56
Toàn cảnh khủng hoảng Dưa hấu Miền Trung (Quảng Nam) Media Scan http://tuthiendoanhnghiep.com 3-4/2015 Minh Vu – Thao Nguyen [email protected]

Water Melon Quangnam Crisis 25052015 draft

  • Upload
    minh-vu

  • View
    26

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Toàn cảnh khủng hoảng Dưa hấu Miền Trung (Quảng Nam)

Media Scanhttp://tuthiendoanhnghiep.com

3-4/2015Minh Vu – Thao Nguyen [email protected]

• Sản lượng dưa hấu hằng năm của 4000 ha khu vực Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình định, Phú yên) ~ 100.000 tấn ??? (theo Bộ Công Thương)

• Từ nhiều năm nay, dưa hấu (nông sản VN) đã bị tình trạng ép giá của thương lái, tắc nghẽn cửa khẩu triền miên• 7/2/2015: 1200 xe chở hoa quả (chủ yếu dưa hấu) tắc nghẽn ở cửa khẩu Tân Thanh, mỗi ngày chỉ thông quan

được ~300 xe/7000 tấn, • 2/3/2015: Dưa hấu mất mùa, năng suất giảm từ >2 tấn/sào -> ~1,5 tấn/sào; dưa ế bị ép giá từ 10K->5K-

>1.000đ/kg, mua 15 tấn dưa phải nộp 1,5 triệu, 20 tấn phải nộp 2 triệu VNĐ• 16/3-12/4/2015: lượng nông sản, chủ yếu là trái cây của các tỉnh phía Nam qua cửa khẩu Tân Thanh tăng mạnh

đặc biệt, là mặt hàng dưa hấu với khoảng 500-550 xe/ngày, trong khi chỉ thông quan được khoảng 260-340 xe/ngày, gây hiện tượng ùn ứ cục bộ, phía Trung Quốc chỉ cho phép khoảng 10 DN nhập khẩu qua của khẩu Pò Chài. Đồng thời, công tác kiểm tra, kiểm dịch, phân loại và đóng gói được thực hiện nghiêm ngặt nên mất từ 4-6 giờ để giải phóng 1 xe. Giá dưa hấu năm nay không ổn định nên thương nhân chần chừ chờ đàm phán giá, nên tình trạng ùn ứ càng gay gắt

• 25-27/3/2015: Mưa lớn kéo dài tại Quế Trung, Quế Lâm, Phước Ninh... (Quảng Nam), mưa to liên tiếp 4 ngày tại huyện miền núi Quảng Ngãi, tổng lượng mưa từ ngày 24 đến chiều 27.3 tại Giá Vực (H.Ba Tơ) ~ 528,3 mm, thị trấn Ba Tơ ~ 498,8 mm, Sơn Giang (H.Sơn Hà) ~ 459 mm. H.Nghĩa Hành, mực nước trên sông Vệ (dâng cao 4,24 m chỉ thấp hơn báo động 3 là 26 cm), theo TTDBKT Quảng Nam, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh những ngày qua phổ biến ở mức 20-50 mm, một số nơi mưa to như: Tiên Phước 238 mm, Hiệp Đức 275 mm, Nông Sơn 192 mm… khiến mực nước trên các sông đang lên, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền núi.

• Cuối tháng 3/2015: Lũ bất ngờ giữa mùa khô (lần đầu sau 40 năm), nhiều ruộng dưa hấu chuẩn bị thu hoạch (chỉ thêm 1 tuần) bị ngập nước, tính đến trưa 28/3 đã có hơn 1.500 hécta hoa màu bị lũ nhấn chìm (Ban PCTT &TKCN Quảng Nam),...

BỐI CẢNH

• Dưa hấu không bán được bị mất giá, ép giá trong khi lũ bất thường khiến hàng ngàn nông dân nguy cơ trắng tay, nhiều diện tích hoa màu (dưa hấu, ngô, đậu, ớt, thuốc lá, lúa… ) bị ngập úng, gây hư hỏng. Theo con số thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, đã có 570ha dưa hấu bị ảnh hưởng, trong đó 180ha bị ngập và hư hỏng 100%. Ước tính con số thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng.▫ ~80 ha hoa màu của người dân trồng dọc bờ sông Vu Gia (thuộc các xã: Đại Cường, Đại Nghĩa, Đại

Minh, Đại Phong và Đại Hồng, Quảng Nam) bị ngập úng nặng, trong đó 30 ha dưa hấu đang ra quả bị mất trắng; khoảng 50 ha đậu, bắp, lúa... ven sông suối bị hư hại nặng do ngập úng, 6,7ha lúa giống giáp sông Thu Bồn (xã Đại Thạnh) bị ngập hoàn toàn trong nước

▫ Thiệt hại do đợt lũ bất thường này gây ra ước tính hơn 81 tỷ đồng riêng cho các xã trên▫ Tổng diện tích dưa hấu ven sông trên 50ha có nguy cơ mất trắng, sản lượng dưa năm 2014 ~ 200 tấn /

100ha đất toàn huyện Đại Lộc, Quảng Nam• Người dân phải ngâm mình vớt từng trái dưa chạy lũ, dưa ngâm nước (>3 ngày), thối ruột chỉ vớt về

cho bò ăn• 3 người chết, bé 10 tuổi xảy chân khi vớt dưa, chết đuối trên sông Quảng Huế/Vu Gia (17h, 27/3, tìm

thấy ngày 28/3) (Đại Cường,Đại Lộc, Quảng Nam)• Nhiều người trồng dưa hấu đã nhận tiền đặt cọc nhưng đến nay dưa chết do ngập, thiệt hại rất lớn• 27/3/2015 : Mưa lớn trên diện rộng, sóng biển động mạnh đã làm sạt lở nghiêm trọng hàng chục

mét bờ biển Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam, nước biển xâm lấn, ăn sâu hơn 5m

HẬU QUẢ

• “Đắng cay cùng dưa hấu ách tắc ở cửa khẩu” - 29/3/2014, tienphong.vn • “Dưa hấu ứ đọng vì được mùa và cửa khẩu chật” – 01/04/2014,

vietnamnet.vn• “Trâu bò chê dưa hấu, nông dân đổ lệ vì đâu?” - 06/04/2014,

baodatviet.vn• “Nước lũ rút, nông dân vớt dưa hấu cho bò ăn”-28/3/2015,nld.com.vn • “Người trồng dưa hấu méo mặt”-2/3/2015, NNVN• “Trên 1.200 xe ôtô hoa quả ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh” -7/2/2015,

vietnamnet• “Dưa hấu, bưởi lạ bị bán tháo” - 8/3/2015, vnexpress.net• “Giúp nông dân tiêu thụ nông sản” - 13/4/2015, nhandan.com.vn • “Mưa lớn bất thường, nông dân Quảng Nam 'méo mặt' vì dưa hấu” -

28/3/2015, Phununews.vn• “Vớt dưa hấu trong lũ, bé 10 tuổi bị nước cuốn trôi 2km”-

