20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1096 ngày 09/10/2014 - Bộ trưởng hoàng tuấn Anh làm việc tại Ninh thuận (tr.2) - thực hiện “ chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (tr.10) - Việt Nam sẵn sàng tham gia Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á lần thứ II (tr.16) - Đưa Bảo vật quốc gia ra nước ngoài nghiên cứu, trưng bày (tr.4) Bộ trưởng hoàng tuấn Anh tiếp xúc cử tri tây Ninh Ngày 01/10, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có cuộc tiếp xúc cử tri các huyện Gò Dầu và Trảng Bàng trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII (khai mạc ngày 20/10 tới). Phần lớn các kiến nghị của cử tri liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người có công, việc xét xử chưa nghiêm dẫn đến oan sai, chất lượng xây dựng các công trình giao thông công cộng; chính sách về đất đai, bảo hiểm, y tế, giáo dục và văn hóa-xã hội… Những ý kiến liên quan đến ngành VHTTDL như công tác tổ chức lễ hội, quản lý di sản, phát triển du lịch… đã được Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời thỏa đáng và nhận được sự hài lòng của đông đảo cử tri. (Xem tiếp trang 2) tuần phim Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng thủ đô Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3182/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần phim kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2014). Tuần phim diễn ra từ 08-14/10 với các phim được chọn chiếu gồm: “Về miền thương nhớ” (Công ty CP phim truyện I), “Sống cùng lịch sử” (Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam); Phim tài liệu “Bác sĩ Trần Duy Hưng, một người Hà Nội” (Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương). Đáng chú ý, Cục Điện ảnh sẽ tổ chức in và gửi đĩa các phim “Về miền thương nhớ”, “Bác sĩ Trần Duy Hưng, một người Hà Nội” và in phim “Sống cùng lịch sử” bằng file HD vào ổ cứng và gửi tới rạp của 64 Công ty Điện ảnh, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh/thành để phục vụ đông đảo nhân dân. Đ.ANh ASIAD 17 đã chính thức khép lại, đoàn thể thao Việt Nam đã giành tổng cộng 36 Huy chương các loại, trong đó có 1 Huy chương Vàng. Có được kết quả trên là nhờ sự phấn đấu kiên trì, bền bỉ, bằng cả mồ hôi, nước mắt của các vận động viên, huấn luyện viên. Đáng chú ý, có rất nhiều thành tích lần đầu tiên Thể thao Việt Nam (TTVN) mới có được ở đấu trường châu lục. Nữ võ sĩ wushu Dương Thúy Vi đã mang về tấm HCV đầu tiên của môn wushu tại đấu trường ASIAD sau 4 HCB, 1 HCĐ tại ASIAD 16. Wushu Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều những nhà vô địch thế giới, nhưng phải cho đến ASIAD 17, wushu Việt Nam mới “lên tiếng”. (Xem tiếp trang 17) Kết thúc ASIAD 17 Nỗ lực để vươn tới đỉnh cao Ảnh: C.T.V trong số nàY Thạch Kim Tuấn trở thành kỷ lục gia ASIAD ở nội dung cử giật

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1096. Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1096 ngày 09/10/2014

- Bộ trưởng hoàng tuấn Anh làm việc tại Ninh thuận

(tr.2)- thực hiện “chiến lược và Quy hoạchphát triển điện ảnh đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030”

(tr.10)- Việt Nam sẵn sàng tham gia Đạihội thể thao người khuyết tật châuÁ lần thứ II

(tr.16)- Đưa Bảo vật quốc gia ra nước ngoàinghiên cứu, trưng bày

(tr.4)

Bộ trưởng hoàng tuấn Anh tiếp xúc cử tri tây Ninh

Ngày 01/10, Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùngĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninhđã có cuộc tiếp xúc cử tri các huyện GòDầu và Trảng Bàng trước Kỳ họp thứ8, Quốc hội khóa XIII (khai mạc ngày20/10 tới). Phần lớn các kiến nghị củacử tri liên quan đến việc thực hiệnchính sách đối với người có công, việcxét xử chưa nghiêm dẫn đến oan sai,chất lượng xây dựng các công trìnhgiao thông công cộng; chính sách vềđất đai, bảo hiểm, y tế, giáo dục và vănhóa-xã hội… Những ý kiến liên quanđến ngành VHTTDL như công tác tổchức lễ hội, quản lý di sản, phát triểndu lịch… đã được Bộ trưởng HoàngTuấn Anh trả lời thỏa đáng và nhậnđược sự hài lòng của đông đảo cử tri.

(Xem tiếp trang 2)

tuần phim Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng thủ đô

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3182/QĐ-BVHTTDL về việctổ chức Tuần phim kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014). Tuần phim diễn ra từ 08-14/10 với các phim được chọn chiếugồm: “Về miền thương nhớ” (Công ty CP phim truyện I), “Sống cùng lịchsử” (Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam); Phim tài liệu “Bácsĩ Trần Duy Hưng, một người Hà Nội” (Công ty TNHH MTV Hãng phim Tàiliệu và Khoa học Trung ương). Đáng chú ý, Cục Điện ảnh sẽ tổ chức in vàgửi đĩa các phim “Về miền thương nhớ”, “Bác sĩ Trần Duy Hưng, một ngườiHà Nội” và in phim “Sống cùng lịch sử” bằng file HD vào ổ cứng và gửi tớirạp của 64 Công ty Điện ảnh, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng cáctỉnh/thành để phục vụ đông đảo nhân dân. Đ.Anh

ASIAD 17 đã chính thức khép lại, đoàn thể thao Việt Nam đã giành tổng cộng36 Huy chương các loại, trong đó có 1 Huy chương Vàng. Có được kết quả trên lànhờ sự phấn đấu kiên trì, bền bỉ, bằng cả mồ hôi, nước mắt của các vận động viên,huấn luyện viên. Đáng chú ý, có rất nhiều thành tích lần đầu tiên Thể thao ViệtNam (TTVN) mới có được ở đấu trường châu lục. Nữ võ sĩ wushu Dương ThúyVi đã mang về tấm HCV đầu tiên của môn wushu tại đấu trường ASIAD sau 4HCB, 1 HCĐ tại ASIAD 16. Wushu Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều những nhàvô địch thế giới, nhưng phải cho đến ASIAD 17, wushu Việt Nam mới “lên tiếng”.

(Xem tiếp trang 17)

Kết thúc ASIAD 17

Nỗ lực để vươn tới đỉnh cao

Ảnh:

C.T

.V

trong số này

Thạch Kim Tuấn trở thành kỷ lục gia ASIAD ở nội dung cử giật

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1096 l 09.10.2014

Chiều 03/10, Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh dẫn đầuđoàn công tác đã làm việc với tỉnhNinh Thuận về hoạt động văn hóa,thể thao, du lịch, trong đó tập trungvào công tác phát triển du lịch tạiđịa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giáNinh Thuận có điều kiện thuận lợi,có nhiều điểm khác biệt để phát triểndu lịch biển, du lịch sinh thái, vănhóa. Hiện du lịch Ninh Thuận cóbước phát triển nhưng quy mô nhỏ,sản phẩm du lịch đơn giản. Trongthời gian tới, tỉnh cần chú trọngnâng cao chất lượng, hiệu quả, tăngcường công tác quảng bá, bảo đảm

môi trường điểm đến, bảo đảm antoàn cho du khách. Tỉnh cũng cần cócơ chế tháo gỡ khó khăn cho du lịch,phát triển đa dạng các sản phẩm dulịch, các cơ sở lưu trú, dịch vụ, đàotạo nguồn nhân lực, liên kết pháttriển du lịch.

Các đại biểu tham dự buổi làmviệc cũng đã thảo luận, đề xuất cácgiải pháp về quy hoạch, xúc tiến đầutư, đào tạo nguồn nhân lực, quản lýdu lịch; đầu tư phát triển hạ tầng vàhệ thống dịch vụ, đầu tư từ chươngtrình mục tiêu quốc gia về phát triểnhạ tầng du lịch các hoạt động vănhóa và gia đình, bảo tồn các di sảnvăn hóa, nghệ thuật, các hoạt độngthể dục, thể thao thành tích cao... Bộ

VHTTDL cũng đã thỏa thuận vớitỉnh Ninh Thuận về việc hỗ trợ đầutư một số công trình mục tiêu quốcgia; hỗ trợ đào tạo hướng dẫn viêndu lịch; đề ra giải pháp tháo gỡ cáckhó khăn vướng mắc trong đầu tư hạtầng văn hóa, thể thao, du lịch trongthời gian tới.

Theo báo cáo, khách du lịch đếnNinh Thuận giai đoạn 2011-2014, vềlượt người tăng bình quân 18%/năm,thu nhập xã hội từ hoạt động du lịchtăng trưởng bình quân 15,6%/năm.Riêng 9 tháng đầu năm 2014, du lịchNinh Thuận đón gần 1,132 triệu lượtkhách, tăng nhẹ so với cùng kỳ nămngoái, đạt 84% kế hoạch.

huy Long

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chobiết, công tác văn hóa, thể thao và giađình của tỉnh Tây Ninh thời gian quađã có nhiều chuyển biến tích cực. Dulịch của tỉnh trong những tháng đầunăm có nhiều khởi sắc với khoảng mộttriệu lượt khách, tổng doanh thukhoảng 446 tỉ đồng.

Đặc biệt, sản phẩm du lịch TâyNinh tham gia giới thiệu tại Hội chợ dulịch quốc tế (ITE) được du khách đánhgiá rất cao, nhất là sản phẩm du lịch vềtâm linh và lịch sử cách mạng. BộVHTTDL và UBND tỉnh Tây Ninh đãhoàn thành dự án quy hoạch tổng thểphát triển du lịch quốc gia núi Bà Đenvà đang trình Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, Bộ còn hỗ trợ tỉnh TâyNinh hoàn thành quy hoạch phát triểntổng thể du lịch, thể dục thể thao, hỗ trợtrang thiết bị văn hóa cần thiết nhằmnâng cao đời sống văn hóa tinh thầncho nhân dân… Về lâu dài, Bộ đangxem xét, đánh giá các dự án đầu tư giaiđoạn 2015-2020, và dự kiến bố tríkhoảng hơn 100 tỉ đồng để đầu tư pháttriển hạ tầng du lịch, văn hóa nhằm

thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội củatỉnh.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóa giaiđoạn 2011-2014 đã phân bổ cho TâyNinh hơn 28 tỉ đồng để trùng tu và tôntạo các di tích trên địa bàn đảm bảochất lượng. Vấn đề hiện nay là Tỉnhphải nâng cao công tác quản lý và khaithác có hiệu quả các giá trị của hệthống di tích để thu hút du khách thamquan. Đồng thời chú trọng nâng caochất lượng Phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa”, giađình văn hóa, đặc biệt là Nghị quyết số33-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 9khóa XI về xây dựng và phát triển vănhóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước.

Về tình hình phát triển du lịch cảnước, Bộ trưởng cho biết năm 2014,Việt Nam phấn đấu đạt trên tám triệulượt khách quốc tế và 35 triệu lượtkhách nội địa với tổng doanh thukhoảng 11 tỉ USD. Điều này là có cơsở, bởi nhiều hãng hàng không quốc tếđã mở đường bay thẳng đến Việt Nam,

tiềm năng văn hóa để phát triển du lịchlà rất lớn, môi trường du lịch trongnước được quốc tế đánh giá là mộttrong 20 điểm đến an toàn trên thế giới.Đặc biệt, sẽ tập trung rà soát các chínhsách thúc đẩy phát triển du lịch, nỗ lựcđưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũinhọn, góp phần giải quyết việc làm, tạochuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế,thúc đẩy quảng bá sâu rộng hình ảnhđất nước đến bạn bè quốc tế.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùngcác Đại biểu Quốc hội khẳng định, tấtcả kiến nghị của bà con cử tri tạichương trình tiếp xúc sẽ được tiếp thu,phản ánh đến cơ quan chức năng cáccấp, và sẽ trả lời kịp thời, thỏa đáng đếnbà con cử tri. Dịp này, Bộ trưởng đãđến thăm Di tích lịch sử văn hóa quốcgia Địa đạo An Thới (huyện TrảngBàng). Bộ trưởng lưu ý địa phương cầnbảo tồn và phát huy tốt giá trị di tíchnhằm giáo dục truyền thống cách mạngcho các thế hệ, di sản văn hóa chính làhồn cốt của dân tộc.

hoàng hải

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Bộ trưởng hoàng tuấn Anh làm việc tại Ninh thuận

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1096 l 09.10.2014

Ngày 03/10/2014, Bộ VHTTDL đãcó Tờ trình số 231/TTr-BVHTTDLtrình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam -Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷniệm các ngày lễ lớn trong hai năm2014-2015 về việc ban hành Quyếtđịnh phê duyệt Kế hoạch tổ chức cáchoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2015).

Kế thừa và rút kinh nghiệm tổ chứckỷ niệm 35 năm Ngày Giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2010); các ngày lễ cấpquốc gia khác của đất nước đã được tổchức vừa qua và các ngày lễ lớn đượctổ chức trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.Đây là lần đầu tiên, Lễ kỷ niệm NgàyGiải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước được tổ chức quy mô cấp quốcgia tại TP. Hồ Chí Minh.

