47
Bài thảo luận: Phân tích vai trò điều tiết thị trường của ngân sách nhà nước. Chứng minh bằng chính sách thu chi hiện hành. Lớp :NHC-K9

li thuyet tai chinh

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: li thuyet tai chinh

Bài thảo luận:

Phân tích vai trò điều tiết thị trường của ngân sách nhà nước. Chứng minh bằng chính sách thu

chi hiện hành.

Lớp :NHC-K9

Page 2: li thuyet tai chinh

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết 4 vấn đề cơ bản:– Sản suất cái gì?– Với số lượng bao nhiêu? – Sản xuất như thế nào? – Sản xuất cho ai và phân phối sản phẩm như

thế nào?

Page 3: li thuyet tai chinh

Giải quyết những vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế- xã hội, đó là: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa trong đó KTHH là sự phát triển kế tiếp và biến đổi về chất so với nền kinh tế tự nhiên trên cơ sở phân công lao động xã hội đã phát triển.

Kinh tế thị trường hỗn hợp là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa ở đó các chức năng cơ bản của nền kinh tế sản xuất cái gì ,bằng cách nào cho ai đều được xử lý trên nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lí vĩ mô của nhà nước.

Page 4: li thuyet tai chinh
Page 5: li thuyet tai chinh

Ưu điểm của

nền KTTT

Thúc đẩy LLSX

phát triển

Thúc đẩy sự tiến bộ

của KHCN;kích thích tăng

NSLĐ

Thúc đẩy và kích thích hàng hóaphát triển

Thúc đẩy quá trìnhtích tụ,

tập trungtư bản

Page 6: li thuyet tai chinh

Khuyết tật của

nền KTTT

Tính tự phát của

thị trường

Phân hóa đời sốngdân cư,

phân hóagiàu nghèo

Phát sinh tiêu cực

trongxã hội

Tồn tại những

ngành nghề thiếu

cạnh tranh

Page 7: li thuyet tai chinh

Nền KTTT không phải là một hệ thống được tổ chức hài hoà mà trong hệ thống đó cũng chứa đựng rất nhiều các yếu tố phức tạp và nan giải.

Vì vậy để khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường (CCTT) cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Nếu như sự vận động của nền KTTT truyền thống, cổ điển là tuân theo sự điều khiển của “bàn tay vô hình” cung_cầu_giá cả thì sự vận động của nền KTTT có sự quản lý (điều khiển, điều tiết) của Nhà nước tuân theo sự điều khiển song hành, tức là sự tác động cùng một lúc của hai yếu tố :Yếu tố tự vận động bởi quan hệ cung_cầu và yếu tố nhà nước tức là vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Chính vì vậy người ta gọi đó là

cơ chế hỗn hợp. Như vậy, nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vận động theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước.

Page 8: li thuyet tai chinh

Trong KTTT, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu là : hệ thống pháp luật và công cụ tài chính tiền tệ để tác động, vạch ra kế hoạch phát triển, hạn chế những tiêu cực do KTTT sinh ra, chống khủng hoảng và thất nghiệp v.v..Và khi xảy ra những biến động kìm hãm các hoạt động sản xuất và đời sống thì công cụ được Nhà nước sử dụng chủ yếu và hiệu quả nhất là công cụ tài chính(cụ thể là công cụ ngân sách thông qua quỹ ngân sách Nhà nước). Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế.

Page 9: li thuyet tai chinh

Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu đùng. Cũng trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền. Nó có vai trò quan trọng,đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội.

Page 10: li thuyet tai chinh

Một trong những vai trò đó là :

Page 11: li thuyet tai chinh

I. Vai trò điều tiết thị trường của ngân sách nhà nước thông qua

chính sách thu

Page 12: li thuyet tai chinh

1.VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG CỦA NSNN

Chính sách thu của NSNN, đặc biệt là chính sách thuế, có tác động đến các loại thị trường.

a/ Đối với thị trường hàng hóa.

