7
1 HỘI NN ÔN THI ĐH MÔN SINH ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG THÁNG 1 NĂM 2014 http://www.facebook.com/HoiNNOnThiDHMonSinh Môn thi: Sinh Hc Ngày thi: 21/01/2014 Thi gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THC (Đề thi có 7 trang) Câu 1: Trong quá trình dch mã, bba đối mã 3’UXG 5’ trên phân tử tARN khp bsung vi bba mã sao nào sau đây trên phân tử mARN? A. 3’AXG5’. B. 3’UGX5’. C. 5’AGX3’. D. 5’AXG3’. Câu 2: Mt gen A có 2998 liên kết hoá trgia các nuclêôtit, gen này bđột biến điểm thành gen a, khi gen a nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường ni bào cung cp 20986 nuclêôtit tdo. Đột biến gen A thành gen a thuc dng A. thay thế mt cp nuclêôtit cùng loi. B. thay thế mt cp nuclêôtit khác loi. C. thêm mt cp nuclêôtit. D. mt mt cp nuclêôtit. Câu 3: Mt phân tmARN dài 3060Å được tách ra tvi khun E.coli có tlcác loi nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 25%, 20%, 35% và 20%. Tính theo lý thuyết, slượng nuclêôtit mi loi của gen đã tổng hp ra phân tmARN trên là A. G = X = 400, A = T = 500. B. G = X = 540, A = T = 360. C. G = X = 420, A = T = 480. D. G = X = 360, A = T = 540. Câu 4: Cho các skin sau: 1. Thtinh gia giao tn và giao t2n. 2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá th3n. 3. Cơ thể 3n gim phân bất thường cho giao t2n. 4. Hp t3n phát trin thành thtam bi. 5. Cơ thể 2n gim phân bất thường cho giao t2n. Nếu cho rng chui nhà 3n có ngun gc tchui rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được gii thích bng chui các skin theo thtA. 5 → 1 → 4. B. 4 → 3 → 1. C. 3 → 1 → 4. D. 1 → 3 → 4. Câu 5: sinh vật nhân sơ, vùng (hoặc gen) không thuc thành phn ca một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động ca opêron là A. vùng vn hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cu trúc. Câu 6: Vùng mã hóa ca mt gen cấu trúc có 3000 nuclêôtit điều khin tng hp mt chui pôlipeptit có 498 axit amin (không tính axit amin mđầu). Gen đó là gen của nhóm sinh vật nào sau đây? A. Nm. B. Thc vt. C. Động vt. D. Vi khun. Câu 7: một loài động vt giao phi, xét phép lai P: ♂AaBb x ♀AaBb. Giả strong quá trình phát sinh giao tcủa cơ thể đực, mt stế bào, cp nhim sc thmang cp gen Aa không phân ly trong gim phân I, các skin khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Tính theo lý thuyết, skết hp ngu nhiên gia các loi giao tđực và giao tcái trong thtinh có thto ra tối đa bao nhiêu loi hp tlưỡng bi và bao nhiêu loi hp tlch bi? A. 9 và 6. B. 12 và 4. C. 9 và 12. D. 4 và 12.

De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Đề kiểm tra chất lượng tháng 1 năm học 2013-2014, Page Hội Những Người Ôn Thi Đại Học Môn Sinh

Citation preview

Page 1: De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

1

HỘI NN ÔN THI ĐH MÔN SINH ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG THÁNG 1 NĂM 2014

http://www.facebook.com/HoiNNOnThiDHMonSinh Môn thi: Sinh Học Ngày thi: 21/01/2014 Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 7 trang)

Câu 1: Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã 3’UXG 5’ trên phân tử tARN khớp bổ sung với bộ ba mã

sao nào sau đây trên phân tử mARN?

A. 3’AXG5’. B. 3’UGX5’. C. 5’AGX3’. D. 5’AXG3’.

Câu 2: Một gen A có 2998 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit, gen này bị đột biến điểm thành gen a, khi

gen a nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 20986 nuclêôtit tự do. Đột biến gen A

thành gen a thuộc dạng

A. thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại. B. thay thế một cặp nuclêôtit khác loại.

C. thêm một cặp nuclêôtit. D. mất một cặp nuclêôtit.

Câu 3: Một phân tử mARN dài 3060Å được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U

và X lần lượt là 25%, 20%, 35% và 20%. Tính theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen đã tổng

hợp ra phân tử mARN trên là

A. G = X = 400, A = T = 500. B. G = X = 540, A = T = 360.

C. G = X = 420, A = T = 480. D. G = X = 360, A = T = 540.

Câu 4: Cho các sự kiện sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n. 2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá

thể 3n.

