23
T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 1 TÀI LIỆU TRAINING NỘI BỘ E&I INSPECTOR VŨNG TÀU 6-2008

Tai lieu huong dan nhiem vu e&i inspector

Embed Size (px)

Citation preview

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 1

TÀI LIỆU TRAINING NỘI BỘ

E&I INSPECTOR

VŨNG TÀU 6-2008

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 2

MỞ ĐẦU: E&I Inspector có chức năng kiểm sóat, kiểm tra đảm bảo tuân thủ các qui trình quản lý chất lượng cho thi công lắp đặt các thiết bị điện đã được phê duyệt theo yêu cầu của từng dự án Nhiệm vụ của E&I Inspector như sau: - Nắm vững các quy trình quản lý chất lượng cho thi công Điện đã được phê duyệt theo yêu cầu của từng dự án, nắm vững và hiểu rõ các sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật của dự án kể cả bản vẽ Vendor liên quan - Theo dõi kiểm tra chất lượng thi công, đảm bảo đúng qui trình, qui phạm, chất lượng trong thi công - Cập nhật các thông tin kiểm tra chất lượng, lập báo cáo theo các biểu mẫu của qui trình, trình giám sát kỹ thuật chủ đầu tư ký xác nhận (nếu có yêu cầu) - Kịp thời kết hợp với đơn vị thi công đôn đốc, kiểm tra xử lý sử chữa các các sai phạm, lỗi nếu có - Quản lý báo cáo kiểm tra kiểm tra chất lượng của dự án cho lãnh đạo quản lý chất lượng dự án - Kịp thời báo cáo cho giám đốc chất lượng dự án những khó khăn, vướng mắc ngòai khả năng cho phép - Có quyền từ chối hoặc ngừng công việc của mình hoặc ngừng công việc của người có liên quan nếu phát hiện thấy có nguy cơ rủi ro hư hỏng hoặc tai nạn và phải báo ngay cho người có thẩm quyền để giải quyết Cụ thể: - Kiểm tra vật tư dự án khi về kho nhằm phát hiện những vật tư thừa, thiếu, hư hỏng và sai khác so với các tiêu chuẩn kỹ thuật và ghi chép vào báo cáo - Kiểm tra việc chế tạo và lắp đặt các support, tray, ladder có đúng với bản vẽ yêu cầu kỹ thuật - Giám sát việc test, function test và calibration các thiết bị theo hồ sơ thiết bị và yêu cầu kỹ thuật ghi chép vào check sheet, ghi chép những thiết bị không đạt yêu cầu vào báo cáo - Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị E&I và thiết bị thông tin có đúng với bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật ghi chép vào check sheet, ghi chép vào punchlist những khiếm khuyết chưa đạt yêu cầu - Hoàn thành checksheet trong đó kèm theo các bản vẽ liên quan, quản lý các checksheet - Giám sát và phối hợp với bộ phận thi công khắc phục nhanh chóng những tồn tại trong punchlist Ngoài ra nếu dự án có hạng mục Shiploose thì nhiệm vụ của E&I Inspector là kiểm tra vật tư cũng như hồ sơ tài liệu đi kèm cũng như việc đóng gói vật tư đó nhằm đảm bảo an toàn cho vật tư gửi đi

1-KIỂM TRA VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN:

Mục đích của kiểm tra vật tư khi nhận về là kiểm tra có đủ số lượng có đúng về chủng loại và tình trạng vật tư trong quá trình vận chuyển có bị hư hỏng, sai khác để kịp thời làm báo cáo để nhà cung cấp khắc phục Để kiểm tra vật tư cần chuẩn bị các tài liệu sau: - Packinglist của vật tư hàng hóa.

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 3

- Hợp đồng mua bán (P.O ), trong đó lưu ý đến các điều khoản yêu cầu kỹ thuật, - Data sheet, Data Vendor, bản vẽ Vendor (nếu có) - Tất cả các chứng chỉ và hồ sơ nhà máy (Material Certificate) và Test (nếu có) Phải gửi giấy yêu cầu kiểm tra cho QC Client trước 24 giờ.Vật tư sẽ được mở hộp và kiểm tra số lượng theo packinglist và tình trạng vật tư khi nhận về Nội dung kiểm tra gồm :Kiểm tra vật liệu, kiểm tra số lượng, kiểm tra kích thước, kiểm tra thông số kĩ thuật, kiểm tra mức độ bảo vệ Vật tư thiết bị phải được bảo quản ở khu vực thích hợp, ở nơi khô không ẩm ướt, không bụi bẩn, các thiết bị điện tử phải bảo quản trong phòng lạnh

1.1-Kiểm tra Vật liệu: Phải kiểm tra cụ thể từng chi tiết, kiểm tra các kí hiệu vật liệu được ghi trên Name plate hoặc trên bề mặt các chi tiết vv.. Ví dụ: Thép cacbon: A105, A860..; Thép không dỉ: SS316, A182F316..; Hợp kim đồng: Cu Ni Alloy ;vv… Cần kiểm tra có đúng với datasheet, các yêu cầu kỹ thuật trong P/O hay không nếu sai khác ghi vào OS&D (Overage, Shortage and Damage)để yêu cầu Vendor cung cấp, khắc phục Vật liệu chế tạo phải có chứng chỉ của nhà sản xuất, nếu thiếu chứng chỉ phải ghi vào OS&D để yêu cầu Vendor cung cấp (thường chứng chỉ gửi sau).

1.2-Kiểm tra số lượng, chủng loại:

Đối chiếu với packinglist để kiểm tra Name plate, số lượng, chủng lọai, kiểu, serial number của vật tư Chú ý: Những vật tư phục vụ cho commissioning rất nhiều chi tiết nhỏ, lẻ như : flat washers, spring washers, bolts, nuts, studs…với nhiều loại kích thước và vật liệu khác nhau cần ghi chi tiết, cụ thể vì thường trong packinglist không thể hiện hết Đối với những cụm thiết bị trọn bộ cần đối chiếu với các bản vẽ để kiểm tra các chi tiết, phần tử thành phần Trường hợp packinglist ghi chung chung không rõ hết các số lượng chi tiết, hoặc không thể hiện hết thì ghi vào báo cáo và yêu cầu nhà cung cấp làm rõ Kiểm tra vật tư thừa, thiếu hoặc có bị sét dỉ, cong vênh, vỡ móp trong quá trình vận chuyển đều phải ghi vào OS&D

1.3-Kiểm tra kích thước:

Đo bằng thước cụ thể các chi tiết cơ khí, Pig signaller, RO, Flange, độ dầy và đường kính ống tubing vv..đối chiếu vớí data sheet, bản vẽ kĩ thuật, bản vẽ Data Vendor (nếu có) . Với các lỗ Gland cable cần kiểm tra chính xác số lượng lỗ gland, đường kính và loại ren (M hoặc NPT..), (ví dụ 03 holes M32; 05 holes 2”NPT) Kiểm tra vị trí lỗ gland, kiểm tra các plug xem có phù hợp với điều kiện bảo vệ chống cháy nổ

