19
Bài 2. Hàn giáp mối có vát mẹp ở vị trí hàn đứng bằng phương pháp hàn MIG - MAG Thời gian: 6 h (LT: 1tiết, TH:5 h) A- Mục tiêu bài học. Sau bài học này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: - Chuẩn bị phôi hàn sạch, thẳng, phẳng đúng kích thước. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, dây hàn khí bảo vệ đầy đủ. - Chọn chế độ hàn (d d , I h , U h , V h ) và lưu lượng khí, hướng hàn, phương pháp chuyển động mỏ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và vị trí hàn. - Gá phôi hàn chắc chắn, đúng kích thước, đúng vị trí. - Thực hiện các thao tác hàn ở vị trí hàn đứng thành thạo. - Hàn mối hàn đứng giáp mối có vát mép đảm bảo độ sâu ngấu không rỗ khí, không nứt, không vón cục, ít biến dạng, đúng kích thước bản vẽ. - Làm sạch kiểm tra sửa chữa các khuyết tật mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. B- Nội dung của bài: I.Chuẩn bị phôi hàn, dụng cụ,vật liệu và thiết bị hàn. 1. Chuẩn bị phôi hàn. a. Nghiên cứu bản vẽ

de cuong bai giang iven

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: de cuong bai giang iven

Bài 2. Hàn giáp mối có vát mẹp ở vị trí hàn đứng bằng phương pháp hàn MIG - MAG

Thời gian: 6 h (LT: 1tiết, TH:5 h)

A- Mục tiêu bài học.

Sau bài học này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:

- Chuẩn bị phôi hàn sạch, thẳng, phẳng đúng kích thước.- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, dây hàn khí bảo vệ đầy đủ.

- Chọn chế độ hàn (dd, Ih, Uh, Vh) và lưu lượng khí, hướng hàn, phương pháp chuyển động mỏ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và vị trí hàn.

- Gá phôi hàn chắc chắn, đúng kích thước, đúng vị trí.- Thực hiện các thao tác hàn ở vị trí hàn đứng thành thạo.- Hàn mối hàn đứng giáp mối có vát mép đảm bảo độ sâu ngấu không rỗ khí, không nứt, không

vón cục, ít biến dạng, đúng kích thước bản vẽ.- Làm sạch kiểm tra sửa chữa các khuyết tật mối hàn.- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.

B- Nội dung của bài:

I.Chuẩn bị phôi hàn, dụng cụ,vật liệu và thiết bị hàn.

1. Chuẩn bị phôi hàn.

a. Nghiên cứu bản vẽ

b. Cắt phôi

- Cắt hai tấm phôi có kích thước (250x200x13)mm

Page 2: de cuong bai giang iven

- Phôi sau khi cắt dùng máy cắt khí Ôxy-Axetylen để vát mép với góc vát

như hình vẽ. Sau khi vát dùng máy mài tay hoặc dũa cưa để làm tù cạnh sắc

Hình 2.2: Chuẩn bị

phôi hàn

2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị hàn

a. Dụng cụ hàn và thiết bị.- Thiết bị hàn: - Máy hàn MAG loại XD350

- Bàn, ghế hàn và các đồ gá

- Kính hàn, thước lá, dưỡng kiểm tra mối hàn, bàn trải sắt,

búa gõ xỉ, giũa, búa nguội, kìm cắt dây hàn, kìm rèn

- Máy mài tay, Mỏ lét, núm vặn chai khí

- Găng tay, tạp dề...

Page 3: de cuong bai giang iven

b. Vật liệu hàn.- Dây hàn : 1 cuộn dây hàn ( Hoặc có thể sử dụng dây )

- Khí bảo vệ CO2 ( 1 Chai)

- Mỡ hàn

3. Tính chế độ hàn đứng

Chế độ hàn MAG khi hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng với chi tiết có chiều dày 13mm thì thông thường ta tiến hàn hàn 4 lớp bằng dây hàn có

Đối với hàn bằng khí bảo vệ là CO2 thì ta chỉ nhận được hai kiểu hồ quang đó là hồ quang ngắn và hồ quang dài:

Kiểu hồ quang

Điều kiện

Đặc điểm Ứng dụngPhạm vi điều chỉnh ( Khi hàn với dây

) và hình minh họa

Hồ quang ngắn

Điện áp

thấp dưới 20V

Chuyển tiếp giọt thô, ngắn mạch thường

xuyên

- Bể hàn quánh hơn

- Hàn tôn mỏng, hàn các lớp

chân, hàn ở các tư thế PE, PF,

PG và PC

Page 4: de cuong bai giang iven

Hồ quang

dài

Điện áp cao

trên 20V

- Quá trình tách giọt thô nhanh, không

hoàn toàn đoản mạch ( vẫn có đoản mạch).

