67
“Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, Hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan.” Thi Thiên 90:12

Niem Tin 83

  • Upload
    ahqn

  • View
    70

  • Download
    2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Niềm Tin số 83

Citation preview

Page 1: Niem Tin 83

“Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, Hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan.”

Thi Thiên 90:12

Page 2: Niem Tin 83

2

Niềm Tin

Cơ quan Dưỡng linh, Truyền giảng, Phổ biến Giáo lý, Thông tin, Nối nhịp cầu liên lạc của Hội-thánh Tin-lành Việt-nam tại Hòa-lan với tín hữu và đồng hương khắp nơi... Chủ biên: Ban chấp hành của Hội-thánh Tin lành Việt-nam tại Hòa-lan Địa chỉ gởi bài và liên lạc: Akerstraat-Noord 166A – 6431HR Hoensbroek – Nederland Hoặc email: [email protected] Mọi sự ủng hộ xin gởi về: - De Vietnamese Protestantse Kerk in Nederland. Bramantestraat 36. 5624 AJ Eindhoven - Nederland. - Gironummer: 436311. IBAN: NL17INGB0000436311 BIC: INGBNL2A Trong số nầy: 03. Xuân Vĩnh Cửu Niềm Tin 04. Xuân trong Chúa Phan Tứ 04. Xuân tuổi trẻ Phan Tứ 06. Xuân ngợi ca MS Vũ Ngọc Văn 10. Mừng năm mới MS Nguyễn Gia Phái 11. Không có thời gian cho Chúa Huỳnh Như 13. Tìm kiếm Phước,Lộc,Thọ MS Huỳnh Quốc Bình 19. Tết xưa Bàng Bá Lân 20. Ngày Xuân ta hãy tập cười Thái Trịnh 22. Thiên đàng và Đia ngục Sưu Tầm 23. Bí mật của hạnh phúc Sưu Tầm 25. Hãy biết quý trọng từng giây phút mà bạn có Sưu Tầm 27. Điều nên làm ngay Denis Mannering 29. Một Phật tử tìm thấy Chân lý Cao Lưu Ca 47. Già hóa lú BS Vũ Quí Đài 53. Dám sống trên bờ vực L.Cunningham & J.Rogers 60. Ăn gì uống gì? BS Lương Lễ Hoằng 63. Việc nhỏ trong nhà Mây Ngàn 66. Bản tin Niềm tin

Mời đọc Niềm Tin và giới thiệu với người khác. Xin thư về địa chỉ tòa soạn. Niềm Tin có trích đăng một số bài của các tác giả, rất tiếc không có địa chỉ để xin phép. Trong tinh thần phục vụ Chúa Cứu Thế và đức tin của thân tín hữu. Niềm Tin thành thật tri ân.

Page 3: Niem Tin 83

3

Xuân Vĩnh Cửu! *Phước của kẻ được chọn*

Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra. Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho các dân. Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa; ngôi của Đức Chúa Trời và Chiên Con sẽ ở trong thành; các tôi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài; chúng sẽ được thấy mặt Chúa, và danh Chúa sẽ ở trên trán mình. Đêm không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời.

(Khải huyền 22:1-5)

H�i Thánh Tin-lành Vi t-nam t�i Hòa-lan, Ban ch�p hành và Ð�c san Ni�m Tin kính chúc Quý thân h%u, Quý tín h%u, Quý M'c s(, Quý Truy�n +�o và +�c gi. m�t Mùa xuân Ph(2c h�nh & N4m m2i 2015 Bình An, Th;nh V(<ng!

Niềm Tin

Page 4: Niem Tin 83

4

Xuân về rực rỡ sắc muôn hoa, Cảm tạ tôn vinh Chúa chúng ta. Nguyện Chúa đầy ơn toàn Hội Thánh Xin Ngài đổ phước khắp từng nhà. Thời gian tích tắc không dừng lại, Năm tháng mỗi ngày cứ lướt qua. Biết đếm các ngày,đời ngắn ngủi. Mau truyền danh Chúa khắp gần xa.

*******

(gửi cho Thanh Niên) Mùa xuân tuổi trẻ đẹp như mơ, Cất cánh bay cao, gió lững lờ. Năng lực ơn Ngài, xây ý tưởng, Tâm linh lời Chúa, chớ làm ngơ. Bảo toàn hạt muối còn nguyên mặn, Giữ ngọn hải đăng chẳng bị mờ. Lối sống thế gian đừng thoả hiệp, Jêsus trở lại lúc không ngờ.

Phan Tứ

Page 5: Niem Tin 83

5

Xuân Ngợi Ca! Nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt nam, tết mừng xuân Ất mùi năm nay, hội thánh chúng tôi đã chọn chủ đề là Xuân tôn ca, nhằm tôn kính Chúa, ca hát ngợi khen và chúc tụng danh Ngài theo tinh thần của Thi thiên 18:49 “Hỡi Đức Gia-vê, tôi sẽ ngợi khen Ngài giữa các dân, và ca tụng danh của Ngài” vì Ngài là đấng yêu thương chăm sóc và ban tràn đầy phước hạnh cho đời sống chúng tôi, gia đình chúng tôi và hội thánh của Ngài. Hội thánh của Đức Chúa Trời là hội ca hát ngợi khen Chúa vì tình thương của Ngài, không những họ ca hát lúc vui mừng, trong khi thờ phượng mà còn có thể ca hát ngay cả lúc có lễ tang. Tình yêu vô bờ bến của Chúa ban cho họ hy vọng, có sự trông cậy làm cho vui mừng trong mọi hoàn cảnh. Phao-lô đã trưng dẫn lại câu này trong thư gửi người La mã 15:9-10 “Bởi đó tôi sẽ ngợi khen Chúa giữa các dân ngoại, Và ca tụng danh Ngài. Hỡi dân ngoại, hãy đồng vui cùng dân Chúa.” Do thái là nước thờ phượng và ca tụng danh Chúa và dân ngoại cũng được mời gọi hãy đồng vui cùng dân của Chúa. Người Do thái thường cho rằng họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời có độc quyền hưởng phước! Lúc có lời mời gọi đồng vui này thì dân Việt nam chưa biết về Đức Chúa Trời của dân Do thái, nhưng giờ đây người Việt có thể cùng anh chị em khắp trên thế giới có cùng đức tin với mình ca tụng Gia-vê Đức Chúa Trời, Chúa của người Do thái và cũng là Chúa của mình. Vua Đa-vít trong thi thiên này đã ca tụng danh Chúa vì những lý do sau đây: Trong Xuất 3:13-16 khi được hỏi tên, Đức Chúa Trời đã phán rằng: “Ta là đấng tự hữu hằng hữu” (Đấng tự có, hằng có đời đời: Ich bin, der ich bin! I am, that I am), Luther dịch: Ta là

Page 6: Niem Tin 83

6

đấng ta là: Ich werde sein, der ich sein werde, ý nghĩa danh này có thể hiểu: Ta luôn (hiện diện) ở cùng các con. Nhưng danh này của Ngài có liên quan gì hay có ý nghĩa gì mà chúng ta ca ngợi? A-ga người đầy tớ mà cũng là vợ thứ của Abraham bị vợ ông là Sa-rai hành hạ thì nàng trốn đi khỏi mặt người. Nhưng đã được Thiên sứ phán dạy: “Nầy, ngươi đang có thai, sẽ sanh một trai, đặt tên là Ích-ma-ên; vì Đức Giê-hô-va có nghe sự sầu khổ của ngươi. A-ga cảm kích gọi Đức Gia-vê mà đã phán cùng mình, là Đức Chúa Trời hay đoái xem.” Sáng 16:13. Đức Chúa Trời luôn đoái xem (chú ý đến), chăm sóc con người trong lúc khốn cùng. Dù hoàn cảnh cuộc đời ra sao, dù đức tin của chúng ta có yếu đuối thế nào thì Chúa cũng đoái xem! Ngày xưa khi học tiếng Anh thấy chữ look after (nhìn phía sau) có nghĩa là chăm sóc, tôi đã rất ngạc nhiên! Rồi đến khi có con, con lững thững tập đi, mình phải luôn chú ý phía sau, sợ con té, sợ vấp... rồi cứ nhìn phía sau rất nhiều năm mãi cho đến khi các cháu trưởng thành. Nghĩ đến việc Chúa đoái xem mình mà thấm thía. Ngài như người mẹ hiền chăm sóc con mình (nhất là khi con đau ốm), không chớp mắt và cũng không hề buồn ngủ. Khi dân Do thái đến đất Ma-ra, nước tại đó đắng, uống chẳng được, Môi-se kêu van Đức Gia-vê. Ngài bèn chỉ cho người một cây gỗ, người lấy liệng xuống nước, nước bèn hóa ra ngọt. Ngài cho biết ta là Đức Gia-vê, Đấng chữa bịnh cho ngươi. Biết bao người đã cầu khẩn danh Ngài và đã từng trải việc được chữa lành khỏi những cơn bịnh hiểm nghèo, Ngài đã, đang và luôn thương xót, và Ngài vẫn chữa lành theo ý muốn của Ngài! Áp-ra-ham đã bắt đứa con duy nhất và yêu dấu của mình là Y-sác, đi đến núi Mô-ri-a, và dâng đứa con làm của lễ thiêu.

Thiên sứ đã ngăn cản và ông đã nhận được một con chiên đực để dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình. Áp-ra-ham gọi

Page 7: Niem Tin 83

7

chỗ đó là Gia-vê Di-rê, nghĩa là Đức Gia-vê sắm sẵn (lo liệu sẵn cho nhu cầu, tiếp trợ cho đời sống). Ngài vẫn lo sẵn các nhu cầu thiết yếu cho chúng ta. Chúa Jêsus đã chết thay cho tội lỗi nhân loại, để ai tin Ngài thì sẽ được phước! đây cũng là chương trình sắm sẵn của Đức Chúa Trời. Không thể nào tìm thấy được tình thương yêu nào lớn hơn tình thương của Ngài đối với nhân loại và đặc biệt là với chúng ta, con cái của Ngài. Tiên tri Giô-na người từng trải sự thương xót đặc biệt của Đức Chúa Trời đã kêu gọi: “Hãy xé lòng các ngươi, và đừng xé áo các ngươi. Khá trở lại cùng Gia-vê Đức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là nhân từ và hay thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ,” Giô-na 2:13. Ông mời gọi mọi người tìm kiếm Ngài vì Ngài nhân từ và hay thương xót, chậm giận và giàu ơn, và chỉ muốn điều tốt lành cho đời sống của chúng ta. Các Danh khác cũng bày tỏ những mỹ đức của Ngài.. Như là Đức Chúa Trời là người chăn, chăm sóc, ở cùng, ban bình an, công bình và ban chiến thắng. Chúa Jêsus cũng là Đức Chúa Trời, Ngài ở cùng chúng ta, Ngài đuổi quỉ, chữa bệnh, Ngài là người chăn hiền lành, là Cha đời đời, là Chúa bình an. Nếu biết được và kinh nghiệm được ý nghĩa Danh Ngài như thế thì làm sao mà người ta không ca tụng? Biết bao người đã từng trải được tình thương của Chúa cũng đang ca ngợi Ngài. Trong cuộc đời này, mọi việc nhanh chóng đổi thay như thời tiết trên đỉnh núi, nên người ta thường hay than thở và cho rằng đời là bể khổ. Quả thật, khi ngẫm nghĩ vể cuộc đời, có ai mà không thấm thía:

“Chuyện dĩ vãng buồn sa nước mắt, Chuyện tương lai lạnh toát mồ hôi.”

Cứ nhớ chuyện dĩ vãng, vui ít buồn nhiều, rồi lo lắng chuyện tương lai không biết ngày mai ra sao, các dự tính làm ăn, sinh sống không biết sẽ thế nào trong năm mới... và rồi lắm khi những lo lắng, ưu tư và sợ hãi đã làm cho con người lãng quên

Page 8: Niem Tin 83

8

hay là không dám tận hưởng niềm vui và sự sống trong hiện tại. Trong cuộc sống đời này chúng ta đang cần nhất điều gì? Sự giàu có, danh lợi, quyền lực, bình an, hạnh phúc, hay sự chở che, an ủi và cứu giúp? Tác giả Thi thiên đã chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân mình: “Ngài là nơi nương náu thân tôi! Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình; Ngài cũng là cái khiên tôi, sừng cứu rỗi tôi, và là nơi náu ẩn cao của tôi.” Trong cơn bão lớn, chim muông tìm hốc đá ẩn mình, tàu bè tìm vào các vịnh để tránh bão. Trong gió bão của cuộc đời, đâu là nơi trú ẩn? Trong lúc khổ đau, đâu là nguồn an ủi? Nếu mình không tin cậy là có người nào đó có quyền cứu giúp mình, thì trong lúc ấy biết cậy nhờ ai? Có ai đã hứa là sẽ ở bên cạnh mình, thêm sức và che chở cho mình và gia đình trong những lúc ấy không? Chẳng những hứa cứu giúp khỏi khó khăn hoạn nạn, an ủi thêm sức trong đời này, Ngài còn hứa ban sự cứu rỗi và che chở khỏi sự chết đời đời. Chết là chuyện thường tình vì mọi người đều phải chết! Nhưng nếu mà chết là hết thì cuộc đời này đau đớn và vô nghĩa lắm! Những bất công oan uổng, khổ đau vô lý không có câu trả lời hợp lý, hợp tình! Vua Đa-vít, vị vua lừng danh của người Do thái, từng khốn khổ, gặp nguy hiểm khi gần chết đã kêu cầu Chúa và ông đã kể lại: “Dây Âm phủ đã vấn lấy tôi, lưới sự chết hãm bắt tôi. Trong cơn gian truân tôi cầu khẩn Đức Gia-vê, Tôi kêu cầu Đức Chúa Trời của tôi: Tại đền Ngài, Ngài nghe tiếng tôi, Và tiếng kêu cầu của tôi thấu đến tai Ngài.” Thi 18:5-6. Hội thánh ca tụng Chúa chẳng những vì Ngài là nơi nương náu trong cuộc đời đầy khó khăn và đau khổ này, nhưng cũng ca tụng Ngài vì Ngài đã hứa ban sự cứu rỗi, và cứu khỏi sự chết đời đời.

Page 9: Niem Tin 83

9

Thi thiên 117:1 đã kêu gọi: “Hỡi các nước, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va; Hỡi các dân, khá ca tụng Ngài! ” Sách Phục truyền 32:43 kêu gọi rõ hơn: “Hỡi các nước! hãy vui mừng với dân Ngài.” Ngày hôm nay trong mùa xuân Ất Mùi này, trong ngày vui đón xuân, ông bà anh chị em thân hữu cũng được mời gọi hãy đồng vui cùng dân Chúa, cùng vui với chúng tôi ca tụng danh Ngài. Cựu tổng thống Bill Clinton đã nói một câu rất là ý nghĩa: Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng những gì chúng ta có thể thay đổi đó là tương lai (We cannot change the past. But what we can change is the future). Bill Gates nổi tiếng với công ty Microsoft, là một trong những người giàu nhất thế giới và cũng là người đã dùng nhiều tiền bạc của mình làm công việc từ thiện, cứu giúp nhiều người khác cũng đã từng nói: Nếu bạn chào đời trong sự nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn, nhưng nếu bạn chết trong nghèo khổ thì đó là lỗi của bạn. Chúng ta có thể chọn lựa, quyết định để thay đổi cuộc đời, hãy thay đổi tương lai mình, bằng cách đặt tương lai ấy vào trong tay Chúa. Đời sống của chúng ta sẽ được an ủi trong cuộc sống trần gian này, và tương lai đời đời của chúng ta cũng sẽ tràn ngập niềm vui nếu chúng ta có thể ca tụng Gia-vê Đức Chúa Trời trong đời sống của mình. Hãy đến với Ngài, và hãy nhận tình yêu của Ngài để cuộc đời mình có thể hát ca. Kính chúc quí vị và gia đình năm mới Ất Mùi được khỏe mạnh, bình an, và tràn đầy phước hạnh từ nơi Đức Chúa Trời toàn năng, yêu thương và chăm sóc. Xuân Ất Mùi 2015. Mục sư Vũ ngọc Văn

Page 10: Niem Tin 83

10

MỪNG NĂM MỚI

CẢM TẠ CHÚA CHO MÙA XUÂN LẠI ĐẾN,

CHO ĐẤT TRỜI RỰC RỠ MUÔN HOA.