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 4

1.4-Kiểm tra thông số kỹ thuật: Kiểm tra Name plate, Tag name của thiết bị hoặc chi tiết kiểm tra Đối chiếu vớí Data sheet xem các thông số kỹ thuật cụ thể từng chi tiết, kiểm tra thông số input, output (vôn, ampe, áp lực, nhiệt độ, setpoin/range, sai số vv..), có đúng không (cần tham khảo Data Vendor nếu có), đối chiếu với các bãn vẽ kỹ thuật, sơ đồ xem có sai khác không, Với Swichboard, Control panel, switchgear cần mở nắp để kiểm tra bên trong các phần tử bên trong như CB, contactor, relay, các card điện tử, các công tắc, đèn tín hiệu vv,, kiểm tra các thông số của chúng Kiểm tra sơ đồ đấu nối và việc đấu nối dây, dây tiếp địa so với sơ đồ bản vẽ (tham khảo bản vẽ Vendor nếu có), xem có sai khác không nếu sai khác ghi vào OS&D để yêu cầu Vendor cung cấp, khắc phục

1.5- Kiểm tra mức độ bảo vệ :

1.5.1- IP xy: Chỉ số đầu tiên (x):Bảo vệ hạt bụi

0: Không được bảo vệ 1: Bảo vệ chống lọt vào trong của hạt có đường kính lớn hơn 50mm 2: Bảo vệ chống lọt vào trong của hạt có đường kính lớn hơn hoặc bằng 12.5mm 3: Bảo vệ chống lọt vào trong của hạt có đường kính lớn hơn hoặc bằng 2.5mm 4: Bảo vệ chống lọt vào trong của hạt có đường kính lớn hơn hoặc bằng 1.0mm 5: Bảo vệ hạt bụi không vào được 6: Bảo vệ hạt bụi rất kín

Chỉ số thứ hai (y):Bảo vệ nước

0: Không được bảo vệ 1: Bảo vệ nước dội vào theo phương thẳng đứng từ trên xuống 2: Bảo vệ nước dội vào theo phương thẳng đứng từ trên xuống và nghiêng 15 độ 3: Bảo vệ hơi nước dội vào xung quanh và phía trên 4: Bảo vệ hơi nước xung quanh, phía trên và phía dưới 5: Bảo vệ vòi nước phun vào xung quanh và phía trên 6: Bảo vệ vòi nước áp lực cao phun vào xung quanh, phía trên và phía dưới 7: Bảo vệ ngâm dưới nước 15cm trong 30 phút 8: Bảo vệ ngâm dưới nước

1.5.2- Bảo vệ chống cháy nổ 1.5.2.1- Class I (Gas :Khí quyển có khí hoặc hơi chất lỏng dễ cháy như :

methane, acethylene, ethylene, ether, propane, butane… ) Class II (Dust- khí quyển có bụi là chất dễ bắt lửa),

Class III (Fibers-khí quyển có sợi dễ cháy )

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 5

1.5.2.2- Zone : -Với Gas gồm : Zone 0, Zone 1, Zone 2;

Zone 1: Bình chứa ga hoăc chất lỏng bốc hơi dễ cháy trong thời gian dài hoặc trong tình trạng họat động Ví dụ : Không gian trong bồn chứa của tàu chở gas, dầu, tank chứa chất dễ cháy) Zone 2: Khu vực chứa ga hoăc chất lỏng bốc hơi dễ cháy trong tình trạng họat động Ví dụ : Khu vực tàu chở gas, dầu, tank chứa chất dễ cháy đang làm hàng) Zone 3: Khu vực tập trung có bình chứa ga hoăc chất lỏng bốc hơi dễ cháy trong thời gian dài hoặc trong tình trạng họat động Ví dụ : Không gian cảng làm hàng của tàu chở gas, dầu, chất dễ cháy) -Với Dust gồm : Zone 20, Zone 21, Zone 22 Zone 20: Khu vực liên tục có bụi dễ cháy xuất hiện có khả năng bắt lửa hoặc khu vực sản xuất có hỗn hợp bụi trong không khí dễ gây cháy, nổ Zone 21: Khu vực thỉnh thỏang có bụi dễ cháy xuất hiện có khả năng bắt lửa hoặc khu vực sản xuất có hỗn hợp bụi trong không khí dễ gây cháy, nổ Zone 22: Khu vực hiếm khi có bụi dễ cháy xuất hiện có khả năng bắt lửa hoặc khu vực sản xuất có hỗn hợp bụi trong không khí dễ gây cháy, nổ

1.5.2.3- EEx : Bảo vệ gây cháy nổ –Nhóm khí: I, IIA, IIB, IIC (methane, propane, ethylene, hydrogen)

1.5.2.3-1-EEx d (flameproof enclosure-bảo vệ kín phòng chống cháy nổ):switchgear and control station and indicating equipment, control systems, motors, transfoemers, heating equipment, light fittings

1.5.2.3.2- EEx e (Increased safety- tăng mức độ an tòan):junction boxes, motor lồng sóc, thiết bị chiếu sáng vv.

1.5.2.3.3- EEx p Pressuried enclosures-điều áp, gây áp lực : switchgear and control cabinets, lage motor

px :Dùng cho Zone 1, 2 py :Dùng cho Zone 1, 2 pz :Dùng cho Zone 2 1.5.2.3.4- EEx o: Thiết bị ngâm trong dầu 1.5.2.3.5- EEx ia = (Intrinsic safety-an tòan bên trong)Thiết bị an tòan về bản

chất của thiết bị: instrument, fieldbus, sensor, actuater Dùng cho Zone 0, 1, 2 1.5.2.3.6- EEx ib = (Intrinsic safety-an tòan bên trong)Thiết bị an tòan về bản

chất của thiết bị: instrument, fieldbus, sensor, actuater Dùng cho Zone 1, 2 1.5.2.3.7- EEx q:Thiết bị có điền đầy cát bên trong để bảo vệ dập nhanh tia lửa Ví dụ: Electronic ballast 1.5.2.4-T: Cấp nhiệt độ: Nhiệt độ phát nhiệt bề mặt tối đa :T1 đến T6 (450ºC-

300ºC-200ºC-135ºC-100ºC-85ºC) Ví dụ: Khí quyển có bụi nổ :Thiết bị điện có mức độ bảo vệ IP 65, nhiệt độ bề

mặt tối đa T5 (100ºC) Khí quyển có khí nổ :Thiết bị lọai an tòan được chứng nhận thuộc nhóm khí và

hơi IIA nhiệt độ bề mặt tối đa T5 (100ºC) có mức độ bảo vệ tối thiểu IP55 Cần chú ý ngòai những tiêu chuẩn thường gặp trên (IEC) còn có những tiêu chuẩn khác như NEC 500, NEC 505, CENELEC, IGC vv..

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 6

Công việc kiểm tra vật tư phải có mặt QC Client và qui định phải gửi giấy yêu cầu kiểm tra cho Client trước 24 giờ Đối với các cụm thiết bị có liên quan đến các cụm chi tiết máy móc cơ khí, valve hoặc Flange vv.. Cần tham khảo thêm QC material Tất cả thừa, thiếu, sai khác hư hỏng phải lập báo cáo OS&D, OS&D sẽ được gửi cho bộ phận QC material và QC manager của dự án để triển khai khắc phục.QC material là người kiểm tra Certificates và trình Client chấp thuận Khi các mục trong OS&D được sử lý khắc phục thì OS&D được đóng lại dưới sự kiểm tra và chấp thuận của Client.

