65
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG SO SÁNH TU TỪ TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN Từ lâu, so sánh tu từ đã xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ: “Thân em như tấm lụa đào/ phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ”, “lòng sung cũng như lòng vả”,… Các nhà văn, nhà thơ cũng sử dụng hình thức này trong tác phẩm của mình như một biện pháp nghệ thuật đắc dụng nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và giá trị thẩm mĩ. Tùy vào khả năng liên tưởng và phong cách ngôn ngữ của mỗi tác giả mà chúng ta có những hình ảnh so sánh khác nhau. Đến với thơ Nguyễn Bính, ta bắt gặp những hình ảnh bình dị, thân quen như: “Lòng anh như chiếc lá khoai/ Đổ bao nhiêu nước r a ngoài bấy nhiêu”, Mẹ em như bóng nắng về chiều/ Sống được bao nhiêu biết bấy nhiêu”. Nhưng khi đi vào hồn thơ Xuân Diệu, ta lại được chạm vào những hình ảnh tươi mới, say sưa: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Có thể nói, nghệ thuật sử dụng so sánh tu từ đã góp phần tạo nên những dấu ấn riêng của các tác giả. Trịnh Công Sơn cũng vậy, bằng những quan sát tinh tế và sự chiêm nghiệm về tình yêu, quê hương, thân phận của mình, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã thổi vào ca từ những tiếng nói riêng. Để đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này, người viết sẽ phân tích các câu so sánh tu từ dựa trên bốn nhóm nghĩa: so sánh tu từ vẽ lên hình tượng nhân vật trữ tình; so sánh tu từ thể hiện những chiêm nghiệm về tình yêu; so sánh tu từ thể hiện những chiêm nghiệm về thân phận, cuộc đời; so sánh tu từ thể hiện những sự vật, hiện tượng gần gũi trong đời sống. Từ đó, nghệ thuật sử dụng so sánh tu từ trong ca khúc của ông sẽ được làm sáng tỏ hơn. 3.1. So sánh tu từ vẽ lên hình tượng nhân vật trữ tình Trong tuyển tập ca khúc Những bài ca không năm tháng, nhân vật trữ tình chủ yếu là hai chủ thể: tôi, ta em – người tình.

Chương 3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 3

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG SO SÁNH TU TỪ TRONG CA TỪ

TRỊNH CÔNG SƠN

Từ lâu, so sánh tu từ đã xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ: “Thân em như tấm lụa đào/ phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”, “lòng sung cũng như lòng vả”,… Các nhà văn, nhà thơ cũng sử dụng hình thức này trong tác phẩm của mình như một biện pháp nghệ thuật đắc dụng nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và giá trị thẩm mĩ. Tùy vào khả năng liên tưởng và phong cách ngôn ngữ của mỗi tác giả mà chúng ta có những hình ảnh so sánh khác nhau. Đến với thơ Nguyễn Bính, ta bắt gặp những hình ảnh bình dị, thân quen như: “Lòng anh như chiếc lá khoai/ Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu”, “Mẹ em như bóng nắng về chiều/ Sống được bao nhiêu biết bấy nhiêu”. Nhưng khi đi vào hồn thơ Xuân Diệu, ta lại được chạm vào những hình ảnh tươi mới, say sưa: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Có thể nói, nghệ thuật sử dụng so sánh tu từ đã góp phần tạo nên những dấu ấn riêng của các tác giả. Trịnh Công Sơn cũng vậy, bằng những quan sát tinh tế và sự chiêm nghiệm về tình yêu, quê hương, thân phận của mình, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã thổi vào ca từ những tiếng nói riêng. Để đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này, người viết sẽ phân tích các câu so sánh tu từ dựa trên bốn nhóm nghĩa: so sánh tu từ vẽ lên hình tượng nhân vật trữ tình; so sánh tu từ thể hiện những chiêm nghiệm về tình yêu; so sánh tu từ thể hiện những chiêm nghiệm về thân phận, cuộc đời; so sánh tu từ thể hiện những sự vật, hiện tượng gần gũi trong đời sống. Từ đó, nghệ thuật sử dụng so sánh tu từ trong ca khúc của ông sẽ được làm sáng tỏ hơn.

3.1. So sánh tu từ vẽ lên hình tượng nhân vật trữ tình

Trong tuyển tập ca khúc Những bài ca không năm tháng, nhân vật trữ tình chủ yếu là hai chủ thể: tôi, ta và em – người tình. Tác giả không bao giờ sử dụng đại từ nhân xưng anh để chỉ về mình.

Có thể nói hình ảnh người tình là một trong những nguồn cảm hứng bất tận trong các

ca khúc của Trịnh Công Sơn. Dù có trực diện gọi tên như Diễm trong Diễm xưa,

Nguyệt trong Nguyệt ca, Quỳnh Hương trong Quỳnh hương,… hay chỉ thể hiện là

nhân vật em thì tác giả vẫn luôn giành những hình ảnh tốt đẹp để nói về họ:

Em đến bên đời hoa vàng một đóa

Một thoáng hương bay trên trời phố hạ

(Hoa vàng mấy độ)

Tác giả đã dùng vẻ đẹp của rực rỡ tươi trẻ của một đóa hoa vàng, một mùi hương thoang thoảng bay trên trời phố hạ để diễn tả vẻ đẹp của những người con gái ấy. Tuy nhiên, Trịnh

Page 2: Chương 3

Công Sơn không chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ đẹp mà còn miêu tả thêm ý nghĩa của việc em đã đến nơi này. Cuộc đời tôi bình dị, em đến và như một đóa hoa rực rỡ ngát hương tô điểm cho cuộc đời bình dị ấy trở nên nhiều màu sắc, nhiều hương vị. Em trở thành điểm nhấn cho cuộc đời tôi, cho một trời phố hạ oi nồng. Hình thức thể hiện ẩn từ so sánh và yếu tố phương diện so sánh đã giúp cho trí tưởng tượng của người tiếp nhận không bị bó hẹp, vẻ đẹp của em cũng không bó hẹp trong khuôn khổ bằng hay tương tự với vẻ đẹp thiên nhiên. Nó giúp cho hai hình ảnh ấy xóa nhòa ranh giới và hòa quyện vào nhau, sáng bừng cả câu chữ. Tác giả đã so sánh một sự vật, sự việc với nhiều sự vật, sự việc từ đó nhấn mạnh yếu tố được so sánh. Trong câu này, hình ảnh em đến bên đời đã được nhấn mạnh bằng cách đem so sánh với hoa vàng rực rỡ, một thoáng hương bay trên trời phố hạ. Đây cũng là hình thức thường xuất hiện trong cách sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong ca khúc của ông.

Hơn nữa, khi nói về việc một người con gái vô tình xuất hiện trong cuộc đời mình, ông luôn dùng những hình ảnh vui tươi, yêu đời để diễn tả:

Em đã đến nơi này tựa như cánh én

(Vẫn có em bên đời)

Một ngày tình cờ biết em

Là ngày lạ lùng biết trần gian

(Còn thấy mặt người)

Trong hình ảnh đầu, từ tựa như đặt ở giữa hai vế đảm nhận nhiệm vụ kết nối hình ảnh em

và cánh én trở nên gắn kết với nhau theo quan hệ tương tự, khiến hai hình ảnh ấy đặt cạnh

nhau không những không chênh chao mà lại còn rất có tình. Cánh én xuất hiện báo hiệu

một mùa xuân đang đến, mang niềm vui và niềm hy vọng những điều tốt cho mọi người.

Em đã đến bên cuộc đời anh tựa như cánh én mang mùa xuân về, cho anh một hơi thở mới,

một niềm tin yêu mới. Cuộc đời anh trở nên ấm áp khi được yêu thương, dù có thể một

ngày nào đó em như chim bay. Và từ đó, ngày tình cờ biết em trở thành ngày lạ lùng biết

trần gian. Nếu không có một ngày tình cờ biết em, có lẽ có một người vẫn nghĩ cuộc đời là

những ngày từ từ trôi, trôi trong công việc, cô độc và im lặng. Nhưng em đã đến và đã cho

một người biết đời không chỉ là như thế, và cuộc đời cũng chẳng còn đơn độc. Em đã dắt

một người đi vào những cung bậc cảm xúc của tình yêu, vui tươi, giận hờn,… những cảm

xúc rất thật của cuộc đời. Con người ấy như thấy mình bây giờ mới thực sự sống, thực sự

biết trần gian. Tác giả đã dùng từ là kết nối hai vế so sánh là các cụm danh từ lại với nhau

Page 3: Chương 3

theo nghĩa ngang bằng khiến cho hai hình ảnh như xóa nhòa ranh giới và làm sáng tỏ hơn ý

nghĩa của một ngày tình cờ biết em. Cấu trúc A – tss – B (ẩn yếu tố phương diện so sánh)

được tác giả sử dụng một cách nhuần nhuyễn.

Dù qua mỗi cuộc tình lòng ông lại mang thêm một nỗi niềm, nhưng tác giả luôn dùng những hình ảnh đẹp để chỉ những người con gái trong cuộc đời mình:

Nắng có hồng bằng đôi môi emMưa có buồn bằng đôi mắt em

(Như cánh vạc bay)

Nắng, mưa là hai hình ảnh đẹp. Tác giả đã lấy sự hồng hào, ấm áp của nắng để tôn lên vẻ đẹp của đôi môi em, lấy nỗi buồn của mưa để chỉ sự đa sầu đa cảm của đôi mắt. Những đôi mắt buồn thường là những đôi mắt đẹp. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên so sánh với vẻ đẹp của con người đã là một điều ưu ái, nhưng không dừng lại ở đó, tác giả còn lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là một nét độc đáo. Trước đây, đại thi hào Nguyễn Du cũng từng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên so sánh với vẻ đẹp nàng Kiều:

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nếu trước đây, vẻ đẹp của nàng Kiều đã khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn để từ đó “hồng nhan bạc mệnh” thì giờ đây, nhân vật em của Trịnh cũng được so sánh tương tự nhưng thiên nhiên ôn hòa, không ghanh ghét. Vả lại, tranh giành hơn kém về nỗi buồn cũng để làm gì. Cấu trúc A – x – tss – B đã được tác giả sáng tạo trong sự thể hiện, đôi khi làm cho người đọc lầm tưởng. Thoạt đầu, ta thấy nó giống như một câu hỏi tu từ, nhưng thực chất nó lại là so sánh tu từ được thể hiện dưới dạng một câu hỏi tu từ. Giống câu hỏi tu từ bởi lẽ nó mang tính chất là một câu nghi vấn nhưng lại hàm chứa được câu trả lời. Tuy nhiên, trong hai ví dụ trên đều có hai vế A – B rõ rệt. Vả lại, có từ “hồng”, “buồn” nêu lên tính chất chung cho cả hai yếu tố được so sánh lẫn yếu tố so sánh, từ đó làm cơ sở cho phép so sánh này. Thêm vào đó, từ “bằng” xuất hiện làm cầu nối cho hai vế, đóng vai trò từ so sánh trong câu. Có thể thấy, nó có đầy đủ các yếu tố cấu thành biện pháp so sánh tu từ. Hơn nữa, trong hai câu này người tiếp nhận không thể chỉ dựa vào nghĩa của từ “bằng” làm câu trả lời, mà nó đã thể hiện một nghĩa khác – sự so sánh hơn kém. Tác giả đã khéo léo thể hiện cấu trúc so sánh tu từ dướ hình thức câu hỏi tu từ để nhấn mạnh rằng: nắng không hồng bằng đôi môi em, mưa không buồn bằng đôi mắt em. Cấu trúc so sánh tu từ lí tưởng A – x – tss - B đã được tác giả thể hiện trong sự sáng tạo. Đó là một trong những cái hay trong cách sử dụng biện pháp so sánh tu từ của Trịnh Công Sơn.

Page 4: Chương 3

Hình ảnh đôi môi thường xuất hiện nhiều trong phép so sánh tu từ của ông, có khi môi hồng hào, ấm áp như nắng, khi lại thiêu đốt, cuồng nhiệt như đốm lửa:

Ngủ đi em đôi môi lửa cháy

(Em hãy ngủ đi)

Môi em là đốm lửa

Cuộc đời đâu biết thế

(Ru tình)

Hình ảnh lửa cháy gợi lên cho ta sự nóng bỏng, cuồng nhiệt, khát khao nhưng cũng không kém phần phần duyên dáng. Đốm lửa cũng thế, nhưng nhẹ nhàng mời mọc và quyến rũ hơn. Cả hai hình ảnh đều là sự vật gợi lên sức nóng, mà những vật như thế thường toát lên vẻ quyến rũ khó cưỡng. Trong Sử thi Đăm Săn, nữ thần Mặt trời là vị thần của ánh sáng, quyền lực và sự quyến rũ đến cả Đăm Săn cũng muốn chinh phục. Lửa cũng như vậy, trong Thần thoại Hy Lạp, lửa cũng là một vị thần. Vì thế, ngoài sự quyến rũ ra, đôi môi ấy còn toát ra một sức mạnh quyền lực khiến ai cũng tôn trọng. Tác giả đã thể hiện hai cấu trúc: A – B và A – tss – B để thể hiện vẻ đẹp của đôi môi em. Cả hai phép so sánh đều vắng mặt yếu tố phương diện so sánh, như vậy sợi dây liên tưởng giữa hai hình ảnh đôi môi – lửa sẽ dễ dàng được người tiếp nhận nhân rộng hơn nhờ không bị bó hẹp bởi một từ cụ thể. Tác giả luôn vận dụng nhiều cấu trúc thể hiện biện pháp so sánh tu từ và làm mới các hình ảnh trong ca khúc của mình.

Ngoài hình ảnh đôi môi, mái tóc của nhân vật em cũng thường xuất hiện trong các ca khúc của Trịnh:

Ôi tóc em dài đêm thần thoại

(Gọi tên bốn mùa)

Đêm là đơn vị thời gian, nhưng tác giả đã sáng tạo dùng đêm làm đơn vị đo cho độ dài, tuy

nhiên đêm ở đây lại là đêm thần thoại. Từ thần thoại gợi cho ta nghĩ đến những gì rất xưa,

sự hoài cổ và thần thánh. Tóc của em cũng dài và đẹp như vậy, cũng lung linh, có chút gì

đó cổ kính và huyền ảo. Trong hình thức A – x – B này, từ so sánh đã được giấu đi, không

gặp sự gò bó của từ so sánh nào nên mái tóc em dài được tự do tiếp nối với đơn vị đo đêm

thần thoại làm cho mái tóc ấy như dài thêm, huyền ảo thêm, đẹp như một vị thần. Cả câu

chữ đều toát lên sự lung linh huyền hoặc tạo điểm nhấn cho ca khúc.