CHO CHÚNG CON ĐƯỢC TỤNG MỸ DANH CHA,

ĐẤNG SÁNG THẾ ĐÃ TẠO NÊN VŨ TRỤ.

NGÀY ĐẦU XUÂN CHÚNG CON ĐÔNG ĐỦ,

HỌP MẶT ĐÂY, MỪNG NĂM MỚI MÙA XUÂN.

LÒNG CHÚNG CON, ÔI KHAO KHÁT THIÊN ÂN

TRÀN ĐẦY KHẮP MUÔN GIÀ, MUÔN TRẺ.

XIN CHÚA CHO KHẮP NĂM CHÂU BỐN BỂ,

CHÚNG CON CÙNG HIỆP MỘT Ở TRONG CHA.

NGÀY CHÚA ĐẾN CHẮC HẲN SẼ KHÔNG XA,

KHI ẤY MỚI LÀ MÙA XUÂN ĐẸP NHẤT.

KHI ẤY SẼ CHẲNG CÒN AI HƯ MẤT,

VÌ MÙA XUÂN VĨNH CỬU THẮNG HƯ KHÔNG.

CHÚNG CON NAY XIN DÂNG CẢ TẤM LÒNG,

CẢM TẠ CHÚA VỀ MÙA XUÂN THIÊN PHƯỚC.

MS. NGUYỄN GIA PHÁI

Page 11: Niem Tin 83

11

M�i m�t mùa xuân sang,

B� l�i là quá kh�.

Nh�ng bi�n c� cu�c � i,

Trôi theo dòng l'ch s(.

Nh)ng ký �c còn �ây,

L i Ngài h-ng nh.c nh/,

�0ng v�i quên tháng ngày,

Khi lòng con tan v3.

Hãy ghi chép vào tim,

Nh�ng th7t b�i trong � i,

Nh�ng l8n âm th8m trách,

Nh)ng Chúa ch;ng lìa xa.

C� m�i l8n Xuân qua,

�i>m v? trong quá kh�.

Dòng nh@t ký lu m ,

Nh)ng tình Ngài r�ng r/.

Page 12: Niem Tin 83

12

C� tìm v? quá kh�,

Thêm l8n kh.c vào tim,

Nh�ng tr.c tr/ mu�n phi?n,

�> t@p n�p s�ng mAi.

S�ng yêu th)Bng, giúp �/,

S�ng tin c@y, vâng l i,

s�ng th� tha, r�ng l)Cng....

DDn lòng �ón Chúa xuân

HUỲNH NHƯ

Page 13: Niem Tin 83

13

Tìm kiếm Phước, Lộc, Thọ Ba chữ “ Phước, Lộc, Thọ” rất quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Tại thành phố Westminster, Tiểu Bang California có một trung tâm thương mại mang tên “Phước Lộc Thọ”. Ai đến thành phố này cũng hay thăm viếng cho biết và nhân tiện mua sắm những món quà kỷ niệm, hoặc thưởng thức những món ăn thuần túy của người Việt Nam. Trước trung tâm này có để ba pho tượng của ba ông Phước, Lộc và Thọ. Các pho tượng có kích thước ngang ngửa với con người thật. Được biết, người ta đặt ba pho tượng đó ở nơi cửa chính để tạo sự chú ý của mọi người. Vì hình ảnh này mang biểu tượng của “phước hạnh”, “tài lộc” và “trường thọ” dành cho những ai tin điều đó.

Cổng trước khu Phước Lộc Thọ

Mua bán các pho tượng: Không riêng gì trung tâm thương mại này, nhiều nơi khác cũng có những trung tâm mang giống tên, và đặt ba pho tượng tương tự. Một số tư gia của người Việt Nam hay Á đông cũng chưng tượng Phước Lộc Thọ nữa. Các pho tượng lớn hay nhỏ tùy theo túi tiền của gia chủ. Mà ba ông này là ai, quyền năng thế nào thì con người còn mơ hồ lắm !

Page 14: Niem Tin 83

14

Hầu hết ai muốn có tượng để chưng bày trong nhà hay cơ sở thương mại của họ thì phải mua từ các cửa hàng tạp hóa, chứ không phải miễn phí. Vào mùa Tết, tượng ba ông, loại kích thước lớn, được một số cơ sở thương mại để đầy ngoài sân. Điều “phũ phàng” là ba ông phải chịu cảnh mưa gió, bão bùng, hoặc bụi bám nhện giăng… chờ chủ nhân bán hạ giá (on sales) cho khách hàng mang về chưng hay thờ. Tôi thấy trên Internet có những quảng cáo bằng tiếng Việt mà người ta cho là “cực sốc”. Quảng cáo ấy như sau: “Khuyến mãi cực sock sale 30% – 40% cho tất cả tượng… Phúc-Lộc-Thọ, Thần Tài- Thổ Địa”. Ngay cả Đức Phật mà còn khẳng định rằng Ngài không thể ban phước hay giáng họa, Ngài chỉ có thể chỉ đường cho chúng sanh tu… Vậy mà không ít người mua mấy pho tượng nêu trên mang về đặt trong nhà khấn vái để xin “phước- lộc-thọ”, thật là khó hiểu. Có một vài tài liệu cho rằng, người dân xứ Tàu cộng có cách chưng bày tượng Phước-Lộc-Thọ với đủ kích thước và chất liệu khác nhau. Gia đình giàu có thường đặt những pho tượng Phúc, Lộc, Thọ rất lớn ở tiền sảnh. Gia đình trung lưu dùng tượng bằng gốm sứ, sơn màu sáng và đẹp, hoặc làm bằng vật liệu quý như ngà voi, vàng, với mong muốn cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn… Đọc tới đây chắc quý độc giả cũng sẽ đồng ý với tôi rằng: Giới nghèo khổ, tiền bạc không có, phải chạy từng lon gạo mỗi ngày mà nếu phải mua hay tạo thêm ba pho tượng của Phước- Lộc-Thọ cho gia đình mình, thì chắc chắn phải nghèo thêm. Con người yếu đuối bất toàn là như vậy đó, họ không chỉ mong đợi “phước, lộc và thọ”, nhưng họ cũng mê tín, dị đoan nhiều thứ lắm. Chính sự mê tín và dị đoan đã khiến con người thiếu sự khôn ngoan đáng lẽ họ phải có từ Đấng Tạo Hóa. Đạo của nhiều người Việt Nam là đạo thờ Trời, hiếu kính Cha Mẹ,

Page 15: Niem Tin 83

15

Ông Bà, Tổ Tiên, (chứ đạo hay văn hoá của nhiều người Việt Nam không phải những loại mê tín, dị đoan do kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc của dân tộc Việt Nam mang vào để áp đặt trong suốt ngàn năm họ đô hộ người Việt, và cố tạo sự ngu muội cho dân tộc chúng ta). Ý nghĩa của pho tượng Phước, Lộc, Thọ, hoặc ba chữ Phước, Lộc, Thọ: Đây là ba chữ Hán rồi trở thành quốc ngữ. Ba chữ này được tóm gọn ước mơ của con người, và nó thường thấy xuất hiện trên một số thiệp chúc Tết, hoặc lịch Tết. Người ta cũng đúc tượng hay tạc tượng ba ông Phước, Lộc và Thọ để mong được giống như ba ông. Tượng ông Phúc (Phước): Thời xưa, lúc chưa có cơ giới thì con người phải làm việc bằng sức người, cho nên gia đình nào có nhiều con là có phước. Dù họ có thể sử dụng trâu bò để thay người kéo cày, thì cũng phải có con người điều khiển và hình ông Phúc bế đứa bé là tượng trưng cho sự đông con. Tượng ông Lộc: Ông Lộc tượng trưng cho quyền lợi. Nói đến quyền lợi thì phải có cái lộc. Muốn có lợi và lộc thì thường phải làm quan, bởi quyền có cao thì lộc mới trọng. Do đó hình hay biểu tượng ông Lộc có cái mão cánh chuồn, cùng với trang phục sẵn sàng để chầu vua trong Triều Đình. Tượng ông Thọ: Thọ là biểu tượng của sự sống lâu. Hình ông Thọ tay cầm gậy, tay kia cầm trái đào, trán hói, người thấp, ông ăn đào tiên để sống lâu trăm tuổi. Biểu tượng Phước Lộc Thọ đối với một số người cho là điều tích cực, tốt lành, may mắn…là ước mơ của con người. Nhắc đến điều này khiến tôi nhớ đến anh chị em của tôi hơn mười

Page 16: Niem Tin 83

16

năm trước, lúc họ còn ở Việt Nam, họ gửi hình cho chúng tôi xem cho đỡ nhớ thương sau bao năm xa cách. Chúng tôi thấy trong nhà của họ cũng có các pho tượng Phước Lộc Thọ, và nhiều trang thờ “ông thần tài”, “ông địa”, “ông tà” và “ông táo” v.v… Nhưng thật đáng thương, bởi cho dù họ cũng có ba ông Phước, Lộc Thọ hay “Thần Tài” trong nhà,.anh em chúng tôi tại hải ngoại phải thường xuyên gửi tiền về trợ giúp cho anh chị em còn kẹt lại quê nhà có thể vượt qua cảnh nghèo đói.

Đó là chuyện Phước-Lộc-Thọ của thế gian, còn trong lẽ đạo của Chúa thì sao? Với những ai chưa từng đọc Thánh Kinh nên không biết Chúa phán dạy điều gì, thì không nói làm chi. Riêng con dân Chúa hay những ai đang tìm hiểu về sự cứu rỗi của Chúa, xin đừng biến Thiên Chúa thành một loại “thần tài” hay “lang băm” của thế gian. Đừng xác định phước hạnh của Chúa qua phương cách đo lường về vật chất đời này; và cũng đừng tìm kiếm Nước Trời bằng các loại chữa bệnh theo kiểu, “đụng té”, hay “xô ngã” của mấy ông bà “trời con” cho người bệnh được “lập tức hết bệnh” gọi là “phép lạ”, nhưng rồi sau đó lại phải đem chôn, còn linh hồn của người bệnh thì không được giải thích rõ là sẽ về đâu? Thật sự thì Thánh Kinh có hé mở cho con người thấy rõ đường lối mà Ngài muốn con người tìm kiếm. Không phải lợi lộc của trần gian, mà là sự bình an vĩnh cửu của Nước Trời: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Ðức Chúa Trời và sự công

Page 17: Niem Tin 83

17

bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” (Ma-thi-ơ 6:33). Đây là mới điều mà con người cần tìm. Nụ cười đầu năm: Nói đến chuyện kiêng cử theo kiểu mê tính, dị đoan, tôi có “nhặt được” một bài Thơ vui, xin tặng quý độc giả trước khi kết luận. Bài Thơ vui có tiêu đề:

“Nụ cười đầu năm”

“Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng. Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền. Mua chuối: sợ làm ăn khó “ngóc“. Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng. Mua bom: sợ suốt năm toàn “nổ‘. Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên. Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng. Mua táo: sợ rồi… bón cả niên…. Mua dưa cũng sợ dây dưa mãi. Bánh tét sẽ bị rách cả năm. Sầu riêng càng nên không dám rớ. Măng cụt thì bị ngẹt ngõ ra. Ngoài ra cần cữ trái thanh long. Bởi vì vận số sẽ long đong. Trái tắc lại càng nên kiêng đấy. Bế tắc mọi điều xui cả năm. Bánh ít không được ăn ngày Tết. Cữ gì đây nữa hỡi người ơi!!! Xuân đến Xuân đi, ba ngày Tết.

Page 18: Niem Tin 83

18

Đỡ lo bánh trái, mừng ra phết. Thôi thì ta chưng hoa với quả. Cầu Vừa Đủ Xài khỏi lo xa!

Kết luận: Phước trong Chúa không phải là sống trong nhà lầu to lớn, chạy xe sang trọng thì mới gọi là phước, nhưng phải theo đuổi tám phước lành mà Chúa đã dạy. Tám cái phước đó ra sao, dịp khác tôi sẽ luận thêm từ Kinh Thánh. (Phúc Âm- Ma-thi-ơ 5:3-10). Tám phước này tuy “khó nuốt” thật, nhưng đó là thức ăn thuộc linh cho sự sống đời đời. Lộc trong Chúa không phải là ngoài đời thì làm quan, trong đạo thì phải làm sư, làm thầy theo kiểu ngồi trên đầu trên cổ người khác, mà là để phục vụ con người hay hầu việc Thiên Chúa, để cho dù ở vị trí nào cũng phải chu toàn vị trí đó. Thọ trong Chúa, không phải là lột da sống đời. Đời này là cõi tạm, cho nên đừng chỉ vì muốn thỏa mãn nhu cầu xác thịt mà quên mất linh hồn của mình. Thọ trong Chúa là sự sống đời đời trên Thiên Quốc. Do đó, chúng ta cần tìm kiếm “phước lộc thọ” theo tiêu chuẫn của Chúa, chứ không phải của con người yếu đuối, bất toàn trên trần gian này.

MS. Huỳnh Quốc Bình

Page 19: Niem Tin 83

19

Tết Xưa

Tết về, nhớ bánh chưng xanh, Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn gà.

Nhớ cành đào thắm đầy hoa, Nhớ giây phút đợi giao thừa nghiêm trang.

Nhớ ngũ vị, nhớ chè lam, Nhớ cây nêu, nhớ khánh vang tiếng sành.

Nhớ tam cúc đẹt: Nhớ... mình! Nhớ cân mứt lạc, nhớ khoanh giò bì...

Bắc, Nam (Quê hương)* từ buổi chia lìa.

Xuân sang mỗi độ nhớ về xa xưa. Đã tàn hơn một giấc mơ,

Ngược dòng kỷ niệm ấu thơ ngại ngùng!

(Miền Nam, xuân Đinh Dậu) Thi sĩ Bàng Bá Lân

* ghi chú của Niềm tin: tác giả di cư 1954 từ Bắc vào Nam vì chiến

tranh Quốc-Cộng, sáng tác bài thơ này nhằm Xuân Đinh Dậu với hai

từ “Bắc Nam” nhưng Niềm tin chép lại nhằm xuân Ât Mùi nên mạn

phép ghi “Quê hương” vì Việt nam thống nhất ngày 30-04-1975 với

chiến thắng của cộng sản, độc tài..., hằng triệu người ra đi tìm tự do!!!

Page 20: Niem Tin 83

20

Nầy là ngày Đức-Giê-Hô-Va làm nên, chúng tôi sẽ mừng rỡ và vui vẻ trong ngày ấy (Thi Thiên 118: 24).

Cười sao người thấy sự bình hòa Những điều Thái quá hãy tránh xa

Cười sao tình nghĩa thêm khắng khít Tránh làm trái ý, tránh Rầy Rà.

