5

I. NGAÂNH DÛÚÅC TRONG NÛÚÁC VAÂ KHU VÛÅCimexpharm.com/wp-content/uploads/2018/01/Ban-Tin-IR-Quy-IV-2017.pdf · cách ổn định, bến vững. Năm 2018, kinh tế Việt

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: I. NGAÂNH DÛÚÅC TRONG NÛÚÁC VAÂ KHU VÛÅCimexpharm.com/wp-content/uploads/2018/01/Ban-Tin-IR-Quy-IV-2017.pdf · cách ổn định, bến vững. Năm 2018, kinh tế Việt
Page 2: I. NGAÂNH DÛÚÅC TRONG NÛÚÁC VAÂ KHU VÛÅCimexpharm.com/wp-content/uploads/2018/01/Ban-Tin-IR-Quy-IV-2017.pdf · cách ổn định, bến vững. Năm 2018, kinh tế Việt

NÖÅI DUNG

I. NGAÂNH DÛÚÅC TRONG NÛÚÁC VAÂ KHU VÛÅCKinh tế Việt Nam năm 2017 có nhiều chuyển biến tích cực. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB, mức tăng trưởng GDP ước đạt 6,7% trong năm 2017. Tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 được nâng từ 6,3% lên 6,7% do những yếu tố tích cực từ xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn mức kỳ vọng. Mức tăng trưởng này cao hơn gấp 2 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới (Theo Ngân hàng Thế giới – World Bank). Sự phục hổi của kinh tế thế giới cũng góp phần làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, bên cạnh yếu tố vĩ mô ổn định và lạm phát thấp, tỷ giá ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dự báo của World Bank, mức tăng trưởng GDP năm 2018 là 6.5%, thấp hơn so với năm 2017 kèm theo tỷ lệ lạm phát thấp. Nguyên nhân của việc dự báo thấp được kinh tế gia trưởng của World Bank giải thích do năm 2017 Việt Nam có một số yếu tố

tăng trưởng bất thường như nền nông nghiệp phục hồi sau ảnh hưởng của thiên tai năm 2016. Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt trên 6,5% trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt. Tuy nhiên World Bank cũng cảnh báo mức tăng trưởng sẽ thấp hơn nếu có những rủi ro từ nền kinh tế trong nước cũng như thế giới.

Trong năm 2018, nền kinh tế được dự báo tiếp tục tăng trưởng một cách tích cực. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải hết sức thận trọng, mục tiêu hướng đến vẫn là tăng thu nhập, phúc lợi xã hội cho người dân. Để đạt được kết quả đó, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa vấn đề nợ xấu, nợ công, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ quốc gia. Chính phủ luôn hành động để thực hiện những cải cách sâu rộng góp phần phát triển kinh tế một cách ổn định, bến vững. Năm 2018, kinh tế Việt Nam sẽ được thúc đẩy nhờ những hoạt động tích cực từ chính phủ và sự lạc quan của các nhà đầu tư đối với thị trường.

I. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017 VÀ DỰ BÁO 2018II. NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM TRONG NĂM 2017 VÀ TRIỂN VỌNG 2018III. DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU IMEXPHARM 1. Cổ phiếu IMP Quý IV/2017 2. Diễn biến giá IMP so với các công ty dược niêm yếtIII. HOẠT ĐỘNG IMEXPHARM QUÝ IV/I2017 1. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính Quý IV/2017 2. Hoạt động kinh doanh của Imexpharm năm 2017

Page 3: I. NGAÂNH DÛÚÅC TRONG NÛÚÁC VAÂ KHU VÛÅCimexpharm.com/wp-content/uploads/2018/01/Ban-Tin-IR-Quy-IV-2017.pdf · cách ổn định, bến vững. Năm 2018, kinh tế Việt

II. NGAÂNH DÛÚÅC VIÏÅT NAM NÙM 2017 VAÂ TRIÏÍN VOÅNG 2018Theo dự báo của BMI, thị trường dược Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 5,2 tỷ USD. Thị trường dược trong nước có mức tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2016 và đà tăng trưởng sẽ giữ ở mức 2 con số trong những năm sắp tới. Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng khá trong những năm gần đây khiến thu nhập bình quân đầu người tăng và chi tiêu cho các dịch vụ y tế cũng vì thế mà tăng trưởng. Trong khi IQVIA (IMS Health) dự báo, năm 2021 chi tiêu cho thuốc của người Việt là 55 USD/người, BMI lạc quan hơn rất nhiều khi cho rằng đến năm 2020 chi tiêu bình quân cho thuốc của người Việt Nam là 85 USD/người. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng dư địa tăng trưởng của ngành dược còn rất lớn, tạo cơ sở cho nhiều thương vụ M&A lớn.

