20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 41 L(Ngô-Đình Thc), ri bbuc đi tây, không cho trong x. Cha đi Roma. 9. Cha Đoài.- Người Bc, dáng vóc va phi. Tng là Giám Đốc Vin Dưỡng Lão Vinh Long. Cha đã trng tui, gikhông biết ra sao. 10. Cha Nghĩa.- Khong gn 70, dáng vbình dân như mt nông dân, cao ráo và hơi m, vui tánh hay cười, rt năng động, hc đốn cây đào đất mt cách my cũng cười. Sau Cha vMai Php, Vũng Liêm. 11. Cha Tn.- Cũng trên trung niên mt chút. Cha rt bình d, ít nói. Quê ca Cha Cái Mơn. 12. Cha Khoa.- Còn tr, khong ngoài 30, đẹp trai, mt hng da trng. Dáng vóc rt lin lc như mt lc sĩ. Đốn cây, đào đất không biết mt. Lúc nào cũng cười. Đám trhay kchuyn tiếu lâm cho Cha nghe, Cha cũng cười. Dướng như Cha chăm sóc hđạo Long Khánh, Long Toàn. 13. Cha Đổ.- Cũng trc tui Cha Khoa nhưng có vnghiêm trang, vui vmà ít nói. Dáng cao ráo, đẹp người, da ngâm, mt trái soan, hơi có mn. Cha thường đi theo toán lao động nng. 14. Cha Th.- Là hin thân ca tha th, y như cái tên ca Cha. Cha cùng ctui vi Cha Khoa Cha Đổ nhưng có dáng người mnh mai nht. Cao ráo, hơi m nhưng rt xc vác năng động. Khuôn mt hơi gy, ming hơi móm, cho nên lúc nào thy mt và ming Cha cũng như đang cười, cũng sn sàng tha th. Còn vài vna mà tôi quên, cmoi óc mà cũng đành chu. Nhc li chuyn Cha đi hc mà không ksơ qua vtrường c, môn hc thì chc hơi thiếu. Ngay sau ngày Min Nam được “gii phong”' trường loi này mc lên như nm. Có nhiu cp: cp xã, cp huyn, cp tnh, và cp trung ương thì ra Bc. Riêng ti Trà Vinh cũng có rt nhiu trường, thiên hnô nc rũ nhau đi hc vì nghe nói chcó vài tun là v, “đi sm được vsom”+'. Trường xã, trường huyn ttgom vô khám ln, Ba Trường, Bương Sm, Cây Dương, Láng Cháo vân vân. Khi lên cp 3 thì hc viên vCây Me và Bến Giá. Nhp tri, hc viên phi ttay đốn cây ct trường. Các môn hc thì chú trng hc li nhng môn ca vlòng ca loài người tmy ngàn năm trước, đó là Môn Đào Đất, Môn Đốn cây, Môn Phá rng, lên líp trng cây vi nhng dng cdao búa cuc xng tchế bng tay. “Lao động (tay chưn) là vinh quang”. “Vi sc người si đá cũng thành com”+. Đó là nhng câu nói phát loa vang tri thuy. Các Cha cũng theo “quá trinh”` hc tp như vy. Không cn máy móc. Cái bóc cũng vy, dù có chsthông minh cnào, hiu biết ti đâu, thì cũng ráng mà tdit hay txếp ct cho k. Các hc viên đều được bình đẳng mt cách tuyt đối, và được kêu bng cái tên dthương “Đồng Canh”?, (kiu như mình gi nhau bng Đồng Hương rt thân thương vy), dù cho có chênh lch tui tác như ong-chu. Cha Nghi, Cha Uyn gn 80 tui, cũng được gi mt cách thân ái là Đồng cnh Nghi, Đồng cnh Uyn. Kiu như xướng ngôn trên đài Hà Ni kêu thính gi70, 80 tui là “Các bn nghe đai”` vy. Ngược li mi người phi kêu my “thy” bng Ban hay Anh, dù thy đó tui đáng con cháu, c17, 18 tui thôi. Ban Hai, Ban Tư, Ban By. Anh Đội Ba, Anh Đội Năm, Anh Đội Sáu, vv.. Đã hơn 30 năm, mt shình nh khkính ca các vLinh Mc vn còn để li n tượng đẹp trong tâm khm. Mt nào đó, nhng vy đã góp phn làm nhân chng sng cho mt giai đon lch skquái nht trong Lch SVit Nam. Riêng tnh nhà đã có ti by nhiêu Linh Mc đi hc. Không biết trên toàn lãnh thMin Nam có bao nhiêu, trên hơn mt triu con người được đi hc ti hơn 150 vin đại hc? Mong sao con cháu chúng ta, nhng em sanh t70, 71 trli, sthc mc và thi: Ti sao quí Cha phi đi hc, chuyn nghe như nói láo vy? Có tht vy sao? Ri ssuy ra ti sao ông bà mình hàng triu người phi đi ra sng nước ngoài mà trong lch scũng chưa tùng xy ra. Ti sao khi thì bkêu là “bn phn quoc”^', khi thì được thân ái gi là “bà con Vit kieu”^` nước ngoài?? Sao kquá vy? Xin chi nhng người ln tui hin đang còn sng thì sđược nghe gii thích cthhơn. Và ti đây, các em cháu chc đã hiu mt cách thu đáo “đi-hoc”. là gì. Tám L“Hc vin Bến Giá Đại hc máu

Vöông Quoác Phuø Namaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_041.pdfthì được thân ái gọi là “bà con Việt kieu”^` nước ngoài?? Sao kỳ quá vậy? Xin cứ hỏi

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 41

Lộ (Ngô-Đình Thục), rồi bị buộc đi tây, không cho ở trong xứ. Cha đi Roma.

9. Cha Đoài.- Người Bắc, dáng vóc vừa phải. Từng là Giám

Đốc Viện Dưỡng Lão Vinh Long. Cha đã trọng tuổi, giờ không biết ra sao.

10. Cha Nghĩa.- Khoảng gần 70, dáng vẻ bình dân như một

nông dân, cao ráo và hơi ốm, vui tánh hay cười, rất năng động, học đốn cây đào đất mệt cách mấy cũng cười. Sau Cha về ở Mai Phốp, Vũng Liêm.

11. Cha Tấn.- Cũng trên trung niên một chút. Cha rất bình

dị, ít nói. Quê của Cha ở Cái Mơn. 12. Cha Khoa.- Còn trẻ, khoảng ngoài 30, đẹp trai, mặt hồng

da trắng. Dáng vóc rất liền lạc như một lực sĩ. Đốn cây, đào đất không biết mệt. Lúc nào cũng cười. Đám trẻ hay kể chuyện tiếu lâm cho Cha nghe, Cha cũng cười. Dướng như Cha chăm sóc họ đạo Long Khánh, Long Toàn.

13. Cha Đổ.- Cũng trạc tuổi Cha Khoa nhưng có vẽ nghiêm

trang, vui vẻ mà ít nói. Dáng cao ráo, đẹp người, da ngâm, mặt trái soan, hơi có mụn. Cha thường đi theo toán lao động nặng.

14. Cha Thứ.- Là hiện thân của tha thứ, y như cái tên của

Cha. Cha cùng cỡ tuối với Cha Khoa Cha Đổ nhưng có dáng người mảnh mai nhứt. Cao ráo, hơi ốm nhưng rất xốc vác năng động. Khuôn mặt hơi gẫy, miệng hơi móm, cho nên lúc nào thấy mắt và miệng Cha cũng như đang cười, cũng sẳn sàng tha thứ.

Còn vài vị nữa mà tôi quên, cố moi óc mà cũng đành chịu.

Nhắc lại chuyện Cha đi học mà không kể sơ qua về trường ốc, môn học thì chắc hơi thiếu. Ngay sau ngày Miền Nam được “giải phong”' trường loại này mọc lên như nấm. Có nhiều cấp: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp trung ương thì ra Bắc. Riêng tại Trà Vinh cũng có rất nhiều trường, thiên hạ nô nức rũ nhau đi học vì nghe nói chỉ có vài tuần là về, “đi sớm được về som”+'. Trường xã, trường huyện từ từ gom vô khám lớn, Ba Trường, Bương Sẩm, Cây Dương, Láng Cháo vân vân. Khi lên cấp 3 thì học viên về Cây Me và Bến Giá. Nhập trại, học viên phải tự tay đốn cây cất trường. Các môn học thì chú trọng học lại những môn của vở lòng của loài người từ mấy ngàn năm trước, đó là Môn Đào Đất, Môn Đốn cây, Môn Phá rừng, lên líp trồng cây với những dụng cụ dao búa cuốc xẻng tự chế bằng tay. “Lao động (tay chưn) là vinh quang”. “Với sức người sỏi đá cũng thành com”+. Đó là những câu nói phát loa vang trời thuở

ấy. Các Cha cũng theo “quá trinh”` học tập như vậy. Không cần máy móc. Cái bộ óc cũng vậy, dù có chỉ số thông minh cỡ nào, hiểu biết tới đâu, thì cũng ráng mà tự diệt hay tự xếp cất cho kỹ. Các học viên đều được bình đẳng một cách tuyệt đối, và được kêu bằng cái tên dễ thương “Đồng Canh”?, (kiểu như mình gọi nhau bằng Đồng Hương rất thân thương vậy), dù cho có chênh lệch tuổi tác như ong-chấu. Cha Nghi, Cha Uyễn gần 80 tuổi, cũng được gọi một cách thân ái là Đồng cảnh Nghi, Đồng cảnh Uyễn. Kiểu như cô xướng ngôn trên đài Hà Nội kêu thính giả 70, 80 tuổi là “Các bạn nghe đai”` vậy. Ngược lại mọi người phải kêu mấy “thầy” bằng Ban hay Anh, dù thầy đó tuổi đáng con cháu, cỡ 17, 18 tuổi thôi. Ban Hai, Ban Tư, Ban Bảy. Anh Đội Ba, Anh Đội Năm, Anh Đội Sáu, vv..

Đã hơn 30 năm, một số hình ảnh khả kính của các vị Linh Mục vẫn còn để lại ấn tượng đẹp trong tâm khảm. Mặt nào đó, những vị ấy đã góp phần làm nhân chứng sống cho một giai đoạn lịch sử kỳ quái nhứt trong Lịch Sử Việt Nam. Riêng tỉnh nhà đã có tới bấy nhiêu Linh Mục đi học. Không biết trên toàn lãnh thổ Miền Nam có bao nhiêu, trên hơn một triệu con người được đi học tại hơn 150 viện đại học? Mong sao con cháu chúng ta, những em sanh từ 70, 71 trở lại, sẽ thắc mắc và tự hỏi: Tại sao quí Cha phải đi học, chuyện nghe như nói láo vậy? Có thật vậy sao? Rồi sẽ suy ra tại sao ông bà mình hàng triệu người phải đi ra sống ở nước ngoài mà trong lịch sử cũng chưa tùng xảy ra. Tại sao khi thì bị kêu là “bọn phản quoc”^', khi thì được thân ái gọi là “bà con Việt kieu”^` nước ngoài?? Sao kỳ quá vậy? Xin cứ hỏi những người lớn tuổi hiện đang còn sống thì sẽ được nghe giải thích cụ thể hơn. Và tới đây, các em cháu chắc đã hiểu một cách thấu đáo “đi-hoc”. là gì.

Tám Lọ “Học viện Bến Giá

Đại học máu

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 42

Tuoåi Chieàu

Boùng chieàu öôm raùng ñoû,

Queâ nhaø xa, raát xa!

Chim hoang bay veà toå,

Moät mình, ta vôùi ta!

Xuaân moøn oâm naéng haï,

Beán cuõ vuït muø khôi,

Troâi theo doøng thieân coå,

Moät mình, ta chôi vôi!

Tuoåi moøn ñoùn Xuaân sang

Hoa coû cuõng lôõ laøng,

Gioù Xuaân haèng muoân thuôû,

Xua ta veà mieân man!

