12
HÔN NHÂN VIỆT - ĐÀI Ở MIỀN TÂY NAM BỘ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC PHAN THỊ THU HIỀN 1 DẪN NHẬP Hôn nhân xuyên quốc gia là một hiện tượng bình thường trong thời đại hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, điều này có thể đã trở nên bất bình thường đối với hôn nhân Việt-Đài trong những thời kỳ khá dài khi số lượng các cuộc hôn nhân đột ngột tăng mạnh đến mức tạo thành những “làn sóng” lớn, kéo theo các hệ quả xã hội, tiêu cực hơn là tích cực, về nhiều mặt, cho cả hai phía. Mặc dù từ năm 2005 đến nay “cơn sốt lấy chồng Đài Loan” dịu xuống (số lượng các cuộc hôn nhân chỉ còn khoảng ¼ so với giai đoạn đỉnh cao), nhường chỗ cho “cơn sốt lấy chồng Hàn Quốc” nhưng tính tổng cộng thì hôn nhân Việt-Đài vẫn dẫn đầu các hôn nhân xuyên quốc gia cả ở Việt Nam lẫn Đài Loan và các hệ quả xã hội thì sẽ còn lâu dài. Nghiên cứu hôn nhân Việt-Đài, vì thế, vẫn tiếp tục là vấn đề thời sự cấp thiết, giúp định hướng quản lý, phát triển nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa của mỗi bên, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên. Báo cáo này của chúng tôi, trên cơ sở kế thừa những học giả đi trước, xin góp thêm hướng tiếp cận văn hóa học, tập trung vào hôn nhân Việt -Đài ở miền Tây Nam Bộ như một trường hợp điển hình. 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Miền Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 12 tỉnh (An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và 1 thành phố (Cần Thơ). Đến 89% trong số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan là từ miền Tây Nam Bộ. Xem hôn nhân Việt - Đài ở miền Tây Nam Bộ như một tiểu văn hóa (sub- culture), chúng tôi phân tích, lý giải các thành tố văn hóa của hiện tượng và quan hệ giữa chúng. Trường hợp nghiên cứu được đặt trong phối cảnh so sánh. So sánh nội văn hóa (giữa Nam Bộ và Bắc Bộ, giữa miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ) và so sánh xuyên văn hóa (giữa Việt Nam và Đài Loan). 2. Hôn nhân Việt-Đài ở miền Tây Nam Bộ nhìn từ văn hóa nhận thức Nhận thức về hôn nhân xuyên quốc gia của người Việt và người Đài Loan trong truyền thống được thể hiện qua tục ngữ, thành ngữ, ca dao, văn học nghệ thuật, phong tục tập quán liên quan đến quan niệm về giới, hôn nhân và gia đình, ý thức về sự phân biệt bản địa và ngoại lai (in -group và out-group). Nhận thức 1 PGS.TS, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Citation preview

Page 1: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

HÔN NHÂN VIỆT - ĐÀI Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

PHAN THỊ THU HIỀN1

DẪN NHẬP

Hôn nhân xuyên quốc gia là một hiện tượng bình thường trong thời đại

hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, điều này có thể đã trở nên bất bình thường đối với

hôn nhân Việt-Đài trong những thời kỳ khá dài khi số lượng các cuộc hôn nhân

đột ngột tăng mạnh đến mức tạo thành những “làn sóng” lớn, kéo theo các hệ

quả xã hội, tiêu cực hơn là tích cực, về nhiều mặt, cho cả hai phía. Mặc dù từ

năm 2005 đến nay “cơn sốt lấy chồng Đài Loan” dịu xuống (số lượng các cuộc

hôn nhân chỉ còn khoảng ¼ so với giai đoạn đỉnh cao), nhường chỗ cho “cơn sốt

lấy chồng Hàn Quốc” nhưng tính tổng cộng thì hôn nhân Việt-Đài vẫn dẫn đầu

các hôn nhân xuyên quốc gia cả ở Việt Nam lẫn Đài Loan và các hệ quả xã hội

thì sẽ còn lâu dài.

Nghiên cứu hôn nhân Việt-Đài, vì thế, vẫn tiếp tục là vấn đề thời sự cấp

thiết, giúp định hướng quản lý, phát triển nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, văn

hóa của mỗi bên, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Báo cáo này của chúng tôi, trên cơ sở kế thừa những học giả đi trước, xin

góp thêm hướng tiếp cận văn hóa học, tập trung vào hôn nhân Việt-Đài ở miền

Tây Nam Bộ như một trường hợp điển hình.

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Miền Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 12 tỉnh

(An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang,

Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và 1 thành phố (Cần

Thơ). Đến 89% trong số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan là từ miền Tây

Nam Bộ.

Xem hôn nhân Việt - Đài ở miền Tây Nam Bộ như một tiểu văn hóa (sub-

culture), chúng tôi phân tích, lý giải các thành tố văn hóa của hiện tượng và quan

hệ giữa chúng.

Trường hợp nghiên cứu được đặt trong phối cảnh so sánh. So sánh nội

văn hóa (giữa Nam Bộ và Bắc Bộ, giữa miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam

Bộ) và so sánh xuyên văn hóa (giữa Việt Nam và Đài Loan).

2. Hôn nhân Việt-Đài ở miền Tây Nam Bộ nhìn từ văn hóa nhận thức

Nhận thức về hôn nhân xuyên quốc gia của người Việt và người Đài Loan

trong truyền thống được thể hiện qua tục ngữ, thành ngữ, ca dao, văn học nghệ

thuật, phong tục tập quán liên quan đến quan niệm về giới, hôn nhân và gia đình,

ý thức về sự phân biệt bản địa và ngoại lai (in-group và out-group). Nhận thức

1 PGS.TS, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Page 2: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

về hôn nhân xuyên quốc gia của người Việt và người Đài Loan hiện nay có thể

thấy qua kết quả điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan cũng

như phân tích dư luận xã hội và truyền thông.