3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n. 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.

Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải

thích bằng chuỗi các sự kiện theo thứ tự là

A. 5 → 1 → 4. B. 4 → 3 → 1. C. 3 → 1 → 4. D. 1 → 3 → 4.

Câu 5: Ở sinh vật nhân sơ, vùng (hoặc gen) không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò

quyết định hoạt động của opêron là

A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc.

Câu 6: Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có 3000 nuclêôtit điều khiển tổng hợp một chuỗi pôlipeptit có

498 axit amin (không tính axit amin mở đầu). Gen đó là gen của nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Nấm. B. Thực vật. C. Động vật. D. Vi khuẩn.

Câu 7: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb x ♀AaBb. Giả sử trong quá trình phát sinh

giao tử của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm

phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Tính theo lý thuyết, sự

kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu

loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?

A. 9 và 6. B. 12 và 4. C. 9 và 12. D. 4 và 12.

Page 2: De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

2

Câu 8: Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại X?

A. 19 B. 8 C. 27 D. 37

Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở

A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân. D. màng nhân.

Câu 10: Biết hàm lượng ADN trong nhân của một tế bào sinh tinh của một loài lưỡng bội là x. Trong

trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN trong nhân của một tế bào thuộc loài này đang ở kì

sau của giảm phân II là

A. 1x. B. 1

2x. C. 4x. D. 2

x.

Câu 11: Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80%

nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba

AAU là

A. 64

125. B.

16

125. C.

4

125. D.

1

125.

Câu 12: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng ba loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử

mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi ba loại nuclêôtit được sử

dụng là

A. U, G, X. B. A, G, X. C. G, A, U. D. U, A, X.

Câu 13: Xét một dạng đột biến chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể, trong đó một đoạn của một nhiễm

sắc thể thuộc cặp số II chuyển sang một nhiễm sắc thể thuộc cặp số V và ngược lại. Nếu chỉ xét đến 2 cặp

nhiễm sắc thể trên thì cơ thể mang đột biến nhiễm sắc thể này khi giảm phân cho số loại giao tử tối đa và

tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể bị đột biến chuyển đoạn lần lượt là

A. 4; 75%. B. 4; 50%. C. 2; 75%. D. 2; 50%.

Câu 14: Một cá thể có kiểu gen Bd

AabD

, nếu trong quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số

f=20% thì loại giao tử ABD của cá thể trên chiếm tỉ lệ là

A. 20%. B. 10%. C. 30%. D. 5%.

Câu 15: Ở người, gen M quy định da bình thường, gen m qui định da bạch tạng. Xác suất để cặp bố mẹ

đều có kiểu gen dị hợp về gen nói trên sinh hai đứa con, trong đó một đứa con gái mắc bệnh da bạch tạng,

một đứa con trai da bình thường là

A. 9,375%. B. 6,25%. C. 18,75%. D. 3,125%.

Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định quả đỏ,

gen b qui định quả vàng, các gen di truyền độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình thân thấp, quả

vàng chiếm 12,5%?

A. Aabb x AaBB. B. AaBb x Aabb. C. AaBB x aaBb. D. AaBb x AaBb.

Page 3: De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

3

Câu 17: Cho một cơ thể thực vật có kiểu gen AB

ab

tự thụ phấn. Biết hoán vị gen đều xảy ra trong quá trình

giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB

Ab

thu được ở

F1 là

A. 16%. B. 4%. C. 9%. D. 8%.

Câu 18: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ có kiểu

gen dị hợp tự thụ phấn được F1. Tính theo lý thuyết, trong các quả đỏ ở F1, xác suất chọn được ngẫu nhiên

3 quả, trong đó có 2 quả có kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp là

A. 3

32. B.

2

9. C.

4

27. D.

1

32.

Câu 19: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là (A,a; B,b và D,d) cùng

quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng

thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lý thuyết, phép lai P:

AaBbDd AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ là

A. 5

16. B.

1

64. C.

3

32. D.

15

64.