Moät thôøi qua baõo löûa,

Moät thuôû vöôït ñaïi döông.

Giôø tuoåi chieàu!.. Traên trôû,

Cöù moäng thaáy... queâ höông!

Lâm Thanh Tháng 2/2008

Xuaân Biết rằng Xuân đến rồi xuân đi

Muốn giữ được Xuân có khó chi Thanh tịnh trong lòng Xuân còn mãi

Tự hỏi xem ta muốn làm gì

Muốn được thanh tịnh cần sáng suốt Vui sống cuộc đời để đón Xuân Quân bình điều có và mong ước Vượt qua danh sắc và chức tước

Làm sao biết được lòng thanh tịnh Không chấp người, mà biết trách ta

Phiền não là do ta tạo ra Diệt được lòng ta sẽ thanh tịnh

Xuân đến với người đầy tình thương Lòng thương vô tư tâm bình thường Đem Xuân hy vọng tạo duyên lành Lòng được thanh tịnh đời vui sướng

Đón Xuân là giữ Xuân trong lòng

Không nóng không giận tránh lỗi lầm Lòng vẫn ấm dù Thu hay Đông Xuân đến xuân đi đều do TÂM.

Taám Loøng Biết được ai cũng có tấm lòng

Lòng nầy làm chủ mọi hành động Thân nầy chỉ theo lòng nầy sống

Cùng chung sinh sống phải thật lòng

Biết rõ những gì cần biết rõ Thân nầy chỉ là tạm thời có

Không lâu thân nầy không còn đó Hiểu được lòng nầy không chấp có

Biết được chân lý tính vô thường Cố giữ lòng nầy được cao thượng Đối xử với nhau tâm bình thường Không chấp lời người là lý tưởng]

Lòng nầy cần biết gì nên làm Hãy bỏ tật xấu và lòng tham

Học cách làm người tránh lỗi lầm Nhịn được lòng nầy bớt nóng giận

Hiểu nhau quý nhau một tấm lòng Giúp đở lẫn nhau không kể công

Một khi thân nầy đã hư hỏng Lòng này còn mãi trong đời sống

Năm 2008

Ngô Văn Thành

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 43

Vöông Quoác Phuø Nam

Vĩnh Trường Theo các nhà khảo cổ và nghiên cứu lịch sử, vào khoảng 12,000 năm trước Công nguyên, cuối thời đại Băng Hà (Ice age) khu vực bán đảo Ấn-Trung (Indo-China) trước nhất đã có những cư dân Nam Đảo (Australoid) cư ngụ. Sau đó những giải đất nối liền giữa Mã Lai, các đảo Indonesia và Úc Châu bị chìm dần xuống biển, nên nhiều nhóm người như Mã Lai, Đa Đảo (Malayo- Polynésien) đã di cư đến chiếm ngụ trong vùng Đông Nam Á Châu. Những cư dân sống trên đất liền cũng như bán đảo trong vùng Nam Á nầy dần dần đã khởi dậy một nền văn minh mới trong thiên kỷ trước đây. Và nền văn minh nầy ảnh hưởng rất nhiều của Ấn Độ vì là một hệ quả do sự phát triển thương mãi trong vùng Ấn Độ Dương. Kinh Vệ Đà, tôn giáo của Ấn, chính trị, văn học, thần học, mỹ thuật dần dà trở nên phổ cập sâu rộng trong toàn vùng Đông Nam Á thời đó. Trong số đó có nhóm Môn-Khmer định cư trên vùng bán đảo Ấn Trung mà sau đó trở thành những Vương Quốc Phù Nam và Chân Lạp và họ đã trở thành những bộ tộc có ảnh hưởng lớn nhất trong vùng.

Vùng bán đảo Ấn-Trung ngày nay bao gồm Việt Nam, Lào, Kampuchea và Thái Lan với những cánh đồng trù phú nằm dọc theo con sông Cữu Long và Biển Hồ Tonlé Sap đã là nơi định cư của nhiều bộ tộc đã phát triển thành những vương quốc như Đại Việt, Chàm, Ai Lao, Chân Lạp và Xiêm La. Từ 4,000 năm trước Công nguyên, nền văn hóa Đông Sơn đã phát triển vững chắc trong vùng miền Bắc Việt Nam cho đến khi Mã Viện xâm lăng và tàn phá, trong khi

phần còn lại của bán đảo ảnh hưởng mạnh bởi nền văn hóa Ấn Độ. Phù Nam Từ thế kỷ đầu sau Tây Lịch, vương quốc sớm nhất thành hình ở thời kỳ này được biết đến là Phù Nam (Funan). Phù Nam là một quốc gia ven biển mà trung tâm là vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và miền Nam Kampuchea, cư dân hầu hết là người Mã Lai-Đa Đảo (Malayo- Polynésien) có truyền thống hàng hải và thương nghiệp khá phát triển. Theo truyền thuyết, có một Chàng trai Bà La Môn tên là Kaundinya từ biển đến và lấy nàng Công Chúa Liểu Diệp (Sao Ma) con của Vua Nagas rồi dựng nên đất nước Phù Nam. Vương quốc nầy tồn tại từ đầu Công Nguyên đến khoảng năm 630, rất ít người biết tới thời bấy giờ do hiện nay gần như không có nhiều tài liệu lịch sử đánh dấu sự hiện diện của nó, ngoại trừ các di chỉ khảo cổ (văn hóa Óc Eo) đã được phát hiện rải rác từ Cát Tiên (Lâm Đồng) tới Tây Ninh, Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau. Những chứng tích liên hệ đến La Mã, Trung Hoa, Ấn Độ minh chứng một sự phồn thịnh về thương mãi một thời, do đó Vương quốc Phù Nam là một quốc gia được cho là tồn tại dọc theo khu vực đồng bằng Sông Cữu Long, từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, bị suy yếu do sự xung đột và chia rẽ nội bộ gây nên và rồi bị thôn tính bởi các quốc gia xung quanh mới nổi lên như Chân Lạp, Chăm pa

Quyển sách có niên đại sớm nhất đề cập tới Phù Nam là “Dị vật chí” của Dương Phù thời Đông Hán (25-220). Theo đó thì Phù Nam là một Vương Quốc ở phía Nam của Lâm Ấp (Chămpa), là một quốc gia rộng lớn theo Bà La Môn giáo với một đế chế có nhiều thuộc quốc, trải rộng từ khu tam giác châu thổ sông Cữu Long xuống phía Nam tới Malaysia, về phía Tây tới tận Miến Điện.

Đến thời Tam Quốc (220-280), Phù Nam đã thiết lập quan hệ bang giao với nước Đông Ngô. Theo Ngô thư thì vào tháng Chạp năm Xích Ô thứ sáu (243 sau Công nguyên), Vua Phù Nam là Phạm Chiên (Fan Chan 225-250) sai sứ triều cống những phương vật và cử một đoàn nhạc công đến trình diển ở Kiến Phương (Nam Kinh ngày nay). Vua Ngô là Tôn Quyền rất ái mộ bèn sai kiến lập một học viện âm nhạc Phù Nam ngay tại kinh đô và cử Tuyên hoá tòng sự Chu Ứng cùng Trung lang Khang Thái đi sứ các nước phía Nam, trong đó có Phù Nam. Vua các nước Phù Nam, Lâm Ấp và Minh Đường đều sai sứ dâng cống. Sau

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 44

khi đi sứ về, Khang Thái có viết quyển “Phù Nam thổ tục” còn gọi là Phù Nam truyện mô tả đời sống, phong tục, tôn giáo và triều chính của xứ Phù Nam.

Về sau, các sách có niên đại muộn hơn vào các thế kỷ VI-VII như Trần thư, Tuỳ thư, Thông điển, Tân Đường thư... đều có chép khá tỉ mỷ về Phù Nam. Như vậy, nguồn sử liệu thư tịch của Trung Hoa không chỉ ghi nhận sự tồn tại của Vương quốc Phù Nam ở vùng đồng bằng sông Cữu Long, mà còn ghi nhận các mối quan hệ rộng rãi và rất thường xuyên của vương quốc này với các triều đại phong kiến Trung Hoa.

Theo Phù Nam Truyện của Khang Thái thì cư dân Phù Nam da màu sậm (dark skin) thường ở nhà sàn, sống tập trung dọc theo sông Cữu Long và khu vực Biển Hồ Tonlé Sap. Mọi việc di chuyển và liên lạc đều dùng phương tiện thủy vận trên sông ngòi. Đa số cư dân sản xuất nông nghiệp, kết hợp với các nghề hàng hải, thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển. Phật giáo và Bà La Môn giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc rất được ưa chuộng. Xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bính dân và nô lệ.

Trong suốt thời kỳ mở rộng ảnh hưởng từ thế kỷ III đến thế kỷ VI, Phù Nam đã phát triển đội thương thuyền và mở rộng ngành hàng hải và do đó trở thành một vương quốc hùng mạnh trong khu vực. Theo sử liệu Trung Hoa, các vua Phù Nam bắt đầu từ đời thứ 5 là Phạm Mạn (Fan Shih-man) đã liên tục thôn tính hơn 10 nước ở phương Tây mở rộng lãnh thổ đến 5,6 nghìn dặm bao gồm các nước Đô Côn, Cửu Trì, Đốn Tốn, Xích Thổ, Bàn Bàn, Đan Đan...những tiểu quốc này đều nằm trên bán đảo Mã Lai và một phần hạ lưu sông Mê Nam. Mức độ phụ thuộc của các tiểu quốc này được gọi là thuộc quốc, hoặc chi nhánh của Phù Nam. Đến thế kỷ V, tiểu quốc của người Cát Miệt ở vùng Biển Hồ Tonle Sap cũng trở thành một thuộc quốc. Cát Miệt là phiên âm chữ Khmer, thuộc quốc này về sau có tên gọi là Chân Lạp (Tchenla).

Thủ đô của Phù Nam là Vyadhapura ("City of the Hunters" in Sanskrit) trong thị trấn Phumi Banam thuộc tỉnh Prey Veng Kampuchea ngày nay, về sau có

lẻ thiên đô về Oc Eo (Kattigara: theo tài liệu của geographer Claudius Ptolemy vào thế kỷ thứ 2 ). Phù Nam là tên do hai Sứ thần Trung Hoa phiên âm từ chử “phnam”trong ngôn ngữ cổ Khmer có nghỉa là “Núi”, chứ thật sự người Phù-Nam gọi họ là gì đến giờ chưa ai được biết.

Biểu tượng quan trọng của Vua Phù Nam là “Vua của Núi” (King of the Mountain) hoàn toàn được mọi người dân trong vương quốc kính trọng. Nền kinh tế của Phù Nam tùy thuộc vào sản phẩm thừa thải lúa gạo nhờ hệ thống dẩn thủy nhập điền chằng chịt. Ngành thương mãi hàng hải đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phồn thịnh của Phù Nam mà chứng tích còn lưu lại tại thương cảng Ốc Eo (huyện Thọai Sơn dưới chân Núi Ba Thê Long Xuyên Việt Nam ngày nay) bao gồm những di tích kiến trúc và hiện vật của La Mã, Ba Tư, Ấn Độ và Hy Lạp.

Trong thời kỳ cường thịnh vào những thế kỷ II và III, Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng, chi phối toàn bộ vùng vịnh Thái Lan và kiểm soát con đường giao thông hàng hải huyết mạch Quốc Tế từ phía Nam bán đảo Ấn Trung sang Ấn Độ qua eo Kra (mũi phía Nam của bán đảo Malaysia). Từ trước Công nguyên, các nhà nghiên cứu lịch sử đã chứng minh được rằng một đường giao thông hàng hải quốc tế đã được hình thành suốt từ thế giới La Mã tận Âu Châu tới đế quốc Hán ở phương Đông. Con đường khởi từ Địa Trung Hải qua Ai Cập vòng qua bán đảo Á-Rập đến Ấn Độ rồi vòng qua quần đảo Indonesia tới Phù Nam sang Giao Châu và Trung Hoa.