2-CALIBRATION, TEST VÀ FUNCTION TEST 2.1-Calipbration và function test

Tất cả các thiết bị như Temperature/Pressure indicator/Pressure transmitter, cảm biến Fire/Gas, control valves, shutdown valves, Safety valves vv..phải được calipration. Việc calibration và test thử phải theo quy trình đã được phê duyệt với sự giám sát của QC client, phải theo Calibration Certification, hồ sơ kỹ thuật, data sheet hoặc theo tài liệu nhà máy chế tạo . Calipbration là test thử thiết bị với các giá trị phù hợp datasheet, số lần calibration phù hợp tài liệu nhà máy chế tạo Các thiết bị Instrument thường calipbration tại 5 điểm:0%, 25%, 50%, 75%, 100% của dải thông số hoạt động Safety valves phải được Pop test calipration và setpoin theo giá trị yêu cầu kỹ thuật của dự án, sau khi setpoin phải niêm phong kẹp chì, kết quả ghi vào báo cáo, hiện nay đang dùng Giấy chứng nhận kiểm định (Safety relief valve verification certificate) Các thiết bị sau khi calibration được dán tem “CALIBBRATED” trên đó ghi rõ : - Tên thiết bị - Ngày calipbration - Set point/range - Witnessed by Ghi kết quả vào check sheet Các thiết bị electronic instrument sau khi calipbration cần được đóng gói, bảo quản cẩn thận và để trong phòng lạnh Function test là kiểm tra các chức năng họat động cơ bản của thiết bị, kết quả ghi vào báo cáo . Ví dụ thử chức năng họat động chớp nháy của đèn cảnh báo hằng hải, thử các chức năng đóng mở của control valve, actuated valve.vv.. Kiểm tra các giá trị thông số, dải làm việc của thiết bị kết quả ghi vào báo cáo Tất cả sealing, plugs hoặc caps được lắp lại sau khi kết thúc calibration và function test Chú ý : Các dụng cụ dùng để Calipbration và function test đều phải được kiểm tra hiệu chuẩn và còn trong thời gian sử dụng của giấy chứng nhận hiệu chuẩn

2.2-Test cáp:

Kiểm tra Tên, lọai, màu, cáp và điện áp test thử cáp

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 7

Đo trị số điện trở liên tục của các core với core (lấy giá trị thấp nhất) Đo trị số cách điện giữa core và core, giữa core và armour, core với screen (lấy giá trị thấp nhất) Dùng điện áp thích hợp để test căn cứ vào điện áp được ghi trên Nameplate Drum của cuộn cáp, thường cáp instrument dùng Megger test ở thang 500V, cáp cấp nguồn thường test ở thang 1000V, sau khi test xong đầu cáp phải được băng kín lại để bảo vệ không cho hơi nước xâm nhập làm giảm cách điện của cáp Đo điện trở cách điện, điện trở liên tục của cáp và ghi vào báo cáo trình QC client. Giấy yêu cầu kiểm tra phải được gửi cho QC Client trước 24 giờ. Thang đo của dụng cụ đo cho phù hợp tránh dùng điện áp quá cao gây hư hỏng cáp, cáp mạng chỉ đo điện trở liên tục. Chú ý :Các dụng cụ dùng để test đều phải được kiểm tra hiệu chuẩn và còn trong thời gian sử dụng của giấy chứng nhận hiệu chuẩn Cáp truyền dẫn tín hiệu (Net) chỉ đo điện trở liên tục

2.3-Tubing leak/pressure test: Phải có giấy phép test thử áp lực và phải có dây barie cảnh báo nơi thử áp lực cao Kiểm tra tag name của ống tubing, tubing có được kéo đúng như bản vẽ layout và tubing schedule Phải thao tác theo quy trình đã được phê duyệt với sự giám sát của QC client.Giấy yêu cầu kiểm tra phải được gửi cho QC Client trước 24 giờ. Kiểm tra vị trí kết nối của ống tubing có đúng sơ đồ hookup, bản vẽ P&ID Test tubing phải theo qui trình đã được phê duyệt Thổi khí làm sạch ống tubing Sử dụng khí khô hoặc nitơ cho phù hợp với yêu cầu, sử dụng "Bubble tester" Test từng đoạn và áp lực test theo giá trị đúng theo hồ sơ bản vẽ yêu cầu Kết quả ghi vào checksheet Chú ý :Khi kiểm tra leak test, chỉ leak test những đọan ống có dùng nối (union), những đọan ống không dùng nối chỉ cần thổi khí làm sạch Các dụng cụ dùng để test đều phải được kiểm tra hiệu chuẩn và còn trong thời gian sử dụng của giấy chứng nhận hiệu chuẩn

3- KIỂM TRA LẮP ĐẶT ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN 3.1- Kiểm tra lắp đặt Support

Support cho cáp (thang, máng) và tubing, Earthling và support cho thiết bị (bảng phân phối, cabinet, đèn chiếu sáng, loa, Fire & Gas detector, solar panel, junction box, panel, thiết bị đơn lẻ như các sensor, vv..) Support được chế tạo theo đúng bản vẽ thiết kế chi tiết và đúng vật liệu (thép cacbon, thép mạ kẽm, thép stainless)và làm sạch, sơn theo yêu cầu kỹ thuật Support được lắp là đúng kiểu và kích thước như bản vẽ chi tiết Support được lắp là đúng vị trí theo sơ đồ layout Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 8

3.2- Kiểm tra lắp đặt Thang máng cáp/tubing: Thang máng cáp/tubing được lắp đặt đúng tuyến, đúng vị trí theo bản vẻ chi tiết Thang máng cáp/tubing được lắp đặt có đúng vật liệu thích hợp Thang máng cáp/tubing được lắp đặt ở độ cao thích hợp.Cần chú ý tới sự đụng chạm tới bộ phận khác (đường ống)và có thể điều chỉnh cho phù hợp thực tế Thang máng cáp phải được nối tiếp địa với nhau (neu thang mang la ss316) Tại điểm cuối các thang, máng cáp cần dùng ống lót (ending bushing)

3.3- Kiểm tra lắp đặt Cáp: Kiểm tra tên cáp (cable tag name) phải chính xác so với sơ đồ bản vẽ Kiểm tra loại, kiểu và kích thước tiêu chuẩn cách điện của cáp Thang máng cáp có được lắp đặt đầy đủ không Cáp có bị hư hỏng không (thực tế trong quá trình thi công khi hàn phía trên không được che chắn đã để sỉ hàn rơi vào gây cháy phía ngoài của cáp) Cáp có được kéo đúng như bản vẽ layout và cable schedule Cáp phải được phân loại và tách rời giữa cáp nguồn và cáp instrument, Cáp phải được đấu nối đúng bản vẽ termination Chữ số dùng làm core marker có chiều cao thấp nhất là 3mm Chữ số dùng làm cable marker có chiều cao thấp nhất là 5mm Màu qui định cho cáp 3 phase AC systems: Phase (A) L1 Red Phase (B) L2 Yellow Phase (C) L3 Blue Neutral N Black Protective Eath PE Yellow/Green Màu qui định cho cáp 1 phase AC systems: Phase L1 Red Neutral N Black Protective Eath PE Yellow/Green Màu qui định cho cáp DC systems: Positive pole (+) Red Negative pole (-) Black Nếu cáp có các màu ở các các sợi core khác với màu tiêu chuẩn thì tại các đầu cốt (cable lugs) sử dụng PVC lugs insulation color coded cho phù hợp (bọc cách điện đầu cốt với màu tiêu chuẩn) Earth tag của các sợi cáp phải được nối với nhau (earthlink) và nối với earth boss Độ cong uốn cáp có đúng yêu cầu kỹ thuật, Cáp phải được buộc cố định chặt chẽ bới dây cột (cable ties) phù hợp Cáp phải được xếp lớp thẳng hàng không chồng chéo vào nhau Nếu cáp Instrument và cáp Electrical đi cùng chung thang máng thì phải tách riêng chúng với nhau Cáp cần được che đậy khi ở khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nắng, mưa Kiểm tra độ dài thực tế và điên trở liên tục của từng sợi cáp, ghi chép kết quả đo

