20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1069 ngày 03/4/2014 - Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thủ tục 2 hồ sơ di sản văn hóa quan trọng (Tr.6) - Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ Nhất 2014 (Tr.4) - Tăng cường quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn (Tr.15) - 2,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I (Tr.13) trong số nàY Ảnh: Báo Biên Phòng Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng Tổng cục TDTT nhân Ngày Thể thao Việt Nam Nhân Ngày Thể thao Việt Nam (27/3), Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đến thăm và chúc mừng tại Tổng cục Thể dục thể thao. Phát biểu chào mừng, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức Tổng cục TDTT vì sự phát triển của Thể thao Việt Nam, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành VHTTDL. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo Tổng cục chú trọng công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện thể thao lớn sẽ diễn ra tại Việt Nam như: Đại hội thể thao Bãi biển lần thứ 5 năm 2016 tại Nha Trang và Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019. Bộ trưởng cũng lưu ý các vấn đề liên quan tới Liên đoàn, Hiệp hội thể thao mà trong đó quan trọng là công tác xã hội hóa. (Xem tiếp trang 3) Sáng 31/3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm (1993-2013) thực hiện chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa thông tin trên các tuyến biên giới, bờ biển”. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự. Đây là chương trình phối hợp có ý nghĩa chính trị sâu sắc và đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc vùng biên giới; đồng thời đề ra nội dung, mục tiêu, giải pháp của chương trình phối hợp giai đoạn 2014-2020. (Xem tiếp trang 7) Tổng kết 20 năm chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn Tại Quyết định số 876/QĐ-BVHTTDL ngày 27/3/2014, Bộ VHTTDL giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 01/5, 19/5 năm 2014 và Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014) trong phạm vi cả nước. Các phim được chọn chiếu gồm các phim truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”, “Ngã ba Đồng Lộc” (Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim truyện Việt Nam); “Vào Nam ra Bắc” (Công ty Cổ phần Phim truyện I); phim tài liệu: “Điện Biên quê tôi”, “Địa chấn ở Điện Biên”, “Hồi ức Điện Biên” (Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương). Đợt phim diễn ra trong khoảng thời gian từ 25/4-20/5/2014. Huệ OaNH Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1069 ngày 03/4/2014

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủcho phép làm thủ tục 2 hồ sơ di sản văn hóa quan trọng

(Tr.6)- Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ Nhất 2014

(Tr.4)- Tăng cường quản lý hoạt độngnghệ thuật biểu diễn

(Tr.15)- 2,3 triệu lượt khách quốc tếđến Việt Nam trong quý I

(Tr.13)

trong số nàyẢn

h: B

áo B

iên

Phòn

g

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhchúc mừng Tổng cục TDTTnhân Ngày Thể thao Việt Nam

Nhân Ngày Thể thao Việt Nam(27/3), Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đãđến thăm và chúc mừng tại Tổng cụcThể dục thể thao. Phát biểu chào mừng,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận sựnỗ lực của toàn thể cán bộ, công chứcTổng cục TDTT vì sự phát triển của Thểthao Việt Nam, góp phần tích cực vàosự phát triển chung của ngànhVHTTDL. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạoTổng cục chú trọng công tác chuẩn bị tổchức các sự kiện thể thao lớn sẽ diễn ratại Việt Nam như: Đại hội thể thao Bãibiển lần thứ 5 năm 2016 tại Nha Trangvà Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18năm 2019. Bộ trưởng cũng lưu ý các vấnđề liên quan tới Liên đoàn, Hiệp hội thểthao mà trong đó quan trọng là công tácxã hội hóa.

(Xem tiếp trang 3)

Sáng 31/3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổchức Hội nghị tổng kết 20 năm (1993-2013) thực hiện chương trình phối hợp“Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa thông tin trêncác tuyến biên giới, bờ biển”. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đãtới dự. Đây là chương trình phối hợp có ý nghĩa chính trị sâu sắc và đã gặt háiđược nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bàodân tộc vùng biên giới; đồng thời đề ra nội dung, mục tiêu, giải pháp của chươngtrình phối hợp giai đoạn 2014-2020. (Xem tiếp trang 7)

Tổng kết 20 năm chương trìnhphối hợp giữa Bộ VHTTDL

với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn Tại Quyết định số 876/QĐ-BVHTTDL ngày 27/3/2014, Bộ VHTTDL

giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Đợt phim kỷ niệmcác ngày lễ lớn 30/4, 01/5, 19/5 năm 2014 và Kỷ niệm 60 năm Chiến thắngĐiện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014) trong phạm vi cả nước. Các phim đượcchọn chiếu gồm các phim truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”, “Ngã ba ĐồngLộc” (Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim truyện Việt Nam); “VàoNam ra Bắc” (Công ty Cổ phần Phim truyện I); phim tài liệu: “Điện Biênquê tôi”, “Địa chấn ở Điện Biên”, “Hồi ức Điện Biên” (Công ty TNHH Mộtthành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương). Đợt phim diễn ratrong khoảng thời gian từ 25/4-20/5/2014. Huệ OanH

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1069 l 03.4.2014

Ngày 24/3, Bộ trưởng và đoàn côngtác của Bộ VHTTDL đã có buổi làmviệc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vềcông tác chuẩn bị Festival Huế 2014 (sẽdiễn ra từ ngày 12/4/2014).

Tại buổi làm việc, báo cáo tổng quancông tác chuẩn bị tổ chức Festival Huếlần thứ 8 năm 2014, Phó Chủ tịchThường trực UBND tỉnh Ngô Hòa chobiết, đến nay đã có 68 đoàn và nhómnghê thuât đến từ 38 quôc gia khẳngđịnh tham gia, trong đó 17 nước ở ChâuÁ, 10 nước ở Châu Âu, 8 nước Châu Mĩ,2 nước ở Châu Phi và 01 nước Châu ĐạiDương. Đối với các đơn vị trong nước,ngoài các đơn vị nghệ thuật của tỉnhThừa Thiên Huế, sẽ có 14 đoàn nghệthuật, cùng một số nhóm nhạc, nghệ sĩđộc lập các tỉnh, thành phố tham gia.Đến thời điểm này, toàn bộ nội dung,chương trình diễn ra trong Festival Huế2014 đã cơ bản hoàn tất.

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh cho rằng việc tổ chứcFestival Huế không chỉ là hoạt động vànhiệm vụ của tỉnh Thừa thiên Huế màcòn là nhiệm vụ của Bộ. Từ năm 2016,tất cả các hoạt động lớn của Festival Huếsẽ đưa vào chương trình hoạt động của

Bộ VHTTDL. Bộ trưởng đề nghị trongcuối tháng 3 này, các đơn vị của Bộ nhưCục Nghệ thuật biểu diễn, Tổng cục Dulịch, Tổng cục Thể dục thể thao, CụcHợp tác quốc tế… phải đến Huế để làmviệc với BTC Festival Huế 2014 đểthống nhất, chốt lại chương trình. Vàkhoảng ngày 09, 10/4 phải có cuộc họplại lần nữa để rà soát công tác tổ chức,kịp thời điều chỉnh (nếu có). Riêng cácđơn vị thuộc Bộ tại Huế (Học viện Âmnhạc Huế, Trường CĐ Nghề Du lịchHuế), Cơ quan đại diện Văn phòng Bộtại Đà Nẵng phải tham gia và hỗ trợ tíchcực cho BTC trong kỳ Festival Huế2014. Điều quan trọng nhất là thôngqua các sự kiện tại Festival để truyền tảicác thông điệp về sự đoàn kết, cùngnhau phát triển, nhất là phát huy nhữnggiá trị văn hóa truyền thống của cộngđồng các nước trên thế giới và đặc biệtlà trong các nước ASEAN; đồng thờithúc đẩy tiềm năng phát triển du lịchcủa tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vựcmiền Trung.

Với ngành du lịch địa phương,Bộ trưởng đề nghị phải chú trọngđến việc đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm trong thời gian diễn raFestival; vấn đề vệ sinh môi trườngvà cảnh quan cũng phải được thựchiện tốt; đặc biệt là việc niêm yết,công khai giá tại các điểm du lịch,nhà hàng, khách sạn… Các điểm dulịch này cần phải có cam kết để thựchiện tốt, mang lại thành công choFestival Huế. Ngoài ra, Ban Tổ chứccũng cần đẩy mạnh công tác truyềnthông, quảng bá trên các phươngtiện thông tin đại chúng để làm saocho người dân ý thức được FestivalHuế là của mỗi người. Bộ trưởngyêu cầu, trong dịp Festival Huế2014 này Thừa Thiên Huế phải cónhững kế hoạch, hành động cụ thểtrong xây dựng, kết nối tour “3 địaphương, 1 điểm đến” (Thừa ThiênHuế, Đà Nẵng, Quảng Nam) để thúcđẩy phát triển du lịch vùng.

tổng Hợp

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDLđã tổ chức Tọa đàm tổng kết lý luận vàthực tiễn 30 năm đổi mới về phát triểnvăn hoá, xây dựng con người Việt Namvới sự tham gia của đại diện các Ban,Bộ, Ngành Trung ương, các đơn vịthuộc Bộ, cùng nhiều chuyên gia, nhàkhoa học… Thứ trưởng Vương DuyBiên dự và chủ trì buổi Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởngVương Duy Biên khẳng định, Đảng vàNhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệpphát triển văn hoá nhằm đảm bảo sựphát triển bền vững đồng thời gắn vớixây dựng con người Việt Nam. BộVHTTDL tổ chức Tọa đàm tổng kết lýluận và thực tiễn 30 năm đổi mới vềphát triển văn hoá, xây dựng con người

Việt Nam (1986-2016) là việc làm quantrọng nhằm chuẩn bị cho tổng kết củaBộ Chính trị, Ban Bí thư về nội dungnày. Các ý kiến của các nhà khoa học,nhà nghiên cứu, nhà văn hoá, nhà quảnlý… sẽ là những cơ sở lý luận và thựctiễn góp phần hoàn thiện dự thảo Báocáo của Bộ VHTTDL.

Tại Tọa đàm, các đại biểu cùng thảoluận, đưa ra nhiều ý kiến sát thực, khẳngđịnh những thành tựu trong 30 năm đổimới về phát triển văn hóa, xây dựng conngười, đồng thời thẳng thắn nhìn nhậnnhững hạn chế, thiếu sót, nhất là trênphương diện thực tiễn, nhằm hoàn thiệnnội dung dự thảo Báo cáo. Một số nhàkhoa học cho rằng, cần tôn trọng cácgiai đoạn lịch sử để có đánh giá đúng,

đánh giá một cách đầy đủ, nghiêm túc,tránh sơ sài, hình thức.

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Thứtrưởng Vương Duy Biên ghi nhậnnhững ý kiến của các nhà khoa học, nhàvăn hoá… đồng thời cho rằng, dự thảoBáo cáo đã nêu được những thành tựu30 năm qua với những kết quả đạt đượcvà bất cập còn tồn tại. Thứ trưởngVương Duy Biên cũng đề nghị BanSoạn thảo, Tổ Biên tập tiếp thu các ýkiến của các đại biểu, tập trung đi sâuvào những vấn đề còn thiếu, đặc biệt lànhững công việc liên quan đến côngviệc cụ thể của Bộ VHTTDL; các Cục,Vụ, đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ sốliệu cho Ban Soạn thảo để hoàn thiện dựthảo Báo cáo.Љ n.H

Tọa đàm tổng kết 30 năm đổi mới về phát triển văn hoá

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1069 l 03.4.2014

Ngày 26/3, tại Hà Nội, trườngĐại học Văn hóa Hà Nội đã longtrọng tổ chức lễ Kỷ niệm 55 nămThành lập trường (26/3/1959-26/3/2014) và đón nhận Huânchương Độc lập hạng Nhì. Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh; Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên đã tới dự.

Được thành lập ngày 26/3/1959(tiền thân là Trường cán bộ Vănhóa), trải qua 55 năm hình thành vàphát triển, Trường Đại học Văn hóaHà Nội đã cùng với các trường đạihọc trong cả nước, vượt qua nhiềukhó khăn, thử thách, từng bước pháttriển và trưởng thành.

Từ những năm đầu thành lập chỉcó 30 cán bộ, đến nay, với đa dạngcác hệ và các bậc đào tạo từ Caođẳng, Cao đẳng liên thông Đại học,Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ, TrườngĐại học Văn hóa Hà Nội tự hàomang đến cơ hội học tập liên thôngcho người học và đóng góp khôngnhỏ cho sự nghiệp đào tạo nguồn cánbộ văn hóa cho đất nước. Cùng vớiviệc không ngừng mở rộng quy môđào tạo, Nhà trường cũng xúc tiếnnhiều hoạt động như nghiên cứukhoa học, hợp tác quốc tế, thườngxuyên tổ chức các hội thảo khoa học

mang tầm quốc tế, thúc đẩy các hoạtđộng trong phong trào công đoàn,sinh viên, tu sửa và hoàn thiện hệthống cơ sở vật chất để phục vụ ngàycàng tốt hơn cho việc dạy và học, vớiphương châm “Lấy người học làmtrung tâm cho mọi hoạt động”.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã biểu dươngnhững nỗ lực của tập thể cán bộgiảng viên trường Đại học Văn hóaHà Nội qua các thế hệ đã góp phầnlàm nên những thành tích vẻ vang vàtạo dựng thương hiệu của một trongnhững trường hàng đầu trong Ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch. Bộtrưởng nhấn mạnh: Trường Đại họcVăn hóa Hà Nội đóng vai trò là cơ sởđào tạo nhân lực có trình độ cao choNgành văn hóa, thể thao và du lịch.Đồng thời đây cũng là một trongnhững trung tâm nghiên cứu các vấnđề lý luận và thực tiễn của văn hóaViệt Nam; tham mưu cho Đảng, Nhànước, Bộ VHTTDL các cơ sở lýluận, khoa học để hoạch định cácchính sách và thể chế văn hóa.

Trong những năm qua, Trường đãđào tạo hàng chục nghìn cán bộ vănhóa cho đất nước, góp phần quantrọng trong việc xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc. Trong số đó, nhiềungười đã trở thành các nhà khoa học,chuyên gia, nhà văn, nhà báo, nghệsĩ, đóng góp tâm huyết, sức lực chosự phồn vinh của đất nước.

Để hoàn thành nhiệm vụ quantrọng này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđề nghị nhà trường cần tiếp tục pháttriển nguồn nhân lực chất lượng caogắn với phát triển khoa học công nghệ- là một trong ba đột phá chiến lượcđể đất nước phát triển nhanh và bềnvững; thực hiện tốt ba nguyên lý củaquá trình đào tạo: học đi đôi với hành,lý luận liên hệ với thực tiễn, nhàtrường gắn liền với xã hội. Bên cạnhđó, trường cần xây dựng kế hoạch cụthể để phát triển nhà trường đến năm2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền củaChủ tịch Nước, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã trao Huân chương Độclập Hạng Nhì cho tập thể Nhà trườngvà Huân chương Lao động Hạng Bacho 03 cá nhân; Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên trao Bằng khen củaThủ tướng Chính phủ cho 06 tập thểvà 03 cá nhân vì sự nghiệp giáo dụcvà đào tạo.

pV

55 năm Trường Đại học Văn hoá Hà Nội

Đối với TDTT quần chúng, bêncạnh việc quan tâm tổ chức tốt Đại hộithể thao các cấp, hướng tới Đại hộiTDTT toàn quốc lần thứ VII diễn ravào năm nay, cần tiếp tục đẩy mạnh vànâng cao chất lượng cuộc vận động“Toàn dân rèn luyện thân thể theogương Bác Hồ vĩ đại”.

