13
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 1 ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nhà nước đang khuyến khích giáo viên, học sinh học vào ứng dụng công nghệ thông tin (UDCNTT) để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của việc UDCNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng đi kèm. Việc UDCNTT vào phương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của học sinh và giáo viên. Trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy truyền thụ kiến thức, trò tiếp thụ một cách thụ động” và học sinh phải đến trường để học. Ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm tòi nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy. Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNTT đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, năm học 2011- 2012 tiếp tục thực hiện chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Dạy học môn Ngữ Văn hiện nay trong yêu cầu đổi mới theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đổi mới về phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm đã phần nào làm cho bộ môn Ngữ Văn có phần xơ cứng đối với người học. Điều đó, khiến cho một bộ phận không nhỏ học sinh dường như ít mặn mà khi học hay khi được nhắc đến môn Ngữ Văn. Đối với phân môn Văn học sử thì mỗi tiết dạy thường khô khan với những đơn vị kiến thức đã định sẵn trong chương trình sách giáo khoa. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp một cách nhuần nhuyễn mới mang đến một tiết học hứng thú đối với người học. Vậy làm thế nào để đạt hiểu quả cao trong việc dạy học văn học sử? Đó là một nỗi trăn trở đối với nhiều giáo viên chứ không phải riêng bản thân tôi. Qua những năm giảng dạy, tôi không có tham vọng nói hết những vấn đề về văn học sử trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn mà chỉ xin đề cập đến một vấn đề về việc “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học văn học sử” qua bài Truyện Kiều; phần I tác gia Nguyễn Du trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 cơ bản tập 2, mong được đón nhận và bổ sung. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Trong nhà trường, tất cả các môn học đều có tầm quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, nhưng môn Ngữ văn là môn giáo dục nhân bản khá quan trọng, bởi lẽ “Văn học là nhân học”, nó tác động mạnh trong việc hình thành nhân cách thế giới quan khoa học và giúp phát triển tư duy cho học sinh. Không chỉ ở nước ta mà hầu hết

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 1

ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ

Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nhà nước đang khuyến khích giáo viên, học

sinh học vào ứng dụng công nghệ thông tin (UDCNTT) để nâng cao kỹ năng dạy và

học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục.

Mục tiêu cuối cùng của việc UDCNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ

bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương

tác cao. Với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh

mẽ tới mọi thành tố của quá trình giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của

hệ thống các hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng đi kèm.

Việc UDCNTT vào phương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của học sinh và

giáo viên. Trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới

phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu

duy nhất cho học sinh học tập, “thầy truyền thụ kiến thức, trò tiếp thụ một cách thụ

động” và học sinh phải đến trường để học.

Ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã dần dần trở thành người

hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm tòi nội dung, hình thành và

phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều

kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy.

Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNTT đối với sự nghiệp giáo

dục và đào tạo nói chung, năm học 2011- 2012 tiếp tục thực hiện chủ đề ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học.

Dạy học môn Ngữ Văn hiện nay trong yêu cầu đổi mới theo chuẩn kiến thức kĩ

năng và đổi mới về phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm đã phần nào làm

cho bộ môn Ngữ Văn có phần xơ cứng đối với người học. Điều đó, khiến cho một bộ

phận không nhỏ học sinh dường như ít mặn mà khi học hay khi được nhắc đến môn

Ngữ Văn.

Đối với phân môn Văn học sử thì mỗi tiết dạy thường khô khan với những đơn vị

kiến thức đã định sẵn trong chương trình sách giáo khoa. Chính vì vậy đòi hỏi người

giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp một cách nhuần nhuyễn mới mang đến một

tiết học hứng thú đối với người học. Vậy làm thế nào để đạt hiểu quả cao trong việc dạy

học văn học sử? Đó là một nỗi trăn trở đối với nhiều giáo viên chứ không phải riêng

bản thân tôi.

