20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần Bộ văn hóA, thể thAo và Du lịch Số 1081 ngày 26/6/2014 - “Hoàng Sa - Trường Sa phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” (Tr.20) - Nỗ lực quảng bá du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện với bạn bè quốc tế (Tr.18) - Phát triển Khu du lịch Ba Bể thành khu du lịch sinh thái hàng đầu Việt Nam (Tr.6) - Bữa cơm gia đình - Kết nối yêu thương (Tr.17) troNG số NàY Ảnh: NGUYỄN ĐẠI Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong thời gian vừa qua, công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống di tích trên địa bàn được quan tâm trùng tu, tôn tạo và từng bước phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian) được nghiên cứu bảo tồn. (Xem tiếp trang 2) Vào lúc 11 giờ 57 phút (giờ Qatar), tức 15 giờ 57 phút (giờ Việt Nam), ngày 23/6/2014, tại Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra tại Thủ đô Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam vào Danh mục Di sản Thế giới. (Xem tiếp trang 5) Phát động chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” Tổng cục Du lịch đã có Công văn số 598/TCDL-VP ngày 17/6/2014 gửi các Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc phát động chiến dịch kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Theo đó, Tổng cục Du lịch đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành chủ trì, chỉ đạo các hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch tăng cường tuyên truyền, quảng bá về vai trò của ngành du lịch nói chung và du lịch nội địa nói riêng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Các hiệp hội và doanh nghiệp liên kết, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn, áp dụng các hình thức khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ để tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa. H.P Một góc Tràng An Quần thể danh thắng Tràng An chính thức ghi danh vào Danh mục Di sản Thế giới

Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081. Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1081 ngày 26/6/2014

- “Hoàng Sa - Trường Sa phần lãnh thổ không thể tách rờicủa Việt Nam”

(Tr.20)- Nỗ lực quảng bá du lịch Việt Nam an toàn, thân thiệnvới bạn bè quốc tế

(Tr.18)- Phát triển Khu du lịch Ba Bểthành khu du lịch sinh tháihàng đầu Việt Nam

(Tr.6)- Bữa cơm gia đình - Kết nốiyêu thương

(Tr.17)

troNG số NàY

Ảnh:

NG

UYỄ

N Đ

ẠI

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh

Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việcvới Đoàn Đại biểu Quốc hội và lãnhđạo tỉnh Hà Tĩnh về công tác văn hóa,thể thao, du lịch và gia đình. Theo báocáo tại buổi làm việc, trong thời gianvừa qua, công tác văn hóa, thể thao, dulịch và gia đình trên địa bàn tỉnh đã đạtđược nhiều kết quả tích cực. Hệ thốngdi tích trên địa bàn được quan tâmtrùng tu, tôn tạo và từng bước phát huyhiệu quả; các di sản văn hóa phi vật thể(lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian)được nghiên cứu bảo tồn.

(Xem tiếp trang 2)

Vào lúc 11 giờ 57 phút (giờ Qatar), tức 15 giờ 57 phút (giờ Việt Nam), ngày23/6/2014, tại Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra tại Thủ đô Doha(Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức ghi danh Quần thể danhthắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam vào Danh mục Di sản Thế giới.

(Xem tiếp trang 5)

Phát động chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”

Tổng cục Du lịch đã có Công văn số 598/TCDL-VP ngày 17/6/2014 gửicác Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc phát động chiến dịch kích cầu du lịchnội địa với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Theo đó, Tổng cụcDu lịch đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành chủ trì, chỉ đạo các hiệp hội dulịch, doanh nghiệp du lịch tăng cường tuyên truyền, quảng bá về vai trò củangành du lịch nói chung và du lịch nội địa nói riêng đối với sự phát triển kinhtế-xã hội của đất nước. Các hiệp hội và doanh nghiệp liên kết, hỗ trợ lẫn nhauvượt qua khó khăn, áp dụng các hình thức khuyến mại, nâng cao chất lượngdịch vụ để tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa. H.P

Một góc Tràng An

Quần thể danh thắng Tràng Anchính thức ghi danh vào

Danh mục Di sản Thế giới

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1081 l 26.6.2014

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnhvà nâng cao chất lượng, gắn với thựchiện chương trình xây dựng nông thônmới, phát huy vai trò là phong trào thiđua yêu nước rộng lớn, tác động tíchcực đến việc xây dựng đời sống văn hóacơ sở, xây dựng môi trường văn hóalành mạnh trên địa bàn. Toàn tỉnh hiệncó 266.619/352.761 gia đình văn hóa,đạt tỷ lệ 75%; 502/2050 làng văn hóa,đạt tỷ lệ 24%; 876 Khu dân cư văn hóađạt tỷ lệ 40,2%.

Về công tác gia đình: Tỉnh đã duy trìvà nhân rộng các mô hình câu lạc bộphòng, chống bạo lực gia đình và xâydựng gia đình văn hóa trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về hoạt động du lịch: Công tác xúctiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nướcđược tăng cường; nhiều tour, tuyến dulịch trong và ngoài tỉnh được xây dựng.Một số dự án phát triển du lịch, dịch vụđược kêu gọi thu hút đầu tư…

Về hoạt động thể thao: Quy mô,chất lượng phong trào thể thao quầnchúng ngày càng được nâng cao. Tháng5/2014, tỉnh đã tổ chức thành công Đạihội Thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứVII và đang tích cực chuẩn bị lực lượngtham dự Đại hội Thể dục thể thao toànquốc. Thể thao thành tích cao có bước

phát triển mới, một số môn đã đạt trìnhđộ khu vực và Châu Á, như karatedo,đua thuyền, điền kinh…

Cũng tại buổi làm việc, Đoàn Đạibiểu Quốc hội và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnhđã kiến nghị Bộ VHTTDL tham mưuBan Bí Trung ương Đảng, Chính phủ,Ban Tuyên giáo Trung ương đưa nộidung tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 250năm Ngày sinh và vinh danh Đại thihào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thểgiới vào danh mục Lễ kỷ niệm cấp quốcgia năm 2015; đồng thời quan tâm, hỗtrợ tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong việcvận động UNESCO sớm công nhậnDân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sảnvăn hóa phi vật thể đại diện nhân loại;bên cạnh đó ưu tiên bố trí tăng nguồnChương trình mục tiêu quốc gia hàngnăm để phục vụ chống xuống cấp ditích, khôi phục các di sản văn hóa vậtthể trên địa bàn tỉnh.

Sau khi nghe ý kiến của các đạibiểu tại buổi làm việc, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã ghi nhận và biểudương những kết quả mà Ngành vănhóa, thể thao và du lịch tỉnh Hà Tĩnhđã đạt được trong thời gian qua. Bộtrưởng nhấn mạnh, ngày 09/6/2014Ban Chấp hành Trung ương Đảng đãban hành Nghị quyết số 33-NQ/TWvề xây dựng và phát triển văn hóa,

con người Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước, do đótrong thời gian tới, Sở VHTTDL cầntham mưu cho UBND tỉnh quán triệtvà thực hiện tốt 5 quan điểm, 6 nhiệmvụ và 4 giải pháp của Nghị quyết.Đồng thời, trong quá trình phát triển,Tỉnh cần đặt phát triển văn hóa đi đôivới phát triển kinh tế; tập trung chămlo xây dựng văn hóa trong chính trị,kinh tế và văn hóa trong gia đình.

Đối với các đề xuất, kiến nghị củaTỉnh, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh giaoCục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp vớitỉnh Hà Tĩnh xây dựng kịch bản và lựachọn địa điểm để tổ chức các hoạt độngKỷ niệm lần thứ 250 năm Ngày sinhĐại thi hào Nguyễn Du, danh nhân vănhóa thế giới. Bên cạnh đó, giao các đơnvị liên quan thuộc Bộ phối hợp và hỗtrợ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tuyên truyền,quảng bá, tổ chức các hoạt động, vậnđộng UNESCO công nhận Dân ca Ví,Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại vào cuốinăm 2014; hoàn thiện và triển khai thựchiện tốt các quy hoạch tổng thể pháttriển văn hóa, thể thao, du lịch đến năm2020, tầm nhìn 2030 và quy hoạch cáckhu văn hóa, du lịch trọng điểm…

H.P

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 17/6/2013, Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1873/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạchkhảo sát thực trạng tổ chức bộ máy vànhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng caonăng lực đội ngũ cán bộ thực hiện côngtác gia đình các cấp.

Theo Kế hoạch, nội dung khảo sátbao gồm: Khảo sát thực trạng tổ chức bộmáy quản lý nhà nước về gia đình cáccấp; khảo sát nhu cầu đào tạo của đội ngũcán bộ thực hiện công tác gia đình các

cấp; phân tích các yếu tố tác động và đưara các khuyến nghị về đào tạo, bồi dưỡngnâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thựchiện công tác gia đình các cấp.

Việc khảo sát được thực hiện thôngqua 3 phương pháp. Thứ nhất là thu thậpthông tin số liệu qua báo cáo: Thống kêtheo mẫu về thực trạng tổ chức bộ máythực hiện công tác gia đình các cấp tại 63tỉnh/thành từ năm 2010 đến năm 2013(bao gồm các biểu mẫu khảo sát thựctrạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác

gia đình các cấp; các biểu mẫu thống kênhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũcán bộ thực hiện công tác gia đình cáccấp; báo cáo đánh giá chất lượng quản lýnhà nước về công tác gia đình của các địaphương). Thứ hai là khảo sát xã hội họcnhằm thu thập dữ liệu từ bảng hỏi, cácphỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đểphân tích những khó khăn, bất cập trongthực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềgia đình hiện nay; những yếu tố tác độngtới chất lượng và hiệu quả thực hiện

Kế hoạch khảo sát thực trạng tổ chức bộ máy và nhu cầu đào tạo của đội ngũ thực hiện công tác gia đình

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1081 l 26.6.2014

VăN BảN mới

nhiệm vụ; nâng cao năng lực của đội ngũcán bộ và cơ quan quản lý nhà nước vềgia đình. Thứ ba là xây dựng các chuyênđề nhằm cung cấp thêm các số liệu, dữliệu, phân tích các tác động liên quan đểbổ trợ cho nội dung khảo sát.

Kết quả cần đạt được của việc khảosát thực trạng tổ chức bộ máy và nhu cầu

đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực độingũ cán bộ thực hiện công tác gia đìnhcác cấp bao gồm: Cung cấp số liệu vềthực trạng tổ chức bộ máy và nhu cầu đàotạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũcán bộ thực hiện công tác gia đình cáccấp; phân tích các yếu tố liên quan/ảnhhưởng/tác động đến năng lực thực hiện

công tác gia đình của đội ngũ cán bộ hiệnnay; phân tích những thuận lợi, khó khăntrong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về gia đình hiện nay.

Thời gian thực hiện khảo sát là 06tháng (từ tháng 6 đến tháng 12 năm2014).

H.Quân

- Tại Quyết định số 1789/QĐ-BVHTTDL ngày 02/6/2014, BộVHTTDL tổ chức các hoạt động “Đạigia đình các dân tộc Việt Nam với chủquyền thiêng liêng của Tổ quốc” tạiLàng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam. Thời gian tổ chức 02 ngày,28-29/6/2014, tại Làng Văn hóa - Dulịch các dân tộc Việt Nam Đồng Mô,Sơn Tây, Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1817/QĐ-BVHTTDL ngày12/6/2014, thành lập Ban Chỉ đạo, BanTổ chức “Ngày hội Gia đình ViệtNam-năm 2014” do Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉđạo và 05 Ủy viên; ông Dương VănQuynh - Giám đốc Trung tâm Triểnlãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam làmTrưởng Ban Tổ chức, bà Nguyễn ThịHoa - Phó Giám đốc Trung tâm Triểnlãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam,ông Trần Hướng Dương - Phó Vụtrưởng Vụ Gia đình, bà Lê Thị TânTrang - Phó Giám đốc Sở VHTTDLTP. Hà Nội làm Phó Trưởng Ban và 21Ủy viên.

- Ngày 12/6/2014 Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1819/QĐ-BVHTTDL, giao Vụ Gia đình chủ trì,phối hợp với các cơ quan liên quan biêntập, sửa đổi, bổ sung Thông tư số02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy địnhchi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động,giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lựcgia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chốngbạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân

viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn,chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tưvấn và tập huấn phòng, chống bạo lựcgia đình.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1823/QĐ-BVHTTDL ngày13/6/2014, cho phép Trung tâm Tổchức biểu diễn nghệ thuật phối hợp vớiĐại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổchức biểu diễn cho đoàn nghệ thuậtBollywood Dance Era Ấn Độ. Thờigian tổ chức vào ngày 26/6/2014, tạiRạp Công nhân Hà Nội.

- Ngày 17/6/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1868/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở VHTTDLtỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảocổ khai quật tại khu vực thành cổ LuyLâu thuộc xã Thanh Khương, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thời giankhai quật từ ngày 20/6-31/7/2014, diệntích khai quật là 100m2. những hiện vậtthu được trong quá trình khai quật phảiđược tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh BắcNinh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàngtỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm tiếpnhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởngxem xét quyết định giao những hiệnvật đó cho bảo tàng công lập có chứcnăng thích hợp để bảo vệ và phát huygiá trị.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1877/QĐ-BVHTTDL ngay18/6/2014, cho phép Sở VHTTDL tỉnhHà Giang phối hợp với Viện Khảo cổhọc mở rộng diện tích khai quật lấn thứ2 tại di tích chùa Nậm Dầu, xã NgọcLinh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Thời gian khai quật từ ngày 25/6-25/7/2014, diện tích 215m2.

- Tại Quyết định số 1888/QĐ-BVHTTDL ngày 18/6/2014, giao CụcVăn hóa cơ sở chủ trì, phối hợp vớiBan Quản lý Làng Văn hóa - Du lịchcác dân tộc Việt Nam và các đơn vị liênquan thực hiện tuyên truyền, triển lãmtranh cổ động với chủ đề “Biên giới vàbiển đảo Việt Nam” trong khuôn khổcác hoạt động “Đại gia đình các dân tộcViệt Nam với chủ quyền thiêng liêncủa Tổ quốc” trong 02 ngày 28, 29tháng 6 năm 2014 tại Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam.

- Ngày 18/6/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1887/QĐ-BVHTTDL giao Vụ Gia đình chủ trì,phối hợp với các cơ quan liên quankiểm tra giám sát công tác gia đìnhtại một số tỉnh/thành trực thuộcTrung ương.

- Ngày 19/6/2014, Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1942/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Ban Chỉđạo xây dựng Quy hoạch tổng thể pháttriển văn hóa, gia đình, thể dục thể thaovà du lịch vùng Đông Nam bộ và vùngKinh tế trọng điểm phía Nam đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm TrưởngBan Chỉ đạo, ông Lê Văn Hùng -Quyền Cục trưởng Cục Công tác phíaNam làm Phó Trưởng Ban Thườngtrực, ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng VụKế hoạch, Tài chính làm Phó TrưởngBan và 5 Thành viên.

tHtt

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

4 số 1081 l 26.6.2014

quản lý nhà nước

Trong hai ngày 28 và 29/6/2014, tạiLàng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)sẽ diễn ra lễ hội truyền thống hướng vềbiển, đảo, biên giới và chủ quyền Tổquốc của cộng đồng các dân tộc ViệtNam. Điểm nhấn trong lễ hội truyềnthống hướng về biển, đảo, biên giới vàchủ quyền Tổ quốc của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam là chương trình nghệthuật “Đại gia đình các dân tộc ViệtNam với chủ quyền thiêng liêng của Tổquốc” diễn ra vào tối ngày 28/6.