Bán đảo Ấn Trung vào thế kỷ V

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 45

Theo lịch sử Việt Nam, từ năm 222 đến năm 280, Giao Châu đang bị nhà Đông Ngô cai trị do Đào Hoàng làm Giao Châu Mục. Đất Giao Châu thời nầy gồm bốn quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cữu Chân và Nhật Nam, thủ phủ đóng tại Long Biên. Các quan lại nhà Ngô thì rất tham tàn vơ vét của dân nên dân chúng chống đối, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Bên trong thì quan lại nhũng lạm, bên ngoài thì ngoại nhân cướp phá. Năm 270 Vua nước Lâm Ấp là Phạm Hùng liên kết với nước Phù Nam (triều đại Fan Siyun 250-289) sang tấn công và cướp phá ở hai quận Cữu Chân và Nhật Nam.

Vào đầu thế kỷ thứ 5, Phù Nam đã kiểm soát toàn vùng hạ lưu sông Cữu Long và quanh vùng Biển Hồ Tonle Sap buộc các tiểu quốc chung quanh phải triều cống. Đế quốc bao gồm một vùng bao la đến tận Miến Điện mà ngày nay gồm các vùng như Nam Lào, Kampuchea, Thái Lan, và miền Bắc của bán đảo Mã lai. Cuối thế kỷ thứ 5 tất cả mọi hình thức triều chính, kiến trúc, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp… đều rập khuôn theo kiểu Ấn Độ.

Sau một thời kỳ phát triển rực rỡ, đế chế Phù Nam khởi đầu quá trình tan rả vào đầu thế kỷ VI, những xung đột nội bộ đưa đến tranh chấp vũ lực khiến cho vương triều suy yếu. Trong lúc đó nước láng giềng Chân Lạp do người Khmer thành lập ở vùng trung lưu sông Cữu Long và khu vực phía Bắc Biển Hồ Tonle Sap, lấy nông nghiệp làm nguồn lợi chính. Là một thuộc quốc của Phù Nam, Chân Lạp đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc hùng mạnh độc lập vào thế kỷ VI và nhân sự suy yếu của Phù Nam đã lấn áp và tấn công chiếm lấy một phần lãnh thổ của đế chế này vào đầu thế kỷ VII. Phần lớn lãnh thổ đó hầu hết là vùng đất Nam Việt Nam ngày nay.

Sách Tùy thư chép rằng nước Chân Lạp ở về phía Tây Nam Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đã đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam. Sách Tân Đường thư viết thêm rằng vào đầu niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627-649) “Trong nước Phù Nam có thay đổi lớn, nhà Vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về Na Phất Na”. Theo các nhà nghiên cứu thì Na Phát Na là một vùng ở miền Tây sông Hậu (có thể là Trà Vinh không chừng ? ) Căn cứ vào sự kiện năm 627 Phù Nam còn đến tiến cống nhà Đường, có thể chắc chắn sự việc nước Phù Nam bị tiêu diệt phải xảy ra sau năm này.

Vương Quốc Chân Lạp xâm lăng Phù Nam :

Vào đầu thế kỷ 5, ở khu vực miền Trung, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan ngày nay, hình thành một vương quốc mới có tên là Chân Lạp (Tchenla)

của bộ tộc người Môn-Khmer, vương quốc này dần lớn mạnh và cuối cùng họ xâm lấn và sát nhập Phù Nam vào lãnh thổ của mình vào đầu thế kỷ 8.

Thủ đô có thể tại Champasak (thuộc Hạ Lào ngày nay). Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ đó là Chăm Pa ở phía đông, Phù Nam ở phía Nam và Pyu (thuộc Myanma ngày nay) ở về phía Tây bắc. Chân Lạp lớn mạnh dần lên và lấn lướt dần Phù Nam. Đến thế kỷ 6 thì họ đã xâm chiếm được miền bắc của Phù Nam và đến đầu thế kỷ 7 thì họ hoàn toàn tiêu diệt Phù Nam và sát nhập vào lãnh thổ của mình.

Triều đại các vị vua của Chân Lạp theo truyền thuyết có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Kampu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, từ rắn biến thành thiếu nữ). Từ ngữ "Kampu" cũng bắt nguồn cho tên gọi của Kampuchea sau này.

Vương quốc Chân Lạp tồn tại từ năm 630 đến 707 thì phân chia ra thành hai lãnh thổ là Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Thủy Chân Lạp là vùng lảnh thổ thuộc đồng bằng sông Cữu Long ở Việt Nam và miền nam Kampuchea ngày nay. Đầu thế kỷ 9, Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp thống nhất lại và mở ra thời kỳ huy hoàng của Đế quốc Khmer.

Tiền của Phù Nam

Chứng Tích khảo cổ về Phù Nam

Bắt đầu từ năm 1942 nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret đã tiến hành một cuộc khai quật ở nhiều địa điểm khác nhau trên cánh đồng Oc Eo bên

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 46

chân núi Ba Thê (thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay) đến tháng 4-1944 nhiều di tích kiến trúc và hiện vật quý đã phát hiện. Những công bố sau đó của Louis Malleret về những di vật tìm thấy trong di chỉ này là bằng chứng về vương quốc Phù Nam cổ xưa, ước vào đầu công nguyên đến thế kỷ VII, đã gây chấn động trong giới khảo cổ học thế giới.

Tuy rẳng tuổi địa chất không cao nhưng đồng bằng sông Cửu Long đã một thời vang bóng một nền văn minh đầu tiên của con người trên địa cầu. Những gì tìm được sơ khởi cũng đã cho thấy dấu vết của thời đại Đồ Đá mới bước sang thời đại kim khí, cư dân nơi này cũng đã biết canh nông và đã có sự giao lưu với các nền văn hoá trong khu vực rộng lớn từ biển Đông Thái Bình Dương trải dài về phía Tây tới tận vịnh Bengan Ấn Độ.

(hình trái: một ngôi nhà tại Oc Eo của cư dân Phù Nam trên 1750 tuổi; hình phải: The Funan statues)

Những di vật tìm thấy và những phát hiện mới

về văn hoá Óc Eo trong thời gian gần đây cho thấy nền văn hoá này phổ cập rất nhiều trên các tỉnh Long An (Gò Rộc Thanh, Gò Năm Tước), Đồng Tháp (Gò Tháp), An Giang, Kiên Giang (Cạnh Đền) và nhiều địa điểm khác trên khắp miền Nam Việt Nam.

Sự phát hiện ngày một phong phú đã dẫn đến những nhận định khác nhau về vai trò của khu di chỉ Oc Eo trong vương quốc cổ: “là một đô thị rộng lớn, một thương cảng phồn vinh, một trung tâm kinh tế sống động với mối quan hệ giao thương Âu-Á khá rộng rải. Đồng thời, đô thị Oc Eo xưa cũng là một di tích tiêu biểu cho nền văn minh của một quốc gia cổ hình thành vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á” (theo Louis Malleret); hơn nửa “vùng di tích quanh núi Ba Thê với phạm vi rộng lớn tập trung nhiều di tích thờ cúng, lăng mộ, thật sự là một trung tâm lớn, đã qui tụ nhiều tinh hoa kỹ thuật, nghệ thuật của nền văn hoá

này. Từ vị trí được xác định như vậy, chắc hẳn Oc Eo là trung tâm đô hội lớn nhất của toàn bộ nền văn hoá Phù Nam.

Những cổ vật thuộc Văn hóa Oc Eo

Dưới những hố khai quật ở Oc Eo đã tìm thấy nhiều di cốt của vật nuôi như chó, heo, gà, mèo. Trong những hình khắc trên vật dụng và trang sức bằng gốm, đồng và vàng có hình voi được đóng bành trên lưng.

Thuần dưỡng được loài đại súc vật như voi để làm công cụ, chứng tỏ cư dân Phù Nam cổ đã có một trình độ phát triển rất cao. Việc này thư tịch cổ Trung Quốc còn ghi: “Họ (Phù Nam) có 5.000 voi chiến, khi Trúc Chiên Đàn (vua Phù Nam) xưng vương, sai sứ sang cống voi đã thuần dưỡng” (Tân Đường Thư). Đoạn thư tịch trên còn là bằng chứng: Phù Nam khi ấy đã là một quốc gia cường thịnh.

Những mẫu lúa ở các di tích nền Chùa ở Oc Eo có dạng hạt tròn và nghề trồng lúa ở Oc Eo thuộc dạng đầm lầy, đã sử dụng hình thức kênh rạch (dẩn thủy nhập điền) để hỗ trợ cho cây lúa, và không xa nơi trồng lúa, còn bạt ngàn cả từng vạt lúa hoang dại.

Nhưng thủ công nghiệp mới là hoạt động nổi bật nhất. Người ta đã tìm thấy nhiều sản phẩm rất đa dạng đủ kích cở từ những tượng thờ như tượng Phật,

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 47

tượng Thần bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng, những linh vật thờ cúng như yoni và linga đến đồ trang sức, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng được chế tạo từ vàng, bạc, đồng, sắt, đá quí, gỗ, đất nung, thậm chí có cả thuỷ tinh nhiều màu. Không chỉ thế, rất nhiều dụng cụ để chế tác ra các sản phẩm này cũng được tìm thấy từ dấu vết lò nung, nguyên liệu, phế liệu, những vết quặng nung chảy cho đến con lăn, bàn nghiền, cối, chày, nồi nấu, khuôn đổ, bàn mài… Nhiều nghề thủ công này cho thấy có nguồn gốc ngoại nhập, nhưng đã được thiết lập tại chỗ để sản xuất cho nhu cầu nội địa và có thể cả cho xuất khẩu. Trong Lương thư và Tân Đường Thư còn ghi: “Xứ Phù Nam xuất vàng, đồng, thiết, trầm hương, ngà voi, công, chim thằng chài, vẹt ngũ sắc. Dân Phù Nam tìm thấy kim cương rất nhiều dưới lòng sông, trên núi đá. Dân chúng lặn xuống nước, mò kiếm dễ dàng. Xứ đó xuất kim cương”.

Di tích cổ thành Oc Eo

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cũng không khỏi

bối rối để phân biệt sản phẩm nào được sản xuất và đâu là những món hàng du nhập. Người ta tìm thấy ở đây từ những tấm huy chương của các vương triều La Mã, gương đồng Đông Hán, tượng Phật Bắc Nguỵ, tượng thần Bà-la-môn Ấn Độ, cho đến đồ trang sức, vật dụng sinh hoạt của các khu vực khác đương thời ở Đông Nam Á.

Một điểm nữa cũng đáng lưu ý hầu hết những dụng cụ đồ đá tìm thấy ở vùng di chỉ này đều chỉ là công cụ dành cho sản xuất, không tìm thấy công cụ cho sinh hoạt.

Như vậy, Phù Nam là một quốc gia có cư dân và truyền thống văn hóa riêng của mình. Với hiểu biết khoa học cho thấy đó là quốc gia hình thành và phát triển trên vùng đất có vị trí giao thoa nên có nhiều lớp cư dân sống chung trong một cộng đồng. Căn cứ vào những tư liệu thư tịch, những đặc điểm phổ biến của văn hóa Óc Eo qua các di vật khảo cổ, có thể nhận ra rằng bộ phận cư dân chủ yếu của vương quốc Phù Nam có quan hệ mật thiết với truyền thống văn hóa của người Mã Lai- Đa Đảo.

Trong khi Phù Nam mở rộng ảnh hưởng về phía Tây đã biến một số cư dân bán đảo Mã Lai, vùng hạ lưu sông Mê Nam và Biển Hồ Tongle Sap thành thuộc quốc. Vào cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu, các thuộc quốc lần lượt trở thành các vương quốc độc lập. Riêng Chân Lạp, nhân cơ hội đó đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Cữu Long. Như vậy, từ chỗ là một thuộc quốc của Phù Nam - một quốc gia độc lập và hùng mạnh, sau năm 627, vùng đất Nam Việt Nam đã bị Chân Lạp đánh chiếm.