Qua những năm giảng dạy, tôi không có tham vọng nói hết những vấn đề về văn

học sử trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn mà chỉ xin đề cập đến một vấn đề về việc

“Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học văn học sử” qua bài Truyện Kiều; phần I

tác gia Nguyễn Du trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 cơ bản tập 2, mong được đón

nhận và bổ sung.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận

Trong nhà trường, tất cả các môn học đều có tầm quan trọng nhằm giáo dục toàn

diện cho học sinh, nhưng môn Ngữ văn là môn giáo dục nhân bản khá quan trọng, bởi

lẽ “Văn học là nhân học”, nó tác động mạnh trong việc hình thành nhân cách thế giới

quan khoa học và giúp phát triển tư duy cho học sinh. Không chỉ ở nước ta mà hầu hết

Page 2: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 2

các nước trên thế giới, vấn đề chất lượng dạy và học Văn ngày càng trở thành mối quan

tâm của các nhà sư phạm.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà đặc biệt là do phương pháp giảng

dạy truyền thống (thầy đọc, thuyết giảng - học sinh nghe, ghi và học thuộc lòng), cho

nên việc giảng dạy văn nói riêng và các bộ môn khoa học xã hội khác nói chung chưa

khơi gợi được hứng thú và vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của học sinh, dẫn đến

hậu quả khá nghiêm trong là hiện nay hầu hết các em rất ngại học môn Ngữ Văn mà chỉ

học chiếu lệ, miễn sao có đủ cột điểm là được.

Như đã nói ở trên việc dạy Văn học sử lại là một điều khó khăn trong việc truyền

đạt để tránh sự nhàm chán khô khan, gây sự hứng thú ở người học. Điều đó, đòi hỏi

người thầy cần ứng dụng CNTT sao cho đạt hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến

thức, giúp học sinh phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập làm

cho bài học trở nên hứng thú hơn.

Nền văn học Việt Nam qua các thời kì đã có rất nhiều nhà thơ nhà văn đã tạo nên

những chặng đường phát triển cho lịch sử văn học. Nguyễn Du là một trong những nhà

thơ đã để lại cho nền văn học nước nhà một kiệt tác văn học. Với tác phẩm Truyện

Kiều, ông xứng đáng với danh hiệu "Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới".

Nguyễn Du còn được xem là nhà nhân đạo chủ nghĩa trong văn học trung đại. Chính vì

thế khi tìm hiểu về tác gia Nguyễn Du, nếu giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa và

những kiến thức của mình thuyết giảng chắc rằng giờ dạy sẽ trở nên khô khan, khó có

thể tạo nên sự hứng thú cho học sinh. Việc ứng dụng CNTT sẽ giúp giáo viên chuyển

tải đầy đủ nội dung bài học và cung cấp cho học sinh cái nhìn toàn diện về chân dung,

sự nghiệp văn học của ông.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

a. Những yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử.

Với việc UDCNTT trong dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững các quy

trình về soạn bài giáo án điện tử. Qua quá trình soạn giảng và giảng dạy, bản thân tôi

rút ra một số kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên cần đạt được những

yêu cầu cơ bản sau:

*Yêu cầu về nội dung:

Bài giảng điện tử khi trình bày nội dung lí thuyết cần cô đọng và được minh hoạ sinh

động có tính tương tác cao mà các phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả.