29/3/2015,Phununews

BỐI CẢNH-Bài liên quan

Biểu đồ sự kiện phản ánh trên báo chí

DIỄN BIẾN CÁC NỖ LỰC GIẢI CỨU DƯA HẤU ĐÃ TIẾN HÀNH

• 29/3/2015 – Phong trào “Bán giúp nông sản cho bà con vùng ngập lụt Quảng Nam”, nhanh chóng lan rộng trên các tỉnh thành trong cả nước với nhiều khẩu hiệu...▫ Quảng Nam, thành niên tình nguyện, “Bán giúp nông sản cho bà con vùng ngập lụt Quảng Nam” - 29/3/2015▫ Đà Nẵng - 1/4/2015▫ Hà Nội, “Mỗi trái dưa một tấm lòng” - 7/4/2015▫ Sài Gòn - “Mỗi quả dưa là một tấm lòng” - 9/4/2015

• 9/4/2015 – Bộ Công thương vào cuộc : Công đoàn Bộ Công thương phối hợp với Cục xuất nhập cảnh tổ chức bán dưa từ thiện tại Bộ để ủng hộ đồng bào miền Trung, cục phó Trần Thanh Hải, Cục Phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ CT viết note 500 chữ "Que diêm và đám lửa" kêu gọi thương nhân tiếp sức" làm đầu mối bán dưa ủng hộ miền trung trên FB cá nhân▫ Nghệ An, “Nghệ An một ngày ăn dưa, Quang Nam một mùa ăn cơm”, “Một trái dưa- Một tấm lòng” - 10/4/2015▫ Quảng Ngãi, "Mỗi trái dưa - mỗi tấm lòng" - Tỉnh đoàn, - 11/4/2015

• 12-15/4/2015 - Co.opmart, Big C lần lượt vào cuộc và sử dụng hệ thống siêu thị chi nhánh để phân phối dưa trên địa bàn các tỉnh thành phố trong cả nước ▫ Thanh Hóa, "Thanh Hóa một ngày ăn dưa - Quảng Nam một mùa ăn cơm“ – 9 - 11/4/2015 ▫ Thái Nguyên, – 17/4/2015

DIỄN BIẾN

CÁC NỖ LỰC GIẢI CỨU - CHÍNH QUYỀN

•16/3/2015 UBND tỉnh Lạng Sơn đã thành lập tổ công tác liên ngành điều hành xuất, nhập khẩu nông sản; chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác phân luồng, đảm bảo an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu. Các lực lượng chức năng kéo dài thời gian làm việc từ 7-20 giờ hàng ngày để thông quan tối đa lượng hàng hóa

Phía chính quyền (UBND tỉnh Lạng Sơn)

•28/3/2015 UBND huyện Đại Lộc đề nghị thủy điện ở phía thượng nguồn ngừng phát điện để cắt lũ, điều tiết nguồn nước hạ du, bảo vệ mùa màng cho người dân...

•Phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc phối hợp các xã, ban, ngành liên quan chủ động thông báo cho người trồng nắm bắt diễn biến thời tiết thay đổi đột ngột

Phía chính quyền (Quảng Nam)

• 09/4/2015 - Công đoàn Cơ quan Bộ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu tổ chức mua dưa hấu hỗ trợ đồng bào miền Trung (Bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Công Thương)

• Đã liên hệ với Sở Công Thương một số tỉnh nhằm giải tỏa ùn tắc ở cửa khẩu thông qua việc tìm đầu mối tiêu thụ dưa ở thị trường Hà Nội (Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu)

• Bộ Công Thương đã đàm phán với TQ dành riêng kho bãi tại cửa khẩu cho dưa hấu Việt Nam nhập khẩu vào TQ. Thông tin đến doanh nghiệp về sức chứa của cửa khẩu Tân Thanh, khuyến cáo thương lái không ồ ạt đưa dưa hấu lên cửa khẩu

• 9/4/2015 - Công đoàn Bộ GTVT tham gia "giải cứu" bằng cách mua một xe container dưa hấu xuất khẩu đang có nguy cơ nát bét hư hỏng vì xếp hàng chờ đợi lâu ngày

Phía Bộ Công Thương

• “Bộ Công Thương mua 14 tấn dưa hấu giúp nông dân” – 9/4/2015, Vnexpress.net

• “Bộ Công Thương cũng “xắn tay” mua dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Nam” – 9/4/2015, Dantri.com.vn

• “Bộ Công thương: Từ mua dưa ủng hộ đến đàm phán với Trung Quốc” – 13/4/2015, Antt.vn

• “Bán dưa ở Bộ” – 10/4/2015, Vnexpress.net• “Công chức Bộ đi bán dưa cũng chỉ 'xoa dịu tạm thời‘” – 10/4/2015,

Vietnamnet• “Kêu gọi mua dưa hấu giúp dân vùng lũ: Người trong cuộc nói gì?” –

10/4/2015, Vtc.vn• “Từ việc “giải cứu” dưa hấu: Nghi vấn lợi ích nhóm trong kênh phân phối”

– 10/4/2015, Laodong.com.vn• “‘Vị đắng’ dưa hấu và kiểu điều tiết thị trường theo con tim” – 11/4/2015,

Vietnamnet• “Bộ Công Thương "mở đường" cho dưa hấu” - 12/04/2015, chinhphu.vn

Phía Bộ Công Thương-Báo chí

•7/4/2015 Cơ quan Hải quan Việt Nam đã thống nhất với cơ quan chức năng phía Trung Quốc mở cửa khẩu từ 7 giờ đến 20 giờ để kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, hỗ trợ xuất khẩu dưa hấu- ông Nguyễn Dương Thái, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Phía Tổng cục Hải quan

•“Mở cửa khẩu Tân Thanh từ 7-20 giờ hỗ trợ xuất khẩu dưa hấu” – 7/4/2015, nld.com.vn

Phía Tổng cục Hải quan-Báo chí

CÁC NỖ LỰC GIẢI CỨU-NGƯỜI DÂN

• Để vớt vát nông dân Quảng Nam thu hoạch sớm số dưa còn lại

• Để giúp nông dân khỏi cảnh trắng tay, bạn trẻ Quảng Nam đã tình nguyện khởi xướng phong trào “Bán giúp nông sản cho bà con vùng ngập lụt Quảng Nam”-Dưa hấu được bán với giá rất rẻ chỉ 5000đ/1kg

• Phong trào nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh và thành phố cả nước,...(Đà Nẵng, Hà Nội, Sài gòn, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Thái Nguyên,...)

Phía người dân

• Nhóm tình nguyện: Đoàn TNCS HCM Công an TN• Địa điểm bán dưa : Trụ sở Phòng CSCĐ (đường

Bắc Kạn, T.P Thái Nguyên)• Cách làm : mua dưa hấu tại Quảng Ngãi bán với

giá 5.500 đồng/kg (không lãi), các đoàn viên kêu gọi, vận động các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn đăng ký mua hoặc bán dưa hấu giúp nông dân

• Kết quả: 9 giờ sáng ngày 17-4, bán hết 15 tấn dưa hấu ủng hộ nông dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Thái Nguyên

•“Bán 15 tấn dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Ngãi” – 17/4/2015, baothainguyen.org.vn

Thái Nguyên-Bài liên quan

• Khởi nguồn ý tưởng từ lời kêu gọi trên Facebook của bạn Võ Văn Toàn (1980; quê Điện Bàn) hiện công tác tại TP HCM

• Nhóm tình nguyện: CLB Chung Sức Trẻ : Lê Tự Quảng, Trưởng CLB• Địa điểm bán dưa :