Vĩnh Trường Tài liệu tham khảo : - Vương Quốc Phù Nam trên wikipedia.org - Kambuja From Wikipedia, the free encyclopedia. - Nhìn lại Sử Việt của Lê Mạnh Hùng, Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ năm 2007. - Phế đô Vương Quốc Phù Nam của Nguyễn Trọng Tín. - Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Thô Traàn Theá Phong

Beán Cuõ

Lâu lắm không về qua chốn cũ Con đò đã bỏ bến sông quê

Gió lay sương rụng cành rưng lệ Một kẻ lang thang lạc lối, về

Chốn cũ còn đây người đã khác Mủi lòng sông nước nhớ vì đâu

Bao năm cách biệt từ dâu bể Hoa tím Lục Bình trôi đã lâu

Chân bước ngại ngùng qua bến vắng

Tiếng hò cô lái vọng đau thương Dáng xưa heo hút hồn năm cũ

Nắng dọi xuyên cành bóng cô đơn

Bến cũ ngậm ngùi sông Hậu ơi Nước nguồn đỏ thẫm chảy về xuôi

Rưng rưng lòng nặng tình sông máu Đeo đẳng hồn quê cả cuộc đời

Và như thể Dã Tràng trên cát

Cúi xuống đời tìm dấu chân qua Trong vô vọng cát đùa xa lạ

Sóng hồn nhiên dợn ánh chiều tà

Trần thế Phong

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 48

Five Types of Water making your Body, Your Life And Your Environment Beautiful

Sanitary Water Strong acidic water has excellent disinfecting power that can prevent food poisoning. Use it to clean and sterilize your produce meat and cookware.

Healthy Water Kangen Water makes your drinking and dishes more flavored

Environment Friendly Water Strong Kangen Water, which is certainly water but has a strong cleaning effect as a detergent,

preserves hygiene in your daily life

Water For Beauty Weak Acidic Water use for beauty. Acidic water is known to effectively tone your skin. It help to tone your skin after a bath or shower , or to help close your pores after washing your face.

Clean Water When taking medication or in baby formula. The three-layered, high-powered water filter removes not only chlorine but also matters such as rust, impurities and lead and you will obtain delicious clean water that contains needed minerals. Don’t forget to use clean water when you prepare your baby formula or when you take medication.

Leveluk SD 1587 Chico Ave. S. El Monte, CA 91733 web:www.aquadew.com Experience the power of IONIZED WATER for a healthier lifestyle Approved as a medical device by The Japanese Ministry of Labor And Welfare

Free Water Demonstration, Please Call : Châu Muội : 626 – 233 - 3833 Cell

626 – 454 - 3325

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 49

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 50

Trung Quoác ñaõ thöùc daäy roài …

theá giôùi coù run sôï chöa ? B.S.Nguyễn Lưu Viên.

Sở dĩ tôi đề tựa của bài này như trên là bởi vì hồi năm 1973, chánh-trị-gia và văn-hào Pháp Alain Peyrefitte (de l’Académie Francaise) có viết một quyển sách tựa là : “Quand la Chine s’éveillera… le monde tremblera “ (Khi nào Trung-quốc thức dậy… thì thế giới sẽ run sợ). mà theo tác giả thì câu đó chính là câu của Napoléon Ier nói hồi năm1816, sau khi đọc bài “Voyage en Chine et en Tartarie” của lord Macartney, người đại-sứ đầu tiên của Anh-quốc ở Trung-hoa [thời vua Càn Long]. Sách của Ông Peyrefitte được tái bản và cập-nhựt năm 1980, năm 1989, và năm 1990.

Rồi gần đây, ngày 26 th.10 -2006.Tổng Thống Pháp Jacques Chirac trong chuyến công-du (lần thứ tư) sang Trung-quốc, đã tuyên bố với sinh-viên trong Viện Đại-Học BắcKinh rằng: “ Ngày mai, Trung quốc sẽ là một trong những đại-cường-quốc, nếu không phải là cường quốc mạnh nhứt của thế giới [“Demain la Chine sera une des grandes puissances sinon la plus grande puissance du monde”] Và nguyên Thủ-Tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin, trong cùng phái-đòan, thì tuyên bố răng: “ Đối với con cái của chúng tôi, tiêu-chuẩn phải đạt được không còn là Mỹ nữa mà là Trung-quốc” [“ Pour nos enfants, la norme ne sera plus Américaine mais Chinoise”.]Tức là Trung-quốc đã thức dậy rồi,..

Phần lớn những nhà phân tách chánh trị đều cho rằng đó là công của Ông Đặng Tiểu Bình. Đúng. Nhưng không phải là đầu hôm sớm mai, một sớm một chiều, mà dân Trung Quốc hơn một tỷ ngưồi, chấp nhận những sự thay đổi kể cả về tư tưởng để cùng nhau <<thức dậy>>. Nhà văn Hồ Thích [Hu Shi 1891-1962] hồi năm 1941 đã đặt câu hỏi: “Dân chủ của Trung quốc có một nền tảng lịch sử hay không ?“ và đã trả lời là nguồn gốc tư tưởng dân chủ của Tàu đã có từ thời Khổng Tử và Mạnh Tử.

Thì chúng ta dọc trong sách “Khổng Học Đăng” của Cụ Phan Bội Châu ở tr.290 có câu: Thi vấn: lạc chi quân tử,dân chi phụ mẫu;dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi; thử chi vị dân chi phụ mẫu. Nghỉa là : Kinh Thi có nói rằng:Vui vẽ vậy thay người quân tử, làm cha mẹ của dân; cái gì mà dân vui ham thì mình cũng vui ham theo : cái gì mà dân ghét thì mình cũng ghét theo: như vậy mới bảo là cha mẹ của dân. Bốn chữ “dân chi phụ mẫu “ là có ý xem dân như con của mình, thương yêu nó như thương yêu con mình: cái gì nó muốn thì mình cũng muốn cái đó như nó (để sắm cho nó) cái gì nó ghét thì mình cũng ghét cái đó như nó (để tránh cho nó) [ thì có khác gì nói dân biểu với nghị sĩ phải làm cái gì dân muốn và tránh cái gì dân ghét] Có một số chánh khách ViệtNam vì muốn đả kích Nho giáo nên đã cắt đầu xén duôi câu văn của Khổng Tử mà chỉ nhắc đến mấy chữ “Dân chi phụ mẫu (Cha mẹ của dân) rồi giải thích xuyên tạc là: “ cha mẹ bảo làm gì thì con phải nghe theo”.

Còn Mạnh Tử thì dạy: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh; thị cổ đắc hồ kỳ dã nhi vị thiên tử. Nghĩa là: Ở trong một nước quý trọng nhứt là dân, rồi đến đất đai (xã) và lúa gạo (tắc) còn vua thì lại khinh rẽ. bởi vì có dân mới làm được vua, dân đặt ra vua chớ không phải vua đặt ra dân.(ở tr.413 của sách nói trên).

Ông Hồ Thích cũng nhắc đến việc khoa-cử (keju) như là một tổ chức dân chủ .Thì chúng ta thấy rằng khoa-cử là một hình thức dân chủ đặc biệt để cho tất cả mọi công dân không phân biệt giàu nghèo già trẻ đều có cơ hội đồng đều như nhau để tiến thân. Trong lịch sử Tàu cũng như lịch sử Việt Nam chúng ta thấy có biết bao nhiêu là gương người xuất thân trong gia đình nghèo mà nhờ thi đậu các khoa cữ [thi hương, thi hội, thi đinh] nên đã tiến thân làm quan đến tột bực trong xã hội, một xã hội không giai cấp.[ Cụ Phan Thanh Giản (i793-1867) là cái gương sau cùng được lịch sử VN nhắc đến.] Không cần phải có suffrage universel mới là dân chủ, mà donner les mêmes chances à tous les citoyens cũng là dân chủ.

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 51

Sau cùng Ông Hồ Thích cũng nhắc đến việc các triều đình vua hồi xưa tự đặt cho mình một cơ quan giám-sát {its own opposition and censorial control). Thì ở Việt Nam hồi xưa trong triều có quan Ngự-Sử chuyên việc can gián vua hoặc hạch hỏi quan lại trong triều.[Cụ Phan Đình Phùng là quan Ngự-sử cuối cung trong lịch sử Việt Nam]. Nhưng con đường canh tân và dân-chủ-hóa không phải là một con đường một chiều thẳng băng láng bóng không có đèn đỏ để phải chờ, không có detour để phải quẹo. Ngay như Pháp quốc, sau cuôc Cách Mạng 1789, đã phải nhiều lần quay lại chế độ quân-chủ độc tài nhiều hay ít (Napoléon Ier, LouisXVIII, Charles X,) rồi một cuộc Cách Mạng Thứ Nhì năm 1830, rồi lại một chế độ quân chủ nữa ( Louis Philippe I) rồi một cuộc Cách Mạng Thứ Ba năm 1848 rồi lại một lần nữa quay lại chế độ quân chủ độc tài với Napoléon III, cho tới sau năm 1870, mới dạt được nền dân chủ của ngày hôm nay.mà còn phải sửa đi sửa lại nhiều lần: [ IIIème République(1870-1940), République de Vichy (1940-1944), IVème République (1948-1958) và Vème République (kể từ 1958 cho tới ngày hôm nay].

Thì Trung-quốc cũng phải vậy. con đường canh tân và dân-chủ-hóa sẽ rất là gay go khó khăn cực nhọc, mà còn khó khăn hơn Pháp bội phần, vì dân số gắp bốn lần Hoa-kỳ, bằng dân số của Âu-châu cộng với Phi-châu, và trong số 22 tỉnh của Trung-quốc có 9 tỉnh mỗi tỉnh dân đông hơn dân của cả nước Pháp.

Không đi lùi quá xa trong lịch sử, mà chỉ xem từ thời triều đại cuối cùng của Trung-quốc là triều Nhà Thanh (Qing Dynasty) đã bắt đầu có nhũng sửa

đổi. Vua Thanh thứ nhì là Thanh Thánh Tổ [Qing Sheng Zu 1662-1722 (tức là đồng thời với vua Louis XIV và Mazarin bên Pháp)] niên hiệu Khang Hy [Kang Xi], rất thông minh, văn võ song tòan, đã dẹp lọan Ngô Tam Quế Cảnh Tinh Trung, Thượng Khả Hy, đã chiếm ĐàiLoan, đã khuất phục Tây Tạng, và một số khu vực Tây-Á,

và đã triệu tập các học giả để soạn bộ Khang Hy Từ Điển (Kang Xi Zi Dian)[gồm có 42 quyển, mỗi chữ được giải thích rất tường tận lại được nhà vua nâng đở

nên được lưu hành rộng rãi trong dân gian để nâng cao dân trí.].

Sau đó vua Thanh Cao Tông [Qing Gao Zong] niên hiệu Càn Long [Qian Long 1736-1796] tiếp tục bành trướng Trung-quốc, chiến thắng bộ-lạc Mông-cổ Chuẩn Cát Nhĩ , bình định bộ-lạc Hồi ở Tây Vực [vùng Tân Cương ngày nay] ,dẹp bộ lạc Đại Kim và Tiểu Kim Xuyên [Tứ Xuyên ngày nay] và sai Tôn Sĩ Nghị sang đánh An-nam nhưng bị vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại. Cũng giống như Khang Hy,ông rất trọng văn học, mời nhiều nho-gia nổi tiếng sọan sách, rất công phu, như bộ Tứ Khố Tòan Thư (Si Ku Quan Shu), sau 10 năm mới xong, tuyển lựa 79.339 quyển của 4 loại văn: kinh, sử, tử và tập. rồi chia ra làm 3 bộ được cất trữ ở ba nơi : Văn Hối Các ở Dương Châu, Văn Nguyên Các ở Viên Minh Viện, và Văn Tôn Các ở Nhiệt-hà, và cho phép các sĩ phu tới những nơi đó để chép lại.để phổ biến cho dân chúng đọc hầu làm tăng sự hiểu biết của dân. Nhưng đến năm 1851 với lọan Thái Bình Thiên Quốc [Tai Ping Tian Guo] của Hồng Tứ Tòan [Hong Xiu Quan] thì VănTôn Các và Văn Hối Các lần lượt bị đốt, và đến năm 1860 liên quân Anh-Pháp tiến vào Bắc-kinh thiêu hủy luôn Văn Nguyên Các.