*Yêu cầu về phần câu hỏi giải đáp:

Câu hỏi nêu ra nhằm để cho học sinh có thể vừa nghe, (hoặc nhìn); giáo viên có

thể đưa hệ thống câu hỏi trên màn trình chiếu. Các câu hỏi nêu ra theo nhiều cấp độ

(câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp có tác dụng gợi mở, dẫn dắt học sinh

nhằm hình thành kiến thức mới. Có thể dùng nhiều câu hỏi: tái hiện, gợi mở, nêu vấn

đề, thảo luận nhóm, dùng phiếu học tập …) nhằm phân loại được đối tượng. Có như

vậy mới kích thích sự học tập của học sinh. (Lưu ý tránh những câu hỏi quá dễ hay quá

khó). Hệ thống câu hỏi thể hiện rõ tính chất đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Với câu trả lời trắc nghiệm khách quan: Trong thiết kế, giáo viên cần kết hợp hiệu

ứng của màu chữ, âm thanh, hình ảnh để thể hiện sự tán thưởng, cổ vũ nồng nhiệt đối

với học sinh cho câu trả lời đúng. Với những câu trả lời chưa chính xác thì thông báo

lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở, đưa ra một gợi ý hoặc chỉ ra chỗ sai để

học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời.

Page 3: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 3

*Yêu cầu về phần trình bày khi thiết kế bài giảng điện tử:

Mỗi bài giảng điện tử phần thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đầy đủ: Giáo viên phải chuyển tải đủ yêu cầu về nội dung của bài học. (Đối với một

bài đọc hiểu, tiếng Việt hay Làm văn thì phần trình chiếu có thể chỉ giới thiệu hình ảnh,

xem như đó là bảng phụ còn phần trình bày nội dung chính ở bảng đen)

- Chính xác: Khi giáo viên chuyển tải hình ảnh, âm thanh, video hay một số ví dụ và

các phần nội dung của bài học phải đảm bảo không có thông tin sai sót.

- Trực quan: Màu chữ, cỡ chữ, hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, video clip phải sinh động

hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học.

b. Thiết kế bài: "Truyện Kiều - phần I: Tác giả Nguyễn Du"

Bài Truyện Kiều phần I: Tác giả Nguyễn Du trong phân phối chương trình gồm

02 tiết, trong sáng kiến kinh nghiệm người viết chỉ giới thiệu ở tiết 1 - phần Cuộc đời

và các sáng tác chính của Nguyễn Du. Vì vậy khi trình chiếu slide mở đầu bài học, giáo

viên cần giới thiệu đề cương bài học cho học sinh nắm được tổng thể bài học (định

hướng nội dung chính của mỗi phần sẽ giúp học sinh nắm bắt bài học tốt hơn).

ĐỀ CƢƠNG BÀI HỌC

Tiết 1:

I. Tác giả Nguyễn Du

1. Những yếu tố ảnh hưởng

a. Quê hương

b. Gia đình

c. Thời đại

d. Bản thân

2. Sự nghiệp văn học

Các tác phẩm chính:

a.Chữ Hán

b.Chữ Nôm

Tiết 2:

II. Tác phẩm truyện Kiều

1. Nguồn gốc

2. Sự sáng tạo của Nguyễn Du

- Về nội dung:

- Về nghệ thuật:

3. Nội dung tư tưởng

4. Nghệ thuật

III. Kết luận

Để học sinh vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần định hướng,

hướng dẫn phân chia lớp học thành các nhóm và mỗi nhóm thảo luận câu hỏi theo

phiếu học tập của GV phát. Giáo viên trình chiếu slide 2, yêu cầu các nhóm trình bày

theo gợi ý.

Page 4: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 4

ND thảo luận

Nhóm 1

Q/hương:

-Quê cha

-Quê mẹ

-Quê vợ

-Sinh,lớn

lên =>Ảnh

hưởng

Nhóm 2

Gia đình:

-Truyền

thống gia

đình

-Những

biến cố

=>Ảnh

hưởng

Nhóm 3

Thời đại:

-Những

biến cố

thời đại

=>Ảnh

hưởng

Nhóm 4

Bản thân:

-Những

giai đoạn

trong cuộc

đời

=>Ảnh

hưởng

Nhóm 1 trình bày về yếu tố quê hương, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên

trình chiếu slide 3 đối chiếu với kết quả nhóm 1 đã trình bày và đưa ra kết luận chung,

đồng thời giới thiệu cho học sinh xem một số tranh ảnh về quê hương của Nguyễn Du.

a. Quê hương

- Quê cha: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - là vùng quê địa linh nhân

kiệt, có truyền thống văn hoá, văn học.