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 9

Nếu cáp đi đến các thiết bị nhưng những thiết bị này lắp tại Offshore thì cần băng kín và heat shrink đầu cáp đó lại Lắp đặt xong cần che, bọc bảo vệ cẩn thận đề phòng các bộ phận thi công khác (xỉ hàn) làm cháy cáp Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.4- Kiểm tra lắp đặt Cable transit

Cáp xuyên qua tường ngăn cách, khu vực nguy hiểm cần phải được chèn transit Kiểm tra transit, kiểu transit có đúng bản vẽ chi tiết Transit cần được chèn kín khít, bằng phẳng Chú ý không được sơn vào transit Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.5- Kiểm tra lắp đặt Gland:

Kiểm tra các thông số bảo vệ của gland có phù hợp Kiểm tra lọai và kiểu gland, loại ren và sealant (làm kín) Kiểm tra độ kín khít chặt chẽ Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.6- Kiểm tra lắp đặt Đấu nối:

Kiểm tra chính xác core marker, Kiểm tra đấu nối từng sợi core so với sơ đồ đấu nối để đảm bảo rằng tất cả đã được đấu đúng theo sơ đồ bản vẽ và chặt chẽ Cáp có được kéo đúng như bản vẽ layout, single line và cable schedule Kiểm tra màu phân biệt các pha, các cực tính dương âm Chú ý các sợi core thừa không dùng phải được băng keo lại và được ghi dấu “spare” rồi buộc gọn gàng. Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.7- Kiểm tra lắp đặt Ống tubing:

Kiểm tra tag name của ống tubing Loại, vật liệu ống là đúng yêu cầu kỹ thuật Tubing bị hư hỏng (bẹp, móp)không Tubing có được đi đúng như thiết kế và cable schedule Tubing có được Hookup đúng theo bản vẽ Hookup Thread (ren) và sealant (làm kín) của tubing có đúng không Tubing có được đi đúng theo phương ngang, thẳng đứng vuông góc và đúng kỹ thuật không Kiểm tra độ dài thực tế ống tubing ghi chép kết quả đo Nếu ống tubing đi đến các thiết bị nhưng những thiết bị này lắp tại Offshore thì cần bịt kín đầu ống tubing đó lại

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 10

Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.8- Kiểm tra lắp đặt Earthing system Có 2 hệ thống Power system earthing (Dirty Earth) và Instrumentation (Clean Earth) - Dirty Earth là hệ thống tiếp địa của các thiết bị dùng nguồn điện, các vỏ lưới giáp của cáp điện (Armour), các support, cable tray, các lưới bảo vệ của các thiết bị điện, các phần tử không mang điện của các thiết bị điện - Clean Earth là hệ thống earth của các thiết bị Instrument và hệ thống điều khiển, hệ thống này dùng cho earth của thiết bị instrument và các tín hiệu, các vỏ giáp bảo vệ tín hiệu của cáp (Screens ) Hệ thống này không nối chung với Dirty Earth Tất cả các thiết bị nối dirty earth theo đúng bản vẽ, các ốc phải có đủ đệm vênh và được siết chặt ;các ốc phải được bôi mỡ đồng chống dỉ, dây dẫn tiếp địa không nhỏ hơn kích thước trong bản vẽ lắp đặt Tất cả cánh cửa control panel, junction box, các thiế bị điện;tất cả các tấm che phủ thiết bị điện, che phủ cáp, thang máng cáp, các support thép đều phải được nối với dirty earth. Armor của các sợi cáp đấu chung vào một panel hay junction box phải được nối chung với nhau (Earthlink) và nối với earth boss và phải được siết chặt với dây dẫn có tiết diện thích hợp đã được thể hiện trong bản vẽ chi tiết Dây cáp tiếp địa có những loại tiêu chuẩn sau: 6mm², 16mm², 35mm², 70mm², 120mm² 120mm²:Earth bar 70mm² : Các thiết bị lớn như tank, bơm, máy nén . 35mm² : Các bảng phân phối điện, môtơ 16mm² : Các thang máng cáp, control panel . 6mm² : Các junction box, socket outlet, motor control station, light fitting instrumentation . Dây chống sét tiếp địa nối thẳng trực tiếp xuống earth boss

3.9- Kiểm tra lắp đặt Distribution panel, Control panel, MCC (Motor

Control Center) Kiểm tra name plate của thiết bị Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá dỡ Kiểm tra thiết bị bên trong có được lắp ốc doăng đệm đầy đủ Kiểm tra thiết bị bên trong tủ :CB, fuses relays, contactors, indicators, controls swichs, heaters vv.. là đúng như bản vẽ kể cả đúng về thông số kỹ thuật Kiểm tra đấu nối là chính xác các đầu dây dư phải được đánh dấu “Spare” và cột lại gọn gàng Kiểm tra bên trong có sạch sẽ, các lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Với những tủ có lỗ gland phía trên cần chú ý lám kín đề phòng nước có dò dỉ theo đường ren Kiểm tra công tắc, nút nhấn, đèn tín hiệu

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 11

Chắc chắn rằng điện trở từ busbar của tủ với busbas hệ thống là nhỏ hơn 1 ôm (đo bằng micro metter) Chắc chắn rằng thứ tự các pha, cable number, core number là đúng như bản vẽ, các terminal đấu nối đúng và chặt chẽ Nếu cáp có các màu ở các các sợi core khác với màu tiêu chuẩn thì tại các đầu cốt (cable lugs) sử dụng PVC lug insulation color coded cho phù hợp (bọc cách điện đầu cốt với màu tiêu chuẩn) Kiểm tra lỗ thông hơi (Breath-plug) (nếu có) Chắc chắn rằng thiết bị đã được lắp đặt tầm nhìn thích hợp, lối đi vào vận hành và bảo dưỡng không bị trở ngại Chắc chắn rằng cánh cửa có đóng mở dễ dàng và tiếp địa cánh cửa đầy đủ Đo điện trở cách điện các pha, pha với trung tính ghi chép kết quả đo Chú ý : Khi đo điện trở cách điện cần tách phần tử đo và báo động trị số cách điện (nếu có) để có kết quả chính xác Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist Chú ý :Các thiết bị này trong quá trình đấu nối thường mở cánh cửa nhiều lần nên chú ý đóng cửa chặt chẽ sau mỗi lần mở đề phòng nước hoặc bụi cát lọt vào (Vì trong quá trình thi công do trời mưa, do test thử đường ống, do bắn cát vệ sinh..) Mặt tiếp xúc giữa Cover & Body của các hộp EExd phải được bôi copper grease trên các mặt, chú ý không làm hỏng, trầy xước mặt tiếp xúc

