh nghieäm.

Page 8: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

5. Daën doø :

HẦU TRỜI Ngày 15 tháng 01 năm 2009 Tiết 76 Tản ĐàA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “Hầu trời”; thấy được quan niệm mới về nghề văn và nét cách tân nghệ thuật trong bài thơ.B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:SGK, SGV, thiết kế bài giảngC - PHƯƠNG PHÁP:Đối thoại, thảo luận, nêu vấn đề ...D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Ổn định lớp2.Kiểm tra bài cũ3.Giới thiệu bài mới

Page 9: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Hoạt động củaGV và HS

Nội dung cần đạt

HS đọc phần KQCĐ

HS đọc phần tiểu dẫn, tóm tắt ý chính về cuộc đời sáng tác của Tản Đà?

HS đọc từ câu 2598 nêu xuất xứ, chủ đề, bố cục của đoạn thơ?HS đọc từ câu 2552, thái độ của Tản Đà khi đọc thơ? Nhận xét về cái “tôi” của Tản Đà?

Tìm các câu

I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả:

a) Cuộc đời:- Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939). Bút danh được ghép từ tên sông

Đà & tên núi Tản Viên.- Quê ở Hà Tây.- Xuất thân : dòng dõi khoa bảng- Ông chủ trương cải cách XH theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương

tiện.- Tản Đà là 1 trong những người VN đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn và xuất

bản, ông nếm đủ vinh nhục, lận đận trong đời. Nhưng vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch.

b) Sáng tác:- Tản Đà là người đi tiên phong ở nhiều thể loại văn hóa. Ông “dạo bản đàn mở đầu

cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh). Ông đã đặt dấu gạch nối giữa VH truyền thống & VH hiện đại.

- TPTB: + Thơ: Khối tình con I, II, III Còn chơi+ Văn xuôi: Giấc mộng lớn

Giấc mộng con I, II+ Tuồng : Tây Thi, Thiên thai ...+ TP dịch : “Kinh thi”, thơ Đường, Liêu trai chí dị...

Tản Đà là cây bút tiêu biểu của văn học VN giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng thực sự xuất chúng với thơ.2/ Bài thơ “Hầu trời”:

a) Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (xuất bản 1921)b) Tóm tắt câu chuyện “Hầu trời”:- Lí do và thời điểm được gọi lên “hầu Trời”- Cuộc đọc thơ đầy “đắc ý” cho Trời & chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế

khuyết”- Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành

“thiên lương” ở hạ giới.- Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên.c) Chủ đề: ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản

Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu trời”d) Chia đoạn : SGK yêu cầu chỉ học từ câu 25 98 (SGK/tr.8)- Câu 25 câu 52: Tản Đà đọc thơ cho Trời nghe- Câu 53 câu 98: Tản Đà trò chuyện cùng với Trời & thể hiện quan niệm mới về

nghề văn.II. ĐỌC HIỂU VẰN BẢN:1/ Câu 25 52 : Tản Đà đọc thơ

a) Thái độ của thi nhân khi đọc thơ: “Đọc hết văn vần sang văn xuôi. Hết văn thuyết lí lại văn chơi” ... “Đọc đã thích”, ... “ran cung mây” ...

cao hứng, đắc ý, tự hàob) Thái độ của người nghe thơ:

Page 10: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

thơ tả thái độ của người nghe thơ như thế nào?

Qua miêu tả thái độ của người nghe, Tản Đà ngụ ý gì?

HS đọc từ câu 6568, thảo luận: Tản Đà ý thức rất rõ điều gì? Nhận xét về việc xưng tên của Tản Đà?

HS đọc câu 7578, Tản Đà khát khao điều gì? Khát vọng của Tản Đả cho thấy ông là người như thế nào?

- Chư tiên: “Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡiHằng Nga, Chức Nữ chau đôi màySong Thành Tiểu Ngọc lắng tai đứngĐọc xong mỗi bài mỗi vỗ tay”

Liệt kê, điệp từ người nghe rất chăm chú, tất cả đều tán thưởng, hâm mộ, xúc động... tài năng thu hút của Tản Đà.

Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ ca, về giá trị đích thực của mình- Trời khen: “văn thật tuyệt”, “văn trần được thế chắc có ít...”, “đẹp như sao băng”,

mạnh như mây chuyển”, “êm như gió thoảng, tinh như sương. Dầm như mưa sa, lạnh như tuyết”. Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, câu cảm

Kể lại việc Trời khen mình cũng chính là một hình thức tự khen.Các nhà nho trước Tản Đà đều khoe tài nhưng chữ “tài” mà họ nói tới gắn với khả

năng “kinh bang tế thế”. Trước Tản Đà, chưa ai nói trắng ra cái hay, cái “tuyệt” của văn thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. Ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rất cao.

Tản Đà tìm đến tận trời để bộc lộ tài năng thơ ca của mình, thể hiện “cái tôi” rất “ngông”, táo bạo.Giọng kể rất đa dạng, hóm hỉnh, nhà thơ có ý thức gây ấn tượng cho người đọc.

2/ Câu 53 câu 98 : Tản Đà trò chuyện với trời:a) Tản Đà tự xưng tên tuổi:

“Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa cầu Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt”

Nhịp thơ linh hoạt từ 4/3 chuyển sang 2/2/3, giọng thơ dí dỏm: Tản Đà “tâu trình” rõ ràng về họ tên, “xuất xứ” của mình trong hẳn một khổ thơ .

- Nguyễn Du xưng tự chữ (Tố Như), Nguyễn Công Trứ xưng biệt hiệu (Hi Văn), còn Tản Đà xưng đầy đủ họ tên, quê quán thể hiện ý thức cá nhân , ý thức dân tộc rất cao ở Tản Đà.

b) Khát vọng của thi nhân:Khát vọng thực hiện việc “thiên lương” cho nhân gian Thiên lương: lương tri (tri giác trời cho); lương tâm (tâm tính trời cho); lương năng

(tài năng trời cho) Tản Đà ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ với đời, khát khao được gánh

vác việc đời, đó cũng là một cách tự khẳng định mình.c) Hoàn cảnh thực tại của thi nhân:- “thực nghèo khó,... thước đất cũng không có,... văn chương hạ giới rẻ như bèo...”

Thân phận nhà văn cũng rất rẻ rúng trong xã hội thực dân nửa phong kiến Ý thức về bản thân, khát vọng “thiên lương” >< hoàn cảnh thực tại- “Sức trong non yếu ngoài chen rấp Một cây che chống bốn năm chiều” tương phản, ẩn dụ : nhà thơ phải chống chọi với nhiều vấn đề phức tạp trong

nghề nghiệp và trong cuộc sống.- “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” : ẩn dụ nhà thơ có bản lĩnh hơn đời, tâm hồn trong sáng và cốt cách thanh cao...Cô đơn giữa cõi trần bao la -> Thi nhân phải lên tận cõi tiên để khẳng định mình,

để tìm tri kỉ cảm thấy chán ngán cõi trần, muốn thoát li thực tại.

Page 11: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

HS đọc từ câu 7998, thảo luận để tìm và cắt nghĩa các câu thơ nói lên quan niệm về nghề văn của Tản Đà?

Hoàn cảnh thực tế Tản Đà phải sống như thế nào? Tản Đả đã chớm nhận ra điều gì?

Chỉ ra nét “ngông” được Tản Đà thể hiện trong bài thơ?

Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và GTNT?

Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực có sự đan xen, nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn là cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.

d) Tản Đà quan niêm về nghề văn:- “Trời lại sai con việc nặng quá”: câu cảm thán gần với lời nói thường sứ mệnh

cho cả, lớn lao mà nhà văn nhà thơ phải gánh vác (Là việc “thiên lương” của nhân loại)- “Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó” khẩu ngữ nhà thơ phải chuyên tâm với nghề, không ngừng học hỏi, mở

mang vốn sống...- "Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều” NT so sánh, điệp ngữ viết văn là một nghề kiếm sống, có người bán, người

mua, có thị trường tiêu thụ, không dễ chiều độc giả...- “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (câu 53): khẩu ngữ gần gũi đời thường. Tản Đà đã

thấy được “dài”, “giàu”, “lắm lối” (nhiều thể loại) là “phẩm hạnh” đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những “phẩm hạnh” mang tính chất truyền thống như “thời văn chuốt đẹp”, “khí văn hùng mạnh”, “tinh” ...

Tản Đà đã chớm nhận ra rằng đa dạng về loại, thể là 1 đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác mới, tiêu chí đánh giá hẳn nhiên là phải khác xưa.

Quan niệm về nghề văn của Tản Đà rất mới mẻ, hiện đại khác hẳn quan niệm của thế hệ trước ông

Biểu hiên của cái “ngông”: - Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng- Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên.- Xem mình là 1 “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”- Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao

cả (thực hành “thiên lương”)- So sánh:

o Giống Nguyễn Công Trứ ở chỗ: ý thức rất cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt; dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khuôn khổ” của mình trước thiên hạ.

o Khác Nguyên Công Trứ ở chỗ, Tản Đà không còn xem vấn đề “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” là chuyện hệ trọng. Tài năng mà Tản Đà khoe với thiên hạ là tài văn chương Nhà thơ đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.

III. TỔNG KẾT:Nghệ thuật: Bằng tài năng hư cấu nghệ thuật, sáng tạo độc đáo và cảm hứng lãng

mạn, Tản Đà thể hiện xu hướng phát triển chung của thơ ca VN đầu thế kỷ XX.- Bố cục bài thơ khác với thơ ca cổ điển : Tản Đà chia bài thơ thành nhiều khổ để

diễn tả nàng cảm xúc biến đổi đa dạng của cái “tôi” thi sĩ- Từ khẩu ngữ nơm na, bình dị, khôn đẽo gọt cầu kì, hình tượng thơ gần gũi, dung dị- Ngữ điệu gần giống như ngữ điệu nói, lời thơ sống động - Hình thức: thơ kể chuyện, làm cho thơ “dễ đọc”, mở đường cho sự xâm nhập của

chất văn xuôi vào thơ.Nội dung: - Thơ Tản Đà thoát dần nhiệm vụ bày tỏ ý chí của thi ca trung đại

Page 12: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Qua bài thơ “Hầu trời”, ta thấy được ở Tản Đà khát vọng được thể hiện “cái tôi” cá nhân rất phóng túng, một phong cách “ngông”, ý thức cao về tài năng của mình, mong ước được khẳng định mình giữa cuộc đời. Giá trị nhân bản.

Ngày 20 tháng 01 năm 2009 Tiết 77 VỘI VÀNG

Xuân DiệuA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:

- Cảm nhận được niềm khao khát sống mạnh liệt, sống hết mình và quan niệm vê thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.

- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của bài thơ.B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:SGK, SGV, thiết kế bài giảngC - PHƯƠNG PHÁP:Trực quan, thảo luận, đàm thoạiD - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp:2.Kiểm tra bài cũ3.Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- Hãy cho biết xuất xứ bài thơ.- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc:+ đoạn đầu: say mê, náo nức+ đoạn 2: theo giọng trầm, nhịp chậm, buồn+ đoạn 3: giọng hối hả, sôi nổi, cuống quýt- HS đọc bài thơ, chia đoạn, nêu ý chính từng đoạn- Nhận xét cách diễn đạt của nhà thơ trong 4 câu thơ mở đầu? (thể thơ, cách dùng từ, hình ảnh, nhịp thơ...?)Hình ảnh thiên nhiên, sự sống được tác giả cảm nhận như thế nào?

Nhận xét về cách diễn tả tâm trạng tình cảm của thi nhân trước bức tranh thiên nhiên, cuộc sống

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ”, xuất bản năm 1938.2/ Bố cục:

- 11 câu đầu : Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.- 18 câu tiếp : Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời- 10 câu còn lại : Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt,

hối hả:3/ Chủ đề: Tình yêu cuộc sống mãnh liệt, niềm khát khao giao cảm, nỗi lo âu khi thời gian trôi mau và quan niệm sống mới mẻ tích cực của nhà thơ II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:1/ 11 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.

a) 4 câu đầu: 4 câu thơ năm chữ, kiểu câu khẳng định. Điệp ngữ “tôi muốn”

điệp cấu trúc, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương. khẳng định ước muốn táo bạo, mãnh hệt: muốn ngự trị thiên

nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa ý tưởng có vẻ như ngông cuồng của thi nhân xuất phát từ trái

tim yêu cuộc sống thiết tha, say mê, và ngây ngấtb) 7 câu kế:Bức tranh thiên nhiên : yến anh, ong bướm, hoa lá, ánh sáng

chớp hàng mi ... Thiên nhiên hiện hữu có đôi có lứa, có tình như mời gọi, như xoắn xuýt.

- Điệp khúc “này đây” và phép liệt kê tăng tiến cùng một số cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” sự sung sướng, ngất

Page 13: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian có gì khác với quan niệm truyền thống? Quan niêm này được X.Diệu diễn tả như thế nào?

Nét đặc sắc về n.thuật, n.dung của đoạn thơ?Quan niêm sống của X.Diệu có chỗ nào tích cực?Đoạn thơ cuối thể hiện rằng X.Diệu có thái độ sống như thế nào?

Nhận xét chung về dòng cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ của tác giả?

Nêu kết luận chungSơ kết:Giọng thơ triết luận, ngôn

ngữ thơ biểu cảm, giàu hình ảnh. Nhà thơ ý thức sâu xa về giá trị của mỗi cá thể sống. Mỗi khoảnh khắc trong đời con người đều vô của quý giá vì một khi đã mất đi là mất vĩnh viễn Quan niệm này khiến cho con người biết quý từng giây từng phút của đời mình và biết làm cho từng khoảnh khắc đó tràn đầy ý nghĩa Đây chính là sự tích cực rất đáng trân trọng trong quan niệm sống của XD.

ngây; hối hả, gấp gáp như muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.

- Cách diễn đạt độc đáo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”; so sánh

vật chất hóa khái niệm thời gian qua hình ảnh “cặp môi gần” vừa gợi hình thể vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào).

Quan niệm mới mẻ về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết thụ hưởng chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, sống hết mình nhất là những tháng năm tuổi trẻ, đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn.2/ 18 câu tiếp theo: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.

- “Xuân đương tới ...” sợ độ phai tàn sắp sửa Xuân Diệu cảm nhần về thời gian trôi mau. Giọng thơ tranh

luận, biện bác - một dạng thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc. Nhịp thơ sôi nổi, những câu thơ đầy mỹ cảm về cảnh sắc thiên nhiên.

Xuân Diệu không đồng tình với quan niệm: thời gian tuần hoàn (quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh, có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo th.gian)

- “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua ... sẽ già”. Điệp từ, nghệ thuật tương phản : Theo Xuân Diệu, thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động: cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát.

- “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật... tiếc cả đất trời”. Nghệ thuật tương phản, từ láy “bâng khuâng” cảm xúc lưu luyến tuổi trẻ, mùa xuân, cuộc đời Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống.

- “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi ... tiễn biệt”: Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát. Cảm nhận tinh tế dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát chia phôi, cho nên thời gian thấm đẫm hương vị của chia lìa. Khắp vũ trụ là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian. Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó cùng với sự ra đi của thời gian là sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể.3/ 10 câu cuối: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.

- “Mau đi thôi!” Câu cảm thán giục giã sống “vội vàng” để tận hướng tuổi trẻ và thời gian, không sống hoài, sống phí...

- Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu”

- Liệt kê : hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây, cỏ, ...” Thị giác cảm nhận về không gian của cuộc sống mới mơn mởn,

Page 14: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

đầy ánh sáng rất đáng yêuKhứu giác cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sốngThính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi”“Cái hôn”,“cắn” cảm giác mãnh liệt, vồ vập, yêu thương- “Ta muốn ôm riết say thâu cắn”: các động từ, tăng

tiến, phép điệp -> tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực .

Ba đoạn thơ vận động vừa rất tự nhiên về cảm xúc, vừa rất chặt chẽ về luận lý : thấy cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, nhà thơ sung sướng ngây ngất tận hưởng nhưng với một tâm hồn nhạy cảm trước bước đi của thời gian, nhà thơ nhận thẩy “xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”. Vì thế day dứt, thi nhân bỗng chợt buồn rồi băn khoăn, day dứt. Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai lần tuổi trẻ nên thi nhân vội vàng cuống quýt nỗi khát khao giao cảm với đời. Bài thơ kết ở giây phút đỉnh điểm : “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.III. KẾT LUẬN:

- Kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc. Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo.

Xuân Diệu thực sự là một bậc thầy của tiếng Việt ngay từ khi ông còn trẻ .

- Cách nhìn nhận thiên nhiên, quan niệm về thời gian, quan niệm sống của Xuân Diệu diễn tả một tiếng lòng khát khao mãnh liệt và cho thấy ông ý thức sâu sắc về giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu; thời gian ra đi không trở lại nên ta phải quý trọng thời gian, sống sao cho có ý nghĩa Cách nhìn nhận của Xuân Diệu rất tích cực với một tinh thần nhân văn mới

Page 15: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

4.Cuûng coá :-Haàu trôøi chöa phaûi laø baøi thô hay nhaát cuûa TÑ nhöng ñaõ minh chöùng roõ nhaát cho ngöôøi cuûa 2 theá kæ, laø caây caàu noái giöõa thô TÑ vaø HÑ.5.Daën doø :+Hoaøn chænh caùc baøi luyeän taäp ôû lôùp.+Hoïc thuoäc moät soá ñoaïn thô cuûa baøi thô.+Soaïn TV “Nghóa cuûa caâu” tt

Tiết 78 NGHĨA CỦA CÂU tt Xem tiết 74 Ngày 25 tháng 01 năm 2009 Tiết 79 TRÀNG GIANG

Huy CậnA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:

- Thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng bút pháp đơn sơ, thanh đạm, tinh tế vừa cổ điển vừa hiện đại gần gũi và tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước CMT8

- Cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nhạy cảm trước thiên nhiên và khao khát giao cảm với đời, với tấm lòng yêu nước thầm kín.B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi, ghi chép bài họcC - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK, SGV, giáo ánD - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp:2.Kiểm tra bài cũ3.Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

HS đọc tiểu dẫn, trình bày những hiểu biết về nhà thơ, tập thơ và bài thơ

HS đọc diễn cảm, thuộc từng khổ, nêu cảm nhận chung, khái quát về thơ (ND tư tưởng) âm điệu buồn nhiều cung bậc

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:

a) Cuộc đời : Huy Cận (1919 - 2005)- Tên khai sinh: Cù Huy Cận- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh- 1939, đậu tú tài. 1943, đậu kĩ sư Canh nông tại Hà Nội.- Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân

đại hội Tân Trào.b) Vãn chương- Trước cách mạng: - tập “Lửa thiêng” : nỗi buồn trong không

gian (cuộc đời), thời gian (hiện tại, quá khứ)- Sau CMT8: Trời mỗi ngày lại sáng, Bài thơ cuộc đời, Bàn tay

ta năm ngón nở bình minh, Hai bàn tay em nhạy cảm trước không gian vũ trụ, cuộc đời, đất nước với

những sự kiện trọng đại hòa nhập cuộc sống mới, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu đất nước, nhân dân ...2/ Hoàn cảnh sáng tác:

9/1939 khi ông đang học Cao đẳng canh nông, trong những chiều ông ra bến Chèm, ngoạn cảnh nhìn sông Hồng cuồn cuộn mà nỗi nhớ nhà tràn ngập cõi lòng.3/ Nhan đề: Tràng giang

Nổi niềm của cái tôi nhà thơ (bút pháp : tả cảnh ngụ tình, thi trung hữu hoạ, quan hệ vô hạn, hữu hạn ...)

Page 16: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Phân tích khổ 1: Những yếu tố nào tạo cảm xúc cho K1? Cách dùng hệ thống từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu? P.tích cụ thể hình tượng NT có tính thẩm mỹ, mang tính biểu tượng.P.tích cách dùng từ láy, đối ngữ, đảo ngữHình tượng NT nào gợi cho em nghĩ đến cuộc đời, kiếp người? Có thể nói từ ngữ có tính đa nghĩa không? (HS bám vào chủ đề tư tưởng)- Nhận xét TG, KG, mối quan hệ giữa chi tiết NT KG và TG- Giọng thơ gợi cảm giác gì? (hụt hẩng, mất mát) từ nhân vật trữ tình có ý thức cuộc sống.- P.tích quan hệ giữa cái vô hạn và hữu hạn của cảm nhận từ một con người trong vũ trụ.- Bút pháp tả cảnh ngụ tình được vận dụng thế nào? Tác giả đã phản ánh mọi sự vật trong cuộc đời đã vận động trong thế tất yếu ra sao?Trong thế vận động ấy, nhà thơ đã cảm nhận chi tiết có ý nghĩa biểu tượng thế nào?

- Từ ngoại cảnh, tác giả đã thề hiện tâm trạng nội tâm ra sao? Với những cung bậc nào? Vì sao tác giả lấy cái có để miêu tả cái không có? Từ đó, em cảm nhận tâm trạng nhà thơ thế nào?

- K3 và K4 liền mạch. Hãy p.tích nguyên nhân đưa đến nỗi lòng, tâm trạng ở K4? So sánh các tứ thơ của các nhà

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:1/Khổ 1: Nỗi buồn đìu hiu, xa vắng:

a) Sóng: - ĐT “gợn” sóng gối nhau đến vô tận (chất thơ của sông nước) nỗi buồn da diết, khôn nguôi của người có ý thức cuộc sống.

