40
Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide Chuyên đề : Hiệp định chống bán phá giá của WTO và của Hoa Kỳ và những thách thức liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Lời mở đầu. Các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của họ cả về số lượng các biện pháp cũng như mức thuế chống bán phá giá họ phải chịu. Những nước đang phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc, Philippines, Mexico, Malaysia Thái Lan, Việt Nam. Các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu sang nước họ nhiều hơn so với mức độ sử dụng các biện pháp này của các nước phát triển. Những nước đang phát triển thường hay sử dụng biện pháp này ấn Độ, Argentina, Brazil, Mexico và Nam Phi. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá dẫn đến những tổn thất đáng kể, nhất là đối với những nước sử dụng các biện pháp này dưới hình thức nâng giá và giảm cạnh tranh. Không thể xác định được liệu Hiệp định về Chống bán phá giá Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat- quoc-te-150

Luat quoc te

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Link download tài liệu Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Citation preview

Page 1: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

Chuyên đề : Hiệp định chống bán phá giá của WTO và của Hoa Kỳ và

những thách thức liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

Lời mở đầu.

Các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi các biện pháp

chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của họ cả về số lượng các biện pháp

cũng như mức thuế chống bán phá giá họ phải chịu. Những nước đang phát

triển bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc, Philippines, Mexico, Malaysia

và Thái Lan, Việt Nam. Các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp chống

bán phá giá đối với hàng nhập khẩu sang nước họ nhiều hơn so với mức độ sử

dụng các biện pháp này của các nước phát triển. Những nước đang phát

triển thường hay sử dụng biện pháp này là ấn Độ, Argentina, Brazil, Mexico và

Nam Phi.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng các biện pháp chống bán phá

giá dẫn đến những tổn thất đáng kể, nhất là đối với những nước sử dụng các biện

pháp này dưới hình thức nâng giá và giảm cạnh tranh. Không thể xác định

được liệu Hiệp định về Chống bán phá giá có hạn chế việc sử dụng các biện

pháp chống bán phá giá hay không hoặc Hiệp định này có giống như một “van

an toàn” có tác động tích cực đến khuynh hướng ràng buộc hoặc giảm thuế

hay không. Ở Việt Nam sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước

ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã

hội. Đặc biệt là những thành công lớn trong lĩnh vực kinh tế khi chúng ta bắt đầu

có những chính sách thương mại thông thoáng, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và

ngoài nước vào các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng các

hoạt động xuất nhập khẩu…góp phần phát triển kinh tế khá mạnh mẽ và ổn định

nhất là khi chúng ta vào WTO nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 2: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

càng tăng làm biến đổi toàn bộ bộ mặt của đất .Để bắt nhịp cùng quá trình toàn cầu

hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia nhiều tổ chức

kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực nhằm tìm kiếm cơ hội cho mình. Đứng

trước tình hình trên, chúng ta có thể thấy rằng không thể thiếu được vai trò của nhà

nước trong việc xây dựng và đưa ra các biện pháp chống lại tình trạng bán phá giá

nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, tạo lập môi trường pháp lý vững chắc cho

hoạt động thương mại, giúp các doanh nghiệp tham gia vào đời sống kinh tế quốc

tế và tuân thủ những cam kết của WTO.

Nhận thức đây là vấn đề quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hoá hiện nay nên

tôi chọn chuyên đề “ Hiệp định chống bán phá của WTO và của Hoa Kỳ và những

thách thức liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt nam” làm bài viết tiểu luận

cho mình với hy vọng sau quá trình nghiên cứu tôi có thể hiểu và biết nhiều hơn về

vấn đề này.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 3: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

I. Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của

Hoa Kỳ .

1. Lịch sử ra đời Hiệp định chống bán phá giá của WTO.

Điều VI của GATT, vốn là cơ sở của các biện pháp chống bán phá giá, đã

được quy định từ đầu trong GATT. Với mục đích để giải thích chứ không phải để

sửa đổi, Điều VI là một thỏa thuận đầu tiên về chống bán phá giá đã được đưa

vào trong GATT sau Vòng đàm phán Kennedi năm 1967. Vào thời điểm đó,

Hiệp định về Chống bán phá giá là hiệp định đầu tiên về hàng rào thương

mại phi thuế quan trong khuôn khổ GATT. Hiệp định này sau đó đã được đàm

phán lại trong Vòng đàm phán Tokvo và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1979.

Hiệp định ban đầu chỉ áp dụng cho những nước tham gia ký kết, những sau

Vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định về Chống bán phá giá được áp dụng cho

tất cả các nước thành viên của WTO.

Trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển, đặc biệt là các

nền kinh tế hùng mạnh (Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore), có được sự đồng

tình đối với một số yêu cầu thắt chặt sử dụng các biện pháp chống bán phá giá.

