8
Học sinh vui đọc sách Trong những năm qua, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện Di Linh luôn có sự đổi mới và ngày càng hiệu quả. Trước khi tổ chức kỳ họp, Thường trực HĐND huyện gửi phiếu đăng ký nội dung chất vấn đến từng đại biểu HĐND huyện để các đại biểu lựa chọn, đăng ký nội dung chất vấn. Cùng với việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND huyện, kết quả giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện và những vấn đề bức xúc của cử tri ở địa phương; Thường trực HĐND huyện họp thống nhất với UBND huyện và các ngành liên quan lựa chọn các nhóm vấn đề và dự kiến nội dung chất vấn tại kỳ họp. Đào tạo nghề nông thôn cần đi vào thực chất quả, bởi người dân sau khi học nghề đã có những kỹ năng để áp dụng vào cuộc sống và tìm việc làm. Hoạt động dạy nghề nông thôn ở Đam Rông được cho rằng khá hiệu Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5184 - THỨ BA, NGÀY 20/11/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Đổi mới đào tạo điều dưỡng đáp ứng chuẩn nghề ASEAN TRANG 4 KINH TẾ Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới TRANG 3 Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân. (TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 TRANG 4 TRANG 6 TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Quảng Lập dẫn đầu cải cách hành chính huyện Đơn Dương TRANG 7 TRANG 5 Chuyện nhà giáo ưu tú làm công tác khuyến học TRANG 2 DI LINH: Nâng cao chất lượng chất vấn tại kỳ họp HĐND Trường CĐYT Lâm Đồng nhận nhiều sự quan tâm của lãnh đạo địa phương. Ảnh: D.H Sự nghiệp trồng người chăm sóc sức khỏe nhân dân KỶ NIỆM 40 NĂM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ LÂM ĐỒNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngày 19/11, đồng chí Trần Văn Hiệp - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến thăm, chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên tại Trường Chính trị tỉnh, Đại học Đà Lạt; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tặng hoa, chúc mừng tại các cơ quan, đồng chí Trần Văn Hiệp đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, lắng nghe những tâm tư, tình cảm và trao đổi thêm về nhiệm vụ công tác trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW (khóa XII) cần phải có quyết tâm chính trị cao, với mục tiêu đúng đắn là tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chú trọng đảm bảo công tác chuyên môn và quyền lợi, chính sách của cán bộ, công chức, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được cấp ủy các cấp đề ra. VƯƠNG TÔN KIÊN TrưởngBanTuyêngiáotặnghoachocánbộ,giáoviên,nhânviênTrườngChínhtrịtỉnh.

KỶ NIỆM 40 NĂM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ LÂM ĐỒNG HÌNH …baolamdong.vn/upload/others/201811/29054_BLD_ngay_20.11.2018.pdf · dành nhiều thời gian cho nội dung

  • Upload
    dodang

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Học sinh vui đọc sách

Trong những năm qua, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện Di Linh luôn có sự đổi mới và ngày càng hiệu quả. Trước khi tổ chức kỳ họp, Thường trực HĐND huyện gửi phiếu đăng ký nội dung chất vấn đến từng đại biểu HĐND huyện để các đại biểu lựa chọn, đăng ký nội dung chất vấn. Cùng với việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND huyện, kết quả giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện và những vấn đề bức xúc của cử tri ở địa phương; Thường trực HĐND huyện họp thống nhất với UBND huyện và các ngành liên quan lựa chọn các nhóm vấn đề và dự kiến nội dung chất vấn tại kỳ họp.

Đào tạo nghề nông thôn cần đi vào thực chất

quả, bởi người dân sau khi học nghề đã có những kỹ năng để áp dụng vào cuộc sống và tìm việc làm.

Hoạt động dạy nghề nông thôn ở Đam Rông được cho rằng khá hiệu

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5184 - THỨ BA, NGÀY 20/11/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐổi mới đào tạo điều dưỡng đáp ứng chuẩn nghề ASEAN

TRANG 4

KINH TẾVai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

TRANG 3

Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân.

(TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946).

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

TRANG 4

TRANG 6

TRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCQuảng Lập dẫn đầu cải cách hành chính huyện Đơn Dương

TRANG 7

TRANG 5

Chuyện nhà giáo ưu tú làm công tác khuyến học

TRANG 2

DI LINH: Nâng cao chất lượng chất vấn tại kỳ họp HĐND

Trường CĐYT Lâm Đồng nhận nhiều sự quan tâm của lãnh đạo địa phương. Ảnh: D.H

Sự nghiệp trồng người chăm sóc sức khỏe nhân dân

KỶ NIỆM 40 NĂM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ LÂM ĐỒNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 19/11, đồng chí Trần Văn Hiệp - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến thăm, chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên tại Trường Chính trị tỉnh, Đại học Đà Lạt; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tặng hoa, chúc mừng tại các cơ quan, đồng chí Trần Văn Hiệp đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, lắng nghe những tâm tư, tình cảm và trao đổi thêm về nhiệm vụ công tác trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW (khóa XII) cần phải có quyết tâm chính trị cao, với mục tiêu đúng đắn là tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chú trọng đảm bảo công tác chuyên môn và quyền lợi, chính sách của cán bộ, công chức, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được cấp ủy các cấp đề ra.

VƯƠNG TÔN KIÊNTrưởng Ban Tuyên giáo tặng hoa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Chính trị tỉnh.

2 THỨ BA 20 - 11 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

DI LINH: Nâng cao chất lượng chất vấn tại kỳ họp HĐND

Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn ngành công an về những tồn tại, bất cập trong tín dụng đen, trật tự an toàn xã hội tại kỳ họp thứ năm HĐND tỉnh khóa IX. Ảnh: N.Thu

Tại mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND huyện điều hành theo hướng giảm thời gian đọc báo cáo, tờ trình,

dành nhiều thời gian cho nội dung thảo luận và chất vấn tại kỳ họp - thời gian thảo luận thường là 1/2 ngày và thời gian chất vấn là 1/2 buổi. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực Hội đồng nhân dân, các đại biểu HĐND huyện Di Linh đã thực hiện chất vấn 9 nội dung liên quan đến các lĩnh vực tài nguyên môi trường, phát triển nông nghiệp, công tác tài chính và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, theo phản ánh của nhân dân, hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND huyện vẫn có những hạn chế, tồn tại. Có đại biểu HĐND nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động chất vấn nên khi chất vấn còn tình trạng chỉ đặt câu hỏi mang tính chất yêu cầu cung cấp thông tin, không mạnh dạn hỏi về những nội dung trả lời chưa thỏa đáng để làm sáng tỏ vấn đề, làm rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Do vậy, người trả lời chất vấn cũng chỉ đưa ra những hứa hẹn về các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành, của cơ quan, đơn vị mình. Những giải pháp đó đôi khi không được thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả nhưng tại kỳ họp tiếp sau đại biểu cũng không tiếp tục chất vấn trở lại. Một số đại biểu HĐND vẫn còn tâm lý nể nang, ngại va chạm nên khi chất vấn các đại biểu thường né tránh những vấn đề nhạy cảm mặc dù đó là những vấn đề nổi cộm, bức xúc, cần làm rõ ở địa phương. Cá biệt trong một số kỳ họp, hoạt động chất vấn còn nặng về nghe báo cáo đã chuẩn bị trước, việc hỏi - đáp, trao đổi trực tiếp tại kỳ họp còn ít; không khí phiên chất vấn chưa thật sự sôi nổi. Đại biểu HĐND chưa tích cực, chủ động trong chất vấn; về nội

Trong những năm qua, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Di Linh luôn có sự đổi mới và ngày càng hiệu quả. Trước khi tổ chức kỳ họp, Thường trực HĐND huyện gửi phiếu đăng ký nội dung chất vấn đến từng đại biểu HĐND huyện để các đại biểu lựa chọn, đăng ký nội dung chất vấn. Cùng với việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND huyện, kết quả giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện và những vấn đề bức xúc của cử tri ở địa phương; Thường trực HĐND huyện họp thống nhất với UBND huyện và các ngành liên quan lựa chọn các nhóm vấn đề và dự kiến nội dung chất vấn tại kỳ họp.

dung, lĩnh vực chất vấn phần nhiều dựa trên cơ sở định hướng, gợi ý của Thường trực HĐND, chủ tọa kỳ họp.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đoàn Văn Bông, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Di Linh chia sẻ: Để các kỳ chất vấn tại mỗi phiên họp HĐND đạt kết quả, mỗi đại biểu HĐND cần nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa, vai trò của hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND để cá nhân hoặc cơ quan trả lời chất vấn có trách nhiệm hơn trong việc công khai thông tin về thực trạng, trách nhiệm và giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém đối với vấn đề được chất vấn.

Mặt khác, qua tìm hiểu kinh nghiệm của những đại biểu uy tín hoạt động từ nhiều khóa trước, cho rằng: người đại biểu phải lựa chọn câu hỏi chất vấn hết sức thận trọng; nội dung câu hỏi đúng trọng tâm, kỹ năng trình bày khúc chiết và dứt khoát; những bằng chứng, những thông tin, những dữ liệu trong câu hỏi chất vấn phải mang tính xác thực, có địa chỉ rõ ràng, đúng với đối tượng bị chất vấn. Trước khi chất vấn vấn đề gì, nội dung gì, đòi hỏi người đại biểu phải tìm hiểu thật kỹ vấn đề, nội dung cần chất vấn, thu thập đầy đủ các thông tin, bằng chứng liên quan. Câu hỏi chất vấn của đại biểu thường gắn với hệ quả pháp lý, buộc đối tượng bị chất vấn phải giải trình rõ ràng cái đúng, cái sai và xác định rõ trách nhiệm pháp lý trước HĐND, trước cử tri và trước đại biểu.