- Quê mẹ: Bắc Ninh - quê hương của những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, say

đắm lòng người mà Nguyễn Du ít nhiều được thừa hưởng qua lời ru của mẹ.

- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.

- Quê vợ: Thái Bình.

=> Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận tinh hoa của nhiều vùng quê khác nhau

Núi Hồng sông Lam

Page 5: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 5

Bắc Ninh cổ kính

Thăng Long lộng lẫy, phồn vinh

Giáo viên trình chiếu slide 4 đối chiếu với kết quả thảo luận và trình bày của nhóm 2.

Giáo viên nhận xét bổ sung, nhấn mạnh ý cần ghi nhớ.

b. Gia đình:

- Gia đình đại quý tộc, có hai truyền thống:

+ Truyền thống khoa bảng.

+ Truyền thống văn học.

=>Có điều kiện để học tập, trau dồi tài năng, tạo điều kiện thuận lợi cho năng khiếu

văn học nảy nở và phát triển.

- Những biến cố trong gia đình:

10 tuổi mất cha, 13 tuổi mất mẹ, phải sống nhờ người anh cùng cha, khác mẹ là

Nguyễn Khản. => Có điều kiện tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp cũng như nỗi đau thân

phận của những người làm nghề hát xướng

Nhóm 3 trình bày về yếu tố thời đại, các nhóm khác nhận xét, giáo viên trình chiếu

slide 5 củng cố những điểm thiếu sót của nhóm 3.

Page 6: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 6

c. Thời đại

Sống trong thời đại có nhiều biến cố phức tạp:

- Sự suy tàn của nhà Lê và sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.

- Chiến tranh phong kiến liên miên, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn.

- Vận mệnh ngắn ngủi của triều đại Quang Trung và công cuộc trùng hưng của nhà

Nguyễn.

=>Nguyễn Du có điều kiện trải nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời và con người

Giáo viên nhấn mạnh về yếu tố thời đại để cho học sinh thấy được nỗi lòng của Nguyễn

Du đối với triều đại nhà Lê. Mặc dù rất ngưỡng mộ tài năng và mưu lược của Quang

Trung song Nguyễn Du đã không ra làm quan cho Tây Sơn, ông về sống cuộc đời gió

bụi. Và miễn cưỡng ra làm quan cho nhà Nguyễn khi Nguyễn Ánh trùng hưng. Con

đường hoạn lộ của ông thăng tiến rất nhanh song ông dường như không mấy mặn mà.

Chính vì thế mà Gia Long từng có lần trách ông:

“Nhà nước dùng người cứ kẻ hiền tài là dùng chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi với

ta đã được ơn tri ngộ, làm quan đến bậc Á khanh, biết việc gì thì phải nói cho hết chức

trách của mình, sao lại cứ rụt rè, sợ hãi, chỉ vâng lời dạ dạ cho qua chuyện” (Sách

“Đại Nam chính biên liệt truyện”).

Chính sự biến động của xã hội đã để lại trong các sáng tác của Nguyễn Du thấm đẫm

tinh thần nhân đạo cao cả về cuộc sống của con người, đặc biệt là những thân phận bé

nhỏ, số phận của người phụ nữ tài hoa mệnh bạc.

Nhóm 4 trình bày kết quả, giáo viên trình chiếu slide 6 đối chiếu so sánh đồng thời

nhận xét, chốt nội dung chính.

d. Bản thân

- Thuở niên thiếu: sinh sống ở Thăng Long.

- Năm 1783, thi hương đỗ Tam trường, nhận tập ấm chức quan võ ở Thái Nguyên.

- Trải qua cuộc đời gió bụi, phiêu bạt hơn 10 năm.