Vợ chồng hạnh phúc một mái nhà

Ý kiến bất đồng anh hét la Dịu dàng chị mỉm cười âu yếm Ấy là bí quyết dẹp phong ba.

Hãy tránh ăn không với ngồi rồi Nhàn cư vi bất thiện người ơi ! Vườn hoa ao cá đang chờ đón

Ván cờ khúc nhạc nhắn bạn chơi.

Ta xem loài kíến với loài Ong Nhìn chúng có ai tội nghiệp không ? Đoàn kết sắp hàng tìm miếng sống

Chẳng ngồi không để bịnh chất chồng.

Thu sắp tàn đâu có chồi xanh Bạn làm siêng mà việc chẳng thành

Xin chớ nản lòng và rủn chí Làm gì xin cũng lượng sức mình.

Tiếng chim gọi đàn nhắn bạn đây

Page 21: Niem Tin 83

21

Tuổi hạc hãy mau nối vòng tay Ta là chim Én mang Xuân tới

Ngày mới Chúa làm thật đẹp thay.

Chỉ vì muốn đáng chữ mày râu Xa chạy cao bay bạc mái đầu Xin đừng phí sức bay cao quá

E mỏi cánh rồi sẽ té đau !

Ai mà tìm kiếm chữ hư vinh Hãy kiếm bàn tay có dấu đinh

Của Đấng yêu thương luôn dìu dắt Con đường bác ái đến Thực vinh .

* * Chúa đã cho ta một nụ hoa

Hoa Cười lau ráo mắt lệ nhòa Hoa Cười rạng rỡ công Thượng Đế Hoa Cười luôn cầu nguyện bên Cha;

Chúa ơi ! Con đã đến tuổi già Xin ở cùng con chớ tránh xa

Chân bước mỏi rồi nương cậy Chúa Mắt lòa đầu tựa cánh tay Cha .

Thái Trịnh

Page 22: Niem Tin 83

22

Thiên Đàng và Địa Ngục Trước kia có một nhà từ thiện, một hôm nằm mộng thấy được Diêm Vương dẫn đi thăm cảnh địa ngục, nơi đó mọi người đang cãi nhau. Vốn là ở địa ngục có một cái bàn lớn, trên bàn bày một số món ăn, mỗi người cầm một cái thìa rất dài. Do thìa quá dài nên không có cách nào đưa thức ăn vào miệng, mà dùng tay thì không với được thức ăn, nên mỗi người đều hí hoáy nghĩ cách đưa thức ăn vào miệng với cái thìa dài trong tay. Nguyên nhân cãi nhau là chiếc thìa quá dài mà va chạm với nhau. Tiếp theo, ông ta lại lên thăm viếng cõi cực lạc. Thật kỳ lạ, quang cảnh nơi đây không khác gì địa ngục, cũng một chiếc bàn lớn, với các món ăn và những chiếc thìa rất dài. Điểm duy nhất khác nhau là mọi người ở đây ăn uống với nhau một cách vui vẻ. Tại sao vậy? Vì mọi người dùng chiếc thìa rất dài đó để lấy thức ăn và đưa vào miệng cho nhau, do đó, mọi người đều có thể ăn được, không ai tranh chấp hay gây khó dễ. Thiên Đàng và Địa Ngục không có gì khác biệt, nhưng nó khác nhau chỉ tại vì con người đã sống và đối xử với nhau như thế nào, chúng ta sống với nhau bằng tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau thì lúc đó chúng ta đang sống trong Thiên Đàng, còn nếu chúng ta chỉ biết nghĩ cho riêng mình, chỉ biết ganh ghét nhau , không biết giúp đỡ nhau, thì chẳng khác nào chúng ta đang sống trong địa ngục. Vậy qua câu chuyện này, chúng ta hãy bắt đầu thay đổi cách sống, để chúng ta có thể sống trong Thiên Đàng tình yêu, tuy chúng ta nghĩ mình đang chịu mất mát thiệt thòi, khi nghĩ và quan tâm cho người khác, nhưng thật ra, chúng ta đang nhận lại tất cả và còn nhiều hơn chúng ta nghĩ, khi chúng ta biết trao ban và giúp đỡ lẫn nhau. Còn khi chúng ta tích trữ cho bản thân mà không hề biết chia sẻ, thì chúng ta đang mất dần bản tính lương thiện của con người, chúng ta đang mai một dần trong sự ích kỷ, và hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với chúng ta.

Sưu Tầm

Page 23: Niem Tin 83

23

BÍ MẬT CỦA HẠNH PHÚC!

Một chủ tiệm tạp hóa muốn con trai mình học được bí quyết trở thành người hạnh phúc, nên gửi cậu tìm gặp nhà thông thái danh tiếng nhất thế giới. Cậu con trai rong ruổi hơn một tháng trên lưng lạc đà, ngày đi đêm nghỉ, để rồi cuối cùng đến được ngọn núi cao trên đó có tòa lâu đài tráng lệ. Người ta nói với nó rằng nhà tiên tri sống ở trong lâu đài đó. Bước vào sảnh chính tòa lâu đài, cậu con trai ngạc nhiên vô cùng. Trái với hình dung của cậu, cảnh tượng nơi đây giống một phiên chợ : đám lái buôn tất bật kéo nhau đến rồi kéo nhau đi, những người khác tụ tập quanh những chiếc bàn ăn, họ mải nói chuyện ầm ầm, muốn nhấn chìm tiếng nhạc êm ái của một dàn nhạc nhỏ. Người được gọi là nhà thông thái đang đàm đạo với từng người có mặt trong gian sảnh, khiến cậu phải chầu chực gần nửa ngày mới được giáp mặt. Tuy

chăm chú nghe cậu giải thích lý do cậu tìm gặp ông, nhưng đáp lại, nhà thông thái nói ông không có thời giờ giải thích cho cậu hiểu bí mật của hạnh phúc. Ông mời cậu đi vòng quanh lâu đài ngắm cảnh và quay trở lại sau vài giờ nữa. Cậu trai định quay lưng đi, bỗng nhà thông thái nói tiếp: "Trong lúc đi xem tòa lâu đài, con nhớ làm một việc ta giao. Nó sẽ giúp con hiểu ra bí mật của hạnh phúc". Nói rồi, nhà thông thái trao cho cậu trai một chiếc muỗng và ông đổ vào đó một ít dầu ôliu. "Con cố đừng để hạt dầu nào rớt ra khỏi muỗng", nhà thông thái dặn. Cậu trai bắt đầu chuyến đi. Lúc nào mắt cậu cũng chăm chăm nhìn vào muỗng dầu. Độ hai giờ sau, cậu quay trở về chỗ nhà thông thái. "Sao nhanh vậy! Con có thấy những tấm thảm Ba Tư treo trong phòng ăn không? Người thợ dệt thảm giỏi nhất phải

Page 24: Niem Tin 83

24

mất mười năm mới dệt được nó. Con đã ngắm những cuốn sách da dê trong thư viện của ta chưa?", nhà thông thái hỏi. Cậu trai ngơ ngác, bối rối. Cậu thú nhận rằng do mải giữ cho muỗng dầu còn nguyên cậu đã chẳng thấy được gì. "Vậy thì con hãy đi xem ngôi nhà của ta lần nữa. Người xưa nói: Không thể tin một người nếu chưa xem nhà của người đó". Lần này, cậu trai mới thực sự để mắt tới những của quý trong lâu đài, tới phong cảnh hùng vĩ của ngọn núi. Nửa ngày sau cậu quay trở về chỗ nhà thông thái.

"Thật tuyệt vời, thưa thầy", cậu trai nói. "Thế còn chiếc muỗng dầu ta giao cho con?", nhà thông thái hỏi. Cậu trai bấy giờ mới nhớ tới chiếc muỗng. Nó trống rỗng. Lúc đó nhà thông thái mới thong thả nói: "Con đã tìm thấy bí mật của hạnh phúc rồi đó. Hạnh phúc mà con vừa có chính là được thoải mái chiêm ngưỡng những báu vật đẹp nhất thế gian mà không phải lo lắng về những giọt dầu ôliu nọ".

Sưu Tầm

Page 25: Niem Tin 83

25

Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 USD. Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác. Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày. Bạn sẽ phải làm gì ? Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên ! Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy. Tên ngân hàng là THỜI GIAN. Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây. Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt. Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản. Cũng không cho phép bạn bội chi. Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn. Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày. Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày,người bị mất chính là bạn. Không có chuyện quay lại ngày hôm qua. Không có chuyện tiêu trước cho “ngày mai”. Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.

Page 26: Niem Tin 83

26

Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó, để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !

Đồng hồ vẫn đang chạy. Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay.

Để biết được giá trị của MỘT NĂM,

- hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.

Để biết được giá trị của MỘT THÁNG,

- hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng. Để biết được giá trị của MỘT TUẦN,

- hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.

Để biết được giá trị của MỘT GIỜ,

- hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.

Để biết được giá trị của MỘT PHÚT, - hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.

Để biết được giá trị của MỘT GIÂY,

- hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.

Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY,

-hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.

Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có !

Và hãy nên quý thời gian hơn nữa bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn. Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả. Ngày hôm qua đã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.

Page 27: Niem Tin 83

27

Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG.

Trong một khóa tu nghiệp ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.” Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.

Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm:

“Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp chẳng đặng đừng khi phải họp mặt gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã tự thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ

Page 28: Niem Tin 83

28

mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.

Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”.

Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ. Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó”.

Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. "Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không bao giờ còn có cơ hội nào nữa”.

Dennis E. Mannering

Page 29: Niem Tin 83

29

Một Phật Tử Đã Tìm Thấy “Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống”

Năm 1946 sau khi tản cư về, ba tôi cáo lão từ quan. Ba tôi và ông Mai Thọ Truyền đều là tịnh độ cư sĩ (tu tại gia) lâu năm, cũng có chung ý định phát huy Phật giáo tại Nam Việt, xây một ngôi chùa. Pháp danh của ông Truyền là Chánh Trí. Ba tôi là Chánh Tịnh. Gia đình nội ngoại tôi đều theo Phật giáo nhiều đời. Về vai vế trong quan trường và tuổi tác, Ba tôi lớn hơn ông Truyền. Vì Ba tôi từ quan nên chỉ hoạt động trong bóng tối. Ông Truyền đứng tên công khai hoạt động “nổi”. Thời gian sau đó ông là Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt và Chùa Xá Lợi được đa số Phật tử vùng Sàigon, Chợ Lớn Gia Định cùng đóng góp xây lên.

Riêng Ba tôi và một số Phật tử khác xây một ngôi chùa nhỏ tại xã Đông Nhì là chùa Từ Quang để tiện việc di chuyển và để cho thầy ruột của Ba tôi, một vị cao tăng xuất gia quy y từ lúc 6 tuổi, có nơi yên tâm tịnh tu vì thầy theo phái Thiền (Trúc Lâm) và không thích ở chùa lớn náo nhiệt.

Hồi cư về thành, gia đình tôi ở phố vùng Lăng ông Bà chiểu. Đó là xóm chợ không có công viên nên tất cả trẻ con lối xóm hơn 150 đứa từ “thượng vàng đến hạ cám” đều tập trung trong khuôn viên sân cỏ và sân tennis rộng rãi quanh Lăng Ông. Trong xóm có một tên tiểu du đãng lớn hơn tôi 1 tuổi, y ta phá phách, thích chơi cha và ăn hiếp các trẻ khác, biệt hiệu y là “phá lấu” vì là con của 1 chú Hoa Kiều hiền hậu, chuyên bán “phá lấu” độ nhựt. Vì “phá lấu” ăn hiếp và tôi không nhịn y được nên tôi và y đánh lộn thường xuyên dù Ba Má tôi tuyệt đối cấm tất cả các anh chị em tôi không được ẩu đả.

Page 30: Niem Tin 83

30

Vậy mà trong vòng hơn 4 tháng, tôi và phá lấu ra chiêu hơn 6 lần tất cả. Đó là chưa kể các vụ “thượng tay hạ chân” với trẻ con khác và bạn học trong trường. Ba má tôi chủ trương “vĩ hòa vi quý”, một câu nhịn chín câu lành mà bản tánh tôi lại hung hăng, thiếu “nhân chi sơ tính bản thiện” nên hễ ẩu đả mà ba tôi biết được liền bị đòn. Tôi bị đòn “nguội” nhiều lần vì chú “phá lấu” rất nể Ba tôi, khi hay tên tiểu “phá lấu” so tài cùng tôi do trẻ con khác mách lại, trên đường đi bán, ông ghé nhà xin lỗi Ba tôi. Vì vậy, tôi nằm dài lãnh roi “nguội” đau điếng. Đánh lộn dường như là tật không từ bỏ được nên Ba Má tôi bàn nhau đem tôi vào chùa quy y tam bảo. Ngoài giờ học ở trường và giờ ăn uống ngủ nghê, ngày nào hoặc Ba hoặc Má tôi cũng dẫn tôi vào chùa để học bài, đồng thời để Thượng tọa thầy của Ba tôi giảng dạy giáo lý sơ đẳng nhà Phật, mục đích Ba tôi muốn tôi tránh xa 150 tên tiểu yêu lối xóm. Lúc quy y tôi hơn 10 tuổi. Tôi còn nhớ mãi bài học vỡ lòng, một trong nhiều giáo lý căn bản của Phật giáo là “ngũ hương dâng Phật" khi thắp hương còn gọi là dâng hương lễ Phật: Giới hương, Định hương, Giữ huệ hương, Giải thoát Giải thoát, Tri kiến hương”. Tôi khởi tập ăn chay ban đầu 2 ngày 1 tháng. Trong suốt thời gian còn đi học, tôi theo Ba Má đi chùa đều đặn. Tôi được thầy (của Ba tôi lẫn của tôi) giảng dậy về Phật giáo từ dễ đến khó. Thí dụ Chuyển mê khai ngộ, Giác mã, Giác tha, Giác hạnh viên mãn – Từ bi hỷ xả - Sắc tức thị không, Không tức thị Sắc, thế nào là Phước huệ xong tu, Tiểu thừa, Đại thừa, Luân hồi, Nam tông Bắc tông, các kinh, luật, luận, nghi lễ trong chùa, ThíchCa Mâu Ni là ai, Lục tổ Huệ Năng làm ai, Thiền là gì... ngoài ra tôi phải thuộc lòng mọi kinh kệ, chú,... để Ba tôi được yên lòng khi ông nhắm mắt. Tôi vâng lời Ba tôi đọc và học thuộc lòng nhiều bài chú mặc dù cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu rõ ý nghĩa vì những bài chú đó viết bằng tiếng Phạn cổ xưa. Lúc mới tập tểnh vào chùa vì tuổi nhỏ, mất tự do, bị bó

Page 31: Niem Tin 83

31

buộc bởi nghiêm đường, lại bị ăn chay, tập ngồi bán già, rồi kiết già, tê chân thật khó chịu, quỳ gối hằng giờ là cả cực hình nhưng trước lạ sau quen và dần dần về lâu tôi cảm thấy thích thú. Được cha mẹ thương hơn trước, anh em ruột thịt nể vì, không còn gọi tôi biệt danh “Phá lì” (vừa phá vừa lì đòn, phá lì đối với phá lấu) như trước kia. Hơn nữa trong chùa cũng kính nể Ba tôi nên tôi được cho ăn nhiều trái cây ngon ngọt. Phần khác có thì giờ, sự êm tịnh để học bài, việc học trong trường khả quan, tiến bộ hơn. Mục đích tiên khởi của Ba Mẹ tôi đã đạt được, tách xa tôi ra khỏi đám tiểu yêu mà phản ứng cá nhân tôi rất thuận lợi. Ba Mẹ tôi đã già, có thể yên chí giao cho tôi trọng trách phụ lo vấn đề tài chánh cho chùa. Xa hơn nữa có thể thành lập đoàn thanh niên Phật tử địa phương và tôi có thể thích thú đóng góp công của vào việc dịch thuật kinh sách Phật ra tiếng Việt phổ thông. Thuở đó kinh sách ít ỏi, đa số bằng chữ Hán tiếng Phạn, nếu có bản Việt ngữ cũng rất khó hiểu vì lối văn cổ, điển tích khó khăn, pha nhiều chữ nho... Tuyệt nhiên Ba Mẹ tôi không khuyến khích tôi xuất gia vì ông bà thương con cảm biết sự khốn khổ khi khoác áo cà sa vào kiếp người. Tôi cũng hiểu đó là nhược điểm của Cha Mẹ tôi. Gia đình theo Phật mấy đời nhưng không dám hy sinh con, dứt khoác hẳn 100%. Tôi cũng cảm thông thái độ “nửa chừng xuân”, nửa đời nửa đạo của Cha Mẹ tôi vì “nghiệp” của ông bà chưa dứt, “căn” của tôi chưa tốt, “duyên” chưa tròn.

