24
NGHỆ THUẬT CHĂN BẦY NỘI DUNG PHẦN THỨ NHẤT Sự Kêu Gọi Đối Với Người Chăn Bầy Khiêm Nhường PHẦN THỨ HAI Sự Tái Bổ Nhiệm Cho Người Chăn Bầy Khiêm Nhường PHẦN THỨ BA Đặc Trưng Của Người Chăn Bầy Khiêm Nhường PHẦN THỨ TƯ Sự Kết Ước Của Người Chăn Bầy Khiêm Nhường SỰ KÊU GỌI ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂN BẦY KHIÊM NHƯỜNG GIỚI THIỆU Mỗi một người chúng ta hãy thành thực tự đặt cho mình một câu hỏi: Là người chăn bầy, về căn bản, tôi là: a. Một diễn giả của ngày Chúa Nhật? b. Chủ nhân ông của một hội thánh địa phương? c. Người chăn cho bầy chiên của Đức Chúa Trời? Các thăm dò mới đây của phong trào DAWN cho thấy một thực tế đáng buồn: Trong khi việc mở mang hội thánh mới vẫn cứ tiến hành thì lại có rất nhiều hội thánh nhỏ có sẵn chẳng những không đơm hoa kết quả được mà lại còn teo tóp lại nữa. Phải chăng có sự khiếm khuyết của nghệ thuật chăn bầy ở đây? Các luận đề này được đưa ra cho các bạn đồng lao không nhằm để cáo buộc ai cả mà là để nhắm khái quát hóa cho vai trò rất đáng tự hào của sự kêu gọi đã được dành cho chúng ta: Làm người chăn chiên cho Đấng Chăn Chiên Thiện Hảo, là Đấng Chăn Chiên Lớn, là“Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên”, Chúa Cứu Thế Jêsus.

Nghe thuat chan bay

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nghe thuat chan bay

NGHỆ THUẬT CHĂN BẦY

NỘI DUNG

PHẦN THỨ NHẤT Sự Kêu Gọi Đối Với Người Chăn Bầy Khiêm Nhường

PHẦN THỨ HAI Sự Tái Bổ Nhiệm Cho Người Chăn Bầy Khiêm Nhường

PHẦN THỨ BA Đặc Trưng Của Người Chăn Bầy Khiêm Nhường

PHẦN THỨ TƯ Sự Kết Ước Của Người Chăn Bầy Khiêm Nhường

SỰ KÊU GỌI ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂN BẦY KHIÊM NHƯỜNG

GIỚI THIỆU Mỗi một người chúng ta hãy thành thực tự đặt cho mình một câu hỏi: Là người chăn bầy, về căn bản, tôi là:a. Một diễn giả của ngày Chúa Nhật?b. Chủ nhân ông của một hội thánh địa phương?c. Người chăn cho bầy chiên của Đức Chúa Trời? Các thăm dò mới đây của phong trào DAWN cho thấy một thực tế đáng buồn: Trong khi việc mở mang hội thánh mới vẫn cứ tiến hành thì lại có rất nhiều hội thánh nhỏ có sẵn chẳng những không đơm hoa kết quả được mà lại còn teo tóp lại nữa. Phải chăng có sự khiếm khuyết của nghệ thuật chăn bầy ở đây? Các luận đề này được đưa ra cho các bạn đồng lao không nhằm để cáo buộc ai cả mà là để nhắm khái quát hóa cho vai trò rất đáng tự hào của sự kêu gọi đã được dành cho chúng ta: Làm người chăn chiên cho Đấng Chăn Chiên Thiện Hảo, là Đấng Chăn Chiên Lớn, là“Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên”, Chúa Cứu Thế Jêsus.Các luận đề này dành cho người chăn bầy được đặt căn bản trên một số căn cứ Kinh Thánh sau đây:

Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời ..................................

Sau khi tạo dựng con người và sinh cảnh cho họ, Đức Chúa Trời đã không hề bỏ mặc họ trong bối cảnh ấy. Ngài đã không để cho họ phải đơn phương xoay xở. Ngài giám hộ những gì Ngài đã chọn, Ngài nâng đỡ những gì Ngài đã dấy lên, Ngài là Đấng Bảo Quản cho tạo vật của Ngài. Ngay đến tội lỗi cũng không cắt đứt

Page 2: Nghe thuat chan bay

nổi sự tương giao giữa Đức Chúa Trời với A-đam, nhưng tội lỗi đã làm thay đổi mối tương giao ấy. Hãy nghe sự kêu gọi của tấm lòng Đấng Chăn Chiên: A-đam, “ngươi ở đâu ?” (SaSt 3:9). Sách Sáng Thế Ký bày tỏ cho thấy sự chuyển đổi từ mối quan tâm phổ quát cho con người thành mối quan tâm đặc biệt cho con người của Đức Chúa Trời: Ap-ra-ham , “Tổ phụ của nhiều dân tộc”. Sách Sáng Thế Ký kết thúc bằng lời tổng kết thể hiện đậm nét tính đặc trưng của Đấng Sáng Tạo của Y-sơ-ra-ên bằng lời Gia-cốp, cháu nội của Ap-ra-ham: “...Đức Chúa Trời...là Đức Chúa Trời đã chăn nuôi tôi từ khi mới lọt lòng cho đến ngày nay” (48:15). Phạm trù Cựu Ước về người lãnh đạo không phải là khái niệm về người chăn bầy mà là khái niệm về “Người Quản Trị Hoàng Gia” cho dân sự Đức Chúa Trời.

Y-sơ-ra-ên đã biết rằng Đức Chúa Trời là............................. của họ.

Thi Tv 23:1-6 là “một sự xưng nhận của lòng nương cậy thỏa vui nơi Chúa như là Vua Chăn Bầy Thiện Hảo”.ÆNói ẩn dụ về người chăn bầy như là vua: 78:71, 72 IISa 2Sm 5:2; EsIs 44:28; Gie Gr 3:15; 23:1-4; MiMk 5:4.ÆNói về Đức Chúa Trời như Đấng Chăn Chiên: Thi Tv 28:9; 79:13; 80:1; 95:7; 100:3; EsIs 40:11; Gie Gr 17:16; 31:10; 50:19; Exe Ed 34:11-16.