- Từ “tràng giang” gợi hình ảnh, âm hưởng từ láy tạo cộng hưởng âm thanh cho lời thơ kết hợp từ láy “điệp điệp” nỗi buồn triền miên, bất tận.

b) Nước: “xuôi mái” không gian mở ra theo chiều rộng, xuôi theo chiều dài gợi cái không cùng của vũ tru vô biên cái mênh mông, hoang vắng của sông nước tô đậm cảm giác lẻ loi, cô đơn, vô định của con thuyền bé nhỏ

nỗi buồn cứ bao trùm không gian mênh mông từ dòng sông, con sóng, chiếc thuyền gợi cảm giác xa vắng, chia lìa

c) Nỗi buồn trở nên nỗi sầu hoà vào dòng sông trăm ngả :- đối lập “thuyền về”, “nước lại” gợi cảm giác chia xa, tạo ấn

tượng về kiếp người trong cuộc đời đầy bất trắc, gian truân (tâm cảnh hòa nhập ngoại cảnh)

- đảo ngữ “củi một cành khô” (tuyệt bút) cái khô héo, nhỏ nhoi, gầy guộc của “một cành”, “lạc” (ĐT gợi tả) giữa “mấy dòng” nước xoáy, giữa trăm ngả sầu thương khủng khiếp + từ mặt sông đỉnh trời

+ từ thẳm sâu vũ trụ vào thẳm sâu tâm hồn (tâm thế cô đơn, lạc loài đến rợn ngợp của cái tôi trữ tình) thân phận của những kiếp phù sinh, thân phận nổi nênh, lênh đênh, lạc loài, trôi nổi giữa dòng đời vô định (ý thức cái tôi cá nhân trong cuộc đời )2/ Khổ 2 : Bức tranh vô biên của tràng giang

a) Không gian: + liệt kê (cồn nhỏ, gió đìu hiu, chợ chiều) hiện thực cuộc sống

phong phú, đa dạng+ đảo ngữ (lơ thơ cồn nhỏ, vãn chợ chiều) cuộc sống hiu

quạnh+ từ láy (lơ thơ, đìu hiu) gợi sự hoang vắng, tiêu sơ + CHTT lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận

đượctiếng dội hoang vắng của cõi lònga) Đối ngữ (cảnh tình ): Nắng xuống,trời lên sâu chót vót sự vô biên theo chiều cao,

chiều sâuSông dài, trời rộng , bến cô liêu sự vô cùng theo chiều dài,

chiều rộng bến sõng: bốn cô liêu (cái tôi mang “nỗi sấu vạn kỉ”) nhà thơ như đang đứng chơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm, “đứng

trên thiên văn đài của linh hồn nhìn cõi bát ngát” của cả một thế giới quạnh hiu, hoang vắng tuyệt đổi3/ Khổ 3 : Niềm khao khát cước sống :

- CHTT : “Bèo dạt về đâu hàng nổi hàng” cuộc sống trôi đi trong tan tác, vô định

Page 17: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

thơ khác (Đỗ Phủ, Thôi Hiệu). Họ có những điểm nào gần nhau?

Củng cố: Cái buồn theo em có ý nghĩa tích cực gì? Tại sao ngày nay chúng ta vẫn học những bài thơ buồn như “Tràng giang”? Nhận định chủ đề. Vì sao Huy Cận nói chung và bài thơ nói riêng mang màu sắc triết lý?Nhận định về tính cổ điển trong bài thơ. Có thể nói rằng bằng bài thơ thể hiện tình yêu đất nước không?

- “mênh mông...đò ngang” (đảo ngữ) không dấu hiệu của sự giao hòa, tri kỉ, tri âm

- “không cầu... thân mật” trống vắng, cô đơn tuyệt đối- “chỉ có ... bãi vàng” ( liệt kê) hiện thực cuộc sống vẫn miệt

mài tiếp diễn những tín hiệu giao hòa của sự sống khát vọng sống trong

tình người, tình đời chan hòa, đồng cảm, tri âm4/ Khổ 4 : Nỗi buồn nhớ quê hương :

a) Màu sắc cổ điển : mây, núi, cánh chim, bóng chiều cảnh hoàng hôn (hùng vĩ) không làm vơi đi nỗi sầu cánh chim nhỏ biểu tượng cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm không có được một niềm vui nỗi sầu dâng kín đầy buồn thương, tội nghiệp

b) Tứ thơ Đường : khói hoàng hôn, nỗi sầu xa xứ ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm nặng nỗi buồn đau, trăn trợ của một cái tôi cá nhân luôn đối diện với chính nỗi cô đơn của lòng mình.TỔNG KẾT:Hình ảnh thơ, từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phối thanh, hòa âm đăng đối, giọng trầm buồn vừa mang phong vị cổ điển vừa phong cách hiện đại thể hiện nỗi lòng riêng cũng là nỗi lòng chung của lớp thanh niên yêu nước, thương cảm dân tộc, đất nước nhưng lại bất lực cô đơn trước cuộc đời.

4. Củng cố:Nhận xét phong cảnh thiên nhiên. Cách cảm nhận về KG, TG5.Dặn dò:Soạn bài mới: Thao tác lập luận bác bỏ, chuẩn bị bài viết số 6 Ngày 25 tháng 01 năm 2009 Tiết 80 THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

- Hiểu được mục đích, yêu cầu và cách bác bỏ- Biết cách bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Theo hướng phối hợp diễn dịch và quy nạpC - THIẾT BỊ DẠY HỌC:Bảng, SGKD - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Hoạt động 2: GV giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- Thế nào là thao tác lập luận bác bỏ?- Thao tác lập luận bác bỏ được dùng với mục đích gì?

- Để bác bỏ thành công, ta cần nắm vững yêu cầu nào?

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ1/ Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ:

Bác bỏ một ý kiến tức là chứng minh ý kiến đó là sai.2/ Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ:

Để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng, bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn3/ Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

- Muốn bác bỏ một ý kiến sai, trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan và trung thực

- Phải làm sáng tỏ ý kiến đã sai ở chỗ nào? (luận điểm, luận cứ hay cách lập luận) và vì sao sai ? (dùng lý lẽ, dẫn chứng để phân tích)

Page 18: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

II. CÁCH BÁC BỎ:1/ Đọc các đoạn trích trong SGK và nhận xét

VD l: đoạn trích a (SGK/tr.24)

Lập luận của Nguyễn Bách Khoa Bác bỏ của Đinh Gia Trinh

Ông Đinh Gia Trinh đã bác bỏ cách lập luận thiếu tính khoa học, suy diễn chủ quan của ông Nguyễn Bách Khoa. Tác giả đã chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ của ông Nguyễn Bách Khoa bằng hệ thống lập luận, dẫn chứng chặt chẽ... Hình thức đa dạng phong phú: câu tường thuật, câu hỏi tu từ...

Phân tích những khía cạnh sai lệch và thiếu chính xácVD 2: Đoạn trích b (SGK/tr.25)Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ:

Chỉ ra nguyên nhân

Hãy cho biết cách thức bác bỏ

VD3: Đoạn trích c (SGK/25)Ông Nguyễn Khắc Viện nêu luận điểm không đúng đắn của

người khác: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi!” rồi bác bỏ luận điểm đó bằng cách nêu lên những dẫn chứng cụ thể và phân tích rõ tác hại ghê ghớm của việc hút thuốc lá.2/ Cách thức bác bỏ:

- Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).

- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác, ... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

- Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh? Bệnh thần kinh không có tổn thương về khí quan ... những câu đó chỉ nó bệnh chứ không nói là mắc bệnh thần kinh ... v.v...Ta cho là tưởng tượng của nghệ sĩ Căn cứ vào mấy bài thơ mà quyết đoán như vậy là quá bạo Có những thi sĩ ... thường sẵn thứ tưởng tượng kỳ dị, có khi quái dị ấy

- Nguyễn Du là con bệnh thần kinh

- Nguyễn Du mắc bệnh ảo giác

“Nhiều người than phiền tiếng nước mình nghèo nàn”

- Lý lẽ: “Lời trích cứ không có cơ sở ... An Nam nào”

- Dẫn chứng: Ngôn ngữ Nguyễn Du

- Chỉ ra nguyên nhân: Do sự bất tài của con người

- Hình thức: câu hỏi tu từ

Tiếng nước mình không nghèo nàn

Page 19: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Hoạt động 3: GV cho HS đọc kết quả cần đạt- Hoạt động 4: Củng cố:GV xác định trọng tâm bài học- Hoạt động 5: Dặn dò:GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý rồi rút ra nhận xét, kết luận

như ở phần Ghi nhớ Ngày 25 tháng 01 năm 2009

Tiết 81 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ- Vận dụng thao tác lập luận bác bỏ thích hợp trong bài văn nghị luận

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK, SGV, bài soạn

C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hành

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Ổn định lớp:2.Kiểm tra bài cũ3.Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Câu 1: SGK(HS đọc SGK)Phân tích cách bác bỏ của đoạn trích a.- Vấn đề cần bác bỏ là gì?- Bác bỏ bằng cách nào?

Đoạn trích b:- Vấn đề bác bỏ là gì?- Bác bỏ bằng cách nào?

- Vấn đế bác bỏ trong đoạn văn là :Con người không thể hạnh phúc với một con người mỏng manh.

Tác giả bài viết đưa ra dẫn chứng: “Hạnh phúc mong manh” giống như mảnh vườn được chăm sóc cẩn thẩn, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng... nhưng hễ có một cơn giông tố nỗi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kỳ một nơi hoang dại nào”.

Tác giả khẳng định: “Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước”. Cách bác bỏ này khẳng định con người phải được sống trong thử thách sóng gió mới trưởng thành, mới thực sự hạnh phúc.

- Vấn đề cần bác bỏ là: Văn sĩ Bắc Hà cho Quang Trung là người nông dân áo vải,

không học rộng, tài cao, nên chần chừ chưa ra giúp nước. Vì thế tác giả đặt câu hỏi trúng với suy nghĩa của văn sĩ Bắc Hà: “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” Liền sau đó, tác giả đưa ra hàng loạt khó khăn hiện tại:

+ Kỷ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết+ Công việc ngoài biên cương phải lo toan+ Dân còn mệt nhọc chưa lại sức+ Đức hóa của trẫm chưa nhầm thuấn khắp nơi

Nhận thức được những khó khăn trước mắt này, vua Quang Trung chứng minh cho quần thần, văn võ bá quan và các bậc danh sĩ hiền tài biết được con mắt nhìn xa trông rộng của mình. Đây cũng là cách ngầm phản bác (bác bỏ) điều cho rằng vua Quang Trung là một nông dân áo vải. Cách lập luận đầy sức gợi: “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Đây thực sự là chân lý xưa nay. Cách lập luận rõ ràng làm cho

Page 20: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Câu 2: SGK

Anh (chị) đã bác bỏ cả hai. Vậy nên rút ra kết luận gì và đề xuất một vài kinh nghiệm học ngữ văn tốt nhất.Lấy ví dụ minh họa.

lí lẽ mạnh mẽ, đầy hào khí nhưng cũng hết sức dân chủ cởi mở. cuối cùng, nhà vua mới khích lệ: “Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt có người trung thành, tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” Cả hai quan niệm đều sai lầm.Cả hai quan niệm đều sai lầm:

Một là, “Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn”. Đây là điều cần nhưng chưa đủ. Đọc nhiều, thuộc nhiều là tốt. Nhưng đọc, thuộc nhiều mà không có suy nghĩ, không có thu hoạch thì chỉ biến mình trở thành con mọt sách mà thôi. Đọc, thuộc nhiều thơ văn phải hiểu được cái nghĩa của nó, ý định của người viết, hoàn cảnh và mục đích sáng tác của từng tác giả. Như vậy đọc và thuộc phải gắn liền với suy nghĩ, thực hành. Bản thân mỗi người sau khi đọc phải tự mình đặt ra và khám phá những vấn đề, giải quyết vấn đề. Đấy là cách học có hiệu quả nhất.

Hai là, “không cần đọc, không cần thuộc nhiều thơ văn mà chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn”. Luyện nhiều về cách nghĩ, cách nói, cách viết là tốt nhưng đấy mới chỉ nghiêng về thực hành mà thôi. Nếu anh không đọc, không thuộc thơ văn thì lấy cứ liệu đâu mà suy nghĩ, rèn luyện về tư duy và cách viết. Suy nghĩ và cách viết ấy sẽ đơn điệu, sơ lược thậm chí là chung chung và võ đoán. Tư duy của con người chỉ có thể sáng tạo trên cơ sở của cái đã biết, đã thấy. Đó là tình huống có vấn đề.

Như vậy cả hai quan niệm đều sai lầm. Vì cả hai đều đưa ra cách học phiến diện.

Kết hợp hai quan niệm, chúng ta sẽ có cách học tập tốt môn Ngữ văn. Đó là sự kết hợp giữa:

+ Đọc, thuộc có suy nghĩ, đặt ra những tình huống và tự giải quyết. Nghĩa là có suy nghĩ và luyện viết.

VD: Khi đọc và thuộc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu chúng ta đặt ra câu hỏi:

Tại sao mở đầu bài văn tế vằng hai câu tứ tự? Nêu hoàn cảnh như vậy nhằm khẳng định vấn đề gì? Hình ảnh người nghĩa quân nông dân được thể hiện qua chi

tiết nào? (nhận thức và quan điểm, cuộc sống của họ, hành động chiến đấu).

Chúng ta tự trả lời bằng cách viết thành văn bản. Đó là cách học tốt nhất.

VD khác: Khi học bài Hầu Trời, anh (chị) nhận thức được điều gì sâu sắc nhất? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải suy nghĩ. Đây là yêu cầu trình bày nhận thức sâu sắc nhất. Nhận thức sâu sắc có thể một và cũng có thể nhiều.

Trả lời câu hỏi này bằng cách viết ra văn bản. Đây cũng là những bài tập nghiên cứu nhỏ.

Page 21: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Câu 3:

+ Về nội dung tư tưởng, ta nhận thức được Tản Đà đã khẳng định cái tôi của mình, cái ngông của mình trong địa hạt văn chương.

Bộc lộ tài năng qua hàng loạt tác phẩm. Coi mình như một “trích tiên” (tiên bị đày xuống hạ giới để

làm việc “thiên lương” cao cả) Trong con mắt của Tản Đà, nhà Trời hiện lên rất dân dãm bình

dị.+ Về nghệ thuật:Sự hư cấu những tình tiết. Đặt biệt trong bài thơ tự sự dài đã kết

hợp giữa phong cách lãng mạng và hiện thực. Tự đặt ra câu hỏi lại tự giải quyết bằng những bài viết đó là cách học văn có hiệu quả nhất. Đừng quên phải đọc và thuộc thợ văn.

Trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt trên phim ảnh, báo hình, chúng ta bắt gặp sinh hoạt văn hóa đa dạng. Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa đã thu hút thế hệ trẻ nhất là thanh niên, học sinh các cấp. Vì thế có ý kiến cho rằng: “Thanh niên học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc là, uống rượu, vào các vũ trường thế mới là cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập.

Bạn nên hiểu bản chất của thời hội nhập là gì? Hội nhập về kinh tế phải kéo theo cả về văn hóa.

Mục đích của hội nhập là đẩy mạnh nền kinh tế của từng bước phát triển, nâng cao đời sống của mọi mặt nhân dân. Trong đó, chúng ta không loại trừ sự cạnh tranh. Vì có cạnh tranh mới đẩy mạnh sự phát triển. Chúng ta đặt hi vọng nền kinh tế của nước ta trong những năm tới. Muốn đạt được thành quả trong hội nhập kinh tế, chúng ta phải nắm vững khoa học kỹ thuật, biết quản lý và đầu tư. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ rất nặng nề. Thanh thiếu niên, học sinh hơn ai hết là những người phải nắm lấy cơ hội lúc này. Vậy mục tiêu, lí tưởng của thanh niên, học sinh đâu phải sống “sành điệu”, phải “nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường”. Không ai cấm nhuộm tóc. Nhưng hút thuốc lá, uống rượu, vào vũ trường thì không nên. Thuốc lá, bia, rượu sẽ đẩy thế hệ trẻ đến con đường phạm pháp. Mỗi chai bia, mỗi bao thuốc là thơm là mười ngàn đồng. Trong khi chúng ta còn đang học, phải nhờ bố, mẹ nuôi. Chúng ta chưa làm ra tiền của. Nếu hút thuốc, uống rượu, bia, chúng ta lấy tiền ở đâu? Đấy là chưa kể hút thuốc là và uống rượu sẽ dẫn đến bệnh tật như thế nào? Vào vũ trường ư? Một thực tế ở nước ta là biến hát ka-ra-ô-kê và vũ trường thành những mục đích khác. Nhiều cơ sở vũ trường đã bị lôi ra ánh sáng. Đấy là nơi tụ tập, nhậu nhẹt, thuốc lắc đưa thanh niên và học sinh đến cuối sứ mê li, cùng trời khoáng đãng mà bỏ quên mục tiêu phấn đấu của đời mình. Không có mục đích nào khác là tập trung cho học tập, cho những sinh hoạt lành mạnh. Thay thế vào vũ trường là sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Hãy xa lánh với thuốc lá và rượu bia. Bạn có biết thống kê hàng năm của bệnh viện K: số người tử vong vì bệnh ung thư phổi do thuốc lá gây ra chiếm tới 85%. Con số ấy đã nói lên tất cả.

Page 22: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Theo bạn thì sành điệu là gì? Có phải sành điệu là chơi trội, là cái gì cũng biết, cũng hơn người khác. Song hút thuốc lá và uống rượu thì không phải là sành điệu. Đó là nguyên nhân của nghiện ngập.

Sau cùng ta nói với nhau về chuyện nhuộm tóc. Có người tóc bạc muốn trẻ lại thì nhuộm đen. Có người tóc đang đen lại nhuộm thật trắng hoặc màu vàng trông rất ngộ nghĩnh. Bạn nên nhớ “Cái răng, cái tóc là gốc con người” không phải mình thích cái gì thì làm theo cái ấy, phải biết lắng nghe xung quanh. Tốt nhất tóc bạn thế nào xin cứ để nguyên. Bởi ở đời này không có cái gì đẹp bằng vẻ đẹp tự nhiên mình đang có.

Nhuộm tóc, hút thuốc, uống rượu, vào vũ trường là những việc không nên làm, không nên có của học sinh. Đừng để sau này chính chúng ta ân hận vì mình.

4.Cuûng coá :-Kieåm tra phaàn laäp daøn yù cuûa HS, ñaûm baûo caùc böôùc :+MB : Daãn daét, neâu vaø nhaän xeùt khaùi quaùt veà quan nieäm caàn baùc boû.+TB : *Khaúng ñònh quan nieäm treân laø hoaøn toan sai.*Nguyeân nhaân daãn ñeán quan nieäm sai .* Bieåu hieän quan nieäm sai vaø taùc haïi cuûa noù.*Caàn coù quan nieäm ñuùng ñaén veà caùch soáng cuûa tuoåi treû thôøi hoäi nhaäp.+KB : Baøi hoïc ruùt ra töø nhöõng quan nieäm treân.5.Daën doø : -Vieát baøi laäp luaän baùc boû hoaøn chænh treân cô sôû ñònh höôùng & daøn yù .-Töï ñaët ra vaán ñeà vaø reøn luyeän caùch vieát laäp luaän baùc boû .-Reøn luyeän kó naêng nghò luaän, chuaån bò laøm baøi vieát soá 6.:

Page 23: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Tiết 82-83 ĐÂY THÔN VĨ DẠ Ngày 28 tháng 01 năm 2009 Hàn Mặc Tử

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên của thôn Vĩ Dạ - xứ Huế. Từ đó thấy được tâm cảnh

của nhà thơ. Đó chính là nỗi buồn cô đơn về mối tình xa xăm, vô vọng, đầy uẩn khúc và tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.

- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ t6hể trữ tình và bút pháp độc đáo tài hoa của một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK, SGV, thiết kế bài giảngC - PHƯƠNG PHÁP:Đối thoại, giảng giải, thảo luận,...D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp:2.Kiểm tra bài cũ:Những yếu tố nào tạo cảm xúc cho K1? Cách dùng hệ thống từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu?3.Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- Giới thiệu và nhận xét những hiểu biết của bản thân về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hà Mặc Tử?- Sau đó nhận xét, đánh giá - yêu cầu HS gạch chân các chi tiết chính trong SGK và chốt các ý.

- Giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác và nguyên nhân chính tạo cảm hứng sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”- Xuất xứ: khá đặc biệt- Trong thời gian làm ở Sở Đạc điền tỉnh Bình Bình (khoảng 1932-1933), Hàn Mặc Tử thầm yêu trộm nhớ Hoàng Thị Kim Cúc, con gái ông chủ, quê ở thôn Vĩ Dạ; ít lâu sau ông vào Sài Gòn làm báo và mắc bệnh hiểm nghèo;

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:a) Cuộc đời: (1912 - 1940)- Tên khai sinh : Nguyễn Trọng Trí.- Tên thánh : Phê - rô - Phan - Xi - Cô.- Sinh tại: Đồng Hới (nay là Quảng Bình)- Xuất thân trong một gia đối công giáo nghèo - Sau khi học trung học, làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.- Năm 1940 mất tại trại phong Ouy Hoà. Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.b. SNST:- Năm 14,15 tuổi, HMT nổi tiếng là thần đồng thơ ở Ouy Nhơn. Ông dùng nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, HMT (Hàn: bút; mặc: mực). Ban đầu sáng tạo theo thể thơ Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn HMT là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới.- Thơ HMT đan xen những gì thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng nhất với những điều ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. Trăng, hoa, nhạc, hương... chen lẫn hồn, máu, yêu ma...- ND: thể hiện 1 tình yêu đến đau đớn hưng về clsống trần thế.- TP : Gái quê (1936); Thơ Điên (Đau thương-1938), Xuân như ý, Thượng thanh Khí, Cấm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939) ; Quần tiên hội (1940),...2/ Bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”a) Xuất Xứ :Bài thơ được gợi cảm hứng từ 1 tấm thiệp của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho HMT để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh phong. Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” (1938) in trong tập “Đau thương”b) Bố cục:- Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ - nét đặc trưng của khung cảnh xứ Huế

Page 24: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

khi quay trở về Quy Nhơn, thì Kim Cúc đã theo gia đình trở về Vĩ Dạ, trong một lần, Hàn Mặc tử nhận được tấm bưu thiếp có vẽ hình ảnh phong cảnh xứ Huế và người lái đò cùng dòng chúc động viên bình phục sức khỏe. Cảm động trước tình cảm đó, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.- Đọc diễn cảm bài thơ và nêu thể loại? Bố cục?- Nêu chủ đề bài thơ?- Hãy đọc diễn cảm khổ 1 của bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ.- Hãy cho biết NT và những cách hiểu của bản thân qua nội dung câu thơ thứ nhất?* Về thăm khác về chơi thân mật, tự nhiên không mang tính hời hợt, xã giao.Nêu những hình ảnh chi tiết được miêu tả cụ thể trong hai câu thơ tiếp? em có nhận xét gì về những hình ảnh miêu tả đó?- GV có thể giảng bổ sung:* Nắng hàng cau - nắng mới lên Những hàng cau thẳng tắp với những tàu lá xanh non, cao vút lấp lánh ban mai, ấm áp, vui tươi; thể hiện sự quan sát tinh tế của nhà thơ, mang nét đặc trưng của cảnh vật thiên nhiên nắng của xứ Huế.* Hai câu hỏi tu từ: Sao? Vườn ai? (câu 1 và 3) tâm trạng băn khoăn, ẩn chứa nỗi niềm uẩn khúc.- Lá trúc bản chất duyên dáng mềm mại.- Mặt chữ điền: khuôn mặt hiền lành, phúc hậu.- Em hiểu ý nghĩa của câu thứ tư như thế nào?- Hãy đọc diễn cảm khổ 2 của bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ?

- Khổ 2: Cảnh vừa thực vừa ảo hoà quyện, tâm trạng mong ngóng.- Khổ 3: Cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi .c) Chủ đề:Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên thực ảo của thôn Vĩ - xứ Huế, nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng buồn, hoài nghi, vô vọng thông ẩn chứa nỗi niềm khao khát được giao cảm với cuộc đời.

