20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1048 ngày 31/10/2013 - Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” (Tr.2) - Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-Trung (Tr.7) - Triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ (Tr.8) - Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử (Tr.14) trong số nàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn anh tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Olympic Hungary Chiều 25/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã tiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo Ủy ban Olympic Hungary do Chủ tịch Borkai Zsolt, Thị trưởng thành phố Gyor làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nhấn mạnh về mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trong lĩnh vực thể thao, hai nước vốn có mối quan hệ tốt đẹp, gần đây nhất là vào tháng 9 vừa qua, hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về Thể dục thể thao nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hungary. (Xem tiếp trang 5) Ảnh: TƯ LIỆU Tại SEA Games 27 sắp tới, nước chủ nhà Myanmar loại bỏ 2 môn thế mạnh mà Thể thao Việt Nam từng giành nhiều huy chương tại các kỳ SEA Games trước là Thể dục dụng cụ và Đấu kiếm ra khỏi chương trình thi đấu. Tuy nhiên, theo ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT: chúng ta lại có thêm nhiều nội dung ở các môn thế mạnh khác như: 7 nội dung ở môn Bơi, 8 nội dung ở môn Điền kinh và 2 nội dung ở môn Bắn súng. Đây đều là những môn thế mạnh của Thể thao Việt Nam, đặc biệt là môn Bắn súng, Việt Nam từng nhiều lần dẫn đầu khu vực. (Xem tiếp trang 20) Thể thao Việt Nam trước thềm Sea Games 27 VĐV điền kinh Quách Thị Lan, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuaanf tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1048. Đăng trên Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam,

Citation preview

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1048 ngày 31/10/2013

- Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóaViệt Nam”

(Tr.2)

- Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-Trung

(Tr.7)

- Triển khai thực hiện Tiêu chíVăn hóa giao thông đường bộ

(Tr.8)

- Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử

(Tr.14)

trong số này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn anh tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Olympic Hungary

Chiều 25/10, tại Hà Nội, Bộ trưởngBộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã tiếpvà làm việc với đoàn lãnh đạo Ủy banOlympic Hungary do Chủ tịch BorkaiZsolt, Thị trưởng thành phố Gyor làmTrưởng đoàn đang có chuyến thăm vàlàm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nhấnmạnh về mối quan hệ hợp tác hữu nghịtruyền thống giữa hai nước. Trong lĩnhvực thể thao, hai nước vốn có mốiquan hệ tốt đẹp, gần đây nhất là vàotháng 9 vừa qua, hai nước đã ký Bảnghi nhớ hợp tác về Thể dục thể thaonhân dịp Chủ tịch nước Trương TânSang thăm Hungary.

(Xem tiếp trang 5)

Ảnh:

LIỆ

U

Tại SEA Games 27 sắp tới, nước chủ nhà Myanmar loại bỏ 2 môn thế mạnhmà Thể thao Việt Nam từng giành nhiều huy chương tại các kỳ SEA Games trướclà Thể dục dụng cụ và Đấu kiếm ra khỏi chương trình thi đấu. Tuy nhiên, theoông Lâm Quang Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT: chúng ta lại cóthêm nhiều nội dung ở các môn thế mạnh khác như: 7 nội dung ở môn Bơi, 8 nộidung ở môn Điền kinh và 2 nội dung ở môn Bắn súng. Đây đều là những mônthế mạnh của Thể thao Việt Nam, đặc biệt là môn Bắn súng, Việt Nam từng nhiềulần dẫn đầu khu vực. (Xem tiếp trang 20)

Thể thao Việt Nam trước thềm Sea Games 27

VĐV điền kinh Quách Thị Lan, một trong những niềm hy vọng của TT Việt Nam tại SEA Games 27

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1048 l 31.10.2013

Sáng 24/10, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức họp báo giới thiệuChương trình tổng thể các hoạt độngtrong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kếtcác dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộcViệt Nam. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn dựvà chủ trì buổi Họp báo.

Tại buổi Họp báo, ông Lâm VănKhang, Phó Trưởng ban Quản lý LàngVăn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam,Trưởng ban Tổ chức cho biết, đây là hoạtđộng do Bộ VHTTDL phối hợp với Ủyban TƯMTTQ Việt Nam, các Ban, Bộ,ngành Trung ương và các địa phươngliên quan tổ chức nhằm thiết thực chàomừng Kỷ niệm 83 năm Ngày Thành lậpMặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam(18/11/1930-18/11/2013), Ngày Di sảnVăn hóa Việt Nam (23/11/2013); giớithiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị vănhóa vật thể, phi vật thể của các dân tộcViệt Nam, góp phần xây dựng, củng cốkhối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triểntình cảm gắn bó giữa các dân tộc ViệtNam, tôn vinh tinh thần đại đoàn kết trở

thành một di sản văn hóa của dân tộcViệt Nam.

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc -Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ diễn ra cáchoạt động chính, gồm: Chương trìnhkhai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dântộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”; Hộinghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thịsổ 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 củaThủ tưởng Chỉnh phủ về xây dựng, thựchiện hương ước quy ước của làng, thôn,ấp, bản, cụm dân cư”; Trại sáng tác điêukhắc Tây Nguyên; Chương trình giaolưu đoàn kết các dân tộc; Triển lãm, giớithiệu Văn hóa truyền thống các dân tộcViệt Nam; Tái hiện không gian văn hóaChợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phíaBắc; tái hiện Hội đua bò Bảy Núi; Hộithảo với chủ đề: “Giải pháp để bảo tồn,phát huy trang phục truyền thống cácdân tộc thiếu số trong giai đoạn hiệnnay”; tái hiện Lễ hội Ok Om Bok; Cáchoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuậtvà giao lưu giữa cộng đồng các dân tộc.

Bên cạnh đó, các cộng đồng dân tộccó mặt hoạt động luân phiên tại Làng

Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Namdịp này cũng sẽ tổ chức nhiều lễ hội đặcsắc: Lễ hội Om Đin Om đang của dântộc Khơ Mú (Sơn La); Nghi lễ Tết XípXí của dân tộc Thái (Sơn La); Lễ hộiCăm Mường của dân tộc Lự (LaiChâu); Lễ hội Nàng Hai của dân tộcTày (Cao Bằng); Nghi thức đón dâutrong lễ cưới của dân tộc Mông (HàGiang); Lễ Kết nghĩa của dân tộc MơNông và Ê Đê (Đắk Lắk); trình diễncồng Chiêng Tây Nguyên của dân tộcGia Rai (Gia Lai)…

Đặc biệt, nhân dịp này, Làng Vănhoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổchức Lễ khánh thành quần thể chùaKhmer sau 3 năm xây dựng. Quần thểchùa Khmer thuộc Làng dân tộc Khmer- Khu các làng dân tộc III (Làng Văn hoá- Du lịch các dân tộc Việt Nam) đượcxây dựng trên diện tích khoảng 0,8ha,bao gồm: Tam quan, Chính điện, Thápgóc, Nhà thiêu, Vườn tháp, Nhà để ghengo, Nhà thuyền, Sa la, Am thờ, Cột cờ,Ao sen…

tHtt

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết địnhsố 3624/QĐ-BVHTTDL ngày 21/10 phêduyệt Đề cương “Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Đề cương nêu rõ quan điểm lập quyhoạch như sau: Đảm bảo các nguyên tắcvề quy hoạch được quy định trong LuậtDu lịch; phù hợp với định hướng pháttriển kinh tế-xã hội vùng và Chiến lượcphát triển du lịch Việt Nam, với quyhoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước;phát huy lợi thế vùng, địa phương; sửdụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứngnhu cầu du lịch và phát triển bền vững.

Các mục tiêu phát triển kinh tế-xãhội vùng nhằm: Thực hiện công tácquản lý phát triển du lịch đảm bảo cóhiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ

toàn vùng và với các vùng phụ cận. Tạocơ sở lập quy hoạch phát triển du lịchcác địa phương, các khu du lịch trọngđiểm, các dự án đầu tư phát triển du lịchtrên địa bàn vùng. Theo Đề cương,phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộtheo Chiến lược và Quy tổng phát triểndu lịch Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn 2030, gồm TP Hồ Chí Minh và cáctỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương,Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. PhíaBắc và phía Tây Bắc giáp vớiCampuchia; phía Tây Nam giáp vớiĐồng bằng sông Cửu Long; phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông và vùngĐồng bằng sông Cửu Long; phía Đônggiáp Tây nguyên và Duyên hải NamTrung Bộ, diện tích tự nhiên: 23.597,9km2. Dân số: 15.090,8 nghìn người; mật

độ trung bình: 639 người/km2.Nội dung chủ yếu của quy hoạch bao

gồm: Xác định vị trí, vai trò và lợi thếcủa ngành Du lịch trong phát triển kinhtế-xã hội của vùng; phân tích, đánh giácác nguồn lực và hiện trạng phát triển dulịch vùng; xác định quan điểm, mục tiêu,tính chất và quy mô phát triển du lịchvùng; dự báo và luận chứng các phươngán phát triển du lịch vùng đến năm 2020và tầm nhìn đến năm 2030; định hướng:Thị trường và sản phẩm du lịch; tổ chứckhông gian du lịch, kết cấu hạ tầng; cơsở vật chất kỹ thuật du lịch; đầu tư pháttriển du lịch; nguồn nhân lực du lịch; liênkết phát triển du lịch; nhu cầu sử dụngđất du lịch; đánh giá tác động môitrường, các giải pháp bảo vệ tài nguyêndu lịch và môi trường; đề xuất cơ chế,chính sách; giải pháp, mô hình tổ chứcquản lý, phát triển du lịch theo quyhoạch. tHtt

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ đến 2020, tầm nhìn 2030

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1048 l 31.10.2013

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyếtđịnh số 3384 /QĐ-BVHTTDL phêduyệt Đề cương “Quy hoạch tổng thểphát triển Khu du lịch quốc gia SơnTrà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030”.

Việc xây dựng quy hoạch tổng thểphát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Tràcần đạt được những mục tiêu sau: Làmcơ sở cho việc lập quy hoạch chungxây dựng Khu du lịch Sơn Trà, quyhoạch cụ thể các khu chức năng, các dựán đầu tư xây dựng phát triển Sơn Tràthành một khu du lịch đáp ứng các tiêuchí của một khu du lịch quốc gia, làmđộng lực phát triển du lịch vùng và cảnước. Tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác quản lý, khai thác và bảo vệ tàinguyên, cảnh quan, quỹ đất… nhằmđảm bảo phát triển bền vững.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch

bao gồm hai khu vực: Khu vực bán đảoSơn Trà kéo dài theo bờ biển về phíaNam qua Ngũ Hành Sơn đến tiếp giápđịa giới hành chính tỉnh Quảng Nam;khu vực phía Bắc thuộc phường HòaHiệp Bắc. Quy mô diện tích tập trungnghiên cứu phát triển du lịch với trọngtâm là toàn bộ bán đảo và khu vực phụcận ước tính khoảng 100km2 (10.000ha) không kể mặt nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển Khudu lịch quốc gia Sơn Trà bao gồmnhững nhiệm vụ chính sau: Xác định vịtrí, vai trò khu du lịch trong mối liên hệdu lịch địa phương, vùng và cả nước vàtrong phát triển kinh tế-xã hội địaphương; Xác định phạm vi ranh giới,quy mô của khu du lịch; đánh giá tổnghợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xãhội, môi trường du lịch và khả năng pháttriển du lịch; xác định tính chất hoạt

động khu du lịch; dự báo các chỉ tiêuphát triển chủ yếu của khu du lịch:Lượng khách, nhu cầu cơ sở lưu trú vàlao động của khu du lịch; xác định thịtrường và sản phẩm du lịch của khu dulịch; xác định các thành phần chức năngchính khu du lịch và định hướng phânkhu chức năng hoạt động du lịch; xácđịnh quy mô, ranh giới các khu chứcnăng khu du lịch; định hướng tổ chứckiến trúc - cảnh quan các khu chứcnăng; định hướng phát triển một số hạngmục hạ tầng du lịch (cơ sở lưu trú, giaothông, cung cấp điện, nước, thoát nướcthải và xử lý chất thải rắn và các nhu cầukhác..); xác định nhu cầu đầu tư, giaiđoạn đầu tư, các dự án ưu tiên và tínhtoán hiệu quả kinh tế; đánh giá sơ bộ tácđộng môi trường; đề xuất giải pháp thựchiện quy hoạch.

ThTT

Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng) đến 2020, tầm nhìn 2030

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ về kết luận của Thanh traChính phủ và tăng cường quản lý, sửdụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tưCSHT du lịch, Bộ VHTTDL đã có Vănbản số 3850/BVHTTDL-KHTC đềnghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợpchặt chẽ với Bộ VHTTDL trong việcquản lý, sử dụng hiệu quả hỗ trợ vốnđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịchtrong thời gian tới.Cụ thể: Phối hợptrong xây dựng và lập kế hoạch vềnguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch: Căn cứhướng dẫn lập kế hoạch 5 năm, trunghạn và hàng năm của Thủ tướng Chínhphủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợpvới Bộ VHTTDL có hướng dẫn các địaphương trong việc lập kế hoạch vềnguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch để đảmbảo thực hiện đúng các mục tiêu chiếnlược, quy hoạch phát triển ngành du

lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030.Trên cơ sở đăng ký kế hoạch 5 năm vàhàng năm của UBND các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, 02 Bộ cầnthống nhất phương án, danh mục các dựán được hỗ trợ CSHT du lịch theo cácquy định hiện hành về tiêu chí, địnhmức phân bổ trước khi trình Thủ tướngChính phủ xem xét, phê duyệt. Việc bốtrí nguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch cần“Gắn phát triển du lịch với bảo tồn cácdi tích lịch sử, văn hóa” như Nghị quyếtsố 52/2013/QH13 của Quốc hội ngày21 tháng 6 năm 2013; lồng ghép việcđầu tư hỗ trợ CSHT du lịch với Chươngtrình mục tiêu quốc gia về Văn hóa;Chương trình Hành động quốc gia vềDu lịch đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt, Chương trình xúc tiến dulịch quốc gia…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ

VHTTDL có trao đổi thông tin kịp thờiđể đạt được sự đồng thuận trong quátrình tổng hợp kế hoạch 5 năm, trunghạn và hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầutư thông báo cụ thể kế hoạch cho BộVăn hóa,Thể thao và Du lịch về vốnhỗ trợ đầu tư CSHT du lịch giao cáctỉnh/thành để làm căn cứ phối hợptrong việc quản lý sử dụng nguồn vốnnày đúng mục tiêu và đạt hiệu quả.