Tuy thế, những người chỉ trích vẫn gĩư ý kiến cho rằng Hiệp định về Chống bán

phá giá được đưa vào Vòng đàm phán Uruguay đã không trực tiếp thay đổi

được mà chỉ chuyển hóa thực tiễn vận dụng cơ bản ở châu Mỹ và châu Âu trong

lĩnh vực này. Một số người khác có ý kiến cho rằng so với Hiệp định đưa vào

Vòng đàm phán Tokio, Hiệp định về Chống bán phá giá của Vòng đàm phán

Uruguay thiếu rõ ràng hơn rất nhiều.

2. Nội Dung Hiệp định chống bán phá giá WTO

Hiệp định về Chống bán phá giá đặt ra tiêu chí để xác định khi nào một

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 4: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

hàng hóa được coi là bán phá giá, “giá trị thông thường” của một hàng hóa sẽ

được xác định như thế nào, thủ tục điều tra sẽ được tiến hành ra sao để xác minh

liệu ngành sản xuất trong nước có bị thiệt hại vật chất hay không, và phương

thức tính mức thuế bảo hộ (thuế chống bán phá giá) sẽ thế nào. Hiệp định này

bao hàm những quy định chi tiết để tính toán và mang tính kỹ thuật cao. Tóm

lại, đây là phương thức tính toán cái gọi là biên độ phá giá. Biên độ phá giá là

mức chênh lệch giữa giá xuất khẩu của một sản phẩm với giá trị thông thường

của sản phẩm đó. Giá trị thông thường có thể được tính theo nhiều cách tuỳ

thuộc vào điều kiện của thị trường trong nước. Quy định chủ đạo là giá trị

thông thường chính là giá bán trên thị trường trong nước. Nếu như không

có thị trường đại diện trong nước (tức là khi thị trường trong nước chiếm

chưa đầy năm phần trăm tổng khối lượng hàng bán ra của công ty), thì giá

trị thông thường có thể được xác định lấy căn cứ là chi phí sản xuất ở thị

trường trong nước, giá bán trên một thị trường xuất khẩu có thể so sánh khác,

hoặc chi phí sản xuất ở một nước khác.

Hiệp định về Chống bán phá giá cũng có những quy định liên quan đến việc

khi nào những cam kết về giá của mỗi nước xuất khẩu sẽ được chấp nhận. Cam

kết về giá có nghĩa là một nước xuất khẩu cam kết sẽ bán thấp hơn một mức giá

tối thiểu nhất định nào đó để tránh phải trả thuế chống bán phá giá.

Hiệp định này còn nêu rõ những điều kiện có thể sử dụng các biện pháp

chống bán phá giá. Tuy nhiên, Hiệp định lại không đưa ra một yêu cầu nào

để các nước phải ban hành luật về chống bán phá giá hoặc thực hiện Hiệp

định này theo một cách khác. Số lượng những nước có luật về chống bán phá giá

cũng đã tăng đáng kể từ khi WTO ra đời, từ 45 nước trong năm 1994 lên 87

nước vào năm 2002, mặc dù chỉ có 30 nước trong số đó sử dụng các biện pháp

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 5: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

chống bán phá giá. Quan trọng hơn cả, đã có thêm nhiều nước đang phát triển

thông qua luật về chống bán phá giá. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nước đang phát triển

trong số những nước còn chưa có luật về chống bán phá giá, mà theo Zanardi,

nguyên nhân có thể là do những khó khăn về tài chính khi sử dụng các biện pháp

chống bán phá giá.

3. Đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển trong hiệp

định chống bán phá giá của WTO.

Trong Hiệp định về Chống bán phá giá có một điều khoản chung quy định

rằng cần xem xét kỹ lưỡng những trường hợp sử dụng biện pháp chống bán phá

giá đối với các nước đang phát triển. Hiệu quả của điều khoản này còn chưa thấy

rõ và trong nội dung không đòi hỏi về bất kỳ nghĩa vụ chung hay cụ thể nào,

những các nước thành viên phải tích cực nghiên cứu tỉ mỷ những khả năng xem

xét đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi lẽ phần đặc biệt nói về các

nước đang phát triển không đưa ra bất cứ lợi ích vật chất hay thực tiễn nào đối

với các nước này, nên một số người đã nói đến tính không hiệu quả của nó.

Không có quy định đặc biệt nào trong Hiệp định này có lợi cho các nước

LDC và cũng không có yêu cầu nào đặt ra để các nước đang phát triển nhận được

hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ của Hiệp định. Tuy nhiên, nếu một nước chỉ

chiếm chưa đầy ba phần trăm kim ngạch xuất khẩu của nước đó thì việc điều

tra sẽ được chấm dứt. Người ta cho rằng làm như vậy sẽ bảo vệ được những

nước xuất khẩu nhỏ bé, chẳng hạn như các nước LDCs. Từ năm 1995, biện

pháp chống bán phá giá mới chỉ được sử dụng để chống lại một nước LDC là

thành viên của WTO, đó là Bangladesh.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 6: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống phá giá

Việc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của một sản phẩm

bị bán phá giá sẽ được tiến hành khi:

 -   Có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho

ngành sản xuất trong nước đề nghị điều tra phá giá;

-   Không có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện

cho ngành sản xuất trong nước nhưng cơ quan điều tra có đầy đủ bằng chứng về

việc bán phá giá, thiệt hại và mối liên hệ giữa hai yếu tố này.

  Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính chính xác và đầy đủ của các bằng chứng

nêu trong đơn để xác định xem đã có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều tra chưa. Cơ

quan điều tra sẽ không tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định được rằng đơn

xin điều tra được nộp bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản

xuất trong nước của sản phẩm tương tự, nghĩa là:

 -   Sản lượng sản xuất sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trong nước

ủng hộ việc nộp đơn phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất trong nước phản

đối đơn; và

-   Sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải chiếm

ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của ngành sản xuất trong nước.

Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác

định được rằng:

 -  Biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 7: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

-   Số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ hơn

3% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ trường hợp từng

nước xuất khẩu có lượng hàng nhập khẩu dưới 3%, nhưng lượng hàng nhập khẩu

của tất cả các nước xuất khẩu chiếm trên 7% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở

nước nhập khẩu.

 Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá. Trừ trường

hợp đặc biệt, một cuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và

trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá 18 tháng.

5. Cam kết giá trong thương mại quốc tế

Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp

tạm thời hoặc thuế chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết

tăng giá lên hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và

được cơ quan điều tra nhất trí rằng biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại. Mức

giá tăng không nhất thiết phải lớn hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu

như đã đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

    Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá

nếu thấy việc cam kết không khả thi, chẳng hạn như khi số lượng nhà xuất khẩu

thực tế quá lớn. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ giải thích rõ lý do

không chấp nhận cam kết giá với các nhà xuất khẩu.

    Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá

và thiệt hại vẫn có thể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan

điều tra đồng ý. Trong trường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá

giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 8: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

kết luận trên được rút ra trong bối cảnh đã cam kết giá rồi. Trường hợp này, cam

kết giá sẽ được duy trì trong thời hạn hợp lý.

    Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng nhà xuất

khẩu không bắt buộc phải cam kết.

    Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất

khẩu nào đã chấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về việc thực hiện

cam kết giá. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có

thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở các thông tin mà họ có (best

information).

6. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 

Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế

tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập

khẩu quyết định.

 Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ

phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu/sản xuất. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp

dụng cho từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu

từ tất cả các nguồn được coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá.

Trị giá thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ không được vượt quá biên độ phá

giá.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 9: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

II. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

1.  Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa kỳ

 Chính sách chống phá giá của Hoa kỳ được thể hiện thông qua Luật chống

bán phá giá năm 1921. Kho bạc Nhà nước Hoa kỳ lúc đó được giao nhiệm vụ điều

tra các hành vi bán phá giá và ấn định mức thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên,

nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ Thương mại Hoa kỳ đảm nhận sau khi

Nghị viện Hoa kỳ thông qua một đạo luật mới về thực thi hiệp định thương mại

(Trade Agreement Act), trong đó có quy định liên quan đến việc điều tra, áp dụng

thuế chống phá giá vào năm 1979.

 Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả đàm phán của vòng Uruguay vào năm

1995, các quy định của Hoa kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định

về chống bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Hoa kỳ đã ban hành Quy định về

chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hướng dẫn tiến trình

thực hiện về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.

  2.  Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá

 Hoa kỳ quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải dựa vào kết quả

của quá trình điều tra xem việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Hoa kỳ có gây ra

hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước hay không.

Thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ không thể áp dụng tuỳ tiện khi chưa có điều

tra và việc áp dụng phải tuân thủ quy định của WTO.

 a.  Cơ sở tiến hành điều tra

 Việc tiến hành điều tra chống phá giá thường bắt đầu trên cơ sở tổ chức hoặc

cá nhân đại diện cho ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước nộp đơn đề

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 10: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

nghị điều tra phá đối với một mặt hàng nhập khẩu. Đơn này được coi là hợp lệ nếu

sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của

toàn ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước và lớn hơn sản lượng của các

nhà sản xuất phản đối đơn.

 Đơn đề nghị điều tra phá giá sẽ được gửi đồng thời đến hai cơ quan có thẩm

quyền tiến hành điều tra chống bán phá giá của Hoa kỳ là Bộ Thương mại và Hội

đồng Thương mại Quốc tế

 Trong trường hợp không có đơn của tổ chức hoặc cá nhân trong nước, DOC

và ITC vẫn có thể tiến hành điều tra nếu như có bằng chứng rõ ràng chứng minh

được hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Hoa kỳ gây ra thiệt hại vật chất

cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

 b. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá

 Sau 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, DOC sẽ ra

quyết định nêu rõ có tiến hành điều tra hay không và lý do cụ thể dẫn tới quyết

định này. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định trên có thể là 40 ngày

kể từ ngày nhận được đơn.

 Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra về việc

bán phá giá. ITC chịu trách nhiệm điều tra về mức độ thiệt hại xảy ra hoặc có nguy

cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc

bán phá giá với thiệt hại hoặc nguy cơ xảy ra thiệt hại.

 Sau 45 ngày (hoặc trong trường hợp đặc biệt là 65 ngày) kể từ ngày nhận

được đơn, ITC sẽ có đánh giá sơ bộ (preliminary determination) về thiệt hại xảy ra

hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước theo như những thông

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 11: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

tin được cung cấp trong đơn. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy không có thiệt hại hay

nguy cơ thiệt hại thì ITC sẽ không tiếp tục tiến hành điều tra nữa.

 Sau 115 ngày kể từ ngày ITC có đánh giá sơ bộ trên, DOC cũng sẽ có đánh

giá sơ bộ về việc có hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều

tra theo đề nghị trong đơn hay không. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán

phá giá thì DOC có thể áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hóa thuộc đối

tượng điều tra để hạn chế thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong nước. Trong

trường hợp đánh giá sơ bộ cho thấy không có hành vi bán phá giá thì DOC có thể

ra quyết định chấm dứt điều tra. 

 Việc đánh giá sơ bộ của DOC và ITC tiếp tục được làm sáng tỏ thông qua

các buổi tham vấn giữa các bên liên quan đến quá trình điều tra do hai cơ quan trên

tổ chức. Các buổi tham vấn được tổ chức nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất

cả các bên tham gia và có liên quan đến quá trình điều tra. Các bên có quyền đưa ra

và bảo vệ ý kiến của mình nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại trong nước có thể xảy ra

khi có hành vi bán phá giá hay thiệt hại của phía nước ngoài do bị áp dụng thuế

chống bán phá giá gây ra.

 Sau 235 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, DOC sẽ có đánh

giá cuối cùng (final determination) khẳng định việc bán phá giá hàng nhập khẩu

thuộc đối tượng điều tra và chỉ rõ biên độ phá giá (dumping margin) cùng các số

liệu liên quan như giá trị thông thường (GTTT), giá xuất khẩu (GXK), v.v…

 Sau 280 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, ITC sẽ có

đánh giá cuối cùng khẳng định có thiệt hại hay nguy cơ gây ra thiệt hại đối với

ngành sản xuất trong nước do bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra

gây ra hay không.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 12: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

 c.  Kết thúc điều tra

 Để kết thúc quá trình điều tra phá giá, sau khi cân nhắc đánh giá cuối cùng

của DOC, ITC sẽ ra một trong hai quyết định như sau:

 (i)   Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối

tượng điều tra với một mức thuế suất cụ thể; hoặc

(ii)   Không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu

thuộc đối tượng điều tra. 

 Các bản đánh giá cuối cùng của hai cơ quan DOC và ITC và quyết định trên

của ITC sẽ được công bố công khai cho tất cả các bên liên quan được biết.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 13: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

 3.  Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu  

 Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò đề xuất chính của Hoa kỳ trong quá

trình đàm phán đa phương xây dựng các qui định về chống bán phá giá, mà cụ thể

ở đây là Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Do vậy, việc xác định giá trị

thông thường và giá xuất khẩu của Hoa kỳ cũng phù hợp theo quy định của WTO.

4.   Áp dụng thuế chống bán phá giá

 a. Thuế tạm thời

 Trên cơ sở đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập

khẩu thuộc đối tượng điều tra, DOC sẽ áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng

hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra như thuế tạm thời hay ký quỹ một khoản

tiền nhất định đủ để đảm bảo triệt tiêu việc bán phá giá, đảm bảo tính cạnh tranh

lành mạnh với nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh

trực tiếp.

 Thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời không được vượt quá 4 tháng.

Trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời hạn áp dụng trên nhưng tổng thời

gian áp dụng không được vượt quá 6 tháng.  

 Trong trường hợp đã áp dụng mức thuế tạm thời cao hơn so với mức thuế

chống bán phá giá được áp dụng sau khi kết thúc điều tra, phần chênh lệch thuế đó

sẽ được hoàn trả lại cho nhà nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế

chống bán phá giá này. Đôi khi, thuế tạm thời có thể được hoàn trả lại toàn bộ nếu

cơ quan điều tra ra kết luận không áp dụng thuế chống bán phá giá.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 14: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

 Tuy nhiên, việc truy thu thuế sẽ không được phép nếu mức thuế tạm thời

được áp dụng thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá được áp dụng sau khi

kết thúc điều tra.

 b. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá 

Quy định của Hoa kỳ về vấn đề này đều tuân thủ theo quy định của WTO.

 c.  Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá

   Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành rà soát việc áp

dụng thuế chống bán phá giá sau khi đã áp dụng được 5 năm với trình tự thủ tục

được quy định như áp dụng thuế chống bán phá giá ban đầu. Nội dung của việc rà

soát này là xem xét hiệu quả của việc áp dụng thuế chống bán phá giá để có thể

đưa ra một trong ba quyết định như sau:

  (i)        Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; 

            (ii)       Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng;

            (iii)      Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng.

