73
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TS. Phan Chí Hiếu BỘ TƯ PHÁP

Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

  • Upload
    vu-minh

  • View
    139

  • Download
    5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Slide về địa vị pháp lý của giám đốc, tình huống và cách xử lý của ceo - giám đốc doanh nghiệp

Citation preview

Page 1: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ

THỰC TIỄN ÁP DỤNG

TS. Phan Chí Hiếu

BỘ TƯ PHÁP

Page 2: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH:

1. Các loại hình doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam.

2. Cơ sở xác định địa vị pháp lý cho Giám đốc DN.

3. Trách nhiệm của Giám đốc đối với việc góp vốn, chuyển nhượng vốn góp trong DN.

4. Giám đốc và việc tổ chức quản lý nội bộ DN.

5. Giám đốc với việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động kinh doanh.

Page 3: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

1. Các loại hình doanh nghiệp trong nền KTTT của Việt Nam hiện nay

Công ty TNHH (nhiều thành viên, một thành viên); Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNLD và DN

100% vốn nước ngoài); Công ty nhà nước; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

Page 4: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới:

Công ty TNHH (nhiều thành viên, một thành viên);

Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã.

Page 5: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

CÔNG TY TNHH CÓ TỪ 2 TV TRỞ LÊN

Có tư cách pháp nhân; Thành viên là tổ chức, cá nhân với số lượng tối

thiểu là 2 và tối đa là 50; Chịu TNHH trong kinh doanh; Phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển

nhượng ra bên ngoài; Vốn điều lệ không chia thành cổ phần. Công ty

không được phát hành cổ phần để công khai huy động vốn trong công chúng.

Page 6: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Công ty TNHH có một thành viên duy nhất (Luật DN 1999 quy định thành viên duy nhất phải là tổ chức có tư cách pháp nhân; Luật DN 2005 cho phép một cá nhân cũng có thể thành lập Cty TNHH một TV);

Có đầy đủ các đặc điểm của Cty TNHH có 2 TV trở lên (có tư cách pháp nhân, chịu TNHH trong kinh doanh, hạn chế chuyển nhượng vốn, không phát hành cổ phần...).

Page 7: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

CÔNG TY CỔ PHẦN

Vốn điều lệ được chia thành cổ phần; người sở hữu cổ phần là cổ đông (thành viên công ty);

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;

Chịu trách nhiệm hữu hạn; Có tư cách pháp nhân; Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần cho

người khác, trừ một số trường hợp không được chuyển nhượng hoặc bị hạn chế chuyển nhượng;

Được phát hành cổ phần.

Page 8: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Công ty hợp danh

Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp;

Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn;

CTy HD có thể có TV góp vốn; TV góp vốn chịu TNHH;

Có tư cách pháp nhân (Luật DN 1999 không thừa nhận CTy HD là pháp nhân);

Không được phát hành chứng khoán.

Page 9: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Doanh nghiệp tư nhân

Do một cá nhân làm chủ sở hữu (Luật DN 2005 quy định rõ 1 cá nhân chỉ là chủ của 1 DNTN);

Chủ DNTN chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN bằng toàn bộ tài sản của mình (TNVH);

Không có tư cách pháp nhân; chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn trước Toà án, trước trọng tài.

Page 10: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Doanh nghiệp nhà nước: Tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn

điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối; Nhà nước quản lý trực tiếp hoặc có khả năng chi

phối DN; Được tổ chức dưới các hình thức pháp lý khác

nhau như: Cty nhà nước; Cty TNHH nhà nước; CTy CP nhà nước; các DN khác

mà nhà nước nắm quyền chi phối (hơn 50% vốn điều lệ).

Page 11: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Các loại DNNN:

CTy nhà nước (giống DNNN trước đây); CTy TNHH nhà nước một thành viên; CTy TNHH nhà nước 2 TV trở lên; CTy CP nhà nước; CTy TNHH, CTy CP và các DN khác mà

Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ.