Phối hợp trong công tác kiểm tra,giám sát việc sử dụng nguồn vốn đầu tưhỗ trợ CSHT du lịch: Hàng năm, BộKế hoạch và Đầu tư và Bộ VHTTDLxây dựng kế hoạch tổ chức các Đoànkiểm tra liên ngành cùng các Cơ quanliên quan về việc thực hiện và sử dụngnguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch. Có cơchế trao đổi thông tin linh hoạt giữa 2Bộ để cập nhật kịp thời tháo gỡ các khókhăn vướng mắc, các bất cập trong quátrình triển khai thực hiện và quản lýnguồn vốn hỗ trợ CSHT du lịch.

t.Hợp

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1048 l 31.10.2013

quản lý nhà nước

* Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3583/QĐ-BVHTTDL ngày18/10/2013, về việc kiện toàn BanChỉ đạo Chương trình phối hợp “Đẩymạnh và nâng cao chất lượng hoạtđộng văn hóa, thể thao và du lịch ởmiền núi, vùng đồng bào dân tộcthiểu số, biên giới và bờ biển” giữaBộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ độiBiên phòng gồm các thành viên: Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởngban, Thiếu tướng Lê Ngọc Thái, PhóChính ủy Bộ đội Biên phòng làm PhóTrưởng ban và 14 Ủy viên.

* Tại Quyết định số 3588/QĐ-BVHTTDL ngày 18/10/2013, BộVHTTDL bổ nhiệm ông Lê Văn Sửu- Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹthuật Việt Nam kiêm giữ chức Giámđốc Trung tâm Phát triển và Sáng tạonghệ thuật tạo hình thuộc Trường Đạihọc Mỹ thuật Việt Nam.

* Theo các quyết định số 3605,3606, 3607/QĐ-BVHTTDL, BộVHTTDL bổ nhiệm ông Trần ThanhHiệp - Hiệu trưởng Trường Đại họcSân khấu - Điện ảnh Hà Nội kiêmgiữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Sânkhấu và Điện ảnh thuộc Trường Đạihọc Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội; bổnhiệm ông Nguyễn Đình Thi - PhóHiệu trưởng Trường Đại học Sân

khấu - Điện ảnh Hà Nội kiêm giữchức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Sânkhấu và Điện ảnh; bổ nhiệm ông VũNgọc Thanh - Phó Hiệu trưởngTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội kiêm giữ chức Phó TổngBiên tập Tạp chí Sân khấu và Điện ảnh.

* Ngày 21/10/2013, Bộ VHTTDLđã có Quyết định số 3609/QĐ-BVHTTDL bổ nhiệm có thời hạn 05năm ông Nguyễn Văn Đoàn - Trưởngphòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàngLịch sử quốc gia giữ chức Phó Giámđốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

- Tại Quyết định số 3655/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2013, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạoNgày Di sản văn hóa Việt Nam lầnthứ IX - Ngày về nguồn 23/11/2013với chủ đề “Tuần Văn hóa Du lịchDi sản xanh, nơi gặp gỡ con ngườivà thiên nhiên” do Thứ trưởngVương Duy Biên làm Trưởng ban và16 Ủy viên.

- Ngày 24/10/2013 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3656/QĐ-BVHTTDL, cho phép Nhà hát Tuổitrẻ phối hợp với Trung tâm giao lưuVăn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổchức chương trình hòa nhạc củanhóm Tứ tấu Kuricorder, Nhật Bản

chào mừng kỷ niệm 40 năm thiếtlập quan hệ ngoại giao Việt Nam -Nhật Bản và Năm hữu nghị Việt -Nhật 2013 tại Hà Nội vào tháng 11tới.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3657/QĐ-BVHTTDL ngày24/10/2013, giao Trung tâm Tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật phối hợp với Đạisứ quán Ai Cập (18 người) sang biểudiễn tại Việt Nam từ ngày 22-26/01/2014 nhân dịp kỷ niệm 50 nămquan hệ ngoại giao hai nước.

- Ngày 24/10/2013 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3659/QĐ-BVHTTDL, giao Dàn Nhạc giaohưởng Việt nam đón và phối hợp vớiDàn nhạc Philharmonic Malaysia tổchức “Chương trình hòa nhạc hữunghị Malaysia-Việt Nam”, nhân kỷniệm 40 năm Ngày Thiết lập quan hệngoại giao giữa hai nước. Thời gianvào tối ngày 03/11/2013 tại Nhà hátlớn Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3660/QĐ-BVHTTDL ngày24/10/2013, cho phép Nhạc viện TPHồ Chí Minh đón các nghệ sĩ quốc tếvà tổ chức “Festival Piano quốc tế2013” tại TP Hồ Chí Minh từ 02-07/12/2013.

tHtt

VăN BảN mớI

Ngày 24/10, Bộ VHTTDL đã banhành Quyết định số 3667/QĐ-BVHTTDL thành lập Hội đồng thẩmđịnh Ngày hội VHTTDL các dân tộcvùng Tây Bắc lần thứ XII, tại tỉnh HòaBình năm 2013.

Theo Quyết định, Hội đồng thẩmđịnh gồm có 5 thành viên do ông TrầnDuy Bình - Trưởng phòng Nghệ thuậtquần chúng Cục Văn hóa cơ sở làm

Chủ tịch Hội đồng; Và ông NguyễnGia Lâm - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóadân tộc làm Phó Chủ tịch Hội đồng…

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụthẩm định, đánh giá chất lượng các tiếtmục tham gia Ngày hội của các đoànvà báo cáo BTC về kết quả chấm điểmtheo cơ cấu giải thưởng đã được phêduyệt; Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụđiều hành chung, ban hành quy chế làm

việc của Hội động, tiêu chí chấm điểmkhi đã có sự thống nhất với các thànhviên của Hội đồng, giải quyết các vấnđề liên quan đến việc thẩm định;

Các thành viên của Hội đồng thẩmđịnh có trách nhiệm thực hiện quy chếlàm việc của Hội đồng và phối hợp hoànthành tốt nhiệm vụ được phân công, chịusự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.

H.Quân

Thành lập Hội đồng thẩm định Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1048 l 31.10.2013

quản lý nhà nước

Trước đó vào tháng 4/2013, Ủy banOlympic Việt Nam đã ký thỏa thuận hợptác về huấn luyện thể dục thể thao 2013với Uy ban Olympic Hungary. Từ thỏathuận này, đội tuyển thể dục và độituyển U23 đã sang Hungary tập huấn.

Bộ trưởng đánh giá cao nhữngthành tựu mà Hungary đạt được, nhấtlà trong lĩnh vực thể thao (Hungary làmột cường quốc thể thao đứng trongTop 10 của thế giới) và mong muốn vớisự hỗ trợ của một quốc gia có nền thểthao lớn mạnh như Hungary, thể thaoVN sẽ nhanh chóng đạt được nhữngbước tiến mới.

Về quan hệ hợp tác trong thời giantới, Bộ trưởng mong muốn phía bạn tiếptục tạo điều kiện để cho các đội tuyểnVN sang tập huấn tại Hungary, đồngthời cử chuyên gia giỏi của Hungarysang huấn luyện giúp VN ở các mônnhư Kiếm, Canoe, Thể dục, Bơi và Vật.

Hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi cácđoàn cán bộ thể thao, đoàn cán bộ lãnhđạo Ủy ban Olympic hai quốc gia nhằmhọc tập, trao đổi kinh nghiệm để thểthao hai nước ngày càng phát triển, gópphần tích cực vào mối quan hệ hợp tácsong phương giữa Việt Nam vàHungary trên mọi lĩnh vực.

Thay mặt đoàn cán bộ lãnh đạo cấpcao Ủy ban Olympic Hungary, Chủ tịchBorkai Zsolt đã bày tỏ lời cảm ơn trướcsự đón tiếp trọng thị, chu đáo của BộVHTTDL và Tổng cục Thể dục Thểthao Việt Nam và khẳng định Ủy banOlympic Hungary sẵn sàng chào đóncác đoàn cán bộ lãnh đạo, cán bộ thểthao, huấn luyện viên, vận động viênViệt Nam sang tập huấn tại đây.Hungary sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệmvới Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữaquan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vựcthể thao giữa hai quốc gia.

pV

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… (Tiếp theo trang 1)

Sáng 21/10, tại thành phố Phan Thiết(Bình Thuận), Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch phối hợp với trường Đại họcPhan Thiết tổ chức Hội thảo quốc gia vềnguồn nhân lực và phát triển du lịchBình Thuận.

Các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy,các trường đại học… đã mang đến hộithảo hơn 70 tham luận về nguồn nhânlực và phát triển du lịch Bình Thuận.Du lịch Bình Thuận trong thời gian quaphát triển nhanh, mang tính đột phá, trởthành một trong những trung tâm dulịch nổi tiếng trong cả nước. Các loạihình kinh doanh du lịch phát triểnnhanh chóng, thu hút một lượng lớn laođộng trực tiếp và gián tiếp tham gia.Tổng số lao động trong ngành du lịchhiện nay trên 12.000 người, tăng bìnhquân trên 10% năm. Lao động trongngành du lịch tuy tăng nhanh về sốlượng nhưng chất lượng còn thấp, chưađáp ứng được nhu cầu. Bài toán vềnguồn nhân lực vẫn luôn làm "đau đầu"các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận.

Bà Võ Hoàng Tuyết Linh - PhóGiám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Bình Thuận nhìn nhận: Đội ngũcán bộ quản lý kinh doanh du lịch hiệnnay thiếu nhiều, chất lượng nhân viên

phục vụ còn rất hạn chế. Lao độngchưa được đào tạo chiếm tới 44,47%trong tổng số lao động. Trong khi đó,lao động có trình độ đại học và trên đạihọc chỉ chiếm 4,59%. Bên cạnh đó,trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng đượcyêu cầu phát triển thị trường kháchquốc tế… Một thực tế đáng buồn là tạimột tỉnh có số lượng các khu du lịchlớn nhất cả nước và cơ hội việc làm saukhi ra trường là 100%, thế nhưng sốsinh viên vào học các ngành du lịch tạicác trường đại học, cao đẳng trên địabàn lại hạn chế.

Ông Bùi Văn Giáo, trường Đại họcPhan Thiết cho biết: Số lượng sinh viêncủa ngành du lịch chỉ bằng hơn 70% sovới ngành Tài chính ngân hàng và Quảntrị kinh doanh, trong khi hai ngành nàytìm việc rất khó. Nguồn nhân lực phụcvụ du lịch hiện nay phần lớn vẫn là tựphát và chưa qua đào tạo. Một số doanhnghiệp du lịch phát triển theo mô hìnhhộ gia đình và họ không thuê nhữngngười có chuyên môn để quản lý. Chínhthực tế này đã làm cho ngành du lịchphát triển không đồng bộ bởi các nhânviên, người quản lý điều khôngchuyên nghiệp.

Dự báo đến năm 2015, Bình Thuận

có khoảng 350 cơ sở lưu trú du lịch vớitrên 12.000 phòng, tổng số lao độngphục vụ cho du lịch là trên 40.000người, đến năm 2020 là trên 78.000người… Đây là một trong những tháchthức lớn đối với yêu cầu phát triểnngành du lịch Bình Thuận. Để pháttriển du lịch, Bình Thuận phải đảm bảohai mục tiêu là nâng cao chất lượngdịch vụ và sản phẩm du lịch. Một trongnhững tiêu chí cần thiết để đảm bảo haimục tiêu này là phải đảm bảo nguồnnhân lực có trình độ.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luậnđã đề cập các giải pháp phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trongtương lai. Theo ông Phạm Xuân Hậu,Phó Trưởng Khoa Du lịch - Đại họcVăn Hiến: Bình Thuận cần phải đào tạolại và đào tạo mới nguồn nhân lực củatỉnh. Bên cạnh đó, cần quan tâm thànhlập các cơ sở đào tạo nghề và tìm kiếmsự kết hợp của các cơ sở này với các cơsở đào tạo nhiều kinh nghiệm trong vàngoài nước; tăng cường bồi dưỡng cholực lượng lao động không thuộc quảnlý của ngành, giúp họ đáp ứng đượcyêu cầu phát triển du lịch khi tham giavào hoạt động phục vụ du khách.

Yến nHi

Bình Thuận: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

6 số 1048 l 31.10.2013

quản lý nhà nước

Ngày 10/10/2013, Bộ VHTTDLđã ban hành Quyết định số 3509/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kếhoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(07/5/1954-07/5/2014). Các hoạtđộng do Bộ chủ trì gồm có: Mít tinh,diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 nămChiến thắng Điện Biên Phủ; chươngtrình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 60năm Điện Biên Phủ; xây dựng phimtài liệu, tác phẩm điện ảnh và tổ chứcTuần phim kỷ niệm 60 năm Chiếnthắng Điện Biên Phủ; họp báo củaBan Tổ chức tại Hà Nội; tổ chức phátđộng và công bố kết quả cuộc thisáng tác văn học-nghệ thuật đề tài kỷniệm 60 năm Chiến thắng Điện BiênPhủ; Liên hoan cán bộ thư viện tuyêntruyền giới thiệu sách, chủ đề “Âm

vang Điện Biên”; Liên hoan tuyêntruyền lưu động toàn quốc “Về vớiĐiện Biên”; Giải đua xe đạp “VềĐiện Biên Phủ. Ngoài ra, còn có cáchoạt động do Bộ tham gia phối hợpnhư: Hội thảo khoa học chủ đề“Chiến thắng Điện Biên Phủ - sứcmạnh Việt Nam thời đại Hồ ChíMinh”; tổ chức sưu tầm, vận độngtrao tặng, hiến tặng các kỷ vật, hiệnvật, tư liệu, tài liệu trong Chiến dịchĐiện Biên Phủ cho Bảo tàng Chiếnthắng Điện Biên Phủ; tuần Văn hóa,Du lịch Điện Biên 2014; Triển lãmchủ đề “Điện Biên xưa và nay”; GiảiBóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup.Các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiếnthắng Điện Biên Phủ nhằm thốngnhất trong toàn Ngành Văn hóa, Thểthao và Du lịch chủ động triển khai

các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,thể thao thiết thực, hiệu quả nhằmtuyên truyền giáo dục các tầng lớpnhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ vềtruyền thống yêu nước, lòng tự tôn,tự hào dân tộc. Yêu cầu được đặt ranhằm đảm nhiệm tốt nhiệm vụthường trực Ban Tổ chức cấp quốcgia, Bộ phận giúp việc Ban Tổ chức;có sự phối hợp chặt chẽ với các Ban,Bộ, ngành và tỉnh Điện Biên trongchỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷniệm; thực hiện tốt các nhiệm vụ doTrưởng Ban Tổ chức cấp quốc giaphân công, đặc biệt là các nhiệm vụchuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 60 nămChiến thắng Điện Biên Phủ và cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật, thểthao do Bộ chủ trì tổ chức tại tỉnhĐiện Biên. Các hoạt động diễn ra sẽđuwọc tổ chức thiết thực, hiệu quả,tiết kiệm, khuyến khích thu hútnguồn lực xã hội hóa tham gia.

tHu Hằng

Bộ VHTTDL, Bộ Công an đãphối hợp ban hành Thông tư liên tịchsố 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCAngày 18/10 Quy định trang bị, quảnlý, sử dụng vũ khí thể thao trong tậpluyện và thi đấu thể thao.