II. ĐỌC - HIỂU:1/ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ - xứ Huế trong tâm tưởng của HMT- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”CHTT gieo vần một loạt từ thanh bằng tạo giọng thơ trăm. Lời trách nhẹ nhàng, có ý mời mọc tha thiết, chân thành.- “Nắng hàng cau - nắng mới lên - vườn - xanh như ngọc”: từ hình tượng, so sánh độc đáo sự trơn trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống- “mướt qua”: tính từ gợi cảm khu vườn xanh tươi tốt, đẹp mơn mởn- “Lá trúc - mặt chữ điền”: từ hình tượng, độc đáo, ấn tượng vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng của con người xứ Huế tạo nên cái thần của thôn Vĩ.SK: Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống và trữ tình Nỗi nhớ cảnh và người thôn Vĩ.2/ Khổ 2: Hình ảnh bến sông trăng:- “Gió theo lối gió mây đường mây”: Từ hình tượng, điệp từ, sáng tạo mới lạ độc đáo Từ ngữ không theo quy luật tự nhiên. Sự chuyển động buồn tẻ, tản mạn: gió mây hững hờ bay mỗi thứ một đường: ngang trái, phi lý. Nhịp 4/3 tách biệt 2 vếQua hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp tâm trạng của tác giả mặc cảm chia lìa, nguy cơ phải chia lìa cõi đời.- “Dòng nước buồn thiu”: từ chỉ tâm trạng, NT nhân hóa nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng tâm tư.Hình ảnh “Hoa bắp lay” “lay”: động từ chỉ trạng thái động Sự chuyển động nhẹ, khẽ khàng. Nhấn mẫu tâm trạng không yên tĩnh của nhà thơ: nỗi buồn, cô đơn, mặc cảm.- “Thuyền ai - bến sông trăng...? Có chở trăng ... ?"Nhà thơ cảm thấy như mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng. Trong khoảnh khắc đơn côi ấy, dường như chỉ còn biết bám víu trông chờ vào trăng. Trăng là điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất, nhà thơ đặt toàn bộ niềm hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về kịp tối nay. Trong khổ thơ, chỉ có 1 mình trăng là đi ngược lại xu thế chảy đi đó để về với thi sĩ.- Từ “kịp”: rất bình dị, nó hé mở cho người đọc về cảm nhận & tâm thế sống của HMT. Hiện tại ngắn ngủi, sống là chạy đua với thời gian, tranh thủ từng ngày, từng bước trong quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi của số phận mình. HMT rất lo âu vì sự sống chẳng còn bao lâu yêu cuộc sống.XD cảm nhận về cái chết luôn chờ mỗi người ở cuối con đường, nên

Page 25: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

GV có thể giảng bổ sung:- Trong thơ của Hàn Mặc Tử luôn có sự hòa quyện giữa hai hình tượng sống động: hồn và trăng, tất cả được nhân hóa sáng tạo gợi nên ấn tượng độc đáo, mộng mơ trong thơ ông.

- Đọc diễn cảm khổ 3 của bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ?- Cho biết nhân vật chủ thể trong đoạn thơ là ai? Những nhân vật cụ thể đó hiện lên khắc sâu tâm trạng, nỗi niềm ẩn chứa uẩn khúc như thế nào của thi nhân?

- Hãy nêu cảm nhận chung về bút pháp thơ của Hàn Mặc ?

cần tranh thủ sống mà tận hưởng tối đa những hạnh phúc trần thế. Còn với HMT, cái chết đã cận kề, lưỡi hái của tử thần đã giơ lên rồi Chữ “kịp” gợi nỗi xót thương sâu sắc ở người đọc.- “Có ... nay?”: Câu hỏi tu từ tâm trạng phấp phỏng, lo âu, khắc khoải trăn trở, thực và ảo hòa quyện, đan xen.SK: Hình ảnh thơ độc đáo, thi vị, giàu sức gợi tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng muốn bộc lộ tâm sự hòa mình giao cảm với thiên nhiên và con người yêu cuộc sống mãnh liệt.3/ Khổ 3: Tâm trạng của con người: - “Mơ - khách đường xa”: Điệp ngữ Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết “xa” tính từ người xưa thật xa xôi, tất cả trở thành vô vọng.- “áo em trắng quá nhìn không ra” hoán dụ màu áo tâm tưởng tràn đầy kỉ niệm xa xăm nhạt nhoà xa cách.- “Sương khói - mờ”: lớp từ đa nghĩa nhấn mạnh sự nhạt nhòa - đấy cảm nhận mờ áo, khắc sâu tâm trạng khao khát hòa nhập với thiên nhiên, con người và cuộc sống- “Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà?”: “ai” (1): chủ thể thi sĩ “ai” (2): khách đường xa (nghĩa hẹp), tình người trong cõi nhân gian câu hỏi tu từ, điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai” Nhấn mạnh tâm trạng mặc cảm, chứa nhiều uẩn khúc; không dám tin vào sự đậm đà của tình ai một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa, mong chờ trong vô vọng. HMT vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn.4/ Nghệ thuật:- Phong cách thơ HMT: Mạch cảm xúc dào dạt, xuyên suốt bài thơ. Dù ba khổ thơ liên kết với nhau không phải theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của. không gian. Bắt đầu là cảnh thôn Vĩ rồi chuyển sang cảnh sông Hương, thuyền chở trăng gợi liên tưởng thực - ảo đan xen lãng mạn, độc đáo- Ngôn từ thơ có thiên hướng mô tả ở mức cực điểm trữ tìnhIII. KẾT LUẬN:- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có cuộc đời riêng nhiều bi thương nhưng ông đã gắng vượt qua với nghị lực phi thường và luôn hòa nhập mình giao cảm với cuộc sống.- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp miêu tả cảnh vừa thực vừa ảo đan xen, tạo nên nét đặc sắc độc đáo; Đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống.- Bài thơ được miêu tả với nhiều hình tượng đặc sắc, chi tiết tiêu biểu, gợi cảm, ngôn ngữ tinh tế, hàm súc.

4.Củng cố:- Hãy nêu cảm nhận chung về bút pháp thơ của Hàn Mặc ?5.Dặn dò:- Hướng dẫn bài mới: Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh

Page 26: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Tiết85 CHIỀU TỐI Ngày 2 tháng 02 năm 2009 Hồ Chí Minh

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Cảm nhận tình yêu, sự gắn bó thiết tha của Người đối với những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống

đời thường- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Thuyết trình, thảo luận, đối thoại...

C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:SGK, SGV, bảng đen, thiết kế bài học ...

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu chủ đề bài thơ? - Hãy cho biết NT và những cách hiểu của bản thân qua nội dung câu thơ thứ nhất?

3.Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- GV cho HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 74- Em hãy trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời của “Chiều tối”?

- Hãy nêu chủ đề của bài thơ?- Cho HS đọc cả phần phiên âm và dịch thơ.

- Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ hiện với những đường nét như thế nào?

- Em hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả bức tranh ấy?

- Hãy nêu lên nhận xét chung của em về cảnh thiên nhiên trong 2 câu đầu.

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Hoàn cảnh sáng tác

- Thu 1942: Người sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của quốc tế thì bị bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ vô cớ.

- “Nhật ký trong tù” là tập thơ Người sáng tác trong hơn 1 năm bị giam tại đây.

- Bài thơ được sáng tác vào thu 1942, là bài thứ 31/134 bài của 1 tập thơ trên2/ Chủ đề tác phẩm:

Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1/ Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên buổi chiều ta ở vùng rừng núi trên đường chuyển lao :

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” (Quyện điều qui lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không)

+ “Chim mỏi” : cánh chùn bay mỏi+ “về rừng” : cảm giác mệt mỏi tan biến, thay vào đó là cảm giác

đầm ấm sum họp.+ “Chòm mây” (cô vân) : lẻ loi, cô độc.+ “trôi nhẹ” : bật lên cái ung dung thanh thản êm trôi của đám mây

làm chủ bầu trời.- Bút pháp cổ điển:+ Lấy điểm vẽ diện: cánh chim, chòm mây gợi bầu trời mênh

mông+ Lấy động tả tĩnh: sự chuyển động nhẹ nhàng của làn mây và

cánh chùn bay mỏi gợi sự tĩnh lặng ở miền sơn cước lúc chiều buông.+ Cách cảm nhận thời gian: Chim bay về tổ báo hiệu thời gian của

Page 27: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Em cảm nhận như thế nào về công việc của cô gái xay ngô tối?

- Cách sử dụng từ như thế gợi điều gì trong việc miêu tả ánh sáng?

- Em cảm nhận được điều gì về chữ “hồng” trong câu thơ?

- Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có nhận xét gì về người tù? (Cảnh

buổi chiều tối.Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi"Trong Truyện Kiều: “Chim hôm thoi thóp về rừng”Huy Cận: “Chim nghiêng cánh như bóng chiều sa”

- Hình ảnh thơ mang dáng dấp Đương thi: + Có cảnh chim bay về rừng tìm chốn ngủ (động từ “qui”: về,

“tầm”: tìm)+ Có chòm mây trôi ung đung, thanh thản, lơ lửng giữa tầng không

(động từ “mạn mạn”: trôi nhẹ nhàng, chậm chạp) Cảnh vật chiều buồn nhưng không ảm đạm mà nên thơ, thanh

cao, khoáng đạt do cách nhìn và người ngắm cảnh có một tâm hồn thanh thản, phóng khoáng, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên.

Nghệ thuật mang nhiều nét cổ điển làm toát lên bức tranh thiên nhiên miền núi rất đỗi nên thơ, êm đềm. Tâm hồn người tù: Dù cô đơn nhưng lòng luôn hướng về sự sống, tình yêu thiết tha gắn bó, trân trọng của Người dành cho thiên nhiên.2/ Hai câu sau: Niềm say mê lao động của cô thôn nữ

a) Hình ảnh con người:“Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng” (Sơn thôn thiếu nử ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hỗng)

- Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống: Cảnh chiều chuyển sang buổi tối sinh động, ấm áp với sinh hoạt của con người, với âm thanh sinh động của cuộc sống, với vẻ bình dị, khỏe khoắn của cô gái trong lao động.

Cô gái xay ngôLò than rực hồng

- Nghệ thuật mang nhiều nét hiện đại:+ Bút pháp tả thực: cô thôn nữ đang xay ngô bên bếp lửa hồng.+ Điệp ngữ “ma bao túc - bao túc ma” + kết lại bằng chữ “hoàn”

gợi vòng quay uyển chuyển, đều đặn, liên tục của cối xay. Khi vòng quay vừa dứt thì bếp lò rực đỏ, hơi nóng tỏa vào đêm tối, ánh sáng bất chợt bừng lên, bao trùm toàn bộ không gian, thời gian của bài thơ, gieo một ấn tượng tin yêu, lạc quan nơi lòng người. niềm say mê, sự miệt mài lao động đến quên cả thời gian.

- Tứ thơ kín đáo, ẩn trong từ “hồng” (là thi nhãn, nhãn tự của câu thơ, bài thơ).

+ Sắc hồng át đi cái mờ xám, mỏi mệt của cảnh chiều + Chiếu sáng hình ảnh con người lao động: khỏe mạnh, bình dị mà

tuyệt đẹp.+ Màu hồng lạc quan Cách mạng, màu của ấm áp tình người.+ Ước mơ thầm kín của người tù về mái ấm gia đình- Bố cục của bài thơ cũng chính là bố cục của bức tranh : hai câu

đầu làm nền, hai câu sau miêu tả cận cảnh. Bức tranh vừa bao la mênh mông, vừa gần gũi ấm áp.

b) Tâm hồn người tù: Yêu và thiết tha gắn bó với vẻ đẹp của cuộc

Page 28: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

ngộ: Bác là người tù sau một ngày dài với đủ mọi cơ cực dọc đường, giờ vẫn chưa dừng chân)

- Con người có ý nghĩa gì trong bức tranh cuộc sống này?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài học.

- GV kết luận.

sống đến quên cả mọi đớn đau trong cảnh lao tù, là niềm cảm thông, sẻ chia, sự nâng niu trân trọng đối với nỗi vất vả của người lao động sau một ngày dài vất vả.

Vẻ đẹp của con người trong lao động đã khơi dậy sức sống khoẻ khoắn và làm bừng sáng cho cả bức tranh. Con người trong lao động là vẻ đẹp trung tâm, là cái thần thái chân dung về vẻ đẹp cuộc sống giản dị đời thường.III. TỔNG KẾT:1/ Nội dung:

Bài thơ cho thấy tình yêu thiết tha đối với những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

+ Niềm yêu mến, gắn bó, sự đồng cảm, sẻ chia đối với cảnh vật khi chiều về.

+ Niềm cảm động, hân hoan đến trào nước mắt trước niềm vui lao động bình dị của cô thôn nữ.2/ Nghệ thuật:

Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.+ Cổ điển: Bút pháp tả cảnh để tả tình, sử dụng hình ảnh, từ ngữ+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách

mạng: luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển.Cụ thể:+ Sự vận động của hình ảnh thơ:

Từ tĩnh sang động Từ bóng tối ra ánh sáng

Quan điểm: con người luôn ở vị thế làm chủ hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh.

4.Củng cố:Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp của cảnh và vẻ đẹp tâm hồn của HCM5. Dặn dò: Bài mới: Đọc và soạn bài “Lai Tân” của HCM theo câu hỏi trong SGK trang 76

Page 29: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

TỪ ẤY Ngày 1 tháng 02 năm 2009 Tố Hữu

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Thấy rõ niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản

và tác dụng của lí tưởng đối với cuộc đời của nhà thơ.- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu...

trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ.B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Thuyết trình, thảo luận, đối thoại- Cho HS đọc diễn cảm, dùng hệ thống câu hỏi và gợi dẫn để HS mổ rộng liên tưởng- Cho HS tìm ý chính trong từng khổ thơ, phân tích- GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh ý giúp HS nắm được trọng tâm bài

C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:SGK, SGV, thiết kế bài học

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- Cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 86- Hãy nêu những nét chính về tác giả Tố Hữu?

- Nêu những tác phẩm chính của Tố Hữu?

- Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

- HS đọc bài thơ theo hướng dẫn của GV

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:

- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kiến Thành, sinh tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- 1938 được kết nạp Đảng.Giác ngộ CM trong thời kì “Mặt trận dân chủ” ở Huế.

- Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937-1938. Đến tháng 4/1939 thì bị Pháp bắt giữ ở các nhà lao Miền Trung - Tây Nguyên. Năm 1942 vượt ngục Đắclay, tiếp tục hoạt động bí mật đến 1945, sau đó được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn.. ông được giải nhất VH hội nhà văn VN 1954-1955, giải thưởng HCM về VHNT 1996, 19992/ Tác phẩm “Từ ấy”:

a) Xuất xứ:- “Từ ấy” là tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng- Bài thơ “Từ ấy” trích trong phần “Máu lửa”, viết 1938.

b) Hoàn cảnh sáng tác: Ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng, của khung người cùng

phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu, ghi nhận lại kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc. Năm 1938 Tố Hữu viết “Từ ấy”

c) Giá trị: - “Từ ấy” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu nói riêng

và thơ CM 1930-1945 nói chung- “Từ ấy” được sáng tác bằng hình thức thơ mới, là một thành công

xuất sắc của TH cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.d) Nội dung chủ đề:

Page 30: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Nêu nội dung, chủ đề của bài thơ

- TH đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?- Tứ thơ của bài này là gì? (ý khái quát điểm tựa cho sự vận động của nội dung bài thơ “Từ ấy”)- Tìm câu thơ có dùng hình ảnh so sánh tương tự? (CN M.Lênin, như mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng...” HCM)- GV có thể liên hệ với thơ CLV, XD (“cho tôi một tinh cầu giá lạnh, một vì sao trơ trọi cuối trời xa...”, “Ta là một là riêng là thứ nhất. Không có chi bè bạn .... cùng ta”, để giúp HS hiểu sâu hơn phần 2)- Hãy nhận xét hình ảnh, màu sắc, âm thanh, không gian của đoạn thơ? (thanh sắc ngọt ngào, rộn ràng vui tươi, quyến rũ và đầy sức sống)

- Thử đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử và xã hội lúc bấy giờ, nhận xét mới cảm nhận được niềm vui của TH? (Trả hết không quyền tiếc mảy may, Trả ngay, không hẹn khuất rày mai “Đi” TH)- Tìm trong tập Từ ấy những câu thơ nói về việc đi tìm và giác ngộ lí tưởng CM? (Xuân lòng)

- Bài thơ thể hiện trạng thái hưng phấn, sung sướng khi tiếp thu ánh sáng mặt trời chân lí, là lời tự nguyện của 1 thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng CM gắn bó với quần chúng, đấu tranh cho những người lao khổ.

- Bài thơ dùng hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên để thể hiện niềm vui sướng, bừng ngộ khi tiếp cận ánh sáng chân lí CM.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:1/ Khổ thơ đầu: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng:

- “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáng ghi đáng nhớ của người thanh niên giác ngộ lí tưởng; là sự đánh dấu một cuộc đổi đời, cao hơn là sự hồi sinh của một con người khi nhận ra ánh sáng của lí tưởng cộng sản.

- Hình ảnh thơ giàu tính hình tượng “bừng nắng hạ” thứ ánh nắng sáng tươi, rực rỡ chiếu soi khắp nơi đặc biệt là soi sáng cả những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn, trí tuệ, nhận thức của con người.

- Hình nh ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lí” lí tưởng Đảng, nó có sức mạnh cảm hóa, lay động và thức tỉnh nhà thơ.

- Hình ảnh so sánh “hồn tôi - một vườn hoa lá” - “rất đậm hương và rộn tiếng chim” cuộc sống trong sáng, hồn nhiên, một sức sống sinh sôi dào đạt cuộc sống mới tươi vui, rộn rã tràn đầy màu sắc, âm thanh và mùi vị được cất lên như một tiếng ca vui, một lời reo mừng phấn khởi trước nguồn sáng vĩ đại của Cách mạng làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim nhà thơ.

- Những tính từ chỉ mức độ cao “bừng, chói, rất đậm, rộn” sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình.

Câu thơ nối đòng, cách so sánh giản dị, biện pháp ẩn dụ, giọng thơ sôi nổi rộn ràng + bút pháp tự sự, kể lại kỉ niệm tâm trạng lạc quan tin tưởng trước quyết định đúng đắn của đời mình.2/ Khổ thơ thứ hai : Những nhận thức mới về lẽ sống, về con đường CM mình đã chọn:

- Từ “buộc “: thái độ chủ động. tự nguyện dấn thân, đòi hỏi sự cố gắng nhất định Sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.

- Liên từ “với” gặp nhiều lần + những cặp từ liên tiếp “lòng tôi - mọi người, tình trang trải - trăm nơi, hồn tôi - hồn khổ” mối dây ràng buộc với mọi người, thiết lập tình yêu thương gắn kết giữa người và người, là sự cảm thông chia sẻ trước nỗi đau, vui buồn của bao kiếp người, đặc biệt là quần chúng lao khổ.

- Điệp từ “để” + những từ láy “trang trải”, “gần gũi” từ nhận thức giác ngộ lí tưởng niềm vui, từ tình cảm yêu thương sức mạnh

Đó là thái độ của người thanh niên đầy nhiệt huyết quyết tâm hành động vì lí tưởng.

Người thanh niên TH đã quên mình để đi sâu vào quần chúng với tấm lòng rất chân thành và thái độ hoàn toàn tự nguyện. Người CS trẻ đã trưởng hành, Đảng ngày càng vững mạnh, CM ngày càng tiến

Page 31: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- TH còn dùng những từ ngữ nào để chỉ lí tưởng? (kim nam châm, ánh sáng, đôi mắt thần, ....)- Những từ ngữ nào diễn tả sự vận động của hình tượng người lao khổ và tình cảm của tác giả?- Nhận xét về các biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ?- Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ?

- HS tự nhận xét, đánh giá chung, viết tổng kết.- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 44, GV chốt ý

tới.3/ Khổ thơ cuối : Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của TH - Quan niệm về lí tưởng cộng sản

- “Tôi đã”: sự thật hiển nhiên.- Điệp từ “là” (là con... là em..., là anh) là lời khẳng định chắc nịch,

rắn rỏi, dứt khoát cho sự hòa nhập tuyệt đối, khẳng định ý chí CM, khẳng định mình là thành viên ruột thịt trong đại gia đình quần chúng.

- Số từ ước lệ “vạn” lặp lại + nhịp thơ hăm hở, náo nức dồn đập diễn tả thật tài tình sự tăng tiến về tình cảm Tư tưởng nhân đạo (đồng cảm xót thương xúc động chân thành, căm phẫn trước bao cảnh bất công ngang trái của cuộc đời cũ) + Tin tưởng tuyệt đối vào con đường mình đã chọn, thái độ quyết tâm dứt khoát.

Tình cảm cá nhân của người thanh niên CS đã chan hòa vào tình cảm rộng lớn của vạn vạn người. Tâm hồn tác giả muốn mở ra tung trải mênh mông để ôm trùm tất cả, gắn bó tất cả.III. TỔNG KẾT:

- Bài thơ “Từ ấy” là bản tuyên ngôn về quan điểm nhận thức và sáng tác của TH.

- Với “Từ ấy”, TH đã mang đến cho thơ ca VN 1 giọng thơ mới trẻ trung đầy niềm tin CM. Tác phẩm giúp thế hệ sau có cơ hội hiểu rõ hơn về thời kì nhận đường, thời kì đấu tranh gian khổ nhưng đầy tự hào của dân tộc.

* Dặn dò:- Thuộc lòng bài thơ, phần ghi nhớ SGK- Thực hành 2 bài luyện tập SGK trang 44

Page 32: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

TIỂU SỬ TÓM TẮT Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:SGK, SGV, bài soạn

C - PHƯƠNG PHÁP:GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắta) Mục đích:

b) Yêu cầu:

2/ Cách viết tiểu sử tóm tắt

- Các bước chuẩn bị để viết tiểu sử:

- HS đọc văn bản Lương Thế Vinh- Kể lại vắn tắt cuộc đời và

- Để người đọc, người nghe hiểu được cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được tóm tắt tiểu sử (nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, cán bộ, giáo viên...). Sự hiểu biết đó sẽ:

+ Giúp lãnh đạo sử dụng con người+ Lựa chọn bạn bè+ Với nhà thơ, nhà văn có dịp hiểu sâu sáng tác

- Thông tin khách quan, chính xác về người được tóm tắt tiểu sử- Nội dung, độ dài văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm

tắt- Văn phong cô đọng, trong sáng, rõ ràng không dùng biện pháp tu từ,

phương thức trình bày chủ yếu là thuyết minh.- Cần tập trung các nội dung cơ bản sau: tiểu sử tóm tắt dựa vào:

+ Nguồn gốc:o Họ và tên thường dùng - Bí danh (nếu có)o Năm sinho Quê quáno Gia đìnho Sở thícho Năng lực đặc biệt

+ Quá trình trưởng thànho Tháng, năm sinh sống, hoạt động, địa điểm, thời giano Thành tích nổi bậto Vị trí

+ Sự nghiệp văn học (đối với nhà thơ, nhà văn)o Tác phẩm chínho Nội dung, nghệ thuậto Vai trò nhà văn, nhà thơ trong nền văn học dân tộc

- Tìm hiểu đối tượng viết (ai?)- Sưu tầm các nguồn tài liệu để thu thập các thông tin cần thiết- Xác định nội dung cơ bản cần tóm tắt- Lương Thế Vinh sinh năm 1442 và mất năm 1494, tên chữ là Cảnh

Page 33: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh:

- Các tài liệu được lựa chọn:

II. CỦNG CỐ: III. LUYỆN TẬP:Câu 1: Câu 2:

Câu 3: Viết tiểu sử tóm tắt về Nam Cao

Nghi, tên hiệu là Thụy Hiên, dân gian gọi là Trạng Lường, quê gốc làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản), tỉnh Nam Định.

