45

Sở NN&PTNT - Ban quản lý dự án lâm nghiệp...Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) 9th floor, the Landmark, 5B, Ton Duc Thang, Dist 1, ... Bảo

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sở NN&PTNTtỉnh Cà Mau

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

Chịu trách nhiệm xuất bảnDeutsche Gesellschaft fürInternationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đặt tạiBonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)

9th floor, the Landmark, 5B, Ton Duc Thang, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet NamT + 84 838239811F + 84 838239813I www.giz.de/viet-nam http://daln.gov.vn/icmp-cccep.htmlwww.giz.de/viet-nam

Biên soạn xongTháng 3 năm 2014

In

Dàn trang và trình bàyGolden Sky Co., ltdTầng 5 số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hình ảnh© GIZ

Tác giảUdo Censkowsky

Biên tậpNguyễn Thị Việt Phương

Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.

© GIZ 2014

GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.

Dưới sự ủy quyền củaBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)

Số giấy phép xuất bản:.........

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

Đánh giá thị trường

Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững.

GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii) Chính sách Môi trường và Sử dụng bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và 3) Năng lượng.

Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (BMUB), Bộ Liên bang về các vấn đề Kinh tế và Năng lượng (BMWi) và Bộ Tài chính Liên bang (BMF). GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại - DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng phát triển Đức KfW.

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của năm tỉnh Chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình.

Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html.

GIZ tại Việt Nam

44

Mục lục ......................................................................................................................................................................4

Danh mục bảng .....................................................................................................................................................5

Danh mục đồ thị ....................................................................................................................................................5

Danh mục hình ảnh ..............................................................................................................................................5

Chữ viết tắt ..............................................................................................................................................................6

1. Giới thiệu về nghiên cứu đánh giá thị trường .....................................................................................8

2. Đánh giá .........................................................................................................................................................12

2.1 Nuôi tôm ở Việt Nam trong năm 2013 .............................................................................................................13

2.2 Nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau ........................................................................................................................................14

2.3 Nuôi tôm sinh thái ở tỉnh Cà Mau ......................................................................................................................15

2.4 Các thị trường xuất khẩu chính ..........................................................................................................................18

2.5 Thị trường tôm sinh thái toàn cầu .....................................................................................................................20

2.6 Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận / không được chứng nhận từ tỉnh Cà Mau ...23

2.7 PR – Tiềm năng cho tôm của tỉnh Cà Mau / các chiến lược tiếp thị .......................................................29

2.8 Tiềm năng cho các dự án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với hộ nuôi quy mô nhỏ .........32

3. Ý tưởng tiếp thị cho con tôm của tỉnh Cà Mau ................................................................................34

Muc luc

55

3.1 Sử dụng chứng nhận để khác biệt hóa trên các thị trường quốc tế .....................................................35

3.2 Kết hợp chứng nhận với bảo tồn thiên nhiên ...............................................................................................36

3.3 Hợp tác trực tiếp với người mua để xây dựng các chuỗi cung ứng được chứng nhận ..................36

3.4 Chiến dịch xúc tiến một sáng kiến nuôi tôm sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn

ở Cà Mau .....................................................................................................................................................................37

Phụ lục 1: Danh sách các công ty được phỏng vấn trong Đánh giá thị trường của tỉnh

Cà Mau 2014 .......................................................................................................................................40

Bảng 1: Top 10 thị trường nhập khẩu tôm thẻ chân trắng lớn nhất trong năm 2013 ...................................18Bảng 2: Top 10 thị trường nhập khẩu tôm sú lớn nhất trong năm 2013 ............................................................18Bảng 3: Các công ty xuất khẩu tôm lớn nhất ở Việt Nam ........................................................................................20Bảng 4: Các kết quả kiểm tra và các bác bỏ và/hoặc phàn nàn về các sản phẩm thủy sản Việt Nam .....26Bảng 5: Hai ví dụ về nhập khẩu tôm từ tháng 1 năm 2014 .....................................................................................28

Danh muc bang

Đồ thị 1: Nuôi tôm sinh thái theo châu lục trong năm 2013 ..................................................................................20Đồ thị 2: Nuôi tôm sinh thái theo loài năm 2013 ........................................................................................................21Đồ thị 3: Các xuất xứ tôm sinh thái trên thị trường châu Âu ..................................................................................21

Hình 1: Trang web WWF Malaysia .....................................................................................................................................23Hình 2: Hội nghị chuyên đề: Thực phẩm tàn phá môi trường ...............................................................................25Hình 3: Đề xuất lô gô / tên gọi cho tôm rừng ngập mặn Cà Mau .........................................................................37Hình 4: Phương pháp phân tích SWOT cho con tôm rừng ngập mặn Cà Mau ................................................39

Danh muc đô thi

Danh muc hinh anh

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

6

ASC Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sảnBAP Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhấtBMP Thực hành quản lý tốt hơnBRC Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc CoC Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệmCSR Trách nhiệm xã hội doanh nghiệpEMS Hội chứng tôm chết sớmFLO Tổ chức dán nhãn thương mại công bằng quốc tếFoS Bạn của biểnGIZ Tổ chức hợp tác quốc tế ĐứcGlobalG.A.P. Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầuGMO Sinh vật biến đổi genICS Hệ thống kiểm soát nội bộIE Nuôi tôm quảng canh cải tiếnIFS Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tếIMO Viện sinh thái thị trườngSIPPO Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy SĩSQF Thực phẩm an toàn & chất lượngVASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam WSSV Vi rút gây bệnh đốm trắng

Chữ viết tắt

8

010101Giới thiệu về nghiên cứu đánh giá thị trường

9

Nghiên cứu đánh giá thị trường “Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau” được thực hiện trong khuôn khổ chương trình GIZ. Các nội dung chính của chương trình này là:

l tăng cường quản lý hiệu quả vùng bờ biển; l xác định và thực hiện các biện pháp tối ưu về kỹ thuật để phục hồi rừng ngập mặn và bảo vệ

vùng ven biển (các dự án thí điểm); l hỗ trợ sinh kế bền vững và tăng trưởng kinh tế có sự tham gia của các hộ sản xuất quy mô nhỏ; l nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Nuôi tôm là ngành nghề chủ yếu ở tỉnh Cà Mau và cũng là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây (bao gồm các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ). Việc mở rộng nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau góp phần tăng trưởng kinh tế hơn nữa nhưng cũng là nguyên nhân của tình trạng suy thoái các khu rừng ngập mặn còn lại của tỉnh.

Trong năm 2013, GIZ đã công bố nghiên cứu cơ sở “Hiện trạng nuôi tôm quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau”. Nghiên cứu được thực hiện trong sự hợp tác với “Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải” và Tổ chức phát triển Hà Lan và đã tiến hành phân tích về chuỗi giá trị của nhiều hệ thống nuôi tôm sú quảng canh khác nhau tại tỉnh Cà Mau1. Tôm (sinh thái) được chứng nhận có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu đã xác định được một số điểm yếu và thách thức đối với chuỗi giá trị tôm sinh thái.

1 Nuôi tôm kết hợp trồng rừng ngập mặn được chứng nhận, nuôi tôm kết hợp trồng rừng ngập mặn không được chứng nhận và các hình thức nuôi tôm sú quảng canh khác.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

10

Đánh giá thị trường dưới đây nhằm mục đích:

l chỉ ra nhu cầu thị trường cho con tôm của tỉnh Cà Mau (tôm được chứng nhận/không được chứng nhận);

l khảo sát sự quan tâm của các nhà nhập khẩu quốc tế về các dự án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các hộ sản xuất quy mô nhỏ;

l phân tích các chiến lược tiếp thị tiềm năng cho các sản phẩm tôm Cà Mau; l xây dựng các cơ sở tiếp thị chiến lược để thúc đẩy sản phẩm tôm Cà Mau.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

11

12

010202Đánh giá

13

Mặc dù hơn 5.000 ha diện tích nuôi tôm bị nhiễm Hội chứng tôm chết sớm, nhưng sản lượng tôm nuôi trong năm 2013 vẫn khá cao. Những hộ nuôi tôm ở Việt Nam sản xuất khoảng 268.000 tấn tôm sú2 (trên 600.000 ha diện tích thả nuôi) và khoảng 280.000 tấn tôm thẻ chân trắng3 (trên 66.000 ha diện tích thả nuôi). Lần đầu tiên trong lịch sử nuôi tôm ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều hơn tôm sú. Việc gia tăng nuôi tôm thẻ chân trắng dự kiến sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2014.

Trong tổng giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam với 6,7 tỉ đô la Mỹ, xuất khẩu tôm chiếm khoảng 46% (tương đương 3 tỉ đô la Mỹ)4. Trong 1,6 tỉ đô la Mỹ, hơn 50% giá trị tôm xuất khẩu đến từ việc gia tăng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng (+113% so với năm 2012). Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này là sự suy giảm sản lượng của các nước đối thủ như Trung Quốc và Thái Lan. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và giá thị trường toàn cầu tăng cao5. Cụ thể, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều hơn do các chi phí và rủi ro nuôi thấp hơn đáng kể. Điều này mang lại những cơ hội tốt hơn để phục vụ các thị trường có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo trong năm 2014 giá trị xuất khẩu tôm sẽ lại đạt trên 3 tỉ đô la Mỹ. Tình hình kinh tế tại các thị trường lớn như Nhật Bản và Mỹ tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, Hiệp hội cũng cảnh báo rằng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có đủ con giống chất lượng cao và việc sử dụng thuốc thú y và các chất hóa học khác được kiểm soát chặt chẽ.

2.1 Nuôi tôm ở Việt Nam trong năm 2013

2 Penaeus monodon3 Litopenaeus vannamei4 Bỏ qua sản lượng tôm đánh bắt tự nhiên.5 Các yếu tố khác là chính sách “miễn thuế” cho thị trường Mỹ, các điều kiện thời tiết thuận lợi, thường sản xuất 3 thay vì 2 vụ nuôi

và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là sự cải thiện tình hình kinh tế của Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu khác trong năm 2013.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

14

Nuôi tôm ở Thái Lan và Trung Quốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ sau đợt bùng phát Hội chứng tôm chết sớm EMS. Điều này dự báo một viễn cảnh trong năm 2014 với các cơ hội bán hàng còn tốt hơn nữa cho các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam.

Cụ thể, đồng bằng sông Cửu Long với 80% sản lượng nuôi trồng thủy sản có lợi từ xu hướng đi lên này6. Ngành nuôi trồng thủy sản có sự tác động mạnh mẽ đối với sinh kế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Hiện nay, hải sản là ngành xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Do vậy, bất cứ đề xuất mang tính chiến lược nào mà làm hạn chế đáng kể ngành tôm sẽ không được chấp nhận ở Việt Nam và nó sẽ không mang đến sự thỏa hiệp giữa nhóm người ủng hộ nuôi tôm và nhóm người ủng hộ bảo tồn rừng ngập mặn ở Việt Nam.