Xét biểu thuế sau:

Page 13: li thuyet tai chinh

Loại Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế giá trị gia tăng

Động vật sống và sản phẩm từ động vật sống 5

Rau qủa 5

Cà phê 5

Sản phẩm dệt may 10

Bia chai, bia hộp, bia tươi 75 10

Bia hơi 30 10

Rượu 40 độ trở lên 75 10

Rượu 20 độ đến 40 độ 30 10

Rượu dưới 20 độ 20 10

Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu

15 10

Thuốc lá có đầu lọc sản xuất trong nước 65 10

Thuốc lá không có đầu lọc 45 10

Ô tô từ 5 chỗ trở xuống 25 10

Ô tô từ 6 đến 15 chỗ 80 10

Ô tô từ 16 đến 24 chỗ 50 10

Page 14: li thuyet tai chinh

Dựa vào biểu thuế trên ta thấy:– Đối với hàng hóa xa xỉ và hàng chứa chất kích thích

nhà nước đánh thuế cao nhằm hạn chề tiêu dùng những loại mặt hàng này.chẳng hạn như: bia, rượu, ô tô…

– Đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa thiết yếu nhà nước đánh thuế thấp nhằm kích thích tiêu dùng những loại mặt hàng này.

Từ đó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững phù hợp với điều kiện một nước đang phát riển như Việt Nam hiện nay

b/ Đối với thị trường lao động: NSNN điều tiết thị trường này chủ yếu thông qua thuế thu nhập.

Page 15: li thuyet tai chinh

Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/

năm( triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/

tháng(triệu đồng)

Thuế suất(%)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

Page 16: li thuyet tai chinh

Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:

Loại thu nhập chịu thuế Thuế suất(%)

1. Thu nhập từ đầu tư vốn 5

2. Thu nhập từ tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ vượt trên 10 triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập.

5

3. Thu nhập từ trúng thưởng xổ số, trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại, trò chơi có thưởng vựơt trên 10 triệu đồng/ giải thưởng.

10

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, nhận quà tặng trên 10 triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập.

10

5. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản 25

6. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn 25

Page 17: li thuyet tai chinh

Từ biểu thuế trên ta thấy thuế thu nhập góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị , nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước. Từ đó giảm thiểu một cách đáng kể sự di chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác, đảm bảo và cân bằng lao động giữa các vùng. Điều này góp phần đảm bảo nguồn nhân lực- một nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Đồng thời cũng góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế của các vùng, khu vực nói riêng và cả nước nói chung.

Page 18: li thuyet tai chinh

c/ Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn… Hoạt động điều tiết của chính phủ thông

qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả… Trong đó công cụ NS với các biện pháp như : phát hành công trái, trái phiếu, tín phiếu…có tác động rất lớn đến quan hệ cung – cầu và bình ổn giá cả trên thị trường.

Page 19: li thuyet tai chinh

2. VAI TRÒ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VÀ BÌNH ỔN GIÁ CẢ DƯỚI GÓC ĐỘ THU NSNN

Page 20: li thuyet tai chinh

Xét về mặt thu ngân sách. Bên cạnh những kết quả tích cực như tăng với tốc độ khá, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP cao lên,... thu ngân sách còn có những hạn chế, bất cập. Hạn chế, bất cập lớn nhất là còn thất thu ngân sách ở một số đối tượng, ở một số lĩnh vực: như là buôn lậu, trốn thuế, những doanh nghiệp “ma” được lập ra để buôn bán hóa đơn, để được hoàn thuế...; những lĩnh vực đất đai, cổ phần hóa do định giá thấp . Nhiều doanh nghiệp đã hạch toán không đúng chi phí, lỗ lãi để nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...

Page 21: li thuyet tai chinh

Thất thu ngân sách hằng năm dẫn đến những hậu quả về nhiều mặt. Một lượng tiền không nhỏ chưa được thu vào ngân sách nhà nước để đáp ứng chi ngân sách, làm mất cân đối thu, chi ngân sách, tức là bội chi ngân sách. Bội chi ngân sách làm tăng số nợ của Chính phủ (nếu Chính phủ phải vay trong nước và vay nước ngoài để bù đắp) hoặc phải phát hành tiền. Lượng tiền không nhỏ còn thất thu ở trên cộng với lượng tiền mới đưa ra lưu thông sẽ tạo sức ép đối với lạm phát.

Page 22: li thuyet tai chinh

Giải pháp kiềm chế lạm ở Việt Nam phát dưới góc độ thu NSNN:

– Dưới góc độ cân đối thu chi: Tránh phát hành tiền tệ để bù đắp bội chi NSNN, tránh những khoản vay không có hiệu quả.

– Giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng giá trần cho các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón cũng có thể tạm thời bình ổn được lạm phát. Thông thường hai công cụ này được chính phủ áp dụng đồng thời cho một loại hàng hóa chiến lược nào đó.

Page 23: li thuyet tai chinh

Ví dụ :Việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ

kèm theo giá xăng dầu được chỉ đạo bởi chính phủ. Thuế nhập khẩu xăng dầu thấp hơn nhưng giá xăng bán ra thị trường cũng thấp hơn giá trị của nó (xăng tại Thái Lan 21 bạt/lít tương đương 8000 đồng/lít, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ bán với giá 7000đồng/lít).

Một phép tính đơn giản cũng biết chắc rằng chính phủ hàng ngày chi ra hàng tỉ để ổn định lạm phát. Mức thuế thấp hơn sẽ làm thất thu ngân sách trong điều kiện những khoản chi bắt buộc vẫn tồn tại.

Page 24: li thuyet tai chinh

Hệ quả là khoản vay nợ trong và ngoài nước sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra khi duy trì một mức giá thấp hơn cân bằng thị trường thì sẽ có hiện tượng cầu vượt cung, điều này tất yếu dẫn đến một thị trường chợ đen và nạn đầu cơ xăng dầu.

- Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước cho các chương trình giao thông thủy lợi.

Page 25: li thuyet tai chinh

II. Vai trò điều tiết thị trường của ngân sách nhà nước thông qua

chính sách chi

Page 26: li thuyet tai chinh

1.HÌNH THÀNH QUỸ DỰ TRỮ QUỐC GIA:

1.1.QUAN ĐIỂM VỀ QUỸ DỰ TRỮ QUỐC GIA

Hoạt động dự trữ quốc gia là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội đất nước khi có những sự cố bất lợi do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa, thị trường gây ra.

Page 27: li thuyet tai chinh

a) Quỹ dự trữ quốc gia được quản lý tập trung, thống nhất dưới sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Quỹ dự trữ quốc gia bao gồm hiện vật và tiền.

b) Quỹ dự trữ quốc gia bảo đảm đủ khả năng khắc phục những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế ở mức quốc gia, trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng trung bình của quỹ dự trữ quốc gia phải phù hợp với tăng trưởng nền kinh tế và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Quỹ dự trữ quốc gia được quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Page 28: li thuyet tai chinh

1.2.MỤC TIÊU CỦA QUỸ DỰ TRỮ QUỐC GIA

a) Mục tiêu dự trữ quốc gia là sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của Nhà nước.

Page 29: li thuyet tai chinh

b) Từng bước tăng cường quỹ dự trữ quốc gia có quy mô phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu danh mục mặt hàng hợp lý đủ điều kiện tác động kịp thời, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong mọi tình huống biến động, đột xuất xảy ra. Tổng mức dự trữ quốc gia đến năm 2010, tăng gấp 2 lần tổng mức dự trữ quốc gia năm 2005 và đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tổng mức dự trữ quốc gia năm 2010.

Page 30: li thuyet tai chinh

c) Nâng cao chất lượng công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản, định mức kinh tế - kỹ thuật, từng bước đổi mới kỹ thuật và đưa các giải pháp công nghệ bảo quản mới vào công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia; bảo đảm trình độ kỹ thuật, công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và ngang tầm với các nước tiên tiến.

Page 31: li thuyet tai chinh

1.3.CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT CỦA QUỸ DỰ TRỮ QUỐC GIA

Đối với thị trường hàng hoá, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của nhà nước

( bằng tiền, bằng ngoại tệ,các loại hàng hoá, vật tư chiến lược…) được hình thành từ nguồn thu của Ngân sách nhà nước. Một cách tổng quát, cơ chế điều tiết là:

Page 32: li thuyet tai chinh

- Khi giá cả của một hàng hoá nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, Chính phủ đưa quỹ dự trữ hàng hoá đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây nguy cơ lạm phát chung cho nền kinh tế.

- Khi giá cả của một hàng hoá nào đó bị giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ dung quỹ tiền mặt để mua các hàng hoá đó theo một gía nhất định đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất.