Page 12: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Công ty nhà nước:

Là 1 tổ chức kinh tế; NN đầu tư toàn bộ vốn để trực tiếp thành lập; NN nắm quyền sở hữu tài sản; bản thân CTy NN

không có quyền sở hữu tài sản; Là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước; Có tư cách pháp nhân; Chịu TNHH trong kinh doanh.

Page 13: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Hợp tác xã

Là tổ chức kinh tế tự chủ của các xã viên; Xã viên có thể là cá nhân, Hộ gia đình cùng

góp vốn, góp sức; Phương thức hợp tác trong HTX có thể là

kinh doanh tập trung hoặc không tập trung; Có tư cách pháp nhân; Chịu TNHH trong kinh doanh.

Page 14: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

DN có vốn đầu tư nước ngoài (DNLD, DN 100% vốn nước ngoài)

DN thuộc sở hữu 1 phần (DNLD) hoặc toàn bộ (DN 100% vốn đầu tư nước ngoài) của nhà đầu tư nước ngoài;

Có tư cách pháp nhân (là pháp nhân Việt Nam);

Tổ chức dưới hình thức CTy TNHH; Chịu TNHH trong KD.

Page 15: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 1: Xác định loại hình DN

1. Cty NN A cổ phần hoá; NN vẫn nắm 51% vốn điều lệ.

2. Cty NN A cổ phần hoá: Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ; nhà đầu tư nước ngoài nắm 20% vốn điều lệ.

3. Pacific Airline có 9 cổ đông đều là Cty NN.4. Cty Nhật bản góp vốn với Cty NN của Việt Nam

để thành lập DN mới trên lãnh thổ Việt Nam.5. Cty TNHH A đầu tư vốn thành lập một DN mới.

Page 16: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Những vấn đề cần lưu ý liên quan đến

địa vị pháp lý của doanh nghiệp: Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp:

DN có tư cách pháp nhân; DN không có tư cách pháp nhân.

Chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp: DN chịu TNHH; DN chịu TNVH.

Hình thức liên kết của doanh nghiệp: DN và các đơn vị phụ thuộc; Tổng Cty nhà nước; Mô hình CTy mẹ - CTy con.

Page 17: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Ý nghĩa thực tiễn của tư cách pháp nhân

Được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập;

Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các tổ chức, cá nhân khác;

Có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình. DN có tư cách pháp nhân: Cty NN, Cty TNHH, Cty CP,

Cty HD, HTX, DNLD, DN 100% vốn ĐTNNg. DN không có tư cách pháp nhân: DNTN.

Page 18: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 2:

Cty C mở Chi nhánh ở Nha Trang. Quyết định thành lập Chi nhánh ghi rõ: chi nhánh có tư cách PN và tự chịu trách nhiệm trước các khoản nợ của mình.

Điều kiện để Chi nhánh ký hợp đồng là gì? Giả sử Chi nhánh ký hợp đồng với Công ty A và

không thanh toán tiền thì Công ty A có thể yêu cầu ai trả nợ?

Giả sử Cty C chuyển sang mô hình Cty mẹ - Cty con (Chi nhánh Nha Trang chuyển thành Cty CP và Cty C góp 51% vốn điều lệ).

Page 19: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Một số lưu ý liên quan đến tư cách pháp nhân của DN:

1. DNTN tuy không phải là PN nhưng vẫn được coi là một chủ thể pháp lý độc lập;

2. Các đơn vị trực thuộc như: XN, Chi nhánh, Cửa hàng, Trung tâm, Trạm, Trại, Phân xưởng, Đội sản xuất… không có tư cách PN => chỉ được ký HĐ khi:

Nhân danh CTy; Được CTy uỷ quyền hợp lệ.

3. CTy phải chịu trách nhiệm trước các khoản nợ của đơn vị trực thuộc.

Page 20: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Chế độ chịu TNHH:

Khả năng của DN chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản tạo ra từ hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình: DN không chịu trách nhiệm thay cho Chủ sở hữu; Chủ sở hữu không chịu trách nhiệm thay cho DN.