Câu 20: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau ở

thế hệ F1?

A. 10. B. 54. C. 28. D. 27.

Câu 21: Ở một loài thực vật, cho một cây F1 dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân ly kiểu

hình là 56,25% cây thân cao: 43,75% cây thân thấp. Tính theo lý thuyết, để F2 thu được tỉ lệ phân ly kiểu

hình là 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp thì cây F1 nói trên phải lai với cây có kiểu gen là

A. AaBb. B. AABb. C. aabb. D. aaBb.

Câu 22: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính

X có 2 alen, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ

với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 phân ly kiểu hình theo tỉ lệ: 50% ruồi mắt đỏ: 50% ruồi mắt trắng.

Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Tính theo lý thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ

chiếm tỉ lệ

A. 31,25%. B. 6,25%. C. 75%. D. 18,75%.

Câu 23: Xét phép lai P: BD

bd x

BD

bd. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn

và có hoán vị gen ở cả hai giới với tần số là f. Trong phép lai trên kiểu hình mang hai tính trạng trội ở thế

hệ con được tính bằng

A. 2(1 f )

0,54

. B.

2(1 f )0,25

4

. C. (1- f)

2. D.

2f

4.

Câu 24: Xét phép lai P: BbDd x Bbdd thu được F1, biết nếu trong kiểu gen có cả B và D cho kiểu hình

thân cao, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình thân thấp. Tính theo lý thuyết, nếu F1 thu được 3000 cây thì

số cây thân thấp có kiểu gen đồng hợp lặn là

Page 4: De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

4

A. 375. B. 1125. C. 2000. D. 1150.

Câu 25: Ở ruồi giấm, xét phép lai P: Ab

aBX

MX

m x

AB

abX

MY biết mỗi gen qui định một tính trạng và các

gen trội, lặn hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, nếu ở F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba tính trạng là 1,25% thì

tần số hoán vị gen là

A. 20%. B. 35%. C. 30%. D. 40%.

Câu 26: Ở người, kiểu tóc do một gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Người

chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng, người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em

trai tóc thẳng. Tính theo lý thuyết thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được một người con gái tóc xoăn là

A. 5

12. B.

3

8. C.

1

4. D.

3

4.

Câu 27: Gen thứ nhất có 2 alen là (A, a), gen thứ hai có 2 alen là (B, b), cả hai gen này đều nằm trên

nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y. Gen thứ ba có 3 alen là

(IA, I

B, I

O) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về ba gen này là

A. 84. B. 54. C. 120. D. 60.

Câu 28: Trong quần thể thực vật giao phấn nếu xảy ra hiện tượng tự thụ phấn bắt buộc sẽ

A. làm tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể.

B. làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

C. làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.

D. tạo ra những alen mới trong quần thể.

Câu 29: Xét quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3AA + 0,3Aa + 0,4aa = 1. Nếu

các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản thì tính theo lý thuyết thành phần kiểu gen ở thế hệ

F1 là

A. 0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1. B. 0,7AA + 0,25Aa + 0,05aa = 1.

C. 0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1. D. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

Câu 30: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý

thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể này sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là

A. 48,4375%. B. 46,8750%. C. 43,7500%. D. 37,5000%.

Câu 31: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, tại sao phải dùng thể truyền mang gen đánh dấu?

A. Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn được dễ dàng.

B. Vì thể truyền phải có các gen này để có thể nhận gen cần chuyển.

C. Để giúp cho enzim cắt (restrictaza) cắt đúng vị trí trên thể truyền.

D. Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp.

Câu 32: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.

2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:

Page 5: De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

5

A. 1→ 2→ 3→4. B. 4 → 1 → 2 → 3. C. 2 → 3 → 4 → 1. D. 2 → 3 → 1 → 4.

Câu 33: Vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản vô

tính?

A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.

B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.

C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.

D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.

Câu 34: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm

mục đích gì?

A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ.

C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống.

Câu 35: Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.

(4) Cấy truyền phôi ở động vật.

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp

A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4).

Câu 36: Ý nào sau đây không phải là một trong các khâu của quy trình chuyển gen?

A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào thể truyền. B. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

C. Tách dòng tế bào nhận có chứa ADN tái tổ hợp. D. Tạo ADN tái tổ hợp.

Câu 37: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính (di căn).