Lễ hội nhằm củng cố và tăng cườngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiệntiếng nói của cộng đồng các dân tộcViệt Nam về chủ quyền biển đảo thiêngliêng của Tổ quốc; đồng thời góp phầntuyên truyền về đường lối, chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước trong việc bảovệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ Việt Nam.

Lễ hội thu hút sự tham gia của hơn200 người đến từ 32 dân tộc thuộc 8tỉnh/thành đại diện cho các vùng, miềntrong cả nước và lực lượng học sinh,sinh viên các dân tộc đang học tập tạimột số trường ở Hà Nội và TâyNguyên. Ngoài ra, trên 500 sĩ quan,chiến sĩ đến từ các đơn vị bộ đội vàĐoàn viên Thanh niên VHTTDL cũngsẽ tham gia sự kiện này.

Một số lễ hội truyền thống của cộngđồng các dân tộc Việt Nam cũng sẽđược tái hiện trong dịp này như: lễ cúngthần biển (lễ cúng Po Riyak) theo nghithức Rija Harei do các vị Mâduen, Ka-ing và ban nhạc lễ tỉnh Ninh Thuận thựchiện; lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa củangư dân huyện đảo Lý Sơn (QuảngNgãi) nhằm ghi nhớ công ơn nhóm AnVĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đitìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giớihải phận; lễ hội cầu ngư (lễ hội Cá Ông,

lễ tế Cá Voi) thường được ngư dân venbiển Đà Nẵng tổ chức vào đầu năm, kếthợp tế lễ và lễ ra quân đánh bắt cá.

Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ranhiều hoạt động hướng về biển, đảo,biên giới Tổ quốc như: triển lãm tưliệu, hiện vật, hình ảnh và chiếu phimtư liệu về chủ quyền biển, đảo của ViệtNam; chương trình giao lưu, lấy chữ kýcủa đại diện các dân tộc Việt Nam, lựclượng thanh niên và du khách vào 4tấm bản đồ Việt Nam…

Trong bối cảnh các địa phương cảnước tổ chức nhiều hoạt động sôi nổihướng về biển, đảo quê hương, lễ hộitruyền thống của cộng đồng các dân tộcViệt Nam góp thêm một tiếng nóimạnh mẽ khẳng định chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, là sựkiện thu hút sự quan tâm của người dânvà du khách quốc tế.

H.P

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với chủ quyền thiêng liêngcủa Tổ quốc

Ngày 19/6/2014, tại Hà Nội, BộVHTTDL tổ chức Họp báo giới thiệu vềcác hoạt động hưởng ứng Ngày Giađình Việt Nam năm 2014.

Chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam2014 là “Bữa cơm gia đình ấm áp yêuthương” với ý nghĩa: Trân trọng nhữnggiây phút sum họp của mọi gia đình ViệtNam bên bữa cơm gia đình hạnh phúc,đầm ấm; thể hiện sự quan tâm, chia sẻvà gắn kết tình cảm giữa các thành viênđể cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ,hạnh phúc; nêu cao những giá trị của giađình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ,con cháu, vợ chồng, anh em, tôn kínhbậc sinh thành, yêu thương chăm sóccon trẻ. Chủ đề “Bữa cơm gia đình ấmáp yêu thương” còn gắn với chủ đềtruyền thông về công tác gia đình năm2014 là: “Xây dựng nhân cách ngườiViệt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống

trong gia đình”.Các hoạt động hưởng ứng Ngày Gia

đình Việt Nam được tổ chức nhằm đềcao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành,các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội vàgia đình quan tâm xây dựng gia đình noấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; tuyêntruyền, giáo dục truyền thống yêu nước,đấu tranh kiên cường, bất khuất của giađình Việt Nam trong lịch sử dựng nướcvà giữ nước hướng về bảo vệ chủ quyềnbiển đảo theo đúng luật pháp của ViệtNam, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo đó, các hoạt động chính hưởngứng Ngày Gia đình Việt Nam 2014gồm: Tổ chức gặp mặt 20 hộ gia đìnhđại diện cho các gia đình cảnh sát biển,kiểm ngư; tổ chức Ngày hội gia đìnhViệt Nam năm 2014 từ ngày 26/6-28/6/2014. Trong khuôn khổ Ngày hộisẽ có Triển lãm ảnh “Bốn mùa yêu

thương”, trưng bày hơn 100 bức ảnh ghilại những khoảnh khắc yêu thương củagia đình, được lựa chọn từ hàng trămnghìn bức ảnh của cuộc thi; tổ chức Hộinghị “Biểu dương các gia đình văn hóatiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểusố trên địa bàn thành phố Hà Nội 2014”,tôn vinh gần 150 gia đình các dân tộc cóđóng góp trong xây dựng gia đình vănhóa, phát triển kinh tế; Hội nghị “Môhình các câu lạc bộ trong việc chăm sócsức khỏe gia đình và cộng đồng của cáctỉnh lân cận Hà Nội”; Hội thảo - giao lưu“Tăng cường vai trò của nam giới trongtổ chức cuộc sống gia đình”. Trong dịpnày còn diễn ra cuộc thi: “Gia đình tàinăng”, thi “Vũ điệu thần tiên” cho trẻem, Liên hoan “Gia đình hát ru và hátdân ca”, Giao lưu trực tuyến “Bữa cơmgia đình ấm áp yêu thương”....

Đ.n

Hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2014

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

5số 1081 l 26.6.2014

quản lý nhà nước

Phát biểu tại Kỳ họp, Thứ trưởng BộVHTTDL - Đặng Thị Bích Liên,Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam thamdự Kỳ họp nhấn mạnh, việc ghi danhcủa Ủy ban Di sản Thế giới đối vớiQuần thể danh thắng Tràng An, tỉnhNinh Bình, Việt Nam là vinh dự to lớn,đồng thời cũng trao cho Việt Nam trọngtrách bảo vệ, quảng bá những Giá trịNổi bật Toàn cầu của di sản và chuyểngiao cho các thế hệ tương lai.

Giá trị Nổi bật Toàn cầu của Quầnthể danh thắng Tràng An được Ủy banDi sản Thế giới công nhận dựa trên 03trụ cột chính quy định tại Hướng dẫnthực hiện Công ước về Bảo vệ Di sảnVăn hóa và Thiên nhiên Thế giới, đó là:

Thứ nhất, đạt được các tiêu chí: Tiêuchí về Văn hóa: Tràng An chứa đựng cácbằng chứng về sự tương tác giữa conngười và môi trường, thể hiện sự thíchứng của con người với các điều kiện biếnđổi về địa lý và sự khắc nghiệt nhất củamôi trường trong lịch sử trái đất, đặc biệtlà những biến đổi khí hậu diễn ra vàocuối và ngay sau thời kỳ băng hà cuốicùng. Tiêu chí về Vẻ đẹp thẩm mỹ: Cảnh

quan tháp karst của Tràng An chứa đựngnhững cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹpvới những ngọn núi hùng vĩ, hang độnghuyền bí, sông nước thanh tĩnh, điểmxuyết với những đền, chùa, miếu linhthiêng. Tiêu chí về Địa chất - địa mạo:Quần thể Danh thắng Tràng An minhchứng cho các giai đoạn cuối cùng củaquá trình tiến hóa karst trong môi trườngkhí hậu nhiệt đới ẩm.

Thứ hai: Đảm bảo tính toàn vẹn vàtính xác thực.

Thứ ba: Đã thực thi và bảo đảm thựcthi đầy đủ việc bảo vệ, quản lý di sản.

Trước đó, đầu năm 2011 tỉnh NinhBình đã phối hợp với Bộ VHTTDL đềnghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lậphồ sơ đệ trình UNESCO công nhận làdi sản thế giới. Sau khi có ý kiến đồng ýcủa Thủ tướng Chính phủ, ngày30/9/2011, Trung tâm Di sản Thế giớiUNESCO đã chính thức đưa Quần thểdanh thắng Tràng An vào Danh mục Dựkiến. Để triển khai lập hồ sơ di sản thếgiới, tỉnh Ninh Bình đã thành lập BanChỉ đạo xây dựng hồ sơ do Chủ tịchUBND tỉnh làm Trưởng Ban, đồng thời

thành lập Ban Quản lý Quần thể danhthắng Tràng An để thống nhất quản lýdi sản theo yêu cầu của UNESCO vàtrực tiếp tổ chức việc xây dựng hồ sơ.

Quần thể danh thắng Tràng An cótổng diện tích hơn 10.000ha, gồm ba khuvực liền kề nhau là: Di tích Cố Đô HoaLư, Khu danh thắng Tràng An - TamCốc - Bích Động và Rừng nguyên sinhđặc dụng Hoa Lư. Trong đó toàn bộ KhuDu lịch sinh thái Tràng An, một phầnKhu danh thắng Tam Cốc-Bích Động vàkhu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư là trungtâm, vùng lõi của di sản. Việc quần thểdanh thắng Tràng An được UNESCOghi danh vào Danh mục Di sản Thế giớilần này, nâng tổng số các Di sản Văn hóavà Thiên nhiên Thế giới của Việt Namlên 8 khu di sản. Đặc biệt, Tràng An trởthành Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiêncủa Việt Nam được công nhận cả tiêu chívăn hóa và thiên nhiên. Đồng thời,khẳng định những nỗ lực to lớn của ViệtNam trong việc bảo vệ, gìn giữ các disản văn hóa và thiên nhiên của đất nướccũng như của toàn nhân loại.

H.Q

Quần thể danh thắng Tràng An… (Tiếp theo trang 1)

Ngày 10/6/2014, Bộ VHTTDL banhành Công văn số 1868/BVHTTDL-DSVH cho ý kiến về việc thẩm định07 sắc, bằng liên quan đến chủ quyềnbiển đảo của Việt Nam được phát hiệnở tỉnh Bình Thuận.

Qua kiểm tra thực tế tại di tíchquốc gia Đình Bình An, xã BìnhThạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh BìnhThuận và tiến hành giám định 07 sắc,bằng tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận,Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:

Đây là 07 sắc, bằng của triều đìnhnhà Nguyễn ban, cấp cho 02 nhânvật là Lê Văn Châm và Lê Non đểthực thi nhiệm vụ trong công việclãnh đạo, chỉ huy quân sỹ thuộc các

đội thủy binh bảo vệ, tuần phòngvùng biển từ Bình Thuận đến KhánhHòa. Để xác định được đầy đủ giá trịcủa các sắc, bằng này, cần tổ chứcdịch thuật kỹ lưỡng, đồng thờinghiên cứu, tham khảo nhiều nguồntư liệu thư tịch và tư liệu điền dãkhác. Tuy vậy, bước đầu có thể nhậnthấy, dù không trực tiếp đề cập cácđịa danh Hoàng Sa, Trường Sa, songcác văn bản này đều là các văn bảngốc, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc quan trọng, khẳng định triềuđình nhà Nguyễn đã thiết lập các độithủy binh, quan tâm đến việc bốphòng, bảo vệ vùng biển chủ quyềncủa Việt Nam.

Bộ VHTTDL đánh giá cao việcUBND tỉnh Bình Thuận đã kịp thờichỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh BìnhThuận, Bảo tàng tỉnh Bình Thuậntuyên truyền, vận động để nhân dânchuyển giao các tài liệu quan trọngnày cho Bảo tàng tỉnh, giúp việcgiám định tài liệu kịp thời và có điềukiện tổ chức bảo vệ, phát huy giá trịlâu dài. Bộ VHTTDL đề nghị SởVHTTDL tỉnh Bình Thuận thammưu cho UBND tỉnh có hình thứckhen thưởng xứng đáng và kịp thờicho các tổ chức, cá nhân có côngtrong việc lưu giữ và chuyển giaocác hiện vật tài liệu trên.

DSVH

Thẩm định các sắc, bằng liên quan đến chủ quyền biển đảo

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

6 số 1081 l 26.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 17/6, UBND tỉnh Bắc Kạnphối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức hộinghị bàn về đầu tư phát triển Khu du lịchBa Bể (Bắc Kạn), đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt là Khu du lịch quốcgia. Khu du lịch Ba Bể được Công tyNikken Sekkei (Nhật Bản) lập quy hoạchtổng thể, Đồ án đã được phê duyệt tháng10/2013 với mục tiêu phát triển trở thànhKhu du lịch sinh thái số 1 Việt Nam, hìnhthành một Kỳ diệu Ba Bể (sự kỳ diệu củatự nhiên, sự kỳ diệu về nơi ở và sự kỳdiệu về con người).

Ông Đồng Văn Lưu - Giám đốc SởVHTTDL Bắc Kạn đã khái quát hoạtđộng du lịch của Bắc Kạn từ năm 2005-2013 và định hương phát triển nhữngnăm tiếp theo, trong đó nêu bật giá trị tàinguyên du lịch Ba Bể. Với Hồ Ba Bể làtrung tâm, Vườn quốc gia Ba Bể đã đượccông nhận là di sản quốc gia đặc biệt, disản ASEAN, khu RAMSAR thứ 3 củaViệt Nam. Hệ sinh thái đa dạng, phongphú. Hệ thống hang động, thác nướccùng với điều kiện sống tự nhiên củađồng bào dân tộc H’Mông, Dao, Tày,Nùng... với những nhà sàn, trang phục,văn hóa, lao động, canh tác... tạo nên bảnsắc riêng, đặc biệt, là những cảm hứngkhám phá của du khách.

Tổng Giám đốc Công ty du lịch SàiGòn - Trần Hùng Việt cho biết: Công tyDu lịch Sài Gòn rất tâm đắc với Đồ ánphát triển du lịch Ba Bể đã được phêduyệt. Công ty du lịch Sài Gòn sẽ dựa

trên những yếu tố cần để đưa ra giải phápphát triển phù hợp với sự hướng du lịchsinh thái hiện đại, thân thiện với môitrường, phù hợp với điều kiện sống củacộng đồng dân cư. Công ty Du lịch SàiGòn mong muốn có cam kết pháp lý hợplý, lâu dài để bắt tay vào thực hiện.

Các chuyên gia về phát triển du lịchcho rằng việc phát triển du lịch Ba Bể nêntập trung vào du lịch sinh thái Hồ Ba Bể- hồ trên núi tuyệt đẹp, không nơi nào ởViệt Nam có được. Tỉnh Bắc Kạn cần tậptrung vào một số sản phẩm đặc thù, khaithác giá trị sinh thái, lịch sử của Hồ Ba Bểvới các điểm đến là các an toàn khu trênđịa bàn; hướng đến thị trường nguồn làkhách du lịch Việt Nam. Trước hết cáctuyến đường giao thông cần được chútrọng nâng cấp, tạo thuận lợi cho du khách.Ngoài ra phải chú trọng quảng bá hình ảnhvì đây là khâu rất yếu của du lịch Bắc Kạn.Cách đây 12 năm Bắc Kạn đã tổ chức mộthội nghị xúc tiến đầu tư, từ đó đến naychưa có thêm một hội nghị nào nữa.