Tôi đi làm năm 23 tuổi, Thanh Tra Thương Mại cho chi nhánh Shell Nha Trang, một chức vụ thua giám đốc chi nhánh (người Pháp) nhưng việc nhàn lương hậu. Công việc nặng phần tổ chức và ngoại giao. Khách hàng của Shell Nha Trang đa số là người Hoa (đại lý trạm xăng) và người Pháp chủ các đồn điền trà, cà phê to lớn rải rác khắp vùng hai chiến thuật. Một số khách hàng VN tôi cần giao dịch là chánh quyền dân sự và quân sự khắp 10 tỉnh vùng hai. Bài

Page 32: Niem Tin 83

32

học vỡ lòng có kết quả nhất để giao tiếp thuận lợi cho công việc buôn bán với người Hoa và người Pháp, kể cả một số thương gia Việt Nam, không thể xẩy ra ở văn phòng với máy lạnh, bàn toán, máy đánh chữ, nhiều thơ ký, hàng đống giấy tờ cao đến cổ mà phải ở cao lầu, vũ trường, canh bạc ngoại giao.

Còn độc thân lương khá, muốn công việc được trôi chảy dễ dàng, tôi bắt buộc phải tập uống bia, rượu chát các loại, lần lần đến Whisky, Cognac. Phải học nhẩy Slow sao cho mùi, Valse bay bướm, Cha cha cha nhịp nhàng, thấu cáy xì phé sao cho địch vỡ mặt..học khó chơi dễ. Nghề chơi chẳng lắm công phu đâu, nhứt là khi có môi trường thuận lợi. Bạn bè học chung gặp lại tôi đã tròn xoe đôi mắt kinh ngạc . Tôi từ một tên tiểu tăng, một tên “cù lần” nhát gái mấy năm trước,nay không còn phảng phất một nét nhỏ “học trò” nào cả. Khi hết “tướng học trò”, giờ nghiễm nhiên trở thành “tướng cướp”. Nói tiếu lâm, uống Martell mỗi chiều, giờ tan sở như uống nước lả. Café, thuốc lá hàng chuỗi dính môi. Vũ trường nào ở Sàigon, Đà Lạt, Nha Trang tôi đều quen thuộc. Em “ca-ve” nào đặc biệt đấu hay, nhót giỏi, “lột xìn” (làm tiền) tài, tôi đều quen mặt. Một chút danh, một chút lợi, tứ đổ tường ... đã tách tôi ra khỏi tiếng mõ câu kinh của thời niên thiếu. Chỉ khi nào có dịp về Sàigon tôi mới ghé chùa tặng quà cho thầy để rồi lật đật ra đi, yêu cuồng sống vội, bù đắp cho hơn 10 năm vào cửa từ bi. Bạn bè đồng lớp ngày xưa mơ ước có nếp sống như tôi. Danh không to lắm, tiền không nhiều nhưng địa vị, những xa hoa bên ngoài như quần áo, xe hơi ở Việt Nam là hấp lực mạnh của phái nam để thu hút phái đẹp. Từ tập tểnh nhẩy đầm, uống rượu, thấu cáy xì phé, đốt thuốc lá... Không bao lâu sau tôi mê tất cả và hưởng thụ một cách thiện nghệ. Dầu vậy, thấm nhuần bởi giáo lý Phật giáo lâu năm trong tiềm thức sau những chiều say, nhữngđêm lả lướt với đào, với vũ nữ; những đêm khuya tố xả láng

Page 33: Niem Tin 83

33

trong canh phé nhiều cảm giác... lúc về nhà riêng, thân thể mệt mỏi rã rời, tâm tư ưu sầu, lòng ray rứt, mặc cảm tội lỗi to dần . Tôi cố niệm Phật, tìm xin sự ăn năn, quyết chí ngày mai sẽ sống cuộc sống mới đạo đức hơn, trong sạch hơn. Rồi ngày mai đến, cuộc sống vẫn ngựa quen đường cũ. Khi ánh nắng chiều vừa tắt sau giờ làm, tôi cần nhiều ly Martell để quên sầu. “Tửu” phải đi kèm với “Sắc”. Vũ nữ rất dễ gặp miễn có tiền. Bè bạn ăn nhậu thật đông, kẻ mời chào, người níu kéo... chả lẽ về nhà riêng nằm trằn trọc thui thủi. Tôi cố tâm quay về hướng thiện nhiều lần. Lần nào cũng thất bại dù đã dùng đủ phương cách mà tôi biết qua giáo lý nhà Phật, qua sách vở đã đọc. Xã hội nhiều quyến rũ, đam mê được tiền tài và phương tiện vật chất đổ thêm xăng vào lửa, cuộc đời nổi trôi vào bể trầm luân. Ăn chơi rồi về nhà ray rứt, hưởng thụ ngày mai, ngày mốt rứt ray, âu lo... muốn phá tan phiền não, muốn cởi bỏ u minh thì sức cá nhân đã chào thua. Cuộc sống bên ngoài của tôi có vẻ hào nhoáng làm cho một số bạn bè ưa thích mà bên trong tôi âu lo vì còn nhớ mãi thuyết Luân hồi. Cuộc đời vụng tu, kiếp sau đầu thai lại chắc chắn không thể thành Bồ Tát, may mắn lắm có thể thành người để còn có dịp tu. Điều chắc nhứt mà tôi biết tôi lo, sợ sệt là sẽ trở thành hoặc Súc sanh hay Ngọa quỷ Atula.

Một hôm về nghỉ phép ở Sài gòn nửa tháng, tôi quyết tâm vào tịnh nghỉ trong chùa để dễ sám hối, để mong tiếng kệ câu kinh giúp tôi vượt qua nghiệt ngã, ô trượt mà nếp sống hằng ngày trói buộc , cố gắng lắm tôi mới ở lại chùa được nửa ngày, mùi thuốc lá thích hơn mùi nhang, thịt cá đậm đà hơn tương rau, tiếng mõ, tiếng chuông không hấp dẫn bằng nhịp trống vũ trường, nước lả nhà chùa thua xa Martell dìu dịu.

Tôi thú thật cùng Ba tôi nếp sống hiện tại nơi vùng II và cầu mong Ba tôi cho biết khi đầu thai lại tôi sẽ thành gì? Ba tôi đáp ngắn gọn, vẻ mặt vừa buồn vừa giận: “Atula !” Quay

Page 34: Niem Tin 83

34

sang hỏi thầy, thầy gật gật đầu tỏ vẻ đồng ý với Ba tôi. Tôi biết Ba và thầy vô cùng đau buồn vì tôi ăn chơi. Bao nhiêu năm đầu tư điều thiện vào tôi như công dã tràng. Tôi xin lỗi hai vị, cho biết tôi đã thử nhiều lần, cầu xin Phật tổ cho tôi sống lại những ngày đạo đức của tuổi ấu thơ. Tôi thật tâm muốn trở thành Chánh quả, thật tâm muốn Chuyển mê khai ngộ... mà bao nhiêu lần đều thất bại, kể cả lần này vào chùa để xa hẳn cám dỗ. Tôi nói cùng thầy: “Bạch thầy, giáo lý thầy dậy con hơn 10 năm con đã thuộc. Con biết và công nhận giáo lý Từ bi quả thật cao siêu nhưng sao không thể thực hành. Con có học, có quyết tâm tự cứu lấy con. Giác ngã không xong, làm sao con Giác tha và khó hơn nữa Giác hạnh viên mãn được?”

Nghe xong thầy nghiêm trang dạy: “Con phải từ chức, xuất gia, vào chùa sống lại như xưa, con mới tránh được u mê cám dỗ”. Nhìn Ba tôi để tìm xem ý kiến. Ba tôi bớt giận, ôn tồn nói: “Con lớn rồi, hãy tự quyết định. Con biết đường nào lên Niết Bàn, biết phương pháp Phật dậy, biết đường nào sa địa ngục.”

“Thưa Ba và thầy, con hiểu lý thuyết khá nhiều, con là người bình thường, cố tâm sám hối mà không thực hành được. Con thử nhiều lần. Nếu từ chức, xuất thế, con phải nhập ngũ ngay. Con tụng kinh, lần chuỗi nhiều lần để quên đi cuộc sống hiện tại mà không được . Không phải ai cũng “xuất thế” được. Con biết xuất gia là điều tốt, nhưng con biết con, con không muốn sau này huyền tục để làm ô danh cửa thiền và gia đình”.

Thời gian trôi dần. Tôi vẫn ngụp lặn trong bể trầm kha, vẫn có khi ham mê danh lợi, vẫn có lúc muốn cải tà quy chánh mà rồi thể xác yếu đuối, chạy theo mãi đam mê.

Một lần nọ hay tin Ba tôi suyễn nặng, tôi về nhà thăm. Cơn

Page 35: Niem Tin 83

35

suyễn mãnh liệt, Ba tôi chỉ ngồi, không nằm được, cơn đau dằn vặt lúc thúc bách lúc lơi lơi, thuốc đã nhiều, không thuyên giảm vì vừa nhẹ suyễn Ba tôi lại thiền, sức khoẻ suy yếu lại, cơn suyễn tái phát. Đợi cho cơn suyễn tạm lắng, tôi ngần ngại hỏi: “Thưa Ba, Ba biết giáo lý Sắc tức Không, Không tức Sắc, sao Ba không áp dụng? Xem như Ba không bị đau thì Ba không còn rên”

- “Không được con à, cơn đau này là một thực hữu. Dù Ba tu hơn 40 năm nhưng Ba chưa đạt được mức có thể quên đi được thực tại thở không đươc.”

Tôi biết chắc rằng, không phải Ba tôi mà dù thầy có hơn 65 năm công đức cũng không thể áp dụng Sắc Không – Không Sắc khi con người đã được Thượng Đế gắn liền vào thể xác, vào tâm linh mình lục dục thất tình. Tôi tự an ủi tôi vì tuổi đời tuổi đạo, đạo đức cá nhân tôi thấp hơn Ba tôi, giáo lý cũng thua Ba tôi. Ba tôi thất bại thì huống gì tôi.

Một lần khác nghỉ phép về Sài gòn thăm nhà, nhân có đám giỗ, anh em chúng tôi ăn bánh hỏi, thịt quay. Ở bàn kế bên, thầy và Ba tôi ăn chay. Vì thầy và tôi thân tình trong hơn 10 năm đi chùa, tôi cắc cớ hỏi.

- “Bạch thầy, thầy xuất gia từ lúc 5, 6 tuổi, trường chay từ đó đến nay. Thầy thấy tụi con ăn thịt quay, thầy có thèm không?

- “Thành thật mà nói, có lúc thèm khi chứng kiến, có lúc không. Tùy lúc con ạ. Khi thèm thì thầy niệm Phật, đè nén để quên và sau đó thì quên. Sở dĩ phải thèm vì chứng kiến. Con mắt dễ làm sa ngã lắm con ạ.”

Tôi hỏi thêm dù biết Ba tôi bất bình:

- “Bạch thầy, chưa bao giờ thầy biết đàn bà, có bao giờ thầy ham muốn sắc dục?”

Ông suy nghĩ giây lát rồi đáp: Thuở thầy còn 50 hay trẻ hơn,

Page 36: Niem Tin 83

36

thỉnh thoảng vẫn có ham muốn nhưng thầy dễ kiểm soát, biết dập tắt nhờ thấm nhuần “lẽ đạo” về sắc dục. Bây giờ thầy già rồi (hơn 70 tuổi) không còn nữa.

Trong óc tôi sau khi nghe thầy nói, nẩy lên giáo lý “Khổ + Tập + Diệt + Đạo mà lúc đó chữ Diệt quan trọng nhứt. Tôi thấy thầy không “diệt” được những ham muốn thật bình thường, thật con người vì con người không bịnh hoạn ai chẳng thèm thịt cá; nam nữ nào chẳng có lúc thoáng thích sắc dục vì đó là điều tự nhiên khi nhựa sống còn đầy. Thầy hơn 65 năm trau dồi và truyền dậy giáo lý nhà Phật cho chúng sinh, cho những kẻ mê muội như tôi mà vẫn chưa “diệt” được thì làm sao đắc đạo? Tôi tửu sắc điều hòa, môi trường phạm giới rất dễ. Tôi biết chắc chắn 100% con người không thể lên “Niết Bàn” nhờ tâm huyết, nhờ đạo đức cá nhân, tài năng riêng biệt dù là xuất chúng, dù xuất thế chứ đừng nói chi nhập thế như tôi đang sống lẫn lộn ngoài đời.

Trở về Nha Trang đi làm, tôi suy nghiệm lại bản thân, không để bào chữa mà khi so sánh với đạo đức người khác, tôi cũng trung bình. Ăn chơi khi tuổi còn trẻ, khi có phương tiện là điều mà các bạn trẻ khác, kể cả người lớn hơn tôi vẫn làm. Tôi bị mặc cảm tội lỗi ám ảnh vì giáo lý đã thu nhận nhiều hơn là tội lỗi thật. Rượu, trà, càfe’, thuốc lá, nhẩy đầm, đánh bạc... còn trong vòng kiểm soát thật có gì quá đáng với thanh niên hiện đại.

Giáo lý Ngũ Hương nói lúc đầu và các giáo lý Sắc Không –Không Sắc, Khổ Tập Diệt Đạo đối với cá nhân tôi và có lẽ đối với tất cả chúng sinh, Vô kế khả thi, biết để biết, để làm cho phong phú kiến thức hơn là để Tri kiến hương. (Tôi xin lỗi đã dùng một số danh từ Phật giáo mà không giải thích nơi đây được vì trang giấy có hạn, sự hiểu biết vẫn còn nông cạn nhưng vị nào là Phật tử hẳn sẽ hiểu rõ hơn tôi các danh từ trong bài này).

Page 37: Niem Tin 83

37

Mấy năm sau tôi nhập ngũ vì không còn được hoãn dịch, và lập gia đình. Cuộc sống độc thân trước kia rất bay bướm, lả lướt mà cũng ray rứt. Giờ đây cuộc sống trong quân ngũ và nếp sống gia đình ngăn nắp thú thật cũng vui ít buồn nhiều, cũng lắm âu lo, ray rứt triền miên.