- Bể hàn chảy loãng.

- Mỗi giây chuyển tiếp vào bể hàn khoảng

100 giọt

- Hàn chi tiết có chiều dày >

5mm, dùng để hàn các mối hàn

góc, lớp giữa hoặc lớp phủ của các mối hàn giáp

mối.

Như vậy, ta sẽ chọn chế độ hàn để thực hiện mối hàn theo bản vẽ trên.

Các thông số Lớp lót ( Lớp chân) Lớp giữa Lớp phủ

Đường kính dây hàn (mm) 0,8 1,0 1,0 1,0

Dòng điện hàn (A) 70 90 80 100 130 150 120 140

Điện áp hàn (V) 17 19 18 20 20 24 23 25

Tốc độ hàn (cm/phút) 16 20 18 25 15 25 16 20

Lưu lượng khí ( lít/phút) 8 10 10 12 10 12 10 12

Phần nhô của điện cực (mm) 9 10 10 12 10 12 10 12

Trong thực tế khi hàn người thợ phải tùy thuộc vào tay nghề của mình và từng loại máy hàn để điều chỉnh cho phù hợp.

4. Gá phôi hàn.

+ Đính phôi

Khi đính phôi phải lưu ý đặt vị trí của phôi sao cho sau khi hàn thì biến dạng

của mối hàn do mối hàn gây ra là nhỏ nhất.

Nên khi thực hiện đính phôi hàn ta làm như sau:

Page 5: de cuong bai giang iven

- Đặt phôi song song với cạnh bàn hàn, điều chỉnh khe hở giữa hai tấm phôi Khe hở đầu đường hàn a = . Khe hở cuối đường hàn a= Góc bù biến dạng - Hai tấm phôi sau khi đính phải đảm bảo thẳng, phẳng, không bị cong vênh hay bị so le. - Mối đính phải đảm bảo chắc chắn, đủ ngấu nhưng không quá cao ảnh hưởng đến đường hàn. + Điều chỉnh chế độ hàn đính: - Tại nút AUTOPROGRAM chọn chương trình số 1 - Tại nút CURR.VOLT.CONTROL chọn SEPARATE và điều chỉnh I=100A, U=20V Điều chỉnh lưu lượng khí là 10 (l/ph). Hình 2.3: Đính phôi hàn

2.3.2.Gá phôi

- Sau khi đính phôi thì gá phôi hàn

vào đồ gá hàn ở vị trí hàn đứng

- Đặt vật hàn sao cho thấp hơn mắt

người thợ hàn khoảng 150mm (Hình

vẽ) Hình 2.4: Gá phôi hàn

5. Kỹ thuật hàn giáp mối ở vị trí hàn đứng

Trong kỹ thuật hàn đứng giáp mối không vát mép để đảm bảo được độ ngấu ta sử dụng hồ quang ngắn mạch. Trước khi hàn ta tiến hành kiểm tra các phụ kiện của máy như: Cơ cấu đẩy dây, cáp hàn, kẹp mát, khí hàn…và điều chỉnh các thông số của chế độ hàn như đã chọn trên máy hàn XD 350 ( Hoặc điều chỉnh hai thông số U,I trên bộ điều khiển từ xa)

Page 6: de cuong bai giang iven

Hình 2.5: Sơ đồ điều chỉnh trên máy hàn MAG – XD350

a.. Chuyển động của mỏ hàn

Trong kỹ thuật hàn MAG/MIG khi hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn đứng thường chọn các kiểu dao động mỏ hàn như hình bên:

Hình 2.6 : Các kiểu dao động của mỏ hàn

b.Góc nghiêng mỏ hàn

Góc nghiêng mỏ hàn có ảnh hưởng không nhỏ đến chiều sâu ngấu và hình dạng mối hàn. Nếu góc nghiêng quá nhỏ thì chiều sâu ngấu giảm, ngược lại nếu góc nghiêng quá lớn thì chiều sâu ngấu lớn nhưng do chụp khí hàn làm hạn chế khả năng quan sát bể hàn của người thợ, nên người thợ điều chỉnh hồ quang không chính xác dễ dẫn đến các khuyết tật cho mối hàn. Vì vậy góc nghiêng của mỏ hàn thích hợp khi hàn đứng là theo hình vẽ sau

- Góc nghiêng của mỏ hàn so với bề mặt phôi là 900, so với trục đường hàn là

Page 7: de cuong bai giang iven

Hình 2.7: Góc nghiêng

mỏ hàn

6.. Tiến hành hàn

a. Gây hồ quang

Gây hồ quang cách điểm bắt đầu hàn từ (1015)mm,

sau đó di chuyển đầu mỏ hàn nhanh về điểm đầu của đường hàn để tiến hành hàn từ dưới lên.

- Khi gây hồ quang ta để dầu điện cực cách bề mặt vật hàn khoảng 2-3mm rồi bóp công tắc mỏ hàn, hồ quang hinhthành và tiến hành hàn.

b. Thực hiện hàn lớp lót ( Lớp chân)

Lớp chân mối hàn có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thực hiện mối

hàn. Nếu sau khi hàn lớp chân mà thấy bị khuyết tật ( không ngấu sang phía sau, rỗ , cháy cạnh....) thì mối

hàn đó sẽ không đảm bảo chất lượng và phải cắt bỏ hàn lại mối khác. Vì vậy, để thực hiện hàn tốt lớp

chân ta tiến hành như sau:

- Chỉnh các thông số hàn theo bảng như trên. Tuy nhiên ta phải hàn thử để chỉnh các thông số cho

chính xác hơn.

- Dao động mỏ hàn theo kiểu bán nguyệt vòng xuống, kiểu đường thẳng hoặc kiểu răng cưa. Khi

dao động phải dừng ở hai bên cạnh đường hàn ( tạo thành lỗ khóa) và chú ý điều chỉnh chính xác mỏ hàn

để dây hàn luôn ở trong bể hàn, hạn chế hiện tượng “vọt dây”

- Quan sát “Lỗ khóa” để điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn sao cho diện tích lỗ khóa là như nhau

trong suốt đường hàn, thì chân mối hàn mới lồi đều)

Page 8: de cuong bai giang iven

Hình 2.9: Chân mối hàn

c. Thực hiện hàn các lớp giữa.

Sau khi hàn xong lớp chân thì dùng máy mài, bàn chải sắt làm vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành

hàn các lớp tiếp theo.

- Điều chỉnh lại các thông số hàn cho phù hợp với chế độ hàn lớp giữa.

- Chuyển động mỏ hàn theo

hình răng cưa hoặc hình bán nguyệt

vồng lên trên.

- Dùng cả cánh tay để di

chuyển mỏ hàn sang hai cạnh của

đường hàn. Khi di chuyển mỏ hàn

dừng lại một chút ở hai cạnh bên

của đường hàn ( không dừng ở

giữa)

Hình 2.10:Di chuyển mỏ hàn

- Trong khi chuyển động mỏ hàn người thợ phải chú ý quan sát bể hàn để

điều chỉnh mỏ hàn sao cho bể hàn không được chạy trước hồ quang. Đối với hàn

MAG/MIG rất dễ bị lỗi tách lớp ( lỗi liên kết) do người thợ quan sát không tốt để cho

bể hàn chạy trước hồ quang.

Page 9: de cuong bai giang iven

Hình 2.11: Bể hàn chạy

trước hồ quangHình 2.12: Hồ quang chạy

trước bể hàn

- Sau mỗi lớp hàn thì phải làm vệ sinh sạch sẽ rồi mới hàn tiếp

- Đối với lớp liền trước lớp phủ ( Lớp tiền phủ) ta dừng lâu hơn ở hai bên cạnh

đường hàn và cố gắng đi đều để nhận được lớp hàn có bề mặt phẳng.