Phó Chủ tịch HĐND huyện Di Linh Phạm Hồng Ngoại cho biết thêm: Trước khi chất vấn, cần lựa chọn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình hoặc về những vấn đề bức xúc, nổi cộm được nhiều cử tri quan tâm, nhiều lần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được giải quyết. Đồng thời, phải tìm hiểu kỹ, thu thập thông tin và có bằng

chứng xác thực. Những vấn đề, nội dung phức tạp, đại biểu HĐND có thể đề nghị chủ tọa yêu cầu các cơ quan, cá nhân liên quan trả lời bằng văn bản.

Đại biểu dân cử cần thể hiện bản lĩnh của người đại biểu đại diện cho tiếng nói cử tri và nhân dân. Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của người đại biểu. Không ngừng rèn luyện, nâng cao kỹ năng chất vấn, bao gồm kỹ năng lựa chọn vấn đề đưa ra chất vấn, phản ánh thông tin chất vấn phải ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Đại biểu HĐND cần khắc phục tâm lý e ngại, nể nang trong thực hiện quyền chất vấn. Mỗi đại biểu cần phải thể hiện bản lĩnh, dám hỏi, dám truy vấn đến cùng, đeo bám nội dung đã chất vấn nếu như vấn đề đó chưa được giải quyết dứt điểm. Có như vậy thì dân mới phục, mới đặt niềm tin.

Có thể nói, thực tế cho thấy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND; trước hết, cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tầm quan trọng của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của người đại biểu HĐND. Mỗi vị đại biểu phải được bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng chất vấn, phương thức hoạt động trong các cơ quan dân cử, từ đó chất lượng chất vấn mới được nâng cao, nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm trong xã hội mới được giải quyết kịp thời.

NGUYỆT THU

Bế giảng lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp khóa IISau hơn 2 tháng học tập, ngày 18/11, Học

viện Hành chính Quốc gia phối hợp cùng Trường Chính trị Lâm Đồng đã tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng về quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp cho 47 học viên là lãnh đạo các sở - ngành; lãnh đạo các huyện - thành và các phòng ban, đoàn thể trong tỉnh.

Các học viên đã được nghe các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành giới thiệu 14 chuyên đề và 4 báo cáo chuyên đề thuộc 2 nhóm kiến thức cơ bản: nhà nước

và pháp luật, hành chính nhà nước, quản lý nhà nước theo ngành, theo lĩnh vực và lãnh thổ; các kỹ năng hành chính cơ bản. Lớp học đã củng cố, bổ sung, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng trong quản lý lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cho các học viên; bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước trong thời đại mới. Qua đó, các học viên không chỉ được nâng cao trình độ về quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, mà còn bồi đắp lý tưởng, nâng cao đạo đức

cách mạng, kiên định vững vàng đường lối của Đảng: độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội; từ đó có đầy đủ phẩm chất, trình độ, năng lực điều hành lãnh đạo có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bằng tinh thần học tập nghiêm túc, lớp học đã đạt kết quả cao, cụ thể 6/47 học viên đạt loại giỏi (12%), 41/47 học viên đạt loại khá (88%), không có học viên trung bình.

QUỲNH UYỂN

Văn phòng UBND tỉnh tổ chức đóng góp hỗ trợ Quỹ “Vì người nghèo”

*Hưởng ứng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban MTTQVN tỉnh kêu gọi,

sáng 19/11/2018, sau lễ chào cờ đầu tuần, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ

chức “Ngày Vì người nghèo” với sự tham gia của các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S, Nguyễn Văn Yên, Phan Văn

Đa; lãnh đạo văn phòng, cán bộ, công chức, người lao động.

Với mức hỗ trợ ít nhất 1 ngày lương, các đồng chí lãnh đạo cùng đội ngũ CB-CC-LĐ

đã đóng góp được tổng số tiền là hơn 28 triệu đồng. Việc làm ý nghĩa của các lãnh đạo tỉnh

và đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh góp phần làm lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng. Qua đó, vận động các cơ quan, đơn vị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền

thống lá lành đùm lá rách, đồng lòng chia sẻ khó khăn với người nghèo, giúp cho hàng

ngàn hộ nghèo trong tỉnh có nhà ở, được hỗ trợ sản xuất chăn nuôi, ổn định cuộc sống,

giúp học sinh nghèo được đến trường, thực hiện có hiệu quả Chương trình Giảm nghèo

nhanh và bền vững.QUỲNH UYỂN

Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đóng góp hỗ trợ Quỹ “Vì người nghèo”.

Đại học Đà Lạt kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng 19/11, Trường Đại học Đà Lạt đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà

giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018). Đến dự có lãnh đạo các ban, ngành, các viện,

trường cao đẳng, đại học trên địa bàn.Tại buổi lễ, cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Đà Lạt đã ôn lại

truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Qua đó, tôn vinh và biểu

dương những kết quả mà các nhà giáo đạt được, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường. Trong diễn văn

kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Tiến sĩ Lê Minh Chiến - Bí thư Đảng ủy,

Phó Hiệu trưởng, phụ trách Trường Đại học Đà Lạt nhấn mạnh: Qua 42 năm thành lập

và phát triển, Đại học Đà Lạt luôn là địa chỉ tin cậy, nơi đào tạo, chuyển giao khoa học

và chuyển giao công nghệ có chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước. Trong đó, đội ngũ nhà giáo luôn là lực lượng quyết định chất lượng

giáo dục, tạo ra những giá trị và vị thế cho nhà trường. Đến nay, toàn trường có 330

giảng viên, trong đó, 86 tiến sĩ, 17 phó giáo sư, 88% giảng viên có trình độ sau đại học. Trường Đại học Đà Lạt là thành viên chính

thức của Hiệp hội CDIO quốc tế và đang hoàn tất hồ sơ minh chứng kiểm định theo

Bộ tiêu chuẩn 2.0. Tạp chí khoa học của trường đã vào Hệ thống chỉ mục ACI và

đang có lộ trình hướng tới SCOPUS.Dịp này, 4 cá nhân của trường được Bộ

GDĐT tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, 12 cá nhân và 11 tập thể được Bộ GDĐT tặng bằng khen. Trường Đại học Đà Lạt cũng tặng hoa chúc mừng các tân tiến sĩ

vừa hoàn thành xong chương trình nghiên cứu sinh.

TUẤN HƯƠNG

3 3 THỨ BA 20 - 11 - 2018KINH TẾ

Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức tổng kết 5 năm (2013-2018) Phong trào nông dân

thi đua XD NTM với niềm tự hào: người nông dân đã xác định được vai trò chủ thể của họ trong xây dựng quê hương.

Đồng hành cùng nông dân vượt nghèoNhiệm vụ đầu tiên và cũng là

quan trọng nhất của Chương trình XD NTM là giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Không thể gọi là NTM nếu nông dân chúng ta còn nghèo, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng từng chia sẻ. Cũng vì vậy, những chương trình hỗ trợ hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất chất lượng, liên kết sản xuất được triển khai từ Tỉnh hội xuống tới từng chi hội thôn buôn.

Một trong những yếu tố người nông dân cần nhất là tiền, là vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, để làm kinh tế.

Tính tới thời điểm hiện tại, trên 34 ngàn thành viên nông dân được vay tín chấp số tiền trên 1 ngàn tỷ đồng để tăng gia sản xuất. Đây là nguồn kinh phí rất lớn mà người nông dân tiếp cận nhanh chóng thông qua tổ chức Hội, đồng thời được quản lý qua các tổ vay vốn & tiết kiệm, giúp người nông dân có kế hoạch trả nợ đơn giản và hiệu quả. Các hỗ trợ khác như mua máy móc nông nghiệp trả chậm, phân bón trả chậm với số tiền hàng trăm tỷ đồng đã giúp người nông dân cơ giới hóa sản xuất nông

Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới Với 78 xã đạt chuẩn nông thôn mới, Lâm Đồng đang bước những bước rất vững chắc trên con đường xây dựng một nông thôn tiến bộ. Để có được kết quả ấy, không thể không kể tới vai trò của người nông dân, một trong ba thành phần chính của “Tam nông” và là chủ thể chính của công cuộc xây dựng nông thôn mới (XD NTM).

nghiệp, đầu tư đúng thời vụ, không phải vay mượn chịu nợ nần.

Không chỉ cung cấp vốn, các kiến thức canh tác nông nghiệp hiện đại được chuyển giao đều đặn tới cho người nông dân. Làm cà phê, trồng chè an toàn ra sao, canh tác rau VietGAP thế nào, chế biến sau thu hoạch sao cho hiệu quả, sửa chữa máy móc nông cụ, chế biến rác thải thành phân hữu cơ..., tất cả kiến thức cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng được các cấp Hội phối hợp với cơ quan chức năng, với

doanh nghiệp cung cấp cho hàng vạn nông dân. Không chỉ là kiến thức, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ đã giúp người dân xây dựng ý thức về một nền nông nghiệp thân thiện với con người, một nền nông nghiệp bền vững.

Hiện Lâm Đồng có gần 65 ngàn nông hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, nhiều gương nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Với trên 150 ngàn hội viên, đây là một con số ấn tượng. Sự vươn lên của người nông dân đã giúp tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 3,91%, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình cả nước. “Dân giàu, nước mạnh”, đây mới là cái gốc cơ bản để Lâm Đồng XD NTM.