Đến nay, Bộ đã nhận được các ýkiến của 21 Ban, Bộ, ngành, đoàn thểTrung ương, TP. Hồ Chí Minh và thànhviên Ban Tổ chức. Bộ VHTTDL đãnghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu các ýkiến góp ý, hoàn thiện và báo cáo PhóThủ tướng. Theo đó, về kết cấu và tênđề mục của dự thảo Kế hoạch, BộVHTTDL đề nghị giữ nguyên như dự

thảo là “Chương trình kỷ niệm”; đốivới phần C. Bộ VHTTDL đề nghị giữnguyên như dự thảo là “Về công táctuyên truyền trong dịp kỷ niệm”. Vềphần “B. Lễ kỷ niệm”, Bộ VHTTDLđề nghị vẫn giữ nguyên như dự thảo làngày 30/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh”.Về Thành phần dự Lễ kỷ niệm: Thànhủy TP. Hồ Chí Minh đề nghị bổ sungvà cụ thể hóa một số thành phần dự Lễ.Bộ VHTTDL tiếp thu một phần và làmrõ nhiệm vụ lập danh sách khách mời(tướng lĩnh, lãnh đạo các đơn vị liênquan trong Quân đội) đối với Bộ Quốcphòng. Các thành phần cụ thể khácthuộc thẩm quyền của TP. Hồ ChíMinh sẽ do TP. Hồ Chí Minh chủ độngthực hiện khi triển khai Kế hoạch. Vềcác lễ dâng hương: Bộ VHTTDL tiếpthu ý kiến góp ý của Thành ủy TP. HồChí Minh đề nghị bổ sung trong ngày29/4/2015 thêm Lễ dâng hương tại ĐềnTưởng niệm Bến Dược, Củ Chi. Vềcông tác tuyên truyền trong dịp kỷniệm, tiếp thu ý kiến của Bộ Quốcphòng về thời gian tổ chức Hội thảo, sẽtổ chức trong khoảng từ 15-20/4/2015(trong dự thảo Kế hoạch tổ chức lấy ýkiến góp ý là khoảng từ 25-29/4/2015);Tiếp thu ý kiến của Bộ Công an, giảm

số buổi họp báo của Ban Tổ chức, còn01 buổi tại TP. Hồ Chí Minh; Tiếp thu01 phần ý kiến của Bộ Công an, vẫn tổchức làm huy hiệu kỷ niệm và theokinh nghiệm tổ chức Kỷ niệm 60 nămChiến thắng trận Điện Biên Phủ,chuyển cơ quan chỉ đạo làm huy hiệukỷ niệm từ Bộ VHTTDL sang TP. HồChí Minh; Bổ sung thêm một nội dungtheo đề nghị của Trung ương Hội CựuChiến binh Việt Nam về tổ chức Cuộcthi viết: “Xuân 1975 - Bản hùng catoàn thắng” (Trung ương Hội CựuChiến binh Việt Nam đã phát động);Sau khi nghiên cứu các góp ý của BộNgoại giao liên quan đến việc tổ chứccác hoạt động kỷ niệm tại các cơ quanđại diện Việt Nam tại nước ngoài, BộVHTTDL đề xuất bỏ mục III. Tại cáccơ quan đại diện Việt Nam tại nướcngoài. Tuy nhiên, tại phần D. Phâncông trách nhiệm vẫn quy định nhiệmvụ “chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đạidiện Việt Nam ở nước ngoài tổ chứctriển lãm tuyên truyền về kỷ niệm” đốivới Bộ Ngoại giao theo chức năng,quyền hạn của Bộ Ngoại giao. Về kinhphí thực hiện: Bộ VHTTDL tiếp thu ýkiến góp ý của Bộ Tài chính.

h.Quân

tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước

Bộ VHTTDL đã có Công văn số3382/BVHTTDL-VHDT ngày 29/9gửi Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An vềviệc tổ chức Ngày hội văn hóa cácdân tộc miền Trung trong khuôn khổLễ hội Làng Sen năm 2015. Theo đó,Bộ VHTTDL đồng ý việc tổ chứcNgày hội văn hóa các dân tộc miềnTrung trong khuôn khổ Lễ hội LàngSen tại tỉnh Nghệ An, tháng 5 năm2015. Việc tổ chức Ngày hội văn hóacác dân tộc miền Trung năm 2015 đãđược Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê

duyệt (Quyết định số 4686/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2013 của Bộtrưởng Bộ VHTTDL về việc phêduyệt Đề án tổ chức định kỳ “Ngàyhội, giao lưu văn hóa, thể thao và dulịch vùng đồng bào các dân tộc thiểusố” theo khu vực và toàn quốc giaiđoạn 2013-2020). Để chuẩn bị cácđiều kiện cho việc tổ chức Ngày hộivăn hóa các dân tộc miền Trungtrong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen tạitỉnh Nghệ An, tháng 5 năm 2015, BộVHTTDL yêu cầu: Sở VHTTDL tỉnh

Nghệ An chủ động xây dựng kếhoạch, nội dung, chương trình tổ chứcNgày hội; tham mưu, đề xuất vớiUBND tỉnh Nghệ An và gửi văn bảndự thảo kế hoạch tổ chức Ngày hội vềBộ VHTTDL. Sở VHTTDL các tỉnhkhu vực miền Trung xây dựng kếhoạch nội dung tham gia Ngày hội vàbáo cáo UBND tỉnh phê duyệt trongkế hoạch công tác năm 2015 để triểnkhai thực hiện góp phần vào thànhcông của Ngày hội.

h.Phượng

Ngày hội văn hóa các dân tộc miền trung

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

4 số 1096 l 09.10.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL lịch vừa có Côngvăn số 3469/BVHTTDL-DSVH xin ýkiến Thủ tướng Chính phủ về việc đưaBảo vật quốc gia ra nước ngoài nghiêncứu, trưng bày hoặc bảo quản có thờihạn. Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạocủa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giaoBộ VHTTDL chủ trì, phối hợp vớimột số đơn vị liên quan nghiên cứuthông lệ, pháp luật quốc tế và ViệtNam về việc cho phép đưa Bảo vậtquốc gia ra nước ngoài để trưng bày,triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quảncó thời hạn, sau thời gian nghiên cứuvà tham khảo tư liệu, ngày 27 tháng 8năm 2014, Bộ VHTTDL đã tổ chứccuộc họp với đại diện Văn phòng Chínhphủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, BộTài chính, Bộ Tư pháp về vấn đề này.Để thực hiện tốt việc đưa Bảo vật quốcgia ra nước ngoài, Bộ VHTTDL đề xuấtvới Thủ tướng Chính phủ xem xétquyết định một số vấn đề sau: Trườnghợp Thủ tướng Chính phủ giao BộVHTTDL tổ chức đưa Bảo vật quốc giara nước ngoài để trưng bày, triển lãm,nghiên cứu hoặc bảo quản có thời hạn:Bộ VHTTDL có trách nhiệm chủ trì

phối hợp với các bảo tàng quốc gia,UBND các tỉnh/thành hoặc các Bộ,ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị-xã hội ở Trung ương có quản lý Bảovật quốc gia để lựa chọn bảo vật quốcgia, lập hồ sơ và chuẩn bị các thủ tụcliên quan đến việc đưa Bảo vật quốc giara nước ngoài trình Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định theo quy địnhcủa pháp luật. Trường hợp các Bộ,ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị-xã hội ở Trung ương hoặc UBNDcác tỉnh/thành có chương trình hợp tácliên quan đến việc đưa Bảo vật quốc giara nước ngoài: Người đứng đầu ngành,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hộiở Trung ương, Chủ tịch UBNDtỉnh/thành phải báo cáo Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định cho phépđưa Bảo vật quốc gia ra nước ngoàitrước khi thực hiện ký kết hợp tác.

Đề xuất về việc Thủ tướng Chínhphủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngànhcó liên quan đến việc đưa Bảo vậtquốc gia ra nước ngoài trưng bày,triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quảncó thời hạn: Bộ VHTTDL có tráchnhiệm trình Thủ tướng Chính phủ hồ

sơ xin phép đưa Bảo vật quốc gia ranước ngoài đối với Bảo vật quốc giathuộc các bảo tàng quốc gia và cácbảo tàng thuộc Bộ VHTTDL; thỏathuận hồ sơ xin phép đưa Bảo vậtquốc gia ra nước ngoài đối với Bảovật quốc gia thuộc các tỉnh/thành,Bộ, ngành tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị-xã hội ở Trung ương quảnlý. Bộ Công an có trách nhiệm kiểmtra việc thực hiện các quy định vềđảm bảo an toàn đưa đi và đưa vềđúng bảo vật quốc gia; cử cán bộtham gia đoàn công tác giám sát việcvận chuyển Bảo vật quốc gia trongquá trinh đưa đi và đưa về khi có yêucầu. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hỗtrợ các đơn vị đưa Bảo vật quốc giara nước ngoài trong việc đàm pháncác nội dung hợp tác quốc tế liênquan; hỗ trợ việc đảm bảo an toàncho Bảo vật quốc gia khi đưa ra nướcngoài. Tổng cục Hải quan có tráchnhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thực hiệncác thủ tục thông quan đảm bảo antoàn và thuận tiện cho việc đưa Bảovật quốc gia ra nước ngoài.

h.Phượng

Đưa Bảo vật quốc gia ra nước ngoài nghiên cứu, trưng bày

Bộ VHTTDLvừa có Công văn số3465/BVHTTDL-DSVH ngày 02/10 vềviệc Thẩm định Báo cáo kinh tế-kỹ thuậtbảo tồn, tôn tạo tường Hành cung phíaTây Khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong - Hà Nội. Theo đó, Bộ VHTTDLđã xem xét và có ý kiến như sau: Thỏathuận Báo cáo kinh tế-kỹ thuật Dự ánBảo tồn, tôn tạo tường Hành cung phíaTây Khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong-Hà Nội với nội dung tu bổ tường(dài 360m); tôn tạo hệ thống kỹ thuật. BộVHTTDL lưu ý cần làm rõ nội dung kếthừa kết quả nghiên cứu bảo tồn thí điểmmột đoạn tường (Hành cung thời

Nguyễn) trong Khu trung tâm Hoàngthành Thăng Long đã được thực hiệntrước đó. Nêu rõ việc ứng dụng các tiếnbộ kỹ thuật để ngăn chặn và giảm thiểucác tác nhân gây hại đối với tường Hànhcung; Hồ sơ cần trình bày đặc điểm vảiđịa kỹ thuật được sử dụng tại chân tườngđể thấy rõ việc ứng dụng kỹ thuật nàyvào việc tu bổ tường Hành cung là phùhợp. Cần có giải pháp che phủ phần hànhlang đổ cát vàng bảo vệ chân tường phíatrong; Trình bày các đánh giá về chủngloại và chất liệu gạch, vữa xây hiện có tạitường Hành cung, làm cơ sở cho công tácphục chế, bảo tồn di tích.

Do công trình được xây dựng từnhiều loại gạch khác nhau, trong đó cógạch được lấy từ các công trình cũ trongthành Hà Nội nên các vật liệu phế thảitừ công trình cần được kiểm tra chặtchẽ, tránh loại bỏ các vật liệu, hiện vậtgốc có giá trị. Đồng thời trong quá trìnhthi công, tu bổ công trình cần có sự giámsát khảo cổ. Trong trường hợp phát hiệncó di tích cần điều chỉnh, bổ sung giảipháp thiết kế phù hợp. Cần di dời bãi tậpkết rác tại trục 23. Bổ sung bản vẽ cấutạo hố đặt đèn chiếu sáng tường, ảnhmàu chụp hiện trạng công trình.

Đ.ngọc

Bảo tồn, tôn tạo tường hành cung phía tây - Khu trung tâm hoàng thành thăng Long

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

5số 1096 l 09.10.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 3143/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2014, BộVHTTDL cho phép Đại sứ quánThụy Điển tại Việt Nam tổ chứcLiên hoan Phim Thụy Điển tại ViệtNam nhân dịp Kỷ niệm 45 nămThiết lập quan hệ ngoại giao giữaViệt Nam và Thụy Điển. Các phimđược trình chiếu sau khi có giấyphép phổ biến phim của Cục Điệnảnh theo quy định hiện hành. Thờigian tổ chức từ ngày 03-05/10/2014tại Hà Nội, từ ngày 19-22/11/2014tại TP. Hồ Chí Minh.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3179/QĐ-BVHTTDL ngày30/09/2014 thành lập Đoàn Thể thao

người khuyết tật Việt Nam tham dựĐại hội Thể thao người khuyết tậtChâu Á lần thứ 2 (ASIANParagames 2) tại Incheon, Hàn Quốccó 69 thành viên. Thời gian tổ chứctừ ngày 11-25/10/2014.

- Tại Quyết định số 3202/QĐ-BVHTTDL ngày 01/10/2014, BộVHTTDL giao Vụ Pháp chế chủ trì,phối hợp với các cơ quan, đơn vị cóliên quan soạn thảo Thông tư sửa đổi,bổ sung về thủ tục hành chính tại mộtsố Thông tư trong lĩnh vực văn hóa,thể thao và du lịch trình Bộ trưởngban hành trong tháng 12/2014.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3226/QĐ-BVHTTDL ngày

02/10/2014, phê duyệt chủ trương tổchức Hội nghị - Tập huấn công tácthi đua khen thưởng với nội dung:Phổ biến những quy định mới vềcông tác thi đua, khen thưởng trongLuật Thi đua, Khen thưởng và Luậtsửa đổi bổ sung một số điều của LuậtThi đua, Khen thưởng; Nghị địnhquy định xét tặng danh hiệu Nghệnhân Nhân dân; Nghị định quy địnhxét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân,Nghệ sĩ Ưu tú; Nghị định quy địnhxét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh,Giải thưởng Nhà nước về văn họcnghệ thuật và các Thông tư hướngdẫn về công tác thi đua, khen thưởng.

thtt

VăN BảN mớI

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch số 3451/KH-BVHTTDL về việcđiều chỉnh, bổ sung Kế hoạch kiểm tra,giám sát liên ngành công tác gia đìnhnăm 2014.

Trước đó, Bộ VHTTDL đã ban hànhKế hoạch số 2638/KH-BVHTTDL vềviệc kiểm tra, giám sát liên ngành côngtác gia đình năm 2014 tại 12 tỉnh: ĐồngTháp, An Giang; Quảng Bình, Hà Tĩnh,Nghệ An; Khánh Hòa, Đắk Nông; CaoBằng, Bắc Kạn; Tuyên Quang; LâmĐồng; Ninh Thuận. Trong quá trìnhkiểm tra thực tế và theo dõi địa phương,Bộ VHTTDL thấy rằng cần điều chỉnhgiảm 05 Tỉnh và bổ sung 01 tỉnh ĐắkLắk với nội dung như sau:

Việc kiểm tra, giám sát liên ngànhcông tác gia đình năm 2014 nhằm đánhgiá tình hình thực hiện công tác giađình, phòng, chống bạo lực gia đình,bình đẳng giới trong gia đình năm 2014và những kiến nghị giải pháp cụ thểtrong việc thực hiện công tác gia đìnhở địa phương; đề xuất Bộ các giải pháp

về công tác gia đình hiện có nhằm đápứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệuquả của công tác gia đình trên phạm vitoàn quốc.

Về nội dung, thực hiện các văn bảnvề công tác gia đình và bình đẳng giớinhư Nghị định số 02/2013/NĐ-CP củaChính phủ, Chiến lược phát triển giađình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030; Việc triển khai Nghịquyết số 33-NQ/TW của BCH Trungương Đảng khóa XI về xây dựng và pháttriển văn hóa, con người Việt Nam đápứng yêu cầu phát triển bền vững của đấtnước…; Tham mưu xây dựng văn bảntrình cấp thẩm quyền ban hành và banhành các văn bản theo thẩm quyền vềcông tác gia đình; Tình hình đội ngũ cánbộ các cấp; công tác tập huấn bồi dưỡngnghiêp vụ cho cán bộ làm công tác giađình các cấp đặc biệt là đội ngũ làm hoặctham gia công tác phòng, chống bạo lựcgia đình ở cấp xã, nhân viên y tế vềchuyên môn chăm sóc y tế ban đầu, tưvấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực

gia đình; Kinh phí của địa phương bố trícho công tác gia đình.Tình hình thựchiện Đề án tuyên truyền, giáo dục đạođức, lối sống trong gia đình. Các hoạtđộng hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnhphúc, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Namvà kế hoạch hưởng ứng Ngày Thế giớixóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Hỗ trợngười cao tuổi trong các hoạt động vănhóa, thể dục thể thao, giải trí, du lịch,chăm sóc, phát huy vai trò của người caotuổi trong gia đình; Tình hình triển khaihoạt động và kinh phí của Chương trìnhquốc gia về bình đẳng giới thực hiện môhình 4 về lựa chọn 05 xã điểm tham giasửa đổi, lồng ghép nội dung bình đẳnggiới và hương ước, quy ước cộng đồng;Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm tronglĩnh vực gia đình và phòng, chống bạolực gia đình; Kiến nghị, đề xuất của tỉnhvề các hoạt động thuộc lĩnh vực gia đình.

Đoàn công tác sẽ do lãnh đạo Vụ Giađình làm Trưởng đoàn, Bộ sẽ có Côngvăn gửi các tỉnh về thời gian kiểm tra,giám sát. h.Quân

Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngànhcông tác gia đình năm 2014

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

6 số 1096 l 09.10.2014

quản lý nhà nước

Ngày 03/10/2014, Bộ VHTTDLđã có Tờ trình số 230/TTr-BVHTTDL trình Phó Thủ tướng VũĐức Đam - Trưởng Ban Tổ chức cấpquốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớntrong hai năm 2014-2015 về việc banhành Quyết định phê duyệt Kế hoạchtổ chức các hoạt động kỷ niệm 100năm Ngày Sinh Tổng Bí thư NguyễnVăn Linh (01/7/1915-01/7/2015).