Thông tư quy định việc trang bị,quản lý, sử dụng các loại vũ khí thểthao dùng trong tập luyện và thi đấuthể thao. Được áp dụng đối với cơquan, tổ chức, cá nhân Việt Nam vàcơ quan, tổ chức, cá nhân nướcngoài, tổ chức quốc tế cư trú, nhậpcảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tậpluyện và thi đấu các môn thể thao cósử dụng vũ khí thể thao tại ViệtNam; trường hợp điều ước quốc tếmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên có quy định khácthì áp dụng quy định của điều ước

quốc tế đó.Nguyên tắc trang bị, quản lý và

sử dụng vũ khí thể thao dùng trongtập luyện và thi đấu thể thao: Tuânthủ quy định của Pháp lệnh quản lý,sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và côngcụ hỗ trợ, Thông tư liên tịch này vàcác văn bản pháp luật khác có liênquan; Vũ khí thể thao chỉ được sửdụng khi có giấy phép sử dụng vũkhí thể thao. Vũ khí thể thao phảiđược kiểm tra an toàn trước, trong vàsau khi tập luyện, thi đấu thể thao.

Thông tư nêu rõ, Tổng cục Thểdục thể thao có trách nhiệm tiếpnhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhânxin cấp giấy phép và làm thủ tục đềnghị Cục Cảnh sát quản lý hànhchính về trật tự xã hội cấp Giấy phépmang vũ khí thể thao vào, ra khỏi

lãnh thổ Việt Nam cho Đoàn thể thaonước ngoài, Đội tuyển thể thao nướcngoài, cá nhân nước ngoài, Đoàn thểthao Việt Nam, Đội tuyển thể thaoquốc gia, các cơ quan, tổ chức ởTrung ương mang vũ khí thể thaovào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để tậpluyện, thi đấu thể thao.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơcủa các đoàn thể thao và các tổ chứckhác tại địa phương báo cáo Tổngcục Thể dục thể thao để làm thủ tụcđề nghị Cục Cảnh sát quản lý hànhchính về trật tự xã hội cấp Giấy phépmang vũ khí thể thao vào, ra khỏilãnh thổ Việt Nam để tập luyện, thiđấu thể thao.

tHtt

Thông tư liên tịch quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khíthể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 nămChiến thắng Điện Biên Phủ

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1048 l 31.10.2013

Sự kiện vấn đề

Tối 25/10, tại Quảng trường Trungtâm Văn hóa hội nghị tỉnh Điện Biên đãkhai mạc Lễ hội ném Còn 3 nước Việt –Lào – Trung lần thứ III. Lễ hội năm naycó sự tham gia của hàng trăm diễn viên,vận động viên, gồm: Đoàn lãnh đạo cấpcao của hai huyện Giang Thành và KimBình, đoàn diễn viên, vận động viên củahuyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam,Trung Quốc); đoàn lãnh đạo cấp cao củahai huyện Nhọt U và Mường Khoa, diễnviên, vận động viên của huyện Nhọt U(tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào); đoàn đại biểu,diễn viên, vận động viên huyện MườngTè (tỉnh Lai Châu), đoàn thành phốĐiện Biên Phủ, huyện Mường Nhé vàhuyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).

Ngoài ném Còn là môn thể thaochính, lễ hội còn có nhiều hoạt động thểthao phong phú và hấp dẫn như bắn nỏ,tù lu, đẩy gậy, cùng các môn vui chơigiải trí dân gian như nhảy bao bố, bịtmắt đập chiêng, kéo co... Đồng thời, lễhội còn tổ chức một số hoạt động vănhoá đặc sắc khác như: Thi người đẹp vớitrang phục dân tộc của 3 nước Việt - Lào- Trung Quốc; thi ẩm thực vào các buổitối trong những ngày diễn ra lễ hội; hộichợ thương mại để quảng bá, giới thiệusản phẩm, hàng tiêu dùng của Việt Namphục vụ lễ hội.

Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-

Trung diễn ra 2 năm một lần, đây là lầnđầu tiên được tổ chức tại tỉnh Điện Biên,2 lần trước đây, Lễ hội được tổ chức tạihuyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam,Trung Quốc). Huyện Mường Nhé tỉnhĐiện Biên và huyện Mường Tè tỉnh LaiChâu nằm ở khu vực ngã ba biên giới,tiếp giáp với huyện Nhọt U của Lào vàhuyện Giang Thành của Trung Quốc.Đặc điểm chung của khu vực này là ảnhhưởng của nền văn hóa dân tộc Thái trêncả 3 quốc gia, trong đó tiêu biểu là mônthể thao ném Còn. Bởi vậy, các địaphương của 3 quốc gia Việt, Lào, Trungđã thống nhất tổ chức lễ hội này nhằmbảo tồn và phát huy giá trị văn hóa củacác dân tộc.

Lễ hội là nhịp cầu kết nối tình đoànkết gắn bó, tăng cường quan hệ hữunghị, giao lưu và hiểu biết về phong tục,tập quán, bản sắc văn hoá các dân tộccủa nhân dân 3 nước Việt- Lào-Trung.Lễ hội cũng nhằm mục đích quảng bá,giới thiệu văn hoá đặc trưng của khu vựcvà cộng đồng dân tộc 3 nước. Đồng thời,giới thiệu tiềm năng và ưu thế phát triểncủa thành phố Điện Biên Phủ nói riêng,tỉnh Điện Biên nói chung với các đơn vịtrong và ngoài nước.

Cũng trong khuôn khổ của lễ hộicòn diễn ra các hoạt động thể thao sôinổi giữa các đơn vị tham gia lễ hội.

Đó là các phần thi như: Tung còn, bắnnỏ, quần vợt, đẩy gậy, tù lu cùng cáctrò chơi dân gian như nhảy bao bố, bịtmắt đập chiêng, diễn ra tại Quảngtrường Trung tâm Văn hóa hội nghịtỉnh, Nhà thi đấu đa năng và Kháchsạn Mường Thanh...

Sau 3 ngày thi đấu giao lưu hữunghị, chiều 27/10, Lễ hội ném Còn 3nước Việt-Lào-Trung lần thứ III đã kếtthúc tốt đẹp, đọng lại nhiều ấn tượngđẹp trong lòng các đại biểu, vận độngviên, diễn viên tham dự cũng như đôngđảo nhân dân các dân tộc trong và ngoàitỉnh Điện Biên.

Kết thúc lễ hội, đoàn vận động viên,diễn viên thành phố Điện Biên Phủ xếpvị trí thứ nhất với nhiều giải nhất, nhìcho tập thể và cá nhân ở từng nội dungthi; các đoàn huyện Điện Biên (tỉnhĐiện Biên), huyện Mường Tè (tỉnh LaiChâu), huyện Giang Thành (tỉnh VânNam, Trung Quốc) cũng xuất sắc giànhnhiều giải cao ở các nội dung thể thaovà thi người đẹp với trang phục dân tộc;đoàn huyện Nhọt U (tỉnh Phông Sa Lỳ,Lào), huyện Mường Nhé (tỉnh ĐiệnBiên) có nhiều cố gắng và mang đến hộithi sự nhiệt tình, hăng say và đã giànhđược một số giải thưởng ở các môn thithể thao dân tộc.

t.t.n

Lễ hội ném Còn 3 nước Việt-Lào-Trung

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhHà Giang cho biết, Tuần du lịch di sảnvăn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang năm2013, do UBND tỉnh và Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang tổchức, sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 23/11.

Theo kế hoạch, không gian tổ chứctuần du lịch di sản văn hóa các dân tộctỉnh Hà Giang sẽ trải dài ở 5 huyện:Quang Bình, Quản Bạ, Yên Minh, MèoVạc và Đồng Văn. Ở mỗi điểm đến, bantổ chức sẽ giới thiệu những hoạt độngvăn hóa dân gian của đồng bào các dân

tộc bản địa như: Lễ hội nhảy lửa củangười Pà Thẻn (huyện Quang Bình),tham quan làng dệt lanh truyền thốngcủa người dân tộc H’Mông (huyệnQuản Bạ), lễ hội gầu tào, thăm hang đáNà Luông (huyện Yên Minh), lễ hộimúa trống của người dân tộc Giáy(huyện Mèo Vạc), đồng thời du kháchcó thể tham gia chương trình giao lưu,thưởng thức văn hóa ẩm thực của đồngbào sống trên cao nguyên đá như thắngcố, mèn mén, chá lảo, thịt treo, lạp sườn,rượu ngô... ở huyện Đồng Văn. Bên

cạnh đó, Ban Tổ chức cũng giới thiệunhiều thắng cảnh, hang động, làng vănhóa phân bố dọc lộ trình qua 5 huyệnnày.

Theo Ban Tổ chức, ngoài mục đíchgiới thiệu, quảng bá, tuần lễ này cònhướng đến mục tiêu tôn vinh giá trịcác di sản văn hóa phi vật thể của tỉnhvừa được nhà nước vinh danh và bảotồn. Lễ khai mạc sẽ được truyền hìnhtrực tiếp trên sóng Đài Truyền hìnhViệt Nam.

Hồ tHanH

Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2013

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

8 số 1048 l 31.10.2013

Sự kiện vấn đềSự kiện vấn đề

Ngày 21/10, Bộ VHTTDL đã banhành Văn bản số 3831/HD-BVHTTDL hướng dẫn triển khai thựchiện Tiêu chí Văn hóa giao thôngđường bộ. Mục đích nhằm đưa nộidung Tiêu chí Văn hóa giao thông vàotrong đời sống thực tiễn; Vận độngnhân dân thực hiện nếp sống “văn hóagiao thông”, hình thành thói quennghiêm chỉnh chấp hành luật và cácvăn bản dưới luật về trật tự an toàngiao thông.

Tổ chức triển khai thực hiện cáchình thức tuyên truyền Sở VHTTDLchủ động phối hợp với Công an tỉnh,Sở Giao thông vận tải, Ban An toàngiao thông, các cơ quan thông tấnbáo chí của địa phương tiến hành cácbiện pháp tuyên truyền thiết thực về

nội dung Tiêu chí văn hóa giao thôngđường bộ. Chỉ đạo các Phòng Vănhóa Thông tin huyện, thị và cácphòng ban chuyên môn và đơn vịtrực thuộc sở có trách nhiệm tuyêntruyền Tiêu chí Văn hóa giao thôngđường bộ qua các hình thức: Tuyêntruyền cổ động trực quan, kẻ vẽ panoáp phích, dựng tiểu phẩm sân khấu,viết tin bài, tổ chức liên hoan tuyêntruyền… để nội dung các Tiêu chí đivào cuộc sống.

Lồng ghép nội dung tiêu chí Vănhóa giao thông vào nội dung phongtrào xây dựng gia đình văn hóa, làngvăn hóa, tổ dân phố văn hóa Căn cứnội dung Tiêu chí Văn hóa giaothông, Sở Văn hóa, Thao và Du lịchtham mưu hướng dẫn các địa phương

vận dụng lồng ghép nội dung tiêu chívăn hóa giao thông gắn với các tiêuchí xây dựng gia đình văn hóa, làngvăn hóa, tổ dân phố văn hóa phù hợpvới từng khu vực, vùng miền và từngđịa phương để vận dụng triển khaithực hiện.

Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, Thanh tra chuyên ngànhVHTTDL phối hợp với Thanh tragiao thông tiến hành kiểm tra việcthực hiện Tiêu chí văn hóa giao thôngtrên địa bàn.

Sơ kết, đánh giá quá trình triểnkhai thực hiện Định kỳ 6 tháng, 1năm, Sở VHTTDL chủ động phối hợpvới các Sở, ban ngành liên quan tổchức sơ kết, đánh giá việc hướng dẫntriển khai thực hiện Tiêu chí văn hóa

Triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ

Văn phòng Chính phủ có Văn bảnsố 8915/VPCP-KGVX ngày 24/10, gửiUBND tỉnh An Giang, Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch về ý kiến của Phó Thủtướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý chủtrương lập quy hoạch mở rộng Khu lưuniệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xãMỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên,tỉnh An Giang nhằm phát huy giá trị củadi tích.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh AnGiang chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên

quan nghiên cứu, lập quy hoạch trêntheo đúng quy định pháp luật hiện hànhvề di sản văn hóa, bảo đảm đồng bộ, phùhợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạchvà kế hoạch sử dụng đất và các quyhoạch liên quan của địa phương, trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, phêduyệt.

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn ĐứcThắng nằm ở cù lao Ông Hổ (xã MỹHòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh AnGiang), được khánh thành năm 1998,gồm các hạng mục: Khu lưu niệm, nhà

trưng bày thân thế và sự nghiệp và đềnthờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Xen kẽgiữa các hạng mục là những vườn hoa,cây đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.Đây là 1 trong số 23 di tích Việt Nam đãđược xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Hiện nay, Khu lưu niệm Chủ tịchTôn Đức Thắng đã trở thành một địađiểm lưu niệm quan trọng, đồng thời lànơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ - thểdục thể thao trong các ngày lễ hội và cácngày lễ lớn của đất nước....

t.Hợp

Trong các ngày 22 và 23/10/2013,Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch HảiDương phối hợp với Công ty Cổ phầnĐầu tư du lịch Hà Nội tổ chức bồidưỡng, nâng cao nhận thức về xâydựng sản phẩm du lịch cộng đồng tạikhu du lịch sinh thái Đảo Cò (xã ChiLăng Nam, huyện Thanh Miện).

Các hộ dân đang sinh sống quanhkhu vực Đảo Cò tham gia khóa bồi

dưỡng, được hướng dẫn cách đón tiếpkhách du lịch tới lưu trú tại nhà, tổ chứccác trò chơi dân gian, hướng dẫn kháchcuốc đất, trồng rau, câu cá… và đượcthực hành trực tiếp tại nhà một hộ dân.

Nằm trong đề án xây dựng mô hìnhđiểm “Phát triển du lịch cộng đồng ởĐảo Cò Chi Lăng Nam, huyện ThanhMiện đến năm 2020”, khóa bồi dưỡngnhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng làm

du lịch cộng đồng cho các hộ dân ở xãChi Lăng Nam để họ có thể tự tổ chứccác hoạt động du lịch, gắn phát triển dulịch sinh thái với bảo vệ môi trường.