B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.

C. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.

D. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Câu 38: Ở người, bệnh hoặc hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể?

1. Bệnh bạch tạng.

2. Bệnh ung thư máu.

3. Bệnh máu khó đông.

4. Hội chứng Đao.

5. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Phương án đúng là

A. 1, 4. B. 2, 4. C. 4, 5. D. 2, 5.

Câu 39: Các cơ quan tương đồng có cấu tạo khác nhau về chi tiết là do

A. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.

B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo cùng một hướng.

C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau.

D. chúng là các cơ quan thực hiện các chức năng giống nhau.

Page 6: De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

6

Câu 40: Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa loài người với các loài

thuộc bộ linh trưởng là

A. bằng chứng hình thái, giải phẫu. B. đều dùng chung mã di truyền.

C. mức độ giống nhau về cấu tạo của ADN và prôtêin. D. bằng chứng về đặc điểm tay 5 ngón.

Câu 41: Ở sinh vật nhân sơ, một gen có 3000 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại T chiếm 30%. Đột biến

điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết hiđrô. Loại đột biến đã xảy ra thuộc

dạng

A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. B. thêm một cặp A - T.

C. mất một cặp A - T. D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.

Câu 42: Ở một loài thực vật giao phấn, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định

hoa màu đỏ, gen b qui định hoa màu trắng; gen D qui định quả tròn, gen d qui định quả dài. Các cặp gen

nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Xét phép lai P: AaBbdd và AaBBDd. Số loại kiểu

gen và kiểu hình tối đa có thể tạo ra ở F1 là

A. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình. B. 27 kiểu gen, 4 kiểu hình.

C. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình. D. 12 kiểu gen, 8 kiểu hình.

Câu 43: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen aaBb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó

xử lý các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn

chỉnh. Các cây này có kiểu gen là

A. aaBB, aabb. B. Aabb, abbb. C. AAAb, Aaab. D. AAbb, aabb.

Câu 44: Khi nói về quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

B. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.

C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.

D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

Câu 45: Vai trò chủ yếu của cách li địa lý trong quá trình tiến hóa là

A. phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen. B. tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.

C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.

Câu 46: Loại đột biến gen nào sau đây không có khả năng di truyền cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu

tính?

A. Đột biến gen lặn xảy ra trong quá trình nguyên phân của các tế bào sinh dưỡng.

B. Đột biến gen lặn xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của các tế bào sinh dục.

C. Đột biến gen trội xảy ra ở những lần phân chia đầu tiên của hợp tử.

D. Đột biến gen lặn xảy ra ở những lần phân chia đầu tiên của hợp tử.

Câu 47: Trong quá trình tự nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực, xét trên một đơn vị tái

bản có 16 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần cung cấp cho đơn vị nhân đôi nói trên là

A. 18. B. 17. C. 16. D. 34.

Câu 48: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá

thể thuần chủng lông màu lai với cá thể thuần chủng lông trắng thu được F1 100% lông trắng. Cho

Page 7: De kiem tra CL Thang 1 [13-14]

7

các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là: 81,25% số con lông trắng:

18,75% số con lông màu. Cho cá thể F1 nói trên giao phối với cá thể lông màu thuần chủng. Tính theo

lý thuyết, tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con là

A. 50% số con lông trắng: 50% số con lông màu. B. 75% số con lông trắng: 25% số con lông màu.

C. 25% số con lông trắng: 75% số con lông màu. D. 62,5% số con lông trắng: 37,5% số con lông

màu.

Câu 49: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

B. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp -carôten trong hạt.

C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

Câu 50: Ở một loài động vật, cho phép lai giữa cơ thể mắt đỏ thuần chủng với cơ thể mắt trắng, F1 thu

được 100% cơ thể mắt đỏ. Tiếp tục cho con cái F1 lai phân tích với con đực mắt trắng, đời con thu được tỉ

lệ phân ly kiểu hình: 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Phép lai nào sau đây thỏa

mãn kết quả trên?

A. P: ♂ XAX

A x ♀ X

aY. B. P: ♀X

AX

A x ♂ X

aY.

C. P: ♀ AAXBX

B x ♂ aaX

bY. D. P: ♂AAX

BX

B x ♀ aaX

bY.

----HẾT-----