Trong bối cảnh này, quan trọng là phải chứng minh được rằng các hệ thống nuôi tôm sinh thái có thể mang lại nhiều hơn ngoài một ngành xuất khẩu ổn định và các cơ hội thu nhập tốt. Ngoài ra, cần phải làm rõ rằng việc bảo tồn các khu rừng ngập mặn đang bị suy thoái không phụ thuộc vào nhu cầu thị trường về con tôm (“… nếu có nhu cầu về tôm được chứng nhận, chúng ta sẽ tiến hành các hình thức nuôi tôm sinh thái hơn và bảo vệ rừng ngập mặn hơn… nếu không chúng ta cứ để việc nuôi tôm ở Cà Mau tiếp tục gia tăng”).

2.2 Nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau

Theo số liệu của nghiên cứu cơ sở, tỉnh Cà Mau có khoảng 296.687 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 266.683 ha nuôi tôm7. Trong năm 2012, phần lớn diện tích nuôi tôm đã được sử dụng cho nuôi tôm quảng canh truyền thống. Khoảng 21.791 ha nuôi tôm được sử dụng cho nuôi tôm quảng canh cải tiến (IE) và khoảng 5.000 ha được sử dụng cho nuôi tôm thâm canh. Sau một năm đầy thành công 2013, xu hướng tăng cường nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau tiếp tục diễn ra và nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Tỉnh đã đặt mục tiêu tăng thêm 1.100 ha diện tích nuôi tôm thâm canh trong năm 2014 (đã gần đạt được mục tiêu này)8. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng đang tăng đều. Ngoài ra, sẽ sản xuất tôm thẻ chân trắng nhiều hơn tại tỉnh Cà Mau do loài này có các lợi thế kinh tế (2,5 đến 3 vụ nuôi một năm, độ nhạy cảm với các dịch bệnh thấp hơn, v.v…). Trong năm 2008, đã ra quyết định cho phép nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nếu thực hiện trong các khu nuôi trồng thủy sản an toàn và được các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt9.

Về nhược điểm của sự tăng trưởng này, việc tăng cường âm thầm nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau dẫn đến việc phá rừng ngập mặn, gia tăng mức độ nhiễm mặn, kèm theo các tác động tiêu cực đến việc trồng lúa và các xung đột giữa các trang trại nuôi tôm quảng canh (lâm ngư kết hợp) và các trang trại nuôi tôm quảng canh cải tiến10.

6 Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12% diện tích cả nước và 21% dân số cả nước. Ngoài ra, 90% sản lượng lúa xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long.

7 Tổng diện tích của tỉnh Cà Mau là 5.331 km².8 Tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP mới đây cho biết, tại huyện Trần Văn Thời, việc cấp điện là một

trở ngại cho việc nuôi tôm thâm canh do các hệ thống sục khí chạy bằng điện.9 Chỉ thị sô 228/CT-BNN-NTTS ngày 25 tháng 1 năm 2008.10 Sau khi nạo vét ao nuôi, các trang trại nuôi quảng canh đôi khi bị tác động bởi nước thải tràn vào.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

15

Đã nhiều năm nay, chính quyền địa phương tỉnh Cà Mau đã cố gắng cân bằng tác động của nuôi tôm đối với các khu rừng ngập mặn11. Nhưng đồng thời, chính quyền địa phương cũng cần một ngành nuôi tôm có vai trò sống còn để cải thiện tình hình kinh tế xã hội.

2.3 Nuôi tôm sinh thái ở tỉnh Cà Mau

Trong năm 2000, tỉnh Cà Mau và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP đã xây dựng được một trong các dự án nuôi tôm sinh thái đầu tiên ở châu Á. Thậm chí hiện nay, nuôi tôm sinh thái ở Việt Nam chỉ diễn ra ở tỉnh Cà Mau. Nuôi tôm kết hợp trồng rừng ngập mặn với đầu vào thấp rất phù hợp cho việc chứng nhận sinh thái. Các yếu tố mang tính thách thức nhất của việc chứng nhận là việc quản lý một Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và việc cung ứng hậu ấu trùng tôm sú từ các trại giống được phê duyệt nuôi tôm sinh thái.

Đáng tiếc, nuôi tôm sinh thái không thể mở rộng ở tỉnh Cà Mau trong những năm qua. Ở Việt Nam, việc các thị trường quốc tế không có nhu cầu cao về tôm sú sinh thái thường được xem là một nguyên nhân. Tuy nhiên, hiện nay tôm sú sinh thái đã được sản xuất ở nhiều nước khác (Madagascar, Mozambique, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia). Việt Nam đã mất vị trí đứng đầu trong phân khúc thị trường này hơn 10 năm qua.

Việc xác định các nguyên nhân của sự tăng trưởng nói trên không phải là một phần của đánh giá này. Nhưng có thể giả định rằng các nhà nhập khẩu tôm sinh thái ở châu Âu cần một nhà cung cấp tôm sú sinh thái trở lên ở một nước để giảm rủi ro thiếu nguồn cung do thiên tai, các vấn đề sản xuất, v.v… Hơn nữa, các nhà xuất khẩu tôm sinh thái ở Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc giành được các khách hàng mới ở châu Âu và ở những nơi khác.

Tiên phong trong xuất khẩu tôm sinh thái là Camimex12. Công ty này vẫn là người mua tôm sinh thái thích hợp nhất ở tỉnh Cà Mau. Caximex đã thiết lập được các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp và ổn định với nhà bán lẻ Thụy Sĩ COOP. Nhưng Caximex đã không thể giành được các khách hàng khác ở châu Âu mua với các số lượng thích hợp13. Các hạn chế trong truyền thông thông tin có thể là một nguyên nhân nội tại cho việc không thể mở rộng doanh số bán tôm sinh thái. Ngoài ra, Camimex không tích cực trong việc thúc đẩy tôm sú sinh thái. Trên trang web của mình, công ty không có bất cứ thông tin nào bằng tiếng Anh về các giá trị của dự án tôm sú sinh thái của họ14.

Nhà cung cấp thứ hai được IMO/Naturland chứng nhận là Seanamico15. Công ty này trước đây chưa xây dựng thành công việc buôn bán tôm sinh thái thích hợp và không thể mua tôm sinh thái từ các hộ nuôi tôm được chứng nhận của họ trong năm ngoái (do tình hình thị trường cực kỳ khó khăn). Bên cạnh việc trưng ra các chứng nhận sinh thái, công ty không trình bày được bất kỳ thông tin bổ sung nào, không có câu chuyện nào về các giá trị của nuôi tôm sú sinh thái trong các khu rừng ngập mặn của tỉnh Cà Mau.

11 Ở các vùng đệm, các hộ nuôi tôm cần tuân thủ các tỷ lệ tối thiểu tùy theo quy mô trang trại nuôi tôm (theo Quyết định số 24/2002/QD-UB < 3 ha: 40% diện tích rừng ngập mặn/60% diện tích ao nuôi; 3 – 5 ha: 50% diện tích rừng ngập mặn/50% diện tích ao nuôi; > 5 ha: 60% diện tích rừng ngập mặn/40% diện tích ao nuôi). Quy định này đã làm giảm đáng kể tình trạng chặt phá rừng ngập mặn.

12 Được chứng nhận bởi Naturland/IMO. 13 Về mặt lý thuyết, Camimex đã có thể có một hợp đồng độc quyền với COOP, trong đó cấm bán hàng cho các nhà bán lẻ khác.

Nhưng COOP không được biết rằng có những chính sách như thế bên ngoài Thụy Sĩ. 14 http://www.camimex.com.vn/index.php?route=common/home15 http://www.seanamico.com.vn/en/certificates.html

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

16

Hiện nay, các công ty sau đây của tỉnh Cà Mau có các chứng nhận sinh thái:

l Seanamico: 343,14 ha diện tích được chứng nhận, sản lượng ước tính trong năm 2013: 279 tấn tôm sú và 215 tấn tôm đánh bắt tự nhiên (tôm chì/tôm thẻ); 173 hộ nuôi (trong đó có một số trang trại lớn hơn);

l Camimex: 3.339,40 ha diện tích được chứng nhận; sản lượng ước tính trong năm 2013: 715 tấn tôm sú và 851 tấn tôm đánh bắt tự nhiên (tôm chì/tôm thẻ); 730 hộ nuôi (ít hơn các năm trước đó với hơn 800 hộ nuôi);

l Minh Phú: vẫn chưa được chứng nhận, nhưng dự kiến được chứng nhận sinh thái trong năm 2014. Với xuất phát điểm là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam khi gia nhập xuất khẩu tôm sinh thái, có thể mong đợi rằng việc thúc đẩy tôm sinh thái của tỉnh Cà Mau trên các thị trường quốc tế có thể cải thiện.

Nghiên cứu cơ sở do GIZ và các đối tác thực hiện đã xác định được một số vấn đề cần bàn trong các chuỗi cung ứng tôm sinh thái ở tỉnh Cà Mau: l Theo các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ, sự phân phối các lợi ích kinh tế của việc nuôi tôm sinh thái

chưa công bằng và ngược lại với các thỏa thuận giữa hộ nuôi và nhà chế biến (Ví dụ Camimex chia 20% lợi nhuận giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng: 5% Camimex, 2% cho bên thu mua, 6% cho hộ nuôi, 7% để dự phòng)16;

l Giá tôm thường cao hơn giá tôm sinh thái (chính sách Camimex nhằm tránh việc trộn lẫn tôm thường và tôm sinh thái);

l Tính không bao quát hết và/hoặc thiếu tính toàn diện của hệ thống cấp chứng nhận (về tình trạng cấp chứng nhận, sự phân phối các lợi ích kinh tế, v.v…);

16 Tuy nhiên, Camimex chi trả cho việc quản lý Hệ thống kiểm soát nội bộ và việc chứng nhận quốc tế. Các hộ nuôi không phải trả thêm chi phí gì.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

17

l Các điểm yếu trong Hệ thống kiểm soát nội bộ; l Thiếu sự đào tạo và nâng cao năng lực và/hoặc các hệ thống khuyến ngư; l Các hộ nuôi tôm sinh thái đang rời bỏ chương trình nuôi tôm sinh thái.

Mặc dù nuôi tôm sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn mang lại lợi nhuận cao nhất với 48,3 triệu đồng/ha, nhưng tác giả vẫn hoài nghi liệu nuôi tôm sinh thái có phải là một mô hình thích hợp cho việc nuôi tôm bền vững ở Cà Mau không.

Một mặt tích cực trong các vấn đề nêu trên có liên quan đến các điểm yếu của Hệ thống kiểm soát nội bộ do Camimex và/hoặc Seanamico quản lý. Tuy nhiên, tất cả các chương trình chứng nhận liên quan như Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalG.A.P), cũng như là Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) trong tương lai đòi hỏi một phương pháp tiếp cận chứng nhận nhóm. Các công ty tham gia sẽ đối mặt với các thách thức giống nhau về đảm bảo chất lượng và minh bạch trong nuôi tôm quy mô nhỏ như các chứng nhận sinh thái. Việt Nam đã mất nhiều năm để giới thiệu các tiêu chuẩn quốc tế tới các hộ nuôi tôm (và/hoặc cá tra) quy mô nhỏ, ví dụ Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt hơn (BMP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalG.A.P) hoặc Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC). Ngành nuôi tôm lúc nào cũng kêu ca về những khó khăn trong việc đưa các tiêu chuẩn đó vào trong thực tế nuôi tôm (và/hoặc các tra) quy mô nhỏ ở Việt Nam.

Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, với các hộ nuôi xa xôi, hẻo lánh, những người thu mua, các trung tâm thu mua, người bán buôn và công ty chế biến lưu động, nó thực sự là một thách thức lớn để xác định một giới hạn riêng rẽ cho một chương trình chứng nhận (chương trình nuôi tôm sinh thái hay bất cứ chương trình nào khác). Camimex đã làm rất tốt trong việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các hộ nuôi tôm sinh thái quy mô nhỏ duy nhất trên toàn thế giới trong nhiều năm nay17.

Thật khó để nhận xét về các thỏa thuận thương mại vì không phải tất cả các thông tin đều được công bố. Không ngạc nhiên khi các hộ nuôi tôm sinh thái rời bỏ chương trình trong năm 2013 vì năm đó còn khó khăn hơn do thiếu hụt sản lượng tôm toàn cầu và với các mức giá cao quanh năm. Nhưng ít nhất, đối với các hộ nuôi của Camimex, có thể nói rằng hơn 10 năm nay, doanh số ổn định với mức giá trên trung bình có thể thực hiện được và đồng thời tác động của các hộ nuôi tôm của Camimex gây ra đối với việc chặt phá rừng ngập mặn là bằng “không” (không giống với tác động của các hộ nuôi tôm khác).

Về tất cả các vấn đề có liên quan đến Hệ thống kiểm soát nội bộ, tác giả khuyến nghị xây dựng các cụm nuôi tôm sinh thái 100%. Bằng cách thành lập các cụm nuôi tôm sinh thái 100% tại các khu vực được chọn của tỉnh Cà Mau, ta có thể tránh được các vấn đề sau đây:

l Việc phân loại tôm sinh thái và không sinh thái trên các thuyền của người thu mua lưu động là có thể thực hiện được nhưng không kiểm soát được;

l Việc phân loại tôm sinh thái và không sinh thái tại một trung tâm thu mua là có thể thực hiện được và kiểm soát được nhưng khó quản lý;

l Sự cần thiết phải trả ít hơn cho những hộ nuôi tôm sinh thái18 nhằm tránh hành vi gian lận.

Trái ngược lại, các hộ nuôi tôm sinh thái cần nhận được nhiều hơn từ nuôi tôm sinh thái và cần hiểu rõ hơn rằng cách nuôi tôm quảng canh và bảo vệ rừng ngập mặn của họ được những người thu mua và người tiêu dùng hải sản ở nhiều nơi trên thế giới đánh giá cao. “Chính sách 100%” cũng sẽ hữu ích đối

17 Hiện nay, tại Ấn Độ và Bangladesh cũng đã có các hệ thống tương tự.18 Chính sách này của Camimex được trình bày trong nghiên cứu cơ sở.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

18

Bảng 2: Top 10 thị trường nhập khẩu tôm sú lớn nhất trong năm 201322

với bất cứ chương trình chứng nhận nào khác (ASC, BAP) vì việc phân loại các sản phẩm theo hai chương trình tiêu chuẩn chất lượng trở lên thực sự là một trở ngại đối với tỉnh Cà Mau.

“Chính sách 100%” được thực hiện cùng với các nhóm quan tâm đến việc bảo vệ các khu rừng ngập mặn, ít nhất là tại các khu vực được chọn của tỉnh Cà Mau. Chính quyền địa phương có thể xác định các khu vực có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ vùng bờ biển, các khu vực có đa dạng sinh thái cao hơn hoặc các khu vực nằm trong vùng đệm xung quanh Vườn quốc gia Mũi Cà Mau19 vì các khu vực nuôi tôm cần tuân theo các quy định về nuôi sinh thái và tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ rừng ngập mặn. Cũng có thể công bố toàn bộ khu vực là “nuôi sinh thái” và không chỉ là một trang trại nuôi tôm. Một tiền đề như thế sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho việc thúc đẩy một sản phẩm20 và nó sẽ giúp thiết lập các biện pháp hiệu quả cho việc bảo vệ một sinh cảnh tự nhiên đang bị đe dọa trong dài hạn.

2.4 Các thị trường xuất khẩu chính

Tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2013 là 3 tỉ đô la Mỹ. Ba quốc gia (khu vực) nhập khẩu tôm quan trọng nhất trong năm 2013 là Mỹ với 27% (+83%) tổng giá trị xuất khẩu, Nhật Bản với 23% (+15%) và Liên minh châu Âu với 13,6% (+23%). Với 12,7%, lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc (7,4%). Trong bối cảnh của đánh giá này, điều quan trọng hơn là đâu là các thị trường chính cho tôm sú và các thị trường này sẽ phát triển như thế nào trong tương lai.

Bảng 1: Top 10 thị trường nhập khẩu tôm thẻ chân trắng lớn nhất trong năm 201321

19 Hoặc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. 20 Cũng như trong các chuỗi giá trị khác, như du lịch bền vững hay rừng và các sản phẩm gỗ.21 Nguồn và bảng từ Báo cáo thủy sản Việt Nam năm 2013 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP.22 Nguồn và bảng từ Báo cáo thủy sản Việt Nam năm 2013 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP.

TOP 10 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TỔM THẺ CHÂN TRẮNG VIỆT NAM LỚN NHẤT TRONG NĂM 2013

STT Thị trường Giá trị (Đô la Mỹ)

STT Thị trường Giá trị (Đô la Mỹ)

1 Mỹ 589.722.692 6 Anh Quốc 51.584.535

2 Nhật Bản 322.980.719 7 Canada 47.573.414

3 Hàn Quốc 179.924.816 8 Úc 38.886.545

4 Trung Quốc và Hồng Kông

87.715.470 9 Bỉ 31.748.339

5 Đức 51.849.792 10 Pháp 21.963.939

TOP 10 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TỔM SÚ VIỆT NAM LỚN NHẤT TRONG NĂM 2013

STT Thị trường Giá trị (Đô la Mỹ)

STT Thị trường Giá trị (Đô la Mỹ)

1 Nhật Bản 293.955.881 6 Canada 73.227.418

2 Trung Quốc & Hồng Kông

281.311.926 7 Thụy Sỹ 44.545.931

3 Mỹ 228.847.006 8 Đức 38.636.635

4 Úc 82.078.873 9 Hàn Quốc 29.235.460

5 Đài Loan 74.188.668 10 Pháp 24.621.337

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

19

23 Tôm là loại hải sản quan trọng nhất ở Mỹ.24 Các thương nhân Nhật Bản báo cáo doanh số sụt giảm khoảng 20% đến 30% trong những tháng đầu năm 2014.

Tôm sú chủ yếu được bán cho các nước không có các thị trường vững chắc cho tôm sinh thái hoặc tôm có xuất xứ từ nuôi trồng thủy sản bền vững hiện nay. Chỉ có Thụy Sĩ, Đức và Pháp là các trường hợp ngoại lệ trong số 10 nước nhập khẩu tôm sú sinh thái quan trọng nhất.

Ngoài ra, tôm sú có ít thuận lợi hơn trên các thị trường cạnh tranh cao, đặc biệt là ở châu Âu. Nhưng ở Mỹ cũng thế, vẫn chưa rõ các mức giá bán lẻ tôm cao sẽ thay đổi xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng đối với hạng mục sản phẩm này23 như thế nào. Ví dụ, ở Nhật Bản, người tiêu dùng mua ít tôm hơn vì giá tăng gấp đôi trong vòng một năm24. Do vậy, không rõ là liệu doanh số bán tôm sú của Việt Nam có tiếp tục đạt các mức như cũ hay không. Nếu tiếp tục xu hướng bán nhiều tôm thẻ chân trắng hơn (và tất cả các dự báo đều ủng hộ dự đoán này) và tôm sú thì quá đắt trên các thị trường lớn, câu hỏi đặt ra trong trung và dài hạn là làm thế nào để giữ các hộ nuôi tôm sú quy mô nhỏ tiếp tục hoạt động. Không phải tất cả các diện tích nuôi đều được chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Bất cứ chiến lược nào nhằm giữ tôm sú (và các hộ nuôi quy mô nhỏ) tiếp tục kinh doanh phải cho phép trả các mức giá cao hơn cho tôm sú.

Phần lớn khối lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng đông lạnh. Còn lại là tôm chế biến và tôm đóng hộp. Các công ty thu mua ở châu Âu cho biết ngành chế biến tôm của Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn để theo kịp với quy trình chế biến hiện đại (ví dụ không chỉ tuân thủ các yêu cầu ngày càng tăng về bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm mà còn nhận thêm các đơn đặt hàng tôm giá trị gia tăng).

Có khoảng 250 công ty Việt Nam đang xuất khẩu tôm. 10 công ty xuất khẩu tôm lớn nhất chiếm 42% giá trị tôm xuất khẩu trong năm 2013, trong đó Minh Phú là công ty xuất khẩu lớn nhất với khoảng 14% tổng giá trị xuất khẩu.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

20

25 Sản lượng tiềm năng không bằng sản lượng thực tế nhưng sự ước tích được dựa trên các sản lượng bình quân và diện tích được chứng nhận.

26 Tôm thẻ, tôm chì, tôm trắng Bắc Mỹ, v.v…27 Nghiên cứu GIZ 2014 „Wirkungsanalyse – Erzeugung und Zertifizierung von Öko-Garnelen“.

Bảng 3: Các công ty xuất khẩu tôm lớn nhất ở Việt Nam

TOP 10 DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM TRONG NĂM 2013

STT Doanh nghiệp Giá trị (Đô la Mỹ)

STT Doanh nghiệp Giá trị (Đô la Mỹ)

1 Cty CP Thủy hải sản Minh Phú 411.596.277 6 Cty TNHH Chế biến TS và XNK Trang Khanh 86.079.377

2 Cty CP thủy sản Sóc Trăng 158.769.336 7 Cty CP chế biến thủy sản Út Xi 81.067.441

3 Công ty TNHH kinh doanh chế biến TS và XNK Quốc Việt 147.807.861 8 Cty CP thủy sản sạch Việt

Nam 72.687.969

4 Cty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững 104.135.565 9 Cty CP thủy sản Minh Hải 61.599.230

5 Cty CP thực phẩm Sao Ta 102.963.656 10 Cty TNHH Anh Khoa 58.943.501

2.5 Thị trường tôm sinh thái toàn cầu

Trong năm 2013, một đầm nuôi tôm với diện tích 21.564 ha đã được chứng nhận nuôi sinh thái trên toàn thế giới. Nhìn chung, sản lượng tôm sinh thái tiềm năng ước tính đạt 16.310 tấn25 . Một sự chuyển dịch rõ ràng trong việc nuôi tôm sinh thái từ Mỹ Latinh (trước hết là Ecuador, bắt đầu nuôi tôm sinh thái từ năm 2000) sang châu Á đã diễn ra trong 4 năm qua. Do đó, lượng tôm sú sinh thái được bán trên thị trường nhiều hơn. Hiện nay, Bangladesh có diện tích đầm nuôi tôm sinh thái lớn nhất sau Việt Nam. Cho đến nay, chưa có đầm nuôi tôm thẻ chân trắng sinh thái nào ở châu Á được chứng nhận. Trong các hệ thống nuôi quảng canh ở châu Á, các loài tôm khác ngoài tôm sú được thả nuôi cùng với tôm sú26, các loài này cũng được bán sang các thị trường châu Âu. Mối quan hệ giữa diện tích nuôi tôm sú sinh thái và sản lượng mỗi ha nhấn mạnh hình thức nuôi tôm sú sinh thái “tốn đất”. Trong khi tất cả thông số khác của nuôi tôm sinh thái đầu vào thấp cho thấy một dấu chân sinh thái thấp hơn đáng kể, nhưng cần thêm nhiều đất hơn để sản xuất một đơn vị tôm.