Du lịch sinh thái Đảo Cò và du lịchvăn hóa Côn Sơn-Kiếp Bạc được HảiDương xác định là tiềm năng, mũi nhọnđể đưa ngành công nghiệp “khôngkhói” của tỉnh phát triển trong tương lai.

M.MinH

Lập quy hoạch mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Hải Dương: Phát triển du lịch sinh thái Đảo Cò

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

9số 1048 l 31.10.2013

Sự kiện vấn đề

Từ 31/10 đến 2/11/2013, tỉnh LàoCai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110năm Du lịch Sa Pa - Lào Cai.

Trên địa bàn huyện Sa Pa hiệncó gần 100 khách sạn, nhà nghỉ vớigần 2.000 phòng và trên 4.000giường, chưa kể phòng nghỉ củangười dân địa phương (homestay).Hầu hết khách sạn, nhà nghỉ cao cấpở Sa Pa đều là thành viên Hiệp hộiDu lịch và đã được cấp chứng nhậnđảm bảo các tiêu chí về chất lượngphục vụ. Nhân dịp sự kiện 110 nămSa Pa, Ban Chấp hành Hiệp hội Dulịch Sa Pa đã chủ động tuyêntruyền, phổ biến cho các hội viên làchủ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,các hộ gia đình đăng ký kinh doanhdịch vụ tại các điểm, tuyến du lịch

bản làng trên tinh thần phục vụ dukhách là chính, nhằm quảng bá hìnhảnh Sa Pa thân thiện, mến khách vớibạn bè trong nước và quốc tế.

Các thành viên trong Hiệp hộithực hiện đúng cam kết không chonhân viên ra đường mời chào khách,thực hiện nghiêm túc công tác đảmbảo an ninh trật tự, phòng cháy,chữa cháy, an toàn vệ sinh thựcphẩm… Khi du khách muốn đếnđiểm bất kỳ nào tại Sa Pa, nếu cónhu cầu hoặc vướng mắc gì, chỉ cầnliên hệ trực tiếp với các khách sạn,nhà nghỉ đã đăng ký chứng nhậncam kết chất lượng dịch vụ hoặcliên hệ với Hiệp hội Du lịch Sa Pasẽ được hướng dẫn, phục vụ nhanhchóng, thuận lợi nhất.

Hiệp hội còn chủ động tuyêntruyền, vận động người dân thamgia du lịch cộng đồng với phươngchâm “Mỗi nhà dân là một nhànghỉ”, vừa giải quyết tình trạng quátải khu vực trung tâm thị trấn, vừatạo cơ hội cho bà con có thêm thunhập. Hiện, một số đơn vị đã thựchiện giảm giá 15% đối với các dịchvụ đặt trước và các đoàn khách sửdụng từ 5 - 10 phòng.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm SaPa, Hiệp hội Du lịch Sa Pa đã vậnđộng các đơn vị du lịch trên địa bànủng hộ thông qua dịch vụ và tiềnmặt với trị giá trên 600 triệu đồngđể hỗ trợ một phần kinh phí cho lễkỷ niệm./.

Văn toàn

Quảng bá hình ảnh Sa Pa thân thiện, mến khách

Sáng 26/10, tại Thành phố TháiNguyên, UBND tỉnh Thái Nguyênđã khai mạc triển lãm bản đồ vàtrưng bày tư liệu “Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam - nhữngbằng chứng lịch sử”. Triển lãmnhằm góp phần nâng cao nhận thức,tinh thần đoàn kết, ý thức của nhândân trong nước, kiều bào ta ở nướcngoài, nhất là tầng lớp đoàn viên,thanh niên, học sinh, sinh viên trongviệc bảo vệ và khẳng định chủquyền của Việt Nam đối với quầnđảo Hoàng Sa và quần đảo TrườngSa thông qua các tư liệu lịch sửđược công bố.

Với 150 bản đồ và nhiều tư liệu,văn bản, hiện vật, ấn phẩm của cácnhà nghiên cứu, học giả trong nướcvà quốc tế; trong đó, có nhiều tưliệu, bản đồ được biên soạn, xuấtbản từ thế kỷ XVI ở Việt Nam cũngnhư nhiều nước trên thế giới trưngbày tại triển lãm giúp cho người xem

được tiếp cận với những bằng chứnglịch sử và pháp lý chứng minh chủquyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trênbiển Đông qua nhiều thời kỳ.

Các bản đồ, tư liệu, hiện vậtđược trưng bày theo các nhóm tưliệu chính: Phiên bản các văn bảnHán Nôm, Việt ngữ, Pháp ngữ, dotriều đình phong kiến Việt Nam banhành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷXX; tập bản đồ gồm 95 bản đồchứng minh chủ quyền của ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Savà Trường Sa do Việt Nam, phươngTây, Trung Quốc công bố từ thế kỷXVI đến nay; 4 cuốn Atlas (tập bảnđồ chính thức) do các nhà nướcTrung Quốc xuất bản trong các năm1908, 1917, 1919, 1933 thể hiện rõviệc hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa của Việt Nam khôngthuộc chủ quyền của Trung Quốc;một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm

của phương Tây từ thế kỷ XVIII đếnthế kỷ XIX, tư liệu về quần đảoHoàng Sa thời Pháp thuộc và thờiViệt Nam cộng hoà về vấn đề chủquyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; mộtsố hình ảnh, tư liệu về hoạt độngphát triển kinh tế, văn hoá và xã hộicủa Hoàng Sa, Trường Sa trong thờikỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước.

Trước khi diễn ra tại TháiNguyên, triển lãm đã được tổ chứctại Hà Tĩnh, Hà Nội và Thành phốHồ Chí Minh. Sau khi kết thúc triểnlãm, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chứctriển lãm đã trao tặng lại toàn bộ hệthống các tài liệu, hiện vật trưngbày tại triển lãm cho tỉnh TháiNguyên để tỉnh tiếp tục triển lãm,tuyên truyền sâu rộng về chủ quyềnbiển đảo Việt Nam đến các tầng lớpnhân dân toàn tỉnh.

L.KHánH

Thái Nguyên: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam -những bằng chứng lịch sử”

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1048 l 31.10.2013

Sự kiện vấn đề

* Tay vợt Lý Hoàng Nam củaViệt Nam đã xuất sắc giành chức vôđịch ITF Junior G2 sau khi đánh bạihạt giống số một Pokotilov trong trậnchung kết tại Nonthaburi (Thái Lan)vào sáng 27/10. Đây là ngôi vô địchmang tính lịch sử với tennis ViệtNam, bởi trước đó chỉ có HoàngThiên từng vào chung kết giải ITFJunior G2 hồi năm 2011. Với chứcvô địch này, Hoàng Nam có thêm100 điểm trên bảng xếp hạng và sẽcó mặt trong top 100 trẻ thế giới ởbảng xếp hạng tuần tới.

* Tại Giải vô địch cử tạ thế giớivừa diễn ra tại Ba Lan, lực sĩ cử tạThạch Kim Tuấn đã xuất sắc giànhHCĐ ở 3 nội dung: Cử giật (126 kg),cử đẩy (157 kg) và tổng trọng (283kg). Ở nội dung cử giật, Kim Tuấnvượt qua mức 126 kg ở ngay lần cửgiật đầu tiên. Ở nội dung cử đẩy,Thạch Kim Tuấn đã liên tiếp vượt

qua các mức 152 kg, 155 kg rồi 157kg. Đáng chú ý, Kim Tuấn đạt thànhtích cử đẩy ngang với LongQingquan (Trung Quốc), nhưng donặng cân hơn đối thủ (400 gam) nênanh chỉ giành được HCĐ. Tínhchung cuộc ở hạng 56 kg, Om YunChol (CHDCND Triều Tiên) đứngđầu với 289 kg, thứ nhì là LongQingquan, Thạch Kim Tuấn đứngthứ ba với 283 kg. Như vậy từ đầunăm đến nay, Kim Tuấn đã thi đấu rấtxuất sắc, giành ngôi vô địch quốc gia,á quân Giải vô địch Châu Á và HCĐGiải vô địch thế giới.

* Kỳ thủ Nguyễn Hoàng Yến đãxuất sắc giành được tấm Huy chươngBạc nội dung cá nhân nữ tại giải vôđịch cờ tướng thế giới 2013 diễn ratại Trung Quốc. Giành 14 điểm với7 ván thắng và chỉ chịu thua đúng1 ván trước kỳ thủ dẫn đầu trênbảng xếp hạng là Tang Dan người

Trung Quốc sau 8 ván đấu, nữ kỳthủ Việt Nam đã giành được Huychương Bạc. Tại ván đấu cuốicùng, Hoàng Yến đã để kỳ thủngười Mỹ Jia Dan cầm hòa và kếtthúc giải với 15 điểm, kém TangDan 2 điểm và đành xếp ngôi Áquân chung cuộc. Kèm theo chiếcHuy chương Bạc này, Hoàng Yếnsẽ nhận được số tiền thưởng hơn2.000 USD. Kỳ thủ Uông DươngBắc của Việt Nam chỉ xếp ở vị tríthứ 4 chung cuộc, còn kỳ thủ TônThất Nhật Tân xếp thứ 9 trong tổngsố 12 kỳ thủ tham dự. Với kết quảnày, đoàn Việt Nam đoạt luôn chiếcHuy chương đồng ở nội dung đồngđội nam, chỉ xếp sau Trung Quốcvà Macao Trung Quốc. Chức vôđịch ở nội dung cá nhân nam thuộcvề kỳ thủ Trung Quốc - Wang TianYi với 16 điểm

a.tùng

Ngày 27/10, tại Nhà Thi đấu thểdục, thể thao tỉnh Hải Dương, Giảivô địch Pencak silat toàn quốc năm2013 đã kết thúc tốt đẹp. Giải doTổng cục Thể dục thể thao phối hợpvới Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổchức từ ngày 22 đến ngày 27/10 tạiHải Dương.

Giải thu hút 260 vận động viênnam, nữ của 24 đoàn. Các vận độngviên thi đấu 2 nội dung đối kháng(Tanding) và biểu diễn (Seni). Trongđó, các vận động viên nam tranh tàicác hạng cân: 45 kg, 50 kg, 55 kg, 60kg, 65 kg, 70 kg, 75 kg, 80 kg, 85 kg,90 kg, 110 kg; vận động viên nữ thiđấu các hạng cân: 45 kg, 50 kg, 55kg, 60 kg, 65 kg, 70 kg, 75 kg và trên75 kg. Các nội dung thi đấu loại trựctiếp để chọn vận động viên có thànhtích xuất sắc vào vòng sau.

Kết thúc giải, Ban tổ chức đã traoGiải Nhất toàn đoàn cho đoàn HàNội; Giải Nhì toàn đoàn cho đoànHải Dương và An Giang đoạt giải Batoàn đoàn.

Ở nội dung biểu diễn (Seni): Huychương Vàng nội dung Tunggal Namđã thuộc về vận động viên HoàngQuang Trung (Hà Nội); nội dungGanda Nam, Huy chương Vàngthuộc về vận động viên NguyễnDanh Phương và Đặng Quốc Bảo(Bộ Công an); nội dung Regu Nam,Huy chương Vàng thuộc về các vậnđộng viên Hoàng Quang Trung,Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn ThếHiển (Hà Nội). Ở nội dung TunggalNữ, Huy chương Vàng thuộc về vậnđộng viên Nguyễn Thị Thúy (Hà Nội); nội dung Ganda Nữ, Huy chươngVàng thuộc về vận động viên Ngô

Thị Quyên, Nguyễn Thị Lan (HàNội); nội dung Regu Nữ, Huychương Vàng thuộc về các vận độngviên Nguyễn Thị Thúy, Ngô ThịQuyên, Nguyễn Thị Lan (Hà Nội).

Ở nội dung thi đấu (Tanding): đốivới Nam ở hạng cân 45kg, Huychương Vàng thuộc về vận độngviên Lê Công Nghiệp (An Giang);hạng cân 50kg, Huy chương Vàngthuộc về vận động viên Lê Quốc Sơn(Quân đội); hạng cân 55kg, Huychương Vàng thuộc về vận độngviên Vũ Duy Tư (Vĩnh Phúc); hạngcân 60kg, Huy chương Vàng thuộcvề vận động viên Nhan Bảo Phong(An Giang); hạng cân 65kg, Huychương Vàng thuộc về vận độngviên Nguyễn Huy Tâm (Hà Nội); ởhạng cân 70kg, Huy chương Vàngthuộc về vận động viên Lê Ngọc Tân

Kết thúc Giải vô địch Pencak silat toàn quốc năm 2013

TIN THể THaO

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1048 l 31.10.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 25/10, tại Nhà thi đấu tỉnhBắc Giang, Giải vô địch Đá cầu đồngđội toàn quốc năm 2013 đã khai mạc.Giải do Tổng cục Thể dục thể thaophối hợp với Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức.

Tham dự Giải có gần 100 vậnđộng viên đến từ 8 đoàn, đại diệncho 8 tỉnh, thành phố trong cả nướcgồm Bắc Giang, An Giang, Thànhphố Hồ Chí Minh, Hà Nội, HảiPhòng, Đà Nẵng, Đồng Tháp vàNghệ An. Các vận động viên thamgia thi đấu ở các nội dung: đồng đội

nam; đồng đội nữ, thi đấu 3 trận theothể thức đá ba người, đá đôi, đá đơn;đồng đội đôi nam nữ thi đấu 3 trậntheo thể thức đôi nữ, đôi nam, đôinam-nữ.

Ngay sau lễ khai mạc đã diễn racác trận đấu quyết liệt giữa đội namHà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,đội nữ Bắc Giang và Đà Nẵng. Kếtquả, ở trận đấu đồng đội nam, đội HàNội hòa đội Thành phố Hồ Chí Minh1-1. Trận đấu đồng đội nữ, đội BắcGiang thắng đội Đà Nẵng 2-0.

Giải vô địch Đá cầu đồng đội

toàn quốc được tổ chức hàng năm,nằm trong hệ thống thi đấu các giảithể thao quốc gia, với mục đích độngviên và khuyến khích các địaphương, ban, ngành phát triển phongtrào và xây dựng lực lượng vận độngviên đá cầu trong cả nước. Giải làdịp để các đơn vị rà soát, đánh giálực lượng, chuẩn bị cho nội dung đácầu của Đại hội Thể dục thể thaotoàn quốc năm 2014, đồng thời cũnglà dịp để các vận động viên gặp gỡ,trao đổi kinh nghiệm thi đấu.

n.anH

Ngày 25/10, tại Trung tâm Huấnluyện thể thao quốc gia Hà Nội, Giảivô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ49 năm 2013 chính thức được khởitranh.