   Trong trường hợp vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, DOC sẽ tiếp

tục tiến hành rà soát trong 5 năm tiếp theo.

 Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Hoa kỳ đã tiến

hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và 169 lần áp dụng thuế chống bán phá

giá, tuy nhiên chỉ là đối tượng chịu 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Như

vậy từ năm 1999 cho đến 2001, việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ

đã tăng lên khá nhanh.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 15: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

 III. Những thách thức và khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng

hoá của Việt Nam.

Hơn một thập kỷ qua Việt nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc

đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước

nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu

hướng nhiều nước trên thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá

như một công cụ bảo hộ thì có thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải

đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng

mạnh

Trong tương lai, khi hàng xuất khẩu của Việt nam có sức cạnh tranh cao hơn,

kim ngạch xuất khẩu tăng lên thì có nhiều khả năng hàng hóa của ta sẽ bị đánh

thuế chống bán phá giá nhiều hơn. Việt nam sẽ gặp nhiều khó khăn dù trong tình

huống phải đương đầu với việc hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra

chống bán phá giá hay khi ta chủ động điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá

giá đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác.

 Khó khăn lớn nhất là chúng ta hầu như chưa biết gì về luật thương mại quốc

tế liên quan tới bán phá giá. Cho đến nay, Việt nam chưa lần nào điều tra bán phá

giá. Kinh nghiệm đối phó với hàng xuất khẩu của ta bị điều tra phá giá còn ít.

Trong bối cảnh như vậy nên chúng ta cũng không có luật sư hay nhà tư vấn nào có

kiến thức đầy đủ hay có kinh nghiệm phong phú về bán phá giá cả.

 Trong khi đó, để đối phó thành công ở mỗi vụ tranh chấp về bán phá giá, sự

phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bên liên quan là yêu cầu sống còn. Chẳng hạn,

phải có một cơ quan đầu mối về các tranh chấp liên quan tới bán phá giá. Cơ quan

này phải cộng tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan và phối hợp hành động với

các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, hội bảo vệ người tiêu dùng,

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 16: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

v.v... Mặc dù chúng ta đang cải cách nền hành chính quốc gia, chính phủ nhiệm kỳ

mới vừa được thành lập nhưng rõ ràng là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước

chưa thích hợp để giải quyết tranh chấp bán phá giá. Đó là chưa tính tới sự liên kết

lỏng lẻo và có phần yếu kém của các nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu. Vì thế bên

cạnh khó khăn lớn nhất về thiếu kiến thức và kinh nghiệm thì sự phối hợp không

đồng bộ của các cơ quan hữu quan đang trở thành một cản trở lớn.

 Khó khăn lớn thứ ba là hệ thống pháp luật về kinh tế – thương mại của Việt

nam còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Mặc dù hệ thống pháp luật

về kinh tế – thương mại của chúng ta đã được xây dựng mới, bổ sung và sửa đổi

liên tục nhưng rõ ràng là trong một giai đoạn ngắn như vậy hệ thống pháp luật của

chúng ta chưa thể đầy đủ và phù hợp với luật thương mại quốc tế ngay được.

Trong lĩnh vực chống bán phá giá, chúng ta chưa có luật để đối phó với hàng nhập

khẩu vào Việt nam bị bán phá giá cũng như những qui định cần thiết để đối phó

với việc hàng xuất khẩu của chúng ta bị các đối tác thương mại khác áp dụng biện

pháp này.

 Trong việc đối phó với biện pháp chống bán phá giá cũng cần cải tổ hệ thống

toà án. Nhà nhập khẩu có thể kiện ra toà các quyết định liên quan tới biện pháp

chống phá giá của cơ quan hành chính có thẩm quyền. Trong trường hợp ta chủ

động áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì hệ thống toà án của ta có lẽ chưa đủ

điều kiện để giải quyết khiếu kiện kiểu này, còn trong trường hợp ta phải đối phó

với biện pháp chống phá giá của các đối tác khác thì chúng ta cũng chưa có kinh

nghiệm sử dụng cơ chế kiện ra toà chống lại quyết định của các cơ quan hành

chính có thẩm quyền của họ.