Đến thời Từ Hi Thái Hậu [Empress Dowager Cixi 1834-1908] thì Trung-quốc lại thoái hóa. Bà là mẹ của vua Thanh Mục Tông [Qing Mu Zong] niên hiệu Đồng Trị [Tong Zhi]. Sau khi Muc Tông lên ngôi, Ông tôn vinh mẹ là Thánh Mẩu Hoàng Thái Hậu, hiệuTừ Hi. Bà là một người thông minh, nhiều mưu mẹo, ham quyền, và tàn bạo. Vua Mục Tông có vợ là Bà Từ An nhưng không có con. Khi vua Muc Tông chết thì Từ Hi Thái Hậu lựa trong hoàng tộc một đứa cháu mới có 4 tuổi lên nối ngôi là Thanh Đức Tông [Qing De Zong] niên hiệu là Quang Tự [Guang Xu]. Trong cả hai triều Mục Tông và Đức Tông, Bà Từ Hi đều buông mành ngồi sau vua tham dự việc triều chính.[Sử gọi là “Thùy Liêm Thính Chính”].Khi lớn lên, vua Đức Tông thân chính muốn cùng nhóm Khang Hữu Vi [Kang You Wei] canh tân xứ sở, nhưng Bà Từ Hi và các đại thần thủ cựu chống lại cuộc cải cách. Bà Từ Hi lại lâm triều , giam vua Quang Tự trong Doanh Đài ở Hồ Tây Uyển. Còn Khang Hữu Vi thì phải bỏ chạy sang Nhựt Bổn. Trong suốt 47 năm Bà quyết định mọi việc quan trơng. Bà tin tưởng vào nhóm Nghĩa Hòa Đoàn [Yi He Tuan, Tây Phương gọi là “ Boxers”] đưa đất nước đến chổ bại vong như thua Giặc Nha-Phiến (Opium War

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 52

1839-1842), nhượng Hong Kong cho Anh (1842) nhượng nhiều tô-giới cho ngoại bang, thua giặc với Nhựt Bổn (1894-1895), bị Bát Quốc Liên Quân [Anh, Pháp, Đức Ý, Áo, Mỹ, Nga, Nhật.] chiếm Bắc Kinh (1901). Cuối đời Bà sống buông thả,dâm lọan, sủng nhiệm bọn họan quan. Bà mất lúc 74 tuổi.

Ba năm sau khi bà Từ Hi Thái Hậu qua đời, thì năm 1911, với cuộc Cách Mạng Tân Hợi, Tôn Trung Sơn [Sun Yat Sen hay là Sun Zhong Shan 1866-1925] lập lên Trung Hoa Dân Quốc, và áp dụng học thuyết “Tam Dân Chủ Nghỉa với đảng Quốc Dân Đảng của Ông.

Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời [th.3-1925] và sau khi loại được Uông Tinh Vệ [Wang Jing Wei] thì Tưởng Giới Thạch [Jiang Jie Shi, hay là Chiang Kai-shek 1887-1975] thành lãnh tụ tối cao của Quốc Dân Đảng và Tổng Thống Trung-Hoa Dân Quốc.Ông tham gia Đệ Nhị Thế Chiến về phía Đồng Minh (1939-1945), đánh Cộng Sản trong cuộc Nội Chiến Quốc- Cộng (1946-1949) rồi phải bỏ lục-địa chạy ra Đài-Loan trứơc khi

Cộng Sản tòan thắng vào tháng 10-1949, và vẫn còn làm Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc hơn 20 năm nữa . Ông mất ngày 5-th.5-1975.

Trong lúc đó thì ở lục địa ngày 1-th.10-1949, Mao Trạch Đông [Mao Ze Dong hay là Mao Tse Tung 1893- 1976] thành lập chánh phủ Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa. và nhờ có Chu Ân Lai

[Zhou En Lai 1898-1976] làm Thủ Tướng, dã đem lại một số cải cách, lấy lại tòan vẹn chủ quyền quốc gia không còn tô-giới của ngoại quốc, và bắt đầu có tiếng nói trên trường quốc tế, tham gia Chiến Tranh Triều-tiên [the Korean War 1950-1953] và đóng vai quan trọng trong Hội Nghị Geneva về Đông-Dương (1954).

Nhưng rồi Trung-quốc lại đi lên đường thoái hóa khi đến tháng 8-1966, Mao Trạch Đông phát động cuộc Văn-Hóa Đại Cách-Mạng [Wen Hua Da Ge Ming] với thâm ý là để khai trừ các đối thủ, loại bỏ những thành phần chống đối đường lối của ông trong dảng Cộng sản như Chủ-tịch Lưu Thiếu Kỳ [Liu Shao Qi] bị tống ra khỏi đảng, bị hành hạ và chết trong ngục tối (1969), hay là Phó Thủ Tướng Dặng Tiẻu Bình [Deng Xiao Ping] bị tước hết quyền và khai trừ (1966); còn trên thực tế thì các thành phố, các cơ-

xưởng, các trường đại-học, là những nơi mà bọn “vệ binh đỏ” đập phá, lôi cổ những nhà cách mạng lão thành ra đấu tố và làm nhục công khai ngoài đường phố, làm cho cả nước rối loạn có nguy cơ rơi vào thảm họa nội chiến và làm chết cả triệu dân. Chủ Tịch Mao Trạch Dông qua đời th.9-1976.Tháng 10-1976 thì dẹp xong bọn Tứ Nhân Bang [Si Ren Bang,] gôm có Giang Thanh [Jiang Qing] vợ của Chủ tịch Mao Trạch Đông , Trương Xuân Kiều [Zhang Chun Qiao] Diệu Văn Nguyên [Yao Wen Yuan] và Vương Hồng Văn [Wang Hong Wen] bị kết án về tội phản cách mạng và gây ra cái chết của hàng triệu người vì vai trò của họ trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa .

Đặng Tiểu Bình [ Deng Xiao Ping 1904- 1997] kể từ năm 1978 dược coi như là một nhà lãnh tụ xuất sắc nhứt của Trung-quốc với chánh sách khai phóng (Kai Fang Zheng Ce) trong mọi lãnh vực nhứt là lãnh vực kinh-tế [“Mèo trắng mèo đen, mèo nào cũng được miễn là bắt được chuột”] đưa Trung-quốc lên hàng đại cường quốc như Tổng Thống Jacques Chirac đã công nhận, và làm cho cả thế giới phải kính nể.

Còn thế giới có run sợ hay không thì không biết. Chớ Việt Nam ở sát bên nách thì phải sợ run. Mỹ thì không run sợ nhưng cũng lo sợ, vì Ngũ Giác Đài đã liệt kê Trung-quốc như là một địch-thủ trong tương lai. Lo sợ, mà có làm gì để phòng không? Chắc là có, nhưng việc đó thuộc phạm-vi “bí-mật quốc-gia” [secrets d’État] nên không ai biết được.

Nhưng có thể dưới mắt của Pentagon, lo sợ là lo sợ về mặt quân sự, chớ không để ý tới những yếu điểm của Mỹ về mặt dân sự để đề phòng. Những yếu-điểm đó phải được coi như là những << huyệt >> trong cơ thể, mà theo vũ-thuật của Tàu, thì chỉ cần << điểm >> nhẹ vào một cái, cũng đủ làm tê liệt cả người, hơăc làm cho chết luôn. Những <<huyệt>> đó là gì, và ở đâu ?

1- Cái << huyệt>> thứ nhứt là đồng dollar Yếu tố quan trọng nhứt làm cho Hoa-kỳ dẫn

đầu thế giới trong lãnh vực kinh-tế là việc Tổng Thống Nixon năm 1971 rút dollar ra khỏi bản vị vàng [gold standard] thì đồng dollar được chấp nhận như là đồng tiền dự-trử [reserve currency] quý nhứt mà các ngân-hàng trung ương [central banks] của mọi quốc gia đều phải tích-trữ để mua mọi vật phải trả tiền bằng dollar. Nhưng khi Hoa-kỳ sau này càng ngày càng nhập cảng quá nhiều hơn là xuất cảng, nhứt là nhập cảng dầu hỏa [thì làm giàu cho các quốc gia Trung Đông và Nga] và nhập cảng các vật thường dùng [thì làm giàu cho Trung-cộng.] Cho nên hiện nay Trung

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 53

Cộng có số tiền dự trữ bằng dollar nhiều nhứt trên thế giới [cho tới ngày 30-th.6-2006, là $941 tỹ (billion) dollar, và có thể hơn một ngàn tỷ (one trillion) vào cuối năm 2006].

Mặt khác sự sai biệt giữa nhập cảng quá nhiều và xuất cảng quá ít, cộng với việc tiêu xài quá lớn cho quân sự và chiến tranh làm cho sự thiếu hụt [deficit] của Mỹ tăng lên bội phần [$900 tỷ dollar mỗi năm] nghĩa là 7% Tổng Sãn Lượng Quốc Gia [GDP]. Mà công dân Mỹ lại tiết kiệm [save] rất ít, không có nhiều tiền gởi vào nhà bank cho nên chánh phủ Hoa-kỳ phải vay bằng cách bán công-khố phiếu quốc gia [bonds] một số ít cho tư-nhân, phần lớn cho các ngân-hàng trung ương ngoại quốc,để có tiền mặt mà tiêu. Nhưng bonds bán ra thì hằng năm phải trả tiền lời, hết hạn phải trả tiền vốn , nếu làm không được thì phải nợ. Cho nên Mỹ mắc nợ [nhứt là với Tàu và Nhựt] một số tiền khổng lồ [hằng năm $900 tỹ dollar, và đến ngày 24-th.8-2006 tiền nợ của quốc gia (national debt) là $8.5 ngàn tỷ (trillion) dollar.

Sự tăng gia nợ của quốc gia là dấu hiệu của

một nền kinh tế suy kém, đang lôi đồng dollar đến gần vực thẳm, chỉ cần <<điểm>> một cái là có thể sụp. Nhưng nếu <<điểm>> quá mạnh làm cho dồng dollar sụp quá lẹ [như tung ra thị trường một lần cả tỷ dollar làm cho đồng dollar mất giá và ảnh hưởng lớn vào nền kinh tế của Mỹ] thì các quốc gia có dự trữ nhiều dollar cũng bị thiệt thòi vì nắm trong tay một số quá lớn giấy xanh [dollar] không còn giá trị, và sự suy sụp kinh tế Mỹ có ảnh hưởng trên tòan cầu, kể cả trên quốc gia đã tung ra cái <<chưởng>>ấy. Cho nên các ngân hàng trung ương ngoại quốc phải nghĩ ra cách làm sao cho quốc gia mình sẽ bị ảnh hưởng ít tai hại khi đồng dollar bị sưp. Thì họ nghĩ rằng phải bớt dự trữ dollar mà dự trữ thêm tiền euro, hay là vàng, để cho nếu (if), hay khi nào (when), dồng dollar sụp thì mình sẽ bị ảnh hưởng tai hại ít hơn. Mục tiêu thường được đặt ra là 50% dollar và 50% euro với vàng. Khi muc tiêu đó dạt được thì bớt hoăc không mua bonds của Mỹ nữa.