3.10 -Kiểm tra lắp đặt thiết bị Instrument junction box Kiểm tra name plate và tag name Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu nhà máy Kiểm tra support và giá đỡ cáp Chắc chắn rằng thiết bị đã được lắp đặt tầm nhìn thích hợp, lối đi vào vận hành và bảo dưỡng không bị trở ngại Kiểm tra tất cả cable screens có đúng bản vẽ và tài liệu liên quan Kiểm tra cable glands, earth tags and shrouds đúng với tài liệu kỹ thuật Kiểm tra đấu nối là chính xác các đầu dây dư phải được đánh dấu “”Spare” và cột lại gọn gàng Nếu cáp có các màu ở các các sợi core khác với màu tiêu chuẩn thì tại các đầu cốt (cable lugs) sử dụng PVC lugs insulation color coded cho phù hợp (bọc cách điện đầu cốt với màu tiêu chuẩn) Kiểm tra thiết bị trong và ngoài có sạch sẽ Kiểm tra nắp đóng mở dễ dàng thuận lợi và được đóng kín lại đề phòng ẩm và bụi lọt vào (Vì trong quá trình thi công do trời mưa, do test thử đường ống, do bắn cát vệ sinh..) Kiểm tra lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra tiếp địa của thiết bị với hệ thống tiếp địa Kiểm tra sự hoạt động của lỗ thông hơi (Breath-plug) (nếu có) Kiểm tra cable glands, earth tags and PVC shrouds đúng với tài liệu kỹ thuật

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 12

Nếu JB bằng stainless steel thì phải VCI bề mặt ngoài của JB Các JB ở ngòai trời hoặc ở khu vực có ảnh hưởng ẩm ướt cáp điện không nối vào JB từ phía trên (trừ trường hợp phía dưới và 2 bên đã hết lỗ Gland) Trước khi hoàn thành phải dán sơ đồ đấu nối vào phía trong cánh cửa của JB, đặt gói hạt chống ẩm, vặn vít chặt rồi densotape xung quanh JB Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.11- Kiểm tra lắp đặt Thiết bị Electical

Kiểm tra Tag name của thiết bị Chắc chắn rằng thiết bị lắp có đúng vị trí như trong sơ đồ bản vẽ Chắc chắn rằng cáp tín hiệu và cáp nguồn đã được kết nối đến thiết bị đúng như trong sơ đồ bản vẽ Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Thiết bị đã được lắp đặt chắc chắn, tầm nhìn thích hợp, lối đi vào vận hành và bảo dưỡng không bị trở ngại Chắc chắn rằng thiết bị đã được lắp đặt các chi tiết đầy đủ (complate) Kiểm tra lỗ gland, tubing không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra xem có hư hỏng trong quá trình lắp đặt không. Kiểm tra dây tiếp địa của thiết bị Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.12- Kiểm tra lắp đặt Heat Tracing

Kiểm tra tag name của thiết bị Heat tracing cable, junction box lắp có đúng tuyến ống như bản vẽ thiết kế Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra lỗ gland của junction box không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Đo điện trở cách điện (Dùng thang đo 500V của Megger test), Kiểm tra độ dài thực tế ghi chép kết quả đo Kiểm tra cáp, gland, junction box đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra Heat tracing cable với các thiết bị của hệ thống val, mặt bích và các thiết bị đường ống khác có đúng theo sơ đồ Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra cảm biến nhiệt có được lắp trên đường ống có đúng theo sơ đồ Nếu Heat tracing cable đi đến các thiết bị nhưng những thiết bị này lắp tại Offshore thì cần băng kín và heat shrink đầu cáp đó lại Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.13- Kiểm tra lắp đặt Navigation-aids system Kiểm tra name plate có đúng theo sơ đồ thiết kế và bản vẽ Vendor Kiểm tra nhãn mác chú ý cảnh báo là đúng và rõ ràng, dễ thấy

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 13

Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ layout Kiểm tra thiết bị control panel, lanterns, warning lights, photo-cell, solar panel có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, lắp đặt xong cần che, bọc bảo vệ cẩn thận đề phòng các bộ phận thi công khác làm va đập hư hỏng Kiểm tra IP và Ex có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra dây tiếp địa của các thiết bị với earth boss Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.14- Kiểm tra lắp đặt UPS

Kiểm tra name plate là đúng và rõ ràng, dễ thấy Kiểm tra hồ sơ thiết kế và data Vendor đối chiếu với thực tế khi lắp đặt thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp và đấu nối có đúng bản vẽ Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá dỡ Kiểm tra bên trong có sạch sẽ Ac qui phải được nạp lại sau thời gian dài ở kho theo đúng tài liệu nhà máy Kiểm tra thông gió tránh độc hại do sự bốc hơi của dung dịch axit Đo điện trở cách điện các pha, pha với trung tính ghi chép kết quả đo Chú ý : Khi đo điện trở cách điện cần tách phần tử đo và báo động trị số cách điện (nếu có) để có kết quả chính xác Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.15- Kiểm tra lắp đặt Motor

Kiểm tra name plate của thiết bị Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá dỡ Kiểm tra lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra các ốc có được lắp doăng đệm đầy đủ và lắp chính xác, chặt chẽ Kiểm tra đấu nối Sao, Tam giác (Nếu có) có đúng không, Đo điện trở cuộn dây các pha và đo điện trở cách điện các cuộn các pha với vỏ, ghi chép kết quả đo Kiểm tra Cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ, đấu nối đúng thứ tự pha Kiểm tra tiếp địa của motor với sàn Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.16- Kiểm tra lắp đặt Máy phát

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 14

Kiểm tra name plate, chú ý cảnh báo là đúng và rõ ràng, dễ thấy Kiểm tra hồ sơ thiết kế và data Vendor đối chiếu với thực tế khi lắp đặt thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Chắc chắn rằng bên trong máy phát sạch sẽ Chắc chắn rằng Cáp E&I, JB, Gland đã lắp và đấu nối đúng bản vẽ Vendor/Project design, đấu nối đúng thứ tự pha Kiểm tra các bộ sấy, đo điện trở cách điện Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra các dây đấu nối có chặt chẽ, ốc bắt có đủ đệm vênh chống rung Kiểm tra các ốc lắp thiết bị có được lắp doăng đệm đầy đủ và chặt chẽ Đo điện trở cách điện cuộn dây Stator (dùng megger test thang đo 1KV)và ghi chép kết quả đo Đo điện trở liên tục các cuộn dây Stator và ghi chép kết quả đo Đo điện trở cách điện các pha, pha với trung tính ghi chép kết quả đo Kiểm tra các lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra dây tiếp địa dây chống sét của máy phát với sàn Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist Chú ý : Khi đo điện trở cách điện cần tách phần tử đo và báo động trị số cách điện (nếu có) để có kết quả chính xác

3.17 -Kiểm tra lắp đặt Socket Outlet Kiểm tra name plate của thiết bị Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ, có đúng độ cao phù hợp Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra các ốc có được lắp doăng đệm đầy đủ và lắp chính xác, chặt chẽ Kiểm tra các lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra Ex, IP (thường dùng ỊP56) Kiểm tra tiếp địa nối vào earth boss Kiểm tra interlock (nếu có) Đo điện trở cách điện các pha, pha với trung tính ghi chép kết quả đo Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.18 - Kiểm tra lắp đặt Charge/Inverter Kiểm tra tên nhãn mác dễ thấy, nhãn mác chú ý cảnh báo có rõ ràng không Kiểm tra hồ sơ thiết kế và data Vendor đối chiếu với thực tế khi lắp đặt thiết bị Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá dỡ Kiểm tra busbar và các cáp đấu nối đúng cực tính và chặt chẽ