Khi nghe thầy bịnh nặng, tôi xin phép về để cùng Ba tôi vào viếng chùa. Thầy bịnh già nhưng lúc đó trí óc còn minh mẫn. Thăm hỏi đôi câu về bịnh tình, tôi vào đề.

- “Bạch thầy và Ba, nếu giả sử thầy và Ba tịch (chết), thầy và Ba đắc hạnh gì?”

Thầy siết bàn tay tôi thật nhẹ trong bàn tay giá lạnh nhăn nheo , thầy thì thào:

- “Thầy thật không biết”

Ba tôi tiếp:

- “Ba thành thật nói con rõ, Ba cũng không biết. Con còn

nhớ Phật Thích Ca trối gì với đệ tử A Nan Đà khi Phật sắp tịch? Cứ lấy công đức cá nhân mà đi đến đích”, Ba tôi nhắc thêm.

- “Con phải tu, cứ tu hoài hết kiếp này sang kiếp khác sẽ thành chánh quả. Phật chỉ dậy con đường, chính con phải dùng sức mình để đi đến đích”.

Tôi nhớ thêm có một lần Phật Thích Ca phán: “Ta không phải là chân lý. Ta chỉ cho các con đường nào đến chân lý. Các con theo lời chỉ dạy mà đi”.

Thầy mất ít ngày sau. Trở về quân ngũ tôi chứng kiến nhiều cảnh chết chóc, có nhiều dịp suy tư về thân phận con người, về chân lý mà tôi thật lòng muốn tìm, muốn đi vào chân lý đó. Thầy tu hơn 65 năm, Ba tôi hơn 40 năm mà khi sắp lìa đời vẫn chưa biết mình đắc hạnh gì. Thế giới bên kia ra sao.

Page 38: Niem Tin 83

38

Cứ mò mẫn đi mãi (tu mãi) để đạt tới “hư không” mà hư không đối với tôi thật còn mơ hồ. Tôi muốn tìm chân lý. Thích ca khẳng định Ngài không phải chân lý. Thích Quảng Đức tự thiêu liễu đạo được Giáo hội Phật giáo phong là Bồ Tát. Thật sự Thích Quảng Đức thành Bồ Tát hay đầu thai lại thành người? Tôi không biết, Ba tôi không biết. Thầy của Ba tôi không biết. Điều tôi biết rõ khổ tu có một ích lợi thiết thực là gia đình bớt hục hặc, xã hội bớt xấu xa tội lỗi hơn nhưng thực ra có bao nhiêu người khổ tu. Thỉnh thoảng ăn chay đi chùa là điều tốt nhưng chưa tìm hiểu kinh kệ thì chưa đủ. Tìm hiểu xong lại quá khó và không thực hành nổi và không biết sau kiếp này tức là khi suôi tay nhắm mắt, linh hồn này, thể xác này đi về đâu? Con thuyền không bến?

Tháng 2 năm 1975 tôi sang Los Angeles, California tu nghiệp. Tháng 4 năm 1975, tại L.A theo dõi tình hình VN qua TV và báo chí Mỹ, tôi đoán chắc thế nào Nam Việt Nam cũng mất. Âu lo mà không biết làm sao cứu vãn. Vận nước đã tới, tình thế chín mùi. Trong tuần lễ cuối tháng tư 75 tôi có liên lạc bằng điện tín và điện thoại về VN với mục đích thúc dục vợ con ra đi nhưng không liên lạc được. Lối 28 tháng 4 năm 75 tôi và vài người bạn rủ nhau đến thăm một ngôi chùa cách downtown L.A vài dậm để nghe ngóng tin tức VN và tìm an ủi, vì nơi đây có một đại đức VN tu học, có nhiều Phật tử VN túc trực mỗi ngày tại chùa. Đến cửa Thiền, tay chẳng bắt, mặt không mừng . Đại đức và các Phật tử VN cũng như chúng tôi đều như xác không hồn.

Tôi buồn chán, thất vọng, chia tay các bạn. Một mình bách bộ, lang thang về hướng Hollywood, đứng trên vỉa hè định băng ngang đường, tình cờ tôi gặp ông George D. trong quân phục rằn ri đang lái chiếc Jeep chậm chạp cùng hướng đi của tôi. Gặp tôi, ông và tôi đều mừng, nhận ra nhau ngay. Ở VN tôi quen ông qua bạn tôi, một chiến hữu mũ xanh, cố Trung

Page 39: Niem Tin 83

39

tá Lê hằng Minh, nguyên là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Trâu điên TQLC, em ruột Chuẩn tướng Lê Minh Đảo ở cùng xóm, học chung với tôi từ Tiểu học.

Ông George D. thắng xe Jeep cạnh tôi hỏi ngay: “Anh đang đi đâu đây? Vợ con ở đâu? Hay là chúng ta quẹo vào nhà thờ Tin Lành trước mặt nói chuyện cho tiện. Nơi đây có bảng cấm đậu xe.

Trong sân đậu xe sau nhà thờ, nhìn lại cấp bậc ông đã thăng Đại tá, đang phục vụ tại 1 trại TQLC gần L.A độ 30 dậm. Tôi chia mừng về sự thăng chức mới đây của ông, thăm hỏi về gia đình ông ta. Đồng thời tôi kể qua những thăng trầm, ba chìm bẩy nổi, chín linh đinh của tôi. Tôi không quên cho Ông biết hiện vợ con tôi đều kẹt hết ở VN mà không cách nào liên lạc được. Thật ra bên VN tôi gặp ông ta một vài lần, quen sơ chẳng có thân tình. Đại tá D chia buồn cùng tôi.

- “ Rất buồn khi hay vợ con anh kẹt lại Sàigon nhưng hoàn cảnh bây giờ tôi không biết làm cách nào giúp cho sự đoàn tụ gia đình của anh”

Tôi hết hy vọng, định bắt tay kiếu từ. Có lẽ đọc được tâm trạng của tôi. Ông nói có thể giúp tôi một cách gián tiếp. Tôi mừng ra mặt tưởng đã có chiếc phao lúc đắm tàu.

“Anh nên nghe tôi. Hãy tin Chúa tại đây, giờ này, trong hoàn cảnh hiện tại. Anh hãy thật tâm cầu nguyện Chúa Jêsus là Thượng Đế, là Chân lý. Ngài là Người duy nhất có thừa khả năng đem vợ con, anh em anh ra khỏi VN bình an “

Tôi sa sầm nét mặt. Hy vọng tiêu tan. Tưởng gì chớ bảo tin Chúa và cầu nguyện thật lòng. Tin thế nào được, tôi nói thầm, tôi là Phật tử. Nơi đây ở bãi đậu xe, không có nghi lễ tôn giáo, không có Mục sư, Linh mục, không có rửa tội. Tôi cho là ông D. nói nhảm nhưng không phản đối bằng lời. Ông khẩn thiết nói thêm:

Page 40: Niem Tin 83

40

“Anh nên quyết định nhanh chóng. Jêsus là Chân lý. Chân lý đó nhiều quyền năng, giúp anh vượt qua nhiều nghịch cảnh, cho anh sự sống và bình an kiếp này và cả trong cõi đời đời.”

Nhìn thẳng vào mắt ông D., tôi thấy ông thành thật, như 1 vị chân tu thuyết pháp vào ngày rằm hơn là một Đại tá của TQLC đánh trận khét tiếng. Hơn nữa hai chữ Chân lý được ông lập đi lập lại làm tôi xiêu lòng vì trong tâm linh tôi, tôi quyết tâm đi tìm Chân lý mà Phật Thích Ca tự thú không phải là chân lý. Lúc đó tôi không còn suy nghĩ gì đến Phật Di Đà, Thích Ca, Di Lạc hay Quan Thế Âm Bồ Tát. Dường như tôi linh cảm bên trong lòng, Đại tá D. đã giới thiệu, trao vào tâm linh tôi Chân lý dù lúc đó tôi chưa có một ý niệm cỏn con nào về Chúa Jêsus cũng như Chúa Jêsus là Chân lý.

Tôi có nhu cầu đoàn tụ. Đại tá D. cho tôi chiếc phao tâm linh. Cử chỉ của ông ta tha thiết, ân cần. Tôi cảm động. Lòng thành thật, tôi tập trung tư tưởng, hai tay chấp trước ngực như bên Phật giáo theo thói quen mấy chục năm qua, mắt chăm chú nhìn lên nóc nhà thờ, tôi nguyện cầu:

“Lạy Chúa con là người ngoại đạo,

Nhưng con tin có Chúa ở trên cao.

Xin Chúa cho vợ con đoàn tụ với con !”

Hai câu thơ trên thoát hiện trong óc mà tôi không nhớ là của ai. Tôi chỉ lập lại rồi cầu xin thêm sự đoàn tụ. Không có dấu Thánh Giá. Không có Amen. Tôi có bao giờ biết cầu nguyện theo Tin Lành đâu ! Tôi chỉ có tấm lòng và nhu cầu đoàn tụ. Giờ phút đó tôi đến với Chúa trong phút giây ngắn ngủi, thật tâm không có nghi lễ tôn giáo nào.

Trái với tôi, Đại tá D. đứng trong tư thế nghiêm chỉnh, đầu cúi xuống, mắt nhắm nghiền, thì thầm bằng tiếng Mỹ mà tôi không nghe được nhưng đoán biết ông thật tâm cầu xin cho

Page 41: Niem Tin 83

41

tôi. Cầu nguyện xong, ông mừng rỡ ra mặt. Tôi chợt nhớ 1 điều chót, thật quan trọng, thật cần thiết đối với tôi. Tôi nhờ ông giúp cho tôi dùng máy truyền tin liên lạc với toán TQLC Mỹ đang bảo vệ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sàigon để tôi nhờ anh ruột tôi, một tướng lãnh, đem vợ con tôi ra khỏi VN. Ông suy nghĩ, do dự ra mặt. Tự nhiên tôi thốt ra lời.

“ Hay là Thánh Chúa dùng ông (chỉ ông D.) để giúp tôi. Nếu đúng vậy xin ông giúp cho trót vì tôi hiểu nguyên tắc làm việc bên MỸ này, việc tư không thể xen vào việc công. Tôi thật muốn nói chuyện hoặc với anh tôi hoặc với vợ tôi ở VN. Tôi mong mỏi Chúa cho ông cho tôi 1 phép lạ nhỏ. Tôi muốn thấy quyền năng của Chân Lý ông vừa giới thiệu cho tôi.”

Tôi cảm thấy hổ thẹn vì nhờ vả quá mức. Cuối cùng Đại tá D. mời tôi lên xe chở về trại TQLC. Ông khẳng định vớt tôi:

“Đây là ngoại lệ trong đời binh nghiệp, đầu tiên và cuối cùng tôi giúp anh”.

Qua ống nói máy truyền tin vô tuyến viễn liên quân đội Hoa Kỳ, tôi liên lạc về văn phòng làm việc của anh tôi ở VN. Không ai trả lời .Tôi xin tiếp Tổng đài ở Tòa Đại sứ Mỹ tại Sàigon cho tôi nói chuyện với tư gia anh tôi trong Tổng Tham Mưu. Ở đầu dây bên kia, Trung sĩ người Nùng, quản gia của anh tôi nhận ra tiếng tôi, không mừng rỡ mà thiểu não cho biết anh tôi đã ra đi 2 đêm rồi, tất cả tài sản cho hết Trung sĩ này. Trung sĩ muốn tỏ lòng trung thành với anh tôi nên thanh minh rằng sở dĩ Trung sĩ không đi theo anh tôi vì kẹt hết vợ con ở sông Mao.

Trước khi cúp điện thoại tôi nhấn mạnh nếu có dịp gặp anh chị nào của tôi, vợ con tôi, hãy bảo phải rời khỏi VN bằng mọi giá. Nếu được thì nên sang Mỹ. Sau khi cúp điện thoại, tôi buồn rã rượi. Vợ tôi không quen biết ai. Anh tôi, người có phương tiện ra đi đã rời nhà 2 đêm rồi ! Tuyệt vọng ! Dễ dầu

Page 42: Niem Tin 83

42

có phép lạ mới đưa được vợ con tôi đoàn tụ vớt tôi. Trong khi tôi nói điện thoại, Đại tá D. ngồi cúi đầu cầu nguyện. Không khí nặng trĩu. Tôi bắt tay giã từ ông để trở về L.A. Tôi dự định sau đó sẽ đi thẳng lên Washington D C để lo thủ tục sang Pháp tạm sống với chị ruột tôi đang có cơ sở làm ăn tại Paris. Đại tá D. mừng rỡ, viết cho tôi địa chỉ, số phone sở làm của vợ ông vì vợ ông đang làm cho 1 cơ quan thiện nguyện ở Washington D C. Ông cũng nói sẽ kêu phone giới thiệu với vợ ông về hoàn cảnh của tôi. Đến Washington D C. tôi kêu phone gọi bà D. từ phòng trọ. Bà vội đến, tư cách vui vẻ, nhiều thiện cảm. Bà khuyên tôi nên ở lại Mỹ. Bà sẽ liên lạc với các trại tỵ nạn Pendleton và Fort Chaffee cũng như American Red Cross để truy tìm tin tức anh chị em và vợ con tôi sau khi cẩn thận hỏi tôi các tên tuổi và chi tiết cần thiết. Bà bảo ở quê Bà, một thành phố nhỏ của Michigan có chương trình bảo trợ người tị nạn VN đáng tin cậy. Bà có thể giới thiệu tôi lên đó vừa tị nạn vừa có thể được hưởng lương “part time” thay vì đi Pháp. Nếu đi Pháp mà vợ con đi Mỹ thì sẽ khó xử, lại nữa đời sống ở Pháp chật vật. Tôi suy nghĩ và chấp thuận đề nghị của bà D. Bà liên lạc lên Michigan, lo giấy phi cơ, tìm nhà thờ bảo trợ cho tôi và gia đình tôi sau này, nếu may mắn vợ tôi sang Mỹ. Bà không quên cho tôi 1 số sách Truyền đạo Tin Lành. Bà an ủi, khuyên tôi hãy tin Chúa, kiên tâm cầu nguyện, biết đâu Chúa sẽ cho tôi phép lạ.

Hai ngày sau tôi thật cảm động khi vừa rời phi cơ vào phòng khách Phi trường tại Michigan. Hơn 300 người Mỹ thuộc nhiều nhà thờ đến nhìn tôi với đầy thiện cảm vui vẻ. Tôi tự hỏi sao họ quá tốt vậy?! Tôi là dân nhược tiểu, 1 tên tị nạn vô danh, khác mầu da, khác tiếng nói, không cùng văn hóa, khác tôn giáo. Lần hồi tôi mới khám phá ra: họ, các tín hữu Mỹ đã nhận được tình thương của Chúa Cứu Thế Jêsus và Chúa Jêsus là Chúa của tình thương, là Chân Lý, nên họ đem Tình Thương đó chia sớt lại cho tôi. Vị Mục sư Tin

Page 43: Niem Tin 83

43

Lành người Mỹ bảo trợ cũng thăm viếng tôi luôn. Ông cho tôi thêm sách Truyền Đạo và 1 quyển Kinh Thánh. Ông tha thiết khuyên tôi hãy sớm tin Chúa và cầu nguyện. Chúa không bỏ tôi. Tôi tìm hiểu tại sao Đại tá D., bà D. và mấy người Mỹ Tin Lành, vị Mục sư này... tất cả đều nói cùng một cách, khuyên cùng một ý, có cùng một Tình Thương. Họ cứ nhấn mạnh Chúa Jêsus là chân Lý.