Đồ thị 1: Nuôi tôm sinh thái theo châu lục trong năm 201327

Theo phần trăm sản lượng ước tính năm 2013 Theo diện tích ao nuôi tôm sinh thái được chứng nhận

Châu Mỹ la tinh Châu Âu Châu Á Châu Phi Châu Mỹ la tinh Châu Âu Châu Á Châu Phi0 10 20 30 40 50 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

34,0614,56

0,56

78,28

6,61

0.37

49,32

16,25

Theo phần trăm sản lượng ước tính năm 2013 Theo diện tích ao nuôi tôm sinh thái được chứng nhận

Châu Mỹ la tinh Châu Âu Châu Á Châu Phi Châu Mỹ la tinh Châu Âu Châu Á Châu Phi0 10 20 30 40 50 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

34,0614,56

0,56

78,28

6,61

0.37

49,32

16,25

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

21

28 Ngoài nuôi tôm he Nhật Bản ở châu Âu, các loài tôm khác được thả nuôi cùng với tôm sú cũng được tính về phần trăm trong tổng sản lượng tôm sinh thái thay vì tính phần trăm diện tích ao nuôi.

Trong năm 2013, chỉ một phần sản lượng tôm sinh thái được bán dưới dạng sản phẩm sinh thái, một phần lớn được bán cho các thị trường thông thường. Trong tổng sản lượng ước tính 16.310 tấn tôm sinh thái được nuôi trên toàn thế giới, khoảng 10.000 tấn được bán sang thị trường châu Âu, trong đó Đức (xấp xỉ 3.500 tấn), Pháp (xấp xỉ 3.000 tấn) và Thụy Sĩ (xấp xỉ 1.000 tấn) là các thị trường đứng đầu. Các nước khác thành lập các thị trường cho tôm sinh thái là Vương quốc Anh, Úc, Benelux, Ý và Đan Mạch. Tây Ban Nha, quốc gia nhập khẩu tôm lớn nhất ở châu Âu, không có thị trường cho tôm sinh thái.

Tôm sinh thái từ Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp sang Đức và Thụy Sĩ. Các công ty nhập khẩu Đức phân phối một phần nhỏ hơn sang các nước châu Âu khác.

Các cuộc phỏng vấn với các nhà nhập khẩu châu Âu cho thấy đang có nhu cầu về tôm thẻ chân trắng sinh thái và sản lượng hiện nay thì lại khá khiêm tốn. Chỉ trong cuối năm 2013, các nhà bán lẻ đã điều chỉnh giá bán lẻ đối với tôm thường và tôm sinh thái trên cơ sở giá mua vào tăng trên các thị trường thế giới. Trong tháng 4 năm 2014, sẽ thấy được liệu những người tiêu dùng tôm sinh thái có chấp nhận các mức giá cao hơn không hay doanh số tôm sinh thái sẽ sụt giảm. Trong mọi trường hợp, việc bán tôm sú sinh thái (ở mọi kích cỡ) cho các nhà nhập khẩu châu Âu sẽ mang tính thách thức hơn so với tôm thẻ chân trắng.

Đồ thị 2: Nuôi tôm sinh thái theo loài năm 201328

Đồ thị 3: Các xuất xứ tôm sinh thái trên thị trường châu Âu

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

82,91

16,53

0,56

46,33

42,77

10,91

Theo tổng sản lượng tôm sinh thái năm 2013 Theo diện tích ao nuôi năm 2013

Loài khác Tôm thẻ chân trắng Tôm sú Loài khác Tôm thẻ chân trắng Tôm sú

Nhập khẩu tôm sinh thái từ nước thứ ba

Bang

lede

sh

Cost

aric

a

Ecua

dor

Ấn

Độ

Indo

nesi

a

Mad

agas

car

Moz

ambi

que

Thái

Lan

Việt

Nam

Bỉ X

Đan Mạch X

Đức X X X X X X

Anh X

Pháp X X X

Ý X

Hà Lan X X

Úc X

Thụy Sỹ X X

Nguồn: trích cơ sở dữ liệu EU OFIS 2013

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

22

Những nhà nhập khẩu châu Âu hàng đầu của Việt Nam cho biết các nhà cung cấp tôm sinh thái hiện nay của họ (ở Việt Nam và nơi khác) có thể giải quyết được sự tăng doanh số bán tôm sinh thái dự kiến. Giả định thị trường tôm sinh thái có mức tăng trưởng 5% (ước tính thận trọng) trên 3 thị trường tôm sinh thái đứng đầu là Đức, Pháp và Thụy Sĩ; vậy sẽ cần thêm 500 tấn tôm sinh thái mới đáp ứng đủ nhu cầu.

Tất cả các nhà nhập khẩu châu Âu khẳng định rằng những nhà sản xuất tôm sinh thái mới và/hoặc sản lượng tôm sú cao hơn đáng kể sẽ gặp phải những khó khăn trên các thị trường chính và chỉ có thể được hỗ trợ nếu khách hàng mới tham gia phân phối tôm sú sinh thái.

Ngoài việc tăng cường các nỗ lực tiếp thị ở châu Âu, nơi mà các thị trường tôm sinh thái lớn nhất đã phát triển trong nhiều năm qua, việc tiếp thị nên tập trung hơn vào các thị trường tôm sinh thái chưa phát triển. Trước hết, Mỹ, Canada và Australia mở ra các cơ hội mới.

Thị trường Mỹ tiêu thụ khoảng 20.000 tấn tôm sú thường trong năm 2013. Việt Nam nên đặt mục tiêu bán 5% khối lượng tôm này theo tiêu chuẩn sinh thái trong 2 năm tới và 10% trong 5 năm tới (2.000 tấn tôm sú sinh thái). Mỹ là thị trường thực phẩm sinh thái lớn nhất trên thế giới với doanh số bán lẻ vào khoảng 22 tỉ EURO29 trong năm 2012. Không như Liên minh châu Âu, Chương trình sinh thái quốc gia của Hoa Kỳ không có bất cứ tiêu chuẩn được phê duyệt nào đối với nuôi trồng thủy sản sinh thái. Do vậy, không thể sử dụng lô gô sinh thái quốc gia cho thủy sản sinh thái nhập khẩu được Naturland chứng nhận hoặc các tổ chức chứng nhận khác. Tuy nhiên, việc bán tôm sinh thái sử dụng lô gô Naturland thay thế có thể được chấp nhận trên thị trường Mỹ30.

29 Đức có doanh số bán lẻ vào khoảng 7 tỉ EURO (thị trường thực phẩm hữu cơ lớn thứ hai trên thế giới), Pháp khoảng 4 tỉ EURO và Thụy Sĩ khoảng 1,2 tỉ EURO.

29 Ngoại trừ California, tại đây việc dán nhãn cá là sản phẩm sinh thái theo nguyên tắc là không được cho phép.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

23

2.6 Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận / không được chứng nhận từ tỉnh Cà Mau

Trong số tất cả các thị trường lớn của sản phẩm tôm Việt Nam, có lẽ ngoài Hàn Quốc và Trung Quốc, việc chứng nhận hải sản ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việc chứng nhận tôm ở tất cả các cấp độ chuỗi (đầu vào, hộ nuôi, công ty chế biến) là mang tính bắt buộc. Các hệ thống giám sát quốc gia và/hoặc việc đăng ký xuất khẩu trên danh sách các nhà xuất khẩu hải sản được EU phê duyệt không còn đủ nữa. Sự phát triển thành công của thị trường đang ngày càng phụ thuộc vào các chương trình chứng nhận riêng. Tiếc là, sự phù hợp của các chương trình chứng nhận ở thị trường này lại khác với ở thị trường kia.

Tác giả muốn nhấn mạnh rằng câu hỏi không phải là liệu có nên chứng nhận cho tôm hay không. Một điều hết sức quan trọng là các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ nâng cao các kỹ năng chứng nhận nhóm của họ và được hỗ trợ về đào tạo và các dịch vụ khuyến ngư. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu nên phân tích kỹ lưỡng loại chứng nhận nào mang lại lợi ích thực sự cho toàn bộ chuỗi cung ứng và/hoặc mở cửa cho các thị trường chưa được thăm dò.

Các tập đoàn bán lẻ trên khắp thế giới ưa thích mua các sản phẩm hải sản được chứng nhận hoặc là từ đánh bắt hoặc từ nuôi trồng như một phần trong chiến lược trách nhiệm doanh nghiệp của họ. Hơn nữa, đôi khi việc tìm nguồn cung từ các nguồn gốc được chứng nhận có thể được xem như một chiến lược để làm nguôi các tổ chức môi trường có uy tín như WWF và Hòa bình xanh31 và nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cao hơn. Trên hết, tại một số quốc gia châu Âu và tại Mỹ, áp lực từ các Tổ chức phi chính phủ là một động lực quan trọng cho các thay đổi trong quá trình tìm nguồn cung hải sản32. Tuy nhiên, dự kiến trong trung và dài hạn, các thị trường hải sản khác sẽ bị tác động giống nhau. Ví dụ, WWF đã triển khai chiến dịch tại Malaysia và xuất bản cẩm nang tiêu dùng hải sản được điều chỉnh cho phù hợp với các kiểu thị trường tiêu thụ hải sản địa phương.

Hình 1: Trang web WWF Malaysia

31 Các ví dụ như: xếp hạng các nhà bán lẻ Đức do tổ chức Hòa bình xanh thực hiện, cẩm nang hải sản cho người tiêu dùng do Seafood Watch tại Mỹ thực hiện hay việc thành lập Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) nhằm thúc đẩy các thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững do WWF thực hiện.

32 Ngoài WWF hay tổ chức Hòa bình xanh yêu câu ngành cải thiện việc sản xuất, một vài tổ chức phi chính phủ khác cũng đang cố gắng cấm bất kỳ việc nuôi tôm nào ví dụ như Quỹ Công lý môi trường, Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thụy Điển, v.v…

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

24

Về thị trường châu Âu, các nhà bán lẻ đã yêu cầu chứng nhận của bên thứ ba. Bên cạnh làm việc với các công ty chế biến hải sản được chứng nhận (chứng nhận IFS/BRC), các nhà bán lẻ còn ưu tiên lựa chọn các trang trại nuôi tôm được chứng nhận. Hiện nay, những người thu mua tôm ở châu Âu đang làm việc với chứng nhận GlobalG.A.P và BAP và đối với các thị trường bền vững, làm việc với Bạn của biển và EU Organic (về căn bản là chứng nhận Naturland). Các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm có liên quan khác là SQF 2000 (đối với nhà máy) và/hoặc SQF 1000 (đối với trang trại).