1802, ra làm quan cho triều Nguyễn – con đường hoạn lộ khá thuận lợi, nhậm chức ở

nhiều nơi

=>Hiểu được đời sống của nhân dân trên địa bàn lớn.

- 1813, đi sứ sang trung Quốc.

=> Được tiếp thu với một nền văn hoá lớn, có cảm hứng để sáng tạo Truyện Kiều

Từ việc tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng ở trên, GV đi đến kết luận:

- Quê hương, gia đình, xã hội và những biến cố trong cuộc đời Nguyễn Du đã góp phần

hình thành nhân cách và phát huy năng lực nghệ thuật dồi dào ở tác giả.

- Mặc dù xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng Nguyễn Du sớm nhận thấy những hạn

chế của giai cấp mình, sớm thấu hiểu và thông cảm với nỗi thống khổ của nhân dân.

Ông xứng đáng là nhà thơ lớn của Việt Nam.

- Chính sự đóng góp của ông cho nền văn học dân tộc, năm 1965 Nguyễn Du được Hội

đồng Hòa bình thế giới công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ

niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

Giáo viên trình chiếu giới thiệu các hình ảnh về Nguyễn Du, khu di tích lăng mộ

Nguyễn Du ở Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh, đồng thời cho HS xem một đoạn phim

Page 7: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 7

đánh giá vị trí của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc. Từ đó HS có một cái nhìn

tổng quát về Nguyễn Du.

Khu bảo tàng Nguyễn Du

Mộ đại thi hào Nguyễn Du

Về phần sự nghiệp văn học của Nguyễn Du giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trình

bày theo sự hiểu biết của bản thân.

Câu hỏi 1: Em hãy trình bày các sáng tác chính của Nguyễn Du?

Câu hỏi 2: Nội dung thơ chữ Hán của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi 3: Đặc điểm nổi bật trong sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Du là gì?

2. Sự nghiệp văn học

Các tác phẩm chính

a.Chữ Hán

- Thanh Hiên thi tập: 78 bài.

- Nam trung tạp ngâm: 40 bài.

- Bắc hành tạp lục: 131 bài.

=>Thơ chữ Hán thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ.

b.Chữ Nôm

- Văn chiêu hồn:

- Truyện Kiều:

=> Tiếng nói nhân đạo cao cả.

Page 8: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 8

Trong các sáng tác thơ ca chữ Hán giáo viên nhấn mạnh các 3 tập thơ của Nguyễn

Du.

+Tập thơ "Thanh Hiên thi tập" là tập thơ mang nỗi lòng của chính bản thân ông thể

hiện một nhân cách cao đẹp.

+Tập thơ "Nam trung tạp ngâm" là những sáng tác trong thời gian ở quê nhà cũng như

thời kì ra làm quan cho nhà Nguyễn. Tập thơ cũng là những trăn trở, trải nghiệm của

ông về cuộc sống.

+“Bắc hành tạp lục” là những sáng tác của Nguyễn Du trong thời gian ông đi sứ ở

Trung Quốc; Nguyễn Du đã cảm khái trước "những điều trông thấy" để viết lên những

vần thơ thấm đẫm tình người.

Mục b các sáng tác chữ Nôm giáo viên giới thiệu sơ lược cho học sinh về tác phẩm

"Truyện Kiều" và tác phẩm "Văn chiêu hồn".

"Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

(Truyện Kiều)

"Đau đớn thay phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu"

(Văn Chiêu hồn)

Mặc dù văn chiêu hồn nói đến mười loại người khác nhau trong xã hội song

Nguyễn Du vẫn thể hiện sự quan tâm đến số phận của người phụ nữ. Chính vì thế mà ở

hai tác phẩm này tác giả đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.

