29
GSTT: NGUYỄN CÔNG THỊNH

Baithinh2 tam ly hoc

Embed Size (px)

Citation preview

GSTT: NGUYỄN CÔNG THỊNH

NỘI DUNG CHÍNH2.4. Năng lực

2.4.1.Năng lực là gì

2.4.2. Các mức độ của năng lực

2.4.3. Phân loại năng lực

2.4.4.mối quan hệ giữa NL và tư chất, NL và thiên hướng, NL với tri thức, KN, KX

3. Sự hình thành và phát triển nhân cách

3.1. Các yếu tố chi phôi sự hình thành nhân cách

3.1.1.Giáo dục và nhân cách

MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Về kiến thức

- Trình bày khái niệm năng lực và phân tích đặc điểm của năng lực.

- Trình bày các mức độ và phân loại năng lực.

- Nêu mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

.

2. Về kỹ năng

Biết cách rèn luyện những năng lực cần thiết cho bản thân.

Vận dụng năng lực của bản thân vào quá trình học tập và hoạt động.

3. Về thái độ

Thấy được tầm quan trọng của năng lực đối với quá trình học tập và hoạt động của học sinh.

Đánh giá đúng vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

2.4. Năng lực

2.4.1. Năng lực là gì?

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.

2.4.2. Các mức độ của năng lực

Năng lực:

Là một mức độ nhất định của con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.

Trong trường hợp này năng lực dùng để chỉ mức độ trung bình của tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm, lao động mà nhiều người có thể đạt tới.

TÀI NĂNG

Là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó, được đặc trưng bởi năng lực đạt tới những thành tích lớn, ít người có thể sánh được

THIÊN TÀI Là mức độ cao nhất của năng lực, biểu

thị ở mức kiệt suất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại

2.4.3. Phân loại năng lực

• Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau,

• Năng lực riêng biệt là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao.

2.4.4. Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Đàm thoại

Chia lớp thành 6 nhóm

• Nhóm 1 + 2: phân tích nội dung “năng lực và tư chất ”. Cho ví dụ minh họa

• Nhóm 3 + 4: phân tích nội dung “năng lực và thiên hướng”. Cho ví dụ minh họa

• Nhóm 5 + 6: phân tích nội dung “năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo”. Lấy ví dụ minh họa

• Thời gian thảo luận 5 phút, thời gian tối đa cho mỗi nhóm trả lời là 3 phút

Năng lực và tư chất

• Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẩu sinh lí bẩm sinh của bộ não, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích, sự khác nhau trong cấu tạo của não, kiểu hoạt động thần kinh cấp cao, cấu tạo của cơ quan cảm giác, vận động…tạo nên sự khác biệt giữa con người với nhau.

Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực.

Tư chất là điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện đủ của sự phát triển năng lực.

Năng lực và thiên hướng

• Khuynh hướng của cá nhân đối với một hoạt động nào đó được gọi là thiên hướng.

• Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển.

• Thiên hướng mãnh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu của năng lực đang hình thành.

Năng lực và tri thức, KN, KX

Tri thức, KN, KX thích hợp rất cần thiết cho việc thực hiện có kết quả một hoạt động

Có tri thức, KN, KX trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có NL trong lĩnh vực này.

Tri thức, KN, KX không đồng nhất với năng lực nhưng có quan hệ mật thiết với NL.

• Ngược lại năng lực giúp cho sự tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó được nhanh chóng và dễ hơn.

• Năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có sự thống nhất biện chứng, nhưng không đồng nhất.

• Một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó có nghĩa là đã có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định của lĩnh vực này.

• Ngược lại khi đã có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thuộc một lĩnh vực nào đó không nhất thiết sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó.

• Việc phát hiện và bồi dưỡng năng lực, năng khiếu là một trong những vấn đề cơ bản của chiến lược giáo dục.

• Năng lực của con người được hình thành trên cơ sở tư chất. nhưng điều chủ yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục

3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

3.1. Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách

• Nhân cách không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong quá trình sống , giao tiếp…như V.I.Lênin đã khẳng định “cùng với dòng sữa mẹ, còn hấp thụ tâm lí, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”.

• A.N.Lêônchiev cũng đã chỉ ra rằng: nhân cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ mà nó gắn bó.

• Trong quá trình hình thành nhân cách thì giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể có vai trò quyết định.

3.1.1. Giáo dục và nhân cách

• Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích..

• Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội, bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người.

• Theo nghĩa hẹp thì, giáo dục có thể xem như là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.

vai trò chủ đạo, của GD trong sự hình thành và phát triển NC

Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách,

Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau lĩnh hội, tiếp thu nền văn hóa xã hội, lịch sử để tạo nên nhân cách của mình.

Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “ vùng phát triển gần nhất ”.

Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác, chi phối sự hình thành nhân cách.

Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực.

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục.

• Có quan điểm cho rằng giáo dục là “vạn năng” xem đứa trẻ như một tấm bản sạch mà trên đó nhà giáo dục vẽ sao thì nó nên vậy. theo bạn quan điểm này có đúng không, vì sao?