 Trên thực tế chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ

chính trị giữa các đối tác. Các biện pháp chống bán phá giá cũng không nằm ngoài

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 17: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

qui luật chung đó. Trong trường hợp hàng xuất khẩu của Việt nam bị nước ngoài

điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chúng ta có thể gây áp lực chính trị

với họ. Nhưng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, v.v... của

chúng ta hiện nay, chúng ta cần thấy rõ áp lực của chúng ta không đủ mạnh. Ngược

lại, trong trường hợp chúng ta chủ động tiến hành điều tra áp dụng biện pháp này

với hàng nhập khẩu thì có thể dự đoán rằng một số nước có thể dùng sức mạnh

chính trị để ép chúng ta nhân nhượng họ, chẳng hạn họ có thể dùng những lá bài

như viện trợ phát triển chính thức (ODA), gia hạn qui chế đối xử tối huệ quốc

(MFN) v.v... để đem ra mặc cả với ta.  Trong việc áp dụng hay đối phó với biện

pháp chống bán phá giá, chúng ta cũng không thể không tính đến nhiều chi phí cần

thiết. Một khó khăn khác là cho tới nay và vài năm tới chúng ta chỉ có thể giải

quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới chống bán phá giá trong khuôn khổ các

hiệp định thương mại song phương. Đặc điểm chung của các hiệp định này là

không có quy định đầy đủ về giải quyết các tranh chấp thương mại hoặc không có

cơ chế hoặc cơ quan chức năng riêng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới

chống bán phá giá một cách có hiệu quả. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng có uy tín và hiệu quả nhất là cơ

chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng là một nhân tố chúng ta phải tính

đến trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá.

 Cuối cùng không thể không lưu ý đến thực tế là một số nước chưa công nhận

nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường (KTTT). Cần phải nhìn nhận vấn

đề này từ hai khía cạnh. Thứ nhất, không có những tiêu chí rõ ràng khách quan để

phân biệt đâu là nền KTTT và đâu là nền kinh tế phi thị trường. Do đó, việc thừa

nhận một nền kinh tế là nền kinh tế thị trường hay không nhiều khi phụ thuộc vào

đánh giá mang tính chủ quan của từng đối tác thương mại và việc đánh giá này có

thể chịu ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị. Thứ hai, chúng ta đang trong quá trình

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 18: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cho đến nay ta

cũng chưa có đánh giá tổng kết nào về nền kinh tế của ta đang ở đâu trong quá

trình này.  Nếu trong quá trình điều tra bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt

nam mà đối tác chưa công nhận nền kinh tế nước ta là nền KTTT thì chúng ta sẽ

gặp bất lợi trong việc chứng minh chúng ta không bán phá giá hoặc bán phá giá với

biên độ thấp.

IV. Những nước nào chịu ảnh hưởng của biện pháp chống bán phá giá

và hậu quả của nó.

Khi các biện pháp chống bán phá giá bắt đầu được thực hiện, chúng chủ

yếu nhằm vào các nước đang phát triển, những chiều hướng đã thay đổi và từ

thập niên 1990, số lượng các biện pháp chống các nước đang phát triển thuộc

các nhóm có thu nhập trung bình và thấp đã tăng lên, và giờ đây chiếm khoảng

40% tổng số các biện pháp được áp dụng. Trong những năm 1980-85, chỉ có 12%

số biện pháp chống bán phá giá nhằm vào những nước có thu nhập trung bình

và thấp, trong khi trong những năm 1995 đến 2000, tỷ lệ này chiếm tới 40%.

Trong số những biện pháp được Hoa Kỳ và EU thực hiện, 50% các biện pháp

của EU và 60% các biện pháp của Hoa kỳ là nhằm vào các nước đang phát triển.

Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

nhiều nhất, mặc dù giờ đây Trung Quốc không phải là nước sử dụng nhiều các

biện pháp này. Bảng trên cho thấy 8,58% số biện pháp chống bán phá giá là

nhằm vào các nước đang phát triển. Điều này liên quan mật thiết đến thị phần của

các nước đang phát triển trong xuất khẩu của thị trường thế giới, khoảng dưới

40% trong năm 2001.

So với lượng hàng xuất khẩu của các nước khác, hàng xuất khẩu của các

nước đang phát triển có nhiều nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá hơn.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 19: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

Đây là một bất lợi rõ ràng cho các nước đang phát triển vì một cuộc điều

tra bao giờ cũng gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của một nước, cho dù có phải

chịu biện pháp nào hay không. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các cuộc điều tra

theo yêu cầu của EU và Hoa Kỳ cho thấy rằng mặc dù cuối cùng không phải

chịu biện pháp nào những một khi có điều tra thì hàng nhập khẩu từ nước đang bị

xem xét cũng giảm 15 - 20%

Trong số các biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực, 75% liên quan

đến các sản phẩm kim loại, hóa chất, máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt và

nhựa. Những mặt hàng này đều là sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của những nước

đang phát triển năng động trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công

nghiệp.