Page 5: Chương 3

Không chỉ là “đêm thần thoại”, mái tóc của em còn được tác giả ví như “trời xưa”, khi lại là

“dòng nước hiền ngày chủ nhật buồn”:

Tóc em như trời xưa

Đã đi qua ngàn năm

(Ru em từng ngón xuân nồng)

Tóc người như dòng sông xưa ấy đã phai

Đã lênh đênh biển khơi

(Có một dòng sông đã qua đời)

Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh

Như dòng nước hiền ngày chủ nhật buồn

(Tuổi đá buồn)

Hình ảnh trời xưa gợi lên một không gian của hoài niệm, của quá khứ. Dòng sông xưa ấy

cũng là hình ảnh của hoài niệm. Trong một lần vô tình nhìn thấy người yêu cũ đi với người

yêu bên cạnh dòng sông Hương, tác giả cảm thấy con sông dường như đã qua đời. Vì thế,

tóc người cũng được ví như dòng sông đã phai, đã lênh đênh biển khơi, không còn thuộc về

tôi nữa. Hình ảnh dòng nước hiền ngày chủ nhật buồn cũng thế, cũng là một con sông

nhưng dòng chảy của mỗi ngày có bao giờ giống mọi ngày. Tất cả các hình ảnh ấy đều

thuộc về sự hoài niệm của quá khứ và đều là những gì đã xa, không thể nắm bắt được. Mái

tóc dài là biểu tượng của người con gái, sử dụng những hình ảnh thể hiện sự khó nắm bắt

để miêu tả mái tóc giúp ta ngầm hiểu cô gái đó không thuộc về nhân vật tôi, từ đó, thể hiện

một nỗi buồn.

Những người con gái đi qua đời ông hầu hết đều là những người có vóc dáng “mình hạc

sương mai”, có lẽ vì thế nên tác giả luôn sử dụng những hình ảnh nhẹ nhàng để diễn ta bờ

vai ấy:

Ngủ đi em đôi vai lụa mát

(Em hãy ngủ đi)

Bờ vai như giấy mới

Sợ nghiêng hết tình tôi

Page 6: Chương 3

(Thương một người)

Vai em gầy guộc nhỏ

Như cánh vạc về chốn xa xôi

(Như cánh vạc bay)

Hình ảnh đôi vai lụa mát gợi lên sự mềm mại, tươi mát. Bờ vai như giấy mới gợi lên sự

trong trắng, ngây thơ, bởi thế nên tôi sợ nghiêng hết tình tôi. Đặc biệt, hình ảnh như cánh

vạc về chốn xa xôi gợi cho ta nhiều nỗi niềm. Theo nhạc sĩ Trần Long Ẩn thì “nhân vật của

Như cánh vạc bay là một cô gái Huế đã định cư ở nơi xa. Không được ở bên nhau, sống với

nhau, anh vẫn luôn mong người ấy hạnh phúc, dù anh âm thầm đau khổ”. Trước ngày cưới,

cô gái đã tìm về Việt Nam để gặp tác giả một lần rồi chạy đi và khóc rất nhiều, bởi thế mà

ta có hình ảnh: tóc em từng sợi nhỏ/ rớt xuống đời làm sóng lênh đênh. Yếu tố được so

sánh: vai em kết hợp với từ chỉ hình dáng gầy guộc nhỏ đã tạo nên sự mỏng manh, yếu đuối

cho bờ vai ấy. Thế nhưng tác giả lại đem so sánh đôi vai mỏng manh ấy với cánh vạc về

chốn xa xôi. Trịnh Công Sơn lớn lên ở Huế, ông cũng chịu sự ảnh hưởng ít nhiều về văn

hóa dân gian. Hình ảnh con cò, con vạc thường xuất hiện trong ca dao, những câu hát than

thân thể hiện sự chịu thương chịu khó, cam chịu. Khi nói vai em gầy guộc nhỏ/ như cánh

vạc về chốn xa xôi, đôi vai ấy không chỉ là sự mỏng manh, yếu đuối mà còn là sự cam chịu

và đơn độc. Một mình cánh vạc bay về chốn xa xôi, một mình em về nơi đất khách quê

người. Từ gầy guộc nhỏ kết hợp với hình ảnh cánh vạc bay về chốn xa xôi càng làm cho

nhân vật em thêm gầy guộc, mỏng manh, xa dần, nhỏ dần và mất hút. Trong ca khúc của

mình, Trịnh Công Sơn thường so sánh một cụm từ với một cụm từ. Khi yếu tố được so sánh

hay yếu tố so sánh là cả một cụm từ thì sẽ giúp hình ảnh rõ nét hơn, sinh động hơn. Đó

cũng là một trong những điều tạo nên nét mới lạ trong so sánh tu từ của Trịnh Công Sơn.

Nói về tình cảm của những nhân vật trữ tình em, nếu như nhạc sĩ Văn Cao đã từng viết:

Thôi tình em đấy

Như mùa thu chết rơi theo lá vàng

(Buồn tàn thu – Văn Cao)

Page 7: Chương 3

thì khi đi sâu vào miêu tả tình em, ta lại thấy hình ảnh chiếc lá xuất hiện trong ca khúc của

Trịnh:

Ru em tình như lá trăm năm vẫn quay về

(Ru tình)

Tình em của nhạc sĩ Văn Cao được thể hiện như mùa thu rơi vào niềm tuyệt vọng bởi sự

rụng rơi héo úa của những chiếc lá vàng vì tháng ngày chờ đợi mòn mỏi. Tình em của

Trịnh Công Sơn cũng là hình ảnh chiếc những chiếc lá nhưng là chiếc lá trăm năm vẫn

quay về. Sự rụng rơi là biểu hiện của sự kết thúc, từ đó, nỗi buồn được dấy lên tuy không

xót xa như mùa thu chết rơi theo lá vàng nhưng nó lại da diết không nguôi. Tuy nhiên, lá

bao đời vẫn rơi về cội, tình em cũng vậy, cũng một lòng thủy chung và yêu như một qui

luật của tạo hóa. Hình ảnh ấy vừa gợi lên một nỗi buồn nhưng đồng thời cũng gợi lên niềm

thanh thản. Trong cấu trúc so sánh này, Trịnh Công Sơn đã đảo trật tự của yếu tố phương

diện so sánh xuống cuối câu, từ đó nhấn mạnh tình em bao đời vẫn thế, vẫn một lòng không

đổi và vì thế nên cũng buồn.

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, những cuộc tình cứ đến rồi đi, những

người con gái cứ đến rồi đi, người nhạc sĩ ấy cảm thấy em xa vời quá, không thể nắm bắt

được:

Như là cơn gió em còn cứ mãi bay đi(Hoa vàng mấy độ)

Tác giả đã so sánh nhân vật em với hình ảnh cơn gió. Cuộc đời vị nhạc sĩ họ Trịnh

này từng có nhiều lần rung động, nhưng có khi người ta không biết đến tình cảm của

ông, có khi cũng không đi đến đâu. Vì thế, những nhân vật em xuất hiện trong cuộc

đời ông cuối cùng cũng đều không thuộc về ông. Hình ảnh cơn gió đã tượng trưng

cho sự không cố định, khó nắm bắt rồi, nhưng cơn gió này còn được đặt trong trạng

thái cứ mãi bay đi, càng nhấn mạnh sự khó nắm bắt của nhân vật em. Trong kiểu cấu

trúc này, vị trí của các yếu tố so sánh đã được thay đổi: từ so sánh được đặt ở đầu

câu, tiếp theo là yếu tố so sánh, yếu tố được so sánh và cơ sở so sánh. Với việc đảo

trật tự cấu trúc này, tác giả muốn nhấn mạnh đến yếu tố so sánh bằng cách đưa nó

lên trước yếu tố được so sánh. Hơn nữa, việc đặt cơ sở so sánh ở cuối câu cũng là

một dụng ý. Xét về mặt ngữ nghĩa, “còn cứ mãi bay đi” chỉ tính chất luôn di chuyển,

Page 8: Chương 3

và khi nó được đặt ở cuối câu không gặp bất cứ trở ngại của thành tố nào thì nó sẽ dễ

dàng tạo hiệu ứng lan tỏa – bay đi.

Sau khi em đi, niềm đau luôn ùa về dằn vặt, cào xé con tinh yêu thương của tác giả,

để rồi người tự thốt ra những chiêm nghiệm về sự tồn tại:

Từ đó em là sương

Rụng mát trong bình minh

Từ đó ta là đêm

Nở đóa hoa vô thường

(Đóa hoa vô thường)

Dù thế nào thì em cũng đã ra đi. Khi đến, em trong sáng và long lanh như những giọt

sương. Nhưng em cũng mong manh và dễ tan biến như giọt sương kia vậy – em đi.

Trịnh Công Sơn thường ví người tình của mình là sương, bởi sương thường có khi

đêm về, đó cũng là lúc tâm hồn con người trở nên yếu đuối với quá khứ nhất. Con

người dễ rơi vào trạng thái cô độc, và nhất là khi hình ảnh em tìm về khi rõ ràng, khi

lại mờ ảo như sương. Tưởng chừng có thể cầm nắm được nhưng chạm vào lại vội

vàng tan biến. Em đến rồi đi như một quy luật tuần hoàn của tạo hóa giành cho

sương, sương sẽ tan khi trời sáng. Hình ảnh rụng mát trong bình minh gợi nên cảm

giác nhẹ nhàng, thản nhiên không chút vướng bận. Từ đó, tác giả thấy mình là đêm

bởi chính ông cũng đã thức cùng đêm, hòa vào đêm. Trong đêm, gam màu đen dày

đặc khỏa lấp từng ngõ ngách yêu thương. Đêm im vắng, mênh mông vô cùng cũng

như lòng tác giả vậy. Trạng ngữ chỉ thời gian từ đó xuất hiện cho ta thấy trước đây

ta và em đều không là sương, là đêm cho đến khi gót hồng em muốn quay về. Từ đó

ta là đêm hay nói đúng hơn từ đó ta chẳng còn gì cả ngoài một mảng tối u buồn.

Nhưng có một điều đặc biệt trong hình ảnh so sánh này là sương tồn tại trong đêm,

hay nói cách khác đêm ôm lấy sương. Trên thực tế, đã có rất nhiều người tình đến

rồi đi và để lại cho tác giả nhiều nỗi buồn. Tuy nhiên, ta không hề thấy một lời oán

trách nào trong ca từ của ông cả. Chỉ có những tình cảm đáng trân trọng hiện hữu.

Dù có thấy mình trở thành đêm, ông vẫn muốn được yêu nhân vật em ấy đến trọn

lòng. Hình ảnh so sánh giàu sức gợi hình, giàu sức biểu cảm được gắn kết bởi từ là

Page 9: Chương 3

theo nghĩa ngang bằng đã làm cho tâm tư của tác giả được bộc lộ rõ rệt, mãnh liệt, ta

và màn đêm như hòa chung vào một.

Có lẽ vì luôn chịu ám ảnh bởi cái chết và nỗi buồn của tình yêu, nên hình ảnh nhân

vật tôi, ta xuất hiện cũng buồn không kém. Tuy nhiên, vẫn có những lúc tác giả thể

hiện niềm vui của mình:

Một hôm bước chân về giữa chợ

Chợt thấy vui như trẻ thơ

(Đêm thấy ta là thác đổ)

Niềm vui được tác giả diễn tả trong sự ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ và sự tự do, yêu đời

của một cánh diều vui. Ở ví dụ đầu, tác giả đã sử dụng cấu trúc A – x – tss – B nhưng A đã

được ẩn đi. Hành động bước chân về giữa chợ và thể hiện cảm xúc vui như trẻ thơ thì chỉ

có thể là hành động của con người. Hơn nữa, trong suốt bài Đêm thấy ta là thác đổ, hình

tượng nhân vật tôi, ta xuất hiện xuyên suốt nên yếu tố được so sánh ở đây chính là cảm xúc

của nhân vật tôi. Ta có thể khôi phục lại câu một cách đầy đủ như sau:

Một hôm tôi bước chân về giữa chợ

Chợt tôi thấy (tâm hồn) vui như trẻ thơ

Tác giả đã so sánh tâm hồn vui tươi của mình với trẻ thơ, bởi trẻ thơ thường thể hiện

cảm xúc một cách thật nhất, thoải mái nhất và vô tư nhất. Khi so sánh như vậy, niềm

vui như được vỡ òa và được lan ra một cách không giới hạn. Hình thức thể hiện yếu

tố được so sánh một cách gián tiếp như thế này giúp cho hình ảnh cô đọng hơn. Tác

giả cũng sử dụng hình thức này nhiều và tạo đã nên một phong cách riêng, nét đẹp

riêng cho hình ảnh so sánh tu từ của ông.

Tuy có lúc vui tươi nhưng cảm xúc chủ đạo trong so sánh tu từ nói riêng và cảm xúc

ca từ nói chung vẫn quy lại ở chữ buồn. Và nỗi buồn cũng được ông thể hiện theo

một cách khác:

Tình yêu vô tội

Để lại cho ai

Buồn như giọt máu

Lặng lẽ nơi này

(Lặng lẽ nơi này)

Page 10: Chương 3

Một mai thức dậy

Chuyện trò với lá cây

Rồi buồn như lá bay

(Tình sầu)

Nỗi buồn trở nên lặng lẽ, cô quạnh như giọt máu hay thậm chí là chiếc lá xa rời sự

sống. Hình ảnh biểu trưng giọt máu gợi cho chúng ta nhiều điều, nhưng sâu sắc nhất

vẫn là sức gợi về sự sống. Người ra đi để lại nỗi buồn bủa kín nơi này, sự sống của

một con người trở nên lặng lẽ và cô độc. Hình ảnh so sánh tu từ buồn như gọt máu

khi rõ rệt, khi không thể định hình tạo sự đau đáu khôn nguôi trong lòng người

người tiếp nhận. Đây cũng là điểm đặc biệt trong cách sử dụng hình ảnh của ông. Ở

đây, tác giả cũng sử dụng cấu trúc so sánh tu từ A – x – tss – B nhưng A đã được thể

hiện một cách gián tiếp. Trong bài Lặng lẽ nơi này, nhân vật em xuất hiện với vai trò

khách thể, nhân vật tôi đóng vai trò chủ thể. Vì thế, buồn là trạng thái cảm xúc của

nhân vật tôi. Ta có thể khôi phục lại câu đầy đủ như sau:

Tình yêu vô tội

Để lại cho ai

Tôi buồn như giọt máu

Lặng lẽ nơi này

(Lặng lẽ nơi này)

Khi tôi được ẩn đi, trong câu chỉ còn thể hiện cảm xúc, lúc này buồn đóng vai trò là

yếu tố phương diện so sánh đã được tập trung mọi ánh nhìn. Từ đó, cảm xúc buồn

được nhấn mạnh hơn và lan tỏa hơn.