Những điều họ nói về Chúa tôi nghe nhiều, vào tai này ra tai kia. Nhưng mấy lúc rảnh rỗi, buồn buồn, tôi mở Kinh Thánh ra, đọc được câu Chúa Jêsus tuyên xưng mình là Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống .

À ra thế. Tín hữu Tin Lành Mỹ tốt với tôi vì họ đã thấy Chân Lý. Họ đem Chân Lý đó đến với tôi một cách chân thành, tha thiết, nồng nàn. Tôi có biết từ bi, hỉ xả, tôi chẳng thực hành được với đồng bào VN năm 54 hay sau biến cố Mậu Thân 68 dù tôi và gia đình tôi có phương tiện. Như có một hấp lực mới, tôi đọc Kinh Thánh thường hơn. Tôi bắt đầu tin Chúa là Chân Lý, Chúa là Tình Thương bao la. Tôi đi nhà thờ với ba lý do lẫn lộn: làm vui lòng nhà thờ bảo trợ, vì hiếu kỳ và sau chót muốn biết tường tận Chân Lý thật này dẫn tôi về đâu. Tôi đi nhà thờ Tin Lành nhưng vẫn còn hai thắc mắc:

a, Tôi vốn là Phật tử: Thuở nhỏ phạm thượng hay đùa cợt Danh Chúa, Chúa có chấp nhận tôi không? Tôi là kẻ tội lỗi. Chúa có tha thứ tôi không?

b, Theo Chúa, tôi phải bỏ cha mẹ, ông bà?

Lời Chúa Cứu Thế Jêsus khẳng định trong Kinh Thánh: “Chúa là Thượng Đế, Đấng Sáng Tạo, là Trời, là Tình Thương tuyệt đối, thương yêu, tha tội những ai biết Ngài và nhận Ngài làm Cứu Chúa của cá nhân mình. Ngài đoan chắc sẽ tha tội cho tôi bất kể tội lỗi nặng đến mấy, bất kể tôi thuộc đạo giáo nào, mầu da, giầu nghèo, sang hèn, thất học, hay

Page 44: Niem Tin 83

44

thông thái miễn tôi ăn năn tội và quay theo con đường Ngài.

Đến Michigan gần 1 tháng. Một hôm có chuông điện thoai reo. Anh ruột tôi, nhờ bà Đại tá D. tìm giùm đả gọi và cho biết anh đang ở Ford Chaffee với đầy đủ vợ con tôi. Tôi mừng đến rơi nước mắt. Anh kể lại khi vào Tân Sân Nhứt, phi trường bị pháo kích mãnh liệt. Phi cơ MỸ bị hư phải chờ chuyến khác. Sau 2 ngày chờ trong Tân Sân Nhứt, vì còn quên giấy tờ quan trọng ở nhà nên anh quay về lấy. Nhờ về nhà nghe được cú phone của tôi từ Mỹ, anh sang nhà vợ con tôi gần đấy bốc đi luôn vào giờ chót. Hàn huyên đôi câu, anh trao phone cho vợ tôi. Vợ tôi khóc nức nở, quả quyết với tôi: “Mẹ con em sang được Mỹ quả là phép lạ.Vợ tôi chưa biết bên Mỹ tôi đã tin Chúa, cầu nguyện và xin phép lạ nơi Chúa.

Tôi không còn nghi ngờ. Tôi biết chắc một cách sắt đá rằng Chúa đã thương xót tôi, tha sạch tội tôi, nhận tôi làm con cái Ngài. Ngài đã ban tình thương cho cá nhân và gia đình tôi. Điều tôi biết đã được Lời Ngài trong Kinh Thánh xác nhận, được vị Mục sư chỉ cho tôi đọc. Theo Chúa cũng không phải bỏ cha mẹ vì điều răn thứ năm của Chúa dậy phải hiếu kính cha mẹ.

Hai điều thắc mắc lớn của tôi được giải tỏa. Phật dậy phải tự lực cánh sinh để lên Niết Bàn. Tôi liên tưởng đến một người VN muốn vượt biên sang Mỹ phải băng ngang Thái Bình Dương. Theo lý thuyết nhà Phật, ví dụ tôi biết lội, mỗi ngày lội 10 km, chắc chắn vài chục năm, vài kiếp, thế nào cũng qua Mỹ được. Thực tế cuộc đời cho tôi kinh nghiệm con người vốn yếu đuối, trên thực tế chưa có ai lội băng ngang đại dương được dù có người dậy rành mạch phương pháp, chỉ rõ đường hướng. Ngoài khơi có bao nhiêu bão táp phong ba, kình ngư, cá mập mà sức con người không thể nào vượt qua khỏi. Con đường từ quả đất lên Niết Bàn xa hơn, khó hơn triệu tỉ lần con đường vượt Đại dương từ VN sang Mỹ.

Page 45: Niem Tin 83

45

Lội ngang Thái Bình Dương bằng sức cá nhân không nổi thì con đường tự đi lên Niết Bàn đối với tôi quả là vô vọng. Cuộc đời tôi, kinh nghiệm của Ba tôi, thầy chúng tôi đã mở mắt cho chúng tôi thấy rõ sự bất lực của con người trong vấn đề tự giải thoát cho mình.

Tôi xin mạn phép mượn hình ảnh sau để diễn tả cho dễ thấy:

Chúa Jêsus là chiếc tầu thật vững, thật an toàn, thật mạnh, còn nhiều chỗ trống. Ai muốn băng Đại Dương đi tìm tự do, Chúa mời lên tàu. Chúa sẽ ân cần chăm sóc, đưa bất cứ ai thật tâm đến với Ngài đến bến bờ một cách bình yên. Nói cách khác, con đường từ trái đất lên Thiên Đàng dù khó, dù xa thì chỉ có Cứu Chúa là người duy nhất, người có đầy đủ quyền năng, thi ơn bồng ẵm mình lên đó như Cha Từ Ái thương đứa con nhỏ bé, bất lực, bất toàn của mình.

Chúa biết sức con người yếu đuối mà đường đi thật khó vì ngăn sông cách núi, vì lòng người ngại núi e sông: tội lỗi, cám dỗ đè bẹp con người vào vực thẳm nên Chúa ban ơn Cứu Rỗi cho nhân loại.

Một vài bạn đứng tuổi, thân tình hỏi thật khi biết tôi tin Chúa, một điều khó tin nhưng có thật:

“Anh tin Chúa vào tuổi tứ tuần, anh có thấy ánh sáng nào le lói ở cuối đường hầm (cuối cuột đời) không?

Xin thật lòng đáp:

“Sắp tứ tuần... với những lên voi xuống chó, những kinh nghiệm buồn vui. Ánh sáng không le lói mà sáng choang, không ở cuối đường hầm hay khi nhắm mắt xuôi tay mà ngay trong hiện tại lẫn cuộc sống đời đời.”

Khi viết những dòng này, tôi tròn 50 tuổi. Kinh nghiệm theo Chúa 11 năm qua đem đến sự bình an vui thỏa trong tâm hồn dù bây giờ cuộc sống gia đình tôi chật vật hơn lúc ở VN,

Page 46: Niem Tin 83

46

nhưng gia đình êm ấm hơn khi mới cưới nhau vì vợ con tôi đều tin Chúa, cùng một chí hướng, cùng nhận được một Tình Thương Thiên Thượng chan hòa. Các tật xấu tôi có lúc trước như cờ bạc, rượu chè, dù không cố gắng nhưng như có cảmột sức mạnh trong tôi đã giúp tôi rời bỏ được những tật xấu đó. Tôi đã từng uống nửa chai Martel mỗi buổi chiều khi còn ở VN, vợ tôi đã từng khóc lóc hết nước mắt năn nỉ tôi bỏ rượu, nhưng tôi đã từng nói: “Anh bỏ em chứ không bỏ rượu được!” Vậy mà khi tin Chúa mới đầu hôm sớm mai tôi đã bỏ được rượu. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những người tin Chúa đều hoàn toàn trong sạch vì hiện tại tôi cũng còn phạm nhiều tội nhưng khi tôi cầu nguyện ăn năn Chúa đã tha thứ cho tôi và giúp tôi sửa đổi.

Tôi xin tất cả các bạn hãy mạnh dạn đến với Chúa Jêsus dù bạn là cư sĩ, đã xuất gia hay chỉ thỉnh thoảng đi chùa. Dù bạn ở bất cứ tôn giáo nào nếu muốn tìm Chân Lý, tìm sự giải thoát trọn vẹn hay giác hạnh viên mãn, xin hãy nhận chúa Jêsus làm cứu Chúa. Chúa sẽ nhận bạn ngay, bao bọc bạn trong cánh tay toàn năng, cánh tay yêu thương của Ngài hôm nay và mãi mãi về sau.

Cao Lưu Ca

2 Vì Ngài phán rằng: Ta đã nhậm lời ngươi trong thì thuận tiện, Ta đã phù hộ ngươi trong ngày cứu rỗi. Kìa, hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu

rỗi! II Côrinhtô 6:2

Page 47: Niem Tin 83

47

Già Hóa Lú?

Con cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu là bổn phận mà cũng là truyền thống tốt đẹp của dân ta. Tuy vậy chúng ta cũng thường nghe nhiều câu than thở, như:“Bà già tôi hồi này lẫn nặng rồi, đâu có dám để cụ ở nhà một mình nữa được!”, hay là: “Ông cụ già rồi đâm đốc chứng! ” Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao. Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng

ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu không chữa được bệnh thì ít ra cũng làm cho bệnh chậm lại.

Người già lú lẫn như thế nào? Để đâu quên đó: Để chùm chìa khóa nhà đâu đó rồi quên lú đi, thì cũng là thường. Nhưng người bị bệnh lú, có khi cất chìa khóa vào ngăn kéo đựng vớ, hay là bỏ kính đeo mắt vào tủ lạnh rồi đi tìm trong hộp đựng giầy, mà vẫn cho là tự nhiên như không! Đã vậy lại còn nổi quạu nếu con cháu nó có nhắc nhở, giống như bị chạm tự ái “Thì tao vẫn biết, việc gì phải nói?”. Quên thời gian, không gian, quên cả người quen: Thường

Page 48: Niem Tin 83

48

ta cũng nhiều khi quên không nhớ hôm nay là thứ mấy, có khi quên không biết là tháng mấy. Nhưng người bị bệnh thì không nhớ luôn cả năm nay là năm 1999, ở trong nhà mình mà không biết mình đang ở đâu. Người bình thường, có khi gặp bạn cũ, người ta nhận ra mình, mà mình không thể nào nhớ ra bạn được. Người bệnh lú thì nặng hơn nhiều. Ôm chầm lấy một người bà con xa rồi hỏi: “Ông có phải bố tôi không?”, hay là nhìn chăm chăm vào mặt bà vợ mà nói: “Tôi không quen bà này!”. Tật cầm nhầm: Vào tiệm mua thứ này thứ khác rồi lừng lững đi ra không trả tiền. Con cháu nó để dành đồng quarter để đi giặt đồ, thì cứ lén đem cất giấu đi, rồi quên tịt không biết là để ở đâu. Nói năng lung tung: Đối thoại khó khăn, vì nhiều khi nói nửa chừng rồi bí. Hoặc là giao tế lộn xộn. Mời người ta uống nước, người ta đã cầm tách nước trên tay đang uống, lại đến bên đon đã hỏi:“Bác uống

nước không?” Hay là hỏi thăm người bạn: “Các cháu có khỏe không?” Người ta vừa trả lời được vài phút, lại lập lại y hệt câu hỏi trước. Tật lục lọi: Người bị bệnh lú lẫn nhiều khi kiếm cớ tìm kiếm vật gì rồi lục lọi lung tung ngăn bàn ngăn tủ, làm mọi thứ bừa bãi. Lục lọi đồ của mình chưa đủ, có khi lục lọi cả đồ của người khác nữa. Ăn mặc lộn xộn: Áo sơ mi có khi mặc ngược, hay là mặc áo may ô ra ngoài sơ mi. Có khi ở truồng tồng ngồng ngồi giữa phòng khách. Cũng có người thủ dâm ngay trước mặt người khác. Nhưng thường thì người mắc bệnh lú lẫn không có hành vi nào nguy hiểm cho xã hội.

Page 49: Niem Tin 83

49

Đi lang thang: Một bà cụ tự nhiên bỏ một bộ quần áo trong túi xách rồi cứ thế ra cửa từ từ đi khỏi nhà. Con cháu tìm hết hơi mấy khúc đường mới gặp. Cụ tỉnh như không, nói là cụ đi về quê. Có người đi từ phòng ngủ vào phòng tắm, rồi quên phứt không biết mình đang ở đâu, cứ đi loanh quanh tìm đường về giường ngủ. Nhất là khi dọn nhà mới, người bệnh dễ bị lạc hướng ngay trong nhà. Đầu óc mụ đi, hai với hai là bốn cũng không biết:Mất khả năng suy nghĩ trừu tượng. Người có học đàng hoàng, mà làm tính cộng, tính trừ đơn giản cũng không xong. Người bị lú lẫn thay tính đổi nết: Cũng vì bị quên lú, mà người bệnh cảm thấy mình sống lạc lõng ở một thế giới xa lạ; người lạ, nơi chốn lạ, những câu đối thoại cũng không hiểu nổi. Vì vậy sinh ra những thay đổi tính nết như sau: Lo âu: Đã lo âu, mà lại lo vô căn cứ, không hiểu tại sao

mình lo âu, chỉ có cảm tưởng như mọi sự bỗng rối bét, mà mình thì lúng túng vô phương giải quyết. Bứt rứt bực bội: Mình lúng túng không làm gì được, mà có ai cất nhắc giúp đỡ, thì lại khó chịu bực bội, có khi ném đồ ném đạc, hay là quát tháo người khác. Phiền muộn chán đời: Không thiết tha cái gì cả, dù là ăn uống ngủ nghê, có khi ngủ li bì. Có người biết mình bị bệnh có người không, nhưng thường uống thuốc phiền muộn (antidepressant) thì bớt. Đa nghi vô lý: Nhìn đồ ăn không ăn, vì nghi có người đánh thuốc độc. Thấy bà vợ,

Page 50: Niem Tin 83

50

lại tưởng người lạ, rồi nghi là người ta vào nhà mình trộm cướp. Nghe còi xe chữa lửa, tưởng cảnh sát tới bắt. Tiếng người nói nghe không rõ, thì cho là người ta đang xầm xì nói xấu mình. Mất tính tự lập: Theo đeo người thân từng bước, và muốn có người ở bên săn sóc. Ngược lại, có người chỉ thích ngồi buồn bã một mình, vì thấy chung quanh quá xa lạ. Bệnh lú ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì hay quên, hay vì những thay đổi tính nết như trên, mà sức khỏe có thể bị ảnh hưởng. Ngồi lâu quá ở một vị thế sinh trầy da thành loét da khó lành. Khát nước không nhớ uống nước sẽ bị thiếu nước nguy hiểm như người say nắng. Ngoài ra, còn có thể bị táo bón, tiêu chảy, sưng phổi trầy da, có khi gãy xương vì vấp ngã. Tất cả đều là do cái vô ý vô tứ của ngươi bị bệnh lú lẫn. Ngoài ra còn nhiều người bị tiêu tiểu bừa bãi không giữ gìn được.