Theo Kế hoạch, ngày tổ chức Lễkỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bíthư Nguyễn Văn Linh là ngày30/6/2015. Số lượng đại biểu thamdự Lễ kỷ niệm là 750 đại biểu (phùhợp với sức chứa của Trung tâm Hộinghị Tỉnh Hưng Yên).

Các Lễ dâng hương: Tổ chức Lễdâng hương tại Khu lưu niệm TổngBí thư Nguyễn Văn Linh ở xã GiaiPhạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh HưngYên, chiều 29/6/2015; Tổ chức Lễdâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh, thành phố Hưng

Yên, sáng 30/6/2015.Hội thảo khoa học, chủ đề “Đồng

chí Nguyễn Văn Linh với cách mạngViệt Nam và quê hương Hưng Yên”:Bộ VHTTDL đồng thuận với ý kiếngóp ý của Ban Tuyên giáo Trungương (cơ quan chủ trì Hội thảo), Hộithảo được tổ chức vào trung tuầntháng 6/2015. Địa điểm tổ chức Hộithảo có thể tại huyện Yên Mỹ - quêhương của Tổng Bí thư. Việc này sẽdo Ban Tổ chức Hội thảo chủ độngcân nhắc, quyết định.

Chương trình nghệ thuật chàomừng được thực hiện vào tối29/6/2015 tại khu vực Quảng trườngphía trước Trung tâm Hội nghị tỉnhHưng Yên do Bộ VHTTDL và UBNDtỉnh Hưng Yên phối hợp tổ chức.

Việc tổ chức các hoạt động Kỷ

niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bíthư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915-01/7/2015) góp phần khẳng địnhcông lao và tôn vinh những đóng gópto lớn của Tổng Bí thư Nguyễn VănLinh - người con quê hương HưngYên đối với sự nghiệp cách mạng củaĐảng và dân tộc. Thông qua các hoạtđộng kỷ niệm, giúp cán bộ, đảngviên, toàn dân, toàn quân hiểu rõ vềthân thế, sự nghiệp cách mạng củaTổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; gópphần giáo dục tấm gương sáng ngờivề đạo đức cách mạng, chí công vôtư của đồng chí Nguyễn Văn Linh -Người lãnh đạo Đảng đưa đất nướcvượt qua gian khó trong những nămđầu công cuộc đổi mới đất nước vàothập kỷ cuối thế kỷ XX.

h.Quân

hoạt động Kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bộ VHTTDL đã có Công văn số3364/BVHTTDL-DSVH ngày 26/9về việc tu bổ, phục hồi các di tích liênquan đến Hát Xoan và Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghiphong tục hát thờ thần, thành hoàngvới hình thức nghệ thuật đa yếu tố:có nhạc, hát, múa; thường được biểudiễn vào dịp đầu xuân. Đã thànhtruyền thống từ hàng trăm năm qua,cứ mỗi dịp xuân về ở đình, miếu làngtại Phú Thọ lại vang lên giai điệumượt mà của nghệ thuật Hát Xoan.Loại hình nghệ thuật này có sự gắnbó mật thiết với Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương của người Việt. Cũng vìlý do đó, có nhiều di tích trên địa bàntỉnh Phú Thọ có liên quan đến di sảnvăn hóa phi vật thể Hát Xoan cũngnhư Di sản Tín ngưỡng thờ cúng

Hùng Vương. Cụ thể các di tích: ĐìnhAn Thái (xã Phượng Lâu); Miếu LãiLèn (xã Kim Đức); Đình Thiết (xãKim Đức); Đình làng Kim Đới (xãKim Đức) là các di tích liên quan trựctiếp đến Hát Xoan và Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương. Để bảo tồn, pháthuy tốt giá trị di sản, Sở VHTTDLPhú Thọ đã có Tờ trình số 66/TTr-SVHTTDL ngày 27/8/2014 gửi BộVHTTDL đề nghị có ý kiến về việcthỏa thuận các dự án tu bổ và phục hồidi tích liên quan đến Hát Xoan và Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở PhúThọ. Sau khi xem xét, Bộ VHTTDLcó ý kiến như sau: Để thực hiện Đề ánBảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấpcủa nhân loại - Hát Xoan Phú Thọ (giaiđoạn 2013-2020) đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Quyết định số

2058/QĐ-TTg ngày 07/11/2013, ngày05/12/2012 Bộ VHTTDL đã có Côngvăn số 4336/BVHTTDL-KHTC thỏathuận Báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ,tôn tạo di tích quốc gia Đình Bảo Đàvà ngày 18/6/2014 Bộ VHTTDL đã cóCông văn số 1996/BVHTTDL-DSVHthỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tíchquốc gia Đình An Thái. Đối với di tíchxếp hạng cấp tỉnh gồm Miếu Lãi Lèn,Đình Thét và Đình Kim Đới (chưaxếp hạng di tích), đề nghị UBND tỉnhPhú Thọ phê duyệt dự án tu bổ, phụchồi các di tích trên theo quy định củaNghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày18/9/2012 của Chính phủ quy địnhthẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phêduyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tubổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa,danh lam thắng cảnh.

h.Phượng

tu bổ, phục hồi các di tích liên quan đến hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng hùng Vương

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

7số 1096 l 09.10.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có Công văn số3401/BVHTTDL-DSVH ngày 30/9 gửiTrung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội về việc hoàn trả không gian ĐiệnKính Thiên. Điện Kính Thiên là Chínhđiện của Hoàng thành Thăng Long vàocác triều đại Lê, Mạc, Lê Trung Hưng;là nơi nhà Vua cử hành nghi lễ đại triềuvà các nghi lễ quốc gia quan trọng. Năm1886, điện Kính Thiên (sau này được đổitên là Điện Long Thiên) bị quân Phápphá hủy để xây Sở chỉ huy pháo binh vàdấu tích chỉ còn nền móng kiến trúc caohơn 2m cùng bậc thềm chạm rồng vàmột số dấu tích khi đào thám sát. KhiHoàng thành Thăng Long trở thành disản văn hóa thế giới, việc phục dựngĐiện Kính Thiên nhằm giữ gìn và pháthuy giá trị văn hóa, lịch sử của di sản nàylà việc đã được tính đến. Trên tinh thầnđó, Trung tâm Bảo tồn Di sản ThăngLong-Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc hội

thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, lịch sửcũng như các cơ quan, Bộ, ngành có liênquan để tìm giải pháp phục dựng ĐiệnKính Thiên. Tuy nhiên, hiện nay dãy nhàCục tác chiến chia đôi quảng trườngtrước cửa nền điện Kính Thiên đến ĐoanMôn làm hai khu vực. Vì vậy, để tạo mộtquảng trường lớn trước nền Điện KínhThiên nhằm phục vụ tổ chức các sự kiệnlớn và tái tạo lại trục chính tâm từ ĐiệnKính Thiên đến Đoan Môn là việc phảithực hiện nhưng vẫn phải đảm bảo giữnguyên kiến trúc nhà Cục tác chiến. Saukhi nghiên cứu, tham khảo và xây dựngcác phương án, Trung tâm bảo tồn Disản Thăng Long-Hà Nội đã hoàn thiệnBáo cáo kinh tế - kỹ thuật Dự án Bảo tồnNhà Cục tác chiến và từng bước cải tại,hoàn trả không gian Điện Kính Thiêngửi Bộ VHTTDL đề nghị thẩm định.Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL đồng ýphương án di dời Nhà Cục tác chiến về

vị trí mới nhà N2B và chỉnh trang, hoàntrả sân vườn. Tuy nhiên, Bộ cũng lưu ýTrung tâm bảo tồn Thăng Long-Hà Nộicần làm rõ công tác di chuyển các hiệnvật đang trưng bày tại Cục tác chiến vềkho tạm và di chuyển các hiện vật vềCục tác chiến ở vị trí mới. Tại Khu thànhcổ, tầng khảo cổ được xác định bắt đầutừ độ sâu 0,5-0,8m dưới nền đất. Theothiết kế, công trình di chuyền đến vị trímới có móng sâu 1,1m sẽ ảnh hưởng tớitầng khảo cổ. Do đó, trong quá trình thicông công trình cần có sự giám sát khảocổ. Trong trường hợp phát hiện có di tíchcần điều chỉnh, bổ sung giải pháp thiếtkế phù hợp. Vị trí xây dựng không đượclàm ảnh hưởng đến tường, thành hiện cóphía sau công trình. Chú ý, kiểm tra chặtchẽ các vật liệu sử dụng trong quá trìnhthực hiện, tránh loại bỏ các vật liệu, hiệnvật gốc có giá trị.

Đ.Anh

hoàn trả không gian Điện Kính thiên

Từ 09-12/10, tại Cung thể thaoQuần Ngựa, Sở VHTTDL Hà Nội chủtrì tổ chức Liên hoan Du lịch làng nghềtruyền thống Hà Nội 2014. Đây là sựkiện du lịch thường niên, thiết thựcchào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày Giảiphóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954-10/10/2014), hướng tới mục đích gópphần tôn vinh, bảo tồn và phát triển cácnghề thủ công truyền thống của Hà Nộivà các tỉnh/thành trong cả nước, pháthuy có hiệu quả loại hình du lịch làngnghề truyền thống.

Trong buổi họp báo diễn ra vàochiều 03/10, ông Mai Tiến Dũng - PhóGiám đốc Sở VHTTDL Hà Nội, PhóTrưởng ban Thường trực Liên hoan Dulịch làng nghề truyền thống Hà Nội2014 cho biết: Nét mới của Liên hoannăm nay là sẽ tôn vinh, giới thiệunhững giá trị của làng nghề và gắn kếtvới phát triển du lịch làng nghề; tăngcường hoạt động trình diễn du lịch làngnghề truyền thống; đồng thời tăng

cường yếu tố quốc tế hóa cả trongquảng bá du lịch và trong ẩm thực. Bêncạnh đó, hoạt động văn hóa, nghệ thuậtsẽ được tổ chức đầy đủ và quy mô. TạiLiên hoan, du khách có thể tham giavào quá trình sản xuất để tạo ra sảnphẩm. Những mô hình làng nghề như:may đo, nuôi tằm, làm gốm... sẽ đượctái hiện tại Liên hoan.

Đặc biệt, Liên hoan Du lịch làngnghề truyền thống Hà Nội 2014 có sựtham gia của 15 gian hàng ẩm thực HànQuốc giới thiệu các món ăn đặc sắc củanước bạn. Trong khuôn khổ Liên hoancũng sẽ diễn ra một số hoạt động nhưtôn vinh một số làng nghề truyền thống,các nghệ nhân tiêu biểu; ký kết các vănbản thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quanquản lý nhà nước, các hiệp hội, hộinghề nghiệp nhằm tăng cường mối liênkết chặt chẽ hơn nữa giữa hai lĩnh vựcdu lịch và làng nghề của Hà Nội; cácchương trình biểu diễn văn nghệ, trìnhdiễn võ thuật và các trò chơi giải trí

mang đậm nét văn hóa dân gian truyềnthống. Nhân dịp này, các doanh nghiệpdu lịch, khách sạn và hãng hàng khôngcũng phối hợp giới thiệu, chào bán cácchương trình du lịch kích cầu cũng nhưcác tour chuyên đề về phố nghề, làngnghề của Hà Nội đối với du khách tớitham quan Liên hoan.

Việc tổ chức Liên hoan Du lịch làngnghề truyền thống Hà Nội 2014 sẽ tiếptục góp phần quan trọng vào sự nghiệpgìn giữ, bảo tồn và phát triển các nghềthủ công truyền thống của Hà Nội nóiriêng và cả nước nói chung, góp phầnkhai thác giá trị làng nghề truyền thốngnhằm phát triển du lịch, đồng thời cũnglà dịp giới thiệu, quảng bá du lịch, tinhhoa nghề truyền thống và ẩm thực HàNội đối với nhân dân cả nước và dukhách quốc tế, không ngừng khẳngđịnh và phát huy vị thế của Hà Nội làmột trung tâm du lịch lớn của khu vựcphía Bắc và cả nước.

n.thAnh

Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống hà Nội 2014

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

8 số 1096 l 09.10.2014

Sự kiện vấn đề

UBND tỉnh Hà Giang vừa phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dulịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, địnhhướng đến năm 2030.

Quy hoạch nhằm cụ thể hóa quanđiểm, đường lối, chủ trương của Đảngvà Nhà nước về phát triển du lịchthành những nhiệm vụ, giải phápmang tính khả thi phát triển có địnhhướng, theo lộ trình nhằm nâng caohiệu quả quản lý, công tác bảo vệ, tôntạo và khai thác hợp lý tài nguyên dulịch tỉnh Hà Giang. Mục tiêu đến năm2020, du lịch Hà Giang cơ bản trởthành ngành kinh tế quan trọng trongcơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đếnnăm 2030 là ngành kinh tế mũi nhọntrong cơ cấu kinh tế chung với hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đốiđồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượngcao, đa dạng, có sức cạnh tranh, mangbản sắc văn hóa Hà Giang, đưa HàGiang trở thành một trong những địabàn du lịch trọng điểm của vùng Trungdu, miền núi Bắc bộ và của cả nước,góp phần nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân, ổn định trật tự

an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng,an ninh biên giới.

Theo đó, Hà Giang phấn đấu tronggiai đoạn 2014-2020 đạt tốc độ tăngtrưởng khách quốc tế là 17%/năm; giaiđoạn 2021-2030 là 11%/năm; kháchnội địa giai đoạn 2014-2020 là12,5%/năm; giai đoạn 2021-2030 làkhoảng 8,5%/năm; Tổng thu từ kháchdu lịch năm 2020 đạt 4.410 tỷ đồng,năm 2030 đạt 20.460 tỷ đồng. HàGiang tập trung phát triển sản phẩmdu lịch đặc trưng và đa dạng như: Dulịch địa chất, du lịch văn hóa, du lịchsinh thái, du lịch cộng đồng gắn vớicác bản dân tộc, du lịch thương mạicửa khẩu biên giới, du lịch văn hóatâm linh… Bên cạnh đó, phát triển cácsản phẩm hàng hóa như: hàng thủcông truyền thống gắn với các bản dântộc, đặc sản từ tự nhiên và ẩm thực,dược liệu. Quy hoạch các vùngchuyên canh về cây, hoa... để gópphần hấp dẫn khách du lịch và tăngkhả năng chi tiêu của khách. Đến năm2030, nhu cầu vốn đầu tư phát triển dulịch tỉnh Hà Giang khoảng 29.437 tỷ

đồng, trong đó đến năm 2020 cầnkhoảng 11.077 tỷ đồng, được sử dụnghỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, xúc tiến,quảng bá, phát triển thương hiệu...Đến năm 2020, ngành Du lịch HàGiang cần đầu tư 24 dự án thuộc cáclĩnh vực khác nhau, trong đó ưu tiênphát triển khu du lịch Công viên Địachất Toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn và điểm du lịch Danh thắng quốcgia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Để thúc đẩy du lịch Hà Giang pháttriển, Quy hoạch tổng thể phát triển dulịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, địnhhướng đến năm 2030 đã đề ra 11 nhómgiải pháp thực hiện, trong đó SởVHTTDL tỉnh Hà Giang là đơn vị chủtrì thực hiện Quy hoạch cần có tráchnhiệm hướng dẫn, giám sát và đôn đốcviệc thực hiện của các cấp, ngành địaphương và doanh nghiệp đồng thờiphối hợp với Tổng cục Du lịch các Sở,ban, ngành và thực hiện tốt kế hoạchxúc tiến, đầu tư, đào tạo nhân lực, nângcao chất lượng dịch vụ để đáp ứng vớinhu cầu ngày càng cao của du khách.

h.Quân

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh hà Giang

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2014 doBộ VHTTDL phối hợp với Ban Tuyêngiáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Vănhọc nghệ thuật Việt Nam chỉ đạo HộiNhạc sĩ Việt Nam tổ chức thực hiện từngày 08-12/10/2014 tại Hà Nội và TP.Hạ Long (Quảng Ninh).