Cũng nói về sự sống đang đi vào tàn lụi, hình ảnh lá bay gợi trong lòng mọi người

một nỗi buồn dai dẳng, da diết kèm theo sự tiếc nuối. Nỗi buồn được diễn tả cùng

với sự sống, khi người ta vui cuộc sống tràn đầy, khi người ta buồn cuộc sống như

muốn tắt đi, như chiếc lá kết thúc một cuộc đời. Tuy nhiên, hình ảnh đó gợi nỗi buồn

nhưng không gây cảm giác lụy, nó vẫn rỉ rích buồn nhưng lại có chút nhẹ nhàng như

chiếc lá bay, gợi trong lòng người đọc cảm giác man mác. Đó cũng là tâm trạng

Page 11: Chương 3

chung của rất nhiều người và cũng là những hình ảnh gần gũi với cuộc sống của con

người. Cũng diễn tả nỗi buồn, ta hãy thử xem nhà thơ Nguyên Sa nói gì:

Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm

Như con mèo ngái ngủ trên tay anh

Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình

(Nga – Nguyên Sa)

Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh cụ thể, thân thuộc với đời sống thường ngày của

con người tuy nhiên những hai hình ảnh con chó, đôi mắt cá ươn không hẳn đã đem

lại hiệu quả tốt cho phép so sánh này. Tuy có thể hiểu được tác giả muốn nói nhân

vật Nga khi buồn im lặng, ngoan ngoãn trong tay nhân vật anh và cũng có thể nói

đây là hai hình ảnh đặc biệt và táo bạo khi đưa vào thi ca. Nhưng dù thế nào thì hai

hình ảnh ấy vẫn chưa hẳn là đẹp, từ đó làm giảm đi xúc cảm thẩm mĩ trong lòng

người đọc. Ngược lại, hình ảnh so sánh Trịnh Công Sơn sử dụng cũng là những điều

quen thuộc với con người, ai trong đời cũng từng trải qua cho và vẫn gợi nên giá trị

thẩm mĩ nên dễ nhận được sự đồng cảm của người tiếp nhận.

Cùng sử dụng so sánh tu từ để thể hiện nhân vật tôi, nhưng trước mỗi tình huống, sự

việc và hoàn cảnh khác nhau, các hình ảnh ấy lại có sự khác biệt:

Ngày xưa khi còn bé

Tôi mơ có cuộc tình

Như mơ ước được gần

Với những nụ hồng

Nhưng hôm nay không còn trẻ nhỏ như xưa

Tôi thấy tôi là chiếc bóng phai mờ

Nhưng hôm nay không còn một hồn bao la

Tôi thấy tôi là chút vết mực nhòe

(Ngày nay không còn bé)

Hai đoạn trên hiện lên hai mốc thời gian khác nhau và hình ảnh nhân vật trữ tình vì

thế cũng khác. Khi còn bé, chưa nếm trải nhiều nỗi đau của cuộc đời, cũng chưa va

vấp nhiều với cuộc đời nên ước mơ cũng ngọt ngào, hồn nhiên. “Mơ có cuộc tình

Page 12: Chương 3

như mơ ước được gần với những nụ hồng”, một ước mơ tưởng chừng như đơn giản

nhưng sự thật lại không hề dễ. Nụ hồng tượng trưng cho một tình yêu đẹp, gần nụ

hồng không phải là điều khó khăn gì nhưng gặp được một tình yêu đẹp mới là điều

khó, sự thật ấy tất nhiên khi còn bé người ta không thể ý thức được. Đến đoạn thứ

hai, thời gian hiện lên là thời điểm không còn trẻ nhỏ nữa và cũng chẳng còn một

hồn bao la như xưa nữa, lúc đó nhân vật trữ tình đã có nhiều trải nghiệm. Vì thế,

nhân vật tôi đã thấy mình là chiếc bóng phai mờ, chút vết mực nhòe. Cả hai đều là

những hình ảnh gợi lên sự nhạt nhòa. Chiếc bóng chỉ xuất hiện khi có ánh sáng chiếu

vào một người, một vật nào đó và độ to nhỏ sẽ tùy thuộc vào góc chiếu, nó cũng sẽ

mất đi khi ánh sáng không còn. Chính bản thân chiếc bóng đã tạo nên sự mờ nhạt

bởi vì nó không thể tự sinh ra mà bị phụ thuộc vào vật khác. Thế nhưng, tác giả lại

cho chiếc bóng kết hợp với tính từ phai mờ càng tô đậm thêm sự mờ nhạt của nó.

Hình ảnh chút vết mực nhòe cũng vậy, từ vết mực kết hợp với từ chút đứng đầu đã

cho ta thấy nó rất ít ỏi và nhỏ bé, và càng nhỏ bé hơn khi kết hợp với từ nhòe ở cuối

câu. Cả hai từ chút và nhòe một đứng đầu một đứng cuối đóng vị trí hai đầu nút lại

là những từ chỉ lượng và chất – ít ỏi và nhạt nhòa đã khiến cho hình ảnh vết mực trở

nên mờ nhạt hơn. Từ đó, nhân vật tôi xuất hiện trong tư thế rỗng. Khi đã nếm trải

nhiều sự thật ở đời, con người ta lớn lên và nhận ra rằng đời không như những gì

ngày xưa mình nghĩ. Khi nỗi đau quá nhiều, một lúc nào đó con người ta sẽ nhận ra

mình là một vật thể bé nhỏ, mờ nhạt trong cuộc đời. Hai hình ảnh về nhân vật tôi

hiện lên trong hai khoảng thời gia khác nhau, điều đó cho ta thấy trạng từ chỉ thời

gian trở nên rất đắc dụng trong câu. Trước mỗi hình ảnh so sánh tu từ, tác giả đều

cho một trạng từ chỉ thời gian xuất hiện, các trạng từ này tạo ra một không gian cụ

thể để so sánh tu từ có thể thăng hoa cả về cảm xúc lẫn nghĩa, từ đó đạt được hiệu

quả cao. Ta cũng có thể thường bắt gặp những trạng từ chỉ thời gian này trong các ca

khúc của ông.

Trong một ca khúc của mình, tác giả đã ví mình thành hình ảnh tám chú chim khác

nhau trong tám đoạn:

Tôi như con chim nhỏ

Bay về rất ngẩn ngơ

Page 13: Chương 3

Trên nhân gian chia lìa

Lòng đầy những oán thù

Tôi như chim xa lạ

Đứng nhìn những ngày qua

Trong tim tôi bất ngờ

Một lời than rất nhỏ

Tôi như con chim buồn

Bay về lúc chiều hôm

Thôi quên đi thiên đường

Một đời tôi mãi tìm

Tôi như con chim bệnh

Thiếu hạnh phúc trần gian

Có những tháng mùa đông

Ngồi khóc rất âm thầm

Tôi như chim ưu phiền

Bay về cuối dòng sông

Con sông mang tin buồn

Nằm chờ những đóa hồng

Tôi con chim vô vọng

Linh hồn rất mong manh

Trong tôi có một lần

Một mùa ôi rất lạnh

Tôi như con chim chiều

Mang đầy nắng quạnh hiu

Page 14: Chương 3

Trên đôi vai u sầu

Tìm về nơi cuối đèo

Tôi con chim thanh bình

Mơ được sống hồn nhiên

Như hoa trên đồng xanh

Một sớm kia rất hồng

(Như chim ưu phiền)

Hình ảnh so sánh xuất hiện dày đặc trong cùng một ca khúc thế này không phải là

một điều hiếm hoi trong các ca khúc của ông. Nhưng tất cả các hình ảnh so sánh đều

là những con chim thì là một điều đặc biệt. Những con chim lớn dần theo mạch cảm

xúc của tác giả: từ con chim nhỏ đến chim xa lạ, con chim buồn, con chim bệnh đến

chim ưu phiền, rồi trở thành con chim vô vọng, con chim chiều và cuối cùng là chim

thanh bình. Thoạt nhìn, có thể ta sẽ thấy các hình ảnh không ăn nhập gì với nhau

nhưng ngẫm kĩ lại đó lại là một quá trình dài của hành trình cuộc sống. Trong những

tháng năm khốc liệt của chiến tranh, tác giả đã ví mình là con chim nhỏ bay về rất

ngẩn ngơ không biết đi đâu, về đâu giữa chốn nhân gian đầy rẫy sự chia lìa và oán

thù. Khi đã chứng kiến bao thăng trầm, sự tàn khốc và nếm trải trái đắng của cuộc

đời, người nghệ sĩ ấy lại thấy mình giống như con chim xa lạ. Bởi vì nhận ra cuộc

đời quá khác biệt với suy nghĩ của “ngày xưa khi còn bé”, nên người ta dễ rơi vào

trạng thái xa lạ với cuộc đời, sống giữa đời mà như khác biệt. Từ chuyện nhận ra

những mặt khác nhau của con người, cuộc đời như thế nên nhân vật tôi ấy mới u

buồn và ví mình thành một con chim buồn/ bay về lúc chiều hôm. Từ đó dặn lòng

mình thôi quên đi thiên đường/ một đời tôi mãi tìm, vì cuộc đời vốn dĩ không phải là

những giấc mơ. Tiếp theo là một loạt những hình ảnh: tôi như con chim bệnh, tôi

như chim ưu phiền, tôi con chim vô vọng, tôi như con chim chiều, đó là hàng loạt

những trạng thái cảm xúc cứ mỗi lúc một đầy lên theo nỗi buồn. Nhưng đoạn kết lại

là hình ảnh của một con chim thanh bình/ mơ được sống hồn nhiên/ như hoa trên

đồng xanh/ một sớm kia rất hồng. Hình ảnh so sánh tu từ này khác với tất cả những

hình ảnh trước về mặt cấu trúc. Những hình ảnh trước được thể hiện chủ yếu theo

Page 15: Chương 3

cấu trúc A – tss – B và A – B, vế được so sánh là một từ và vế so sánh là một cụm

từ. Nhưng ở câu cuối này, tác giả đã so sánh một nhân vật trữ tình (tôi) với nhiều sự

vật, hiện tượng và cả hai hình ảnh đều ẩn đi yếu tố phương diện so sánh. Tuy nhiên,

ở yếu tố so sánh đầu: con chim thanh bình mơ được sống hồn nhiên, tác giả không

sử dụng từ so sánh làm điểm kết nối. Nhưng đến hình ảnh: hoa trên đồng xanh/ một

sớm kia rất hồng lại xuất hiện từ so sánh như, sử dụng từ so sánh ở đó tạo nên sự

liền mạch cho câu. Nếu như cả hai hình ảnh ta đều sử dụng từ so sánh để kết nối hai

vế lại với nhau thì điều đó hoàn toàn được chấp nhận và tác giả vẫn thường sử dụng

hình thức đó trong so sánh tu từ của mình. Nhưng nếu không sử dụng từ so sánh thì

câu trên sẽ được viết lại như thế này:

Tôi con chim thanh bình

Mơ được sống hồn nhiên

Hoa trên đồng xanh

Một sớm kia rất hồng

Hoặc nếu ta sử dụng từ so sánh mà đặt ở trước vế so sánh đầu:

Tôi như con chim thanh bình

Mơ được sống hồn nhiên

Hoa trên đồng xanh

Một sớm kia rất hồng

Như vậy, hình ảnh hoa trên đồng xanh/ một sớm kia rất hồng sẽ trở nên vô nghĩa và

trở thành yếu tố thừa, bởi trước nó không có sợi dây liên kết nào với hình ảnh tôi và

còn bị ngăn cách bởi một hình ảnh so sánh khác. Vì thế, từ như xuất hiện rất đắt mà

lại còn tạo nên sự mới lạ trong cách thể hiện. Về mặt ngữ nghĩa, hình ảnh con chim

thanh bình và hoa trên đồng xanh này gần giống như trạng thái ban sơ khi bước vào

cuộc đời. Khi va vấp, trải nghiệm nhiều với đời, con người ta lớn dần lên trong suy

nghĩ. Đến một mức độ nào đó, khi niềm đau quá lớn tới mức tưởng như vượt

ngưỡng chịu đựng của con người thì thường xảy ra hai xu hướng: một là tàn lụi hoàn

toàn, hai là nhận ra hướng giải thoát mới. Bằng một trái tim thương cảm với đời, dù

trải qua bao nhiêu khốn khó, thăng trầm, Trịnh Công Sơn vẫn giữ cho mình một

niềm tin yêu cuộc sống, nên cuối cùng tác giả vẫn tìm được một hướng đi riêng.

Page 16: Chương 3

Không bon chen với đời, không còn bị những mưu lợi vật chất, danh vọng ở đời

quấy nhiễu, quay về với bản ngã thực thụ của con người. Thích tự do, thích yên bình

như con chim thanh bình mơ được sống hồn nhiên, như hoa trên đồng xanh nở

những đóa hoa tươi đẹp cho cuộc đời. Hai hình ảnh so sánh xuất hiện liên tiếp tạo

nên một sự liên tưởng rộng, từ đó làm sáng tỏ nghĩa cho hình tượng nhân vật tôi.

Đến đây, ta thấy hình ảnh này có điểm tương ứng với hình ảnh con chim nhỏ mở đầu

bài hát, giống như sau mỗi kết thúc là một khởi đầu.