Ở tác phẩm “Truyện Kiều” vì các em sẽ được học ở tiết sau nên giáo viên giới

thiệu thêm cho học sinh nắm bắt được hoàn cảnh sáng tác, định hướng về nguồn gốc,

nội dung, tư tưởng, sự sáng tạo của Nguyễn Du để tiết sau các em nắm bắt trọn vẹn tác

phẩm.

Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về trang bìa của tác phẩm "Truyện Kiều" đã

được dịch ra các thứ tiếng.

Một số hình ảnh về Truyện Kiều

Page 9: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 9

Sự thành công của Truyện Kiều đã nâng tầm Nguyễn Du là một danh nhân văn

hóa thế giới. Truyện Kiều, hình ảnh Thúy Kiều không còn là một xã hội Trung Quốc

trong sáng tác của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện mà làm một cô gái

Việt, một xã hội Việt Nam trong lòng người đọc.

Với sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân

tộc, đưa thể thơ lục bát lên đỉnh cao.

Giáo viên củng cố bài học giúp học sinh nắm được cuộc đời, các sáng tác chính

về chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Du. Tiết sau học sinh tìm hiểu về Truyện Kiều:

nguồn gốc, sự sáng tạo của Nguyễn Du và những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác

phẩm Truyện Kiều.

III. HIỂU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Từ việc thiết kế bài giảng điện tử vào quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy

việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và văn học sử nói riêng

theo hướng UDCNTT và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những hiệu quả nhất

định.

- Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống

động, cụ thể như: âm thanh, hình ảnh, video clip trong các giờ văn học sử và phần giới

thiệu tác giả, tác phẩm ở bài đọc hiểu văn bản. Giáo viên dùng các sơ đồ, bảng biểu

giúp hệ thống, khái quát hóa bài học trong giờ ôn tập...

- Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới

thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài

học, học sinh chủ động hơn trong việc thảo luận nhóm, phát huy sự sáng tạo của tư duy.

- Những giờ Văn học sử, học sinh có thể chuẩn bị bài ở nhà bằng cách viết các bài

thuyết trình hoặc thực hiện dự án. Từ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn.

Kiến thức các em tự tích lũy từ kho tư liệu khổng lồ Internet qua các giờ thực hành giúp

bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa (phần chuẩn bị tư liệu về

Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,... chuẩn bị tư liệu cho bài ôn tập).

- Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư

liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng phân môn hoặc nội

dung bài học (ví dụ phần luyện tập củng cố, các giờ ôn tập là một bài tập trắc nghiệm

khách quan, giờ làm văn học sinh được thực hành bằng các bài tập thuyết trình

Powerpoint …). Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều.

- Đối với giáo viên, việc soạn bài với những UDCNTT cũng mang lại những hiệu quả

khác biệt. Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và

Tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có

UDCNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy

sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp.

- Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Văn nữa,

nhất là những giờ Văn học sử thường khô khan. Đây chính là điều kiện cần thiết để Văn

chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Thật

vậy, nếu học sinh không thích học Văn thì làm sao các em có thể lĩnh hội những bài học

về cuộc sống được ẩn chứa trong các tác phẩm văn chương?

Thực tế cho thấy, sau khi dạy bài này xong tôi tiến hành kiểm tra 15 phút, các em đã

biết vận dụng kiến thức vào bài làm của mình khi tôi ra câu hỏi:

Trình bày các nhân tố tác động đến thiên tài Nguyễn Du?

Page 10: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 10

Qua khảo sát 2 lớp 10 tôi dạy năm nay, kết quả đạt được như sau:

Điểm 0-2 3-4 5-6 7-8 9 10

Lớp 10A1/50 0 2 10 31 6 1

Lớp 10A2/49 0 4 15 27 3 0

Như vậy, Lớp 10A1 đạt 48/50 HS trên trung bình chiếm tỉ lệ 96%; Lớp 10A2 đạt 45/49

Hs trên trung bình chiếm tỉ lệ 90%. Với kết quả đã đạt được như vậy tôi cho là thành

công. Và tôi tự nhủ rằng, mình cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác soạn giảng

để đem đến những bài giảng hay cho học sinh.

