192
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TỈNH “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020” Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Trần Phương Nam Nguyễn Hoàn 1

Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊSỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TỈNH

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG

TRỊ ĐẾN NĂM 2020”

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

Trần Phương Nam Nguyễn Hoàn

Quảng Trị, tháng năm 2013

1

Page 2: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ lâu, hệ thống đài truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu

của địa phương, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp

của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để

phát triển kinh tế, xã hội. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân

nắm bắt các chủ trương, chính sách của cấp trên và chính quyền địa phương. Tuy

nhiên, địa hình của tỉnh tương đối dốc và bị chia cắt bởi đồi núi, khí hậu nhiệt đới

ẩm gió mùa cộng với tác động của thời tiết mưa nắng thất thường, nhất là các xã

ven biển, ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn làm cho các thiết bị của các đài truyền

thanh thường xuyên bị sét, gỉ, hỏng hóc. Đặc biệt, các xã ở vùng sâu, vùng xa thuộc

khu vực miền núi, trung du có địa hình núi cao thường xuyên bị chắn sóng, khuất

sóng, lõm sóng. Đồng thời, một số cụm dân cư sống phân tán rải rác cũng gặp

những khó khăn trong việc thu sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện.

Công tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp trang thiết bị của hệ thống đài truyền

thanh cơ sở có nhiều hạn chế. Hoạt động của hệ thống này thời gian gần đây phát

sinh nhiều bất cập, có địa phương sử dụng đài truyền thanh phát sóng vô tuyến, có

địa phương sử dụng phát sóng hữu tuyến, không có sự thống nhất chung. Hầu hết,

trang thiết bị của các đài truyền thanh đã lạc hậu, máy phát có công suất nhỏ đã qua

sử dụng lâu năm nên bị xuống cấp trầm trọng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc

tại các đài truyền thanh cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hưởng các

chế độ cần thiết.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm

2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày

2/3/2011, tỉnh Quảng Trị được xác định xây dựng sớm trở thành một trong những

trung tâm giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong nước và với các

nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, là một trong những cửa ngõ hướng

2

Page 3: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

ra biển Đông của các nước và vùng lãnh thổ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông -

Tây.

Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi,

vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới đang đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết về phát triển hệ thống Đài

Truyền thanh cơ sở. Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt tại Quyết định số 1172/QĐ-UBND ngày

22/6/2011 đã đề ra mục tiêu: “Các trạm truyền thanh đều có thể tự sản xuất chương

trình cho mình, phù hợp với đặc điểm địa phương, truyền thanh xã trở thành một

công cụ tuyên truyền hiệu quả, cung cấp thông tin thiết yếu liên quan đến đời sống

sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp. Phát triển mạnh hệ thống truyền

thanh cấp xã đến với đông đảo nhân dân, trong đó có vùng dân tộc thiểu số, nâng

cao chất lượng nội dung của chương trình truyền thanh xã, đặc biệt là khu vực

không có sóng truyền hình tỉnh”.

Trước những yêu cầu đó, việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và

giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị đến năm 2020” là rất cần thiết, vừa mang tính thời sự trước mắt, vừa có

tính chiến lược lâu dài.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thời gian qua, với chức năng, nhiệm vụ được giao, hệ thống đài truyền thanh

cơ sở đã trở thành phương tiện thông tin có sức lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả. Đặc

biệt, ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa đã chứng minh vai trò to lớn của hệ

thống này. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống đài truyền

thanh cơ sở sẽ góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân, tạo nhịp cầu nối giữa Đảng,

Nhà nước và nhân dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn

vững mạnh.

3

Page 4: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Tuy nhiên, hiện nay có 2 luồng quan điểm. Một quan điểm cho rằng cần xóa

bỏ hệ thống đài truyền thanh cơ sở, chỉ cần duy trì Đài Phát thanh-Truyền hình

(PT-TH) tỉnh, bởi ở một số địa phương, hệ thống này chưa thực sự phát huy vai trò,

hiệu quả. Các đài huyện thực hiện việc cộng tác thông tin cho Đài PT-TH tỉnh đã

cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của địa phương. Một quan điểm khác cho

rằng cần có sự nghiên cứu sâu sắc để từ đó đánh giá đúng thực trạng hoạt động của

hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phát triển của loại

hình báo nói trên cả nước và xu hướng phát triển của phát thanh hiện đại trên thế

giới, cần có tầm nhìn chiến lược, đề ra các giải pháp phát triển hệ thống đài truyền

thanh cơ sở theo đúng yêu cầu, chức năng của nó.

Từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị chưa được nghiên cứu đầy đủ về thực trạng phát triển. Quy hoạch phát

triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 chưa khái quát và đánh giá thực trạng

của hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Quy hoạch chỉ mới nêu hướng phát triển

chung cho Đài PT-TH tỉnh, hướng phát triển kênh phát thanh, kênh truyền hình mà

chưa đề cập đến hướng phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Tương lai hệ

thống này như thế nào khi phát thanh - truyền hình ngày càng phát triển theo hướng

hiện đại: Xóa sổ, thu hẹp số lượng hay cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất và

các điều kiện khác để phát triển?

Đến nay, các nhà nghiên cứu lý luận báo chí trên thế giới vẫn khẳng định quan

điểm: “Khi có một sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình diễn tả, còn báo

in bình luận”. Tính nhanh chóng, thuận tiện của loại hình báo nói này đã được thực

tiễn chứng minh. Chính vì thế, cần có một đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu

sâu rộng vấn đề này, xuất phát chính từ những yêu cầu bức xúc của thực tiễn, từ đó

đề ra các giải pháp phát triển toàn diện hệ thống đài truyền thanh cơ sở theo hướng

hiện đại, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã

hội ở địa phương đến năm 2020.

4

Page 5: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Ngoài nước: Chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu, chỉ tìm hiểu

qua một số tác phẩm được dịch sang tiếng Việt như: “Hướng dẫn sản xuất chương

trình phát thanh” của tác giả Lois Baird, Trường Phát thanh, Truyền hình và Điện

ảnh Ôxtrâylia (Tài liệu tham khảo nội bộ Đài Tiếng nói Việt Nam); “Phát thanh

truyền thống và phát thanh trực tiếp” của tác giả Carl Defoy đăng trên Nội san

Nghiệp vụ phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam, số 2; “Nhà báo hiện đại” của The

Missouri Group, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, năm 2007…

Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu, chúng tôi nhận thấy, do có nhiều đặc

điểm khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… nên hệ thống đài truyền

thanh cơ sở ở nước ta nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng không có đặc điểm giống

như nhiều nước trên thế giới. Những nghiên cứu về phát thanh nước ngoài góp

phần hỗ trợ thêm về mặt kỹ thuật sản xuất chương trình, cơ sở vật chất... Một số

quan điểm và kinh nghiệm phát triển khác của phát thanh thế giới khó vận dụng

vào điều kiện nước ta nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Trong nước: Ở thời điểm này, bức tranh chung về hệ thống phát thanh ở Việt

Nam vẫn có cả hai gam màu sáng - tối. Ở một số địa phương trong cả nước, không

chỉ hệ thống các đài phát thanh cấp huyện và cấp xã, mà kể cả phát thanh cấp tỉnh

cũng bị báo in, báo hình, báo mạng lấn át. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, đặc biệt là tại

các tỉnh miền núi vốn còn nghèo và các địa phương vùng sâu, vùng xa… phát

thanh vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả và có được lượng công chúng thính giả thường

xuyên và đông đảo.

Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu trong nước có liên

quan đến phát thanh ở nhiều góc độ khác nhau như: phương thức sản xuất phát

thanh hiện đại hoặc tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm báo phát thanh.

Một tài liệu có tiêu đề “Hướng dẫn nghiệp vụ phát thanh - truyền thanh địa

phương nông thôn” của Đài Tiếng nói Việt Nam (tái bản năm 2005) có phần trình

bày, hướng dẫn những kỹ năng làm chương trình phát thanh ở các địa phương nông

thôn như: lựa chọn đề tài cho chương trình, kỹ năng phỏng vấn người dân, phỏng

5

Page 6: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

vấn cán bộ làng, xã, kỹ năng dẫn chương trình, sử dụng micro và ghi âm… Hầu hết

tài liệu này để phục vụ những người làm phát thanh địa phương tham khảo về mặt

nghiệp vụ.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, trong khoảng 5 năm vừa qua, ở hai cơ sở đào tạo

là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại

học KHXH&NV Hà Nội đến nay cũng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào ở

cấp độ luận văn Thạc sỹ và luận án Tiến sỹ Truyền thông đại chúng riêng về vấn đề

thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến

năm 2020.

Rải rác ở một số địa phương có một số tác giả nghiên cứu về hệ thống truyền

thanh cơ sở. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu ở một vài góc độ

về hệ thống truyền thanh cơ sở hoặc mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất một số giải

pháp mang tính chất chung chung, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu trên cơ sở

nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp chiến lược phát triển phát thanh hiện

đại trong vòng 5-10 năm tới cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở, nhất là đối với

các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội còn chậm phát triển.

Vì thế, đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài

truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” là tài liệu lý luận

quý giá cho các nhà nghiên cứu và đồng thời là cơ sở để các cơ quan chức năng áp

dụng trong thực tiễn, đưa hệ thống đài truyền thanh cơ sở phát triển tương xứng với

vai trò, vị trí và chức năng của nó, đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn mới.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu:

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải

pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống

Đài Truyền thanh cơ sở đến năm 2020.

3.2. Nhiệm vụ

6

Page 7: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Đề ra các giải pháp phát triển toàn diện hệ thống đài truyền thanh cơ sở: giải

pháp phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật; nâng cao chất lượng chương trình; nâng cao

chất lượng đội ngũ... theo hướng hiện đại. Trong đó chú trọng thực hiện các giải

pháp phát triển phát thanh hiện đại: phát triển phát thanh qua Internet ở thành phố

Đông Hà; phát triển truyền thanh và truyền hình ở 2 huyện miền núi (Hướng Hóa và

Đakrông)...

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng:

- 10 Đài truyền thanh, truyền thanh - truyền hình cấp huyện:

+ Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà;

+ Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh;

+ Đài Truyền thanh huyện Gio Linh;

+ Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong;

+ Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng;

+ Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ;

+ Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị;

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa;

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông;

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ.

- 58 đài truyền thanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm: Xã Vĩnh Ô, xã

Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh); xã Cam Nghĩa, xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ); xã Hải

Xuân, xã Hải Vĩnh, xã Hải Ba, xã Hải Quế, xã Hải Dương, xã Hải An, xã Hải Khê,

xã Hải Thành, xã Hải Thiện, xã Hải Thọ, xã Hải Trường, xã Hải Sơn, xã Hải Tân,

xã Hải Hòa, xã Hải Chánh, thị trấn Hải Lăng (huyện Hải Lăng); xã Tân Thành, xã

Tân Lập, xã Hướng Lập, xã Hướng Sơn, xã Hướng Linh, xã Húc, xã Ba Tầng, xã

Thuận, xã Thanh, xã Hướng Lộc, xã A Xing, xã A Túc, xã A Dơi, xã Xy, thị trấn

7

Page 8: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Lao Bảo (huyện Hướng Hóa); xã Ba Nang, xã A Vao, xã A Bung, xã A Ngo, xã Tà

Rụt, xã Húc Nghì, xã Tà Long, xã Đakrông, xã Mò Ó, xã Hướng Hiệp, xã Triệu

Nguyên, xã Ba Lòng, xã Hải Phúc, thị trấn Krông Klang (huyện Đakrông); xã Triệu

Phước, xã Triệu Thuận, xã Triệu Thành, xã Triệu Trung, xã Triệu Tài, xã Triệu

Thượng (huyện Triệu Phong); phường 2, phường Đông Giang (thành phố Đông

Hà); xã Gio An (huyện Gio Linh).

4.2. Phạm vi: Từ tháng 1/2005- tháng 7/2012.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương

pháp điều tra xã hội học; phương pháp hội thảo, tọa đàm, trao đổi; phương pháp

phỏng vấn sâu; phương pháp quan sát... để thu thập thông tin đa dạng, phong phú

và mang tính khách quan về đối tượng nghiên cứu. Sau khi thu thập thông tin,

chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích thông tin để làm sáng rõ mục đích và nhiệm vụ

của đề tài.

- Phương pháp phân tích: Phân tích tài liệu, văn bản, báo cáo, sách, tạp chí và

các cuộc điều tra xã hội học về hệ thống đài truyền thanh cơ sở.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Phát 20 phiếu, chủ yếu nhằm vào 2 đối

tượng thính giả ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, chậm phát triển và vùng đồng bằng,

có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn phát 10 phiếu

đối với đối tượng là cán bộ, phóng viên, các nhà quản lý, lãnh đạo Đài PT-TH tỉnh,

các đài phát thanh - truyền hình huyện, đài truyền thanh huyện, trạm truyền thanh

xã, phường, thị trấn trong diện khảo sát để thu thập ý kiến, quan điểm về thực trạng

và hướng phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Phát 58 phiếu đối với 58 đài

xã và 20 phiếu đối với đài huyện để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động và nhu

cầu phát triển trong thời gian tới.

- Phương pháp hội thảo, tọa đàm, trao đổi được sử dụng để thu thập những ý

kiến, nhận xét, đánh giá chuyên sâu, có tầm khái quát của các chuyên gia, các nhà

khoa học, nhà quản lý về những vấn đề liên quan đến đề tài.

8

Page 9: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với cán bộ quản lý, lãnh đạo báo

chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, Ban Tuyên giáo, lãnh đạo chính quyền

các cấp nhằm đánh giá ưu điểm, nhược điểm, xác định giải pháp, nâng cao chất

lượng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở.

- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá, rút ra những

kết luận khoa học cần thiết cho đề tài.

6. Ý nghĩa thực tiễn và tính mới về khoa học

6.1. Ý nghĩa thực tiễn

- Đối với việc xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật

Kết quả khảo sát, đánh giá từ thực tế hoạt động của hệ thống đài truyền thanh

cơ sở sẽ giúp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đề ra

các cơ chế, chính sách, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho hệ thống đài truyền

thanh cơ sở hoạt động tốt hơn, phát huy hơn nữa hiệu quả tuyên truyền và vận động

nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Đối với phát triển kinh tế - xã hội

Hệ thống các đài truyền thanh, truyền hình cơ sở là công cụ tuyên truyền, là

cầu nối đưa tiếng nói của Đảng và Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân, góp

phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa,

biên giới, vùng núi, hải đảo.

- Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa

bàn tỉnh sẽ được đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng các chương trình; đặc biệt

đối với thành phố Đông Hà và 02 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông sẽ được

quan tâm hỗ trợ để hoạt động theo hướng phát thanh hiện đại.

6.2. Tính mới về khoa học

- Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan

Tài liệu nghiên cứu phục vụ cho công tác nghiên cứu về loại hình phát thanh ở

Việt Nam nói chung, hệ thống đài truyền thanh cơ sở ở các địa phương nói riêng.

9

Page 10: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của chủ nhiệm và cán bộ tham gia

thực hiện đề tài; góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu các vấn đề khoa học và

gợi mở cho hướng nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan khác trong tương lai.

7. Bố cục của đề tài gồm:

- Mở đầu.

- Nội dung, gồm:

+ Chương 1: Tổng quan về hệ thống đài truyền thanh cơ sở

1.1. Vài nét về phát thanh và hệ thống đài truyền thanh cơ sở

1.1.1. Định nghĩa về phát thanh

1.1.2. Một số đặc điểm của phát thanh

1.1.3. Khái quát sự phát triển của hệ thống đài truyền thanh cơ sở Việt Nam

1.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển thông tin của Đảng và Nhà nước

1.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

1.2.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển thông tin của tỉnh Quảng Trị

1.3. Vai trò của hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong bối cảnh truyền

thông đa phương tiện

1.3.1. Chức năng đài truyền thanh cơ sở

1.3.2. Vai trò của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

1.3.3. Những vấn đề đặt ra từ bối cảnh mới

1.3.4. Phát thanh hiện đại

Tiểu kết chương 1

+ Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và những vấn đề đặt ra

2.1 Khái quát về sự ra đời, phát triển của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Sự ra đời các đài truyền thanh cơ sở trong kháng chiến chống Mỹ

2.1.2. Những đài truyền thanh ra đời sau năm 1975

10

Page 11: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

2.1.3. Sự ra đời hệ thống đài xã

2.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

2.2.1. Về số lượng

2.2.2.Về chất lượng và thời lượng

2.2.3.Về cơ sở vật chất

2.2.4. Về nguồn nhân lực

2.2.5. Về chế độ, chính sách

2.3. Một số hạn chế, tồn tại

2.3.1. Về chất lượng nội dung và kỹ thuật

2.3.2.Về nguồn nhân lực

2.3.3. Về cơ chế chính sách

2.4. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động của hệ thống đài truyền thanh

cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

2.4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

2.4.2. Yêu cầu phát triển hệ thống phát thanh Việt Nam đến năm 2020

2.4.3. Yêu cầu phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị đến năm 2020

Tiểu kết chương 2

+ Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền

thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

3.1. Nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm

quan trọng của đài truyền thanh

3.1.1. Nâng cao nhận thức cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp

3.1.2. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

3.2. Nhóm giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

3.2.1.Đối với đài huyện

3.2.2. Đối với đài xã

3.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước

11

Page 12: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý

3.3.2. Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật

3.3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

3.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

3.4.1. Bổ sung nguồn nhân lực

3.4.2. Nâng cao năng lực chuyên môn

3.5. Nhóm giải pháp xây dựng các mô hình hoạt động

3.5.1. Xây dựng mô hình phát thanh Internet ở thành phố Đông Hà

3.5.2. Mô hình phát thanh kiêm truyền hình ở huyện miền núi Đakrông và

Hướng Hóa

3.6. Một số kiến nghị

3.6.1. Kiến nghị với Bộ Thông tin - Truyền thông

3.6.2. Kiến nghị với cấp ủy và chính quyền địa phương

3.6.3. Kiến nghị với các đài phát thanh

3.6.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo chuyên ngành phát thanh

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

12

Page 13: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về hệ thống đài truyền thanh cơ sở

1.1. Vài nét về phát thanh và hệ thống đài truyền thanh cơ sở

1.1.1. Định nghĩa về phát thanh

a. Phát thanh là gì?

Phát thanh là một loại hình báo chí mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng âm

thanh phong phú, sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để truyền tải thông điệp

nhờ sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh tác động vào thính giác công

chúng.

Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định

số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã định nghĩa về

phát thanh như sau: “Phát thanh là loại hình thông tin đại chúng mà nội dung

thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và

truyền thanh qua hệ thống dây dẫn”.

+ Thông thường người ta chia phát thanh thành 2 loại:

AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát

thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.

FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát

thanh sóng cực ngắn.

Phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn và tầm hoạt động

xa, song chất lượng loại phát thanh này thường bị ảnh hưởng bởi nhiễu tĩnh. Đài

FM phát sóng thẳng, hầu như không bị ảnh hưởng bởi nhiễu nên chất lượng tín hiệu

rất tốt. Tuy nhiên, đài FM có phạm vi phủ sóng nhỏ, nó chỉ thích hợp với các trung

tâm đô thị lớn, các khu vực đông dân.

b. Thế nào là truyền thanh?

Theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở

(Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012): “Truyền thanh là phương thức truyền

tải thông tin tiếng động, âm thanh qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến

13

Page 14: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

các loa. Hệ thống truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ

thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ

thống dây dẫn và các loa”.

Đài truyền thanh được hiểu như đài chuyển tiếp tín hiệu truyền thanh, bao gồm

tập hợp các thiết bị thu sóng radio, tách sóng và khuếch đại tín hiệu âm thanh, sau

đó tiếp tục truyền tín hiệu âm thanh theo đường dây truyền thanh để thực hiện việc

chuyển tiếp chương trình phát thanh, chương trình truyền thanh địa phương. Cùng

với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hiện nay hệ thống truyền

thanh đang được thay thế chuyển từ hình thức truyền dẫn tín hiệu bằng dây dẫn kim

loại (hữu tuyến) sang sử dụng phát sóng ngắn hệ FM có chất lượng tín hiệu tốt, ít bị

nhiễu tĩnh. Tuy nhiên, thuật ngữ truyền thanh vẫn được dùng để chỉ chung cho hoạt

động thu, tiếp, phát tín hiệu radio ở cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn.

1.1.2. Một số đặc điểm của phát thanh

- So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn.

Khi có một sự kiện mới xảy ra, phát thanh chính là phương tiện để truyền tải

thông tin một cách nhanh nhất đến công chúng. Báo in bị giới hạn về diện tích

trang báo, số câu chữ trong mỗi số báo, thời gian in ấn. Báo hình (truyền hình) phải

qua công đoạn quay, dựng, chỉnh sửa thì mới ra được sản phẩm. Báo điện tử tuy

nhanh hơn nhưng để cung cấp thông tin và bạn đọc tiếp cận được thông tin đó cần

có mạng Internet và thiết bị điện tử. Trong khi đó, với các địa phương, kể cả nơi có

điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, phát thanh có thể tổng hợp và đưa tin ngay

sau khi xảy ra sự kiện hoặc có thể đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó

vẫn đang xảy ra.

- Độ phủ sóng rộng.

So với truyền hình, phát thanh có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp nhận và có khả

năng kích thích trí tưởng tượng. Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới, kể cả

các nước phát triển nhanh như Mỹ, Anh, Pháp… từ bỏ phát thanh cả.

- Có đối tượng thính giả nghe rộng rãi

14

Page 15: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Không chỉ ở thành thị, nơi có các nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà

ngay ở nông thôn, những nơi có trình độ dân trí chưa cao, người dân vẫn hàng ngày

gắn bó với các chương trình phát thanh và xem đó như một người bạn thân thiết

của họ. Những người không biết chữ, bị khuyết tật (trừ thính giác) đều có thể nghe

thông tin do phát thanh cung cấp. Những thông tin họ nghe trên đài, loa phóng

thanh không chỉ đơn giản là những mẩu tin về thời tiết, thông tin có nội dung gần

gũi gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ mà còn có nhiều thông tin quan

trọng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ.

1.1.3. Khái quát sự phát triển của hệ thống đài truyền thanh cơ sở Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam được ra đời từ ngày 7/9/1945. Tuy nhiên, phải đến

năm 1956, với sự giúp đỡ của Liên Xô thời kỳ đó, chúng ta mới bắt đầu xây dựng

đựơc các đài phát thanh tỉnh. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống đài

truyền thanh ở nước ta đã từng bước được tăng cường số lượng và nâng cao dần

chất lượng. Nhiệm vụ chính của các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp phát sóng

đài Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để

phản ánh về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động

sản xuất, các điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu trong quản lý tài

sản tập thể… Do số lượng đầu báo ở ta khi đó còn rất ít nên vị trí, vai trò của các

đài huyện là rất lớn.

Từ năm 1976, Nhà nước ta đã quyết định đưa các đài truyền thanh xã, phường

vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp gồm: cấp Trung ương; cấp

tỉnh, thành phố trực thuộc; cấp huyện, thị xã; cấp xã, phường, thị trấn. Riêng hai

cấp sau được gọi chung bằng một thuật ngữ là “đài cơ sở”.

Chính vì thế, khái niệm “Hệ thống đài truyền thanh cơ sở” trong đề tài

khoa học này được hiểu bao gồm: Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố

(gọi tắt là đài huyện) và đài truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi tắt là là đài

xã).

15

Page 16: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong những năm

cuối của thế kỷ XX đã tạo cơ sở cho các đài huyện được trang bị những máy phát

sóng cực ngắn và kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt trạm truyền thanh cấp xã,

phường, thị trấn.

Có thể khẳng định, kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống đài truyền thanh cơ

sở luôn là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí chính trị của cả nước. Riêng

đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo - nơi mà số lượng

khán giả chiếm đến 80% dân số cả nước - hệ thống này có tầm quan trọng đặc biệt.

Đài truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của địa phương,

là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp của Đảng, chính

quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế,

xã hội. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân nắm bắt các chủ

trương, chính sách của cấp trên và chính quyền địa phương. Trong sự phát triển

mạnh mẽ của các loại hình báo chí hiện đại, hệ thống đài truyền thanh cơ sở vẫn

luôn có chỗ đứng nhờ tính hiệu quả của nó.

1.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển thông tin của Đảng và Nhà nước

1.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa, Nghị quyết các Đại hội Đảng đã

khẳng định vai trò, vị trí của thông tin trong đời sống xã hội, coi đó là nhân tố thúc

đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân

tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Điều đó thể hiện qua các văn kiện, các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp

luật quan trọng như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm

1992); Luật Báo chí (1989); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí

(1999); Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (Khóa

VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001); Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội 2001-2010; Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng

16

Page 17: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

lần thứ V (Khóa IX) về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, Chỉ thị số

22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự

lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ X (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020...

Quan điểm chỉ đạo về phát triển thông tin của Đảng và Nhà nước ta thể hiện

qua những điểm quan trọng sau đây:

- Hoạt động thông tin và các loại hình thông tin ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo

của Đảng, quản lý của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thông tin phải làm tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục và bảo vệ chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội, với chủ đề

trọng tâm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc hệ thống thông tin ở nước ta, đảm bảo

thông tin không chỉ phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn là

lĩnh vực có khả năng tạo nguồn thu quan trọng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

- Thông tin phải đảm bảo tính chân thật, tính giáo dục, tính nhân dân, tính

chiến đấu, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phải góp phần quan

trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư

luận xã hội lành mạnh; tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng chính trị và tinh

thần trong nhân dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu

tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh chống tiêu cực, tham

nhũng và các tệ nạn xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Những người làm công tác thông tin phải tuân thủ

định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng,

phẩm chất đạo đức trong sáng và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao.

- Phát triển đi đôi với quản lý thông tin tốt. Phát triển phải gắn với sự quản lý,

đồng thời phải nâng cao vai trò, vị trí, năng lực và hiệu quả của công tác quản lý.

17

Page 18: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Cần phải chống khuynh hướng phát triển tràn lan, đồng thời phải ra sức nâng cao

năng lực quản lý để không cản trở sự phát triển. Phát triển thông tin phải dựa trên

cơ sở kết hợp hài hòa giữa ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và các

phương tiện thích hợp khác. Coi trọng chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa,

chất lượng khoa học và chất lượng nghiệp vụ của thông tin; đảm bảo thông tin đến

mọi đối tượng, mọi vùng, phù hợp với từng tầng lớp, lứa tuổi với những sản phẩm

đúng, hấp dẫn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của các tầng lớp

nhân dân. Chú trọng công tác thông tin đối ngoại, giúp cho cộng đồng quốc tế và

cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có thông tin kịp thời, đúng đắn về tình

hình Việt Nam và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới.

- Thông tin phải thực sự đi trước một bước, vừa làm tốt việc dự báo, định

hướng phát triển xã hội, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển lý luận, mở rộng và phát huy dân chủ trong

mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.

- Phát triển thông tin phải đảm bảo an ninh thông tin. Bảo đảm an ninh thông

tin trước hết là giữ vững độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất

nước, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi mưu đồ chống phá sự nghiệp cách

mạng và công cuộc đổi mới của nước ta.

Phát thanh, truyền thanh cơ sở là một lĩnh vực trong hoạt động thông tin báo

chí, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền.

Nghị quyết Trung ương 5 Khóa X đã nêu rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là

một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng.

Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý, phát triển báo chí, phát thanh, truyền

hình trong bối cảnh đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, với những

nhiệm vụ cách mạng mới, là yêu cầu hết sức cấp thiết.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển đi

đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. Báo chí, xuất bản... làm tốt chức

năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

18

Page 19: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương

người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn

nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng

nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Sử dụng

Internet đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt

động tiêu cực qua mạng. Khắc phục khuynh hướng "thương mại hoá" trong hoạt

động báo chí, xuất bản. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm,

trình độ văn hoá và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 cũng yêu cầu:

“Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, Internet, xuất bản. Bảo đảm

quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng

sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả

quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường

văn hóa lành mạnh”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát

triển năm 2011) một lần nữa khẳng định vai trò của hệ thống thông tin đại chúng,

đồng thời đặt ra yêu cầu: “Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ,

hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

1.2.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển thông tin của tỉnh Quảng Trị

Triển khai thực hiện các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển thông

tin, truyền thông, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV đề ra yêu

cầu, nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị và hiệu quả xã hội trong

hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí, văn học nghệ thuật theo định hướng của

Đảng và Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương… Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin

để hướng các hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thông đúng pháp luật và định

hướng của Đảng”.

19

Page 20: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Đây chính là những quan điểm chỉ đạo, định hướng quan trọng để tiếp thu, vận

dụng, đề ra các phương hướng phát triển cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong

những năm tiếp theo.

1.3. Vai trò của hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong bối cảnh truyền

thông đa phương tiện

1.3.1 Chức năng đài truyền thanh cơ sở

Theo Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ

Thông tin và Truyền thông cung cấp năm 2012), chức năng của đài truyền thanh

huyện, xã thể hiện trên 4 mặt như sau:

Chức năng thứ nhất thuộc về nhiệm vụ chính trị trung tâm là tuyên truyền,

định hướng chính trị theo quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật

của Nhà nước. Mọi vấn đề đều có liên quan đến chính trị và tuyên truyền có định

hướng là công cụ đắc lực để mọi người dân hiểu rõ, hiểu đúng nhằm tạo sự đồng

thuận, làm nền tảng cho ổn định chính trị.

Chức năng thứ hai là thông tin, giải trí: Được thông tin (được biết) là nhu cầu

tự nhiên của con người. Thông tin để biết, thông tin để hiểu và nâng cao nhận thức,

trình độ. Hiện nay, cần phải làm rõ chức năng thông tin không chỉ giới hạn trong

“tin tức thời sự”, mà phải mở rộng ra mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giáo

dục, văn hóa, đời sống, sản xuất, pháp luật…

Giải trí là một nhu cầu đặc biệt trong cuộc sống hiện đại với rất ít thời gian

nhàn rỗi và nghỉ ngơi. Nếu không quan tâm đầy đủ đến chức năng giải trí thì hiệu

quả tuyên truyền cũng sẽ rất hạn chế. Nội dung của giải trí trong lĩnh vực truyền

thanh không chỉ giới hạn ở “vùng ca nhạc”.

Chức năng thứ ba, thực hiện nhiệm vụ kết nối trực tiếp giữa Đảng - chính

quyền với người dân: Xã hội càng phát triển, dân trí càng cao, ý thức và sự quan

tâm của người dân đối với xã hội, đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến họ

và liên quan đến trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng ngày càng nâng cao.

20

Page 21: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Thực hiện tốt chức năng kết nối sẽ đáp ứng được những yêu cầu của dân chủ hóa,

công khai hóa.

Chức năng thứ tư, đài truyền thanh như là một công cụ điều hành trong hệ

thống điều hành xã hội. Điều này thể hiện rõ nét ở đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt

vào những lúc cần xử lý các tình huống cấp bách như: dịch bệnh, thiên tai, xuất

hiện các dư luận bất thường… Cần xác định quan niệm như vậy để phát huy hết

khả năng của đài truyền thanh vì trên thực tế ngày càng có nhiều hệ thống điện tử

được sử dụng như một công cụ điều hành, ví dụ như mạng Internet, cầu truyền hình

trực tiếp…

Như vậy, trong bối cảnh mới, bên cạnh những chức năng truyền thống, đài

truyền thanh còn có thêm những chức năng và khả năng tương tác mới. Thông qua

việc thực hiện tốt các chức năng của mình, đài truyền thanh thể hiện vai trò của

mình đối với đời sống cộng đồng trong bối cảnh mới.

1.3.2. Vai trò của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

So với đài Trung ương và đài tỉnh, các đài cơ sở có những ưu thế nổi bật là

thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến từng người dân trong địa bàn. Trong thực tế,

có những loại nội dung thông tin mà chỉ có đài truyền thanh cơ sở mới có thể đề

cập đến được một cách sâu sát, mang lại hiệu ứng trực tiếp, tức thời. Đó là những

chuyện gần gũi với đời sống thường nhật như chuyện cấy cày, thời vụ, làng trên

xóm dưới, rồi các hoạt động như bầu cử, đại hội, hội họp, ma chay, hiếu hỷ, tiêm

chủng, thông báo tình hình lũ, lụt, di tản dân cư đột xuất do thiên tai…

Có thể nói, chương trình của các đài cơ sở từ lâu đã thực sự đáp ứng được nhu

cầu của các thính giả tại những khu vực này, trở thành người bạn chân tình chia sẻ

những buồn vui, trăn trở về mọi khía cạnh của cuộc sống; là nơi gợi mở, hướng dẫn

những mô hình, những cách thức làm ăn cho quần chúng nhân dân trong chủ

trương “xóa đói giảm nghèo”; là người thầy, người bạn trong việc nâng cao dân trí

và giao lưu văn hóa….

21

Page 22: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Trong những năm gần đây, ở nước ta xuất hiện sự hoài nghi về tính hiệu quả

của các đài cơ sở, nhất là đối với các đài xã, phường, thị trấn. Đây đó đã từng có ý

kiến đòi xóa bỏ sự tồn tại của hệ thống các đài phường. Trong bối cảnh bùng nổ

thông tin và bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, liệu hệ

thống đài cơ sở còn có thể phát huy tác dụng nữa hay không? Câu hỏi này đã được

đặt ra và đã được trả lời bằng thực tế sinh động.

Theo số liệu Báo cáo tại Hội nghị ngành Phát thanh - Truyền hình toàn quốc

năm 2005, tại thời điểm tháng 3/2005, hệ thống phát thanh địa phương ở nước ta đã

có 612 đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, thị xã và một hệ thống gồm 7.619

trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, xí nghiệp, công, nông, lâm

trường đang hoạt động. Hiện nay chưa có số lượng thống kê trên toàn quốc về đài

cơ sở nhưng con số tạm tính cũng không thấp hơn thời điểm năm 2005 do đơn vị

hành chính được chia, tách mới nhiều hơn trước. Chỉ tính riêng tỉnh Quảng Trị,

hiện có 10 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, thị xã, thành phố; trong đó có

03 đơn vị tổ chức thực hiện theo mô hình vừa phát thanh, vừa truyền hình gồm: Đài

Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện

Đakrông (2 huyện miền núi) và Đài Phát thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ và

58 đài xã, chưa tính đến các trạm truyền thanh thôn, bản. Như vậy, các đài cấp

huyện, thị và các đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, thôn bản...

vẫn đang tiếp tục đồng hành với cuộc sống của nhân dân ở khắp mọi nơi trên đất

nước.

Hàng ngày, hệ thống đa dạng, phong phú và cần mẫn ấy vẫn đem đến cho

nhân dân địa phương những thông tin bổ ích, tham gia một cách tích cực và hiệu

quả vào các hoạt động trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng. Nó

đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, các

đài khu vực, đài tỉnh, thành phố... làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường

lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các Nghị quyết,

chính sách vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc

22

Page 23: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hóa

trong đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các

đoàn thể xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự

lãnh đạo của Đảng và Nhà nước...

Những người làm phát thanh Việt Nam hiện nay đang cố gắng nâng cao hiệu

quả của thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng và

hướng dẫn dư luận xã hội; hoàn thiện và tăng thêm các hệ chương trình phát thanh;

chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình, vừa toàn diện vừa

chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả; tăng thời

lượng, nâng cao chất lượng nội dung chương trình để đáp ứng nhu cầu thông tin và

mục tiêu giáo dục cộng đồng, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Trong xu hướng chung của truyền thông, báo chí hiện đại là hội tụ tất cả các

phương tiện biểu đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao

diện trang báo… ), phát thanh hiện đại ở Việt Nam không đứng ngoài cuộc và bước

đầu đã tìm được cách thích ứng hợp lý.

1.3.3. Những vấn đề đặt ra từ bối cảnh mới

Cuộc cách mạng của công nghệ kỹ thuật số và sự bùng phát mạnh mẽ của

mạng thông tin toàn cầu Internet đã buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi về sự

tồn tại của các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh và kể cả truyền

hình. Riêng với phát thanh ở Việt Nam - một loại hình báo chí vốn đang chịu nhiều

sức ép trong mấy thập kỷ vừa qua thì vấn đề này lại càng trở nên bức xúc hơn bao

giờ hết.

Là loại hình truyền thông ra đời sớm nhất (chỉ sau báo in), gắn với sự ra đời

của nước Việt Nam độc lập từ năm 1945, phát thanh Việt Nam đã gắn với từng

bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối cùng

của thế kỷ trước và kể cả khi bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ này, phát

thanh dần mất vị thế số một của mình do sự lớn mạnh của truyền hình. Sự bùng nổ

với tốc độ chóng mặt của mạng Interrnet đã tiếp tục đẩy các loại hình báo chí

23

Page 24: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

truyền thống (nhất là báo in và phát thanh) vào cái thế phải chống đỡ, phải gồng lên

để tồn tại… Trong những năm vừa qua, phát thanh luôn phải đứng trước sự lựa

chọn: hoặc sẽ bị tiêu diệt, hoặc phải tiếp tục vận động vươn lên để thích ứng và tồn

tại.

Tuy nhiên, bất chấp những dự đoán bi quan, một số nhà nghiên cứu về phát

thanh trên thế giới lại đưa ra những dự đoán sáng sủa về tương lai của phát thanh

trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đầu thế kỷ XXI này. Cơ sở

của quan niệm này trước hết dựa trên những ưu thế của phát thanh như: tính tiện

lợi, kỹ thuật đơn giản, thiết bị gọn nhẹ và phương thức tiếp nhận thông tin rất linh

hoạt (đang trong ô tô, trên giường ngủ, đang làm việc hoặc đang chống lụt, bão…

đều có thể nghe phát thanh).

Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu nhận thông tin phát thanh là một ưu thế

nổi bật của phát thanh so với các báo khác trong cùng một điều kiện như nhau, vì

báo mạng và truyền hình cần thiết bị kỹ thuật cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều.