Từ những nét chấm phá bằng hình ảnh so sánh tu từ của mình, tác giả đã vẽ nên hình

tượng nhân vật trữ tình tôi, ta và em một cách trọn vẹn và tinh tế. Ta có thể nhận

thấy, khi nói về nhân vật em tác giả thường chọn những hình ảnh đẹp nhưng dễ tan

biến và khó nắm bắt như: mây, nắng, mưa, gió, sương, … từ đó cho ta thấy trên thực

tế em cũng vốn dĩ không thuộc về ta. Ngược lại, khi nói về mình tác giả thường sử

dụng những hình ảnh có thể tri nhận bằng mắt, bằng tay nhưng đa số đều mang theo

một nỗi buồn hoặc sự suy tư. Hình ảnh và cảm xúc của các nhân vật trữ tình được

hiện lên rõ nét qua cách thể hiện cấu trúc so sánh tu từ và cách lựa chọn hình ảnh

độc đáo.

3.2. So sánh tu từ thể hiện những chiêm nghiệm về tình yêu

Tình yêu là một trong ba chủ đề chính trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Ông

đã từng nói rằng: một lần yêu thương/ một đời bão nổi, nhưng dù có thế nào thì con

người ta cũng vẫn không chối bỏ nó, người nhạc sĩ ấy vẫn tìm đến nó và từ đó trở

thành niềm cảm hứng lớn cho cuộc đời sáng tác của mình.

Tình yêu mật ngọt

Mật ngọt trên môi

Tình yêu mật đắng

Mật đắng trong đời

Tình yêu như biển

Biển rộng hai vai

Biển rộng hai vai

Tình yêu như biển

Page 17: Chương 3

Biển hẹp ta người

Biển hẹp tay người lạc lối

(Lặng lẽ nơi này)

Tác giả đã so sánh tình yêu với mật ngọt nhưng lại là mật ngọt từ đôi môi. Đó là cảm

giác trong tình yêu mà ai cũng trải qua dù ít hay nhiều. Nhưng khi tan vỡ nó lại trở

thành mật đắng trong đời. Hai hình ảnh trái ngược nhưng lại được đặt cạnh nhau tạo

nên sự hòa phối trái nghĩa, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của nhau. Thay vì nói: tình yêu

ngọt ngào như mật ngọt trên môi, tình yêu cay đắng như mật đắng ở trong đời, tác

giả đã giấu cơ sở so sánh và từ so sánh đi để chỉ còn lại hai vế so sánh nhưng người

đọc vẫn hiểu ông muốn nói gì, chính vì vậy mà hình ảnh trở nên cô đọng hơn. Hơn

nữa, tác giả không nói thẳng tình yêu ngọt và đắng như điều gì trong cùng một câu

mà tách nó làm hai câu riêng biệt, muốn hiểu rõ hơn hình thì phải đọc tiếp câu tiếp

theo. Cách thể hiện này gần giống như lối vắt dòng trong thơ hiện đại, câu đầu liên

quan chặt chẽ đến câu sau. Hai hình ảnh mật ngọt, mật đắng được tác giả lặp lại hai

lần, một là để kết nối hai câu, hai là để nhấn mạnh tính chất ngàn đời của tình yêu.

Với hình thức so sánh tu từ lược bỏ cơ sở so sánh và từ so sánh này, người đọc sẽ

gặp phải chút khó khăn trong việc tìm ra mối liên hệ giữa hai hình ảnh so sánh. Tuy

nhiên, bằng sự tài tình trong cách lựa chọn hình ảnh, Trịnh Công Sơn đã định hướng

rõ cho người đọc con đường tìm đến tâm hồn ông. Hơn nữa, cấu trúc này khi bớt từ

so sánh đi, người đọc sẽ không bị gò bó trong việc xác định hai hình ảnh tương quan

với nhau theo sự tương tự (như, tựa như, dường như, …) hay ngang bằng (bằng, là).

Từ đó, nghĩa của câu sẽ được mở rộng ra hơn tùy vào khả năng cảm thụ của mỗi

người.

Nếu như đầu bài hát tác giả đã dùng hình ảnh so sánh để chỉ ra tình chất chung của

tình yêu, thì đến với những câu tiếp theo tình yêu được so sánh với biển như vẽ lên

một cuộc tình cụ thể.

Tình yêu như biển

Biển rộng hai vai

Biển rộng hai vai

Tình yêu như biển

Page 18: Chương 3

Biển hẹp tay người

Biển hẹp tay người lạc lối

(Lặng lẽ nơi này)

Đối chiếu với hai cặp câu đầu: “tình yêu mật ngọt/ mật ngọt trên môi/ tình yêu mật đắng/

mật đắng trong đời”, hai câu diễn tả hai cảm xúc khác nhau của tình yêu. Đến cặp so sánh

tu từ này, nó cũng sẽ diễn đạt hai trạng thái tương tự. “Tình yêu như biển/ biển rộng hai vai/

biển rộng hai vai”, hình ảnh hai vai đó là sự ngọt ngào khi hai người còn ở bên nhau, mọi

cảnh vật đều trở nên tươi đẹp, và biển cũng thêm rộng lớn. Nhưng đến câu thứ hai: “tình

yêu như biển/ biển hẹp tay người/ biển hẹp tay người lạc lối” thì nỗi đau đã xuất hiện, tình

yêu đã không còn nguyên vẹn. Hình ảnh biển hẹp tay người là một hình ảnh lạ, được lặp lại

hai lần thể hiện sự đau đáu, da diết không nguôi. Khi ta ở bên người, biển bao la rộng lớn.

Khi ta không còn người, biển cũng hẹp vô cùng. Tác giả đã nhìn nhận điều này từ con mắt

của cảm xúc. Biển rộng lớn vô cùng khi nhìn bằng con mắt yêu đời, hạnh phúc, nhưng khi

nhìn từ đôi mắt u buồn, biển trở nên hẹp lại, hẹp lại như bàn tay của một người quay lưng.

Bàn tay ấy không còn đủ chỗ để nắm lấy bàn tay mình, không còn đủ chỗ để cầm giữ

những yêu thương. Trần Đăng Khoa cũng từng đặt biển và em vào hai phía:

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu thơ hiện lên hình ảnh biển và em đều quan trọng như nhau, rộng lớn như nhau, đều là

những gì anh yêu quý. Nhưng khi đi vào ca từ Trịnh Công Sơn, cũng là biển, cũng là em

nhưng lại thu hẹp đến lạ. Hình thức so sánh này giúp hai hình ảnh kết hợp với nhau trong

một thế hẹp, khiến cho người đọc như cũng đứng trước biển, như cũng chứng kiến tay

người lạc lối. Làm cho tâm hồn người thưởng thức lắng xuống, và chiêm nghiệm. Ở hai

hình ảnh so sánh tu từ này, tác giả cũng sử dụng hình thức lặp từ để tạo sự kết nối và bổ

nghĩa cho câu trước. Trong cấu trúc A – tss – B này, cơ sở so sánh đã được giấu đi, muốn

hiểu mối liên hệ giữa hai hình ảnh tình yêu và biển thì bắt buộc phải đọc tiếp câu sau. Đó

cũng là một nét đặc biệt trong sử dụng so sánh tu từ của Trịnh Công Sơn.

Vì trải qua nhiều lần rung động nhưng không lần nào trọn vẹn, người nhạc sĩ ấy đã nhìn

tình yêu bằng một cảm nhận riêng:

Page 19: Chương 3

Tình yêu như vết cháy

Trên da thịt người

Tình xa như trời

Tình gần như khói mây

Tình trầm như bóng cây

Tình reo vui như nắng

Tình sầu làm cơn say

(Tình sầu)

Cũng giống như một vết thương, hình ảnh vết cháy trên da thịt người luôn gợi cho người

đọc một hình ảnh vết tì, khó phai mờ. Vết cháy là dấu vết còn lại của một vết thương đã

lành trên bề mặt. Tuy nhiên, nó vẫn không bị phai mờ theo năm tháng, dấu vết của niềm

đau vẫn còn có thể nhận rõ trên da thịt. Tác giả đã nói về tình yêu như vậy, khi tình vui

người ta hạnh phúc, khi tình sầu người ta đau. Vết thương lòng do tình yêu để lại cũng

giống như vết cháy trên da thịt, có thể mờ nhưng không thể xóa hết hoàn toàn.

Từ những lần “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” hay những khi đạp xe

sau lưng một cô gái dù người đó không biết, ông đã cảm nhận tình yêu bằng năm cung bậc:

xa, gần, trầm, reo vui, sầu. Có khi ông cảm nhận tình yêu rất xa như bầu trời, mà bầu trời

thì cao quá làm sao với. Cũng có khi ông lại thấy tình yêu thật gần, tưởng như có thể chạm

vào được nhưng nó cũng giống như khói mây, nhìn thì gần thế nhưng cũng xa vời lắm. Ở

dưới chân núi nhìn lên đỉnh cao ta thấy mây trắng bao quanh, tưởng lên đó có thể chạm vào

được. Nhưng đến khi lên tới nơi, tất cả những áng mây kia đều là sợi khói, chạm vào lại vội

tan. Thường thì khi diễn tả khoảng cách gần của một điều gì đó, người ta sẽ so sánh với

những thứ có thể nhìn thấy được, có thể chạm vào được. Nhưng bằng đôi mắt của một

người không trọn vẹn tình duyên, ông cảm nhận tình yêu gần cũng như xa. Rồi tình yêu

cũng có những khoảng lặng trầm lắng, ông đã cảm nhận cung trầm của tình yêu như những

bóng cây bên đường. Chiếc bóng từ cây mà ra dưới sự chiếu sáng của mặt trời, âm thầm và

lặng lẽ bên cạnh cây. Nhưng chiếc bóng cũng bị mờ nhạt và không là gì cả. Nếu tình đó là

tình cảm của một người dành cho một người thì đó là sự cao cả và được hiểu theo nghĩa

đầu tiên. Ngược lại, nếu đó là trạng thái tình cảm thì nó ẩn chứa một nỗi buồn và được hiểu

theo nghĩa thứ hai. Ở hai câu đầu, ta đã thấy tác giả thể hiện cảm nhận về sự xa - gần của

Page 20: Chương 3

tình yêu, thì hai câu sau cũng sẽ là một cặp tương ứng. Do phía sau tác giả thể hiện cảm xúc

reo vui nên trên đây sẽ là sự trái ngược, vì thế trầm như bóng cây sẽ được hiểu theo nghĩa

nỗi buồn. Đến trạng thái reo vui, tác giả đã thể hiện bằng hình ảnh tươi mới của nắng. Động

ngữ reo vui kết hợp với danh từ nắng tạo nên sự lan tỏa trong hình ảnh, người thưởng thức

như thấy nắng đang lên trước mắt mình. Tuy nhiên, Trịnh từng nói: nắng buồn hơn mưa,

nên có khi nói nắng đó nhưng vẫn ẩn chứa nỗi buồn. Nhìn lại, ta thấy tất cả những hình ảnh

so sánh gắn với các cung bậc: xa, gần, trầm, reo vui đều là những sự vật, hiện tượng cho ta

cảm giác xa vời và dễ tan biến. Trời thì xa, chỉ có thể nhìn thấy chứ không chạm vào được.

Khói mây cũng vậy, tưởng là gần đấy nhưng chạm vào sẽ tan và thực tế nó không có hình

thù. Bóng cây có thể dùng thị giác để cảm nhận nhưng không thể cầm nắm, và nó cũng sẽ

biến mất khi ánh sáng không còn. Nắng cũng thế, ta có thể cảm nhận đang đi trong nắng

nhưng không thể thấy hình thù của nắng, và nắng cũng có lúc nhạt, phai, rồi tắt để nhường

chỗ cho đêm. Vì thế, những hình ảnh ấy đã được tác giả hòa phối tương đồng về ngữ nghĩa

theo một gam màu buồn, mong manh. Từ đó, dù diễn tả nhiều trạng thái khác nhau của tình

yêu nhưng người tiếp nhận vẫn cảm thấy ẩn sâu trong đó là một nỗi buồn. Cả bốn câu đều

sử dụng cấu trúc A – x – tss – B, một sự điệp cấu trúc không những không gây nhàm chán

mà còn liên tiếp dẫn người đọc đi từ cảm giác này đến cảm giác khác. Các lớp cảm xúc cứ

xếp chồng lên rồi quy tụ lại ở nỗi sầu – tình sầu làm cơn say, làm người đọc không khỏi

lặng lòng.

Sớm giác ngộ triết lí của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Trịnh Công Sơn luôn nhìn nhận mọi

thứ ở hai mặt: “trong trừng giọng nói có màu tàn phai”:

Cuộc tình lên cao vút

Như chim mỏi cánh rồi

Như chim xa lìa bầy

Như chim xa lìa trời

Như chim bỏ đường bay

(Tình sầu)

Tác giả đã so sánh cuộc tình lên cao vút với nhiều hình ảnh khác nhau để làm sáng tỏ hơn

sự chiêm nghiệm của mình. Cuộc tình lên cao vút – đó là trạng thái cao nhất của tình yêu,

lẽ ra người ta phải thấy vui và hạnh phúc. Nhưng không, tác giả đã nhận ra khi một sự vật,

Page 21: Chương 3

sự việc đạt đến độ cao nhất của nó thì cũng là lúc chuẩn bị tàn lụi. Trái cây chín để trên cây

rồi sẽ rụng và rữa. Trăng tròn rồi sẽ khuyết. Có lẽ vì vậy, Nguyễn Tuân nói rằng trăng 14

đẹp hơn trăng rằm: “Trăng mười bốn bao giờ cũng khéo hơn trăng rằm. Ngày mười bốn là

ngày vừng trăng đi tới chỗ toàn thịnh. Ngắm vừng trăng rằm, người tinh ý sẽ nhận thấy cái

vẻ sắp tàn của một vật gì đã mãn khai trong có một thì” (Thả thơ – Nguyễn Tuân). Bởi thế,

khi tình cảm đã lên đến đỉnh cao, vị nhạc sĩ nhạy cảm với đời ấy lại thấy buồn và đã đem

cuộc tình so sánh với sự vật, sự việc đang đi vào tàn lụi. Chim mỏi cánh – hình ảnh gợi lên

sự mệt nhoài; chim xa lìa bầy – đó là sự đơn độc; chim xa lìa trời – cánh chim luôn gắn bó

với bầu trời, nhưng đến khi cả bầu trời cũng không còn níu được cánh chim cũng là lúc

xuất hiện sự tàn lụi; chim bỏ đường bay – sự kết thúc cho một hành trình. Tác giả đã sử

dụng cấu trúc A – tss – B cho một loạt hình ảnh so sánh này, nhưng sáng tạo hơn bằng cách

đem một sự vật, hiện tượng này so sánh với nhiều sự vật, hiện tượng khác. Các hình ảnh so

sánh liên tục xuất hiện theo hình thức tăng tiến khiến nỗi sầu bật ra mỗi lúc một da diết

hơn. Từ đó, thấm sâu vào lòng người tiếp nhận những nỗi niềm.