Giải năm nay có sự tham gia của200 vận động viên đến từ 12 đơn vị,gồm: Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, HàNam, Thanh Hóa, Hải Dương,Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai,Quân đội, Bộ Công an. Những đoàncó truyền thống bắn súng vẫn duy trìsố lượng vận động viên tham giađông như Hà Nội với 48 vận động

viên, Quân đội 32 vận động viên vàHải Dương 27 vận động viên.

Qua 2 ngày thi đấu (từ 24 -25/10) với các nội dung 50m súngngắn bắn chậm 60 viên nam; 25msúng ngắn thể thao nữ; 10m súngtrường hơi 40 viên nữ; Skeet nam,nữ; 10m súng trường hơi 60 viênnam; 25m súng ngắn bắn nhanhnam; 10m súng trường hơi di độngtiêu chuẩn nữ; tạm thời dẫn đầu làđoàn Quân đội với 7 Huy chươngVàng, 6 Huy chương Bạc, 2 Huychương Đồng. Đứng thứ hai đang làđoàn Hải Dương với 3 Huy chương

Vàng, 4 Huy chương Bạc, 2 Huychương Đồng. Vị trí thứ ba thuộc vềđoàn Hà Nội với 3 Huy chươngVàng, 3 Huy chương Bạc, 3 Huychương Đồng.

Theo Liên đoàn Bắn súng ViệtNam, Giải là dịp để đánh giá côngtác huấn luyện chuyên môn cũng nhưchất lượng thi đấu của các vận độngviên, đồng thời tuyển chọn nhữngtay súng có thành tích tốt nhất để tiếptục bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung vàođội tuyển bắn súng quốc gia thi đấutại Sea Games 27.

a.tùng

Khai mạc Giải vô địch Bắn súng toàn quốc lần thứ 49

Giải vô địch Đá cầu đồng đội toàn quốc năm 2013

(Bộ Công an); hạng cân 75kg, Huychương Vàng thuộc về vận độngviên Phạm Thành Tâm (Tiền Giang);hạng cân 80kg, Huy chương Vàngthuộc về vận động viên Nguyễn DuyTuyến (Thanh Hóa); hạng cân 85kg,Huy chương Vàng thuộc về vậnđộng viên Lê Sỹ Kiên (Hải Dương);hạng cân 90kg, Huy chương Vàngthuộc về vận động viên Huỳnh TuấnViệt (Tiền Giang); hạng cân 95kg,Huy chương Vàng thuộc về vậnđộng viên Nguyễn Duy Đoàn (Nghệ

An); hạng cân 110kg, Huy chươngVàng thuộc về vận động viên HoàngVăn Bắc (Hải Dương).

Ở nội dung thi đấu (Tanding): đốivới Nữ ở hạng cân 45kg, Huychương Vàng thuộc về vận độngviên Nguyễn Thị Thanh Tuyền(Quân Đội); hạng cân 50kg, Huychương Vàng thuộc về vận độngviên Lê Thị Phi Nga (Tp Hồ ChíMinh); hạng cân 55kg, Huy chươngVàng thuộc về vận động viên ĐàoThị Tuyết (Hưng Yên); hạng cân

60kg, Huy chương Vàng thuộc vềvận động viên Hoàng Thị Loan (HảiPhòng); hạng cân 65kg, Huy chươngVàng thuộc về vận động viên Vũ ThịVân Anh (Quảng Ninh); hạng cân70kg, Huy chương Vàng thuộc vềvận động viên Kiều Thị Nhung (HàNội); hạng cân 75kg, Huy chươngVàng thuộc về vận động viênNguyễn Thị Yến (Vĩnh Phúc); hạngcân từ 75kg trở lên, Huy chươngVàng thuộc về vận động viên Lò ThịTươi (Sơn La). V.MinH

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

12 số 1048 l 31.10.2013

Festival Trà Thái Nguyên -Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 dựkiến diễn ra trong từ 09 -11/11/2013 tại thành phố TháiNguyên, Khu du lịch Hồ Núi Cốcvà các địa phương trồng và chếbiến chè của tỉnh Thái Nguyên.

Festival Trà Thái Nguyên -Việt Nam lần thứ hai 2013 doUBND tỉnh Thái Nguyên và BộVHTTDL tổ chức nhằm tiếp tụcgiới thiệu, quảng bá, tôn vinh câychè, người trồng, chế biến các sảnphẩm trà và văn hóa trà TháiNguyên nói riêng, trà Việt Namnói chung; bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa vật thể, phi vật thểcủa trà Thái Nguyên; thúc đẩyphát triển sản xuất, chế biến, tiêuthụ chè, thu hút các nhà đầu tư,

xúc tiến các hoạt động liên doanhliên kết nhằm nâng cao hơn nữahiệu quả sản xuất kinh doanh củangành chè Thái Nguyên và ViệtNam.

Tham dự Festival sẽ có 06đoàn trà của các quốc gia và vùnglãnh thổ có sử dụng các sản phẩmchè và nhập khẩu chè của ViệtNam (Trung Quốc, Ấn Độ, NhậtBản, Srilanca, Pakistan, HànQuốc) và 34 tỉnh/thành trong cảnước và 25 doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh, chế biến, xuất khẩutrà; 50 làng nghề chè nổi tiếng củatỉnh Thái Nguyên.

Trong khuôn khổ Festival sẽ cónhiều hoạt động chính như: Lễkhai mạc; Lễ hội văn hóa trà;Carnaval trà Thái Nguyên; Hội

thảo về sản phẩm trà và xúc tiếnđầu tư phát triển ngành chè, xúctiến du lịch; Cuộc thi "Người đẹpxứ Trà" 2013, Lễ bế mạc festivaltrà và các chương trình biểu diễnnghệ thuật và lễ hội với sự thamgia của các nghệ nhân, các đoànnghệ thuật trong nước và các hoạtđộng hưởng ứng phụ trợ như:Triển lãm ảnh nghệ thuật giớithiệu về đất nước, con người, tràThái Nguyên, Việt Nam, Chợ quê,trưng bày sản phẩm Trà và sảnphẩm mang đặc trưng văn hóa củacác dân tộc, Hội chợ Triển lãmCông nông nghiệp tiêu biểu tỉnhThái Nguyên lần thứ hai, năm2013; Triển lãm mỹ thuật thiếunhi; các hoạt động thể thao; tổchức 3 tour du lịch phục vụ kháchtham quan…

tuệ anH

Sáng 19/10/2013, Trường Caođẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đãlong trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110năm Thành lập Trường và đón nhận Huân chương Lao độnghạng Nhì.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trangtrí Đồng Nai tiền thân là Trường Dạynghề Biên Hòa đã hình thành và pháttriển trong hơn 100 năm qua (1903-đến nay). Mục tiêu đào tạo chủ yếucủa trường là đào tạo ra những ngườithợ lành nghề, những cán bộ mỹthuật bậc trung học (Thời kỳ sau30/4/1975). Trong cả khóa học, nhàtrường cung cấp cho người họcnhững kĩ năng nghề nghiệp - nhữngkỹ thuật lâu đời của nhiều thế hệ cha

ông, một số ý tưởng và phong cáchsáng tác. Học sinh tốt nghiệp ratrường trong những năm đầu có khảnăng đảm trách khâu kỹ thuật, mỹthuật ở các công ty xí nghiệp phù hợpvới các chuyên ngành.

Với bề dày 110 năm Hình thànhvà Phát triển, Trường Cao đẳng Mỹthuật Trang trí Đồng Nai đã đóng gópnhiều tác phẩm tiêu biểu trong tổngthể kiến trúc văn hóa, lịch sử củaTỉnh. Tiêu biểu như: Bia tưởng niệmNhà lao Tân Hiệp; Tượng đài Chiếnthắng sân bay Biên Hòa; Tượng đàiChiến thắng Long Bình; 6 bức phùđiêu ở mặt tiền UBND tỉnh; Nhữngmảng tranh gốm với nhiều cảnh trí,hàng trăm tượng người, vật bằng gốm

sứ men xanh thể hiện các điển tíchcủa văn hóa Á Đông ở đình Tân Lân;các hoa văn bằng gốm ở đền thờNguyễn Hữu Cảnh và Văn Miếu TrấnBiên; một số tượng chân dung cácdanh nhân văn hóa (Trịnh Hoài Đức,Nguyễn Hữu Cảnh…) tại các trườnghọc trên địa bàn TP.Biên Hòa...

Kỷ niệm 110 năm thành lập,Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang tríĐồng Nai vinh dự được Chủ tịchNước tặng Huân chương Lao Độnghạng Nhì. Bộ VHTTDL tặng 13Bằng khen cho các tập thể, cá nhânđã có thành tích xuất sắc trong sựnghiệp giáo dục - đào tạo, đóng gópvào quá trình phát triển của trường.

tuệ anH

Trường Cao đẳng mỹ thuật Trang trí Đồng Nai kỷ niệm 110 năm thành lập

Festival Trà Thái Nguyên 2013

Sự kiện vấn đề

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá Trị văn hóa Truyền ThốnG

13số 1048 l 31.10.2013

Ngày 25/10, tại thành phố QuyNhơn, trước sự chứng kiến của đại diệnlãnh đạo Văn phòng UBND và cácngành chức năng tỉnh Bình Định,Trung tâm UNESCO sưu tầm cổ vậtViệt Nam đã trao tặng 165 hiện vật quýnhư chén, bát bằng sành sứ, đồ gốm đấtnung, thạc bằng đồng và mũi tên, mũikích bằng đồng và sắt... cho Bảo tàngtổng hợp Bình Định. Các hiện vật gồm:42 hiện vật văn hoá Đông Sơn, 48 hiệnvật văn hoá văn hóa thuộc thời đại Lý- Trần, 48 đồng tiền thuộc triều đại TâySơn và các hiện vật dưới các triều đại

tiền Lê - Mạc... Giám đốc Bảo tàng tổng hợp Bình

Định - Tiến sĩ Đinh Bá Hòa cho biết:Việc Trung tâm UNESCO sưu tầm cổvật Việt Nam trao tặng hiện vật lịch sửquý cho Bảo tàng tổng hợp Bình Địnhkhông chỉ góp phần làm phong phú vànâng cao giá trị hiện vật quý qua các thờiđại mà còn khẳng định ý nghĩa và giá trịvăn hoá truyền thống của dân tộc ta quanhững chặng đường lịch sử dựng nướcvà giữ nước, đồng thời tạo điều kiện chodu khách tham quan, tìm hiểu và phụcvụ công tác nghiên cứu khoa học.

Để động viên và khuyến khích xãhội hoá về văn hoá theo chủ trương củaĐảng và Nhà nước, UBND tỉnh và SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch đã tặngBằng khen và giấy khen cho những tậpthể, cá nhân có thành tích trong việc sưutầm và trao tặng hiện vật quý cho Bảotàng tỉnh.

Năm 2008, Trung tâm UNESCOsưu tầm cổ vật Việt Nam cũng đã traotặng Bảo tàng tổng hợp Bình Định 20hiện vật quý và trao tặng nhiều bảo tàngtrong nước với trên 600 hiện vật quý.

Viết Ý

Trao tặng hiện vật lịch sử quý cho Bảo tàng tổng hợp Bình Định

Tối 22/10, tại thành phố Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận, Hội Di sản văn hóaViệt Nam, Hội Di sản văn hóa Thànhphố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BìnhThuận đã tổ chức triển lãm ảnh “Di sảnViệt Nam 2013”.

Ban Tổ chức cho biết: Cuộc thi ảnh“Di sản Việt Nam - Viet Nam Heritagephoto Awards” nhằm kêu gọi sự quantâm của cộng đồng trong và ngoài nướcphát hiện và chia sẻ những giá trị di sảnthiên nhiên văn hóa Việt Nam cần gìngiữ, bảo tồn. Cuộc thi cũng tìm kiếmnhững tác phẩm đẹp nhất về đất nướcvà con người Việt Nam để đăng tải trênTạp chí. Vì vậy, cuộc thi hướng đến sốđông những người quan tâm và muốntruyền tải thông điệp bảo vệ di sảnthông qua những bức ảnh, không phân

biệt nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp haynghiệp dư.

Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đãnhận được 6.016 tác phẩm dự thi (gấpđôi so với cuộc thi năm 2012) của 339tác giả đến từ mọi miền đất nước. Cáctác phẩm tập trung vào phản ánh các disản thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể(kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thủ côngmỹ nghệ, làng nghề…), di sản văn hoáphi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội, tròchơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo).Trong đó có gần 3.800 tác phẩm ảnhđơn và 267 tác phẩm ảnh bộ. Ban Tổchức đã chọn ra 100 ảnh tiêu biểu để tổchức triễn lãm tại thành phố PhanThiết. Đây là địa điểm đầu tiên đượcBan Tổ chức chọn để khởi đầu cuộctriển lãm xuyên Việt tại 16 tỉnh thànhtrong cả nước từ nay đến 28/02/2014.

Tại Phan Thiết, Triển lãm sẽ kéo dàiđến 28/10. Dự kiến lễ công bố, trao giảithưởng diễn ra ngày 23/11 tại thànhphố Hồ Chí Minh.

Cũng trong tối 22/10, Liên hoanẨm thực các doanh nghiệp du lịchBình Thuận đã diễn ra trên trục đườngNguyễn Đình Chiểu, thành phố PhanThiết. Liên hoan được tổ chức vớinhiều hoạt động phong phú, đa dạng đểgiới thiệu về vùng đất – con ngườiBình Thuận nói riêng và các tỉnh, thànhphố trong vùng Đông Nam Bộ nóichung. Đây cũng là dịp để các doanhnghiệp quảng bá những nét độc đáo,tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc trưngvùng biển đến với du khách trong nướcvà quốc tế.

Hồ tHanH

Triển lãm ảnh xuyên Việt "Di sản Việt Nam"

Tại hội thảo do Viện Khảo cổ học tổchức ngày 22/10, tiến sĩ Bùi Văn Liêm,Viện Khảo cổ học cho rằng cần tiếp tụcgiám sát khảo cổ học khi thi công nútgiao thông Ô Chợ Dừa (Hà Nội).