- Thuở nhỏ nổi tiếng thần đồng, thông minh, hoạt bát, nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi ông thu đỗ Trạng Nguyên, được vua tin cậy giao soạn thảo các văn từ bang giao, đón tiếp sứ thần nước ngoài.

- Ông đã biên tập cuốn Đại thành toán pháp dùng trong nhà trường. Đây là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta. Ông giữ chức Sái phu trong Hội Tao Đàn. Ông đã biên soạn cuốn Hí phường phả lục, tác phẩm lí luận kịch hát cổ truyền. Ông không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ tới việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Lê Quý Đôn đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế “Con người tài hoa danh vọng vượt bậc”.

- Nguồn gốc (quê, năm sinh)- Tài năng (nổi tiếng từ 21 tuổi đỗ Trạng nguyên, được vua giao việc

soạn giấy tờ, đón tiếp sứ thần nước ngoài, quét dọn vườn thơ tao đàn. Ông vừa là nhà toán học với cuốn Đại thành toán pháp vừa là nhà lí luận sân khấu với cuốn Hí phường phả lục)

- Đức độ (chăm lo nhân dân, dạy dân dùng thuốc, không thích văn chương phù phiếm)

- Đánh giá ông là con người kinh bang tế thế.Ghi nhớ SGK

* Tất cả các trường hợp a, b, c, d, e đều phải viết tiểu sử tóm tắt* Điểm khác nhau giữa tiểu sử tóm tắt với:

- Văn bản thuyết minh là thuyết minh phải đầy đủ >< Tiểu sử tóm tắt chỉ dẫn những gì cơ bản, tiêu biểu nhất.

- Điếu văn: có đủ 4 phần (Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết) >< Tiểu sử tóm tắt không quy định 4 phần cụ thể.

- Sơ yếu lý lịch: trình bày những phần lí lịch bản thân, gia đình, thái đợ chính trị là cơ bản >< Tiểu sử tóm tắt lựa chọn những phần cơ bản trong những mục đó.

- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông dân có pha buôn bán nhỏ.

- Học hết THPT, Nam Cao theo một người bác họ vào Nam kiếm sống. Do sức khỏe, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học tư và viết văn. Năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Nam Cao phải về quê dạy học. Ông tham gia cướp chính quyền ở quê hương năm 1945 và được bầu làm Chủ tịch xã lâm thời. Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, hi sinh tháng 11/1951 trên đường vận động thuế nông nghiệp ở khu ba.

- Sự nghiệp văn chương ông để lại trên hai mươi truyện ngắn viết về đề tài nông dân, một cuốn tiểu thuyết Sống mòn viết về đội ngũ trí thức tiểu tư sản. Nhật ký Ở rừng và Đôi mắt là những tác phẩm viết trong kháng chiến chống Pháp.

- Trong tác phẩm của mình, Nam Cao quan tâm tới số phận bất hạnh

Page 34: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

của con người ở nhiều cảnh ngộ khác nhau. Nhà văn luôn luôn tâm niệm “Sống rồi hãy viết” và có những khi “làm những việc không nghệ thuật để có một nghệ thuật cao hơn”. Nam Cao xứng đáng là ngọn cờ đầu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Page 35: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Tiết 88-89: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT Tháng 02 năm 2009 A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS: - Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của tiếng Việt.- Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt đểhọc tập tiếng Việt và ngoại

ngữ thuận lợi hơn.B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

GV hướng dẫn HS lựa chọn một số ví dụ minh họa cho các đặc điểm của tiếng Việt lấy từ SGK hoặc trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thường ngày để phân tích sau đó đối chiếu với những ví dụ tương ứng lấy từ các bài học ngoại ngữ (cùng loại hình hoặc khác loại hình mà HS đã được học) để so sánh, rút ra nhận định.C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:

SGK, SGV, thiết kế bài học ...D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:Thế giới có trên 5.000 ngôn ngữ, qua đối chiếu, so sánh, các nhà ngôn

ngữ thấy rằng: có sự giống nhau cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa ngôn ngữ này với một số ngôn ngũ khác. Dựa trên những sự giống nhau đó các nhà ngôn ngữ học xếp các ngôn ngữ (trên 5.000) vào một số loại hình. Quen thuộc nhất là :

+ Ngôn ngữ đơn lập (Việt, Thái, Hán...)+ Ngôn ngữ hòa kết (Nga, Pháp, Anh...)

II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT:Thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, tiếng Việt có những đặc điểm cơ

bản sau:1/ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:

Điều này được thể hiện cụ thể ở các yếu tố ngữ âm:+ Một tiếng là một âm tiết.VD: Thuyền ơi có nhớ bên chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. - Ở câu ca đao trên, dòng trên sáu tiếng, dòng dưới tám tiếng, gồm

mười bốn tiếng cũng là mười bốn âm tiết, mười ba từ (khăng khăng là một từ láy).

- Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ ( ví dụ: bến -> bến bờ; khăng -> khăng khăng; đợi -> chờ đợi...)

2/ Từ không biên đổi hình thái:VD:

a. Tôi tặng anh ấy một quyển sách, anh ấy cho tôi một quyển vở (tiếng Việt).

b. I give him a book, He give me a note book ( tiếng Anh).+ Xét ví dụ (a):

Page 36: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Tôi (vế 1) là chủ ngữ. Tôi (vế 2) là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho

- Về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa tôi (vế 1) và tôi (vế 2).

Chúng ta cũng có nhận xét tương tự khi so sánh anh ấy (vế 1) và (vế 2).+ Xét ví dụ (b):

- I (tôi): chủ ngữ; me (tôi): phụ ngữ.- He (anh ấy): chủ ngữ; him (anh ấy): phụ ngữ. Trong tiếng Việt (loại hình ngôn ngữ đơn lập), khi cần biểu thỉ

ý nghĩa ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái.Còn ở tiếng Anh (loại hình ngôn ngữ hòa kết) hay còn gọi là ngôn ngữ biên đối hình thái), từ thường biên đổi hình thái (biểu hiện trên mặt kết cấu ngữ âm và chữ viết) để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.

3/ Biện pháp chủ yếu để biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp:Sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ.VD1: So sánh các câu sau:+ Tôi ăn cơm ý nghĩa: kể về một hành động: “ăn cơm”+ Tôi đang ăn cơm ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đang diễn ra.+ Tôi đã ăn cơm ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đã hoàn tất

Ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi có sự xuất hiện của các hư từ khác nhau (đang, đã)

VD2: So sánh các câu sau:+ Tôi ăn cơm (a).+ Ăn cơm với tôi (b). Tôi (a): chủ ngữ (được đặt ở đầu câu).

Tôi (b): phụ ngữ (được đặt ở cuối câu) ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi trật tự sắp đặt từ ngữ

khác nhau. Từ VD1 và VD2 khi trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý

nghĩa của câu cũng thay đổi

Page 37: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

TÔI YÊU EM Ngày 1 tháng 02 năm 2009 A.X. Pu-skin

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội

dung tâm tình.- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Kết hợp diễn dịch và quy nạp

C - PHƯƠNG PHÁP:SGK, SGV, thiết kế bài học

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Hoạt động 3: Cho HS đọc kết quả cần đạt Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học- Hướng dẫn HS cảm nhận vẻ đẹp của thơ trữ tình Puskin, khá tiêu biểu cho phong cách thơ trữ

tình “điệu nói”. Ngôn ngữ thơ trong sàng, thể hiện lời giải bày tình yêu với giọng điệu thay đổi một cách sinh động, chân thực: từ phân vân, ngập ngừng đến kiên quyết, dứt khoát rồi lại day dứt, dằn vặt để rồi cuối cùng thiết tha mà điềm tĩnh.

- Hướng dẫn HS phân tích những phức cảm tinh tế của nhân vật trữ tình (trong quan hệ nhiều chiều giữa lý trí và tình cảm, vị kỉ và vị tha...), qua đó cảm nhận được xu hướng vươn tới cái cao cả của tình yêu chân thành, say đắm và nhân hậu. Chính vẻ đẹp tâm hồn đó làm nên sức hấp dẫn của thơ trữ tình Puskin.

Hoạt động 5: HS tìm hiểu văn bản, HS đọc hiểu văn bản theo hướng dẫn của SGK, ghi vắn tắt trong vở những câu trả lời của mình (phần này GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà). Hoạt động 6: - GV đưa ra hệ thống câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận, trao đổi ý kiến, giảng bài, phân tích chứng

minh ... sao cho HS đạt được mục tiêu và trọng tâm bài học.- HS trả lời, thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến, phân tích vấn đề, bảo vệ ý kiến, nghe GV giảng bài,

chốt ý, tự ghi bài học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:

- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa không chỉ trong lịch sứ văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A.Đô-brô-liu-bốp).

- Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU.

- Văn chương Pu-skin luôn là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.

- Pu-skin thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là thơ trữ tình với các tác phẩm tiêu biểu:

+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin+ Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nôp.

Page 38: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

+ Trường ca: Ru-xlan và Li-úi-mi-la; Người tù Cáp-ca-dơ.+ Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân, Con đầm pích.

2/ Tác phẩm: a) Về bản dịch: khá thành công và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu

mến, thuộc lòng (khi phân tích cần so sánh, đối chiếu với nguyên tác và bản dịch nghĩa để cảm nhận được đầy đủ và trọn vẹn vẻ đẹp của bài thơ).

b) Đặc điểm bài thơ: bài thơ thể hiện phần nào quan niệm về nghệ thuật của Pu-skin: “sâu sắc làm sao, mãnh liệt làm sao, hài hòa làm sao”. Vì vậy, khi phân tích, GV cần lưu ý đến sự đồng nhất giữa nhà thơ và nhân vật trữ tình (ngôi thứ nhất) cũng như cần lưu ý đến tính chân thực, độ cao trào kịch tính của những xúc cảm trữ tình.II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:1/ Bốn câu đầu : lời từ giã cho một mối tình không thành:

a) Câu 1-2: Vấn đề được mở ra từ đầu bài thơ một cách trực tiếp: Tôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

- Câu đầu, thơ dịch bỏ sót ý nghĩa thời quá khứ và không chuyển được sắc thái biểu cảm của dạng thức kính ngữ của nguyên bản:

Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn; có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi

- Em (trong nguyên tác) thuộc ngôi thứ hai (số nhiều) thay vì ngôi thứ hai số ít (một người) cách nói trang trọng nhưng có phần xa cách.

- Dấu ( :) diễn giải cụ thể sắc thái tình yêu của nhân vật trữ tình- Phụ từ “vẫn” và cụm từ “chưa tắt hẳn” diễn tả một tình yêu đã và

đang tồn tại trong quá khứ, hiện tại: tôi đã và vẫn đang yêu em.- Cụm từ “có lẽ” chứng tỏ nhân vật trữ tình đã cảm nghiệm, suy

ngẫm về tình yêu như một phần của bản thể trữ tình, vừa độc lập tương đối giống một sinh mệnh khác ngoài bản thể trữ tình vừa có sự vận động, tự chủ riêng (ở câu 3, tác giả dùng đại từ “nó” thay cho “tình yêu”)

Lời thơ chứa đựng những nét nghĩa rất tinh tế.b) Câu 3-4:Nhân vật trữ tình yêu nhưng không chỉ nghĩ cho riêng mình:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Nếu tình yêu của tôi làm phiền em, làm em buồn thì tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì (dịch nghĩa: nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa; tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì)

quan niệm: yêu là trao tặng, làm cho người yêu được hạnh phúc hơn là đón nhận, sở hữu, hưởng thụ cho mình, của mình.

tình yêu cao thượng, biết vượt lên cái bình thường.2/ Bốn câu sau: diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình.

a) Câu 5-6:Tôi yêu em âm thầm, không hi vọngLúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Page 39: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Không kìm nén, chế ngự như khổ đầu, khổ tiếp theo, tác giả đã để cho tình cảm dâng trào, da diết bằng cách thật thà, thành thực phân tích tất cả những yếu đuối, bất lực, góc khuất tối... trong tâm hồn khi chịu tác động của tình yêu.

Chính sự bị động, những biểu hiện tiêu cực (yêu lặng thầm, bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông...) mà nhân vật trữ tình thể hiện một cách trung thực, không né tránh ấy đã giúp người đọc thấy được nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của một trái tim đang yêu.

b) Câu 7-8:Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

- Cụm từ: “cầu trời” kết hợp cách nói: “cho... được...” một lần nữa khẳng định tình yêu mà nhân vật trữ tình đã và đang dành tặng người yêu là tình cảm không dễ có, không phải ai cũng yêu được và được yêu như thế. Vì vậy, dù không phải không ẩn chút nuối tiếc, xót xa nhưng lời thơ vẫn vang lên niềm tự tin, kiêu hãnh.

- Đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, có thể hiểu đằng sau lời từ giã của một tình yêu không thành là lời giải bày, bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai, vẫn sôi nổi nồng nàn, như chẳng thể nào khác được. Và cũng có thể là lời nhắn nhủ nhân vật “em” trong bài thơ: bằng sự hờ hững và vô tình, có thể, “em” đang để mất một tình yêu quí giá, chẳng còn kiếm tìm được nữa bao giờ.

III. TỔNG KẾT:Trong bài thơ, Pu-skin không dụng công xây dựng hình ảnh, cũng

rất ít sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tượng trưng...). Nói cách khác, thơ Pu-skin thường không trang sức rực rỡ, cầu kỳ, vẻ ngọc của bài thơ sáng lên ở xu hướng vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tướng: “tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách là CON NGƯỜI (Bê-lin-xki). Phải chăng vì vậy, tôi yêu em được đánh giá là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin.

Hoạt động 7: Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ

Hoạt động 8: Kiểm tra đánh giá

Hoạt động 9: Gợi ý giải bài tập - nâng cao

Hoạt động 10: Dặn dò- Học bài- Làm bài tập - Chuẩn bị bài: Đọc thêm: Bài thơ số 28 (trong tập Người làm vườn)

Page 40: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Page 41: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Nắm vững hơn cách viết tiểu sử tóm tắt- Viết được bản tiểu sử tóm tắt

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK, SGV, bài soạn

C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hành

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Nêu đối tượng viết tiểu sử tóm tắt:- Đối tượng luyện tập viết tiểu sử có thể là những ai?

II. Các bước chuẩn bị:

III. Phân công theo tổ và phương pháp tiến hành:

IV. Trình bày:Tổ 1:

Tổ 2:

* Đối tượng có thể tóm tắt là:- Một đoàn viên ưu tú- Một tấm gương anh hùng trong thời kỳ đổi mới- Một nhân vật mà anh (chị) ngưỡng mộ trong lịch sử- Một tác giả văn học mà anh (chị) yêu thích- Một người thân trong gia đình hoặc bản thân anh (chị)

* Có 4 bước chuẩn bị:- Tìm hiểu đối tượng sưu tầm các nguồn tài liệu, thu thập đầy đủ

các thông tin cần thiết.- Mục đích viết- Nội dung cơ bản cần tóm tắt- Viết tiểu sử tóm tắt- Tổ 1: Viết về một đoàn viên ưu tú- Tổ 2: Viết về một tấm gương anh hùng trong thời kỳ đổi mới- Tổ 3: Viết về một nhân vật mà anh (chị) ngưỡng mộ trong lịch sử- Tổ 4: Viết về một tác giả văn học mà anh (chị) ưa thíchLần lượt các tổ chuẩn bị và lên trình bày trước lớp. Các tổ khác chú

ý lắng nghe, ghi chép và tham gia phát biểu theo gợi ý của giáo viên.Nội dung tóm tắt tiểu sử: Một đoàn viên ưu tú giới thiệu lên đoàn cấp trên

- Họ và tên: Giới tính Bí danh- Ngày tháng năm sinh:- Quê quán và gia đình- Thành tích nổi bật- Tư tưởng, lập trường, đạo đức tác phong- Năng lực đặc biệt

Nội dung tóm tắt tiểu sử: Một anh hùng trong thời kỳ đổi mới- Họ và tên: Giới tính Bí danh- Năm sinh:- Quê quán:- Trình độ văn hóa- Quá trình vươn lên, phấn đấu làm giàu cho gia đình- Đóng góp tích cực cho quê hương về cơ sở vật chất, về tinh thần

Page 42: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Tổ 3:

Tổ 4:

V. Nhận xét của thầy cô giáo

- Tấm gương tiêu biểu cho tư tưởng mới, đạo đức mới- Nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng trong thời kỳ đổi mới

Nội dung tóm tắt tiểu sử: Một nhân vật trong lịch sử là:+ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- Họ và tên- Tên tự- Tên hiệu- Năm sinh, năm mất- Điều mà đương thời và đời sau ngưỡng mộ về Trần Quốc Tuấn- Vai trò và vị trí trong lịch sử và đời sống nhân dân của Trần Quốc

TuấnNội dung tóm tắt tiểu sử: Một nhân vật là tác giả văn học:

+ Đại thi hào Nguyễn Du- Họ và tên- Tên tự- Tên hiệu- Năm sinh, năm mất- Quê quán- Gia đình (cha, mẹ, anh, chị em ruột thịt)- Quá trình vươn lên trở thành nghệ sĩ thiên tài- Số lượng và giá trị tác phẩm- Vị trí Nguyễn Du trong nền văn học dân tộc- Năm 1965 UNESCO đã ra quyết định công nhận Nguyễn Du là

danh nhân văn hóa.- Tác phong trình bày- Nội dung trình bày- Cách trình bày

+ Có đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu không+ Bố cục bản tóm tắt+ Cách dùng từ có phù hợp không+ Cho điểm từng tổ

Page 43: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

NGƯỜI TRONG BAO Ngày 1 tháng 02 năm 2009 A.P.Sê-Khốp

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Hiểu được giá trị tư tưởng truyện ngắn Người trongbao: phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn

nhát, cá nhân, ích kỷ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX, qua hình tượng người trong bao Be-li-cốp

- Hiểu được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo; giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn. Củng cố kỹ năng phân tích và khái quát chủ đề của truyện.

- Có thái độ căm ghét và đấu tranh với sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng cao đẹp.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:- Có thể vận dụng linh hoạt các hình thức: GV giải thích, HS quan sát tranh, ảnh, đọc, tóm tắt văn

bản, đặc biệt là sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS cắt nghĩa, phân tích, bình luận chi tiết, hình ảnh, nhân vật, lời văn, chủ đề tư tưởng... của tác phẩm.

C - PHƯƠNG PHÁP:SGK, SGV, thiết kế bài học

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Hoạt động 3: Cho HS đọc kết quả cần đạt Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học- Nắm vững nội dung, ý nghĩa chủ đề, nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật Người trong bao -

Bê-li-cốp Hoạt động 5: - HS tìm hiểu văn bản, HS đọc hiểu văn bản theo hướng dẫn của SGK, ghi vắn tắt trong vở những

câu trả lời của mình (phần này GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà). Hoạt động 6: - GV đưa ra hệ thống câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận, trao đổi ý kiến, giảng bài, phân tích chứng

minh ... sao cho HS đạt được mục tiêu và trọng tâm bài học.- HS trả lời, thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến, phân tích vấn đề, bảo vệ ý kiến, nghe GV giảng bài,

chốt ý, tự ghi bài học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- GV giới thiệu ngắn gọn những đặc sắc của văn học Nga thế kỷ XIX và nhà văn Sê-khốp.

I. TÌM HIỂU CHUNG1/ Tác giả:

- An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp. Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va, Sê-khốp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa. Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-kin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.

- Sê-khốp để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6,

Page 44: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Bên cạnh việc giới thiệu truyện như SGK, GV có thể chọn những cách vào bài khác. Chẳng hạn: có thể dẫn từ những công dụng của “cái bao” đến “lối sống trong bao” hoặc bằng hình thức đàm thoại gợi mở ngắn gọn với HS về vấn đề nay.

- GV hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu bố cục truyện (giới thiệu một số cách chia bố cục khác).

- Để HS có thể hình dung rõ nét chân dung nhân vật văn học, GV hướng các em tìm và nêu dẫn chứng trong văn bản dựa trên những khía cạnh tác giả đã xây dựng.

Đảo Xa-kha-lin, Đồng cỏ; kịch nói: Hải âu, Cậu Va-nhi-a, Ba chị em, Vườn anh đào...

- Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm Sê-khốp đã đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu xa.

- Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân vĩ đại về thể loại truyện ngắn và kịch nói.2/ Tác phẩm:

- Người trong bao, truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen. Thời đó, xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kì quái. “Người trong bao” Bê-li-cốp là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn.

- Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống, chết đều thảm hại ... phản ánh một thực trạng xã hội và có tính triết lí sâu sắc. Nguyễn Tuân (nhà văn Viết Nam) đã từng ca ngợi: “Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”.

- Bố cục truyện:o Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn:

bác sĩ thú y và thầy giáo.o Thân truyện: về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.o Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y - người nghe chuyện.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:1/ Chân dung của Bê-li-cốp:

a) Vật dụng hằng ngày: cái ô, đồng hồ quả quít, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì ... đều được để trong bao.

b) Công việc hằng ngày: vì cho rằng cuộc sống hiện tại rất đáng ghê tởm nên nhân vật thường ca ngợi quá khứ,

c) Sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày:- Trời rất đẹp vẫn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt

bông, đeo kính râm- Tai luôn nhét bông- Gương mặt dường như lúc nào cũng ẩn giấu sau chiếc áo bành tô

cổ bẻ đứng lên.- Xe ngựa lúc nào cũng được kéo mui khi ra đường.- Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng được bao bọc bởi một thói

quen kì quặc: “đến nhà... kéo ghế ngồi... ngồi im như phỗng... rồi độ một giờ sau thì cáo từ”.