Bộ trưởng cũng bày tỏ sự tin tưởngvào Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đáViệt Nam khóa VII (vừa kết thúc vào25/3) có thể xây dựng lại phong tràoBóng đá Việt Nam, góp phần khẳng

định vị thế của Bóng đá Việt Nam trêncác đấu trường khu vực và châu lục.Bóng đá Việt Nam sẽ mãi là niềm tựhào của người hâm mộ Việt Nam.

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTTVương Bích Thắng đã thay mặt toànthể cán bộ, công chức cảm ơn chuyếnthăm cùng những lời chúc ý nghĩa màBộ trưởng đã dành cho những ngườilàm công tác thể thao nhân dịp kỷ niệm68 năm Ngày thành lập.

Tổng cục trưởng Vương BíchThắng cũng cho biết, năm 2014 là một

năm với rất nhiều việc phải làm, tuynhiên, lãnh đạo Tổng cục TDTT cùngtoàn thể cán bộ, công chức và nhữngngười làm công tác thể thao sẽ luônphấn đấu, nỗ lực hết mình để làm tốtnhiệm vụ được giao.

Cũng nhân dịp này, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã đi thăm cơ sở làmviệc của các Vụ, đơn vị tại Tổng cụcTDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam vàphòng Trưng bày VHTTDL.

tổng Hợp

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh vừa cóbuổi làm việc với Phó Bí thư Tỉnh uỷBạc Liêu - Lê Minh Chiến về việcchuẩn bị tổ chức Festival Đờn ca tài tửquốc gia lần thứ Nhất 2014 tại Bạc Liêu.

Bộ trưởng thống nhất tổ chức Sơduyệt Lễ Khai mạc Festival vào ngày18/4/2014; Tổng duyệt Lễ Khai mạcFestival vào chiều ngày 20/4/2014.Giao Cục Văn hóa cơ sở làm cơ quanđầu mối tổng hợp tiến độ, kết quả cáchoạt động trong Kế hoạch tổ chứcFestival, báo cáo lãnh đạo Bộ; Đôn đốcBan Tổ chức, các Tiểu ban rà soát tiếnđộ thực hiện các nhiệm vụ được giao,chuẩn bị nội dung họp Ban Chỉ đạoFestival vào ngày 04/4/2013 tại tỉnhBạc Liêu; Chủ trì tổ chức Chương trìnhLiên hoan Đờn ca tài tử và Không gianĐờn ca tài tử Nam bộ.

Giao các đơn vị: Cục Công tác phíaNam tuyên truyền, quảng bá Nghệ

thuật Đờn ca tài tử tại Ngày hội du lịchTP. Hồ Chí Minh; Học viện Âm nhạcquốc gia Việt Nam chủ động phối hợpvới Cục Di sản văn hóa chuẩn bị tốtHội thảo về Nghệ thuật Đờn ca tài tửNam bộ, kinh phí do Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam đảm nhiệm;Cục Nghệ thuật biểu diễn cố vấnchuyên môn Giải thưởng Trần HữuTrang, phối hợp chuẩn bị, tham gia xâydựng kịch bản Lễ Khai mạc, Lễ Bếmạc Festival với mục tiêu tổ chức gọnnhẹ, tiết kiệm và chặt chẽ; Tổng cục Dulịch tổ chức tập huấn nghiệp vụ chonhân viên các khách sạn, nhà hàng trênđịa bàn tỉnh Bạc Liêu; Tham gia gianhàng tại Lễ hội Ẩm thực Nam bộ; Phốihợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảomục đích kết nối các tour, tuyến để đưakhách du lịch đến với tỉnh Bạc Liêu;Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệthuật Việt Nam phối hợp tổ chức Triển

lãm nhạc cụ dân tộc, sưu tầm, tổ chứctriển lãm tranh ảnh về sinh hoạt Đờn catài tử, tổ chức các chương trình biểudiễn để phục vụ du khách đến tham dựFestival; Vụ Thi đua, Khen thưởngchuẩn bị Bằng khen của Bộ trưởng cho21 đoàn tham dự Festival.Љ

Về khen thưởng cho Liên hoanĐờn ca tài tử, Huy chương Vàng kèmtiền thưởng đối với tập thể là10.000.000 đồng/Huy chương; đối vớicá nhân là 2.000.000 đồng/Huychương. Huy chương Bạc kèm tiềnthưởng đối với tập thể là 5.000.000đồng/Huy chương; đối với cá nhân là1.000.000 đồng/Huy chương.

Đối với Không gian Đờn ca tài tử:Giải A: 2.000.000 đồng/giải; Giải B:1.000.000 đồng/giải. Giấy khen Nghệnhân nhỏ tuổi nhất và cao tuổi nhất:600.000 đồng/giải.

H.p

Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ Nhất 2014

Chiều 25/3, tại trụ sở BộVHTTDL, Thứ trưởng Đặng Thị BíchLiên đã có buổi tiếp và làm việc vớiĐoàn đánh giá Bộ Ngoại giaoLuxembourg về các dự án thuộc Cơquan hợp tác Phát triển Luxembourgtrong lĩnh vực đào tạo nghề Khách sạnvà Du lịch.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, từnăm 1997 đến nay Chính phủ Đạicông quốc Luxembourg đã tài trợkhông hoàn lại cho Việt Nam 04 Dựán gồm: Dự án VIE/002, VIE/009,VIE/015 và VIE/031, với tổng số vốntài trợ là 14.375.999 EURO, tăngcường năng lực nguồn nhân lực ngànhDu lịch và Khách sạn ở các vùng dulịch trọng điểm tại Việt Nam. Trongquá trình triển khai các Dự án này,Luxembourg và Việt Nam thườngxuyên phối hợp chặt chẽ với nhau.

Cùng đó, các hoạt động hỗ trợ đượcđịnh hướng, lên kế hoạch và thực hiệntheo Chiến lược phát triển du lịch ViệtNam đến năm 2020, tầm nhìn đến2030 và Quy hoạch phát triển nhânlực ngành Du lịch đến năm 2020, tầmnhìn đến 2030. Các Dự án đã đạt đượcnhững kết quả khả quan với hệ thốngcác cơ sở đào tạo gắn với công tác đàotạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịchở các trình độ đào tạo tập trung ở 9trung tâm du lịch (Hà Nội, Hải Phòng,Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt,TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, CầnThơ) được xây dựng; công tác quản lýđào tạo nhân lực Du lịch của cáctrường được đổi mới thông qua nângcao năng lực của đội ngũ quản lý đàotạo của các trường hưởng thụ Dự án.Đồng thời, phát triển cơ sở vật chất kỹthuật dạy và học; đào tạo đội ngũ giáoviên, giảng viên về kiến thức, kỹ năng,

thái độ và lương tâm nghề nghiệp; đổimới chương trình, giáo trình, nội dungvà phương pháp đào tạo theo chuẩnquốc gia, khu vực và thế giới áp dụngcho ngành Du lịch. Bên cạnh đó, gắnkết chặt chẽ giữa dạy lý thuyết vớithực hành, đào tạo với nghiên cứu,liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước-Nhàtrường-Nhà tuyển dụng lao động; đàotạo theo nhu cầu xã hội.

Từ những kết quả đã đạt được, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên mongmuốn trong thời gian tới, Việt Nam sẽtiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các Dựán của Luxembourg cho lĩnh vựcKhách sạn và Du lịch, qua đó góp phầnnâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộquản lý các cơ sở đào tạo du lịch, thựchiện thành công mục tiêu thiên niên kỷcủa Liên hợp quốc, tạo cơ sở cho tăngtrưởng xanh và bền vững.

tHtt

Hợp tác du lịch Việt Nam - Luxembourg

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Đại hội Liênđoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII,nhiệm kỳ 2014-2018 đã chính thức khaimạc. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh vàThứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tham dựĐại hội.

Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao kết quảđạt được của Liên đoàn Bóng đá ViệtNam trong những năm qua; đồng thờinhấn mạnh đến nhiệm vụ và giải phápphát triển bóng đá Việt Nam trongnhững năm tới, đó là:

Phối hợp chặt chẽ với Tổng cụcTDTT triển khai thực hiện các chủtrương, chính sách quan trọng của Đảngvà Nhà nước về phát triển bóng đá ViệtNam, tập trung vào việc thực hiệnChiến lược phát triển bóng đá Việt Namđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt. Trong năm 2014, phải xây dựngxong Quy hoạch phát triển bóng đá ViệtNam đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 làm cơ sở cho việc hoạchđịnh sự phát triển bóng đá của cả nước.

Chủ động nghiên cứu, tham mưuvới Nhà nước ban hành các cơ chế,chính sách phát triển bóng đá phù hợpvới tình hình thực tiễn và xu thế pháttriển trong giai đoạn mới. Tiếp tục hoànthiện hệ thống văn bản quản lý, điều

hành hoạt động thi đấu bóng đá, nhất làbóng đá chuyên nghiệp. Trước mắt, cầntập trung sửa đổi, bổ sung Quy chếbóng đá chuyên nghiệp phù hợp vớithực tiễn, điều kiện kinh tế-xã hội nướcta trong giai đoạn hiện nay và yêu cầuphát triển trong những năm tới.

Củng cố tổ chức bộ máy, lề lối làmviệc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa Liên đoàn; cần tăng cường phát huytrách nhiệm của các thành viên BanChấp hành, đồng thời có cơ chế, biệnpháp để huy động sự tham gia, ủng hộcủa những người có tâm huyết đối vớisự phát triển của bóng đá Việt Nam.Tích cực phát triển các tổ chức thànhviên mới.

Tập trung đầu tư nâng cao thànhtích của các đội tuyển bóng đá quốc gia(đội tuyển nam, đội tuyển nữ quốc gia,các đội tuyển U23...) để giành đượcthành tích cao ở khu vực và châu lụctrong những năm tới. Trước mắt, cầnđặc biệt quan tâm đầu tư cao cho độituyển nữ quốc gia để tham gia thi đấuthành công, đạt được mục tiêu đề ra. Tổchức tốt các giải bóng đá chuyênnghiệp, kiên quyết đấu tranh với cáchiện tượng tiêu cực, bạo lực và thiếuvăn hóa trong hoạt động bóng đá.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, vậnđộng tài trợ, tạo nguồn tài chính để hỗ

trợ phát triển bóng đá phong trào vàtăng nguồn lực đầu tư cho bóng đáchuyên nghiệp, đào tạo trẻ và các hoạtđộng của Liên đoàn.

Các đại biểu cũng thông quaphương hướng, mục tiêu, nhiệm vụcủa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóaVII (nhiệm kỳ 2014-2018) trong đótăng cường ưu tiên cho công tác đàotạo bóng đá trẻ, bóng đá nữ; đẩy mạnhphong trào luyện tập và thi đấu bóngđá trong các đối tượng và tầng lớpnhân dân…

Về tài chính, phấn đấu nguồn thuhàng năm của Liên đoàn đạt 100-130 tỷđồng, công ty VPF đạt 100 tỷ đồng vàmỗi câu lạc bộ chuyên nghiệp đạt 40-50 tỷ đồng. Mục tiêu cụ thể cũng đượcđặt ra cho đội tuyển nam quốc gia làvào chung kết SEA Games 28 (2017)và AFF Suzuki Cup 2014, 2016, đứngnhì bảng vòng loại khu vực của WorldCup 2018. Trong khi đó, đội tuyển nữquốc gia được đặt mục tiêu Vô địchSEA Games 28, giành HCV giải Vôđịch Đông Nam Á 2014, 2016 và giànhquyền tham dự Vòng chung kết WorldCup 2015.

Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ôngLê Hùng Dũng làm Chủ tịch VFF vớihơn 96% số phiếu bầu.

Đ.n

Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII

Chiều 26/3, tại Hà Nội, Đoàn TNCSHồ Chí Minh Bộ VHTTDL đã tổ chứcMít tinh Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lậpĐoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh cùng đông đảo đoànviên thanh niên các chi đoàn đã tới dự.

Phát biểu tại lễ mít tinh, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh biểu dương và ghinhận những kết quả mà Đoàn Thanhniên Bộ đã đạt được trong những năm

vừa qua, đặc biệt là công tác giáo dụcchính trị tư tưởng, phong trào thanhniên xung kích, tình nguyện đều cónhững bước phát triển tích cực.

Bộ trưởng yêu cầu năm 2014 ĐoànThanh niên phải phát huy rõ tinh thần“Xung kích, tình nguyện, trách nhiệm,kỷ cương, tiết kiệm, hiệu quả” và coiđây là phương châm hành động củaĐoàn Bộ để tạo những thành tích cao

hơn nữa cho phong trào đoàn; phấn đấunăm 2014 phải có 15 đồng chí đoànviên đạt tiêu chuẩn là những gương mặtđoàn tiêu biểu để xứng đáng là lựclượng tiên phong của phong trào Đoàn,xứng đáng với niềm tin yêu của Đảngvà Nhân dân Việt Nam.

Tại lễ mít tinh, các đoàn viên thanhniên đã cùng nhau ôn lại truyền thốngcách mạng của tuổi trẻ Việt Nam 83năm qua cũng như truyền thống vẻvang của lớp lớp thanh niên ngànhVHTTDL.

pV

Đoàn Thanh niên Bộ VHTTDL mít tinh Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

6 số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 21/3/2014, BộVHTTDL cho phép Bảo tàng Lịch sửquốc gia phối hợp với Bảo tàng quốcgia Hàn Quốc ký kết và triển khaiHợp đồng tổ chức trưng bày “Buổiđầu của nền văn hóa cổ Việt Nam”tại Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc.Thời gian từ tháng 3-11/2014.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 806/QĐ-BVHTTDL ngày24/3/2014 chuyển Trung tâm Bồidưỡng nghiệp vụ và dịch vụ văn hóa,thể thao, du lịch thuộc Cơ quan đạidiện Bộ VHTTDL tại TP Hồ ChíMinh thành Trung tâm Bồi dưỡngnghiệp vụ văn hóa, thể thao, du lịchtrực thuộc Cục Công tác phía Nam,Bộ VHTTDL.

- Ngày 24/3/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 808/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng,

nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củaTrung tâm Mỹ thuật ứng dụng thuộcTrường Cao đẳng Mỹ thuật trang tríĐồng Nai.