Chánh phủ Mỹ in công khố phiếu quốc gia ra, chỉ còn bán được một số ít, thì không có đủ tiền mặt để tiêu xài nên sẽ phải in thêm giấy bạc, tức là đi lên con đường lạm phát, càng ngày càng sâu, thì đồng dollar sẽ càng ngày càng mất giá, có thể đưa đến một cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là thuật <điểm huyệt>>thật nhẹ nhưng vẫn giữ tay ghì lên huyệt cho tới khi nào địch ngã gục.

Nga đã đạt được muc-tiêu 50%-50% nói trên hồi mùa hè năm 2006, Trung Cộng thì còn 60% dollar , và các ngân hàng trung ương của các quốc gia khác ở Á-Đông cũng đang trên con đường đó..

2- Cái <<huyệt>> thứ nhì là dầu hỏa. Cho đến nay Mỹ lệ thuộc rất nhiều vào dầu

hỏa được nhập cảng nhứt là từ Trung Đông. Mà cho đến nay Mỹ không gặp trở ngại khó khăn là vì cho đến nay thị-trường dầu hỏa dựa trên hai nền tảng chính là :1- mua dầu hỏa phải trả tiền bằng dollar (petro-dollar) và 2- khối dầu thô (crude oil) được sản xuất ai mua cũng được, theo mguyên tắc “the liberal oil market order” dưới sự kiểm-soát của IEA [International Energy Agency] và của OECD [Organization for Economic Cooperation and Development]. Mà Mỹ dẩn đầu hai cơ quan ấy, nên các hãng dầu Mỹ (Mobil, Exon, Chevron,Texaco, Shell v.v) làm chủ thị trường và cung cấp nhiên liệu đầy đủ cho Mỹ.

Nhưng sau này, ngày hôm nay Nga trở thành

quốc gia cung cấp nhiên-liệu lớn nhứt trên thế giới [ the world’s biggest energy supplier], xuất cảng còn nhiều hơn Saudi Arabia [ Nga:13,3 triệu barrel mổi ngày, Saudi Arabia 10 triệu barrel]. Nga có số dự trữ gas lớn nhứt thế giới. Còn Iran thì dứng thứ nhì về số dự trữ gas, và dứng trong nhóm hàng đầu của thế giới trong việc sản xuất dầu hỏa. Mà Nga và Iran cũng như TrungCộng và các quốc gia khác ở Đông-Á

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 54

không có tiếng nói trong hai cơ quan kể trên. Cho nên mới đây Nga, Iran, Trung-quốc và một số quốc gia khác ở Á-Đông và Tây-Á, đã thỏa thuận trên nguyên tắc là chỉ bán dầu cho những quốc gia nào có ký “hợp-đồng song-phương cung-cấp dài hạn” [bilateral long-term supply contract]. Thì các hãng dầu Mỹ bị ra rìa và Mỹ có thể bị cho ra ngoài vòng an-toàn về nhiên-liệu [the circle of international energy security]. Đó là một cách <<điểm huyệt>> dầu hỏa. Nga và Iran còn đang nghiên cứu việc chuyển từ petro-dollar qua petro-euro nghĩa là mua dầu phải trả bằng tiền euro. Nếu hai quốc gia ấy quyết định như vậy thì chắc là các quốc gia sản xuất dầu khác trên thế giới [như Venezuela, Indonesia, Norway. Sudan, Nigeria, và các nước ở Trung-Á], cũng sẽ làm theo, thì là <<điểm>> một đòn chí tử nữa cho đồng dollar.

3-Cái <huyệt> thứ ba là máy tính điện-tử hay máy vi-tính (computer).

Mỹ đứng đầu trên thế giới trong Kỷ-thuật

Truyền-thông (Information Technology IT) nên triệt để áp dụng IT trong mọi lãnh vực sinh hoạt dân sự cũng như quân-sự. Theo kế hoạch <<Chiến Tranh Nhơn Dân>> của Trung quốc, thì những “tay cuốc” (the hackers) [trong 2 triệu người của quân-đội, và hơn 1 tỷ người trong dân chúng] có thể tấn công ồ ạt trong một cuộc chiến “cyber attack” thì tất cả các hệ thống sinh-hoạt dân sự như hệ thống nhà bank (banking system),hệ thống dẫn điện (power grids), hệ thống dẩn nước (water system),hệ thống dẫn dầu và gas(oil and gas pipeline) hệ thống kiểm soát vận chuyển phi-cơ và xe lửa (air traffic and train traffic control systems) đều bị tê liệt. Đời sống của toàn dân Mỹ được coi như là phải ngưng.

Đến nước này thì Mỹ phải dùng quân sự để trả đũa. Đó là công việc của Pentagon.Và đây là lúc mà tòan thế giới phải run sợ. Sợ có chiến tranh nguyên tử. Trung-quốc đã tuyên bố nhiều lần là sẽ không dùng nguyên-tử trước (will not be the first to use

nuclear weapon) nhưng làm sao tin được khi mà ông sư-tổ về chiến lược của Trung-quốc từ nhiều thế kỷ nay là Tôn-Tử Võ, đã viết ngay ở chương đầu của sách Binh Pháp của ông: “Binh giả, quỷ đạo dả” (nghĩa là:Thuật dùng binh là thuật lừa dối) “Cố: Năng nhi thị chi bất năng; dụng nhi thị chi bất dụng” (nghĩa là: Cho nên: Có khả năng thì giả vờ là thiếu khả năng, muốn dùng binh thì giả vờ là không muốn dùng binh).

[Tôi xin nhắc lại là Tổng Thống Hồ Cẩm Đào [Hu Jintao] của Trung Quốc, hồi giữa năm 2006, trong chuyến công-du qua Mỹ, đã tặng cho Tổng Thống Bush tận tay một bản dịch ra Anh-ngữ của sách Binh-Pháp của Tôn -Tử. Thì chắc là Mỹ, sau khi đọc, không còn ngây thơ để tin vào lời tuyên bố nhiều lần, như nói ở trên, của Trung Cộng nữa đâu.].

N.L.Viên. 22/12/2006.

Thô Traàn Theá Phong

Tìm Laïi Ngaøy Xöa

Tôi về tìm lại ngày xưa Loanh quanh ướt áo như vừa đổ mưa

Lắt lay ngọn gió xô bờ Người trăm năm hỡi bây giờ nơi đâu

Lau già xao xác rầu rầu Tóc sầu riêng chín, mái đầu bạc phơ

Kể từ hoa tím bơ vơ Dòng trong bến đục lặng lờ trôi qua

Có khi bất chợt nhớ nhà Trông mây bàng bạc lệ nhòa bóng mây

Tôi về tìm lại ngày xưa

Dòng sông lặng đứng chiều mưa âm thầm Tang tình đàn lỗi tri âm

Em ơi áo tím xa xăm trời nào Chương Đài một giấc chiêm bao

Tàn đêm Nguyệt lạnh canh thâu ngậm ngùi Đàn kiều, dạ khúc chia đôi

Từ nay tiếng hát rã rời nghêu ngao Giã từ bến cũ bờ Lau

Lạc loài hoa tím về đâu ... hỡi người!

Trần Thế Phong

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 55

Giai Thoaïi Vaên Chöông Vaø Ñieån Tích

Nuï Taàm Xuaân Vĩnh Thuận

Chúng ta thường nghe trên các đài truyền thanh, truyền hình hay CD băng nhạc, các ca sĩ thường hát bài Nụ Tầm Xuân của Nhạc sĩ nào đó:

Trèo lên, lên trèo lên, trèo lên, lên trèo lên, lên cây bưởi hái hoa Bước ra, ra vườn cà, bước ra, ra vườn cà, cà hái “Nụ Tầm Xuân” Nụ tầm xuân, ơi nụ tầm xuân Nở ra, xanh (ơ) biết Em lấy chồng, em đi lấy chồng Anh tiếc, tiếc lắm thay !

Hoa Tầm Xuân hay Hoa Tường Vi

Nhưng it ai để ý đến ý nghỉa của bài hát cũng

như xuất xứ lời ca đó do đâu mà có. Thế rồi nghe ra quen dần rôì cho đó là Ca Dao hay Tục ngữ gì gì đó. Thật ra lời ca cũng không có gì là khó hiểu cả, nó nói lên tình cảm lãng mạn của một anh chàng bị trể chuyến xe …tình, rồi hối tiếc vậy thôi. Nhưng điều đáng thắc mắc ở đây là bước xuống vườn cà, không hái hoa cà mà lại hái nụ tầm xuân. Như vậy nụ tầm xuân là hoa gì ?, có phải là nụ hoa cà hay không ?

Tìm trong từ điển VN thì thấy Tầm Xuân là tên tiếng Việt, chử Hán thì có nghỉa là “dã tường vi” là loại dây leo mọc hoang, cùng họ với hoa hồng thường mọc ở bờ tường. Cây, lá, nụ, hoa, như thể hoa hồng. Có nơi dùng nó làm gốc để lai ghép các loại hoa hồng khác. Hoa hồng dây không mọc thẳng đứng như các loại hoa hồng thường. Thân mềm hơn, mảnh mai hơn, leo thành giàn hoặc trùm lên bờ tường trước nhà. Chồi của hoa hồng dây thường đơm một chùm nụ, nở

thành một chùm không như các loại hoa hồng khác, mỗi chồi chỉ đơm một nụ hoa. Nụ hồng dây khi nở thành hoa có màu hồng nhạt không phải màu xanh như trong bài ca dao. Có lẽ khi người ta đang yêu, hay là còn đang xuân sắc thì thấy mọi thứ đều màu xanh cũng như tóc của người trẻ bao giờ cũng đen tuyền mà người ta gọi là tóc xanh vậy.

Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng anh tiếc lắm thay!

Hoặc như trong một bài thơ khác:

Nụ tầm xuân gió bay bay Ai về qua ngõ mà hay nhìn vào Hoa tầm xuân nở trên cao Màu hoa xanh biếc xôn xao nắng chiều. Nụ tầm xuân nở hoa nhiều Mà em chỉ có một điều đắn đo Em là lứa tuổi học trò Hoa kia đành để tặng cho bạn bè...

Thêm một điều nửa, xuất xứ của bài thơ trên không phải là ca dao tục ngữ và nó có tên họ tác giả rõ ràng. Đó là một nhà quân sự lỗi lạc sống vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 trong thời Việt Nam bị chia đôi thành hai Đàng (1623-1755) lấy đèo Tam Điệp làm ranh giới. Đàng Ngoài thuộc Vua Lê Chúa Trịnh, Đàng Trong thuộc Chúa Nguyễn, hai đàng phân tranh gần 200 năm gây bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt. Người đó chính là Cụ Đào Duy Từ (1572-1634) là nhà quân sự và văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người có công giúp chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đàng Trong. Đào Duy Từ : Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, sinh năm 1572 tại thôn Giáp Nổ làng Hòa Trai, nay là xã Nguyên Bình huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Vốn nổi tiếng là Thần Đồng văn hay chữ tốt từ thuở bé, càng lớn lên càng lão thông kinh sử lại biết nghề lý số và binh pháp.

Năm 1592, Đào Duy Từ đệ nạp quyền xin ứng thí trường thi xứ Thanh, như bị từ chối vì “lý lịch xấu”

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 56

Té ra cách nay trên 400 năm cũng có nạn “học tài thi lý lịch” kiểu VC ngày nay. Quan trường thi truy xét biết Đào Duy Từ là con của Đào Tá Hán, là một kép hát, và là một quan nhỏ trông coi đội nữ nhạc dưới triều vua Lê Anh Tôn (1557-1573) mẹ ông là bà Vũ Thị Kim Chi cũng thuộc dòng con hát.

Theo thành kiến xưa con nhà kép hát là “phường xướng ca vô loại” không được thi. Ngoài ra đất Bắc Hà nổi tiếng nhiều bất công xả hội kỳ thị Nam Bắc, chèn ép các kẻ sỉ phương Nam nên ông bất mãn vượt biên bỏ vào Nam lập nghiệp vào năm 1625, lúc đã 53 tuổi.