▫ Đường Phạm Hùng, Tp Đà Nẵng ▫ Số 235/68 Tiểu La, Tp Đà Nẵng ▫ Số 168 Tôn Đức Thắng, Tp Đà Nẵng

• Cách làm : CLB thuê xe tải lên ruộng dưa ở Điện Bàn chở hơn 1 tấn dưa về bán giúp, CLB này đã bán >5 tạ dưa giá ~ 3.000- 4.000 đồng/kg

• Kết quả: 12/4/2015 : 282 tấn dưa hấu (huyện Đại Lộc 147 tấn, huyện Điện Bàn 135 tấn), thu về cho bà con nông dân vùng lũ Quảng Nam hơn 840 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được các bạn trẻ trao lại cho người dân trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương

Quảng Nam

•“Bán dưa hấu giúp bà con vùng lũ”-29/3/2015, nld.com.vn

•“Bạn trẻ Quảng Nam giúp dân vùng lũ bán dưa hấu”-3/4/2015,tinday.net

•“Bán 282 tấn dưa hấu, thu về 840 triệu đồng cho người dân vùng lũ”- 12/04/2015,laodong.com.vn

Quảng Nam-Bài liên quan

• Nhóm tình nguyện: Phạm Nguyên Linh, đội Cháo Từ Thiện Quảng Nam tổ chức 3 điểm bán dưa giúp nông dân, CLB Ánh sáng Tình nguyện, FPT Software Đà Nẵng (Lưu Thị Hoài Thương)

• Địa điểm bán dưa : ngã ba, ngã tư đô thị : Đà Nẵng, Tam Kì, Hội An

• Cách làm : Nông dân trực tiếp chuyển dưa tới các địa điểm định sẵn với giá thỏa thuận, bán dưa xong cử người trực tiếp đưa tiền đến nhà cho người dân,hoàn toàn miễn phí, trung thực, giá bán từ 4.000-5.000 đồng/kg

• Mỗi lần nhận ~ 3 tấn dưa bán với giá 5.000 đồng/kg, • Kết quả: Trung bình bán được ~ 7.000.000/ngày, Chưa đầy 2

tiếng đồng hồ, 1.000 quả dưa đã được CBNV FPT Đà Nẵng mua hết

Đà Nẵng

•“FPT Đà Nẵng mua dưa hấu ủng hộ dân vùng lũ” – 1/4/2015, fptlamdong.net

Đà Nẵng – Bài liên quan

• Nhóm tình nguyện: Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi (Hà Thị Anh Thư, Bí thư), các huyện đoàn Mộ Đức, Sơn Tịnh và Đoàn thanh niên một số trường đại học ở TP Quảng Ngãi

• Địa điểm bán dưa : lập thêm nhiều điểm bán dưa hấu trong thành phố

• Cách làm : đến các ruộng dưa ở các cánh đồng lớn tại các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà (huyện Sơn Tịnh) mua về bán cho người dân, giá mua 2000 đ/kg, bán 4000đ/kg

• Kết quả: ngày đầu Tỉnh đoàn đã mua 10 tấn dưa và đã bán được 3 tấn, tất cả số tiền lời gửi cho bà con trồng dưa, dự kiến mở thêm điểm bán dưa vào ngày 12/4

Quảng Ngãi

•Hàng trăm bạn trẻ Quảng Ngãi bán dưa hấu giúp nông dân - 11.04.2015, nguoiduatin.vn

Quảng Ngãi – Bài liên quan

• Nhóm tình nguyện: Sinh viên tình nguyện HN, Đoàn Thanh niên ĐH Phương Đông (Ý tưởng của GV Phạm Khánh Linh (khoa Quản trị Kinh doanh), Bùi Xuân Luân (Bí thư đoàn),

• Địa điểm bán dưa : + - Toà N07B3 khu ĐTM Dịch Vọng, đường Thành Thái – Cầu Giấy, - Số 114 Nguyễn

Khuyến (Đống Đa), - Số 109 Trần Duy Hưng (Cầu Giấy), - Số 342B Bà Triệu (Hai Bà Trưng), - Ngõ 100 đường Trần Đại Nghĩa, - Số 8 ngõ 282/64 Kim Giang (Thanh Xuân), - Cửa trường ĐH Phương Đông 171 Trung Kính, quận Cầu Giấy (Hà Nội)

• Cách làm : Tự huy động vốn ban đầu, mua trực tiếp và vận chuyển từ Quảng Nam (riêng ĐHPĐ 22 tấn), giá bán 7000 đồng/kg (đã tính phí vận chuyển), số tiền thu được sẽ ủng hộ người dân vùng lũ của tỉnh Quảng Nam.

• Kết quả: ~14 tấn bán hết sạch trong ngày đầu tiên (~30 phút) tại 6 điểm• 7000 đồng/kg, 22 tấn dưa hấu được cán bộ, sinh viên trường ĐH Phương

Đông bán hết sạch chỉ trong hai ngày cuối tuần

Hà Nội

•“Người Hà Nội đội mưa đi mua, dưa hấu hết veo ngay đầu buổi sáng” – 7/4/2015, kenh14.vn

•“Cộng đồng mạng sôi sục chuyện mua dưa giúp đồng bào Quảng Nam” – 7/4/2015, ictnews.vn

•Sinh viên Hà Nội bán dưa hấu 7.000 đồng giúp nông dân - 12/4/2015, news.zing.vn

Hà Nội – Bài liên quan

• Nhóm tình nguyện: Đoàn viên P. Đông Sơn, TP.Thanh Hóa triển khai, nhóm “Kết nối yêu thương”(bác sĩ Lê Xuân Trung- Trưởng khoa cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa làm trưởng nhóm )

• Địa điểm bán dưa : ▫ Phòng khám nhi Đông Phát, ▫ Cổng cơ sở 2 ĐH Hồng Đức, phường Đông Sơn (tp. Thanh Hóa) ▫ Số 89 Đào Duy Từ, phường Ba Đình (tp. Thanh Hóa)▫ Số 9 Trần Huy Liệu, phường Tân Sơn (tp. Thanh Hóa)▫ 334 Nguyễn Trãi

• Cách làm : mua dưa của người dân vùng lũ Quảng Nam với giá 3.000 đồng/kg đem về bán giúp với giá 5.000 đồng/kg (tính cả công vận chuyển) tại 5 điểm tại Thanh Hóa từ 9-11/4/2015

• Kết quả: Đợt 1 khoảng 15 tấn dưa, chỉ đến sáng 9/4, đã bán hết 10 tấn dưa

Thanh Hóa

• “Dưa hấu Quảng Nam được đưa về Thanh Hóa” – 8/4/2015, showbiz247.net (Giadinh.net)

• “Phong trào mua dưa hấu Quảng Nam tiếp tục lan đến Thanh Hóa” – 8/4/2015, tinday.net (Afamilly)

• “Thanh niên giúp đồng bào vùng ngập lụt bán dưa hấu”-9/4/2015, tinday.net

• “Thanh Hóa: Chung tay giúp nông dân vùng ngập lụt Quảng Nam” – 13/4/2015, tuoitrethanhhoa.vn

Thanh Hóa – Bài liên quan

• Nhóm tình nguyện: 60 bạn trẻ Hội từ thiện Tùy Tâm TP HCM, chị Nguyễn Hải Anh (1981)

• Địa điểm bán dưa : quận, huyện trên địa bàn TP. HCM, dự kiến mở thêm ở Đồng Nai, Bình phước