Người nông dân là chủ thể xây dựng quê hươngCùng với hàng ngàn tỷ đồng đầu

tư của Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, không thể thiếu vai trò tích

cực của người nông dân góp công, góp của góp phần vào xây dựng NTM. Ông Đa Cát Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, chỉ trong 5 năm (2013-2018), nông dân toàn tỉnh đã đóng góp 164 tỷ đồng, tự nguyện hiến trên 776 ngàn m2 đất thổ cư, đóng góp gần 156 ngàn ngày công lao động để làm đường, xây cống, làm hệ thống điện thắp sáng, trồng hoa, giữ vệ sinh đường làng ngõ xóm. Nhiều nông dân hiến 5-7 ngàn m2 đất để thi công các công trình công cộng mà không một đồng bồi thường. Nếu về những vùng quê NTM Lâm Đồng hôm nay, nhiều người sẽ ngỡ ngàng với những thảm hoa, hàng cây xanh rợp bóng đường quê. Hình ảnh nông thôn lụp xụp tồi tàn đã đi xa, giờ nông thôn Lâm Đồng gần như được thay da đổi thịt và mỗi ngày mỗi đổi thay.

Không chỉ đóng góp cùng Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, người nông dân còn giúp nhau thoát nghèo. Trên 11 tỷ đồng, gần 2 triệu cây giống, con giống đã được các hộ nông dân giỏi hỗ trợ nông hộ khó khăn. Và hàng vạn việc làm được tạo ra từ những cánh đồng đã giúp nhiều gia đình vươn lên. Đời sống kinh tế ổn định, nông dân cũng chủ động tạo sân chơi, làm phong phú đời sống tinh thần ngay trên quê hương. Đặc biệt, với tư cách chủ thể của XD NTM, người nông dân đã tham gia rất sát sao vào việc phản biện xã hội, giám sát để mỗi công trình, mỗi hoạt động thực sự mang lại hiệu quả tốt cho toàn thể cộng đồng.

DIỆP QUỲNH

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S trao giấy khen cho nông dân có nhiều thành tích trong xây dựng NTM. Ảnh: D.Q

Các lò sấy do Công ty TNHH Trần Tâm Nông Lâm sản xuất đều ứng dụng công nghệ lò sấy đảo chiều của Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh”, anh Tâm trao đổi.

Theo anh Tâm, tùy vào nhu cầu sấy của khách hàng, Công ty TNHH Trần Tâm Nông Lâm sẽ có những thiết kế loại lò sấy phù hợp.

Hiện tại, công ty của anh Tâm đang sản xuất các loại lò sấy từ 1 tấn đến 5 tấn nông sản cho mỗi lần sấy. Giá mỗi lò sấy dao động từ 50 - 150 triệu đồng.

Ưu điểm của lò sấy đảo chiều, ngoài việc bảo quản tốt chất lượng nông sản, còn tiết kiệm được thời gian và chi phí nhân công phơi hong, ít chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, nhất là ít bị hao hụt số lượng cũng như chất lượng nông sản. Nhờ những ưu điểm như vậy, cộng với giá thành hợp lý và chất lượng tốt, các lò sấy của Công ty TNHH Trần Tâm Nông Lâm do anh Tâm làm chủ đã nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tác. Từ năm 2017 đến nay, anh Tâm đã xuất bán khoảng 150 lò sấy đảo chiều cho các khách hàng của tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận,

Nói về lý do lựa chọn mảnh đất quê hương để lập nghiệp, anh Tâm cho

biết: “Đơn giản chỉ vì thích môi trường ở quê nhà hơn”. Chính từ suy nghĩ đó, sau 7 năm làm nghiên cứu viên tại Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, từ năm 2010 đến năm 2017, anh Tâm về lại địa phương. Tại quê nhà, với những kiến thức tích lũy được trong quá trình học cũng như làm nghiên cứu viên ở Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, anh Tâm mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Trần Tâm Nông Lâm, chuyên sản xuất, cung ứng các loại lò sấy khô nông sản. Công ty của anh Tâm bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 2017. “Tôi học chuyên ngành cơ khí chế biến bảo quản nông sản, nên việc thành lập công ty sản xuất các lò sấy đảo chiều cũng khá phù hợp.

Khởi nghiệp bằng nghề cơ khíThay vì trụ lại TP Hồ Chí Minh và tìm kiếm một công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo, anh Trần Công Tâm, sinh năm 1987, ngụ thôn Tân Bình 2, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc trở về quê nhà, quyết khởi nghiệp bằng nghề cơ khí.

Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Thọ... Thậm chí, lò sấy đảo chiều của anh Tâm còn được xuất bán qua Campuchia.

Từ sự tin tưởng của bạn hàng, Công ty TNHH Trần Tâm Nông Lâm ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, giá cạnh tranh, qua đó tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 - 15 lao động địa phương với mức lương bình quân 7 - 8 triệu đồng/người/tháng. “Trước kia, gia đình anh Tâm cũng gặp nhiều khó khăn. Bản thân anh Tâm đã làm việc chăm chỉ để phát triển kinh tế gia đình. Tốt nghiệp đại học, anh Tâm trở về quê hương, mở công ty cơ khí chuyên sản xuất lò sấy, phục vụ việc phơi sấy nông sản. Các sản phẩm lò sấy của anh Tâm phù hợp với nhu cầu phơi sấy của người dân và đã từng bước cung ứng ra thị trường các tỉnh Tây Nguyên, miền Bắc...”, ông Ngô Thế Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thanh, nhận xét về anh Tâm.

Chia sẻ những dự định trong tương lai, anh Tâm mong muốn: “Cải tiến, tạo ra những sản phẩm lò sấy nông sản ngày càng tốt hơn để giảm thiểu công lao động, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản và giảm lượng khí thải ra môi trường”.

TRỊNH CHU

Anh Trần Công Tâm, chủ Công ty TNHH Trần Tâm Nông Lâm. Ảnh: T.Chu

ĐỨC TRỌNG: Đề nghị thu hồi dự án “Trồng rừng kinh tế và quản lý bảo vệ rừng”

Thông tin từ Hạt Kiểm lâm Đức Trọng cho biết, đơn vị vừa kiến nghị cơ quan chức năng đề

xuất UBND tỉnh thu hồi dự án “Trồng rừng kinh tế và quản lý

bảo vệ rừng” của Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Tuyên Lâm

(Đức Trọng) với lý do chưa thực hiện đúng tiến độ dự án theo giấy

chứng nhận đầu tư và để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất

lâm nghiệp trái phép.Theo giấy chứng nhận đầu tư

cấp cho công ty từ năm 2010, dự án có quy mô là 351,20 ha, trong đó diện tích quản lý, bảo vệ rừng

291,9 ha; cải tạo trồng mới các đối tượng rừng nghèo kiệt 57,50

ha, hoàn thành dự án đến hết năm 2012.

Trong thời gian thực hiện dự án, công ty để xảy ra hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trên lâm

phần được giao quản lý dẫn đến để mất rừng và đất lâm nghiệp bị lấn

chiếm lên đến 114,8 ha. Cụ thể, diện tích đất lâm nghiệp

bị lấn chiếm 9,67 ha; diện tích rừng bị phá 105,13 ha với tổng

trữ lượng lâm sản thiệt hại là 17.051,33 m3. HOÀNG YÊN

4 THỨ BA 20 - 11 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

KỶ NIỆM 40 NĂM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ LÂM ĐỒNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trường CĐYT Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 58/QT-TC ngày 1/9/1978

của UBND tỉnh Lâm Đồng chuyển từ cơ sở ban đầu là Trường Sơ cấp Y tế (trước năm 1977) thành Trường Trung học Y tế (THYT) Lâm Đồng và theo Quyết định số 3505/QĐ-BGDĐT ngày 15/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường CĐYT Lâm Đồng trên cơ sở Trường THYT Lâm Đồng.

Từ một cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp trước đây và giáo dục nghề nghiệp hiện nay (kể từ tháng 1/2017), đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường CĐYT Lâm Đồng, những người vừa là nhà giáo vừa là thầy thuốc đã trải qua một chặng đường cống hiến trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế. Nhà trường hiện có hơn 1.500 sinh viên đang học các lớp: cao đẳng Điều dưỡng, cao đẳng Dược, Y sỹ, Điều dưỡng trung học, Hộ sinh trung học, Dược sỹ trung học. Trường đã tiến hành tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế hành chính, miễn nhiệm cấp phó các khoa, phòng, từ 98 cán bộ, viên chức năm 2015 đến nay nhà trường chỉ còn 71 cán bộ, viên chức với 8 khoa, phòng.

Những điểm sáng của ngôi trường y tế trên cao nguyên Lâm Viên đó là: Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực nghề nghiệp cho 2 nghề trọng điểm cấp độ ASEAN là Điều dưỡng và Dược: Từ năm học 2013 - 2014, nhà trường đã thực hiện chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp lượng giá theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực nghề nghiệp, lấy người học làm trung tâm gắn đào tạo với cơ sở thực hành nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và định hướng

Sự nghiệp trồng người chăm sóc sức khỏe nhân dânTrải qua 40 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Lâm Đồng đã đào tạo ra hàng chục nghìn cán bộ y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương, khu vực Tây Nguyên, cũng như cả nước. Với sứ mệnh đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Y - Dược có chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, Trường CĐYT Lâm Đồng đã và đang hướng đến xây dựng cơ sở đào tạo nghề Y - Dược chất lượng cao hội nhập khu vực và quốc tế với phương châm “Chất lượng dạy học hôm nay - Sức khỏe cộng đồng ngày mai”.

hội nhập khu vực. Đặc biệt, Trường CĐYT Lâm Đồng đã xây dựng đề án “Đổi mới chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp”. Đề án đã được Bộ Y tế và UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt và trường cũng đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định hướng phát triển thành trường chất lượng cao với 2 nghề trọng điểm cấp độ ASEAN là nghề Điều dưỡng và Dược học. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã thực hiện tốt hoạt động đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông trong khuôn khổ Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân Tây

Nguyên (giai đoạn 2) và Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET 3).

