16
PHÉP THỬ HAI-BA (DUO-TRIO TEST) Ging viên: LÊ THÙY LINH

PHÉP THỬ HAI-BA - Le Thuy Linhlethuylinh.weebly.com/uploads/3/4/8/4/3484004/lecture_05-2tiet-phep_thu_2-3.pdf · Phép thử2-3 mộtphía (mẫukiểmchứngkhông đổi) •tấtcảngườithửcùng

  • Upload
    others

  • View
    24

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

PHÉP THỬ HAI-BA (DUO-TRIO TEST)

Giảng viên: LÊ THÙY LINH

PHẠM VI ỨNG DỤNG

• Khi muốn thay đổi thành phần nguyên liệu, quy trình

sản xuất, đóng gói, vận chuyển hay bảo quản.

• Có sự khác biệt tổng thể hay không và không quan

tâm đến tính chất cảm quan nào (như: vị ngọt, hương

thơm, cấu trúc…) gây nên sự khác biệt.

THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM

Nguyên tắc thực hiện

Phép thử 2-3 một phía(mẫu kiểm chứng không

đổi)

• tất cả người thử cùng nhậnđược một mẫu kiểmchứng.

• 2 trật tự trình bày mẫu làRA BA, RA AB

• thích hợp hơn với ngườithử đã có kinh nghiệm vớisản phẩm.

Phép thử 2-3 hai phía(mẫu kiểm chứng cân

bằng)

• mẫu kiểm chứng (A) dànhcho một nửa số người thử. Một nữa số người thử cònlại sẽ nhận được mẫu kiểmchứng (B)

• 4 trật tự trình bày mẫu RA

BA, RA AB, RB BA và RB

AB

• sử dụng khi người thửkhông quen biết với mẫuthử hoặc không đủ lượngmẫu thử

Đặc điểm của phép thử 2-3

• Xác suất (P) mà người thử đưa ra câu trả lời đúng khi

không nhận thấy có sự khác biệt giữa các mẫu là một

phần hai (P = 0.5)

• Chỉ biết rằng các mẫu được nhận thấy khác nhau

nhưng không biết các mẫu khác nhau về thuộc tính

nào

• So sánh phép thử 2-3 với phép thử tam giác, giống và khác nhau thế nào?

• Nêu ưu điểm của phép thử 2-3 và tam giác

Giống nhau

- Đều thuộc nhóm phép thử phân biệt

- Đều ko quan tâm đến bản chất của

sự khác biệt

-Người thử nhận được 3 mẫu thử

Khác nhau

- Trật tự trình bày mẫu

- Phép thử 2-3 có mẫu kiểm chứng

- Xác suất đúng ngẫu nhiên của

người thử ở phép thử tam giác là

1/3, còn ở phép thử 2-3 là 1/2

Ưu điểm

- Phép thử tam giác có độ nhạy hơn phép thử 2-3 vì Ptamgiác < P2-3

- Phép thử 2-3 dễ thực hiện cho mọi đối tượng người thử vì có mẫu kiểm

chứng

Các bước chuẩn bị thí nghiệm

Bước 1: chuẩn bị

mẫu thử

- kích thước

- thể tích

- khối lượng

- vật chứa mẫu

- nhiệt độ mẫu thử

Bước 2: mã hóa mẫu

thử

- Mã hóa bằng một số

có ba chữ số được lấy

ngẫu nhiên, có 3 cách

thông dụng sau đây:

+ Tra bảng số ngẫu

nhiên

+ Sử dụng hàm

RAND () trong Excel.

+ Bốc thăm ngẫu

nhiên từ 0 đến 9.

- Phiếu chuẩn bị thí

nghiệm

Bước 3: chuẩn bị phiếu

đánh giá cảm quan

- chính xác

- rõ ràng

- dễ hiểu

MẪU PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

XỬ LÝ KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

• Tổng số câu trả lời đúng (X) được đếm từ phiếu

chuẩn bị thí nghiệm.

• Tra bảng phụ lục 4, giả sử ta có số lượng người thử

n = 32 thì yêu cầu số câu trả lời đúng tối thiểu là 22 ở

mức ý nghĩa = 5%. Kết quả thí nghiệm có thể xảy

ra 2 trường hợp:

X 22 thì ta kết luận hai mẫu thử

khác nhau với mức ý nghĩa =

5%. Hay nói cách khác, người

thử có thể nhận biết được sự khác

nhau giữa hai mẫu.

X 22 thì ta kết luận hai mẫu thử

không khác nhau với mức ý

nghĩa = 5%. Hay nói cách

khác, người thử không thể nhận

biết được sự khác nhau giữa hai

mẫu.

TỔNG KẾT

• Có 3 mẫu thử, trong đó có một mẫu kiểm chứng và

hai mẫu được mã hóa. Người thử có nhiệm vụ chọn

ra mẫu nào trong hai mẫu mã hóa giống với mẫu

kiểm chứng.

• Có hai dạng phép thử 2-3 là phép thử 2-3 một phía

(với mẫu kiểm chứng không đổi) và phép thử 2-3 hai

phía (với mẫu kiểm chứng cân bằng).

• Trước khi tiến hành thí nghiệm, cần chuẩn bị phiếu

đánh giá cảm quan và phiếu chuẩn bị thí nghiệm.

Phân tích tình huống và thảo luận

• Chia nhóm

• Chọn tình huống

• Trình bày trên A0 và báo cáo

Tình huống 1

Bỏ hay tiếp tục đóng gói?

MẤT ĐIỆN ĐỘT NGỘT !!!

Tình huống 2

Công ty ABC muốn thay đổi quy trình nhằm rút ngắn thời

gian sản xuất nước mắm (sản phẩm nước mắm ngắn ngày).

Công ty mong muốn rằng: sản phẩm mới phải có tính chất

cảm quan tương tự với sản phẩm nước mắm truyền thống.

Bộ phận R&D của công ty được yêu cầu thiết kế một phép

thử phân biệt để giải quyết tình huống trên.

Tình huống 3

Công ty sản xuất mì gói ZY muốn thay đổi nhà cung cấp

phụ gia.

Công ty mong muốn rằng sản phẩm mì được sản xuất bằng

phụ gia mới không khác biệt so với sản phẩm được sản xuất

bằng phụ gia cũ.

Bộ phận R&D của công ty được yêu cầu thiết kế một phép

thử phân biệt để giải quyết tình huống trên