Ở Việt Nam, hiện có 16 công ty chế biến tôm được Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy sản cấp chứng nhận BAP, trong đó có 3 công ty của tỉnh Cà Mau33. Không hề ngạc nhiên rằng, các nhà xuất khẩu tôm quan trọng hơn đều phụ thuộc vào chứng nhận BAP (ví dụ Minh Phú, Quốc Việt, Stapimex and công ty Utxi). Điều này cũng đúng với chứng nhận Bạn của biển (FoS), chủ yếu phục vụ cho thị trường Thụy Sỹ. Bốn công ty phụ thuộc vào chứng nhận FoS (Minh Phú, Quốc Việt và Thủy sản Minh Hải và Thủy sản sạch). Hai trong bốn dự án nuôi tôm được chứng nhận FoS thuộc tỉnh Cà Mau. Nhìn vào chứng nhận sản phẩm sinh thái, chỉ có hai công ty xuất khẩu tôm cỡ vừa và nhỏ (Camimex và Seanamico) phụ thuộc vào một chứng nhận sinh thái có giá trị. Từ nửa cuối năm 2014 trở đi, Minh Phú – công ty đứng đầu thị trường xuất khẩu tôm – có thể sẽ tham gia hoạt động này. Tất cả các dự án sinh thái đều thuộc tỉnh Cà Mau.

Bên cạnh các chương trình chứng nhận và dán nhãn độc lập, người mua đã xây dựng được các tiêu chí riêng về tìm nguồn cung ứng. Ví dụ, nhà bán lẻ Mỹ Whole Foods đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nuôi tôm quảng canh34. Whole Foods cũng đã đứng đầu bảng xếp hạng hải sản bền vững 2013 tại Mỹ do tổ chức Hòa bình xanh quốc tế 35 thực hiện. Theo nguồn thông tin chưa được xác nhận, Whole Foods mua tôm sú từ Việt Nam. Một công ty kiểm toán độc lập kiểm toán các nhà cung cấp Việt Nam để kiểm tra xem họ có tuân thủ tiêu chuẩn Whole Foods hay không. Ngoài ra, Tổ chức thương mại công bằng Nhật Bản cũng bán cái gọi là “tôm sinh thái” cho người tiêu dùng Nhật Bản đã hơn một thập kỷ nay 36.

33 Quốc Việt, Camimex, Cadovimex.34 Tiêu chuẩn Whole Foods http://www.wholefoodsmarket.com/sites/default/files/media/Global/Core%20Value/WholeFoodsMarketQS_Farmed-finfish-

shrimp_Jan1-2014.pdf 35 http://www.greenpeace.org/usa/Global/usa/planet3/PDFs/oceans/CATO%20VII.pdf36 http://www.altertrade.co.jp/english/02/esh_e/esh_01_e.html

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

25

Hình 2: Hội nghị chuyên đề: Thực phẩm tàn phá môi trường

Những người thu mua tôm đang chuẩn bị để chuyển dần sang chứng nhận ASC, từ nay sản phẩm tôm được chứng nhận ASC sẽ xuất hiện trên thị trường. Các sản phẩm thủy sản được cấp chứng nhận ASC được xem là có cùng một lộ trình so với các sản phẩm thủy sản đánh bắt tự nhiên do Hội đồng quản lý biển (MSC) cấp chứng nhận. Chương trình chứng nhận của Hội đồng quản lý biển rất phổ biến ở Đức (3.270 sản phẩm được dán nhãn), Mỹ (635 sản phẩm được dán nhãn), Australia (193 sản phẩm được dán nhãn) và Nhật Bản (148 sản phẩm được dán nhãn). Ở Hàn Quốc, chỉ có 4 sản phẩm thủy sản mang nhãn MSC37.

Ở nhiều nước châu Âu, các nhà bán lẻ đang ưu tiên mua cá rô phi và cá tra được chứng nhận ASC. Ở Nhật Bản cũng vậy, Tập đoàn AEON lần đầu tiên giới thiệu cá hồi được chứng nhận ASC38. Tất cả các thị trường kể trên đều nhập khẩu một phần tôm sú Việt Nam.

Về nguyên tắc, có thể nói rằng chứng nhận bền vững độc lập đã là một phần trong công việc hàng ngày của một số công ty xuất khẩu tôm hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ sản lượng tôm Việt Nam (ước tính khoảng 2 – 3%) được cấp chứng nhận bởi một trong các tiêu chuẩn bền vững nêu trên (BAP, Organic, FoS).

Trong tương lai, khối lượng tôm có nguồn gốc bền vững được chứng nhận bởi một chương trình dán nhãn trở lên sẽ không ngừng tăng. Trên hết, tôm được cấp chứng nhận ASC của Việt Nam sẽ làm tăng khối lượng tôm được chứng nhận lên hơn 10% trong 3 đến 5 năm tới. Đồng thời, khối lượng tôm sinh thái sẽ tăng lên với điều kiện là các công ty chuyên môn mới như Minh Phú tham gia vào mảng này.

Các chương trình chứng nhận riêng lẻ sẽ trở nên quan trọng hơn so với các thỏa thuận song và/hoặc đa phương giữa chính phủ các nước. Nhìn vào chuỗi giá trị, việc xác định nguồn gốc giữa các hộ nuôi

37 Tất cả các con số được lấy từ nguồn www.msc.org ngày 1 tháng 3 năm 2014. 38 http://www.asc-aqua.org/index.cfm?act=update.detail&uid=189&lng=1

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

26

39 http://borlaugleap.org/sites/default/files/files/publication/Tran%20N%20et%20al-%20GVC%20for%20shrimp%20in%20Vietnam.pdf

40 Xem ví dụ: http://www.icafis.org/index.php/news/97-isitpossilbe

tôm, bên thu mua và bên chế biến sẽ vẫn là trở ngại mang tính thách thức nhất39. Việc xác định nguồn gốc là khâu chủ chốt trong tất cả các chương trình dán nhãn bền vững riêng lẻ. Các cuộc thảo luận về cách đưa nội dung xác định nguồn gốc vào trong các chuỗi giá trị tôm truyền thống như ở Việt Nam có một lịch sử lâu năm40.

Chứng nhận bền vững sẽ không thay thế được các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm tại tất cả các quốc gia/khu vực nhập khẩu lớn. Cụ thể, việc giám sát một chuỗi giá trị tôm với sự tham gia của một vài nhóm sản xuất có một nhược điểm lớn là: chuỗi giá trị đó có rủi ro về sự không tương quan của các thành viên nhóm sản xuất cao hơn so với một tổ chức nuôi tôm có một ban quản lý tập trung. Kể cả trong nuôi trồng thủy sản với đầu vào thấp, vẫn có nhiều rủi ro tiềm ẩn và các kết quả kiểm tra tại Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu đã chứng minh rõ ràng.

Bảng 4: Các kết quả kiểm tra và các bác bỏ và/hoặc phàn nàn về các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Trong khảo sát do UNIDO thực hiện năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị phàn nàn rất nhiều trên tất cả các thị trường lớn. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản ít tập trung vào chứng nhận hơn, nhưng lại tập trung nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm và các kết quả kiểm tra. Họ cử các chuyên gia đến các trang trại để thực hiện các đánh giá rủi ro và họ tự phân tích hàng hóa trước khi xuất đi tại các cảng. Trong mọi trường hợp, họ đều muốn tránh bất kỳ phát hiện dư lượng nào. Việc tự phân tích hàng hóa trước khi xuất đi sẽ dẫn đến việc tên của nhà cung cấp và tên các công ty được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố.

Nhật Bản EU Mỹ Úc

Nhiễm khuẩn 145 127 961 121

Các tạp chất khác 1 24 209 13

Chất phụ gia 32 33 120 0

Dư lượng thuốc trừ sâu 50 4 0 -

Làm giả/thiếu giấy tờ 0 7 103 2

Điều kiện/kiểm tra hợp vệ sinh 23 20 981 1

Độc tố nấm 7 0 - 0

Bao bì 2 2 0 -

Dư lượng thuốc thú y 297 172 170 44

Dán nhãn 0 2 349 77

Kim loại nặng 0 61 0 7

Khác 6 6 21 1

Các tạp chất vi sinh khác 0 26 - -

Tổng 563 484 2.914 266

Nguồn: tệp dữ liệu và phân tích của UNIDO, dựa trên EU RASFF, US OASIS, AQIS và dữ liệu Bộ T tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

27

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

28

Trong Bảng 5, tác giả đã cố ý lựa chọn hai công ty xuất khẩu lớn để chỉ ra rằng việc bảo đảm chất lượng không chỉ là vấn đề của riêng các công ty xuất khẩu quy mô nhỏ.

Ngoài các chi phí cho việc cấp chứng nhận, các chi phí kiểm tra phát sinh (chi phí phòng thí nghiệm, lưu kho lâu hơn và các chi phí liên quan đến lưu kho do kiểm tra tại các cảng Việt Nam) là vấn đề đáng lo ngại của các công ty xuất khẩu Việt Nam.

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy việc cấp chứng nhận VietGAP cho các trang trại nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2015, chứng nhận VietGAP cho cá tra sẽ mang tính bắt buộc. Tại tỉnh Sóc Trăng, chính quyền địa phương đã bắt đầu giới thiệu chứng nhận VietGAP tới các hộ nuôi tôm42. Với chứng nhận VietGAP, chính quyền địa phương nhằm vào việc giảm bớt thách thức giải quyết quá nhiều tiêu chuẩn chứng nhận khác nhau43.

Trong các cuộc phỏng vấn với các nhà nhập khẩu và bán lẻ tôm ở châu Âu44, hầu hết các công ty được phỏng vấn đều có câu trả lời rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của tôm. Những người mua đều cho biết câu chuyện có ý nghĩa và không phải về quốc gia (và cũng không phải về loài). Chừng nào các ý tưởng nguyên tắc đằng sau một dự án cung cấp còn phù hợp với quan điểm tiêu dùng chung, quốc gia xuất xứ không còn là vấn đề quan trọng. Các ý tưởng nguyên tắc trên hết là: tôn trọng mọi khía cạnh xã hội, tạo thu nhập và tránh tàn phá thiên nhiên/phá rừng ngập mặn.

Khi được hỏi, loại câu hỏi “quan trọng” nào về các khía cạnh xã hội và môi trường người tiêu dùng đặt ra, phần lớn người được phỏng vấn trả lời rằng người tiêu dùng không thực sự đặt ra các câu hỏi cụ thể. Người tiêu dùng thể hiện sự quan tâm cụ thể hơn sau khi có các báo cáo truyền thông phê phán nhưng chỉ là tạm thời. Những lo lắng của người tiêu dùng trên hết là việc sử dụng thuốc kháng sinh, vận chuyển đường dài, bảo tồn rừng ngập mặn và việc sử dụng GMO trong thức ăn chăn nuôi. Một số người mua hàng giải thích rằng người tiêu dùng tin tưởng các sản phẩm của họ hơn vì họ sử dụng lô gô Naturland.

Người kinh doanh cửa hàng giá rẻ cho biết khách hàng của họ ít được cung cấp thông tin và cũng ít quan tâm về các thông tin chi tiết về các khía cạnh xã hội và môi trường. Một vài người mua cho hay người tiêu dùng đôi khi quan tâm đến sự an toàn của tôm chưa qua chế biến hơn là đến các khía cạnh xã hội hoặc môi trường. Lại có những người tiêu dùng chú ý đến tôm rút gân và thấy ghê sợ tôm chưa rút ruột.