Tăng cường hợp tác quốc tế và được Trường Đại học Penn State (Hoa Kỳ) chọn là cơ sở trao đổi sinh viên toàn cầu: Trung tâm nghiên cứu Y sinh học của trường được Sở Khoa học và Công nghệ cấp phép đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, cho đến nay, trường đã có 18 đề tài công bố quốc tế, nhiều đề tài cấp cơ sở có tính ứng dụng cao và hiện đang thực hiện 1 đề tài cấp tỉnh. Trường CĐYT Lâm Đồng duy trì hợp tác lâu dài với Hội Phổi Pháp - Việt, Đại học Penn

State - Pensylvenia - USA; Đại học Y khoa Paris - Descartes và Paris Est, Tổ chức phát triển nguồn nhân lực châu Á của Nhật Bản… Đặc biệt, Trường CĐYT Lâm Đồng là một trong 5 cơ sở được Trường Đại học Penn State chọn là cơ sở trao đổi sinh viên toàn cầu.

Trường CĐYT Lâm Đồng đang xây dựng trường học thông minh đáp ứng đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Nhà trường đã quản lý tất cả các hoạt động dạy và học bằng các công nghệ phần mềm; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin theo hướng số hóa, mô phỏng hóa các máy móc, thiết bị giảng dạy, qua

đó tạo sự thay đổi căn bản, toàn diện về quản lý, dạy và học theo hướng hiện đại; tạo đột phá về chất lượng đào tạo góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập với khu vực và quốc tế. Nhằm duy trì kỹ năng giao tiếp, giảng dạy bằng ngoại ngữ chuẩn bị cho việc hội nhập khu vực ASEAN cũng như đáp ứng chuẩn giảng viên theo quy định của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với trường chất lượng cao, Trường CĐYT Lâm Đồng đã thực hiện giao ban cán bộ chủ chốt hàng tuần bằng tiếng Anh.

Thầy thuốc ưu tú - GS-TSKH Dương Quý Sỹ - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Trường CĐYT Lâm Đồng cho biết: “40 năm đánh dấu một quá trình trưởng thành của Trường CĐYT Lâm Đồng và là cột mốc mở ra một giai đoạn mới: Đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện giảng dạy tích hợp các hoạt động nghề nghiệp y dược; đào tạo theo chuẩn năng lực quốc gia và quốc tế nhằm tạo tiền đề cho việc hội nhập nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm trong khu vực; xây dựng trường học điện tử - trường học thông minh. Mục tiêu phát triển Trường CĐYT Lâm Đồng trở thành trường chất lượng cao của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chủ động đầu tư cho các ngành đào tạo trọng điểm là Điều dưỡng và Dược theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế, mở rộng các ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và lao động nghề nghiệp của xã hội, cũng như là thực hiện lồng ghép nguyên lý Y học gia đình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo tinh thần của Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. DIỆU HIỀN

Trường CĐYT Lâm Đồng nhận nhiều sự quan tâm của lãnh đạo địa phương tạo điều kiện cho trường phát triển. Ảnh: D.H

Tiền thân là bộ môn Điều dưỡng thuộc Trường Trung cấp Y tế Lâm Đồng,

từ năm 2009 đến nay, Khoa được lấy tên là Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học thuộc Trường CĐYT Lâm Đồng. Trước năm 2004, bộ môn Điều dưỡng chỉ có 5 giáo viên với trình độ trung cấp nhưng đến năm 2008, đa số các giảng viên của Khoa có trình độ cử nhân đại học trở lên, giàu kinh nghiệm về giảng dạy lý

Đổi mới đào tạo điều dưỡng đáp ứng chuẩn nghề ASEAN40 năm qua, các thế hệ giảng viên Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học của Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Lâm Đồng đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế trong công tác chăm sóc người bệnh.

thuyết, thực hành và lâm sàng, nhiều giảng viên được đào tạo tại các cơ sở giáo dục uy tín trong nước và quốc tế. Đây là nguồn nhân lực then chốt tham gia vào quá trình đổi mới hoạt động đào tạo, góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục của nhà trường. Từ năm 2016 đến nay, Trường

CĐYT Lâm Đồng trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học đã có sự thay đổi về mô hình tổ chức

và nhân sự: gồm 1 Chủ tịch Hội đồng khoa, 1 Cố vấn khoa, 1 Trưởng khoa, 2 Trưởng bộ môn (Chăm sóc sức khỏe, Điều dưỡng cơ bản - Kỹ năng), 13 giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên kiêm nhiệm. Trình độ chuyên môn: 3 thạc sỹ Điều dưỡng, 4 Chuyên khoa cấp I Điều dưỡng, 9 cử nhân Điều dưỡng - Hộ sinh. Năm học 2018 - 2019, Khoa thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngành Cử nhân cao đẳng Điều dưỡng và các chuyên ngành sức khỏe khác với tổng số sinh viên hệ chính quy có 300 sinh viên, hệ tập trung vừa học vừa làm có 356 sinh viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và nhu cầu đào tạo của xã hội, Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy và khẳng định thương hiệu của nhà trường tiến tới đạt chuẩn ngành

trọng điểm, trường trọng điểm quốc gia và hội nhập ASEAN. Sự đổi mới của Khoa Điều Dưỡng - Kỹ thuật Y học đầu tiên là thay đổi tư duy về tổ chức đào tạo. Giai đoạn 2013 - 2016, Khoa đã chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế truyền thống sang hệ thống tín chỉ. Việc tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một trong những nội dung mang tính chất quyết định hình thành năng lực của người học và kỹ năng tự học suốt đời để đáp ứng sự thay đổi nhu cầu lao động của xã hội.

Giai đoạn 2017 - 2020, dựa trên phân tích nhu cầu hội nhập của thị trường lao động, các chuẩn năng lực của Hội Điều dưỡng Việt Nam và đặc thù văn hóa của địa phương, Khoa đã được hỗ trợ xây dựng 8 chuẩn năng lực đầu ra cho ngành Cao đẳng Điều dưỡng. Các chuẩn đầu ra được công bố rộng rãi đến người học...

Tập thể giảng viên Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học của Trường CĐYT Lâm Đồng. Ảnh: D.H

XEM TIẾP TRANG 8

5 5 THỨ BA 20 - 11 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ngày 18/11, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi Lâm Đồng đã long trọng tổ chức chương trình sinh hoạt truyền thống giao lưu kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với sự tham dự của đông đảo thiếu nhi, phụ huynh cùng các thế hệ giáo viên, cộng tác viên đã và đang trực tiếp giảng dạy các bộ môn năng khiếu, phụ trách các đội, nhóm, CLB của Trung tâm.

Trải qua 42 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi Lâm Đồng (trước đây là Nhà thiếu nhi) đã khẳng định là một trung tâm giáo dục ngoài nhà trường, nơi ươm mầm năng khiếu có uy tín được phụ huynh và thiếu niên, nhi đồng tin yêu. Với 21 bộ môn năng khiếu, hàng năm Trung tâm đã thu hút gần 10 ngàn thiếu nhi đến học tập, trau dồi kỹ năng sống, hàng trăm

TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NHI LÂM ĐỒNG:

Giao lưu kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

ngàn thiếu nhi tham gia các hoạt động văn - thể - mỹ, qua đó góp phần tạo nên các thế hệ măng non trưởng thành phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quê hương, đất nước.

Để đạt được điều đó, đội ngũ thế hệ các thầy cô giáo của Trung tâm luôn mến nghề, yêu trẻ, không vì danh - lợi, cống hiến hết mình, chăm sóc, dạy dỗ, rèn luyện năng khiếu, vun đắp tài năng cho thiếu nhi.

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi vừa thành lập trên cơ sở sáp nhập với Nhà thiếu nhi, tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, cởi mở, khuyến khích thiếu nhi phát triển tài năng, tổ chức các hoạt động ý nghĩa cho đông đảo thiếu nhi, nâng đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Tại giao lưu sinh hoạt truyền thống, các tiết mục văn nghệ do thầy và trò trình bày đã ngợi ca quê hương đất nước, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, ngợi ca tình thầy trò, tôn vinh sự nghiệp trồng người cao quý. Qua đó làm nhân lên đạo lý uống nước nhớ nguồn của các thế hệ thiếu nhi từng học tập, sinh hoạt, trưởng thành từ Nhà thiếu nhi Lâm Đồng hôm qua và Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi hôm nay.

QUỲNH UYỂN

Tiết mục Bài ca người giáo viên nhân dân do tập thể thầy cô giáo trình bày.

Tháng 9/2015, sau thời gian cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà

giáo Đỗ Thị Nga về nghỉ hưu, rồi tham gia Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai. Tháng 10 cùng năm, Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai tổ chức đại hội và cô giáo Đỗ Thị Nga được bầu làm Chủ tịch Hội. Trên cương vị Chủ tịch Hội, nhà giáo Đỗ Thị Nga tìm tòi những cách làm hay, sáng tạo để đưa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của huyện Đạ Huoai ngày một phát triển. “Đặc trưng của Đạ Huoai là huyện vùng xa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, số hộ nghèo cũng nhiều, nên việc học hành của học sinh nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Thế nên, chúng tôi tập trung vào công tác xây dựng quỹ khuyến học để hỗ trợ các em học sinh có thêm điều kiện ăn học. Trong 3 năm qua, từ năm 2015 đến năm 2018, chúng tôi đã trao hơn 10.000 suất học bổng giúp các học sinh nghèo, với số tiền hơn 5 tỷ đồng”, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thị Nga chia sẻ.