Khám bệnh đều đều làm gì? Tuy rằng chứng lú lẫn thực sự thì không chữa được, nhưng cái lợi của việc đi khám bệnh là tìm ra những bệnh khác trong người, sinh lú lẫn, mà những bệnh khác này thì lại trị được. Những bệnh có thể sinh một số tình trạng giống như lú lẫn, thí dụ như: bệnh bướu cổ thyroid, bệnh nhiễm trùng, chất điện giải xáo trộn, thiếu sinh tố, bị thuốc làm độc, hay là bệnh phiền muộn. Thường thì Bác sĩ sẽ hỏi về các chứng của người bệnh, thuốc men đang dùng, hỏi về gia đình giòng họ, khám tổng quát, chú ý nhiều đến cao máu, và tiểu đường. Sau đó sẽ thử máu và có thể chụp hình cắt lớp (CT) hay là cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ

Page 51: Niem Tin 83

51

trường hợp bướu trong óc. Nếu không phải là những bệnh hay là nguyên do nào sinh lú lẫn trong nhất thời, thì bấy giờ mới coi là bị bệnh lú lẫn thực sự. Nguyên nhân của bệnh lú lẫn (thực sự) Nguyên nhân thứ nhứt: Phần lớn người già bị bệnh lú lẫn là do bệnh Alzheimer. Có một ít trường hợp Alzheimer có di truyền trong gia đình, nhưng phần đông thì không. Nguyên do tại sao bị Alzheimer, thì cũng chưa biết rõ. Mổ tử thi thì thấy có thoái hóa não, và xét nghiệm kính hiển vi thì thấy có hai thứ mô đặc biệt trong óc, một ở bên trong sợi dây thần kinh, một ở bên ngoài. Tuy vậy cũng đã

có trường hợp người minh mẫn bình thường mà cũng có hai thứ đó. Nguyên nhân thứ nhì: là do bị tai biến mạch máu não (stroke, trúng gió) do cao máu, sinh nhiều đốm nhỏ của óc bị hư, gọi là multi-infarct dementia (infarct là chỉ cái đốm não bị hư) Người đánh “bốc”, bị đập mạnh vào đầu nhiều, cũng có thể bị bệnh lú. Bệnh AIDS cũng làm hư óc, và sinh lú được. Hồi gần đây, báo chí có nói tới bệnh “bò điên” ở bên Anh. Có một bệnh tương tự như vậy, tên là bệnh Creutzfeld-Jacobs là một bệnh nhiễm trùng óc, cũng sinh lú lẫn trước khi chết. Cuộc đời về chiều

Page 52: Niem Tin 83

52

Từ khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú, thì độ một hai năm. Khoảng thời gian chừng ba, bốn năm sau đó thì người nhà còn săn sóc được. Đến khi nặng quá, con cháu không cưu mang nổi phải đưa vào nhà dưỡng lão, thì thường kéo dài thêm được

vài năm nữa. Thời gian hoàng hôn của cuộc đời này, người bệnh đáng được săn sóc chu đáo với tất cả tình thương, tuy là săn sóc người bị bệnh lú là cả một nhiệm vụ khó khăn và nặng nề. Bác sĩ Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D. Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn

25 Bấy giờ ta sẽ kết với chiên ta một giao ước hòa bình. Ta sẽ làm cho những thú dữ trong đất dứt đi, đặng dân ta có thể ở yên ổn trong đồng vắng và ngủ trong rừng. 26 Ta sẽ làm cho chúng nó với các miền chung quanh đồi ta nên nguồn phước. Ta sẽ khiến mưa sa nơi mùa thuận tiện, ấy sẽ là cơn mưa của phước lành. 27 Cây ngoài đồng sẽ ra trái, và đất sẽ sanh hoa lợi. Chúng nó sẽ ở yên trong đất mình, và sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va, khi ta đã bẻ gãy những đòn của ách chúng nó, và đã giải cứu chúng nó ra khỏi tay những kẻ bắt chúng nó phục dịch. 28 Chúng nó sẽ chẳng làm mồi của các dân ngoại nữa; những loài thú của đất sẽ chẳng nuốt chúng nó nữa; chúng nó sẽ ở yên ổn, chẳng ai làm cho sợ hãi. 29 Ta sẽ sắm vườn có danh tiếng cho chúng nó, chúng nó sẽ không chết đói trong đất mình nữa, và cũng không còn chịu sự hổ nhuốc của các nước nữa. 30 Chúng nó sẽ biết ta, Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chúng nó, ở cùng chúng nó, và biết nhà Y-sơ-ra-ên chúng nó là dân ta, Chúa Giê-hô-va phán vậy. 31 Bay là chiên của ta, là chiên của đồng cỏ ta; bay là loài người và ta là Đức Chúa Trời bay, Chúa Giê-hô-va phán vậy.

Ê-xê-chi-ên 34: 25-31

Page 53: Niem Tin 83

53

Dám sống

trên bờ vực

Tác giả: Loren Cunningham & Janice Rogers Nguyên bản: Daring to Live on the Edge. Nhà xuất bản: YWAM Publishing, 1992. Việt ngữ : www.nguonhyvong.org, June 2012 Sưu tầm: MAI ĐÀO (với sự cộng tác của Mục sư PHAN NHƯ NGỌC) - June 2012

Chương XI: NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CẤP DƯỠNG MẮT KHÔNG THẤY ĐƯỢC.

Có lẽ ngăn trở lớn lao nhất khiến người ta cân nhắc khi dấn thân vào chức vụ truyền giáo là vấn đề tiền bạc. Làm sao bạn biết rằng tiền sẽ có khi bạn cần đến nó? Còn việc cấp dưỡng cho gia đình thì sao? Liệu bạn có chăm lo được những công việc như cho con vào đại học ? Nhiều Cơ Đốc nhân dùng cụm từ "nhà truyền giáo sống bằng đức tin" là câu nói tự nó đã

mang tính đe dọa. Có lẽ bạn tự hỏi "Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi không có đủ đức tin để làm một nhà truyền giáo?" Trước hết, phải biết rõ rằng nếu Chúa đang kêu gọi bạn vào chức vụ trọn thì giờ, Ngài biết tất cả nhu cầu của bạn. Ngài biết rõ bạn có bao nhiêu đứa con (hoặc phải có bao nhiêu đứa). Ngài quan tâm đến các bậc cha mẹ cao tuổi yếu sức của bạn, thậm chí Ngài còn biết cả hàm răng bé gái con của bạn cần được chỉnh lại, Đức Chúa Trời rất thực tế. Đừng sợ phải vâng lời Ngài, khi nghĩ rằng Ngài không lo tưởng đến tất cả những gì thuộc về bạn. Ngài đang quan tâm đến chúng và cả đến những nhu cầu tương lai mà thậm chí lúc nầy bạn chưa biết đến. Đây là điều chúng tôi đã nói đến trong chương hai, bí quyết của loài chim trời. Cha trên trời của chúng ta chịu trách nhiệm về những điều đó, nên chúng chẳng phải lo lắng. Và chắc chắn Ngài cũng chịu trách nhiệm về bạn và sự bảo dưỡng của bạn.

Page 54: Niem Tin 83

54

Đức Chúa Trời có nhiều cách để chu cấp cho những người ở trong chức vụ trọn thì giờ. Đừng chỉ vẽ Ngài phải cấp dưỡng cho bạn bằng những phương cách nào. Có một số người không thể chịu nỗi việc từ bỏ lòng kiêu hãnh khi phải dựa vào những tặng phẩm của người khác. Họ quyết định sẽ chỉ hầu việc Chúa khi nào họ có thể tự trả cho chính họ. Những người khác rơi vào bẫy kiêu ngạo thuộc linh, tin rằng cách duy nhất để làm công việc Chúa là phải để Ngài nói với dân sự dâng cho họ, chứ không tỏ cho dân sự biết nhu cầu của họ. Cũng có những người khác thì lại nhờ cậy quá nhiều nơi dân sự, trông đợi nơi những người quen biết nhiều hơn trông đợi Đức Chúa Trời. Nếu như Ngài dự định dẫn dắt họ cách khác, thì họ sẽ gặp rắc rối trong việc tin cậy Ngài. Kinh Thánh phán rằng đức tin đến bởi việc nghe Lời Đức Chúa Trời. Dầu bạn chỉ mới bắt đầu bước ra, hoặc đã ở trong chức vụ nhiều năm, hãy lắng nghe tiếng Chúa và làm

đúng theo điều Ngài bảo bạn làm trong từng trường hợp. - Khi Chúa Jêsus và Phierơ cần tiền nộp thuế, Ngài bảo Phierơ đi câu cá, và cho biết ông sẽ tìm thấy một đồng bạc trong miệng cá. - Khi bà góa của một tôi tớ Chúa hầu việc trọn thì giờ sắp phải mất các con trai mình vì phải bán chúng làm nô lệ vì nợ nần, tiên tri Êlisê bảo bà hãy đi sang nhà những người hàng xóm mượn các hủ và bắt đầu rót dầu mà bà đang có. Đức Chúa Trời đã làm sinh sôi số dầu ấy suốt cuộc đời còn lại của bà. Bà bán số dầu ấy và cùng các con sống nhờ nguồn thu nhập này. - Khi Êli bị đói, Đức Chúa Trời phán bảo ông thực hiện một "lời kêu gọi cứu trợ", song thay vì gởi hàng ngàn lá thư đến các ân nhân có tiềm lực, Chúa bảo ông hãy đến cầu viện trực tiếp nơi một người đàn bà cũng vô cùng nghèo thiếu.

Phương pháp cấp dưỡng nào là đúng với Kinh Thánh nhất? Đi câu cá chăng? Bán dầu chăng? Hay thỉnh cầu trực

Page 55: Niem Tin 83

55

tiếp? Khi bạn đọc xuyên suốt Kinh Thánh, bạn sẽ bị chấn động bởi một điều trong đường lối mà Đức Chúa Trời đã cung cấp cho những đầy tớ dâng trọn thì giờ của Ngài: đa dạng. Người Lêvi sống bằng những của lễ dâng mà dân sự dâng cho nhà Chúa. Các tiên tri, với chức vụ rày đây mai đó, thường dựa vào sự ban cho tự phát cùng với lòng hiếu khác của những bạn hữu. Trong một giai đoạn, sứ đồ Phao Lô đã may trại, làm việc "ngày và đêm" để tự cấp dưỡng đang khi đi tiên phong một công tác ở tại Têsalônica (I Têsalônica 2:9). Vào những thời điểm khác ông cũng đã nhận các của dâng. Những tín đồ có các phương tiện, như bà Lyđi nuôi nấng và chu cấp nơi ở cho ông. Cho đến năm ba mươi tuổi, Chúa Jêsus vẫn sinh sống bằng nghề thợ mộc. Nhưng khi bước vào chức vụ trọn thì giờ. Ngài sống với mọi người và ăn ở tại bàn của họ. Như chúng ta đã thấy ở một chương trước, Ngài có những người bạn thân thường xuyên

góp phần hỗ trợ cho các nhu cầu của Ngài, Con Đức Chúa Trời vẫn cần những người hậu thuẫn chức vụ của Ngài (Luca 8:3) Mặc dù câu chuyện đồng bạc trong miệng cá cho thấy Ngài có thể tin cậy Đức Chúa Trời để thỏa đáp các nhu cầu của Ngài một cách thần diệu, Chúa Jêsus vẫn thực hiện những lời kêu gọi trực tiếp. Khi Ngài cần phương tiện để tiến vào Giêrusalem cách khải hoàn, Chúa đã sai các môn đồ hỏi mượn con lừa của một người nọ. Thật vậy, điểm chung duy nhất trong những phần mô tả sự cung ứng của Kinh Thánh là sự vâng lời đối với ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều mấu chốt để sống theo những phương tiện cấp dưỡng không thấy được là nghe tiếng Chúa và vâng theo tiếng phán của Ngài. Nếu lúc nào bạn cũng trông mong Ngài dẫn dắt một cách tương tự thì hãy con chừng, đó là một cái bẫy. Nhưng hãy linh động và sẵn sàng đi theo sự chỉ dẫn của Ngài.

Page 56: Niem Tin 83

56

Hãy cầu hỏi Chúa xem bạn phải bước những bước nào. Đôi khi, Ngài muốn bạn nói cho những người khác biết các nhu cầu của bạn. Hãy vâng lời Ngài, Những lúc khác, có thể Ngài muốn bạn giữ yên lặng và chỉ để Ngài biết các nhu cầu của bạn mà thôi. Hãy vâng lời Ngài. Hoặc có thể Ngài dẫn dắt bạn trong một cuộc đầu tư. Hoặc bán cái gì bạn có. Hãy vâng lời Ngài. Thậm chí có thể Ngài đem đến một cơ hội làm ăn theo cách của bạn. Những gì bạn tạo ra trong chức vụ có thể mang lại lợi nhuận tài chánh. Hãy coi chừng những cơ hội nào làm bạn đổi hướng khỏi sự kêu gọi về chức vụ trọn thì giờ. Song cũng đừng loại bỏ những khả năng lựa chọn có tính sáng tạo, hoặc cố gắng bắt ép Chúa phải cung ứng cho bạn theo một cách nhất định nào đó. Tất cả những phép lạ về sự cung ứng của Chúa bắt đầu bằng việc lưu ý đến lời khuyên của bà Ma ri tại tiệc cưới Cana: "Người biểu chi, hãy vâng theo".

Karen Lafferty là một nữ diễn viên xiếc chính trong các hộp đêm, khi Chúa kêu gọi cô bước vào chức vụ trọn thì giờ. Cô biết rằng tương lai sẽ kiếm được rất nhiều tiền nếu cô cứ đeo đuổi nghề xiếc này, nhưng cô cũng biết chính mình muốn được vâng lời Chúa. Vậy nếu bỏ việc, cô sẽ sinh sống cách nào đây? Trong lúc tham dự một buổi học Kinh Thánh tại nhà thờ Calvary phía Nam California, Karen được nhắc nhở về câu Kinh Thánh trong Mathiơ 6:33. Câu này làm cô chú ý hết sức. Sau đó cô lấy chiếc ghi ta dạo lên những giai điệu dường như đã được dệt lên giữa những dòng chữ trong tâm trí cô:

"Hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trước hết...và sự công bình của Ngài..."

Bạn có thể đoán ra được giai điệu mà Karen dệt lên trong trí mình. Đó chính là điệu nhạc được hát lên trong các hội chúng ở khắp thế giới hiện nay. "... Rồi mọi điều đó

Page 57: Niem Tin 83

57

sẽ được ban thêm cho các ngươi - Alêlugia, Alêlugia"

Karen liền viết ra dòng nhạc và sau đó cô đã bán nó cho một nhà xuất bản. Ngày nay Karen là một nhà truyền giáo sống tại Amsterdam. Những món tiền bản quyền tác giả từ giai điệu đầu tiên ấy, là bài hát đã được ghi âm và viết ra trên giấy nhạc, cứ tiếp tục dự phần trong việc cấp dưỡng cho công tác truyền giáo của Karen mãi đến ngày nay.

Một Danh Sách Kiểm Tra Dành Cho Việc Ra Đi

Chúa có đang bảo tôi làm điều đó không?

Làm thế nào bạn biết chắc Chúa thật sự đang phán với mình?

1. Sau đây là một vài nguyên tắc ngắn gọn.

Hãy nhớ rằng bất cứ ý nghĩ nào cũng chỉ có thể đến từ bốn nguồn gốc sau đây: do tâm trí của bạn, do suy nghĩ của người khác, do ý muốn của Chúa, và ý muốn của

Satan. Bạn chỉ việc yên lặng trước bất cứ những ý tưởng nào đến từ ma quỷ: truyền cho nó phải im đi trong danh Chúa Jêsus. Như có chép trong Giacơ 4:7 - hãy chống cự ma quỉ thì nó sẽ lánh xa anh em.