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 15

Kiểm tra AC/DC nguồn và mạch điều khiển là chính xác so với bản vẽ Chắc chắn rằng panel instrument, đèn chỉ báo, selector/control là họat động Kiểm tra bên trong có sạch sẽ Kiểm tra công tắc nút ấn, cánh cửa đóng mở dễ dàng thuận lợi Kiểm tra lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra các ốc có được lắp doăng đệm đầy đủ và lắp chính xác, chặt chẽ Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra dây tiếp địa của thiết bị với sàn Đo điện trở cách điện các pha, pha với trung tính ghi chép kết quả đo Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist Chú ý : Khi đo điện trở cách điện cần tách phần tử đo và báo động trị số cách điện (nếu có) để có kết quả chính xác

3.19 - Kiểm tra lắp đặt Battery Kiểm tra tên nhãn mác dễ thấy, nhãn mác chú ý cảnh báo có rõ ràng không Kiểm tra hồ sơ thiết kế và data Vendor đối chiếu với thực tế khi lắp đặt thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ và tài liệu nhà máy Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá đỡ và có sạch sẽ không Kiểm tra mức dung dịch có đầy đủ Kiểm tra các cực có được nối chặt đủ lực theo hồ sơ nhà máy và bôi mỡ đồng chuyên dùng Kiểm tra cáp nối giữa các cực có đúng không và có cách điện tốt không, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra dây tiếp địa của thiết bị với sàn Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.20- Kiểm tra lắp đặt thiết bị Electric heater

Kiểm tra tên thiết bị và nhãn mác cảnh báo rõ ràng dễ thấy Kiểm tra hồ sơ thiết kế và data Vendor đối chiếu với thực tế khi lắp đặt thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu nhà máy Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị trong và ngòai có sạch sẽ Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá dỡ Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra tiếp địa của thiết bị với hệ thống tiếp địa chăt chẽ an toàn Đo điện trở cách điện các phần tử với earth, ghi chép kết quả đo Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 16

3.21- Kiểm tra lắp đặt thiết bị Fire/Gas: Kiểm tra tag name của thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị so với data sheets, hồ sơ thiết kế và data Vendor Kiểm tra giá đỡ và vị trí đúng với bản vẽ Kiểm tra thiết bị lắp là đầy đủ (complate) Kiểm tra display unit là đúng tầm nhìn Kiểm tra sensor được lắp đặt là đúng hướng, đúng tầm (elevation) Kiểm tra sự họat động an tòan của thiết bị Kiểm tra ống kính và cảm biến là sạch sẽ Kiểm tra cảm biến lắp ở vùng mong muốn Lắp đặt xong cần che, bọc bảo vệ cẩn thận đề phòng các bộ phận thi công khác làm va đập hư hỏng Kiểm tra tất cả công tắc họat động và reset được sau khi thử Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.22- Kiểm tra lắp đặt thiết bị thông gió

Kiểm tra tên thiết bị và nhãn mác cảnh báo rõ ràng dễ thấy Kiểm tra hồ sơ thiết kế và data Vendor đối chiếu với thực tế khi lắp đặt thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu nhà máy Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị trong và ngòai có sạch sẽ Kiểm tra dây Belts là chính xác (nếu có) Kiểm tra dây Belts phải được che chắn bảo vệ (nếu có) Cánh quạt phải được che chắn bảo vệ (nếu có) Kiểm tra miếng đệm, cái chốt đã được lắp Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá dỡ Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra tiếp địa của thiết bị với hệ thống tiếp địa chăt chẽ an toàn Đo điện trở cách điện các phần tử với earth, ghi chép kết quả đo Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.23- Kiểm tra lắp đặt thiết bị Fire/Gas: Kiểm tra tag name của thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị so với data sheets, hồ sơ thiết kế và data Vendor Kiểm tra giá đỡ và vị trí đúng với bản vẽ Kiểm tra thiết bị lắp là đầy đủ (complate) Kiểm tra display unit là đúng tầm nhìn Kiểm tra sensor được lắp đặt là đúng hướng, đúng tầm (elevation)

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 17

Kiểm tra sự họat động an tòan của thiết bị Kiểm tra ống kính và cảm biến là sạch sẽ Kiểm tra cảm biến lắp ở vùng mong muốn Lắp đặt xong cần che, bọc bảo vệ cẩn thận đề phòng các bộ phận thi công khác làm va đập hư hỏng Kiểm tra tất cả công tắc họat động và reset được sau khi thử Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.24 - Kiểm tra lắp đặt thiết bị thông tin công cộng Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra Tag name thiết bị và nhãn mác dễ nhận biết Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu Vendor Chắc chắn rằng support và giá đỡ bằng loại thích hợp Chắc chắn rằng thiết bị được lắp ở vị trí thuận lợi để kiểm tra và thao tác Chắc chắn rằng loa chuông sự cố lắp ở đúng ở vị trí theo thiết kế Chắc chắn rằng hướng loa đúng bản vẽ Chắc chắn rằng thiết bị không bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt Chắc chắn rằng lỗ dư không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.25 - Kiểm tra lắp đặt Các thiết bị chiếu sáng Kiểm tra name plate của thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra Tag name thiết bị và nhãn mác dễ nhận biết Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu Vendor Chắc chắn rằng support và giá đỡ bằng loại thích hợp Chắc chắn rằng thiết bị được lắp ở vị trí thuận lợi để kiểm tra và thao tác Chắc chắn rằng tiếp địa của thiết bị là đúng Chắc chắn rằng các thiết bị chiếu sáng được lắp sao cho khu vực cần chiếu sáng là có mức độ thích hợp Kiểm tra các đèn pha được lắp đặt là đúng hướng, đúng tầm Chắc chắn rằng thiết bị không bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt Chắc chắn rằng đấu nối là đúng và ngăn nắp gọn gàng Chắc chắn rằng những đèn chiếu sáng sự cố có dùng ắc qui thì trước khi lắp phải nạp ắc qui đó phải được nạp Chắc chắn rằng lỗ dư không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Lắp đặt xong cần che, bọc bảo vệ lắp nhựa của đèn cẩn thận đề phòng các bộ phận thi công khác làm va đập hư hỏng hay sơn dính vào Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.26- Kiểm tra lắp đặt thiết bị Transformer