A-sáp nài xin với “Đấng chăn giữ Y-sơ-ra-ên” hãy hướng dẫn họ “như bầy chiên”. A-sáp đã thấy được Đấng Chăn Chiên chân thực là thánh: “Hỡi Đấng ngự trên chê-ru-bin Hãy sáng rực rỡ Ngài ra”, là đầy quyền năng: “...Hãy giục giã năng lực Ngài”, và là Đấng đầy thâu cảm: “...Và đến cứu chúng tôi” (Thi Tv 80:1, 2).

Vua Đa-vít nhân cách hóa ....................Đấng chăn chiên.

IISa 2Sm 5:2 đưa ra ba lý do khiến Đa-vít đã được chọn: Đa-vít là một người Y-sơ-ra-ên, Đa-vít là một chiến sĩ, và Đa-vít là một người chăn chiên. A-sáp cũng trước tác Thi. 78, vốn được biết như “thơ dạy dỗ của A-sáp”, tức là không phải chỉ để nhằm khích chúng ta lệ mà thôi. Có bốn ý tưởng quan trọng được ẩn tàng trong đó:1. Người chăn chiên là một người được ............. : ” Ngài cũng chọn Đa-vít là tôi tớ Ngài, Bắt người từ các chuồng chiên” (c. 70).2. Người chăn chiên ..............................phận sự của mình (c. 71).3. Người chăn chiên là một người ......................... toàn tâm toàn ý: “...Người chăn giữ họ theo sự thanh liêm của lòng ngời” (c.72).(Sự thanh liêm: trạng thái hoàn toàn, trọn vẹn, không bị suy hỏng (Webster’s New World Dictionary). ”Sự thanh liêm của lòng” # Sự kết ước, hứa nguyện).4. Người chăn chiên có .................... chăn chiên: “...Và lấy sự khôn khéo tay mình mà dẫn dắt họ” (c. 72b).

Page 3: Nghe thuat chan bay

Đức Chúa Trời đã chọn Y-sơ-ra-ên như một dân tộc..............

(PhuDnl 32:8-15, SaSt 12:1-3).Không phải chỉ các vua Y-sơ-ra-ên mà cả dân tộc Y-sơ-ra-ên đã được Đức Chúa Trời đặt trong thế chiến lược đối với các dân tôc láng giềng.

Những người chăn Y-sơ-ra-ên đã đánh mất ................... của Đức Chúa Trời.

(Exe Ed 43:1-10).“Trong Sự Định Kỳ ngày trước, có một nhiệm vụ của công việc Thầy Tế Lễ, dầu quan trọng hơn hết nhưng chúng ta vẫn cứ thường quên, là sự sơ suất trong mục vụ. Nhiệm vụ của chức tư tế là phải xem thử Luật Pháp có được học biết và tuân giữ hay không” (H.E. Ellison).“Trong Cựu Ước, từ liệu ‘người chăn chiên’ diễn tả sự chăm sóc của Chúa đối với dân Ngài ... Sự ý thức rằng Chúa là Đấng Chăn Chiên của Y-sơ-ra-ên có nghĩa là những người chăn bầy Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên đã từng có một mức độ mẫu mực nhất định về sự trung tín, về sự công bằng, và về lòng yêu thương nhơn từ. Họ đã được đoán xét theo sự thể hiện các thực tại ấy” (Joyce G. Badwin).Có thể nói rằng các Tiên Tri, các Thầy Tế Lễ, cũng như Các Vua thảy đều cùng nhau làm mất dân Chúa. Chỉ trừ ra một số ít, còn thì đều là những người chăn chiên còi cọc.

Đức Chúa Trời đã .................... một Đấng Chăn Chiên mới.

(Gie Gr 23:1-6; 33:15, 16; Exe Ed 34:23).“Đây là một trong những đoạn văn quan trọng nhất trong Sách Giê-rê-mi nói về Đấng Cứu Thế ... Đấng Cứu Thế có vẻ không giống bất cứ hậu tự nào đã từng có của Đa-vít, có vẻ sẽ là một Vua Lý Tưởng ... Những đoạn văn này nhắm về một tương lai xa hơn sự cố đồi Gô-gô-tha để nói về một tương lai phục hồi sẽ đến cho Y-sơ-ra-ên”.

Đức Chúa Jêsus đã ............... Đấng Chăn Chiên ưu tú nhất.

Có ba tiếng tính từ được dùng tả vẽ về chức vụ Người Quản Trị Hoàng Gia của Ngài:1. Đấng Chăn chiên .............................(GiGa 10:1-18)_Đấng trong quá khứ đã từng đổ sự sống của mình ra cho bầy chiên.2. Đấng Chăn Chiên ............................(HeDt 13:20)_Đấng hiện ở cùng và cầu thay cho chiên Ngài.3. Đấng ..................... các kẻ chăn chiên.(IPhi 1Pr 5:4)_Đấng trong tương lai sẽ ban thưởng cho mọi kẻ chăn chiên khiêm

Page 4: Nghe thuat chan bay

nhường và trung tín.

Các Môn Đồ của Chúa Jêsus trong thế kỷ thứ nhất đã từng là......................

Sự kêu gọi vào sự chăn bầycủa Phi-e-rơ thật là bất hủ:1. Đó là một sự kêu gọi theo........................................(GiGa 1:42)2. Đó là một sự kêu gọi đối với ...................................(LuLc 5:1-11)3. Đó là một sự kêu gọi cho .........................................(GiGa 21:15-17)

Đến thế kỷ hai mươi mốt này, các Mục Sư vẫn cứ phải là ...............................

Sứ đồ Phao-lô, tự thân vốn là một Mục Sư, lưu lại cho chúng ta ngày nay một sự trước thuật về sự chăn bầy: Sự làm chứng của Phao-lô như một người chăn chiên (� Cong Cv 20:17-27). Trách nhiệm của Phao-lô đối với những người chăn bầy ở Ê-phê-sô (� 20:28-38). Hãy để ý đến ba thuật ngữ (từ liệu) chỉ về chức danh Mục Sư:�h”Trưởng Lão” (c.17, Gk. presbyteroi ).“trưởng” nói về sự trưởng thành thực sự.h”Giám Mục” (c. 28, Gk. episkopoi ).“giám” chỉ về sự coi sóc.h “Mục Sư” (c. 28, Gk. poimaino ).“mục” chỉ về sự chăm nuôi, canh giữ, và hướng dẫn.