Ba Bể có thể phát triển nhiều loạihình du lịch, như du lịch mạo hiểm, dulịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịchhang động. Ngoài ra, cần chú trọng pháttriển du lịch liên kết vùng với TuyênQuang, Cao Bằng; tổ chức các tuyến dulịch trên sông Năng, sông Gâm bằng cácloại thuyền truyền thống hoặc xuồngmáy đặc thù phù hợp. Vườn quốc gia BaBể là khu bảo tồn nên không thể đầu tưồ ạt, cần phải có lựa chọn. Xu hướng

phát triển du lịch trong những năm tớicó thể thiên về du lịch trên núi, các hồnước ngọt tự nhiên trên núi đá như BaBể sẽ là lựa chọn ưu tiên.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó TổngGiám đốc Công ty Du lịch Sài Gòn chobiết: Quan điểm của lãnh đạo UBNDTP. Hồ Chí Minh là tăng cường hợp tácvới các địa phương trong cả nước. TạiBắc Kạn, TP. Hồ Chí Minh đã đầu tưvào Nhà máy sản xuất gỗ SAHABAK.Đầu tư lên Bắc Kạn là một trong nhữngưu tiên, tuy nhiên nếu không được sựquan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh BắcKạn việc đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn,mạo hiểm. Công ty Du lịch Sài Gònnhận thấy đây là một tour tuyến mới,còn nhiều tiềm năng phát triển, khámphá nên đơn vị sẽ đầu tư. Tuy nhiên, nếuhệ thống giao thông như hiện nay, việcthu hút du khách đến Ba Bể chưa thuậnlợi. Công ty Du lịch Sài Gòn cũng lưu ýđến việc chia sẻ của các cơ quan chứcnăng của Bắc Kạn trong việc thực hiệncác thủ tục hành chính.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ AnhTuấn cho biết, Bộ ủng hộ và mong muốnCông ty Du lịch Sài Gòn hỗ trợ cho BắcKạn khai thác tiềm năng du lịch Ba Bể.Tỉnh Bắc Kạn cần có các chính sách ưuđãi đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng giaothông, hạ tầng du lịch mới có thể đạtđược mong muốn đưa du lịch Ba Bểthành khu du lịch kỳ diệu.

trần nguyện

Phát triển Khu du lịch Ba Bể thành khu du lịch sinh thái hàng đầu Việt Nam

Đại hội Hiệp hội Múa rối Đông NamÁ lần thứ 6 diễn ra tại thành phố Hà Nộitrong 3 ngày từ 19-21/6. Là Đại hội đượctổ chức thường niên, năm nay, Đại hộilần thứ 6 được tổ chức và là lần đầu tiênViệt Nam đăng cai sự kiện này. Đại hộiHiệp hội Múa rối Đông Nam Á lần thứ6 có sự tham gia của 08 đoàn đến từ cácnước: Thái Lan, Indonesia, Lào,Singapore, Philippines, Myanmar,

Malaysia và nước chủ nhà Việt Nam.Đại hội được tổ chức với mục đích traođổi kinh nghiệp nghề nghiệp, tìm hướngphát triển cho nghệ thuật múa rối giữacác quốc gia khu vực Đông Nam Á. Bêncạnh đó, đây còn là dịp để các nghệ sĩmúa rối gặp gỡ, tìm hiểu về kỹ thuật múarối của các nước khác, từ đó tìm hướngđi phù hợp nhất cho nghệ thuật múa rốicủa đất nước mình. Ngoài ra, trong

khuôn khổ Đại hội còn có tổ chức hộithảo và trình diễn những tiết mục múarối đặc sắc. Là nước chủ nhà trong lần tổchức này, Việt Nam đã chuẩn bị nhữngtiết mục múa rối đặc sắc nhất để giớithiệu với bạn bè quốc tế. Được biết, mỗingày Nhà hát Múa rối Việt Nam sẽ biểudiễn một chương trình múa rối nước đểphục vụ đoàn đại biểu 08 nước tham dựĐại hội. H.H

Đại hội Hiệp hội múa rối Đông Nam Á lần thứ 6

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

7số 1081 l 26.6.2014

quản lý nhà nước

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn đã có buổi tiếp và làm việcvới Tiến sĩ Kambiz Ghawami - Chủ tịchTổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới, Cộnghòa Liên bang Đức. Tại buổi tiếp, haibên đã cùng nhau trao đổi và thảo luậnvề nội dung bản dự thảo Thỏa thuận hợptác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuậtgiữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bô

Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen,Cộng hòa Liên bang Đức dự kiến sẽ kýkết trong tháng 7/2014. Ngoài ra, hai bêncũng thảo luận kế hoạch tổ chức các hoạtđộng giao lưu văn hóa trong năm 2015Kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệngoại giao Việt Nam-Đức.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giácao vai trò của Tiến sĩ Kambiz Ghawami

trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tácnhiều mặt giữa Việt Nam và Đức nóichung và quan hệ hợp tác về văn hóa nóiriêng với bang Hessen.

Tiến sĩ Kambiz Ghawami cam kết hỗtrợ Việt Nam trong công tác đào tạonguồn nhân lực, cấp học bổng trong lĩnhvực văn hóa, nghệ thuật.

Văn PHòng

Hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và bang Hessen - Đức

Bộ VHTTDL vừa ban hành Thôngtư số 06/2014/TT-BVHTTDL quy địnhvề điều kiện hoạt động của cơ sở thểthao tổ chức hoạt động Bắn súng thểthao. Theo đó, về cơ sở vật chất vàtrang thiết bị, dụng cụ tập luyện, Thôngtư nêu rõ: phải có trường bắn phù hợptheo tiêu chuẩn; âm thanh, tiếng ồnkhông vượt quá giới hạn cho phép vềtiếng ồn theo quy chuẩn kỹ thuật quốcgia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn đượcxác định tại phía ngoài cửa sổ hoặctường bao quanh trường bắn và cửa ravào của cơ sở thể thao; súng thể thaophải được đăng ký và cấp giấy phép sửdụng theo quy định của pháp luật; cóđồng hồ treo ở hai đầu tuyến bắn; cóphòng y tế, có cơ số thuốc và dụng cụđảm bảo hoạt động sơ cứu ban đầu.

Thông tư cũng quy định cụ thể điềukiện về cán bộ, nhân viên chuyên môn;theo đó, người đứng đầu cơ sở thể thao

hoạt động Bắn súng thể thao phải cótrình độ trung cấp thể dục thể thao trởlên hoặc có chứng nhận chuyên môn vềbắn súng thể thao do Liên đoàn Bắnsúng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súngViệt Nam cấp, có lý lịch rõ ràng vàkhông thuộc một trong các trường hợp:người chưa thành niên; người bị hạnchế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;người nghiện ma túy; người bị khởi tốhình sự mà các cơ quan tố tụng đangtiến hành điều tra, truy tố, xét xử; ngườiđang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chứcvụ, cấm hành nghề đối với ngành, nghềkinh doanh có điều kiện về an ninh, trậttự, cấm cư trú...

Huấn luyện viên hoặc người hướngdẫn hoạt động chuyên môn bắn súngphải bảo đảm một trong các tiêu chuẩn:

là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thểthao hoặc vận động viên môn Bắn súngcó đẳng cấp từ cấp I trở lên; có bằngcấp về chuyên ngành thể dục thể thaomôn Bắn súng từ bậc trung cấp trở lên;có chứng nhận chuyên môn về bắnsúng thể thao do Liên đoàn Bắn súngthế giới hoặc Liên đoàn bắn súng ViệtNam cấp. Mỗi huấn luyện viên, hướngdẫn viên chuyên môn hướng dẫn tậpluyện không nhiều hơn 10 người/đợt.

Ngoài ra, phải có nhân viên bảo vệkho, nơi cất giữ súng đảm bảo tiêuchuẩn theo quy định tại Thông tư liêntịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18/10/2013 quy định trangbị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thaotrong tập luyện và thi đấu thể thao.

Đ.n

Ngày 15/6/2014, tại Hà Nội, Bảotàng Dân tộc học Việt Nam và Vănphòng UNESCO Hà Nội đã phối hợptổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả dự án“Tăng cường sử dụng di sản văn hóaphi vật thể trong giáo dục vì sự pháttriển bền vững tại khu vực Châu Á,Thái Bình Dương”. Dự án thí điểm củaUNESCO thực hiện ở 4 nước: ViệtNam, Palau, Pakistan và Uzebekistan,từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ ủythác Nhật Bản thông qua UNESCO.

Tại Hội thảo, những người trực tiếpthực hiện Dự án đã báo cáo về tính khả

thi trong việc dạy các bài học chínhkhóa thông qua việc sử dụng di sản vănhóa phi vật thể. Trên cơ sở những bàihọc kinh nghiệm, những khó khăn,thuận lợi của Dự án, Bộ Giáo dục vàĐào tạo tiếp tục nghiên cứu, triển khaivà xây dựng chính sách phù hợp, hiệuquả trong giai đoạn tới.

Các ý kiến thảo luận của đại biểutại Hội thảo đều đề cao tính khả thi củaphương pháp dạy học trên và mongmuốn Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tụctriển khai việc dạy các môn học chínhkhóa thông qua việc sử dụng di sản văn

hóa phi vật thể trên cả nước. Ông VũĐình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dụcTrung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo,khẳng định: Bộ sẽ huy động các nguồnlực để triển khai phương pháp dạy họcthông qua di sản văn hóa phi vật thể;tiếp tục tăng cường kiến thức về lĩnhvực này cho các nhà quản lý và giáoviên; ngoài phương thức tập huấn tậptrung sẽ triển khai tập huấn qua mạngInternet; kiến nghị với các trường sưphạm đưa phương pháp này dạy chosinh viên.

DSVH

Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong hoạt động giáo dục

Quy định điều kiện hoạt động chuyên môn của cơ sở tổ chức Bắn súng thể thao

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

8 số 1081 l 26.6.2014

Sự kiện vấn đề

Chiều 23/6, tại Hà Nội, BộVHTTDL phối hợp với Trung ươngĐoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức buổi“Gặp mặt đại diện các gia đình Cảnhsát biển, Kiểm ngư”, đây là một trongnhững hoạt động hướng tới Ngày Giađình Việt Nam (28/6).

Đến dự buổi gặp mặt có Phó Chủtịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - VũTrọng Kim; Bộ trưởng Bộ VHTTDL -Hoàng Tuấn Anh; Bí thư thứ nhấtTrung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Nguyễn Đắc Vinh; Thiếu tướng,Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam -Nguyễn Văn Tương… cùng đại diện20 gia đình có người thân là các chiếnsĩ Cảnh sát biển, Kiểm ngư đến từ cáctỉnh/thành gồm: Hà Nội, Thái Bình,Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng đangngày đêm bám biển thực thi nhiệm vụở vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốchạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương981. Tại buổi gặp mặt, rất nhiều ngườimẹ, người chị, người vợ… đã rơinhững giọt nước mắt nhớ thương, ánhlên niềm tin hướng về các anh đangngày đêm kiên trì bám biển, bảo vệ chủquyền biển đảo. Họ cùng nhắn nhủ gia

đình luôn là hậu phương vững chắc,luôn dõi theo bước chân của chồng,con mình làm nhiệm vụ…

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnhgia đình và Tổ quốc luôn gắn bó vớinhau không thể tách rời, vận mệnh củaTổ quốc luôn gắn với vận mệnh củamỗi gia đình và với đại gia đình 54 dântộc Việt Nam. Nhân dịp Ngày Gia đìnhViệt Nam, Bộ VHTTDL chia sẻ tìnhcảm sâu sắc với các gia đình cảnh sátbiển, kiểm ngư có người thân đang làmnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Thông qua chủ đề Ngày Gia đìnhViệt Nam năm nay là “Bữa cơm giađình ấm áp yêu thương”, Bộ VHTTDLmong muốn mỗi người Việt Nam trântrọng hơn những giây phút sum họpcủa mọi gia đình người Việt bên bữacơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm.Đồng thời nêu cao các giá trị vô giá củagia đình, đó là tình cảm của ông bà, chamẹ, con cháu, vợ chồng, anh em, tônkính các bậc sinh thành, yêu thươngchăm sóc con trẻ. Truyền thống, vănhóa của người Việt Nam từ xưa tới nayvẫn coi bữa cơm là thành quả lao độngcủa các thành viên trong gia đình, là

nơi truyền-nhận kinh nghiệm giáo dục,đạo đức, lối sống trong gia đình.

Qua buổi gặp mặt, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh kêu gọi các ngành,các cấp, đoàn thể, tổ chức xã hội, cácgia đình tiếp tục xây dựng gia đình ấmno, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ; đặcbiệt quan tâm tới các gia đình chiến sĩ,Cảnh sát biển, Kiểm ngư nói riêng, lựclượng chấp pháp, lực lượng vũ trangtrên cả nước nói chung; tuyên truyền,giáo dục truyền thống hiếu thuận, nhânái, hướng tới bảo vệ chủ quyền biểnđảo, chủ quyền Tổ quốc theo đúng luậtpháp Việt Nam và thông lệ luật phápquốc tế.

Ngoài ra, trong khuôn khổ các hoạtđộng hưởng ứng Ngày Gia đình ViệtNam năm nay, Bộ VHTTDL sẽ tổchức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm2014 từ 26-28/6 tại Trung tâm Triểnlãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (HàNội) và tổ chức hoạt động Đại gia đìnhcác dân tộc Việt Nam với chủ quyềnthiêng liêng của Tổ quốc từ ngày 28-29/6 tại Làng Văn hóa - Du lịch cácdân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây,Hà Nội).

H.Q

Gặp mặt đại diện các gia đình Cảnh sát biển, Kiểm ngư

Hai Bia chủ quyền quần đảo TrườngSa tại Đảo Song Tử Tây (xã Song TửTây) và Đảo Nam Yết (xã Sinh Tồn),huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đãchính thức trở thành Di tích lịch sử cấpquốc gia theo Quyết định số 1825/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2014 của BộVHTTDL. Cụm bia chủ quyền đượcdựng tại đảo Song Tử Tây và đảo NamYết thuộc xã Sinh Tồn, huyện đảoTrường Sa, Khánh Hòa. Cụm bia nàyđược thế hệ đi trước hoàn thành tháng8 năm 1956 nhằm khẳng định chủquyền của Việt Nam tại biển Đông. Haibia chủ quyền này đã được UBND tỉnh

Khánh Hòa xếp hạng di tích cấp tỉnhngày 03/11/2011. Việc công nhận 02bia chủ quyền trên đảo Trường Sa là Ditích lịch sử cấp quốc gia không chỉ làlời khẳng định chủ quyền biển đảo củaViệt Nam, mà 02 bia này cũng là bằngchứng có giá trị trong việc chứng minhchủ quyền của đất nước ta với thế giới.