• Cách làm : giá dưa mua tại vườn Quảng Nam là 2.000 đồng/kg, giá bán dưa 4.500-5.000 đ/1kg (trừ chi phí bao bì, vận chuyển ~ 11 triệu đồng/chuyến), dưa chín quá thì ép nước bán với giá 10.000 đ/1 chai, dự kiến mở thêm điểm bán ở Đồng Nai, Bình phước với mức giá 5.000 đ/1kg

• Kết quả: 10 tấn dưa hấu Quảng Nam cũng đã "đổ bộ" vào Sài Gòn (9/4) và bán gần hết chỉ trong 1 ngày, tặng toàn bộ 13,5 triệu đồng lãi cho các nhà vườn trồng dưa ở Quảng Nam

Sài Gòn

•“Người Sài Gòn nỗ lực cứu 10 tấn dưa hấu của bà con nông dân Quảng Nam” -9/4/2015, tinday.net

•“Sài Gòn nỗ lực cứu 10 tấn dưa hấu của bà con nông dân Quảng Nam” – 10/4/2015, tintuconline.com.vn

•“Dân Sài Gòn mua dưa hấu hỗ trợ nhà vườn Quảng Nam”-14/4/2015, tinday.net

Sài Gòn – Bài liên quan

• Nhóm tình nguyện: nhóm thiện nguyện trên địa bàn TP Vinh• Địa điểm bán dưa : 11 địa điểm tại TP.Vinh• 1. So 337 Nguyễn Văn Cừ, 2. Số 6 Nguyễn Văn Cừ, 3. Số 19C

Quang Trung, 4. Số 124 Phong Định Cảng, 5. Số 53 Nguyễn Đức Cảnh, 6. Số 51 Lê Hồng Phong, 7. C7 - Quang Trung, 8. Sân bóng Hưng Dũng, 9. Nhà hàng Song Đức - 90 Phan Chu Trinh, 10. Số 1 Nguyễn Văn Cừ, 11. Số 9 Nguyễn Sĩ Sách.

• Cách làm : liên lạc với bà con Quảng Nam đưa dưa hấu vào Nghệ An, bốc dưa miễn phí, bán miễn phí với giá 5.000 đồng /1 kg, dự kiến tiếp tục chuyển tiếp 10 tấn dưa bán tiếp trong ngày 10/4

• Kết quả: sau 2 tiếng, 7 tấn dưa của 9 hộ nông dân Quảng Nam đã hết sạch

Nghệ An

•“Nghệ An: 7 tấn “dưa hấu vùng lũ” bán sạch trong 2 tiếng” – 10/4/2015, danviet.vn

•7 tấn dưa hấu Quảng Nam về Nghệ An bán hết trong chưa đầy 2 tiếng -

Nghệ An – Bài liên quan

CÁC NỖ LỰC GIẢI CỨU-SỰ THAM GIA CỦA NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG

•Nhà báo Trần Đăng Tuấn, Hoa hậu Kỳ Duyên, Minh Chuyên, MC Thái Dũng, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, NTK Hà Minh Phúc, ...

•“Hoa hậu Kỳ Duyên giản dị bán dưa ủng hộ người dân Quảng Nam” – 15/4/2015, kenh13.info

•Minh Chuyên mua 30 tấn dưa hấu ủng hộ đồng bào Quảng Nam - 15/4/2015, kenh13.info

Những người nổi tiếng – Bài liên quan

CÁC NỖ LỰC GIẢI CỨU-DOANH NGHIỆP VÀO CUỘC

• 5 năm qua, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” : Co.opmart, Hapro, Metro, Big C, chợ đầu mối… đã tích cực thu mua dưa để bán trong chuỗi siêu thị của mình

• 31/3/2015, FPT Đà Nẵng mua ủng hộ >1.000 quả dưa• 8/4/2015, FPT Telecom Điện Biên ủng hộ với giá 7000đ/1kg • 12/04/2015, Shop điện thoại di động Hà nội Chương trình tặng dưa hấu (3 tấn) cho khách

hàng• 12/4/2015 - Hệ thống Co.opmart (10 co.opmart miền Trung như Co.opmart Tuy Hòa, Phú Yên,

Cam Ranh, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, Co.opmart Huế, Quảng Trị và Co.opmart Hà Tĩnh, và Saigon Co.opmart): ~8 - 10 tấn dưa hấu/ngày – cao điểm bán dưa dự kiến là 24/5 (thời điểm dưa chín rộ)

• 15/4/2015, Big C vào cuộc hỗ trợ bao tiêu 80 tấn dưa hấu ruột đỏ và phấn phối trên 30 siêu thị chi nhánh trên toàn quốc với mức giá không lãi: ~7 tấn/ngày ▫ Big C (Hồ Quốc Nguyên, GĐPR Big C) chương trình kết nối với người nông dân địa phương hỗ trợ

bao tiêu 80 tấn dưa hấu ruột đỏ từ 15/4 - 19/4/2015 trên hệ thống 30 siêu thị trên toàn quốc giá bán không lãi(5.900 đồng/kg - miền Bắc, miền Nam, 4.900 đồng/kg - miền Trung);

▫ Trước Big C đã có các chương trình cam sành Hàm Yên cho nông dân Tuyên Quang , (tháng11/2014), cà chua Đà Lạt cho nông dân Lâm Đồng (tháng 10/2014), vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và Thanh Hà - Hải Dương (tháng 6/2014),...

Từ phía Doanh nghiệp

• “FPT Đà Nẵng mua dưa hấu ủng hộ dân vùng lũ” -1/4/2015, vietnamnet.vn

• “FPT Telecom Điện Biên mua dưa ủng hộ nông dân xứ Quảng” – 8/4/2015, chungta.vn

• “Co.opmart thu mua dưa hấu, trợ giúp người dân”-12/4/2015, nguoiduatin.vn

• “Cửa hàng, siêu thị đua nhau bán, tặng dưa hấu Quảng Nam cho khách hàng” –12/4/2015, tintuc.vn

• “Dưa hấu miền Trung vào Co.opMart giá chỉ 3.300 đồng/kg” –15/4/2015, sggp.org.vn

• “Siêu thị ra tay “giải cứu” 200 tấn dưa hấu và hành tây” –15/4/2015, vnmoney.nld.com.vn

• “Hỗ trợ nông dân miền Trung, Big C bán dưa hấu giá 4.900 đồng/kg” –15/4/2015, congly.com.vn

Doanh nghiệp – Bài liên quan

KẾT QUẢ

• 11/4/2015 – Nhiều địa phương, dưa hấu đã tiêu thụ được gần 80% (Bình Định đã tiêu thụ hết), Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương

• 15/4/2015 - Toàn bộ số xe ách tắc tại cửa khẩu Tân Thanh đã được giải tỏa

• 15/4/2015 – Các CLB, Hội Thiện nguyện bán được tổng cộng 282 tấn dưa hấu(Đại Lộc tiêu thụ 147 tấn, huyện Điện Bàn 135 tấn) thu về hơn 840 triệu đồng trao lại cho người dân trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương

• 15/4/2015 – Lan tỏa sang các nông sản khác như hành tím, Sở Công Thương Hà Nội vừa có công văn gửi các đơn vị có liên quan đề nghị phối hợp hỗ trợ giúp người dân Quảng Nam, Sóc Trăng và một số tỉnh phía Nam tiêu thụ dưa hấu và hành tím

KẾT QUẢ

•Gần 80% lượng dưa hấu đã được tiêu thụ – 11/4/2015, moit.gov.vn

•“Đã hết tắc dưa hấu tại Tân Thanh” – 15/4/2015, vnexpress.net

•“Bán giúp 282 tấn dưa hấu cho nông dân Quảng Nam” – 15/4/2015, vanhoaonline.vn

•“Hà Nội: Tổ chức bán dưa hấu, hành tím hỗ trợ người dân” – 15/4/2015, baocongthuong.com.vn

KẾT QUẢ - Bài liên quan

THẤY GÌ TỪ NHỮNG NỖ LỰC TRÊN???