- Khi ngủ, kéo chăn trùm đầu kín mít, cửa sổ đóng kín mít, buồng nóng bức, ngột ngạt.

ngại tiếp xúc, va chạm lối sống kì dị với “khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”, “trốn tránh cuộc sống thực”.

Page 45: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- GV gợi mở vấn đề để HS tìm một số hình ảnh, từ ngữ khái quát con người và tính cách của Bê-li-cốp.

- HS tìm mối liên hệ giữa lối sống, tính cách của Bê-li-cốp với thái độ, tình cảm của mọi người đối với y khi còn sống và khi đã “chầu âm phủ”

d) Ý nghĩ, nhận thức:- “ý nghĩ của mình... cố giấu vào bao”- thường xuyên lo âu, nhỏ chịu sợ hãi trước cuộc sống thường nhật

nhút nhát, ghê tởm hiện tại. - Sợ nhỡ ra lại có chuyện gì, sợ kẻ trộm...”, suốt đêm ... mơ... những

điều khủng khiếp”, “buổi sáng... mặt... tái nhợt rầu rĩ”.- không dám làm trái mệnh lệnh cấp trên để được yên ổn.- sợ phát kinh, mắt hoa lên khi nhìn thấy thầy giáo, “đàn bà con gái”

đi xe đạp, người trẻ tuổi mặc áo thêu ra đường, tay cầm sách ... và cho đó là buông thả, là không “còn ra cái thể thống gì nữa".

Nhận xét:Khi nước Nga đang chuyển mình, bước vào thời kì phát triển mới,

lối sống thu mình vào bao của Bê-li-cốp thực chất là lối sống ích kỉ, hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế, bảo thủ nên đã có những tác động tiêu cực đến xã hội: khiến người khác chùn bước trước cái mới; vì luôn làn theo mệnh lệnh cấp trên nên hết cấm đoán điều này đến cấm đoán điều nọ, báo cáo cấp trên những việc làm của cấp dưới khi chưa được chỉ thị cho phép (dù không sai trái) không khí nặng nề, ức chế, sống trong tâm trạng đề phòng, dè chừng lẫn nhau giao tiếp không thật lòng, cuộc sống bị bao trùm trong không khí giả tạo, đố kị, giáo điều, rập khuôn, máy móc. Trong điều kiện như vậy, cái đẹp, cái mới, hiện đại sẽ rất khó tồn tại và phát triển.

Điều đáng nói là: Bê-li-cốp luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống kì quái, hủ lậu của mình, đáng buồng hơn là: nhân vật luôn tự tin vào cách sống đúng mực của mình, không hề biết và thể biết sự tự nguyện, tự giác của một viên chức mẫn cán, tuân thủ nghiêm túc đã và đang khiến mọi người sợ, chế giễu, khinh ghét và ghê tởm... y đến như thế nào.

2/ Khái quát con người, tính cách của Bê-li-cốp:Đó là kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao

hay người mang vỏ ốc.3/ Tác động, ảnh hưởng của lối sống trong bao của Bê-li-cốp:

- Đã có một số người tò mò, muốn thay đổi cách sống của Bê-li-cốp bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca nhưng điều đó không thể thay đổi, biến đổi cách sống, tính cách của y mà ngược lại, tính cách và lối sống ấy đã ám ảnh, làm cho tinh thần của mọi người thêm lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai.4/ Về cái chết của Bê-li-cốp:

- Cái chết của Bê-li-cốp không chỉ là một chi tiết quan trọng mà còn là một biện pháo nghệ thuật, Sê-khốp dùng để đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao.

- Xét ở khía cạnh lô-gíc, dây là cái chết tất yếu khi cuối cùng, Bê-li-cốp đã tìm được cho mình một cái bao tốt nhất, bền vững nhất: được nằm vĩnh viễn trong quan tài

đúng với mong muốn của y.- Mọi người cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng thoải

Page 46: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

mái nhưng chẳng lâu sau cuộc tổng tiếp tục diễn ra không khác trước: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, nhạt nhẽo Bê-li-cốp là một tính cách điển hình, điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một.bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX khi chế dự phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa, là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Sê-khốp.III. TỔNG KẾT:

Hoạt động 7: Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ

Hoạt động 8: Kiểm tra đánh giá

Hoạt động 9: Gợi ý giải bài tập nâng cao

Hoạt động 7: Dặn dò- Học bài- Làm bài tập- Chuẩn bị bài-

Tài liệu tham khảo

Page 47: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Hiểu được mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK, SGV, bài soạn

C - PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH:Trả lời câu hỏi, gợi ý, thảo luận, đọc văn bản mẫu

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận:- Bình luận là gì?a) Từ bình luận trong những trường hợp bình luận thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao mang ý nghĩa gì?

- So sánh giữa thao tác lập luận bình luận với thao tác giải tích và chứng minh, phân tích.

Bình luận là bàn bạc và đánh giá về vấn đề đúng, sai, thật, giả hay dở, lợi hại của các hiện tượng đời sống. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu bình luận nhằm bày tỏ ý kiến của mình đối với mọi việc diễn ra trong đời sống xã hội hoặc văn học.

- Bình luận trong bình luận thời sự: Người thực hiện thao tác này tiến hành bàn bạc, đánh giá để thấy đúng/sai, thật/giả, hay/dở, lợi/hại của sự kiện thuộc về quân sự. Qua đó thể hiện thái độ, lập trường của người bình luận.

- Bình luận trong bình luận quân sự: Vấn đề về quân sự có nhiềuVD: Tuyển quân, tăng lực lượng quân đội, tập luyện, thử vũ khí,

rèn luyện binh sĩ, rèn mình để luyện chiến sĩ, một trạng đánh hay... ý nghĩa của bình luận là để chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được cái hay, cái dở, lợi, hại, âm mưu thủ đoạn, mục đích... của những việc làm, sự kiện thuộc lĩnh vực quân sự. Qua đó thể hiện lập trường, thái độ của người bình luận.

- Bình luận trong bình luận thể thao: Trong lĩnh vực thể thao mỗi trận đấu (bóng đá, bóng chày, bóng chuyền,...) đến đua xe đạp, chạy cự li, ngắn, dài... đều có thể bình luận. Bình luận để thấy được cái hay, dở của việc sử dụng lực lượng, bày binh bố trận trong bóng đá, bóng chuyền, kỹ thuật chuyền bóng, đập bóng, dứt điểm, sút xa, phạt góc, đánh đầu, tài năng của thủ môn, chiếnd thuật sử dụng lực lượng của huấn luyện viên.

Bình luận không nằm trong hệ thống thao tác so sánh, phản bác. Bình luận nằm trong hệ thống thao tác giải thích và chứng minh, phân tích. Theo dõi bảng thống kê sau:

Bản chất của thao tác:Giải thích Chứng minh Phân tích Bình luận

Làm cho người đọc, người nghe

Làm cho người đọc, người nghe thấy được rõ

Làm cho người đọc, người nghe

Làm cho người đọc, người nghe thấy được cái

Page 48: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Có thể bình luận về một trận đấu bóng cho một người chưa biết chưa hiểu về bóng đá không?

- Khi chưa có ý kiến bàn bạc đánh giá mà anh (chị) phát hiện ra cái hay, cái mới mẻ thì có bình luận trận đấu không? Phải thực hiện như thế nào, với ai, để làm gì?

b) Hãy tìm hiểu “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ- Tác giả có đánh giá đúng, sai không? Có bàn bạc sâu rộng vấn đề không? Mục đích cuối cùng là gì?

c) Vậy mục đích yêu cầu của bình luận là gì?

2/ Cách bình luận:a) Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bướv

hiểu rõ, đúng, hiểu sâu một vấn đề thguộc đời sống và văn học. Trả lời câu hỏi tại sao, vì sao?

ràng, cụ thể, là đúng, là có thật một hay nhiều vấn đề của đời sống hoặc văn học. Trả lời câu hỏi như thế nào? ai, cái gì?

thấy được bản chất của vấn đề trong đời sống hoặc văn học.

đúg, cái sai, hay, dở. Muốn vậy phải bàn bạc đánh giá, trao đổi ý kiến với người đối thoại

Chỉ có thể giải thích về bóng đá thế nào là phạm lỗi, khi nào thì việt vị, khi nào thì ném biên, khi nào thì phạt góc và khi nào thì Bêlenti, đá luân lưu 11m. Nhưng không thể bình luận về một trận đấu cho người chưa hiểu biết gì về bóng đá. Vì họ không hiểu về luật bóng đá thì thấy thế nào về cái hay, cái dở của một trận đấu giữa hai đội. Tương tự không thể bình luận về nhân vật văn ọc, một vấn đề thuộc nội dung nghệ thậut văn học cho người không hề biết gì về tác phẩm ấy.

Khi ta phát hiện ra cái hay, cái mới của một trận đấu giữa hai động bóng đá thì ta tiến hành bình luận được. Bởi bình luận để chỉ ra cái hay, cái dở, cái đúng, cái sai trong một trận đấu. Muốn vậy ta phải:

- Nắm được tình huống cụ thể của trận đấu.- Tên cầu thủ, số áo.- Phút thứ bao nhiên của trận đấu.- Xử lý của trọng tài.Tất cả giúp chúng ta bàn bạc, đánh giá chính xác về cái hay, cái dở

của trận đấu.+ Trong bài viết của mình, Nguyễn Trường Tộ đã giới thiệu việc

thực hành luật ở các nước phương Tây. Đấy là cách đề cao luật pháp, sự cần thiết của luật pháp đối với đời sống con người.

+ Tác giả phê phán đối với đời sống con người.+ Tác giả phê phán đạo Nho “chỉ nói suông trên giấy, không làm

cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm”. Như vậy tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống. Tác giả bàn bạc rất sâu. “Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi thế thì không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền pháp đều là đạo đức”.

- Bình luận là một thao tác lập luận của văn nghị luận Nó nhằm đánh giá và bàn luận. Đánh giá là phải chỉ ra cái hay/dở, đúng/sai, xấu/tốt, giỏi/kém... Bàn luận phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.

- Yêu cầu: Nhu cầu bình luận chỉ có khi trước một ý kiến, một nhận xét có vấn đề và thật lòng muốn thuyết phục người đọc, người nghe. Đặc biệt:

+ Ý kiến đưa ra bình luận phải thực sự thuyết phục, lôi cuối người đọc, người nghe

+ Phải nắm được kỹ năng bình luận.

Page 49: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

nào?

b) Áp dụng ba bước trên đây với vấn đề: “Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh”

II. CỦNG CỐ: III. LUYỆN TẬP:Câu 1: SGK

Câu 2: SGK

- Có 4 bước:o Bước một chỉ ra vấn đề cần bình luậno Bước hai khẳng định vấn đề đúng, sai, hay, dởo Bước ba là bàn bạc (mở rộng vấn đề). Có 3 cách mở rộng: giải

thích + chứng minh, lật ngược vấn đề, mở rộng đào sâu so sánh.

o Bước bốn là nêu ý nghĩa tác dụng.a1. Chỉ ra vấn đề cần bình luận:

Hiện nay có nhiều tác động xấu vào trong nhà trường. Một trong các tác động ấy là tình trạng hút thuốc lá của học sinh. Đây là nguy cơ dẫn đến bệnh hoạn và phạm pháp luật trong đội ngũ thanh thiếu niên nhà trường.a2. Khẳng định vấn đề:

- Đây là nhận định hoàn toàn đúng đắn. Hút thuốc là đã trở thành một tình trạng báo động, tình trạng xấu trong thanh thiếu niên, đặc biệt trong phạm vi nhà trường.a3. Mở rộng vấn đề (áp dụng cách giải thích chứng minh)

- Tại sao hút thuốc là là tình trạng báo động đối với thanh thiếu niên trong nhà trường.

+ Tác hại của hút thuốc đối với bản thân, người xung quanh.+ Hút thuốc sẽ đưa con người đứng trước nguy cơ của bệnh tật (lao

phổi, huyết áp, nhồi máu cơ tim)+ Hút thuốc sẽ đưa thanh niên tới nghiện ngập, bia, rượu, phạm

pháp.- Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này .....

a4. Nêu ý nghĩa tác dụng:- Phát hiện kịp thời và quan tâm tới thế hệ trẻ, tương lai của xã hội,

về sức khỏe, về văn hóa...- Đảm bảo môi trường học đường trong sạch.- Thể hiện sự quan tâm của xã hội ta với con người.

Ghi nhớ SGKNhận xét như vậy là sai vì:- Về mục đích bình luận hoàn toàn khác giải thích và chứng minh.- Bình luận cũng không giải thích, chứng minh cộng lại. Có chăng người ta chỉ sử dụng giải thích, chứng minh trong quá trình thực hiện bình luận. Ta coi đó là thao tác hỗ trợ.

Đọc đoạn trích của Võ Thị Hảo, báo điện tử Việt Nam net ngày 12/12/2006, chúng ta kết luận bình luận:- Vấn đề cần bình luận: Thần chết đã đồng hành với những sát thủ trên đường phố.- Đánh giá vấn đề: Đúng, vì:

o Thần chết đã trao lưỡi hái tử thần cho những trai tráng di xe máy hung hăng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố.

o Những kẻ không biết luật và không thèm biết đến luật giao thông.

o Những kẻ đầu óc trống rỗng chỉ biết tự hào khủng bố người đi đường bằng những cú tạt ngang, gây ớn lạnh sống lưng và lấy

Page 50: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Câu 3: SGK

nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm.- Bàn bạc (mở rộng vấn đề):

o Vì sao lứa tuổi trai tráng lại như vậy và chứng minh cụ thể. Hạn chế khách quan (thứ yếu) Hạn chế chủ quan (chủ yếu). Đó là ý thức tham gia giao

thông còn non kém(Chứng minh bằng thống kê của UNICEF)

o Làm thế nào để hạn chế được tai nạn giao thông Tự điều chỉnh mình Tự cứu mình và cứu người Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử

thần khộng còn nghênh ngang trên đường phố.Sau khi đọc xong văn bản “xin lập khoa luật” chúng ta còn có thể

bình luận thêm- Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay.

o Làm cho mọi người hiểu được pháp luật và làm theo pháp luật (chứng minh)

o Để xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng (chứng minh)- Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục pháp luật trong xã hội.

o Đặt ra luật pháp và hoàn chỉnh bộ luật. luật pháp phải xuất phát từ hiện thực và nguyện vọng của nhân dân.

o Mọi người phải có ý thức sống và làm theo pháp luật. đặc biệt nêu cao tinh thần gương mẫu của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức trong việc chấp hành pháp luật.

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN Ngày 1 tháng 02 năm 2009 (Trích “Những người khốn khổ”)

V. Huy-gôA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS: - Phân tích, chứng minh được những nét đặc sắc của bút pháp Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn

biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại so sánh và ẩn dụ, trong nghệ tương phản; sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện.

- Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn văn. Nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ, so sánh và nghệ thuật tương phản đều là phương tiện để biểu hiện một ý nghĩa tư tưởng tiến bộ: sự đối lập giữa Ác và Thiện, Cường quyền và Nạn nhân. Kết hợp với đoạn bình luận ngoại đề để biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện, những biện pháp nghệ thuật trên không những có ý nghĩa phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ mà còn khẳng định một lí tưởng.

- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương giớng6 với một đề xuất mang t6ính chất một giải pháp xã hội để thực hiện lí tưởng: người yêu người, sống để yêu nhau theo cách nói của Huy-gô: yêu thương là hành động.

B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:- Phân tích nghệ thuật để hướng tới ý nghĩa nội dung- Có thể kế hợp hình thức sơ đồ để làm nổi bật sự so sánh, đối lập và hướng tới quy nạp.

C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:SGK, SGV, thiết bị dạy học

Page 51: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Hoạt động 3: Cho HS đọc kết quả cần đạt Hoạt động 4: GV xác định trọng tâm bài học- Hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền: Giăng Van-Giăng là nhân vật

trung tâm được Huy-gô dồn hết tâm huyết và bút lực để miêu tả và qua đó gởi gắm thông điệp về tình thương của mình.

- Những thủ pháp nghệ thuật và cách kết cấu sự phát triển của tình tiết trong khi kể chuyện đều hướng tới việc ca ngợi một con người khác thường, với trái tim tràn ngập tình thương, đều quy tụ về thế giới lý tưởng sự đối lập không chỉ được vận dũng như một thủ pháp mà quan trọng hơn là ý nghĩa thẩm mĩ của nó.

Hoạt động 5: HS tìm hiểu văn bản, HS đọc hiểu văn bản theo hướng dẫn của SGK, ghi vắn tắt trong vở những câu trả lời của mình (phần này GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà). Hoạt động 6: - GV đưa ra hệ thống câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận, trao đổi ý kiến, giảng bài, phân tích chứng

minh ... sao cho HS đạt được mục tiêu và trọng tâm bài học.- HS trả lời, thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến, phân tích vấn đề, bảo vệ ý kiến, nghe GV giảng bài,

chốt ý, tự ghi bài học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:

a) Tiểu sử - Cuộc đời:- Là tài năng sớm nở rộ, thuở thơ ấu, được coi là “thần đồng”,

ông đã từng theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác trong những hành trình vất vả, thừa hưởng sự giáo dục sáng suốt của mẹ. đây là kho sách quý báu mà Huy-gô đã tận dụng được trong suốt thời thơ ấu.

- Những mâu thuẫn giữa cha mẹ đã buộc Huy-gô phải trả qua những trang đời, những trải nghiệm khắc nghiệt. Điều này không khiến nhà văn quá buồn phiền, ông xem đó là những trải nghiệm thực tế hấp dẫn, là những dấu ấn trong cuộc đời giúp ông có được vốn sống, kinh nghiệm để sáng tác.

- Cuộc đời Huy-gô đã có những hoạt động xã hội tác động mạnh mẽ đến tiến bộ xã hội.

- Là nhà văn đầu tiên của Pháp được chôn cất ở điện Păng-tê-ông.

b) Sự nghiệp:- Tiểu thuyết của ông được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới

và rất quen thuộc ở Việt Nam:o Nhà thờ Đức Bà Pa-rio Những người khốn khổo Chín mưoi ba

- Thơ trữ tình được sáng tác đến cuối đời:o Lá thuo Tia sáng và bóng tối

Page 52: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

GV giúp HS phận tích hành động, đối thoại của hai nhân vật để tự rút ra kết luận nhân vật nào mới thực sự là người khôi phục uy quyền.

- Về kịch, đã có tác phẩm gây sóng gió trên sân khấu lúc bấy giờ: Ec-na-mi (1830)II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục chính quyền, qua tình tiết Phăng-tin không chịu đựng được cành Thị trưởng Ma-đơ-len bị nhục mạ là một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai nên đã hoảng hốt, hụt hẩng rồi tắt thở, tác giả đã làm nổi bật sự đối lấp giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng-van-giăng với sự đảo ngược vị thế xã hội.1/ Giăng-van-giăng đến nhà Phan-tin để từ giả trước khi buộc phải tự thú tên thật để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan:

a) Nhân vật Gia-ve (với tư cách là một thám thanh tra)* Với Giăng-van-giăng:

+ Cách xưng hô: mày-ta, tao+ Hành động: túm lấy cổ áo GVG+ Ngôn ngữ đối thoại:

- Mày có đi không?- Gọi ta là ông thanh tra- Ta bảo mày nói to lên...- Ta không thèm nghe!

trịch thượng, hống hách* Với Phăng-tin:

+ Xưng hô: con này, đồ khỉ...+ Ngôn ngữ đối thoại: có câm họng không? bằng so sánh, phóng đại, tác giả đã ẩn dụ Gia-ve như một

ác thú.b) Nhân vật Giăng-van-giăng (với tư cách là một kẻ cắp, kẻ

cướp, tên tù khổ sai)* Với Gia-ve”

+ Xưng hô: tôi-ông+ Hành động: Ghé gần ... hạ giọng; cúi đầu, không cố gỡ bàn

tay Gia-ve khi bị nắm cổ áo...+ Ngôn ngữ đối thoại:

- Tôi biết là anh muốn gì...- Thưa ông, ... tôi muốn ...- Tôi cầu xin ông một điều ...- Xin ông thư cho ba ngày ...

khiêm tốn, nhún nhường; biết phải, trái* Với Phăng-tin

Xin ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương... ! Phải trả giá thế nào cũng chịu...

khoan dung, độ lượng, yêu thương con người2/ Diễn biến phần kết đoạn trích:

Chi tiết về cái chết của Phăng-tin, sự khác biệt giữa GVG và Gia-ve về hành vi đối với người đã khuất, một lần nữa đã giúp nhà văn tạo được ấn tượng về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác; giúp người đọc phân biệt được thiện nhân và ác nhân:

Page 53: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

GV hướng dẫn HS tìm dẫn chứng chứng tỏ bản tính ác thú của Gia-ve

Tình thương người, đặc biệt là những người khốn khổ đã được nhà văn xây dựng như thế nào qua hành vi của GVG đối với người đã khuất?

Đề gởi gắm thông điệp tình thương, nhà văn đã sáng tạo những hình thức nghệ thuật gì trong trích đoạn này?

a) Gia-ve:Không quan tâm đến người phụ nữ đã tắt thở, Gia-ve vẫn rắp tâm

bất bằng được GVG mặc dù hắn ý thức rất rõ chính hắn là tác nhân gián tiếp gây nên cái chết của người mẹ đáng thương:

- Đừng có lôi thôi... . Tao không đến đây để nghe lí sự... Lính tráng đang ở dưới nhà. Đi ngay ...

Hắn định đi gọi lính tráng, nhưng lo GVG thừa cơ trốn mất. Hắn đành đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời GVG.

b) Giăng-van-giăng:Hành vi với người đã khuất:+ ... bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin...+ Trong nỗi thương xót khôn tả, ... một lúc lâu, ông... cúi ghé lại

gần và thầm thì bên tai Phăng-tin.+ Lấy hai tay nâng đầu Phăng-tin lên, đi ngay ngắn giữa gối ...+ Vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải, ... vuốt mắt cho chị.+ Quì xuống trước bàn tay Phăng-tin buông thõng ngoài giương,

nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn. Cái cách GVG - một người khốn khổ, sửa soạn lại tư thế cuối

cùng cho Phăng-tin - một người khốn khổ khác chứng tỏ ông vẫn tôn trọng người đàn bà đáng thương kia ngay khi chị đã qua đời cái nhìn nhân văn về con người, về tình người của tác giả V. Huy - gô.

Ở thế giới bên kia, dường như Phăng-tin cảm nhận được đầy đủ sự chăm sóc ấy, sự tử tế, nhân đạo ấy nên Phăng-tin đã cười “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt...”

hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường, phi thường, Huy-gô đã dùng bút pháp lãng mạn khi xây dựng hình tượng nhân vật GVG. Ở GVG, tác giả không dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ như Gia-ve mà qua diễn biến trên với những tình tiết vừa nêu, hình ảnh GVG không khác hình ảnh của một vị cứu tinh, đấng cứu thế.