Còn về sự tưởng tượng của chính bạn thì sao? Có phải Chúa đang bảo bạn làm một điều gì đó chăng, hay vì bạn muốn quá nên bảo rằng ý Chúa, song thật sự chỉ là ý của bạn? Để nghe được tiếng Chúa, hãy xin Ngài giúp bạn bắt mọi ý tưởng phải vâng phục Đấng Christ (II Côrinhtô 10:5) Ngài có thể khiến cho những ý tưởng hỗn độn của bạn, kể cả những ý tưởng lộn xộn của người khác, trong quá khứ và hiện tại, dần dần tiêu tan và phải bị câm lặng đi, rồi tâm trí bạn sẽ nghe thấy tiếng phán rõ ràng của Ngài. Nếu bạn cam kết vâng lời Ngài, Ngài sẽ phán rõ điều bạn phải làm.

Cũng hãy nhớ rằng nếu Chúa đã phán với bạn, thì điều đó sẽ được quyết định. Hoặc bởi

Page 58: Niem Tin 83

58

hoàn cảnh, hoặc bởi sự đồng ý của những người khác, với tư cách những người lãnh đạo thuộc linh của bạn, hoặc bởi một dấu hiệu nào đó như Ghêđêôn đã nhận được bằng cách để các lốt chiên. Đức Chúa Trời không tiếc với bạn một lời khẳng định đâu, nếu bạn thật lòng tìm kiếm Ngài và sẵn sàng làm bất cứ điều gì Ngài phán bảo. Hãy lập tất cả những quyết định của bạn trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, ghi chép vào sổ (Habacúc 2:2) và rồi hãy thực hiện điều đó.

2. Điều đó đòi hỏi bao nhiêu tiền bạc?

Việc lập một ngân quỹ dự kiến là một phần rất quan trọng trong việc vâng theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Có người cho rằng những người thuộc linh là loại người mơ mộng, tức là họ bước ra trong một bầu không khí loãng, trông đợi các thiên sứ đặt cái gì đó dưới chân họ. Không đúng như vậy. Một trong những phép lạ lớn nhất của Kinh Thánh đã được

bắt đầu với một ngân quỹ được dự kiến. Khi Chúa Jêsus bảo các môn đồ phải cho đoàn dân đông đang đói ăn, Philíp ước tính thật nhanh và cho biết rằng hai trăm đơniê, hoặc số tương đương với tiền công nhật của hai trăm người đàn ông thì cũng không thể trang trãi đủ. Chúa Jêsus không quở trách ông vì đã nêu lên điều đó. Chẳng có gì là không thuộc linh về các ngân sách. Hãy làm một bảng kê khai. Những nhu cầu dự kiến của bạn là gì? Hoặc Chúa đang dẫn dắt bạn vào một dự án ngắn hạn, hoặc vào một nghiệp vụ truyền giáo, bạn cũng cần phải nghiên cứu các chi phí và viết xuống.

Khi lập các dự án của mình, hãy tránh hai thái cực tiết kiệm quá đáng và phung phí quá mức. Một phụ nữ trẻ, tin cậy Đức Chúa Trời trong lãnh vực tài chánh khi cô bước vào công tác truyền giáo đã hỏi "Liệu Đức Chúa Trời có chu cấp tiền bạc về việc dùng mỹ phẩm không?" Nếu đó là nhu cầu của bạn, thì cũng là vấn đề quan trọng đối với Chúa

Page 59: Niem Tin 83

59

nữa. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng phải nhắc nhở chính mình rằng Ngài hứa chu cấp các nhu cầu của chúng ta, chứ không phải những tham muốn của chúng ta.

3. Tôi đang có gì rồi?

Bất cứ khi nào Đức Chúa Trời phán với bạn, Ngài cũng kể đến cái mà bạn hiện đang sở hữu. Cho đến khi nào bạn chịu sử dụng mọi gì mình đang có để tạo nên một chút hiệu quả, lúc ấy Ngài mới bắt đầu làm những việc diệu kỳ. Việc nuôi 5000 người ăn đã bắt đầu với một cậu bé dâng bữa ăn trưa của cậu . Tiên Tri Êlisê hỏi bà góa nghèo rằng "Ngươi có gì trong nhà mình?" (II Cácvua 4:2). "Chẳng có gì cả", bà trả lời "ngoài một chút dầu trong bình"

Điều bạn đang có dường như cũng chẳng là gì cả, nhưng Chúa yêu cầu bạn hãy dâng điều đó. Có phải bạn có một chiếc xe hơi để bán không? Có phải bạn đang giữ lại thứ gì đó cho mùa mưa không?

Hãy hỏi Chúa bạn phải làm gì với những điều mình có. Có thể Ngài muốn bạn bán đi các đồ vật hoặc Ngài sẽ bảo bạn đầu tư điều bạn hiện có. Một lần nữa, vâng theo sự hướng dẫn của Ngài là điều mấu chốt.

Có người suy nghĩ sai lầm cho rằng cách duy nhất để vâng lời Chúa là đừng sở hữu một điều gì cả. Chúa Jêsus bảo viên quan trẻ tuổi giàu có hãy phân phát mọi điều anh ta có, nhưng Ngài không khuyên bảo tương tự như vậy với Nicôđem, mặc dầu ông ta cũng là một người giàu có.

Trong hội truyền giáo của chúng tôi, chúng tôi thường thấy Chúa bảo người ta hãy cho đi điều ít ỏi họ có mặc dầu họ đang xin Ngài cung cấp tiền cho chính họ. Nhiều lúc, phương cách để nhận được tiền bạc là ban cho tiền bạc, miễn điều ấy được thi hành trong sự vâng lời Chúa chứ không phải vì sự tham muốn về phần chúng ta, hoặc để điều khiển một người nào khác. <còn tiếp>

Page 60: Niem Tin 83

60

Ǎn gì uống gì? “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống;

ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi” (Sáng thế ký 1:29)

Nho khô: tiện dụng mà bổ dưỡng

Chuyên gia tâm lý ở CHLB Đức đã làm một thử nghiệm lý thú về sự lựa chọn nho tươi hay nho khô. Lạ là 7 trong 10 đứa trẻ 2 tuổi chọn ngay nho khô… Nho khô không chỉ hấp dẫn trẻ con mà thậm chí đã có chỗ đứng trân trọng trong lịch sử loài người. Người tiền sử vì xem nho khô như quà tặng của thượng đế nên dùng món này làm vật trang sức, thậm chí khắc hình nho khô trên vách đá hang động. Theo truyền thuyết ở Trung Đông, cả ngàn năm trước công nguyên, người Do Thái đã dùng nho khô nộp thuế. Nếu xét về giá trị dinh dưỡng thì nho khô là món ăn hữu ích cho sức khỏe vì rất ít chất béo nhưng lại sinh nhiều năng lượng, dễ bảo quản, nhờ đó là món ăn bỏ túi cho người phải lao tâm lao lực. Hơn thế nữa, nho khô là món ăn vặt như thuốc cho người bị cao huyết áp, nhờ tác dụng vừa lợi tiểu vừa bổ sung khoáng tố kalium.

Page 61: Niem Tin 83

61

Kết quả một công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy huyết áp của người hâm mộ nho khô ổn định hơn nhóm không khoái món này. Một số nhà điều trị thậm chí khuyến khích người từ độ tuổi 40 trở lên nên thường ăn nho khô để cầm chân huyết áp. Nho khô chứa nhiều chất xơ nên là món ăn bầu bạn của người khổ vì táo bón và bệnh trĩ. Cũng nhờ tác dụng kéo chất béo qua đường ruột nên nho khô gián tiếp hạ cholesterol. Nhiều thầy thuốc vì thế đã không ngần ngại xếp nho khô vào nhóm thực phẩm thích hợp cho người bị bệnh mạch vành. Theo kết quả một công trình nghiên cứu ở Mỹ, sau một tháng áp dụng, lượng LDL trong máu giảm đáng kể trên số bệnh nhân có 80 – 100g nho khô mỗi ngày trong khẩu phần. Nho khô còn là nguồn giàu chất sắt. Người thiếu máu, đối tượng vừa qua cơn chấn thương xuất huyết, phụ nữ mang thai, thiếu nữ hay bị rong kinh… nên chọn nho khô để bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của huyết cầu thay vì trông cậy vào thịt, gan rồi khó tránh trục trặc với mỡ máu. Nho khô thường được dùng để ăn chơi, tráng miệng hay làm các món mứt, bánh. Ăn nhiều nho khô rất có lợi cho sức khỏe. Nho khô là món ăn vặt như thuốc cho người bị cao huyết áp, nhờ tác dụng vừa lợi tiểu vừa bổ sung khoáng tố kalium 1. Nho khô giàu chất chống oxy hóa, giúp máu lưu thông tốt. Chất chống oxy hóa có trong nho khô có thể bảo vệ bạn chống lại sự lão hóa và ung thư. 2. Nho khô có chứa lượng calorie cao, vì vậy nho khô giúp các vận động viên có thêm năng lượng dồi dào trước khi thi đấu. 3. Nho khô chứa nhiều chất xơ nên là món ăn bầu bạn của người khổ vì táo bón và bệnh trĩ. Cũng nhờ tác dụng kéo chất béo qua đường ruột nên nho khô gián tiếp hạ cholesterol

Page 62: Niem Tin 83

62

4. Nho khô có chứa chất axit oleanolic nên rất tốt cho răng và nướu, giúp ngăn ngừa và chống lại các vi khuẩn gây ra sâu răng. 5. Nho khô ngăn ngừa sự thoái hóa của da. Giống như cà rốt, nho khô rất có lợi cho thị lực. 6. Nho khô có chứa canxi làm xương cứng và chắc hơn. Nếu cơ thể bạn được cung cấp đủ lượng canxi, thì bạn sẽ không phải lo ngại về tình trạng loãng xương. Nho khô còn là nguồn giàu chất sắt. Người thiếu máu, đối tượng vừa qua cơn chấn thương xuất huyết, phụ nữ mang thai, thiếu nữ hay bị rong kinh... nên chọn nho khô để bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của huyết cầu thay vì trông cậy vào thịt, gan rồi khó tránh trục trặc với mỡ máu.

BS. Lương Lễ Hoàng

Page 63: Niem Tin 83

63

Việc nhỏ trong nhà! “Một người nữ tài đức ai sẽ tìm được? Giá trị nàng trổi hơn châu ngọc” Châm ngôn 31:10. Những mẹo vặt trong nhà bếp dưới đây, dù đã được dân gian áp dụng từ rất lâu hay chỉ mới được các nhà khoa học khám phá ra, thì cũng đáng để bạn một lần thử áp dụng. Biết đâu chúng lại trở thành bí quyết truyền đời trong gia đình bạn thì sao?

4 cách c�m hoa ón T�t

Nàng xuân đến, mang theo cái mướt xanh của cây lá và nét rạng rỡ trên từng cánh hoa. Vạn loài hoa khoe sắc thắm dưới nắng mới ấm áp, thắp lên niềm vui cho một cái Tết sum vầy, có bàn tay trang trí góp phần xinh đẹp hơn ?.

1* Giàn hoa thắm

Chọn bình thủy tinh dày và phân bố hoa đều hai bên để giữ thăng bằng. Vật liệu:

Page 64: Niem Tin 83

64

Hoa địa lan màu vàng chanh, hoa thiên điểu, hoa môn đỏ hồng và đỏ sẫm, hoa vũ nữ vàng, chuỗi ngọc đỏ. Thủy trúc, cỏ nến, lá dương xỉ, rêu. Thực hiện: - Kết thân thủy trúc thành một chiếc giàn võng xuống ở hai bên, đặt foam cầm hoa vào giữa. Chêm thêm cỏ nến và lá dương xỉ. - Cắm xen kẽ hoa môn, vũ nữ, chuỗi ngọc lên giàn như trong hình. - Đặt giàn hoa đã cắm lên bình thủy tinh, bên trong xếp rêu, thiên điểu và địa lan.

2*Bàn tiệc xuân

Bàn ăn hình chữ nhật sẽ đẹp hơn khi có hai bình hoa này đặt ở hai đầu. Vật liệu: Hoa loa kèn tây màu vàng cam, thiên điểu. Lá huệ lớn, bình thủy tinh.

Page 65: Niem Tin 83

65

Thực hiện:

- Cắm xen kẽ hoa loa kèn tây và lá huệ vào bình. Các lá huệ phải có chiều dài chênh lệch, phần lá dài nhất nhô ra khỏi miệng bình bằng 2/3 chiều cao của bình. - Hoàn thiện bằng hoa thiên điểu sao cho hoa nằm ở vị trí cao hơn miệng bình 10-15cm.

3*Dáng quý phái

Trọng tâm chú ý của bình hoa là phần trên. Cần hạn chế đặt đồ trang trí để gần bình. Vật liệu: Hoa môn xanh, đỏ tía và tím; hoa hồng màu hồng nhạt, lan hồ điệp, địa lan màu xanh. Bình thủy tinh cao với đá gel hồng. Thực hiện: - Cắm môn tím và đỏ tía thành nhiều tầng ở ba góc. Chêm hoa môn xanh vào giữa.

Page 66: Niem Tin 83

66

- Cắm xen kẽ hoa hồng và địa lan để tạo thành một khối bán cầu quanh miệng bình. - Cuối cùng, cắm địa lan xung quanh.

4* Vững chãi

Kiểu cắm hoa này phù hợp với bàn tiếp khách hoặc đặt tại quầy bar trong nhà. Vật liệu: Hoa loa kèn tây màu vàng cam, hoa môn màu đỏ và xanh, hoa cẩm chướng và hoa hồng màu đỏ, địa lan màu trắng, lan hồ điệp màu trắng và tím nhạt, hoa chuỗi ngọc. Thực hiện: - Cắm hoa loa kèn tây rủ xuống. Cắm cẩm chướng, hoa hồng và địa lan thành một khối. Chêm hoa môn và chuỗi ngọc xòe ra. - Hoàn tất bằng ba cành lan hồ điệp.

Mây Ngàn (theo Archi)

Page 67: Niem Tin 83

67

1. Tạ thế: THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!

Chúng tôi được tin: Ông Bùi Tuyết Tòng (20-05-1950 / 27-12-2014) ngụ tại Purmerend (Hòa lan) đã An Nghĩ Trong Nước Chúa ngày 27-12-2014 và hỏa táng vào ngày 31-12-2014. Gia đình , thân hữu , tổ chức xã hội Prinsen Stichting và Hội thánh cùng tham dự.

Mục sư Huỳnh Văn Công & Mục sư Huỳnh Thanh Sơn cử hành giáo lễ trong ơn Chúa.

Ban Chấp Hành, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Hòa lan và gia đình chúng tôi (Mục sư Huỳnh Văn Công), nguyện xin Chúa Thánh Linh an ủi toàn thể tang quyến về sự tạm biệt lớn lao với người thân yêu. Lời Chúa: “Hãy viết đi: Phúc thay cho những người từ nay về sau chết trong Chúa. Thánh Linh nói, “Phải, họ sẽ nghỉ ngơi khỏi sự vất vả của mình và phần thưởng công khó của họ sẽ luôn luôn theo họ.” (Khải huyền 14:13).

Mục sư Huỳnh Văn Công (Hòa lan) 2. Tri ân

Bà Phạm Thị Ngọc Thanh (Thụy sĩ) CHF 200,00 # €.159,83 Bà Nguyễn Ngọc Hường (Thụy sĩ) CHF 200,00 # €.154,72 Bà Lê Văn Tây (Bỉ) €. 50,00 Bà Huỳnh Thị Nhành (Hòa lan) €. 50,00