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực của

nhịp sống khẩn trương, hiện đại thì những ưu thế này lại càng phát huy tác dụng.

Khác với phương thức sản xuất các chương trình phát thanh truyền thống

(chương trình được thu băng trước rồi phát sóng sau), phương thức sản xuất các

chương trình phát thanh hiện đại đã tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ mới

(kỹ thuật số, mạng Interrnet, mạng điện thoại di động… ) để nâng cao khả năng tác

động của phát thanh nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng.

1.3.4. Phát thanh hiện đại

Trên nền tảng của công nghệ kỹ thuật số (Digital), phát thanh đã có những

bước phát triển mới, nhảy vọt. Có thể nói, kỹ thuật số đã góp phần quan trọng để

thúc đẩy phát thanh truyền thống bước sang thời kỳ hiện đại. Phát thanh kỹ thuật số

có chất lượng âm thanh tốt như đĩa CD, tín hiệu không còn bị nhiễu hay bị cản trở

bởi các yếu tố tự nhiên.

24

Page 25: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Trong thực tế, không chỉ riêng phát thanh mà báo in và truyền hình cũng đang

tận dụng tối đa công nghệ và kỹ thuật mới (kỹ thuật số, mạng Interrnet… ) để hiện

đại hóa chính mình nhằm tiếp tục thích ứng và phát huy sức mạnh trong bối cảnh

mới. Riêng với loại hình phát thanh, các phương thức sản xuất chương trình hiện

đại, mới mẻ như phát thanh có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác,

phát thanh thực tế… thực sự là một cuộc cách mạng giúp cho nó đổi mới toàn diện

trong nỗ lực thích ứng để tồn tại, phát triển. Phương thức sản xuất các chương trình

phát thanh hiện đại cũng hạn chế được những nhược điểm, hạn chế của phát thanh

truyền thống.

Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của phát

thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình

phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự

thay đổi phương thức trong sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ

thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình

thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng mới… Trong phương thức sản

xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những ưu điểm của phát thanh truyền

thống (như: có đối tượng thính giả rộng rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm

lĩnh không gian toàn bộ thời gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp

len lỏi khắp nơi và có khả năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh

động trong cách thể hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính

giác; kích thích trí tưởng tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết

bị rẻ tiền, đơn giản, dễ phổ biến… ) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, cộng với

sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.

Với thế mạnh riêng của mình, phát thanh sẽ không ngừng củng cố vị trí của mình

trong hệ thống báo chí, truyền thông. Từ những vấn đề nêu trên, có thể dự đoán

trong thế kỷ XXI, phát thanh nói chung và phát thanh ở Việt Nam sẽ từng bước lấy

lại vị thế trước đây trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền thông đại chúng

25

Page 26: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

và sẽ có bước phát triển mạnh cả về bề rộng và chiều sâu trong xu thế truyền thông

đa phương tiện…

Trong tình hình đó, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp giúp

cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở tỉnh Quảng Trị nói riêng, phát thanh Việt Nam

nói chung phát triển đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh và những điều kiện cụ thể

của Việt Nam đang là một yêu cầu bức xúc đặt ra không chỉ cho thực tiễn mà còn

cho cả công tác lý luận báo chí, truyền thông nói chung và lý luận chuyên ngành

phát thanh ở Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Khi truyền hình mới ra đời, người ta đã định loại bỏ phát thanh vì cho rằng

phát thanh sẽ chẳng còn “đất” trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền thông

đại chúng. Đến thập niên cuối của thế kỷ XX, khi Internet bắt đầu lên ngôi và các

tờ báo điện tử “tung hoành” và chi phối đời sống tinh thần của công chúng, người

ta lại bắt đầu đưa ra những cảnh báo về “cái chết đã được báo trước” đối với cả báo

in, phát thanh và truyền hình. Thế nhưng, sự thật là sau bao nhiêu năm, báo in vẫn

không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng, truyền hình vẫn nâng diện phủ sóng đến

đông đảo công chúng và phát thanh vẫn đang là “người bạn đồng hành” chung thủy

của con người.

Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 được ban hành kèm theo Quyết

định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định:

“Phát thanh có khả năng to lớn trong việc cung cấp cho công chúng những thông

tin nhanh nhất, những chương trình âm nhạc, giải trí chất lượng cao... Phương tiện,

thiết bị phát và thu tín hiệu phát thanh gọn nhẹ hơn. Phát thanh có lợi thế trong việc

đưa thông tin tới người nghe ở các vùng hiểm trở, cách xa đô thị kể cả những người

khiếm thị và người mù chữ”.

Hiện nay, phát thanh vẫn đang được coi là loại hình truyền thông có khả năng

thu hút một lượng thính giả rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội.

Phát thanh đang và sẽ tiếp tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh mẽ với

26

Page 27: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại khác với những ưu thế riêng có của

mình.

Ở các địa phương, hệ thống đài truyền thanh cơ sở tiếp tục phát huy vai trò, vị

thế của mình đối với đông đảo người dân, là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của

địa phương, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp của

cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh

tế-xã hội. Trước sự bùng nổ của truyền thông đa phương tiện, phát thanh vẫn là loại

hình truyền thông đưa thông tin đến nhân dân, đến cơ sở nhanh chóng, tức thời và

sâu rộng nhất. Thông tin phát thanh có tính định hướng, tính thiết thực với nhân

dân, góp phần đẩy lùi tình trạng nhiễu thông tin, thông tin vô bổ, độc hại trên môi

trường mạng. Khai thác tiện ích do công nghệ mang lại, phát thanh sẽ nâng dần tính

hấp dẫn, tính tương tác… thông qua các phương thức phát thanh hiện đại, phát

thanh qua Internet. Dù đứng trước nhiều thách thức, lấn át của truyền thông đa

phương tiện, phát thanh vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. Nhất là ở cơ sở, phát

thanh là loại hình truyền thông đắc dụng mà không một loại hình truyền thông nào

khác có thể thay thế được.

27

Page 28: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và những vấn đề đặt ra

2.1. Khái quát về sự ra đời, phát triển của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Hệ thống đài truyền thanh cơ sở tỉnh Quảng Trị ra đời khá sớm so với các tỉnh

trong cả nước. Và ngay từ lúc mới ra đời, các đài truyền thanh cơ sở, trạm truyền

thanh đã phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần cùng cả nước

thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng Tổ quốc.

2.1.1. Sự ra đời các đài truyền thanh cơ sở trong kháng chiến chống Mỹ

a. Đài Truyền thanh Vĩnh Linh

Theo Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (NXB Thuận Hóa, Huế, 2010),

ngày 28/5/1955, Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 16/NQTW thành lập đặc khu

Vĩnh Linh. Thời kỳ này, tại khu vực Nam sông Bến Hải, đế quốc Mỹ và tay sai

Ngô Đình Diệm đã ngang nhiên vi phạm Hiệp định Geneva, bộc lộ dã tâm chia cắt

lâu dài đất nước ta. Bằng trò hề bầu cử riêng lẻ, Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại

lên làm Tổng thống bù nhìn ở miền Nam. Chúng cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển

cử, gấp rút đặt thêm một quận mới là quận Trung Lương trải dọc theo phía Nam

khu phi quân sự. Tại đây, cùng với việc thành lập bộ máy kìm kẹp đến tận từng

thôn, xã, xây dựng hệ thống đồn bốt từ Cát Sơn đến Hói Cụ, thành lập đội Cảnh sát

giới tuyến, Mỹ ngụy còn xây dựng một đài phát thanh ở quận Trung Lương và các

trạm truyền thanh kết hợp với xe lưu động (lúc cao điểm có 6 xe) dọc theo sông

Bến Hải, suốt ngày đêm tuyên truyền chiến tranh tâm lý, ca ngợi cho cái gọi là

“chính nghĩa quốc gia” và xuyên tạc nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương công tác đối

khu phi quân sự, trong đó nhấn mạnh “phải tích cực giáo dục chính trị, tư tưởng

cho cán bộ và nhân dân vì ở đây kẻ địch hàng ngày hàng giờ tuyên truyền xuyên

tạc, lừa bịp, gieo rắc ảnh hưởng xấu đến Vĩnh Linh. Mặt khác, tuyên truyền, giải

28

Page 29: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

thích đường lối chính sách của ta cho đồng bào miền Nam và ổn định tinh thần, bồi

dưỡng ý chí đấu tranh cho cán bộ đồng bào miền Nam”.

Quán triệt thực hiện chủ trương này, tháng 3 năm 1955, Trung ương đã điều

vào Vĩnh Linh một đoàn công tác gồm 4 bộ phận: tuyên truyền, in, truyền thanh và

nhà đèn do đồng chí Rum Bảo Việt (tên thật là Nguyễn Văn Sáu, bí danh là Việt

Phương, người Nam Bộ làm trưởng đoàn). Bộ phận truyền thanh có kỹ sư Ducốp

(người Nga), đồng chí Võ Văn Viên (phiên dịch) và 3 cán bộ là Ngô Văn Tiến,

Hoàng Văn Lưu và Nguyễn Văn Thơm với nhiệm vụ xây dựng 1 hệ thống truyền

thanh có phương tiện kỹ thuật đầy đủ, hiện đại, đủ sức đè bẹp trí và lực của kẻ thù

trên phương tiện chiến tranh tâm lý.

Vào ngày 20/7/1955, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh được thành lập với sự đầu

tư, hỗ trợ đặc biệt của Trung ương. Đài Truyền thanh Vĩnh Linh đã xây dựng 2 hệ

thống truyền thanh khá hoàn chỉnh và hiện đại với một mạng lưới tăng âm có công

suất khá lớn.

+ Hệ thống truyền thanh Hồ Xá: Gồm 3 máy tăng âm và 4000 loa nhỏ phục vụ

cho tất cả các xã thuộc đặc khu Vĩnh Linh (trừ xã Vĩnh Thái và khu vực miền núi).

Tại đây còn có 01 xưởng sửa chữa và sản xuất loa ¼ cung cấp cho các xã để phân

về từng hộ gia đình, phục vụ nhân dân.

+ Hệ thống truyền thanh giới tuyến: Với một số loa 25w mắc trên các cột gỗ

chạy dọc theo sông Bến Hải từ Cửa Tùng đến Hói Cụ với chiều dài hơn 10km.

Năm 1963 với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, hệ thống loa truyền thanh giới

tuyến đã được khẩn trương xây dựng gồm 4 cụm loa, mỗi loa có công suất 25w

gồm:

+ Cụm Cổ Trai: 20 loa.

+ Cụm Hiền Lương: 40 loa.

+ Cụm Huỳnh Thượng: 40 loa.

+ Cụm Tiên An: 40 loa.

29

Page 30: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Tại mỗi cụm, toàn bộ loa được gắn vào một chiếc giàn sắt hình chữ nhật rồi

dựng trên 2 trụ đúc bằng bê tông cốt thép kiên cố cao 11m, hướng về phía Nam.

Đường dây nối toàn bộ 2 hệ thống gồm có dây xúp Liên Xô rải dưới mặt đất, dây

trần mắc trên cột, dây 30v nối các loa kim, lúc cao điểm lên tới hơn 300 km.

Xuất phát từ yêu cầu tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng

và Nhà nước đến tận người dân, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, chính trị ở khu

giới tuyến, năm 1956, được sự giúp đỡ của Trung ương, Vĩnh Linh đã xây dựng hai

hệ thống đài truyền thanh mạnh, một hệ thống loa con về tận từng hộ gia đình (trừ

xã Vĩnh Thái và khu vực miền núi). Hệ thống đài truyền thanh này tồn tại đến năm

1963.

Sau năm 1963, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh được thành lập và trở thành 1

trong 3 đài truyền thanh có quy mô lớn nhất miền Bắc. Đài Truyền thanh Vĩnh

Linh có nhiệm vụ là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân địa phương, vừa tiếp âm

Đài Tiếng nói Việt Nam và phóng to qua hệ thống dàn loa cực mạnh đặt dọc sông

Bến Hải, đưa tiếng nói của đài đến tận từng nhà ở Vĩnh Linh, vừa tuyên truyền giáo

dục nhân dân miền Bắc, vừa tuyên truyền cho đồng bào nhân dân miền Nam thấy

rõ âm mưu thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam, vừa

trực diện đấu tranh với luận điệu xuyên tạc của địch và góp phần không nhỏ đưa

tiếng nói của Đảng và Nhà nước ta sang bờ Nam sông Bến Hải. Ngoài việc tiếp

chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh còn tổ

chức sản xuất, phát sóng các bản tin thời sự, mục người tốt việc tốt, tiểu phẩm,

chương trình nhắn tin, phóng sự, xã luận… với số lượng bình quân mỗi ngày từ 30-

40 tin và 5-6 bài.

Trong giai đoạn đất nước bước vào nền kinh tế thị trường, Đài Truyền thanh

Vĩnh Linh trở thành đài cấp huyện của tỉnh Quảng Trị không còn là Đài Truyền

thanh giới tuyến trực thuộc Trung ương như thời chống Mỹ cứu nước. Trong thời

kỳ đổi mới do Đảng lãnh đạo, công tác truyền thanh từ huyện đến cơ sở đóng vai

trò quan trọng, góp phần đắc lực thúc đẩy xã hội phát triển, nâng cao đời sống văn

30

Page 31: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

hóa, tinh thần của nhân dân. Qua hệ thống truyền thanh, nhân dân có điều kiện tiếp

cận các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các

tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế, xã hội địa phương.

b. Đài Truyền thanh Đông Hà

Tháng 01/1973, Đài Truyền thanh Đông Hà được thành lập trực thuộc Ban

quản lý truyền thanh với quân số 12 người. Cơ sở vật chất buổi đầu chỉ có 01 máy

nổ do Liên Xô (cũ) sản xuất và 02 máy tăng âm 150 W. Ngoài việc tiếp âm Đài

Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng, Đài Truyền thanh Đông Hà còn tổ

chức sản xuất một số chương trình tuyên truyền về đường lối, chính sách của Mặt

trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, cổ vũ phong trào thi đua lao động sản xuất, xây

dựng và bảo vệ vùng mới giải phóng.

2.1.2. Những đài truyền thanh ra đời sau năm 1975

Từ khi mới lập lại huyện Cam Lộ (01/12/1991), Đài Truyền thanh Cam Lộ là

một bộ phận của Phòng Văn hóa Thông tin, hoạt động với một số cụm loa truyền

thanh trên địa bàn trung tâm nhưng ngày càng bị thu hẹp vì hệ thống truyền thanh

hữu tuyến dần dần không còn phù hợp với thực tế. Các thiết bị truyền thanh hữu

tuyến vừa phức tạp, vừa không có ưu thế đối với địa hình đồi núi và đồng bằng, bên

cạnh khí hậu khắc nghiệt như địa bàn huyện Cam Lộ. Trong khi đó, với điều kiện

thiếu thốn chung của một huyện vừa mới lập lại thì việc đầu tư cho sự nghiệp phát

thanh gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 1996, Đài Truyền thanh Cam Lộ được tách

ra từ Phòng Văn hóa Thông tin theo Quyết định số 765/QĐ-UB ngày 17/7/1996

của UBND huyện Cam Lộ về việc thành lập một số đơn vị trực thuộc UBND huyện

Cam Lộ.

Năm 1990, Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong được thành lập. Lúc bấy giờ,

mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn nhưng để phục

vụ công tác thông tin, tuyên truyền đưa tiếng nói của Đảng đến với nhân dân,

huyện đã đầu tư nguồn kinh phí xây dựng trụ sở đài tại trung tâm huyện lỵ và mua

31

Page 32: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

sắm nhiều loại máy móc thiết bị như máy phát thanh 500W, máy phát sóng FM

200W để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền. Thực hiện Chương trình mục

tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở năm 2011, với mục tiêu phủ sóng phát thanh

vùng sâu vùng xa, Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong được Đài PT-TH tỉnh nâng

cấp hệ thống anten từ 24m lên 32m. Tuy nhiên, do máy phát công suất chỉ 200W,

các thiết bị phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền không được trang cấp mới,

từ lâu lạc hậu nên không đáp ứng được các yêu cầu tuyên truyền hiện tại.

Cũng trong năm 1990, Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị được thành lập và đi

vào hoạt động phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền. Lúc mới thành lập, Đài

Truyền thanh thị xã nằm trong Phòng Văn hóa – Xã hội với 2 phóng viên, 2 kỹ

thuật. Về trang thiết bị được trang bị gồm có 02 máy truyền thanh, 02 máy tăng âm

600 W của Liên Xô (cũ), 01 máy truyền thanh

Sau khi chia tách huyện, ngày 1/5/1990, Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng

được thành lập. Đội ngũ làm công tác truyền thanh của huyện lúc đó gồm 5 người,

trong đó có 1 quản lý, 02 phóng viên, 02 kỹ thuật viên. Đài được trang bị phòng

làm việc riêng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tiếp âm.

Ở 02 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, hệ thống đài truyền thanh cơ sở

được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đầu tư. Năm 1976, Đài Truyền

thanh huyện Hướng Hóa được thành lập và được đặt ở xã Tân Liên. Ngày đầu mới

thành lập, Đài có 06 cán bộ, với các thiết bị máy móc gồm 01 máy tăng âm 250W,

khoảng 3km đường dây truyền thanh và 10 loa phát thanh phục vụ công tác thông

tin, tuyên truyền. Để thu phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam,

đài được trang bị thêm 01 máy cassette do Liên Xô (cũ) sản xuất. Đến năm 1978,

khi UBND huyện chuyển về thị trấn Khe Sanh, Đài Truyền thanh huyện được

chuyển về trung tâm huyện và được trang bị thêm 02 máy tăng âm 250W và hơn

15km đường dây truyền thanh. Đến năm 1980, Đài Truyền thanh huyện Hướng

Hóa được đổi tên thành Đài Truyền thanh - Phát thanh huyện Hướng Hóa. Năm

1990, đài được đầu tư thêm các thiết bị thu hình (đây là đơn vị đầu tiên trên địa bàn

32

Page 33: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

có thiết bị thu hình) và đổi tên thành Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng

Hóa.

Năm 1997, Đài Truyền thanh huyện Đakrông được thành lập. Thời điểm đó,

cán bộ đài chỉ có 01 cán bộ kỹ thuật trực thuộc Văn phòng UBND huyện kiêm

nhiệm, cơ sở hạ tầng cũng như trụ sở làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công tác

phát thanh - truyền hình chỉ mới bắt đầu được xây dựng. Từ giữa năm 1997, bằng

nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ và được sự giúp đỡ của

Đài PT-TH tỉnh Quảng Trị, huyện đã đầu tư lắp đặt hệ thống ăng-ten, nhà làm việc

và một máy truyền hình công suất 150W, phủ sóng phục vụ địa bàn các xã Mò Ó,

Đakrông và Hướng Hiệp. Lúc đầu, nhiệm vụ chủ yếu của Đài là tiếp và phát sóng

Đài Truyền hình Việt Nam. Trước yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền ngày

càng cao để phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn miền núi, ngày 14/11/1998,

bộ máy của cơ quan Đài đã được kiện toàn đầy đủ, đội ngũ cán bộ tăng lên 6 đồng

chí. Đài Truyền thanh huyện Đakrông chính thức tách khỏi Văn phòng UBND

huyện, hoạt động đúng theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Cuối năm 1998, trang

thiết bị máy móc của Đài huyện được tăng cường thêm 01 máy phát truyền hình

công suất 300W, 01 máy phát thanh công suất 150W, từ đó sóng phát thanh -

truyền hình được phủ sóng rộng hơn. Ngày 21/10/1999, Đài Truyền thanh huyện

Đakrông được đổi tên thành Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông.