Viện Khảo cổ học đề xuất, sau khi

kết thúc công tác thám sát, hiện trườngđược bàn giao cho Ban quản lý các dựán trọng điểm phát triển đô thị Hà Nộiđể thực hiện dự án xây dựng cầu vượtnút giao Ô Chợ Dừa. Tuy nhiên, việcthám sát mới được tiến hành trên diện

tích khá nhỏ so với yêu cầu nghiên cứukhảo cổ. Do vậy, Ban Quản lý dự ánxây dựng đường vành đai 1 đoạn ÔChợ Dừa - Hoàng Cầu có thay đổi thiếtkế, xây dựng có khả năng xâm hại đếnhiện trường các di tích La thành ThăngLong, Đàn Xã Tắc cần thông báo kịpthời cho cơ quan quản lý văn hóa,

(Xem tiếp trang 16)

Tiếp tục giám sát khảo cổ học khi thi côngnút giao thông Ô Chợ Dừa - Hà Nội

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

14 số 1048 l 31.10.2013

Giữ Gìn các Giá Trị văn hóa Truyền ThốnG

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 195 câu lạcbộ Đờn ca tài tử với hơn 2.000 nghệnhân ở các địa phương trong tỉnh. Cáccâu lạc bộ đã truyền nghề, đào tạo đượcmột lực lượng trẻ kế cận, trong đó cómột số người đã được bổ sung vào cácđoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Hoạtđộng của các câu lạc bộ được mở rộng,không chỉ dừng lại ở các cuộc sinh hoạtbình thường mà còn tham gia tuyêntruyền các chủ trương của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước, chàomừng các ngày lễ lớn.

Các huyện, thị, thành phố thườngxuyên tổ chức hội thi, liên hoan ca nhạctài tử để chọn ra các tiết mục hay nhất đidự hội thi cấp tỉnh, từ đó phong trào Đờnca tài tử của toàn tỉnh ngày càng lớnmạnh. Tại cơ sở, các Phòng Văn hóa vàThông tin phối hợp với Trung tâm vănhóa thể thao của huyện tổ chức mời cácnghệ sĩ, nhà lý luận trong và ngoài tỉnhvề mở lớp tập huấn Đờn ca tài tử cho cácnghệ nhân tiêu biểu của các câu lạc bộtrong huyện, nâng cao kiến thức vềchuyên môn, cách cấu trúc chương trìnhsinh hoạt, giao lưu, kỹ năng đờn, ca vàphương pháp viết bài bản mới.

Qua khảo sát, nghệ thuật Đờn ca tàitử được hình thành các thể loại ca và đờngồm 20 bài tổ: 6 Bắc gồm: Tây thi, Cổbản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn,

Bình bán chấn, Xuân tình chấn hoặcxuân tình điểu ngữ. 3 Nam gồm: Namxuân, Nam ai, Nam đảo hoặc Đảo ngũcung. 4 Oán gồm: Tứ đại oán, phụngcầu, giang nam, phụng hoàng. 7 bài lễgồm: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đốihạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúcvà vạn giá.

Loại hình Đờn ca tài tử thể hiện tínhđặc trưng văn hóa vùng đồng bằng NamBộ, là một bộ phận của nền âm nhạctruyền thống dân tộc Việt Nam đã quamột thế kỷ gắn bó với người dân Nam Bộnói chung, người dân Đồng Tháp nóiriêng. Việc bảo tồn, phát huy dựa trênquan điểm có chọn lọc, khôi phục, kế thừavà phát triển, theo tinh thần Nghị quyếtTrung ương 5, khóa VIII của Đảng về''Xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Ông Nguyễn Đình Tô, cán bộ Bảotàng Đồng Tháp cho biết: Tỉnh chia Đờnca tài tử thành 4 nội dung và hình thứcphục vụ: Đám cưới, đám hỏi, lễ mừngthọ. Đây là nội dung và hình thức vuitươi phấn khởi, chủ yếu khai thác sâutheo từng chủ đề kể cả nhạc và lời ca;phục vụ đám tang, đám giỗ: Nhu cầu vềnội dung, hình thức là đau buồn, bi ai,thương tiếc (đối với đám tang) sâu lắng,nhẹ nhàng, tình cảm, gợi nhớ quá khứ xaxăm (đám giỗ). Tuy nhiên Đờn ca tài tử

trong đám tang đuợc cân nhắc tùy theoyêu cầu của tang gia mà đáp ứng, bởi lẽtrong thực tế chưa thật phổ biến; phục vụcác ngày lễ hội, hội nghị tuyên truyềnnhiệm vụ chính trị phục vụ nhân dân.Loại hình này vừa chú ý nhu cầu tiếpnhận và nhu cầu truyền đạt. Do vậy, nộidung, hình thức được thực hiện hài hòa,hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu, dễ thuyếtphục; phục vụ khách tham quan du lịch,thường thì khách ở xa đến Đồng Thápđều muốn nghe những giai điệu đặctrưng của xứ sở, do vậy các địa phươngtận dụng khai thác, đặc biệt là các bài cagiới thiệu về thiên nhiên, đất nước, conngười và truyền thống cách mạng củaĐồng Tháp để khách tham quan hiểuthêm quê hương Đồng Tháp. Về hìnhthức phục vụ tại thính phòng, hội trường,phòng tiếp tân của các nhà khách, kháchsạn, du ngoạn trên tàu.

Nhằm bảo tồn và phát huy di sản vănhóa phi vật thể đờn ca tài tử, tỉnh ĐồngTháp đang khuyến khích các nhóm vàgia đình đờn ca tài tử thường xuyên thamgia vào chương trình chung của các Độithông tin lưu động, các câu lạc bộ ở tạiđịa phương hoặc có điều kiện sẽ thànhlập hoặc gia nhập vào tổ chức các câu lạcbộ của các ấp, khóm, xã, phường, thị trấnhoặc các câu lạc bộ của hệ thống nhà vănhóa từ tỉnh đến các huyện, thị. t.t.n

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử

Tối 22/10, tại điểm du lịch sinh tháiQuốc gia thắng cảnh thiên nhiên thácBản Ba, xã Trung Hà, huyện ChiêmHóa, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra L iênhoan Hát Then Tính tẩu lần thứ nhất vàđêm hội “Bản Ba vang mãi lời Then”.

Tham gia Liên hoan có 24 đoàn đếntừ 24 xã của huyện Chiêm Hóa với gần200 diễn viên. Các đoàn mang đếnLiên hoan 90 tiết mục là các làn điệuThen cổ và then mới mượt mà, sâu lắngtái hiện các hoạt động sinh hoạt, laođộng sản xuất, ca ngợi Đảng, Bác Hồ

và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đấtnước. Liên hoan Hát Then tính tẩu làmột trong những hoạt động thiết thựcnhằm tôn vinh làn điệu Hát Then củadân tộc Tày, Di sản văn hóa phi vật thểquốc gia và tôn vinh các nghệ nhân, hạtnhân văn nghệ cơ sở có nhiều đóng góptrong việc giữ gìn, phát huy giá trị vănhóa truyền thống của dân tộc Tày tỉnhTuyên Quang. Liên hoan cũng là dịp đểcác nghệ nhân Hát Then ở cơ sở giaolưu và truyền dạy cho thế hệ trẻ nhữnglàn điệu Then cổ.

Bên cạnh các tiết mục Hát Thenđặc sắc, Liên hoan Hát Then tính tẩucòn có các hoạt động sôi nổi mangđậm bản sắc của đồng bào các dântộc địa phương như: hoạt cảnh sự tíchcây đàn Tính của người Tày xã TrungHà; trích đoạn giã cốm và màn đốtlửa quần vũ với sự tham gia đông đảocủa nhân dân địa phương và du kháchgần xa.

Kết thúc Liên hoan Ban tổ chức đãtrao 8 giải xuất sắc và 16 giải nhì.

MạnH Huân

Tuyên Quang: Liên hoan Hát Then Tính tẩu lần thứ nhất

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

nhân Tố mới

15số 1048 l 31.10.2013

Ninh Bình là một trongnhững “cái nôi” của nghệthuật Chèo truyền thống.

Nhiều địa phương trong tỉnh còn lưugiữ được các chiếu Chèo cổ và duytrì nếp sinh hoạt thường xuyên.Nhằm mục đích bảo tồn nghệ thuậthát Chèo truyền thống, năm 2013,Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch), Trungtâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huygiá trị văn hóa dân tộc đã chọn tỉnhNinh Bình là một trong những địaphương triển khai Dự án “Sân khấuhọc đường” tại 3 trường trung họccơ sở trên địa bàn.

Dự án được triển khai tại cáctrường trung học cơ sở ở xã KhánhTrung (huyện Yên Khánh), xã NhưHòa (huyện Kim Sơn) và xã GiaThịnh (huyện Gia Viễn). Sau khoảng2 tháng được các nghệ sĩ có nhiềukinh nghiệm trực tiếp truyền dạy,hơn 60 học sinh đã biểu diễn nhuầnnhuyễn 5 làn điệu chèo cổ gồm: Đòđưa, Sắp mưa ngâu, Vu quy, DươngKinh, Lới Lơ cùng 4 trích đoạn:Thầy đồ dạy học, Thị Mầu lên chùa,Xã trưởng - Mẹ Đốp, Việc làng, thuhút hàng nghìn khán giả đến xem.Nhiều người dự buổi trình diễn báocáo kết quả của Dự án được tổ chứcvào tháng 9 vừa qua đã rất xúc độngvà thán phục trước khả năng diễnxuất và sự phối hợp nhịp nhàng củacác "nghệ sĩ nhí" trên sân khấu.

Khi xem trích đoạn “Thị Mầu lênchùa” do các em học sinh TrườngTrung học cơ sở xã Như Hòa, huyệnKim Sơn biểu diễn, bà Phạm ThịNhung ở phường Đông Thành, thànhphố Ninh Bình nhận xét: Nếu khôngcó sự hứng khởi, say mê học hỏi,thái độ tập luyện nghiêm túc thìkhông thể biểu diễn được chứ chưanói là diễn khá hay những trích đoạnChèo cổ khó như vậy.

Theo sát quá trình tập luyện củacác em, cô Lê Thùy Liên, giáo viênbộ môn âm nhạc của Trường Trunghọc cơ sở xã Như Hòa (Kim Sơn)đánh giá: 20 thành viên trong độivăn nghệ của trường chưa từng tiếpxúc với nghệ thuật Chèo nhưng khiđược học các em đã tiếp thu nhanhvà rất chăm chỉ tập luyện. Nhiều emđã dành thời gian tự tập ở nhà, chủđộng mua băng, đĩa hát chèo về tựhọc.

Em Nguyễn Thị Phương Hoa,học sinh lớp 9A, Trường Trung họccơ sở xã Khánh Trung (Yên Khánh)đảm nhận vai diễn trong trích đoạn"Thầy đồ dạy học" chia sẻ: Em rấtvui vì đã hoàn thành tốt vai diễn củamình. Khi nhập vai vào nhân vậttrong trích đoạn chèo em đã hiểuthêm được những kiến thức bổ íchvề bối cảnh xã hội của đất nướctrong các giai đoạn lịch sử trước đó.

Từ những kết quả của Dự án“Sân khấu học đường”, các nhànghiên cứu văn hóa và các thầy, côgiáo cho rằng: Các em học sinh đãđón nhận nghệ thuật truyền thốngvới thái độ rất tích cực. Vì vậy, cóthể nhân rộng Dự án này để từngbước đưa nghệ thuật Chèo vào cáctrường học.

Theo thầy Bùi Ngọc Đức, Hiệutrưởng Trường Trung học cơ sở xãKhánh Trung (Yên Khánh): Dự ánđã góp phần thực hiện mục tiêu giáodục toàn diện của ngành giáo dục.Đây là một sân chơi bổ ích giúp cácem tự tin thể hiện năng khiếu, giaolưu học hỏi và dần hoàn thiện khảnăng giao tiếp, ứng xử trong cuộcsống.

Cô Hà Thị Lợi, Hiệu trưởngTrường Trung học cơ sở xã Như Hòa(Kim Sơn) nói: Hoàn toàn có thểlồng ghép nội dung của Dự án vàocác môn học nhạc, họa và các buổi

sinh hoạt ngoại khóa mà không ảnhhưởng đến chương trình học. Cácgiáo viên phụ trách đội, giáo viênnhạc có thể sưu tầm thêm nhiều lànđiệu Chèo mới dạy cho các em. Bêncạnh đó, cần tổ chức các hoạt độngngoại khóa như đi biểu diễn tại cácsự kiện do ngành giáo dục và địaphương tổ chức; giao lưu với cáccâu lạc bộ, đội văn nghệ của thôn,xóm… để các em học hỏi, tiếp thuthêm kinh nghiệm, giúp ích cho quátrình học tập và phát triển toàn diệncủa học sinh.

Em Trần Thị Thu Hà, học sinhlớp 9A, Trường Trung học cơ sở xãNhư Hòa (Kim Sơn) đóng vai ThịMầu trong trích đoạn “Thị Mầu lênchùa” tâm sự: Chèo là môn nghệthuật khó bởi vừa hát vừa diễn, đặcbiệt phải thể hiện được cá tính củanhân vật trong vai diễn. Nhưng từkhi tiếp xúc với chèo, em cảm thấyyêu thích loại hình nghệ thuật truyềnthống này và mong muốn Dự án tiếptục được duy trì để có điều kiệnđược các thầy, cô nghệ sĩ chỉ dạythêm nhiều làn điệu mới. Em sẽ tiếptục phấn đấu để trở thành một nghệsĩ trong tương lai.

Trưởng phòng Nghiệp vụ Vănhóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch tỉnh Ninh Bình, Đinh NgọcKhánh cho biết: Dù được đánh giá làmột trong những “cái nôi” của nghệthuật Chèo, nhưng hiện nay lựclượng nghệ sĩ, những người biết hát,hát thành thạo các làn điệu Chèo ởcác địa phương trong tỉnh ngày càngít và tuổi đã cao. Do đó, việc triểnkhai, nhân rộng và từng bước đưanghệ thuật chèo vào trường học cóthể xem là “chìa khóa” để tạo nguồnkế cận, góp phần bảo tồn, phát triểnnghệ thuật truyền thống ở địaphương.

t.t.n

Hiệu quả Dự án “Sân khấu học đường” tại Ninh Bình

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

nhân Tố mới

16 số 1048 l 31.10.2013

Cô bạn tôi làm việc cho mộtcông ty du lịch có tiếng ở Thủ đô,với lợi thế về ngoại hình, thông thạongoại ngữ, lại giỏi nhảy đầm, hátrock cũng rất chuẩn, nên bạn tôithường được chọn hướng dẫn chocác tour toàn những khách VIP. Ấyvậy, một lần có du khách người Nhậthỏi: Quê của thi hào Nguyễn Du ởđâu? Cô ấy trả lời: Hà Nội!!!

Cũng dễ hiểu, khi tuyển dụng vàolàm việc, công ty của cô ấy chỉ đặtyêu cầu là giỏi ngoại ngữ, vi tính vàcó kỹ năng giao tiếp. Còn kiến thứccơ bản về văn hóa, lịch sử dân tộc…thì không cần quan tâm.