Luận đề sau cùng. (GiGa 5:19-20).Đức Chúa Trời không bao giờ đòi hỏi những người chăn chiên của Ngài phải làm điều gì mà Con Ngài trước kia chưa làm.

Kết luận.

Như vậy mỗi người chúng ta có phải chỉ thuần túy là một diễn giả ngày Chúa nhật, một chủ nhân ông của một hội thánh địa phương, hay còn là và thực sự phải là một người chăn chiên khiêm nhường của Chúa Cứu Thế, Đấng duy nhất là Đấng Chăn Chiên Thiện hảo, Đấng Chăn Chiên Lớn, Và là Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên?

SỰ TÁI BỔ NHIỆM CHO NGƯỜI CHĂN BẦY KHIÊM NHƯỜNG

(GiGa 21:1-25)

Page 5: Nghe thuat chan bay

GIỚI THIỆU Mục đích của sứ đồ Giăng không phải là để bày tỏ về sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus ở đây. Trong chương 20 và 21 sứ đồ Giăng đã thực hiện điều ấy một cách tài tình. Cũng không phải nhằm để nói về Đại Mạng Lệnh vốn được bày tỏ như là “đã sai” xong rồi (20:21), hay về sự nhận lãnh Đức Thánh Linh (20:22), hay giảng về sự tha thứ (20:23). Đức Thánh Linh đã soi dẫn cho sứ đồ Giăng trước thuật một sứ điệp đặc biệt dành riêng cho Phi-e-rơ. Vì sao Chúa Jêsus đã không thăng thiên mãi cho đến khi đối chất xong với Phi-e-rơ?

Tôi xin dùng 21:1-11 như một luận cứ để đưa ra những luận điểm chính theo sự nhận xét của tôi.1. “... Đức Chúa Jêsus lại hiện ra cùng môn đồ Ngài” (c.1).Đức Chúa Trời quả thực là Đức Chúa Trời của sự tự khải thị, Đấng mà nếu chẳng nhờ sự ...................... của Ngài thì chúng ta chẳng có thể biết được gì cả.2. “... Trong đêm đó, chẳng được chi hết” (c. 3).Chức vụ tự ý (để phân biệt với chức vụ theo sự kêu gọi) sẽ chẳng bao giờ .....................................3. “... Đức Chúa Jêsus đứng trên bờ” (c. 4).Chúng ta ........................ dưới sự xem xét Thiên Thượng.4. “... Hãy thả lưới bên hữu thuyền” (c. 6).Sự điều khiển chức vụ nhờ Chúa Jêsus luôn luôn ..................... kết quả.5. “...Ay là Chúa!” (c.7).Sự ............................... giúp phân biệt được những gì sự không thân mật không thực hiện được.“...Thấy tại đó có lửa than” (c. 9).Đây chính là một sự chỉ định Thiên Thượng.6. “... Hãy đem cá các ngươi mới đánh được đó lại đây” (c. 10).Đức Chúa Jêsus chấp nhận ........................ của chúng ta.

Trước khi Phi-e-rơ có thể hoàn thành sự hoạch định lớn lao của Chúa, Phi-e-rơ phải được chứng giải về ba thực tại sau đây:

I. VIỆC ................................. VỀ SỰ KHẢI HOÀN CỦA CHÚA JÊSUS TRÊN SỰ CHẾT (21:12-14)

Mặc dầu có liên hệ một cách cá nhân (Mac Mc 16:7) và được ở giữa vòng những người đã được ngắm nhìn Chúa phục sinh (ICo1Cr 15:5-6) nhưng Phi-e-rơ và các môn đồ vẫn thấy khó tin quyết được rằng quả thật Chúa đã phục sinh. Chẳng hạn, dầu rằng lưới có đầy ắp cá và rằng đã có một sự mời gọi thân mật “hãy lại mà ăn” nhưng điều ấy cũng chỉ đem lại một sự nhận biết thiếu vui mừng, vì chẳng có ai hỏi thử xem “Ngài là ai?”. Ai nấy đều biết ấy là Chúa (GiGa 21:13). D.A. Carson

Page 6: Nghe thuat chan bay

viết:“Sự dè dặt này khác hẳn với sự dè dặt của hai môn đồ trên đường Em-ma-út là những người không được Chúa tỏ mình cho họ ngay (LuLc 24:16): Các môn đồ ở đây “biết quả rằng ấy là Chúa” mà vẫn ngại ngùng, lưỡng lự, hồ nghi đến nỗi rõ ràng là không muốn hỏi Ngài, thực ra là không dám hỏi Ngài, rằng “Quả có phải là Chúa không?”.