Bằng công cụ thuế và chính sách chi tiêu NSNN, Chính phủ có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn định giá cả trên thị trường.

Page 33: li thuyet tai chinh

1.4.THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ DỰ TRỮ QUỐC GIA

Để đáp ứng yêu cầu phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh tham gia ổn định thị trường và những nhiệm vụ cấp bách khác.s Nhà nước đã và đang thực hiện điều tiết với một số mặt hàng chiến lược như; lương thực, xăng dầu, muối trắng, vật tư, trang thiết bị phục vụ và sửa chữa vũ khí….Hàng năm, căn cứ tình hình cụ thể để quyết định mua tăng những mặt hàng trong danh mục bổ sung vào dự trữ quốc gia.

Page 34: li thuyet tai chinh

Trong các loại hàng chiến lược thì xăng dầu là một loại hàng chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đặc biệt là cơn bão giá đang diễn ra ngày càng dữ dội hiện nay. Trước kia, trong một khoảng thời gian dài Nhà nước dã thực hiện trợ giá xăng dầu. Năm 2007 Nhà nước đã phải bù lỗ cho mặt hàng dầu khoảng 11 nghìn tỷ đồng .Hiện nay, Nhà nước đã có sự điều chỉnh chính sách trợ giá để phù hợp với giá xăng dầu trên thế giới. Theo quyết định 12/2008/QĐ-BTC ngày 25-2 của Bộ Tài chính, giá bán xăng tiếp tục thực hiện theo cơ chế giá thị trường, do doanh nghiệp đầu mối tự quy định. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ giám sát mức giá này, bảo đảm giá hợp lý, không gây thiệt hại cho người tiêu dùng Còn giá bán dầu vẫn do Nhà nước quyết định, nhưng mức giá được điều chỉnh theo hướng tiếp cận giá thị trường.

Page 35: li thuyet tai chinh

Như vậy, kể từ thời điểm này, cùng với giá xăng, giá dầu cũng chính thức áp dụng theo giá thị trường, Nhà nước chấm dứt việc bao cấp về giá xăng, dầu cho nền kinh tế, nhưng vẫn đưa ra mức giá sàn hay giá trần để các doanh nghiệp kinh doanh , nhập khẩu xăng dầu lựa chọn quyết định.Phương pháp điều hành giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường này đem lại nhiều lợi ích cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.Như vậy, Nhà nước sẽ không phải chi một khoản ngân sách lớn để bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Ngược lại, Nhà nước chủ động sử dụng nguồn vốn ngân sách này để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội”.Đồng thời nhà nước cũng thành lập quỹ bình ổn giá xăng dầu để giám sát mặt hàng nhạy cảm này.

Page 36: li thuyet tai chinh

Cụ thể định hướng chủ yếu đến năm 2010: Về mức dự trữ một số mặt hàng thiết yếu: - Lương thực: mức dự trữ bình quân từ 4 đến 5 kg

thóc/người/năm; - Xăng dầu các loại: đến năm 2010 mức dự trữ

300.000 m3, tấn và đến năm 2020 mức dự trữ đạt khoảng 500.000 m3, tấn (kể cả dự trữ bằng ngoại tệ);

- Vật tư, trang thiết bị phòng, chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn: theo mức dự trữ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020;

Page 37: li thuyet tai chinh

- Muối trắng: mức dự trữ quốc gia khoảng 120.000 tấn vào năm 2010 và 370.000 tấn đến năm 2020 theo Quyết định số 161/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020;

- Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất và sửa chữa vũ khí, động viên công nghiệp, phòng, chống khủng bố, bạo loạn, phục vụ chiến lược biển, khí tài quân sự đặc chủng, thiết bị cơ yếu và các loại khác: căn cứ danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, hàng năm, các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch tăng dự trữ quốc gia gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Page 38: li thuyet tai chinh

Bên cạnh việc hình thành kho chứa hàng dự trữ quốc gia thì việc quy hoạch và bảo quản chúng là rất cần thiết. Trong những năm tới cần:

+Xây dựng các điểm kho dự trữ quốc gia đồng bộ, hiện đại, phù hợp công nghệ bảo quản và quản lý tiên tiến, trên các địa bàn chiến lược của đất nước, thuận lợi trong điều hành nhập, xuất hàng dự trữ;