Cụ thể, tính đến hết năm 2017 đã có nhiều tập đoàn dược lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đáng chú ý có thương vụ của Abbott sở hữu cổ phần của Domesco lên đến 51,69%, và Taisho - Công ty dược lớn thứ 4 của Nhật Bản - trở thành cổ đông chiến lược của Dược Hậu Giang. Mặc dù thị trường dược là mảnh đất màu mỡ, nhưng phần đông các doanh nghiệp đều bày tỏ lo ngại về hành lang pháp lý, đặc biệt là các quy định đấu thầu ở mảng ETC. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dược phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài cũng là mối lo lắng cho việc phát triển bền vững trong giai đoạn 2018-2022. Khoảng 60% thuốc của Việt Nam được nhập khẩu và công tác đầu tư cho nghiên cứu và phát triển còn rất hạn chế. Khi thị trường OTC ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm lối đi riêng cho mình, tạo ra những

sản phẩm có sự khác biệt để chiếm thị phần, do đó hoạt động R&D dự báo sẽ được các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa từ năm 2018. Hoạt động đầu tư cho nguồn nguyên liệu, nâng cấp máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất cũng sẽ được các do-anh nghiệp quan tâm đầu tư. Tuy nhiên có thể thấy rằng các tập đoàn dược nước ngoài đang quan tâm nhiều hơn đến mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp trong nước nhằm khai thác thị trường hiện có. Năm 2018 dự đoán ngành dược sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn khi mà một loạt các hệ thống công ty phân phối tham gia vào thị trường bán lẻ.

Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trong xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam đã có ngành công nghiệp dược trong nước, tuy nhiên nguyên vật liệu phải nhập khẩu đến 90% đã làm cho mức độ phát triển của ngành công ng-hiệp này chỉ ở mức trung bình thấp. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dược liệu vào Việt Nam nhiều nhất. Khoảng 5% doanh thu của các công ty dược trong nước dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khi đó con số này ở các tập đoàn dược nước ngoài là 15%.

Bảo hiểm Y tế toàn dân và giảm chi phí thuốc luôn là mục tiêu của Bộ Y tế, theo xu thế này thì việc đấu thầu tập trung sẽ được triển khai ngày càng sâu rộng giúp tiết kiệm cho ngân sách.

Mã chứng khoán IMPSàn niêm yết HSXKhoảng giá 52 tuần (VND) 51.000 – 71.500Khối lượng cổ phiếu niêm yết 42.978.151Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 42.958.351

Lĩnh vực hoạt động Sản xuất kinh doanhdược phẩm

Vốn hóa thị trường (31/12/2017) 2.835.25 tỷ đồng Room nước ngoài 49%P/E (lần) 20,3P/B (lần) 2Cơ cấu cổ đông(Nguồn: TTLKCK Việt Nam, ngày 25/12/2017, Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết 28.942.646 CP )- Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP 22,87%- Nhà đầu tư nước ngoài 49,00%+ Trong đó - Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (NĐTCKCN) nước ngoài là cổ đông lớn sở hữu trên 5% cổ phần 24,16%

- Cổ đông đặc biệt (HĐQT + Ban TGĐ + Ban Kiểm soát + Kế toán trưởng và Người được ủy quyền công bố thông tin), Công đoàn công ty 3,60%

- Cổ đông chiến lược trong nước (không phải là NĐTCKCN) 6,74%- Sở hữu khác 17,79%

1. Cổ phiếu IMP Quý IV năm 2017

Thông tin chung

III. DIÏÎN BIÏËN CÖÍ PHIÏËU IMEXPHARM

Diễn biến VNIndex và giá IMP Qúy IV/2017

Thị trường chứng khoán trong quý IV/2017 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của chỉ số VNIn-dex. Khởi đầu quý IV với 805,23 điểm, VNIndex đã tăng 22,2% để kết thúc ở mức 984,24 điểm. Đây cũng là mức cao nhất của cả năm và tăng hơn 46% so với đầu năm. Các cổ phiếu Blue-chip dẫn dắt thị trường cùng với kết quả kinh doanh khả quan của nhiều doanh nghiệp trong quý IV đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của VNIndex. Năm 2018, VnIndex tiếp tục được kỳ vọng sẽ tăng vượt mốc 1.000 điểm và mở ra triển vọng nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

DIỄN BIẾN GIÁ IMP SO VỚI VNINDEX QUÝ IV/ 2017

Page 4: I. NGAÂNH DÛÚÅC TRONG NÛÚÁC VAÂ KHU VÛÅCimexpharm.com/wp-content/uploads/2018/01/Ban-Tin-IR-Quy-IV-2017.pdf · cách ổn định, bến vững. Năm 2018, kinh tế Việt

2. Diễn biến giá IMP so với các công ty dược niêm yết

Giá cổ phiếu của 5 công ty dược trong quý IV vẫn có sự phân thành hai nhóm. Nhóm cổ phiếu của TRA, DHG, DMC giữ ở mức giá trên 100 ngàn/cổ phiếu trong khi IMP và PMC dao động ở mức gần 70 ngàn cổ phiêu ở ngày giao dịch cuối cùng của quý. Tuy nhiên cổ phiếu PMC khởi đầu quý IV với mức giá 76,3 ngàn/cổ phiếu, có lúc tăng đến 79,4 ngàn/cổ phiếu trước khi giảm vào cuối quý.