II. VIỆC .............................. RẰNG CHÚA JÊSUS VẪN CÓ THỂ TIN CẬY PHI-E-RƠ NGAY CẢ SAU KHI ÔNG ĐÃ THẤT BẠI (GiGa 21:15-17)Leon Morris, một nhà chú giải Kinh Thánh, nhận định về các lý do vì sao chương 21 được trước thuật (gồm luôn cả sự hiểu lầm nói đến ở câu 23), rằng “Mặc dầu không phải là chủ đề chính của chương sách nhưng ở đây có liên quan nhiều đến vấn đề phục chức cho Phi-e-rơ”. Đức Chúa Jêsus đã đề cập bốn vấn đề cốt tử mà một người chăn bầy khiêm nhường phải đối diện:1. Về ....................... của tình yêu thương: “Hỡi Si-môn, con Giô-na,ngươi yêu ta hơn những kẻ này chăng?”Mục Sư và Lãnh Đạo của hội thánh là những con người đặc biệt. Thường thì do sự đòi hỏi của chức vụ, chúng ta dành ưu tiên hàng đầu cho việc rèn luyện năng lực nói, thuật hùng biện. Chúng ta đi tìm ân tứ. Chúng ta tích lũy kiến thức... Nhưng nếu nói về đức tin thì sao? Nếu có tất cả những sự vừa kể nhưng thiếu tình yêu thương thì chúng ta làm được gì? Kinh Thánh chép: “...Tôi chẳng ra gì.” (ICo1Cr 13:2).2. Về ....................... hàng đầu của tình yêu thương: “Ta” (Đức ChúaJêsus). Phi-e-rơ có yêu Chúa không? Nhất định là có. Phi-e-rơ đã lập tức theo lời Chúa gọi (Mat Mt 4:8-12); Phi-e-rơ đã không thể chịu nỗi cái ý nghĩ rằng Chúa Jêsus sẽ phải chết (16:21-22); Phi-e-rơ đã hùng hổ dùng gươm bảo vệ cho Chúa trong vườn Ghết-sê-ma-nê(GiGa 18:10).3. Về ........................ của tình yêu thương: “...Hơn những kẻ nàychăng?”. Phi-e-rơ đã từng tuyên bố: “Dầu mọi người vấp phạm vì cớ thầy, song tôi chắc không bao giờ vấp phạm vậy” (Mat Mt 26:33). Nhưng rồi trong đêm đáng buồn ấy, “tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối” (26:41), Phi-e-rơ đã chối Chúa ba lần (26:69-75). D.A. Carson viết về Phi-e-rơ như thế này:“Những câu hỏi căn cốt của Chúa Jêsus dò xét vào tận đáy sâu thẳm của con người Phi-e-rơ. Phi-e-rơ không ra sức trả lời theo tương quan so sánh với những người chung quanh, ông nại ngay đến sự nhận biết của Chúa. Thực ra, không bận bịu với thất bại quá khứ, Phi-e-rơ trả lời Chúa rằng ‘Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa’. Chúa Jêsus chấp nhận sự công bố của Phi-e-rơ, không cần hoài nghi gì về sự thanh thản của Phi-e-rơ cả, Ngài ủy thác cho Phi-e-rơ: ‘Hãy chăn những chiên con ta’. Sự nhấn mạnh giờ đây thiên nhiều hơn về mục vụ chứ không phải là truyền

Page 7: Nghe thuat chan bay

giáo. Cả tình yêu của Phi-e-rơ đối với Chúa lẫn bằng chứng của sự phục chức cho Phi-e-rơ đều được thể hiện qua sự mục vụ của Phi-e-rơ đối với bầy chiên của Đức Chúa Trời.”4. Về ....................... của tình yêu thương: “Hãy chăn những chiên con ta”.Hiển nhiên rằng việc Phi-e-rơ chối Chúa là một thất bại nghiêm trọng của Phi-e-rơ. Sự thất bại vốn thường có thể tước bỏ mất sự dạn dĩ trong chức vụ và năng lực của bản thân. Chúng ta thử hồi tưởng lại thất bại mới nhất của chúng ta trên phương diện Chúa. Có thể đó là một sự biểu lộ nào đó của dục vọng, hoặc có thể đó là một chuyện nói dối có tính toán. Có thể đó chẳng phải là một sự thất bại về đạo đức mà là trong chức vụ. Chẳng hạn, bạn đã không lên kế hoạch một cách sát sao, hoặc dự án nào đó của bạn bị sụp đỗ, hoặc một ước mơ nào đó của bạn đã tan ra mây khói, ... Bạn cảm thấy như thế nào sau mỗi sự không vâng lời? Phải chăng là đầy đức tin và khải tượng? Không, thông thường chúng ta cảm thức một trạng thái có tội và đáng buồn - ấy là sự thất bại. Bài học mà chúng ta phải học biết là: Chúa không đòi hỏi chúng ta nhất thiết thôi không được thất bại nữa.� Sự tha thứ của Chúa can thiệp cho chúng ta trong ba lĩnh vực:�hTrong mối tương quan của chúng ta với ....................hTrong mối tương qua của chúng ta với những người ....................h Trong sự đổi mới quan hệ với ..........................Sự tha thứ luôn luôn là lối thoát cho sự thất bại.

III. VIỆC CHỊU .............................. ĐỐI VỚI BẦY CHIÊN MÀ CHÚA JÊSUS ĐÃ ỦY THÁC CHO MÌNH (GiGa 21:15-17)Qua đoạn văn Kinh Thánh này chúng ta tìm thấy được ba câu hỏi Chúa Jêsus đưa ra để dò xét, ba câu trả lời chân thành của Phi-e-rơ thưa với Chúa, và ba mệnh lệnh đầy ý nghĩa Chúa Jêsus truyền cho đầy tớ Ngài:Æ “Hãy chăn những chiên con ta” (Gk. “bosko ”, cho ăn và chăn giữ).Æ “Hãy chăn chiên ta” (Gk. “poimaino ”, cho ăn, chăn giữ, và điều khiển): Động từ dùng ở đây có nghĩa rộng hơn. Ý ngầm định về “sự thực hiện chức trách của người chăn bầy” (Leon Morris).Æ “Hãy chăn chiên ta” (Gk. “bosko ”): “Chức vụ được xác lập bằng động từ chứ không phải bàng danh từ . Là một người Mục Sư, hãy giữ vững chức trách mục sư” (D.A. Carson).

KẾT LUẬN Qua Phi-e-rơ, Chúa đang muốn nói với tất cả chúng ta rằng sự ưu tiên lớn nhất của cuộc đời chúng ta là việc chúng ta yêu Đức Chúa Trời. Qua Phi-e-rơ, là người vốn đã sẵn lòng yêu Chúa, chúng ta thấy sự thể rằng cần phải được tái khẳng định về tình yêu đối với Đức Chúa Trời trước khi chúng ta có thể hầu việc Ngài. Chúng ta cũng nhận thấy được rằng tình yêu Chúa trong chúng ta phải luôn luôn được bộc lộ

Page 8: Nghe thuat chan bay

ra qua hành vi phục vụ tha nhân. Những gì đối với Phi-e-rơ cũng là những gì được đòi hỏi cần phải có ở chúng ta, con đường duy nhất đúng để chúng ta bày tỏ lòng yêu Chúa của mình là qua phẩm cách chăn bầy của chúng ta đối với dân Chúa.

ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY KHIÊM NHƯỜNG

(ITi1Tm 3:1-7)

GIỚI THIỆU Chúa Jêsus phó thác việc chăn bầy chiên của mình cho hạng người như thế nào? Có hai từ liệu có thể định được nghĩa của người chăn bầy: sự được trao ban ân tứ và sự tin kính (Xem gương của Môi-se , XuXh 18:21; IITi 2Tm 2:2). Người ta thường thiên về ân tứ (sự biểu lộ ra bên ngoài, sự ngoại hiện) nhưng Kinh Thánh đề cao tấm lòng (điều kiện nội tại). Một người chăn bầy chớ nên được đánh giá qua qui mô của bầy chiên mà phải được đánh giá theo tấm lòng của người ấy. Do vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy Lời Đức Chúa Trời đòi hỏi đặc trưng của người chăn bầy nhiều điều còn cao hơn năng lực chăm sóc. Như vậy tức là một sự trông nom thực sự vượt quá đặc trưng và hạnh kiểm của người chăn bầy.

I. “NGƯỜI CHĂN BẦY” LÀ MỘT ............. CÓ BA PHƯƠNG DIỆN (Cong Cv 20:17; 14:23; IPhi 1Pr 5:1-2). “ ‘Trưởng lão’ nói về sự trưởng thành và uy danh của chức trách chăn bầy” �(Homer A. Kent) (Cong Cv 20:17; 14:23; IPhi 1Pr 5:1-2, Gk. presbuteros ). “ ‘Giám mục’ nói về sự dạy dỗ công cộng, về sự giám thị trên toàn hội chúng. �Ngày nay, tương đương của từ liệu này là ‘Mục Sư’ “ (Phi Pl 1:1, Gk. episkopos ) “ ‘Mục Sư’ nói về người chăn bầy, người hướng dẫn và chăm sóc cho bầy chiên �của Đức Chúa Trời” (Eph Ep 4:11, Gk. poimen ).

II. SỰ ............................ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂN BẦY. Về phần của người chăn bầy (� ITi1Tm 3:1) Về phần của hội thánh (� ITe1Tx 5:12) Về phần của Đức Chúa Trời (� Cong Cv 20:28)

III. VỀ .............................. CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY. Trên vấn đề này, sứ đồ Phao-lô khởi sự với nét tính cách chung của người chăn bầy: không chỗ trách được.h “Không chỗ trách được ” (ITi1Tm 3:2)“Không chỗ trách được” là phẩm chất của cả các ứng viên trưởng lão và chấp sự; chỉ có một số ít sự khác biệt về các yêu cầu công việc của họ. Phải cho “không chỗ trách được” (Gk. anepileptos , 3:2) là một gánh nặng khó mang đối với những

Page 9: Nghe thuat chan bay

người chăn có tham vọng. Bản dịch KJV. còn nhấn mạnh nhiều hơn về phẩm chất này qua việc dùng một từ liệu có ý nói rằng “không có cách chi cáo buộc được bất kỳ điều gì” (blameless). Điều ấy có nghĩa gì? Điều ấy không có nghĩa là phải không có mắc mướu gì trên phương diện tội lỗi, cũng không phải là phải ở một mức độ hoàn hảo nào đó. Nếu là thế thì ắt chẳng tìm đâu ra Mục Sư, chẳng tìm đâu ra người chăn! Tôi cho rằng ấy là không hề tìm thấy một khiếm khuyết hiển nhiên nào. Ay không phải là sự trong sạch hoàn toàn đối với vấn đề tội lỗi mà cũng không phải là tình trạng có mắc mớ với vấn đề tội lỗi. Người chăn bầy không hề phải là một con ngươì ngoại hạng, một con người thánh khiết hơn ai đó, mà người chăn bầy phải là người không được có những khiếm khuyết hiển nhiên trong tính cách. Trong các lý do đòi hỏi người chăn bầy phải cho không có điều chi kiện cáo được thì việc Sa-tan lợi dụng nhược điểm của chúng ta là quan trọng hàng đầu. Chúa Jêsus đã phán “...Vua chúa thế gian này hầu đến; người chẳng có chi hết nơi ta” (GiGa 14:30) vì Ngài không hề có sự măc mướu nào với tội lỗi cả. Một cách tương tự như thế, mọi Trưởng Lão, mọi Giám Mục, mọi Mục Sư cũng phải cho đừng dính dấp gì với tội lỗi cả.

Kế đến sứ đồ Phao-lô chỉ ra bốn lĩnh vực mà người chăn bầy phải giữ mình cho không có sự khiếm khuyết hiển nhiên:

A. TRONG ĐỜI SỐNG… CỦA BẢN THÂN NGƯỜI CHĂN BẦY

h “Là chồng chỉ một vợ mà thôi”Phần Kinh Thánh này thực ra đã là bãi chiến trường hàng nhiều thế kỷ. Xin tránh đừng để rơi vào những cuộc tranh luận kiểu như “Liệu tôi có thể ly dị mà vẫn tiếp tục hầu việc Chúa trong cương vị Mục Sư hay không?”. Phần đông các nhà chú giải đều đồng ý rằng diều này nói về “người đàn ông một vợ”. Tức là, người chăn bầy, trên phương diện này, phải chung thủy với vợ và chỉ vợ mà thôi. Người chăn bầy không được phép vương vấn tơ tình với ai khác ngoài vợ mình cả. Nếu người chăn bầy biết yêu vợ theo Kinh Thánh, “yêu vợ mình như Đấng Christ yêu Hội Thánh” (Eph Ep 5:25), “yêu vợ mình như mình” (5:33), ắt bầy chiên của Chúa sẽ được nên trăng hơn.h “Có tiết độ”Người chăn bầy phải luôn luôn thận trọng trong cuộc theo đuổi Đức Chúa Trời của mình và phải chín chắn trong sự ứng xử với hội chúng. Nhất thiết không thể bị để rơi vào sự quá độ. Thật phước hạnh cho người chăn bầy nào biết trân trọng linh hồn chứ không phải chỉ biết đáp ứng theo cảm tính.h “Có tài trí”Điều này nói về sự khôn ngoan và đức kiềm chế. “Có tài trí” có nghĩa là biết giữ điềm tĩnh và sự quân bình trong quyết định. Với những hiểu biết Kinh Thánh và sự trưởng thành của mình, người có tài trí biểu lộ ra một tình trạng trí tuệ lành mạnh.