Theo cô Nga, công tác khuyến học, khuyến tài là cái gốc để xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên,

Chuyện nhà giáo ưu tú làm công tác khuyến họcNhà giáo ấy chính là cô Đỗ Thị Nga, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đạ Huoai, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai.

công tác này sẽ không thể phát triển nếu như không có nguồn quỹ để duy trì hoạt động. Trăn trở tìm cách mở rộng nguồn quỹ, bà giáo Nga có sáng kiến vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia. Các mạnh thường quân đã đồng hành với Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai trong việc hỗ trợ học bổng giúp học sinh nghèo học giỏi, gồm có Tập đoàn Tôn Hoa

Sen, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Công ty Prudential, Đài Phát thanh - Truyền hình Long An, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa và Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng... Ngoài ra, trong công tác xây dựng Quỹ Tấm lòng vàng của Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai còn có sự đồng hành của tổ chức Dillon International - Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tài trợ cho Quỹ Tấm lòng vàng từ năm 2004 đến nay. Mới đây, Dillon International đã trao 200 suất học bổng giúp các em học sinh nghèo vươn lên học giỏi trên địa bàn huyện Đạ Huoai, có trị giá 200 triệu đồng. “Tính từ đầu năm 2018 đến nay, chúng tôi đã vận động được hơn 1,4 tỷ đồng cho Quỹ Tấm lòng vàng. Nhờ chủ động trong việc xây dựng quỹ mà công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương đã giải quyết được một phần khó khăn cho học sinh, qua đó giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học, góp phần nâng cao

trình độ dân trí”, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thị Nga tâm sự.

Say sưa, nhiệt tình với công tác khuyến học, khuyến tài, bà giáo Nga luôn chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hội, nhất là chú trọng giữ gìn mối đoàn kết, khích lệ những người làm công tác khuyến học cơ sở để mọi người cảm nhận được ý nghĩa, thấy vui khi làm công tác khuyến học. Cùng đó, bà giáo Nga đặc biệt quan tâm củng cố tổ chức, xây dựng Hội vững mạnh. Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai đến nay đã có 5.800 hội viên. Như vậy, so với đầu nhiệm kỳ, hội viên Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai đã tăng hơn 16%. Với những thành tích nổi bật trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, cô Đỗ Thị Nga được các cấp, các ngành ghi nhận, tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen. Năm 2017, Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Cờ thi đua Xuất sắc. TRỊNH CHU

Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thị Nga, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Đạ Huoai.

Ngày 18/11, Trường THPT Nguyễn Du (TP Bảo Lộc) đã long trọng tổ chức Lễ đón

Bằng công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia và kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ông Trần Đức Lợi - Phó Giám

đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng; các đồng chí lãnh đạo TP Bảo Lộc đã tới dự và

chúc mừng.Trường THPT Nguyễn Du, tiền thân là

Trường THCS Bán công Nguyễn Du được thành lập vào năm 1991. Đến năm 2000, Trường được UBND tỉnh Lâm Đồng ban

hành quyết định thành lập Trường THPT Bán công Nguyễn Du. Trải qua 27 năm xây dựng

và phát triển, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Nguyễn Du luôn nỗ lực phấn đấu,

đoàn kết một lòng cùng xây dựng nhà trường ngày một phát triển xứng đáng với ngôi

trường mang tên Đại thi hào Nguyễn Du. Năm học 2018 - 2019, trường có 32 lớp, với

1.234 học sinh. Năm học 2017 - 2018, số học sinh giỏi toàn diện của trường đạt 4,84%; học

sinh tiên tiến đạt hơn 63% và học sinh trung bình chiếm 31,17%. Trong năm học vừa qua, trường có 17 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa; kết quả tốt nghiệp

THPT quốc gia đạt 99,76%.Với những kết quả đạt được, Trường THPT

Nguyễn Du được UBND Lâm Đồng ban hành quyết định công nhận trường đạt chuẩn

quốc gia. Đây vừa là niềm tự hào và cũng là động lực để thầy và trò Trường THPT

Nguyễn Du tiếp tục phấn đấu để đạt nhiều thành tích trong những năm học tiếp theo.Được biết, đến nay, toàn TP Bảo Lộc đã

có 4 trường THPT được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, gồm: Trường THPT Bảo Lộc, Trường THPT Chuyên Bảo Lộc, THPT

Lộc Thanh và Trường THPT Nguyễn Du.KHÁNH PHÚC

Trường THPT Nguyễn Du (Bảo Lộc) đón Bằng đạt chuẩn quốc gia

Tỉnh Đoàn Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Tổ hỗ trợ khởi nghiệp (UBND tỉnh) tổ chức Chung kết và trao giải thưởng Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp và mô hình khởi nghiệp sáng tạo lần thứ I - 2018 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các tác giả trẻ có dự án khởi nghiệp, các bạn trẻ quan tâm đến khởi nghiệp.

Sau hơn 5 tháng phát động và triển khai trên toàn tỉnh, từ hơn 50 ý tưởng, mô hình dự thi, BTC đã

chọn ra 10 dự án khởi nghiệp xuất sắc tham dự chung kết đại diện cho tinh thần năng động, sáng tạo khởi nghiệp, lập nghiệp của những người trẻ tuổi. 6 ý tưởng, mô hình xuất sắc đã được chọn thuyết trình tại sân khấu chung kết. Ban giám khảo đã góp ý, đặt ra những câu hỏi với từng tác giả đã giúp dự án được chỉnh sửa hoàn thiện hơn, khả thi hơn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

BTC đã trao giải nhất cho Dự án “Máy lọc nước biển thông

minh Version 1” của nhóm sinh viên Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Đà Lạt; giải nhì cho dự án “Khởi nghiệp từ lá trà xanh” (Nguyễn Ngọc Chi Hưng - Sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ kinh tế Bảo Lộc), giải ba: Dự án nông lâm kết hợp làng truyền thống K’Ho Farm (K’Brooke - Gung Ré, Di Linh), 3 giải khuyến khích cho các dự án: “Phát triển nghề đan giỏ nhựa gia công tại địa bàn huyện Cát Tiên” (Bùi Thị Nga -

thị trấn Cát Tiên), “Dầu gội túi lọc từ lá dâu tằm” (nhóm giảng viên trẻ Trường CĐSP Đà Lạt), “Mạng xã hội cho sinh viên” (nhóm công nghệ Alo sinh viên Đà Lạt).

Nhân dịp này, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng với Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh đã ký kết giao ước nhằm hỗ trợ các ý tưởng, kết nối các nhà đầu tư đồng hành cùng phong trào khởi nghiệp, chung tay biến ý tưởng, mô hình của các bạn trẻ thành hiện thực. THÁI AN

Chung kết và trao giải Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp và mô hình khởi nghiệp sáng tạo lần thứ I

Thành Đoàn Đà Lạt tổ chức Phiên tòa giả định

Cuối tuần qua, Thành Đoàn Đà Lạt đã tổ chức “Phiên tòa giả định” nhằm tuyên

truyền pháp luật về tác hại và công tác phòng, chống ma túy trong đoàn viên, thanh

niên trên địa bàn thành phố.Phiên tòa tái hiện buổi xét xử của Tòa án

Nhân dân TP Đà Lạt đối với 1 bị cáo bị truy tố về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Theo cáo trạng của vụ án, Trương Văn Bảo (sinh năm 2000) hiện đang là học sinh lớp 12 của Trường THPT Trần Phú. Tối ngày

20/6/2018, Bảo đến quán bắn cá trên đường Nguyễn Công Trứ, Phường 8, Đà Lạt gặp

và mua của “Bình Nam Ban” 2 gói ma túy đá với giá 700.000 đ (bảy trăm nghìn đồng) rồi cất giấu trong người với mục đích để sử

dụng dần. Khoảng 9 giờ ngày 21/6/2018, Bảo bị Công an TP Đà Lạt tiến hành kiểm

tra, phát hiện thu giữ trong túi quần của Bảo 2 gói ma túy đá nói trên có trọng lượng

0,4587 g, loại Methamphetamine.Hành vi của Trương Văn Bảo đã phạm vào tội: Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 249; điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 91, 101 Bộ luật Hình

sự, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo mức án từ 18-24 tháng tù.

Ngoài ra, các đoàn viên, thanh niên còn được nghe báo cáo viên đến từ Phòng Cảnh

sát phòng, chống ma túy - Công an tỉnh Lâm Đồng tuyên truyền các nội dung về tác hại của ma túy và phòng, chống ma túy trong

thanh, thiếu niên; Hỏi đáp về tác hại của ma túy. Thông qua chương trình, các đoàn viên, thanh niên đã được củng cố thêm kiến thức

pháp luật và tiếp cận thực tiễn pháp luật.VIỆT QUỲNH

6 THỨ BA 20 - 11 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Hoạt động dạy nghề nông thôn ở Đam Rông được cho rằng khá hiệu quả, bởi người dân sau khi học nghề đã có những kỹ năng để áp dụng vào cuộc sống và tìm việc làm.

Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của lao động nông thôn (LĐNT) và điều kiện

của địa phương đang là một hướng đi được quan tâm hiện nay. Để làm được điều đó, Đam Rông đã phải tổ chức khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu loại nghề mà nông dân cần học. Bởi vì hiện nhu cầu học nghề của nông dân khá đa dạng, lại gồm nhiều đối tượng khác nhau, không thể đào tạo theo kiểu chung chung, không phân biệt độ tuổi, điều kiện từng người, từng vùng.