- Tại Quyết định số 838/QĐ-BVHTTDL ngày 25/3/2014, BộVHTTDL cho phép Sở VHTTDLtỉnh Bến Tre phối hợp với TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh khai quật ngôi mộ cổ ở khuphố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện ChợLách, tỉnh Bến Tre. Thời gian khaiquật: Từ ngày 15/4/2014 đến ngày15/5/2014, diện tích khai quật:100m2. Trong thời gian khai quật cáccơ quan được cấp giấy phép có tráchnhiệm tuyên truyền cho nhân dân vềviệc bảo vệ di sản văn hóa ở địaphương, không công bố những kếtluận khi chưa được cơ quan chủ quảnvà Cục Di sản văn hóa đồng ý.

Những hiện vật thu thập được trongquá trình khai quật giao cho Bảo tàngtỉnh Bến Tre giữ gìn, bảo quản; khibàn giao phải có biên bản giao nhận,tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 845/QĐ-BVHTTDL ngày26/3/2014, Giao Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp vớiHội Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đạihọc Mỹ thuật Việt Nam tổ chứcFestival Mỹ thuật trẻ 2014 tại HàNội, từ 20/8/2014 đến 05/9/2014.

- Ngày 26/3/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 867/QĐ-BVHTTDL, giao Nhà hát Ca, Múa,Nhạc Việt Nam chủ trì xây dựng vàtổ chức thực hiện kịch bản Lễ Khaimạc, Bế mạc Đại hội TDTT toànquốc lần thứ VII năm 2014.

tHtt

VăN BảN mớI

Ngày 25/3, Bộ VHTTDL đã cóCông văn số 900/BVHTTDL-DSVHtrình Thủ tướng Chính phủ cho phéplàm các thủ tục cần thiết đối với 2 disản văn hóa quan trọng của Việt Nam,đó là “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” cótên gọi cũ là “Kéo co truyền thống” và“Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ củangười Việt” - tên gọi cũ là “Nghi lễChầu văn của người Việt”. Theo đó, hồsơ “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” sẽđược gửi tới Hàn Quốc trước ngày 27/3để tổng hợp, xây dựng hồ sơ đa quốcgia. Còn với hồ sơ “Tín ngưỡng thờMẫu Tam phủ của người Việt” sẽ đượcgửi tới Tổ chức Giáo dục, khoa học vàvăn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)trước ngày 31/3.

Về hồ hơ “Tín ngưỡng thờ MẫuTam phủ của người Việt”, Bộ

VHTTDL cho biết: Trong quá trìnhnghiên cứu xây dựng hồ sơ, Ban Chỉđạo xây dựng hồ sơ đã tham khảo ýkiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốcgia và thấy rằng tên gọi “Nghi lễ Chầuvăn của người Việt” như trong danhsách dự kiến lập hồ sơ trình UNESCOkhông phản ánh được hết đặc trưng, giátrị của di sản. Trên cơ sở ý kiến tư vấncủa các thành viên Hội đồng, BộVHTTDL kính đề nghị Thủ tướngChính phủ cho phép đổi tên hồ sơthành “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủcủa người Việt” để thể hiện chính xácnội dung, đầy đủ giá trị của hiện tượngvăn hóa này, đáp ứng các tiêu chí củaUNESCO đối với di sản đệ trình vàoDanh sách di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại. Hồ sơ này cũngđã được hoàn chỉnh theo kết luận của

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Với hồ sơ “Kéo co truyền thống”,

sau các cuộc họp chuyên gia của 4nước tham gia, tên hồ sơ được khuyếnnghị đổi thành “Nghi lễ và trò chơi Kéoco” để phản ánh được rõ nét hơn tínhtruyền thống, đồng thời phù hợp vớiđặc thù của loại hình di sản này ở mỗinước tham gia. Riêng về phim tư liệu10 phút tại dự thảo, Viện Văn hóa Nghệthuật quốc gia Việt Nam, đơn vị chủ trìlập hồ sơ đã kiến nghị với phía HànQuốc không đưa bản đồ vào hồ sơ vàđã được chấp thuận. Hồ sơ “Nghi lễ vàtrò chơi Kéo co” đã được hoàn thiệntheo yêu cầu của Hội đồng Di sản vănhóa quốc gia, đáp ứng các quy định củaUNESCO và đã được 3 nước cùngtham gia gồm Hàn Quốc, Campuchia,Philippines đồng thuận.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thủ tục 2 hồ sơ di sản văn hóa quan trọng

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấnkhẳng định: Ngay từ khi bắt đầu triểnkhai, qua quá trình thích ứng với thựctế, đến nay, Chương trình đã thể hiện rõnhu cầu, yêu cầu, sự gắn bó mật thiếtkhông thể thiếu trong đời sống kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninhchủ quyền biên giới. Những dấu châncủa người chiến sỹ biên phòng in dấu,mang theo lời ca, tiếng hát, cái chữ, tìnhcảm, tấm lòng, vượt qua suối sâu, đèocao, biển cả đến với bà con, về với buôn,sóc, bản, làng, ấp nơi biên cương, gópphần vững chắc thêm thế trận lòng dânbằng văn hoá.

Cùng với hiệu quả hoạt động củangành văn hóa ở các địa phương,chương trình phối hợp giữa BộVHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biênphòng đã tạo nên diện mạo mới về vănhóa, thông tin, thể thao và du lịch vùngbiên giới đúng như mục tiêu ban đầucũng như các mục tiêu bổ sung. Đồngthời, chương trình đã góp phần cải thiện,nâng cao mức hưởng thụ văn hóa củađồng bào các dân tộc ở khu vực biêngiới, qua đó nâng cao dân trí, thúc đẩyphát triển sản xuất, cải thiện đời sốngnhân dân. Qua 20 năm thực hiện,chương trình phối hợp này đã góp phầntích cực xây dựng thế trận quốc phòng,an ninh, giữ vững trận địa tư tưởng, gópphần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệvững chắc chủ quyền an ninh biên giớiquốc gia, hòa bình, hữu nghị cùng pháttriển với các nước láng giềng.

Thực hiện chương trình phối hợp,Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cáctỉnh/thành đã phối hợp với ngành văn

hóa thành lập các tổ, đội tuyên truyềnvăn hóa nhằm đẩy mạnh và nâng caochất lượng hoạt động thông tin, cổ động,văn hóa nghệ thuật trên địa bàn biêngiới. Các tổ, đội tuyên truyền văn hóanày đã khẳng định hiệu quả hoạt động,phục vụ hàng triệu lượt người, đặc biệtlà tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh màngành văn hóa chưa vươn tới được. Đặcbiệt là tại các điểm nóng trên tuyến biêngiới như Điện Biên, Sơn La, Nghệ An,Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận...các đội tuyên truyền văn hóa bằng cáchình thức tuyên truyền, kịp thời biểudiễn văn hóa nghệ thuật lồng ghép vớivận động đã góp phần ổn định đời sốngtinh thần của nhân dân. Các tổ, đội tuyêntruyền văn hóa này cũng đã cùng vớingành văn hóa địa phương sưu tầm, gìngiữ, phát huy vốn văn hóa truyền thống,đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt vănhóa, lễ hội truyền thống. Trong đó, 2 bênđã cùng chung tay khôi phục được mộtsố hình thức sinh hoạt văn hóa dân gianđậm chất lễ nghi như lễ cầu ngư, lễxuống thuyền, lễ cá ông, lễ khao lề thếlính... của nhân dân các vùng biển HảiPhòng, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,Quảng Ngãi, Bình Định... Thông quaviệc tham gia các lễ hội truyền thống,nhất là ở vùng biển đảo, nhiều đội tuyêntruyền văn hóa đã phối hợp tuyên tuyền,khẳng định chủ quyền an ninh biên giớiquốc gia, chủ quyền biển đảo của Tổquốc. Hiện nay, Bộ VHTTDL cùng vớiBộ đội biên phòng đang thực hiện đề ánbảo tồn dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, dântộc La Hủ (Mường Tè, Lai Châu), tộcngười Đan Lai (Con Cuông, Nghệ An),người Rục ở Quảng Bình.

Đặc biệt, đến nay 100% các đồnbiên phòng đã có các thiết chế văn hoánhư phòng Hồ Chí Minh, phòng đọcsách báo; các đồn biên phòng và hầu hếtcác xã, bản lân cận đã được nghechương trình phát thanh, xem truyềnhình, một số đồn đã được lắp hệ thốngtiếp sóng FM, trạm thu phát lại truyềnhình, điện thoại, internet. Trên toàntuyến biên giới, bờ biển đã hình thànhmạng lưới thư viện, tủ sách với trên 400tủ sách đồn biên phòng, hàng ngàn tủsách, ngăn sách ở các trung tâm xã, bưuđiện. Ở nhiều tỉnh/thành thường xuyêntổ chức các hoạt động luân chuyển sách,phòng đọc biên giới để bộ đội, nhân dânvùng biên giới cùng tìm hiểu, cập nhậtkiến thức cũng như chủ trương, chínhsách mới của Đảng, Nhà nước.

Trong giai đoạn 2014-2020, chươngtrình phối hợp giữa Bộ VHTTDL vớiBộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xác địnhrõ mục tiêu tiếp tục củng cố, kiện toàntổ chức, hoạt động của các tổ, đội tuyêntruyền văn hóa; từng bước xây dựng địabàn biên giới, hải đảo là các địa chỉ bảotồn, phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống đặc sắc của từng dân tộc, là điểmđến hấp dẫn khách du lịch trong vàngoài nước...

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộtrưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướngPhạm Huy Tập, Chính ủy BĐBP đã traoKỷ niệm chương “Vì chủ quyền Anninh biên giới” cho Bộ VHTTDL. Thaymặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn cũng trao Kỷ niệmchương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thểthao và Du lịch” cho Bộ Tư lệnh BĐBP.

trần nguyện

Tổng kết 20 năm chương trình phối hợp... (Tiếp theo trang 1)

Trước đó, được sự cho phép củaThủ tướng Chính phủ tại Công văn số8868/VPCP-KGVX ngày 05/11/2012về danh sách di sản văn hóa phi vật thểdự kiến lập hồ sơ “Tín ngưỡng thờ

Mẫu Tam phủ của người Việt” và Côngvăn số 9889/VPCP-KGVX ngày21/11/2013 về việc xây dựng hồ sơ đaquốc gia “Nghi lễ và trò chơi Kéo co”,Bộ VHTTDL đã phối hợp với các địa

phương liên quan tổ chức xây dựng hồsơ đệ trình UNESCO xét đăng ký vàoDanh sách Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại năm 2015.

tHế Hùng

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

8 số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

Ngày 26/3, Bộ VHTTDL đã banhành Kế hoạch số 919/KH-BVHTTDLvề việc tổ chức các hoạt động nhân dịp5 năm thực hiện Quyết định số1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 củaThủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hóacác dân tộc Việt Nam (19/4/2009-19/4/2014) tại Làng Văn hóa - Du lịchcác dân tộc Việt Nam. Theo kế hoạch,các hoạt động nhân dịp 5 năm thực hiệnQuyết định số 1668/QĐ-TTg ngày17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủvề “Ngày Văn hóa các dân tộc ViệtNam” sẽ diễn ra từ ngày 15-20/4/2014tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nộivà một số địa điểm khác tại trung tâmHà Nội để tổ chức Hội nghị, Hội thảotrong phạm vi nội dung hoạt động củasự kiện.

Đây là hoạt động thiết thực chàomừng Ngày Văn hóa các dân tộc ViệtNam (19/4) với chủ đề “Bản sắc Vănhóa Việt Nam”. Các nội dung hoạt độnggóp phần bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc, trongđó có tinh hoa, nét độc đáo về văn hóaẩm thực các dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp này, tiến hành sơ kết, đánh

giá kết quả thực hiện, đồng thời xácđịnh phương hướng, biện pháp thựchiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủtrong giai đoạn tiếp theo. Đồng thờităng cường công tác quảng bá, giớithiệu về Làng Văn hoá - Du lịch các dântộc Việt Nam, hình ảnh đất nước, conngười Việt Nam với du khách trongnước và quốc tế.

Hội thảo “Xây dựng Đề án tổ chứccác sự kiện thường niên tại Làng Vănhóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giaiđoạn 2015-2020” (09h00-12h00 ngày17/04/2014 tại trụ sở Bộ VHTTDL). Tổchức tọa đàm, trao đổi, tham luận giữacác đại biểu, chuyên gia, nhà khoa họctham dự Hội thảo nhằm hoàn thiện vàxây dựng hệ thống các chủ đề, nội dunghoạt động cho các sự kiện thường niêntại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam giai đoạn 2015-2020 (Ngàyhội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốcnhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm;Các hoạt động chào mừng Ngày Vănhóa các dân tộc Việt Nam với chủ đề“Bản sắc Văn hóa Việt Nam”; Sự kiệnTuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Disản Văn hóa Việt Nam”).

Điểm nhấn của các chuỗi hoạt độnglà Hội nghị - Hội thảo sơ kết 5 năm thựchiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủvề “Ngày Văn hóa các dân tộc ViệtNam” (08h30-17h00 ngày 18/4/2014tại một địa điểm trong nội thành Hà Nộivà Không gian Làng Văn hóa - Du lịchcác dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, SơnTây, Hà Nội).

Trong 05 ngày, từ ngày 15-20/4/2014 giới thiệu không gian văn hóaẩm thực các dân tộc Việt Nam tại Khônggian làng III, Làng Văn hóa - Du lịchcác dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, SơnTây, Hà Nội. Giới thiệu không gian vănhóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam, ẩmthực tiêu biểu của các vùng Bắc, Trung,Nam, trong đó điểm nhấn là: Ẩm thựccủa một số dân tộc có đặc trưng ẩm thựctiêu biểu như: Thái, Tày, Mường,H’Mông, Kinh, Hoa, Khmer... Trongcác ngày giới thiệu văn hóa ẩm thực,Ban Tổ chức sẽ tổ chức 3-4 buổi trìnhdiễn, giới thiệu về một số món ăn tiêubiểu của các dân tộc, vùng miền (giớithiệu nét độc đáo của món ăn, nguyênliệu, cách thức chế biến món ăn...).

H.p

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Bộ VHTTDL vừa ban hành Thôngbáo số 865/TB-BVHTTDL thông báokết luận của Thứ trưởng Bộ VHTTDLHồ Anh Tuấn về dự án các hạng mụctranh, tượng trang trí công trình NhàQuốc hội.

Theo đó, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnhvà Triển lãm, Ban Quản lý dự án cáchạng mục tranh, tượng trang trí côngtrình Nhà Quốc hội khẩn trương triểnkhai theo đúng quy định của pháp luật,đảm bảo chất lượng, tiến độ của Dự ántheo Kế hoạch đấu thầu Dự án các hạngmục tranh, tượng trang trí công trìnhNhà Quốc hội được Bộ trưởng BộVHTTDL phê duyệt tại Quyết định số

326/QĐ-BVHTTDL ngày 20/02/2014và Dự án các hạng mục tranh, tượngtrang trí công trình Nhà Quốc hội đượcBộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt tạiQuyết định số 3479/QĐ-BVHTTDLngày 07/10/2013.