Bằng trái tim yêu nhạy cảm của mình, tác giả cũng nhận ra sự mong manh của tình yêu:

Tình mong manh như nắng

Tình còn đầy không em

(Tình sầu)

Có chút tình thoảng như gió vội

Tôi chợt nhận ra tôi

(Như một lời chia tay)

Có thể nhận ra rằng hình ảnh thiên nhiên xuất hiện rất nhiều trong so sánh tu từ của ông.

Bằng sự tinh tế của mình, ông nhận ra nắng, mưa, gió cũng có những trạng thái u buồn và

mỏng manh. Từ đó, mượn những hình ảnh ấy để diễn tả trạng thái của tình yêu. Ta có thể

nhìn nhận nắng bằng mắt dựa vào màu sắc của nó. Có khi nắng lên đầy trải ra một màu

vàng tươi, khi vàng nghệ, khi lại nhàn nhạt một màu, có lẽ vì thế tác giả thấy nắng cũng

mong manh lắm. Tình yêu cũng có những lúc vơi, lúc đầy, khi thắm thiết, khi nhạt nhòa, từ

đó tác giả thấy sự tương đồng giữa hai hình ảnh. Bởi thế, khi nhận định tình mong manh

như nắng, người nghệ sĩ ấy đã xoáy một câu hỏi xót xa vào lòng người tiếp nhận: tình còn

Page 22: Chương 3

đầy không em?. Ở ví dụ sau, ta lại thấy sự mong manh ấy được gắn liền với hình ảnh gió.

Cụm động từ có chút tình giữ vai trò làm yếu tố được so sánh, từ chút đã gợi nên sự ít ỏi

của cuộc tình. Càng ít ỏi, mong manh hơn khi tác giả so sánh chút tình thoảng như gió vội.

Từ thoảng đóng vai trò là yếu tố phương diện so sánh, tuy nhiên chính bản thân tính từ này

cũng gợi nên sự mong manh. Tính chất càng được nhân đôi khi yếu tố so sánh là hình ảnh

gió vội. Gió vốn dĩ đã không có hình thù nên không thể cầm nắm được, nhưng đây lại là

hình ảnh một cơn gió vội. Chút, thoảng, vội, cả ba từ đều gợi nên sự mong manh, ít ỏi được

rải đều đều từ yếu tố được so sánh, yếu tố phương diện so sánh đến yếu tố so sánh tạo hiệu

hứng lan tỏa, tràn ngập ra cả câu. Từ đó, nhấn mạnh tính chất mong manh, vô định của tình

yêu.

Cảm xúc là điều khó đoán biết vì nó không hẳn tự thân mình ra mà còn do bên ngoài tác

động, có khi đang vui lại trở nên u buồn. Trịnh Công Sơn đã cảm nhận rõ sự thay đổi thất

thường đó qua hình ảnh chiếc lá:

Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh

(Tạ ơn)

Chiếc lá nay còn xanh đó, mai có thể vàng rồi. Tình cảm cũng vậy, nay hạnh phúc biết mai

có còn được thế. Từ bỗng đi kèm càng nhấn mạnh trạng thái thất thường đó. Cấu trúc A – x

– tss – B đã được đảo trật tự. Cơ sở so sánh bỗng vàng bỗng xanh đã được tác giả đặt xuống

cuối câu để nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng, sự không ngờ của cuộc tình. Hình thức thể

hiện này cũng được tác giả sử dụng nhiều trong các ca khúc của mình.

Cảm nhận được sự thay đổi thất thường của tình yêu, tác giả cũng cảm nhận được sự thay

đổi nhanh chóng của nó:

Tình như nắng vội tắt chiều hôm

(Như một lời chia tay)

Tác giả đã ví tình yêu như nắng, bởi như ta đã nói nắng sẽ có lúc đậm, lúc phai thì tình yêu

cũng vậy. Theo quy luật của tạo hóa, nắng sẽ tắt khi chiều về để nhường chỗ cho đêm. Tình

yêu có lúc đi lên cũng có lúc đi xuống. Bản thân từ vội đã gợi nên sự nhanh chóng, đi kèm

với từ tắt càng tạo nên sự dứt khoát, nhanh chóng hơn. Hơn nữa, động ngữ vội tắt chiều

hôm được đặt ở cuối câu càng nhấn mạnh tính chất nhanh chóng phai tàn.

Page 23: Chương 3

Cùng nói về sự thay đổi của tình yêu, khi thì tác giả ví tình như chiếc lá bỗng vàng bỗn

xanh để nói về sự thất thường, khi mượn hình ảnh nắng vội tắt chiều hôm để nói về sự

nhanh chóng, nhưng cũng có khi lại mượn hình ảnh bể dâu để nói về sự đổi thay như là một

quy luật:

Tình bỗng là bể dâu

Tay vẫy chào lạnh lẽo

Đời sẽ buồn như một vết thương

(Như một vết thương)

Bể dâu thường xuất hiện nhiều trong văn học trung đại, nguyên văn của nó là thương hải

tang điền, tức biển xanh ruộng dâu. Theo sách Tầm Nguyên, có một ông lão sống đủ một

trăm tuổi thường nói với con cháu rằng: Ta đã sống đủ một trăm tuổi. Trong đời ta, ta đã

thấy biết bao lần có sự thay đổi trong vũ trụ như biển cả sóng vỗ muôn trùng rồi biến thành

nơi đất bồi để người ta đem dâu ra trồng. Rồi có nơi ruộng dâu lại biến thành biển cả, nước

xanh sóng vỗ”. Các thi sĩ thời xưa thường mượn hình điển cố này để nói về sự thay đổi của

mọi vật trong vũ trụ. Trịnh Công Sơn cũng sử dụng hình ảnh này để nói về sự thay đổi của

tình yêu. Từ bỗng xuất hiện kết hợp với từ là chứng tỏ trước đó tình không như vậy. Từ đó,

nhấn mạnh sự nhanh chóng, thất thường của trạng thái tình yêu. Nếu như không có từ bỗng,

câu sẽ được viết lại như sau:

Tình là bể dâu

Như vậy, hình ảnh so sánh tu từ đó mang tính chất so sánh để nhận định. Nhưng khi thêm

từ bỗng vào, sự đột ngột thay đổi tạo nên cảm xúc ngỡ ngàng, tăng giá trị biểu cảm hơn.

Đôi khi, sự đổi thay nhanh chóng không kịp nhận ra vẫn chưa thật sự đau khổ bằng nhìn

thấy cuộc tình chìm mau mà không cách nào cứu vãn nổi:

Một người về đỉnh cao

Một người về vực sâu

Để cuộc tình chìm mau

Như bóng chim cuối đèo

(Tình nhớ)

Hai người đi về hai hướng khác biệt: một đỉnh cao, một vực sâu, hai tính chất đối nghịch

nhau. Đỉnh cao là nơi cao nhất, quan niệm chung của mọi người đó là nơi có ánh sáng chói

Page 24: Chương 3

lòa của thiên đường hạnh phúc. Ngược lại, vực sâu là nơi thấp nhất nên dễ gợi cho người ta

suy nghĩ: ở nơi đó con người chỉ còn lại niềm đau, cô đơn và tuyệt vọng. Như vậy, người

về đỉnh cao sẽ không bị cuộc tình đã qua ám ảnh nhiều, nhưng người về vực sâu thì lại luôn

đau đáu. Và càng đau khổ hơn khi thấy cuộc tình đang đi vào kết thúc mà không làm gì

được. Tác giả đã so sánh hình ảnh cuộc tình chìm mau với bóng chim cuối đèo. Cánh chim

cứ bay và khuất xa dần trong tâm trí, dù yêu thương thế nào, dù muốn níu kéo thế nào cũng

không làm gì được. Hai cụm từ được đem ra so sánh với nhau, từ đó bổ nghĩa cho nhau và

đạt hiệu quả diễn đạt cao.

Đối với người nghệ sĩ tài hoa này, mọi liên tưởng đều tạo nên sự mới lạ:

Tình yêu như trái phá

Con tim mù lòa

(Tình sầu)

Tình yêu như cơn bão

Đi qua địa cầu

(Tình sầu)

Trái phá là đạn đại bác có sức công phá rất lớn và được sử dụng trong chiến tranh. Nhưng

nhờ Trịnh Công Sơn, ta biết được nó cũng có thể đi vào ngôn ngữ âm nhạc và lại là một

hình ảnh đắt giá. Tác giả đã lấy sức công phá lớn của nó để làm cơ sở so sánh cho trái phá

và tình yêu. Nếu như trái phá hủy hoại mọi sự vật, hiện tượng hiện hữu thì tình yêu cũng có

sức công phá tâm hồn, trái tim của con người. Nhưng ở đây, con tim đã trở nên mù lòa rồi

mà còn phải chịu thêm sự hủy hoại của trái phá nữa. Điều đó cũng thể hiện, tình yêu làm

con người ta hạnh phúc, cũng có thể khiến người ta đau khổ tột cùng. Nếu như ví dụ đầu

tình yêu được so sánh với vật thể nhân tạo (trái phá) thì ở ví dụ sau, tình yêu lại được so

sánh với sức tàn phá của thiên nhiên. Bão đi đến nơi đâu nơi đó đều trở nên điêu tàn, xơ

xác. Hình ảnh cơn bão đi qua địa cầu không những nói nên sức tàn phá mà còn thể hiện một

sức mạnh khó cưỡng. Cơn bão đi qua địa cầu không trừ một vùng đất nào, tình yêu cũng

vậy. “Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ, nhưng dù đau khổ hay hạnh

phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại, con người không thể sống mà

Page 25: Chương 3

không yêu”[,]. Trong cả hai câu, từ so sánh như kéo hai hình ảnh tưởng chừng như khập

khiễng lại với nhau theo nghĩa tương đồng, tạo cảm giác sức mạnh ghê gớm của tình yêu

như đang lan ra cả câu chữ. Tuy yếu tố phương diện so sánh đã được giấu đi nhưng cấu trúc

A – tss – B vẫn đảm bảo ngữ nghĩa để người đọc hiểu được sự tương quan giữa hai hình

ảnh.

Tuy nhiên, cũng có lúc tình yêu trong thế giới ca từ Trịnh Công Sơn lại ánh lên một niềm

tin yêu, tươi mới dù không nhiều:

Tình yêu như đốt sáng

Con tim tật nguyền

Tình lên êm đềm

Vội vàng nhưng chóng quên

Rộn ràng nhưng biến nhanh

Tình cho nhau môi ấm

Một lần là trăm năm

(Tình sầu)

Mọi vật luôn có hai mặt, tình yêu không ngoại lệ. Nó cũng làm ta vui tươi, hạnh phúc, yêu

đời. Khi trái tim đã quá đau thương bởi tật nguyền vì những sự trong đời, tình yêu mới đến

như mang ánh sáng hy vọng đến, giúp người ta lạc quan hơn. Dù có thể “Tình lên êm đềm/

Vội vàng nhưng chóng quên/ Rộn ràng nhưng biến nhanh” thì nó cũng đã từng mang cho ta

niềm vui. Thà trải qua niềm hạnh phúc dù sau đó có đau khổ người ta vẫn cảm thấy xứng

đáng vì ít ra mình đã nếm được vị đời. Vui cũng là kỷ niệm, buồn cũng là kỷ niệm, từ đó

tình yêu làm con người ta lớn. Bởi thế, ta mới có câu tình cho nhau môi ấm/ một lần là

trăm năm. Người ta sẵn sàng đánh đổi niềm đau để một lần nếm trải vị ngọt trong đời. Cụm

từ chỉ số lượng một lần được đặt trong thế so sánh ngang bằng với cụm từ chỉ thời gian

trăm năm, chính sự kết nối của từ so sánh là đã làm cho hai cụm từ xóa nhòa ranh giới, từ

đối cực trở thành ngang bằng.

Với …/197 câu so sánh tu từ, chủ đề tình yêu đã thật sự để lại cho vị nhạc sĩ tài hoa này

nhiều cảm xúc. Ông từng nói: "Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài quy luật cả.

Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người

nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói

Page 26: Chương 3

về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể

hiểu nhầm mình không được yêu" (Trích: - Cuộc Sống Không Thể Thiếu Tình Yêu -

(T.C.S)). Hạnh phúc cũng là kỷ niệm, đau thương cũng là kỷ niệm, dù sao cũng nên cảm

thấy may mắn vì đã được nếm được vị đời. Có lẽ vì thế, ta mới có được những dòng chiêm

nghiệm sâu sắc, nhiều hình ảnh mới lạ, những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu

thông qua hình thức so sánh tu từ. Từ đó, cho ta một cách nhìn tổng thể hơn về khối tình

muôn thuở này.

3.3. So sánh tu từ thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời, thân phận

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, lại thêm gắn bó với xứ Huế cổ

kính với những lăng tẩm, đền đài, Trịnh Công Sơn cũng đã ảnh hưởng khá nhiều

giáo lí nhà Phật. Ông sớm nhận ra quy luật của tạo hóa diễn ra trong bốn thời kì:

sinh – trụ – dị – diệt. Trong quá trình sáng tác, ông cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều

bởi thuyết tứ diệu đế này. Hơn ai hết, ông ý thức rất rõ tính chất vô thường và sự

hữu hạn của đời người. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hàng loạt các hình ảnh so

sánh tu từ trong ca khúc của ông:

Ôm lòng đêm

Nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ

Ôi phù du

Từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ

Đời người như gió qua

(Phôi pha)

Nếu như hình ảnh có chút tình thoảng như gió vội biểu hiện sự mong manh, vô định

của tình yêu thì hình ảnh gió qua này diễn tả sự mong manh, ngắn ngủi của đời

người. Gió qua là một làn gió thoảng nhẹ, thổi phớt qua một cách nhẹ nhàng và nó

cũng nhanh chóng bay đi. Đời người cũng không khác gì cơn gió, nay còn nói cười

mai có thể đã về bên kia núi. Yếu tố phương diện so sánh đã được ẩn, chỉ còn lại hai

cụm danh từ giữ vai trò làm yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh được kết nối bởi

từ so sánh như nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra tác giả đang nói đến sự nhanh

chóng, ngắn ngủi của đời người. Thanh điệu chủ yếu của câu là thanh bằng, điều đó

làm cho câu thêm nhẹ nhàng như một sự giác ngộ và chấp nhận quy luật tuần hoàn.