Lần đầu tiên tại Việt Nam, FestivalÂm nhạc mới Á-Âu 2014 sẽ được tổchức với quy mô quốc tế, quy tụ hàngtrăm nhà soạn nhạc nổi tiếng của ViệtNam cũng như Châu Á và Châu Âucùng hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn.

Hiện đã có khoảng 200 nhạc sĩ đếntừ 30 quốc gia đăng ký tác phẩm thamgia Festival. Về phía Việt Nam, sẽ có tácphẩm từ các nhạc sĩ tên tuổi như NguyễnThiện Đạo, Nguyễn Văn Nam, DoãnNho, Đặng Hữu Phúc, Trọng Đài…

cùng sự góp mặt của các nghệ sĩ biểudiễn như Bùi Công Duy, Trương HoàngAn, Trần Bạch Kim, Phượng Như, LinhChi (Violon), Nguyệt Thu (Viola), ĐàoTrọng Tuyên (Piano)…

Thông qua Festival, các nhạc sĩ, nghệsĩ có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm,tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tinh hoaâm nhạc mới. Đây cũng là dịp để chứngminh cho các nước bạn thấy khả năng vàtrình độ âm nhạc của Việt Nam. Songsong với việc phát triển thanh nhạc thìkhí nhạc Việt Nam vẫn có bước tiến rõrệt. Sự đào tạo bài bản trong thời gianqua đã tạo nên một lực lượng có khảnăng ngang với khu vực và thế giới. Bảnđồ khí nhạc của Việt Nam tuy không

phát triển rực rỡ nhưng bài bản, có sựđầu tư, chăm sóc và đang tỏa sáng.

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2014 sẽbao gồm một chuỗi những buổi hòa nhạcvới các thể loại, hình thức khác nhau, từGiao hưởng, Thính phòng, Dân gian,Dân tộc, Nhạc kịch, Vũ kịch, Hợp xướngđến các ca khúc trẻ. Tiêu chí của Festivallà giới thiệu những tác phẩm mới đượcsáng tác trong những năm gần đây củacác nhạc sĩ tiêu biểu cho các trường pháiâm nhạc đương đại trên thế giới.

Trong khuôn khổ Festival sẽ có 7chương trình biểu diễn chính thức vàmột số chương trình hòa nhạc với gần100 tác phẩm ở các thể loại.

Đ.Anh

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2014

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

9số 1096 l 09.10.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 02/10, Văn phòng Chính phủcó Thông báo số 394/TB-VPCP truyềnđạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việcvới lãnh đạo tỉnh Sơn La. Tại buổi làmviệc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, sau khinghe Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo vềviệc chuẩn bị “Đề án phát triển văn hoá,thể thao và du lịch vùng Tây Bắc đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và“Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốcgia - Mộc Châu”; nghe ý kiến của lãnhđạo Bộ VHTTDL, Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:

Về phê duyệt “Quy hoạch tổng thểKhu du lịch quốc gia Mộc Châu”, giaoBộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với cácBộ liên quan khẩn trương tổ chức thẩmđịnh, trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, phê duyệt trong tháng 10/2014.

Về xây dựng “Đề án phát triển vănhoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắcđến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp vớiUBND các tỉnh trong vùng Tây Bắc vàcác Bộ, ngành liên quan xây dựng Đềán, tổ chức việc thẩm định theo đúngcác quy định hiện hành, trình Thủ

tướng Chính phủ xem xét, phê duyệttrong quý I năm 2015.

Về Hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịchvà Lễ công bố Quyết định “Quy hoạchtổng thể Khu du lịch quốc gia - MộcChâu”, giao UBND tỉnh Sơn La phốihợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư,Tài chính, VHTTDL, Ngân hàng Nhànước, Ban Chỉ đạo Tây Bắc xây dựngphương án, nội dung, kế hoạch tổ chức,báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc xem xét, quyết định trước ngày15/10/2014.

t.hợP

Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia - mộc châu

Ngày 02/10/2014, tại Hà Nội, BanQuản lý Dự án Chương trình phát triểnnăng lực Du lịch có trách nhiệm vớimôi trường và xã hội do Liên minhChâu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU)đã tổ chức Hội thảo trình bày dự thảo“Báo cáo thường niên Du lịch ViệtNam 2013”.

Hội thảo này là kết quả hỗ trợ tíchcực của Dự án EU nhằm giúp Tổng cụcDu lịch trong việc xây dựng Báo cáothường niên Du lịch Việt Nam theophương pháp và cấu trúc phù hợp vớithông lệ quốc tế.

Tại hội thảo, ông David McEwen -chuyên gia quốc tế về thống kê du lịchđã trình bày những nội dung cơ bản củadự thảo Báo cáo thường niên Du lịchViệt Nam 2013. Theo đó, báo cáo đượcxây dựng thành 7 chương, gồm: Hoạtđộng du lịch toàn cầu năm 2013; Tổngquan kết quả hoạt động du lịch ViệtNam năm 2013; Đóng góp của Du lịchvào nền kinh tế của Việt Nam; Các hoạtđộng xúc tiến và marketing năm 2013;Tổng quan về hoạt động lưu trú du lịchnăm 2013; Tổng quan về hoạt động lữhành năm 2013; Những cơ hội, tháchthức và triển vọng phát triển du lịchViệt Nam năm 2014.

Dự thảo này được thực hiện dựa

trên kết quả báo cáo của các cuộc điềutra thống kê về du lịch do Tổng cục Dulịch và Tổng cục Thống kê thực hiện.Trong quá trình xây dựng, nhómchuyên gia Dự án EU đã tham vấn ýkiến của các chuyên gia của Tổng cụcDu lịch, Tổng cục Thống kê và một sốbên liên quan. Theo ông DavidMcEwen, nội dung quan trọng nhất củabáo cáo là áp dụng phương pháp xácđịnh giá trị gia tăng từ các khoản chitiêu du lịch để xác định được sự đónggóp của ngành Du lịch vào Tổng sảnphẩm quốc dân (GDP). Phương phápnày phù hợp với hướng tiếp cận của Tổchức Du lịch thế giới đã đề xuất tronghướng dẫn xây dựng Tài khoản vệ tinhdu lịch (TSA). Bên cạnh đó, ông DavidMcEwen cũng đề xuất ngành Du lịchcần tiếp tục triển khai các chiến lược đãđược phê duyệt liên quan đếnmarketing, xây dựng thương hiệu dulịch… và hợp tác chặt chẽ hơn nữa vớikhu vực tư nhân, doanh nghiệp để tiếptục hoàn thiện chất lượng của bản báocáo trong các năm 2014 và 2015.

Phương pháp nghiên cứu và cáchtiếp cận này cũng là định hướng trongnhiệm vụ đột phá của Ngành “Nângcao năng lực, hiệu quả công tác thốngkê du lịch, xây dựng hệ thống thống kê

du lịch theo mô hình Tài khoản vệ tinhdu lịch” giai đoạn 2011-2015 mà Tổngcục Du lịch đã giao Trung tâm Thôngtin du lịch thực hiện. Trước đó vào năm2013, Trung tâm Thông tin du lịchcũng đã chủ trì biên soạn và xuất bảncuốn sách “Số liệu thống kê chủ yếungành Du lịch giai đoạn 2000-2012”.Đây là ấn phẩm chính thống đầu tiêntrong lĩnh vực thống kê du lịch với hệthống số liệu tương đối toàn diện kèmtheo bình luận, phân tích, đánh giá vềcác chỉ tiêu thống kê du lịch.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dulịch - Hoàng Thị Điệp đánh giá cao kếtquả của dự thảo báo cáo này, đồng thờicảm ơn sự giúp đỡ quan trọng của Dựán EU trong việc xây dựng một bảnbáo thường niên tương đối hoàn chỉnhtheo thông lệ quốc tế. Đồng thời đềnghị Dự án EU, các đơn vị thuộc Tổngcục Du lịch, Hiệp hội Du lịch, cáctrường đại học tiếp tục đóng góp xâydựng và hoàn thiện chất lượng của bảnbáo cáo thường niên trong các năm tiếptheo nhằm giúp cho Chính phủ, các tổchức quốc tế, các nhà đầu tư, công tydu lịch có những thông tin quan trọngđể đưa ra các quyết định đúng đắntrong công tác quản lý điều hành.

t.Phương

Xây dựng báo cáo thường niên du lịch Việt Nam

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

10 số 1096 l 09.10.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 03/10, Bảo tàng TP. Hồ ChíMinh đã tổ chức triển lãm chuyên đề“Hoàng Sa và Trường Sa - Biển đảocủa Việt Nam”, giới thiệu hơn 250 tưliệu, bản đồ, hình ảnh và hiện vật chủđề Hoàng Sa - Trường Sa.

Đây là những hiện vật, tư liệu củaLữ đoàn 125 Hải quân, Thông tấn xãViệt Nam, Báo Tuổi Trẻ, sưu tập tư nhânvà các tặng phẩm, vật phẩm hướng vềHoàng Sa, Trường Sa của các cơ quan,đơn vị trên địa bàn thành phố. Các tưliệu, hiện vật được nghiên cứu, chọn lọc

và trưng bày theo 3 chủ đề chính là:Hoàng Sa, Trường Sa qua tư liệu bảnđồ; Bảo vệ chủ quyền biển đảo ViệtNam; Hoàng Sa và Trường Sa hôm nay.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng giớithiệu sưu tập bản đồ do các nhà hànghải, các nhà địa lý học, thương gia...người nước ngoài vẽ và xuất bản ởphương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷXIX đã ghi chú vị trí của hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa ở trong vùngbiển của Việt Nam với nhiều tên gọikhác nhau. Điều này chứng tỏ từ thế kỷ

XVI, nhiều người phương Tây đã biếtđến và ghi nhận quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa là một phần lãnh thổ củaViệt Nam lúc bấy giờ.

Những tư liệu, bản đồ và hình ảnhcũng cho thấy các nhà nước trong lịchsử Việt Nam, từ thời phong kiến, nhiềuthập kỷ bị đô hộ, xâm lược đến nay đãkhai phá, xác lập, thực thi và bảo vệchủ quyền quốc gia đối với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa một cáchliên tục, lâu dài.

h.hiệP

Ngày 30/9, Bộ VHTTDL đã cóQuyết định số 3181/QĐ-BVHTTDLban hành Kế hoạch thực hiện “Chiếnlược và Quy hoạch phát triển điện ảnhđến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030”. Theo đó, xác định rõ nhiệm vụcụ thể đối với các hoạt động để triểnkhai thực hiện Chiến lược và Quyhoạch, thời hạn hoàn thành và tráchnhiệm của các cơ quan, ban, ngành, địaphương, tổ chức có liên quan trong việctriển khai thực hiện các giải pháp củaChiến lược và Quy hoạch. Tổ chức phổbiến tuyên truyền Chiến lược và Quyhoạch bao gồm các nội dung: Tổ chứcHội nghị trực tuyến giới thiệu nội dungChiến lược, Quy hoạch và kế hoạchtriển khai thực hiện Quy hoạch; Đăngtải nội dung Chiến lược, Quy hoạch vàkế hoạch triển khai thực hiện Chiếnlược, Quy hoạch trên trang thông tinđiện tử của Bộ VHTTDL và của CụcĐiện ảnh; Phối hợp với Đài truyền hìnhvà các phương tiện thông tin đại chúngtăng cường quán triệt, nâng cao nhậnthức về vai trò, tầm quan trọng của điệnảnh đối với việc thực hiện nhiệm vụchính trị của Đảng và Nhà nước; Đẩymạnh công tác phê bình điện ảnh nhằm

giáo dục và định hướng thẩm mỹ chonhân dân.

Theo kế hoạch, việc quy hoạch, sắpxếp trung tâm phát hành phim và chiếubóng được chia theo các giai đoạn: Giaiđoạn 2014-2020, ưu tiên xây dựng mớirạp chiếu phim tại các tỉnh/thành chưacó rạp; cải tạo, nâng cấp rạp chiếu phimvới trang thiết bị kỹ thuật số, đạt tiêuchuẩn. Giai đoạn 2016-2020: xây dựngmới rạp chiếu phị tại các tỉnh/thànhkhác; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật sốphù hợp cho Đội chiếu phim lưu độngở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn; rà soát quyhoạch, sắp xếp lại tổ chức, đầu tư trangthiết bị kỹ thuật đối với trung tâm kỹthuật điện ảnh và Trường quay Cổ Loa;Xây dựng mới 02 Trung tâm chiếu phimhiện đại; Xây dựng trường quay phục vụsản xuất phim trong nước và cung cấpdịch vụ làm phim cho nước ngoài; Đổimới trang thiết bị lưu trữ phim phù hợp,đạt tiêu chuẩn, tiếp tục đầu tư, hoànthiện dự án xây dựng khu lưu trữ hìnhảnh động của Viện Phim Việt Nam.

Sản xuất phim đến năm 2030, phimtruyện đạt 11-12 phim/năm (20% tổngsố phim sản xuất/năm), phim tài liệu,

phim khoa học, phim hoạt hình đạt 35-54 phim/năm cho mỗi thể loại (70%tổng số phim sản xuất/năm). Đào tạonguồn nhân lực trong nước, ngoài việcnâng số lượng đào tạo đạo diễn, lý luậnphê bình, biên kịch, quay phim... cònmở thêm ngành đào tạo Nhà sản xuấtphim, Nhà phát hành phim, Họa sĩ hóatrang tại Trường Đại học Sân khấu -Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sânkhấu - Điện ảnh TP. HCM, thực hiện môhình du học tại chỗ cho sinh viên điệnảnh tại Trường Đại học Sân khấu - Điệnảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu -Điện ảnh TP. HCM, nâng cao trình độgiảng viên, cải tiến giáo trình giảng dạyvà xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ công tác giảngdạy và học tập.

Phát hành và phổ biến phim đếnnăm 2030, tỉ lệ phim Việt Nam đạt ítnhất 45% tổng số buổi chiếu phim trongcả nước. Tăng cường hội nhập quốc tế:giới thiệu phim Việt Nam ra thế giới vàphim nước ngoài tại Việt Nam, phối hợptuyên truyền, quảng bá du lịch; xâydựng thương hiệu Liên hoan Phim quốctế Hà Nội; Đẩy mạnh xuất khẩu phimViệt Nam.

h.Phượng

thực hiện “chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

triển lãm chuyên đề “hoàng Sa và trường Sa - Biển đảo của Việt Nam”

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

11số 1096 l 09.10.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 04/10, tại Bắc Giang, BanChỉ đạo phát triển du lịch tỉnh BắcGiang phối hợp với Tổng cục Du lịch,Hiệp hội Du lịch, Sở VHTTDL cáctỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, HảiDương tổ chức Hội thảo “Liên kết pháttriển du lịch Bắc Giang-Thái Nguyên-Hải Dương-Quảng Ninh”. Hội thảonhằm đánh giá thế mạnh và đưa raphương hướng, giải pháp khai tháchiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịchcủa 4 tỉnh, tạo tiền đề xây dựng các sảnphẩm du lịch mới, hình thành cáctuyến du lịch thu hút khách đến vớiBắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dươngvà Quảng Ninh.