Khi đó, tại phương Nam, trong lúc lo củng cố

thế lực chống lại Bắc Hà, Chúa Nguyễn đã dang tay mở rộng đón tiếp nhân tài từ mọi nơi ra giúp nước, không kỳ thị không phân biệt. Giửa thời loạn lạc, Nam Bắc tương tranh như thế, Đào Duy Từ xuất hiện như một ngôi sao sáng chói tại phương Nam.

Khi mới vào Nam, do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông phải ẩn thân đi ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long ở xã Bồ Đề (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định). Vị phú hộ này là người ham mê văn học thường giao du với nhiều văn nhân danh tiếng.

Như thường lệ, vào ngày Rằm, nhà phú ông mời các bậc Nho sĩ trong vùng tới dự tiệc và đàm đạo văn chương, bàn chuyện kim cổ với các tao nhân mặc khách. Chiều tối, khi mọi người đang vui vẻ đàm luận kinh sử thì Đào Duy Từ lùa trâu về chuồng. Buộc trâu đóng chuồng xong, Đào Duy Từ bước vào, tay vẫn cầm roi chăn trâu, đến trước mặt các khách làng Nho, đặt chân lên bậc thềm mà nhìn chằm chằm. Khách có người quát đuổi, Đào Duy Từ chỉ nhếch mép cười, giả làm như không biết gì. Gia chủ liền mắng:

- Ngươi chỉ là đứa ở chăn trâu, chưa từng biết đạo Khổng Mạnh, đã lùa trâu về chuồng rồi thì xuống bếp tìm cơm mà ăn, ăn xong thì nghỉ đến sáng mai còn đi chăn trâu, đứng đấy nhìn làm gì cho uổng sức mệt thân. Huống chi, các bậc Nho sĩ đây đều là quân tử, chẳng như ngươi là hạng tiểu nhân, sao lại dám ngang nhiên đứng trước mặt, chẳng biết cung kính giữ lễ gì cả. Như vậy là có tội, biết không?

Đào Duy Từ nghe xong thì cười vang rồi nói: - Trong làng Nho cũng có Nho quân tử, lại

cũng có Nho tiểu nhân. Trong bọn chăn trâu, cũng có kẻ chăn trâu anh hùng và kẻ chăn trâu đúng là tôi tớ. Tất cả, cao thấp đều không giống nhau, tài giỏi và ngu muội tách bạch chớ không phải là một. Nay tiểu nhân tôi nếu có nhìn thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự tôn quý của chư vị, có tội gì đâu mà phải bị đuổi đi.

Khách nghe Đào Duy Từ đáp như thế thì lấy rất làm ngạc nhiên, bèn hỏi:

- Người bảo ai là Nho quân tử, ai là Nho tiểu nhân?

Đào Duy Từ cười nhạt và đáp: - Phàm là Nho quân tử thì phải thông hiểu tam

tài trời, đất, người. Khi ở nhà thì lo giữ đạo cha con, anh em và vợ chồng, khi ra giúp việc nước thì phải biết tìm mưu lược để giữ yên lòng dân, cứu chỗ hiểm, phò chỗ nguy, bày binh bố trận, vào chính ra kỳ (chính kỳ là thuật ngữ quân sự cổ, theo đó thì đại để, chính là đánh trực diện, đánh công khai, còn kỳ là đánh bí mật ở phía sau, đánh mai phục), phải lập công danh sự nghiệp, để tiếng thơm lại cho mai sau, đời đời còn rạng rỡ, ngàn năm không phai mờ. Nho quân tử thì thời nhà Thương có Y Doãn, thời nhà Chu có Thái Công, thời nhà hán có Vũ Hầu Gia Cát Lượng… Còn như Nho tiểu nhân thì tài học nhiều lắm cũng chỉ ở mức tầm chương trích cú, chỉ muốn thong dong nơi bút mực văn chương để cầu danh lợi, mượn Nho để cười gió giỡn trăng, coi thường những kẻ hào kiệt ở đời. Họ làm sao có thể hiểu được ý chí của thánh hiền, làm sao có thể được đại đạo vua tôi. Với bọn họ, may mà được ra làm quan, được trao việc trị dân và trông coi chính sự trong thất thời, thì lập tức tìm trăm phương ngàn kế để mưu lợi lộc riêng, chẳng hề biết rằng sâu dân mọt nước là điều đáng khinh khi. May mắn hơn nữa, nếu họ mà được dự bàn kế sách lớn, giải quyết các việc thuộc quốc gia đại sự, thì chỉ biết bàn tán thao thao mà vô bổ, cứ để mặc mọi điều cho người khác lo toan, đại để như bọn Kiều Hạo và Vương Diễn đời Tấn, có gì đáng bàn đến đâu.

Khách nhà Nho nghe nói thì cả kinh, bèn hỏi tiếp:

- Thế nào là kẻ chăn trâu anh hùng, thế nào là kẻ chăn trâu chỉ đáng phận tôi tớ, ngươi thử nói tiếp cho rõ ràng xem.

Đào Duy Từ lại mỉm cười rồi nói: - Kẻ chăn trâu anh hùng thì đại để như Ninh

Thích phục hưng được nước Tề, như Điền Đang cũng người nước Tề dùng kế hỏa công mà thu phục những thành trì bị người nước Yên chiếm cứ, như Hứa Do thời vua Nghiêu, dắt trâu ra khe uống nước mà cũng biết được lẽ hưng vong, thịnh loạn, như Bách Lý Hề đi chăn dê vùng miền trung nước Tần mà cũng nắm vững sự thịnh suy, bĩ thái… Còn như kẻ chăn trâu chỉ đáng phận tôi tớ, thì trong cõi này, lấy xe to mà chở, lấy đấu lớn mà lường cũng chẳng hết. Bọn họ chỉ biết đói thì ăn, no thì ngủ, ngày bỏ mặc trâu để đi ăn trộm quả, đêm ngủ say mà quên cả việc bỏ rơm cho trâu bò ăn thêm. Bọn ấy chỉ biết thân mình, dầm mưa dãi gió, ra không biết kính sợ quỷ thần, vào không biết làm gì cho mẹ cha nhờ cậy, lêu lổng chơi bời vô độ, ngu muội cũng vô chừng, khi vui thì mặc sức reo hò múa hát, khi giận thì chẳng kể ruột thịt thân sơ, làm xấu cả

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 57

cha anh, gieo oán hờn cho làng xóm. Bọn ấy chẳng cần hỏi tới làm gì.

Khách làng Nho nghe Đào Duy Từ ứng đối lưu loát, đã bác cổ lại thông kim, nên ai nấy đều ngồi nhìn, lấy làm kinh hãi. Xong, tất cả cùng đứng dậy khoanh tay mà thưa rằng:

- Ông quả là bậc thầy cao minh. Nói rồi họ cùng mời Đào Duy Từ ngồi, nhưng

Đào Duy Từ vẫn cứ khiêm nhường đứng yên. Tất cả cùng xuống mời Đào Duy Từ lên ngồi chiếu trên. Gia chủ cũng lấy lạ, giục khách hỏi thêm thật nhiều, nhưng, từ Bách Gia Chư Tử đến tam Giáo Cửu Lưu, Đào Duy Từ đều trả lời một cách cặn kẽ và trôi chảy, ai ai cũng đều rụt đầu lè lưỡi vì ngạc nhiên. Gia chủ thấy vậy thì mừng vui khôn xiết, vỗ vai Đào Duy Từ mà nói rằng:

- Tài giỏi như thế sao lại giấu mặt lão phu, để đến nỗi cả mấy tháng trời áo lấm bụi, ngọc đá lẫn lộn? Lão phu thật có tội vì không sáng suốt. Thật có tội! Thật có tội!

Từ đó, gia chủ may sắm quần áo mới cho Đào Duy Từ, mời ngồi giảng sách chớ không bắt đi chăn trâu nữa. Sau, gia chủ tiến cử Đào Duy Từ cho nhà quan Khám Lý Cống Quận Công Trần Đức Hòa người cùng xã và cũng là anh em kết nghĩa với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (còn gọi là Thụy Quận Công). Khi tiếp chuyện lần đầu với Trần Đức Hòa ông ứng đối lưu loát tỏ ra học rộng hiểu nhiều, kiến thức quảng bác. Từ đó Trần Đức Hòa mời ông về làm gia sư dạy cho các con học rồi ngày đêm cùng Đào Duy Từ luận việc cổ kim, không điều gì không tâm đầu ý hợp. Cống Quận Công hết sức yêu quý, bèn đem con gái gả cho Đào Duy Từ, cốt để “ thêm gắn bó tình thân". Đào Duy Từ mới lấy tập “Ngọa Long Cương” viết bằng văn Nôm thể lục bát cho nhạc gia xem, trong đó tự ví mình như Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Nhân một chuyến ra Thuận Hóa (Huế ngày nay) chầu chúa Nguyễn, Trần Đức Hòa dâng cho Chúa Nguyễn bài Ngọa Long Cương và tâu rằng :

- Bài nầy do thầy đồ dạy học nhà tôi tên Đào Duy Từ làm ra.

Chúa Hy Tông xem xong vô cùng cảm phục bèn đòi Đào Duy Từ vào chầu. Lúc diện kiến Chúa ông biện bác đủ lẻ thuận nghịch, hưng lợi trừ hại. Chúa nghe xong cả mừng và rằng:

- Sao khanh đến muộn thế. Từ đó Đào Duy Từ được trọng dụng, ông đã hết lòng tận tụy giúp chúa Nguyễn về tổ chức quân sự, chính trị, văn hóa để đối đầu với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông dâng kế sách phòng thủ miền Thuận Quảng, Chúa nghe theo. Ông cũng đem hết sở học giúp chúa củng cố guồng máy chánh quyền.từ trung ương đến địa phương cho có nề nếp. Ông được chúa

Sãi ví như Ngọa Long Gia Cát (Khổng Minh) của mình. Năm 1625, mượn tiếng vua Lê, chúa Trịnh đòi chúa Nguyễn thân chinh ra Bắc để dẹp loạn. Sứ giả nhà Trịnh là Nguyễn Khắc Minh đem sắc chỉ vua Lê phong cho Chúa Nguyễn làm “Thái Phó Quốc Công” và thúc giục Chúa ra Đông Đô để hiệp cùng quân Trịnh đi dẹp giặc. Chúa Nguyễn còn đang phân vân thì Đào Duy Từ tâu :

- Đó chẳng qua Trịnh Tráng mượn lịnh vua Lê để lừa gạt ta. Nếu ta không nhận sắc phong thì quân Trịnh có lý do động binh vào đánh. Còn nhận sắc phong mà không ra thì sinh hiềm thù. Đã hiềm thù thì mài nanh sửa vuốt mà chờ đợi. Vả lại phương Nam thành quách chưa có, quân sĩ thiếu luyện tập lấy gì chống quân Trịnh? Vì thế Ta nên tạm nhận sắc phong, để cho địch đừng nghi ngờ rồi có thời giờ sửa sang bờ cõi, tập luyện ba quân cho tinh, chuẩn bị thành quách cho vững, rồi dụng kế trả lại sắc thư và sẵn sàng nghinh chiến.. Nghe lời Cố Vấn Đào Duy Từ, Chúa Hy Tôn vui vẻ nhận sắc phong của Vua Lê, hậu đãi Sứ giả Nguyễn Khắc Minh rồi tặng quà cáp và cho về. Khi Sứ giả ra về Chúa Nguyễn ra lịnh cho Đào Duy Từ khởi công xây chiến lũy Đồng Hới. Dân chúng gọi là “Lũy Thầy” vì coi Đào Duy Từ là bậc Thầy. Chiến lũy chạy dài từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu bằng đất dài khoảng 12 cây số cao 6 thước, trên mặt có đường lớn voi ngựa đi lại được để giao lưu giửa các tháp canh.