Các DN chịu TNHH gồm: Cty NN, Cty TNHH, Cty CP, HTX, DNLD, DN 100% vốn ĐTNNg.

Page 21: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 3:

A, B, C góp vốn thành lập Cty TNHH nhiều thành viên với vốn điều lệ 2 tỷ đ. A cam kết góp 1 tỷ đ; B góp 500 tr đ bằng hiện vật; C góp 500 tr đ bằng tiền mặt. Sau khi đăng ký kinh doanh, A, B, C đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn. Sau một thời gian hoạt động, CTy thua lỗ và tạo ra khoản nợ là 2 tỷ đồng, trong khi tài sản của CTy chỉ còn lại 1 tỷ.

1. Khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ ntn? 2. A, B, C có phải góp thêm vốn theo tỷ lệ để trả

nợ cho Cty hay không?

Page 22: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Chế độ chịu TNVH:

Nghĩa vụ trả nợ của DN không bị giới hạn trong bất kỳ phạm vi tài sản nào, khi tạo ra nợ thì DN phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thanh toán; nếu tài sản của DN không đủ trả nợ thì các Chủ sở hữu DN phải trả nợ thay.

Các DN chịu TNVH gồm: CTy hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Page 23: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 4:

A, B, C góp vốn thành lập Cty HD với vốn điều lệ 2 tỷ đ. A cam kết góp 1 tỷ đ; B góp 500 tr đ bằng hiện vật; C góp 500 tr đ bằng tiền mặt. Sau khi đăng ký kinh doanh, A, B, C đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn. Sau một thời gian hoạt động, CTy thua lỗ và tạo ra khoản nợ là 2 tỷ đồng, trong khi tài sản của CTy chỉ còn lại 1 tỷ.

1. Khả năng thu hồi nợ của các chủ nợ ntn? 2. A, B, C có phải trả nợ thay cho Cty hay không?

Page 24: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

2. Căn cứ xác định địa vị pháp lý của

Giám đốc doanh nghiệp

Pháp luật về tổ chức doanh nghiệp (Luật DN 2005; Luật DNNN 2003; Luật HTX 2003…);

Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Quy chế hoạt động của các bộ phận quản lý

doanh nghiệp (nếu có). Quan hệ giữa pháp luật - điều lệ - quy chế.

Page 25: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Các yếu tố chi phối đến địa vị pháp lý của Giám đốc doanh nghiệp

Tư cách tham gia DN của GĐ: là thành viên DN hay GĐ làm thuê?

Vị trí của GĐ trong DN: là người đại diện theo pháp luật hay chỉ là GĐ điều hành?

Cách thức tổ chức bộ máy quản lý của DN; Sự phân bổ quyền lực cho GĐ trong DN

như thế nào?

Page 26: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

2.1. Pháp luật về tổ chức doanh nghiệp:

Vai trò của pháp luật về DN; Hệ thống văn bản pháp luật về DN; Nội dung cơ bản của pháp luật về DN; Quan hệ giữa pháp luật và điều lệ DN.

Page 27: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Một số lưu ý liên quan đến chế độ TNHH, TNVH của DN:

TNHH chỉ đặt ra khi DN bị tuyên bố phá sản.

Chủ sở hữu DN chỉ được hưởng quy chế TNHH khi đã thực hiện xong nghĩa vụ góp vốn theo cam kết.

TNVH là trách nhiệm trả nợ đến cùng; Chủ sở hữu DN chịu trách nhiệm vô hạn ngay cả khi DN không bị tuyên bố phá sản.

Page 28: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Vai trò của pháp luật về DN:

Pháp luật tạo định hướng cho việc tổ chức quản lý và hoạt động của DN.

Bảo vệ quyền lợi của những người góp vốn vào DN cũng như người có quan hệ với DN.

Biết rõ về DN mình và DN bạn hàng. Xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn

mà chưa được điều lệ quy định.