Lưu ý:

Đối với những lớp hàn mà có tiết diện ngang lớn ta có thể chia lớp đó thành

nhiều đường để thực hiện.

d. Thực hiện hàn lớp phủ

Làm vệ sinh sạch sẽ lớp “tiền phủ”, có thể dùng máy mài để mài phẳng bề

mặt lớp này, vì lớp này ảnh hưởng trực tiếp đến hình dạng, chất lượng của lớp phủ.

Khi hàn kiểm tra bằng mắt thì lớp phủ và lớp chân sẽ quyết định mối hàn đó

có đảm bảo yêu cầu hay không. Nên lớp phủ phải đạt một số yêu cầu sau:

- Vảy hàn đều, mịn

- Bề mặt mối hàn phải đều không quá cao hoặc thấp hơn bề mặt kim loại cơ

bản.

- Không được cháy cạnh

Vậy để hàn lớp phủ ta làm như sau:

- Điều chỉnh thông số hàn theo bảng ( Phải hàn thử để điều chỉnh cho chính

xác)

- Dao động mỏ hàn theo kiểu bán nguyệt vồng lên trên ( hoặc kiểu răng cưa).

Page 10: de cuong bai giang iven

- Dừng ở hai cạnh bên của mối hàn, thời gian dừng hai bên là bằng nhau và

di chuyển nhanh qua giữa đường hàn. Tuy nhiên, nếu giữa mối hàn quá

lõm thì phải di chuyển chậm.

e. Nối dây hàn.

* Nối dây hàn khi hàn lớp lót Nối dây hàn ở lớp lót rất dễ bị khuyết

tật, nên ta thực hiện như sau:

- Mài vát phần mối hàn đã hàn một

khoảng 10 – 15mm ( Phần trên phải mài

thật mỏng)

- Gây hồ quang ở phía dưới ( đầu

phần mép vát) rồi tiếp tục hàn lên.

Hình 2.13. Chuẩn bị mối nối ở

lớp lót

* Nối dây hàn khi hàn các lớp còn lại

Khi nối dây thì gây hồ quang cách miệng

hàn cũ 10-15 mm và di chuyển nhanh về miệng

hàn cũ và tiếp tục hàn.

Hình 2.14. Nối dây hàn

f. Kết thúc hồ quang.

- Khi gần đến cuối đường hàn ta

xoay mỏ hàn lên một góc > 90

đường hàn và bóp thả công tắc mỏ hàn

để điền đầy kim loại cuối đường hàn

Page 11: de cuong bai giang iven

Hình 2.15 : Ngắt hồ quang

điền đầy rãnh hàn

g. Kiểm tra chất lượng mối hàn

+Làm sạch và kiểm tra chất lượng mối hàn

Phôi sau khi hàn dùng bàn chải sắt làm sạch bề mặt

mối hàn và xung quanh đường hàn.

- Kiểm tra bề mặt và sự đồng đều của vảy mối hàn.

- Kiểm tra kích thước mối hàn: Bề rộng mối hàn, chiều cao

mối hàn.

- Kiểm tra các khuyết tật như:

Cháy cạnh, lõm ...

- Kiểm tra điểm đầu và kết thúc của mối hàn.7.Các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn giáp mối

nhiều lớp khi hàn

1.Mối hàn bị rỗ khí ( rỗ bọt)

Nguyên nhân

- Lượng khí bảo vệ quá ít hoặc quá nhiều

- Gió lùa

- Mỏ hàn bị kim loại bám bẩn

- Vệ sinh hai bên mép hàn chưa tốt

Page 12: de cuong bai giang iven

Biện pháp khắc phục

- Điều chỉnh lựong khí bảo vệ phù hợp.

- Che chắn khu vực hàn kín gió.

- Kiểm tra và làm vệ sinh mỏ hàn thường xuyên

- Làm vệ sinh sạch sẽ hai bên mép hàn trứoc khi hàn.

2.Mối hàn bị lệch

Nguyên nhân

- Góc nghiêng mỏ hàn không hợp lý

Dừng ở hai bên cạnh hàn không đều

Biện pháp khắc phục

- Điều chỉnh góc nghiêng hợp lý.