* Phần bình luôn ngoại đề, tác giả để cho nhân vật thầm thì bên tai kẻ đã chết và đặt hàng loạt câu hỏi: Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồngbỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? ngợi ca một con người khác thường mà trái tim tràn ngập yêu thương.

Khẳng định Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại là một quan niệm không giống quan niệm bình thường về cái chết, cõi vĩnh hằng: nhà văn đã đặt vào đấy một cách nhìn lãng mạn, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với ánh sáng, cái ác bao giờ cũng gắn với bóng tối.

Rõ ràng, cho đến giây phút cuối cùng, trong cái nhìn của Phăng-tin, GVG vẫn là ông Ma-đơ-len. Xơ Xem-plit-xơ khẳng định đã chứng kiến hình ảnh Phăng-tin cười khi đi vào cõi chết lúc GVG thì thấm vào tai nghĩa là trong cảm nhận riêng của Xơ, GVG vẫn là thị trường Ma-đơ-len.

Page 54: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Theo em, Gia-ve có phải là người cầm quyền khôi phục uy quyền không khi kết thúc đoạn trích là câu nói của GVG: Giờ thì tôi thuộc về anh.

* Nhận xét:Mặc dù bị Gia-ve hạ nhục trước hai phụ nữ nhưng GVG vẫn tỏ

vẻ nhún nhường, nói năng bình tĩnh, lễ phép với Gia-ve. Chính điều này khiến người đọc có cảm giác vai trò thị trưởng không còn. Đến khi phải chứng kiến Phăng-tin chết một cách đau đớn, khổ sở, GVG không còn lý do gì để tôn trọng ác thú nên đã hành động dứt khoát: kết tội Gia-ve, tìm vũ khí tự vệ, kiên quyết yêu cầu: Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này và Gia-ve đã thực sự sợ hãi khi đối diện với GVG. Vì vậy, trong trích đoạn, người đã từng cầm quyền thị trường và thực sự khôi phục uy quyền chính là GVG.III. TỔNG KẾT:1/ Nghệ thuật:

Đoạn trích là một câu chuyện hoàn chỉnh và hấp dẫn, thể hiện những đặc trưng bút pháp của Huy-gô: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản; đan xen bình luận ngoại đề diễn biến câu chuyện.2/ Nội dung:

Nhân vật trung tâm được Huy-gô dồn hết tâm huyết và bút lực để miêu tả và qua đó gởi gắm thông điệp về tình thương là GVG, hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền: bằng ánh sáng của tình thương, GVG đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền, thắp lên hi vọng cho con người, đặc biệt của bao kiếp người dưới đáy xã hội, không riêng của nước pháp, không chỉ ở thế kỷ XIX: niềm hy vọng về một tương lai hạnh phúc, tốt đẹp và tươi sáng hơn./.

Hoạt động 7: Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ

Hoạt động 8: Kiểm tra đánh giá

Hoạt động 7: Gợi ý giải bài tập nâng cao

Hoạt động 10: Dặn dò- Học bài- Làm bài tập số- Chuẩn bị bài

Tài liệu tham khảo

Page 55: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Củng cố chắc hơn những hiểu biết về thao tác lập luận bình luận.- Viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi

với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK, SGV, bài soạnC - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Đối chiếu với lý thuyết để vận dụng linh hoạt sáng tạo, trao đổi thảo luận, đọc văn bản tham khảoD - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Câu 1: Câu a:

- Bài văn viết để tham gia diễn đàn là một văn bản bình luận Về vấn đề cần phải bình luận. Vì vấn đề cần phải bình luận là nội dung đang được đặt ra đối với thanh, thiếu niên trong nhà trường. Vấn đề đó có nhiều ý nghĩa.

- Bài viết ấy theo dàn ý sau:o Đặt vấn đề thực tiếp

Vấn đề cần quan tâm của tuổi trẻ học đường là xây dựng phong cách văn hóa. Một trong những nội dung cần rèn luyện, cần phải tập trung “là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.o Giải quyết vấn đề:

Chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì?Rèn luyện lời ăn tiếng nói để đảm bảo lối sống văn minh thanh

lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay. Khẳng định vấn đề: Đúng Mở rộng vấn đề?+ Tại sao rèn luyện lời ăn tiếng nói hàng ngày để đảm bảo lối

sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay? (Thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, yêu cầu về giao tiếp, những đòi hỏi về văn hóa ứng xử trong thời kỳ hội nhập, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của cha ông từ ngàn xưa để lại - chứng minh bằng một số dẫn chứng tiêu biểu như giúp đỡ người già yếu, tàn tật, nói lời cảm ơn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn...)

+ Làm thế nào để rèn luyện lối sống văn hóa (Mỗi người phải có ý thức rèn luyện cả tập thể rèn luyện. Gia đình từ người trên đến người dưới đều rèn luyện, sao cho tất cả đều trở thành nếp sống trong xã hội. Trước khi nói phải xác định: Nói cho ai nghe, nói với ai? Nói ở đâu? nói trong trường hợp nào? Nói những gì và nói như thế nào? Khi ngồi ăn phải nhớ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Không ngừng đấu tranh phê bình những người thực hiện chưa tốt).

Nêu ý nghĩa vấn đề

Page 56: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Câu b:

- Đoạn văn trên nằm ở bước nào của bài bình luận? Ý kiến đưa ra có đủ thuyết phục không?

Câu 2: SGKCâu b: Bàn luận về một hiện tượng đang được dư luận xã hội quan tâm: Bảo vệ môi trường.

+ Kết thúc vấn đề Liên hệ tới cuộc sống hiện tại Ý thức trách nhiệm của bản thânViết một luận điểm trong phần thân bài:- Tại sao chúng ta phải rèn luyện phong cách học sinh văn

minh, thanh lịch. Thực tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh ta biết bao vấn đề mà

những ai có lối sống văn hóa không thể nào không quan tâm. Bên cạnh những cử chỉ, lời nói có văn hóa, lịch sự còn có cách nói thô tục, mở miệng là “đù mẹ”, “đù cha”. Nói thế, họ có biết đã xúc phạm tới người sinh ra mình như thế nào? Lại có cách gọi thật buồn về bố, mẹ hoặc thầy, u - là những từ đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam bao đời. Ông cha truyền cho con cháu cũng bằng những tiếng ấy. Đứa trẻ học nói cũng bắt đầu từ những tiếng ấy. Vậy mà khi lớn lên ta lại gọi các bậc sinh thành bằng “ông bô”, “bà bô”, “cụ khốt” nghe lạ lẫm mà chẳng lọt vào lỗ tai chút nào. Lẽ nào, một dân tộc đã chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù lớn, đã từng chinh phục những nền văn minh lớn của châu Âu, châu Mỹ lại không thể chứng minh vẻ đẹp của văn hóa? Một dân tộc đã có 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước tất phải có nền văn hóa lâu đời. Chẳng lẽ ngày nay lớp con cháu chúng ta lại làm mất đi vẻ đẹp ấy. Hội nhập kinh tế toàn cầu là điều kiện để ta tiếp thu nền văn minh nhân loại. Chỉ có thể học được cái tốt khi mình có ý thức tốt. làm sao để bè bạn khắp nơi hiểu ta hơn vì sự văn minh và thanh lịch.

Đoạn văn trên nằm ở bước ba: Mở rộng vấn đề. Có ba cách mở rộng. Đây là một trong ba cách ấy. Mở rộng bằng thao tác giải thích và chứng minh để người đọc, người nghe hiểu tại sao phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. Có mấy ý:

+ Căn cứ vào thực tiễn hằng ngày của cuộc sống xung quanh ta.+ Truyền thống của dân tộc+ Hội nhập kinh tế toàn cầu.Tất cả đòi hỏi mỗi cá nhân, nhất là tuổi trẻ học đường cần rèn

luyện.

Vấn đề bảo vệ môi trường:b1. Xác định vấn đề cần bình luận, thể khí, thể lỏng và sự sống

của muôn loài. Một trong những vấn đề xã hội ngày nay đặt ra là bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trưuờng chính là bảo vệ sự sống, duy trì sự sống.

b2. Khẳng định vấn đề (đúng hay sai hoặc đúng, sai một nửa)Bảo vệ môi trường là bảo vệ và duy trì sự sống. Điều ấy đặt ra

hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của sự phát triển loài người, là đáp ứng đòi hỏi chính đáng của chúng ta.

b3. Mở rộng (bàn bạc vấn đề)- Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường?+ Không khí chúng ta hít thở đòi hỏi phải trong sạch. Bầu khí

Page 57: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

quyển hiện nay ra sao? Khói những nhà máy lớn, khí thải của các động cơ, hệ thống lò gạch nhan nhản ở khắp nơi thực sự là mối nguy cơ cho bầu không khí. Tất cả đòi hỏi chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường.

+ Nguồn nước cung cấp để duy trì sự sống ngày càng bị thu hẹp lại. Nước ngọt ở ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm vẩn đục, lẽ nào chúng ta không thấy.

+ Rừng và cây xanh là lá phổi tự nhiên bảo vệ con người. Lượng oxy thả ra và thu về cacbonic chỉ có cây xanh mới làm được. Thế mà rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi. Nạn lâm tặc hoành hành. Những hàng tre hun hút, những hàng tre xanh làng tôi làng anh đâu còn nữa. Làm sao ta không thấy.

+ Tất cả mọi cơ sở, nguồn cung cấp của môi trường ngày một mất dần đi, thu hẹp lại, nhưng con người thì cứ sinh sôi phát triển. Nhu cầu cung cấp cho đời sống con người đã vượt qua con số tính toán và tất nhiên nó phải vi phạm vào môi trường sống là điều không tránh khỏi. chất thải của con người mỗi ngày không biết xử lý bằng cách nào. Nhiều địa phương đang lúng túng. Những cơ sở chế biến chất thải còn nhỏ hẹp không đáp ứng và chưa có tính phổ biến trên diện rộng.

+ Chất vô cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm mất đi một số loài có lợi. Nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu. Một số cơ sở công nghiệp chế biến thức ăn gia súc đang gây ô nhiễm trong vùng lân cận.

+ Vấn đề xử lý nước thải của các nhà máy đang đặt ra nhiều khó khăn. Vùng hạ lưu các sông ở tỉnh Hà Nam, Ninh Bình đang kêu cứu.

Tất cả những vấn đề trên đây đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ khẩn cấp phải bảo vệ môi trường sống.

- Bảo vệ môi trường bằng cách nào?+ Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người, mỗi đơn vị,

tập thể, cộng đồng.+ Đầu tư có kế hoạch, có diện tích, có chiều sâu, những phương

tiện bảo vệ môi trường. Đó là nhà máy phải được quy hoạch, xử lý nước thải và khí độc làm ảnh hưởng môi trường xung quanh.

+ Trồng cây gây rừng, khai thác phải đi đôi với trồng trọt.+ Nghiêm cấm những việc làm có hại tới môi trường.+ Khu dân cư đông đúc phải có hệ thống cống rãnh thông thoáng.+ Khuyến khích, phổ biến trồng vườn cây ăn trái vừa có thu

hoạch vừa tạo cảnh quan, vừa góp phần làm trong sạch môi trường.b4. Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề bảo vệ môi trường.- Duy trì sự sống của muôn loài

o Con ngườio Loài vậto Cây cốiVật nuôi, cây trồng lại có tác dụng trở lại môi trường

- Bảo vệ môi trường làm đẹp thêm cảnh quan:o Núi phủ cây xanh không còn nơi đầu trọc

Page 58: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

o Bãi biển sạch, nơi nghỉ mát của du khácho Hồ, ao, sông ngòi không còn bị ô nhiễmo Làng xóm đẹp thêmCuộc sống con người cũng tăng thêm tuổi thọ, hạnh phúc nào bằng.

Page 59: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Ngày 1 tháng 02 năm 2009 (Trích: “Đạo đức và luân lí Đông Tây)

Phan Châu TrinhA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS: - Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng

nền luân lý xã hội ở nước ta.- Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận. Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ

thể.B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV- Tham khảo tài liệu: Thơ văn Phan Châu Trinh - Huỳnh Lý, Tuyển tập Phan Châu Trinh - Nguyễn

Văn Dương tuyển chọn, Từ điển tiếng Việt.C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề nhằm làm nổi bật trọng tâm bài học:o Làm rõ dũng khí của nhà cách mạng Phan Châu Trinh: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội

đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tương sáng của đất nước.

o Nhận biết một phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.

- Phân chia nhóm để học sinh thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình xã hội Việt Nam những năm gần đây trong xu hướng hội nhập toàn cầu: việc gia nhập Asean, việc đăng cai tổ chức các Hội nghị cấp cao, việc gia nhập WTO,...

- Yêu cầu HS tìm hiểu tác phẩm “Đạo đức và luân lý Đông Tây” ở trình độ khái quát: về nội dung, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa ...

- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học.D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới: Các em đã được học hai tác phẩm chính luận là “Tuyên bố thế giới về sự sống

còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nên đã biết văn chính luận viết nhằm mục đích gì? Có tác dụng ra sao đối với tư tưởng người đọc? Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, các nhà hoạt động chính trị như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, ... đều ít nhiều dùng văn chính luận để tuyên truyền, phổ biến, thể hiện chủ trương, đường lối cách mạng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của một tác phẩm chính luận để cảm nhận tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh và hiểu sâu hơn về nghệ thuật viết văn chính luận. Trước hết chúng ta tìm hiểu vài nét về tác giả Phan Châu Trinh.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiều dẫnThao tác 1: Yêu cầu HS đọc phần giới thiệu về tác giả. Sau đó định hướng để HS chú ý những điểm chính về cuộc đời và sự

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:

a) Cuộc đời:- Phan Châu trinh (1872-1926), tự Tử Cán, hiệu Tây

Hồ, biệt hiệu hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên

Page 60: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

nghiệp sáng tác văn học của Phan Châu Trinh (HS có thể ghi nhớ kiến thức phần này bằng cách gạch chân các ý chính trong SGK)- Nêu những nétchính về cuộc đời của PCT?- Con đường quan lộ cũng như con đường làm CM của tác giả có gì đáng lưu ý?- Về tư tưởng, theo em PCT có điểm nào tiến bộ? Điểm nào là hạn chế trong tình hình lúc bấy giờ?

- Liệt kê một số tác phẩm chính của PCT? Phần này GV cho HS gạch trong SGK để nắm kiến thức

- Quan niệm về văn chương của PCT? Những áng văn chính luận của ông đậm chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào... Tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.Thao tác 2: Em biết gì về tác phẩm “Đạo đức và nguyên lý Đông Tây” GV giới thiệu thêm về tác phẩm: PCT diễn thuyết bài này vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn. Bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lý, khẳng định nguyên nhân mất nước là do dân ta để mất đạo đức, luân lý truyền thống. Muốn nước ta thoát khỏi thảm cảnh hiện thời thì phải cải tổ nền luân lí cũ nát, gây dựng nền luân lí mới trên nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Ông khẳng định các nước phương Tây tiến bộ, giàu mạnh là do có nền đạo đức, luân lí của Khổng-Mạnh, cho nên “muốn

Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã tam lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam)

- Ông làm quan trong một thời gian ngắn rồi từ quan đi làm cách mạng.

- Chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp để cải cách, đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.

Tuy có phần ảo tưởng nhưng Phan Châu Trinh đã nhìn ra rằng muốn giải phóng đất nước phải đổi mới mọi mặt, đặc biệt là về tư tưởng. Nhiệt huyết cứu nước của ông rất đáng khâm phục.

- 1908 ông bị bắt đi Côn Đảo- Được tự do, ông xin sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải

cách chính trị ở Đông Dương nhưng không thành.- 1925 ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau

đó ốm nặng rồi mất. đám tang Phan Châu Trinh trở thành một phong

trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước.b) Sự nghiệp sáng tác văn học:- Tác phẩm chính:

+ Đầu Pháp chính phủ thư (1906)+ Tây Hồ thi tập (1904-1914)+ Xăng-tê thi tập (1814-1915)+ Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (1915)+ Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)

- Quan niệm văn chương: dùng văn chương làm cách mạng. Thơ văn ống thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.2/ Tác phẩm “Đạo đức và luân lí Đông tây”

- Tác phẩm gồm 5 phần, được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh)

Page 61: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

nước ta có nền đạo đức luân lí vững vàng thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Châu Âu về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần hiệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Châu Âu về tức là đem đạo Khổng-Mạnh về”. Tư tưởng đó của bài diễn thuyết được thể hiện tập trung trong đoạn trích chúng ta sẽ tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.Thao tác 1: Gọi HS đọc văn bản tr.85Yêu cầu HS đọc to, rõ ràng, từ tốn, cần nhấn giọng ở những đoạn nói về hiện thực của xã hội VN đương thời.Thao tác 2: Xác định vị trí và xuất xứ của đoạn trích?Thao tác 3: Trong văn bản, những từ ngữ nào làm em lưu ý?

Thao tác 4: Văn bản chia làm mấy phần? Nêu đại ý của từng phần.

Thao tác 5: Ba phần đó liên hệ với nhau theo mạch nào: diễn giải, quy nạp, tổng hợp liên hệ với nhau theo mạch diễn giải: hiện trạng chung, biểu hiện cụ thể, giải phápThao tác 6: Nêu ý của đoạn trích?

Thao tác 7: Nhận xét cách vào đề của tác giả ở phần I?

Thao tác 8: Cách vào đề có tác dụng gì?

Thao tác 9: trong phần 2, ở 2 đoạn đầu tác giả so sánh “bên Âu Châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về những bvấn đề gì? Tìm

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:1/ Vị trí: trích phần III của bài “Đạo đức luân lí Đông Tây”2/ Giải thích từ:

- luân lí: là những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người và người trong xã hội

- đạo đức- luân lí xã hội- công đức- đoàn thể của quốc dân- xã hội chủ nghĩa

3/ Bố cục: văn bản chia làm 3 phần- Phần 1: khẳng định nước ta chưa có khái niệm về

luân lí xã hội- Phần 2: chỉ ra nguyên nhân làm cho nước ta chưa có

luân lí xã hội- Phần 3: đưa ra biện pháp giải quyết: muốn có luân lí

phải làm gì?

4/ Chủ đề:Cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để

gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.5/ Cảm nhận văn bản:

a) Phần 1: Khẳng định nước ta chưa có khái niệm về luân lí xã hội.

- Dừng cách nói phủ định để khẳng định: “xã hội luân lí nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”

- Tránh tình trạng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc của một số ít người, tác giả gạt khỏi nội dung bài nói những chuyện vô bổ: “một tiếng bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”

Vào đề thẳng thắn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe. Cách vào đề cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy

Page 62: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

những chi tiết cụ thể?

Thao tác 10: Từ xưa cha ông ta đã có ý thức đoàn kết chưa? Dẫn chứng?- Câu chuyện bó đũa- Một cây làm chẳng nên non ...- “góp gió làm bão, giụm cây làm rừng”...

Thao tác 12: Nguyên nhân nào làm cho người dân ta mất dần ý thức đoàn thể? Dẫn chứng?

Thao tác 13: Tác giả vạch trần sự thối nát của bọn quan lại như thế nào?

Thao tác 14: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của tác giả khi viết về bọn quan lại?

Thao tác 15: Ngoài việc chỉ ra nguyên nhân, đoạn trích còn nhằm thể hiện thái độ gì của tác giả đối với bọn vua quan thống trị?

Thao tác 16: Qua phần 2, em có nhận xét gì về tấm lòng của tác giả đối với dân tộc, với đất nước?

Thao tác 17: Nhận xét về tầm nhìn của tác

bén của nhà cách mạng PCT.b) Phần 2:+ So sánh “bên Âu Châu”, “bên Pháp” với “bên

mình” về ý thức nghĩa vụ giữa người với người”Bên Âu Châu, bên Pháp Bên mình

- Đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đế cả thế giới.

- Dẫn chứng: “mỗi khi có người quyền thế... mới nghe”

- Nguyên nhân: có đoàn thể, có công đức, biết giữ lợi chung.

- Không biết nghĩa vụ mỗi người trong nước đối với nhau, không quan tâm đến người khác.

- Dẫn chứng: “Người nước ta không hiểu... gì cả”, “người mình thì phải ai tai nấy... không can thiệp gì đến mình”

- Nguyên nhân: thiếu ý thức đoàn thể

+ Nguyên nhân của việc dân không biết đoàn thể, không trọng công ích:

- Hồi cổ sơ ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công đức.

- Lũ vua quan phản động, thối nát, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, “muốn giữ túi tham của mình được đầy mãi” nên đã tìm cách “phá tan tành đoàn thể của quốc dân”.

- Tác giả hướng mũi nhọn đả kích vào bản chất phản động, thối nát của bọc vua quan:

+ Không quan tâm đến cuộc sống của dân.+ Muốn dân tối tăm, khốn khổ để chúng dễ dàng

thống trị, vơ vét+ “rút tỉa của dân” để trở nên giàu sang, phú quí.+ Dân không có đoàn thể nên chúng mặc sức lộng

hành mà không có ai lên tiếng, tố cáo, đánh đổ.+ Quan lại chỉ toàn là bọn người xấu chạy chức, chạy

quyền.- Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so

sánh ví von sắc bén thể hiện thái độ căm ghét cao độ đối với chế độ vua quan chuyên chế.

+ “bọn học trò”, “bọn thượng lưu”, “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, “bọn quan lại”

+ “ngất ngưởng ngồi tin”, “lúc nhúc lạy dưới”, “lũ ăn cướp có giấy phép”, ...

Thể hiện tấm lòng của một người có tình yêu đất nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của người dân, luôn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, căm ghét bọn quan lại xâu xa, thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua

Page 63: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

giả? Tư tưởng của tác giả mang tầm thời đại và còn nguyên giá trị cho đến hiện nay khi mà đất nước ta đang tiến dần vào việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, khi mà vấn đề nóng bỏng của thế giới hiện nay là hội nhập toàn cầu...(Phần này giáo viên khuyến khích học sinh trình bày vì các em đã được dặn chuẩn bị trước ở nhà)

Thao tác 18: Nghệ thuật nỗi bật của văn bản chính luận này là gì? Tác dụng của những yếu tối biểu cảm?

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phần luyện tậpCâu 2/88: Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của PCT cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?

Câu 3/88: Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của PCT đến nay còn có ý nghĩa thời sự không?

quan chuyên chế thật vô cùng tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để

c) Phần 3: Tác giả dưa ra giải pháp: cần gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, truyền bá chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn, tất yếu để đất nước Việt Nam có được tự do, độc lập.

d) Nghệ thuật: yếu tố nghị luận kết hợp với yếu tố miêu tả

- Yếu tố nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, logic; nêu chứng cứ cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn; dùng từ, đặt câu chính xác biệu hiện lý trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.