Page 27: Chương 3

Luôn chịu sự ám ảnh về cuộc sống và cái chết, tác giả rất nhạy cảm với sự im vắng

trong cuộc đời:

Đời sao im vắng

Như đồng lúa gặt xong

Như rừng núi bỏ hoang

(Ru ta ngậm ngùi)

Khi đang trong mùa vụ, ai nấy cũng đều nhộn nhịp nào gieo hạt giống, cấy lúa non,

nhổ cỏ, vãi phân,… đến mùa gặt thì tất bật người gặt, người cột, người vận chuyển,

… cánh đồng luôn rộn những tiếng người. Nhưng đến khi xong mùa màng, ai ai

cũng đều tranh thủ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa vụ tới, cánh đồng chỉ còn trơ gốc

rạ, không kiếm nổi một bóng người. Rừng núi bỏ hoang cũng vậy, cũng vắng vẻ,

quạnh hiu. Từ như kết nối giữa các hình ảnh với nhau tạo nên sự tương tự giữa im

vắng với đồng lúa gặt xong, rừng núi bỏ hoang. Những hình ảnh ấy xuất hiện liên

tiếp, gắn kết với nhau tạo nên sự hòa phối tương đồng về ngữ nghĩa, làm cho cả câu

đều toát lên một sự im lặng và người tiếp nhận cảm thấy mình cũng đang đi trong

thế giới im vắng ấy. Đây cũng là một trong nhiều câu tác giả sử dụng lối so sánh một

sự vật hiện tượng với nhiều sự vật hiện tượng, và sử dụng một thuộc tính được coi là

chung nhất của cả yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh để làm cơ sở. Những yếu tố

so sánh liên tiếp xuất hiện tạo nên sự tăng tiến trong nhịp điệu và hình ảnh, từ đó

nhấn mạnh cho yếu tố được so sánh và làm cho nó trở nên cụ thể hơn.

Không chỉ nhạy cảm với sự im vắng của cuộc đời, ông còn nhận ra sự rộng thênh

của cuộc đời:

Đời nửa đêm có khi nghe lời trăn trối

Đời rộng thênh như im vắng tiếng rơi khô

Đời trần gian có tim người có tay chờ

Một ngày kia ôi thân thế vu vơ

(Từng ngày qua)

Người ta thường cảm nhận sự rộng lớn của một sự vật hữu hình nhưng ở đây Trịnh

Công Sơn lại cảm nhận sự rộng thênh của một sự vật mang tính trừu tượng – cuộc

đời. Hơn nữa, người ta thường dùng thị giác để nhìn nhận sự rộng lớn nhưng người

Page 28: Chương 3

nghệ sĩ tài hoa này đã cảm nhận cái vô hình ấy bằng âm thanh. Đời rộng thênh như

im vắng tiếng rơi khô, lấy không để giải thích cho có. Không có một tiếng động nào,

một âm thanh nào của cuộc sống kể cả một tiếng rơi dù chỉ là khô thôi cũng không

xuất hiện. Trong vế này, tác giả đã sử dụng cho xuất hiện một hình ảnh động – tiếng

rơi khô, nhưng sau đó lại dùng một từ gợi hình ảnh tĩnh – im vắng để phủ định hình

ảnh động đó, tạo nên một hiệu ứng lặng: không có âm thanh, không có sự vận động.

Thường thì ta không nghe được tiếng động khi nơi đó thật sự yên vắng, hoặc nơi đó

vẫn tồn tại một chút âm thanh nhỏ nhưng dã bị không gian rộng lớn nuốt chửng.

Trên cơ sở đó, hai hình ảnh đời và im vắng tiếng rơi khô được gắn kết với nhau bởi

sự rộng thênh. Sự im vắng làm cho không gian thêm rộng ra, lời trăn trối của cái

chết cận kề phát ra từ nửa đêm càng khiến cho cuộc đời rộng thênh một cách đáng

sợ, con người sống trong đó càng trở nên nhỏ bé. Từ đó, ta thấy được sự tài tình

trong lựa chọn hình ảnh và ngôn từ trong so sánh tu từ của ông.

Bằng sự tinh tế trong cảm nhận và sự mới lạ trong suy nghĩ, nỗi buồn của cuộc đời

trong ca từ Trịnh Công Sơn cũng được thể hiện theo một cách khác:

Đã có nghìn trùng trên môi người tình

Đã giấu nụ tàn bên trong nụ hồng

Có chớm lạnh lùng trên môi nồng nàn

Có thoáng gập ghềnh trên con đường mòn

Đời sẽ buồn như một vết thương

Tình sẽ buồn như loài nấm hoang

Ôi hiu quạnh với nến tàn.

Trên nỗi lòng vắng lạnh

Đời sẽ buồn như một chiều nao

Hôn nhau lần cuối, hôn nhau lần đầu

Tình bỗng là bể râu

Tay vẫn chào lạnh lẽo

Đời sẽ buồn

Như một vết thương

(Như một vết thương)

Page 29: Chương 3

Nỗi buồn đã được tác giả diễn giải bằng một vết thương, bằng một chiều nao hôn

nhau lần cuối hôn nhau lần đầu. Ông đã sử dụng những hình ảnh gợi lên cả một câu

chuyện, một quá trình cụ thể để diễn đạt về nỗi buồn của một cái vốn vô hình.

Không cần nói đời buồn đến mức nào, chỉ cần những hình ảnh cụ thể hiện ra người

dọc sẽ tự suy ngẫm và tự cảm nhận được mức độ nỗi buồn ấy. Nói đến vết thương là

nói đến niềm đau. Ai trong đời cũng từng ít nhất một lần trải qua một vết thương dù

nó có thể nhìn thấy trên thịt da hay ẩn sâu trong tận đáy lòng. Vết thương trên thịt da

trước hết nó sẽ gây cho chúng ta sự đau đớn và tùy vào mức độ. Theo thời gian nó

có thể lành nhưng dù ít dù nhiều vẫn để lại sẹo hay dấu hằn. Tuy vậy, nỗi đau thân

xác vẫn không để lại sự ám ảnh sâu sắc và lâu dài như vết thương lòng. Bằng sự

nhạy cảm của mình, ông luôn nhận thức được mọi sự vật, sự việc khi bắt đầu hay

đang tốt đẹp đều ẩn chứa sự tàn lụi, chia phôi: đã có nghìn trùng trên môi người

tình, đã giấu nụ tàn bên trong nụ hồng, có chớm lạnh lùng trên môi nồng nàn, có

thoáng gập ghềnh trên con đường mòn. Chính vì nhận thức rõ nét như thế nên vết

thương trong lòng càng trở nên rõ nét hơn, u buồn hơn, đau đớn hơn. So với vết

thương trên da thịt, vết thương lòng sẽ khó lành hơn và âm ỉ hơn. Đến khi nó lành thì

cũng để lại một vết tì, nhưng khi chịu sự tác động nào đó nó có thể sẽ oằn lên một

cách dữ dội, như chưa từng quên vậy. Từ đó, đời và một vết thương có sự gắn kết

tương đồng bởi nỗi buồn. Đến với hình ảnh một chiều nao hôn nhau lần cuối hôn

nhau lần đầu, cũng là hình ảnh có sức gợi mở cả một quá trình. Tác giả đã diễn tả

cảm giác của một cái vô hình bằng một hành động có thể tri nhận bằng mắt. Nỗi

buồn thuộc về cảm giác, nụ hôn thuộc về hành động. Khi ta nói hôn nhau lần cuối

thì cuộc tình đó đã hoặc đang đi vào kết thúc. Sự chia ly, tàn lụi có thể do nhiều lí do

nhưng đa phần đều gây cho người ta sự hối tiếc, đau buồn. Tuy nhiên khi sang hình

ảnh hôn nhau lần đầu, người tiếp nhận không khỏi khó hiểu vì nó vốn dĩ biểu trưng

cho sự bắt đầu, hà cớ gì phải buồn? Thật ra, hai hình ảnh ấy xuất hiện có thể hiểu

theo nghĩa một đoạn phim chiếu ngược. Khi đứng trước sự kết thúc, người ta hay

hoài niệm, nuối tiếc nhớ về sự bắt đầu. Thời gian bên nhau càng nhiều, kỷ niệm càng

nhiều thì niềm đau càng lớn. Cả một quá trình hiện ra sẽ gây nhiều cảm xúc hơn lát

cắt của một đoạn kết. Tuy nhiên, nếu tác giả đặt hình ảnh hôn nhau lần đầu rồi mới

Page 30: Chương 3

tới hôn nhau lần cuối thì sẽ không hiệu quả bằng cách sắp xếp ngược lại. Bởi một sự

vật, hiện tượng nào khi bắt đầu cũng dẫn đến một kết quả, trong trường hợp này từ

người yêu có thể trở thành người trong gia đình, nhưng cũng có khi giống như

đường cong parabol có lên ắt có xuống, từ yêu thương trở thành xa lạ. Nếu theo một

trình tự như thế thì kết quả có thể đoán trước được, mọi việc diễn ra và nếu có chia

phôi thì người ta cũng được chấp nhận từ từ. Vì thế cảm giác sẽ không mạnh bằng

đặt vào đầu tiên một đoạn kết của cuộc tình. Từ đó đi dật lùi về những chuỗi ngày

hạnh phúc kia và đến điểm khởi đầu. "Ừ, kỳ lạ vậy, khi đang yêu nhau, nghĩa là

đang mải yêu, đang đắm say với hạnh phúc, chỉ đến khi mất mát, còn lại một mình,

tôi mới tự đối diện với mình và nhận ra nhiều điều mà trước nay tôi không thể nhìn

thấy. Cũng không phải là gặm nhấm nỗi đau, mà là nhận diện nỗi đau…" (Trích: -

Một Cõi Riêng Thuần Khiết Cùng Cuộc Đời). Người nhạc sĩ ấy cũng đã từng nói về

điều này như thế. Thật vậy, khi nhìn lại cả một quá trình người ta sẽ thấy đau hơn,

da diết hơn. Cũng như hình ảnh một vết thương, hình ảnh hôn nhau lần cuối hôn

nhau lần đầu cũng được liên hệ theo mức độ tương đồng với cuộc đời bằng nỗi

buồn. Tác giả đã mượn cảm xúc của sự vật, sự việc này để diễn tả cảm xúc của sự

vật, sự việc kia. Như vậy, sức gợi mở sẽ phát huy tác dụng cao hơn khi sử dụng một

từ chỉ mức độ hạn hữu nào đó.

Những ví dụ trên đều là những câu so sánh tu từ có đầy đủ bốn yếu tố A – x – tss –

B. Như đã nói, đây là cấu trúc so sánh tu từ lí tưởng để dễ dàng thể hiện những suy

nghĩ, chiêm nghiệm, tình cảm của mình. Hình thức này cho phép người sử dụng tiếp

cận nhiều trường liên tưởng để thể hiện, không chỉ so sánh người với người, người

với vật, vật với người mà còn có thể so sánh sự vật với trạng thái, sự vật với hành

động,… Tác giả đã sử dụng hình thức so sánh này một cách nhuần nhuyễn cùng với

những trường liên tưởng mới lạ, đầy triết lý đã tạo nên giá trị biểu cảm cao. Sự vật,

hiện tượng được đưa ra so sánh trở nên sáng tỏ và sinh động hơn, người tiếp nhận

cũng dễ dàng hiểu được tâm tư, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm.

Page 31: Chương 3

Không chỉ có sự mới lạ trong cách cảm nhận về sự im vắng, rộng thênh, nỗi buồn

của cuộc đời mà ông còn có suy nghĩ khác lạ trong những chiêm nghiệm về cuộc

đời:

Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những chuyến xe

Còn đây âm vang não nề

Ngày đi đêm tới trăm tiếng mơ hồ

Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những quán không

Bàn im hơi bên ghế ngồi

Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người

(Nghe những tàn phai)

Hình ảnh những chuyến xe vẽ lên một không gian xô bồ, nhộn nhạo với đủ lớp người

và đủ chuyến xe đi về. Cuộc đời ta cũng vậy, cũng có khi hỗn loạn đủ muôn vàn ý

nghĩ, muôn vàn tiếng nói riêng để hợp lại không có gì rõ ràng cả, chỉ là một mớ hỗn

độn, mơ hồ. Tuy nhiên, “đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của

sự sống..." (Trích: - Đò đưa 5 (1 - 2000) ). Từ là kết nối hai vế tạo nên hình ảnh đời

và những chuyến xe xích lại gần nhau trong quan hệ ngang bằng. Từ đó, sự hỗn loạn

và xô bồ lan đều sang hai vế làm cho chúng ta có cảm tưởng hình ảnh đó đang diễn

ra trước mắt mình, và từ từ lan ra. Ngược lại với hình ảnh trên, cũng trong một bài

hát nhưng đến khổ sau tác giả lại ví cuộc đời như những quán không. Quán không

gợi lên sự vắng vẻ, tẻ nhạt, ế ẩm, nếu kéo dài một thời gian sẽ không trụ lại được. Ta

có thể thấy hai vế so sánh được gắn kết với nhau bởi sự trống rỗng, tẻ nhạt. Và một

khi quán vắng người quán sẽ không thành quán, đời trống rỗng đời sẽ không là đời.

Từ đó, sự vô vị, vô định hiện lên rõ nét và trở thành nỗi ám ảnh. Hai hình so sánh tu

từ trên một bên diễn tả âm thanh nhưng mơ hồ, xáo trộn và một bên diễn tả sự trống

rỗng, vô vị nhưng đều tạo ra nét nghĩa không tồn tại một điều gì rõ ràng cả.