Nụ Tầm Xuân

Về sau Đào Duy Từ còn xây thêm lũy Trường Dực, về phía Nam của lũy Nhật Lệ chừng 20 km, chiến lũy có chiều dài 20 cây số dọc theo phía Nam sông Gianh chiều cao 3 thước, phía trước chiến lủy có hào sâu chừng 6 thước. Hai chiến lũy biểu hiện ý chí bất khuất đối với Vua Lê Chúa Trịnh ở Bắc Hà của các Chúa ở Nam Hà.

Khi thấy thế lực đủ mạnh, Đào Duy Từ xin Chúa Nguyễn trả lại sắc phong. Ông sai người làm

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 58

mâm lễ vật hai đáy, phía dưới để tờ sắc phong năm trước, phẩm vật để lên trên. Trước khi Sứ giả lên đường Đào Duy Từ đã dăn dò cách ứng phó. Đến kinh đô, Trịnh Tráng đòi vào vặn hỏi, Sứ giả là Lại Văn Khuông biện bác trôi chảy không chịu khuất phục.

Trịnh Tráng có vẻ hài lòng, cho Sứ giả vào trong tiếp đãi mời ăn uống rồi gởi quà cáp về cho Chúa Nguyễn. Lại Văn Khuông được lưu lại thêm mấy hôm để Chúa Trịnh ân cần han hỏi. Đến nửa đêm Lại Văn Khuông lẻn xuống thuyền trốn về Nam.

Sinh nghi, Trịnh Tráng cho kiểm soát lại mâm lễ vật thì thấy mâm có hai đáy, phía dưới để tờ sắc phong và một tấm thiếp đề 4 câu thơ:

“Mâu nhi vô địch, Mịch phi kiến tích, Ái lạc tâm tràng Lực Lai tương địch” (1)

Bài thơ có ý tưởng lạ không ai hiểu được là gì. Chúa bèn triệu Trạng Bùng đến hỏi. Trạng Bùng tức là Trạng Phùng Khắc Khoan, người anh em cùng mẹ khác cha với Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phùng Khắc Khoan bèn giải đoán: - Câu thứ nhất: “Mâu nhi vô dịch” là chữ “Mâu” không có dấu phẩy thành ra chữ “Dư” - Câu thứ hai: “Mịch phi kiến tích” là chữ “Mịch” không có chữ “Kiến” thành chữ “Bất” - Câu thứ ba: “Ái lạc tâm tràng” là chữ “Ái” bỏ chữ “Tâm” thành chữ “Thụ” - Câu thứ tư: “Lực Lai tương địch” là hai chữ “Lực, Lai” đứng ngang nhau thành chữ “Sắc” Nguyên bài đọc lại là “Dư bất thụ sắc” nghỉa là (Ta không nhận Sắc phong). Chúa Trịnh Tráng cả giận sai bắt Lại Văn Khuông lên tra hỏi nhưng Sứ giả đã xuống ghe trốn về Nam mất rồi. Năm sau, Chúa Trịnh cử đại binh vào hỏi tội Chúa Nguyễn. Hai bên giao chiến nhiều trận bất phân thắng bại, bởi vì miền Nam có các chiến lũy kiên cố Đồng Hới và Trường Dục ngăn chận. Cho người dò la tin tức, Chúa Trịnh biết được chính quân sư Đào Duy Từ đã hiến kế phòng thủ vững chãi Nam Hà ngày nay. Đào Duy Từ là gốc người Đàng Ngoài nhưng vì mình không trọng dụng để ông bỏ trốn đi. Hối tiếc, chúa Trịnh bèn cho người lén vào Nam đem lể vật đến tặng cho Đào Duy Từ và mời ông trở về Đàng Ngoài giúp cho Họ Trịnh. Nhận được tặng vật và lời mời như thế Đào Duy Từ rất phân vân khó xử. Với hiện tại thế lực Chúa Trịnh tại Đàng Ngoài rất lớn mà mồ mả cha ông và cả giòng họ nhà ông còn đang sống tại Thanh Hóa. Điều đó làm cho ông không thể cự tuyệt. Ông nhớ đến tích xưa, dưới thời nhà Đường, Trương Tịch cũng gặp

cảnh ngộ khó xử như ông hiện tại mà khéo léo tế nhị làm cho người có thế lực không giận và cũng không tìm cách trả thù mình nửa và nhờ đó mà ông tìm ra lối thoát. Trương Tịch : Trương Tịch tự Văn Xương, người đất Tô Châu, một thi gia thời Trung Đường (766-827), đậu Tiến sĩ dưới triều vua Đức Tông. Năm 799, được Hàn Dũ tiến cử làm Quốc Tử Bác Sĩ, cuối cùng lên đến chức Quốc Tử Tư Nghiệp.

Từ thời vua Huyền Tôn (Minh Hoàng), nhà Đường chia thành nhiều phiên trấn cát cứ. Mỗi phiên trấn có một Tiết Độ Sứ chuyên chế mỗi phương. Trấn nào, Tiết Độ Sứ tuân mạng triều đình thì cho là thuận đảng. Trái lại, Tiết độ sứ nào đối kháng lại triều đình thì cho là nghịch đảng. Trương Tịch hiện làm một tân khách trong mạc phủ của một Tiết độ sứ thuộc về thuận đảng. Ông muốn giúp triều đình mong đạt được cuộc thống nhất đất nước.

Bấy giờ có Lý Sư Đạo là một Tiết độ sứ thuộc về nghịch đảng, vốn là một tay quật cường. Biết Trương là người có tài nên họ Lý ân cần viết thư, đem lễ vật đến mời Trương về giúp mình trong công cuộc xây dựng sự nghiệp.

Trương Tịch không dám từ khước ngay. Vì tình thế lúc bấy giờ nguy ngập lắm. Thế lực của Lý thì mạnh, nếu ông không bằng lòng thì chắc chắn hai trấn phải sinh chiến họa to. Do đó, ông phải giả cách cám ơn sự ân cần của Lý Đạo Sư và nhận lễ rồi về sau tìm cách từ khước và trả lại lể vật. Trong khi hoàn lại lễ vật, Trương Tịch làm một bài thơ kèm theo, nhan đề là "Tiết phụ ngâm":

Tiết phụ ngâm Nguyên tác: Trương Tịch ”Quân tri thiếp hữu phu Tặng thiếp song minh châu Cảm quân triền miên ý Hệ tại hồng la nhu

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 59

Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi Lương nhân chấp kích Minh Quang lý Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt Sự phụ thệ nghĩ đồng sinh tử Hoàn quân minh châu song lệ thùy Hận bất tương phùng vị giá thì” Dịch nghĩa Chàng biết em có chồng Tặng em đôi ngọc trong Cảm tình chàng vương vấn Cài lên áo lụa hồng Nhà thiếp lầu cao gần Thượng uyển Chồng em chấp kích Minh Quang*điện Vẫn biết lòng chàng như nhật nguyệt Đạo thờ chồng nghĩ tròn sinh tử Trả lại chàng châu quyện hạt châu rơi Hận vì chẳng gặp những ngày còn không.

(*) Minh Quang: một cung điện trong hoàng cung triều nhà Hán

Mượn thân phận người con gái đã có chồng

cần phải "tùng nhất nhi chung", để nói thân phận mình, một khi đã thờ chúa này rồi thì cần phải trọn đạo làm tôi "trung thần bất sự nhị quân". Ai có thương đến thì xin cám ơn vậy. Lý Sư Đạo tiếp được bài thơ xem qua, càng sinh lòng cảm mến mà không còn theo đuổi và sinh sự gì cả.

Bài thơ Nụ Tầm Xuân: Dựa vào lối thoát của nhà thơ Trương Tịch,

Đào Duy Từ gởi lể vật trả lại và kèm theo bài thơ từ chối bằng cách mượn lời của một cô gái có chồng khéo léo từ khước người yêu mình để nhắn gởi chúa Trịnh.

Nụ Tầm Xuân “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng anh tiếc lắm thay! Ba đồng, một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra? ”

Lời thơ êm ái nầy đã lọt vào tai Chúa Trịnh.

Trịnh Tráng cũng biết mình đã bỏ lỡ cơ hội để tiếp nhận một nhân tài. Bây giờ Đào Duy Từ ra giúp Chúa Nguyễn tại phương Nam chẳng khác gì “chim vào lòng biết thuở nào ra”.Tuy vậy, chúa Trịnh không nản

lòng, vẫn tiếp tục cho sứ giả bí mật theo đuổi, dụ dỗ hứa hẹn nhiều bổng lộc chức tước khi trở về.

Thấy rõ tình đời, và để xác định dứt khoát ý chí keo sơn kiên quyết của mình và vì sợ Chúa Nguyễn biết được, Đào Duy Từ lại phải gởi nhắn thêm hai câu thơ lục bát về đất Bắc:

“Có lòng xin tạ ơn lòng, Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen.”

Chúa Trịnh lại vẫn tiếp tục cho người liên lạc móc nối vài lần nửa nhưng Đào Duy Từ vẫn giử thái độ im lặng. Rồi dần dần vụ việc chìm vào quên lãng.

Vĩnh Thuận

Thơ Ta là biển

Sáng nay thức dậy, ta thấy ta là biển. Và mây tuôn lồng lộng tới muôn trùng, Ta đã đến, sẽ đi từ vạn kiếp? Về đây rồi, ta có vẫn như không! Ta là biển hay chính ta là nước, Hạt nước nào theo suối dạt về đây, Biển là ta hay chập chùng ta sóng vỗ Gợn sóng nào thầm lăng ngắm mây bay? Ta đã mỏi chập chờn say thác lủ, Muốn dừng chân, quay mặt ngắm sau lưng, Nghe tiếng thét cứ đòi ta nhường chỗ, Bánh xe trời, sao cố níu cho ngưng? Ta chỉ muốn muôn đời ta biển rộng, Mãi dật dờ trong bến mộng bờ mê, Ta chẳng ước vĩnh hắng trong tỉnh mịch, Mà nơi đây chính là cõi để đi về.

Lâm Thanh OZ.01Jul.08

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 60

Ñoàng höông Ñoân Chaâu cuøng Ban Chaáp Haønh Hoäi AÙi höõu Traø Vinh ñeán thaêm vieáng ñaùm ma phu nhaân cuûa Caäu Ba Bieän

(Nguyeãn Vaên cung) ngaøy 14 thaùng 6 naêm 2008 luùc 14 giôø 50. taïi Heritage Memoral* Huntington Beach,

TOÅNG KEÁT TOÀN QUYÛ TAØI CHAÙNH ÑEÁN NGAØY (2-17-2008 = MÖØNG XUAÂN HOÄI NGOÄ ) = $2,280,00 Tính ñeán hoâm nay (Hoïp taïi tö gia Nguyeãn Vaên Cung 2/19/2008) Quyû Chung coøn $2280.00. (Bao goàm Quyû Xaây Döïng Tha La chuyeån qua Xaây Döïng Loø Thieâu: $2090.00 Quyû nguyeät lieãm (Quan, Hoân, Tang, Cheá...) : $ 190.00 ____________________________________________________________________________________________________________________________

Theo phieân hoïp ngaøy 17 thaùng 2/2008 taïi tö gia caäu Ba Bieän (Nguyeãn Vaên cubg) quyeát ñònh gôûi veà Vieät Nam ñeå phuï Xaây Nhaø Hoûa Thieâu (2/28/2008) : $2000.00 Gôûi veà Vieät Nam ñeå phuùng ñieáu thaân phuï anh Traàm Giaùp (Caäu Naêm Traàn Vaên Huøm) 200.00 Toàn quyû tính ñeán ngaøy hoâm nay (12- 01 – 2008): $2280- 2200= $80. Taïm thôøi do Anh Nguyeãn Vaên Nhöït thuû quyû $80.00

MOÏI CHI TIEÁT XIN LIEÂN LAÏC VEÀ OÂNG THEÁN (714) 638-1343 HOAËC NGUYEÃN

VAÊN NHÖÏT (714) 530- 3853