Năm 2003, Đài Truyền thanh huyện Gio Linh được thành lập với 01 máy phát

sóng FM 150W, 01 anten cao 39m và các trang thiết bị phục vụ cho việc truyền

thanh của Đài. Thông qua 05 cụm phát thanh với 02 loa/cụm, các thông tin tuyên

truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chính quyền

địa phương đã đến với đông đảo người dân Gio Linh.

Năm 2006, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập

với 01 máy phát FM 50W phục vụ cho công tác phát thanh trên địa bàn huyện đảo.

Sau đó, đài được đầu tư thêm các thiết bị máy móc như 01 máy phát FM 400W

33

Page 34: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

phục vụ cho công tác của đài. Với 05 cụm loa và 10 loa phát thanh, các thông tin

của Đài đã được phát sóng khắp toàn huyện đảo.

2.1.3. Sự ra đời hệ thống đài xã

Hệ thống đài xã thường ra đời sau hệ thống đài truyền thanh huyện, là “cánh

tay nối dài” của đài tỉnh, đài huyện đến tận cơ sở.

Trong giới hạn thời gian của đề tài, chúng tôi không đề cập cụ thể thời gian ra

đời của từng đài xã.

2.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở

2.2.1. Về số lượng

a. Đối với đài huyện

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 10 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, thị

xã, thành phố. Đó là: Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà; Đài Phát thanh -

Truyền hình huyện Hướng Hóa; Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông; Đài

Phát thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ; Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh;

Đài Truyền thanh huyện Gio Linh; Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong; Đài

Truyền thanh huyện Hải Lăng; Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ; Đài Truyền thanh

thị xã Quảng Trị. Trong đó có 07 đơn vị thực hiện theo mô hình Đài Truyền thanh

cấp huyện, thị xã, thành phố và 03 Đài thực hiện theo mô hình vừa phát thanh vừa

truyền hình do đặc thù riêng (bao gồm Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng

Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông - 02 huyện miền núi của tỉnh

Quảng Trị và Đài Phát thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ).

b. Đối với đài xã

Để thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận mọi

vùng miền, mọi người dân, hiện nay trên địa bàn có 58 đài truyền thanh, trạm

truyền thanh cấp xã, bao gồm: Xã Vĩnh Ô, xã Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh); xã Cam

Nghĩa, xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ); xã Hải Xuân, xã Hải Vĩnh, xã Hải Ba, xã

Hải Quế, xã Hải Dương, xã Hải An, xã Hải Khê, xã Hải Thành, xã Hải Thiện, xã

Hải Thọ, xã Hải Trường, xã Hải Sơn, xã Hải Tân, xã Hải Hòa, xã Hải Chánh, thị

34

Page 35: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

trấn Hải Lăng (huyện Hải Lăng); xã Tân Thành, xã Tân Lập, xã Hướng Lập, xã

Hướng Sơn, xã Hướng Linh, xã Húc, xã Ba Tầng, xã Thuận, xã Thanh, Xã Hướng

Lộc, xã A Xing, xã A Túc, xã A Dơi, xã Xy, thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa);

xã Ba Nang, xã A Vao, xã A Bung, xã A Ngo, xã Tà Rụt, xã Húc Nghì, xã Tà

Long, xã Đakrông, xã Mò Ó, xã Hướng Hiệp, xã Triệu Nguyên, xã Ba Lòng, xã

Hải Phúc, thị trấn Krông Klang (huyện Đakrông); xã Triệu Phước, xã Triệu Thuận,

xã Triệu Thành, xã Triệu Trung, xã Triệu Tài, xã Triệu Thượng (huyện Triệu

Phong); phường 2, phường Đông Giang (thành phố Đông Hà); xã Gio An (huyện

Gio Linh).

Những trạm truyền thanh đặt tại một số khóm của thị trấn, hợp tác xã đề tài

không xem xét đến như: Trạm truyền thanh hợp tác xã Hải Lệ, Tích Tường (thị xã

Quảng Trị); Trạm truyền thanh các hợp tác xã Thượng Xá, Đại An Khê, Lương

Điền, Hà Lộc, Câu Nhi, Văn Quỹ, Văn Trị, Thuận Dầu, Đơn Quế... (huyện Hải

Lăng); Trạm truyền thanh hợp tác xã Cam An (huyện Cam Lộ).

Theo tiêu chí này, huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị không có hệ thống đài

truyền thanh xã.

2.2.2. Về chất lượng và thời lượng

Trong những năm qua, hệ thống đài truyền thanh cơ sở cấp huyện trên địa bàn

tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn, năng động, sáng tạo đổi mới đi lên, từng bước đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.

a. Đối với Đài huyện

Các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, thị xã, thành phố đã kịp thời

phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; biểu dương phong trào thi đua yêu

nước, các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương sản xuất kinh doanh giỏi,

gương người tốt việc tốt; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí

và các tệ nạn xã hội tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần tích cực

vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh,

xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

35

Page 36: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Từ việc tiếp sóng các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam,

Đài PT-TH tỉnh, các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, thị xã, thành phố còn

xây dựng các chương trình riêng phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa -

xã hội của từng địa phương, phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng,

chính quyền địa phương, thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, nâng cao đời

sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Ngoài các nội dung tuyên truyền về đường lối, chính sách, một số đài truyền

thanh, truyền hình đã xây dựng thêm các chương trình tuyên truyền các hoạt động

trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, các đợt tiếp xúc cử tri hay các

đợt ra quân thực hiện nghĩa vụ quân sự, các chương trình hướng dẫn bà con phòng,

chống dịch bệnh trong sản xuất, chăn nuôi... truyền thanh cơ sở trở thành người bạn

tâm tình với mọi nhà.

Về thời lượng chương trình của các đài cấp huyện từ năm 2005 đến tháng

7/2012:

+ Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà: Từ năm 2005 đến năm 2010 tự sản

xuất chương trình thời sự với thời lượng là 15 phút/chương trình, với 2 chương

trình/ngày và 30 phút ca nhạc/chương trình với 02 chương trình/ngày. Từ tháng

06/2011, Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà tự sản xuất chương trình phát thanh

30 phút thời sự/chương trình với 2 chương trình/ngày. Thời lượng tiếp sóng Đài

Trung ương là 3600h/năm và Đài tỉnh là 360h/năm. Hiện nay, Đài Truyền thanh

Đông Hà sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh hàng ngày trên hệ

thống loa truyền thanh FM do Đài quản lý. Một ngày, Đài Truyền thanh Đông Hà

phát sóng 02 chương trình thời sự, trong đó có 01 chương trình sản xuất mới, 01

chương trình phát lại có bổ sung thêm thông tin mới trong ngày. Bình quân một

năm, Đài tự sản xuất mới trên 130 chương trình và phát sóng được trên 260 chương

trình. Đài đang duy trì phát sóng ổn định các chuyên mục như: “Quốc phòng an

ninh”, “Đảng trong cuộc sống hôm nay”, “Văn hóa xã hội”, “Kinh tế”, “Quản lý

xây dựng và đô thị”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

36

Page 37: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

“Đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống” (mỗi chuyên mục có thời lượng bình

quân gần 10 phút). Ngoài ra, vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ, tết quan trọng của

đất nước, địa phương, Đài đều mở thêm các chuyên mục mới để tuyên truyền. Bên

cạnh đó, Đài Truyền thanh Đông Hà còn cộng tác với Đài PT-TH tỉnh sản xuất các

chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh như: “Trang

Phát thanh Tiếng nói từ cơ sở” (bình quân 12 trang/năm); chuyên mục “Đông Hà

thành phố hôm nay” 02 số/tháng, thời lượng 10 phút/số…

+ Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh từ năm 2005 đến tháng 7/2012 tự sản

xuất chương trình 50h/năm; thời lượng tiếp chương trình phát thanh Đài Trung

ương 638h/năm và Đài tỉnh 1.126h/năm. Các chương trình phát thanh của Đài

Truyền thanh huyện Vĩnh Linh ngày càng không ngừng đổi mới, nâng cao chất

lượng về nội dung chương trình theo hướng tuyên truyền mới của ngành, có những

chương trình biên tập viên thực hiện trực tiếp lên sóng như: tường thuật Đại hội

Đảng bộ huyện và một số chương trình tọa đàm trên sóng Đài PT-TH tỉnh. Hàng

năm, Đài Truyền thanh huyện sản xuất trung bình trên 1.500 tin, 300 bài truyền tải

trên sóng truyền thanh huyện và từ 5-10 chương trình phát thanh 15 phút trên sóng

phát thanh của Đài PT-TH tỉnh, đáp ứng nhu cầu nghe đài của nhân dân trong

huyện và tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

+ Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong từ năm 2005 đến tháng 7/2012 tự sản

xuất chương trình phát thanh 147 chương trình/năm; tiếp sóng chương trình Đài

Trung ương 76.615 phút/năm và Đài tỉnh 32.850 phút/năm. Bên cạnh việc tiếp âm

Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài PT-TH tỉnh, mỗi tuần Đài Truyền thanh huyện sản

xuất 03 chương trình phát thanh địa phương vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6; mỗi

chương trình từ 15-20 phút phản ánh toàn diện các hoạt động chính trị, văn hóa, xã

hội của địa phương. Hàng tháng, Đài huyện phối hợp khá tốt với Đài PT-TH tỉnh

sản xuất hàng chục tin, bài phóng sự phát thanh và truyền hình phát trên sóng Đài

tỉnh, chủ yếu là cộng tác với chương trình thời sự.

37

Page 38: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

+ Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị từ năm 2005 đến tháng 7/2012 tự sản

xuất chương trình về phát thanh 104h/năm (bình quân tự sản xuất 15 phút/ngày).

Thời lượng tiếp sóng Đài Trung ương 760h/năm và Đài tỉnh 547h/năm.

+ Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng từ năm 2005 đến tháng 7/2012 tự sản

xuất chương trình phát thanh 108h/năm (bình quân tự sản xuất 18 phút/ngày). Thời

lượng tiếp sóng Đài Trung ương 300h/năm và Đài tỉnh 120h/năm.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông từ năm 2005 đến năm 2010 tự

sản xuất chương trình phát thanh bình quân 30 phút/ngày. Thời lượng tiếp sóng Đài

Trung ương 5.400h/năm và Đài tỉnh 150h/năm. Đến năm 2010, Đài tăng thời lượng

tự sản xuất chương trình lên 3.600 phút/năm (tức 60 phút/ngày). Thời lượng tiếp

sóng chương trình Đài Trung ương 5.400h/năm và Đài tỉnh 5.220h/năm.

+ Đài Truyền thanh huyện Gio Linh từ năm 2005 đến tháng 7/2012 tự sản xuất

chương trình phát thanh 144h/năm. Thời lượng tiếp sóng chương trình phát thanh

Đài Trung ương 1.080h/năm và Đài tỉnh 720h/năm.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ từ năm 2006 đến tháng

7/2012 tự sản xuất chương trình phát thanh 15 phút/ngày; thời lượng tiếp sóng Đài

Trung ương 60 phút/ngày, đài tỉnh 60 phút/ngày.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa từ năm 2005 đến năm 2010

tự sản xuất 02 chương trình phát thanh; tiếp chương trình phát thanh Đài Trung

ương 10h/ngày và Đài tỉnh 10h/ngày. Năm 2011 và năm 2012, Đài tự sản xuất 03

chương trình phát thanh; tiếp chương trình phát thanh Đài Trung ương 10h/ngày và

Đài tỉnh 10h/ngày.

+ Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ từ năm 2005 đến tháng 7/ 2012 tự sản xuất

bình quân 147 chương trình/năm; thời lượng tiếp sóng Đài Trung ương 1h30

phút/ngày và Đài tỉnh 3h/ngày.

Nhìn chung, số lượng các chương trình tự sản xuất có khuynh hướng tăng và

thời gian tiếp sóng Đài Trung ương, Đài tỉnh cũng tăng lên.

(Xem Phụ lục Biểu mẫu số 01, 02 và 03)

38

Page 39: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

b. Đối với đài xã

Các đài xã với hệ thống trạm truyền thanh phủ sóng xuống các cấp xã,

phường, thị trấn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền tình hình phát triển kinh tế, xã hội,

đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

- Qua khảo sát 58 đài xã, có 28 đài xã bị hư hỏng nặng, không sử dụng, hoạt

động được, trong đó nhiều nhất là huyện Hướng Hóa (12 đài), huyện Đakrông (11

đài). Cụ thể là: xã Hướng Linh, xã Thuận, xã Hướng Sơn, xã Hướng Lập, xã A

Túc, xã Húc, xã Ba Tầng, xã Thanh, xã A Xing, xã A Dơi, xã Xy, xã Hướng Lộc

(huyện Hướng Hóa); xã Húc Nghì, xã Hướng Hiệp, xã Đakrông, xã Tà Rụt, xã Tà

Long, xã Mò Ó, xã Ba Nang, xã Ba Lòng, thị trấn Krông Klang, xã A Ngo, xã Hải

Phúc (huyện Đakrông); xã Triệu Tài, xã Triệu Trung (huyện Triệu Phong), xã Vĩnh

Ô, xã Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh); xã Hải Chánh, xã Hải Thọ, xã Hải Trường

(huyện Hải Lăng).

- 04 đài xã không còn hoạt động: xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa), xã Triệu

Thành ((huyện Triệu Phong), xã Gio An (huyện Gio Linh), phường Đông Giang

(TP Đông Hà).

Cụ thể về thời lượng của các đài truyền thanh xã như sau:

Đối với huyện Hải Lăng có 16 đài xã với 131 trạm truyền thanh xã thực hiện

chương trình địa phương phát từ 20 đến 105 phút/ngày; tiếp phát chương trình

huyện, tỉnh, Trung ương từ 30 đến 180 phút/ngày.

Đối với huyện Đakrông có 14 đài xã với 15 trạm truyền thanh xã thực hiện

chương trình địa phương phát từ 30 đến 120 phút/ngày; tiếp phát chương trình

huyện, tỉnh, Trung ương từ 120 đến 285 phút/ngày.

Đối với thành phố Đông Hà, 02 trạm truyền thanh phường (nhưng hiện tại chỉ

có 01 trạm truyền thanh phường hoạt động) thực hiện chương trình địa phương phát

30 phút/ngày; tiếp phát chương trình huyện, tỉnh, Trung ương 60 phút/ngày.

39

Page 40: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Đối với huyện Triệu Phong có 6 đài xã với 29 trạm truyền thanh xã thực hiện

chương trình địa phương phát từ 60 đến 120 phút/ngày; tiếp phát chương trình

huyện, tỉnh, Trung ương từ 75 đến 270 phút/ngày.

Đối với huyện Hướng Hóa có 15 đài với 27 trạm truyền thanh xã thực hiện

chương trình địa phương phát từ 15 đến 180 phút/ngày; tiếp phát chương trình

huyện, tỉnh, Trung ương từ 75 đến 720 phút/ngày.

Đối với huyện Cam Lộ có 01 đài truyền thanh xã thực hiện chương trình địa

phương phát từ 10 đến 15 phút/ngày; tiếp phát chương trình huyện, tỉnh, Trung

ương từ 330 phút/ngày.

Đối với huyện Vĩnh Linh có 02 đài với 18 trạm truyền thanh xã thực hiện

chương trình địa phương phát từ 30 đến 120 phút/ngày; tiếp phát chương trình

huyện, tỉnh, Trung ương 210 phút/ngày.

(Xem Phụ lục Biểu mẫu số 04)

Sự ra đời của các đài, trạm truyền thanh xuất phát từ nhu cầu của chính quyền

địa phương các cấp và nhân dân. Tùy theo tình hình thực tế từng đơn vị mà có

những vận dụng phù hợp. Đồng thời, chức năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể

trong các quyết định của UBND xã. Xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, UBND xã

có Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 phân công nhiệm vụ đối với cán

bộ, công chức, trí thức trẻ. Theo đó, ông Nguyễn Minh Phong, cán bộ hợp đồng,

phụ trách Quản lý Văn hóa - Thể dục thể thao, Tuyên truyền có nhiệm vụ: “Lập

chương trình, kế hoạch công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin

tuyên truyền trình UBND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện; giúp UBND xã quản

lý, điều hành trạm phát thanh tuyên truyền của xã”. Bên cạnh đó, UBND xã Triệu

Nguyên cũng có Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 về việc ban hành

Quy chế làm việc của UBND xã, nhiệm kỳ 2011-2016, quy định cán bộ, công chức

phải thực hiện việc cộng tác tuyên truyền trên đài truyền thanh xã.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, cán bộ phụ trách văn hóa kiêm phụ trách Đài Truyền

thanh thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa cho biết, toàn thị trấn có 11 cụm loa

40

Page 41: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

truyền thanh không dây. Mỗi khóm, bản có 1 máy phát thanh đảm bảo phục vụ

công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi đến tận người dân. Trong năm 2012, Đài

đã tiếp âm chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài PT-TH tỉnh

Quảng Trị là 283 buổi, biên tập và phát thanh 54 chương trình (mỗi chương trình

có thời lượng từ 15-30 phút). Nội dung phản ánh các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc

phòng, an ninh ở địa phương; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước và chính quyền địa phương; thông tin 65 văn bản các

loại bao gồm: hướng dẫn, thông báo của UBND thị trấn, các ban, ngành thị trấn và

văn bản hướng dẫn của cấp trên…

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, lãnh đạo địa phương nào có sự quan tâm thì nơi

đó, hệ thống đài truyền thanh cơ sở phát triển. UBND thị trấn Lao Bảo ban hành

Thông báo số 10/TB-UBND ngày 10/2/2012 phân công nhiệm vụ công tác của

UBND thị trấn nhiệm kỳ 2011-2016; trong đó quy định rõ, nhiệm vụ của công chức

văn hóa - xã hội phụ trách Quản lý Văn hóa - Thông tin, tuyên truyền và phụ trách

quân sự, văn nghệ, thể dục - thể thao, dân số, lao động - thương binh và xã hội. Đối

với công chức văn hóa - xã hội phụ trách Quản lý Văn hóa - Thông tin, tuyên

truyền có nhiệm vụ: “Tham mưu ban hành quy chế hoạt động của Đài phát thanh

thị trấn; bố trí phân bố lịch, thời lượng và thực hiện hoạt động thu thanh, phát

thanh, thực hiện tiếp âm, truyền thanh”. Đối với cán bộ phụ trách quân sự, văn

nghệ, thể dục - thể thao, dân số, lao động - thương binh và xã hội, ngoài nhiệm vụ

chuyên môn, “mỗi tháng viết 02 bài thông tin về gương người tốt, việc tốt, làm

kinh tế giỏi, lĩnh vực vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông… để

tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh (sau khi đã được lãnh đạo UBND xã phê

duyệt)”. Cán bộ phụ trách xóa đói giảm nghèo, gia đình - trẻ em, giao liên - lễ tân

ngoài nhiệm vụ trên còn “phối hợp với công chức văn hóa - thông tin, tuyên truyền

để phát tin trên hệ thống truyền thanh của thị trấn và hoạt động thông tin, tuyên

truyền khác khi được phân công”.