Để chủ động ứng phó, bảo vệ ditích, di vật liên quan đến chủ quyềnbiển đảo trước việc Trung Quốc ngangnhiên đặt giàn khoan nước sâu thăm dòdầu khí trong vùng biển Việt Nam, BộVHTTDL cũng đã có Công văn số1990/BVHTTDL-DSVH ngày

18/6/2014 đề nghị UBND tỉnh KhánhHòa phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉđạo các cơ quan chức năng: Có phươngán cụ thể bảo vệ di tích lịch sử Bia chủquyền quần đảo Trường Sa tại ĐảoSong Tử Tây và Đảo Nam Yết, xã SongTử Tây và xã Sinh Tồn, huyện TrườngSa, tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời phâncông trách nhiệm quản lý của các cấpchính quyền, cá nhân trực tiếp đối vớiviệc bảo vệ di tích; Phối hợp với cáccấp, ngành và cơ quan truyền thông tổchức thông tin rộng rãi giá trị của di tíchnhằm nâng cao nhận thức của toàn xãhội đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnhthổ biển đảo nói chung, bảo vệ TrườngSa nói riêng.

M.H

Bia chủ quyền ở quần đảo Trường Sa trở thành Di tích lịch sử cấp quốc gia

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

9số 1081 l 26.6.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 20/6, Sở VHTTDL HảiPhòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ độiBiên phòng Hải Phòng tổ chức triểnlãm “Hoàng Sa, Trường Sa - nhữngbằng chứng lịch sử” nhằm khẳng địnhchủ quyền của Việt Nam với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tư liệu trưng bày trong triển lãmđược sưu tầm từ 4 nguồn tư liệu. Thứnhất là tư liệu của Viện nghiên cứuphát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng,trưng bày một số bản đồ cổ nhất ViệtNam xuất bản thế kỷ XV như bản đồĐại Việt quốc in trong tập Hồng Đứcnăm 1490; bản đồ An Nam đại quốchọa đồ do giám mục người PhápJean Louis Taberd xuất bản năm1836, bản đồ Đại Nam nhất thốngtoàn đồ xuất bản năm 1938 đềukhẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa thuộc chủ quyền của ViệtNam. Thứ hai là bộ sưu tập bản đồdo ông Trần Thắng, Việt kiều HoaKỳ sưu tầm tại Hoa Kỳ và các nướcphương Tây để trao tặng Việt Nam.Đáng chú ý trong bộ sưu tập của ôngThắng có 3 tập bản đồ chính thứcxuất bản tại Trung Quốc thời nhà

Thanh và thời Trung Hoa Dân quốclà: Atlas Trung Quốc địa đồ, AtlasTrung Hoa bưu chính dư đồ (xuấtbản tại Nam Kinh năm 1919) vàAtlas Trung Hoa bưu chính dư đồ(tái bản tại Nam Kinh năm 1933).Các Atlas này là sản phẩm bản đồbưu chính do triều đình nhà Thanhxuất bản năm 1904, được Chính phủTrung Hoa Dân quốc kế tục. Điểmthống nhất giữa các bản đồ đều chỉrõ lãnh thổ cực Nam của Trung Quốcchỉ giới hạn đến đảo Hải Nam (thuộctỉnh Quảng Đông cũ). Thứ ba là bộAtlas bản đồ thế giới gồm 6 tập xuấtbản năm 1872 (bộ gốc) sưu tầm tạiVương quốc Bỉ. Cuối cùng là tài liệusưu tầm từ tư liệu của Bộ Thông tinvà Truyền thông, Ủy ban Biên giớiBộ Ngoại giao và Bảo tàng Lịch sửquốc gia Việt Nam. Ngoài ra, Triểnlãm còn trưng bày 120 ảnh tư liệu về15/29 đảo, nhà giàn DK trên quầnđảo Trường Sa ngày nay.

Những tư liệu và bộ sưu tập bảnđồ trưng bày giới thiệu tại cuộc triểnlãm này khẳng định Việt Nam đã xáclập chủ quyền đối với hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm,bằng con đường hòa bình và do cáctriều đại phong kiến, các Nhà nướcViệt Nam thời cận đại và hiện đại liêntục thực thi và bảo vệ chủ quyền mộtcách hợp pháp đối với hai quần đảonày, cũng như đối với những vùngbiển khác trong vùng đặc quyền kinhtế 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toànphù hợp với luật pháp quốc tế vàCông ước về Luật Biển của Liên hợpquốc. Nhiều bản đồ do các nướcphương Tây và do chính Trung Quốccông bố từ nhiều thế kỷ qua, đặc biệttấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địadư toàn đồ, do triều đình nhà Thanhxuất bản năm 1904, bản đồ tỉnhQuảng Đông do Trung Hoa Dân quốcxuất bản đã chứng tỏ Trung Quốckhông hề có cơ sở lịch sử và căn cứpháp lý để đòi hỏi yêu sách chủquyền hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam. Triển lãmcũng cho thấy Nhà nước và nhân dânViệt Nam luôn ý thức về chủ quyềnthiêng liêng của đất nước và sẵn sàngđấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Đức MinH

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”

Ngày 21/6, Sở VHTTDL tỉnh GiaLai đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnhnghệ thuật lần thứ IV năm 2014 vớichủ đề “Biên giới và biển đảo quêhương”.

Triển lãm ảnh thu hút gần 300 tácphẩm của nhiều tác giả nổi tiếng trongvà ngoài tỉnh tham dự qua 3 mảng chủđề chính gồm: ảnh “Biên giới và biểnđảo quê hương”; ảnh dự thi “Khoảnhkhắc cuộc sống”; ảnh nghệ thuật.

Triển lãm ảnh “Biên giới và biểnđảo quê hương” là dịp để các nhà báotrong tỉnh trình làng những tác phẩm

của mình trong những chuyến tácnghiệp ở Trường Sa - nơi biên giới hảiđảo xa xôi. Các tác phẩm phản ánhchân thực tinh thần vững vàng cao độtrong việc gìn giữ và bảo bệ chủquyền đất nước. Tiêu biểu là các tácphẩm “Cập đảo” của tác giả Văn CôngHùng, “Đón Tết ở đảo Phan Vinh” củatác giả Trần Văn Nghĩa, “Tác nghiệpở đảo An Bang” của tác giả Bích Hà,“Nhà giàn mùa biển động” của tác giảNguyễn Giác…

Bên cạnh chùm ảnh về chủquyền biển đảo, chùm ảnh nghệ

thuật về thiên nhiên, du lịch và chândung cũng tạo được những dấu ấnđậm nét với những khoảnh khắchiếm có về vẻ đẹp thiên nhiên, đấtnước, con người và những nét đẹptrong lao động, sản xuất của đồngbào các dân tộc Tây Nguyên. Nhiềutác phẩm thể hiện sức sáng tạo qualối tư duy ảnh mới mẻ, sống động,vượt ra khỏi những khuôn mẫu lâunay mang lại cho người xem nhiềucung bậc cảm xúc.

Triển lãm mở đến 31/6/2014. naM anH

Triển lãm ảnh “Biên giới và biển đảo quê hương”

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

10 số 1081 l 26.6.2014

Sự kiện vấn đề

Sáng 20/6, tại công viên Tượng đàiMẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnhQuảng Bình) Sở Thông tin và Truyềnthông, Hội Văn học nghệ thuật tỉnhQuảng Bình phối hợp tổ chức triển lãmảnh với chủ đề “Biển đảo quê hương”.Đây là hoạt động nhân Kỷ niệm 89năm Ngày Báo chí cách mạng ViệtNam (21/6/1925-21/6/2014) và thểhiện tấm lòng của những người làmbáo, những nghệ sỹ nhiếp ảnh QuảngBình hướng về biển, đảo thiêng liêngcủa Tổ quốc.

143 bức ảnh được tuyển chọn trongsố hàng ngàn bức ảnh của các tác giảlà phóng viên các cơ quan báo chíTrung ương thường trú tại Quảng Bình,phóng viên báo Quảng Bình và cácnghệ sĩ nhiếp ảnh Quảng Bình đã từngđến các đảo tại quần đảo Trường Sa,các đảo và vùng biển của Việt Nam.

Triển lãm ảnh “Biển đảo quêhương” được sắp xếp với ba chủ đềchính: “Sức sống Trường Sa” - là bộảnh phản ánh chân thực, sinh động đờisống của bộ đội và nhân dân trên quần

đảo Trường Sa. Đặc biệt lần đầu tiên,Triển lãm công bố một cách có hệthống hình hình ảnh của một trongnhững đảo ở quần đảo Trường Sa, đólà đảo chìm Đá Nam qua quá trình pháttriển và trưởng thành, từ một bãi cạnnay trở thành một đảo nhỏ thân yêu củaTổ quốc. Hay bộ ảnh về cây bàngvuông được chụp ở ba thời điểm khácnhau từ lúc cây xanh lá đến khi ra hoakết trái... toát lên sức sống mãnh liệtcủa loại cây đặc biệt này ở Trường Sa...

Tiếp theo là chủ đề “Hậu phươngcủa người lính biển” là bộ ảnh phảnánh hoạt động của cấp ủy, chính quyềnvà nhân dân Quảng Bình hướng vềTrường Sa và biển đảo thân yêu, quantâm, chăm lo hậu phương, gia đình cánbộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tạiquần đảo Trường Sa và các đảo của Tổquốc những hình ảnh về phút chia tayđầy bịn rịn và lưu luyến giữa một nữ casĩ lần đầu ra thăm đảo với một chiến sĩtrên đảo Trường Sa lớn; hay ánh mắtđầy tự hào của người mẹ khi nhắc đếnsự hy sinh anh dũng của người con trai

để bảo vệ đảo Cô Lin năm 1988... Bộ ảnh về nghề biển tỉnh Quảng

Bình với những người ngư dân ngàyđêm bám biển xa biển gần, đóng nhữngcon tàu lớn vươn khơi... Người xemđược chứng kiến một cách có hệ thốngvề hoạt động khai thác hải sản của ngưdân trên biển thông qua bộ ảnh mà tácgiả Xuân Trường đã dày công đi cùngngư dân trong nhiều chuyến biển. Nghềbiển, tuy còn nhiều khó khăn và hiểmnguy nhưng qua bộ ảnh của các nhàbáo và nghệ sĩ nhiếp ảnh đã toát lên sựsinh động, tươi vui và tràn đầy sự tựtin, yêu nghề trong hành trình bám biểnsản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảothiêng liêng của ngư dân Quảng Bình.

Ngay trong ngày đầu triển lãm,hàng nghìn người dân từ người già, trẻnhỏ, công nhân lao động, cán bộ côngnhân viên chức cũng đã về địa điểmtrưng bày triển lãm để xem những hìnhảnh phản ánh chân thực cuộc sống từhai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sacủa Việt Nam.

K.Hoàn

Triển lãm ảnh “Biển đảo quê hương” bên Tượng đài mẹ Suốt

Triển lãm mỹ thuật chuyên đề“Chủ quyền biển đảo của Việt Nam”khai mạc ngày 18/6, tại Trung tâmTriển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29Hàng Bài, Hà Nội. Sự kiện do CụcMỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (BộVHTTDL) phối hợp với Trường Đạihọc Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Triển lãm trưng bày 55 tác phẩmcủa 50 họa sĩ, nhà điêu khắc của giớimỹ thuật Việt Nam như: ThànhChương, Đặng Xuân Hòa, ĐinhQuân, Phạm Luận, Lê Thiết Cương,Đào Hải Phong, Lê Trí Dũng, HoàngPhượng Vỹ... Đặc biệt, Triển lãm cósự tham gia của các họa sĩ, nhà điêukhắc là lãnh đạo và giảng viên củatrường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Vương DuyBiên nhấn mạnh: Trước việc TrungQuốc ngang nhiên hạ đặt trái phépgiàn khoan Hải Dương-981 nằm sâutrong thềm lục địa và vùng đặc quyềnkinh tế của Việt Nam, cùng với nhândân cả nước các họa sĩ, nhà điêu khắccực lực phản đối hành động ngangngược này.

Những sáng tác mới, nóng hổi vềBiển Đông được triển lãm tại đây làtiếng nói của các họa sĩ cả nước, pháthuy truyền thống yêu nước, bảo vệtừng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc,bảo vệ chủ quyền biển đảo; đồng thờithông qua các tác phẩm, các họa sỹ thểhiện sự thống nhất ý chí, hành động,

kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyềnvà toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Triển lãm “Chủ quyền biển đảocủa Việt Nam” là hoạt động có ýnghĩa sâu sắc, thể hiện tinh thần yêunước, là thông điệp gửi tới nhân dâncả nước và bạn bè yêu chuộng hòabình trên thế giới, khẳng định sứcmạnh đại đoàn kết dân tộc của nhândân Việt Nam, khẳng định chủ quyềncủa Việt Nam đối với hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa. Nhân dânViệt Nam kiên quyết bảo vệ độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củaTổ quốc.

Triển lãm diễn ra đến cuối tháng6/2014.

yến nHi

Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các tác phẩm mỹ thuật

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

11số 1081 l 26.6.2014

Sự kiện vấn đề

Nhằm đẩy mạnh quảng bá thươnghiệu sản phẩm du lịch của Hải Dương,ngày 22/6, Trung tâm Thông tin Xúctiến du lịch Hải Dương đã tổ chức cuộckhảo sát, đánh giá các điểm du lịch tiêubiểu tại ba huyện Thanh Hà, NinhGiang và Thanh Miện.

Các điểm đến trong hành trình khảosát cho thấy Hải Dương nhiều tiềmnăng thu hút du khách. Điển hình nhưnhững di tích lịch sử văn hóa như ChùaĐồng Ngọ, một trong hai ngôi chùa cổnhất của Hải Dương, Chùa MinhKhánh - ngôi chùa gắn liền với tên tuổivị vua anh minh Trần Nhân Tông; vùngvải thiều nổi tiếng ở Thanh Hà đangmùa thu hoạch, nơi có cây vải tổ vớinhiều giai thoại thú vị xung quanhnguồn gốc và sự phát triển của cây vải

thiều hiện nay; làng nghề làm bánh gaigia truyền ở thị trấn Ninh Giang;phường múa rối nước Hồng Phong(huyện Ninh Giang); điểm du lịch sinhthái Đảo Cò (xã Chi Lăng Nam, huyệnThanh Miện).

Hải Dương có hơn 3.000 di tích lịchsử và danh thắng, trong đó có khoảng150 di tích được xếp hạng quốc gia.Ông Khổng Quốc Tuân - Giám đốcTrung tâm Thông tin Xúc tiến du lịchHải Dương cho rằng, việc khảo sát,đánh giá các điểm du lịch tiêu biểu nóitrên là hoạt động cần thiết để quảng básản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh đếnvới các hãng lữ hành, với du kháchtrong nước và quốc tế, xây dựng đượcsự liên kết với các tỉnh/thành trongvùng xây dựng các tour, tuyến du lịch

liên tỉnh, liên vùng, qua đó tạo dựngthương hiệu cho du lịch Hải Dương.

Sắp tới, để đẩy mạnh quảng bá dulịch Hải Dương, Trung tâm đang xâydựng website về du lịch Hải Dương,liên kết với hệ thống các trung tâm xúctiến du lịch nhiều tỉnh/thành, kết nốivới các doanh nghiệp lữ hành nghiêncứu đưa các điểm đến ở Hải Dươngvào tour, tuyến du lịch.