Page 29: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành

về doanh nghiệp Luật DNNN năm 2003: Quy định về CTy NN,

quản lý vốn NN trong các DN khác. Luật DN (Ban hành năm 1999. Từ ngày 01/7/2006

sẽ được thay thế bằng Luật DN năm 2005): CTy TNHH, CTy CP, CTy hợp danh, DNTN.

Luật HTX: quy định về HTX. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: DNLD và

DN 100% vốn đầu tư nước ngoài (sẽ được thay thế bằng Luật DN).

Page 30: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Hệ thống văn bản pháp luật về DN trong thời gian tới:

Luật DN năm 2005: (Luật này đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, thay thế cho Luật DN năm 1999; Luật DNNN năm 2003; Luật Đầu tư nước ngoài tại VN) quy định về CTy TNHH, CTy CP, CTy hợp danh, DNTN.

Luật HTX: quy định về HTX. Luật Đầu tư năm 2005: quy định về chính

sách đầu tư.

Page 31: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 5: Các DN sau hoạt động theo văn bản pháp luật nào?

1. Cty NN A cổ phần hoá, trong đó NN vẫn nắm 51% vốn điều lệ.

2. Cty NN A cổ phần hoá: Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ; nhà đầu tư nước ngoài nắm 20% vốn điều lệ.

3. Pacific Airline có 9 cổ đông đều là Cty NN.4. Cty Nhật bản góp vốn với Cty NN của Việt Nam

để thành lập DN mới trên lãnh thổ Việt Nam.5. Cty TNHH A đầu tư vốn thành lập một DN mới.

Page 32: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Nội dung cơ bản của pháp luật về DN:

Các loại hình doanh nghiệp; Điều kiện, thủ tục thành lập, đăng ký kinh

doanh, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của

chủ sở hữu doanh nghiệp; Tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp; Vốn, tài sản, tài chính của doanh nghiệp; Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Page 33: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Quan hệ giữa pháp luật và điều lệ hoạt

động của doanh nghiệp

Điều lệ không được trái luật; nếu trái luật thì không có giá trị áp dụng;

Các quy định trong Điều lệ (trừ những quy định trái luật) được ưu tiên áp dụng so với các quy định của Luật;

Đối với những vấn đề Điều lệ không quy định thì áp dụng theo các quy định của Luật.

Page 34: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống:

Điều lệ của Công ty TNHH A quy định: “Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của Công ty”. Nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lại ghi tên người đại diện theo pháp luật là Giám đốc. Trên thực tế thì Chủ tịch HĐTV và Giám đốc là hai người khác nhau.

Ai là người đại diện theo pháp luật?

Page 35: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

3. Trách nhiệm của Giám đốc trong việc

quản lý, sử dụng vốn, tài sản của DN

Trách nhiệm của Giám đốc trong việc góp vốn điều lệ;

Trách nhiệm của Giám đốc trong việc chuyển nhượng phần vốn góp trong DN;

Trách nhiệm của Giám đốc trong việc quản lý, sử dụng tài sản của DN.

Page 36: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Trách nhiệm của Giám đốc trong việc góp vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn góp

Góp vốn đúng theo cam kết (nếu Giám đốc là thành viên Công ty);

Tham gia định giá đúng giá trị tài sản góp vốn của những thành viên khác;

Ký xác nhận các văn bản có liên quan đến việc góp vốn; chuyển nhượng vốn;

Thông báo kịp thời cho cơ quan đăng ký kinh doanh về các vi phạm trong việc góp vốn, chuyển nhượng vốn.

Page 37: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Các vi phạm thường gặp trong thủ tục góp vốn, chuyển nhượng vốn

Không góp hoặc góp không đủ vốn theo cam kết;

Định giá tài sản góp vốn không đúng; Góp vốn trên danh nghĩa, góp vốn thực tế; Rút vốn, chuyển nhượng phần vốn góp

trong công ty không đúng thủ tục.

Page 38: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Các quy định pháp luật về góp vốn:

Góp vốn: Chuyển quyền sở hữu TS góp vốn từ TV sang cho Cty.