41 Số liệu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) công bố: http://www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/42 http://www.seafood.vasep.com.vn/Daily-News/53_9072/Soc-Trang-Farming-shrimp-under-Viet-GAP.htm 43 Chính phủ cũng tham gia xây dựng một tiêu chuẩn tôm chung cho tất cả các nước ASEAN.44 Phỏng vấn qua điện thoại với 14 nhà nhập khẩu, chế biến và bán lẻ tại Đức, Bỉ, Pháp và Thụy Sỹ.

Bảng 5: Hai ví dụ về nhập khẩu tôm từ tháng 1 năm 201441

NƯỚC XUẤT KHẨU

TÊN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BÊN GỬI HÀNG ĐIỀU NỘI DUNG VI

PHẠMTRẠM KIỂM

DỊCHTÊN NHÀ NHẬP

KHẨUNGUYÊN NHÂN

VI PHẠM XỬ LÝ LÔ HÀNG GHI CHÚ Ngày công bố

Việt Nam CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ

Điều 11(2)

vi phạm tiêu chuẩn thành phần (phát hiện dư lượng furazolidone 0,002 ppm)

Kawasaki S.ISHIMITSU & CO.,LTD.

chúng tôi đã chỉ đạo tiêu hủy hoặc gửi trả lô hàng (đảm bảo số lượng y nguyên)

được lệnh kiểm tra 1/28

Việt Nam

CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XNK QUỐC VIỆT

Điều 11(2)

vi phạm tiêu chuẩn thành phần (phát hiện dư lượng enrofloxacin 0,02 ppm)

Tokyo FUJI CORPORATION

chúng tôi đã chỉ đạo tiêu hủy hoặc gửi trả lô hàng (đảm bảo số lượng y nguyên)

được lệnh kiểm tra 2/6

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

29

45 Chẳng có gì ngạc nhiên khi tiêu chuẩn Selva Shrimp – xây dựng trong năm 2012 – tập trung chính xác vào đặc điểm rừng của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên nó vẫn chưa có tầm quan trọng thị trường.

46 Các hệ thống nuôi tôm kết hợp trồng lúa ở tỉnh Cà Mau không thể được xem là một đặc trưng độc đáo vì nuôi tôm kết hợp trồng lúa vẫn diễn ra ở các tỉnh khác của Việt Nam cũng như ở các nước châu Á cạnh tranh (ví dụ Ấn Độ). Tuy nhiên, các hệ thống nuôi tôm kết hợp trồng lúa lại là các điểm xuất phát để tạo ra những câu chuyện tiếp thị có sức thuyết phục (ví dụ an ninh lương thực).

47 http://www.seafood.vasep.com.vn/Daily-News/53_9190/2014-Ca-Mau-to-develop-more-industrial-shrimp-farming-areas.htm

Tầm quan trọng đặc biệt của các khu rừng ngập mặn (hoặc nuôi tôm trong rừng ngập mặn) cũng như là sự tham gia của các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ làm cho tôm sú được nuôi từ các nước như Việt Nam có một câu chuyện đằng sau sản phẩm. Tuy nhiên, về mặt giá cả, hầu hết những người mua không thấy viễn cảnh tăng giá cao hơn trên thị trường (ngoại trừ hai người mua).

2.7 PR – Tiềm năng cho tôm của tỉnh Cà Mau / các chiến lược tiếp thị

Nuôi tôm sú quảng canh ở tỉnh Cà Mau rất phù hợp để tạo ra các chiến lược quan hệ công chúng có sức thuyết phục. Các khía cạnh khác nhau của nuôi tôm sú đề cập đến tất cả các “thuật ngữ thông dụng” của việc tiếp thị bền vững hiện đại:

l Các khía cạnh xã hội (ví dụ sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất hộ gia đình, tạo thu nhập); l Các khía cạnh môi trường (ví dụ bảo vệ rừng ngập mặn, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ

tác động môi trường của việc nuôi tôm quảng canh, sản xuất các bon thấp); l Các khía cạnh y tế (ví dụ hệ thống nuôi “đầu vào thấp hoặc không cần đầu vào, sản phẩm tự

nhiên, không có dư lượng thuốc hóa học).

Việc kết hợp nhiều khía cạnh khác nhau trong suốt chuỗi giá trị để xây dựng một chiến lược tiếp thị “toàn diện” có thể mang lại một câu chuyện hay nhưng không độc đáo. Các hệ thống nuôi tôm sú truyền thống và/hoặc thâm canh vẫn tồn tại với các hình thức tương tự nhau tại các nước châu Á khác (ví dụ Bangladesh, Indonesia và Ấn Độ). Nhưng so với các hệ thống nuôi tôm truyền thống khác ở châu Á, tỉnh Cà Mau có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trong một “hệ thống lâm ngư kết hợp”. Ngoài ra, tỉnh Cà Mau vẫn là ngôi nhà của khoảng 50% diện tích rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và ngôi nhà của một phần ba diện tích rừng ngập mặn cả nước45. Đây là tài sản vững chắc nhất mà tỉnh Cà Mau có thể sử dụng trong việc thúc đẩy và tiếp thị tôm sinh thái46.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tỉnh Cà Mau và các diện tích rừng ngập mặn nguyên vẹn chạy dọc bờ biển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển. Tác động của lốc xoáy, sóng thần, v.v… là rất phổ biến ở châu Á, Mỹ và Liên minh châu Âu với các trận thiên tai xảy ra ở Đông Nam Á và sự đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Trong bối cảnh này, một hệ thống nuôi tôm ít bất lợi cho các hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện có mang lại nhiều cơ hội cho một chiến lược khác biệt hóa trên các thị trường thế giới. Việc nhấn mạnh rằng nuôi tôm quảng canh góp phần bảo vệ bờ biển có thể tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các xuất xứ tôm khác.

Tuy nhiên, việc mở rộng không ngừng diện tích nuôi tôm ở Cà Mau cũng như là sự gia tăng dần hình thức nuôi quảng canh trước đây47 sẽ làm giảm đi các cơ hội và tăng sự cần thiết phải xây dựng các chiến lược tiếp thị đáng tin cho tỉnh Cà Mau. Rõ ràng là bất kỳ chiến lược nào nhằm thúc đẩy nuôi tôm quảng canh ở tỉnh Cà Mau (kể cả với các tiêu chí bổ sung về môi trường và xã hội) sẽ bị phản tác dụng do tình trạng chặt phá và/hoặc sự gia tăng diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá trong khu vực. Khi xây dựng một chương trình thúc đẩy nuôi tôm bền vững, quan trọng nhất là phải xem xét khía cạnh này. Nếu không, độ tin cậy của bất cứ chiến dịch bền vững nào về tôm của tỉnh Cà Mau có thể bị rủi ro.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

30

48 Thức ăn cho tôm phải nhập khẩu (khoảng 50%), đắt hơn nhiều so với ở các nước cạnh tranh và việc nuôi tôm ở Việt Nam bị các nhà cung cấp nước ngoài kiểm soát ở mức độ lớn (CP, Grobest, Uni-President, v.v…).

49 Các bên trong chuỗi nêu trên thường cho các hộ nuôi vay nợ. Cường độ nuôi càng cao, các yếu tố phụ thuộc càng nhiều.

Sự xung đột này đã xảy ra ở Việt Nam và các cán bộ nhà nước cố gắng cân bằng các lợi ích khác nhau giữa ngành nuôi tôm và các bên quan tâm đến việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ bờ biển và đa dạng sinh học. Các bên quan tâm này không chỉ là các tổ chức môi trường mà còn là các bên có đầu óc kinh doanh (ví dụ ngành du lịch, ngành lâm nghiệp).

Trong bối cảnh này, câu hỏi chứng nhận bền vững nào là phù hợp cho việc tiếp cận các thị trường quốc tế chỉ là vấn đề quan trọng thứ yếu. Chứng nhận bền vững chỉ nên được xem như là một công cụ bổ sung để khác biệt hóa trên các thị trường. Điều quan trọng hơn cả là hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các hệ thống nuôi tôm này như thế nào và các hệ thống này sẽ được truyền thông ra sao.

Về hiệu quả kinh tế, các hệ thống nuôi tôm quảng canh có ít rủi ro kinh doanh hơn đối với các hộ nuôi quy mô nhỏ (ví dụ khả năng nhiễm bệnh thấp hơn nên cho sản lượng tôm duy trì và ổn định; không có chi phí thức ăn chăn nuôi48 hoặc chi phí này là thấp hơn nhiều nên ít xảy ra các vấn đề về nợ hơn; không có chi phí đầu tư hoặc chi phí này thấp hơn nhiều so với các hệ thống nuôi cải tiến sử dụng điện; các hệ thống sục khí, v.v…). Nhìn chung, nuôi tôm quảng canh ít bị phụ thuộc vào bên thu mua, bên chế biến và/hoặc các nhà máy thức ăn chăn nuôi hơn49.

Có thể sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để so sánh hiệu quả thực hiện của các hệ thống nuôi tôm khác nhau. Để xây dựng các kế hoạch phát triển dài hạn cho ngành nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, việc có được các con số cụ thể về tác động của các phương pháp nuôi khác nhau là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm hiện nay không thể đánh giá được hết các khía cạnh xã hội và các khía cạnh đa dạng sinh học một cách thỏa đáng và các khía cạnh này cần được đánh giá thêm.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

31

50 Xem Phụ lục 1

Các cuộc phỏng vấn với các công ty nhập khẩu tôm sinh thái và các công ty chế biến dán nhãn riêng được thực hiện trong quá trình đánh giá này50, cũng như các khiếu nại kiểm tra đối với các gói hàng tôm sinh thái bán tại các cửa hàng bản lẻ ở châu Âu cho thấy mặt trước của các gói hàng tôm sinh thái bao gồm:

l Nhãn sinh thái, thường là hai nhãn sinh thái (nhãn sinh thái EU organic và nhãn Naturland); l Cụm từ “có nguồn gốc từ nuôi thủy sản sinh thái”; l Các thông tin khác về chi tiết sản phẩm (số lượng, kích cỡ, loài, giá trị tăng thêm); l Một hình ảnh đĩa tôm hoặc chỉ có hình con tôm (và không có hình ảnh khu vực nuôi, ao nuôi

với các cây rừng ngập mặn, v.v…).

Không một mẫu sản phẩm nào có tuyên bố bổ sung nhấn mạnh khía cạnh quan trọng của hệ thống nuôi sinh thái (ví dụ, thức ăn chăn nuôi không có GMO hay bảo vệ rừng ngập mặn, phúc lợi động vật, v.v…). Các nhà nhập khẩu, khi được hỏi tại sao họ không sử dụng bất cứ tuyên bố nổi bật nào ở mặt trước của gói hàng, họ trả lời rằng người tiêu dùng không quan tâm đến các thông tin chi tiết.