2.1. Cái nhìn của người trong cuộc về hôn nhân xa xứ, hôn nhân ngoại

tộc

a, Việt Nam

Ở nông thôn Bắc Bộ, với đặc điểm tĩnh của nền văn hóa nông nghiệp lúa

nước, suốt truyền thống lâu dài, cư dân mong muốn gả cưới gần nhà (Có con mà

gả chồng xa / Một là mất giỗ, hai là mất con). Thêm nữa, định kiến với dân ngụ

cư, sự phân biệt đối với những cặp kết hôn khác làng (phải nộp cheo cao hơn)

khiến cho cư dân hướng tới hôn nhân với người cùng làng (Trâu ta ăn cỏ đồng

ta…). Đến tận gần đây ở nhiều nơi vẫn “cấm vận” gái làng.

Nam Bộ khác hẳn, làng xã không có đất công để ban cấp, ai có sức khai

phá thì biến đất hoang thành của riêng, không phân biệt dân chính cư và dân ngụ

cư. Tất cả đều gốc lưu dân, ly hương. Dù xem gả cưới gần vẫn là lựa chọn tốt

hơn nhưng người ta không quá ngại ngần di chuyển, sẵn sàng tùy cơ chấp nhận

khả năng thay đổi (Ra đi gặp vịt cũng lùa / Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng

tu – Em yêu anh nên đành xa xứ, xuôi ghe chèo về miệt thứ Cà Mau...).

Trong khi ở Bắc Bộ đại đa số là cư dân người Việt thì Nam Bộ lại là nơi

chung sống đa tộc người: Việt-Hoa-Chăm-Khmer. Hòa nhập văn hóa giữa các

dân tộc ở Nam Bộ đã có một quá trình lâu dài, gần như ngay từ đầu lịch sử khẩn

hoang. Hôn nhân xuyên chủng tộc chủ yếu là giữa người Việt và người Hoa, còn

hôn nhân Việt-Khmer, Việt-Chăm khá ít, hiếm, khá ngoại lệ. Nguyên nhân của

điều này không chỉ do Việt, Hoa cùng nền tảng tôn giáo (Nho giáo – Phật giáo

Đại thừa – Đạo giáo) khác biệt với Khmer (Phật giáo Tiểu thừa) và Chăm (Hồi

giáo / Bà La Môn giáo) mà còn do Việt, Hoa cùng truyền thống văn hóa gia đình

phụ hệ, khác biệt với Chăm (mẫu hệ), Khmer (có phần mang đặc điểm song hệ).

Riêng về người Hoa, họ đã đến Nam Bộ từ thế kỷ XVII, với nhiều đợt

sóng di cư số lượng lớn. Trong khi người Hoa ở Đông Nam Bộ phần lớn đến từ

Quảng Đông, thì người Hoa ở Tây Nam Bộ lại chủ yếu từ Triều Châu (Bạc Liêu

nước chảy lờ đờ / Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu), Phúc Kiến, Khách

gia (Hakka), nghĩa là, chung nguồn cội với đa số người Đài Loan. Điều này chắc

hẳn cũng tạo nên một trong những “lực hút” khiến phụ nữ Tây Nam Bộ, đặc biệt

là phụ nữ người Hoa / gốc Hoa ở khu vực này, kết hôn với người Đài Loan

(hơn 40% số phụ nữ Tây Nam Bộ lấy chồng Đài Loan là người Hoa / gốc Hoa).

So với Bắc Bộ, Nam Bộ cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp sớm hơn và mật

thiết hơn suốt lịch sử lâu dài với Pháp và Mỹ. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

nơi đây từ lâu là một thực tế.

b, Đài Loan

Tương phản với tính tương đối đa văn hóa, đa chủng tộc của Nam Bộ Việt

Nam, Đài Loan lại có tính thuần nhất, thuần chủng cao.

Page 3: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Dù giữa thế kỷ XVII bị Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhòm ngó rồi trở

thành thuộc địa của Hà Lan, dù cuối thế kỷ XIX bị Nhật chiếm đóng 50 năm,

Đài Loan về cơ bản vẫn là một hòn đảo tương đối biệt lập. Dân cư tuyệt đại bộ

phận là người Hán, với số đông từ Khách gia, Phúc Kiến… Nhìn chung, văn hóa

Đài Loan ít độ thoáng mở, ít sự chấp nhận, sự dung hợp với tha nhân, tha tính

hơn Nam Bộ Việt Nam. Hôn nhân xuyên quốc gia ở Đài Loan chỉ mới có một

thời gian lịch sử ngắn ngủi (từ khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại

đây), do đó, chưa quen thuộc, không tránh khỏi sự nhìn nhận tiêu cực gắn với

thành kiến phân biệt chủng tộc.

2.2. Cái nhìn của người trong cuộc về động cơ kinh tế gắn với chữ Hiếu

a, Việt Nam

Phân tích kết quả phỏng vấn sâu của nhóm Trần Thị Kim Xuyến đối với

51 người phụ nữ Tây Nam Bộ về sự hài lòng trong hôn nhân của họ với người

Đài Loan2, có thể thấy 3 trong 4 tiêu chí, ở những mức độ khác nhau, đều liên

quan đến kinh tế (A, B, D), chiếm tới 71%. Đa số xem trọng động cơ kinh tế

gắn với chữ Hiếu.

Sự thẳng thắn, bộc trực, tính cách thực tế, thực dụng của người Việt miền

Tây Nam Bộ phần nào thể hiện ở đây. Khác với ca dao, tục ngữ Bắc Bộ thường

diễn đạt tâm lý coi nhẹ nghề buôn, khinh thường những người xem trọng đồng

tiền, Tây Nam Bộ chấp nhận, khuyến khích buôn bán, có cái nhìn tích cực chứ

không tiêu cực đối với đồng tiền (Theo anh, thời cũng muốn theo / Tôi sợ anh

nghèo, anh bán tôi đi – Khôn như tiên, không tiền cũng dại…).