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đam Rông cho biết, để đào tạo nghề cho LĐNT, đặc biệt bà con dân tộc thiểu số đạt kết quả cao, trước hết cần thực hiện xã hội hóa việc tổ chức dạy nghề, tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở đào tạo, có chế độ khuyến khích để thu hút giáo viên dạy nghề, xây dựng cơ cấu nghề dựa trên quy hoạch vùng sản xuất để sau khi học xong, người học kiếm được việc làm. Đồng thời đa dạng các loại hình đào tạo, có chế độ khuyến khích người học trong giai đoạn đầu để tạo thói quen tiếp cận cái mới, xóa bỏ tâm lý ỷ lại và dễ thỏa mãn.

Trong năm 2018, huyện tuyển sinh và đào tạo 17 lớp nghề với 384 học viên với 5 nghề đào tạo và 2 nhóm nghề. Qua đó, nhiều mô hình đã khẳng định được hiệu quả và có khả năng nhân rộng như trồng cà

Đào tạo nghề nông thôn cần đi vào thực chất

phê, trồng dâu nuôi tằm, trồng cây ăn quả ở các xã Đạ M’Rông, Đạ Rsal, Phi Liêng…

Việc triển khai đề án đào tạo nghề cho LĐNT giống như việc trao cho người nông dân chiếc cần câu. Từ đây, nông dân có thể tự thoát nghèo trên chính đồng đất của mình và vươn lên làm giàu ngay tại quê hương. Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều gương nông dân, những mô hình kinh tế giúp đồng bào thoát nghèo. Chị Yuk Rơ La Y Bông (Thôn 2, xã Rô Men) chia sẻ, cũng như bao gia đình khác của huyện Đam Rông, kinh tế gia đình chị phụ thuộc vào cây cà phê là chính. Thế nhưng bước ngoặc để thay đổi cuộc sống gia đình chị là đầu năm 2018, huyện Đam Rông có tổ chức lớp dạy nghề nuôi tằm tại xã chị đã đăng ký tham gia học. Sau khi học thấy nhiều lợi ích chị quyết định phá 2 sào cà phê đang phát triển tốt để trồng dâu nuôi tằm. Nhờ vậy, gia đình chị có thu nhập hàng tháng hơn 10 triệu đồng.

Giờ chị đã có tiền chi tiêu hằng ngày trong gia đình và có vốn để chăm sóc vườn cà phê của gia đình.

Còn đối với nhóm nghề phi nông nghiệp, sau khi kết thúc chương trình học, bà con đã áp dụng ngay những kiến thức, kỹ năng được học vào trực tiếp sản xuất tại hộ gia đình, nhằm giảm thời gian lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả lao động. Qua khảo sát đánh giá thì hiệu quả, năng suất canh tác sau khi được học nghề tăng; kinh tế hộ gia đình phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững tại địa phương.

Ông Thái cho biết thêm, công tác tạo việc làm cho nhóm nghề phi nông nghiệp tương đối khó khăn, do đặc thù trên địa bàn huyện không có các khu công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, việc làm của nhóm nghề phi nông nghiệp chủ yếu dựa vào nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp ngoài huyện nên không bền

vững và thiếu tính ổn định. Từ đặc thù như vậy, trong những năm gần đây, trung tâm tập trung đào tạo các nhóm nghề nông nghiệp nhằm bảo đảm kết quả đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thuyên, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đam Rông, cho biết, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giải quyết được nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm và thu nhập khá ổn định cho một số lao động nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương và xây dựng nông thôn mới của huyện. Đặc biệt, thông qua việc học nghề, nhiều nông dân đã áp dụng vào sản xuất, tăng gia phát triển kinh tế hộ gia đình.

HOÀNG YÊN

Cho người nước ngoài thuê xe phải đủ các điều kiện

Nhằm đảm bảo an toàn cho người nước ngoài tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh theo tinh thần của Văn bản số 498/UBATGTQG ngày 2/11/2018 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở GT-VT, Sở VH,TT-DL, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện các nội dung cụ thể. Bao gồm: Tăng cường tuần tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện, nhắc nhở, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến mô tô, xe máy do người nước ngoài điều khiển. Trong đó, tập trung các hành vi vi phạm như không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia, không có giấy phép lái xe phù hợp, tránh vượt sai quy định,…

Đối với các cơ sở lưu trú, du lịch và cho thuê mô tô, xe máy phải đảm bảo kỹ thuật của phương tiện cho thuê, có đầy đủ giấy tờ theo quy định; phải giao đủ giấy tờ cho người cho thuê; không cho thuê đối với người không có bằng lái xe, không đủ tuổi điều khiển xe, đã sử dụng rượu bia… Kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh cho thuê, giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện...

M.ĐẠO

Thêm 2 dự án kêu gọi đầu tư phát triển đô thị mới

Theo danh mục kêu gọi đầu tư vừa được phê duyệt đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục bổ sung 2 dự án phát triển đô thị mới trên địa bàn.

Dự án thứ nhất, Khu Dân cư đường Nguyễn Tri Phương (giai đoạn 1), phường Lộc Tiến, Bảo Lộc với tổng diện tích 456.000 m2. Trong đó gồm các diện tích đất ở hơn 254.000 m2; đất giao thông gần 110.000 m2; đất cây xanh hơn 47.000 m2; đất công cộng hơn 45.000 m2. Trong tổng mức đầu tư 875 tỷ đồng có 135 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng.

Dự án thứ hai, Khu Dân cư đồi Thanh Danh, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó có 20 tỷ đồng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Quy mô 80.000 m2 phân bổ gồm đất ở hơn 45.600 m2, đất giao thông gần 26.600 m2 và đất cây xanh 7.800 m2.

Cả 2 Dự án đều tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. MẠC KHẢI

ĐÀ LẠT: Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông UBND TP Đà Lạt đã tổ chức Lễ

tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tối ngày 18/11.

Được biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 60 vụ tai nạn và va chạm giao thông làm 18 người chết, 43 người bị thương. So với cùng kỳ giảm 2 vụ,

giảm 2 người chết, giảm 3 người bị thương. Nguyên nhân gây tai nạn chủ yếu là đi không đúng phần đường, không chú ý quan sát, không giữ khoảng cách… Tai nạn giao thông đã đem đến nỗi đau tột cùng cho nhiều gia đình và toàn xã hội.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử

vong vì tai nạn giao thông là sự kiện đặc biệt, là dịp để mỗi người thành tâm tưởng nhớ và cảm thương sâu sắc với những người không may qua đời do tai nạn giao thông; đồng thời chung tay chia sẻ nỗi đau và sự mất mát với người thân của họ.

Dịp này, đại biểu cùng những

người tham gia Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông và phát động đảm bảo ATGT những tháng cuối năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã thắp nến tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông.

ĐAM TRỌNG

Phá sòng bạc thu hơn 1 tỷ đồng và nhiều kiếm NhậtVừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự

Công an tỉnh tiếp tục tạm giữ 52 đối tượng để phân loại, xử lý về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

Trước đó, lúc 21 giờ ngày 15/11 các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh đã đột nhập vào ngôi nhà 3 tầng số 156 Tô Hiến Thành, Phường 3, TP Đà Lạt và bắt quả tang 52 người đang đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại tầng hầm của ngôi nhà. Lực lượng công an đã trấn áp, khiến các con bạc không thể chạy thoát.

Tang vật mà lực lượng công an thu trên chiếu bạc là 319.000.000 đồng tiền mặt, nhiều bộ bài 52 lá, thu giữ trong người các đối tượng 727.570.000 đồng. Kiểm tra nhà và

trên 8 xe ô tô của những người chơi bạc, lực lượng công an còn thu thêm nhiều kiếm Nhật, mã tấu, dao lê…

Toàn bộ số tiền trên cùng hàng chục điện thoại di động, xe máy, xe ô tô của các con bạc đã được lực lượng công an lập biên bản tạm giữ.

Công tác lập biên bản, lấy lời khai ban đầu của các nghi can ngay tại địa điểm đánh bạc kéo dài từ 22 giờ ngày 15/11 đến 12 giờ ngày 16/11 mới hoàn tất và các đối tượng được dẫn giải về Phòng Cảnh sát hình sự để tiếp tục làm rõ.

Theo tài liệu trinh sát, ngôi nhà 156 Tô Hiến Thành do Trần Quang Hùng (còn gọi là Chuột) làm chủ, có 7 - 8 người thường xuyên đứng ra tổ chức

đánh bạc khoảng 2 tháng nay. Thời điểm lực lượng công an bắt quả tang Hùng không có ở nhà. Sòng bạc được cảnh giới và canh phòng nghiêm ngặt ngay từ đầu đường Tô Hiến Thành. Chỉ những người quen, biết mặt mới được phép vào ngôi nhà này qua 2 lớp cửa. Những lái xe chở các con bạc đến chơi đều được chủ sòng chi tiền hoa hồng.

Ban ngày sòng bạc này hoạt động tại rừng thông dưới hồ Tuyền Lâm, đêm xuống mới về ngôi nhà 156 Tô Hiến Thành.

Những người tham gia chơi bạc bị bắt quả tang trú tại các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, TP Bảo Lộc và TP Đà Lạt, có nhiều người

chơi bạc chuyên nghiệp, có quê tại TP Hải Phòng đến chơi bạc và cho vay tiền ngay tại sòng.

Trong số 52 người bị tạm giữ có Phan Minh Châu (SN 1971) trú tại Phường 2, TP Đà Lạt, người có 5 tiền án. Sáng ngày 15/11, Châu bị TAND TP Đà Lạt đưa ra xét xử và xử phạt 60 tháng tù giam về tội tổ chức đánh bạc (bị bắt ngày 8/2/2018, cho tại ngoại) thì tối cùng ngày Châu đến tham gia sòng bạc tại 156 Tô Hiến Thành và bị bắt quả tang.