Thủ tục góp vốn: Cam kết góp vốn => Đăng ký KD => Định giá TS => Góp vốn.

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo cam kết: Trách nhiệm tài sản của thành viên Cty; Xử lý phần vốn chưa góp đủ.

Page 39: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 6:

A, B, C góp vốn thành lập Cty TNHH nhiều thành viên. A cam kết góp 1 tỷ đ bằng tiền mặt; B cam kết góp 500 tr đ bằng 1 ô-tô bốn chỗ; C góp 500 tr đ bằng tiền mặt. Sau khi đăng ký kinh doanh, A đã góp đủ 1 tỷ; B góp bằng 1 ô-tô Matiz giá khoảng 200 tr đ; C mới góp 300 tr đ thì Cty đã bị tuyên bố phá sản. Giá trị tài sản còn lại của Công ty không đủ để trả nợ.

Trách nhiệm của A, B, C như thế nào khi Cty bị phá sản?

Page 40: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ góp vốn (Đ.39, Đ.84 Luật DN 2005)

Nghĩa vụ thông báo về các hành vi vi phạm nghĩa vụ góp vốn của người đại diện theo pháp luật;

Xử lý phần vốn chưa góp (K3 Đ.39; K3 Đ.84 Luật DN 2005): Các TV khác được quyền góp theo tỷ lệ; Một TV góp hết số vốn chưa được góp; Mời người ngoài góp.

Page 41: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 7: Góp vốn thực tế

A và B góp vốn thành lập Cty TNHH. Do không có vốn nên khi thành lập Cty B chỉ góp 5% vốn điều lệ. A góp 95%. Trong quá trình hoạt động, B dùng toàn bộ lợi nhuận được chia để tăng vốn góp. B chỉ giao khoản tiền góp vốn bổ sung cho kế toán mà không làm thủ tục với cơ quan ĐKKD. Giữa A và B phát sinh tranh chấp phát sinh, B tự nguyện rút khỏi Công ty và yêu cầu A phải trả cho mình 30% giá trị tài sản của Cty.

Quyền lợi của B được giải quyết như thế nào?

Page 42: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 8: Góp vốn danh nghĩa

A mượn danh của B để thành lập Cty TNHH. Toàn bộ vốn điều lệ là do A góp. Nhưng theo Điều lệ và Giấy chứng nhận ĐKKD thì B góp 300 tr.đ bằng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ. Sau một thời gian, với lý do Cty không hoạt động, B nộp đơn yêu cầu giải thể Cty và đòi nhận lại 300 tr. đ đã góp.

Vụ việc được xử lý như thế nào?

Page 43: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Rút vốn, chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty không đúng thủ tục

Rút vốn: Không được rút vốn trực tiếp mà chỉ có thể rút vốn bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp.

Chuyển nhượng phần vốn góp: Đối với Cty TNHH có 2 TV trở lên; Đối với Cty TNHH một TV; Đối với Cty CP.

Page 44: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 9:

Cty A là một Công ty NN góp vốn thành lập Công ty CP. Do không có tiền mặt nên Cty cam kết góp 1 tỷ đ bằng trụ sở của mình. Cty A đã làm các thủ tục góp vốn theo quy định. Do có sự biến động trên thị trường bất động sản, Cty A đề nghị rút trụ sở và góp thế 1 tỷ đồng bằng tiền mặt.

1/ Nếu Cty CP không đồng ý cho Cty A rút trụ sở?

2/ Nếu Cty CP chấp nhận cho Cty A rút trụ sở?