Page 10: Nghe thuat chan bay

Nói cách khác, người có tài trí là một người khôn ngoan và sáng suốt.h”Xứng đáng” (Gk. cosmios ,_ND.)Bản dịch KJV. sử dụng từ liệu “good behavior” vì theo nguyên ngữ, “xứng đáng” nói về một phong cách sống có nền nếp tốt, trong đó mọi sự đều theo thứ tự hợp lý và ổn định, theo như nguyên nghĩa của “cosmios”.h “Đừng ham tiền bạc”Có một số nơi diễn đạt sai về điều này. Họ đòi hỏi người chăn bầy không được để ý chút gì đến vấn đề này. Lời Kinh Thánh ở đây chỉ muốn dạy rằng đừng có sự ham hố đối với tiền bạc. Tôi cho rằng chỉ một thiểu số nào đó có ý “kiếm chác” qua chức vụ, còn thì phần lớn những người chăn bầy đều có quyền được hưởng nhiều hơn nữa. Dầu vậy sự cảnh báo ấy của Lời Kinh Thánh thật là cần thiết vì nguy cơ chạy theo tiền bạc là một nguy cơ có thật. Chúng ta không được phép đắm duối trong sự giàu sang, chúng ta cũng đừng để bị dao động vì sự sang giàu của người khác mà chi.

B. TRONG ĐỜI SỐNG…. CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY

h “Phải khéo cai trị nhà riêng mình”Khi tôi đem gia đình có bốn con còn nhỏ của chúng tôi đến Việt Nam vào năm 1965, Giám Đốc của chúng tôi, Tiến Sĩ Dick Hillis, căn dặn chúng tôi một lời khuyên khảng khái: “Ở Châu Á, sứ điệp quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải thực hiện là sứ điệp về gia đình”. Ông ấy đúng hoàn toàn. Nhà riêng thực ra lại chính là nơi khó thể hiện một đời sống Cơ đốc nhất. Có thể nêu lên bốn nguyên nhân:1. Nhà riêng là nơi chúng ta bộc lộ con người thật của mình.2. Nhà riêng là nơi chúng ta có vị trí, vai trò quan trọng nhất.3. Nhà riêng là chỗ ở của của hội chúng cơ bản nhất của chúng ta. 4. Nhà riêng là nơi nhớ dai nhất những bài giảng của chúng ta.

C. TRONG ĐỜI SỐNG… CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY .Sau đây là một số nét tính cách có liên quan đến các mối quan hệ liên cá nhân trong đời sống xã hội của người chăn bầy:

h “Đừng mê rượu”Cũng khó mà khẳng định dứt khoát là theo Kinh Thánh thì liệu một Mục Sư có được phép dùng thức uống thuộc rượu hay không. Việc những người Na-xi-rê không được uống rượu trong thời gian hứa nguyện chẳng phải là một mệnh lệnh tối hậu trên vấn đề này mà chỉ là điều buộc phải tuân theo trong thời gian biệt mình riêng ra cho Đức Chúa Trời (Dan Ds 6:2, 3, 20). Sứ đồ Phao-lô cũng đã gợi ý cho Ti-mô-thê dùng một ít rượu. Kinh Thánh cũng thường liên kết rượu với sự vui mừng. Văn hóa các dân tộc có khác nhau. Xứ này thì cho phép, xứ khác lại cấm.

Page 11: Nghe thuat chan bay

Dầu vậy, có hai nguyên tắc chính liên quan đến vấn đề này ẩn tàng trong Kinh Thánh. Thứ nhất , việc sử dụng một thức ăn hay thức uống nào làm cho một người anh em yếu đuối hơn mình bị vấp phạm đều không được cho phép vì cớ tình yêu thương gây dựng (ICo1Cr 10:23, 31). “Nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống” (RoRm 14:17). Thứ hai , rõ ràng rằng việc say rượu là bị cấm (Eph Ep 5:18).h “Cũng đừng hung bạo”Điều này có liên quan đến việc uống rượu. Bản dịch KJV. dùng từ liệu “đừng ngang ngạnh”, và cảnh báo về việc đừng để mất tự chủ vì bất cứ lý do gì (Eph Ep 5:18). Nóng tính (tính nóng nảy) không hoàn thành được chức vụ lớn.h “Nhưng phải mềm mại”Người mềm mại hòa nhã trái với người nóng nảy. Các lãnh tụ của đời này có thể thể vung roi, có thể hét ra lửa, có thể đỏ mặt tía tai,...Họ là những con người tự tư, tự lợi. Chúa Jêsus phán “Ta ở giữa vòng các ngươi như người hầu việc vậy” (LuLc 22:27). Chiên chỉ muốn được chăn, không muốn bị thúc ép.h “Hòa nhã”Hòa nhã là tinh thần không làm dấy lên những cuộc tranh cãi. Mặt tích cực của hội thánh là sự hiệp một. Sa-tan là kẻ làm cho phân rẽ. Chúa Cứu Thế là Đấng làm cho tái hiệp. Ngày xưa, sự hiệp một đã từng chiếm ưu tiên hàng đầu (Thi Tv 133:1-3; ChCn 6:16-19). Sự hiệp một vẫn còn chiếm ưu tiên hàng đầu trong hội thánh ngày nay (Eph Ep 4:3).

D. TRONG…. CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY .Các tiêu chuẩn này giúp đặt người chăn bầy vào vị trí chức vụ của mình.

h “Người mới tin đạo không được làm Giám Mục”Ý tưởng chính ở đây là sự trưởng thành, người bước vào chức vụ phải được thử thách trước. Người chăn bầy không nhất định là phải toàn hảo nhưng nhất định phải là một người đang ở trên tiến trình tăng trưởng rõ nét, có những biểu hiện đầy ý nghĩa của một cuộc sống Cơ đốc trong những tình huống rất thực, rất sống (# sống thực).h “Hay tiếp khách” (Gk. philoxenos , có lòng hiếu khách_ND.)Tôi thích việc dịch từ liệu này bằng “given to hospitality” của Bản Dịch KJV. Người chăn bầy phải có một khuynh hướng sẵn sàng sử dụng nhà riêng và các nguồn năng mình có cho lợi ích của bầy chiên. Hiếu khách có nghĩa là “sẵn lòng đón tiếp người lạ”. Vào thời của Phao-lô, khi các nhà truyền giáo lưu động du hành đó đây, chưa có các khách sạn cùng với các phương tiện truyền thông điện tử như ngày nay. Người ta trông mong những người hầu việc Chúa tại địa phương sẽ mở cửa đón tiếp các đầy tớ Chúa, ngay cả đón tiếp những người chưa quen. Lòng hiếu khách là một cách thế sống thực hành với tấm lòng rằng “tôi quan tâm đến anh”.h “Khéo dạy dỗ” (ITi1Tm 3:2, Gk. didaktikos, khéo dạy dỗ # biết cách dạy dỗcho thích hợp,_ND).