Tại Hội thảo, các ý kiến cho rằng,cả 4 tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, HảiDương, Quảng Ninh có nguồn tàinguyên du lịch phong phú, đậm tínhnhân văn và bản sắc dân tộc, tàinguyên du lịch sinh thái đa dạng. Vớinhững lợi thế trên, nếu cùng đồnglòng, thực hiện tốt việc liên kết hợp tácphát triển thì 4 tỉnh sẽ có những sảnphẩm du lịch mới với sức cạnh tranhcao, thu hút được các nhà đầu tư vàđông đảo du khách, du lịch sẽ trởthành ngành kinh tế đóng góp mộtphần không nhỏ cho sự phát triển kinhtế ở mỗi địa phương.

Tuy nhiên, trong những năm qua,các địa phương chưa thực sự tạo ra sựliên kết chặt chẽ trong phát triển du

lịch. Thực tế cho thấy du lịch TháiNguyên, Bắc Giang, Hải Dương chưatranh thủ được lợi thế ở gần hai trungtâm du lịch lớn của khu vực đồng bằngsông Hồng và duyên hải Đông bắc làHà Nội và Quảng Ninh, chưa thu hútđược nhiều du khách đặc biệt là dukhách quốc tế.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dulịch - Hà Văn Siêu cho rằng, để thúcđẩy liên kết phát triển du lịch BắcGiang-Thái Nguyên-Hải Dương-Quảng Ninh, các tỉnh cần tăng cườngliên kết phát triển sản phẩm du lịch.Mỗi tỉnh cần dựa vào tiềm năng, thếmạnh vốn có của mình và tìm ra nhữngnét tương đồng để tạo ra những sảnphẩm phù hợp phục vụ khách du lịch,tìm ra sự khác biệt để tạo ra những sảnphẩm độc đáo đặc trưng cho từng địaphương hoặc cả vùng. Bốn tỉnh cầnliên kết trong công tác tuyên truyền,xúc tiến, quảng bá du lịch; hợp tác pháttriển nguồn nhân lực; liên kết trongcông tác quy hoạch phát triển du lịchgiữa các địa phương. Các địa phươngcần nâng cấp, hoàn thiện, hiện đại hệthống đường giao thông, cơ sở vật chấtkỹ thuật dịch vụ và kết cấu hạ tầng dulịch vì cơ sở hạ tầng giao thông đóngvai trò quyết định trong việc tạo thuậnlợi cho khách du lịch.

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh BắcGiang - Nguyễn Thế Chính cho biết:

Trong Quy hoạch phát triển văn hóa, thểthao và du lịch đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030, Bắc Giang đã xác địnhphát triển du lịch theo các hướng liên kếtvề không gian với các tỉnh lân cận. Đểđạt mục tiêu phát triển du lịch, liên kếtlà một trong những giải pháp thiết thựcvà hiệu quả.

Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDLtỉnh Quảng Ninh - Trịnh Đăng Thanh,với những tài nguyên du lịch độc đáo,Bắc Giang có thể phát triển một số loạihình du lịch, việc liên kết xây dựng tour,xúc tiến quảng bá du lịch sẽ rất thuận lợi.Quảng Ninh có thể hỗ trợ Bắc Giang,Hải Dương, Thái Nguyên trong việc đàotạo đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch vớinhiều phương thức khác nhau nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lựcphục vụ du lịch của địa phương.

Trong khi đó, Giám đốc SởVHTTDL tỉnh Thái Nguyên - PhạmThái Hanh nhấn mạnh Thái Nguyênđược đánh giá là tỉnh giàu tài nguyêndu lịch tự nhiên và nhân văn. Vớinhững thế mạnh đó, Thái Nguyên luônxác định tỉnh Bắc Giang và các tỉnhHải Dương, Quảng Ninh với tiềmnăng du lịch to lớn, là khu vực quantrọng để hợp tác khai thác các sảnphẩm, chương trình du lịch trong liênkết phát triển du lịch vùng Trung dumiền núi Bắc bộ.

Minh hạnh

Liên kết phát triển du lịch Bắc Giang-thái Nguyên-hải Dương-Quảng Ninh

Bộ VHTTDL vừa có Quyết địnhsố 3128/QĐ-BVHTTDL giao Cục Disản văn hóa và Viện Văn hóa nghệthuật quốc gia Việt Nam phối hợp vớiThường trực Hội đồng Di sản vănhóa quốc gia chuẩn bị nội dung và tổchức Hội thảo khoa học “Văn hóabiển đảo - Bảo vệ và phát huy giá

trị”. Theo đó, dự kiến thời gian tổchức 2 ngày, cuối tháng 9, đầu tháng10/2014 tại TP. Hà Nội. Tham dự Hộithảo gồm: Các thành viên Hội đồngDi sản văn hóa quốc gia, Lãnh đạoBộ VHTTDL, các nhà nghiên cứuvăn hóa biển đảo, đại diện các Ban,Bộ, ngành.

Mục đích Hội thảo nhằm nângcao nhận thức về lý luận và giá trịvăn hóa biển đảo, xác định phươnghướng và giải pháp bảo tồn và pháttriển giá trị văn hóa biển đảo trongxây dựng và phát triển kinh tế-xã hội,bảo vệ chủ quyền đất nước.

h.Phượng

hội thảo khoa học “Văn hóa biển đảo - Bảo vệ và phát huy giá trị”

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1096 l 09.10.2014

Chiều 03/10, trên hè phố Lê TháiTổ bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, Ban Quảnlý phố cổ Hà Nội phối hợp với HộiQuy hoạch Phát triển đô thị Hà Nộitổ chức khai mạc Triển lãm ảnh vớichủ đề “Hà Nội ơi”. Đây là sự kiệnmở màn cho chuỗi hoạt động văn hóacủa Ban quản lý phố cổ Hà Nội chàomừng 60 năm Giải phóng Thủ đô.

Triển lãm giới thiệu 60 tác phẩmnhiếp ảnh của các kiến trúc sư vàmột số nhiếp ảnh gia về các di tích,di sản của Hà Nội như: Hồ HoànKiếm, Chùa Thầy, cầu Long Biên...Ngoài ra, nhiều tác phẩm cũngchuyển tải những khoảnh khắc bìnhdị trong cuộc sống thường nhật củangười Hà Nội. Những khuôn hìnhđẹp về các khu đô thị mới, nhữngcây cầu, những con đường mới xây...cũng được giới thiệu thể hiện sứcvươn mạnh mẽ của thành phố sau 60năm Giải phóng. Triển lãm chính là

tình cảm của những kiến trúc sư vàcác nhiếp ảnh gia với Thủ đô quagóc nhìn tinh tế. Triển lãm sẽ kếtthúc vào 10/10.

Cũng trong tối 03/10, tại đìnhKim Ngân 42 Hàng Bạc và Trungtâm thông tin phố cổ 28 Hàng Buồmdiễn ra chương trình âm nhạc truyềnthống Bảo tồn nét tinh hoa của nghệthuật Ca Trù.

Trong thời gian từ ngày 04-10/10,Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợpvới các cơ quan liên quan tổ chứcnhiều hoạt động văn hóa nhằm khơidậy giá trị văn hóa Việt trong khu phốcổ Hà Nội. Đó là, tổ chức giới thiệutư liệu hình ảnh về Hà Nội năm 1954và nói chuyện về lịch sử Hà Nội năm1954, trưng bày và giới thiệu dòngtranh dân gian Đông Hồ và viết thưpháp, tổ chức chương trình âm nhạcChầu Văn - Dòng chảy âm nhạc tínngưỡng Việt. Bên cạnh đó, các cơ

quan cũng giới thiệu không gian mộtgia đình trung lưu Hà Nội trước1954, triển lãm ảnh Hoàn Kiếm bốnmùa. Đồng thời, khánh thành, đónnhận Bằng xếp hạng di tích cấpThành phố và gắn biển công trìnhchào mừng Kỷ niệm 60 năm NgàyGiải phóng Thủ đô cho Đình ĐôngThành, tổ chức hoạt động biểu diễnnghệ thuật trong các di tích, trênđường phố vào buổi tối đi bộ trongkhu phố cổ và Hồ Hoàn Kiếm...

Các hoạt động chủ yếu được tổchức tại các điểm di sản tại khu phốcổ Hà Nội nhằm giới thiệu nét vănhóa truyền thống Việt đến với côngchúng nhân dịp Hà Nội chuẩn bị đónngày lễ lớn. Đồng thời qua đó cũngquảng bá giá trị khu phố cổ Hà Nội,thu hút đông đảo du khách đến thamquan, tìm hiểu di tích quốc gia phốcổ Hà Nội.

yến nhi

Nhiều hoạt động chào mừng 60 năm Giải phóng thủ đô

Tối 02/10, Công ty Du lịchVietravel vinh dự nhận giải thưởngTTG Travel Awards lần thứ 4 tạikhách sạn Centara Grand - Bangkok(Thái Lan). Đây là công ty du lịchduy nhất của Việt Nam được báoTTG Asia - Tờ báo lữ hành hàng đầukhu vực Châu Á - Thái Bình Dươngtrao giải thưởng cho doanh nghiệp lữhành mạnh.

Mặc dù trong bối cảnh khó khănnhưng trong nhiều năm qua,Vietravel đã liên tục đạt mức tăngtrưởng mạnh, khẳng định là công tylữ hành hàng đầu Việt Nam nói riêngvà Châu Á nói chung. 9 tháng đầunăm 2014, Vietravel đạt 457.000lượt khách và 3.500 tỷ đồng doanhthu, tăng 25% so với cùng kỳ.

Trước tình hình khách TrungQuốc giảm mạnh, một số điểm đến

hấp dẫn như Nam Phi bị bấp bênh,Vietravel đã mạnh dạn xúc tiếnchuyển hướng các thị trường thaythế là Nhật Bản, Hàn Quốc - haiđiểm đến rất hấp dẫn với du kháchViệt Nam trong thời gian gần đây.Bên cạnh đó, Vietravel đã áp dụngchiến lược chính sách giá đối với thịtrường Châu Âu, Hoa Kỳ. Vì vậy,mùa hè năm nay lượng khách ChâuÂu tăng trưởng đột biến so với cùngkỳ, đạt khoảng 400-500khách/tháng. Cũng trong năm nay,do phối hợp tốt với các đối tác hàngkhông và nhà cung cấp dịch vụnhằm kích cầu du lịch nội địa nênlượng khách nội địa có mức tăngtrưởng mạnh. Đứng đầu về điểm đếnthu hút khách là Đà Nẵng, PhúQuốc, Nha Trang với tỉ lệ tăngtrưởng 25% so với cùng kỳ.

Trong thời gian qua, Vietravel tựhào là đơn vị du lịch tiên phong tạiViệt Nam trong việc liên kết với cáctổ chức tài chính - ngân hàng hỗ trợtối đa cho du khách. Những chươngtrình liên kết này góp phần khôngnhỏ trong việc hỗ trợ chi phí muatour, gia tăng lợi ích của du khách.

Song song với việc hoạch địnhchiến lược kinh doanh đúng hướng,Vietravel đang từng bước xây dựngmạng lưới văn phòng rộng khắptrong nước và thế giới. Hiện tại,Vietravel sở hữu trên 40 văn phòng,chi nhánh trên toàn quốc và các vănphòng đại diện tại Campuchia, TháiLan, Hoa Kỳ... Trong kế hoạch 5năm 2015-2020, mục tiêu Vietravelsẽ trở thành công ty du lịch đa quốcgia đầu tiên của Việt Nam.

Đoàn LâM

công ty Du lịch Vietravel nhận giải thưởng ttG travel Awards

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1096 l 09.10.2014

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có quyếtđịnh về chế độ thù lao đối với ngườitrực tiếp trông coi, bảo vệ các di tíchlịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địabàn tỉnh và di tích lịch sử văn hóa VănMiếu Bắc Ninh. Theo đó, các đốitượng nêu trên được hưởng 100% mứclương cơ sở do Nhà nước quy định.

Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Ninh -Nguyễn Văn Phong cho biết: Việc thựchiện chế độ thù lao đối với người trựctiếp trông coi, bảo vệ các di tích lịch sửcách mạng cấp quốc gia và di tích VănMiếu Bắc Ninh nhằm góp phầnnghiêm cấm các hành vi tự ý mở rộng,thu hẹp, hiến tặng đất đai di tích trái

pháp luật; đồng thời gắn trách nhiệmngười bảo vệ di tích; nghiêm cấm muabán, chuyển nhượng, hiến tặng các tàiliệu, hiện vật trong di tích và các hoạtđộng mê tín dị đoan tại di tích. Qua đónâng cao nhận thức, trách nhiệm củangười trực tiếp bảo vệ di tích trongcông tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.

Theo quyết định của UBND tỉnhBắc Ninh, người được hưởng chế độthù lao là những người trông coi, bảovệ ở 6 di tích, gồm: Khu lưu niệm TổngBí thư Nguyễn Văn Cừ; khu lưu niệmđồng chí Ngô Gia Tự; nhà cụ Đám Thiở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn;Chùa Đồng Kỵ; Chùa Đông Hương; di

tích lịch sử-văn hóa Văn Miếu BắcNinh. Mức hưởng hưởng thù lao là1.150.000 đồng/người/tháng.

Bắc Ninh là tỉnh có truyền thốnglịch sử văn hiến và cách mạng, là nơisinh thành, nuôi dưỡng nhiều danhnhân lịch sử, văn hóa và cách mạng,tiêu biểu như các đồng chí Ngô GiaTự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng QuốcViệt, Lê Quang Đạo. Trong nhữngnăm qua, các di sản gắn liền với thânthế, sự nghiệp của các nhà cách mạngtiêu biểu đã được tỉnh đầu tư tư bổ,tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trịcủa di tích.

L.Khánh

Bắc Ninh thực hiện chính sách hỗ trợ người trông coi, bảo vệ di tích

Tối 04/10, tại Trung tâm Hợp tácquốc tế (Đại học Thái Nguyên) đãdiễn ra Ngày Văn hóa Hàn Quốc2014. Đây là năm thứ ba liên tiếp,hoạt động Ngày Văn hóa Hàn Quốcđược Đại học Thái Nguyên và cácchuyên gia đến từ Đại học Keimyung- Hàn Quốc tổ chức tại Thái Nguyên.Ngày Văn hóa Hàn Quốc năm naydiễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi,hấp dẫn, thu hút đông đảo sinh viênĐại học Thái Nguyên tham gia như:thi viết tiếng Hàn Quốc, tham gia cáctrò chơi dân gian Hàn Quốc, nghi thức

mặc áo Hanbok truyền thống ngườidân Hàn Quốc, chế biến và thưởngthức ẩm thực Hàn Quốc... Lồng ghépvới các hoạt động này, Ban Tổ chứcthực hiện các phần thi tìm hiểu vềngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc.Chương trình được tổ chức nhằmquảng bá văn hóa xứ Hàn; giới thiệucác chương trình hợp tác đào tạo, giáodục giữa Đại học Thái Nguyên và Đạihọc Keimyung đã và đang thực hiệntrong khuôn khổ liên kết, hợp tác đàotạo nguồn nhân lực. Từ năm 2011 đếnnay, thông qua chương trình hợp tác

đào tạo, mỗi năm có trên 100 học viênViệt Nam tốt nghiệp chương trìnhtiếng Hàn, đã có nhiều học viên tiếptục theo học tại Hàn Quốc cũng nhưtham gia vào thị trường tuyển dụnglao động của Hàn Quốc.