• CHỦ QUAN▫ Điều tiết thị trường vấn đề này lặp lại đã nhiều năm, thương

lái, ...▫ Nông dân sáng tạo tự phát theo nguyên tắc cung - cầu tạo

trái dưa lạ mắt, to hơn, màu đẹp,...tác động như bón nhiều đạm, ghép với gốc bầu...nhưng quả không dùng được, không ngon, không bảo đảm an toàn

• KHÁCH QUAN▫ Thiên tai, mưa lớn, lần đầu tiên (40 năm) lũ giữa mùa khô ,

người dân không kịp trở tay, ruộng dưa hấu chuẩn bị thu hoạch (~1 tuần nữa) chìm trong nước lũ

▫ Các yếu tố tác động khác từ bên ngoài chưa đánh giá được

NGUYÊN NHÂN

• Nông dân còn mang tư duy tự phát, manh mún và sản xuất không có kế hoạch, không theo quy hoạch và bà con cứ đến mùa dưa là chỉ nghĩ đến việc chở thẳng dưa lên Lạng Sơn, trong khi đó khả năng thông quan của cửa khẩu Tân Thanh có hạn.

• Một nguyên nhân nữa được nói nhiều gần đây là chuyện công nghệ bảo quản sau thu hoạch của chúng ta không tốt và chưa có những chính sách phù hợp để đưa doanh nghiệp đến với nông dân, tạo chuỗi giá trị hàng hóa

• Vai trò dự báo nhu cầu thị trường của Bộ Công Thương còn khá mờ nhạt, chưa điều tiết được thị trường nội địa cũng như các thị trường xuất khẩu để cung cấp thông tin cần thiết cho nông dân, Cơ quan quản lý chưa cung cấp cho nông dân thông tin, số lượng thị trường cần bao nhiêu, giá cả thế nào...

• Các nỗ lực tự phát từ cộng đồng : Tự phát nhỏ, lẻ, khó khăn khâu vận chuyển, kỹ thuật, bảo quản (xe/kho chuyên dụng), kinh phí hạn chế, thiếu nhân lực, thiếu chuyên nghiệp, quá tải, mệt mỏi, không thể ship dưa như dự kiến ban đầu, xe gặp trục trặc trên đường,...số lượng cung không đủ cầu, bị người mua phàn nàn, bị thương lái ép giá, đe dọa,...

• Thị trường bão hòa, thiếu sự điều tiết, thiếu các thông tin dự báo, chủ yếu là xuất thô chưa qua chế biến,...tâm lý hám lợi của nông dân nên dễ bị thương lái ép giá. Mỗi khi có biến động giá trên thị trường, các bên thường đơn phương phá vỡ hợp đồng

• Do tập quán làm ăn manh mún, tự phát nên chất lượng dưa không cao, sử dụng thuốc bảo vệ,...mất lòng tin người tiêu dùng... khó đưa vào hệ thống siêu thị vốn có yêu cầu cao về chất lượng và tính ổn định?

• Nguyên nhân là do thương nhân Việt Nam xuất khẩu dưa hấu đều làm thủ tục hải quan xuất khẩu theo loại hình xuất khẩu biên giới (tiểu ngạch), không có hợp đồng ngoại thương, không có sự ràng buộc về yếu tố giá cả theo quy định thương mại quốc tế. Do đó, câu chuyện được mùa mất giá thường xuyên tái diễn và rủi ro đều thuộc về doanh nghiệp, tư thương, đặc biệt là người nông dân

• Theo quan sát của phóng viên, cả 2 siêu thị Big C và Co.opmart  không có dưa ghi xuất xứ miền Trung được bày bán. Trong khi nông dân miền Trung phải bán đổ, bán tháo dưa thì ở siêu thị bán dưa với giá gấp cả chục lần ở miền Trung. (26.000 đồng, 20.900 đồng/kg và dưa hấu đỏ giống Mỹ 19.900 đồng/kg. Tại Big C cũng có 2 quầy bán dưa: Một quầy bán dưa xuất xứ tại Đan Phượng Hà Nội với giá trên 12.000 đồng/kg và được giảm giá còn hơn 6.000 đồng/kg. Còn 1 quầy bán dưa hấu không hạt, với dòng chữ xuất xứ Việt Nam, giá 24.900 đồng/kg, số lượng quả ít ỏi.) – “Thiện nguyện bán dưa, không thổi được ngọn lửa thị trường nội địa” – 21/4/2015, ktdt.vn

• Nghịch lý dưa hấu: Bò ăn phát ngấy, mua vẫn đắt đỏ-13/4/2015, nguoitieudung.com.vn• Trong khi dưa hấu mua ủng hộ bà con Quảng Nam giá 5.000 đ/kg thì tràn ngập vỉa hè Hà Nội bán dưa hấu treo biển dưa Sài Gòn với giá thấp nhất

cũng 10.000 đ/kg, Tại các chợ dân sinh giá bán lẻ dưa mặt trời đỏ là 25.000 đồng/kg, bán buôn 20.000-22.000 đồng/kg. Giá bán lẻ dưa Sài Gòn là 20.000-25.000 đồng/kg, giá bán buôn là 18.000 đồng/kg.

• Trong khi, nông đân trồng dưa hấu, hành, cà chua... khóc ròng trên mảnh ruộng của mình thì ở những vùng tiêu thụ lớn như Hà Nội, TP HCM, người tiêu dùng vẫn phải mua vài chục ngàn một kg dưa hấu hay hành tím.

• Một số tiểu thương cho biết, ngoài mối thu mua tận ruộng dưa phải qua chủ buôn, sau đó mới đến đại lý, vì vậy họ phải bán ra thị trường với giá cao

CÁC KHÓ KHĂN TRONG CHIẾN DỊCH

• Chú trọng thị trường nội địa bên cạnh thị trường xuất khẩu, đa số người Việt Nam lại chưa được mua những nông sản ngon do nông dân Việt sản xuất

• Nhà nông cần chuyên nghiệp hóa việc tiêu thụ sản phẩm, đã đầu tư những thiết bị máy móc hiện đại để đảm bảo quy trình rửa rau, đóng gói, dán nhãn; mặt khác ký kết hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị

• Doanh nghiệp cần thay đổi phương thức kinh doanh, chuyển từ buôn bán tiểu ngạch sang chính ngạch, có hợp đồng ngoại thương theo thông lệ quốc tế, như vậy mới có thể giảm thiểu được rủi ro khi xuất khẩu hoa quả sang thị trường Trung Quốc

• Chuỗi liên kết trong tiêu thụ nông sản còn yếu, đặc biệt là giữa doanh nghiệp và người nông dân. Cần thúc đẩy sản xuất bền vững qua liên kết giữa“bốn nhà” : ▫ Nhà nước : dự báo, quy hoạch, ban hành cơ chế chính sách thuận lợi▫ Nhà khoa học thực hiện nghiên cứu kỹ thuật sản xuất, lai tạo giống mới chất lượng,

chuyển giao khoa học▫ Nhà nông phải nhạy bén nắm bắt khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, chủ động

liên kết với nhau để tạo ra sản lượng hàng hóa cao, chất lượng tốt▫ Doanh nghiệp phải tăng cường mở rộng thị trường

MỘT SỐ GIẢI PHÁP?