Page 45: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Chuyển nhượng phần vốn góp trong Cty TNHH có 2 thành viên trở lên:

Chuyển nhượng cho TV còn lại của Cty: được thực hiện tự do nhưng phải theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp trong Cty;

Chuyển nhượng ra bên ngoài: Nếu các TV Cty không mua hoặc mua không hết; Điều kiện chuyển nhượng không thuận lợi hơn so với

điều kiện đã đặt ra cho các TV còn lại của Cty. Quyền yêu cầu Cty mua lại phần vốn góp (Đ.43)

Page 46: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Đối với Cty TNHH một thành viên:

Nghĩa vụ của Chủ sở hữu Cty TNHH một TV (Đ.65 LDN): Góp vốn đẩy đủ, đúng hạn như cam kết; Tách bạch TS của Chủ sở hữu với TS của Cty;

Hạn chế đối với Chủ sở hữu (Đ.66 LDN): Không được rút vốn trực tiếp mà chỉ có thể rút vốn

bằng cách chuyển nhượng vốn góp. Không được giảm vốn điều lệ.

Page 47: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Đối với Công ty CP: Vốn góp được thể hiện dưới dạng cổ phần với nhiều

loại khác nhau như: CP phổ thông, CP ưu đãi (ưu đãi biểu quyết, ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại...);

Việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần;

Các cổ phần được chuyển nhượng tự do (trừ CP ưu đãi biểu quyết; CP phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm, kể từ khi ĐKKD).

Việc thanh toán cổ phần, chuyển nhượng cổ phần được ghi trong Sổ đăng ký cổ đông.

Page 48: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

4. Giám đốc và vấn đề quản lý nội bộ

doanh nghiệp

Thiết kế bộ máy quản lý nội bộ cho doanh nghiệp;

Phân bổ quyền lực hợp lý giữa các cơ quan quản lý, giữa các chức danh quản lý;

Tổ chức hoạt động cho bộ máy quản lý đúng Điều lệ và pháp luật;

Ra các văn bản quản lý đúng thẩm quyền, có giá trị quản lý.

Page 49: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Thiết kế bộ máy quản lý nội bộ cho CTy

Căn cứ thiết kế bộ máy quản lý: Quy định của pháp luật (LDN); Điều lệ hoạt động.

Nguyên tắc thiết kế bộ máy quản lý nội bộ: Tinh giản, gọn nhẹ nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chức

năng quản lý; Phân bổ quyền lực hợp lý để thực hiện tốt chức năng

quản lý và dễ kiểm soát quyền lực; Thực hiện chế độ một thủ trưởng.

Page 50: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Bé m¸y qu¶n lÝ c«ng ty TNHH cã 2 TV trë lªn

Héi ®ång TVHéi ®ång TV

Ban KS (trªn 11 TV)

Ban KS (trªn 11 TV)

Gi¸m ®ècGi¸m ®ècChñ tịch

HĐTVChñ tịch

HĐTV

Phßng chøc năng

Phßng chøc năng

Phßng chøc năng

Phßng chøc năng

Phßng chøc năng

Phßng chøc năng

TËp thÓ ng êi lao ®éng trong c«ng tyTËp thÓ ng êi lao ®éng trong c«ng ty

Page 51: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Hội đồng thành viên (Từ Đ.47 – Đ.58 Luật DN 2005)

Gồm toàn bộ các TV Cty, có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của Cty;

QĐ dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất;

Thông qua HĐ vay, cho vay, bán TS có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị TS;

Bầu, bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV, Giám đốc.

Page 52: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Giám đốc (Đ.55 Luật DN 2005)

Là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày;

Quyết định việc ký kết các HĐ, trừ những HĐ thuộc thẩm quyền của HĐTV;

Là người đại diện theo pháp luật của Cty, trừ t/h Điều lệ quy định khác.

Page 53: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Cơ cấu quản lý nội bộ Cty TNHH 1 TV:(Từ Đ. 67 => Đ.75 LDN)

Cty có bộ máy quản lý riêng, độc lập với bộ máy quản lý của Chủ sở hữu;

Chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người đại diện (bổ nhiệm 1 hoặc nhiều đại diện): T/h bổ nhiệm nhiều hơn 2 đại diện thì bộ máy gồm: Hội

đồng thành viên, Giám đốc và Kiểm soát viên; T/h bổ nhiệm 1 đại diện thì bộ máy gồm: Chủ tịch Cty,

Giám đốc và Kiểm soát viên.