Mức độ thiệt hại của một nước bởi các biện pháp chống bán phá giá tuỳ

thuộc vào lượng hàng xuất khẩu bị liệt vào nhóm hàng hóa này. Trong thập niên

1950, mức tổn hại mà các nước đang phát triển phải chịu tăng lên bởi lẽ họ đã

tăng khối lượng xuất khẩu chủng loại hàng hóa này. Con số thống kê cho thấy,

việc các nước đang phát triển tăng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng công

nghiệp càng đưa họ đến gần hơn tới các biện pháp chống bán phá giá, và như

vậy, cản bước phát triển của họ. Những nước đang phát triển thuộc đối tượng

này xuất khẩu nhiều nhất, có quy mô xuất khẩu thuộc 5 nhóm chính là

Philippines, Mexico, Malaysia và Thái Lan. Trong số đó, Mexico thuộc nhóm có

mức độ “phát triển con người cao”, ba nước còn lại thuộc nhóm “phát triển con

người trung bình”.

Khi một cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu, những công ty bị

buộc tội bán phá giá phải trả lời các câu hỏi của cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục

này rất tốn kém về mặt hành chính, đặc biệt là đối với các công ty ở những

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 20: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

nước đang phát triển. Nếu công ty không giải đáp được các câu hỏi của cơ quan

điều tra, cơ quan điều tra được phép sử dụng những thông tin có sẵn để tính toán

thuế chống bán phá giá. Trên thực tế, điều này có nghĩa là sử dụng thông

tin thu lượm được của công ty trong nước đang tìm kiếm bảo hộ. Do vậy, hậu

quả là công ty ở nước đang phát triển sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá

cao hơn so với công ty ở nước phát triển. Một nghiên cứu về thực tiễn ở Hoa

Kỳ cho thấy mức thuế chống bán phá giá trung bình trong thời kỳ 1985-1998

chống lại các nước phát triển (không kể Nhật Bản) là khoảng 34%, còn mức

thuế chống bán phá giá tương tự ở các nước phát triển có thu nhập thấp là 66%.

Những lý do khác khiến các công ty ở các nước đang phát triển phải chịu

mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với các nước phát triển là vì có rất nhiều

biện pháp khác nhau được Hiệp định về Chống bán phá giá cho phép dùng để

tính “giá trị thông thường” của một sản phẩm. Các nghiên cứu cho thấy rằng biên

độ phá giá lớn nhất khi dựa vào chi phí sản xuất của công ty để tính giá trị

thông thường. Điều này gây hậu quả đặc biệt đối với các nước đang phát

triển.

Trung Quốc là một ví dụ. Vì Trung Quốc không được coi là một nước kinh

tế thị trường trong bối cảnh chống bán phá giá, nên chi phí sản xuất của công ty

ở Trung Quốc không thể đại diện để tính giá trị thông thường. Trong những điều

kiện như vậy, Hiệp định về Chống bán phá giá cho phép sử dụng các phương

thức tính khác, chẳng hạn như chi phí sản xuất ở một nước khác. Qua thực tế ở

EU có thể thấy, sản phẩm của Trung Quốc bị coi là bán phá giá khi họ bán ra ở

thị trường châu âu với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất (gồm cả lợi nhuận) để

sản xuất ra sản phẩm như vậy tại Hoa Kỳ!

Còn một số phương pháp tính toán khác nữa cũng gây ảnh hưởng đến các

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 21: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

nước phát triển và đang phát triển theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như đối

với chủng loại sản phẩm mang tính thời vụ như hoa, quả và cá, tức những sản

phẩm đặc trưng của nước đang phát triển, phải bán khi còn tươi và chỉ trong

một khoảng thời gian nhất định trong năm. Bởi vì khi vào vụ, cung các loại

sản phẩm này lại vượt cầu, nên giá xuất khẩu đôi khi bị coi là nằm dưới mức chi

phí sản xuất trung bình năm, tuy khối lượng bán ra lại có động cơ kinh tế. Nếu

hàng hóa được bán ra với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất năm thì mặt hàng

đó bị coi là bán phá giá và phải chịu thuế chống bán phá giá.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 22: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

Phần Kết Luận

Ban đầu, mục đích của việc cho phép áp dụng các biện pháp chống bán phá

giá là để bảo vệ thương mại quốc tế khỏi làm tổn hại đến cạnh tranh trong

nước. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng tình

rằng mức thuế chống bán phá giá có thể được sử dụng và đang được sử dụng

làm phương tiện bảo hộ có chọn lọc chống lại những mặt hàng nhập khẩu không

ảnh hưởng đến cạnh tranh. Các biện pháp chống bán phá giá ảnh hưởng đến cả

các nước phát triển và đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, việc

thiếu những quy định chặt chẽ hơn gây ra tác hại là, một mặt, hàng xuất khẩu của

họ có nguy cơ bị chịu thuế chống bán phá giá trên những thị trường xuất khẩu

quan trọng; mặt khác, khi những nước này sử dụng các biện pháp chống bán phá

giá thì chính họ đã tạo ra nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế của mình. Ngoài