41

Page 42: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Để có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả hoạt động của các đài/trạm

truyền thanh xã, chúng tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với lãnh

đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài PT-TH tỉnh, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo

đài truyền thanh cơ sở, thính giả nghe đài và thu được kết quả như sau:

Ông Nguyễn Vũ Quyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: “Với

cơ sở vật chất và nguồn nhân lực như hiện nay thì nội dung thông tin trên hệ thống

đài cơ sở là khá tốt, phần nào đáp ứng yêu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân

ở cơ sở. Đài truyền thanh cơ sở rất quan trọng trong việc đưa chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước đến với từng hộ gia đình. Đồng thời có tác dộng tích

cực trong việc nhân điển hình tiên tiến ở các địa phương, đơn vị. Để hệ thống này

hoạt động có hiệu quả, phát triển hiện đại đến năm 2020, cấp ủy Đảng, chính quyền

địa phương phải thực sự quan tâm. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác tại đài.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn ngày cho cán bộ công tác tại đài để cập

nhật kiến thức, phục vụ công tác chuyên môn”.

Là đơn vị cùng ngành, thường xuyên hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chuyên môn

cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong tỉnh, ông Phạm Hoài Phương, Phó Giám

đốc Đài PT-TH tỉnh đánh giá: “Các đài xã hiện nay cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Ở

các xã đồng bằng hầu hết đều theo mô hình nhà nước và nhân dân cùng đầu tư.

Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đài truyền thanh cơ sở

đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương vì nội dung phát tại đài cơ sở là gần gũi với nhân dân, thiết

thực nên nhân dân rất quan tâm và nó là công cụ điều hành của chính quyền địa

phương. Tại một số nơi trên địa bản tỉnh, đài truyền thanh cơ sở là phương tiện phát

huy hiệu quả trong việc thông tin phòng, chống thiên tai, lũ lụt… ”.

Ông Vũ Thương, Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông cho biết:

“Mặc dù 1 tuần chỉ hoạt động 2 ngày nhưng hệ thống đài truyền thanh cơ sở hoạt

động khá hiệu quả, nhanh nhạy, chuyển tải thông tin chủ trương, chính sách một

42

Page 43: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

cách nhanh nhất. Việc duy trì hoạt động đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, các hội

nghị quan trọng của địa phương được hệ thống FM phát trực tiếp đến người dân.

Qua đó, người dân nắm bắt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, công việc

quan trọng của địa phương. Để thực hiện chủ trương của Trung ương và tỉnh về xây

dựng nông thôn mới, nhu cầu trong thời gian tới của địa phương là được đầu tư về

cơ sở vật chất, bố trí thêm cụm loa/loa, thay loa cũ. Quan tâm phát triển nguồn

nhân lực, đặc biệt là kỹ năng phát thanh. Hỗ trợ kinh phí cho địa phương. Đổi mới

nội dung để tăng thêm sức hấp dẫn cho người dân”.

Có nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của các đài/trạm truyền thanh xã. Thế

nhưng những đóng góp thực tế của hệ thống này trong thời gian qua là câu trả lời

chính xác nhất, nhất là đối với các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, trong điều kiện

khó khăn, khắc nghiệt của thiên tai.

Ông Nguyễn Nam, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa cho

biết: “Đài Truyền thanh thị trấn Lao Bảo có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải

các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Những thông tin về phòng, chống

lụt, bão; phòng, chống dịch bệnh, tình hình an ninh - trật tự rất nhanh nhạy, bất kể

thời gian và thời điểm. Nó nhanh hơn đường công văn rất nhiều mà lại có hiệu quả

cao. Đài Truyền thanh thị trấn Lao Bảo ra đời từ năm 1996. Hệ thống đài truyền

thanh cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Trận lụt lịch sử năm

2009, nếu không có đài hoạt động thì số người chết và mất tích sẽ rất cao”.

Đồng ý quan điểm trên, ông Võ Quốc Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Hải Hòa,

huyện Hải Lăng cho biết: “Đài truyền thanh địa phương đã kịp thời thông tin các

chủ trương, chính sách của huyện, thông tin chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là trong công

tác phòng, chống lụt, bão, thông tin tình hình của xã, đồng thời qua đó nhắc nhở

các hộ dân thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước; kịp thời tuyên truyền,

nâng cao nhận thức của người dân trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch

hoặc việc lợi dụng tôn giáo”. Ông Dũng cũng cho biết thêm, do đặc điểm của các

vùng càng, vào mùa lụt nước dâng cao, chỉ có phương tiện duy nhất là các trạm, loa

43

Page 44: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

phóng thanh hoạt động để hướng dẫn người dân sơ tán. Nhiều cán bộ sử dụng loa

phóng thanh cùng với thuyền đi tận vào các vùng nước ngập sâu nhất để cứu trợ,

hướng dẫn người dân di dời đến nơi khác an toàn. Nếu không có hệ thống loa của

các đài/trạm truyền thanh xã thì thiệt hại hàng năm do lũ lụt, thiên tai gây ra là rất

lớn.

Việc ủng hộ sự tồn tại của hệ thống đài truyền thanh cơ sở vì chính những lợi

ích thiết thực của nó cũng đến từ đông đảo người dân, kể cả người dân sống ở các

trung tâm đô thị - nơi gần như bão hòa về phương tiện nghe, nhìn, đọc, giải trí như

thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị. Ông Lê Quang Trung, một thính giả sinh

năm 1972 ở thị xã Quảng Trị cho biết: “Sự tồn tại của đài truyền thanh cơ sở là rất

cần thiết. Tuy nhiên, cần đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, chú trọng hơn chất

lượng thông tin, cần bổ sung thêm về văn hóa, văn nghệ”. Chị Mai Thị Kim Cương,

sinh năm 1983, ở xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, cho rằng đến năm 2020 vẫn cần có

đài truyền thanh cơ sở, vì không phải người dân nào cũng có điều kiện tiếp cận tất

cả những thông tin của địa phương một cách cụ thể, nhanh nhạy như thế, khi không

có đài truyền thanh.

Chị Phạm Thị Thúy Kiều, sinh năm 1985, ở thành phố Đông Hà cho biết, chị

thường xuyên nghe chương trình của Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà. Theo

đánh giá của chị, nội dung chương trình đa dạng, phong phú, hấp dẫn người nghe.

Đồng quan điểm với chị Thúy Kiều, ông Phạm Ngọc Tuệ, sinh năm 1954, thành

phố Đông Hà chia sẻ: “Tôi thường xuyên nghe chương trình phát thanh của Đài

Đông Hà. Nhiều năm gắn bó tôi thấy, nội dung ngày càng phong phú. Các đài cơ sở

chính là kênh thông tin quan trọng của địa phương”.

Đối với huyện Hải Lăng, nơi có hệ thống loa phóng thanh nhiều nhất tỉnh, gần

như phủ sóng kín cả huyện, chúng tôi phát 10 phiếu phỏng vấn và ghi nhận những

ý kiến phản hồi tích cực về sự tồn tại của hệ thống này trong đời sống của người

dân.

44

Page 45: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Ông Nguyễn Thanh Tái, sinh năm 1958, thôn Hải Phú, xã Hải Hòa cho biết:

“Các chương trình hay, bổ ích cho người dân. Sự tồn tại của Đài truyền thanh địa

phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết vì cung cấp thông tin kịp thời”. Ông

Nguyễn Đăng Căn, sinh năm 1949, thôn Phường Phú Kinh, xã Hải Hòa cho biết

ông thỉnh thoảng nghe chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh xã Hải Hòa,

Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng. Theo ông, sự tồn tại của hệ thống đài cơ sở rất

cần thiết, vì qua các thông tin của đài, người dân biết được tình hình của đất nước

và của xã, thôn, nắm rõ các chủ trương, chính sách để thực hiện.

Ông Nguyễn Đăng Thắng (sinh năm 1958), anh Cái Văn Rin (sinh năm 1989),

chị Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1970), ông Phan Ngọc Ái (sinh năm 1954), chị

Nguyễn Thị Quỳnh Lê (sinh năm 1991) đều có chung quan điểm: “Thích nghe

những chương trình tuyên truyền về ngày lễ, kỷ niệm của quê hương, đất nước từ

Đài truyền thanh huyện, xã. Bên cạnh các thông tin từ truyền hình, báo, Internet thì

thông tin từ đài truyền thanh địa phương cũng rất cần thiết. Vì thông tin từ đài địa

phương kịp thời, phản ánh sát tình hình thực tế địa phương, đặc biệt là trong việc

phòng, chống thiên tai, lũ, lụt… ”. Đa số thính giả ở huyện Hải Lăng đều yêu cầu

cần quan tâm đầu tư hệ thống đài truyền thanh cơ sở để người dân nắm bắt nhiều

hơn thông thông tin về mọi mặt đời sống. Riêng các đài cần có nhiều chương trình

về nông nghiệp như: thông tin về kế hoạch, phương hướng sản xuất nông nghiệp

của địa phương; giới thiệu các mô hình làm kinh tế có hiệu quả; thông tin về diễn

biến thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất…

2.2.3. Về cơ sở vật chất

a. Về đài huyện

Xác định nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, hệ thống đài truyền thanh

cơ sở trên địa bàn tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn, năng động, sáng tạo, đổi mới đi

lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đài truyền thanh cơ sở

luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND cấp huyện về

đường lối chủ trương, đặc biệt là sự đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phát

45

Page 46: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

thanh, truyền thanh theo hướng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo theo kịp yêu cầu chung

của sự nghiệp phát thanh, truyền thanh.

- Về cơ sở vật chất (nhà/trạm)

Một số đài truyền thanh đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới như Đài

Truyền thanh thành phố Đông Hà. Sau hơn 2 năm khởi công xây dựng, Đài Truyền

thanh thành phố Đông Hà được đưa vào sử dụng với diện tích 900m2, trong đó có

01 phòng ghi âm với diện tích 15m2; 01 phòng đặt máy với diện tích 30m2; 01 hội

trường với diện tích 60m2 và 05 phòng làm việc của các bộ phận. Đây là một trong

số đài truyền thanh cơ sở được trang bị cơ sở vật chất khang trang nhất trên địa

bàn, còn lại các đài truyền thanh cơ sở khác đều đang sử dụng những cơ sở vật chất

đã xuống cấp hay bị hư hỏng phần nào không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động

truyền thanh, truyền hình đến đông đảo người dân trên địa bàn như Đài Truyền

thanh huyện Hải Lăng với 01 nhà làm việc cấp 3 với diện tích 130m2, Đài Truyền

thanh - Truyền hình huyện Đakrông 02 nhà làm việc cấp 3 và cấp 4 với diện tích

150m2, Đài Truyền thanh huyện Gio Linh với 01 nhà làm việc cấp 3 có diện tích

913m2… Tất cả đều đã xuống cấp đang cần được xây dựng mới toàn diện và xây

dựng bổ sung các phòng chức năng còn thiếu để đáp ứng được yêu cầu của hoạt

động truyền thanh.

Cụ thể:

+ Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà

Về nhà làm việc có 01 nhà 3 tầng với diện tích 900m2, tự đánh giá tốt được

đưa vào sử dụng năm 2010; phòng ghi âm có 01 phòng với diện tích 15m2 tự đánh

giá tốt sắp đến cải tạo lại có cách âm; phòng đặt máy phát có 01 phòng với diện

tích 30m2 tự đánh giá tốt; phòng làm việc 05 phòng tự đánh giá tốt; hội trường 01

phòng với diện tích 60m2 tự đánh giá tốt; phòng kho có 02 phòng tự đánh giá tốt;

nhà bảo vệ nhà cấp 4 có 01 phòng với diện tích 15m2 tự đánh giá tốt, đưa vào sử

dụng năm 2012.

+ Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị

46

Page 47: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Có nhà 01 nhà làm việc cấp 3 với diện tích 312m2 tự đánh giá trung bình;

phòng ghi âm có 01 phòng cấp 3 tự đánh giá trung bình; phòng ghi hình cấp 3 tự

đánh giá trung bình; phòng đặt máy 01 phòng cấp 3 với diện tích 15m2 tự đánh giá

trung bình.

+ Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng

Nhà làm việc có 01 nhà cấp 3 với diện tích 130m2 đã xuống cấp đang xây

dựng mới 180m2; phòng ghi âm 01 phòng với diện tích 6m2 đang xây mới 28m2;

phòng đặt máy phát 01 phòng với diện tích 12m2 đang xây dựng mới 28m2.

+ Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Đakrông

Nhà làm việc 02 nhà cấp 3 và cấp 4 với diện tích 150m2, không đảm bảo;

phòng ghi âm có 01 phòng cấp 3 với diện tích 9m2; phòng đặt máy phát 02 phòng

cấp 3 với diện tích 18m2 không bảo đảm.

+ Đài Truyền thanh huyện Gio Linh

Nhà làm việc có 01 nhà cấp 3 với diện tích 913m2 đã xuống cấp cần sữa chữa;

có 01 phòng ghi âm cấp 3; 01 phòng đặt máy phát cấp 3.

+ Đài Truyền thanh huyện đảo Cồn Cỏ

Nhà làm việc 01 nhà cấp 4 với diện tích 150m2 tự đánh giá khá; 01 phòng ghi

âm cấp 4 với diện tích 10m2, tự đánh giá khá; 01 phòng đặt máy phát cấp 4 với diện

tích 18m2, tự đánh giá khá.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình Hướng Hóa

Nhà làm việc 01 nhà cấp 4 với diện tích 288m2 tự đánh giá trung bình; 01

phòng ghi âm cấp 4 với diện tích 18,5m2 tự đánh giá trung bình; 01 phòng ghi hình

cấp 4 với diện tích 18,5 m2 tự đánh giá trung bình; 01 phòng đặt máy phát cấp 4 với

diện tích 45m2 tự đánh giá trung bình.

+ Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ

Nhà làm việc 01 nhà cấp 4 với diện tích 5m2; phòng ghi âm 01 nhà cấp 4 với

diện tích 5m2; phòng đặt máy phát 01 phòng cấp 4 với diện tích 6m2.

+ Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh

47

Page 48: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Nhà làm việc 01 nhà cấp 3 với diện tích 180m2, tự đánh giá trung bình cần xây

mới; phòng ghi âm 01 phòng với diện tích 12m2 chưa đúng kỹ thuật cần được nâng

cấp; 01 phòng đặt máy phát với diện tích 12m2 tự đánh giá bình thường, hẹp.

+ Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong

Nhà làm việc 01 nhà cấp 3 với diện tích 250m2 tự đánh giá được; phòng ghi

âm 01 phòng cấp 3 với diện tích 12m2 tự đánh giá được, nhu cầu sắp đến xây dựng

với diện tích 30m2; phòng đặt máy 01 phòng cấp 3 với diện tích 15m2 tự đánh giá

tạm được, thời gian tới có nhu cầu xây dựng mới với diện tích 35m2; phòng phóng

viên 01 phòng cấp 3 với diện tích 15m2 tự đánh giá tạm được.

- Về trang thiết bị, máy móc:

Hầu hết các đài truyền thanh trên địa bàn được đầu tư trang thiết bị và máy

móc phục vụ cho công tác truyền thanh từ những ngày mới thành lập nên đến nay

các trang thiết bị, máy móc đã lạc hậu, một số thiết bị không còn phù hợp với sự

phát triển của công nghệ mới dẫn đến ảnh hưởng chất lượng truyên truyền của một

số đài truyền thanh trên địa bàn.

Cụ thể:

+ Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà

Phục vụ công tác sản xuất chương trình phát thanh, Đài có 01 máy tính hiệu

Acer đưa vào sử dụng năm 2009, 01 bàn mixer tiếng đưa vào sử dụng năm 2009,

02 máy ghi âm hiệu Tascam và Sony đưa vào sử dụng năm 2009, năm 2012; 01 đầu

thu hiệu Denon 1500AE đưa vào sử dụng năm 2009, 01 máy phát hiệu Emico đưa

vào sử dụng năm 2009.

+ Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị

Phục vụ công tác sản xuất chương trình phát thanh, Đài có 01 máy tính và bàn

dựng phi tuyến ghi chương trình đưa vào sử dụng năm 2004. Bên cạnh đó, còn có

01 máy phát sóng FM BDC-T2-150 đưa vào dụng năm 1996 và 01 máy tăng âm

truyền thanh TA-600W đưa vào sử dụng năm 1990.

+ Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng

48

Page 49: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Phục vụ công tác sản xuất chương trình phát thanh, Đài có 01 máy sản xuất

được đưa vào sử dụng năm 2010, 01 máy phát sóng chương trình phát thanh đưa

vào sử dụng năm 2011.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông

Phục vụ công tác sản xuất chương trình phát thanh, Đài có 01 máy sản xuất

chương trình phát thanh card âm thanh Creative 7.1 được đưa vào sử dụng năm

2010, 01 máy phát sóng chương trình phát thanh 150W đưa vào sử dụng năm 1999.

+ Đài Truyền thanh huyện Gio Linh

Có 01 bộ máy vi tính đưa vào sử dụng năm 2009, 01 máy tăng âm 300W đưa

vào sử dụng năm 1996 và 02 máy phát sóng FM 300W và 200W đưa vào sử dụng

năm 1996 và 2002.

+ Đài Truyền thanh huyện đảo Cồn Cỏ

Có 01 máy tính Lenovo đưa vào sử dụng năm 2006, 01 micxor 8 ngõ ra hiệu

Pevayr đưa vào sử dụng năm 2009 và 02 máy phát FM 50W và FM 300W đưa vào

sử dụng năm 2006 và năm 2011.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa

Có 01 máy sản xuất phát thanh đưa vào sử dụng năm 2011 và 06 máy phát

thanh gồm: 01 máy phát thanh 300W đưa vào sử dụng năm 2011, 01 máy phát

thanh 100W đưa vào sử dụng năm 1995, 01 máy phát thanh 100W đưa vào sử dụng

năm 1997, 01 máy phát thanh 100W đưa vào sử dụng năm 2000, 01 máy phát thanh

500W đưa vào sử dụng năm 1992, 01 máy phát thanh 200W đưa vào sử dụng năm

1981.

+ Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ

Phục vụ công tác sản xuất chương trình phát thanh, Đài có 01 máy sản xuất

chương trình đưa vào sử dụng năm 2010, 01 máy tính đưa vào sử dụng năm 2008

và 01 máy ghi âm đưa vào sử dụng năm 2003. Để phát sóng chương trình phát

thanh Đài có 02 máy phát sóng 200W đưa vào sử dụng năm 1994 và 2008.

+ Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh

49

Page 50: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Phục vụ công tác sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh, Đài có 01

máy vi tính hiệu Acer đưa vào sử dụng năm 2004, 01 bàn mixer đưa vào sử dụng

năm 2004, 01 máy phát FM 500A đưa vào sử dụng năm 2011, 01 máy phát sóng

300W đưa vào sử dụng năm 2000.

+ Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong

Phục vụ công tác sản xuất chương trình phát thanh, Đài có 01 máy vi tính hiệu

Cooler Master của hãng Samsung được đưa vào sử dụng năm 2009; để phát sóng

chương trình phát thanh Đài có 01 máy tăng âm 500W đưa vào sử dụng năm 1997,

01 máy phát sóng 200W đưa vào sử dụng năm 2000.

Qua khảo sát, số thiết bị đang sử dụng tại các Đài truyền thanh huyện được

đánh giá đang hoạt động tốt chiếm 27,87%, khá chiếm 13,11%; trung bình chiếm

52,46% và tỷ lệ hỏng 04 thiết bị chiếm 6,56%. Các trang thiết bị này chủ yếu được

sản xuất ở Việt Nam, Indonexia, Đài Loan, Philippin, Trung Quốc, Malaysia…

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 05)

b. Về đài xã

Toàn tỉnh hiện có 57 đài xã với 222 trạm truyền thanh thôn, bản, khu phố.

Trong đó, huyện Hải Lăng là địa phương có nhiều đài, trạm truyền thanh nhất.

Huyện Gio Linh và huyện đảo Cồn Cỏ không có đài/trạm truyền thanh xã.

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 02)

Hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong tỉnh hiện song song tồn tại 2 dạng:

truyền thanh hữu tuyến và truyền thanh vô tuyến (không dây).

+ Đối với hệ thống truyền thanh không dây, phần lớn được các Chương trình

mục tiêu quốc gia, dự án, nguồn kinh phí từ nơi khác trang cấp để truyền tải thông

tin đến người dân như: hệ thống truyền thanh không dây ở xã Gio An (huyện Gio

Linh) được sự quan tâm của Dự án Chia Sẻ cấp kinh phí năm 2006 trang bị 01 máy

30W, tần số 101 và 07 cụm loa FM cho các thôn; xã Vĩnh Trường (huyện Gio

Linh) được sự đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2007 đã lắp đặt 01

máy 50W, tần số 101 gồm có 05 cụm loa FM. Từ năm 2006 đến năm 2009, bằng

50

Page 51: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

nguồn kinh phí Chương trình trợ giá, trợ cước, Ban Dân tộc tỉnh đã đầu tư lắp đặt

17 trạm truyền thanh không dây có công suất từ 50W-100W cho các xã vùng đồng

bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên đến nay, do nhiều lý do khách quan và chủ quan,

các trạm truyền thanh không dây nói trên đều không còn hoạt động.

+ Đối với hệ thống truyền thanh hữu tuyến, trong mùa mưa bão, các đài truyền

thanh hữu tuyến thường đổ trụ, đường dây và hệ thống loa hỏng không đủ điều kiện

thay thế. Máy phát FM lâu năm không đủ chất lượng nên công suất giảm, diện phủ

sóng bị thu hẹp; thậm chí nhiều đài truyền thanh trên địa bàn đã ngừng hoạt động

trong một thời gian dài.

Các cụm thu thanh tự động ở các thôn, làng thường xuyên bị lệch hoặc nhiễu

sóng. Ngay như 09 phường thuộc thành phố Đông Hà dù được trang bị khá đầy đủ

trang thiết bị song cũng không tránh khỏi tình trạng này. Do không đủ điều kiện để

thay thế, củng cố, nâng cấp nên trang thiết bị, máy móc ở các đài truyền thanh cơ

sở đã bị xuống cấp, hư hỏng.

- Về cơ sở vật chất (nhà/trạm)

Đa số đang làm chung phòng làm việc và đã xuống cấp; cần được sửa chữa và

xây dựng mới.

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 06)

- Về trang thiết bị:

+ Số lượng trang thiết bị còn sử dụng chỉ ở mức khá và trung bình. Đa số là

trang thiết bị do Việt Nam, Indonexia, Đài Loan, Philippin, Trung Quốc, Malaysia

sản xuất. Còn lại phần lớn lạc hậu, cũ kỹ, thường xuyên bị hỏng hoặc bị hỏng

không sử dụng được.

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 07)

+ Tổng số loa phục vụ công tác truyền thanh cơ sở toàn tỉnh (từ năm 2005 đến

tháng 7/2012):

Năm 2005 toàn tỉnh có 581 loa phát thanh.

Năm 2006 toàn tỉnh có 556 loa phát thanh.

51

Page 52: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Năm 2007 toàn tỉnh có 610 loa phát thanh.

Năm 2008 toàn tỉnh có 697 loa phát thanh.

Năm 2009 toàn tỉnh có 738 loa phát thanh.

Năm 2010 toàn tỉnh có 809 loa phát thanh.

Năm 2011 toàn tỉnh có 848 loa phát thanh.

Năm 2012 toàn tỉnh có 1.063 loa phát thanh.

Nhìn chung, số loa phát thanh ngày càng tăng cho thấy nhu cầu phủ sóng phát

thanh đến các khu dân cư của các địa phương ngày càng cao. Trong đó, huyện

Triệu Phong và huyện Hải Lăng là 02 đơn vị có nhiều loa phát thanh nhất. Huyện

Hải Lăng tăng số loa từ 448 (năm 2005) lên 525 loa vào năm 2012. Huyện Triệu

Phong mức độ tăng loa phóng thanh lên rất nhanh từ 32 loa (năm 2005) lên 300 loa

vào năm 2012. Huyện Cồn Cỏ và Gio Linh không có loa phát thanh nào trong 07

năm khảo sát đó.

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 08)

- Về tỷ lệ phủ sóng truyền thanh đến người dân

Theo số liệu do các Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị, thành phố

cung cấp, thành phố Đông Hà là đơn vị duy nhất có tỷ lệ phủ sóng truyền thanh đạt

100%. Thấp nhất là huyện Đakrông, tỷ lệ này chỉ đạt 35%.

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 09)

2.2.4. Về nguồn nhân lực

a. Về đài huyện:

Theo số liệu khảo sát đến tháng 7/2012, toàn tỉnh là 93 người, trong đó nam 66

người, chiếm 70,97%, nữ có 27 người, chiếm 29,03%.

Về trình độ chuyên môn: Trình độ đại học 48 người chiếm 51,61%, cao đẳng

09 người chiếm 9,68%, trung cấp 36 người chiếm 38,71%. Trong số 48 người có

trình độ đại học, chuyên ngành báo chí 11 người, chiếm 22,92% (và chỉ chiếm

11,83% tổng số cán bộ); trình độ cao đẳng 01 người, chiếm 11,11% (chiếm 1,08%

52

Page 53: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

tổng số cán bộ) và 02 cán bộ có trình độ trung cấp báo chí chiếm 5,56% (chiếm

0,06% tổng số cán bộ).

Có 67 người thuộc biên chế Nhà nước, chiếm 72,04%, hợp đồng 26 người

chiếm 27,96%.

- Cụ thể:

+ Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà:

Có 10 cán bộ, trong đó: 01 Phó Trưởng đài, 02 Kỹ thuật viên, 01 Kế toán và

06 phóng viên; 100% có học vấn 12/12. Về trình độ chuyên môn có 04 cán bộ là cử

nhân báo chí, 02 cử nhân ngữ văn, 01 cử nhân lịch sử và 03 cao đẳng (trong đó có

01 cao đẳng kế toán). Về chính trị có 02 trung cấp chính trị. Đài có 05 đảng viên.

+ Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị:

Có 05 cán bộ, trong đó có 01 Trưởng đài, 03 cán bộ nam, 02 cán bộ nữ, đều là

người dân tộc Kinh. 100% có trình độ học vấn 12/12; trong đó có 04 người có trình

độ đại học, 01 trung cấp. Về trình độ chính trị có 01 trung cấp chính trị. Đài có 05

đảng viên.

+ Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng:

Có 06 cán bộ, trong đó có 01 trưởng đài, 02 phóng viên, 02 kỹ thuật, 01 phát

thanh viên; 05 nam, 01 nữ; đều là người dân tộc Kinh và 100% có trình độ 12/12.

Trong đó có 03 cử nhân, 03 trung cấp. Về trình độ chính trị có 01 cử nhân chính trị,

01 trung cấp chính trị. Đài có 05 đảng viên, 01 đoàn viên.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông:

Có 21 cán bộ, trong đó 01 trưởng đài, 01 phó đài, 12 kỹ thuật viên, 02 biên tập

viên, 04 phóng viên và 01 phát thanh viên. 02 người dân tộc Vân Kiều, 19 người

dân tộc Kinh. Có 11 trình độ đại học, 08 người có trình độ trung cấp, 02 trình độ

cao đẳng. Về trình độ chính trị có 01 cử nhân chính trị, 03 trung cấp chính trị. Đài

có 08 đảng viên, 13 đoàn viên.

+ Đài Truyền thanh huyện Gio Linh:

53

Page 54: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Có 06 cán bộ, trong đó 01 trưởng đài, 01 phó trưởng đài, 02 phóng viên, 01 kỹ

thuật viên, 01 biên tập viên. 100% có học vấn 12/12, trong đó 05 người có trình độ

đại học, 01 sơ cấp. Về trình độ chính trị, có 04 trung cấp chính trị. Đài có 04 đảng

viên, 01 đoàn viên.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ:

Có 02 cán bộ, trong đó có 01 chuyên viên, 01 cán bộ đài. 100% có trình độ đại

học. Về trình độ chính trị: 02 sơ cấp chính trị. Đài có 01 đảng viên, 01 đoàn viên.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa:

Đây là đơn vị có số lượng đông đảo nhất với 24 người, trong đó 01 trưởng đài,

01 phó đài, 01 kỹ thuật, 21 phóng viên. 100% đều có trình độ 12/12; trong đó có 01

thạc sỹ, 12 trung cấp, 05 đại học, 02 cao đẳng, 04 kỹ thuật. Đài hiện có 13 đảng

viên, 11 đoàn viên.

+ Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ:

Có 04 cán bộ, trong đó có 01 trưởng đài, 01 kế toán và 02 phóng viên; 01 nam,

03 nữ; đều người dân tộc Kinh; đều có trình độ 12/12; 03 đại học, 01 trung cấp; 01

trung cấp chính trị; 01 đảng viên, 04 đoàn viên; 03 biên chế, 01 hợp đồng

+ Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh:

- Toàn đài có 09 cán bộ, trong đó có 01 trưởng đài, 01 phó đài, 02 phóng viên,

01 phát thanh viên, 04 kỹ thuật viên; 07 nam, 02 nữ; đều là người dân tộc Kinh; 05

có trình độ học vấn 10/10, 04 có trình độ học vấn 12/12; 03 đại học, 01 cao đẳng,

05 trung cấp; 04 trung cấp chính trị; 06 đảng viên, 02 đoàn viên; 08 biên chế, 01

hợp đồng

+ Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong

Có 06 cán bộ, trong đó có 01 trưởng đài, 02 kỹ thuật, 03 phóng viên. 100% có

trình độ 12/12, trong đó có 04 đại học, 01 cao đẳng, 01 trung cấp. Về trình độ chính

trị, có 01 trình độ chính trị trung cấp, 04 sơ cấp. Đài có 02 đảng viên, 02 đoàn viên.

(Xem Phụ lục Biểu mẫu số 10)

54

Page 55: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Nhìn chung, về trình độ học vấn của đài cấp huyện tương đối đáp ứng được

yêu cầu của đài, trong đó có 01 có trình độ cao học. Tuy nhiên, số lượng người

được đào tạo về báo chí còn thấp. Nhân sự mỗi đài tùy theo yêu cầu của từng đơn

vị, tính ổn định cao.

b. Về đài xã

Toàn tỉnh có 157 người đang làm việc tại các đài/trạm truyền thanh xã, trong

đó có biên chế chỉ có 20 người, hợp đồng 10, còn lại là kiêm nhiệm. Về trình độ

học vấn, chỉ có 7/157 người có trình độ đại học; cao đẳng và trung cấp là 19/157

người, còn lại là trình độ khác. Về trình độ chính trị, chỉ có 17/157 người có trình

độ trung cấp chính trị.

Cụ thể:

Tại huyện Hải Lăng có 62 người làm việc đài/trạm truyền thanh xã và thôn; có

12 đã được biên chế, 05 hợp đồng còn lại đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 16 xã

được khảo sát có 10 xã chưa tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về

trình độ chuyên môn của đài xã, thôn có 03 đại học, 04 cao đẳng, 09 trung cấp còn

lại là trình độ khác. Về trình độ chính trị có 08 trung cấp.

Tại huyện Đakrông có 09 người làm việc đài/trạm truyền thanh xã và thôn, có

04 đã được biên chế, 02 hợp đồng, số còn lại đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 14

xã được khảo sát có 01 xã đã tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về

trình độ chuyên môn của đài xã, thôn có 01 đại học, 01 cao đẳng, 04 trung cấp, còn

lại là trình độ khác. Về trình độ chính trị có 02 trung cấp.

Tại thành phố Đông Hà có 01 cán bộ ở đài phường 2 đang kiêm nhiệm, chưa

được tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ chuyên môn là

đại học. Về trình độ chính trị có 01 trung cấp.

Tại huyện Triệu Phong có 27 người làm việc tại đài/trạm truyền thanh xã và

thôn, có 01 hợp đồng, số còn lại đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 06 xã được khảo

sát có 01 xã đã tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ

55

Page 56: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

chuyên môn, có 02 đại học, 01 trung cấp, còn lại là trình độ khác. Về trình độ chính

trị có 03 trung cấp.

Tại huyện Hướng Hóa có 25 người làm việc tại đài/trạm truyền thanh xã và

thôn, trong đó có 03 biên chế, số còn lại đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 15 xã

được khảo sát có 04 xã đã tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về

trình độ chuyên môn của đài xã, thôn có 02 trung cấp, còn lại là trình độ khác. Về

trình độ chính trị có 02 trung cấp.

Huyện Cam Lộ có 15 người làm việc tại đài/trạm truyền thanh xã và thôn;

trong đó có 02 hợp đồng, 13 kiêm nhiệm. Trình độ chính trị 01 sơ cấp.

Huyện Gio Linh chỉ có 01 đài truyền thanh xã, đài này không hoạt động.

Huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị không có đài truyền thanh xã.

Với 58 đài truyền thanh cấp xã, hầu hết cán bộ thực hiện nhiệm vụ truyền

thanh đều kiêm nhiệm. Ở các huyện miền núi như Hướng Hóa, Đakrông, cán bộ

văn hóa và thông tin kiêm luôn chức danh phụ trách truyền thanh xã. Một số xã

như: Hải Tân, Hải An, Hải Thiện (huyện Hải Lăng)... trưởng đài truyền thanh kiêm

cả công việc của người vận hành, khai thác và quản lý kỹ thuật, người biên tập và

thể hiện bản tin hàng ngày. Ngoài huyện Hải Lăng, hầu hết các huyện, thị xã còn

lại không có chức danh Trưởng Đài Truyền thanh xã mà các đài truyền thanh chỉ có

01 nhân viên được bố trí làm công tác này.

Huyện Hải Lăng trong tổng số nguồn nhân lực có 12 đã được biên chế, 05 hợp

đồng, còn lại đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 16 xã được khảo sát, có 10 xã chưa

tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ chuyên môn của đài

xã, thôn có 03 đại học, 04 cao đẳng, 09 trung cấp, còn lại là trình độ khác; về trình

độ chính trị có 08 trung cấp.

Huyện Đakrông trong tổng số nguồn nhân lực có 04 người đã được biên chế,

02 hợp đồng, số còn lại đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 14 xã được khảo sát, có

01 xã đã tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ chuyên

56

Page 57: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

môn của đài xã, thôn có 01 đại học, 01 cao đẳng, 04 trung cấp, còn lại là trình độ

khác; về trình độ chính trị có 02 trung cấp.

Thành phố Đông Hà tổng số 02 đài được khảo sát, có 01 đài phường Đông

Giang không sử dụng hệ thống truyền thanh, còn cán bộ ở đài phường 2 đang kiêm

nhiệm và chưa được tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; có trình độ

đại học; về trình độ chính trị có 01 trung cấp.

Huyện Triệu Phong trong tổng số nguồn nhân lực có 01 hợp đồng, số còn lại

đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 06 xã được khảo sát, có 01 xã đã tham gia lớp bồi

dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ chuyên môn của đài xã, thôn có 02

đại học, 01 trung cấp, còn lại là trình độ khác; về trình độ chính trị có 03 trung cấp.

Huyện Hướng Hóa trong tổng số nguồn nhân lực có 03 biên chế số còn lại

đang kiêm nhiệm. Trong tổng số 15 xã được khảo sát xã có 04 xã đã tham gia lớp

bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ chuyên môn của đài xã, thôn có

02 trung cấp, còn lại là trình độ khác; về trình độ chính trị có 02 trung cấp.

Huyện Cam Lộ có 01 hợp đồng, 13 kiêm nhiệm; trình độ chính trị 01 sơ cấp;

đã tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 11)

Qua đó nhận thấy, nguồn nhân lực của đài truyền thanh cấp xã luôn không ổn

định, một số cán bộ của đài trưởng thành trong công tác truyền thanh, khá về

chuyên môn thì lại điều chuyển hay tìm một công việc khác phù hợp hơn với bản

thân. Trong khi đó, một số cán bộ không có chuyên môn về truyền thanh lại được

bố trí làm công tác truyền thanh; chưa được đào tạo về nghiệp vụ viết và biên tập

tin, bài cũng như không có chuyên môn kỹ thuật (thao tác vận hành máy, sửa chữa

đường dây… ), từ đó dẫn đến chất lượng nội dung chương trình không cao và còn

nhiều hạn chế trong công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương về công tác

truyền thanh cơ sở.

Qua khảo sát, tổng nhân lực qua các năm:

Năm 2005 có 61 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

57

Page 58: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Năm 2006 có 61 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

Năm 2007 có 78 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

Năm 2008 có 76 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

Năm 2009 có 83 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

Năm 2010 có 106 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

Năm 2011 có 108 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

Năm 2012 có 108 người công tác tại các đài, trạm truyền thanh thôn, xã.

(xem Phụ lục Biểu mẫu số 12)

Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên môn cấp trên đã tổ chức các lớp tập

huấn (bồi dưỡng ngắn ngày) để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ đài truyền

thanh cơ sở làm nòng cốt cho công tác phát thanh, truyền thanh. Tuy nhiên, phần

lớn đội ngũ cán bộ đài cơ sở chưa được đào tạo chuyên môn có tính chất hệ thống,

lâu dài, các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ mở chưa nhiều và thường xuyên, nên

hoạt động của đài còn hạn chế.