Nhân dịp này, Đại học Keimyung -Hàn Quốc trao tặng 3 suất học bổng duhọc tại Hàn Quốc trong thời gian từ 6tháng đến 1 năm cho 3 sinh viên cóthành tích học tập xuất sắc đang họctiếng Hàn Quốc tại Trung tâm Hợp tácquốc tế (Đại học Thái Nguyên).

trần nguyện

Sáng 03/10, tại Bảo tàng tỉnh HảiDương đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu vềVăn Miếu-Quốc Tử Giám ThăngLong và truyền thống khoa bảng HảiDương. Cuộc thi do Bảo tàng tỉnh HảiDương phối hợp với Trung tâm hoạtđộng Văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám thuộc Sở VHTTDL HàNội tổ chức.

Tại cuộc thi, 3 đội đến từ 3 trườnghọc của tỉnh Hải Dương (mỗi đội gồm

5 học sinh) đã lần lượt trải qua 3 vòngthi. Ở vòng 1, thi tìm hiểu về di tíchVăn Miếu-Quốc Tử Giám và vòng 2,tìm hiểu về truyền thống khoa bảng HảiDương, các đội dự thi đã thể hiện sựhiểu biết qua hình thức trả lời nhanhcác câu hỏi do Ban Tổ chức đưa ra. Ởvòng 3, vòng hùng biện có tên “Hànhtrình đi tìm di sản”, các đội bốc thămchọn một trong ba di tích: Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Văn Miếu Mao Điền

và Đền thờ nhà giáo Chu Văn An (ở thịxã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để thighép tranh. Sau đó, mỗi đội có 7 phútđể trình bày những hiểu biết của mìnhvề di tích. Bằng sự thông minh, nhanhnhẹn, hiểu biết về nền giáo dục Nhohọc qua phần hùng biện cuốn hút về ditích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, đội thiđến từ trường trung học cơ sở Lê QuýĐôn đã xuất sắc vượt qua hai đội bạn,

(Xem tiếp trang 14)

thi tìm hiểu Văn miếu-Quốc tử Giám thăng Long và truyền thống khoa bảng hải Dương

Ngày Văn hóa hàn Quốc 2014 tại tỉnh thái Nguyên

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

14 số 1096 l 09.10.2014

Ngày 06/10, Sở VHTTDL Hà Nộicho biết: Từ đầu năm đến nay, kháchquốc tế đến Hà Nội đạt trên 2 triệu lượtngười, tăng 15% so với cùng kỳ nămtrước. Đáng nói, tình hình kinh tế thếgiới còn nhiều khó khăn và tình hìnhBiển Đông tại Việt Nam có nhiều biếnđộng nhưng lượng khách quốc tế đếnHà Nội vẫn tăng mạnh. Mức tăng nàycao gấp 1,5 lần so với mức tăng chungcủa cả nước. Theo đó, khách nội địađến Hà Nội đạt trên 14 triệu lượt người,tăng 8% so với cùng kỳ.

Cũng theo Sở VHTTDL Hà Nội,hình ảnh du lịch Hà Nội ngày càng cảithiện trên thế giới. Cùng với công táctăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch,thành phố đầu tư nhiều sản phẩm dulịch đặc trưng nhằm thu hút khách dulịch đến với Thủ đô. Đó là, xây dựng

sản phẩm du lịch cộng đồng ở các xãmiền núi Ba Vì, quy hoạch phát triểnkhu vực Ba Vì-Suối Hai thành khu dulịch quốc gia, xây dựng đề án nâng cấpđiểm đến du lịch di tích Đền Ngọc Sơnvà khu vực Hồ Hoàn Kiếm, nhà tù HỏaLò, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, pháthuy giá trị không gian lễ hội Gióng...Theo đó, công tác quản lý môi trườngdu lịch, đảm bảo an ninh, an toàn chodu khách được thành phố quan tâmđúng mức. Sở VHTTDL phối hợp SởGiao thông vận tải, Sở Công Thương,Công an thành phố phối hợp thực hiệnquản lý môi trường nhằm đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm, nâng cao chấtlượng phục vụ du khách, hạn chế tối đacác taxi dù, xích lô dù, các hành vi chèokéo, ép giá, lừa đảo khách du lịch, kịpthời hỗ trợ du khách khi cần thiết. Sở

VHTTDL Hà Nội chỉ đạo các doanhnghiệp du lịch thực hiện nghiêm túccác quy định của pháp luật, niêm yếtcông khai giá cả, bán đúng giá, đảmbảo chất lượng dịch vụ... Sở cũng cấpbiển hiệu cơ sở mua sắm đạt chuẩnphục vụ khách du lịch, tổ chức các lớptập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xevà người phục vụ trên ô tô vận chuyểnkhách du lịch, yêu cầu các khu, điểmdu lịch trên địa bàn thành phố xây dựngnhà vệ sinh đạt chuẩn...

Thời điểm này bắt đầu vào mùa dulịch đón khách quốc tế. Theo dự báocủa Sở VHTTDL Hà Nội, từ nay đếncuối năm, lượng khách đến Hà Nội sẽtiếp tục tăng cao.

hồ thAnh

Khách quốc tế đến hà Nội đạt trên 2 triệu lượt người

Là chủ đề của Hội thảo được SởVHTTDL tỉnh Sóc Trăng phối hợp vớiĐại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh tổchức ngày 03/10. Hội thảo thu hútnhiều nhà khoa học, đại diện các bảotàng trong khu vực Nam bộ tham dự.

Hội thảo nhằm đánh giá hoạt độngtrưng bày, trình diễn và các hoạt độnggiáo dục, giới thiệu văn hóa, lịch sử, xãhội tại các bảo tàng; nhấn mạnh bản sắcvăn hóa của từng địa phương và việcgiới thiệu bản sắc văn hóa trong cácbảo tàng - điểm quan trọng để tạo nétđặc trưng của từng bảo tàng; trao đổithảo luận về phương pháp, cách thứcgiới thiệu văn hóa lịch sử-xã hội qua

việc đa dạng hóa hoạt động bảo tàng.Đồng thời, đề xuất các giải pháp gópphần xây dựng chiến lược khẳng địnhnét đặc trưng của bảo tàng địa phương.

Các tham luận trình bày tại Hộithảo đề cập đến các hoạt động của bảotàng nhìn từ phương diện bảo tồn, đặctrưng của các bảo tàng địa phương nhìntừ góc độ bản sắc văn hóa, di sản vănhóa phi vật thể trong các bảo tàng, xâydựng chiến lược hoạt động và pháttriển bảo tàng dựa trên bản sắc văn hóađịa phương...

Theo ông Lâm Vĩnh Phương - PhóGiám đốc Sở VHTTDL Sóc Trăng,trọng tâm của Hội thảo hướng đến việc

làm thế nào để các tỉnh/thành trong khuvực và cả nước cùng phối hợp giảiquyết được những vấn đề đặt ra đối vớiviệc phát huy bản sắc văn hóa của cácđịa phương; gắn liền với phát triển bềnvững, phù hợp với hoàn cảnh của từngtỉnh/thành và các quốc gia. Thông quakết quả nghiên cứu, các nhà khoa học,chuyên gia bảo tàng sẽ chia sẻ, trao đổithông tin, kinh nghiệm quản lý, phốihợp xây dựng và thực hiện các dự án,chương trình nghiên cứu mang tínhchất chuyên sâu trong lĩnh vực văn hóanói chung và hoạt động của bảo tàngnói riêng.

Đức Minh

giành giải Nhất. Giải Nhì thuộc về độitrường trung học cơ sở Trần Phú. Độithi của trường trung học cơ sở Ngô GiaTự giành giải Ba và đồng thời đoạt Giảiphong cách.

Diễn ra vào dịp Kỷ niệm 60 nămGiải phóng thành phố Hải Dương, 60năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội, cuộc thilà hoạt động ý nghĩa góp phần khơi dậytruyền thống hiếu học, tôn sư trọng đại,

tôn trọng nhân tài, ý thức tự tôn và tự hàodân tộc, khuyến khích sự yêu thích tìmhiểu về lịch sử dân tộc đối với thế hệ trẻvùng đất Xứ Đông - Hải Dương.

Mạnh Minh

“Bảo tàng và bản sắc văn hóa địa phương” khu vực Nam bộ

Thi tìm hiểu Văn Miếu... (Tiếp theo trang 13)

Sự kiện vấn đề

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

15số 1096 l 09.10.2014

Trong 9 tháng đầu năm nay, QuảngNam đón 3 triệu lượt khách, trong đó cótrên 1,6 triệu lượt khách quốc tế. Consố này cho thấy du lịch Quảng Nam đãtăng trưởng trở lại. Tuy nhiên để du lịchQuảng Nam lấy lại đà tăng trưởng bềnvững, nhất thiết phải giải quyết tốtnhững vấn đề mang tính sống còn là: Cóchính sách đầu tư phù hợp và bền vữngđể khai thác có hiệu quả tiềm năng; cósự phối hợp và tạo điều kiện giữa cộngđồng doanh nghiệp làm du lịch và địaphương để doanh nghiệp phát huy hếtkhả năng của mình; làm tốt công táckhai thác điều phối thị trường, nhất lànhững thị trường truyền thống, giàutiềm năng, quan tâm hơn nữa đến kháchdu lịch nội địa; đầu tư để mở rộng khônggian và xóa dần sự đơn điệu của sảnphẩm đồng thời nâng cao chất lượngdịch vụ. Đây là những khuyến nghị củacác chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành,doanh nghiệp tham gia làm dịch vụ dulịch.

chưa khai thác triệt để tiềm năng

Với 2 Di sản thế giới là phố cổ HộiAn và Khu đền tháp Mỹ Sơn, cộng vớiKhu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàmngày càng thu hút du khách, hàng trămDi tích cấp quốc gia, cấp tỉnh và nhiềuđiểm đến hấp dẫn, năm 2013, QuảngNam đón hơn 3,4 triệu lượt khách trongnước và quốc tế. Năm 2014, trong điềukiện khó khăn chung, 9 tháng qua,Quảng Nam đã đón 3 triệu lượt khách,tăng 7% so với cùng kỳ. Tổng thu nhậpxã hội từ du lịch đạt 3.500 tỷ đồng. Theocác chuyên gia du lịch, Quảng Namđang sở hữu những tiềm năng mà khôngphải địa phương nào cũng có được. Đólà không gian du lịch rộng lớn, trải dàivà rộng khắp từ đại ngàn đến biển khơivà những di sản văn hóa vật thể và phivật thể phong phú và tiềm ẩn. Tuy nhiênnhững tiềm năng này chưa được khai

thác một cách hiệu quả, bài bản và bềnvững. Một nguyên nhân nữa khiếnkhách du lịch đến Quảng Nam chưathực sự nhiều là do sự đơn điệu của sảnphẩm, chất lượng dịch vụ còn hạn chế.Ngoài ra, những hạn chế về hạ tầng,cung cách phục vụ, đặc biệt là công tácquảng bá chưa có chiến lược hiệu quả,bài bản đã làm ảnh hưởng đến sự pháttriển của ngành du lịch Quảng Nam.

Là người gắn bó nhiều năm với dulịch lữ hành, ông Nguyễn Lương Hùng- đại diện Công ty du lịch Lê Phong, ĐàNẵng cho biết: Quảng Nam có ba điểmđến cực kỳ hấp dẫn và thu hút lượng lớnkhách du lịch hàng năm là phố cổ HộiAn, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Khu sinhquyển thế giới Cù Lao Chàm. Là ngườilàm du lịch, chúng tôi mong muốnnhững điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn nàyđược khai thác một cách bài bản và bềnvững để những điểm tham quan này thậtsự trở thành “bàn đạp” cho du lịchQuảng Nam phát triển. Ông Hùng đềxuất: Để ba điểm đến này thật sự trởthành đầu tàu cho du lịch Quảng Namthì cần có sự đầu tư bài bản, lâu dài vàbền vững trên cơ sở làm phong phú cácsản phẩm du lịch, làm mới sản phẩm dulịch để không gây tâm lý nhàm chán đốivới du khách. Tuy sở hữu những Di sảnthế giới, những điểm đến hấp dẫn nhưngkhách đến Quảng Nam thường có thờigian lưu trú chưa dài bởi chất lượng cácdịch vụ nhiều khi chưa đáp ứng đượcyêu cầu của khách hàng, nhất là đối vớidu khách quốc tế. Đây chính là nhữngvấn đề cần được tỉnh Quảng Nam giảiquyết một cách triệt để và bài bản.

mở rộng không gian và đa dạnghóa sản phẩm du lịch

Mở rộng không gian và da dạng hóasản phẩm du lịch trên cơ sở liên kếtvùng miền, liên kết giữa các điểm đếnnhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, làm

mới sản phẩm du lịch để cùng phát triểnlà định hướng chủ đạo trong phát triểndu lịch của Quảng Nam trong thời gianđến. Ông Đinh Hài - Giám đốc SởVHTTDL Quảng Nam nhấn mạnh,trong bối cảnh đà tăng trưởng du lịchQuảng Nam có dấu hiệu chững lại, đểthu hút khách, trong thời gian tới, ngànhdu lịch Quảng Nam sẽ tạo điều kiện tốiđa để các doanh nghiệp, các địa phươngđa dạng hóa sản phẩm du lịch tại cácđiểm đến đã có thương hiệu như Khusinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và cácDi sản thế giới Hội An, Mỹ Sơn theohướng nâng cao chất lượng các gói dịchvụ nhằm tạo ra các chuỗi giá trị mộtcách bền vững. Khai thác tiềm năng dulịch khu sinh quyển thế giới Cù LaoChàm một cách hiệu quả và bền vữngsẽ là động lực, là điểm tựa để du lịchQuảng Nam phát triển không gian dulịch sinh thái biển trong những năm tới.

Cùng với chủ trương tiếp tục mởrộng không gian du lịch bằng cách đadạng hóa các sản phẩm du lịch biển đảo,du lịch làng nghề, phát triển mạnh dulịch vào vùng sâu trong đất liền theohướng du lịch văn hóa, lịch sử và du lịchsinh thái có sự tham gia tích cực củacộng đồng, người dân được hưởng lợitừ các dịch vụ phục vụ khách du lịch,ngành du lịch tỉnh Quảng Nam sẽ ưutiên các giải pháp kích cầu du lịch thôngqua các chương trình khuyến mại để thuhút lượng khách du lịch nội địa vốnchiếm phần lớn lượng du khách đến địaphương hàng năm. Gần 1,4 triệu lượtkhách du lịch nội địa đến Quảng Namtrong 9 tháng đầu năm 2014 đã cho thấynhững giải pháp kích cầu để thu hútkhách trong nước của ngành du lịchQuảng Nam đã có tác dụng. Mặt khác,Quảng Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiệnthuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vềhạ tầng du lịch, mạnh dạn đầu tư

(Xem tiếp trang 19)

Quảng Nam: mở rộng không gian phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Sự kiện vấn đề

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

16 số 1096 l 09.10.2014

Thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị choĐại hội Thể dục thể thao toàn quốc lầnthứ VII năm 2014 là thông tin đượcGiám đốc Sở VHTTDL Nam Định -Đỗ Thanh Xuân cho biết tại buổi họpBan Tổ chức Đại hội Thể dục thể thaotoàn quốc lần thứ VII.