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 18

Kiểm tra name plate của thiết bị Kiểm tra hồ sơ thiết kế và data Vendor đối chiếu với thực tế khi lắp đặt thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra tên nhãn mác thiết bị và chú ý cảnh báo Chắc chắn rằng thiết bị lắp có đúng bản vẽ Equipment layout Chắc chắn rằng phía trong thiết bị sạch sẽ Chắc chắn rằng Cáp E&I, Gland đã lắp và đấu nối đúng bản vẽ Vendor/Project design Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra các dây đấu nối có chặt chẽ, ốc bắt có đủ đệm vênh Kiểm tra các ốc lắp thiết bị có được lắp doăng đệm đầy đủ và chặt chẽ Đo điện trở cách điện cuộn dây sơ cấp, thứ cấp, giữa các cuộn dây và các cuộn dây với vỏ và ghi chép kết quả đo Đo điện trở cách điện các pha, pha với trung tính ghi chép kết quả đo Kiểm tra các lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra tiếp địa của Transformer với sàn Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.27- Kiểm tra lắp đặt thiết bị Temperature/Pressure indicator/Pressure

transmitter Kiểm tra tag name của thiết bị Sau khi đường ống lắp xong mới tiến hành lắp thiết bị Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu của Vendor Chắc chắn rằng thiết bị có tem calibration Chắc chắn rằng bộ phận hiển thị là chính xác Chắc chắn rằng thiết bị đã được hookup Chắc chắn rằng rắc co và chia tách (rẽ nhánh) của ống tubing là chính xác và các lỗ dư đã được bịt lại Chắc chắn rằng thiết bị đã lắp ở vị trí dễ nhìn các giá trị hiển thị Chắc chắn rằng đường vào để bảo dưỡng dễ dàng Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị trong và ngòai có sạch sẽ Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn support vào giá dỡ Kiểm tra lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra tiếp địa của thiết bị với hệ thống tiếp địa Lắp đặt xong cần che, bọc bảo vệ lắp nhựa của đèn cẩn thận đề phòng các bộ phận thi công khác làm va đập hư hỏng Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.28- Kiểm tra lắp đặt thiết bị Flow indicator và Flow transmitter

Sau khi đường ống lắp xong mới tiến hành lắp thiết bị

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 19

Kiểm tra tên thiết bị và nhãn mác cãnh báo dễ thấy Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu của Vendor Chắc chắn rằng th bị có tem calibration Chắc chắn rằng bộ phận hiển thị là chính xác Chắc chắn rằng thiết bị đã được hookup Chắc chắn rằng chiều lắp là đúng và có tem mác chỉ chiều đó Chắc chắn rằng rắc co và chia tách (rẽ nhánh) cảa ống tubing là chính xác và các lỗ dư đã được bịt lại Chắc chắn rằng thiết bị đã lắp ở vị trí dễ nhìn các giá trị hiển thị Chắc chắn rằng đường vào để bảo dưỡng dễ dàng Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị trong và ngòai có sạch sẽ Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn support vào giá dỡ Kiểm tra lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra tiếp địa của thiết bị với hệ thống tiếp địa Lắp đặt xong cần che, bọc bảo vệ lắp nhựa của đèn cẩn thận đề phòng các bộ phận thi công khác làm va đập hư hỏng hay sơn dính vào Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.29 - Kiểm tra lắp đặt thiết bị Contrl valve Sau khi đường ống lắp xong mới tiến hành lắp thiết bị Kiểm tra ống, flange đã lắp đúng theo bản vẽ P&ID chưa Kiểm tra tên thiết bị, thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu của Vendor Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không Chắc chắn rằng thiết bị đã được calibration Chắc chắn rằng bộ phận hiển thị là chính xác Chắc chắn rằng chiều lắp là đúng và có tem mác chỉ chiều đó Chắc chắn rằng ống tubing hookup là chính xác và các lỗ dư đã được bịt lại Chắc chắn rằng thiết bị đã lắp ở vị trí dễ nhìn các giá trị hiển thị Chắc chắn rằng đường vào để bảo dưỡng dễ dàng Kiểm tra thiết bị có bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt không, . Kiểm tra thiết bị trong và ngòai có sạch sẽ Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn support vào giá dỡ Kiểm tra lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra tiếp địa của thiết bị với hệ thống tiếp địa Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.30 - Kiểm tra lắp đặt thiết bị Orifice plate

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 20

Kiểm tra tag name của thiết bị Tag name phải được cố định vào thân Orifice plate sao cho đúng chiều Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ P&ID Chắc chắn rằng đường kính ngoài và đường kính trong là đúng yêu cầu kỹ thuật Chắc chắn rằng vật liệu là đúng yêu cầu kỹ thuật Chắc chắn rằng độ dày là đúng yêu cầu kỹ thuật Chắc chắn rằng thiết bị đã được lắp vào hệ thống và chiều lắp là đúng Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.31 - Kiểm tra lắp đặt thiết bị Van an tòan Kiểm tra Tag name thiết bị Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật, đúng vị trí lắp đặt Chắc chắn rằng vật liệu thân van là đúng yêu cầu kỹ thuật Chắc chắn van đã được thử kiểm định Chắc chắn van đã được lắp đặt vào hệ thống đúng bản vẽ P&ID với các mặt flange phù hợp Chắc chắn rằng chiều lắp là đúng Kết quả ghi vào checksheet Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

3.32- Kiểm tra lắp đặt Các thiết bị khác Kiểm tra Tag name thiết bị và nhãn mác dễ nhận biết Kiểm tra IP và Ex của thiết bị có phù hợp với khu vực lắp đặt Kiểm tra thiết bị lắp có đúng bản vẽ kỹ thuật và tài liệu Vendor Kiểm tra thiết bị có được lắp chắn vào giá dỡ Chắc chắn rằng thiết bị được lắp ở vị trí thuận lợi để kiểm tra và thao tác các công tắc nút ấn, cánh cửa đóng mở dễ dàng thuận lợi Chắc chắn rằng lỗ dư, lỗ gland không dùng phải được bịt kín lại bằng loại thích hợp Kiểm tra cáp, gland và đấu nối đúng bản vẽ và chặt chẽ Kiểm tra dây tiếp địa của thiết bị với hệ thống tiếp địa Đo điện trở cách điện các phần tử với earth, ghi chép kết quả đo Chắc chắn rằng support và giá đỡ bằng loại thích hợp Chắc chắn rằng tiếp địa của thiết bị là đúng (nếu có) Chắc chắn rằng chiều lắp là đúng (nếu có) Chắc chắn rằng thiết bị không bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt Chắc chắn rằng đấu nối là đúng và ngăn nắp gọn gàng Chắc chắn rằng các bu lông, ốc vít đã được vặn chặt Chắc chắn rằng các phần tử kèm theonhư:solenoid, valve, coil, limitswitch .transducer, regulator, booster...còn nguyên vẹn Chắc chắn rằng nguồn gió sẵn sàng (nếu có) Chắc chắn rằng dung dịch hoặc dầu trong thiết bị instument không bị dò dỉ (nếu có) Kiểm tra tất cả cable screens có đúng bản vẽ và tài liệu liên quan (nếu có) Kết quả ghi vào checksheet

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 21

Ghi chép khiếm khuyết vào Punchlist

4-CHECK SHEET VÀ PUNCHLIST

4.1-Checksheet: Để lập hoàn thành checksheet cần tiến hàmh các công việc sau: -Chuẩn bị form checksheet được cung cấp bởi bộ phận quản lý của từng dự án cụ thể theo qui trình, nội dung checksheet đã được Client chấp thuận nội dung này cơ bản đã được đề cập tương đối đầy đủ ở các nội dung kiểm tra lắp đặt các thiết bị -Chuẩn bị đầy đủ các bản vẽ kèm theo có liên quan (Equipment layout, singe line, cable blok, terminal and wiring, P&ID, hookup vv...đã được phê duyệt cùng các bản vẽ Vendo nếu có) -Cùng QC Client đi kiểm tra các thiết bị đã được lắp đặt trên công trường theo các nội dung ghi trong check sheet, các lỗi phát hiện trong quá trình kiểm tra được ghi vào trong punchlist Riêng checksheet turbing trong nội dung cần ghi các thông số về áp lực test thử ống tại vị trí lắp đặt, quá trình test thử cần có sự giám sát của QC client . Chú ý : Các bản vẽ là bản vẽ mới được cập nhật Ref. mới nhất Trong bản vẽ cần hightlight những đường cáp, thiết bị, đường ống tubing liên quan tới thiết bị lắp đặt để dễ dàng theo dõi kiểm tra Sau khi đã điền đầy đủ các nội dung vào checksheet và trình giám sát kỹ thuật chủ đầu tư ký xác nhận (Verify, accept) Để việc hòan thành checksheet được thuận lợi nhanh chóng cần kiểm tra trước ở công trường trước khi mời QC Client cùng giám sát, việc kiểm tra trước nhằm phát hiện những khiếm khuyết và báo cho bộ phận thi công kịp thời khắc phục -Quản lý các checksheet đã hòan thành của dự án cùng các bản vẽ kèm theo liên quan