Page 39: li thuyet tai chinh

+ Phát triển công nghệ thông tin phục vụ dự trữ quốc gia: Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách dự trữ quốc gia, bảo đảm cung cấp thông tin dự trữ quốc gia nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

+Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung danh mục hàng dữ trữ quốc gia và mức dự trữ quốc gia những mặt hàng thiết yếu, quan trọng phù hợp với tình hình mới. Chuyển sang cơ chế dự trữ thường xuyên những mặt hàng có thời hạn bảo quản ngắn, thường xuyên xuất luân phiên đổi hàng.

Page 40: li thuyet tai chinh

+ Tăng tỷ lệ dự trữ quốc gia bằng tiền trong tổng mức dự trữ quốc gia để chủ động xử lý những trường hợp đột xuất, nhập ngay những mặt hàng cần thiết không phải tổ chức bảo quản bằng hiện vật trong kho hoặc những mặt hàng đặc chủng, kỹ thuật cao.

+ Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia theo hướng tăng cường huy động các nguồn tài chính hợp pháp cho dự trữ quốc gia.

Page 41: li thuyet tai chinh

2. VẤN ĐỀ LẠM PHÁT DƯỚI GÓC ĐỘ CHI NSNN

Hiện nay nền kinh tế đang đứng trong cơn bão về giá – biểu hiện của thực trạng lạm phát. Lạm phát tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội, gây ra những hậu quả nặng nề: suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động xấu đến cả nhà sản xuất và người tiêu dung, gia tăng tình trạng thất nghiệp trong trung và dài hạn. Chính vì thế, kiềm chế lạm phát là mục tiêu trọng yếu trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Giữa lạm phát và hoạt động thu – chi của NSNN luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, có thể khẳng định các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát đều lien quan đến hoạt động của NSNN.

Page 42: li thuyet tai chinh

Dưới góc độ chi NSNN hiện nay có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát thông qua việc đầu tư công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan nhà nước, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư, chi tiêu kém hiệu quả góp phần làm bội chi ngân sách, làm tăng nợ nần của Chính phủ và tạo sức ép lạm phát.

Page 43: li thuyet tai chinh

Xét về bội chi ngân sách, tỷ lệ bội chi so với GDP hàng năm vẫn còn cao, chiếm trên dưới 5%. Việc xử lý số thu vượt dự toán cần  được dành cho việc trả nợ, dành cho việc giảm bội chi ngân sách, dành cho việc tăng số dự phòng, quỹ dự trữ của quốc gia; trong khi số chi thường xuyên thường vượt dự toán cao hơn cũng tạo sức ép lạm phát.

Page 44: li thuyet tai chinh

Xét về mặt quản lý, thu chi ngân sách được quản lý qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, tuy có những lợi ích nhất định, nhưng về tiền mặt, cần có sự kiểm soát tập trung của Ngân hàng Nhà nước, nếu không sẽ không thể tính toán được lượng tiền trong lưu thông và việc điều tiết mỗi khi xuất hiện tình hình lạm phát hay giảm lạm phát. Trong tổng số tiền mặt, có một lượng tiền mặt là ngoại tệ không nhỏ được thu, chi, dự trữ trong NSNN tạo sức ép đối với sự mất giá của đồng nội tệ gây ra lạm phát.

Page 45: li thuyet tai chinh

Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam dưới góc độ chi NSNN:

• Sử dụng chính sách tài khóa: Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả.

Page 46: li thuyet tai chinh

• Xóa bỏ sự bao cấp về giá(những hình thức bù giá, trợ giá): Hiện nay xu hướng tăng giá của hàng hoá trên thị trường thế giới đã gây bất lợi lớn cho nhập khẩu làm nảy sinh những khoản tài chính bù lỗ hoặc hỗ trợ cho các nhà nhập khẩu, các ngành sản xuất trong nước. Chủ trương bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu và các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia là những ví dụ điển hình. Do đó, nếu Nhà nước không có các biện pháp hạn chế những khoản chi cho bù lỗ thì sẽ làm tăng gánh nặng cho ngân sách và gây sức ép lên lạm phát của nền kinh tế.

Page 47: li thuyet tai chinh

Thank you!