• “Chiến dịch bán dưa hấu ủng hộ người dân Quảng Nam, Chiến dịch bảo vệ cây xanh … tín hiệu vô cùng lạc quan, tính xã hội cao, tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách, sự quan tâm của các bạn trẻ tới những vấn đề chung của xã hội,sức trẻ, sự quyết đoán dám nghĩ dám làm,...”chuyên gia tâm lý An Chất – giám đốc công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn

Các Ý kiến

• Cái “chết” của nông dân trồng dưa không phải mới mẻ, lạ lẫm gì. Chỉ là “đến hẹn lại lên”, Câu chuyện "được mùa mất giá“. “Hiện nay người trồng dưa, thương lái và cả cơ quan quản lý Nhà nước chẳng ai biết vùng nào của TQ tiêu thụ dưa hấu của ta. Cứ chở tới biên giới bán tiểu ngạch được chăng hay chớ. Lúc nào họ mua cho thì sống, họ không mua thì chết” “Nhà nước phải kết nối từ đồng ruộng đến bàn ăn”, nền SX nông nghiệp hàng hóa mà cứ để nông dân và thương lái tự xoay sở thì làm sao họ lo nổi? Chính sách của Nhà nước là phải “kích” vào khâu tiêu thụ, kết nối SX với thị trường, nói một cách hình ảnh là tổ chức SX “từ đồng ruộng đến bàn ăn”. Ở đây, chúng ta cứ để mặc SX, chính sách có chăng cũng chỉ “phát triển SX” nhưng không có địa chỉ giải quyết tiêu thụ sản phẩm thì kết quả như “dưa hấu Tân Thanh” là tất nhiên. Nhà nước cần thiết kế chính sách hướng cho DN tham gia tìm thị trường, từ đó quay lại tổ chức SX, kết nối lại với nhau để SX và tiêu thụ phải đi liền với nhau. Chính DN chứ không phải thương lái, và càng không phải nông dân mới có khả năng nghiên cứu, điều tra tìm thị trường. Tôi đã nói rõ, “ông” DN cần đi qua TQ tìm hiểu mới biết vùng nào của họ dùng dưa hấu, vùng nào không. Để từ đó mới tổ chức SX và mang qua tiêu thụ - PGS.TS Vũ Trọng Khải – Chuyên gia độc lập về kinh tế Nông nghiệp, nguyên hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ quản lý Nông nghiệp:

• Qua các vụ vải, dưa hấu không bán được, bây giờ lại nghe về hành tím nữa... phải chăng nên suy nghĩ về một phương thức nối thật nhanh khu vực chăn nuôi, trồng trọt và khu vực tiêu thụ trong các tình huống khẩn cấp cần trợ giúp nông dân. Ví dụ như lập Chợ nông sản "Bầu Bí" tại ngoại ô Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh, xe tải nặng có thể chở nông sản đang ứ đọng từ các vùng đến, và mọi người sẽ đến mua khối lượng lớn, rồi toả vào thành phố phân phối lẻ - Người dân luôn có tấm lòng, chỉ có điều cần người tổ chức. Theo tôi, những ai thông thạo việc này có thể lập DN xã hội để lo một cách chuyên nghiệp. Thành phố ưu tiên địa điểm. Truyền thông góp sức. Khi đó người nông dân sẽ không đơn độc và không bị ép giá do phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu tiểu ngạch. Mọi cái vẫn trên nền tảng thị trường, nhưng có sự hỗ trợ của tình đồng bào. Mình gọi đó là "Thị trường có sự điều tiết của con tim“ - Nhà báo Trần Đăng Tuấn

Các Ý kiến (cont)

• Việc yêu thương, hỗ trợ nông dân là một hành động nhân văn đáng trân trọng của cộng đồng và các nhóm tình nguyện. Song việc này chỉ mang tính chất tạm thời, ngắn hạn. Nếu chúng ta có thể biến những tình cảm yêu thương, lòng trắc ẩn này thành một chương trình quốc gia ủng hộ hàng Việt, như Nhật Bản, Hàn Quốc đã từng thành công, thì hiệu quả sẽ tốt, bền vững hơn gấp nhiều lần – DN Lâm Minh Chánh

• “Liệu có hay không lợi ích nhóm ở khâu phân phối? Trong khi nhiều mặt hàng nông sản, người dân bán đổ như cho thì trong các siêu thị, người dùng vẫn phải mua giá cao. Phải chăng lợi nhuận rơi cả vào túi trung gian?

• Dưa hấu khác với vải thiều vì khó bảo quản, và đúng là không thể chờ hội thảo để "bàn tiêu thụ", nhưng điều người nông dân cần ở các "cơ quan nhà nước" chắc chắn không phải là việc mua và bán sản phẩm của họ ngay tại nơi mà trách nhiệm chính là đưa ra cơ chế xuất khẩu, đảm bảo lợi ích cho người dân

• “Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm về xúc tiến thương mại, tìm đầu ra, cho xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa chứ không phải là nơi để trực tiếp vận động bán lẻ”

• “Giải pháp tìm ra những kênh giúp người dân tiêu thụ ở quy mô lớn. Và điều quan trọng hơn mà người dân, doanh nghiệp mong chờ là các giải pháp xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh việc bị lệ thuộc, chi phối bởi thị trường Trung Quốc như hiện nay”

Các Ý kiến (cont)

• Bộ Công thương không thể hôm nay đứng ra bán trái dưa hấu, mai bán hạt gạo, mốt bán củ khoai lang, ngày kia bán trái chuối.

• Thế nên, việc giải cứu một xe dưa hấu, thậm chí hàng chục xe dưa hấu đang ách tắc chỉ là giải pháp chữa cháy. Nó không có ý nghĩa bằng việc giải cứu cả nền nông nghiệp đang ngày càng phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc; không quan trọng bằng việc làm sao để Việt Nam lâu nay với tư cách là người bán luôn trong thế bị động, chuyển sang tư thế chủ động và sòng phẳng khi buôn bán với Trung Quốc; không quan trọng bằng việc hỗ trợ nông dân để họ không còn thường xuyên bị thương nhân Trung Quốc dễ dàng ép giá mọi lúc mọi nơi.

• Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ dân, dự đoán sẽ thiếu lương thực trong tương lai không xa. Thực tế Trung Quốc đang phụ thuộc vào Việt Nam nhưng Việt Nam lại không nắm được thế chủ động. “Việt Nam phải đặt điều kiện, mua bán chứ không thể cầu cạnh Trung Quốc để bán…”, giáo sư Võ Tòng Xuân

• Thực tế cho thấy, trong tư duy của không ít nhà quản lý, doanh nghiêp và nông dân đều cho rằng Trung Quốc là thị trường dễ dãi, cái gì cũng mua, kiểu gì cũng mua và không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Kiểu tư duy này dẫn tới hàng loạt các hệ lụy như nông dân sản xuất tự phát kiểu chạy theo đám đông, chỉ chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng; doanh nghiệp xuất khẩu theo kiểu “đánh được quả nào hay quả đó” theo đường tiểu ngạch, không có hợp đồng hay cam kết ràng buộc nào giữa người mua và người bán; các bộ, ngành, tỉnh thành mạnh ai nấy làm mà không có một nhạc trưởng chung để điều phối về quy hoạch, định hướng cho nông dân, không quan đầu tư mở rộng các kênh thị trường khác ngoài Trung Quốc.

• Cung cách làm ăn dễ dãi, cộng với tư duy “ bán rẻ, bán nhiều, không quan tâm chất lượng” khiến chính chúng ta tự hại mình. Vì vậy, không lạ gì cảnh cứ khi nào hàng nông sản Việt Nam được mùa thì tắc nghẽn tại cửa khẩu, rớt giá lại xảy ra như cơm bữa.

• Điều đáng lo ngại nhất là nếu chúng ta tiếp tục chính sách bán các mặt hàng nông lâm thủy sản thô, khoáng sản thô giá rẻ sang Trung Quốc rồi nhập máy móc, các sản phẩm đã qua chế biến với giá cao về thì sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn, phần thiệt thòi và rủi ro về phía Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng.

Các Ý kiến (cont)

• Số lượng dưa về có hạn, không đáp ứng đủ đơn hàng khiến cả người mua dưa lẫn tình nguyện viên dở khóc dở cười. Nhiều lời trách cứ buông ra, có người nặng lời còn cho là bị "lừa đảo“

• Trách rằng có vài tấn dưa mà cũng đi kêu gọi làm gì để mọi người mất công • Phải có đủ dưa cho tất cả mọi người mới là chuẩn – là không lừa đảo à? • Mọi người đến tận nơi không mua được thì chửi sao không bán đi còn đóng vào tải mang đi đâu?• Không mang cho những đơn đặt trên facebook thì lại bị trách đã bán cho những người đến tận nơi mua rồi thì còn up

facebook làm gì? • Các chị bầu bí thì mang con ra để nói “mưa gió vác bụng đi mua dưa mà không có”• Lên đơn cả tối chưa xong mà dưa thì có giới hạn, haizzzz. Điện thoại không nghe thì bị trách mà nghe thì cũng bị trách.

Nói thật, sức em nó chỉ có vậy và cái cách em làm nó cũng chỉ có đến thế. (...) • Mờ mắt vì check facebook, nghe điện thoại ù cả tai, trả lời đến khản cả cổ... Rồi giờ ngồi khóc vì ấm ức...• “Bạn tốt không phải ở việc bạn mua được dưa nhiều hay ít. Mua được hay không mua được. Mà quan trọng là cái tâm

trong bạn”• “Dù là công việc thiện nguyện nhưng đội tình nguyện đã phải chịu sức ép khá lớn từ khách hàng, dư luận. Việc làm của

chúng tôi xuất phát từ tấm lòng nên mong mọi người hãy bình tĩnh”• “Mong mọi người dù mệt nhưng cũng cố gắng đừng nói điều gì làm người khác nghĩ khác về mục đích từ thiện của

nhóm”

Các ý kiến (cont)

• “Muốn thể hiện lòng tốt mà khó quá! Sau 4 lần đi mua không được, hào hứng trong tôi vơi dần. Tại sao các bạn tình nguyện viên không thông báo sớm để chúng tôi không mất công đến“

• “Quá nhiều nhóm bán, trở thành một phong trào cũng đặt ra vấn đề là giá bán dưa. Nếu không cẩn thận, việc làm tình nguyện có thế "giết chết" những tiểu thương khác đang "buôn thúng bán mẹt" ở ngoài kia”... “giá dưa của những nhóm tình nguyện không nên bán thấp hơn giá của các tiểu thương, hoặc thấp hơn cũng chỉ nên chút ít. Bởi, việc bạn bán hàng rẻ hơn sẽ ảnh hưởng đến "miếng cơm manh áo" của các tiểu thương hằng ngày trông chờ vào việc bán hoa quả”

• Nnhìn từ khía cạnh kinh tế, thì việc bán dưa hấu "không lấy lãi" không đem lại hiệu quả thực chất khi rất nhiều chi phí vô hình và hữu hình đã không được tính vào giá thành. Trong khi giá bán của người trồng dưa cũng chỉ ở mức 1.000-2.000 đồng/kg thay vì 5.000-7.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ.

• Và đáng suy ngẫm hơn nữa, người tiêu dùng không thể thường xuyên mua dưa hấu, hành, tỏi, vải thiều hay một loại nông sản nào đó chỉ bởi vì những lời kêu gọi từ thiện, khi hoàn toàn có thể được cung cấp những sản phẩm đã được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo của những nhà phân phối chuyên nghiệp.

• “dưa hấu thiện nguyện”, việc bán dưa không lấy lãi không phải là giải pháp, càng không thể thay thế cho chính sách.• Nhiều người mong mỏi về chuỗi cung ứng hàng hoá (từ người sản xuất, các DN phân phối và đến tay người tiêu

dùng), cũng phải giảm tối đa các khâu trung gian, thương lái. Đó là vấn đề đặt ra từ cuộc sống, bên cạnh việc cung cấp thông tin thị trường, việc định hướng nông dân trồng cây gì, việc cảnh báo sản xuất theo tâm lý đám đông đang rất cần câu trả lời từ các cơ quan được nhà nước giao phó trách nhiệm

• Nhưng ngay cả khi hàng loạt các bộ, ngành khác cùng ăn dưa hấu thì liệu có thể tiêu thụ hết lượng dưa hấu mắc kẹt tại cửa khẩu lên tới 400-500 xe (tương đương 8.000-10.000 tấn) mỗi ngày? Liệu có ăn hết được lượng dưa hấu khổng lồ đang nằm ngổn ngang trên ruộng, trên đường ở nhiều tỉnh thành từ miền Nam ra tới miền Trung với giá rẻ như bèo mà chẳng thấy người mua? Câu trả lời là không thể.

Các ý kiến (cont)

• “Sốc vì bị chửi "dán mác" tình nguyện lừa bán dưa Quảng Nam”-9/4/2015, kenh14.vn• “Dưa hấu từ thiện giá 5.000 đồng/kg, hàng nhiều vẫn khó mua”-10/04/2015,news.zing.vn • “Công chức Bộ đi bán dưa cũng chỉ 'xoa dịu tạm thời’”-10/4/2015, Vietnam.net• “Kêu gọi mua dưa hấu giúp dân vùng lũ: Người trong cuộc nói gì?”-10/4/2015, VTC.VN• “Từ việc “giải cứu” dưa hấu: Nghi vấn lợi ích nhóm trong kênh phân phối”-