Hiện phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đang tiến hành phân loại, củng cố chứng cứ để lập hồ sơ xử lý vụ việc. ĐỨC HUY

Người lao động sau khi học nghề sửa chữa máy nông nghiệp đã biết áp dụng cho nông cụ của gia đình. Ảnh: H.Y

7 THỨ BA 20 - 11 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Năm học 2018 - 2019 này, Trường Tiểu học Nam Thiên, thành phố Đà Lạt

tự nguyện nhân rộng mô hình “Thư viện thân thiện”. Và, tiết đọc thư viện cũng bắt đầu được triển khai 1 tháng 2 tiết. Theo thầy Nguyễn Văn Nam - Hiệu trưởng nhà trường: “Trước thực trạng thư viện trường học như một kho lưu trữ, việc học sinh tự giác đọc và thói quen đọc sách bị giảm nhiều… thì tiết đọc thư viện là mô hình hay, có nội dung, chương trình, cách thức tổ chức thân thiện, ghép vào thời khóa biểu chính khóa. Đặc biệt, quy trình đọc, thời lượng, đầu sách được phân loại sách theo trình độ đọc, qua đó kích thích, thu hút học sinh tích cực tự đọc. Từ khi thực hiện dạy tiết đọc thư viện, học sinh rất hứng khởi, ham thích đọc sách. Và việc đọc không phải chỉ một mình học sinh mà có sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó, người giáo viên phải có năng khiếu

Nhiều giải pháp được xã thực hiện để 3 năm liền, Quảng Lập luôn dẫn đầu huyện Đơn Dương về công tác cải cách hành chính.

Dẫn đầu 3 năm liền Là xã đi đầu trong xây dựng nông

thôn mới tại Đơn Dương, Quảng Lập với trên 1.280 hộ dân, gần 6.500 người sinh sống trong 5 thôn, được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ 2013 và hiện là một trong 2 xã của Đơn Dương đang tiếp tục xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian đến.

Trong cải cách hành chính (CCHC), Quảng Lập chính là xã liên tục 3 năm gần đây dẫn đầu Đơn Dương về chỉ số CCHC của 10 xã, thị trấn trong huyện hằng năm.

Như trong năm 2017 vừa qua, qua đánh giá chỉ số CCHC, Quảng Lập được 89,87 điểm, vượt qua thị trấn Thạnh Mỹ (với 89,84 điểm), dẫn đầu Đơn Dương, trong đó điểm tự chấm qua thẩm định đạt 63,5 điểm trong tổng số 70 điểm; điểm điều tra xã hội học đạt 26,37 điểm trong tổng số 30 điểm.

So với thị trấn Thạnh Mỹ, đơn vị đứng nhì về chỉ số CCHC của Đơn Dương năm 2017, nhiều chỉ số thành phần của xã Quảng Lập thường không cao bằng nhưng trong tổng thể thì xã có điểm cao hơn thị trấn này.

Đặc biệt, Quảng Lập trong năm 2017 dẫn đầu huyện về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đứng thứ nhì huyện về điểm điều tra xã hội học đo lường về sự hài lòng của người dân (chỉ sau xã Đạ Ròn).

Giải quyết hầu hết hồ sơ đếnNhư ông Nguyễn Bình Trị, Bí

thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Quảng Lập khẳng định, địa phương luôn coi công tác CCHC là một trong những nhiệm vụ hết

Quảng Lập dẫn đầu cải cách hành chính huyện Đơn Dương

sức quan trọng. “Hằng năm, xã xây dựng kế hoạch hoạt động, trong đó chú trọng đến hiệu quả công tác thực tiễn và phân công, phân nhiệm cho từng người cụ thể”.

Không chỉ phụ trách chung công tác CCHC của xã, ông còn trực tiếp quản lý chung bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ “một cửa” xã Quảng Lập. Bộ phận này gồm 5 người, bên cạnh Chủ tịch UBND xã phụ trách chung, 4 thành viên còn lại là cán bộ văn phòng làm tổ trưởng, 3 thành viên gồm công chức tư pháp hộ tịch xã, công chức địa chính xây dựng và cán bộ văn thư.

Theo bà Rô Đa Nai Liên, cán bộ phụ trách bộ phận một cửa, tất cả các cán bộ làm việc tại bộ phận này đều tốt nghiệp đại học, được đào tạo bài bản để đảm nhận công việc tại bộ phận một cửa.

Văn phòng một cửa xã Quảng Lập không chỉ bố trí tại vị trí khá

thuận tiện ngay trụ sở UBND xã để người dân dễ dàng đến làm thủ tục; tại đây nhiều năm nay đã được trang bị hệ thống máy tính kết nối mạng giữa địa phương với huyện. Xã lâu nay đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ hành chính tại địa phương, yêu cầu tất cả cán bộ trong xã (trong đó có bộ phận một cửa) sử dụng tốt các phần mềm quản lý hiện hành, sử dụng hộp thư điện tử trong thực thi công vụ. Xã gần đây cũng đã được trang bị hệ thống “một cửa điện tử” và Quảng Lập cũng đang được chọn để thực hiện thí điểm việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào giải quyết thủ tục hành chính tại xã.

Trong giải quyết hồ sơ, Quảng Lập đến nay đã áp dụng cơ chế một cửa đối với 105 thủ tục hành chính trong 12 lĩnh vực cấp xã; hầu hết hồ sơ tiếp nhận trong những tháng đầu năm nay đều được giải quyết.

Để người dân hài lòng Để người dân hài lòng khi đến

làm thủ tục hành chính tại xã, theo ông Nguyễn Bình Trị, là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với tất cả các cán bộ trong xã lâu nay.

Trước nhất, Quảng Lập hết sức chú ý việc công khai hóa mọi văn bản, thủ tục, giấy tờ có liên quan để người dân biết tại bộ phận một cửa, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC đến cán bộ, công chức cùng mọi người dân.

Cụ thể, với cán bộ công chức, chuyên trách, bán chuyên trách tại xã và các trưởng thôn, UBND xã tổ chức các cuộc họp triển khai những nội dung CCHC trong từng tháng, từng quý. Với người dân, xã phân công các thành viên phụ trách địa bàn kết hợp với các tổ dân phố phổ biến đến dân thông qua các cuộc họp thôn. Xã cũng phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể thực hiện việc tuyên truyền thông qua các cuộc họp lồng

ghép của hội, chi hội. Việc tăng cường chất lượng

chuyên môn cho cán bộ cơ sở cũng được xã chú trọng. Cán bộ xã, theo ông Trị, cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ dân, thực hiện đúng nội quy, quy định cơ quan, khi thấy người dân chưa hiểu cần tận tình giải thích, giúp đỡ; không có thái độ hách dịch, không để người dân phản ánh về tinh thần thiếu trách nhiệm của mình.

“Xã chúng tôi có các qui định rất nghiêm mà mọi cán bộ phải tuân thủ trong nhiều năm nay, đó là cần giải quyết công việc thấu đáo, không uống bia rượu trong buổi trưa, không hút thuốc lá tại công sở” - ông Trị cho biết.

Quảng Lập đến nay theo ông Trị cũng đã và đang làm rất tốt công tác tiếp dân ở cơ sở; chú trọng giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân ngay từ đầu, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện trong dân, tránh việc đơn thư kéo dài không giải quyết.

Là địa phương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nên theo ông Lập, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã cũng chú ý đến việc vận động các nguồn lực trong xã hội để phát triển địa phương. Tính từ năm 2011 đến nay, người dân trong xã đã đóng góp khoảng 34 tỷ đồng, chưa kể rất nhiều người trong xã hiến đất, hoa màu, đóng góp công sức để cùng Nhà nước làm đường giao thông nông thôn và các công trình dân sinh. Xã cũng đi đầu huyện về xóa đói giảm nghèo trong dân, đến nay xã không còn hộ nghèo, chỉ có trên 30 hộ cận nghèo; xã cũng là địa phương đi đầu huyện trong bảo vệ môi trường sống nông thôn, tổ chức thu gom rác thải đến tận từng thôn xóm.

“Cho đến nay, nhiều năm liền xã chúng tôi không có đơn thư khiếu nại” - ông Nguyễn Bình Trị cho biết. VIẾT TRỌNG

Học sinh vui đọc sáchKhác với những giờ đọc sách thông thường như trước đây: học sinh tự đọc, tự hiểu, tự cảm nhận…; giờ đây, cô và trò cùng tương tác giúp học sinh thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, hứng thú với sách và năng động hơn khi được hóa thân vào nhân vật. Đó là tiết đọc thư viện triển khai theo chương trình “Thư viện thân thiện” trường tiểu học.

dẫn dắt câu chuyện và tổ chức hoạt động mở rộng để cuốn hút học sinh đến với từng trang sách”.

Thực tế, việc đọc sách đối với học

sinh tiểu học cũng được các trường quan tâm bằng nhiều hình thức như: tổ chức cho học sinh đọc sách ngoài sân trường, dưới gốc cây, trong thư

viện… giờ ra chơi hay cho mượn sách về nhà. Tuy nhiên, việc đọc sách chỉ từ phía học sinh khiến các em thụ động, không hứng thú, thậm chí không hiểu được nội dung quyển sách nên dần lơ là với sách. Điều này dẫn đến một số thư viện trường tiểu học không thu hút được học sinh.