Đôi lúc, người tiêu dùng đặt câu hỏi về các tác động đối với các khu rừng ngập mặn và/hoặc công bằng xã hội ở một mức độ nhỏ hơn. Điều này có thể hiểu theo hai cách: hoặc người tiêu dùng rất tin tưởng vào các nhãn sinh thái, hoặc họ không có thời gian và hứng thú để điều tra chi tiết từng sản phẩm và tin tưởng vào công việc của các tổ chức môi trường và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngày nay, người tiêu dùng thực phẩm sinh thái châu Âu quen thuộc hơn với quy định về thực phẩm sinh thái và biết rằng việc sử dụng từ sinh thái (sinh học, sinh thái, sinh học, v.v…) trên các sản phẩm thực phẩm cần tuân thủ quy định về thực phẩm sinh thái và dựa trên các đợt kiểm tra thường xuyên. Ở mặt sau của gói hàng, đôi khi có in các thông tin bổ sung về một số ý nghĩa quan trọng của nuôi thủy sản sinh thái. Thông thường, các thông tin này được in bằng các chữ (rất) nhỏ.

Một câu trả lời khác của các nhà nhập khẩu là các sản phẩm tôm sinh thái phải tuân theo các mẫu dán nhãn điển hình sử dụng trong các quầy hải sản đông lạnh. Hơn 50% sản phẩm tôm (và gần 100% sản phẩm tôm sinh thái) được bán dưới dạng tôm đông lạnh tại hầu hết các nước châu Âu. Ở một số nước, tôm rã đông được bán trong các quầy cá tươi ở một mức độ nào đó, một phân khúc kinh doanh đặc biệt quan tâm đến tôm sú cỡ lớn.

Nhiều nhà nhập khẩu sử dụng các nguồn tôm sinh thái khác nhau cho cùng một thành phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng phải được cung cấp thông tin về các xuất xứ (quốc gia) phổ biến của sản phẩm này theo các quy định về dán nhãn ở châu Âu. Do đó, các nhà nhập khẩu thường cung cấp các thông tin chung chung trên các gói sản phẩm, chỉ công bố các quốc gia xuất xứ thích hợp. Nếu không, họ sẽ phải thay mới bao bì mỗi khi có sự thay đổi về nhà cung cấp. Do vậy, cũng không có thông tin cụ thể về nhà cung cấp tại quốc gia xuất xứ.

Một vài nhà bán lẻ đã làm các tờ rơi thông tin và/hoặc các brochure để mô tả chi tiết hơn về nuôi thủy sản sinh thái cũng như là về các dự án tìm nguồn cung ứng cụ thể. Ví dụ tiêu biểu nhất là COOP Thụy Sỹ.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

32

2.8 Tiềm năng cho các dự án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với hộ nuôi quy mô nhỏ

Các tập đoàn bán lẻ lớn phân phối hầu hết tôm nhập khẩu tại các nước châu Âu. Hiện nay, tất cả các nhà bán lẻ đều xây dựng các hệ thống gọi là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Như một phần hệ thống CSR của mình, các nhà bán lẻ xây dựng các chính sách tìm nguồn cung ứng cho tất cả các sản phẩm thực phẩm và không phải thực phẩm (trong đó có hải sản). Các nhà cung cấp phải tuân thủ các chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ. Một thủ tục điển hình là các nhà cung cấp phải điền và ký vào một bảng hỏi về nhà cung cấp trong đó tập trung vào các tiêu chí môi trường và xã hội do nhà bán lẻ đặt ra (một kiểu tự khai).

Thông thường, các chính sách tìm nguồn cung bao gồm các tiêu chí khá chung chung (ví dụ nhà cung cấp phải tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định quốc gia). Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng như hải sản, các tiêu chí của các nhà bán lẻ nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Về cá đánh bắt tự nhiên, nhiều nhà bán lẻ châu Âu chỉ chấp nhận các xuất xứ có chứng nhận MSC (nếu có). Về nuôi trồng thủy sản, gần đây một số nhà bán lẻ bắt đầu chỉ chấp nhận cá tra và cá rô phi có xuất xứ được chứng nhận ASC (ví dụ nhà bán lẻ Ahold Hà Lan). Tương tự đối với các loài tôm cua và cá nuôi (trong đó có tôm) trong tương lai.

Hải sản là một trong các lĩnh vực chính trong các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở châu Âu như WWF và tổ chức Hòa bình xanh. Do vậy, gần như tất cả các nhà bán lẻ hiện nay đều xin chứng nhận của bên thứ ba. Trong trường hợp có gian lận hoặc các báo cáo truyền thông tiêu cực về một sản phẩm hải sản cụ thể, họ có thể đẩy trách nhiệm cho các bên cấp chứng nhận.

Chủ yếu thì các nhà bán lẻ hi vọng rằng việc tuân thủ các quyền xã hội cơ bản được áp dụng cho tôm được chứng nhận (ASC, Naturland, BAP, và GlobalG.A.P.) ở cấp độ trang trại cũng như là trong các nhà máy chế biến tôm. Các mức giá có bù được áp dụng cho một chương trình chứng nhận nào đó (trước hết là tôm sinh thái) thay vì cho một cơ sở nuôi quy mô nhỏ hoặc lớn. Ví dụ, COOP Thụy Sỹ trả 20% tiền bù tôm sinh thái cho Camimex như đã nói. Ban đầu, dự tính 10% để khuyến khích các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ. Họ không phải nộp cho bất kỳ quỹ xã hội nào để cải thiện điều kiện sống của các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ.

Các sản phẩm từ các dự án xã hội và/hoặc sinh thái mà không có bất cứ chứng nhận nào hay ít nhất là sự thẩm tra độc lập là một ngoại lệ. Cụ thể, đối với hải sản, các dự án CSR như thế sẽ không được chấp nhận rộng rãi trên thị trường châu Âu. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ quan tâm đến việc có được một sản phẩm tốt và một câu chuyện hay để khác biệt hóa với các đối thủ cạnh tranh của họ. Do vậy, việc kết hợp chứng nhận của bên độc lập thứ ba (sinh thái, ASC, hay các chứng nhận khác) với các tiêu chí bổ sung xây dựng cho một dự án tìm nguồn cung ứng cụ thể (ví dụ “… với mỗi kg tôm bán từ dự án này, chúng ta đã đầu tư XY xu vào các quỹ trường học dành cho con em của các hộ nuôi tôm… ”) có thể là sự quan tâm của các nhà bán lẻ châu Âu. Tổ chức dán nhãn thương mại công bằng (FLO) đã hai lần cố gắng triển khai các tiêu chuẩn Thương mại công bằng đối với nuôi tôm nhưng vẫn chưa thành công51. Lý lẽ tranh luận là sự quan tâm của thương mại bán lẻ vẫn chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ đã thể hiện sự quan tâm của họ đối với một chứng nhận Thương mại công bằng.

51 Tác giả của nghiên cứu này đã soạn dự thảo tiêu chuẩn lần một thay mặt cho Tổ chức Thương mại công bằng (Vương quốc Anh) năm 2004. http://www.fairtrade.net/fileadmin/user_upload/content/2009/standards/documents/2011-09-12_Draft_Fairtrade_Standard_for_Shrimp_Small_Producer_Organisatio....pdf

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

33

Tóm tắt những nội dung được trình bày về tiềm năng cho các dự án CSR dành cho hộ nuôi tôm quy mô nhỏ được thực hiện nhưng chỉ trong sự kết hợp với một chứng nhận cấp quốc tế. Các khía cạnh xã hội khác có thể được nhấn mạnh trong một dự án CSR như thế (bổ sung thêm kinh phí cho giáo dục, các dịch vụ y tế, cơ sở hạ tầng thôn xóm, v.v… bên cạnh việc chi trả cho người nông dân một khoản tiền về tôm được cấp chứng nhận về chất lượng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ muốn một mức giá cao hơn cho sản phẩm được cấp chứng nhận. Và mức bù càng cao, thì người nuôi tôm càng có động lực để tuân thủ các yêu cầu về chứng nhận.

34

010303Ý tưởng tiếp thị cho con tôm của tỉnh Cà Mau

35

Hiện nay, tôm sinh thái mang lại lợi nhuận cao nhất. Nhưng mặc dù các thị trường sản phẩm sinh thái không ngừng tăng trưởng, thì các thị trường tôm sinh thái vẫn còn khiêm tốn (< 1% tổng thị trường tôm toàn thế giới).

Do đó một dự án sinh thái tập trung vào các khách hàng mới ở thị trường châu Âu và thị trường Mỹ nên bắt đầu từ một dự án thí điểm quy mô nhỏ đối với việc nuôi tôm sinh thái ở tỉnh Cà Mau. Tất cả các hộ nuôi tôm cần chuyển sang nuôi tôm sinh thái trên diện tích đó với mục tiêu đạt tối thiểu 100 đến 300 tấn tôm sú. Khu vực sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển trước lũ lụt và bão.

Khu vực nên được chọn làm hạt nhân với mục đích mở rộng việc nuôi sinh thái xung quanh hạt nhân này cùng với việc tăng trưởng các thị trường và doanh số tôm sinh thái52. Ngoài ra, khu vực có vị trí thuận lợi để đi đến trung tâm thu mua hoặc chế biến (các khía cạnh hậu cần là rất quan trọng). Khu vực hạt nhân không nên quá lớn để tránh một tỷ lệ lớn sản lượng sinh thái của khu vực hạt nhân không được bán dưới dạng sản phẩm sinh thái. Một lý do nữa cho việc bắt đầu từ quy mô nhỏ là để chuẩn bị cho các mức gia tăng hàng năm theo tiến độ dự án (ví dụ Năm 1 300 tấn, Năm 2 600 tấn, Năm 3 900 tấn, v.v…).

3.1 Sử dụng chứng nhận để khác biệt hóa trên các thị trường quốc tế

52 Một dự án có thể cố gắng xin hai chứng nhận cho cùng một hộ nuôi (sinh thái và ASC). ASC ít nhất sẽ mang lại một khoản tiền nhỏ lúc mới bắt đầu . Cả hai chứng nhận đều cần có một Hệ thống kiểm soát nội bộ. Dự án có thể bán vào các thị trường sinh thái và các thị trường thông thường. Chừng nào các hộ nuôi không phải chi trả chi phí chứng nhận, đây có thể là một phương án khả thi.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

36

Các khác biệt trên thị trường sẽ là:

a) Khu vực đầu tiên nuôi tôm sinh thái 100%.b) Đảm bảo xác định đầy đủ xuất xứ khi tất cả các hộ nuôi trong một khu vực được đăng ký là nuôi

sinh thái (tránh hai tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt và tất cả các vấn đề có liên quan).

3.2 Kết hợp chứng nhận với bảo tồn thiên nhiên

Chủ dự án nên đầu tư vào việc đánh giá kỹ lưỡng các diện tích nuôi tôm ngay từ lúc đầu. Diện tích rừng ngập mặn hiện có tại mỗi trang trại nuôi, chất lượng rừng sinh thái ở trang trại, tổng số trang trại trong khu vực và tổng diện tích có rừng ngập mặn trong khu vực hạt nhân là một vài trong số các tham số chính cần được đánh giá và ghi chép để xác định một mức cơ sở.