Chữ Hiếu là truyền thống đạo lý của dân tộc Việt nói chung. Song chữ

Hiếu ở Nam Bộ cũng có sắc thái riêng. Với ảnh hưởng của Nho giáo thoáng mở

hơn, tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” vào đến Nam Bộ không còn

cứng nhắc (Mười mà chi một mà chi / Sinh ra có ngãi có nghì là hơn). Trách

nhiệm nuôi dưỡng mẹ cha, phụ đỡ gia đình không chỉ của trưởng nam mà người

con gái cũng đau đáu lo toan. Nhiều người con gái tạm gác tình duyên riêng

mình để báo đền cha mẹ, nuôi dưỡng bầy em (Ân cha nghĩa mẹ chưa đền / Bậu

mong ôm gối cuốn mền theo ai?).

Miền Tây Nam Bộ xưa vốn là nơi được thiên nhiên ưu đãi, làm ăn dễ

dàng không mấy nhọc công, đời sống thuận lợi, sung túc hơn khá nhiều vùng

khác ở Việt Nam. Nhưng gần đây, khi nguồn lợi thiên nhiên ngày càng không đủ

đáp ứng dân số đông đảo và tăng nhanh, khi sản xuất nông nghiệp lối tiểu nông

tạo ra thu nhập thấp, công nghiệp ít phát triển, miền Tây Nam Bộ lại trở thành

nơi nghèo hơn cả, so với Đông Nam Bộ và Bắc Bộ. Trong hoàn cảnh đó, một bộ

phận những cô gái ở đây đã đặt hy vọng vào hôn nhân với những người đàn ông

ở các xứ sở giàu có, mong được đổi đời mà lại có cơ hội giúp đỡ gia đình.

b, Đài Loan

2 [(A) Có tiền giúp đỡ gia đình ở Việt Nam: 50%; (B) Chồng người Đài Loan giàu có, rộng rãi: 7,1%; (C) Chồng

người Đài Loan thương và tôn trọng vợ: 21,4%; (D) Cuộc sống tốt và thoải mái hơn: 14,3%; (E) Không trả lời:

7,1%]

Page 4: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Đến khai hoang Đài Loan thời kỳ đầu (sớm nhất từ thế kỷ III, giai đoạn

tăng cao là khoảng 600 năm từ nhà Đường đến nhà Tống), về cơ bản, là những

lực lượng di dân lẻ tẻ, tự phát. Năm 1335, nhà Nguyên mới chính thức đặt

“Tuân Kiêm Tư” đê quan ly dân chinh cua Banh Hô va đao Đai Loan . Nho giáo

ảnh hưởng tới Đài Loan, như vậy, về cơ bản là Tống Nho với tôn ti xã hội nặng

nề trọng nam khinh nữ.

Đài Loan có phong tục người cha cô dâu hắt chén nước theo xe hoa trong

ngày cưới với ý nghĩa chén nước đã hắt đi rồi không còn lấy lại được nữa, con

gái đã thành con người ta, từ đấy cô con dâu chỉ toàn tâm toàn ý phục vụ gia

đình nhà chồng. Chữ Hiếu của người con dâu Việt Nam với cha mẹ đẻ ở quê

nhà, do vậy, không những không được nhiều cảm thông ở Đài Loan mà còn bị

xem là một gánh nặng vô lý, một sự lợi dụng nhà chồng. Những người con dâu

họ đã phải tốn tiền cưới về bị xem thường, đặc biệt khi đó lại là những nữ ngoại

nhân từ một nước nghèo.

2.3. Cái nhìn của dư luận xã hội và truyền thông

a, Việt Nam

Làng Bắc Bộ có tính cộng đồng và tính tự trị cao (Phép vua thua lệ làng).

Nhiều làng có hương ước chặt chẽ, ở nhiều làng sống tập trung những dòng họ

lớn nên lại thêm những tập tục của dòng họ. Áp lực xã hội rất lớn (Trong họ

ngoài làng – Ba bề bốn bên hàng xóm láng giềng – Sống vì danh vì tiếng, không

ai sống về cả miếng ăn...). Trường hợp chấp nhận rể ngoại quốc để hỗ trợ kinh

tế cho gia đình, cha mẹ cô dâu sẽ bị dư luận cũng như bị chính các cô dâu phê

phán, trách móc là “gả bán con” (Mẹ em tham khúc cá thu / Gả em về biển mịt

mù tăm tăm ). Chính các cô dâu cũng chịu áp lực dư luận, đúng như Neil

L.Jamieson, một người Mỹ từng nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam viết trong

cuốn sách Understanding Vietnam rất nổi tiếng của ông: “Khi một cô gái Việt

lấy một người nước ngoài, cô gái ấy cảm thấy xấu hổ cho dù vị thế xã hội của

cô ta ra sao. Hành động lấy chồng “Tây” bị xem như một hành động mất gốc,

hành động lầm lạc của một người đã hủy hoại nguồn cội của mình”. Có thể

thấy điều ấy được thể hiện rất rõ qua giọng điệu châm biếm trong phóng sự Kỹ

nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng nói về những phụ nữ lấy chồng người

Phương Tây những năm 30-40 của thế kỷ XX (“Những cuộc phối hợp của một

số đông phụ nữ nước nhà với những người Tây phương liệu có đáng là những

cuộc hôn nhân hẳn hoi không? Hay đó chỉ là…, chỉ như…, chỉ hao hao

giống…, chỉ phảng phất… đáng gọi là một thứ “kỹ nghệ”?).

Ở vùng “đất mới”, “đất trẻ” Nam Bộ, phần nhiều thôn ấp quy mô nhỏ rải

rác theo những triền sông, ven bờ kinh rạch, tổ chức cộng đồng thoáng mở hơn

Bắc Bộ. “Rất nhiều làng không có hương ước, cũng không có thần tích, thần

phả. (…) Dân làng nói chung không bị những quy ước, những lệ làng ràng

buộc, câu thúc chặt chẽ như ở Bắc và Trung” [Thạch Phương 1992: 55]. “Ở đây

quan hệ cá nhân là mạnh mẽ”. “những người tới đất Nam Bộ thường là đi riêng

lẻ từng cá nhân, ra đi là rứt bỏ những lề tục xưa cũ..” [Ngô Đức Thịnh 2004:

267]. Áp lực xã hội ở Nam Bộ nhìn chung không căng thẳng như ở Bắc Bộ.