Theo dự báo đến năm 2015,ngành du lịch trong nước cần đếnkhoảng nửa triệu người lao động cótay nghề chuyên môn vững vàng. Đểđạt được mục tiêu trên (cả về sốlượng cũng như chất lượng) là tháchthức lớn đối với ngành du lịch. Bởi,vấn đề đào tạo sinh viên ngành dulịch ở các trường chuyên ngành đangtrở thành mối quan tâm của ngànhVăn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thống kê của ngành chủ quảncho thấy, cả nước hiện có 284 cơ sởtham gia đào tạo du lịch (gồm 62trường đại học, 80 trường cao đẳng,117 trường trung học chuyên ngành).Bất cập lớn nhất hiện nay là phần lớncác cơ sở đào tạo hiện chỉ cố gắng

vận dụng những gì có sẵn để phục vụđào tạo, mà chưa có chương trìnhthống nhất mang tính chuyên nghiệp.Ngay cả phương thức tuyển dụng,mỗi trường cũng có mỗi tiêu chíkhác nhau trong chương trình đàotạo nên chất lượng “đầu ra” của sinhviên du lịch cũng khác nhau. Đó làchưa kể sự chênh lệch về chất lượngđào tạo giữa các trường công lập, vớitrường ngoài công lập. Ông NguyễnVăn Mỹ - Giám đốc Công ty Du lịchLửa Việt (thành phố Hồ Chí Minh)cho biết: Tiêu chuẩn bằng cấp giữahướng dẫn viên du lịch quốc tế vàhướng dẫn viên du lịch nội địa cũngrất khác biệt. Muốn trở thành hướngdẫn viên quốc tế, sinh viên phải hộitụ đủ nhiều điều kiện: trình độ đạihọc, bằng Anh văn ngành du lịch…

Trong khi đó, hướng dẫn viên nộiđịa chỉ cần tốt nghiệp phổ thôngtrung học và học thêm các khóa đàotạo ngắn hạn ba tháng hay sáu thángvề nghiệp vụ. Trong khi đó hướngdẫn viên nội địa thực chất cần phảihọc nhiều, phải có nhiều kiến thứchơn hướng dẫn viên quốc tế, họkhông cần giỏi ngoại ngữ mà thôi.Vì muốn thuyết minh cho người ViệtNam nghe thì hướng dẫn viên phảigiỏi hơn người Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là cần có sự thốngnhất trong tiêu chí đào tạo hướng

dẫn viên du lịch nội. Để có được sốlượng sinh viên ra trường có chungmặt bằng đào tạo, đảm bảo đáp ứngđược công việc, ngành du lịch nhấtthiết phải đưa ra được các tiêu chíchung về đào tạo nguồn du lịch. Đâysẽ là cơ sở cho các trường dựa vàođó để hoàn chỉnh giáo trình giảngdạy, hay nói cách khác, các tiêu chínày sẽ làm kim chỉ nam giúp choviệc đào tạo nhân lực ngành du lịchđi theo con đường đúng đắn nhất.

Nhiều trường đã áp dụng một sốtiêu chuẩn nghề của cả trong nước vàngoài nước, tuy nhiên tiêu chuẩn nàomới thực sự giải quyết được bài toánnguồn nhân lực du lịch của Việt Nam.

Ông Lê Văn Hùng - Quyền Cụctrưởng Cục Công tác phía Nam, BộVăn hóa, Thể Thao và Du lịch chorằng: Việc giảng dạy cần những tiêuchuẩn xuất phát từ thực tế môitrường du lịch Việt Nam, cũng nhưnhu cầu của chính ngành du lịch ViệtNam. Vì thế, sắp tới Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch sẽ đưa ra bộTiêu chí kỹ năng nghề quốc gia gồm8 lĩnh vực từ dịch vụ nhà hàng, kỹthuật chế biến món ăn đến các ngànhquản trị khác… Bộ tiêu chí này sẽhiện thực hóa tiêu chuẩn quốc gia vềlĩnh vực đào tạo nghề từ đó góp phầnnâng cao năng lực nguồn nhân lựcngành du lịch. tHế Hùng

Nan giải nghề hướng dẫn viên du lịch

chuyên môn khảo cổ... để cùng phốihợp thực hiện.

Từ tháng 8/2013, Viện Khảo cổ họcđã thám sát trên diện tích 80 m2 với 4hố đào tại các trụ cầu, phục vụ hoànthiện phương án thiết kế giao thông nútgiao Ô Chợ Dừa. Khu vực này nằmtrong phạm vi phân bố di tích La ThànhThăng Long. Theo những tư liệu thưtịch cổ và nhận định của nhiều nhànghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội,

đây là cửa Trường Quảng của La ThànhThăng Long trong lịch sử. Theo tiến sĩBùi Văn Liêm, ở cả 4 hố đào chưa xuấthiện dấu tích liên quan đến kiến trúc, hốthứ 4 hoàn toàn không có di tích, di vật,3 hố còn lại đều phát hiện các dấu tíchthuộc các thời đại khác nhau. Hố số 1 lànhững dấu tích bếp đun nấu của cư dânthời Trần, có liên quan đến di tích ĐànXã Tắc hoặc cửa Trường Quảng. Hố thứ2 có khả năng là một lạch nước nhỏ đổ

nước từ trong thành ra sông Kim Ngưu.Hố thứ 3 lại cho thấy, đến thời Lê, khuvực này mới được người dân đắp nền,vượt thổ làm di tích Đình Đông.

Đây không phải là những di tích tiêubiểu kiểu kiến trúc gạch, đá. Di vật thuđược cũng không nhiều, chủ yếu là mảnhvỡ gạch, ngói, sành, sứ... Do vậy, các nhàkhảo cổ thu thập, xử lý tiếp tục nghiêncứu để đưa ra nhận định cuối cùng.

Đức MinH

Tiếp tục giám sát khảo cổ học... (Tiếp theo trang 13)

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

nhân Tố mới

17số 1048 l 31.10.2013

Năm 2013, chương trình hợptác phát triển du lịch giữatỉnh Lào Cai và Lai Châu

được ký kết đã mở ra hướng đi mớitrong phát triển du lịch của Lào Cai,đó là hướng liên kết song phương.Sở hữu trung tâm du lịch có sức lantỏa mạnh là Sa Pa, việc nối dài "cánhtay" liên kết phát triển du lịch giữaLào Cai với các địa phương kháctrong khu vực là xu thế tất yếu, đượctỉnh đặc biệt chú trọng.

Thực tế những năm qua đãchứng minh liên kết du lịch chophép khai thác những lợi thế củamỗi địa phương về tài nguyên dulịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật và các nguồn lực khác chophát triển du lịch, tạo ra những sảnphẩm có khả năng cạnh tranh cao.Điều này góp phần thu hút được cácnhà đầu tư, thu hút khách du lịchđến mỗi địa phương.

Chương trình liên kết du lịchsong phương giữa Lào Cai - Lai Châusẽ thu hút sự đầu tư có trọng điểm vào2 tuyến du lịch: Tuyến thành phố LàoCai - huyện Bát Xát (Lào Cai) - huyệnPhong Thổ - thị xã Lai Châu ( tỉnh LaiChâu). Tuyến huyện Sa Pa (tỉnh LàoCai) - thị xã Lai Châu - huyện Sìn Hồ- hồ thủy điện Lai Châu và các điểmdu lịch như: Núi Nhìu Cồ San (xãSảng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnhLào Cai); bản Vàng Pheo (xã MườngSo, huyện Phong Thổ); lòng hồ thủyđiện Lai Châu; quần thể hang độngPu Sam Cáp (xã Nậm Lò, thị xã LaiChâu); chợ văn hóa Sìn Hồ (thị trấnSìn Hồ, huyện Sìn Hồ) của tỉnh LaiChâu... Đây đều là các "điểm đến" cócảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ,không khí trong lành, người dân thânthiện, mến khách, có nhiều nét vănhóa truyền thống đặc sắc của đồngbào các dân tộc. Tuyến du lịch liên

tỉnh Lai Châu - Lào Cai được kỳ vọngsẽ kết nối các tuyến, điểm, đẩy mạnhkhai thác những sản phẩm du lịch mớicủa hai địa phương, đánh thức những"nàng tiên núi đang say giấc".

Việc liên kết du lịch không phảilà mới đối với tỉnh Lào Cai. Trướcđó, từ năm 2006, ba tỉnh Lào Cai -Yên Bái - Phú Thọ đã liên kết xâydựng tuyến du lịch về cội nguồn. Từnăm 2008 đến nay, 8 tỉnh Tây Bắcmở rộng: Lào Cai - Yên Bái - PhúThọ - Hà Giang - Lai Châu - ĐiệnBiên - Sơn La - Hòa Bình đã xâydựng, liên kết tuyến du lịch vòngcung Tây Bắc.

Ban Chỉ đạo du lịch 8 tỉnh TâyBắc đã xác định Sa Pa (Lào Cai),Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên Phủ(Điện Biên) và Cao nguyên đá ĐồngVăn của tỉnh Hà Giang là nhữngđiểm du lịch mạnh, có sức hút đốivới khách du lịch quốc tế và trongnước, nổi bật là vai trò của trung tâmdu lịch Sa Pa. Từ Sa Pa, đã hìnhthành các tuyến sang Hà Giang, vềLai Châu, Yên Bái qua quốc lộ 32hoặc xuống Quỳnh Nhai về Sơn La.Các tuyến du lịch này ngày càng thuhút nhiều du khách nước ngoài.

Đặc biệt, nhờ liên kết vùng nênlượng khách đến Lào Cai, Sơn La vàHà Giang đều tăng đột biến. Riêngtại Lào Cai, trong 9 tháng của năm2013, các địa phương và cơ sở kinhdoanh du lịch trên địa bàn tỉnh đãđón 956.000 lượt khách, đạt trên95% kế hoạch đề ra trong năm, tăng14% so với cùng kỳ năm trước. Dựkiến, vào dịp Lễ kỷ niệm 110 năm dulịch Sa Pa sắp tới, Lào Cai sẽ đón vịkhách thứ 1 triệu.

Theo bà Hoàng Thị Vượng,Trưởng Phòng khai thác tài nguyêndu lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch Lào Cai, mỗi tỉnh tìm ra

lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng vềdu lịch là vấn đề quan trọng để pháthuy thế mạnh của liên kết vùng. Tuycùng là cao nguyên, là loại hình dulịch sinh thái núi rừng nhưng các hoạtđộng du lịch của Sa Pa khác hẳn vớiMộc Châu và cũng không giống vớicao nguyên đá Đồng Văn. Chỉ riêngLào Cai mới có lễ hội trên mây, giảileo núi chinh phục đỉnh Phan-xi-păng(Sa Pa), lễ hội đua ngựa (Bắc Hà)...

Ngoài các hoạt động du lịch đặcsắc, Lào Cai cũng sở hữu nhiều loạiđặc sản thơm ngon nức tiếng nhưthắng cố Bắc Hà, Mường Khương, SiMa Cai; cơm lam Bảo Yên, VănBàn; bánh chưng bánh dày Bát Xát,Tả Van... Ngoài ra, thành phố LàoCai với vị trí giáp thị trấn Hà Khẩu(Trung Quốc) mang đến lợi thế dulịch biên giới đặc thù so với các tỉnhbạn. Việc tận dụng và phát huy tối đanhững thuận lợi của mình trong quátrình liên kết vùng sẽ giúp du lịch trởthành điểm sáng và là ngành kinh tếmũi nhọn của Lào Cai.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợithế, vẫn còn nhiều vấn đề cản trở sựphát triển du lịch song phương và đaphương trong vùng, như: Đườnggiao thông đến nhiều tuyến, điểm dulịch còn khó khăn; chưa có nhiềudịch vụ; cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch chưa được đầu tư xây dựng; thủtục đưa khách đến các tuyến, điểmdu lịch, đặc biệt là khách du lịchnước ngoài còn nhiều rào cản. Nhiềunét văn hóa đặc sắc của đồng bào cácdân tộc đã bị mai một. Việc bảo vệcác tuyến, điểm du lịch chưa đượcquan tâm đúng mức…

Lào Cai cần hợp tác chặt chẽ vớicác tỉnh bạn để khắc phục những khókhăn, tạo đà cho phát triển du lịchđịa phương và toàn vùng.

Hương tHu

Liên kết để phát triển du lịch bền vững

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

18 số 1048 l 31.10.2013

hợp Tác quốc Tế

Do nhiều lý do khác nhau,Myanmar - chủ nhà của SEA Games27 đã loại môn quần vợt ra khỏi danhsách các môn thi đấu của Đại hội Thểthao lớn nhất khu vực trong năm 2013.Sau quá trình đấu tranh từ Liên đoànQuần vợt Việt Nam và Liên đoàn cácnước trong khu vực, Liên đoàn Quầnvợt quốc tế (ITF) đã đồng ý để Liênđoàn Quần vợt châu Á (ATF) tổ chứcgiải đấu thay thế mang tên Giải Quầnvợt Vô địch Đông Nam Á - Toyota(AEC) Championships 2013.

Giải diễn ra từ 22 - 27/11/2013 tạithủ đô Băng Cốc (Thái Lan). Các vậnđộng viên sẽ tranh tài ở các nội dung

như các kỳ SEA Games, gồm: đơnnam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ và đôinam nữ.

Liên đoàn Quần vợt Việt Nam đãđề xuất Tổng cục Thể dục thể thao tậptrung đội tuyển nam, nữ quốc gia gồm6 vận động viên nam (Nguyễn HoàngThiên, Lê Quốc Khánh, Đỗ MinhQuân, Phạm Minh Tuấn, Trịnh LinhGiang, Lâm Quang Trí); 6 vận độngviên nữ (Huỳnh Phương Đài Trang,Huỳnh Phi Khanh, Trần Thị Tâm Hảo,Đào Minh Trang, Nguyễn Ái NgọcVân, Phan Thị Thanh Bình) cùng 2huấn luyện viên cho 2 đội. Ngoài ra,Liên đoàn Quần vợt Việt Nam sẽ tiếp

tục mời chuyên gia Michael Baroch tưvấn, huấn luyện và theo đội từ khi tậptrung đến khi thi đấu xong giải (dự kiến3 tuần). Các vận động viên được triệutập lần này dựa trên tinh thần và kếtquả thi đấu tại Fed Cup (với đội nữ),vòng loại Davis Cup nhóm III (độinam) vừa qua tại Giải Vô địch quốc gia2013 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Liên đoàn Quần vợt Việt Nam nhậnđịnh, với sự tham dự của các đội tuyểnrất mạnh như Indonesia, Philippines,Thailand nên mục tiêu của đội tuyểnlần này là nằm trong Top 3 các nướctham dự.