Tuy luôn bị tri phối bởi nỗi ám ảnh về cái chết nhưng cũng có đôi lúc lời ca ấy ánh

lên một hình ảnh tươi vui về cuộc đời:

Page 32: Chương 3

Đời ta có khi là lá cỏ

Ngồi hát ca rất tự do

Một hôm bước chân về giữa chợ

Chợt thấy vui như trẻ thơ

Đời ta có khi là đốm lửa

Một hôm nhóm trong vườn khuya

Vườn khuya đóa hoa nào mới nở

Đời tôi có ai vừa qua

(Đêm thấy ta là thác đổ)

Tác giả đã ví đời mình như lá cỏ bởi sức sống của lá cỏ rất bền bỉ và nó có thể mọc

được ở bất cứ nơi đâu. Hơn nữa, lá cỏ mọc càng nhiều ở những nơi không có hoặc ít

người sinh sống, tạo nên một khoảng không rộng lớn kèm theo sự tự do tự tại. Tác

giả đã gieo vần “o” trong hai hình ảnh lá cỏ, tự do để tạo sự liên kết và vần điệu.

điều đáng nói ở đây tác giả đã sử dụng nguyên âm “o” để tạo vần. Khi phát âm, các

nguyên âm không bị răng, môi, lưỡi cản trở luồng hơi đi ra như các phụ âm. Chính

điều đó làm cho sự tự do, tự tại trong câu hát được tăng lên. Có một khoảng thời

gian Trịnh Công Sơn bị chính quyền đương thời kiểm soát gắt gao vì một số lí do tế

nhị, nên hình ảnh đời ta có khi là lá cỏ/ ngồi hát ca rất tự do cho ta thấy niềm mong

muốn được mọi người hiểu đúng mình và niềm khát khao được hát lên những tâm

tư, tình cảm, rung động từ tận trái tim mình. Ông đã từng nói rằng: "tôi vốn viết nhạc

cũng như thở vậy. Có điều khi thở tôi chọn cái không khí trong lành để cho lá phổi

không than phiền và cái sự hô hấp cũng bớt đi phần gian nan. Một bài hát cũng vậy.

Hát để thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả

năng xoá đi những nỗi giận hờn. Nó có bao giờ muốn đèo bòng một thứ khác để tự

hủy diệt nó đâu..." (Trích: - Viết Và Thở - (T.C.S)). Và như thế, ông vẫn giữ cho

mình được một niềm lạc quan riêng, sự ung dung tự tại riêng trong sáng tác. Đến

đoạn sau, hình ảnh đốm lửa xuất hiện dù nhỏ nhoi nhưng cũng đủ le lói trong vườn

khuya, có thể làm ấm hơn tâm hồn của một con người. Tuy nhỏ bé giữa mênh mông

Page 33: Chương 3

bóng tối, tuy có thể bị tắt lúc nào nhưng nó vẫn ánh lên một niềm tin yêu, lạc quan

cho câu hát.

Với cấu trúc A – tss – B này, cơ sở so sánh đã được giấu đi nhưng người đọc vẫn có

thể cảm nhận rõ mối liên hệ giữa hai vế thông qua hai hình ảnh đầy tính chất gợi tả.

Đó là những chiêm nghiệm của ông về cuộc đời, điểm cuối của cuộc đời theo phạm

vi con người sẽ là điểm khởi đầu của “cuộc sống mới” – cõi vĩnh hằng. Để chỉ thời

gian lâu dài, cuộc sống của thế giới thứ hai người ta thường sử dụng từ thiên thu. Đó

vốn là một hình ảnh trừu tượng, nhưng dưới góc nhìn của mình Trịnh Công Sơn đã

cho ta đi vào thế giới trừu tượng ấy:

Về chân núi thăm nấm mồ

Giữa đường trưa có tôi bơ phờ

Chợt tôi thấy thiên thu là

Một đường không bến bờ

(Lời thiên thu gọi)

Tiếng gọi thiên thu luôn ám ảnh ông, nó càng trở nên mạnh mẽ hơn khi một lần về chân núi

thăm nấm mồ, con người ấy đã trở nên bơ phờ giữa đường trưa khi nghĩ về cõi vĩnh hằng.

Ai tồn tại rồi cũng sẽ ra đi vĩnh viễn, từng chứng kiến nhiều cuộc chia ly lớn trong đời đã

khiến ông nghĩ rằng thiên thu là một đường không bến bờ. Nó không có khởi đầu cũng

không có kết thúc, cũng không loại trừ ai. Lần lượt từng người rời bỏ cõi tạm để đi vào nó –

một con đường dài tít tắp và cũng thật mênh mông. Từ chợt xuất hiện chứng tỏ trước đây

ông không nhận ra điều này cho tới khi về chân núi thăm nấm mồ. Nó cũng gợi nên sự

thảng thốt cho câu hát. Trịnh Công Sơn đã cảm nhận cái khái niệm vô hình ấy bằng cách

đem ra so sánh trực tiếp với một cái hữu hình – con đường. Tuy nhiên, con đường này

tưởng chừng như tồn tại như bao con đường khác nhưng lại không có bến bờ ranh giới,

không thể nhìn bằng mắt mà chỉ có thể cảm nhận. Từ là kết nối hai hình ảnh vô hình này lại

với nhau tạo nên một sự ngang bằng, chính sự ngang bằng trong phép so sánh này đã khiến

cho câu hát như tràn ngập sắc màu vô hình. Sự vô hạn của con đường thiên thu ấy như

được mở rộng thêm ra, càng trở nên không bến bờ hơn và chạm vào lòng người tiếp nhận.

Những chiêm nghiệm về thân phận của chính tác giả thông qua hình thức thể hiện này đã

lan tỏa sang tâm hồn người thưởng thức, khiến họ không khỏi suy nghĩ.

Page 34: Chương 3

Chịu sự chi phối bởi những cuộc chia li lớn, ông càng nhận thấy sống chết trong cõi

đời thường rất mong manh:

Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm

Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non

(Giọt lệ thiên thu)

Sự sống thì nhỏ nhoi, cõi chết thì rộng lớn, hai thứ tưởng chừng như tách rời nhưng

thực tế lại hiện hữu cùng nhau. Trong tác phẩm Rừng Na Uy, nhà văn Murakami

Haruki đã để cho nhân vật Wantanabe nói những suy nghĩ của mình về cái chết đến

hai lần: “Chết không phải là đối nghịch của sống. Nó đã đang ở đây rồi, ngay bên

trong tôi, nó đã luôn luôn ở đây, và không có gì có thể cho phép tôi quên được điều

đó”. Sự sống và cái chết là một nên ranh giới giữa chúng cũng rất mong manh. Tuy

nói những thân cỏ hèn mọc đầy núi non có sức sống mãnh liệt nhưng nó cũng không

kém phần mong manh. Giữa trời đất bao la, nó trở nên nhỏ bé. Giữa thiên nhiên

khắc nghiệt, nó trở nên mong manh cũng như con người ta sống nhưng không thể

đoán biết ngày nào thần Chết sẽ đưa ta đi. Hình ảnh so sánh này kết hợp với câu

“Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm” tạo nên sự hòa phối

tương đồng về nghĩa. Thanh điệu chủ đạo trong hai câu là thanh bằng và cuối câu

thường là những từ có âm vực thấp. Từ đó, câu hát như lặng xuống hơn, cái mong

manh của cuộc sống càng trở nên rõ ràng và ám ảnh.

Sự sống không những mong manh mà còn rất ngắn ngủi:

Người đi quanh thân thế của người

Một trăm năm như tiếng thở dài

(Như tiến thở dài)

Tiếng thở dài vừa gợi nên một hình ảnh buồn, vừa gợi nên sự ngắn ngủi. Một trăm

năm tương ứng với một đời người, nhưng lại được so sánh với số lượng một (tiếng

thở dài). Chỉ qua cách so sánh số lượng thôi ta đã thấy được sự ngắn ngủi. Và càng

ngắn ngủi hơn khi hình ảnh so sánh lại là một tiếng thở dài, thấm thoát trôi nhanh

mà còn vương lại nỗi niềm. Hai hình ảnh đối lập nhau: một biểu trưng cho sự lâu

dài, một thể hiện cho sự ngắn ngủi nhưng lại được tác giả đặt trong sự tương ứng để

thấy được sự vô thường của cuộc đời.

Page 35: Chương 3

Có thể thấy, khi mượn so sánh tu từ để nói lên những chiêm nghiệm về thân phận,

cuôc đời, Trịnh Công Sơn thường sử dụng cấu trúc A – x – tss – B (đầy đủ bốn yếu

tố) và cấu trúc A – tss – B (lược cơ sở so sánh). Các cấu trúc còn lại: A – x – B, A –

B, phối cấu trúc không được tác giả sử dụng. Sở dĩ như vậy vì cuộc đời, thiên thu,...

vốn là những khái niệm mang tính trừu tượng, nếu sử dụng cấu trúc đầy đủ bốn yếu

tố thì sẽ dễ dàng để người viết thể hiện suy nghĩ và người đọc cũng dễ dàng cảm

nhận. Nếu sử dụng cấu trúc lược bỏ cơ sở so sánh, người đọc vẫn có thể hiểu được

mối tương quan về ngữ nghĩa giữa hai vế so sánh nhờ vào hai hình ảnh so sánh. Khi

đó, từ so sánh đóng vai trò rất quan trọng vì nó là điểm kết nối trực tiếp giữa hai vế

so sánh. Tùy vào khả năng cảm nhận của mỗi người mà cơ sở so sánh có thể được

phát triển lên nhiều lớp liên tưởng hay, làm giàu nghĩa cho hình ảnh so sánh. Nhưng

nếu ta sử dụng cấu trúc lược bỏ từ so sánh, ta hãy thử làm một ví dụ sau:

Đời rộng thênh như im vắng tiếng rơi khô

(Từng ngày qua)

Nếu ta lược bỏ từ so sánh, câu trên sẽ được viết lại như thế này:

Đời rộng thênh im vắng tiếng rơi khô

Như vậy, ví dụ trên đã không còn rõ nghĩa và cũng không còn được xếp vào câu so

sánh tu từ.

Có thể nói, Trịnh Công Sơn luôn bị ám ảnh bởi cái chết: “Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo

đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đến sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là cái chết. Sự

sống và cái chết trở thành một vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi. Có lẽ suy

cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó. Mất

mát một cái gì đó mà mình từng có trong cuộc đời, đã từng đi qua và đã từng tìm

thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào sẽ mất đi. Sự mất

mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi” (Văn xuôi Trịnh Công Sơn (2004),

Kiếp sau tôi vẫn là người nghệ sĩ (trả lời phỏng vấn VCH), in trong “Một cõi TCS”,

NXB Thuận Hóa.TTVHNNĐT. ( tr523)). Từ niềm yêu thương cuộc sống đó, ông trở

nên rất nhạy cảm đối với cuộc đời. Bằng góc nhìn của mình, cuộc đời, thiên thu,

sống và chết đều hiện lên vừa rõ ràng vừa mờ ảo và gợi cho người tiếp nhận nhiều

cảm giác, suy ngẫm. Những hình ảnh so sánh đều được ông chọn lọc và đều toát lên

Page 36: Chương 3

vẻ đặc biệt rất riêng, nó lạ hơn với lối suy nghĩ chung của mọi người nhưng nó đúng.

Cách lựa chọn cấu trúc so sánh tu từ hợp lí đi kèm với hình ảnh đẹp, giàu sức gợi đã

tạo nên một phong cách rất riêng của ông.

3.4. So sánh tu từ thể hiện những sự vật, hiện tượng gần gũi trong đời sống

Bằng sự quan sát tinh tế và một trái tim yêu thương cuộc đời, ông đã thổi vào các sự vật,

hiện tượng gần gũi trong đời sống những cảm xúc rất thật. Trong thế giới ngôn từ diệu kì

của ông, mọi sự vật, hiện tượng đều có tâm tình riêng của nó. Từ những sự vật, hiện tượng

thuộc thế giới tự nhiên (nắng, mưa, lá,…) cho đến những vật chất do con người tạo ra

(thành phố, mặt đường,…) đều trở nên có hồn, có cảm xúc như con người thật.

Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi

Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời

Tôi chọn nắng đầy chọn cơn mưa tới

Để lúa reo mừng tựa vẫy tay

(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)

Trong giai điệu vui tươi, yêu đời, thiên nhiên xuất hiện cũng trở nên hiền hòa, tươi mát. Gió thổi liên tiếp từng cơn làm lá lúa lay động nhanh nhìn vui mắt như một người đang reo mừng. Tác giả đã lồng vào đây biện pháp tu từ nhân hóa để diễn tả nhịp độ lay động nhanh của lá. Nhìn từ xa, những chiếc lá lúa dập dờn chuyển động theo hướng gió nhìn giống như bàn tay của con người đang vẫy. Từ đó, ta có phép liên tưởng thú vị này. Hình ảnh để lúa reo mừng tựa vẫy tay được tác giả thể hiện trong cấu trúc so sánh tu từ A – tss – B. Lấy một cụm chủ vị so sánh với một cụm động từ, cả hai vế đều có những từ gợi nên hình ảnh động tạo nên cảm giác lúa vẫn đang reo mừng trước mắt, cảnh vật trở nên sinh động hơn.

Trịnh Công Sơn cũng thường lồng biện pháp khác vào một vế trong so sánh tu từ của mình để sự vật trở nên có hồn hơn. Mọi vật sống trong thế giới ca từ của ông đều có những trạng thái, hành động giống như con người thực thụ:

Em còn nhớ hay em đã quên

Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió

Lá hát như mưa suốt con đường đi

Có mặt đường vàng hoa như gấm

Có không gian màu áo bay lên

(Em còn nhớ hay em đã quên)

Page 37: Chương 3

Gió thổi những chiếc lá va vào nhau tạo thành những âm thanh vui tai khiến tác giả liên

tưởng lá cũng như một con người thực thụ đang cất lên tiếng hát yêu đời. Nhờ thế, chiếc lá

trở nên có hồn hơn. Tác giả đã đặt biện pháp nhân hóa vào hình ảnh lá hát, từ đó so sánh

chúng với mưa. Lá hát như mưa suốt con đường đi, không chỉ dừng lại ở việc gợi hình (lá

hát), tác giả còn đem những âm thanh vui tai ấy so sánh với tiếng mưa rơi suốt con đường

đi. Đến đây, ta có thể hiểu theo nghĩa những chiếc lá va vào nhau tạo thành âm thanh râm

ran như tiếng mưa rơi nhẹ, hay hình ảnh những chiếc lá rơi giống như làn mưa. Sài Gòn

thường trồng rất nhiều me hai bên đường, bởi thế ta có bài hát Con đường có lá me bay.