Page 5: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Xử lý kết quả điều tra xã hội học từ đề tài nghiên cứu “Thực trạng phụ nữ

kết hôn với người Đài Loan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long” (do Vụ Gia

đình – Viện Dân số Gia đình Trẻ em và Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn phối hợp thực hiện tại 6 tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền

Giang, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long – Tháng 3/2004), Phạm Thị Thùy

Trang ghi nhận: “Nếu như cách đây 10 năm, việc lấy chồng Đài Loan bị phê

phán thì hiện nay cộng đồng đã không còn coi đó là điều bất thường. Dư luận ở

đồng bằng sông Cửu Long hiện đang chuyển từ chỗ phản đối sang thái độ cảm

thông và dần dần đồng tình” 3[Phạm Thị Thùy Trang 2004].

Góp phần làm nên sức hấp dẫn Đài Loan còn phải kể đến ảnh hưởng

truyền thông. Những phim truyện Đài Loan chinh phục cư dân Nam Bộ nhiều

hơn Bắc Bộ (số giờ phát sóng trên truyền hình nhiều hơn, nhiều “đất” hơn trên

các tạp chí sân khấu điện ảnh, mốt, thời trang của các địa phương). Thập niên 90

của thế kỷ XX, dòng phim tình cảm lãng mạn đã “lấy nước mắt” của không biết

bao nhiêu khán giả nữ. Từ năm 2001, dòng phim thần tượng kết hợp sức mạnh

những kịch bản chuyển thể từ truyện tranh manga ăn khách của Nhật Bản lại đặc

biệt thu hút các khán giả tuổi teen. Hình tượng Đài Loan, qua sự thể hiện của

văn hóa đại chúng, như một “con Rồng châu Á” kinh tế phát triển thịnh vượng

đồng thời như một xứ sở tình yêu lãng mạn, đã trở thành giấc mộng của nhiều cô

gái Tây Nam Bộ.

Phim truyện Đài Loan không chỉ được chiếu trên truyền hình mà còn phát

hành rộng rãi qua băng đĩa DVD, do đó, đến được với đông đảo cư dân Tây

Nam Bộ. Trong khi đó, ở Tây Nam Bộ, báo chí và phim truyện cũng như phim

tài liệu Việt Nam lại là những phương tiện truyền thông hạn chế hơn. Những

khía cạnh tiêu cực, những câu chuyện bi kịch trong hôn nhân Việt-Đài được

phân tích qua hàng trăm bài báo (trong đó đặc biệt nổi bật có tiểu thuyết-phóng

sự nhiều kỳ Chuyện kể dưới đèn đường của phóng viên Trang Hạ báo Thanh

Niên) hoặc được dựng thành phim (điển hình như phim truyện Những cuộc tình

trắng đen) hầu như có rất ít ảnh hưởng.

b, Đài Loan

Dư luận xã hội Đài Loan có cái nhìn tiêu cực đối với những cô dâu đến từ

Việt Nam cũng như đến từ các nước châu Á khác.

Gần đây, truyền thông Đài Loan đã có những nỗ lực để cải thiện tình thế.

Năm 2007, cuộc thi viết Tiếng lòng của cô dâu di dân do Đảng Dân tiến và Hội

phụ nữ Tân Cảnh Giới của Đài Loan tổ chức, tạo cơ hội cho các cô dâu ngoại

được nói lên tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ. Cũng năm này, bán nguyệt

san Bốn phương (song ngữ Việt-Hoa) ra mắt, như một diễn đàn giúp các cô dâu

Việt hòa nhập văn hóa Đài Loan hiệu quả hơn. Năm 2008, chương trình truyền

hình mang tên Cô dâu Việt ở Đài Loan chính thức được phát sóng vào tối thứ

bảy hằng tuần. Nói về ý nghĩa của chương trình, Steve Wu, giám đốc cơ quan

3 Trong 635 bậc cha mẹ có con lấy chồng Đài Loan được hỏi, 632 người cho rằng được họ hàng, hàng xóm đồng

tình, 630 người cho rằng được chính quyền đồng tình. 73,7% trong số 460 thanh niên từ 15 đến 25 tuổi cho rằng

hiện tượng lấy chồng Đài Loan là bình thường.

Page 6: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Dịch vụ truyền hình Đài Loan nhấn mạnh: "Chúng ta đã đạt sự thần kỳ về kinh

tế, (…) giờ đây chúng ta bước vào thời kỳ mới, trở thành một xứ sở của những

người nhập cư. Chúng ta chào đón những người nhập cư vào các gia đình, sự

hiện diện của họ sẽ khiến Đài Loan thêm phong phú. Chương trình truyền hình

này là nhằm thể hiện lòng yêu mến của chúng ta với các cô dâu nhập cư".

3. Hôn nhân Việt-Đài ở miền Tây Nam Bộ nhìn từ văn hóa tổ chức

Các khía cạnh quan trọng nhất trong tổ chức hôn nhân xuyên quốc gia

Việt-Đài ở miền Tây Nam Bộ, bao gồm cách thức tổ chức môi giới, quy chế

xuất nhập cảnh cô dâu, những biện pháp hỗ trợ quá trình hòa nhập của cô dâu

trong xã hội Đài Loan. Hệ thống tổ chức này ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, liên quan

đến cơ chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoạt động của các cơ quan nhà nước,

các lực lưỡng xã hội cũng như từng cá nhân, gia đình trong cuộc.

3.1. Vấn đề môi giới và thị trường hôn nhân

Một số nhà nghiên cứu giải thích hôn nhân Việt-Đài ít khả năng hạnh

phúc vì phần nhiều là những hôn nhân qua môi giới. Thật ra, bản thân môi giới

không có lỗi.