Page 54: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Chủ sở hữu

HĐTV/Chủ tịch

Kiểm soát viên

Giám đốc

Phòng chức năng Phòng chức năng Phòng chức năng

Bộ máy quản lý Cty TNHH một TV

Page 55: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Hội đồng thành viên (Đ.68 LDN):

Có ít nhất 2 thành viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm. Đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng do Chủ

sở hữu chỉ định. Quyền hạn, nhiệm vụ do Điều lệ quy định. Tổ chức hoạt động cho HĐTV giống HĐTV của

Cty TNHH nhiều TV. Quyết định của HĐTV có giá trị từ ngày được

thông qua, trừ t/h Điều lệ quy định phải được Chủ SH chấp thuận.

Page 56: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Chủ tịch Công ty (Đ.69 LDN)

Chủ tịch CTy do Chủ SH Cty chỉ định, là người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ SH trong Công ty;

Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể do Điều lệ Cty quy định;

Quyết định của Chủ tịch Cty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ SH chỉ có giá trị khi được Chủ SH phê duyệt.

Page 57: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Giám đốc Công ty (Đ.70 LDN):

Giám đốc do HĐTV/Chủ tịch Cty bổ nhiệm hoặc thuê;

Là người đại diện theo pháp luật của Cty nếu được Điều lệ quy định;

Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV/Chủ tịch Cty;

Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Cty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản

lý của Cty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV/Chủ tịch Cty.

Page 58: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Bộ máy quản lý Công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đôngĐại hội đồng cổ đông

Ban KS (trên 11 CĐ)

Ban KS (trên 11 CĐ)

HĐQTHĐQT

Giám đốcGiám đốc

Phòng chức năng

Phòng chức năng

Tập thể người lao độngTập thể người lao động

Phòng chức năng

Phòng chức năng

Phòng chức năng

Phòng chức năng

Page 59: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Đại hội đồng cổ đông:

Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết; Có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất

của Cty: sửa đổi điều lệ, tổ chức lại, giải thể Cty; Bầu, miễn nhiệm thành viên HĐQT, Ban KS; Quyết định đầu tư, bán tài sản bằng hoặc lớn hơn

50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất.

Quyết định mua lại hơn 10% tổng số CP đã bán.

Page 60: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý Cty; Thông qua HĐ có giá trị bằng hoặc lớn hơn

50% tổng giá trị TS của Cty; Bổ nhiệm, ký HĐ thuê Giám đốc; Quyết định thành lập Cty con, chi nhánh,

văn phòng đại diện, góp vốn vào các DN khác.

Page 61: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 10:

A, B, C góp vốn thành lập CTy CP. Các cổ đông sáng lập cử A làm Tổng GĐ và là người đại diện theo pháp luật của CTy. Sau khi được ĐKKD, Đại hội cổ đông họp và bầu TV Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, TGĐ, các TV Ban kiểm soát và Trưởng ban kiểm soát.

Nhận xét về cách làm trên?

Page 62: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Các sai sót trong việc ra quyết định quản lý:

Quyết định quản lý ra không đúng thẩm quyền;

Thủ tục triệu tập họp không đúng; Khai mạc cuộc họp không hợp lệ; Việc biểu quyết để thông qua các vấn đề

không đúng thành phần, không đúng tỷ lệ; Hình thức văn bản quản lý không đúng.

Page 63: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Tình huống 11:

CTy CP Biển Đông được hình thành từ việc CPH CTy NN. Ông A là Chủ tịch HĐQT, ông B là Tổng GĐ. Do mâu thuẫn, A triệu tập cuộc họp HĐQT và ra quyết định miễn nhiệm chức vụ TGĐ của ông B và bổ nhiệm C làm TGĐ. Ông B không “tâm phục, khẩu phục” nên không chịu bàn giao con dấu và công việc. Ông B đến nhờ tư vấn.

Cần lưu ý đến những vấn đề gì để tư vấn cho B?