ra, do những yêu cầu đặt ra đối với việc áp dụng các biện pháp chống bán phá

giá, nên trên thực tế, chủ yếu chỉ có các nước phát triển và một số nước đang

phát triển có tiềm năng kinh tế mới có thể sử dụng công cụ này. Các phương

pháp tính mức thuế chống bán phá giá được Hiệp định cho phép đã gây ra hậu

quả là các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển thường phải chịu mức thuế

cao hơn so với các nhà xuất khẩu ở các nước phát triển. Điều này đặc biệt đúng

đối với Trung Quốc.Với Việt nam Hiệp định về Chống bán phá giá đem lại một

lợi ích là phải tuân theo các quy định của Hiệp định liên quan đến việc áp dụng

các biện pháp chống bán phá giá và những biện pháp đặt ra đều có thể được chất

vấn thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, bảo đảm quyền lợi cho các

doanh nghiệp Việt Nam cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Như

vậy chúng ta cần phải thúc đẩy quá trình tìm hiểu và tận dụng những quy tắc của

WTO để việc điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế - thương mại

theo hướng có lợi cho nền kinh tế đất nước, tạo được môi trường pháp lý vững

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 23: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

chắc và thuận lợi có chính sách phát triển phù hợp với nhu cầu và trình độ phát

triển mỗi ngành.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 24: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

Danh mục tài liệu tham khảo

1.   Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994)

2.  Hiệp định chống bán phá giá của WTO

3.  Hướng dẫn doanh nghiệp về các biện pháp đền bù thương mại của Hoa Kỳ

- Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 2001

4.    Thủ tục pháp lý khi áp dụng thuế chống bán phá giá: hướng dẫn các nhà

xuất khẩu, nhập khẩu - Trung tâm thương mại quốc tế, UNCTAD/WTO, 1997

5.   Cẩm nang thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp - Hội đồng thương

mại Quốc tế Hoa kỳ, 11/1999

6. Bé th¬ng m¹i, Chèng b¸n ph¸ gi¸ - MÆt tr¸i cña Tù do ho¸ th¬ng m¹i,

http://www.mot.vn/Traodoiykien/Chongphagia.

7. Lª TriÖu Dòng (2000), Quy ®Þnh chèng b¸n ph¸ gi¸ cña WTO vµ kh¶ n¨ng

vËn dông ë ViÖt Nam, LuËn v¨n tèt nghiÖp, §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ Néi, Hµ Néi.

8. TS Hoµng Phíc HiÖp (2003), “T×m hiÓu ph¸p luËt chèng b¸n ph¸ gi¸ cña

Tæ chøc Th¬ng m¹i thÕ giíi vµ Hoa K×”, T¹p chÝ LuËt häc, (1), tr.26 – 29.

9. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế.

10. Giáo trình luật thương mại quốc tế

11. Bộ thương mại. “Báo cáo tóm tắt kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức

thương mại Thế giới và phê chuẩn nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ

chức thương mại Thế giới (WTO) ”. Văn bản trình quốc hội ngày 24 tháng 11 năm

2006.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 25: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

http://www.na.gov/vietnam/vankien/khoa11/ky10/bc-BoTM-

gianhapWTO.doc

12.Lương Văn Tự. “Giới thiệu bộ văn kiện gia nhập WTO”. Trong Uỷ ban

Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại

thế giới WTO của Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.11.

13. Trương Đình Tuyển. “Không có chuyện vào WTO là đổi đời ngay”.

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/. 07/01/2007

14. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2006. Các văn kiện gia nhập

Tổ chức Thương mại thế giới WTO của Vịêt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gía

Hà Nội.

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 26: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

MỤC LỤC

Lời mở đầu.......................................................................................................1

I. Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của

Hoa Kỳ .....................................................................................................................3

1. Lịch sử ra đời Hiệp định chống bán phá giá của WTO...............................3

2. Nội Dung Hiệp định chống bán phá giá WTO.............................................3

3. Đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển trong hiệp định

chống bán phá giá của WTO.....................................................................................5

4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống phá giá.......................................5

5. Cam kết giá trong thương mại quốc tế..........................................................6

6. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá................................................7

II. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ........................................................8

1.  Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa kỳ...................................8

2.  Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá................................................8

3.  Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu.......................11

4.   Áp dụng thuế chống bán phá giá...............................................................11

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150

Page 27: Luat quoc te

Download tài liệu theo link ở phần mô tả slide

III. Những thách thức và khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của

Việt Nam..................................................................................................................12

IV. Những nước nào chịu ảnh hưởng của biện pháp chống bán phá giá

và hậu quả của nó..................................................................................................15

Phần Kết Luận...............................................................................................19

Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................20

Luật Quốc tế http://www.doko.vn/luan-van/nganh-luat-146/luat-quoc-te-150