2.2.5. Về chế độ, chính sách

a. Đối với đài huyện

Để các đài truyền thanh cơ sở phát triển và hoạt động đúng định hướng, bên

cạnh việc quản lý bằng pháp luật, chính quyền các địa phương đã có chính sách hỗ

trợ đối với những người làm công tác truyền thanh nhằm động viên cán bộ truyền

thanh yên tâm công tác, gắn bó với nghề. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chưa tương

xứng, chưa đủ sức khuyến khích, động viên cán bộ, phóng viên các đài tham gia

viết tin, bài. Mặc dù ngày 11/6/2002, Chính phủ đã có Nghị định số 61/2002/NĐ-

CP quy định về chế độ nhuận bút nhưng thực tế ở một số địa phương chưa thực hiện

được do điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế. Chính vì thế đã có nhiều cán

bộ truyền thanh không trụ lại lâu với công việc mình yêu thích chỉ vì các chính sách

hỗ trợ đối với cán bộ đài truyền thanh chưa được quan tâm đúng mức. Mức hỗ trợ

mỗi địa phương một khác. Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong chi trả 10.000

đồng/tin và 15.000-20.000 đồng/bài, Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị chi trả

58

Page 59: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

15.000 -20.000 đồng/tin và 40.000 -60.000 đồng /bài, Đài Truyền thanh huyện Vĩnh

Linh chi trả 5.000 đồng /tin và 10.000 đồng/bài. Đài Truyền thanh huyện Gio Linh

mức nhuận bút có cao hơn so với các đài trong tỉnh với 30.000 đồng/tin và 50.000

đồng/bài… Đối với huyện Cam Lộ, UBND huyện Cam Lộ phê duyệt mức chi trả

nhuận bút đối với phát thanh là 30.000 đồng/tin và 50.000 đồng/bài. Bên cạnh đó,

UBND huyện Cam Lộ đã phê duyệt chi trả nhuận bút Chương trình tọa đàm phát

thanh tương đương một chương trình thời sự 15 phút là 260.000 đồng.

Riêng 02 Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông

đến nay chưa thực hiện việc chi trả nhuận bút cho phóng viên và cộng tác viên.

b. Đối với đài xã

Nếu việc thực hiện nhiệm vụ ở đài cấp huyện còn được trả công bằng nguồn

nhuận bút ít ỏi thì ở đài cấp xã gần như không có. Hiện nay, đội ngũ quản lý đài,

trạm phát thanh chưa có chỉ tiêu biên chế hoặc hợp đồng. Mỗi địa phương tự vận

dụng để chi trả như: ở huyện Cam Lộ, UBND xã Cam Nghĩa và UBND xã Cam

Thủy đã thực hiện chi trả chế độ cho Trưởng trạm phát sóng FM xã với mức lương

là 1,0 mức lương tối thiểu (bằng 1.050.000 đồng/tháng).

Một số xã như Hải Thượng, Hải Quy, Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng) đã có mức

phụ cấp trung bình từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng/tháng cho những người làm

công tác truyền thanh xã. Nhưng ngoài số tiền phụ cấp ít ỏi đó, những người hoạt

động truyền thanh cơ sở không được nhận bất kỳ thứ gì khác, ngay cả bảo hiểm y tế

và bảo hiểm xã hội, nhuận bút…

2.3. Một số hạn chế, tồn tại

2.3.1. Về chất lượng nội dung và kỹ thuật

Trong những năm gần đây, hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên

địa bàn tỉnh đã có nhiều bước đổi mới từ nội dung chương trình truyền thanh cho

đến sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị. Tuy nhiên, hầu hết hệ thống đài

truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở các xã, việc hoạt động của hệ thống

truyền thanh còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách, điều kiện phát triển kinh tế, xã

59

Page 60: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

hội của địa phương cũng như năng lực của cán bộ làm truyền thanh. Việc phân bổ

kinh phí còn nhiều hạn chế, không đảm bảo cho đài hoạt động thường xuyên để

làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà

nước đến với nhân dân, đồng thời dẫn đến khó khăn, bất cập trong việc đầu tư trang

thiết bị, đổi mới công nghệ.

Ở một số trạm truyền thanh cơ sở ngoài tiếp sóng các chương trình phát thanh

của đài Trung ương và đài tỉnh đã xây dựng các tin, bài và các chuyên mục, tiết

mục nhưng các tin, bài chưa đạt chất lượng cao.

Bên cạnh những khó khăn đó, những khó khăn về kỹ thuật hiện đang là một

trở ngại lớn trong hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở, nhất là đối với

các đài xã, phường, thị trấn.

Trang thiết bị của các đài, trạm đã sử dụng lâu năm, hầu hết lạc hậu, công suất

nhỏ và hư hỏng kéo dài, nhất là các đài truyền thanh hữu tuyến sau mùa mưa lụt

bão, chậm khắc phục dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống truyền dẫn âm

thanh chủ yếu vẫn là qua dây dẫn và loa phát thanh, rất ít các đài xã có phòng bá

âm riêng, hầu hết các chương trình truyền thanh đều thu qua máy cassette hoặc đọc

trực tiếp do không có hệ thống thu thanh tiêu chuẩn, đồng bộ.

Một số đài truyền thanh xã đang hoạt động cũng rơi vào tình trạng trang thiết

bị đã lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng, máy phát trung tâm thường xuyên bị hư,

máy thu âm thanh phát không rõ, có lúc phải ngừng hoạt động.

Đối với một số địa phương như thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, hệ thống

truyền thanh không dây đặt tại các khóm, bản đã xuống cấp. Các cụm loa truyền

thanh không dây không có trụ để phục vụ bắt loa, chỉ bắt tạm vào các cột cây và

mái nhà các nhà văn hóa khóm, bản. Đài truyền thanh chỉ có 50A không đáp ứng

nhu cầu tuyên truyền của thị trấn.

Ngoài ra, các Đài Truyền thanh cấp huyện còn sử dụng các phương tiện

chuyên dùng khác như: máy vi tính, máy ghi âm, micro… nhưng còn rất hạn chế;

hệ thống máy móc, thiết bị phần lớn được trang bị lâu năm, công suất thấp, đa số đã

60

Page 61: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

xuống cấp nghiêm trọng nên chất lượng hoạt động không cao. Cơ sở làm việc của

hầu hết các đài truyền thanh cấp huyện còn chật hẹp, ẩm thấp, chưa có phòng bá

âm riêng cho hoạt động thu thanh theo quy định.

Nguyên nhân trong những năm qua, việc đầu tư tập trung phần lớn cho truyền

thanh, phát thanh ở huyện, cấp xã chưa được đầu tư nhiều. Chất lượng thiết bị qua

nhiều năm sử dụng xuống cấp, không có kinh phí để đầu tư thay thế. Có nhiều máy

sử dụng từ năm 1990 đến nay vẫn phải hoạt động do đó chất lượng không đảm bảo.

Thiết bị điện tử đầu tư đã lâu nên một số đã lạc hậu về công nghệ, chất lượng kém,

tần suất sử dụng lớn và hoạt động trong môi trường khí hậu khắc nghiệt (nắng

nóng, mưa lớn, sấm sét, độ ẩm cao, sương muối nhiều, thường xuyên có bão, lụt);

đặc biệt ảnh hưởng từ hệ thống anten cao nên về mùa mưa hay bị sấm sét, mưa gió

gây cháy nổ, hư hỏng.

2.3.2. Về nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở còn thiếu và yếu. Phần lớn

trưởng đài hoặc nhân viên phụ trách do ngành khác kiêm nhiệm, phụ cấp còn thấp

và thường xuyên bị thay đổi, nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Năng lực nghiệp vụ chuyên môn và kỹ thuật của cán bộ đài cơ sở còn nhiều

hạn chế, chưa được đào tạo chính quy, chưa được bồi dưỡng kiến thức định kỳ

hàng năm nên chất lượng không cao. Ông Nguyễn Vũ Quyền, Phó Trưởng Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá: “Nguồn nhân lực đài huyện tương đối đảm bảo

nhưng ở đài xã chưa đảm bảo ở một số địa phương, thường xuyên có biến động,

cần phải được đào tạo và đào tạo lại”.

Nguyên nhân của sự hụt hẫng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa

cao do công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ cho các

đài truyền thanh cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Cấp ủy và chính quyền địa

phương chưa thật sự quan tâm sâu sắc đến việc điều động, luân chuyển, bổ sung

nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp.

2.3.3. Về cơ chế chính sách

61

Page 62: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Đài huyện mặc dù có đội ngũ thực hiện việc sản xuất tin, bài và tác nghiệp như

những phóng viên, nhà báo thực thụ để phát trên đài huyện và cộng tác với đài tỉnh

nhưng vẫn chưa được xem là cơ quan báo chí. Vì thế, các chế độ đãi ngộ đi kèm

cũng hạn chế. Chế độ phụ cấp đối với cán bộ và nhân viên đài truyền thanh cơ sở

còn thấp, không mang tính đặc thù. Các chế độ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm lao động… không có và kéo dài từ trước đến nay chưa được giải quyết,

gây tâm lý thiếu yên tâm công tác trong một số cán bộ và ở một số địa phương, cán

bộ đài xin nghỉ việc.

Hàng năm, các đài truyền thanh chỉ được cấp kinh phí cho sự nghiệp truyền

thanh không cao (một số huyện đồng bằng như Triệu Phong chỉ được cấp kinh phí

100 triệu đồng/năm (chưa trừ tiết kiệm 10%) là qúa thấp, nhưng trong thực tế, đài

huyện phải làm cả truyền hình như chi tiền băng, tiền điện, tiền mạng cáp quang

truyền tin bài, tiền sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị, công tác phí cho phóng viên...

mỗi năm các khoản này phải chi lên đến hàng chục triệu đồng, nên rất khó khăn,

chật vật về kinh phí.

Chế độ nhuận bút tin/bài phát trên đài truyền thanh cơ sở không có, hoặc có ở

mức thấp, ở mức độ nào đó tạo ra sức ỳ, không khuyến khích được sự đầu tư chất

xám cho nội dung.

Mặc dù các phát thanh viên, kỹ thuật viên các đài huyện, đài xã hoạt động

trong môi trường độc hại nhưng phần lớn chưa được hưởng chế độ độc hại theo

Thông tư số 08/2010/TT-BTTTT ngày 23/3/2010 của Bộ Thông tin và Truyền

thông về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi

dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức trên lĩnh vực phát thanh, truyền

hình.

Nhìn chung, hệ thống đài truyền thanh cơ sở nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm

trọng, thiếu quy hoạch, kế hoạch dài hạn, chiến lược để phát triển bền vững, chưa

thực sự đáp ứng yêu cầu đưa thông tin đến nhân dân một cách đầy đủ, kịp thời và

62

Page 63: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

sâu rộng; đặc biệt đội ngũ cán bộ không ổn định, kinh phí hạn chế và công tác quản

lý còn nhiều bất cập nên sự phát triển của hệ thống chưa đồng bộ.

2.4. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động của hệ thống đài truyền thanh

cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

2.4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí thuận lợi nằm trên tuyến

Hành lang Kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển Đông của các nước trong khu

vực và giữ vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh có tiềm năng lớn về phát

triển nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - du lịch và công nghiệp chế biến, khai

khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng... Thời gian qua, kinh tế của tỉnh đã có nhiều

khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp ngày

một tăng; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đáng kể; đời sống nhân dân

từng bước được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn, tình hình kinh tế - xã hội của cả

nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đang có những thay đổi, nhiều yếu tố

mới xuất hiện, các cơ hội và thách thức mới đang tác động mạnh tới quá trình phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến

năm 2020 đề ra mục tiêu: “Phát huy nội lực và sử dụng tốt mọi nguồn lực, khai

thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội

nhanh, hiệu quả và bảo vệ môi trường; tập trung đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh

tế, sớm đưa Quảng Trị thoát khỏi tỉnh nghèo. Xây dựng Quảng Trị sớm trở thành

một trong những trung tâm giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong

nước và với các nước trong tiểu vùng sông Mêkông mở rộng; là một trong những

cửa ngõ hướng ra Biển Đông của các nước và vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang

kinh tế Đông - Tây”.

63

Page 64: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Phát triển công nghiệp - xây dựng nhằm tạo động lực trong chuyển dịch cơ cấu

kinh tế; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa bảo đảm sức cạnh tranh trên thị

trường; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, công nghiệp tạo ra

các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; khuyến khích phát

triển ngành công nghiệp, các nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống ở

nông thôn có lợi thế, giải quyết nhiều lao động.

Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh bám sát định hướng phát triển

Hành lang Kinh tế Đông - Tây, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế -

xã hội và phục vụ tốt hơn đời sống dân cư. Đa dạng hoá các thành phần kinh tế

nhằm tập trung, thu hút vốn đầu tư phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ; hình

thành các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có quy mô hoạt động lớn và khả năng

cạnh tranh cao với nước ngoài trước sức ép mở cửa thị trường theo cam kết WTO.

Đẩy nhanh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế của tỉnh.

Thực hiện liên kết vùng, tăng cường hợp tác với các tỉnh miền Trung, các nước trên

Hành lang Kinh tế Đông - Tây để khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của mỗi

địa phương; hợp tác với Lào, Thái Lan xây dựng các chương trình du lịch kết nối

các di sản văn hoá của 3 nước dọc Hành lang Kinh tế Đông - Tây. Phát triển du lịch

trong mối quan hệ hài hòa, hiệu quả với các ngành khác, tạo điều kiện xuất khẩu tại

chỗ các sản phẩm hàng hóa.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, phù hợp với bộ tiêu chí

quốc gia về nông thôn mới, bảo đảm cho người dân nông thôn tiếp cận tốt các dịch

vụ xã hội và phúc lợi công cộng. Đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế nông

thôn, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác.

Theo đó, báo chí, phát thanh - truyền hình cũng phải được phát triển tương

xứng để đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới.

2.4.2. Yêu cầu phát triển hệ thống phát thanh Việt Nam đến năm 2020

Theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến

64

Page 65: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

năm 2020, đến năm 2015 hệ thống phát thanh Việt Nam sẽ phủ sóng phát thanh

AM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, nghe được các

chương trình truyền hình quảng bá; đến năm 2020 đa số các hộ gia đình ở vùng

sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có nhu cầu, được cung cấp thiết bị thu các kênh

chương trình phát thanh với giá cả phù hợp. Để thực hiện được mục tiêu đó, các đài

phát thanh, truyền hình, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động truyền dẫn,

phát sóng cùng phối hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng bao gồm: nhà, trạm, nguồn

điện, cống bể cáp, đặc biệt là các cột anten, nhằm bảo đảm triển khai phủ sóng phát

thanh, truyền hình một cách hiệu quả và thuận lợi cho người dân thu xem được các

kênh chương trình; khuyến khích các đài phát thanh, truyền hình địa phương sử

dụng mạng truyền dẫn, phát sóng số của các đơn vị, doanh nghiệp đã triển khai trên

địa bàn để truyền tải nội dung, chương trình của địa phương đến người sử dụng.

Giai đoạn 2015-2020, các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập hạ tầng

mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số phối hợp đầu tư, xây dựng

hệ thống truyền dẫn, phát sóng số mặt đất tại các khu vực nông thôn, vùng sâu,

vùng xa, miền núi, hải đảo; từng bước ngừng phát sóng phát thanh, truyền hình

tương tự mặt đất tại những khu vực đã đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi sang

công nghệ số. Ở các khu vực còn lại vẫn tiếp tục phát sóng phát thanh, truyền hình

tương tự song song với phát thanh, truyền hình số; các đài phát thanh, truyền hình

địa phương phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập mạng và

cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số trên địa bàn từng

bước chuyển toàn bộ các kênh chương trình phát thanh, truyền hình sang truyền tải

trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số. Khuyến khích việc chuyển đổi hoàn toàn

truyền dẫn, phát sóng phát thanh từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trước

năm 2020. Quy hoạch băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh, truyền hình mặt

đất: Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz): phát thanh AM, phát thanh số; Băng I VHF (54

- 68 MHz): phát thanh FM công suất nhỏ, phát thanh số; Băng II VHF (87 - 108

65

Page 66: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

MHz): phát thanh FM, phát thanh số; Băng III VHF (174 - 230 MHz): truyền hình

tương tự, truyền hình số và phát thanh số.

2.4.3. Yêu cầu phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị đến năm 2020

Tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến

năm 2020 yêu cầu địa phương phải: “Hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ phát

thanh truyền hình. Từng bước nghiên cứu xây dựng hệ thống phát thanh truyền

hình cáp đa kênh, truyền hình tương tác, truyền hình theo yêu cầu”.

Theo Quyết định số 1172/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của UBND tỉnh về việc

phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 đề ra định

hướng chiến lược: “Đối với phát thanh, tiếp tục thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng

truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất

lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số. Từng bước hình thành và

phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng trên cơ sở tham gia của các doanh

nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối nhằm

thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật phát thanh, phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội và đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước. Số

hoá hạ tầng truyền dẫn, phát sóng, đảm bảo có thể truyền tải được các dịch vụ phát

thanh trên toàn tỉnh và các khu vực lân cận, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ và

dịch vụ. Giai đoạn 2015-2020 tăng thêm 1 kênh phát thanh số có nội dung thời sự,

thể thao, ca nhạc, tăng thời lượng phát sóng chương trình của Đài PT-TH tỉnh và tăng

thời lượng chương trình tự sản xuất. Nội dung chương trình phát thanh phong phú

với các chương trình về nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại, dịch vụ,

du lịch, giáo dục, y tế nhằm nâng cao dân trí, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội

của nhân dân trong tỉnh”.

66

Page 67: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới, đến năm 2020 phải đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn có đài truyền

thanh cơ sở hoạt động. Trong đó 70-80% đài truyền thanh cơ sở hoạt động tốt; diện

tích phủ sóng đạt 70-80% số hộ dân. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở phải xây

dựng bộ máy quản lý từ huyện tới cơ sở đủ mạnh để thực hiện quản lý, tác nghiệp

truyền thanh. Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thanh phù hợp với từng loại

hình cơ sở ở khu vực nội thị, khu vực nông thôn, khu vực miền núi. 100% số đài

truyền thanh cơ sở được nâng cấp về phòng máy, thiết bị phụ trợ phục vụ cho công

tác thông tin, tuyên truyền của đài truyền thanh cơ sở. Mỗi đài xã có từ 2-3 cán bộ

kiêm nhiệm, trong đó trưởng đài có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên

ngành đào tạo; hàng năm cán bộ đài truyền thanh xã được tập huấn, bồi dưỡng về

chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với các đài truyền thanh cơ sở ở khu vực miền núi như huyện Hướng Hóa,

huyện Đakrông đang sử dụng truyền thanh hữu tuyến sẽ từng bước nâng cấp hệ

thống truyền thanh hữu tuyến để đảm bảo cho 100% khu vực dân cư được sử dụng

thông tin từ hệ thống này.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã khái quát về thực trạng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh

cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Bức tranh hiện lên với nhiều gam màu sáng, tối

khác nhau. Mặc dù hoạt động của hệ thống này có lúc, có nơi chưa thật sự hiệu quả,

tuy nhiên nguyên nhân do thiếu sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ từ phía chính quyền các

cấp và các đơn vị liên quan. Thực tế cho thấy, những địa phương nào quan tâm đến

hệ thống này thì nơi đó đài truyền thanh dù trang thiết bị còn lạc hậu vẫn phát huy

được các thế mạnh của nó.