H.Yến

Chương trình tập huấn và biểudiễn Aikido năm 2013 tại Hà Nội doSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch HàNội, Hiệp hội Aikido Hà Nội (Ha NoiAkikai) phối hợp tổ chức nhằm chàomừng Kỷ niệm 40 năm Ngày Thiết lậpQuan hệ ngoại giao Việt Nam và NhậtBản (1973-2013), đã kết thúc vàongày 27/10.

Diễn ra từ ngày 25/10 tại Nhà thểchất - Đại học Ngoại thương, Chươngtrình tập huấn và biểu diễn Aikido quytụ hơn 200 võ sư, huấn luyện viên, võsinh của Hà Nội và các tỉnh thành trêntoàn quốc. Đặc biệt, nhờ trợ giúp củaTổng đàn Aikido Thế giới (Hombu

Doju), chương trình còn có sự tham dựcủa Đại sư 8 đẳng Aikido người NhậtBản là Fukakusa Motohiro.

Liên tục trong những ngày qua,song song với việc huấn luyện, giảngdạy, nâng cao trình độ, Đại sưFukakusa Motohiro đã biểu diễn nhữngkỹ thuật đặc sắc, đẹp mắt của Hiệp khíđạo cho các võ sư, võ sĩ, võ sinh vàhuấn luyện viên cũng như những ngườiyêu thích, hâm mộ Aikido như: các kĩthuật ném tay không và khóa khớp, cácbài quyền kata, đòn đánh uke, đòn némnage, tori, shite.

Aikido hay còn gọi là Hiệp khíđạo là một môn võ thuật của Nhật

Bản do Ueshiba Morihei (1883-1969)sáng tạo ra trên cơ sở các môn võthuật cổ truyền của Nhật Bản như:Nhu thuật (Jujitsu), Kiếm thuật(Kenjutsu), và Thương thuật(Sojutsu). Aikido đã du nhập vào ViệtNam từ hơn 50 năm trước.

Hiện nay, môn võ này được giảngdạy ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, AnGiang, Khánh Hòa, Đà Nẵng, BìnhDương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,Lâm Đồng… Tại Hà Nội, hiện có gần2.000 võ sinh thuộc 10 câu lạc bộAikido đang hoạt động dưới sự quản lýcủa Bộ môn Aikido Hà Nội./.

anH tùng

Chương trình tập huấn và biểu diễn aikido Hà Nội 2013

Giải Quần vợt Vô địch Đông Nam Á - Toyota Championships

Theo Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Lào Cai, Tổ chức Kỷ lụcViệt Nam (VietKings) đã có thôngbáo xác lập kỷ lục đối với hai danhthắng của huyện Sa Pa (Lào Cai), đólà: Đèo Ô Quy Hồ - Đèo dài nhấtViệt Nam và Thửa ruộng bậc thangcó nhiều bậc nhất - 121 bậc, ở thônVù Lùng Sung, xã Trung Chải,huyện Sa Pa.

Danh thắng đèo Ô Quy Hồ nằmtrên Quốc lộ 4D, cắt ngang dãyHoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnhLào Cai và Lai Châu, có chiều dàigần 50km; ruộng bậc thang nhiềubậc nhất nằm ở thôn Vù Lùng Sung,xã Trung Chải, huyện Sa Pa, có 121

bậc với trên 100 năm tuổi, đượcxem là một trong những thửa ruộngbậc thang đẹp nhất ở Sa Pa.

Trước đó, tỉnh Lào Cai đã đề nghịvới Tổ chức Kỷ lục Việt Nam badanh thắng, tuy nhiên chỉ có hai danhthắng được xác lập. Danh thắng còn

Hai danh thắng của huyện Sa Pa (Lào Cai) được công nhận kỷ lục Việt Nam

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

19số 1048 l 31.10.2013

hợp Tác quốc Tế

Tối 26/10, nhiều ca sĩ, nhóm nhạcnổi tiếng của khu vực Châu Á-TháiBình Dương đã hội ngộ trong Liênhoan ca nhạc Truyền hình Châu Á-TháiBình Dương 2013, diễn ra tại Nhà hátLớn Hà Nội.

Được Đài truyền hình KBS chọnlàm đại diện Hàn Quốc duy nhất thamdự Liên hoan ca nhạc Truyền hình ChâuÁ – Thái Bình Dương 2013 (ABU TVSong Festival 2013), nhóm Sistar biểudiễn ca khúc "Give it to Me" với phongcách quyến rũ theo kiểu cổ điển và vũđạo đẹp mắt. Đài SBS của Australiacũng giới thiệu nhóm Justice Crew,nhóm nhạc đã giành chiến thắng tại mùathứ tư cuộc thi Australia's Got Talent.

Justice Crew biểu diễn một liên khúcgồm Boom Boom - đĩa đơn thành côngnhất của họ với chứng nhận 5 đĩa Bạchkim tại Australia và Best Night - đĩa đơngần đây nhất. Cùng với Quán quân TheVoice Hong Kong mùa thứ 2 Mag Lam,đại diện cho Thái Lan - ca sỹ kiêm VJnổi tiếng Kandy, đại diện cho Nhật Bản- nữ diva May’n cũng tham dự sự kiệnmang tầm khu vực này. Ngoài ra còn cóđại diện của Trung Quốc, Malaysia,Australia, Brunei, Sri Lanka, Pakistan,Indonesia, Iran, Singapore…

Là nước chủ nhà, Việt Nam có 2 đạidiện tham dự ABU TV Song Festival2013 là Á quân Việt Nam Idol 2010Văn Mai Hương và Ngũ Cung, một

trong những nhóm nhạc đang được coilà “hiện tượng” của làng Rock Việt. Côca sĩ sinh năm 1994 chọn thể hiện nhạcphẩm “Là anh đó” với giọng hát caovút, đầy cảm xúc và vũ điệu điêu luyện.Các chàng trai Ngũ Cung lại đem đếncho khán giả giai điệu quen thuộc vềTây Bắc qua ca khúc “Cao nguyên đá”.

Hình ảnh tươi đẹp về thiên nhiên,đất nước, con người của các quốc gia,vùng lãnh thổ tham dự đan xen giữanhững tiết mục ca nhạc cũng giúp chokhán giả truyền hình hiểu và trântrọng hơn những nét văn hóa đặc sắccủa các nước khu vực Châu Á-TháiBình Dương.

Đức Kiên

Các ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng Châu Á-Thái Bình Dương ra mắt khán giả Thủ đô

Sáng 27/10, Giải Marathon quốc tếVịnh Hạ Long 2013 đã diễn ra tại thànhphố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thu hútgần 200 vận động viên chuyên nghiệpvà bán chuyên nghiệp quốc tế đền từNhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Canađa,Trung Quốc... cùng với gần 100 vậnđộng viên trong nước tham dự. Ngoàira, còn có gần 1.000 vận động viênphong trào từ các cơ sở trong tỉnhQuảng Ninh tham gia chạy 2km.

Ông Hà Quang Long, Giám đốcSở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnhQuảng Ninh cho biết: Giải Marathonquốc tế Vịnh Hạ Long 2013 và Giaolưu Văn hóa Việt-Nhật lần thứ nhấtnăm 2013 là sự kiện thể thao, văn hoáhấp dẫn mang tầm quốc tế nhằm chào

mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnhQuảng Ninh, 20 năm thành lập thànhphố Hạ Long, 40 năm Ngày Thiết lậpngoại giao giữa Việt Nam và NhậtBản. Sự kiện này sẽ góp phần tuyêntruyền quảng bá hình ảnh đất nước vàcon người Quảng Ninh với bạn bètrong nước và quốc tế. Giải còn là dịpđể các vận động viên Marathon ViệtNam gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinhnghiệm để nâng cao trình độ chuyênmôn với các vận động viên Marathoncó đẳng cấp quốc tế đến từ các quốcgia có phong trào Marathon phát triểnmạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,Trung Quốc…

Ban Tổ chức đã trao giải nhất cựly 5km nam cho vận động viên Lê

Văn Thao (Thanh Hoá); nhất 5kmnữ: Phạm Thị Huệ (Quảng Ninh);nhất 10km nam: Đỗ Quốc Lập (Bộđội biên phòng Quảng Ninh); nhất10km nữ: Nguyễn Thị Oanh (BắcGiang); Nhất 21km nam: Bùi ThếAnh (Bộ đội biên phòng QuảngNinh); Nhất 21km nữ: Hoàng ThịThanh (Bộ đội biên phòng QuảngNinh); Nhất 42km nam: Lý VănChiến (Hải Phòng); Nhất 42km nữ:Kito Miky (Nhật Bản).

Cùng ngày, Giao lưu văn hóa Việt- Nhật lần thứ nhất năm 2013 đãđược tổ chức với sự tham gia của cácĐoàn nghệ thuật Nhật Bản và QuảngNinh...

K.Hoàn

Giải marathon quốc tế Vịnh Hạ Long 2013 và Giao lưu văn hóa Việt - Nhật lần thứ nhất

lại không được xác lập là quần thểruộng bậc thang nằm trên địa bàn baxã: Lao Chải, Tả Van, Hầu Thàotrong thung lũng Mường Hoa, huyện

Sa Pa, có tổng diện tích khu vựckhoanh vùng bảo vệ là 935,42ha.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ tiếnhành trao chứng nhận kỷ lục Việt

Nam cho hai danh thắng nói trênvào dịp kỷ niệm 110 năm du lịch SaPa, ngày 02/11 tới.

H.L

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1048 l 31.10.2013

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình Tân

Biên tậpTrUng kIên, Thế hùng

kIềU anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh mộT Thành vIên

In và văn hóa phẩm

Tại Đại hội Thể thao ĐôngNam Á 2013 (SEA Games 27)diễn ra vào tháng 12 tới, nước

chủ nhà Myanmar đã loại bỏ 2 môn thếmạnh mà Thể thao Việt Nam từnggiành được nhiều huy chương tại cáckỳ SEA Games trước là thể dục dụngcụ và đấu kiếm ra khỏi chương trình thiđấu. Nhiều người lo ngại, với quyếtđịnh của nước chủ nhà, sẽ có ảnhhưởng nhất định tới thành tích của Thểthao Việt Nam tại SEA Games 27.

Nhưng theo ông Lâm QuangThành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cụcThể dục thể thao, Trưởng đoàn Thểthao Việt Nam, tuy hai môn thế mạnhcủa Việt Nam không nằm trong chươngtrình thi đấu tại SEA Games 27 nhưngbù lại, chúng ta lại có thêm nhiều nộidung ở các môn thế mạnh khác như: 7nội dung ở môn bơi, 8 nội dung ở mônđiền kinh và 2 nội dung ở môn bắnsúng; đây cũng đều là những môn màđoàn Thể thao Việt Nam có thể giànhHuy chương Vàng, đặc biệt là môn bắnsúng, chúng ta từng nhiều lần dẫn đầukhu vực. Tại SEA Games 26, đội tuyểnbắn súng Việt Nam đã giành được tổngcộng 7 Huy chương Vàng; ở môn bơi,sự xuất sắc của Hoàng Quý Phước giúpViệt Nam lần đầu tiên giành tới 2 tấmHuy chương Vàng; môn điền kinhcũng đã mang về cho Thể thao ViệtNam tới 9 Huy chương Vàng. Như vậy,nếu giành thêm Huy chương Vàng ởnhững môn này, Thể thao Việt Namhoàn toàn có thể bù đắp được khoảngtrống của thể dục dụng cụ.

Theo công bố của nước chủ nhàMyanmar, SEA Games 27 sẽ có tất cả460 bộ huy chương của 33 môn thi;trong đó, điền kinh chiếm nhiều bộ huychương nhất với 46 bộ. Các môn tiếptheo cũng có số bộ huy chương lớnnhư: thể thao dưới nước (41 bộ), wushu(23 bộ), taekwondo (21 bộ), vật (21bộ), cờ (18 bộ), kempo (18 bộ),vovinam (18 bộ), cầu mây (18 bộ),

judo (18 bộ). Như vậy, kế hoạch của Tổng cục

Thể dục thể thao là Đoàn thể thao ViệtNam tham gia SEA Games 27 với lựclượng dự kiến hơn 750 cán bộ, huấnluyện viên, vận động viên và tranh tàiở 29/33 môn thi đấu; được chia thành4 nhóm. Nhóm 1, gồm 2 môn cơ bảnlà điền kinh và bơi lội; đây được coi là2 môn "mỏ vàng", có ý nghĩa quyếtđịnh đến việc hoàn thành chỉ tiêu củaĐoàn Thể thao Việt Nam. Nhóm 2 gồm10 môn là vật, judo, taekwondo,boxing, karate, wushu, pencaksilat,vovinam, muay, kempo. Nhóm 3 gồm11 môn "liên hợp" là bắn súng, bắncung, đua thuyền rowing, canoeing, cửtạ, thể hình, billiard & snookers, bi sắt,cờ, cầu mây và xe đạp. Nhóm 4 gồm 8môn là bóng đá, futsal (bóng đá trongnhà), bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông,nhảy cầu, golf, hockey.

Ngay từ đầu năm, hàng chục môntrong số các môn tham dự SEA Gamesđã được tập trung và có kế hoạch tậpluyện, tập huấn chu đáo cho cuộc chinhphục đấu trường SEA Games. Kể từngày trở lại hội nhập với đấu trườngkhu vực, ở các kỳ SEA Games, Việt

Nam luôn sẵn sàng một lực lượng vậnđộng viên đông đảo, đăng ký tham dựở rất nhiều môn thi đấu. Với việc phânbổ theo 4 nhóm như nói ở trên, đoànthể thao Việt Nam tin tưởng sẽ giànhđược trên 70 Huy chương Vàng và lọtvào tốp 3 nước dẫn đầu; đây được coilà một nhiệm vụ được đánh giá vừa sứcvới thể thao Việt Nam.

Đại hội thể thao khu vực ĐôngNam Á - SEA Games 27 sẽ chính thứckhai mạc vào ngày 11/12 và diễn ra đến20/12/2013. Ngoài môn bóng đá namđược bắt đầu từ ngày 01/12, theo lịchthi đấu, một số môn khác cũng bắt đầukhởi tranh khá sớm là chinlone (mônthể thao mới được đưa vào chươngtrình thi đấu lần này, ngày 03/12), bóngnước (04/12), wushu (05/12), bóng đánữ, boxing (06/12), bóng rổ, vật(07/12), futsal, pencak silat (08/12),cầu lông, bắn súng, cưỡi ngựa nghệthuật, canoeing, sepaktakraw (09/12),bơi, petanque (10/12). Có một số mônkết thúc trước khi ngày khai mạc SEAGames diễn ra, đó là môn bóng nước(kết thúc ngày 09/12) và môn wushu(kết thúc ngày 10/12).

trần nguYện

Thể thao Việt Nam trước thềm Sea Games 27

VĐV Hoàng Quý Phước