Theo đại diện khối doanh nghiệpdịch vụ lữ hành, để thương hiệu du lịchHải Dương mạnh và lan tỏa hơn, sự nỗlực từ phía các doanh nghiệp lữ hànhlà chưa đủ mà cần sự vào cuộc từ nhiềungành liên quan, đưa ngành du lịch củatỉnh phát triển hơn bằng cách bắt đầutừ khai thác khách du lịch nội tỉnh.

MạnH MinH

Để tiếp tục thu hút khách quốc tếđến với Lào Cai, ngày 19/6/2014,UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết địnhvề việc thành lập Tổ công tác liênngành quản lý hoạt động du lịch tạiCửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Theo đó, Tổ công tác liên ngành cótrách nhiệm tham mưu, giúp việc choUBND tỉnh trong việc giải quyết cáckhó khăn, vướng mắc của các doanhnghiệp kinh doanh du lịch qua Cửakhẩu quốc tế Lào Cai; thiết lập đườngdây nóng để tiếp nhận và giải quyết cácphản ánh của khách du lịch quốc tế vànội địa tham gia hoạt động xuất, nhậpcảnh qua cửa khẩu; tăng cường côngtác tuyên truyền, cung cấp đầy đủ cácthông tin có liên quan đến hoạt độngkinh doanh du lịch Lào Cai nói riêngvà du lịch Việt Nam nói chung tới cáctổ chức, cá nhân, khách du lịch tại Cửakhẩu quốc tế Lào Cai, đồng thời đềxuất các biện pháp đảm bảo an ninh, antoàn cho du khách đến với Lào Cai nóiriêng và Việt Nam nói chung trong thờigian tới.

5 năm trở lại đây, du lịch Lào Cailuôn có những bước tăng trưởng cao vềsố lượng du khách, về doanh thu và

chất lượng dịch vụ. Chỉ tính riêng năm2013, lượng du khách đến Lào Cai đãđạt con số 1 triệu, về trước mục tiêu kếhoạch 2 năm (kế hoạch 2015 đề ra 1triệu lượt du khách/năm), tăng trên30% so với 2010. Sáu tháng đầu năm,lượng khách du lịch đến Lào Cai đạtgần 900.000 lượt người, bằng 65% kếhoạch năm, tăng 25% lượt du khách,doanh thu xấp xỉ 2 nghìn tỷ đồng, hơn37% tổng doanh thu so với cùng kỳnăm 2013.

Theo đánh giá, tiềm năng du lịchLào cai vẫn còn chưa được khai tháchết. Du lịch Lào Cai vẫn cần một chiếnlược phát triển toàn diện và tầm nhìnxa hơn, nhất là khi đường cao tốc NộiBài - Lào Cai đưa vào sử dụng sẽ rútngắn khoảng thời gian đi từ Hà Nội lênLào Cai từ 8 tiếng xuống còn 4 tiếng,khi Dự án cáp treo Sa Pa lên đỉnh PhanSi Păng khánh thành thì lượng kháchsẽ tăng gấp nhiều lần.

Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnhcông tác quảng bá, Lào Cai cần xây

dựng được kế hoạch phát triển du lịchcó tính dài hạn, chi tiết cho từng thờiđiểm trong năm. Trong công tác thôngtin quảng bá, Lào Cai sẽ tận dụng triệtđể các phương tiện và hình thức thôngtin hiện đại đủ tầm vươn ra ngoài tỉnhvà quốc tế. Khuyến khích các tổ chứccá nhân kinh doanh trong lĩnh vực dulịch nâng cấp cơ sở vật chất, chấtlượng dịch vụ, đồng thời tham gia tíchcực vào lĩnh vực quảng cáo thươnghiệu du lịch địa phương. Tiếp tục tạora nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn,thân thiện và an toàn để thu hút dukhách. Ngành chức năng sẽ sớm thammưu cho tỉnh dành riêng một khoảnkinh phí cho hoạt động quảng bá dulịch thay vì tiếp tục lồng ghép trongnhiều chương trình như hiện nay. Pháthuy tốt hơn nữa vai trò của Hiệp Hộidu lịch tỉnh Lào Cai trong việc kêu gọicác tổ chức, cá nhân kinh doanh dịchvụ, du lịch để đẩy mạnh việc quảng báhình ảnh.

V.toàn

Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Hải Dương quảng bá thương hiệu sản phẩm du lịch

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1081 l 26.6.2014

Theo Sở VHTTDL Bình Thuận,trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnhđón khoảng hơn 1,8 triệu lượt khách(tăng 8,18% so với cùng kỳ 2013), đạt50% kế hoạch năm; trong đó, kháchnội địa đạt khoảng 1,6 triệu lượt,chiếm 85% tổng lượng khách (tănghơn 10% so với cùng kỳ năm 2013).

Để đảm bảo tốt nhất cho dukhách, ngành du lịch Bình Thuận triểnkhai nhiều biện pháp nhằm đảm bảomôi trường, trật tự, an toàn xã hội tạicác khu, điểm du lịch. Tỉnh cũng đãthiết lập đường dây nóng để tiếp nhận,giải quyết và phản hồi thông tin kịpthời đến khách du lịch. Bên cạnh đó,tổ chức triển khai đồng bộ các giảipháp tăng cường công tác chỉ đạo,phối hợp liên ngành để kiểm tra, pháthiện và xử lý triệt để những hành vicướp giật, chặt chém, đeo bám, épkhách du lịch…

Đến nay, toàn tỉnh có 227 cơ sởlưu trú đang hoạt động với tổng số

9.295 phòng. Tại Bình Thuận hiện có40 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địalẫn quốc tế. Bên cạnh đó, các dịch vụtiếp tục phát triển như ăn uống, muasắm, spa, thể thao trên biển… đáp ứngngày càng cao yêu cầu về vui chơi,giải trí cho du khách trong và ngoàinước. Hiện hoạt động du lịch trên địabàn tỉnh Bình Thuận đang diễn ra rấtsôi động với lượng khách du lịch nộiđịa tăng mạnh vào các ngày nghỉ cuốituần; trong đó, chủ yếu là du kháchđến từ thành phố Hồ Chí Minh và cáctỉnh miền Đông Nam bộ đến thamquan, nghỉ dưỡng.

Để thu hút du khách, các cơ sở dulịch đều tung ra nhiều gói kích cầunhư khuyến mại, giảm giá phòng, tổchức dịch vụ giải trí… đặc biệt là cáccơ sở lưu trú cao cấp ở khu vực HàmTiến - Mũi Né đều có chương trìnhhoạt động hè cho du khách. Tuy nhiên,điểm hút khách nhất trong dịp này vẫnlà các khu du lịch công cộng và các

khu dã ngoại ven biển như: bãi biểnĐồi Dương, Hòn Rơm, Mũi Né (PhanThiết), Ngảnh Tam Tân (Hàm Tân),Kê Gà (Hàm Thuận Nam)…

Thay vì tập trung cho các tour dulịch nước ngoài trong mùa cao điểm dulịch hè như những năm trước, năm naycác doanh nghiệp đều tập trung đầu tư,khai thác thị trường tour du lịch nội địa.Hầu hết các cơ sở lưu trú đều đã đượckhách du lịch đặt trước khoảng 70%công suất phòng; trong đó, nhiều nhấtlà các cơ sở lưu trú tại trung tâm thànhphố Phan Thiết và những khu du lịchdã ngoại ven biển ở khu vực Hòn Rơm- Mũi Né. Vào thời điểm này, khách nộiđịa đang là thị trường chính, phần lớnlà các chuyến du lịch ngắn ngày rải đềucác ngày trong tuần. Bên cạnh lượngkhách đi tham quan theo tour, lượngkhách đi theo kiểu gia đình, nhóm bạnbè tự túc, du lịch kết hợp khám phá dãngoại cũng tăng mạnh.

M.HạnH

Khách du lịch nội địa đến Bình Thuận tăng mạnh

Chiều 20/6, Sở VHTTDL phối hợpvới Sở Thông tin và Truyền thông TP.Đà Nẵng tổ chức Lễ ký kết Chươngtrình phối hợp tăng cường tổ chức hoạtđộng phục vụ sách, báo tại các điểmBưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX) giaiđoạn 2014-2020 và ký kết hợp tác luânchuyển sách, báo giữa Thư viện Khoahọc tổng hợp Thành phố với Bưu điệnThành phố.

Theo nội dung ký kết, bắt đầu từ20/6/2014 tại 10 xã thuộc huyện HòaVang, trong đó tuyến xa nhất cực tâybắc là điểm BĐ-VHX Hòa Bắc và tâynam điểm BĐ-VHX Hòa Khương sẽtổ chức các hoạt động phục vụ sáchbáo ở các điểm BĐ-VHX và luânchuyển sách từ Thư viện Khoa họctổng hợp Thành phố về các điểm BĐ-VHX và ngược lại đối với những sáchđã luân chuyển đủ thời gian như dựkiến.

Được biết, trong khuôn khổ củaChương trình phối hợp này, NgànhVHTTDL và ngành Thông tin vàTruyền thông TP. Đà Nẵng sẽ thựchiện luân chuyển từ 200 đến 300 bảnsách/điểm BĐ-VHX/lần luân chuyểnvà thực hiện luân chuyển sách mỗiquý/lần. Số lượng ấn bản/tên sách ítnhất từ 1 đến 2 bản/tên sách/lần. HaiSở sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị vớiUBND Thành phố, các cơ quan, ban,ngành có liên quan và UBND các xã,phường hỗ trợ nguồn lực cần thiết bảođảm duy trì bền vững hoạt động phụcvụ sách, báo tại điểm BĐ-VHX, bảođảm các điều kiện tốt nhất để nângtổng số người đọc sách, báo bình quântại mỗi điểm BĐ-VHX/mỗi ngày từ 10

đến 20 lượt người. Cũng với mục tiêu đưa điểm BĐ-

VHX trở thành một trong những môhình cung cấp thông tin, văn hóa hữuích, tiết kiệm ở cơ sở, phù hợp với điềukiện kinh tế-xã hội của TP. Đà Nẵnghiện nay, Thư viện Khoa học Tổng hợpThành phố sẽ chủ trì luân chuyển tàiliệu (bao gồm sách, báo in) theo hướngthiết thực, phù hợp với nhu cầu, trìnhđộ của người dân, góp phần tuyêntruyền đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, nângcao dân trí, cải thiện đời sống kinh tế,văn hóa của nhân dân; đồng thời gópphần xây dựng nông thôn mới trên địabàn TP. Đà Nẵng.

Đ.tăng

Đà Nẵng: Tăng cường phục vụ sách, báo tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1081 l 26.6.2014

Tối 19/6, Sở VHTTDL tỉnhQuảng Ngãi tổ chức lễ tổng kết, traogiải Liên hoan tuyên truyền lưu độngtỉnh năm 2014. Các nội dung tuyêntruyền trong liên hoan năm nay chủyếu về đề tài biển, đảo.

Tham gia Liên hoan có 11/14huyện, thành phố, với gần 40 tiếtmục, bắt đầu công diễn từ ngày 17/6.Theo đánh giá của Ban Tổ chức, Liênhoan đã tạo được không khí phấnkhởi trong nhân dân nhân chào mừng25 năm Tái lập tỉnh Quảng Ngãi, xây

dựng nông thôn mới, toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa, cũngnhư góp phần củng cố niềm tin củanhân dân. Các đội tham gia đều bámsát chủ đề, thể hiện được sự nhạy bénchính trị, nội dung đúng với chủtrương, chính sách của Đảng, Nhànước; kết hợp cả 3 phương thức:Tuyên truyền miệng, trực quan và vănnghệ, tạo sự hấp dẫn đối với côngchúng. Nhiều đội đã đổi mới phươngthức tuyền truyền như dùng pa-nô,màn hình led và các phương tiện đại

chúng khác để nâng cao hiệu quả… Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao

giấy khen của Giám đốc SởVHTTDL tặng 11 đội tham gia; trao1 giải A cho đội Trà Bồng; 5 giải B;2 giải C và 3 giải Khuyến khích; trao3 giải A, 2 giải B, 6 giải Khuyếnkhích cho các tiểu phẩm. Về giải camúa nhạc tuyên truyền có 10 giải A,10 giải B, 10 giải Khuyến khích. Bêncạnh đó, 7 tuyên truyền viên xuất sắcđã được khen thưởng.

t.LâM

Tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực tạomọi điều kiện để thu hút khách du lịchđến với vùng đất Sen hồng, tỉnh phấnđấu năm 2014 sẽ đón khoảng 1,8 triệulượt khách, trong đó có 42.000 lượtkhách quốc tế, đưa tổng doanh thu dulịch của tỉnh đạt 297 tỷ đông.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh ĐồngTháp đã xúc tiến nhiều hoạt động nằmtrong chương trình kích cầu du lịchnhằm thúc đẩy tăng trưởng khách dulịch nội địa như: Phát động chiến dịchgiảm giá các dịch vụ du lịch vào mùathấp điểm; tổ chức chương trình hàngViệt về nông thôn, chương trình Tuầnlễ hàng Việt tại các điểm tham quan dulịch để kích cầu du lịch và thúc đẩy tiêudùng. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dântỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăngcường quảng bá hình ảnh du lịch ĐồngTháp trên nhiều kênh thông tin; tuyêntruyền, nâng cao nhận thức của cácngành, các cấp và nhân dân về vị trí, vaitrò của phát triển du lịch; nghiên cứuphát triển sản phẩm du lịch mới; đào tạobồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ dulịch; cải thiện môi trường du lịch...Riêng ngành du lịch cần phân loại từngnhóm đối tượng khách hàng nội địa,khách quốc tế để có những chiến lượcxúc tiến, quảng bá hợp lý. Theo đó,

từng địa phương, từng đơn vị sẽ đượcphân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõràng trong việc phát triển du lịch; cầntranh thủ quảng bá hình ảnh du lịchĐồng Tháp trên nhiều kênh thông tin.

Theo Sở VHTTDL Đồng Tháp, từđầu năm đến nay, khách du lịch đếntham quan Đồng Tháp có bước khởi sắchơn năm 2013 với tổng lượng khách đạthơn 830.000 người, trong đó lượngkhách quốc tế tăng khá mạnh (38%) sovới cùng kỳ với khoảng 25.000 lượtkhách. Ước tính tổng doanh thu du lịch6 tháng đầu năm 2014 của tỉnh đạt gần108 tỷ đồng, tăng trên 24% so với cùngkỳ năm 2013, trong đó doanh thu từ cácdịch vụ du lịch là 60 tỷ đồng. Với kếtquả này, ngành du lịch tỉnh đã đặt mụctiêu nâng tổng doanh thu du lịch trong6 tháng cuối năm lên gần 190 tỷ đồng,với trên 1 triệu lượt khách. Љ

Mặc dù tình hình kinh tế-xã hội củatỉnh có nhiều khó khăn, nhưng tỉnhquan tâm đặc biệt đến ngành du lịch,tập trung lãnh đạo với sự nỗ lực vượtbậc của toàn ngành, các địa phương,các đơn vị, khu điểm du lịch, nên dulịch Đồng Tháp vẫn đạt được nhiềuthành tựu đáng ghi nhận. Khởi sắc quantrọng nhất của du lịch Đồng Tháp trongnăm vừa qua là đã chọn được hướng đi

riêng, tập trung truyền thông nâng caohình ảnh địa phương, phát huy các giátrị văn hóa bản địa, thế mạnh sẵn có,liên kết với các địa phương trong vùngđồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ ChíMinh, Hà Nội, Đà Nẵng, xác định rõthông điệp, từng bước xây dựng thươnghiệu du lịch “Đồng Tháp thuần khiếtnhư hồn sen” đã thu hút được sự quantâm của các doanh nghiệp lữ hành trongnước đưa du khách đến tham quan, cácphương tiện thông tin đại chúng quảngbá cho Đồng Tháp.