Mai mối hôn nhân vốn có truyền thống lâu dài ở cả Việt Nam lẫn Đài

Loan. So với Bắc Bộ, trong ca dao tục ngữ Nam Bộ, những câu về mai mối và

vai trò của nó, nhiều hơn, đa dạng hơn. Quà cáp, lễ vật biếu ông mai bà mối ở

Nam Bộ, do ảnh hưởng của người Hoa, cũng mang tính quy chuẩn hơn với

phong tục biếu đầu heo. Khi chịu ảnh hưởng văn hóa Phương Tây, hướng tới tự

do yêu đương, những người tuổi trẻ, đặc biệt ở các thành phố, dần dà xem mai

mối như một hình thức cổ hủ, lạc hậu, thậm chí định kiến rằng những người kém

cỏi mới cần đến người mai mối – định kiến này ở Nam Bộ, tuy nhiên, cũng

không sâu đậm bằng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, khi trong thời hiện

đại mở ra những hình thức mới của mai mối, từ các mục Làm quen trên báo chí,

các câu lạc bộ Kết bạn, các tour du lịch Kết bạn, các sự kiện giao lưu… cho đến

gặp gỡ trên mạng online và offline… thì những hình thức như vậy cũng xuất

hiện ở Nam Bộ sớm hơn, nhiều hơn, thoải mái, tự nhiên hơn ở Bắc Bộ.

Bản thân môi giới không gây phản ứng tiêu cực ở Tây Nam Bộ. Vấn đề ở

chỗ, khác với mai mối truyền thống vốn là hình thức giúp cho cô dâu, chú rể và

hai bên thông gia tương lai có điều kiện hiểu biết nhau thì môi giới hôn nhân

Việt-Đài giờ đây, trong nhiều trường hợp, mang rõ tính chất buôn người, xúc

phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam và tạo những tiền đề tệ hại, không thể cứu

chữa cho cuộc hôn nhân về sau. Đó là khi ở Đài Loan, trước thời điểm hoạt

động môi giới trái phép bị nghiêm cấm (tháng 1 năm 2008), các quảng cáo về cô

dâu Việt Nam tràn ngập nơi đường phố, bến tàu xe, chợ búa: “Không tốn nhiều

tiền để có, không mất trinh, không bỏ trốn”, “Không đủ 300 cô gái cho bạn chọn

làm vợ, chúng tôi sẽ hoàn lại tiền!”. [Lại Văn Long 2008]. Đó là khi ở Việt

Nam, tục “xem mắt” biến tướng thành việc nhiều cô gái bị mang ra cho một vài

người đàn ông Đài Loan chọn lựa, nhiều trường hợp bị buộc thoát y, bị sờ nắn

như một con vật người ta lựa mua ngoài chợ. Những cách thức hành xử theo

kiểu chủ nô - nô lệ tình dục rất man dã như vậy không có đường nào để khởi đầu

Page 7: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

cho một quan hệ “vợ chồng tương kính như tân” mà gia đạo cả Việt Nam lẫn

Đài Loan đều tôn trọng.

Cả Việt Nam lẫn Đài Loan đã có những cố gắng để ngăn chặn, giảm thiểu

tình trạng này, nhưng có thể nói, đều không đủ hiệu quả. Phía Đài Loan tuyên

phạt 1 triệu Đài tệ đối với những công ty môi giới trái phép. Còn phía Việt Nam

thì chiểu theo Nghị định 150/2005/NĐ- CP, người tổ chức môi giới hôn nhân

trái phép bị xử phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng4. Số tiền xử phạt như vậy

hoàn toàn không thấm tháp gì so với lợi nhuận kếch xù từ hoạt động môi giới

mà mỗi một cuộc, người đàn ông Đài Loan phải trả từ 250.000 đến 400.000 Đài

tệ (tương đương 7.400 – 11.840 USD), trong đó, gia đình cô gái chỉ được nhận

500 đến 1.000 USD, số còn lại thuộc về môi giới.

Thành ra, ở đây, cơ bản không phải chuyện “shock” văn hóa hôn nhân gia

đình Việt Nam và Đài Loan, mà thực sự, chúng ta đang đối mặt với vấn đề thị

trường hôn nhân xuyên quốc gia trong bối cảnh hội nhập, với những đòi hỏi

cung-cầu, những quy luật kinh doanh, những nguyên tắc trao đổi trong tương tác

xã hội.

Theo giải thích của một số nhà nghiên cứu, sự mất cân bằng giới tính ở

Đài Loan dẫn đến hiện tượng một số lượng lớn những người đàn ông nông thôn

khó kết hôn được với phụ nữ trong nước phải kiếm tìm ra nước ngoài, trong đó,

nhiều nhất từ Việt Nam. Luận điểm này đúng, song cần được hiểu sâu sắc hơn.

Về tỷ số giới tính5 khi sinh, nhìn chung, bé gái luôn nhiều hơn bé trai. Tuy

nhiên, theo UNDP, châu Á là khu vực có sự mất cân bằng tỷ lệ giới khi sinh cao

nhất thế giới do chuộng sinh con trai dẫn đến tình trạng nạo phá thai nhi nữ, giết

hài nhi nữ. Ở Đài Loan hiện nay, đúng là có sự thiếu cân bằng về nhân khẩu, với

106 người nam trên 100 người nữ, song, tỷ số 106 này vẫn trong phạm vi chuẩn

chấp nhận được của thế giới. Chính ở Việt Nam, sự mất cân bằng đang ngày

càng vượt chuẩn. Theo điều tra dân số năm 2006, tỷ số này chạm mức cao là

110, năm 2008 tới mức đáng báo động là 112. Tỷ số này ở miền Tây Nam Bộ

cao nhất nước (113), tiếp đến là Đông Nam Bộ (109). Chín trong số 12 tỉnh Tây

Nam Bộ có tỷ số giới tính khi sinh từ 110 đến 128.

“Làn sóng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan” (hay Hàn Quốc cũng

vậy) không phải xu hướng di chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, mà lại là từ nơi

thiếu nhiều đến nơi thiếu ít, khiến sự mất cân bằng giới tính ở Việt Nam, đặc

biệt ở Tây Nam Bộ, ngày càng trầm trọng. Cốt lõi của tình thế không phải quá

trình cơ học của tỷ số giới tính mà do những vấn đề văn hóa giới gắn chặt không

tách rời bối cảnh và tương quan kinh tế-xã hội của hai bên.