- Thời gian dừng ở hai bên cạnh hàn đều nhau

3.Lỗi liên kết:

Tách lớp, không ngấu

Page 13: de cuong bai giang iven

Nguyên nhân

- Dòng điện hàn và điện áp hàn quá nhỏ

- Khoảng cách mỏ hàn và bể hàn quá lớn

Bể hàn chạy trước hồ quang

Biện pháp khắc phục

- Điều chỉnh dòng điện và điện áp hàn hợp lý

- Giữ khoảng các mỏ hàn và ổn định khoảng (12-14)mm.

- Điều chỉnh cho hồ quang luôn đi trước bể hàn

4.Mối hàn không đều

Nguyên nhân

- Tốc độ hàn không đều

- Dao động ngang mỏ hàn không đều

- Quan sát đường hàn không tốt

Biện pháp khắc phục

- Di chuyển mỏ hàn đều trong quá trình hàn

- Dao động ngang của mỏ hàn phải đều

- Chú ý quan sát đường hàn.

5.Mối hàn bị cháy cạnh

Page 14: de cuong bai giang iven

Nguyên nhân

- Dòng điện, điện áp hàn quá lớn

- Không dừng ở hai bên cạnh mối hàn

Biện pháp khắc phục

- Điều chỉnh I,U cho phù hợp

- Dừng lâu hơn ở hai bên cạnh mối hàn

8. An toàn lao động khi hàn MIG/MAG ở vị trí đứng và vệ sinh phân xưởng

8.1. Các nguy cơ và biện pháp bảo vệ an toàn khi hàn MAG/MIG

a. Dòng điện.

Để hạn chế nguy cơ về điện thì người thợ hàn phải:

- Tuân thủ điện áp không tải tối đa cho phép ( Trong điều kiện bình thường thì điện áp cho phép

đối với dòng 1 chiều là 113V, dòng xoay chiều là 80V)

- Sử dụng trang bị bảo hộ lao động anh toàn như: Găng tay da, yếm cao su...Đồng cũng sử dụng

các thiết bị đmả bảo an toàn như: Máy hàn không rò điện, cáp hàn không bị rò điện.

b. Tia quang học, kim loại bắn tóe.

Hồ quang hàn tạo ra tia cực tím (UV), tia hồng ngoại (IR) các tai này có thể gây mù mắt, gây

bỏng... Vì vậy người thợ hàn phải bảo vệ mắt và da thông qua sử dụng quần áo bảo hộ lao động, găng tay

bảo hộ, mặt nạ bảo hộ với kính lọc bảo vệ tương ứng như sau:

Page 15: de cuong bai giang iven

Cấp độ bảo vệ của kính hàn phụ thuộc vào dòng điện, dòng điện càng lớn thì dùng kính có số (tác

dụng lọc) càng lớn và ngược lại.Trong hàn MAG/MIG thường dùng kính số 11

- Khi hàn giáp mối ở vị trí đứng, miệng hàn ở trên cao nên các giọt kim loại lỏng bắn tóe rơi xuống

dễ làm cháy thủng quần áo và gây bỏng. Nên trong khi tiến hành hàn phải được trang bị đầy đủ các loại

bảo hộ lao động đúng theo yêu cầu.

c. Chất độc, khí bảo .

Khói và khí xuất hiện chủ yếu trong hàn MAG/MIG là những chất độc hại, gây tổn thương cho

đường hô hấp, phổi.. Các loại khí bảo vệ này có thể chiếm chỗ không khí và gây ra các tổn thương hoặc

tử vong. Vì vậy người thợ cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sau:

-Tư thế hàn hợp lý tránh hít phải chất độc hại (không cúi gập trên vị trí hàn).

- Xưởng hàn và cabin hàn phải có hệ thống hút khói, bụi hoạt động tốt

- Luôn dùng đủ thông thoáng, đặc biệt là trong không gian chật hẹp, để đảm bảo mức an toàn cho

khí thở.

Trang bị bảo hồ cá nhân của người thợ hàn

8.2. Vệ sinh phân xưởng

Để hạn chế lượng khói bụi thì trong xưởng hàn phải có hệ thống hút khói, nhà xưởng phải bố trí

nhiều cửa tạo nên không gian thoáng gió.

- Nền xưởng phải khô ráo, sạch sẽ

Page 16: de cuong bai giang iven

- Máy hàn điện phải có hệ thống tiếp đất đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Các chai khí phải được kiểm định thường xuyên và đặt ở vị trí an toàn cách

xa vị trí hàn.