Tỉnh đã xây dựng và đưa vào thửnghiệm 5 chương trình du lịch trảinghiệm mùa nước nổi ở Vườn quốc giaTràm Chim, thu hút hàng nghìn lượtkhách. Trong đó, chương trình du lịchtrải nghiệm làm ngư dân được nhiều dukhách ưa thích, lựa chọn. Sản phẩm dulịch trải nghiệm được đưa vào khai thácđã thu hút sự quan tâm của nhiều doanhnghiệp du lịch, lữ hành, nhất là các đơnvị đến từ thành phố Hồ Chí Minh và HàNội cùng tham gia giới thiệu, chào bán,đưa khách, làm phong phú đồng thờigóp phần không nhỏ trong việc quảngbá, cải thiện hình ảnh du lịch của tỉnh,mở ra hướng mới trong phát triển dulịch của tỉnh thời gian tới cả chiều rộngvà chiều sâu. L.KHánH

Năm 2014, Đồng Tháp phấn đấu đón 1,8 triệu khách du lịch

Liên hoan tuyên truyền lưu động năm 2014

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

14 số 1081 l 26.6.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 18/6/2014, Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 1989/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi vềviệc bảo vệ cấp thiết di tích, di vật trênđịa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Để chủ động ứng phó, bảo vệ di tíchdi vật liên quan đến chủ quyền biển đảotrước việc Trung Quốc ngang nhiên hạđặt giàn khoan nước sâu thăm dò dầukhí trong vùng biển Việt Nam, BộVHTTDL đề nghị UBND tỉnh QuảngNgãi chỉ đạo các cơ quan chức năng vàSở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi khẩntrương thực hiện các nhiệm vụ sau:

Kiểm kê, lập danh mục tất cả các hiệnvật, đồ thờ trong các di tích Đình AnVĩnh, Đền thờ Âm linh tự và mộ línhHoàng Sa… liên quan đến chủ quyềnbiển đảo của Việt Nam như hoành phi,câu đối, sắc phong, văn bản Hán Nômvà đề xuất kế hoạch bảo vệ an toànnghiêm ngặt, không để mất mát, hưhỏng hiện vật trong di tích; phân côngtrách nhiệm cụ thể đến từng cấp chínhquyền và từng cá nhân trong việc bảo vệcấp thiết di tích do mình quản lý; tiếptục sưu tầm, bảo quản và phối hợp vớicơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ

đặc biệt đối với các tài liệu liên quan đếnvấn đề lịch sử, biển đảo của Tổ quốchiện đang được lưu giữ tại các địaphương trên địa bàn tỉnh; Rà soát danhmục kiểm kê di tích, lựa chọn để trìnhcác cấp có thẩm quyền xem xét, xếphạng khẩn cấp các di tích có ý nghĩa liênquan đến chủ quyền biên giới, biển đảoquốc gia; Kiểm tra, đánh giá tình trạngkỹ thuật của các công trình di tích ĐìnhAn Vĩnh, Đền thờ Âm linh tự và mộ línhHoàng Sa trên đảo Lý Sơn, có kế hoạchtu bổ, chống xuống cấp di tích.

DSVH

Sáng 20/6, Bảo tàng Hà Tĩnh đã tổchức tổng kết công tác thống kê, số hóatài liệu Hán Nôm năm 2014.

Trong gần 1 tháng, từ ngày20/5/2014 đến 18/6/2014, Đoàn số hóacủa Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp vớiThư viện khoa học tổng hợp thành phốHồ Chí Minh đã trực tiếp sưu tầm, saochụp số hóa tại các huyện Lộc Hà,Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên,Hương Khê và thành phố Hà Tĩnh.Đoàn khảo sát đã sao chép, số hóađược 23.784 trang tài liệu Hán Nôm cổvới 743 đạo sắc, chế, chiếu chỉ; 268

cuốn gia phả; 149 bằng cấp và 147 tàiliệu khác như sách thuốc, văn tế, văncúng, địa bạ, khế ước, ruộng đất.

Việc thống kê, sao chụp, đọc, lượcdịch, số hóa các tư liệu lịch sử cổ là cơsở bước đầu để các nhà khoa học tìmhiểu, nghiên cứu sâu hơn về các tư liệuvăn tự Hán Nôm cổ… được lưu giữqua các triều đại phong kiến trên địabàn tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Lê Bá Hạnh - Phó Giám đốcBảo tàng Hà Tĩnh cho biết: Hầu hết cáctài liệu Hán Nôm, nhất là các sắcphong của các triều đại nhà Lê,

Nguyễn được bảo quản chu đáo tại cácdòng họ, đền chùa… Tuy nhiên, hiệnnay nguy cơ hư hại rất cao. Đoàn khảosát cũng đã phát hiện được hàm lượngthông tin cao ở các văn tự cổ như bàivăn cúng, văn tế, chế; nhiều dòng họcòn lưu giữ được bộ gia phả gốc củanhiều đời tương đối đầy đủ như dònghọ Dương ở xã Thạch Đồng (thành phốHà Tĩnh), dòng họ Nguyễn Quốc(Thạch Bằng, Lộc Hà), dòng họNguyễn Văn (Ích Hậu, Lộc Hà), dònghọ Nguyễn Bá (Phù Việt, Thạch Hà)...

MạnH cường

Hà Tĩnh: Số hóa tài liệu Hán Nôm cổ

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có côngvăn gửi tới Bộ VHTTDL đề nghị côngnhận Lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bàodân tộc Khmer là Di sản văn hóa phivật thể cấp quốc gia. Lễ hội Ok-Om-Bok là một lễ hội của người Khmer,Ok-Om-Bok theo tiếng Khmer cónghĩa là lễ cúng trăng. Lễ hội đượcngười đồng bào dân tộc Khmer tổ chứcvới mục đích tạ ơn trời đất và cầu chomùa màng tươi tốt. Theo quan niệm tínngưỡng của người Khmer thì Mặt trănglà vị thần cai quản thời tiết và mùamàng. Lễ hội thường được tổ chức vàongày rằm tháng 10 Âm lịch. Lễ cúngtrăng thường được tổ chức tại phumsóc diễn ra ở sân chùa hay khuôn viên

nhà theo nghi thức được quy đinhnghiêm ngặt. Đúng vào đêm rằm tháng10 âm lịch, trước khi trăng lên đỉnhđầu, mọi người trong phum sóc tậptrung tại khuôn viên chùa hay khuônviên nhà - nơi không có bóng cây chekhuất mặt trăng. Khi trăng lên cao tỏasáng, người chủ lễ (thường là người giàtrong bản) bắt đầu thắp nhang, nến, róttrà khấn vái bày tỏ lòng biết ơn của họđối với vị thần Mặt trăng, cầu cho mưathuận gió hòa, phum sóc bình yên, mọingười khỏe mạnh, ấm no… Cùng với

Sóc Trăng, Trà Vinh là địa phương tậptrung đồng bào dân tộc Khmer đôngnhất trên cả nước. Qua nhiều nghiêncứu, khảo sát về lễ hội, UBND tỉnh TràVinh đã quyết định đề nghị BộVHTTDL công nhận Lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào người Khmer là Disản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.Đây không chỉ là hình thức tôn vinh màcòn giúp nâng cao nhận thức của đồngbào trong việc bảo tồn, phát huy giá trịcủa di sản này.

Dung Hòa

Đề nghị công nhận Lễ hội Ok-Om-Bok là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bảo vệ di tích, di vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

15số 1081 l 26.6.2014

Ngày 22/6, tại Trung tâm Vănhoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huếđã diễn ra Ngày Olympic Huế 2014nhân Kỷ niệm 120 năm Ngày Thànhlập phong trào Olympic hiện đại(23/6/1894-23/6/2014). Sự kiện đãthu hút sự tham gia của hơn 2.300vận động viên là cán bộ, chiến sĩkhối lực lượng vũ trang, đoàn viêncông đoàn, thanh niên, hội nôngdân, phụ nữ và học sinh, sinh viêncác trường đại học tại Huế.

Ngày Olympic Việt Nam năm2014 được tổ chức tại Thừa ThiênHuế với mục tiêu “Khỏe để xâydựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Khỏe đểbảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải

thiêng liêng của Tổ quốc”. Đây cũnglà hoạt động giúp các thế hệ trẻ hiểurõ hơn về giá trị Olympic: “Cố gắnghết mình, không quan trọng thắng -thua mà là chơi thế nào cho tốt, cho đẹp…”.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thao,Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic ViệtNam - Vương Bích Thắng nhấnmạnh: Ngày Olympic là một sự kiệnhằng năm của thế giới, nhằm thựchiện mục tiêu đóng góp vào việc xâydựng một thế giới hòa bình, thịnhvượng và tốt đẹp hơn thông qua việcgiáo dục tuổi trẻ, trên tinh thần thểthao không phân biệt giai cấp, giàu

nghèo trong tình đoàn kết, hữu nghị.Bên cạnh đó, đây còn là một sânchơi lý tưởng nhằm nâng cao lợi íchcác hoạt động thể thao nói chungcũng như khám phá các môn thểthao mới đối với lứa tuổi thanh thiếuniên, học sinh, sinh viên.

Sau lễ khai mạc, lãnh đạo tỉnhThừa Thiên Huế và hơn 2.300 vậnđộng viên đã cùng chạy bộ hưởngứng Ngày Olympic qua các tuyếnđường lớn của thành phố Huế với cựly 1,5km theo lộ trình: Trung tâmVăn hóa thông tin tỉnh - đường HàNội - Lý Thường Kiệt - Đống Đa -Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh.

Quốc Việt Љ

Hơn 2.300 vận động viên tham dự Ngày Olympic

Ngày 22/6, tại thành phố ThủDầu Một, tỉnh Bình Dương, SởVHTTDL tỉnh Bình Dương đã tổchức giải vô địch Cờ vua các nhómtuổi trẻ thanh thiếu niên, nhi đồngkhu vực Đông Nam Bộ năm 2014.

Ban Tổ chức cho biết, Giải vôđịch Cờ vua các nhóm tuổi trẻ miền Ðông Nam Bộ diễn ra từ ngày22 đến 26/6, thu hút sự tham gia của 168 kỳ thủ tranh tài đến từ cáctỉnh, thành như: Bình Thuận, NinhThuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây

Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và chủ nhàBình Dương.

Các kỳ thủ sẽ tranh tài ở các nộidung cờ tiêu chuẩn và cờ nhanh,tranh huy chương cá nhân và đồngđội của 6 nhóm tuổi chính: U7, U9,U11, U13, U15 và hệ đội tuyển(không phân biệt lứa tuổi) của namvà nữ. Theo thể thức thi đấu như Cờtiêu chuẩn thi đấu theo thể thức 5ván hệ Thụy Sĩ, mỗi vận động viênđược sử dụng tối đa 90 phút để hoànthành ván cờ; Cờ nhanh thi đấu theo

thể thức 5 ván hệ Thụy Sĩ, mỗi vậnđộng viên được sử dụng tối đa 15phút cộng 2 giây cho mỗi nước đi,tính nước đi đầu tiên.

Đây là giải Cờ vua xã hội hóanhằm tạo cơ hội cho các kỳ thủ trẻtrong khu vực có dịp cọ sát, nângcao khả năng thi đấu cũng như thúcđẩy phong trào thi đấu cờ vua, bộmôn thể thao trí tuệ trong giới trẻđồng thời lựa chọn, đào tạo pháttriển các kỳ thủ triển vọng.

Vũ MinH

Giải vô địch Cờ vua các nhóm tuổi trẻ khu vực Đông Nam Bộ 2014

Qua 5 ngày thi đấu sôi nổi, tối 19/6,Giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốc lầnthứ XII năm 2014 đã kết thúc với ngôiđầu thuộc về đoàn vận động viên thànhphố Hồ Chí Minh.

Tại Lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã traogiải Nhất cho đoàn vận động viênthành phố Hồ Chí Minh, giải Nhì đượctrao cho đoàn vận động viên Cần Thơvà giải Ba thuộc về đoàn Vĩnh Long;hai đoàn Hà Nội và Thanh Hóa đồng

giải Tư. Giải Vovinam lần này cho thấy,

môn võ cổ truyền của dân tộc phát triểnmạnh mẽ, rộng khắp cả nước, ngàycàng có nhiều gương mặt trẻ, xuất sắckiên trì luyện tập và gặt hái được thànhtích cao.

Giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốclần XII năm 2014 diễn ra từ ngày 15đến ngày 19/6 tại Nhà thi đấu thể dụcthể thao thành phố Buôn Ma Thuột

(Đắk Lắk) với 31 đoàn 468 vận độngviên tham dự. Giải được tổ chức để cácvận động viên có dịp giao lưu học hỏi,trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh phongtrào tập luyện môn võ cổ truyền dântộc. Giải đấu cũng là dịp để các địaphương phát hiện, bồi dưỡng nhữngvận động viên có thành tích xuất sắcnhất tham gia Hội khỏe Phù Đổng toànquốc vào năm 2015.

M. cường

Giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốc lần thứ Xii năm 2014

Sự kiện vấn đề

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

16 số 1081 l 26.6.2014

thông tin trao đổi

Bất cứ ngành nghề nào trong xã hộicũng cần đến nhân sự giỏi chuyên môn,điều này thật sự quan trọng và đúnghơn cả đối với ngành khách sạn. Bởikhách sạn dù sang trọng và tiện nghiđến đâu mà nhân viên lại thiếu chuyênmôn hay thiếu sự thân thiện chắc chắnsẽ không để lại ấn tượng tốt đẹp tronglòng khách hàng. Hiểu rõ tầm quantrọng này, phần lớn các khách sạn ởViệt Nam đặc biệt các khách sạn tầmcỡ quốc tế luôn mong muốn tìm kiếmđược nhân lực chất lượng tại chỗ. Thếnhưng, thị trường lao động ngànhkhách sạn tại Việt Nam chưa đáp ứngđược yêu cầu này.

Theo nhiều chuyên gia du lịch, thịtrường lao động ngành khách sạnkhông phải là thiếu, đặc biệt là đối vớimột đất nước đông dân như Việt Nam.Thiếu hụt ở đây là lực lượng lao độngcó chất lượng, có trình độ theo tiêuchuẩn quốc tế.