Thời gian còn lại ngắn, khối lượngcông việc nhiều, đặc biệt là khâu sángtác, thể hiện tác phẩm nghệ thuật, do đóThứ trưởng đề nghị Chủ đầu tư, Hộiđồng nghệ thuật thường xuyên cập nhậttình hình, triển khai Dự án, tháo gỡ kịpthời các vướng mắc theo thẩm quyền.Xây dựng tiến độ chi tiết việc triển khaiDự án đến ngày 20/7/2014, hoàn thànhcác thủ tục về Hợp đồng với nhà thầu,

tác giả đúng quy định của pháp luật.Giao Vụ Kế hoạch, Tài chính rà soát,

đôn đốc, phối hợp với Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm, Ban Quản lý dựán các hạng mục tranh, tượng trang trícông trình Nhà Quốc hội triển khai đúngtrình tự, thủ tục đảm bảo chất lượng, tiếnđộ, đúng quy định của pháp luật.

Thứ trưởng đề nghị Ban Quản lý dựán công trình Nhà Quốc hội xác nhận vịtrí, kích thước liên quan đến khuôn khổtranh, tượng trang trí để Ban Quản lý dựán các hạng mục tranh, tượng trang trícông trình Nhà Quốc hội triển khai đảmbảo tiến độ của Dự án.

Hp

Triển khai dự án các hạng mục trang trí công trình Nhà Quốc hội

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

9số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

Ngày 25/3, Bộ VHTTDL đã banhành Thông báo số 909/TB-BVHTTDL về kết luận của Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh tại cuộc họp BCĐ tổchức triển khai 03 Đề án (Đề án Xâydựng đội ngũ trí thức ngành Văn hoá,Thể thao và Du lịch đến năm 2020; Đềán Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảngviên trình độ cao trong lĩnh vực Vănhoá nghệ thuật giai đoạn 2011-2020và Đề án Đổi mới và nâng cao chấtlượng đào tạo của các trường Văn hoánghệ thuật giai đoạn 2011-2020) củangành VHTTDL đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt. Theo đó, Bộtrưởng ghi nhận, đánh giá cao tinhthần làm việc của Vụ Đào tạo - đơn vịchủ trì trong việc tổ chức thực hiện Kếhoạch triển khai 03 Đề án năm 2013.Cơ bản nhất trí với Báo cáo kết quảtriển khai thực hiện năm 2013 và dựkiến Kế hoạch triển khai 03 Đề ánnăm 2014.

Giao Vụ Đào tạo chủ trì, phối hợpvới các Tổng cục, Cục, Vụ chức năngvà các địa phương triển khai 03 Đề ánvới các nội dung: Những nhiệm vụtrong Kế hoạch triển khai 03 Đề án củanăm 2013 chưa thực hiện được, Bộtrưởng yêu cầu tiếp tục triển khai, hoànthành trong năm 2014. Tập trung đầutư nâng cấp trường, phát triển mạnglưới cơ sở đào tạo VHTTDL đảm bảođào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và phùhợp với Chiến lược phát triển nhân lực

Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạchmạng lưới các cơ sở đào tạo đại học,cao đẳng đến năm 2020.

Khẩn trương xây dựng tiêu chí cáctrường trọng điểm, trong đó chú trọngcác tiêu chí đất đai, cơ sở vật chất,trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy,nghiên cứu, chương trình giáo trình,hợp tác quốc tế với các trường nướcngoài, đào tạo sau đại học..., tập trungcho ba trường, gồm: Đại học Sânkhấu-Điện ảnh Hà Nội, Đại họcTDTT Bắc Ninh, Cao đẳng Du lịchHà Nội. Chuẩn bị Công văn đề nghịvà xây dựng các tiêu chí cụ thể để đềxuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, BộKế hoạch và Đầu tư đưa Trường Đạihọc Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội,Trường Đại học Văn hoá Hà Nội vàodanh sách các cơ sở đào tạo trọngđiểm được xem xét thụ hưởng nguồnvốn viện trợ phát triển của Ngân hàngthế giới năm 2014.

Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tàichính thành lập đoàn kiểm tra đầu tưxây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bịđể khảo sát, tổng hợp nhu cầu của cáctrường. Tập trung đầu tư cơ sở vậtchất cho các trường Cao đẳng nghềDu lịch Cần Thơ và Cao đẳng nghềDu lịch Đà Lạt. Tiếp tục triển khaiChương trình mục tiêu quốc gia giáodục và đào tạo giai đoạn 2012-2015 vềthực hiện Đề án “Dạy và học ngoạingữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

giai đoạn 2008-2020”.Tăng cường liên kết đào tạo giữa

các cơ sở đào tạo, giữa các trườngTrung ương và địa phương; tiếp tụcđổi mới, phát triển và hoàn thiện cácgiáo trình dùng chung cho các mônhọc phục vụ đào tạo, thực hiện dướicác hình thức: tổ chức biên soạn, lựachọn, mua bản quyền của nước ngoài,dịch và biên soạn lại các tài liệu củanước ngoài. Tập trung công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tronglĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trên cơ sở Chương trình hànhđộng của Chính phủ thực hiện Nghịquyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013của Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá XI vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,xây dựng Chương trình hành độngđổi mới căn bản toàn diện giáo dục vàđào tạo trong lĩnh vực VHTTDL,trong đó chú trọng đào tạo tài năngtrẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao,trình Ban Cán sự Đảng.

Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tàichính xây dựng chi tiết, cụ thể Kếhoạch 2015 triển khai 03 Đề án để xiný kiến Ban Chỉ đạo và bố trí cuộc họpBan Chỉ đạo vào tháng 6/2014.

H.p

Triển khai 3 Đề án của ngành VHTTDL đã được Thủ tướng phê duyệt

Phê duyệt Đề án tổ chức Festival mỹ thuật trẻ 2014tại Hà Nội

Tại Quyết định số 846/QĐ-BVHTTDL ngày 26/3/2014, BộVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức

Festival Mỹ thuật trẻ 2014 tại Hà Nội. “Festival Mỹ thuật trẻ 2014” là

tên gọi của Đề án với quy mô toànquốc sẽ diễn ra vào tháng 8/2014 tạiTrường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.Dự kiến tại đây trưng bày khoảng200 tác phẩm chọn lọc của các nghệsỹ trẻ có độ tuổi từ 18 đến 35 giớithiệu, trưng bày các tác phẩm xuấtsắc mới sáng tác trong vòng 3 năm

vừa qua (2011-2014). Sự kiện nàykhẳng định sự quan tâm của Đảng vàNhà nước của Bộ VHTTDL đối vớilực lượng sáng tác mỹ thuật trẻ,những người sẽ làm nên những tácphẩm, những dự án nghệ thuật chohôm nay và mai sau, góp phần đưanền mỹ thuật Việt Nam ngày càngphát triển hiện đại.

n.H

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

10 số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

Trong khuôn khổ Ngày hội dulịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 10,ngày 27/3, UBND TP. Hồ Chí Minhtổ chức Hội nghị Định hướng hợp tácphát triển du lịch giữa TP. Hồ ChíMinh và các địa phương.

Các đại biểu đã thảo luận vàthống nhất các giải pháp thực hiệnhợp tác phát triển du lịch trong từnglĩnh vực như quản lý Nhà nước,quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạonguồn nhân lực, phát triển sản phẩmdu lịch và đầu tư phát triển du lịch.Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh và các địaphương sẽ tích cực, chủ động hợptác phát triển các sản phẩm du lịchtheo hướng khai thác, đầu tư nângcấp các sản phẩm du lịch truyềnthống, đồng thời đầu tư xây dựng

sản phẩm du lịch mới gắn liền vớisản phẩm du lịch truyền thống; đadạng hóa các sản phẩm và các loạihình du lịch, phát huy liên kết vùng,liên kết trong phát triển sản phẩm dulịch; tập trung đầu tư tôn tạo và khaithác tài nguyên du lịch, tạo các sảnphẩm du lịch đặc thù.

Trong công tác đầu tư phát triểndu lịch, các địa phương cần chútrọng bảo vệ môi trường, cảnh quanvà hệ sinh thái đa dạng; tôn tạo vànâng cấp các di tích, di sản để pháthuy giá trị và khai thác phục vụ dulịch hiệu quả...

Bên cạnh đó, thành phố Hồ ChíMinh và các địa phương tập trungđẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảngbá du lịch, mở rộng phạm vi thị

trường quảng bá ra nước ngoài. Đặcbiệt, các địa phương tăng cường quảnlý Nhà nước về du lịch, thực hiệnquản lý và kiểm soát hoạt động dulịch, đẩy mạnh huy động và quản lýsử dụng các nguồn lực đảm bảo thựchiện các mục tiêu phát triển.

Phát biểu tại hội nghị, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh,với vai trò là trung tâm, đầu tàu củangành du lịch cả nước, trong thờigian tới, TP. Hồ Chí Minh cần tiếptục phát huy có hiệu quả hợp tác vớicác địa phương trong và ngoài nướcđể phát triển du lịch, tạo điều kiệnmôi trường thuận lợi nhất cho cácdoanh nghiệp phát huy sự hợp tácthực chất và bền vững.

H.p

Bộ VHTTDL đã có Công văn số888/BVHTTDL-VHDT ngày 24/3hướng dẫn Sở VHTTDL các tỉnh triểnkhai Chương trình cấp ấn phẩm VHTTphù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số,các xã khu vực III, các trường Phổthông dân tộc nội trú thuộc Dự án Tăngcường đầu tư, xây dựng, phát triển hệthống thiết chế văn hoá thể thao cấphuyện miền núi, vùng sâu, vùng xa,biên giới và hải đảo năm 2014. Theođó, văn bản hướng dẫn các nội dunggồm: định hướng về cơ cấu, chủ đề nộidung ấn phẩm; quy cách, nguyên tắccấp phát ấn phẩm; địa chỉ cấp phát ấnphẩm và kinh phí thực hiện; quản lý vàphát huy hiệu quả ấn phẩm ở cơ sở; địachỉ đơn vị cung cấp ấn phẩm; yêu cầuvề thông tin, báo cáo tình hình thựchiện Chương trình.

Nội dung ấn phẩm cung cấp phảiđảm bảo tính thời sự, phục vụ thiết thựccho công tác văn hoá-thông tin ở cơ sở;

cân đối giữa các chủ đề, loại hình ấnphẩm. Chủ đề chính trị, chính sách,pháp luật chiếm 30% số loại ấn phẩmcung cấp, nội dung tuyên truyền, phổbiến Hiến pháp năm 2013; phổ biếnchủ trương, chính sách hỗ trợ phát triểnnông nghiệp - nông thôn; chính sáchtôn giáo; chính sách dân tộc; các quyđịnh về hôn nhân và gia đình, bìnhđẳng giới, di sản văn hoá; tuyên truyềnvề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Chủ đề văn hoá, xã hội chiếm 45% sốloại ấn phẩm cung cấp, nội dung tuyêntruyền, vận động bài trừ hủ tục xâydựng nếp sống văn minh gia đình, làng,bản văn hoá, phòng, chống tệ nạn xãhội, bạo lực gia đình, rủi ro thiên tai.Chủ đề nông nghiệp, khoa học và đờisống chiếm 25% số loại ấn phẩm cungcấp, nội dung phổ biến kiến thức, kinhnghiệm về bảo vệ tài nguyên - môitrường, chăm sóc sức khoẻ cho vậtnuôi, cây trồng; giới thiệu mô hình

canh tác, chăn nuôi có hiệu quả phùhợp với điều kiện tự nhiên, khả năngtiếp cận ở vùng miền núi, dân tộc thiểusố.

Kế hoạch triển khai Chương trìnhtừ tháng 3-5/2014, căn cứ định hướngcơ cấu, chủ đề nội dung, hình thức ấnphẩm, địa chỉ cấp phát ấn phẩm, kinhphí được phân bổ theo thông báo, SởVHTTDL các tỉnh tiến hành khảo sát,lựa chọn danh mục ấn phẩm và đơn vịđặt hàng; lập danh mục, kế hoạch cấpphát ấn phẩm; dự toán đặt hàng sảnxuất, cung cấp ấn phẩm; trình cấp cóthẩm quyền tại địa phương phê duyệt.Tháng 6-12/2014, các đơn vị được giaothực hiện Chương trình ký hợp đồngđặt hàng sản xuất ấn phẩm và thực hiệncấp phát ấn phẩm đến địa chỉ hưởng lợitheo kế hoạch. Từ tháng 01-02/2015, tổchức kiểm tra, đánh giá kết quả thựchiện Chương trình.

H.p

Cấp ấn phẩm VHTT cho các xã dân tộc trọng điểm

Hợp tác du lịch giữa TP. Hồ Chí minh với các địa phương

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1069 l 03.4.2014

quản lý nhà nước

Ngày 24/3, Bộ VHTTDL đã cóCông văn số 872/BVHTTDL-DSVHđề nghị UBND tỉnh Điện Biên tạo điềukiện để Sở VHTTDL, Ban quản lý Dựán Di tích Điện Biên Phủ cùng các cơquan chức năng có liên quan của tỉnhtriển khai kịp thời một số công việchoàn thành xây dựng và trưng bày Bảotàng Chiến thắng Điện Biên Phủ đúngdịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịchsử Điện Biên Phủ đảm bảo chất lượng.Các công việc cụ thể:

Kinh phí cho việc triển khai kế

hoạch sưu tầm bổ sung hiện vật phụcvụ trưng bày Bảo tàng theo nội dungtrưng bày đã được phê duyệt, đồng thờitiếp tục làm việc với các Bộ, ngành,nhất là Bộ Quốc phòng, để được hỗ trợgiải quyết nhu cầu sưu tầm hiện vật chotrưng bày Bảo tàng; Khẩn trươngnghiên cứu biên soạn nội dung thuyếtminh trưng bày Bảo tàng Chiến thắngĐiện Biên Phủ và tổ chức bồi dưỡng,tập huấn để đội ngũ cán bộ, thuyếtminh viên có đủ năng lực đáp ứng yêucầu hoạt động sau khi khánh thành,

đồng thời nghiên cứu xây dựng cácchương trình giáo dục phù hợp với cácđối tượng khách tham quan nhằm pháthuy hiệu quả trưng bày của Bảo tàng;Các đơn vị liên quan tập trung hoànthành sớm việc thi công trưng bày đểcó điều kiện tổ chức xin ý kiến đónggóp của các nhà khoa học, các nhânchứng lịch sử phục vụ việc chỉnh lý,hoàn thiện trưng bày trước thời điểmkhánh thành Bảo tàng.

n.H

Trưng bày Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế chobiết, Festival Huế lần thứ 8 - 2014 sẽkhai mạc vào ngày 12/4/2014 và kếtthúc ngày 20/4/2014. Chủ đề củaFestival Huế lần thứ 8 - 2014 là “Di sảnvăn hóa với hội nhập và phát triển”.Festival Huế 2014 quy tụ các chươngtrình nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưngcho những vùng văn hóa và các thànhphố cố đô của Việt Nam, giới thiệunghệ thuật ca múa nhạc cung đình vàcác làn điệu dân ca độc đáo của Huế;các chương trình nghệ thuật truyềnthống và đương đại chất lượng cao diễnra hàng đêm tại các sân khấu ở ĐạiNội, Cung An Định, các sân khấu cộngđồng khắp các vùng thị trấn, vùng xacủa tỉnh Thừa Thiên Huế và cácchương trình biểu diễn giao lưu đặcbiệt dành cho những người không cóđiều kiện tham dự Festival đang ở tạicác bệnh viện, nhà máy…

Công tác chuẩn bị cho Festival Huế2014 đang được tỉnh Thừa Thiên Huếkhẩn trương thực hiện. Công tác tuyêntruyền, giới thiệu và quảng bá vềFestival Huế 2014 gắn với tuyên truyềnxúc tiến, quảng bá về văn hóa du lịchđã được triển khai tích cực ngay từ đầunăm 2013. Trong đó, tập trung chocông tác tuyên truyền, quảng bá bằng

hình thức cổ động trực quan, qua hoạtđộng đối ngoại, xúc tiến du lịch. Đã tổchức các hoạt động quảng bá xúc tiếndu lịch tại một số hội chợ, hội nghịtrong nước và quốc tế, tổ chức đón cácđoàn Famtrip, Presstrip từ TP. Hồ ChíMinh và các tỉnh tìm hiểu và quảng bá,khảo sát tour tuyến đến Huế trong thờigian diễn ra Festival.