Các Tiểu ban bao gồm: Tiểu banThông tin tuyên truyền (9 thành viên),Tiểu ban Khai mạc, bế mạc (15 thànhviên), Tiểu ban Chuyên môn kỹ thuật(11 thành viên), Tiểu ban Lễ tân vàhậu cần (18 thành viên) và Tiểu banAn ninh-Giao thông (11 thành viên).Các Tiểu ban này có trách nhiệm giúpBan Tổ chức chuẩn bị tốt nhất các

điều kiện và tổ chức các môn thi đấu,các hoạt động trong phạm vi tổ chứctại Nam Định.

Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốclần thứ VII được tổ chức tại 9tỉnh/thành, trong đó Nam Định là địađiểm chính diễn ra lễ khai mạc, bế mạcvà 13 môn thi đấu. Lễ khai mạc sẽ diễnra ngày 06/12/2014 tại sân vận độngThiên Trường, lễ bế mạc sẽ được tổchức ngày 16/12/2014 tại Cung thểthao Nam Định. Số lượng đơn vị thamgia lễ khai mạc gồm 65 đoàn từ 63tỉnh/thành và 2 ngành Quân đội, Côngan; trên 3.000 cán bộ, trọng tài, huấnluyện viên, vận động viên... Các môn

thi đấu được tổ chức tại Nam Định là:Bóng đá nam (tranh 3-4 và Chung kết),Điền kinh, Judo, Bóng chuyền, Lặn,Bơi, Vovinam, Võ cổ truyền, Wushu,PencakSilat, Thể hình, Cử tạ vàBoxing. Địa điểm tổ chức 13 môn thiđấu được chia thành 3 khu vực, trongđó khu vực thành phố Nam Định dựkiến số lượng vận động viên là 3.000người, khu vực huyện Giao Thủy vàhuyện Hải Hậu, mỗi khu vực là 300người. Ngoài ra còn một số lượng lớnkhách tham quan, du lịch và cổ độngviên đến thành phố Nam Định trongthời gian diễn ra Đại hội.

Đức Kiên

Đại hội Thể thao Người khuyết tậtChâu Á lần thứ II (Asian Para Games II)sẽ diễn ra từ ngày 18-24/10 tại Incheon- Hàn Quốc. Ông Vũ Thế Phiệt - PhóChủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hộithể thao Người khuyết tật Việt Nam chobiết: Sẽ có 42 quốc gia, vùng lãnh thổkhu vực Châu Á tham dự Đại hội. Ngày27/01/2014, Ủy ban Thể thao Ngườikhuyết tật Châu Á (APC) đã gửi thôngbáo tới các quốc gia thành viên và đưara các quy định cụ thể về các môn thi đủđiều kiện tham dự Đại hội. Đây là lầnđầu tiên Ủy ban Thể thao Người khuyếttật Châu Á đưa ra quy định bắt buộc vềđiều kiện tham dự của vận động viêncác môn thể thao tại Đại hội.

Ông Vũ Thế Phiệt cũng cho biếtthêm: Tham dự Đại hội lần này, Đoànthể thao Người khuyệt tật Việt Nam dựkiến tham gia tranh tài ở 6 môn gồmđiền kinh, bơi, cử tạ, cầu lông, bóng bànvà bowling. Đoàn phấn đấu giành từ 6-7 Huy chương Vàng, xếp thứ 15 trêntổng số 42 quốc gia và vùng lãnh thổtham gia. Đến thời điểm này, Đoàn thể

thao Người khuyết tật Việt Nam đã sẵnsàng tham dự Đại hội Thể thao Ngườikhuyết tật Châu Á lần thứ II. Dự kiến,Đoàn Việt Nam có thể giành Huychương Vàng ở một số nội dung như:vận động viên Phạm Đức Trung (HàNội) với môn cầu lông; cử tạ đặt niềmtin giành 2 Huy chương Vàng với thànhtích thi đấu của Lê Văn Công vàNguyễn Bình An (TP. Hồ Chí Minh);bơi lội cố gắng giành từ 3-4 Huychương Vàng của Võ Thanh Tùng,Nguyễn Thành Trung và Đỗ Thanh Hải;điền kinh đặt mục tiêu 1 Huy chươngVàng của Cao Ngọc Hùng...

Đại hội Thể thao Người khuyết tậtChâu Á - ASIAN Para Games II năm2014 tại Incheon - Hàn Quốc là cơ hộicho các vận động viên thể thao khuyếttật Việt Nam tham gia vào các hoạt độngthể thao trong châu lục; giao lưu, traođổi, học tập, trao đổi kinh nghiệm vàtăng cường tình đoàn kết với các quốcgia trong khu vực Đông Nam Á vàChâu Á. Đồng thời, các vận động viênViệt Nam có thể mở rộng quan hệ quốc

tế về lĩnh vực thể dục thể thao ngườikhuyết tật với các nước trong khu vựcvùng lãnh thổ Châu Á, trước mắt là HànQuốc và Nhật Bản.

Để các vận động viên thể thaokhuyết tật đạt được thành tích trên, ngaytừ đầu năm 2014, Hiệp hội thể thaoNgười khuyết tật Việt Nam đã xây dựngvà ban hành Quyết định “Về việc Quyđịnh tiêu chí tuyển chọn vận động viên,huấn luyện viên thể thao người khuyếttật Việt Nam tham dự Đại hội Thể thaoNgười khuyết tật Châu Á lần thứ II”.Đối với vận động viên trẻ tập huấn kếcận cho Đại hội Thể thao người khuyếttật Đông Nam Á tại Singapore vào năm2015 và Đại hội Thể thao Người khuyếttật thế giới (Paralympic Games 2016) tạiRio (Brazil), áp dụng tiêu chí tuyểnchọn vận động viên trẻ có giành Huychương Vàng tại Đại hội Thể thaoNgười khuyết tật trẻ Châu Á tạiMalaysia 2013 và Đại hội Thể thaoNgười khuyết tật Đông Nam Á(ASEAN Para Games 7) tại Myanmar.

A.tùng

Việt Nam sẵn sàng tham gia Đại hội thể thao Người khuyết tậtchâu Á lần thứ II

Nam Định chuẩn bị cho Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII

Sự kiện vấn đề

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

17số 1096 l 09.10.2014

Không giành được chiếc HCVnhưng kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viênvà cô gái dân tộc Mường - Quách ThịLan đều đã nỗ lực vượt bậc để giànhđược chiếc HCĐ, HCB ở các bộ mônnữ hoàng của thể thao thế giới. TạiASIAD 17, Ánh Viên xác lập một cộtmốc mới trong sự nghiệp, khi cán đíchthứ ba ở chung kết 400m hỗn hợp cánhân nữ với thời gian 4 phút 39 giây65. Đây cũng là tấm huy chương đầutiên mà bơi lội Việt Nam có được kể từkhi trở lại thi đấu ở ASIAD 1982 tại ẤnĐộ. Với giới chuyên môn thì chiếcHCĐ của Ánh Viên vô cùng ý nghĩabởi bơi lội ở ASIAD là đấu trường hộitụ nhiều nhà vô địch Olympic, vô địchthế giới và tầm thế giới.

Quách Thị Lan lại kết thúc đườngđua 400m nữ với đầy tiếc nuối khi chỉvề đích sau VĐV về nhất AdekoyaOluwakemi Mujidat vốn là VĐV nhậptịch của Bahrain có 0,7 giây. Tuy vậy,trên đường đua nữ hoàng, chiếc HCBcủa Quách Thị Lan đã là dấu ấn tuyệtvời cho điền kinh Việt Nam tại ASIADkỳ này. Tại Đại hội cách đây 4 năm,môn thể thao nữ hoàng cũng đã làmrạng danh thể thao nước nhà với 3 tấmHCB của Vũ Thị Hương (nội dung200m) và Trương Thanh Hằng (800m

và 1.500m). Không có được HCVnhưng lực sĩ Thạch Kim Tuấn trở thànhkỷ lục gia ASIAD ở nội dung cử giật.Kỷ lục mới của Thạch Kim Tuấn là134kg, phá kỷ lục ASIAD cũ 133kg doWu Jingbiao - VĐV đã giành HCVhạng cân 56kg.

Nhận xét về thành công của ĐoànTTVN trong lần tham dự ASIAD lầnnày, Trưởng đoàn Lâm Quang Thànhcho biết: Đoàn TTVN đã trải qua 1 kỳASIAD vui buồn lẫn lộn. Một số mônđược kỳ vọng vàng đã để tuột một cáchrất đáng tiếc. Trong khi đó, chúng ta lạicó tới 6 môn lần đầu tiên đoạt được huychương ở đấu trường châu lục bao gồmxe đạp, boxing, bơi lội, đấu kiếm, cử tạvà thể dục dụng cụ. Riêng môn bóngđá, cả đội tuyển nam và nữ đã có nhữngthành công nhất định. Đối với mônbóng đá nam, chúng ta đã đứng đầuvòng bảng, tiến bộ hơn rất nhiều so vớivới những kì ASIAD trước. Và bóng đánữ đã vào được đến vòng bán kết lầnđầu tiên trong lịch sử.

Dù có sự vươn lên, Việt Nam vẫnbị cho là chưa tìm ra được thế mạnhthực sự trong các kỳ đại hội thể thaochâu lục. Thể hiện rõ ràng là lượng huychương dàn trải với tổng số HCB,HCĐ là 35. Nếu niềm hy vọng vàng ở

các đại hội thể thao vẫn đặt vào tay cácVĐV võ thuật thì ngay thế mạnh nàycủa TTVN cũng không giữ đượcphong độ. Karatedo - môn thể thao vốnmang lại HCV cho Việt Nam ở các kỳđại hội thể thao Châu Á trước đây naychỉ giành được 1 HCB, 1 HCĐ. Trongkhi taekwondo thất bại nặng nề khi chỉcó 2 HCĐ. Môn vật không có huychương.

Điền kinh cũng không đi dài đượcnhư mong muốn. VĐV Thanh Phúcthất bại ở cự ly 20km đi bộ nữ cònniềm hy vọng vàng Vũ Thị Hương(từng không có đối thủ ở SEA Games2013) chỉ xếp thứ 5 trong số 8 VĐVtham gia đợt chạy chung kết 100m nữvới thành tích 11 giây 68. ASIAD 17có lẽ cũng là giải đấu chia tay các VĐVHoàng Xuân Vinh (bắn súng), NguyễnTiến Minh (cầu lông), Vũ Thị Hương(điền kinh), Phan Thị Hà Thanh(TDDC)... những “tượng đài” củaTTVN dừng bước khi chưa vươn tớiđược đỉnh cao nhất tại châu lục. Lại làtiếc nuối, lại cần rất nhiều nỗ lực để tìmcách vươn lên tới đỉnh cao. NgànhTDTT Việt Nam quyết tâm sớm tìm rahướng đầu tư cho những tài năng đạtthành tựu đúng lúc.

yến nhi

Kết thúc ASIAD 17: Nỗ lực để vươn tới đỉnh cao... (Tiếp theo trang 1)

Sau hai ngày thi đấu sôi nổi vớinhiều trận đấu hấp dẫn, ngày 04/10,Giải Quần vợt Cao Bằng mở rộngnăm 2014 đã kết thúc với 4 giảiNhất thuộc về các đơn vị, câu lạc bộcủa tỉnh Cao Bằng và một giải Nhấtthuộc về đôi vận động viên đến từthành phố Hải Phòng.

Giải Quần vợt Cao Bằng mởrộng năm 2014 được tổ chức tronghai ngày 03-04/10, là giải đấu quầnvợt lớn nhất của tỉnh Cao Bằng

trong năm. Giải thu hút 170 tay vợtđến từ nhiều tỉnh/thành phía Bắcnhư: Lạng Sơn, Bắc Kạn, HảiPhòng, Thái Nguyên, Hà Nội. Giảiđấu gồm 5 nội dung: đôi nam lãnhđạo, đôi nam phong trào nhóm tuổitừ 39 trở xuống, đôi nam phong tràonhóm tuổi từ 40 trở lên, đôi nam nữ,đôi nữ. Các nội dung thi đấu theothể thức vòng bảng, mỗi cặp tranhđiểm theo vòng tròn 1 lượt, sau đóchọn 2 đội nhất - nhì bảng tiếp tục

thi đấu vòng tứ kết, bán kết vàchung kết.

Giải Quần vợt Cao Bằng mởrộng năm 2014 hoạt động chàomừng Kỷ niệm 64 năm Ngày Giảiphóng Cao Bằng (03/10/1950-03/10/2014), hướng tới Kỷ niệm 70năm Ngày Thành lập Quân đội nhândân Việt Nam và công bố Khu ditích quốc gia đặc biệt rừng TrầnHưng Đạo 22/12/2014.

nAM Anh

Giải Quần vợt cao Bằng mở rộng năm 2014

Sự kiện vấn đề

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

18 số 1096 l 09.10.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Bảo tàng tỉnh Bình Định vừa côngbố kết quả khảo cổ khai quật phế tíchRừng Cấm, thuộc thôn Thủ ThiệnThượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn(Bình Định). Đây là một di tích rấtquan trọng nhưng đã bị nhiều kẻ xấuxúi giục người dân tàn phá, lấy cắpnhiều hiện vật rất quan trọng.

Tiến sĩ Đinh Bá Hòa - Giám đốcBảo tàng Bình Định, chủ trì đợt khaiquật di tích này cho biết: Đợt khai quậtkhảo phế tích Rừng Cấm đã thu đượctrên 600 hiện vật có giá trị. Trong đó,nhiều nhất là các hiện vật trang trí kiếntrúc hình tai lửa bằng đất nung và đá;nhiều mảnh của hình tượng thần Kala(thần thời gian), phù điêu tượng độngvật cùng nhiều hiện vật gốm cổ (cả gốmViệt, Chăm và Trung Quốc). Đặc biệt,trong số các hiện vật còn có một đĩađồng, là loại hiện vật hiếm thấy trongcác di tích Champa cổ. Các hiện vật cóniên đại vào khoảng thế kỷ XII-XIII.

Cạnh đó, Bảo tàng Bình Định hiệnđang lưu giữ và trưng bày 2 hiện vậttiêu biểu rất độc đáo của văn hóa

Champa mà các cơ quan chức năng đãthu giữ được từ đợt đào phá di tíchRừng Cấm của dân vào năm 1989. Đólà phù điêu thần Mahishamardini (nữthần diệt quỷ). Bức phù điêu thể hiệnvị nữ thần đang thả hồn trong điệu múavới tư thế đứng trên mình vị thần thờigian, chùn chân, nhón gót với 10 cánhtay cầm các linh vật diệt quỷ... Phùđiêu thần Mahishamardini được đánhgiá là tiêu bản đẹp nhất trong điêu khắcChăm trên đất nước ta hiện nay vàđang được đề nghị công nhận là Bảovật quốc gia. Trong văn hóa, tínngưỡng Champa hiện vẫn còn lưutruyền một câu chuyện dân gian rất hayvề thần Mahishamardini.

Hiện vật tiêu biểu khác cũng đượctìm thấy tại khu vực di tích Rừng Cấmlà bệ thờ. Chiếc bệ thờ hình tròn cóhình dáng giống với trống đồng củangười Việt cổ nhưng được làm bằng đá,xung quanh vành trang trí cánh sen úpvà ngửa.