Ông Nguyễn Viết Tạo - Phó TổngGiám đốc Công ty Cổ Phần Nghi Tàm,chủ đầu tư Khách sạn IntercontinentalHà Nội chia sẻ: Lúc Khách sạnIntercontinental Hà Nội mới đi vàohoạt động, chúng tôi phải thuê 16chuyên gia nước ngoài về giữ nhữngchức vụ quan trọng như tổng quản lý,giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự...Sau một thời gian, nhiều vị trí trên đãđược thay thế bằng nhân viên ViệtNam. Mặc dù vậy, cũng có những vị tríchúng tôi vẫn phải giữ lại như tổngquản lý, giám đốc Makerting, bếptrưởng vì hiện tại chưa nhân viên ViệtNam nào có thể thay thế được. Bêncạnh đó, với đội ngũ nhân viên và quảnlý dù đã tốt nghiệp các trường đại học,cao đẳng nhưng khi mới vào làm chúngtôi cũng phải tốn rất nhiều thời gian vàcông sức để đào tạo lại họ cho phù hợpvới nhu cầu của công ty. Các bằng cấpmà họ có chỉ đảm bảo 30% thành côngtrong nghề nghiệp. Thực tế mà nóinguồn lao động ngành khách sạn hiện

nay chưa hoàn toàn đáp ứng được nhucầu của doanh nghiệp.

“Có thể nói nhân sự cho ngànhkhách sạn vừa thừa vừa thiếu. Thiếunhững người thực sự biết nghề, muốngắn bó và cống hiến với môi trườngkhách sạn và thừa một lượng lớn nhânlực còn thiếu chuyên môn và sự nhiệttình. Mặc dù Việt Nam đã phát triểnnhiều và nhanh các trường đào tạochuyên ngành quản trị du lịch, kháchsạn. Nhưng khác với các trường đàotạo chuyên ngành khách sạn trên thếgiới, các trường tại Việt Nam, kể cảcác trường có yếu tố liên doanh quốctế vẫn tập trung lý thuyết hơn thựchành do phần lớn các trường chưa cócơ sở vật chất. Hơn nữa, sự thiếu liênkết chặt chẽ giữa với các khách sạntrong việc hợp tác đào tạo chuyên mônvà thực hành cho sinh viên nên các emra trường còn thiếu tự tin để hòa nhậpvới môi trường làm việc. Bên cạnh đó,nhiều sinh viên do không hiểu hết đặcthù ngành khách sạn nên luôn kỳ vọngsau 4 năm học, khi tốt nghiệp ra trườngsẽ có được một vị trí cao hơn nhân viênbình thường nên không hài lòng khiphải bắt đầu từ những bước đào tạo cơbản và trải qua một quá trình đánh giánghiêm ngặt” - Bà Nguyễn Thị PhươngNam - Tổng quản lý khách sạn PrestigeHanoi cho biết.

Để đào tào được được nguồn nhânlực có chất lượng cho ngành khách sạn- đó không phải chỉ là trách nhiệmriêng của ngành du lịch mà đòi hỏiphải có sự liên kết chặt chẽ giữa “bốnnhà”: Nhà nước, nhà trường, nhàdoanh nghiệp và nhà tài chính. Ngoàira, cũng cần tranh thủ tận dụng cácchuyên gia nước ngoài trong lĩnh vựckhách sạn đang ở Việt Nam nhằmtruyền đạt những kinh nghiệm làmnghề cho sinh viên.

Theo bà Phạm Thanh Hà - Chủ tịchCông ty cổ phần EHG (hoạt độngchính là hỗ trợ giáo dục): Trong liên kết

“4 nhà”, Nhà nước phải có những khảosát khoa học nhu cầu phát triển kháchdu lịch theo từng thời kỳ, hoạch địnhchiến lược bao nhiêu khách sạn, resort,cơ sở lưu trú mới sẽ ra đời hằng nămđể đưa ra chỉ tiêu về nhu cầu lao động.Nhà trường trên cơ sở đó mà lên kếhoạch đào tạo về mặt số lượng theođúng cơ cấu ngành nghề yêu cầu. Cácnội dung đào tạo cũng như chất lượngđào tạo phải đáp ứng theo yêu cầu củanhà doanh nghiệp để tránh nhà doanhnghiệp phải đào tạo lại. Một trở ngạitrên thực tế cũng đặt ra là sinh viên tìmnguồn tài chính từ đâu để được họcnghề chuyên nghiệp khi mà nguồn tàichính từ gia đình không đủ tài trợ. Ởcác nước khác, cụ thể là ở Mỹ sinh viênđược khuyến khích vay không cần thếchấp để đi học và trả nợ khi đã có côngviệc làm chính thức. Nhưng ở ViệtNam vẫn chưa có chính sách cho sinhviên vay đi du học, hoặc đi học nhưngbắt buộc phải có thế chấp, nhưng vớiđa số sinh viên có gia cảnh nghèo thìđây là trở ngại không thể vượt qua đểđược đào tạo kỹ năng và kiến thức chongành nghề. Vì thế vấn đề đặt ra choHiệp hội Khách sạn chúng ta có giảipháp gì cho sự liên kết với Ngân hàngđể vượt qua rào cản này.

Ông Nguyễn Viết Tạo cho biếtthêm: Muốn nâng cao nguồn lao độngngành khách sạn phải bắt đầu từ các cơsở đào tạo: các trường đại học, caođẳng, các trung tâm đào tạo nghiệp vụ.Chúng ta phải mạnh dạn mua về nhữnggiáo trình và công nghệ mới nhất đồngthời phải có những giáo viên giàu kinhnghiệm có khả năng truyền đạt. Hiệnnay, các thương hiệu quản lý khách sạnlớn trên thế giới đã có mặt tại ViệtNam. Do đó, chúng ta nên kêu gọi cácchuyên gia ở các tập đoàn nước ngoàihỗ trợ việc huấn luyện nghiệp vụ kháchsạn. Tôi nghĩ họ sẵn sàng nếu chúng tamời họ tới thuyết giảng và đưa nhữngkỹ năng của họ vào các lớp đào tạo của

Chuẩn hóa nguồn nhân lực ngành khách sạn

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

17số 1081 l 26.6.2014

thông tin trao đổi

Tổng cục Du lịch hoặc của Hiệp hộiKhách sạn Việt Nam. Như vậy, khôngcần phải ra nước ngoài, sinh viên ViệtNam vẫn có thể học hỏi một phần nàođó kinh nghiệm, nghiệp vụ quốc tế.

Theo nhiều chuyên gia, ngành du

lịch nói chung nên thành lập học việnđào tạo quản ly du lịch trong đó cóngành khách sạn đạt chuẩn khu vực vàquốc tế. Viện này sẽ là đầu mối liên kếtvới các viện, trường đào tạo du lịchchuyên ngành khách sạn ở nước ngoài

để có thể linh hoạt đào tạo và đào tạolại nhân sự đạt chuẩn về chất lượng vàngoại ngữ. Có như vậy, trong thời tớingành khách sạn Việt Nam sẽ có mộtđội ngũ nhân sự thật sự có năng lực.

Lan PHương

Nói đến hạnh phúc gia đình,chúng ta thường nghĩ đếnnhững giá trị đạo đức rất đáng

trân trọng như tình yêu, lòng chung thuỷ,tình nghĩa vợ chồng, lòng yêu thương,hy sinh cho con cái, sự quý trọng, hiếunghĩa của con cháu với ông bà, cha mẹ...Điều đó là đúng, nhưng đồng thời hạnhphúc gia đình cũng được thể hiện quanhững nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàngngày trong đời thường, như ăn uống,nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi của giađình. Vì vậy, chúng ta không thể xemnhẹ ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày đốivới việc xây dựng hạnh phúc gia đình.Tình yêu thương, tiếng cười và các câuchuyện tâm tình mà mọi người chia sẻtrong bữa cơm với sự tôn trọng, lắngnghe… tạo nên một sự trải nghiệm hoànhảo và gắn kết mỗi thành viên trong giađình với nhau.

Truyền thống văn hóa của người ViệtNam từ xưa tới nay vẫn coi bữa cơm làthành quả lao động của các thành viêntrong gia đình, là nơi truyền-nhận kinhnghiệm giáo dục đạo đức, lối sống tronggia đình. Do vậy, bữa cơm gia đình thựcsự có ý nghĩa rất quan trọng trong đờisống mỗi chúng ta. Trước hết, bữa cơmgia đình là cơ hội để các thành viên tronggia đình sum họp, yêu thương, quan tâm,chia sẻ lẫn nhau. Người Việt Nam hầuhết ai cũng nhớ đến câu ca dao quenthuộc: “Anh đi anh nhớ quê nhà; Nhớcanh rau muống nhớ cà dầm tương”. Tạisao ta nhớ quê nhà? Vì đó là nơi chônnhau cắt rốn khi ta cất tiếng khóc chàođời, ở đó có mảnh đất, căn nhà che chởcho ta lớn khôn. Ở đó có ông, bà, chamẹ, anh em… và tất cả những gì thânyêu gắn bó của mình. Hiện nay, có nhiềugia đình, buổi trưa cha mẹ ăn ở cơ quan,con lại ăn ở lớp học bán trú, chỉ đến buổi

tối cả gia đình mới được gặp nhau ở bữaăn, chuyện trò hàn huyên, thông tin chonhau về những sự kiện diễn ra trongngày. Đây là cơ hội để các thành viênquan tâm chia sẻ qua đó có thể tìm hiểu,cảm thông, giúp đỡ hoặc hoá giải nhữngvướng mắc, những áp lực mà mỗi ngườigặp phải trong cuộc sống. Tình thươngvà sự liên kết là liều thuốc quý giá nhấtđối với quả tim, cũng là liều thuốc chốngstress hữu hiệu. Do vậy, nếu không cónhững phút tụ tập cả gia đình xungquanh mâm cơm thì họ chẳng còn lúcnào gặp đủ mặt nhau để trò chuyện.Cũng vì vậy đến bữa ăn, khi thiếu mộtthành viên nào, mọi người đều nhắc nhở,hỏi thăm lý do vì sao chưa về ăn cơm...Những thành viên trong gia đình phải cóchất keo gắn kết đó là tình yêu, nhờ cótình yêu mà những thành viên trong giađình luôn luôn quan tâm, chia sẻ, độngviên lẫn nhau, luôn cố gắng sống tốt vìnhau. Tình yêu từ cha mẹ dành cho concái cũng như tình yêu của con cái dànhcho cha mẹ là những tình cảm hết sức tựnhiên. Nếu cha mẹ phải bận nhiều côngviệc mà không có thời gian quan tâm đếncon thì sẽ hình thành nên khoảng cách,người con sẽ cảm thấy cô đơn trongchính ngôi nhà mình và sẽ sinh ra nhiềuthói hư tật xấu. Vì vậy các thành viêntrong gia đình hãy phá bỏ những rào cản,yêu thương nhau bằng trái tim chânthành sẽ khiến các thành viên lúc nàocũng hướng về nhà, nơi ấm áp và hạnhphúc nhất mà không có thứ tiền bạc nàocó thể mua nổi.

Qua bữa cơm gia đình, ông bà và chamẹ giáo dục con cháu tinh thần đoàn kết,lối sống lành mạnh, kính trên nhườngdưới. Trong xã hội hiện đại, người phụ

nữ đã có quyền bình đẳng trước namgiới, do vậy, trước mỗi bữa ăn, các thànhviên trong gia đình đều tham gia quátrình chuẩn bị như: con nhặt rau, vợ vàchồng cùng nhau nấu ăn. Từ đó khiếncho tình cảm gia đình ngày càng bềnchặt. Trong bữa ăn, các cháu nhỏ đượcdạy dỗ qua cách cư xử với người lớn, cómiếng ăn ngon gắp mời ông bà, bố mẹtrước. Từ đó sẽ hình thành những tínhcách tốt đẹp cho trẻ sau này. Bữa ăn tuythanh đạm nhưng trong đó cho chúng tanhững bài học về thái độ hiếu kính vớibề trên, đạo nghĩa vợ chồng, phép đốinhân xử thế với mọi người. Mâm cơmtròn giữ khoảng cách bằng nhau đối vớitất cả mọi người đó là thể hiện sự bìnhđẳng. Bát canh để ở giữa, rau và thức ănđể xung quanh cho mọi người dùngchung biểu hiện cho tinh thần đoàn kết.

Do vậy, tổ chức tốt bữa ăn thườngngày trong gia đình không chỉ là cungcấp năng lượng vật chất cần thiết cho sựsinh tồn của các thành viên, bồi dưỡngsức khoẻ cho họ mà còn chứa đựngnhững giá trị tinh thần tâm lý, tình cảmsâu sắc. Đó là sự quan tâm đến tâm trạngvui buồn của mỗi cá nhân, là vun đắpnhững mối quan hệ tình cảm ấm áp giữacác thành viên. Đó cũng chính là hạnhphúc gia đình đơn sơ, mộc mạc nhưnglại đáng quý biết bao!

Chính vì những ý nghĩa quan trọngcủa bữa cơm gia đình, năm 2014, BộVHTTDL đã chọn khẩu hiệu “Bữa cơmgia đình ấm áp yêu thương” để làm chủđề của Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 vớimong muốn mỗi người Việt Nam trântrọng hơn những giây phút sum họp bênbữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm.

QuácH SinH

Bữa cơm gia đình - Kết nối yêu thương

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

18 số 1081 l 26.6.2014

Trước những diễn biến phức tạp tạiBiển Đông, lượng khách Trung Quốcvà các thị trường khách nói tiếng Hoavào Việt Nam đang có xu hướng giảm.Ngành Du lịch Việt Nam đã có nhữngbước chuyển hướng, tích cực thu hútkhách quốc tế ở các thị trường khác nhưNga, Hàn Quốc, Nhật Bản... Nhiều địaphương cũng như doanh nghiệp du lịch,lữ hành đang tích cực nâng cao chấtlượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh quảngbá, xúc tiến để khẳng định: Việt Namvẫn luôn là điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Cơ hội hút khách Nga

Trong những năm qua, Nga là thịtrường khách có lượng tăng trưởng tốtở Việt Nam. Thống kê của Tổng cục Dulịch (Bộ VHTTDL) cho thấy: Trongnăm 2013, lượng khách Nga đến ViệtNam tăng 71% so với năm 2012. Trong5 tháng đầu của năm 2014, khách Ngatăng 27,98% so với cùng kỳ năm 2013.Khách Nga thường lưu trú tại vùng biểnmiền Trung nước ta, chủ yếu là NhaTrang, Phan Thiết, Đà Nẵng với mứcchi tiêu cao. Phú Yên cũng đang là điểmđến mới được các hãng lữ hàng chọnlựa để thu hút khách Nga. Hiện nay,Nga là một trong 10 quốc gia có đôngdu khách chọn Việt Nam là điểm đếndu lịch. Trong 5 năm qua, lượng dukhách Nga đến Việt Nam đạt tốc độtăng trưởng bình quân 37,8%/năm.Chính vì thế, ngành du lịch Việt Namđã chọn Nga là một trong số các thịtrường trọng điểm, tập trung xúc tiến,quảng bá cấp quốc gia trong năm 2014.