Page 12: Nghe thuat chan bay

Đây không phải là ân tứ giảng dạy (RoRm 12:7, Gk. didaskalia ,_ND.), là việc truyền đạt Lời Đức Chúa Trời , là nhiệm vụ cơ bản của người hầu vịêc Chúa. Khéo dạy dỗ có nghĩa như thế nào? Có phải đây là người biết trình bày các đề tài một cách mượt mà không? Có phải đây là một diễn giả Kinh Thánh uyên thâm không? Tôi không cho là như vậy. Khéo dạy dỗ là có một vốn tri thức về Kinh Thánh thực sự đủ hữu hiệu cho người chăn bầy phân biệt được và tranh chiến (khuyên dỗ và bác bẻ) để loại bỏ được các lầm lỗi trong đời sống Cơ đốc (Tit Tt 1:9) và giúp tăng trưởng thuộc linh cho các thánh đồ. Có được năng lực này sẽ tạo được các chuyển biến cần thiết (ITi1Tm 5:7).h “Phải được người ngoại làm chứng tốt cho”Thói đạo đức giả là một trở ngại lớn cho chức vụ. Ai nấy đều đã từng biết lắm đầy tớ Chúa bị mất lòng tin nơi các sự làm chứng của họ vì cớ các sai phạm trong cá tính hoặc trong hành vi. Yêu cầu này nhắc nhở cho những người chăn bầy về tầm quan trọng của sự tiếp xúc với những người chưa được cứu, đừng để cho quan hệ ấy vô nghĩa.

KẾT LUẬN Một người càng tốt bao nhiêu thì càng có khả năng trở nên một người chăn bầy tốt bấy nhiêu. Một người chăn bầy càng tốt bao nhiêu thì bầy chiên của Đức Chúa Trời càng có có khả năng tốt bấy nhiêu.

SỰ KẾT ƯỚC CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY KHIÊM NHƯỜNG

( IPhi 1Pr 5:1-4)GIỚI THIỆU Khi chúng ta quan tâm xem xét về vấn đề chăn giữ bầy chiên của Đức Chúa Trời, chúng ta đã truy nguyên cội rễ của sự kêu gọi dành cho chúng ta từ trong Cựu Ước. Chúng ta cảm nhận được về gốc nho của Đấng Chăn Chiên Thật tăng trưởng từ các rễ cổ xưa ấy và rồi lan đầy ra những trang Kinh Thánh Tân Ước qua sự tả vẽ của Ngài về sự chết Ngài cho bầy chiên. Sự vững chắc của Tân Ước chỉ cho thấy các nhánh của gốc nho ấy kết quả nhờ được sâu sát với gốc nho và chia sẻ các mục đích vinh hiển của gốc nho để tìm, để cứu, và để chăn giữ chiên được chọn của Ngài. Một trong các nhánh như vậy là sứ đồ Phi-e-rơ. Phi-e-rơ truyền cho chúng ta ngày nay, qua Lời Kinh Thánh, như với những nhánh anh em, tức những người chăn đồng công với ông.

Trong thư tín này, để khuyên giục, Phi-e-rơ thường dùng từ liệu “vậy ”. Từ liệu ấy gợi nhắc chúng ta về mục đích của thư tín này:1. Để .................... các tín hữu cho những sự thử thách hầu đến.2. Để .................... cho họ một viễn cảnh Thiên Thượng.

Page 13: Nghe thuat chan bay

3. Để .................... họ chịu khổ mà không nao núng.4. Để .................... họ về chức vụ hổ tương như những thành viêncủa Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Tính tất yếu của sự thử thách đối với bầy chiên trong thế gian làm cho sự mục vụ của người chăn bầy trở nên là một sự cấp thiết. Tôi nhận thấy có ba thực tại sau đây qua các câu Kinh Thánh này:

I. CHÚNG TA CÓ MỘT ............ ĐỂ NOI THEO: SỨ ĐỒ PHI-E-RƠ (c.1)

h Phi-e-rơ là một người đồng công. Phi-e-rơ gạt bỏ tước hiệu sứ đồ sang một bên để trở thành một người đồng công với các trưởng lão thời ấy (IPhi 1Pr 5:1). Từ đó chúng ta nhận biết được:- Sự thông cảm của ông đối với chúng ta: “Sự thông cảm của Phi-e-rơ đối với chúng ta là sự thông cảm của những người được gọi vào chung một trách nhiệm” (Alan M. Stibbs).- Sự hạ mình của ông.- Sự biết ơn của ông về vai trò Chúa giao.h Phi-e-rơ là một chứng nhân đáng tin cậy về sự chịu khổ của Chúa Cứu Thế Jêsus. Ông không phải chỉ là người chứng kiến mà ông là người làm chứng. “Như vậy tỏ cho thấy rằng ông không phải chỉ là người nói về sự chịu khổ của Chúa Cứu Thế , nhưng như trong IPhi 1Pr 4:13, ông cũng đồng nhất mình với sự thương khó của những người đồng lao đương thời như là sự thực hành việc làm chứng của mình” (Peter H. Davids). Như vậy, làm chứng là một đặc ân, một trách nhiệm, cũng đồng thời là một sự hy sinh.h Phi-e-rơ là một người dự phần trong sự vinh hiển của Chúa Cứu Thế. Trên núi hoá hình, Phi-e-rơ đã được thấy trước sự tái lâm của Chúa.