10/4/2015,vietstock.vn• ‘Vị đắng’ dưa hấu và kiểu điều tiết thị trường theo con tim”-11/4/2015, vietnamnet.vn• “Truy tìm nguyên nhân dưa hấu giá siêu bèo ở Quảng Nam”-14/04/2015, 24h.com.vn• “Dưa hấu Quảng Nam: Chầu chực xếp hàng cũng chỉ được mua một quả” - 11/4/2015, danviet• “Long đong quả dưa hấu: Quan lạc quan, dân than trời” - 11/4/2015, baodatviet.vn• “Dưa hấu vùng lụt, tấm lòng và sự vô cảm” – 8/4/2015, baodatviet.vn• “Dưa hấu nằm thối ở Tân Thanh do thương lái Trung Quốc”-8/4/2015,baodatviet.vn• “Nông dân Quảng Nam khốn đốn vì dưa hấu mất mùa: Chính quyền có thờ ơ?” -13/4/2015,vtc• “Bộ Công thương: Từ mua dưa ủng hộ đến đàm phán với Trung Quốc”-13/4/2015, antt.vn• ““Mua giúp” dưa hấu: Từ thiện và thị trường”-12/4/2015,chinhphu.vn• “Bộ Công thương giải cứu một xe dưa hấu, rồi sao nữa?”-10/4/2015, motthegioi• “Mua dưa hấu giúp người dân Quảng Nam: Từ nút like ảo đến hiệu quả thật”-7/4/2015,

songtre.baodatviet.vn

Ý kiến-Bài liên quan

• Triển khai làm cuốn cẩm nang chế biến dưa hấu, bài viết hướng dẫn• Saigon ép nước dưa hấu bán với giá 10 000/chai• Lập Chợ nông sản "Bầu Bí" tại ngoại ô Hà Nội hay Sài gòn, xe tải nặng có thể chở nông

sản đang ứ đọng từ các vùng đến, và mọi người sẽ đến mua khối lượng lớn rồi toả vào thành phố phân phối lẻ

• Lập doanh nghiệp xã hội để tiêu thụ nông sản một cách chuyên nghiệp. • “Giá bán tùy tâm” mà Ngô Anh Tuấn bước đầu thử nghiệm với “chiến dịch nối vòng tay lớn” để

làm sao sản phẩm của người nông dân làm ra đến được tay người tiêu dùng với quãng đường gần nhất - giảm tối đa khâu trung gian - để giảm giá thành cho người tiêu dùng, tăng giá mua cho người sản xuất, được minh chứng từ “Chiến dịch giải cứu dưa hấu”

• Nên điều tiết thời vụ thu hoạch, dưa trồng ra chỉ thu hoạch được một vụ và thu gấp trong một  tháng rõ ràng sẽ tạo áp lực tiêu thụ rất lớn. Nếu trồng được ở thời vụ khác nhau để kéo dài thời gian thu hoạch, hay công nghệ bảo quản tốt hơn người trồng sẽ đỡ bị ép giá - Trần Thanh Hải -Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

• Phát triển ngành công nghiệp chế biến hoa quả, điều phối theo nhu cầu nhập khẩu của phía Trung Quốc chứ không nên tự phát- ông Nguyễn Dương Thái-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

MỘT SỐ SÁNG KIẾN

• Ý thức đùm bọc, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn của người Việt rất cao• Giới trẻ Việt có rất nhiều sáng kiến, rất năng động trong các chiến dịch

thiện nguyện thể hiện ở sự lan tỏa, tốc độ lan tỏa các chiến dịch và sự đa dạng của các khẩu hiệu, hình thức trong chiến dịch Giải cứu dưa hấu

• Vai trò của các tác nhân (Võ Văn Toàn, CLB Chung Sức Quảng Nam,...; nhà báo Trần Đăng Tuấn, Phó TC Trần Văn Hải) hay các tổ chức như Big C, Saigon Comart trong việc khơi mào cho chiến dịch từ thiện

• Vai trò to lớn của mạng xã hội (Facebook) trong việc khởi nguồn và lan tỏa các chiến dịch từ thiện

• Những nỗ lực cộng đồng có giới hạn, việc tiêu thụ ~ vài trăm-vài nghìn tấn dưa không giải quyết được bài toán tiêu thụ cho cả 100 000 tấn dưa

• Tình trạng “Được mùa trắng tay” này đã lặp đi lặp lại trong nhiều năm gần đây

• Nếu có tổ chức, hướng dẫn và sự ủng hộ từ cấp cao nhất, tình trạng này hoàn toàn có thể giải quyết cho những vụ sau

MỘT SỐ NHẬN XÉT

• Diện tích trồng dưa hấu hằng năm khu vực Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình định, Phú yên) ~ 4 000 ha ~ 4 000x2.5 ~ 10 000 x10 ~ 100 000 sào (nếu mỗi hộ trồng 10 sào ~ 10 000 hộ dân ~ 37 000 người)

• 1 ha = 2.4709661 mẫu; 1 mẫu = 10 sào 1 sào = 24 thước ( tức = 360 m2 / 1 sào )• Năng suất trồng dưa ~1.5-2 tấn/sào• Năm 2012, số người bình quân một hộ là 3,7 người, của thành thị là 3,6 người và của nông thôn là

3,8 người. Quy mô hộ của dân số Việt Nam liên tục giảm trong thập kỷ vừa qua từ 4,5 người/hộ năm 2001 xuống 3,8 người/hộ năm 2011 và 3,7 người/hộ năm 2012. Đồng bằng sông Hồng có số người bình quân một hộ thấp nhất trong cả nước (3,5 người). Vùng có số người bình quân một hộ cao nhất là Tây Nguyên (4,0 người).(Điều tra biến động Dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2012 - TCTK)

• Mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao không quá 3 héc ta đất trồng cây hàng năm, đất làm muối và đất nuôi trồng thủy sản, không quá 10 héc ta đất trồng cây lâu năm ở đồng bằng và 30 héc ta ở vùng núi, trung du (Luật Đất đai: Mở ra cơ hội tích tụ ruộng đất )

• Thời vụ trồng dưa hấu ở 3 miền khác nhau. Các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng ở 2 vụ: Xuân - hè (từ tháng 2 - 5) và vụ đông (từ tháng 9 - 11). Miền Trung trồng từ sau tháng 1. Còn các tỉnh vùng ĐBSCL có thể trồng quanh năm, nhưng tập trung nhiều ở vụ sớm (dưa Noel từ tháng 10 – 30.12) và vụ chính (dưa Tết từ tháng 11 dương lịch - Tết Nguyên đán) (Dọn đất chuẩn bị trồng dưa hấu - danviet.vn)

PHỤ LỤC

• 27/3/2014 - Gửi công văn khẩn tới các tỉnh sản xuất nông sản XK miền Trung (Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, và Bộ Công Thương) để khuyến cáo các nhà vườn, chủ hàng có kế hoạch thu gom, vận chuyển hợp lý để tránh tiếp tục ùn tắc, gây thiệt hại

• Huy động Hải quan, Biên phòng ở khu vực cửa khẩu tạo mọi điều kiện tốt nhất cho DN, chủ hàng XK sang biên giới để tiêu thụ càng nhanh càng tốt

• Cử đoàn công tác sang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đàm phán, đề nghị cho xuất khẩu trái cây qua nhiều cửa khẩu của tỉnh, như Cốc Nam, Chi Ma, Bình Nghi, Nà Nưa … thay vì chỉ qua duy nhất cửa khẩu Tân Thanh như hiện nay

Trước đó năm 2014 - Phía chính phủ (UBND tỉnh Lạng Sơn)

Minh Vu – Thao Nguyen [email protected]•Xem thêm http://tuthiendoanhnghiep.com

Thank you!