Các khác biệt trên thị trường sẽ là:

a) Dự án bảo đảm được XY héc ta diện tích rừng ngập mặn;b) Dự án bảo đảm thu nhập cho XY hộ nuôi tôm cùng một lúc;c) Trong trường hợp các hộ nuôi tôm sinh thái cần trồng mới rừng ngập mặn: diện tích rừng ngập

mặn được mở rộng thêm XY% trong khu vực hạt nhân; d) Cùng với rừng ngập mặn đã có và trồng mới, dự án có thể cố định các bon với XY tấn các bon đi

ô xít mỗi năm.

Ở bước thứ hai, có thể tạo ra một nguồn thu nhập bổ sung từ việc xây dựng một chương trình chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Cách thiết thực nhất là có được một dự án tín dụng các bon được chứng nhận53 và bán các

tín dụng các bon này bên cạnh con tôm (và các sản phẩm rừng ngập mặn được chứng nhận khác).

3.3 Hợp tác trực tiếp với người mua để xây dựng các chuỗi cung ứng được chứng nhận

Sau khi các hộ nuôi trong khu vực hạt nhân chuyển sang nuôi tôm sinh thái và/hoặc sau khi thực hiện hệ thống chứng nhận nhóm, những người mua tiềm năng sẽ được mời tham quan khu vực hạt nhân. Đây sẽ là điểm bắt đầu trong quá trình xây dựng các quan hệ hợp tác lâu dài với những người mua tiềm năng. Người mua cần phải hiểu rằng dự án nhằm cung cấp tôm sinh thái và đồng thời nhằm tạo ra các giá trị tăng thêm. Các tài sản này có thể được sử dụng cho hoạt động tiếp thị và khác biệt hóa trên chính các thị trường nội địa tương ứng của họ.

Các giá trị gia tăng trước hết là bảo tồn rừng ngập mặn và trồng rừng cũng như là đóng góp tích cực trong việc bảo vệ bờ biển và vành đai bờ biển xanh nhằm làm giảm các thiệt hại do thiên tai gây ra (như cơn bão Linda/Openg năm 1997)54. Ngoài ra, khả năng có được tôm sinh thái và tín dụng các bon có thể có tầm quan trọng đặc biệt đối với một số nhà bán lẻ (không chỉ trên các thị trường thực phẩm sinh thái truyền thống). Người mua có thể hứng thú với việc đầu tư thêm tiền vào việc trồng rừng ngập mặn (và/hoặc tín dụng các bon). Các khu vực thích hợp bên ngoài trang trại nuôi tôm nên nằm trong kế hoạch trồng và quản lý rừng ngập mặn.

53 Sử dụng một chương trình tín dụng các bon tự nguyện.54 Hàng ngàn người đã thiệt mạng, đoàn tàu cá Cà Mau và 200.000 ngôi nhà đã bị phá hủy.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

37

55 Việc hoàn trả lại có thể dựa trên một mức phí cụ thể cho mỗi tấn tôm sinh thái xuất khẩu từ khu vực dự án.

3.4 Chiến dịch xúc tiến một sáng kiến nuôi tôm sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn ở Cà Mau

Một chiến lược như thế cần có sự giúp đỡ và ủng hộ của chính quyền địa phương tỉnh Cà Mau. Trước hết, tỉnh phải quy định rằng ở một số khu vực, tất cả những người nuôi đều phải tuân thủ các quy định về nuôi sinh thái, vì các khu vực này đã được chọn để tạo ra các vùng đệm tự nhiên và bảo vệ rừng ngập mặn hiệu quả.

Chừng nào chưa thành lập được thị trường xuất khẩu, tỉnh sẽ phải hợp tác với các nhà tài trợ quốc tế để chi trả các chi phí phát sinh trong việc xin chứng nhận, thực hiện một Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như là các chi phí xúc tiến (tờ rơi, báo chí, trang web, v.v…). Nên xây dựng một lô gô và tên gọi cho sáng kiến tôm này và tỉnh Cà Mau nên đăng ký lô gô và tên gọi trên các thị trường tôm lớn trên khắp thế giới.

Tên gọi/lô gô này chỉ có thể được sử dụng bởi các công ty xuất khẩu tôm Việt Nam đã được đăng ký (và chứng nhận). Các công ty xuất khẩu đã được chứng nhận phải ký một thỏa thuận giấy phép bổ sung với tỉnh Cà Mau (chủ sở hữu tên gọi/lô gô). Nên đánh giá xem liệu có thể áp dụng cho Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (PGI) hay không nhằm thu hút sự chú ý tới khu vực và để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc cạnh tranh quốc tế.

Chính quyền địa phương nên mời các công ty chế biến tôm tham gia chế biến và xuất khẩu tôm sinh thái từ khu vực hạt nhân. Để tăng doanh số bán, không nên dựa vào sự thực hiện hoặc không thực hiện của chỉ một công ty xuất khẩu. Tùy theo quy mô của khu vực hạt nhân, tỉnh Cà Mau có thể tăng dần số lượng các công ty tham gia. Các công ty hưởng lợi từ sáng kiến tôm sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau có thể trả lại một phần chi phí phát triển sáng kiến mà tỉnh Cà Mau đã bỏ ra55. Người mua ở Mỹ, châu

Hình 3: Đề xuất lô gô / tên gọi cho tôm rừng ngập mặn Cà Mau

Mô hình nuôi tôm rừng ngập mặn tại Cà Mau• Mộtkhuvựcđịalý• 100%hướngtiếpcận• Truyxuấtnguồngốcđầyđủ• Giađình–hộgiađình• Bảovệrừngngậpmặn• Cácgiốngtômbảnđịa• Nuôitômchiphíđầuvàothấp• Cácgiốngtômbảnđịa

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

38

Âu hay ở nơi khác có thể sử dụng tên/lô gô Ca Mau Organic Mangrove Shrimp® nhưng việc này không mang tính bắt buộc.

Chính quyền địa phương nên chỉ định một công ty tiếp thị có kinh nghiệm trong việc xúc tiến hải sản ở nước ngoài (ví dụ VASEP). Nên yêu cầu đơn vị này xúc tiến “Sáng kiến tôm rừng ngập mặn sinh thái 100%” trên khắp thế giới cũng như là cung cấp các tài liệu tiếp thị và tuyên truyền cho các công ty xuất khẩu tôm đã được đăng ký của Việt Nam.

Phương pháp phân tích SWOT dưới đây tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của một sáng kiến như thế. Các xu hướng toàn cầu trên các thị trường bán lẻ lớn hỗ trợ một chiến lược như thế và mang lại nhiều cơ hội cho ngành tôm Cà Mau. Cùng với chính quyền địa phương và một số công ty chế biến/xuất khẩu tận tâm với sự thành công của dự án, có lẽ một chiến lược như vậy sẽ được hoan nghênh trên các thị trường quốc tế. Cụ thể, tất cả các khu vực không phù hợp với nuôi tôm thâm canh (hoặc là tôm sú hoặc là tôm thẻ chân trắng) sẽ được hưởng lợi. Chỉ một sự suy thoái kinh tế toàn cầu, cụ thể là trên các thị trường lớn cho con tôm của Việt Nam, sẽ cản trở một sự thâm nhập thị trường thành công.

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

39

Hìn

h 4:

Phư

ơng

pháp

phâ

n tí

ch S

WO

T ch

o co

n tô

m rừ

ng n

gập

mặn

Mau

Sản

xuất

quy

nhỏ

+ +

+H

ệ th

ống

tôm

rừng

ngậ

p m

ặn +

+ +

+ +

Đầu

vào

thấp

+ +

+10

0% c

ó th

ể tiế

p cậ

n (m

ột k

hu v

ực) +

+ +

+ +

Bảo

vệ rừ

ng n

gập

mặn

/vùn

g ve

n bi

ển +

+ +

+ +

Có th

ể tr

uy x

uất n

guồn

gốc

+ +

+H

ỗ tr

ợ ch

ính

quyề

n đị

a ph

ương

tỉnh

Mau

+ +

+

Chuỗ

i cun

g ứn

g ph

ức tạ

p +

Xu h

ướng

gia

tăng

ở C

à M

au +

+ +

+ +

Tất c

ả cá

c bê

n th

am g

ia c

huỗi

phả

i hỗ

trợ

chiế

n lư

ợc +

+ +

Ch

i phí

chứ

ng n

hận

+Có

thể

kiểm

soá

t +

Xu h

ướng

1: N

guồn

cun

g hả

i sản

bền

vữn

g +

+ +

+ +

Xu h

ướng

2: Đ

a dạ

ng s

inh

học

và D

oanh

ngh

iệp

+Xu

hướ

ng 3

: Các

sản

phẩ

m c

ác-b

on th

ấp +

Xu h

ướng

4: P

hát t

riển

các

thị t

rườn

g si

nh th

ái +

+

Xu h

ướng

5: C

ác d

ịch

vụ h

ệ si

nh th

ái +

i trợ

toàn

cầu

+ +

Tình

hìn

h ki

nh tế

tại c

ác th

ị trư

ờng

chín

h +

+ +

+ +

Cạnh

tran

h vớ

i các

hộ

nuôi

tôm

truy

ền th

ống

+ +

+

Tẩy

chay

tôm

bởi

các

nhó

m m

ôi tr

ường

+ +

c qu

y đị

nh v

ề dá

n nh

ãn s

inh

thái

ví d

ụ ở

Mỹ

Cung

vượ

t cầu

trên

các

thị t

rườn

g qu

ốc tế

G

iá ti

ếp tụ

c tă

ng c

ao +

+ +

Điể

m m

ạnh

Điể

m y

ếu

Cơ h

ội

Ngu

y cơ

Phân

tích

SW

OT

cho

tôm

rừng

ngậ

p m

ặn C

à M

au

Nhu cầu về các sản phẩm tôm được chứng nhận và không được chứng nhận của Việt Nam, nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau

40

Công ty/Tổ chức Mô tả Website

Aldi Nord Đức Siêu thị giảm giá www.aldi-nord.de

Alnatura Đức Chuyên bán lẻ thực phẩm sinh thái www.alnatura.de

Coop Thụy Sỹ Siêu thị bán lẻ www.coop.ch

Delhaize Bỉ Siêu thị bán lẻ www.delhaize.be

Dennree Đức Chuyên bán lẻ thực phẩm sinh thái www.dennree.de

Erich Geiger e.K. Đức Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.fischgeiger.de

Escal Pháp Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.escal.fr

Follow Fish Đức Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.followfish.de

Lidl Đức Siêu thị giảm giá www.lidl.de

Marinex Thụy Sỹ Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.marinex.ch

Naturkost Elkershausen Đức Chuyên bán lẻ thực phẩm sinh thái www.naturkost-elkershaus-en.de

Norma Đức Siêu thị giảm giá www.norma.de

ÖkoFrost Đức Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.oekofrost.de

OSO Pháp Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.madagascar-gambas.com

Ristic AG Đức Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.ristic.com

Tegut Đức Siêu thị bán lẻ www.tegut.com

Uhrenholt A/S Đan Mạch Nhà sản xuất www.uhrenholt.com

Công ty WAB Đức Nhà nhập khẩu/Nhãn hàng riêng www.wab-trading.com

Phụ lục 1: Danh sách các công ty được phỏng vấn trong Đánh giá thị trường của tỉnh Cà Mau 2014