4.2- Punchlist :

Punchlist được ghi chép đầy đủ các lỗi chưa được hoàn chỉnh trong quá trình lắp đặt. Các lỗi chưa hoàn chỉnh là căn cứ vào qui trình quản ký chất lượng cho thi công điện đã được phê duyệt theo yêu cầu của dư án, đối chiếu với các bản vẽ liên quan. Punchlist sẽ được gửi cho bộ phận thi công để khắc phục và hoàn chỉnh . Để việc đóng các punchlist được thuận lợi nhanh chóng cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận thi công trường, phòng thiết kế, nhằm khắc phục nhanh chóng kịp thời những khiếm khuyết trước khi mời QC Client cùng giám sát, kiểm tra Punchlist sẽ được đóng lại sau khi cùng QC Client đi kiểm tra và kết luận là các lỗi đã được khắc phục và cùng QC Client ký xác nhận, ghi rõ ngày, tháng -Quản lý Punchlist đã hoàn thành của dự án

5-SHILOOSE MATERIALS Kiểm tra cargoes manifest, hồ sơ tài liệu và các bản vẽ kỹ thuật dự án kèm theo Kiểm tra số lượng, chủng loại xem có đúng cargoes manifest không

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 22

Vật tư gửi đi sau khi được testing, calibration và đóng gói đúng qui cách nhằm đảm bảo an toàn trong vận chuyển kể cả kín nước khi kiện hàng để ngoài trời Ghi chép kết quả vào báo cáo

Một vài kinh nghiệm trong khi tham gia làm dự án BO

-Chú ý khi chưa có list cụ thể cần ghi chép đầy đủ, chi tiết các vật tư thực tế nhận được. Thực tế khi nhận vật tư trong Packing list có ghi chung chung là Box, khi yêu cầu Ven do làm rõ thực tế là rất nhiều cảm biến nhiệt độ -Có trường hợp List danh sách vật tư Spare là không phải Tiếng Anh -Thực tế có nhiều trường hợp vật tư bị hư hỏng do va đập đổ vỡ trong quá trình vận chuyển, nên chụp ảnh để mô tả sự việc, thuận lợi cho việc yêu cầu nhà cung cấp khắc phục. -Yêu cầu QC E&I Ký xác nhận vào Packing list thì bộ phận kho mới làm phiếu xuất kho và thực tế có nhiều trường hợp thời gian kiểm tra rất ít do yêu cầu gấp rút của thi công thì có thể kiểm tra số lượng, chủng loại và vật liệu trước còn phần kiểm tra đấu nối có thể kiểm tra ngay sau đó -Chú ý khi đo điện trở cách điện các thiết bị điện có các thiết bị bán dẫn bên trong, kể cả máy phát điện, cần tháo cách ly các phần tử bán dẫn trước khi đo -Cần sâu sát cụ thể trong việc giám sát, điều này rất quan trọng trong việc trao đổi công việc với các bộ phận khác được cụ thể, nhất là tạo được niềm tin với QC Client -Khi có niềm tin với QC Client sẽ rất thuận lợi cho việc hòan thành các checksheet, Close punchlist và phải trung thực trong công việc trao đổi thông tin vì không phải lúc nào QC Client cũng tham gia có mặt để kiểm tra, ban đầu QC Client kiểm tra rất kỹ nhưng khi có niềm tin QC Client có thể không nhất thiết phải có mặt do đó đỡ mất thời gian chờ đợi để đi kiểm tra cùng -Trong thực tế có nhiều trường hợp yêu cầu của QC Client có thể gây nhiều khó khăn trong việc khắc phục cần linh họat thương lượng để QC Client chấp thuận (gặp nhiều trong Close punchlist ), khi cần báo cáo với ban dự án hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan để có hướng giải quyết nhanh chóng và hiệu quả đỡ tốn vật tư và nhân công.Trong thực tế gặp nhiều trường hợp rất khó phân định đúng sai mà làm theo yêu cầu QC Client thì tốn nhiều nhân công và vật tư vì vậy cần hiểu đúng vấn đề, đúng yêu cầu QC Client, thảo luận với bộ phận thi công từ đó linh họat giải quyết yêu cầu 2 bên cùng thỏa mãn.Thậm chí có những yêu cầu QC Client bao gồm cả của bên vận hành, piping vì vậy tìm hiểu để có thể thương lượng với bên vận hành và piping -QC E&I thực tế là đầu mối giữa QC Client -bộ phận thi công-phòng thiết kế trong việc giải quyết những tồn tại và phải thấy rằng rất khó đạt được việc thi công hòan hảo kể cả sau khi đã bàn giao do đó sự phối hợp trên phải mật thiết và hợp tác và QC E&I là người chủ động, không đùn đẩy trách nhiệm cho bộ phận khác -Thực tế có số lượng Checksheet rất lớn (có thể hơn 2000) số lượng punchlist cũng rất nhiều (khoảng 500/2560) mà thời gian yêu cầu hoàn thành rất ngắn do đó áp lực về thời

T.V.Ngoan-tài liệu training nội bộ E&I 23

gian cũng nhiều và việc quản lý và giao nhận và lưu giữ các Checksheet cần được ký nhận và tránh mất mát thất lạc -Cần phối hợp tốt với bộ phận thi công tới từng tổ thi công để hoàn thiện nhanh các hạng mục để đảm bảo tiến độ hoàn thành Checksheet và Close punchlist, vì yêu cầu hòan thiện các hạng mục lắp đặt rất đa dạng và mức độ yêu cầu rất khác nhau nếu phối hợp tốt việc hòan thiện các hạng mục lắp đặt sẽ nhanh chóng và hiệu quả đỡ tốn vật tư và nhân công -Máy chụp ảnh là công cụ cần thiết để mô tả sự việc tại hiện trường, nó giúp cho việc thông tin chính xác và cụ thể và nhanh chóng -Cần chú ý thêm lý do làm các thiết bị instrument ở BOB, BOD hư hỏng là do que hàn của máy hàn khi thi công chạm vào dây mao dẫn (capillary), do vậy cần bọc ngoài ống mao dẫn để tránh que hàn chạm vào đồng thời nhắc nhở bên thi công hàn chú ý vấn đề này để nhắc nhở công nhân -Chú ý tới dây nối mát của máy hàn,thường khi cặp dây mát của dây hàn thường rất kém,dễ gây hỏng cho các cảm biến có dây mao dẫn khi flange đã hookup