Khép lại quý IV năm 2017 diễn biến giá của 5 công ty dược như sau:- Giá cổ phiếu IMP tăng nhẹ so với đầu quý, khép lại ở mức giá 66 ngàn đồng/cổ phiếu- Giá của DHG tăng mạnh nhất, khép lại cuối phiên ngày 29/12 giá DHG là 115 ngàn/ cổ phiếu tăng gần 9.000 đồng/cổ phiếu với mức tăng là 8,7%- Cũng có diễn biến tương tự như cổ phiếu DHG, cổ phiếu DMC cũng tăng 8.000 đồng/cổ phiếu và đạt mức 116,5 ngàn đồng/cổ phiếu- Giá cổ phiếu TRA là cao nhất trong 5 cổ phiếu của các công ty dược, tuy nhiên biến động giá đầu quý so với cuối quý không đáng kể. Cụ thể giá cổ phiếu đóng cửa ở phiên đầu tiên của quý IV/2017 là 116,7 ngàn đồng/cổ phiếu, giá đóng cửa ở phiên 29/12/2017 là 117 ngàn đồng/ cổ phiếu.Cổ phiếu PMC là cổ phiếu duy nhất trong 5 công ty có giá giảm trong quý IV. Cụ thể giá đóng cửa tại ngày 29/12/2017 là 68,0 ngàn đồng/cổ phiếu, giảm gần 11% so với giá đóng cửa ngày 02/10/2017

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH IMEXPHARM QUÝ IV/2017

DIỄN BIẾN GIÁ CỦA 5 CÔNG TY DƯỢC NIÊM YẾT QUÝ IV/2017

Tổng khối lượng giao dịch quý IV năm 2017 bao gồm cả giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh đạt khoảng 3,98 triệu cổ phiếu. Trong đó khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt xấp xỉ 2,72 triệu cổ phiếu chiếm gần 68% tổng khối lượng giao dịch của cả quý. Số cổ phiếu khớp lệnh trung bình trong ngày là 19.247 cổ phiếu. Trong quý IV, Các nhà đầu tư thuộc nhóm Franklin Templeton đã bán ròng 2,32 triệu cổ phiếu cho nhóm VinaCapital, nâng tỷ lệ sở hữu của VinaCapital tại Imexpharm lên 5,4%. Tổng khối lượng giao dịch cả năm của cổ phiếu IMP đạt 11,55 triệu cổ phiếu trong đó 39% được giao dịch thông qua hình thức thỏa thuận và 61% thông qua hình thức khớp lệnh. Giá giao dịch cổ phiếu theo thỏa thuận thường cao hơn giá theo hình thức khớp lệnh.

Cổ phiếu IMP không có mức tăng trưởng tích cực như VNIndex. Tuần thứ 3 của tháng 11, cổ phiếu IMP tăng giá và đạt đỉnh 71,5 ngàn đồng/cổ phiếu, cao nhất của cả năm 2017 khi Hội đồng quản trị thông qua quyết định tạm ứng cổ tức và mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng cho năm 2018. Tuy nhiên sau đó giá cổ phiếu IMP giảm và đi ngang vào thời điểm kết thúc năm 2017. So với mức giá 63,4 ngàn đồng/cổ phiếu vào đầu quý thì giá của IMP vào ngày cuối quý vẫn tăng nhẹ khoảng 4,6%. Khoảng chênh lệch

giữa giá đóng cửa cao nhất và thấp nhất trong quý khoảng 15%. Nhìn chung cố phiếu IMP đi ngang vào đầu quý, tăng chạm đỉnh vào giữa quý và giảm xuống, sau đó tiếp tục giữ ổn định vào cuối quý. So với mức giá 55 ngàn đồng/cổ phiếu vào ngày đầu năm 2017 thì giá cổ phiếu IMP đã tăng 11 ngàn đồng/cổ phiếu khi đóng cửa vào phiên cuối năm, hay tăng 20,0%.