Những chiếc lá me li ti lách tách va vào nhau, lách tách rơi nhẹ trên con đường khiến tác

giả liên tưởng đến những giọt mưa. Dù hiểu theo giả thiết nào thì cấu trúc so sánh tu từ này

cũng đã gợi nên một không gian lãng mạn, yên bình giữa lòng thành phố xô bồ. Hình ảnh

có mặt đường vàng hoa như gấm cũng được tác giả lồng vào đó biện pháp tu từ khác.

Trước tiên, từ vàng hoa đã được tác giả đảo ngữ, ta có thể viết lại như sau:

Có mặt đường hoa vàng như gấm

Nếu viết theo đúng trật tự như thế thì hình ảnh hoa vàng không tạo được điểm nhấn cho câu

hát bằng việc đảo trật tự của nó. Sắc vàng được nhấn mạnh hơn, thu hút sự chú ý của người

tiếp nhận. Điều đáng nói hơn cả, ngay trong hình ảnh này đã xuất hiện biện pháp tu từ ẩn

dụ. Nếu ta nói con đường thì nó bao gồm cả phần lòng đường cho phương tiện giao thông

di chuyển và cả vỉa hè giành cho người đi bộ. Ở đó sẽ có những bồn đất để trồng cây, hình

ảnh hoa vàng xuất hiện trên con đường là điều hợp lí. Tuy nhiên, tác giả đang nói đến mặt

đường, hơn nữa lại là mặt đường của một thành phố phồn hoa – Sài Gòn. Tất nhiên, mặt

đường ấy phải phải tương xứng với sự phát triển văn minh của loài người, không thể là

những con đường đất, nó phải được hình thành từ xi măng, bê tông, nhựa đường,… Vì thế,

hình ảnh những bông hoa màu vàng xuất hiện trên đó là điều không thể. Tuy nhiên, Trịnh

Công Sơn không bao giờ sử dụng hình ảnh một cách dư thừa mà luôn có dụng ý. Hình ảnh

hoa vàng ở đây chính là nắng. Nắng chiếu trên trên những hàng cây làm tán cây đổ bóng

xuống mặt đường, nắng xuyên qua từng kẽ lá tạo thành những đốm vàng nhỏ trên mặt

đường. Những chỗ không có bóng cây, nắng đổ vàng rực rỡ trên mặt đường. Hình ảnh

những đốm nắng li ti và những mảng vàng rực rỡ lấp loáng trên mặt đường khiến tác giả

liên tưởng đến những bông hoa. Nhạc sĩ Vũ Văn Hà cũng từng gọi nắng là hoa:

Page 38: Chương 3

Và ngày mới nắng buông hoa cười

Rồi lại thấy bóng em tóc trần

Nụ cười xinh em như chiều gió hương

Lòng lại thấy nắng như đang cười

Chợt như ai đó đến bên cùng sánh đôi

(Hoa nắng – Vũ Văn Hà)

Trịnh Công Sơn không dừng lại ở việc miêu tả nắng là hoa, mà từ một liên tưởng này lại

dẫn sang một liên tưởng khác. Ẩn dụ nắng là những đóa hoa vàng lấp lánh trên mặt đường,

từ đó so sánh nó với gấm. Gấm vốn dĩ là một loại vải, chất liệu trong may mặc được con

người dệt thành. Nó có nhiều màu sắc và có rất nhiều họa tiết hoa lá, đó là điểm tương đồng

giữa mặt đường đầy hoa nắng và màu sắc, họa tiết tươi đẹp của gấm. Việc sử dụng cùng

một lúc hai hay nhiều biện pháp tu từ lồng vào nhau tạo cho hình ảnh nhiều lớp liên tưởng

phong phú, độc đáo. Trong câu này, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, kết hợp với hình

ảnh ẩn dụ hoa nắng được đặt trong một cấu trúc so sánh tu từ. Tác giả đã liên tiếp đưa

người đọc đi từ thế giới tưởng tưởng này sang thế giới tưởng tượng khác mà hình ảnh nào

cũng đẹp, cũng trữ tình tạo hiệu ứng lan tỏa cho câu hát. So sánh tu từ trong ca từ Trịnh

Công Sơn vì thế cũng trở nên khác biệt.

Nếu như nắng rực rỡ được ví như gấm hoa thì mưa đi vào ca từ của ông cũng trở nên dạt

dào cảm xúc:

Mưa mùa mưa Sài Gòn mưa

Em đứng bên hiên nhà chờ mưa qua

Mưa xa mờ mịt áo em phai nhòa

Không gian còn lại chút hương nhân từ

Mưa như từng giọt rượu hờ

Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai

Mưa thưa tựa áo lụa trời

Ôm quanh da thịt chân người người qua

(Mưa mùa hạ)

Page 39: Chương 3

Từng giọt mưa rơi đã được tác giả liên tưởng đến hình ảnh từng giọt rượu hờ. Nhắc đến

rượu là nhắc đến vị cay, đắng, chát, nồng, người ta thường tìm đến nó để quên. Nhưng đây

là rượu hờ - những giọt rượu rót ra rồi bị quên lãng. Hình ảnh em đứng bên hiên nhà chờ

mưa qua cho đến khi không còn thấy rõ mặt người: đêm trong thành phố ai chờ chờ ai

chứng tỏ cảnh vật ở đây đã bị ảnh hưởng bởi tâm trạng. Thế nên, mưa mới được ví như

từng giọt rượu hờ. Rượu là vị thuốc giải sầu, nhưng ở đây ngay cả rượu người đợi chờ kia

cũng không màng uống. Đã không thể giúp vơi đi nỗi buồn mà ngược lại, nỗi buồn đã thấm

vào mưa. Từ đó, mưa cũng mang vị đắng, chát, nhưng vô nghĩa. Đến hình ảnh sau, mưa

không còn gợi nên mùi vị nữa mà gợi nên cảm giác, mưa đã được tác giả ví như áo lụa trời.

Những giọt mưa lưa thưa rơi hoài không dứt làm trắng xóa cả không gian, khiến tác giả liên

tưởng đến hình ảnh áo lụa trời/ ôm quanh da thịt chân người người qua. Màn mưa rộng lớn

bao lấy con người như chiếc áo ôm quanh da thịt, gợi lên sự lạnh lẽo, cô quạnh. Tính từ

thưa thể hiện đây là cơn mưa không lớn, nhưng cũng chính vì không lớn nên lâu

dứt.Thường thì những cơn mưa lớn sẽ mau tạnh, những cơn mưa nhỏ và vừa thì dai dẳng

hơn. Từ đó, sự lạnh lẽo, cô đơn được thể hiện rõ nét hơn.

Trong cuộc đời mình, Trịnh Công Sơn đã từng sống ở nhiều thành phố. Từ Huế mộng mơ

đến Sài Gòn nhộn nhịp, hay Quy Nhơn sóng vỗ,… Thành phố nào cũng để lại trong ông

một tình yêu, vì thế, phố trong ca khúc của ông cũng trở nên có hồn:

Ngày mai em đi

Thành phố mắt đêm đèn vàng

Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn

Nghe ngoài biển động buồn hơn

(Biển nhớ)

Tác giả đã sử dụng cấu trúc A – B để diễn tả hình ảnh thành phố mắt đêm đèn vàng.

Yếu tố phương diện so sánh và từ so sánh đã được giấu đi. Tuy nhiên, trật tự giữa các thành

tố đã được đảo ngược, yếu tố so sánh: mắt đêm xuất hiện trước yếu tố được so sánh: đèn

vàng, từ đó yếu tố so sánh được nhấn mạnh. Hơn nữa, có một điều đặc biệt trong cách sử

dụng so sánh tu từ của Trịnh Công Sơn, đôi khi ta bắt gặp ông lồng ghép biện pháp tu từ lại

với nhau. Trong trường hợp này, từ mắt đêm chính là ẩn dụ tu từ, nhưng nó lại được đặt

trong một vế của so sánh tu từ tạo nên nhiều lớp biểu cảm. Vả lại, trong câu trên không

Page 40: Chương 3

những cấu trúc so sánh tu từ đã được đảo mà ông còn đảo trật tự nguyên câu. Nếu viết đầy

đủ và theo một trật tự nghĩa, ta có câu sau:

Đèn vàng như mắt đêm của thành phố

Tuy nhiên, ông đã để hình ảnh đèn vàng xuống cuối câu kết hợp với thanh bằng tạo nên sự

lan tỏa. Mắt đêm của thành phố thì được tác giả gói gọn và và đảo ngược lại thành thành

phố mắt đêm, như vậy khung cảnh đã được ông giới hạn ngay ở đầu câu, từ mắt đêm tạo

nên sự điểm xuyết và thu hút sự tập trung của người tiếp nhận, kết hợp với sự lan tỏa của

đèn vàng tạo nên một hình ảnh so sánh tu từ giàu sức gợi. Vì ngày mai em đi, hình ảnh

ngọn đèn vàng như ánh mắt của thành phố thức cùng đêm trong sự da diết, khôn nguôi cứ

ảm ảnh tâm trí người đọc mãi, nỗi buồn ấy như lan tỏa ra ngoài không gian.

Trong ca khúc của mình, Trịnh Công Sơn thường so sánh một sự vật hiện hữu với với một

sự vật, hiện tượng trừu tượng hay một quá trình hoạt động. Đó cũng chính là một trong

những nét đặc biệt trong so sánh tu từ của ông:

Khi bước chân ta về

Đêm khuya nhìn thành phố

Thành phố hoang vu

Như một lần qua cuộc tình

Làm sao em biết đời sống buồn tênh

(Tình xa)

Trong đêm khuya, mọi sự ồn ã của ban ngày đều chấm dứt nhường chỗ cho sự tĩnh lặng của

đêm. Và trong đôi mắt của một người đang nghĩ về từng người tình bỏ ta đi như những

dòng sông nhỏ thì cảnh vật có thể nào vui. Tác giả đã ví sự hoang vu, tĩnh lặng của thành

phố như một lần qua cuộc tình. Tình yêu có thể cho người ta tất cả, nhưng cũng có thể lấy

đi tất cả. Sau một cuộc tình buồn, niềm tin, hy vọng và những điều tốt đẹp dường như cũng

không còn, chỉ còn lại cảm giác đơn độc, điêu tàn trong tâm hồn. Trong nỗi đau của mình,

mọi cảnh vật xung quanh cũng như cùng chung nỗi niềm. Thành phố cũng giống như con

người, cũng biết yêu, biết đau, và phờ phạc như một lần trải qua cuộc tình không vui. Hình

ảnh so sánh độc đáo, mới lạ. Người ta thường so sánh sự vật hiện hữu với sự vật hiện hữu,

nhưng Trịnh Công Sơn thì khác, mọi liên tưởng đều không giới hạn. Điều đó vừa tạo nên

sự mới lạ trong so sánh tu từ của ông đồng thời cũng là một trong những lí do khiến nhạc

Page 41: Chương 3

của ông kén người nghe. Hầu như chỉ có những người từng trải mới cảm nhận rõ được cái

hay trong ca từ của ông.

Ngoài những cấu trúc thường gặp như: A – x – tss – B, A – tss – B, A – x – B, A – B, tác

giả còn sáng tạo trong cách thể hiện bằng cách phối các câu trúc so sánh tu từ trong cùng

một câu:

Bốn mùa như gió, bốn mùa như mây

Những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi

Con sông là thuyền, mây xa là buồm

Từng giọt sương thu hết mênh mông

Những giọt mưa, những nụ hoa

Hẹn hò gặp nhau trước sân nhà

(Bốn mùa thay lá)

Tác giả đã liên tiếp so sánh bốn mùa với gió, với mây trong cùng một câu. Gió, mây

thuộc về tự nhiên, trên thực tế nó không có hình thù và cũng không cố định. Mây

thực chất là do hơi nước ngưng tụ lại, gió được tạo ra do sự chuyển động của không

khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Vì thế, cả gió và mây đều không cố định và

cũng rất mong manh. Bốn mùa là đơn vị thời gian, trải qua bốn màu là kết thúc một

năm. Tác giả đã lấy sự mong manh, ngắn ngủi để làm cơ sở so sánh chung cho bốn

mùa với gió và mây. Thời gian trôi qua nhanh lắm, thoắt đã hết một ngày, thoắt đã

hết một năm, thoắt đã hết một đời. Tác giả đã ý thức được điều đó nên đã thể hiện

nhịp độ gấp gáp, ngắn ngủi ấy bằng cách so sánh liên tiếp một sự vật, hiện tượng với

các sự vật, hiện tượng khác trong cùng một câu. Khác với những cách thể hiện dùng

một hình ảnh để so sánh với nhiều hình ảnh đã sử dụng trước đó, lần này tác giả đã

tạo nên sự mới lạ bằng cách lặp lại cấu trúc trong cùng một câu. Bốn mùa như gió

bốn mùa như mây, cấu trúc A – tss – B được tác giả lặp lại hai lần. Hình ảnh bốn

mùa được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh sự ngắn ngủi của thời gian. Hai so sánh tu

từ đặt kề nhau tạo nên sự cộng hưởng về nghĩa, thăng hoa về cảm xúc từ đó để lại

suy ngẫm trong lòng người tiếp nhận. Đây cũng chính là một trong những nét đặc

sắc trong nghệ thuật sử dụng so sánh tu từ của ông.

Page 42: Chương 3

Tuy đề tài này không xuất hiện nhiều bằng hình ảnh nhân vật trữ tình, những chiêm

nghiệm về tình yêu, thân phận và cuộc đời nhưng nó lại thể hiện khá đầy đủ các

dạng cấu trúc so sánh tu từ mà ông thường sử dụng. Hơn nữa, nó cũng thể hiện được

sự tinh tế trong quan sát của tác giả. Phải là một người yêu thiên, cuộc sống mới

quan sát và viết nên những dòng liên tưởng đậm chất trữ tình như vậy. Những hình

ảnh này góp phần làm so sánh tu từ trong ca từ Trịnh Công Sơn thêm đặc sắc và đa

dạng.