Quá trình phát triển kinh tế thịnh vượng, quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa

nhanh chóng ở Đài Loan đã tác động mạnh mẽ dẫn đến những thay đổi đảo lộn,

trong đó có quan hệ nữ giới và nam giới. Ngày càng nhiều những người phụ nữ

được nâng cao học vấn, tham gia vào môi trường nghề nghiệp cũng như hoạt

4 [vietnamnet.vn/xahoi/2009/07/858302/].

5 Những con số thống kê trong phần Tỉ lệ giới tính dựa theo http://giadinh.net.vn

Page 8: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

động xã hội, thức nhận sự tự chủ, quyền bình đẳng của mình. Họ mạnh mẽ phá

bỏ hình tượng người phụ nữ “tam tòng, tứ đức” trong gia đình Tống Nho cổ xưa.

Họ phần đông quyết định kết hôn muộn, sinh ít con, đòi hỏi cao ở vị hôn phu về

cả trình độ học vấn, khả năng kinh tế, địa vị xã hội lẫn quan niệm hiện đại về

hôn nhân và gia đình. Kết quả là số lượng đông đảo những người đàn ông làm

lao động chân tay, thu nhập nghèo nàn ở các vùng nông thôn Đài Loan trở nên

không có cơ hội kết hôn. Những người đàn ông Đài Loan ế ẩm ấy bỏ tiền ra để

mua từ các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển những người vợ - tôi

bộc, những người vợ như cái máy sinh sản, những người vợ với thân phận thấp

hèn mà phụ nữ Đài Loan hiện đại từ chối đảm nhận. Hành trình trong không

gian sang nước ngoài kiếm vợ của họ, trong bản chất, chính là hành trình ngược

thời gian, ngược tiến hóa, tìm lại chủ nghĩa sô vanh nam giới thời trung đại. Môi

giới phía Đài Loan tăng cường quảng cáo sự nhẫn nhục, thuần phục của các cô

gái Việt Nam. Trong khi đó, thực sự, ngay cả từ thời trung đại, so với Nho giáo

Trung Hoa, Nho giáo Đài Loan thì Nho giáo Việt Nam trên cơ tầng văn hóa

truyền thống Đông Nam Á, đặc biệt nơi thôn ấp Tây Nam Bộ, đã luôn luôn dân

chủ hơn, nghĩa là tiến bộ hơn, trong quan hệ giới. Gia đình miền Tây Nam Bộ,

nhìn chung không cứng rắn kiểu “chồng chúa vợ tôi”, và vì vậy, cô gái miền Tây

Nam Bộ không thể hình dung thân phận được chờ đợi của mình nơi xứ người.

Trong khi đó, đối với nhiều cô gái miền Tây Nam Bộ chọn lấy chồng

ngoại, bên cạnh hy vọng có tiền để giúp đỡ gia đình, thâm tâm họ cũng mong

muốn cuộc đổi đời cho bản thân. Họ hình dung người chồng từ xứ sở giàu sang

hẳn phải văn hóa, văn minh hơn so với nhiều thanh niên đồng hương nghèo khó,

thô kệch, không hiếm người còn rượu chè, cờ bạc, thượng cẳng chân hạ cẳng tay

với vợ con… Hành trình trong không gian - sang nước ngoài lấy chồng (hay lấy

chồng để được sang nước ngoài) của họ, trong bản chất, chính là hành trình hy

vọng vượt thời gian, tới trình độ phát triển cao hơn mà Việt Nam trong tương lai

mới đạt được. Nắm được tâm lý này, môi giới phía Việt Nam “đánh bóng” các

chú rể Đài Loan thành những nhân viên công ty, những cư dân đô thị giàu có

trong khi họ chỉ là những nông dân nghèo khổ, ít học. Theo công trình nghiên

cứu mới nhất về các gia đình Đài Loan có cô dâu Đông Nam Á của giáo sư Hứa

Nhã Huệ (Đại học Quốc tế Tế Nam), 85% các gia đình này có mức thu một

tháng dưới 2 vạn Đài tệ, tức là thu nhập thấp và rất thấp. Đến 86% chú rể Đài

Loan tuy có công việc, song chủ yếu chỉ là công việc tay chân… 14% thất

nghiệp hoàn toàn và hơn 50% là công việc không ổn định [Dẫn lại theo Trang

Hạ 2005].

Thành ra, nói như một số nhà nghiên cứu rằng những trục trặc trong hôn

nhân Việt-Đài do “rất ít cặp kết hôn do hoàn toàn tự nguyện”, theo chúng tôi là

không chính xác. Thật sự thì cả hai phía đều tự nguyện quyết định tham gia hôn

nhân như một trao đổi xã hội, trao một giá trị A để nhận được giá trị B, giá trị

này có thể là vật chất hay tinh thần, và điều này chẳng có gì bất bình thường, phi

tự nhiên. Lý thuyết tương tác trong nhân loại học văn hóa xem hôn nhân cũng

như mọi quan hệ giữa người và người, về một phương diện nào đó, thậm chí, về

bản chất, đều mang ý nghĩa trao đổi xã hội.

Page 9: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Điều khiến hôn nhân Việt-Đài không ít trường hợp đem thất vọng cho cả

hai phía là do trong trao đổi này, giữa giá trị B mà mỗi bên muốn nhận với giá

trị B’ mà đối tác thực có để trao là một khoảng cách quá lớn. Khoảng cách đó lại

bị lực lượng môi giới chạy theo lợi nhuận trên thị trường hôn nhân làm cho lớn

rộng nhiều hơn nữa. Quản lý lực lượng môi giới là biện pháp cần thiết song

không đủ để giải quyết triệt để tận gốc vấn đề.