(Nguồn: vndirect.com.vn )

Page 5: I. NGAÂNH DÛÚÅC TRONG NÛÚÁC VAÂ KHU VÛÅCimexpharm.com/wp-content/uploads/2018/01/Ban-Tin-IR-Quy-IV-2017.pdf · cách ổn định, bến vững. Năm 2018, kinh tế Việt

IV. HOAÅT ÀÖÅNG IMEXPHARM QUYÁ IV/20171. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính

Kết thúc năm 2017, tổng doanh thu thuần và thu nhập của IMP chỉ đạt 94,1% kế hoạch đề ra, nhưng vẫn tăng trưởng 16,1% so với năm trước. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt nhưng tốc độ tăng doanh thu của Imexpharm vẫn cao hơn mức trung bình ngành (8%/năm theo báo cáo của IMS Health, 10% theo BMI), cho thấy những nỗ lực của Imexpharm trong việc cải thiện doanh thu. Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa đạt kỳ vọng của Ban lãnh đạo và cổ đông. Trong năm 2018, khi các dây chuyền thuốc tiêm ở nhà máy Bình Dương hoạt động với công suất cao hơn sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu của IMP. IMP kỳ vọng tốc dộ tăng doanh thu trong năm 2018 là khoảng 18-20% so với năm 2017. Năm 2018, Imexpharm tiếp tục nhìn nhận là một năm đầy thách thức trong việc hoàn thành chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận do hành lang pháp lý có nhiều thay đổi, nhiều doanh nghiệp mới nổi lên, cùng với đó là xu hướng M&A đang diễn ra ngày càng sâu rộng trong ngành dược. Năm 2018, Imexpharm tiếp tục hoàn thành doanh mục sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU-GMP cho thị trường ETC, mở rộng kênh OTC đồng thời tìm kiếm đối tác xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Kênh ETC năm 2017 tăng trưởng 15,8% so với năm 2016, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn mức 20% mà Ban điều hành kỳ vọng. Thị trường OTC tăng trưởng 11,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng năm 2016, nguyên nhân là do thị trường OTC trong những năm trước thị phần nhỏ nên tỷ lệ tăng trưởng cao. Imexpharm đã mở rộng thành công OTC từ năm 2012 khi Luật đấu thầu thay đổi. Do đó, từ năm 2017 kênh OTC sẽ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên Imexpharm đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kênh OTC phải cao hơn mức trung bình ngành.

Năm 2018, Ban điều hành đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu là 18% đến 20%, lợi nhuận từ 16% đến 18%. Các chỉ số thanh khoản của IMP có phần giảm so với năm 2017, nhưng vẫn nằm trong mức an toàn cao. Do lợi nhuận năm 2017 tăng trưởng khả quan nên chỉ số EPS cũng cải thiện. Năm 2017, IMP phát hành tăng vốn để đầu tư và dần hoàn thiện 2 nhà máy mới nên chỉ số sinh lời ROA, ROE giảm nhẹ. Tuy nhiên theo dự phóng năm 2018, công suất khai thác từ nhà máy Betalactam Bình Dương (đạt EU-GMP cuối năm 2016) tăng lên đáng kể, các chỉ số sinh lời cũng sẽ được cải thiện tốt.

STT Chỉ tiêu 2017 % KH 2017 2016 Tăng

trưởng

I Kết quả hoạt động (tỷ đồng) 2016 Tăng trưởng

1 Tổng doanh thu và thu nhập 1.185,4 94,1% 1.021,0 16,1%2 Doanh thu thuần 1.165.5 1.010,4 15,4%3 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 145,8 126,8 15,0%

4 Lợi nhuận trước thuế và trước trích Quỹ Khoa học & Công nghệ 162,6 101,6% 140,5 15,7%

5 Lợi nhuận trước thuế 146,6 126,5 15,9%6 Lợi nhuận sau thuế 117,4 101,2 16,0%

II Tài sản - Nguồn vốn (tỷ đồng)1 Tổng tài sản 1.773,6 1.155,9 53,4%2 Vốn điều lệ 429,8 289,4 48,5%3 Vốn chủ sở hữu 1.395,3 935,9 49,1%

III Khả năng thanh toán (lần)1 Khả năng thanh toán nhanh 2,0 2,5 -0.5 lần2 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,8 3,6 -0,8 lần

IV Khả năng sinh lợi 1 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 12,6% 12,5% 0,1%2 ROS 9,9% 10,0% -0,1%3 ROE 10,1% 11,0% -0,9%4 ROA 8,0% 9,0% -1,0%5 EPS (đồng) 3.247 3.071 5,7%6 BV (đồng) 32.480 32.333 0.5%

7 P/E (lần) 20,3 18,2 2,1 lần8 P/B (lần) 2,0 1,7 0,3 lần

Giá thị trường ngày 30/09 (đồng) 66.000 55.900 18,0%