- Yếu tố biếu cảm: sử dụng câu cảm thán, câu mở rộng thành phần để nhấn mạnh ý, những cụm từ chan chứa tình cảm đồng bào, tình dân tộc sâu nặng, thắm thiết, lời văn nhẹ nhàng, từ tốn.

Tác giả phát biểu chính kiến của mình không chỉ bằng lí tri tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thía nỗi đau xót trước thực trạng của đất nước.

III. LUYỆN TẬP:Câu 2/3B:

Thấm sâu trong từng từ ngữ của đoạn trích là tấm lòng của một người có tình yêu nước thiết tha, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, xót xa thương cảm trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân, hết sức căm ghét bọn quan lại xấu xa, thối nát. Đoạn trích cũng cho thẩy tầm nhìn xa rộng, sắc sảo của PCT. Ông thấy được mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập.

PCT nhận thấy dân trí nước ta quá thấp, ý thức đoàn thể của người dân rất kém nên ông kêu gọi gây dựng đoàn thể tức tạo ý thức trách nhiệm với xã hội, quốc gia dân tộc Nhưng muốn có đoàn thể thì phải có tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vì thế phải “truyền bá xã hội chủ nghĩa trong Việt Nam này”.Câu 3/88:

Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của PCT đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự. Nó nhắc nhở về tầm quan trọng của việc gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai đất nước của mọi con người sống trong xã hội. Nó cũng cảnh báo nguy cơ tiêu vong của quan hệ xã hội tốt đẹp nếu vẫn còn những kẻ ích kỉ, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” tìm cách vơ vét cho đầy túi âm thầm không muốn bị ai lên án.

Page 64: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Củng cố:o Đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội,

đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.o Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, lúc mềm mỏng, lúc kiên quyết đanh thép; lúc

mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.- Dặn dò: Soạn bài: “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác”

Page 65: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC-MÁC Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Nhận thức được những đóng góp quan trọng của C.mác với lịch sử nhân loại- Hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen- Tỏ lòng biết ơn và biết quý trọng những cống hiến của các nhà tư tưởng vĩ đại để lại.

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:- SGK, SGV- Sách thiết kế bài soạn ngữ văn

C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo phương pháp: đọc sáng tạo, nghiên cứu kết hợp phương pháp

gọi tên, đặt câu hỏi.D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức- Kiểm tra bài cũo Câu hỏi 1: Em hãy nêu khái quát tư tưởng của tác giả Phan Châu Trinh trong đoạn trích Về

luân lí xã hội ở nước ta?o Câu hỏi 2: hãy cho biết vì sao đoạn trích Về luân lý xã hội ở nước ta lại có ý nghĩa thời sự

trong thời đại ngày nay?- Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử CM thế giới đã xuất hiện hai nhà tư tưởng vị đại đó là C.Mác

và Ăng-ghen. Cống hiến của các bậc vĩ nhân ấy đối với lịch sử nhân loại là vô cùng to lớn và quan trọng. Trong tiết học này, chúng ta sẽ biết được ba cống hiến vĩ đại của C.Mác do Ăng-ghen viết để đọc trước mộ C.Mác. Bài điếu văn thể hiện sự tiết thương vô hạn trước tổn thất không thể bù đắp được của CM thế giới.

- Tổ chức dạy học

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV gọi 1 HS đọc to rõ phần tiểu dẫn trong SGK/92GV gọi 1 HS tóm tắt tiểu dẫnGV chốt lại

- Giới thiệu tác giả và C.Mác

- Hoàn cảnh ra đời bài điếu văn

- GV tạo không khí trang nghiêm cho lớp

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:

* Ăng-ghen (1820-1895)- Sinh tại Bác-men (Đức). Là nhà triết học, lí luận

chính trị xuất sắc- Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc

tế cộng sản, người bạn chiến đấu thân thiết của Các-mác.-Ăng-ghen đã cùng Các-mác soạn thảo: “Tuyên ngôn

Đảng Cộng Sản”(1848)* Các-mác (1818-1883)- Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người

Đức- Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân

dân lao động trên toàn thế giới.- Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mácxít, chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách

Page 66: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

học- GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc lại bằng giọng rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng, mang tính chất hùng biện, thể hiện sự tự hào.- Em hãy cho biết bài điếu văn này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?GV hướng dẫn HS trả lời+ Bài điếu gồm 7 đoạn và 1 câu kết+ Chia làm 3 phầnGV giảng mở rộng

- Dựa vào văn bảng em hãy nêu những đóng góp to lớn của C.Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”- GV nhận xét phần trả lời của HS và chốt lại- Những cống hiến của C.Mác có lợi cho ai?- Những cống hiến của C.Mác là tài sản chung của nhân loại, những cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.- Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so snáh tăng tiến để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của C.Mác. Biện pháp ấy được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn?- GV gợi ý HS trả lời+ Giống như Đac-uyn, Mác có: Cống hiến 1 Cống hiến 2 Cống hiến 3- Mác được so sánh với các bậc vĩ nhân nào trong cùng thời đại: Đây không phải là so sánh vụn vặt, tầm thường mà là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa của cùng thời đại, so sánh những phát minh và cống hiến quan trọng mà không phải ai cũng làm được và không phải đã có từ thời đại trước.

- Ngoài NT so sánh tăng tiếng, Ăng-ghen còn khai thác NT nào khác? Cách sử dụng câu chữ, từ ngữ, cách làm

thống trị tư sản.. 2/ Hoàn cảnh sáng tác:

Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác qua đời 14/03/1883 lúc 3 giờ 15 phút3/ Bốcuc:

Bài điếu văn được chia làm 3 phần- Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế

ra đi một cách rất nhẹ nhàng, thanh thản của C.Mác trước khi bước vào cõi vĩnh hằng

- Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác cho lịch sử nhân loại

- Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn trước tổn thất không thể bù đắp được này của nhiều người dân trên thế giớiII. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:1/ Tình cảm Ăng-ghen đối với Các-mác qua việc thuật lại lần cuối cùng gặp Các-mác:

- Thời điểm của cuộc ra đi: Ngày 14/03/1883 (buổi chiều 3 giờ kém 15 phút)

một giây phút như bao giây phút khác nhưng giây phút Các-mác ra đi nó đánh dấu một tổn thất lớn dó là sự mất mác của nhà tư tưởng vĩ đại nhất: “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng vĩ đại”

Cách diễn đạt theo lối đòn bẫy nhằm nêu bật tầm vóc của Các-mác đó không phải là sự ra đi của một con người bình thường.

- Không gian lúc ra đi: + Văn phòng của Các-mác+ Trên chiếc ghế bành

Một không gian bình thường của một căn phòng, nhưng giữa không gian bình thường đó có một con người phi thường Các-mác: “Để Mác ở lại một mình vẻn vẹn chỉ có hai phút, chúng tôi đã thấy ông ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành - nhưng là giấc ngủ nghìn thu” Các-mác diễn đạt theo lối đòn bẫy làm nối bật niềm tiếc thương đau xót.

Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các-mác:-Ăng-ghen đã sử dụng kết cấu trùng điệp để nêu bật

tầm vóc của Các-mác và sự mất mác lớn lao của nhân loại:

+ Tầm vóc của Các-mác: nhà cách mạng, nhà khoa học.

+ Sự mất mác: Đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh, đ/v khoa học, lịch sử.

2/ Những công lao và cống hiến của Các-mác:

Page 67: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

nổi bật các luận điểm, luận cứ công lao của Mác đối với phong trào CM vô sản cũng như sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với C.Mác.

- Hãy thử phân tích thái độ, tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác trong bài điếu văn.

- Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào?”

- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ- GV hướng dẫn HS ghi nhớ- GV hướng dẫn HS lần lượt làm bài tập trong SGKBài 1: Nêu cảm nghĩ của em về những đóng góp của Mác đối với nhân loại?Bài 2: Lập dàn ý của bài điếu văn.

- C.Mác là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội.

- C.Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN hiện nay và của XHTS do phương thức đó để ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư

- C.Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng.

Với những cống đến đó, C.Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và là người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Tất cả những cống hiến và đóng góp đó, C.Mác đã trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”.3/ Nghệ thuật so sánh tăng tiến:

Biện pháp so sánh tăng tiến được Ăng-ghen sử dụng ở phần hai để làm nổi bậc cống hiến của C.Mác và tầm sao của một tư tưởng vĩ đại đối với thời đại

So sánh:Giống như: - Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển

của thế giới hữu cơ. - Mác đã tìm ra quy luật phát triển của

lịch sử loài người.Hơn thế, Ăng-ghen dẫn ra hàng loạt những phát hiện

có tầm vóc lớn của Mác như: tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN, từ đó mới phát hiện ra giá trị thặng dư của phương thức sản xuất này và quan trong nhất là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn vào công cuộc Cách mạng vô sản.

Kết quả: Mác đã trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, một nhà khoa học kiệt xuất. Tư tưởng của ông vượt lên trên thời đại

Biện pháp so sánh tăng tiến được ăng-ghen sử dụng để làm nổi bậc cống hiến của C.Mác và tầm cao của một tư tưởng vĩ dại đối với thời đại. Thông qua đó, ăng-ghen đã cho ta thấy sự khâm phục, kính trọng của ông đối với Mác. Đặc biệt ở cuối bài điếu văn Ăng-ghen bộc lộ tình cảm tiếc thương của mình cũng như của hàng triệu người dân trên thế giới trước sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Mác.

Sự nghiệp của Mác là giải phóng giai cấp vô sản khỏi ách thống trị tư sản vì thế “kẻ đối địch” ở đây rất có thể là giai cấp tư sản, đối địch về phương thức sản xuất. Nhưng với những cống hiến vĩ đại của Mác đã nói trên

Page 68: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

thì có thể khẳng định “ông chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào”.4/ Ghi nhớ:

Bằng lập luận chặt chẽ, kết hợp với biện pháp so sánh tăng tiến, bài điếu đã để lại cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về những đóng góp của Mác. Qua đó giúp ta biết ơn và trân trọng những cống hiến của bậc tiền bối cách mạng.III. LUYỆN TẬP:

(Phần bài tập về nhà)

Củng cố: - Đọc lại phần ghi nhớ và tìm hiểu trước bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh

Page 69: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Phân biệt các khái niệm nghị luận, chính luận và phong cách ngôn ngữ chính luận- Luyện kỹ năng phân tích và viết bài văn chính luận.

B - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:SGK, SGV, giáo án

C - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:Phát vấn, trao đổi, thảo luận

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới: Sinh hoạt chính trị là hoạt động tinh thần cơ bản của xã hội. Những vấn đề

chính trị luôn luôn có sức chi phối mạnh mẽ cuộc sống của cộng đồng. Trước những vấn đề như thế, con người cần bày tỏ lập trường, quan điểm, thái độ của mình hình thành những loại văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Tiết 1:- GV hướng dẫn HS đọc 3 văn bản trong SGK.- Cho biết phần mở đầu của Tuyên ngôn độc lập, hình thức lập luận ấy gọi là gì?a) Đoạn trích: Tuyên ngôn độc lập- Những tuyên ngôn, tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc của một vị nguyên thủ quốc gia nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia nhân dịp một sự kiện trọng đại đều thuộc văn bản chính luận.- Phần mở đầu của Tuyên ngôn độc lập cũng là luận cứ của văn bản. Thuật ngữ chính trị : nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do, mạnh dạn sử dụng các thuật ngữ: quyền sống, quyền sung sướng, quyền mưu cầu hạnh phúc, ...- Câu văn dịch ra tiếng nước ngoài nhưng rất mạch lạc, kết cấu cụm từ: trong những quyền ấy; suy rộng ra; có nghĩa là, ... Câu kết chuyển ý mạnh mẽ dứt khoát khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.- Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?- Về cách diễn đạt có gì đáng chú ý?- Cho biết xuất xứ của đoạn trích Cao trào chống Nhật cứu quốc?b) Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước- Trích đoạn mở đầu trong tác phẩm chính luận Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I của đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.- Tác phẩm tổng kết một giai đoạn thắng lợi đã làm nên những sự kiện lịch sử lớn; sách lược của những người Cộng sản Việt Nam; những ưu điểm và nhược điểm của Cách mạng tháng Tám; tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng và triển vọng, tình hình cũng như những nhiệm vụ cần kíp của nhân dân Việt Nam.

A - LÝ THUYẾT:I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

1/ Tìm hiểu văn bản chính luận:a) Thời xưa: Hịch, cáo, thư, sách, chiếu

biểu...b) Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố,

tuyên ngôn, báo cáo, tham luận...2/ Nhận xét chung về văn bản chính

luận và ngôn ngữ chính luận:- Nghị luận là một thao tác tư duy trong

hệ thống các thao tác miêu tả, tự sự và nghị luận mà bất cứ ai cũng có thể dùng và diễn đạt bằng lời nói. Văn nghị luận có thể chia thành nhiều loại: nghị luận văn chương, nghị luận xã hội, nghị luận chính trị, ...

- Chính luận (nghị luận chính trị) bao gồm các thể loại văn bản như : các cương lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn, lời kêu gọi hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị, ...

- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận, hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ), trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, ... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, ... theo một quan điểm chính trị nhất định.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt dùng trong những văn bản trực tiếp, bày tỏ chính kiến, lập trường, thái độ,

Page 70: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát xít Nhật và khẳng định dứt khoát: bọn Pháp thực dân không còn- Nội dung cơ bản của tác phẩm?c) Đoạn trích: Việt Nam đi tới- Bài này phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ đó tác giả nêu những triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian tới. Giọng văn hào hứng, sôi nổi, câu văn giàu hình ảnh, gợi mở một tương lai sáng sủa của dân tộc nhân dịp đầu năm mới.- Nhận xét về cách diễn đạt- Đọc và trình bày tóm lược nội dung của bài bình luận trên.- Hãy nhìn xét về ngôn ngữ diễn đạt và lập luận, trình bày của văn bản.- Như vậy, ngôn ngữ cảnh luận lược dùng trong những thể loại nào? Có những dấu hiệu đặc trưng phong cách NTN?- Thế nào là phong cách ngôn ngữ chính luận? Tồn tại ở mấy dạng?- Sau đi hướng dẫn học sinh đọc văn bản trong SGK “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), cho học sinh nhận xét văn bản và khái quát hình thành khái niệm phong cách ngôn ngữ chính luận.- Cho biết thêm một số văn bản khác thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận?- GV nêu hai dạng văn bản chính luận : Viết (Tuyên ngôn, báo cáo chính trị...) và Nói (diễn thuyết, phát biểu...).Tiết 2- Về kiểu câu?(Câu đơn, ghép, trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến tác động mạnh mẽ tới người dọc)- Về bố cục trình bày?(GV hướng dẫn học sinh tập trung trao đổi Thảo luận lên bảng diễn thuyết trước lớp)- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ chính luận, về từ ngữ, về ngữ pháp và về biện pháp tu từ?a) Trong trích đoạn Cao trào chống Nhật cứu nước, tá c giả dùng nhiều từ ngữ để gọi tên “lực lượng Pháp ở Đông Dương”: thực dân Pháp, một vài đội quân của Pháp, quân Pháp ở Đông Dương, ... Mỗi cách gọi đều biểu lộ một thái độ chính trị, hãy phân tích thái độ, quan điểm đó.( Gợi ý :- thực dân Pháp: kẻ thù trước khi Nhật đảo chính- một vài đội quân của Pháp ... họ ...: khi người Pháp

tỏ ý hợp tác với Việt Minh để chống Nhật.- quân Pháp ở Đông Dương: chỉ quân đội nói chung

không phân biệt một số lực lượng có thiện chí )b) Câu văn trong bài bình luận thời sự được xếp độ như

vấn đề thiết thực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục...

- Tồn tại 2 dạng: dạng nói, dạng viết.II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:

1/ Các phương tiện diễn đạt:a) Về ngữ âm - chữ biết:- Phát âm rõ ràng- Đúng chính tả tiếng việt (Phong cách

ngôn ngữ gọt giũa)b) Về tư ngữ:- Mọi phong cách- Dùng một số lớp từ ngữ riêng (chính

trị)- Sử dụng những từ ngữ khoa học

khác...c) Về kiểu câu:- Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu khác

(câu đơn, câu đặc biệt, câu ghép...)d) Về biện pháp tu từ: - Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.e) Về bố cục, trình bày:- Trình bày hợp lô-gích (luận điểm,

chính kiến phải nêu ra rõ ràng, luận chứng chặt chẽ, luận cứ đáng tin cậy)

2/ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:

a) Tính công khai về quan điểm chính tri:

Bày tỏ công khai quan điểm người viết, nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.

b) Tính chẽ trong diễn đạt và suy luận:- Giải thích, chứng minh dựa trên những

luận cứ xác đáng, được trình bày một cách chặt chẽ, khoa học

c) Tính truyền cảm, thuyết phục:- Không chỉ thuyết phục về lí trí, văn

bản chính luận còn tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc, người nghe. thông qua cách diễn đạt hùng hồn, biểu cảm.B - LUYỆN TẬP:

Bài tập 1: SGKBài tập 2:Chú ý các mặt hiểu hiện của phong cách

chính luận trong đoạn văn:- Dùng nhiều từ ngữ chính trí.- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể

dùng câu dài (câu thứ 3 ở ví dụ trong SGK)- Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính

trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta

- Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền

Page 71: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

thế nào?( Gợi ý:- Tính chặt chẽ trong trật tự câu: 1. thời gian; 2. địa điểm, 3. sự kiện.- Tính chặt chẽ trong đoạn văn; theo thứ tự thời gian

khì liệt kê sự kiện; theo vật tự quy nạp; theo thứ tự lôgíc).

c) Tìm các biện pháp tu từ trong đoàn trích Việt nam đi tới(Gợi ý:- Ẩn án dụ : non sông Việt Nam đang bừng dậy một

sinh khí mới.- Liệt kê kết hợp với điệp ngữ: trong từng .. trong từng - Kết hợp câu ngắn và câu dài Để tạo giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, người viết chính luận dùng lối điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi và phối hợp: câu dài dùng khi miêu tả liệt kê và câu ngắn dùng khi khẳng định dứt khoát.- Thế nào là tính công khai, chính kiến, lập trường?- Tính chặt chẽ trong lập luận?- Thế nào là tính truyền cảm mạnh mẽ?- Có mấy đặc điểm diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ chính luận?- Chính trị Lập trường, quan điểm, Tình cảm đời sống

cảm: nhờ lập luận chặt chế, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.

Bài tập 3: HS cần đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và phân tích việc dùng từ ngữ, cách kết cấu giản dị, dễ hiểu của tác giả. Lần lượt phân tích theo 3 phần của bài:

- Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu- Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có

trong tay.- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của

cuộc kháng chiến.Bài tập 4: Các phép tu từ.- Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có ...

dùng ...- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng,

gậy gộc.- Ngắt đoan câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.

Củng cố - Dặn dò : - Nắm vững các khái niệm, đặc điểm phong cách ngôn ngữ chính luận- Làm bài tập- Chuẩn bị bài mới: “Một thời đại trong thi ca” Rèn kỹ năng:

Page 72: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA Ngày 1 tháng 02 năm 2009 (Trích)

Hoài ThanhA - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS: - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa,

tinh tế giàu cảm xúc của tác giảB - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK, SGV, bài soạnC - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luậnD - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. ĐỌC - TÌM HIỂU:1/ Tiểu dẫn:- Nêu tóm tắt phần tiểu dẫn SGK

2/ Văn bản:- Vị trí đoạn trích

- Văn bản thuộc loại gì? Nghị luận hay chính luận?

II. ĐỌC - HIỂU:- Luận điểm chính của đoạn trích là gì?- Em hãy lập sơ đồ cách triển khai luận điểm.

- Hoài Thanh sinh năm 1909, tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên. Quê: xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho nghèo

- Thời đi học đã tham gia nhiều phong trào yêu nước. Tháng 8/1945 tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế. Đại biểu Quốc hội (1960-1964).

- Tác phẩm gồm: + Văn chương và hành động (1936)+ Thi nhân Việt Nam (1942)+ Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của

Nguyễn Du (1949)+ Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)+ Phê bình và tiểu luận (3 tập - 1960-1965-1971).

Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ. Ông gọi lối phê bình của mình là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, hài hòa và luôn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh. Hoài Thanh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Đây là phần cuối của tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”. Tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, là công trình tổng kết có giá trị về phong tràoThơ mới lãng mạn 1930-1945.

- Văn bản thuộc loại Nghị luận về một vấn đề văn học.

- Luận điểm của đoạn trích là tinh thần thơ mới.- Xác định được luận điểm, Hoài Thanh triển khai cùng với cách

phân tích, thẩm bình mang phong cách riêng gây ấn tượng sâu sắc. Ta có sơ đồ: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi

Page 73: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Lý giải sơ đồ trên:

- Em hãy nêu sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ qua cách trình bày của tác giả?

* Khác nhau giữa thơ cũ và mới là ở chữ tôi và chư ta- Ngày trước là thời chữ ta- Bây giờ là thời chữ tôi- Chữ tôi ngày trước có phải ẩn sau chữ ta- Chữ tôi bây giờ là theo ý nghĩa tuyệt đối

+ Cái tôi bây giờ đáng thương và tôi nghiệp- Nó không còn cốt cách hiên ngang- Nó rên rỉ, khổ sở, thảm hại đầy bi kịch

+ Họ giải quyết bi kịch bằng cách gửi cà hồn mình vào tiếng Việt- Coi tiếng Việt là vong hồn của các thế hệ đã qua- Tác giả đặt ra nguyên tắc phê bình văn học: “Muốn hiểu tinh

thần thơ chođúng đắn, phải so sánh bài hay với bài hay vậy” và “Hôm nay đã phôi thai từ qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời đại phải nhìn vào đại thể”. Đây không chỉ là vấn đề nguyên tắc, đây là khoa học, là cái nhìn và tấm lòng người cầm bút không phiến diện đơn giản một chiều.

- Luận điểm của bài viết: “Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi”. Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã dẫn ba luận cứ:

+ Khác nhau giữa thơ cũ và mới là ở chữ tôi và chữ ta.+ cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp+ Họ giải quyết bằng cách gửi cả hồn mình vào bi kịch.+ Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp+ Họ giải quyết bằng cách gửi cả hồn mình vào bi kịch.Ở mỗi luận cứ lại có nhiều lí lẽ.Giữa thơ mới và thơ cũ khác nhau ở chỗ hai chữ tôi và ta. “Ngày

trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi”. “Chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bất ngờ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở Việt Nam: “quan niệm cá nhân”. Tác giả giúp cho người đọc nhận thức rất cụ thể về ý thức cá nhân trong trường kì lịch sử:

“Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Đúng vậy! Trong văn chương suốt từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX chủ nghĩa phi ngã (không có cái tôi) là một đặc điểm. “Cái tôi phải ẩn mình trong cái ta”.