Đối với công tác chuẩn bị cơ sở lưutrú - bố trí phòng nghỉ cho đại biểu, đơnvị nghệ thuật: Hiện nay, Sở VHTTDL đãtổng hợp, cung cấp thông tin các cơ sởlưu trú, nắm số lượng cơ sở lưu trú, sốlượng phòng, giường để Ban Tổ chứclên kế hoạch chủ động đặt phòng và bốtrí phòng nghỉ cho các đại biểu, các đoànnghệ thuật về dự Festival đảm bảo phùhợp với lịch trình biểu diễn, tham gia cáchoạt động của các đại biểu và đoàn nghệthuật. Hiện tại, Thừa Thiên Huế có 526cơ sở lưu trú với 9.925 phòng, 16.843giường. Trong đó đã tiến hành khảo sát,đặt chỗ một số khách sạn 5 sao và cáckhách sạn có chất lượng cao để tổ chứccác hoạt động trọng tâm trong Festivalnhư Hội nghị Bộ trưởng phụ trách vănhóa các nước ASEAN + 3, Liên hoanẨm thực quốc tế, Liên hoan Múa quốctế, Giải Golf Festival, Giải Quần vợt vôđịch đồng đội quốc gia…

Đối với việc thẩm định các chươngtrình nghệ thuật, trưng bày triển lãm:Căn cứ vào chức năng quản lý văn hóaNhà nước quy định, Sở VHTTDLThừa Thiên Huế đã hướng dẫn, phốihợp với Trung tâm Festival theo dõi,thẩm định các chương trình nghệ thuậtcủa các đoàn nghệ thuật trong nước vànước ngoài, hoạt động trưng bày triểnlãm trong khuôn khổ Festival Huế2014 theo đúng các quy định hiệnhành. Ngoài các chương trình do BanTổ chức trực tiếp chỉ đạo, tất cả cácchương trình nghệ thuật, triển lãm đềuđược Sở hướng dẫn lập hồ sơ cấp phép,thẩm định, đảm bảo về mặt nội dung vàchất lượng.

Ngoài ra, Sở VHTTDL cũng đã chỉđạo các đơn vị chuyên môn liên quantăng cường các biện pháp, giải phápquản lý, nâng cao chất lượng dịch vụdu lịch, đảm bảo môi trường du lịchtrong sạch, lành mạnh trong nhữngngày cao điểm diễn ra Festival, khôngđể xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá tùytiện, công khai đường dây nóng ở mộtsố địa điểm công cộng tập trung nhiềukhách du lịch… để kịp thời xử lý cáchoạt động và bảo vệ, trợ giúp du kháchkhi có yêu cầu.

H.Q

Chuẩn bị cho Festival Huế lần thứ 8 - 2014

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

12 số 1069 l 03.4.2014

Sự kiện vấn đề

Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồvề thăm làng cá Cát Hải - Cát Bà(01/4/1959-01/4/2014) và khai trươngDu lịch Cát Bà đã diễn ra tối 30/3 tạiđảo Cát Bà (Hải Phòng).

Sự kiện Bác Hồ về thăm làng cáCát Hải cách đây 55 năm thể hiện sựquan tâm, chăm lo đặc biệt của Ngườiđối với đồng bào chiến sỹ huyện đảo.Chuyến đi thăm làng cá của Bác đã trởthành một phần thưởng, nguồn độngviên tinh thần vô cùng quý giá, cổ vũquân dân huyện đảo Cát Hải tiếp tụcphát huy truyền thống anh hùng, dũngcảm kiên cường trong chiến đấu, cầncù, sáng tạo trong lao động, xây dựngquê hương ngày càng giàu đẹp, vănminh, chủ động hội nhập quốc tế.

Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, làmột trong ba hòn đảo lớn nhất tại ViệtNam, nằm cách thành phố Hải Phòng

60km về phía Đông và cách Thủ đô HàNội 150km. Năm 2004, đảo Cát Bà đãđược Tổ chức Giáo dục, khoa học vàvăn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)công nhận là khu dự trữ sinh quyển thếgiới và đang trên lộ trình trở thành côngviên địa chất toàn cầu và Di sản thiênnhiên thế giới.

Đảo Cát Bà trở thành điểm đến dulịch hấp dẫn vùng Đông bắc Tổ quốc.Hướng tới một dịch vụ du lịch hoànhảo và chuyên nghiệp, Cát Bà đangkhắc phục những nhược điểm, kêu gọixã hội hoá, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịchvụ du lịch độc đáo mang thương hiệu“Cát Bà đảo ngọc”.

Ngày 27/3 vừa qua, UBND huyệnCát Hải đã chính thức khánh thành vàđưa vào sử dụng công trình kéo dài,nâng cấp cầu tàu khách Cát Bà với tổngmức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Công trình

này có thể đáp ứng nhu cầu 4 tàu cậpbến cùng thời điểm, giảm ách tắc giaothông, giảm thời gian chờ đợi tại bếntàu, đáp ứng nhu cầu phục vụ du kháchđến tham quan, du lịch tại quần đảo CátBà. Năm 2014, Cát Bà phấn đấu đónkhoảng 1.500.000 lượt khách thăm.

Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 55năm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá CátHải - Cát Bà, khai trương du lịch Cát Bàlà chuỗi các hoạt động như: biểu diễnnghệ thuật “Cát Bà - Đảo ngọc tìnhngười” với nhiều tiết mục đặc sắc; lễ cầungư truyền thống, ra quân của ngànhthủy sản đánh bắt cá vụ Nam, thả cágiống thủy sản; phát động phong tràonhân dân bảo vệ, nuôi trồng, phát triểnnguồn lợi thủy sản; Giải đua thuyềnrồng trên biển các tỉnh ven biển đồngbằng sông Hồng tranh cúp Báo HảiPhòng lần thứ 20. M.MinH

Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Hải - Cát Bà và khai trương du lịch Cát Bà

Ngày 26/3, Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế đã tổ chức chương trìnhTuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế,đợt 1 năm 2014, bắt đầu từ ngày 26/3đến 01/4/2014. Đặc biệt, trong NgàyGiải phóng Huế 26/3, từ 07h-17h trongngày, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đôHuế mở cửa không thu vé đối với cánbộ, nhân dân trong tỉnh và du khách làngười Việt Nam tham quan các điểm ditích Huế.

Trong Tuần lễ Vàng Du lịch tại Disản Huế đợt 1 năm 2014, Trung tâmthực hiện nhiều chương trình ưu đãi,khuyến mãi hấp dẫn cho du khách, cáccông ty lữ hành và cộng đồng địaphương. Cụ thể, khi đến thăm các di tíchthuộc khu di sản Huế, nếu khách muavé tham quan 3 điểm Hoàng cung Huế,lăng Khải Định, lăng Minh Mạng sẽđược miễn vé tham quan các điểm ditích còn lại (bao gồm: lăng Thiệu Trị,lăng Tự Đức và điện Hòn Chén); giảm

20% giá vé tham quan các điểm di tíchcho các đoàn khách có số lượng từ 10người trở lên (mua 10 vé được giảm 2vé); giảm 50% giá vé xem biểu diễnNhã nhạc tại Duyệt Thị Đường vào cácsuất buổi sáng và buổi chiều; miễn phíthuyết minh tại Đại Nội cho đoàn từ 20khách trở lên; miễn vé tham quan di tíchcho các đoàn sinh viên của các trườngđại học, cao đẳng (có giấy giới thiệu củatrường và giấy xác nhận của Trung tâmBảo tồn Di tích Cố đô Huế); giảm 20%giá dịch vụ xe điện đưa đón tham quankhu vực Hoàng cung; giảm 10 - 20% giácác dịch vụ (hàng lưu niệm, giải khát...)trong các điểm tham quan của khu disản Huế.

Ngoài ra, du khách còn thưởng thứcmột số hoạt động dịch vụ (miễn phí)trong khu vực Hoàng cung Huế như:trưng bày triển lãm các bộ sưu tập cổ vật

triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cungđình Huế (số 3 Lê Trực); sưu tập hiệnvật trang phục triều Nguyễn tại Tả Vu -Đại Nội Huế; hoạt cảnh Hoàng Thái hậuhồi cung tại khu vực Trường lang TửCấm Thành; lễ đổi gác hàng ngày tạiphía trước Ngọ Môn; chương trình biểudiễn Ca Huế hàng ngày tại cung TrườngSanh; biểu diễn Tiểu nhạc hàng ngày tạicác góc Trường lang Tử Cấm Thành vàtrong Vườn Cơ Hạ, giúp du khách cóthêm những trải nghiệm mới trongkhông gian cung điện, thành quách cổxưa của Cố đô Huế.

Trong quý I/2014, lượng khách dulịch đến Huế đạt 650.662 lượt, tăng2,3% so cùng kỳ; trong đó, khách quốctế 271.365 lượt khách, tăng 2,1%.Doanh thu từ du lịch đạt khoảng trên621 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Q.Việt

Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

13số 1069 l 03.4.2014

Sự kiện vấn đề

Thông tin từ Tổng cục Du lịchngày 26/3 cho biết: Lượng kháchquốc tế đến Việt Nam trong quý I năm2014 đã đạt hơn 2,3 triệu lượt, tăng29,30% so cùng kỳ năm 2013. Tổngdoanh thu từ khách du lịch đạt 70.200tỷ đồng, tăng 31,21% so cùng kỳ nămtrước. Lượng khách đến Việt Nam đểdu lịch, nghỉ ngơi vẫn chiếm đa số vớihơn 1,4 triệu lượt người, tiếp đó làngười về Việt Nam thăm thân đạt403.829 lượt... Khách quốc tế đếnViệt Nam đông nhất trong 3 thángđầu năm 2014 vẫn là khách TrungQuốc với 587.475 lượt người, đứngthứ 2 là khách đến từ Hàn Quốc, cònkhách Nhật Bản đông thứ 3. Lượngkhách đến từ Hồng Kông (TrungQuốc) đến nước ta trong quý I/2014tuy chỉ chỉ đạt 5.817 khách nhưng lạilà thị trường khách đạt mức tăngtrưởng cao nhất trong các thị trườngkhách của Việt Nam so với cùng kỳquý I/2013...

Thống kê từ một số trọng điểm dulịch của Việt Nam cũng cho thấy tínhiệu rất tốt cho ngành du lịch nướcnhà. Cụ thể là tại Thừa Thiên Huế,trong quý I, lượng khách du lịch đếnHuế đạt 650.662 lượt, tăng 2,3% so

cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế271.365 lượt, tăng 2,1%. Doanh thu từdu lịch đạt khoảng hơn 621 tỷ đồng.

Trong tháng 4/2014, tại Huế sẽdiễn ra Festival Huế với chủ đề “Disản Văn hóa với hội nhập và pháttriển”, dự kiến sẽ thu hút 200.000 lượtdu khách, trong đó một nửa sẽ là dukhách quốc tế. Hiện Huế đang nỗ lựcchuẩn bị, sẵn sàng đón du khách trongnước và quốc tế về dự Festiaval.Riêng về du lịch, Thừa Thiên Huế sẽtổ chức thêm các tour du lịch phục vụdu khách, trong đó có tour về làng cổPhước Tích, làng hoa giấy ThanhTiên, các sản phẩm du lịch cộng đồngdựa vào sinh thái của người dân tộcvà khai thác bản sắc văn hóa của đồngbào dân tộc Vân Kiều, Cơ Tu... ởhuyện miền núi A Lưới, Nam Đông.

Bình Thuận, một trong nhữngtrọng điểm du lịch của khu vực NamTrung Bộ, trong tháng 3/2014 và cảquý I/2014 hoạt động du lịch diễn rakhá sôi động với một lượng lớn kháchquốc tế đến địa phương theo các tourđặt trước. Trong tháng 3/2014, du lịchBình Thuận đã đón thêm 313.900 lượtkhách, tăng 8,9% so cùng kỳ nămtrước. Trong đó tính riêng khách du

lịch quốc tế có khoảng 38.950 lượt,tăng 5,5% so cùng kỳ. Doanh thu từdu lịch của Bình Thuận trong tháng3/2014 đạt khoảng 650 tỷ đồng, tăng22% so cùng kỳ và đưa doanh thu cảquý I/2014 lên hơn 2.000 tỷ đồng.Thời gian tới là thời điểm chuyển dầnsang mùa hè ở Việt Nam nên du lịchbiển luôn là lựa chọn hàng đầu của dukhách, nhất là khách nội địa, trong đóBình Thuận luôn là điểm đến đượcnhiều du khách chọn lựa. Còn tại Thủđô Hà Nội, ước tính quý I/2014,khách quốc tế lưu trú đạt hơn 500.000lượt người, tăng 12,3%; khách nội địađến Hà Nội tăng 8,1% so cùng kỳnăm trước...

Lượng khách du lịch nội địa trong3 tháng đầu năm 2014 đạt 13,7 triệulượt khách, tăng 6,85% so cùng kỳnăm 2013. Sau Tết Nguyên đán hàngnăm, lượng khách nội địa luôn tăngcao bởi người dân tham gia các loạihình du lịch hành hương, lễ hội. Dựkiến trong tháng 4/2014 cũng là tháng3 theo âm lịch, du lịch nội địa tiếp tụclà thời gian cao điểm bởi hàng triệulượt người sẽ hành hương dự Giỗ TổHùng Vương - Lễ hội Đền Hùng...

yến nHi

2,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I

Tối 30/3, tại Làng Văn hóa - Du lịchcác dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biênphòng phối hợp tổ chức chương trìnhgiao lưu văn nghệ các đội tuyên truyềntiêu biểu.