- Tuy nhiên mức độ hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả của học sinh trong những giờ học

có ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào chất lượng của giờ dạy vào từng đối tượng học

sinh ở các vùng miền khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc UDCNTT vào dạy học

môn Ngữ văn còn tồn tại không ít những hạn chế cần khắc phục:

Như đã nói ở trên, dạy – học Ngữ văn không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức,

kỹ năng cần thiết mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ và

năng lực ngôn ngữ. Hoạt động này đòi hỏi người thầy phải vận dụng nhiều phương

pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp.

Nếu UDCNTT không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung, cách thức của

từng kiểu bài hoặc UDCNTT một cách thái quá, cả giờ dạy giáo viên chỉ click chuột và

…click chuột thì sẽ làm mất hết cảm xúc tự nhiên, làm mất đi chất văn, chất thơ trong

từng bài dạy. Như vậy, hiệu quả sẽ không như mong muốn.

Hiện nay nhiều giáo viên đã cố gắng UDCNTT vào dạy học tuy nhiên trong quá

trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều

hình ảnh, hiệu ứng rối mắt. Nhiều giờ dạy giáo viên còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét

các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao.

Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh,

học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và

mức độ hiểu bài của các em không cao.

Việc soạn giảng với các phần mềm mất rất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có

khi phải chuẩn bị trước vài ngày thậm chí vài tuần, rồi máy hư, phần mềm bị lỗi, hay

việc lựa chọn giới thiệu một số hình ảnh minh họa không phù hợp với nội dung bài dạy

…tất cả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của giáo viên.

Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có

UDCNTT. Song, bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học

mới này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục sau:

Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ

động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng

quên cả việc ghi bài.

Một số khác gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin,

nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ...

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

- Đề xuất:

UDCNTT và đổi mới phương dạy học đang được tất cả các giáo viên hưởng ứng thực

hiện. Song trong quá trình giảng dạy không phải bất kì một phân môn hay một bài học

Page 11: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 11

nào cũng có thể UDCNTT vào bài dạy. Muốn UDCNTT đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo

viên phải biết lựa chọn một phần hay một nội dung thật phù hợp của một bài học.

- Khuyến nghị: + Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để lựa

chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế màn

hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng.

+ Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết,

học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội

dung nào là phần diễn giải của giáo viên …Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu

ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để có

hướng điều chỉnh kịp thời.

+ Giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài

dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông

tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy.

+ Giáo viên cần hiểu đúng CNTT chỉ góp phần vào việc đổi mới về phương pháp, là

phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Việc UDCNTT đòi hỏi giáo viên luôn

trau dồi kiến thức tin học, kiến thức chuyên môn thông qua việc tiếp cận các nguồn trên

Internet.

Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi qua việc UDCNTT vào việc

giảng dạy một giờ Văn học sử và những hiểu biết về ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ

Văn. Với giới hạn trong một tiết học và những vốn hiểu biết còn hạn chế về CNTT của

bản thân, mong được sự góp ý và bổ sung của các đồng nghiệp.

Page 12: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 12

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa - Sách giáo viên Ngữ Văn 10 - NXB Giáo dục

2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn.

3. Nguyễn Du - NXB Đà Nẵng, 1986

4. Một số thông tin, hình ảnh từ Internet.

Tân Phú, ngày 25/ 04/ 2012

NGƢỜI THỰC HIỆN

Mai Thị An

Page 13: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN · PDF fileỨng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Văn học sử ở trường PT

Mai Thị An - Trường THPT Đoàn Kết Trang 13

MỤC LỤC

ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PT

I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. trang 1

II. Tổ chức thực hiện đề tài .................................................................................... trang 1

1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... trang 1

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .................................. trang 2

III. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................... trang 9

IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ........................................................ trang 10

V. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... trang 12