Điều khiến hôn nhân Việt-Đài không ít trường hợp đem thất vọng cho cả

hai phía, nói cho cùng, là do trong trao đổi này, những giá trị khác đã thay thế

giá trị của tình yêu. Vũ Trọng Phụng từng viết trong Kỹ nghệ lấy Tây: “Đã

không cùng nói một thứ tiếng, người vợ lại chỉ coi ông chồng là cái tủ bạc thì

người chồng dễ mỗi lúc đã đem tấm thân ái tình ra tặng vợ hay sao?”. Ca dao tục

ngữ Việt Nam cũng từng đề cập cách thức tệ hại mà cả người chồng lẫn gia đình

nhà chồng có thể xử sự đối với cô dâu mà người ta phải mất nhiều tiền của mua

về: Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng / Mất tiền mua thúng thì đụng cho

tan…

3.2. Vấn đề xuất nhập cảnh cô dâu

a, Đài Loan

Chính sách của phía Đài Loan với các cô dâu nước ngoài, có thể tóm tắt

trong một quan hệ thể hiện nghịch lý, đó là hết sức nới lỏng, dễ dàng, nhanh

chóng trong thủ tục nhập cảnh nhưng cực kỳ siết chặt, khó khăn, chậm chạp

trong thủ tục nhập tịch.

Cùng cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài nhưng thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ

nghiêm ngặt hơn rất nhiều, đặc biệt với những cuộc phỏng vấn được tổ chức

khoa học, cặn kẽ để xác minh sự thật về cuộc hôn nhân cũng như mức độ hiểu

biết giữa hai người phối ngẫu. Trong khi đó, dễ dàng hơn nhiều để cuộc hôn

nhân được cơ quan đại diện Đài Loan ở Việt Nam đăng bộ hợp pháp và cô dâu

được thị thực cư trú tại Đài Loan.

Nhưng sang đến Đài Loan thì pháp luật “hạn chế di dân mới” lại có “tầng

tầng lớp lớp những nguyên tắc quy định” ràng buộc: trước khi lấy được chứng

minh thư, quyền lưu trú của các cô dâu nước ngoài không được đảm bảo, chỉ cần

một mảnh giấy cũng có thể buộc họ quay về nước. Pháp luật như một thế lực a

tòng khiến nhiều người chồng Đài Loan càng o ép, và những áp bức bất công

của chế độ phụ quyền vốn cổ hủ lạc hậu lại thêm một ách nặng trên vai các cô

dâu nước ngoài. Tất cả những điều này tăng trở ngại cho quá trình hòa nhập văn

hóa, càng khó khăn cho việc xây dựng tình nghĩa vợ chồng vốn thiếu nền tảng

của yêu đương. Họ có thể phải cố gắng chịu đựng để đến được thời điểm lấy

chứng minh thư nhưng không hiếm trong số họ sẽ xem đó cũng là thời điểm

thanh lý hợp đồng đối với cuộc hôn nhân mà họ không tìm thấy hạnh phúc, để

làm lại cuộc đời mình.

Quan hệ nghịch lý này khiến trong suốt một thời gian dài kết hôn Việt-

Đài tăng số lượng ào ạt, nhưng mang sẵn những tiềm năng tiêu cực, kể cả tạo kẽ

hở cho những cuộc hôn nhân giả.

Page 10: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Quan hệ nghịch lý này, ở chiều sâu chính là sự phân biệt, sự kỳ thị đối với

cô dâu nước ngoài, một sự kỳ thị không đáng có nếu người ta thức nhận được

hôn nhân xuyên quốc gia không phải là một vấn đề xã hội tiêu cực mà là một

hiện tượng tự nhiên của Đài Loan và hơn thế, một hiện tượng tích cực cho Đài

Loan, vì Đài Loan. Theo thống kê của Chính phủ Đài Loan, năm 2002 có đến

40.000 lễ cưới (chiếm 25% lễ cưới) là với các cô dâu nước ngoài; 30.000 đứa trẻ

(chiếm 12% trong số những đứa trẻ được sinh ra) là con lai. 40.000 trong số

280.000 cô dâu nước ngoài nhập quốc tịch Đài Loan là người Việt Nam. [Dẫn

lại theo Hoàng Quý 2003]. Như đã phân tích ở trên, những cô dâu nước ngoài là

giải pháp hôn nhân cho số lượng lớn nam giới nhiều tuổi, nghèo khó ở nông

thôn Đài Loan. Những cô dâu nước ngoài đồng thời là “cứu tinh” cho xã hội Đài

Loan ngày càng có nguy cơ thiếu hụt nguồn bổ sung nhân lực do phụ nữ Đài

Loan không muốn sinh con sớm và không muốn sinh nhiều con (Theo thống kê

tháng 8 năm 2003, tỷ lệ sinh sản tính theo số con trên một cặp vợ chồng ở Đài

Loan chỉ còn 1,3). Hôn nhân xuyên quốc gia kéo theo hệ quả những đứa con hai

dòng máu trở thành một bộ phận của tương lai Đài Loan. Những cô dâu nước

ngoài nhập cư và những trẻ em lai cần được Đài Loan hành xử trên lập trường

“chúng ta” thay vì đối lập “chúng ta” và “họ”.

b, Việt Nam

Chính sách đối với những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia, về phía Việt

Nam, có thể cảm thấy dường như còn thiếu những quy định thật sự chặt chẽ.

Hãy nhớ trường hợp ông Liao Pen-yen, một nghị sĩ Đài Loan, từng đưa

ra yêu cầu các cô dâu Việt Nam phải được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng đề phòng

trường hợp bị di chứng chất độc da cam thời chiến tranh có thể sinh con dị

dạng6. Có thể miễn bình luận ý kiến ông Liao mà chỉ liên hệ để thấy rằng phía

Việt Nam lẽ ra cũng phải siết chặt kiểm soát cấp phép để ngăn chặn hôn nhân

với những người đàn ông nước ngoài quá già nua hoặc bệnh tật nghiêm trọng chỉ

là gánh nặng trong cuộc sống gia đình và có thể sinh đứa con suy thoái. Đó chỉ

là ví dụ về một trong những khía cạnh của vấn đề.

Nếu kiểm soát cấp phép được siết chặt hiệu quả hơn trên tinh thần trách

nhiệm cao đối với quyền lợi của những người con gái Việt Nam và tương lai của

những đứa trẻ lai mang dòng máu Việt, chắc chắn đã giảm được nhiều trường

hợp bi kịch, giảm được số những cuộc ly hôn, số những người vợ thất bại mang

con về quê mẹ khiến Việt Nam trở thành “thùng rác” của hôn nhân xuyên quốc

gia.