Đọc trước các tì tướng của mình, trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chưa một lần dùng đến chữ tôi. Trong thơ cũng càng thấy rõ. Con người đã ý thức về mình, về sự nghèo khó của mình, nhưng trong

Nguyên tắc: so sánh bài hay với bài hay, giữa thơ cũ và thơ mới, so sánh trên đại thể

Page 74: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

* Em hãy nêu rõ cái tôi trong thơ mới được Hoài Thanh cảm nhận như thế nào?

“Hàn nho phong vị phú” (nhà nho vui cảnh nghèo), Nguyễn Công Trứ cũng chỉ dùng mấy tiếng “người quân tử”:

“Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu lo / Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho / Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”. Ngay đến những năm đầu thế kỷ X, Phan Bội Châu chan chứa nhiệt huyết đến thế mà vẫn xuất phát từ thân nam nhi:

“Sinh vi nam tử yếu hi kì” (Sinh làm nam nhi phải mong chuyện khác thường)

Chữ tôi xuất hiện mang vẻ khác thường. “với cái nghĩa tuyệt đối của nó”. Điều ấy có nghĩa là ý thức cá nhân con người trỗi dậy làm nên cái tôi trong thơ mới.

- Cái tôi xuất hiện “giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình”. Đúng vậy! Một giai đoạn khá dài dùng ta rồi chuyển sang tôi nhưng vẫn chỉ là “ông tôi”, “bác tôi”, “anh tôi”. Và bây giờ là “tôi”. Nó phải hứng bao nhiêu cái khó chịu của người đọc đương thời. Thậm chí nó còn lên tiếng chỉ trích. Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ giai đoạn văn học 1930-1945 đã giúp chúng ta hiểu được điều này của Hoài Thanh. Dần dần cảm nhận của độc giả về thơ mới cũng khác.

- “Nhưng ngày một ngày hai, nó mất dần cái bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá”. Hoài Thanh chỉ sử dụng 32 âm tiết, với bốn câu văn ngắn mà nói được bao điều về thơ mới. Các nhà thơ mới đã cắm được cái mốc trong lòng bạn đọc. Thế Lữ, Phạm Huy Thông là những tác giả ở thời kỳ đầu của phong trào Thơ mới lãng mạn. Kế đó là sự xuất hiện của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Anh Thơ... Giai đoạn cuối cùng của thơ mới lãng mạn là tác giả Vũ Hoàng Chương với tập thơ “Say” đã đưa người đọc tới cuối xứ mê li, cùng trời khoáng đãng. Các độc giả nhất là thanh niên các thành phố, thị xã, thị trấn và một số ở nông thông được học hành thì say mê tìm đến Xuân Diệu, Hàn Mặc tử, Chế Lan Viên, Cù Huy Cận... Đại bộ phận thanh niên biết chữ ở nông thôn tìm đến thơ Nguyễn Bính, nữ sĩ Anh Thơ.

- Cảm nhận ban đầu cái tôi của thơ mới “thấy nó đáng thương”, “nó tội nghiệp”. Bởi nội dung của thơ mới bày tỏ nỗi niềm giao cảm với thiếu niên, con người, với tình yêu và cả tôn giáo, cốt sao giải bày được sự cô đơn, nỗi buồn của người cầm bút. Lưu Trọng Lưu gọi “cái thú đau thương”. Thơ Huy Cận hiện diện nỗi buồn cô đơn tan nát đến chia lìa. Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu gắn liền với ý thức thẩm mĩ. Chế Lan Viên mòn mỏi trong “Điêu tàn”, khóc sướt mướt về cái thây ma của thời xa cũ. Hàn Mặc Tử lại đến với nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng...

- Hoài Thanh cảm nhận: “Tâm hồn của họ (các nhà thơ mới) chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ

Page 75: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Suy nghĩ về sự cảm nhận của Hoài Thanh:

- Đoạn văn mang phong cách của Hoài Thanh ở chỗ nào?

- Vì sao thơ mới buồn? Hoài Thanh khái quát nỗi buồn ấy là gì?

- Các nhà mới đã làm gì để thoát ra khỏi những bi kịch? Hoài Thanh đã cảm nhận vấn đề này như thế nào? Hoài Thanh đã cảm nhận vấn đề này

cũng không có nữa:Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt

Cơm áo không đùa với khách thơ... Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu nhà thơ đại biểu đầu

đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta”.

Bàn về thơ mới, Hoài Thanh liên hệ tới thời thế, tâm lý bạn đọc trẻ tuổi. Đây là thể hiện quan điểm nghệ thuật đúng đắn của người bình thơ. Xin đọc đoạn viết này:

“Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bể sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trình tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

- Đoạn văn nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi: “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”. Hoài Thanh chỉ ra được phong cách riêng của từng nhà thơ với sự tinh tế. Điều này rất cần cho người phân tích thơ mới. Mỗi nhà thơ được khái quát vài từ (Đọc). Câu văn nghị luận giàu chất thơ, chất nhạc, cách viết lại mềm mại, uyển chuyển có tác dụng khêu gợi cảm xúc và hứng thú.

Hoài Thanh khi nói về các nhà thơ đã sử dụng giọng điệu giải bày, chia sẻ, tâm tình. Đó là tấm lòng của người phê bình. Cốt lõi của tiếng nói ấy là “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người” như Hoài Thanh đã từng tâm niệm.

Thơ mới buồn vì “ Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: Một lòng tin đầy đủ”. Hoài Thanh gọi: “Đó, tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”. Thì ra họ (tác giả thơ mới) buồn vì thiếu niềm tin vào tương lai, vào cuộc đời. Xin đọc những vấn đề thơ này để rõ thêm.

+ “Ta đi về đâu ta chẳng biếtChỉ thấy trời xanh là ta ca”

+ “Hỡi người bạn anh về đâu đấy nhỉ”- Hoài Thanh đã nhận xét rất đúng về các nhà thơ mới. “Bi kịch

ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tâm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”.

Phải chăng các nhà thơ mới đã thể hiện nỗi buồn, đau, sầu muộn vào trong tiếng Việt, giải bày lòng mình bằng thứ tiếng “đã chia sẻ vui buồn với cha ông”, “Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Họ phải phát huy những gì của cha ông vì tiếng Việt là

Page 76: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

như thế nào?

III. CỦNG CỐ:IV. LUYỆN TẬP:Câu 1: SGK

Câu 2: SGK

Câu 3: SGK

tấm lụa “đã hứng vong hồn những thế hệ qua”. Thì ra nỗi buồn, đau của các nhà thơ mới có phần là nỗi đau, nỗi buồn của người dân mất nước.

- Đặc biệt, cách thể hiện của Hoài Thanh ở cuối đoạn trích:“Chưa bao giờ như bây giờ ... ngày mai”

Mấy tiếng “chưa bao giờ như bây giờ” được lặp lại tới ba lần như một sự khẳng định mạnh mẽ, chắc chắn về tấm lòng yêu quê hương đất nước của các nhà thơ mới.

Rõ ràng lòng yêu nước của các nhà thơ mới không phải nghiêng về đấu tranh, không gắn liền với lao động sản xuất. Lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hóa. Trước hết là tiếng Việt và thơ ca. Họ muốn tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn. Lòng yêu nước ấy đáng trân trọng.

Ghi nhớ SGKChữ tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau:- Cái tôi trong thơ mới khác cái ta trong thơ cũ ở chỗ nó xuất

hiện thật bỡ ngỡ, lạc loài (người ta chưa quen)..- Cái tôi mang theo quan niệm cá nhân với các nghĩa tuyệt đối

trong khi đó cái ta chỉ chung cho tất cả. Thời trung đại nó lấn lướt cái tôi. Thơ cũ muốn nói cái tôi phải ẩn mình trong cái ta.

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới thiêng liêng về đấu tranh hoặc với lao động sản xuất. Nó gắn với nền văn hóa thiết tha và sáng tạo văn hóa. Nó yêu tiếng Việt và thơ ca. Họ muốn tiếng nói của nòi giống tốt đẹp hơn.

Tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn chìm ngập trong nỗi buồn. Họ coi buồn, đau là lạc thú. Họ thiếu niềm tin vào cuộc đời và tương lai. Song họ đã biết đắm mình trong tình yêu tiếng Việt và sự sáng tạo văn hóa.

Page 77: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loai văn học: kịch, nghị luận- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK, SGV, bài soạn

C - PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH:Trả lời câu hỏi, gợi ý, thảo luận, đọc văn bản mẫu

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Kịch: - Hãy nêu đặc trưng của kịch

- Em hãy nêu các kiểu loại kịch và bản chất của nó:

- Xét theo ngôn ngữ biểu diễn ta có các loại kịch:2/ Yêu cầu đọc kịch bản văn học:

Văn nghị luận:a) Khái lược về văn nghị luận :- Nêu đặc trưng của văn nghị luận

Kịch có các đặc trưng- Chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả- Những vấn đề thuộc bản chất cuộc sống được dồn nén quy tụ.- Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Đó là tổ chức cốt

truyện, nhân vật, tình tiết, biến cố. Nhân vật chính bộc lộ tính cách.- Những nhân vật được xây dựng bằng ngôn ngữ (lời thoại)Có 3 loại ngôn ngữ: đối thoại, đàm thoại (lời nhân vật nói riêng với

người xem).- Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao.Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột, người ta phân ra 3 loại kịch:- Bi kịch: phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thương, tốt đẹp

với những nhân vật độc ác đen tối. Sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật cao thượng, tốt đẹp, gợi lên nỗi xót xa thương cảm (Ham-let, Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia)

- Hài kịch: Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa bề ngoài đẹp đẽ với các bên trong xấu xa nhằm làm bật tiếng cười chế giễu, mỉa mai (Lão hà tiện của Mô-li-e)

- Chính kịch: Phản ánh mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống hàng ngày. Nó thể hiện vui buồn lẫn lộn. (của Lưu Quang Vũ).

- Kịch thơ- Kịch nói- Ca kịch (tuồng, chèo, cải lương)- Đọc tiểu dẫn để có hiểu biết về tác giả, tác phẩm- Đọc chú ý vào lời thoại nhân vật để nắm vững tính cách. Chú ý lời

tranh luận biện bạch làm thay đổi tình thế hoặc khắc sâu mâu thuẫn.- Phân tích hành động kịch, xác định được đâu là xung đột chủ yếu và

thứ yếu. Phân tích kết quả của từng xung đột đó.- Là thể loại văn học đặc biệt dùng lí lẽ, phán đoán chứng cứ để bàn

luận về một vấn đề nào đó thuộc về văn học, đời sống chính trị, xã hội, triết học, đạo đức...

- Vấn đề đưa ra như một câu hỏi cần được giải đáp làm sáng tỏ, bàn về đúng sai, phải trái, khẳng định hoặc bác bỏ để người đọc hoặc người nghe đồng tình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình.

Page 78: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- em hãy nêu các loại văn bản nghị luận:

b) Yêu cầu đọc văn nghị luận:- Em hãy trình bày cách đọc văn nghị luận.

II. CỦNG CỐ:III. LUYỆN TẬP:Câu 1: SGK

- Sức lôi cuốn của văn nghị luận là sâu sắc về tư tưởng, đằm thắm về tình cảm, mạch lạc chặt chẽ trong kết cấu, tinh tế trong diễn đàn.

- Văn nghị luận sử dụng nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ cốt sao giúp người đọc lĩnh hội được vấn đề.

Xét theo nội dung bàn luận người ta chia ra làm 2 thể:- Văn chính luận: Bàn bạc về những vấn đề chính trị, triết học, đạo đức- Phê bình văn học: luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuậtTheo dõi bảng thống kê sau đây:

ThờiThể

Trung đại Hiện đại

Nghị luận

Chiếu, biểu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận (Chiếu dời đô, Chiếu cầu hiền, Hịch tướng sĩ, Đại Cáo bình ngô)

Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, xã luận trên báo, phê bình, tranh luận, bút chiến,...(Tuyên ngôn Độc lập là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đạo đức và luân lý Đông Tây, Một thời đại trong thi ca...)

- Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh, mục đích sáng tác.+ Vấn đề nêu trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế+ Vấn đề đó có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống và lĩnh vực

luận bàn?- Nắm bắt được tư tưởng quan điểm chính của tác giả trình bày. Tóm

lược được những luận điểm và xác định mối quan hệ giữa chúng với nhau.- Với văn học, cảm nhận được tâm tư tình cảm qua sắc thái của cảm

xúc, cung bậc tình cảm.- Phân tích nghệ thuật lập luận, sử dụng ngôn ngữ cách dùng từ diễn đạt.- Nêu khái quát giá trị tác phẩm trên cả hai phương diện nghệ thuật và

nội dung (lấy Tuyên ngôn Độc lập và Một thời đại trong thi ca để chứng minh)

Ghi nhớ SGK

Thực ra trong đoạn trích không hề có xung đột giữa tình yêu và thù hận, chỉ có tình yêu vượt lên trên thù hận mà thôi. Xung đột ở đoạn trích Tình yêu và thù hận là xung đột tâm trạng.

+ Với Giu-li-ét- Tại sao chàng lại tên là Rô-mê-ô nhỉ?- Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi hoặc

nếu không chàng hãy thề là yêu em đi.- Em không là con cháu của nhà Ca-piu-let nữa.- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi. Chàng ơi hãy mang

tên họ khác đi. Cái tên ấy có nghĩa gì đâu. Bông hồng kia nếu chúng ta gọi bằng tên khác thì hương thơm vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa thì mười phân chàng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng đổi lấy cả em đây.

- Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp nơi đây. (lần lượt phân tích những độc thoại nội tâm này để thấy được sức mạnh của tình yêu đã vượt lên thù hận)

Page 79: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Câu 2: SGK

+ Với Rô-mê-ô:- Ca ngợi sắc đẹp của Giu-li-ét (lời thoại 1)- Sẵn sàng đổi tên họ (lời thoại 10)- Thể hiện sức mạnh của tình yêu (lời thoại 12, 14)Nghệ thuật lập luận trong Ba cống hiến vĩ đại của MácMở bài: Giới thiệu thời gian, không gian Mác ra đi. Ăng-ghen đã làm rõ

tư tưởng của Mác là tư tưởng của con người hiện đạiThân bài: Tác giả lần lượt trình bày ba cống hiến của Các Mác:- Phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội loài người. Tác giả đã so

sánh với Đác-uyn để nhấn mạnh vai trò to lớn của Mác.- Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Mác đã đáp ứng được yêu cầu về quyền lợi và địa vị của giai cấp công nhân trong lòng xã hội tư sản.

- Cống hiến thứ ba của Mác là ứng dụng học thuyết khoa h ọc vào hành động thực tiễn. Với Mác, khoa học là hành động cách mạng. Mác đã đấu tranh say sưa kiên cường và có hiệu quả. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác.

Kết bài: Có hai ý mà Ăng-ghen đã nhấn mạnh cho người đọc người nghe thấy được.

- Mác mất đi là một tổn thất lớn cho hàng triệu người cộng sự CM trên thế giới.

- Mác có thể có nhiều kể đối địch nhưng không có kẻ thù riêng nào.- Lời cầu nguyện.

Page 80: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG Ngày 1 tháng 02 năm 2009

KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Củng cố những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học.- Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được bài văn nghị luận về hiện tượng (vấn đề) gần

gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc văn học.B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK, SGV, bài soạnC - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hành.D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao?

b) Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu, ngoài ra còn có thao tác nào?Câu c - SGK

2/ Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận:- Vấn đề đặt ra là: Bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên cần có ngày nay.- Tổ chức thực hiện:

- Dự kiến: Tổ 1: Lập dàn ý

- Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len. Nhà văn Mĩ như: Ét-ga Pô.

- Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.

- Thao tác so sánh và phân tích.- Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận.- Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp

nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách

lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.

- Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong

học tập và công tác.- Bước 2: Lập dàn ý- Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp- Tổ 1: Lập dàn ý- Tổ 2: Xác định áp dụng thao tác lập luận nào?- Tổ 3: Trình bày 1 luận điểm- Tổ 4: Viết 1 đoạn trình bày trước lớp.- Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.- Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

Page 81: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

Tổ 2:

Tổ 3:

Tổ 4: Các tổ trình bày xong, lớp góp ý, thầy cô nhận xét.

+ Tại sao phải rèn luyện (...)+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số

thanh niên hiện nay.+ Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập

và công tác (...)- Kết thúc vấn đề:

+ Ý nghĩa của vấn đề đặt ra+ Bản thân

Nên áp dụng thao tác- Bình luận- Giải thích- Phản bác- Chứng minhTại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác

cho thanh niên ngày nay.- Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa

biết đến chiến tranh gian khổ.- Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên

bị coi nhẹ.- Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra

vấn đề giáo dục cho thanh niên.Viết đoạn văn trình bày trước lớpNhận xét trên các mặt: nội dung trình bay, hình thức trình bày, tư

thế thái độ trình bày.

Page 82: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ngày 1 tháng 02 năm 2009

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Nắm được mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận- Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận

B - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:- SGK, SGV Ngữ văn 11 T.2- Sách tham khảo

C - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Phát vấn, diễn giảng kết hợp thảo luận

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới: Văn bản nghị luận thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn. Muốn nắm

vững các nội dung đó, ngoài phương pháp đọc - hiểu văn bản, chúng ta cần phải biết tóm tắt văn bản nghị luận để rút ra những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được cách tóm tắt văn bản nghị luận.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- GV yêu cầu HS đọc phần I trong SGK, phát biểu tóm lược những ý chính- GV nhận xét, chốt lại các ý chính cần ghi nhớ

- GV yêu cầu HS đọc lại văn bản và thảo luận, trả lời các câu hỏi tu từ 1 4 theo từng tổ

Câu hỏi 1: Dựa vào nội dung luận điểm và cách lập luận của tác giả mà ta biết được:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:1/ Mục đích:

- Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước.

- Việc tóm tắt văn bản nghị luận nhằm nhiều mục đích:+ Sử dụng làm tài liệu+ Thu thập, ghi chép làm tư liệu bản thân+ Luyện tập năng lực đọc - hiểu, tóm lược văn bản...

2/ Yêu cầu:- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận

điểm của văn bản gốc.- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ và mạch lạc, biết loại bỏ

những thông tin không phù hợp mục đích tóm tắt.II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:1/ Đọc và tìm hiểu nội dung, kết cấu của văn bản gốc:

- Xác định vấn đề nghị luận theo các căn cứ sau:+ Nhan đề của văn bản+ Câu chủ đề trong phần mở bài

- Xác định hệ thống các luận điểm của bài - Tìm các luận cứ triển khai luận điểm- Tìm nội dung khái quát của phần kết bài

2/ Viết văn bản tóm tắt3/ Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt:

Page 83: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

- Vấn đề được đem ra bàn luận là nền luân lí xã hội nước ta đang trong tình trạng kém phát triển dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội bấy giờ luôn tồn tại dai dẳng, trong đó nạn tham nhũng là một vấn đề tiêu biểu.Câu hỏi 2: Dựa vào phần mở đầu và phần kết của văn bản, ta biết được:- Mục đích viết văn bản này là muốn cho mọi người dân nhận thức được tầm quan trọng của nền luân lí nước nhà, qua đó giác ngộ cho người dân tư tưởng cách mạng, về tinh thần đoàn thể, khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm của công dân đối với đất nước.Câu hỏi 3: Các luận điểm chính của đoạn trích:- Khác với châu Âu, dân VN không có luân lí XH: XH luân lí thật trong nước ta không ai biết đến...- Nguyên nhân của tình trạng đen tối của nền luân lí XH VN là do sự suy đồi từ vua đến quan, đến các học trò, các viên chức lớn nhỏ: Bọn ấy muốn giữ túi tham... của quốc dân- Khẳng định tầm quan trọng của đoàn thể trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ, đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước.Câu hỏi 4:- Luận cứ của luận điểm 1: So sánh nền luân lí nước ta với luận lí phương Tây: Cái XHCN bên Âu Châu rất thịnh hành như thế... không biết gì là gì.- Luận cứ của luận điểm 2:+ Lũ vua quan phản động thối nát

III. GHI NHỚ: SGKIV. LUYỆN TẬP:Bài tập 1:

a) Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-si-ab) Xuân Diệu - nhà nghiên cứu, phê bình văn học

Bài tập 2:a) Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạchMục đích nghị luận: Không nên lãng phí nước, phải tiết kiệm và bảo

vệ nguồn nước.b) Các luận điểm:- Nước là tài sản thường bị lãng phí nhiều nhất- Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu

cầu.- Một số quốc gia hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp nguồn

nước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.c) Tóm tắt văn bản:

Page 84: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

+ Bọn người xấu đua nhau tìm đủ mọi cách chạy ra làm quan.+ Dân không có ý thức đoàn thề, không biết đoàn kết đấu tranh.GV yêu cầu HS tự viết thành văn bản hệ thống cách

Dặn dò: - Chuẩn bị tiết “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận”

Page 85: Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com

Trường THPT Bắc Bình Đặng Xuân Lộc Giáo án Ngữ văn 11

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: - Nắm vững cách tóm tắt văn bản- Tóm tắt được văn bản có độ dài 1000 chữ

B - PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK, SGV, bài soạn

C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hành.

D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:- Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Đọc văn bản:Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn hôm nay

Câu 2: SGK- Đọc bài: “Một thời đại trong thi ca”- Xác định chủ đề và mục đích của văn bản.

- Trình bày ý định của tác giả qua văn bản:- Tóm tắt văn bản

- Dự định tóm tắt như một bạn đã làm trong SGK vừa thiếu lại vừa thừa.

- Nên bẻ ý: “Thơ mới là phong trào văn học phong phú: có nhiều yếu tố tích cực:.

- Thêm vào: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng. Đó là một đặc điểm lớn.

- Đọc bài “Một thời đại trong thi ca”- Xác định chủ đề và mục đích của văn bản:+ Chủ đề: Cảm nhận về tinh thần thơ mới là ở chữ tôi - ý thức cá

nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. Đó là cái tôi đáng thương và tội nghiệp chứa đầy bi kịch. Đồng thời khẳng định bi kịch ấy đã dồn vào tình yêu tiếng Việt, yêu thơ, yêu quê hương đất nước mình.

+ Mục đích: Bàn về cái tôi trong thơ mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của thơ mới đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội, thời đại tâm lý của lớp người trẻ.

Tác giả khai triển bài viết:+ Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần thơ mới+ Cái khó giữa ranh giới thơ mới và thơ cũ.+ Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào bài dở mà đối sánh bài

hay với bài hay và trên đại thể.+ Tinh thần thơ mới là ở chữ tôiCáci khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ là ở chữ tôi và chữ taChữ tôi nếu trước đây có cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi

trong thơ mới là theo nghĩa tuyệt đối của nó.Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. Nó diễn tả các bi kịch

và tâm hồn lớp trẻ.Họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi vào tiếng Việt. Vì tiếng

Việt là vong hồn các thế hệ đã qua.