Tại buổi giao lưu, đại biểu, khán giảđã được thưởng thức một chương trìnhnghệ thuật độc đáo, đặc sắc do các độituyên truyền văn hóa tiêu biểu của Bộđội biên phòng và các tỉnh thể hiện. Cáctác phẩm được biểu diễn tại buổi giao

lưu đã ngợi ca quê hương, đất nướccũng như tinh thần vượt qua khó khăn,hiểm nguy để bảo vệ biên cương Tổquốc của những người lính mang quânhàm xanh như: “Giai điệu quê hương”,“Khúc hát lính Biên phòng”, “Hoa rừngquê em”, “Lý mười thương”, “Vó ngựabiên cương”, “Đôi mắt Plâyku”, “Tiếngđàn nứa Bản Rào tre”... Những lời ca,bản nhạc, điệu múa thấm đẫm tìnhngười của những người lính Biênphòng, cũng như của các chàng trai, cô

gái đến từ các tỉnh đã tạo nên bầu khôngkhí vui tươi và thể hiện mối quan hệ tốtđẹp tình quân dân.

Chương trình giao lưu nhân Kỷniệm 60 năm Chiến thắng Điện BiênPhủ, 55 năm Thành lập Bộ đội Biênphòng; đồng thời nhằm động viên,khích lệ các hoạt động tuyên truyền vănhóa tiêu biểu để củng cố, xây dựng khốiđoàn kết toàn dân tộc. Chương trình còngóp phần giới thiệu, quảng bá Làng Vănhóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam-“ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dântộc Việt Nam trong việc bảo tồn, giữ gìnvà phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc. Đức MinH

Chương trình giao lưu văn nghệ các đội tuyên truyền tiêu biểu

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

14 số 1069 l 03.4.2014

Sự kiện vấn đề

Lần công diễn thứ 4 vở nhạc kịchđầu tiên trong nền âm nhạc Cách mạngViệt Nam “Cô Sao” đã được Hội Nhạcsĩ Việt Nam phối hợp cùng Ủy bannhân dân tỉnh Sơn La tổ chức tối 25/3,tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La.Đông đảo đồng bào các dân tộc SơnLa đã có mặt cùng thưởng thức tácphẩm âm nhạc nổi tiếng này.

Theo Ban Tổ chức, việc đưa vởnhạc kịch Cô Sao về nơi tác phẩm hìnhthành đã góp phần thỏa ước nguyệncủa nhạc sĩ Đỗ Nhuận lúc sinh thờicũng như niềm mong mỏi của nhândân muốn đưa “Cô Sao” về với SơnLa. Đây cũng là lời tri ân gửi đến cácthế hệ chiến sĩ cách mạng đã chiến đấuvà hy sinh ở mảnh đất này, nhân dịpKỷ niệm 60 năm Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ.

Vở nhạc kịch “Cô Sao” được nhạcsĩ Đỗ Nhuận “thai nghén” trong thờigian bị thực dân Pháp giam cầm tạinhà tù Sơn La. Tác phẩm “Cô Sao”được sáng tác trong thời gian 1960-1963, có nội dung gắn liền với cuộcsống đồng bào dân tộc Thái ở Sơn Lavà quá trình chống thực dân Pháp củađồng bào nơi đây.

Vở nhạc kịch “Cô Sao” kể về mộtngười con gái Thái xinh đẹp, nhưngmồ côi cha mẹ từ nhỏ là A Sao. Sau đócô bị kẻ xấu vu oan là có ma cà rồngtrong người nên phải trốn vào rừngsống. Tại đây cô gặp Hà và Vân, haichiến sĩ cách mạng đã giúp A Sao cóthêm niềm tin, nghị lực vượt lên sốphận. “Cô Sao” được nhạc sĩ ĐỗNhuận lấy cảm hứng từ câu thơ: “Trênđời ngàn vạn điều cay đắng/Cay đắng

chi bằng mất tự do” của Chủ tịch HồChí Minh để làm tư tưởng chính củavở nhạc kịch.

Trong lần công diễn thứ 4, diễn viênchính vẫn là ca sĩ Hà Phạm Thăng Longvai cô Sao, Mạnh Dũng vai cán bộ cáchmạng Hồng Hà... Tuy nhiên, quy môcủa dàn nhạc và dàn hợp xướng đượcthu nhỏ còn 66 nghệ sĩ, nhạc công. Vởnhạc kịch được trình diễn trong thờilượng 90 phút với 3 màn. Thành phầntham gia thực hiện gồm: Chỉ huy dànnhạc Honna Tetsuji; đạo diễn HuyềnNga; biên đạo múa Nghệ sĩ Nhân dânAnh Phương; đạo diễn âm nhạc nhạc sĩĐỗ Hồng Quân; chỉ huy đêm diễn Nghệsĩ Ưu tú Mạnh Chung…

Trước đó, vở nhạc kịch “Cô Sao”đã được công diễn vào các năm 1965,1976, 2012. Hải pHOng

Đưa vở nhạc kịch “Cô Sao” về với Sơn La

Tổng cục Du lịch vừa có văn bảngửi các Sở VHTTDL, các doanhnghiệp du lịch kế hoạch quảng bá, xúctiến du lịch năm 2014. Đây là các hoạtđộng quảng bá, xúc tiến lớn do Tổngcục Du lịch chủ trì tổ chức ở trongnước và quốc tế. Đồng thời, Tổng cụcDu lịch cũng kêu gọi các địa phương,doanh nghiệp quan tâm tham gia cáchoạt động xúc tiến, quảng bá này trêncơ sở kế hoạch hoạt động cũng như thịtrường nguồn để góp phần nâng caohiệu quả quảng bá, xúc tiến của ngànhdu lịch nước nhà.

Về hoạt động tuyên truyền, quảngbá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở nướcngoài, năm nay Tổng cục Du lịch tiếptục tham gia các Hội chợ du lịch quốctế thường niên quan trọng bắt đầu từtháng 6/2014 ở Thái Lan và kết thúcvào tháng 3/2015 tại hội chợ ITBĐức. Bên cạnh việc tham gia các hộichợ du lịch quốc tế, Tổng cục Du lịchcũng tham gia vào các chương trình

phát động thị trường để thúc đẩy pháttriển du lịch tại nhiều quốc gia, vùnglãnh thổ, xúc tiến các loại hình du lịchmới. Đặc biệt, trong năm 2014, Tổngcục Du lịch và Cục Mỹ thuật, Nhiếpảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) phốihợp tổ chức thương hiệu du lịch ViệtNam dưới hình thức triển lãm, trưngbày giới thiệu các tác phẩm sơn màitruyền thống, kết hợp với trưng bày,quảng bá một số sản phẩm du lịchlàng nghề truyền thống về sơn màicủa Việt Nam tại Vương quốc Anh.Năm 2014, Tổng cục Du lịch cũngđón tiếp 10 đoàn khảo sát du lịch ViệtNam đến từ nhiều thị trường trọngđiểm như Trung Quốc, Nhật Bản,Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc...

Ở trong nước, Tổng cục Du lịchcũng tham gia nhiều hoạt động quảngbá, xúc tiến ở nhiều vùng, miền trêncả nước. Cụ thể là trong tháng 4/2014,Tổng cục Du lịch sẽ tham dự Hội chợdu lịch quốc tế Việt Nam lần thứ 2

diễn ra tại Hà Nội. Đây là hội chợ dulịch quốc tế quy mô lớn nhất miền Bắcnước ta, năm nay có sự tham dự của22 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong số499 gian hàng đăng ký chính thức đếnthời điểm này có tới 150 gian quốc tế.Mới bắt đầu diễn ra từ năm 2013, Hộichợ du lịch quốc tế Việt Nam hướngtới thị trường mua bán sản phẩm dulịch kích cầu. Năm nay, hội chợ sẽkích cầu trực tiếp vào các tour du lịchdo liên minh kích cầu phía Bắc, Namvà các công ty lữ hành với hàng ngàntour giảm giá sâu. Cũng trong năm2014, Tổng cục Du lịch tiến hànhnhiều chương trình hỗ trợ phát triểnsản phẩm du lịch khác, trong đó cónghiên cứu, hỗ trợ xây dựng sản phẩmdu lịch vùng đồng bằng sông CửuLong, hỗ trợ phát triển sản phẩm dulịch đường mòn Hồ Chí Minh... Đồngthời tiếp tục tổ chức nhiều lớp bồidưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũthuyết minh viên du lịch, nâng cao

Năm 2014, tiếp tục quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

15số 1069 l 03.4.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 28/3, tại TP Hồ Chí Minh, CụcNghệ thuật biểu diễn tổ chức Hội nghịtổng kết một năm thực hiện Nghị địnhsố 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 củaChính phủ, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013 của BộVHTTDL về các giải pháp tăng cườngcông tác quản lý hoạt động nghệ thuậtbiểu diễn.

Đây là lần đầu tiên một văn bản quyphạm pháp luật trong lĩnh vực nghệthuật biểu diễn ra đời đã thu hút sự quantâm của các nghệ sĩ, đơn vị biểu diễnnghệ thuật trong cả nước và là hành langpháp lý quan trong cho các tổ chức, đơnvị thực hiện. Tuy nhiên sau hơn 1 nămthực hiện, các văn bản quy phạm phápluật này cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế.

Ông Phạm Xuân Phúc, Phó ChánhThanh tra Bộ VHTTDL cho rằng, ưuđiểm của các văn bản mới này là tạothuận lợi cho doanh nghiệp về việc xinphép cũng như đơn giản hóa thủ tục tiếpnhận các đơn vị nghệ thuật tại địaphương. Tuy nhiên, việc thành lập cácdoanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệthuật hiện nay rất dễ dàng. Vì vậy, mộtsố doanh nghiệp tổ chức biểu diễn saiphạm bị tước giấy phép hoặc đình chỉ tổchức biểu diễn đã sẵn sàng thay đổi têndoanh nghiệp để tiếp tục hoạt động. Mặtkhác, nhiều địa phương khi cấp phéptiếp nhận biểu diễn nghệ thuật chủ yếudựa trên hồ sơ xin phép là chính, khôngthẩm định thực tế chương trình biểudiễn, do đó các đơn vị tổ chức biểu diễndễ có những sai phạm trong khi tổ chức.

Theo ông Nguyễn Văn Hàm, PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh QuảngNam, việc cấp giấy phép công diễn, tổchức biểu diễn nghệ thuật, trình diễnthời trang hiện nay chủ yếu được thựchiện qua việc thẩm định hồ sơ của cáctổ chức, cá nhân nên vẫn còn xảy ra tìnhtrạng vi phạm quảng cáo không đúng sựthật, tổ chức biểu diễn không đúng nộidung trong giấy phép. Bên cạnh đó, giấyphép tổ chức biểu diễn nghệ thuật cấpcho các doanh nghiệp kèm theo nộidung chương trình có quá nhiều tiết mụcvà nghệ sỹ biểu diễn, nhưng lại khôngquy định cụ thể số tiết mục, số nghệ sỹtham gia trong một đêm diễn. Điển hìnhtrong năm 2013, Sở đã phối hợp với cáclực lượng chức năng địa phương xử lýnghiêm vụ lừa đảo trong biểu diễn nghệthuật, tổ chức chương trình và thu tiềnvé không đúng như nội dung quảng cáodiễn ra vào tối 29/5/2013 tại thị trấn HàLam (huyện Thăng Bình), xã Hương An(huyện Quế Sơn).

Đại diện một số tỉnh/thành kháccũng cho biết, thời gian gần đây, tìnhtrạng một số đoàn nghệ thuật đến các cơquan, xí nghiệp, trường học thườngxuyên nài ép, vận động mua vé xembiểu diễn gây bức xúc. Tình trạng biểudiễn không thông báo vẫn còn diễn ratại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hộichợ... Một số quán cà phê mời ca sỹ vềhát dưới hình thức giao lưu với khán giảkhông bán vé nhưng thực chất phụ thuvào tiền nước của khách với giá cao vàkhi tổ chức thường không thông báo.

Chương trình biểu diễn dựa vào các hội,đoàn thể còn nhiều bất cập như đi vậnđộng quyên góp, bán vé gây phản ứngtrong nhân dân, trong khi chất lượngchương trình chưa đảm bảo.

Thời gian qua, Cục nghệ thuật biểudiễn cũng đã “mạnh tay” xử lý một sốcá nhân, tổ chức vi phạm quy định vềhoạt động biểu diễn. Điển hình là việctạm dừng cho phép biểu diễn đối vớiLê Thị Huyền Anh (còn gọi là BàTưng), ca sỹ Angela Phương Trinhtrên phạm vi toàn quốc vì ăn mặc phảncảm; yêu cầu ca sỹ Đàm Vĩnh Hưngnghiêm khắc rút kinh nghiệm và điềuchỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩnmực đạo đức.

Để đảm bảo hiệu quả trong việc thựcthi các giải pháp tăng cường công tácquản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn,trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ cónhững sửa đổi tại Thông tư 03 cho phùhợp với thực tế xã hội. Bên cạnh đó, Bộtiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đốivới việc áp dụng, thi hành pháp luật vềnghệ thuật biểu diễn để kịp thời pháthiện, xử lý sai phạm. Bộ cũng yêu cầucác đơn vị liên quan hoàn thiện hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật về nghệthuật biểu diễn; tập trung kiểm duyệt,tăng cường năng lực Hội đồng nghệthuật; công khai, minh bạch, tăng cườngtính liên kết hệ thống thông tin, cấpphép, xử lý vi phạm; tăng cường giámsát, kiểm tra các công ty, ca sỹ, ngườimẫu đã từng vi phạm.

MinH HạnH

Tăng cường quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn

trình độ ngoại ngữ cho các bộ, ngườilao động làm cồng tác du lịch...

Trong năm 2013, chương trìnhkích cầu do Bộ VHTTDL đã góp phầnquan trọng vào việc hoàn thành cácmục tiêu quan trọng của ngành du lịchnước nhà. Nhiều địa phương đã tíchcực triển khai chương trình kích cầu

du lịch 2013, góp phần thúc đẩy pháttriển du lịch địa phương, đồng thờigiúp cho nhiều doanh nghiệp vượt quakhó khăn, thách thức do tác động củasuy thoái kinh tế. Trong năm 2014,Việt Nam phấn đấu đón 8 triệu lượtkhách quốc tế; phục vụ 37,5 triệu lượtkhách nội địa. Bộ VHTTDL đánh giá

rằng, nhiều nội dung của chương trìnhkích cầu du lịch năm 2013 vẫn còn cónhiều giá trị thực tiễn trong năm 2014,nên chương trình kích cầu du lịch gắnvới việc thúc đẩy các ngành dịch vụnăm 2013 vẫn được tiếp tục triển khaitrong năm 2014...

K.HOàn

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

16 số 1069 l 03.4.2014

Sự kiện vấn đề

Giải Bắn cung quốc gia sẽ chínhthức khai mạc ngày 03/4 tại Trungtâm Thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng.Thông tin do Liên đoàn Bắn súngViệt Nam công bố ngày 28/3.