Giờ đây, việc đọc sách hoàn toàn khác khi nhiều trường triển khai dạy các tiết đọc thư viện. Cô giáo sẽ là người đồng hành cùng học sinh trong việc chọn sách, hướng dẫn cách đọc, ôn lại nội dung… giúp các em hiểu hơn câu chuyện vừa đọc. Có mặt trong một tiết đọc của cô và trò lớp 4A Trường Tiểu học Đinh Văn 3, Lâm Hà mới thấy hết sự hào hứng của học sinh khi được

học tiết đọc thư viện. Trong thư viện thân thiện, các em ngồi thoải mái trên tấm thảm xốp, mong chờ quyển sách chuẩn bị được cô giáo giới thiệu. Ngay từ đầu tiết đọc, cô giáo đã thu hút học sinh vào bài học một cách tự nhiên bằng một số câu hỏi trò chuyện gần gũi, thân thiện với học sinh như: “Các em có thích đến thư viện không?”, “Các em đã tìm đọc những quyển truyện nào trong thư viện?”… Rồi nhiều học sinh muốn chia sẻ về quyển truyện mình đã đọc. Cùng với sự chia sẻ tích cực, hứng thú của học sinh, giáo viên bắt đầu cho học sinh quan sát bức tranh bìa của cuốn truyện, sau đó cho học sinh dự đoán các nhân vật trong câu chuyện và tên truyện. Với giọng đọc nhẹ nhàng, truyền cảm kết hợp với ngôn ngữ hình thể phù hợp, cô giáo Đinh Thị Thu Huyền đã lôi cuốn học sinh tập trung lắng nghe câu chuyện và chăm chú quan sát tranh...

XEM TIẾP TRANG 8

Giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa xã Quảng Lập. Ảnh: V.T

Tiết đọc thư viện diễn ra hào hứng với sự tương tác của giáo viên và học sinh. Ảnh: T.H

8 THỨ BA 20 - 11 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Nguyễn Bình Thuận sử dụng đất tại xã Lộc Tân với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất số 330, diện tích 7.261 m2.+ Thửa đất số 331, diện tích 1.450 m2.+ Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Tờ bản đồ số 29, xã Lộc Tân.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu N 484590 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ

bà Nguyễn Thị Anh Thi ngày 29/12/1998, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 00219/QSDĐ.

Năm 2004, hộ bà Nguyễn Thị Anh Thi sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Nguyễn Bình Thuận nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: N 484590 cho ông Nguyễn Bình Thuận quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ bà Nguyễn Thị Anh Thi ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn

phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện

truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi thành đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện

Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Bình Thuận tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Phạm Văn Khởi sử dụng đất tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm. Với các thông tin cụ thể như sau:

Thửa đất số 181, diện tích 374 m2; Mục đích sử dụng đất: Đất ở (ONT); Tờ bản đồ số: 47 (K-208-4), xã Lộc Thành; Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài.

Giấy CNQSD đất số hiệu N 460284 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ bà Ka Nôm ngày 29/12/1998, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 00013/QSDĐ.

Năm 2001, hộ bà Ka Nôm sang nhuợng bằng giấy viết tay cho ông Phạm Văn Khởi nhưng chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: N 460284 cho ông Phạm Văn Khởi quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo: Hộ bà Ka Nôm ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Phạm Văn Khởi tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Kính gửi: Công an phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình DươngTôi tên: Nguyễn Thanh Hiền, sinh ngày 18/6/1976, CMND số: 281105242 do Công

an Bình Dương cấp ngày 18/3/2011.Chỗ ở hiện nay: 61/9 khu phố Thắng Lợi 2, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình

Dương.Chỗ ở tạm trú: 109 đường GS1, khu phố Tây B, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh

Bình Dương.Vào ngày 25/10/2018, tôi có đi trên đoạn đường từ Quốc lộ 1A (Đại học Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh) về nhà tôi ở gần Siêu thị Big C Dĩ An (Quốc lộ 1K) tôi có đánh rơi một túi hồ sơ gồm một số giấy tờ quan trọng. Trong đó gồm có:

1. 1 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH, Mã số thuế: 5800467441, địa chỉ doanh nghiệp: 38C Khe Sanh, Phường 10, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do tôi là người đại diện pháp luật, đứng chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên.

2. 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất mang tên: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH, thửa đất số 03, tờ bản đồ số ĐCCS số 02, địa chỉ: Tiểu khu 333b, xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Số sổ: CA 006903, số và sổ cấp GCN CT00379 do Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng thửa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký ngày 29/10/2015.

Nay tôi làm đơn cớ mất này, kính mong công an địa phương xác nhận để tôi bổ sung hồ sơ hoàn thiện các thủ tục xin cấp lại một số giấy tờ nêu trên.

Xin trân trọng và cảm ơn!

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO THAY ĐỔI VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Thực hiện Quyết định số 1903/QĐ-TCT ngày 31/10/2017 của Tổng cục Thuế về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng trụ sở làm việc của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng.

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thông báo kể từ ngày 19/11/2018, Cuc Thuế chuyển một số phòng nghiệp vụ đến địa điểm làm việc mới thuê tại Ngân hàng Sacombank, 29 Hai Bà Trưng, Phường 6, thành phố Đà Lạt, gồm:

1. Tại tầng 4:- Phòng Kiểm tra thuế số 2, điện thoại: 02633.533288;- Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân, điện thoại: 02633.533141.2. Tại tầng 6:- Phòng Thanh tra, điện thoại: 02633.833595;- Phòng Kiểm tra thuế số 1, điện thoại: 02633.830234;- Phòng Kiểm tra nội bộ, điện thoại: 02633.510407.Cục Thuế trân trọng thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân biết liên

hệ công tác.

Học sinh vui đọc sách... TIẾP TRANG 7

Đổi mới đào tạo... TIẾP TRANG 4

... Sôi động nhất vẫn là hoạt động sắm vai, học sinh thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của mình qua từng nhân vật. Trong vai Thỏ con, Thoại An thích thú: “Con thấy việc đọc sách thế này giúp con dễ hiểu nội dung câu chuyện, con cũng thích đọc sách hơn”.

Còn với cô giáo Thu Huyền: “Việc dạy tiết đọc thư viện khiến cả cô và trò như đang học mà chơi, chơi mà học. Học sinh hứng thú, năng động, tự tin, nắm bắt câu chuyện tốt hơn. Đặc biệt có sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh để giáo viên nắm bắt được các em thích đọc loại sách nào, tiếp thu nội dung thế nào để có sự lựa chọn sách cũng như phương pháp tương tác cho phù hợp. Qua vai diễn của các em đã làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, các em như được thả hồn vào vai diễn với sự vui vẻ, thoải mái”.

Tuy nhiên, việc tổ chức dạy tiết đọc thư

viện chỉ áp dụng được với những trường tiểu học thực hiện mô hình “Thư viện thân thiện”. Hiện toàn tỉnh có 34 trường tiểu học được thụ hưởng dự án do tổ chức Room to Read tài trợ và 14 trường tự nguyện nhân rộng. “Phòng đang khuyến khích những trường có điều kiện cơ sở vật chất tự nguyện nhân rộng mô hình này. Bởi tiết đọc thư viện là một hoạt động luyện tập tiếng việt, luyện đọc rất hiệu quả cho học sinh. Sắp tới, Phòng sẽ tổ chức cho giáo viên những trường chưa thực hiện dự án giao lưu tiết đọc thư viện với các trường triển khai để thấy được lợi ích cũng như hình thức đọc sách phong phú của tiết đọc thư viện. Các trường tự nguyện nhân rộng sẽ được Room to Read hỗ trợ đầu sách phù hợp với tiết đọc thư viện”, ông Nguyễn Duy Hải - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GDĐT cho biết.

TUẤN HƯƠNG

... và toàn xã hội như là mục tiêu cốt lõi cần đạt được của người dạy, người học và là tiêu chí chất lượng nhà trường đã khẳng định với xã hội.

Năm 2017, chương trình khung đào tạo tích hợp theo hướng tiếp cận năng lực đối với ngành Cao đẳng Điều dưỡng được hình thành. Song song với sự thay đổi về loại hình đào tạo và nội dung chương trình đào tạo là phương pháp giảng dạy. Theo đó, sự thay đổi lớn đã diễn ra vào năm học 2017 - 2018, Khoa đã triển khai thực hiện giảng dạy các học phần chăm sóc theo tình huống lâm sàng, nhằm giảm tải hình thức giảng dạy truyền thống mang nặng tính lý thuyết, thay vào đó là tăng kết nối với thực tế lâm sàng. Các tình huống được biên soạn phù hợp với nấc thang năng lực theo tiến trình hình thành năng lực của người học, đảm bảo xuyên suốt quá trình đào tạo từ giải phẫu, sinh lý, sinh bệnh, bệnh học và thực hành chăm sóc người bệnh...

Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học đã xây dựng các công cụ đánh giá đảm bảo đánh giá toàn diện cả 3 tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học. Khoa đã và đang

hoàn chỉnh bộ bảng kiểm lượng giá kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành lâm sàng, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và tình huống lượng giá. Công cụ theo dõi và lượng giá thực hành lâm sàng được thiết kế với 6 tiêu chí năng lực, bao gồm: Quản lý thời gian hiệu quả; giao tiếp hiệu quả; nhận định người bệnh; thực hành kỹ thuật điều dưỡng; lập kế hoạch chăm sóc và thái độ tự chủ tự chịu trách nhiệm. Các tiêu chí năng lực trên được thiết kế và thực hiện một cách đồng bộ hóa trong quá trình đánh giá thực hành lâm sàng của sinh viên.

Thạc sĩ - Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Lam - Trưởng khoa cho biết: “Trong năm học 2019 - 2020, chúng tôi tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng các học liệu giảng dạy theo hướng đào tạo tích hợp hình thành năng lực người học. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo Điều dưỡng tiên tiến, trang bị ngoại ngữ đạt chuẩn B2 châu Âu cho các đội ngũ giảng viên của Khoa, từng bước khẳng định thương hiệu của trường nghề trọng điểm quốc gia, tiến tới hội nhập khu vực và ASEAN”.

AN NHIÊN