II. CHÚNG TA CÓ MỘT ..................... ĐỂ HOÀN THÀNH (c. 23)Sự cổ vũ của Phi-e-rơ dành cho các trưởng lão vừa có tính đơn giản, vừa có tính sâu sắc. Chúng ta được gọi đến sự chăn dắt bầy chiên Đức Chúa Trời. chúng ta được gọi đến sự giám thị cho bầy chiên Ngài. Hãy chú ý về những điều sau đây:

h “Chăn dắt” hàm ý về tất cả những gì có liên quan đến bầy chiên. Thi. 23 minh họa về tính cao trọng của phận sự của chúng ta. Chẳng hạn, “Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi”... Phillips Keller, một tác giả nổi tiếng, viết về diều ấy như thế này:“Một điều lạ ở giống chiên là, do tự nơi bản chất của chúng, chúng không thể nào chịu nằm yên trừ phi các nhu cần của chúng được đáp ứng. Thứ nhất , vốn có tính e dè, chúng chẳng dám nằm nếu vẫn còn có điều lo sợ. Thứ hai , do tính bầy đàn, chúng chẳng chịu nằm khi giữa vòng chúng với nhau còn có sự kèn cựa. Thứ ba ,

Page 14: Nghe thuat chan bay

nếu còn bị ký sinh trùng như rận, rệp quấy nhiễu thì chẳng tài nào chúng nằm cho yên. Và, Thứ tư , chiên chỉ chịu nằm yên khi được no bụng. Chừng nào chúng còn cảm thấy đói là vẫn còn lục đục. Quả là đầy ý nghĩa khi mà để chúng chịu nằm yên thì phải có một cảm thức dứt khoát không bị lo sợ, không bị căng thẳng, không bị khó chịu, và không bị đói. Phương diện độc đáo mà bức tranh này vẽ nên ấy là chỉ duy nhất người chăn bầy là có thể giải quyết các nhu cần này mà thôi”.h Bầy chiên của Đức Chúa Trời chỉ là ....................... , chẳng qua là bầy được chia phần quản nhiệm cho những người chăn khiêm nhường khác nhau mà thôi.(GiGa 17:21-23).h Bầy chiên là bầy chiên của ......................... , không phải của chúng ta.h Thực hiện việc ...................... trên bầy chiên tức là đảm nhiệm sự điều hành bầy chiên của Đức Chúa Trời.W.E. Vine giải thích việc thực hiện ấy rằng “từ liệu này mới chỉ đơn thuần mở một lối vào với trách nhiệm (tức là, theo tôi, tiến hành một chức trách hay chức danh_TG.) chứ không phải là đã hoàn thành các phận sự”.Phận sự người chăn bầy được làm cho cao cả nhờ sự nhận chân rằng chính Chúa Cứu Thế là “Đấng Chăn Chiên và Giám Mục của linh hồn mình” ( IPhi 1Pr 2:24)h Có một sự căng thẳng đầy sáng tạo trong vai trò vừa ........... lại vừa ............... bầy chiên của Đức Chúa Trời.Warren Wiersbe nói về điều ấy như sau:“Một Mục Sư có hiệu quả cần cả hai loại quan hệ ấy. Cần phải ở giữa vòng dân sự để có thể nắm bắt mọi việc của họ, để biết rõ về nhu cần và về nan đề. Cần phải ở trên dân sự để có thể hướng dẫn họ và giúp họ giải quyết các nan đề. Có một sự khác biệt giữa sự mục vụ và việc giảng dạy, vì cả hai đều là những chức vụ của một Mục Sư trung tín. Một người giảng dạy cần phải là một Mục Sư để có thể vận dụng Lời Đức Chúa Trời trên nhu cần của đời sống dân sự. Nhưng đối lại, một Mục Sư cũng cần phải là một người giảng dạy hầu có thẩm quyền chia sẻ trên các nhu cần và nan đề hàng ngày của dân sự. Người Mục Sư không chỉ đơn thuần là một diễn giả để rồi hàng tuần phiêu du trên các kiến thức Kinh Thánh. Người Mục Sư phải là người chăn bầy của Đức Chúa Trời, biết rất rõ dân sự để rồi giúp đỡ họ một cách có hiệu quả qua Lời Đức Chúa Trời”.Ba cặp tương phản sau đây giúp định rõ nghĩa của sự chăn bầy:1. Một cảm thức về .................. (hay sứ mệnh): Không phải là một nghề nghiệp mà là một sự đam mê. Trong tư tưởng Do Thái, một người tình nguyện là một người tự đặt mình vào trong vòng điều động của Đức Chúa Trời theo ý muốn Ngài . Đức Chúa Trời can thiệp vào giữa vòng nhân loại theo ân điển Ngài , theo sự tự nguyện, không nằm ngoài sự có cần của con người.2. Một ................. đúng đắn: Không phải là “Tôi có thể được gì?” mà phải là “Tôi có thể cho gì?”. Tất nhiên là bầy chiên phải cung ứng cho nhu cần của người chăn bầy nhưng phụ cấp không phải là mục tiêu của người chăn bầy.

Page 15: Nghe thuat chan bay

3. Một ................. nêu gương: Không phải là người tể trị mà là người chăn khiêm nhường nêu gương tốt (IPhi 1Pr 5:3_ND.). Phần trách nhiệm chia cho người chăn chiên chịu trách nhiệm là bầy chiên, đó là “phần dân sự của Đức Chúa Trời mà người Mục Sư phải giám thị” (Peter H. Davids).

III. CHÚNG TA CÓ MỘT ............................. ĐỂ THẤY TRƯỚC (c. 4)Phần thưởng của chúng ta là:

Trong ....................... : Sẽ được ban cho vào kỳ tái lâm của Chúa.� Trong cõi ........................ : Một sự hầu việc bất vị kỷ không ô uế, không suy tàn.� Trong sự ..................... : Người chăn chiên trung tín được chia sẻ sự vinh hiển của �Ngài.

KẾT LUẬN “Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên” sẽ trở lại để thẩm định bầy chiên Ngài và ban thưởng cho những người chăn chiên khiêm nhường đã từng trung tín chăn dắt bầy chiên. Chúng ta hãy sẵn sàng cho ngày vui mừng ấy