Tại giải đấu lần này, các cung thủsẽ tranh tài giải cá nhân, gồm: Nộidung dành cho nam cung 1 dây vàcung 3 dây với các cự ly 18m, 30m,50m, 70m, 90m; nội dung dành chonữ cung 1 dây và cung 3 dây với cựly 18m, 30m, 50m, 60m, 70m. Các

vận động viên tham dự giải phảithuộc quân số trong ngành công an,quân đội và giáo dục đào tạo hoặc cóhợp đồng chuyển nhượng vận độngviên thời hạn ký kết tối thiểu trướcngày 01/01/2014. Mỗi vận động viênchỉ được đăng ký thi một nhóm nộidung: cung 1 dây hoặc cung 3 dây.

Giải Bắn cung quốc gia là dịp đểBan Tổ chức đánh giá lại chất lượngthi đấu của các vận động viên, cũngnhư công tác đào tạo chuyên môn của

các huấn luyện viên. Các vận độngviên có thành tích xuất sắc vượt trộitrong giải đấu lần này sẽ tiếp tụcđược bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổsung thêm vào đội tuyển Bắn cungquốc gia để đi thi đấu tại các giải đấulớn trong khu vực, châu lục và cácgiải đấu quốc tế.

Giải Cup Bắn cung quốc gia lầnthứ 17 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày11/4.

n.anH

Giải Bắn cung quốc gia lần thứ 17 tại Sóc Trăng

Ngày 28/3, Sở VHTTDL thành phốHải Phòng đã phát động cuộc thi ảnhnghệ thuật du lịch “Ấn tượng Hải Phòng2014”.

Cuộc thi ảnh nghệ thuật du lịch “Ấntượng Hải Phòng 2014” nhằm tìm kiếmnhững hình ảnh đẹp về vùng đất, conngười, nét văn hóa đặc sắc của HảiPhòng, các trọng điểm du lịch của Thànhphố, trong đó có quần đảo Cát Bà đangđề cử UNESCO công nhận là Di sảnthiên nhiên thế giới; ghi lại những hìnhảnh về hoạt động du lịch Hải Phòng trongnăm 2014; tăng cường kho tư liệu phụcvụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

cũng như xuất bản ấn phẩm quảng bá chothành phố Hải Phòng nói chung và dulịch Hải Phòng nói riêng. Cuộc thi đặcbiệt khuyến khích các tác phẩm có gócmáy mới, làm nổi bật những nét khác biệtriêng có của du lịch Hải Phòng.

Đối tượng dự thi là các nhà nhiếp ảnhchuyên và không chuyên, là công dânViệt Nam, người Việt Nam định cư ởnước ngoài và người nước ngoài đangsinh sống tại Việt Nam. Thành viên BanTổ chức, Ban Giám khảo và Ban Thư kýkhông được tham gia cuộc thi. Ảnh dựthi là ảnh màu, hoặc đen trắng, là ảnh đơn(không chấp nhận ảnh bộ); không hạn

chế số lượng ảnh và số lần gửi ảnh đốivới mỗi tác giả. Ảnh dự thi có kích thướcchiều nhỏ nhất là 40cm. Ban Tổ chức sẽtrao 1 giải Nhất trị giá 10.000.000 đồng,2 giải Nhì trị giá 7.000.000 đồng, 3 giảiBa trị giá 5.000.000 đồng và 8 giảiKhuyến khích trị giá 2.000.000 đồng chocác tác giả đoạt giải.

Thời gian nhận tác phẩm dự thi:Đến ngày 15/11/2014. Nơi nhận tácphẩm dự thi là Phòng Quy hoạch Pháttriển tài nguyên du lịch, Sở VHTTDLHải Phòng, 17 Lạch Tray, Ngô Quyển,Hải Phòng.

V.Đức

Ngày 28/3, tại Bảo tàng Phú Yên đãkhai mạc Triển lãm bản đồ và trưngbày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa làcủa Việt Nam - Những bằng chứng lịchsử và pháp lý”. Nhiều tư liệu, văn bản,hiện vật, ấn phẩm và gần 150 bản đồtrưng bày lần này là bằng chứng lịch sửvà pháp lý khẳng định Nhà nước ViệtNam từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳxã hội chủ nghĩa ngày nay đã xác lậpchủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đông đảo người xem trong vàngoài tỉnh tham dự Festival chú ý nhiềuđến sưu tập 65 bản đồ chứng minh chủquyền của Việt Nam đối với hai quần

đảo Hoàng Sa, Trường Sa do ViệtNam, các nước phương Tây công bố từthế kỷ XVII đến nay; 4 tập bản đồ(atlas) và 30 bản đồ khác do nhà nướcTrung Quốc xuất bản và phát hànhchính thức qua các thời kỳ lịch sử, thểhiện Trung Quốc không có liên quanđến hai quần đảo Hoàng Sa, TrườngSa.

Triển lãm còn giới thiệu phiên bảncác văn bản khẳng định chủ quyền ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa như các văn bản Hán Nôm,Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đìnhphong kiến Việt Nam và chính quyềnPháp ở Đông Dương ban hành từ thế

kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; các vănbản hành chính của chính quyền ViệtNam cộng hòa ở miền Nam Việt Namban hành trong thời kỳ 1954-1975; cácvăn bản hành chính của nhà nước Cộnghòa XHCN Việt Nam ban hành từ năm1975 đến nay; những hình ảnh, tư liệuvề quá trình thực thi và bảo vệ chủquyền của Việt Nam đối với hai quầnđảo Hoàng Sa, Trường Sa; một số tưliệu, ấn phẩm của các nước phươngTây biên soạn và xuất bản từ thế kỷXVIII đến thế kỷ XIX liên quan đếnchủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

t.Lập

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Thi ảnh nghệ thuật du lịch “Ấn tượng Hải Phòng 2014”

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

17số 1069 l 03.4.2014

Sự kiện vấn đề

Từ ngày 27-30/3, tại Sơn La đãdiễn ra Đại hội thể dục thể thao tỉnh lầnthứ VII với sự tham gia của trên 600vận động viên thuộc 21 đoàn đến từ 12huyện, thành phố trong tỉnh. Các vậnđộng viên tranh tài ở 6 môn thi đấugồm: điền kinh, kéo co, bắn nỏ, đá cầu,đẩy gậy và tung còn.

Kết thúc giải, Ban Tổ chức đã traogiải Nhất khối các huyện, thành phố chođội thể thao thành phố Sơn La, giải Nhìcho đội thể thao huyện Mai Sơn, giải Ba

thuộc về đội Yên Châu; khối các ngànhgiải Nhất thuộc về đội thể thao Bộ chỉhuy Quân sự tỉnh, giải Nhì cho đoàn thểthao trường Đại học Tây Bắc và giải Balà đoàn thể thao Công an tỉnh.

Đại hội thể dục thể thao tỉnh Sơn Lađược tổ chức nhằm biểu dương lựclượng thể dục thể thao trong toàn tỉnh,hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dânrèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ

vĩ đại” và đánh giá chất lượng phongtrào thể dục thể thao quần chúng trênđịa bàn tỉnh. Bên cạnh mở rộng vànâng cao chất lượng phong trào tậpluyện thể dục thể thao của quần chúng,qua Đại hội sẽ tuyển chọn được cácvận động viên xuất sắc để đào tạo vàthành lập đoàn vận động viên tham dựĐại hội thể dục thể thao toàn quốc.

V.MinH

Ngày 29/3, tỉnh Đắk Nông tổ chứcHội khỏe Phù Đổng lần thứ VI năm 2014với sự tham gia của gần 1.650 vận độngviên thuộc 38 đơn vị trong toàn tỉnh tranhtài ở 289 nội dung của 12 môn thi đấu:Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, đá cầu,cầu lông, cờ vua, bắn nỏ, điền kinh,karatedo, teakwondo, đẩy gậy và kéo co.Các vận động viên tham gia thi đấu baogồm các học sinh ưu tú được tuyển chọntừ các trường cấp I, II, III trên địa bàntỉnh. Hội khỏe sẽ diễn ra trong 5 ngày từ29/3-02/4. Trong số các học sinh thamgia Hội khỏe lần này, có nhiêu em làđồng bào dân tộc thiểu số, thi đấu chủyếu các môn sở trường như: bóng đá,

điền kinh, bắn nỏ, đẩy gậy. Hội khỏe PhùĐổng là sân chơi bổ ích và góp phầnquan trọng vào việc giáo dục toàn diệncho học sinh các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, công tác giáodục thể chất trong các trường học ơ ĐắkNông thường xuyên được quan tâm.Đến nay, hầu hết các trường học đã cósân chơi, bãi tập, nhà luyện tập đa chứcnăng, các trường học đã kết hợp hài hòagiữa giáo dục tri thức và thể chất. Thôngqua hoạt động giáo dục thể chất, ĐắkNông đã phát hiện được nhiều học sinhcó năng khiếu, tố chất thể thao để bồidưỡng, phát triển.

Hội khỏe Phù Đổng lần này không

chỉ để tuổi trẻ học đường đua tài truyềnthống mà còn là dịp để toàn ngành Giáodục - Đào tạo Đắk Nông rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thôngqua các cuộc thi đấu, Đắk Nông sẽ tuyểnchọn lực lượng vận động viên tham giaHội thi các trường Phổ thông dân tộc nộitrú toàn quốc lần thứ VIII và tham giaHội khỏe Phù Đổng toàn quốc vào năm2015.

Hội khỏe Phù Đổng Đắk Nông lầnthứ VI là một trong những hoạt độngchào mừng 59 năm Ngày Giải phóngThị xã Gia Nghĩa (23/3/1975-23/3/2014)và 59 năm Ngày Giải phóng hoàn toànMiền Nam thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2004).

H.L

Hội khỏe Phù Đổng Đắk Nông lần thứ VI

Bế mạc Đại hội TDTT tỉnh Sơn La lần thứ VII

Tối 27/3, tỉnh Bình Định đã longtrọng khai mạc Đại hội thể dục thể thaolần thứ VII - 2014. Đại hội được tổ chứcnhân Kỷ niệm 39 năm Ngày Giải phóngtỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2014),Kỷ niệm 68 năm Ngày Thể thao ViệtNam (27/3/1946-27/3/2014) và hướngtới Kỷ niệm 39 năm Ngày giải phónghoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổquốc.

Hàng ngàn vận động viên từ 15 đơnvị (11 huyện, thị xã, thành phố và Bộ chỉhuy Quân sự tỉnh Bình Định, Công antỉnh Bình Định, Trường Đại học QuyNhơn, Trường Cao đẳng Bình Định)tham dự Đại hội với 17 môn thi đấu. Từngày 27/3 đến 31/3, đại hội diễn ra 8 nội

dung thi đấu gồm: bơi lội, bóng bàn, cầulông, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, điền kinh,phóng lao. Trước đó, 9 môn thi đấu khácđã lần lượt tổ chức thành công như bóngđá, bóng chuyền, biliards, võ thuật...

Hướng tới Đại hội lần này, toàn tỉnhBình Định đã tổ chức thành công đại hộithể dục thể thao cơ sở tại 159/159 xã,phường; 11/11 huyện, thị, thành phố vớigần 54.500 vận động viên tham gia thiđấu, trong suốt năm 2013.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh BìnhĐịnh Mai Thanh Thắng cho biết: Thựchiện lời Bác Hồ dạy: Toàn dân luyệntập thân thể, phong trào luyện tập thểdục thể thao tại tỉnh Bình Định đãngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn

chiều sâu. Đến nay, Bình Định có30,42% dân số thường xuyên luyện tậpthể dục thể thao.

Đại hội lần này cũng là dịp để toàntỉnh rà soát, chọn lựa các vận độngviên tiềm năng cho thể thao thành tíchcao. Số vận động viên của tỉnh BìnhĐịnh đạt thành tích cao ngày càngtăng, năm 2013 đã đoạt được 169 huychương trong nước và quốc tế. Đặcbiệt, vận động viên Nguyễn Thị ThúyTriên của Bình Định đã đoạt 2 Huychương Vàng cá nhân, 2 Huy chươngVàng đồng đội môn Cờ vua các nhómtuổi Đông Nam Á và Huy chươngĐồng các nhóm tuổi thế giới.

t.Hùng

Bình Định: Phong trào luyện tập TDTT phát triển sâu rộng

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

18 số 1069 l 03.4.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 26/3, Sở VHTTDL tỉnh PhúThọ tổ chức Hội thi “Gói, nấu bánhchưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọlần thứ II” năm 2014. Đây là hai sảnvật dâng Vua Hùng vào mỗi dịp GiỗTổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng,thể hiện tấm lòng thành kính, tri âncông đức của các Vua Hùng đã cócông dựng nước.

Hội thi thu hút gần 100 nghệ nhânđến từ 13 huyện, thị, thành trong tỉnhPhú Thọ tham gia. Trong không khíhào hứng đua tài, các nghệ nhân ở 22đội (12 đội thi gói, nấu bánh chưng và10 đội thi giã bánh giầy) đã khéo léotạo ra những chiếc bánh thơm thảo từnhững hạt gạo tinh tuý của đất trời.

Bánh chưng, bánh giầy được chế

biến từ hạt lúa nếp thơm, một sảnphẩm tiêu biểu của nghề trồng lúanước có từ thời Vua Hùng. Trải quahàng nghìn năm lịch sử, hai sản vậtnày cùng truyền thuyết về nghĩa cửcao đẹp của hoàng tử Lang Liêu vẫnđược cộng đồng các dân tộc Việt gìngiữ, là lễ vật để cúng tổ tiên trongnhững ngày lễ, tết. Đặc biệt, đây là haisản vật được thành kính dâng VuaHùng vào mỗi dịp Giỗ Tổ HùngVương - Lễ hội Đền Hùng, thể hiệntấm lòng thành kính, tri ân công đứccủa các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Hội thi không chỉ là cơ hội để cácnghệ nhân, các đội thi thể hiện tàinăng của mình, giao lưu, học hỏi kinh

nghiệm lẫn nhau mà còn là dịp để dukhách về Phú Thọ được chiêmngưỡng tài nghệ của các nghệ nhân.

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đãtrao giải Nhất, Nhì phần thi gói, nấubánh chưng cho các đội Cẩm Khê vàthành phố Việt Trì; đội Thanh Ba vàTam Nông lần lượt giành được giảiNhất và Nhì phần thi giã bánh giầy.Các đội đoạt giải Nhất và Nhì của cácphần thi sẽ vinh dự được đại diện chotỉnh Phú Thọ tham gia đua tài với cáctỉnh bạn trong cuộc thi “Gói, nấu bánhchưng và giã bánh giầy” truyền thốngđược tổ chức tại Khu di tích lịch sửĐền Hùng trong dịp Giỗ Tổ HùngVương - Lễ hội Đền Hùng năm 2014.

trần nguyện

Vấn đề bảo vệ, quản lý di tích đangđược đặt ra cấp thiết trên địa bàn Thủđô. Thời gian gần đây, dư luận nhân dânrất bất bình trước sự việc chính ngườitrong Ban Quản lý di tích Quán làngCựu Quán, xã Đức Thượng, huyện HoàiĐức (Hà Nội) đã mang những cấu kiệnnghi là gỗ sưa đi bán. Hiện nay, cơ quanđiều tra vẫn chưa tìm được những thanhgỗ sưa để có căn cứ xử lý những cánhân, tập thể để xảy ra vụ việc. Tuynhiên, qua vụ việc ở Hoài Đức cho thấy,nhiều bài học cần được rút ra trong côngtác quản lý các di tích, không chỉ riêngtrên địa bàn Thủ đô.