Những ngày văn hóa Việt Nam tạiLiên bang Nga năm 2014 diễn ra từ24/6 đến ngày 02/7 tới đây sẽ là cơ hộiđể Việt Nam quảng bá, giới thiệu vănhóa truyền thống tới bạn bè Nga, thuhút thêm nhiều du khách Nga đến nướcta. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch -Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Trongkhuôn khổ Những ngày văn hóa ViệtNam tại Liên bang Nga, Tổng cục Dulịch tổ chức chương trình Phát động thịtrường Nga tại ba thành phố lớn

Moscow, Saint Petersburg và Yaroslavl.Đây là một trong số các hoạt động củaChương trình Xúc tiến du lịch quốc gia2014 nhằm tăng cường quan hệ hợp táctrong lĩnh vực du lịch giữa Việt Nam vàLiên bang Nga. Tại đây, Tổng cục Dulịch cũng như các doanh nghiệp du lịchcủa Việt Nam tổ chức nhiều hoạt độnggiới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịchmới, cơ chế, chính sách khuyến khíchphát triển du lịch của Việt Nam tới cácdoanh nghiệp gửi khách, nhà đầu tư,báo chí của Nga. Đồng thời tạo cơ hộicho doanh nghiệp du lịch Việt Nam gặpgỡ, trao đổi, hợp tác kinh doanh, ký kếthợp đồng khai thác khách, khảo sát sảnphẩm với các doanh nghiệp lữ hànhNga. Với những hoạt động quảng bátích cực này, hy vọng thời gian tới, ViệtNam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn vàđón thêm được lượng lớn khách du lịchđến từ quốc gia này. Để chuẩn bị chohoạt động này, Tổng cục Du lịch đã cóvăn bản kêu gọi các doanh nghiệp lữhành quốc tế khai thác thị trường kháchNga cùng tham gia tổ chức. Trước đó,vào cuối tháng 5/2014, Tổng cục Dulịch đã đón đoàn doanh nghiệp và báochí của Nga gồm 15 người, thông quađó xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịchViệt Nam thông qua cơ quan truyềnthông, doanh nghiệp Nga...

Ở trong nước, nhiều địa phươngcũng tăng cường các hoạt động thu hútkhách Nga. Mới đây, tại Phú Yên đãdiễn ra Hội thảo quốc tế “Hợp tác pháttriển du lịch Việt-Nga”. Tại Hội thảonày, nhiều đại biểu đã phân tích lợi thếcủa du lịch Việt Nam nói chung và khuvực duyên hải miền trung nói riêngtrong việc phát triển thị trường kháchNga. Các đại biểu, nhất là các doanhnghiệp du lịch đã trao đổi, tìm cách thúcđẩy phát triển du lịch từ thị trường Nga;đẩy mạnh hợp tác và xúc tiến du lịchgiữa hai nước; quảng bá, nâng cao hình

ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam tạithị trường Nga. Các địa phương, doanhnghiệp đã thống nhất sẽ liên kết, tạonhiều sản phẩm du lịch, điểm đến hấpdẫn phục vụ khách Nga, nhất là ở cácđiểm đến mới như Phú Yên, QuảngNgãi, Bình Ðịnh, Ninh Thuận.

Tích cực xúc tiến ở Nhật Bản

Cuối tháng 5/2014, ngành du lịchViệt Nam đã mở văn phòng đại diệnđầu tiên ở nước ngoài, đó là văn phòngở Nhật Bản. Theo đánh giá của ngànhdu lịch thì đây là một quyết định kịpthời, đáp ứng nhu cầu ngày càng caovề giao lưu giữa nhân dân hai nướctrong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bảnthúc đẩy ngành du lịch ở cả hai nước.

Thông tin từ ngành du lịch ViệtNam cho thấy, năm 2013, Việt Nam đãđón trên 600.000 khách du lịch NhậtBản và Nhật Bản đã đón hơn 85.000du khách Việt Nam, tăng 55% so vớinăm 2012. Ngành du lịch Việt Nam,Nhật Bản đã thống nhất đưa ra mụctiêu nâng số khách du lịch Nhật Bảnđến Việt Nam lên con số 1 triệu ngườivà sẽ có 200.000 người Việt Nam sangNhật Bản du lịch trong 3 năm tới. Việcthành lập văn phòng đại diện du lịchViệt Nam ở Nhật Bản sẽ góp phần tạođiều kiện cho doanh nghiệp lữ hànhhai nước tìm hiểu trao đổi, nắm bắtthông tin nhằm hoàn thiện sản phẩmdu lịch, đảm bảo phục vụ du khách 2nước tốt nhất.

Nhiều địa phương trọng điểm dulịch cũng như các hàng lữ hành quốctế, có uy tín đều có kế hoạch chủ độngchuyển hướng sang khai thác thịtrường khách quốc tế tiềm năng, trongđó có Nhật Bản thông qua nhiềuchương trình xúc tiến, quảng bá tại thịtrường. Đà Nẵng là một trong số cácđịa phương tích cực trong việc quảngbá, xúc tiến tại thị trường Nhật Bản

Nỗ lực quảng bá du lịch Việt Nam an toàn,thân thiện với bạn bè quốc tế

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

19số 1081 l 26.6.2014

lịch diễn tháng 07/2014 của nhà hát kịch việt nam

cũng như Hàn Quốc. Cuối tháng5/2014, du lịch Đà Nẵng, thành phốHồ Chí Minh đã tham gia chương trìnhxúc tiến du lịch tại thành phố Tokyo vàFukuoka của Nhật Bản, giới thiệu,quảng bá các sản phẩm du lịch đặctrưng của địa phương đến du kháchNhật và bạn bè quốc tế. Các doanhnghiệp hai bên Việt Nam, Nhật Bản đãgặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm đốitác nhằm khai thác các tour, tuyến mớitừ Nhật Bản đến miền Trung ViệtNam. Đồng thời, Hãng hàng khôngquốc gia Việt Nam (VietNam Airlines)đã giới thiệu đường bay mới Đà Nẵng- Nhật Bản, nối liền sân bay quốc tế ĐàNẵng với sân bay Narita (Tokyo) sẽ

khai trương từ ngày 16/7. Đây sẽ là cơhội tốt để du lịch Đà Nẵng thu hútthêm nhiều khách du lịch Nhật Bản.

Nhật Bản đang trở thành một thiênđường du lịch, một địa chỉ lý tưởngcủa du khách Việt. Bằng chứng làlượng khách Việt đến Nhật Bản ngàycàng tăng và ngày càng có nhiều hãnghàng không cho ra mắt những đườngbay mới từ Việt Nam đến đất nước mặttrời mọc. Vào đầu tháng 7/2014,Vietnam Airlines cũng chính thức khaitrương đường bay thẳng Hà Nội - sânbay Haneda (Tokyo) và dành mộtlượng vé ưu đãi cho du khách ViệtNam. Chào đón sự kiện này, Công tycổ phần Hanoi Redtours giảm giá cho

khách đặt tour Nhật Bản trọn gói:Tokyo - núi Phú Sỹ - thung lũngOwakuchi - phố cổ Asakusa - đảo nhântạo Odaiba. Ông Nguyễn Công Hoan- Phó Tổng Giám đốc Hanoi Redtourscho biết: Mức giảm giá này là kết quảcủa hàng loạt các chương trình liên kếtgiữa Hanoi Redtours với Tổng cục Dulịch Nhật Bản (JNTO) và với đối tácchiến lược VietNam Airlines nhằmgiảm thiểu chi phí cấu thành tour,mang đến cho du khách những sảnphẩm có chất lượng. Đây cũng là thờiđiểm tốt để du khách thưởng ngoạnphong cảnh quyến rũ của Nhật Bảnvào hạ...

t.t.n

Tối 20/6, cuộc thi “Tài năng diễnviên Sân khấu Cải lương và Dân cakịch chuyên nghiệp toàn quốc” năm2014 do Bộ VHTTDL, phối hợp vớiHội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và SởVHTTDL TP. Cần Thơ tổ chức chínhthức khai mạc tại Nhà hát Tây Đô,thành phố Cần Thơ.

Cuộc thi tổ chức nhằm tuyển chọnnhững tài năng trẻ diễn viên trong lĩnhvực Sân khấu Cải lương và Dân ca kịchchuyên nghiệp, góp phần cho công tácbảo tồn phát triển nghệ thuật truyềnthống của địa phương; đáp ứng nhu cầuthưởng thức nghệ thuật ngày càng caocủa nhân dân thành phố và vùng Đồngbằng sông Cửu Long nói chung; là dịpđể các diễn viên trẻ giao lưu, trao đổi,

học tập kinh nghiệm, phát hiện nhữngtìm tòi mới trong lao động sáng tạonghệ thuật, nhằm tạo ra những tácphẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhucầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật củanhân dân trong thời kỳ mới; là cơ sở đểcác nhà quản lý nghệ thuật đánh giáthực trạng lực lượng diễn viên trẻ, từđó có những kế hoạch đào tạo trongthời gian trước mắt và lâu dài…

Cuộc thi thu hút 49 diễn viên của 15đơn vị nghệ thuật, Hội chuyên ngành dựthi với 47 tiết mục. Theo thể lệ, các thísinh sẽ biểu diễn một trích đoạn dàikhông quá 20 phút, thể hiện được đặctrưng của từng loại hình nghệ thuật. Tấtcác đoàn Cải lương Đồng bằng sông CửuLong đều có thí sinh tham gia Cuộc thi.

Phát biểu tại đêm Khai mạc Cuộcthi, Thứ trưởng Vương Duy Biênkhẳng định: “Sân khấu Cải lương vàDân ca kịch từ lâu đã được coi là mộttrong những loại hình nghệ thuậttruyền thống đặc sắc của dân tộc. Kếthừa những tinh hoa nghệ thuật truyềnthồng để sáng tạo nên những giá trịmới, góp phần bảo tồn và phát huy vốncổ dân tộc của sân khấu Cải lương vàDân ca kịch luôn là nhiệm vụ trọng tâmcủa ngành Nghệ thuật biểu diễn trongsự nghiệp xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam...”.

Lễ Bế mạc tổng kết, trao giải chocác diễn viên trẻ xuất sắc và khép lạiCuộc thi diễn ra ngày 26/6.

Huệ nguyễn

Cuộc thi “Tài năng trẻ diễn viên Sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc” 2014

Th Ngày V di n a i m

Ba 01 Lâu ài cát Cung Thi u nhi HN

Sáu 11 B nh s Cung Thi u nhi HN

B y 12 B nh s Nhà hát K ch Vi t Nam

N m 24 B nh s Nhà V n hóa C u Gi y (Hà N i)

Sáu 25 B nh s

Lâu ài cát

H ng Yên

TTVH qu n Hà ông (Hà N i)

CN 27 Nhân danh công lý

Lâu ài cát

ông Anh (Hà N i)

Phú Th

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1081 l 26.6.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh TâN

Biên tậpTrUNG kIêN, Thế hùNG

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/GP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNG TY TNhh mộT ThàNh vIêN

IN và văN hóa Phẩm

Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế“Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”được tổ chức tại Đà Nẵng, sáng 21/6,Bảo tàng Đà Nẵng đã tổ chức Triển lãmbản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề“Hoàng Sa - Trường Sa phần lãnh thổkhông thể tách rời của Việt Nam” nhằmgiới thiệu những hình ảnh, tư liệu, bảnđồ và hiện vật lịch sử khẳng định chủquyền của Việt Nam đối với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa. Triển lãmcó sự tham dự của gần 100 đại biểu làcác các học giả, nhà nghiên cứu quốc tếđến từ Mỹ, Nga, Australia, Ấn Độ, Đức,Nhật Bản, Pháp, Philippines, HànQuốc… cùng các học giả Việt Nam ởnước ngoài, trong nước và nhân dânthành phố Đà Nẵng.

Triển lãm đã lựa chọn những tư liệulịch sử, những chứng cứ vững chắc vềchủ quyền của Việt Nam đối với quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa để lần đầutiên trưng bày, giới thiệu với đại biểu,công chúng, qua đó bác bỏ những luậnđiệu xuyên tạc lịch sử, những yêu sáchchủ quyền mập mờ phi lịch sử của TrungQuốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa và các vùng biển khác củaViệt Nam trên Biển Đông, góp phần xâydựng niềm tin tưởng tuyệt đối vào sựlãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với hainhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảovệ Tổ quốc Việt Nam; đồng thời địnhhướng, khơi dậy truyền thống yêu nướccủa nhân dân; nâng cao tinh thần cảnhgiác cách mạng, ý chí quyết tâm, tinhthần đoàn kết toàn dân tộc trong nhiệmvụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảothiêng liêng của Tổ quốc.

Những tư liệu, bản đồ, hình ảnh, hiệnvật được trưng bày tại triển lãm gồm:phiên bản một số văn bản Hán Nôm, vănbản Việt ngữ và Pháp ngữ do các Nhànước phong kiến Việt Nam ban hành vàothế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, khẳng

định các Nhà nước Việt Nam đã xác lậpvà thực thi chủ quyền liên tục đối vớiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từtrước đến nay; các bản đồ cổ của ViệtNam, của Trung Quốc, bản đồ của mộtsố nước phương Tây vẽ từ thế kỷ XVI,XVII, XVIII, tuyển chọn những phầnliên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa trong 102 cuốn sách xuất bảntại các nước phương Tây trong các thếkỷ XVIII, XIX; 4 cuốn Atlas là nhữngbản đồ được sản xuất tại Anh, Đức,Australia, Canada, Mỹ và Hồng Kôngtrong khoảng thời gian 1626-1980, trongđó có bản đồ ghi nhận cực Nam củaTrung Quốc là đảo Hải Nam; nhóm bảnđồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằmtrong vùng lãnh hải của Việt Nam. Đặcbiệt, tại triển lãm có Bộ Atlas thế giới củaPhillipe Vandemaelen xuất bản năm1827 tại Bỉ lần đầu tiên công bố trong đóvẽ và miêu tả rõ quần đảo Hoàng Sa làthuộc lãnh thổ của Vương quốc An Namxa xưa, nay là Việt Nam. Các tư liệu liênquan đến chính quyền Pháp nhân danhvà thực thi chủ quyền đối với quần đảoHoàng Sa, Trường Sa trong thời kỳ Phápthuộc; trong đó, có những tư liệu mớiđược công bố như Giấy khai sinh củacông dân Việt Nam được cấp tại Hoàng

Sa năm 1940, Bộ hồ sơ đèn biển ở miềnTrung Việt Nam năm 1950, cuốn Biênniên của Nha khí tượng Đông Dươngnăm 1940 do Phủ toàn quyền ĐôngDương xuất bản năm 1942; tư liệu quầnđảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tưliệu lưu trữ của chính quyền Việt NamCộng hòa (1954-1975)... Đây đều lànhững tư liệu bản gốc và là những chứngcứ pháp lý xác thực khẳng định các hoạtđộng quản lý hành chính, dân sự màchính quyền bảo hộ Pháp ở ĐôngDương đã triển khai trên quần đảoHoàng Sa, Trường Sa, góp phần khẳngđịnh chủ quyền không thể chối cãi củaViệt Nam đối với hai quần đảo này.

“Những hình ảnh, tư liệu, bản đồ,hiện vật được trưng bày tại cuộc triểnlãm đã giúp các vị đại biểu, các học giả,các nhà nghiên cứu... có cái nhìn kháchquan về sự thật lịch sử không thể phủnhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về ViệtNam từ hàng trăm năm qua”. Đó là phátbiểu của Giáo sư Carlyle A. Thayer -nguyên Giáo sư Học viện Quốc phòngAustralia, chuyên gia về Việt Nam vàĐông Nam Á sau khi xem Triển lãm“Hoàng Sa - Trường Sa phần lãnh thổkhông thể tách rời của Việt Nam”.

Văn Sơn

“Hoàng Sa - Trường Sa phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”

Khách quốc tế tham quan triển lãm