Page 64: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

5. Giám đốc với việc ký kết hợp đồng Người có thẩm quyền ký kết HĐ là người đại

diện hợp pháp của các bên Đại diện hợp pháp gồm:

Đại diện theo pháp luật; Đại diện theo uỷ quyền.

Điều kiện để uỷ quyền hợp lệ; vấn đề uỷ quyền lại.

Người không phải là đại diện hợp pháp ký HĐ thì sẽ làm HĐ vô hiệu.

Page 65: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Đại diện theo pháp luật:

Đại diện theo pháp luật là người đứng đầu DN theo quy định của điều lệ hoặc pháp luật.

Cách xác định người đại diện theo pháp luật: Công ty Nhà nước; Công ty TNHH, công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Hợp tác xã; DN có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp tư nhân.

Page 66: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Đại diện theo uỷ quyền:

Uỷ quyền thường xuyên: Văn bản uỷ quyền; Điều lệ hoặc quy chế hoạt động; Quyết định thành lập đơn vị phụ thuộc; HĐ thuê giám đốc.

Uỷ quyền theo vụ việc: HĐ uỷ quyền; Giấy uỷ quyền.

Page 67: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Điều kiện để uỷ quyền hợp lệ:

Người uỷ quyền và người được uỷ quyền có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Tự nguyện; Không rơi vào các t/h bị cấm uỷ quyền và

cấm nhận uỷ quyền; Xác định rõ phạm vi uỷ quyền; Xác định rõ thời hạn uỷ quyền.

Page 68: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Uỷ quyền lại:

Theo PLHĐKT: Người được UQ ký kết HĐKT không được uỷ quyền lại cho người khác.

Theo BLDS: Được uỷ quyền lại khi: Người uỷ quyền ban đầu đồng ý cho uỷ quyền lại; Phạm vi UQ lại không vượt quá phạm vi UQ ban

đầu; Hình thức UQ lại phù hợp với hình thức UQ ban

đầu. Có thể UQ lại mấy lần?

Page 69: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Những sai sót thường gặp:

Nhầm lẫn trong việc xác định đại diện theo pháp luật;

Sai sót trong thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật;

Thực hiện việc ủy quyền không đúng quy định của pháp luật;

Không thực hiện đúng thủ tục ký kết HĐ có giá trị lớn và HĐ dễ phát sinh tư lợi.

Page 70: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Cách thức nhận biết HĐ có giá trị lớn

Thông thường là các hợp đồng bán tài sản; vay, cho vay, cầm cố, thế chấp tài sản và một số hợp đồng khác nếu điều lệ có quy định;

Giá trị hợp đồng lớn so với giá trị tài sản của DN (một số t/h căn cứ vào vốn điều lệ);

Cần lưu ý các quy định trong Điều lệ và/hoặc pháp luật để xác định giao dịch lớn.

Page 71: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Thủ tục ký HĐ có giá trị lớn:

=> Xác định người có thẩm quyền quyết định ký HĐ có giá trị lớn: Xem Điều lệ; Luật DN (nếu Điều lệ không quy định).

=> Trình phương án ký HĐ cho người có thẩm quyền quyết định.

=> Ký HĐ sau khi được người có thẩm quyền phê duyệt.

Page 72: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Cách thức nhận biết giao dịch dễ phát sinh tư lợi

Mọi hợp đồng được ký kết giữa DN với: Thành viên CTy; Các chức danh quản lý quan trọng của CTy

như: Chủ tịch Hội đồng TV, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc;

Người liên quan của thành viên cty, các chức danh quản lý cty: bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột…

Page 73: Dia vi phap ly cua giam doc cong ty

Thủ tục ký kết HĐ dễ phát sinh tư lợi

Xây dựng phương án ký HĐ hoặc dự thảo HĐ; Công khai hoá việc sẽ ký kết hợp đồng cho các đối

tượng có liên quan; Nếu nghi ngờ HĐ tư lợi thì những người có liên

quan yêu cầu Người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc ký (hoặc không ký) HĐ;

HĐ chỉ được ký nếu Người có thẩm quyền chấp thuận.