Vào năm 2013, Bảo tàng Bình Địnhđã khai quật di tích tháp Mẫm cũng

thuộc xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn)và thu được nhiều hiện vật giá trị. Tiếnsĩ Đinh Bá Hòa nói: Tỉnh Bình Địnhhiện có 52 phế tích văn hóa Champa đãkhảo sát được; trong đó huyện Tây Sơncó 10 phế tích, ngoài 2 di tích còn khánguyên vẹn và rất quan trọng là khutháp Thủ Thiện và quần thể thápDương Long, Tây Sơn chính là địaphương có nhiều di tích Champa nhấtcủa tỉnh Bình Định.

Hiện tại, Bảo tàng Bình Định đanghoàn thiện bản đồ di tích và bản đồkhảo cổ học tỉnh Bình Định là việc làmcần thiết. Ông Nguyễn Tấn Hiểu - Chủtịch danh dự Hội Khoa học Lịch sửBình Định, nguyên Phó Bí thư Thườngtrực Tỉnh ủy Bình Định cho rằng, đãđến lúc Bình Định cần nghiên cứu đếncác phế tích, lập bản đồ di tích chi tiếtvà xây dựng Bảo tàng văn hóa Champađể lưu giữ những giá trị văn hóa rất lớncủa đồng bào Champa trên đất BìnhĐịnh và để phục vụ người dân, côngtác nghiên cứu, học tập.

Mạnh huân

Bình Định công bố kết quả khai quật khảo cổ Rừng cấm

Tối 03/10, tại thành phố BắcGiang, Ngày hội văn hóa, thể thao vàdu lịch các dân tộc tỉnh Bắc Giang lầnthứ VI-2014 đã chính thức khai mạc.Dự lễ khai mạc có đồng chí NguyễnThế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáoTrung ương cùng lãnh đạo các Sở,ban ngành và đông đảo nhân dân.

Tại buổi lễ khai mạc, chương trìnhnghệ thuật tổng hợp với chủ đề “BắcGiang - miền di sản” với các tiết mụcvăn nghệ mang đậm bản sắc văn hóanhư: Mời nước, mời trầu, Đào hồngđào tuyết, Then cha then mẹ, Hát đốigiao duyên… đã cho thấy tính đadạng trong cộng đồng văn hóa cácdân tộc ở Bắc Giang, góp phần quảngbá, tôn vinh, bảo tồn và phát huy

những giá trị văn hóa các dân tộctrong tỉnh.

Trong khuôn khổ Ngày hội còndiễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thểthao, du lịch như: Thi đấu thể thao;triển lãm sinh vật cảnh; trại văn hóa;hội thảo khoa học; liên hoan ca múanhạc và trình diễn trang phục dân tộcđẹp; trình diễn di sản văn hóa QuanHọ, Ca Trù, nghề thủ công; thi trìnhdiễn và giới thiệu văn hóa ẩm thựcdân tộc; trò chơi dân gian… Điểmmới của năm nay là tổ chức liên hoanca, múa, nhạc có thêm phần biểu diễnCa Trù và Hát Văn; thi người mặctrang phục dân tộc đẹp; thi và giớithiệu ẩm thực dân gian; hội thảo khoahọc “Liên kết phát triển du lịch Thái

Nguyên-Bắc Giang-Hải Dương-Quảng Ninh”, đồng thời tỉnh BắcGiang cũng mời một số tỉnh bạn thamgia giới thiệu, quảng bá sản phẩm dulịch của các địa phương. Đây chính lànhững điểm nhấn nhằm bảo tồn vàphát huy có hiệu quả bản sắc văn hóađộc đáo của các dân tộc trên địa bàn.

Nằm trong chuỗi những hoạt độngvăn hóa thường niên nhằm quảng bágiá trị di sản văn hóa và du lịch tỉnhBắc Giang, Ngày hội văn hóa, thểthao và du lịch các dân tộc tỉnh BắcGiang được tổ chức định kỳ 2năm/lần là dịp để các nghệ nhân, diễnviên, nhạc công, vận động viên ở cơsở gặp gỡ, giao lưu.

t.LâM

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Giang

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

19số 1096 l 09.10.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tối 03/10, tại Trung tâm Văn hóatỉnh Bạc Liêu đã diễn ra lễ khai mạcLiên hoan Hát ru, Hát dân ca và cổtruyền khu vực phía Nam do Hội Liênhiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu đăng cai tổchức. Liên hoan có sự tham gia của 19tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sôngCửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyêngồm: Bạc Liêu, Bình Dương, ĐồngNai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, SócTrăng, Hậu Giang, Tiền Giang, BếnTre, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp,Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Kon Tum,Bình Thuận. Sau lễ khai mạc là phầnthi “Chào hỏi”, mỗi đội thi sẽ giới thiệuvề nét đặc trưng của tỉnh mình trongvòng 5 phút.

Ngày 04/10, các đội sẽ lần lượt thihai phần, gồm phần giới thiệu về địaphương qua các hình thức thơ ca, hò,vè, các làn điệu dân ca, dân vũ và cổtruyền của các địa phương và phần

tuyên truyền Hát ru, Hát dân ca, hátmúa, tiểu phẩm.

Theo bà Trần Hồng Chiến - Chủtịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh BạcLiêu, Liên hoan này nhằm bảo tồn,phát huy giá trị các làn điệu Hát ru, Hátdân ca và cổ truyền của các vùng,miền; tuyên truyền, giáo dục các giá trịvăn hóa, đạo đức truyền thống của dântộc, các nhiệm vụ công tác của các cấpHội cho cán bộ, hội viên, phụ nữ. Bêncạnh đó, Liên hoan còn có ý nghĩa tạosân chơi, diễn đàn văn hóa, học hỏikinh nghiệm tổ chức các hoạt độngtuyên truyền, giáo dục giữa Hội Liênhiệp Phụ nữ các tỉnh/thành trong khuvực. Đồng thời, thông qua Liên hoanđể sưu tầm, phát triển những sáng tạonghệ thuật đặc sắc mang đậm nét Nambộ để tập hợp thành sản phẩm truyềnthống phục vụ công tác tuyên truyềntrong các cấp Hội về phong trào phụnữ, phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt

Nam thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước.

Tham dự Liên hoan, mỗi tỉnh/thànhtổ chức một đội (mỗi đội từ 7-15 thànhviên nam và nữ) tham gia 2 phần thi,gồm phần giới thiệu về địa phươngthông qua các hình thức thơ ca, hò vè,các làn điệu dân ca, dân vũ và cổ truyềncủa các địa phương; và phần tuyêntruyền bằng các làn điệu Hát ru, dân ca,các tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca, hátmúa phụ họa, hát đối đáp, tiểu phẩmChèo, Cải lương, Tuồng… được dàndựng thành chương trình có tính liênkết và tính nghệ thuật. Các tiết mục sửdụng làn điệu dân ca truyền thống(nguyên bản) phải có nội dung ca ngợingười phụ nữ, tình cảm gia đình. Cáctiết mục sáng tác lời mới gắn với nộidung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quêhương, đất nước, truyền thống tốt đẹpcủa phụ nữ Việt Nam…

K.hoàn

Liên hoan hát ru, hát dân ca và cổ truyền khu vực phía Nam

Từ ngày 08-12/10, tại Trung tâmTriển lãm Văn hóa Nghệ thuật ViệtNam (số 2, Hoa Lư, Hà Nội) sẽ diễn raTriển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2014 và cáchoạt động Kỷ niệm 60 Ngày Giảiphóng Thủ đô. Triển lãm Mỹ thuật Thủđô 2014 giới thiệu 318 tác phẩm mỹthuật thể hiện nhiều khía cạnh trong đờisống sinh hoạt, phong cảnh tươi đẹpcủa Thủ đô nghìn năm văn hiến; Táihiện được phong tục, tập quán lễ hội,sản xuất, chiến đấu... Đặc biệt, một số

tác phẩm đã ghi lại những dấu son lịchsử đầy tính hoài niệm của một quá khứhào hùng, đem lại cho người xemkhông khí lạc quan của thời đại mới.Triển lãm còn trưng bày 22 tác phẩmcủa các nghệ sĩ tạo hình thành phốSeoul, Hàn Quốc gửi đến chào mừngngày lễ lớn của Thủ đô Hà Nội.

Nhân dịp này, Trung tâm Nghiêncứu, Bảo tồn và Phát huy văn hóa dântộc Việt Nam cũng tổ chức Triển lãmtrưng bày những bức tranh đoạt giải tại

cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề“Văn hóa giao thông”. Cũng tại đây,một chương trình múa rối nước có chủđề về văn hóa giao thông cũng sẽ đượcbiểu diễn phục vụ khán giả.

Nhân Kỷ niệm 60 năm Giải phóngThủ đô, Trung tâm Triển lãm Văn hóaNghệ thuật Việt Nam đã tổ chứcchương trình giao lưu, nghệ thuật“Doanh nhân Hà Nội với Thủ đô 60năm xây dựng và phát triển”, chươngtrình nghệ thuật chào mừng 60 nămGiải phóng Thủ đô...

Mạnh cường

để hoàn thiện dần các hạng mục côngtrình cơ sở hạ tầng theo hướng đáp ứngnhu cầu ngày càng cao, nâng cao chấtlượng buồng, phòng và chất lượng dịchvụ để kéo dài thời gian lưu trú của dukhách tại mỗi điểm đến.

Theo ông Đinh Hài, đa dạng sản

phẩm, gia tăng các chuỗi giá trị sảnphẩm du lịch, tăng cường quảng bá, liênkết và kết nối, từng bước xây dựng hoànthiện cơ sở hạ tầng để luôn tạo ra nhữngsản phẩm tốt nhất, nâng cao chất lượngdịch vụ để không những thu hút kháchquốc tế mà còn thu hút khách hàng nội

địa là những mục tiêu được ngành dulịch Quảng Nam hướng đến trong thờigian tới nhằm khôi phục và kích hoạt đàtăng trưởng của ngành kinh tế du lịchcủa địa phương.

hữu trung

Quảng Nam mở rộng không gian... (Tiếp theo trang 15)

triển lãm mỹ thuật thủ đô 2014

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1096 l 09.10.2014

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa Phẩm

Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứnhất 2014 do Hội Nghệ sĩ Sân khấuViệt Nam chủ trì, phối hợp SởVHTTDL Hà Nội tổ chức đã diễn ra từngày 26/9 đến 05/10. Đây là hoạt độngKỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóngThủ đô (10/10/1954-10/10/2014). Tuynhiên, với các nghệ sĩ, các đoàn nghệthuật tham gia Liên hoan, thì đây cũnglà ngày hội, là cuộc thi tài với nhữngsáng tạo nghệ thuật, đồng thời là niềmvui được đáp ứng nhu cầu thưởng thứcnghệ thuật của khán giả. Trong suốtthời gian diễn ra Liên hoan, khán giảThủ đô đã được xem 9 vở diễn thuộcđủ các thể loại sân khấu như kịch nói,Tuồng, Chèo, Cải lương… NSND LêTiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sânkhấu Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạoLiên hoan cho biết, tiêu chí mà Ban Tổchức đưa ra cho các đơn vị tham gia làcùng hướng về những thời khắc khôngthể nào quên của dân tộc, các nghệ sĩphải tái hiện được trên sân khấu nhữngkhúc tráng ca về Hà Nội hào hoa,nghìn năm văn hiến, Hà Nội thanh lịchmà kiên cường trong đấu tranh bảo vệTổ quốc…

Chín tác phẩm dự thi, có tác phẩmđược công diễn gần đây, có tác phẩmgắng gỏi dốc hết sức lực “cán mốc” thờigian đúng hạn, để góp mặt. Lại cũng cónhững tác phẩm từ rất lâu rồi, nhưng lầnnày được “cài cắm” thêm những yếu tốgắn với tiêu chí cuộc thi là hướng vềchủ đề Hà Nội: Bối cảnh, con ngườiThủ đô qua nhiều giai đoạn lịch sử...Mỗi đêm diễn, mỗi vở diễn lại mangcho khán giả một cảm xúc, góc nhìnkhác về Hà Nội. Nếu như “Đạo học”của Nhà hát Kịch Việt Nam là câuchuyện về người thầy lớn Chu Văn An,được tôn xưng “Vạn thế sư biểu”,người dám lên tiếng vạch trần thamquan, đấu tranh chống cường quyền, thìvở Tuồng “Đô đốc Bùi Thị Xuân” củaNhà hát Tuồng Việt Nam lại nói về nữ

võ tướng triều Tây Sơn nổi tiếng tronglịch sử đấu tranh chống ngoại xâm.Những nhân vật này không được sinhra trên đất Hà Nội, nhưng hoạt động củahọ gắn liền với mảnh đất kinh kỳ. Lịchsử đất Hà thành đặc biệt được chú trọngtrong giai đoạn đầu kháng chiến chốngPháp. Tại Liên hoan, có đến hai vở diễncùng khai thác chủ đề này, đó là vở“Những người con Hà Nội” của Nhàhát Kịch Hà Nội và vở Chèo “Cánhchim trắng trong đêm” của Nhà hátChèo Hà Nội.

Xem hai vở diễn này, khán giả đượcchứng kiến một không khí hào trángcủa những người con Thủ đô ở mọitầng lớp xã hội đã sẵn sàng hi sinh tấtcả để tham gia vào cuộc chiến vệ quốc,bảo vệ sự bình yên của trái tim Tổquốc. Hai vở đều do NSND DoãnHoàng Giang dàn dựng với nhữngcảnh lớn, hoành tráng, có sự góp mặtcủa rất nhiều số phận con người trongsố phận chung của cả dân tộc đứngtrước thời khắc “sinh tử”. Trong khi đó,vở “Hà Nội gió mùa” của Nhà hát Cảilương Việt Nam lại có góc phản ánh rấtriêng khi đi sâu vào số phận nhân vậtchính trong một gia đình. Vở diễn đivào mô tả hai cuộc chiến lớn của dântộc thông qua những cá nhân bé nhỏ để

đưa tới sự hòa giải trong cuộc chiến tànkhốc nhất, đau đớn nhất về tình cảm,về sự giằng giật yêu thương. Rồi vởdiễn “Bản danh sách điệp viên” cũngđã bổ sung những yếu tố gắn với phongcách người Hà Nội, bối cảnh Hà Nộiđể tham dự. Tất nhiên, để “chạy” chokịp với thời gian diễn ra liên hoan,trong khi sự đầu tư công sức, thời giancho các tác phẩm chưa nằm trong kếhoạch dài hơi của các đơn vị, nênkhông khỏi có những hạn chế. Vẫn cònnhững diễn viên chưa thuộc hết thoại,chưa tận lực cho công trình của cả đơnvị khiến những vấp váp cá nhân ảnhhưởng không nhỏ tới sự tổng hòa củavở diễn. Và vì thiếu đầu tư tổng thể,khá nhiều vở diễn cũ được “cấy thêm”nhân vật, lời thoại cho gắn với tiêu chívề con người, bối cảnh Hà Nội dẫn đếnchưa thực thuyết phục.

Mặc dù vậy, nhưng nhìn chung,những tiêu chí mà Liên hoan đề ra đãđạt được. Nhiều khán giả được tới vớicác đêm diễn đã nghẹn ngào vì một tìnhcảm trong sáng, một sự tự hào về HàNội. Đó thực sự là những cung bậc tìnhcảm lắng đọng với khán giả về một HàNội thanh lịch, hào hoa, giàu truyềnthống, đáng để trân trọng và gìn giữ.

t.t.n

Liên hoan Sân khấu thủ đô - Những cung bậc cảm xúc

Một cảnh trong vở "Những đứa con Hà Nội" của Nhà hát Kịch Hà Nội