Theo Công an xã Đức Thượng vàohồi 18 giờ, ngày 02/3/2014, 6 ngườigồm: Lãnh đạo thôn và Ban Khánh tiếtthôn Cựu Quán đã bán 4 thanh gỗ nghilà gỗ sưa với trọng lượng 127,5kg gỡ ởmái vảy của Quán thờ để bán với giá 1,2tỷ đồng. Bước đầu, số người bán gỗ củadi tích khai nhận, trong số tiền thu đượcnày, 700 triệu đồng đã được gửi tạiNgân hàng Nông nghiệp huyện HoàiĐức, còn 500 triệu đồng đã mua ruộng

gần chùa và mua đồ gỗ sửa lại mái vảycủa Quán thờ.

Một số cụ cao niên trong thôn CựuQuán cho biết: Quán thờ đã có lịch sửlâu đời nhưng chưa được xếp hạng, bêntrong có nhiều gỗ, trong đó có 4 thanhkẻ làm mái vảy làm bằng gỗ sưa.Trướcsự việc trên, ông Nguyễn Khắc Dong,“thủ từ” mới của Quán làng Cựu Quán,xã Đức Thượng chia sẻ: Được sự chỉđạo của xã, người dân đã kịp thời bầu raBan Quản lý mới. Mặt khác, dùng bạtđể đậy lên chỗ mái bị phá dỡ cho đỡnắng mưa, đồng thời đặt thợ mộc làmlại bằng gỗ xoan và gỗ lim thay thế.Người dân trong làng rất mong muốngiải quyết vụ việc cho thấu tình đạt lý,đặc biệt phải xử đúng người đúng tội,đúng sự việc.

Theo ông Đỗ Văn Thúy, Trưởngphòng Văn hóa huyện Hoài Đức, việcmột số cá nhân thôn Cựu Quán tự ý tháodỡ mái di tích Cựu quán quán để lấymột số thanh gỗ đem bán là đúng sựthật. Huyện Hoài Đức đã thông báo vớicơ quan chức năng của Thành phố cũng

như đại diện của Cục Di sản văn hóa,Bộ VHTTDL. Cục Di sản văn hóa đãđến xem xét và đánh giá rằng Quán thờthôn Cựu Quán là một cơ sở văn hóa tínngưỡng của thôn có quy mô nhỏ hơnngôi đình làng truyền thống.

Theo ông Trương Minh Tiến, PhóGiám đốc Sở VHTTDL Hà Nội, sau sựviệc ở Hoài Đức, thời gian tới ngành sẽđề nghị các quận, huyện, thị xã, đến xã,phường tiến hành kiểm kê hiện trạng vàhiện vật của các di tích trên địa bàn; quađó, có kế hoạch quản lý tốt hơn, nhằmgiữ gìn được giá trị gốc của di tích.

Hiện nay, Hà Nội cũng như một sốđịa phương khác trong cả nước cónhững di tích chưa được xếp hạng,hàng ngày phải “đối đầu”với nguy cơbị lấn chiếm, bị tàn phá của thời gianvà con người. Số phận của di tíchchưa được xếp hạng vì thế lại càng...bấp bênh. Sự việc xảy ra với di tích ởHoài Đức cho thấy cần phải nâng caoý thức của cả cộng đồng trong bảo vệdi tích.

L.KHánH

Nâng cao ý thức bảo vệ di tích từ bài học ở di tích Quán làng Cựu Quán huyện Hoài Đức

Thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy, tri ân các Vua Hùng

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

19số 1069 l 03.4.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 25/3, Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế phối hợp với Phânviện Khoa học Công nghệ Xây dựngmiền Trung tổ chức khánh thành, bàngiao và đưa vào sử dụng công trìnhbảo tồn, tu bổ phục hồi Hành Lang2A, 3A và Dực Lang 2B thuộc dự án“Phục hồi hệ thống hành lang và bảotồn nền móng cung điện Tử CấmThành, Đại Nội - Huế”.

Dự án có tổng mức đầu tư 97,401tỷ đồng; chia làm 7 giai đoạn. Trongđó, giai đoạn 1 thuộc gói thầu bảo tồn,tu bổ phục hồi Hành Lang 2A, 3A vàDực Lang 2B có vồn đầu tư hơn 9 tỷ

đồng, khởi công xây dựng từ10/3/2013.

Trong quá trình thi công, Phân việnKhoa học Công nghệ Xây dựng miềnTrung đã gia cường các móng chân cộtbằng gạch vồ; gia công các cấu kiệnbằng gỗ, sơn son thếp vàng, thếp bạcvà phủ hoàn kim các cấu kiện gỗ; phụchồi mái lợp ngói thanh lưu ly và hoànglưu ly; các con giao, bờ quyết... đạt yêucầu của việc trùng tu di tích theo LuậtDi sản văn hóa.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốcTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếcho biết: Hệ thống Hành Lang và Dực

Lang trong Tử Cấm Thành, Đại Nội -Huế chiếm một không gian rộng lớn.Việc phục hồi hệ thống hành lang ở đâykhông chỉ có giá trị tạo những lối đitiện nghi (có mái che, tường chắn mưagió) tới các công trình di tích chính, màcòn góp phần đẩy lùi không gian hoangphế của Hoàng Cung.

Trước mắt, tại Festival Huế 2014,hệ thống Hành Lang, Dực Lang trongTử Cấm Thành, Đại Nội - Huế làm nơitổ chức trưng bày triển lãm ảnh, cácsưu tập về triều Nguyễn, tạo nên khônggian hết sức có ý nghĩa phục vụ và thuhút du khách. Hồ tHanH

Ngày 26/3, UBND tỉnh Đồng Nai đãlàm lễ khởi công trình trùng tu, tôn tạodi tích Nhà lao Tân Hiệp (phường TânTiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh ĐồngNai) giai đoạn 1 với số vốn đầu tư 3,4 tỷđồng. Trong giai đoạn này tỉnh Đồng Naisẽ xây dựng miếu thờ liệt sĩ; tu bổ, tôntạo kho súng, phòng ngủ của lính; giữ lạiđoạn nền móng trại giam.

Nhà lao Tân Hiệp là một trong sáunhà tù lớn nhất của Mỹ - Ngụy ở miềnNam trong chiến tranh. Ngày02/12/1956, nơi đây xảy ra cuộc nổi dậy

cướp vũ khí, phá khám, tự giải thoát đưa462 cán bộ về với cách mạng. Ngày15/10/1994, Nhà lao Tân Hiệp được BộVăn hóa - Thông tin (nay là BộVHTTDL) xếp hạng Di tích cấp Quốcgia. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua di tíchnày do không được trùng tu, sửa chữanên đã xuống cấp nghiêm trọng. Tháng02/2012, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễđộng thổ công trình trùng tu, tôn tạo ditích với tổng kinh phí đầu tư 30 tỷ đồng

từ nguồn xã hội hóa. Song việc vận độngkinh phí gặp khó khăn nên dự án dậmchân tại chỗ cho đến nay.

Theo Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai(chủ đầu tư dự án), toàn bộ kinh phí đểtrùng tu Nhà lao Tân Hiệp giai đoạn 1 làcủa 21 đơn vị, doanh nghiệp đóng góp.Việc xây dựng giai đoạn 1 sẽ hoàn thànhvào tháng 9/2014; công trình do Công tyTNHH Một thành viên Mỹ thuật Trungương thi công. Đ.LâM

Phục hồi hệ thống hành lang và bảo tồn nền móng cung điện Tử Cấm Thành, Đại Nội - Huế

Trùng tu di tích Nhà lao Tân Hiệp - Đồng Nai

LịCH BIểu DIễN THáNG 4/2014 CủA NHà HáT KịCH VIệT NAm

Th Ngày V di n a i m

Ba 01 Nhân danh công lý Phú Th

T 02 Nhân danh công lý Nhà VH C u Gi y (Hà N i)

CN 06 “B nh s ” Nhà hát K ch VN

Hai 07 “B nh s ” Nhà hát K ch VN

Ba 08 “B nh s ” Nhà hát K ch VN

T 09 “B nh s ” Nhà hát K ch VN

N m 10 “Lâu ài cát” Trung tâm V n hóa B c Giang

T 16 “Tai bi n” Nhà hát K ch VN

Sáu 18 i tìm i u không m t Trung tâm V n hóa t nh S n La

B y 19 i tìm i u không m t Trung tâm V n hóa TP. Hòa Bình (Hòa Bình)

Sáu 25 “Lâu ài cát” Trung tâm v n hóa Thanh Trì (Hà N i)

B y 26 H n Tr ng Ba… Trung tâm V n hóa Hà Nam

CN 27 Nhân danh công lý Trung tâm V n hóa TP. Thái Bình (Thái Bình)

Hai 28 “ o h c” Nhà VH huy n T Liêm (Hà N i)

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1069 l 03.4.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh mộT Thành vIên

In và văn hóa Phẩm

Hội thảo “Xây dựng tiết mụcMúa rối có giá trị tư tưởng,chất lượng nghệ thuật cao

trong giai đoạn mới” tổ chức chiều 27/3,tại Hà Nội, thu hút đông đảo nhà quảnlý, nhà nghiên cứu, viết kịch, giáo sư,nhạc sĩ, nghệ sĩ và đại diện nhiều nhàhát Múa rối trong nước tham dự. Hoạtđộng nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệmNgày Sân khấu thế giới năm 2014 nhằmphát huy kết quả nghiên cứu, lý luận vàthực tiễn hoạt động Múa rối nhiều nămqua; tìm ra những giải pháp giúp nghệthuật Múa rối hội nhập và phát triểntrong giai đoạn mới.

Gần 20 tham luận tại hội thảo lànhững ý kiến tâm huyết, sâu sắc vớimong muốn nâng cao hơn nữa giá trị tưtưởng, chất lượng nghệ thuật của các tiếtmục Múa rối vì công chúng trong thờiđại mới.

Múa rối nước được coi là môn nghệthuật ra đời vào loại sớm nhất trong sốcác môn nghệ thuật dân gian của dân tộcViệt và đang được bảo tồn, phát huy mộtcách nghiêm túc. 20 năm qua, sân khấuMúa rối đã có bước tiến dài. Tiết mụcđã không còn gò bó, chật hẹp; thể loạiđã đa dạng, nhiều yếu tố mới cũng đượcđưa vào vở diễn. Sự thay đổi đó đã làmsâu khấu Múa rối hấp dẫn hơn, thể hiệnđược những nội dung, kỹ thuật phức tạp,phong phú hơn. Tuy nhiên, để đáp ứngđược yêu cầu trong giai đoạn mới, khixã hội có những bước phát triển về kỹthuật, nghệ thuật, theo họa sĩ NgôQuỳnh Giao, Việt Nam cần xem xétthực trạng hiện nay của nghệ thuật Múarối để có những bước tiến căn bản hơn,xây dựng được một nền nghệ thuật Múarối chuyên nghiệp, hiện đại.

Coi rối nước là một “đặc sản” củavăn hóa Việt Nam, song nhà lý luận phêbình Lê Quý Hiền vẫn trăn trở bởi“chúng ta thiếu một môi trường biểudiễn rối nước đúng nghĩa nên xảy rahiện tượng rối nước Việt Nam được

quốc tế coi trọng, nhưng khán giả trongnước nhiều khi chưa quan tâm lắm”.

Để nghệ thuật Múa rối ngày càngphát triển, thu hút được đông đảo khángiả trong và ngoài nước, theo NSND LêTiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sânkhấu Việt Nam, cần nâng cao hơn nữacông tác quản lý nhà nước. Các giảipháp được ông gợi ý gồm: Đánh giá lạiquy hoạch phát triển nghệ thuật biểudiễn, xây dựng hồ sơ để UNSECO côngnhận Nghệ thuật Múa rối nước là di sảnnhân loại; xây dựng quy hoạch đơn vịnghệ thuật để có nhiều đoàn Múa rốiphục vụ thiếu nhi; xây dựng sân khấuMúa rối thành sân khấu học đường…

Còn Thạc sĩ Ngô Thanh Thủy, Giámđốc Nhà hát Múa rối Việt Nam lại chorằng, đào tạo nguồn nhân lực là mộttrong những khâu quan trọng nhất để tạora sự chuyên nghiệp trong nghệ thuậtMúa rối. Trước mắt, tại một số đoàn,đơn vị đã áp dụng giải pháp tình thế làliên kết đào tạo hoặc đào tạo truyềnnghề tại chỗ, nhưng về lâu dài cách làmnày chưa đáp ứng được nhu cầu chuẩnhóa người diễn viên nghệ thuật thời đạimới. “Tương lai không xa, nếu ra đờimột viện hoặc một trung tâm nghiêncứu, đào tạo chuyên ngành nghệ thuậtMúa rối sẽ tương xứng với bước pháttriển mạnh của nghệ thuật Múa rối hiện

nay”- bà Thủy chia sẻ.Cùng chung quan điểm về tạo nguồn

nhân lực, NSND Nguyễn Thùy Trang(Nhà hát Múa rối Việt Nam) cho rằng tạođược nguồn đã quan trọng, song giữnguồn cũng quan trọng không kém. Đểngười diễn viên yêu nghề, sống trọn vớinghề, các nhà hát, đoàn Múa rối có thểtự lập dự án sân khấu thử nghiệm; quảngbá, tiếp cận công chúng trong nước; đàotạo diễn viên kế nghiệp đa phong cách;chuyên nghiệp hóa hoạt động Múa rối…

Tổ chức liên hoan, hội diễn, hộithảo… cũng là cách giúp xây dựngnhững tiết mục Múa rối có giá trị tưtưởng, chất lượng nghệ thuật trong giaiđoạn mới, là suy nghĩ của nhà nghiêncứu Hoàng Kim Dung.

Quan điểm này cũng được NSNDLê Tiến Thọ ủng hộ bởi chúng tạo nênmột sinh hoạt nghệ thuật có hiệu quảtrong đời sống, lao động, sáng tạo củangành Rối. NSND Lê Tiến Thọ cũngcho rằng: Những hoạt động này được tổchức là dịp để các nghệ sĩ Việt Nam giớithiệu giá trị nghệ thuật Múa rối đặc sắccủa mình với quốc tế. Đây cũng là cơhội để các nhà quản lý nghệ thuật, nghệsĩ Múa rối Việt Nam có điều kiện giaolưu, học hỏi những kỹ xảo, kinh nghiệmnghệ thuật Múa rối của các nước…

t.t.n

Nâng giá trị tư tưởng, nghệ thuật cho tác phẩm múa rối

Một tiết mục của Nhà hát Múa rối Việt Nam