KẾT LUẬN

Đặc điểm tương đồng về cơ bản giữa văn hóa Đài Loan và Việt Nam (di

sản Nho giáo với sự coi trọng gia đình, đức hạnh của người phụ nữ) là những

“lực hút” khiến cho hôn nhân Việt-Đài trở thành hôn nhân xuyên quốc gia quan

trọng nhất đối với cả hai nước.

6 [http://tintuc.xalo.vn/00-997564642/nghien_cuu_suc_khoe_cua_co_dau_viet_o_dai_loan.html].

Page 11: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

Mặt khác, những đặc trưng khác biệt về mức độ, cách thế cụ thể trong văn

hóa truyền thống cũng như quá trình hiện đại hóa Việt Nam và Đài Loan cũng

tạo ra những trở ngại cho hôn nhân Việt - Đài. Việt Nam, mà nhất là Nam Bộ,

đa dạng chủng tộc (heterogeneity) hơn, do đó, ý thức đa văn hóa cởi mở hơn

trong khi Đài Loan trên nền tảng thuần chủng (homogeneity) lâu dài, phân biệt

cứng rắn hơn giữa trong nhóm và ngoài nhóm, giữa văn hóa chủ lưu và các yếu

tố ngoại biên. Một cách tương đối, ở Đài Loan, xã hội mang tính chất trục tung

hơn (vertical society) với tôn ti nghiêm ngặt hơn, khoảng cách quyền lực rộng

hơn, nam tính hơn, trong khi ở Việt Nam nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng, xã

hội mang tính chất trục hoành hơn (horizontal society) với tính dân chủ mềm

mại hơn, khoảng cách quyền lực hẹp hơn, nữ tính hơn.

Mặc dù đã cố gắng vận dụng văn hóa so sánh như cách tiếp cận có ý

nghĩa quan trọng, chúng tôi ý thức rằng những so sánh Việt-Đài trong báo cáo

này có thể thuyết phục, hiệu quả hơn nếu được tăng cường những hiểu biết

phong phú, cặn kẽ, thấu đáo hơn về lịch sử, văn hóa, xã hội Đài Loan. Hợp tác

nghiên cứu giữa các học giả Việt Nam và Đài Loan, theo chúng tôi, sẽ là giải

pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng những công trình nghiên cứu như thế này

trong tương lai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Bá Thịnh: “Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài”

http://www.hcmussh.edu.vn/ussh/ImportFile/Magazine/Journal231006044

029.doc

2. Hoàng Quý 2003: “Những cô dâu nhập cảng ở Đài Loan”.

http://lenduong.net/spip.php?article5251

3. Lại Văn Long 2008: “Sang Đài Loan gặp các cô dâu Việt”.

http://cao.congan.com.vn/phong_su_dieu_tra/2008/04/mlnews.2008-04-

21.9683992648

4. Mai Trang (theo Taipei Times) 2007: “Series truyền hình cho cô dâu Việt

ở Đài Loan”. http://vietbao.vn/Nguoi-Viet-bon-phuong/Series-truyen-

hinh-cho-co-dau-Viet-o-Dai-Loan/11018447/283/

5. Ngô Đức Thịnh 2004: Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam.

NXB Trẻ. Tp. HCM.

6. Phạm Thị Thùy Trang 2004: “Định hướng dư luận xã hội tại đồng bằng

sông Cửu Long về việc lấy chồng Đài Loan”. Tập san Khoa học Xã hội và

Nhân văn số 9. Trường ĐHKHXHVNV Tp. HCM.

7. Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới 2005: Hiện tượng phụ nữ Việt

Nam lấy chồng Đài Loan. NXB. Trẻ.

8. Phan An: “Trở lại chuyện phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Đài Loan”.

Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn số 39. Trường ĐHKHXHVNV Tp.

HCM.

9. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: Văn hoá

dân gian người Việt ở Nam Bộ. NXB. Khoa học Xã hội.

Page 12: Phan Thi Thu Hien - Hon Nhan Viet-dai - 7-2013 (1)

10. Trang Hạ 2005: “Lấy chồng Đài Loan – Con đường chẳng có hoa hồng”.

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Lay-chong-Dai-Loan-Con-duong-chang-co-hoa-

hong/70020745/157/

11. Trang Hạ 2010: “Chuyện kể dưới ngọn đèn đường”.

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/188371/Chuyen-ke-duoi-ngon-den-

duong.html

12. Trần Hồng Vân 2008: “Hiện trạng và đặc trưng hôn nhân xuyên biên giới

vùng Đông và Đông Nam Á”. TC Khoa học Xã hội số 10 (122). Viện

Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ.

13. Trần Ngọc Thêm 2006: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB. Tổng

hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Trần Ngọc Thêm 2008: “Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ như một

hệ thống”. http://www.vanhoahoc.edu.vn/content/view/408/74/

15. Trần Thị Kim Xuyến 2005: “Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông

Cửu Long kết hôn với người Đài Loan”, Tạp chí Xã hội học số 1(89) .

16. Trần Thò Kim Xuyeán, thaùng 8/2004, Tìm hieåu thöïc traïng phuï nöõ keát hoân

vôùi ngöôøi Ñaøi Loan taïi khu vöïc ñoàn baèng soâng Cöûu Long, Ñeà taøi khoa

hoïc, Tröôøng Ñaïi hoïc KHXH&NV TP.HCM

17. Trần Văn Giàu (chủ biên) 1987: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.

NXB TpHCM.

18. “Từ tập quán văn hóa hôn nhân gia đình Nam Bộ Việt Nam suy nghĩ về

hôn nhân xuyên biên giới”.

http://www.romelaw.com.vn/index.php?option=com_content&view=artic

le&id=386

19. “Tỷ số giới tính của Việt Nam và một số địa phương những năm gần đây:

Hiện trạng và bàn luận”. http://giadinh.net.vn/50263p1054c1060/ty-so-

gioi-tinh-cua-viet-nam-va-mot-so-dia-phuong-nhung-nam-gan-day-hien-

trang-va-ban-luan.htm