So với đài Trung ương và đài cấp tỉnh, hệ thống đài cơ sở có những ưu thế nổi

bật. Đó là khả năng thông tin nhanh, phục vụ kịp thời tất cả các tầng lớp nhân dân

cư trú trong địa bàn. Thông tin của đài cơ sở thường sát thực, trực tiếp, liên quan

đến cuộc sống cụ thể của cư dân trong địa bàn. Tại nhiều địa phương ở nước ta hiện

67

Page 68: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

nay, hệ thống đài truyền thanh cơ sở là công cụ của Đảng bộ và chính quyền địa

phương trong công tác phổ biến tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, góp

phần không nhỏ trong việc phổ biến, thực hiện các nhiệm vụ của địa phương về tất

cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự, sản xuất và đời sống của nhân

dân trong địa bàn.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm truyền thanh cấp xã, phát huy tốt vai

trò trong việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của

Đảng, Nhà nước, phục vụ công tác điều hành của chính quyền địa phương, các cấp,

các ngành cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý và hoạt động trạm

truyền thanh xã như: nâng mức phụ cấp để cán bộ phụ trách truyền thanh yên tâm

công tác; xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị các trạm truyền thanh không dây thay

thế cho trạm truyền thanh cho các xã đã bị hỏng, quan tâm đầu tư sớm cho các đài

xã bị hỏng đã lâu; đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp các trạm để nâng cao hiệu

quả hoạt động của trạm; đảm bảo kinh phí hoạt động của trạm truyền thanh xã; xem

xét trách nhiệm về chất lượng thiết bị trạm và công tác bảo hành đối với các đơn vị

chủ đầu tư và đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị của trạm truyền thanh xã./.

68

Page 69: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh

cơ sở trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

3.1. Nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm

quan trọng của đài truyền thanh

3.1.1. Nâng cao nhận thức cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp

Việc xuất hiện những phương tiện truyền thông mới không làm mất đi vai trò,

vị trí của phát thanh truyền thống. Ngày nay, hầu hết các chương trình phát thanh

được sản xuất trên công nghệ kỹ thuật số và đang chuyển dần sang hướng tăng tính

tương tác với thính giả. Trong xu thế phát triển của phát thanh - truyền hình kỹ

thuật số và truyền thông đa phương tiện, phát thanh truyền thống vẫn có vị trí quan

trọng trong việc chuyển tải tin tức và tuyên truyền. Vấn đề đặt ra đó là cần khắc

phục những hạn chế để đưa hệ thống đài truyền thanh cơ sở phát triển đúng tầm.

Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định

số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ một số

khuyết điểm, yếu kém của phát thanh. Đó là, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

làm phát thanh và việc đầu tư đổi mới thiết bị, kỹ thuật thiếu đồng bộ, chưa kịp thời

và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của phát thanh hiện đại. Công tác quản lý và

việc quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh cơ sở

chưa được chú trọng đúng mức.

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định

số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Ở nhiều vùng

nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn

cứ cách mạng, kháng chiến trước đây, vùng biên giới, hải đảo, hoạt động văn hoá

còn nghèo nàn, sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá so với thành thị còn lớn”.

Thực tiễn hiện nay đang đặt ra yêu cầu về tăng cường công tác thông tin đại

chúng; đặc biệt là việc hướng thông tin về cơ sở, xóa “xã trắng” về phát thanh ở cơ

sở. Do đó, giải pháp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng

69

Page 70: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

của đài truyền thanh, nhất là hệ thống đài truyền thanh cơ sở đối với cấp ủy, chính

quyền các cấp phải là giải pháp đầu tiên.

Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện

công tác quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh, truyền hình phải là đơn vị đi đầu,

tích cực trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các

cấp về vai trò của hệ thống đài truyền thanh qua việc tham mưu các văn bản, chế độ

chính sách liên quan đến những người làm công tác phát thanh. Chủ trì, phối hợp với

các đơn vị tổ chức các cuộc hội thảo, các nghiên cứu về hệ thống này... Qua đó, tác

động mạnh mẽ, sâu rộng đến các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương trong việc

quan tâm, đầu tư hỗ trợ hệ thống này phát triển.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần đặc biệt quan tâm đến sự tồn tại

cũng như các nhu cầu phát triển của hệ thống này bởi đây có thể được xem chính là

“cánh tay nối dài” trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến với mỗi

người dân. Đây là phương tiện truyền thông cung cấp những thông tin có định

hướng, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong nhân dân, làm nền tảng cho ổn định

chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở từ khi ra đời

cho đến nay và cả về sau sẽ thực hiện nhiệm vụ kết nối trực tiếp giữa Đảng, chính

quyền với người dân: Xã hội càng phát triển, dân trí càng cao, ý thức và sự quan

tâm của người dân đối với xã hội, đối với những vấn đề thiết thực liên quan đến họ

và liên quan đến trách nhiệm của các cấp chính quyền ngày càng nâng cao. Đài

truyền thanh như là một công cụ điều hành trong hệ thống điều hành xã hội; đặc

biệt vào những lúc cần xử lý các tình huống cấp bách.

Sự phát triển cần được quản lý vừa chặt chẽ về nguyên tắc, vừa cởi mở, thông

thoáng về phương thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn thông tin của

nhân dân.

3.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng

70

Page 71: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Lâu nay, những người làm phát thanh chỉ chú trọng đến việc tuyên truyền các

nội dung về các ngành, nghề khác trên phương tiện thông tin đại chúng mà bỏ quên

việc tuyên truyền “chính mình” trên các phương tiện truyền thông này.

Trong “cuộc chiến” với báo in, báo hình, báo mạng..., phát thanh nói chung và

hệ thống đài truyền thanh cơ sở nói riêng cần phải “tiếp thị” về mình với những ưu

thế riêng không thể thay thế. Trong đó, những người làm công tác phát thanh ở cấp

huyện, cấp xã phải vượt qua tâm lý tự ti, khẳng định vị thế quan trọng của đài

truyền thanh cơ sở đối với đời sống ở địa phương bằng chính chất lượng nội dung

các chương trình…

Sở Thông tin và Truyền thông cần tăng cường phối hợp, hướng dẫn các cơ

quan báo chí, chỉ đạo các Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện tổ chức tuyên

truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung và kết quả triển khai thực hiện Chương trình

mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới,

hải đảo trên địa bàn tỉnh, làm cho các cấp, các ngành và cán bộ, nhân dân thấy

được tác động to lớn của chương trình này trong việc tạo ra bước phát triển mới,

đồng bộ cho hệ thống truyền thanh cơ sở, từ việc nâng cao năng lực đội ngũ truyền

thanh cơ sở, đầu tư mới và đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, cho đến việc tăng

cường nội dung thông tin chuyển tải trên hệ thống này.

3.2. Nhóm giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Đặc điểm ra đời của phát thanh là phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao. Đây là

yếu tố quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất

chương trình phát thanh hiện đại. Dù muốn sản xuất theo phương thức mới nhưng

nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ

thuật ở đây được khai thác sử dụng một cách toàn diện không chỉ trong quá trình

sản xuất các chương trình (các thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh… )

mà còn cả trong quá trình truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng Interrnet… ), qua các

thiết bị thu phát đầu cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, Iphone... ).

71

Page 72: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Mạng truyền thanh cơ sở hiện nay trong cả nước hầu hết là mạng hữu tuyến

hoặc vô tuyến (không dây) công nghệ cũ, có nhiều nhược điểm:

+ Đối với mạng hữu tuyến: Hệ thống truyền thanh hữu tuyến bằng dây đồng

và tăng âm (Ampli) đã được xây dựng và tồn tại ở Việt Nam trên 30 năm qua, công

nghệ thiết bị lạc hậu, chất lượng âm thanh kém và không đồng đều trên toàn tuyến.

Truyền thanh hữu tuyến thường xảy ra sự cố đường dây trong mùa mưa bão. Việc

bảo trì, sửa chữa đường dây rất vất vả và nguy hiểm do sét đánh, chập điện lưới vào

dây truyền thanh… Khi triển khai hệ thống truyền thanh hữu tuyến ở vùng sâu,

vùng xa có nhiều đồi núi hoặc sông rạch thì việc trồng cột trụ và kéo dây sẽ rất gian

nan và tốn kém.

+ Đối với mạng không dây công nghệ cũ: Mạng không dây công nghệ cũ phát

sóng ở băng tần FM (87.5108MHz), tuy khắc phục được 3 nhược điểm của mạng

hữu tuyến, nhưng lại phát sinh 3 nhược điểm mới. Đó là: Các cụm loa không dây

công nghệ cũ rất dễ bị nhiễu sóng lạ, phát tiếng ồn vào ban đêm, gây phiền hà cho

người dân. Việc tiếp tục sử dụng băng tần FM (87.5108MHz) cho truyền thanh cơ

sở là đi ngược lại với lộ trình phát triển toàn cầu và vi phạm các luật lệ quốc tế về

viễn thông và phát thanh truyền hình (ITU-T và ITU-R). Các nước trên thế giới chỉ

sử dụng băng tần FM này cho phát thanh cấp tỉnh và huyện, thị … không sử dụng

cho truyền thanh cấp xã, phường. Do vậy khi gia nhập WTO, việc đình chỉ hoạt

động của các hệ thống truyền thanh không dây công nghệ cũ (FM 87,5-108 MHz)

sẽ là điều tất yếu. Do sử dụng tần số không phù hợp, không đúng tần số đã làm

giảm hiệu quả của hệ thống truyền thanh 4 cấp.

Các nhược điểm nêu trên của mạng truyền thanh hữu tuyến và mạng truyền

thanh không dây công nghệ cũ là những yếu tố chính đã gây trở ngại cho công việc

hiện đại hóa truyền thanh cơ sở.

Để hệ thống đài truyền thanh cơ sở vươn lên, đáp ứng tốt công tác tuyên

truyền, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể xem nhẹ. Hệ thống thiết

bị đầu tư phải đảm bảo được các mục tiêu hiện tại, đồng thời vẫn đáp ứng được

72

Page 73: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

những yêu cầu về mở rộng, nâng cấp khi nhu cầu sử dụng tăng lên trong tương lai

của các đơn vị. Như vậy, hệ thống sẽ được thiết kế, xây dựng (cho cả đài huyện và

đài xã) phải đảm bảo các tiêu chí như sau:

Tính sẵn sàng cao

Hệ thống thông tin không chỉ được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu trước mắt

mà nó còn dự báo và đáp ứng các nhu cầu mới, ngày càng tăng trong thời gian ít

nhất 5 năm.

Công nghệ tiên tiến

Hệ thống được thiết kế với công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực

truyền thông, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển và ứng dụng hệ thống phát

thanh tại Việt Nam.

Tính mở

Hệ thống được thiết kế và xây dựng trên nguyên tắc mở, nghĩa là có khả năng

đáp ứng được các nhu cầu gia tăng sử dụng trong tương lai. Việc nâng cấp mở rộng

trong tương lai sẽ được thực hiện dễ dàng ở các điểm mấu chốt mà không làm ảnh

hưởng đến hệ thống hiện tại cũng như các ứng dụng, dịch vụ đang khai thác. Các

bước đầu tư của hệ thống thiết bị đều phải mang tính kế thừa.

Tính cơ động

Hệ thống được xây dựng đảm bảo dễ dàng chuyển đổi chức năng, thêm bớt

từng bộ phận nhỏ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của từng đối tượng phục vụ.

Độ ổn định

Hệ thống phải đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, có các phương án dự

phòng về thiết bị, đảm bảo khả năng khôi phục nhanh.

Độ tin cậy

Cấu trúc hệ thống phải đảm bảo hiệu suất khai thác dịch vụ, ứng dụng tối đa,

đồng thời hạn chế các điểm gây lỗi tiềm tàng. Việc quản lý sẽ được hỗ trợ bởi các

công cụ phần cứng, phần mềm để đảm bảo luôn theo dõi được hiệu suất hoạt động

73

Page 74: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

của hệ thống, đồng thời có hệ thống cảnh báo và thông báo để người quản trị vận

hành có phản ứng kịp thời và phù hợp.

Bảo vệ đầu tư

Với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực truyền thông hiện nay, việc lựa

chọn công nghệ (thiết bị, phần mềm... ), xác định các giai đoạn đầu tư phù hợp

trong quá trình thực hiện dự án phải được quan tâm nhằm đảm bảo đầu tư vốn có

hiệu quả, tránh lãng phí, nhưng vẫn đáp ứng được tính cập nhật công nghệ của hệ

thống.

Các bộ thu tín hiệu truyền thanh không dây phải đảm bảo khóa mã sau khi

nhận lệnh từ bộ phát mã điều khiển trung tâm; tự động ngắt khi không có tín hiệu

của đài xã, đảm bảo không tự động hoạt động khi không có tín hiệu điều khiển từ

bộ phát mã lệnh tại đài trung tâm.

Có hệ thống chống sét cho máy phát sóng FM và các bộ thu tín hiệu.

Hệ thống máy phát sóng, bộ thu tín hiệu truyền thanh FM phải hoạt động ổn

định, dễ vận hành, có độ bền, đảm bảo công suất danh định.

Qua khảo sát thực trạng cơ sở vật chất hiện có và nhu cầu đến năm 2020 của

các đài cấp huyện, cấp xã, chúng tôi đề xuất cụ thể như sau:

1. Đối với đài huyện

- Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh

Những thiết bị phải có để đảm bảo hoạt động có hiệu quả đó là: Máy phát

sóng, cột ăng ten có độ cao để tỏa sóng khắp địa bàn, phòng bá âm đạt tiêu chuẩn

kỹ thuật (hiện tại Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh đang dùng phòng bá âm tạm,

không đảm bảo chất lượng yêu cầu), máy vi tính sản xuất chương trình phát thanh,

truyền hình của địa phương (Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Linh vẫn dùng máy vi

tính cũ và sửa chữa lại để dùng), bàn mixer... cùng các phụ kiện kèm theo để đảm

bảo số hóa kỹ thuật phát thanh trong giai đoạn công nghệ mới.

Bên cạnh đó, đài cũng cần được trang bị máy phát sóng FM, cụm truyền thanh

không dây FM cho cơ sở, máy quay phim, hệ thống dựng phát thanh, truyền hình...

74

Page 75: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

(vì ngân sách hàng năm bố trí cho Đài huyện rất thấp nên không thể đầu tư, nâng

cấp trang thiết bị kỹ thuật).

Xây dựng mới trụ sở làm việc Đài Truyền thanh huyện, 2 tầng bao gồm các

phòng chức năng như: Phòng máy, phòng bá âm, phòng thu khách mời, phòng hội

trường, phòng phóng viên, phòng hành chính, phòng trực...có công trình phụ khép

kính với đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị cần thiết với tổng diện tích sử dụng khoảng

180m2. Tổng kinh phí khoảng 4 tỷ đồng. Nâng cấp hệ thống truyền thanh theo

hướng số hóa hiện đại: nhu cầu nguồn vốn khoảng 1 tỷ đồng.

- Đài Truyền thanh huyện Gio Linh

Cần được đầu tư các thiết bị sau: Thiết bị thu vệ tinh; Máy phát sóng FM có

công suất từ 300w đến 500w; Bộ thu chuyên dụng; Bộ phát mã đo kênh; 30 cụm

loa FM lắp đặt tại cơ sở; Bộ máy vi tính để làm chương trình; Hệ thống STUDIO;

Hệ thống kiểm tra tín hiệu. Bên cạnh đó, Đài cũng có nhu cầu được đầu tư bộ dựng

hình phi tuyến các trạm truyền thanh cơ sở; anten; Bộ thu FM chuyên dùng, Micro

và loa kiểm tra.

- Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng

Nâng cấp máy phát sóng Đài huyện; nâng cấp anten để đảm bảo phủ sóng trên

địa bàn toàn huyện, hiện tại phủ sóng chỉ đạt 50-60%. Xây dựng trạm phát lại

truyền thanh tại Hội Yên phục vụ cho địa bàn của hai xã vùng biển và 3 xã vùng

đồng bằng (Hải An, Hải Khê, Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương).

- Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị:

Để phát triển đến năm 2020, cần đầu tư 01 máy phát sóng FM 200W; 01 đầu

thu Radio kỹ thuật số; 01 máy tính dùng cho chương trình phát thanh; 03 máy tính

dùng cho phóng viên; 03 máy in; 40 cụm loa FM; 01 máy phát điện 5KW. Đài

cũng có nhu cầu xây dựng trạm phát sóng FM xã Hải Lệ công suất 50W, 15 cụm

loa FM; xây dựng trạm phát sóng FM phường An Đôn với công suất 50W, 15 cụm

loa FM.

75

Page 76: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ

Bàn trộn âm thanh (Miexer); 01 máy phát sóng 500W; Phòng bá âm phục vụ

cho công tác thu chương trình phát thanh; Bàn điều khiển trung tâm; Tai nghe kiểm

tra; Máy ghi âm chuyên dụng và các thiết bị phụ trợ khác. Để nâng cao chương

trình phát thanh theo hướng hiện đại, cần bổ sung thêm phòng bá âm và phòng điều

khiển cần tách rời; thiết bị đo mức âm thanh; Hệ thống loa kiểm tra; Hệ thống bàn

trộn; Phần mềm thu âm, phần mềm phát sóng; Thiết bị dựng chương trình; Các

thiết bị ghi âm tại hiện trường; Micro; Thiết bị phục vụ cho chương trình phát thanh

trực tiếp di động.

- Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa

Cần có máy phát thanh công suất 1km để phủ sóng trên địa bàn huyện (đủ phụ

kiện kèm theo); đầu tư 01 cột anten tháp cao 120m để phục vụ phát sóng và tạo mỹ

quan đô thị; máy dựng phi tuyến phát thanh nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc sản

xuất chương trình phát thanh để cung cấp cho đài tỉnh có chất lượng hơn. Cần đầu

tư 5 bộ phi tuyến (máy tính) để thu và tiếp sóng đài tỉnh, huyện ở các trạm cơ sở;

đầu tư 100 cụm loa FM (truyền thanh không dây) thu sóng phát thanh của đài cơ sở

và đài trung tâm huyện, bao gồm 100 cụm thu và 200 loa nén công suất 25W,

6000m dây xúp đôi.

- Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông

Cần có Micro để bàn: 04 cái; Mixer: 05 bộ. Máy phát thanh FM: 03 cái lắp đặt

tại 03 trạm thu phát lại xã Tà Rụt, xã Tà Long và xã Ba Nang. Máy vi tính có kết

nối Internet 05 bộ lắp đặt tại 05 trạm thu phát lại truyền thanh các xã A Bung, Tà

Rụt, Tà Long và Ba Nang. 30 bộ thu FM lắp đặt tại 03 xã Tà Rụt, Tà Long và Ba

Nang. Loa phóng thanh 60 cái.

- Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong:

Được xây dựng cách đây đã hơn 20 năm chưa một lần được nâng cấp, nên

máy móc thiết bị đã quá lạc hậu, bởi vậy Đài cần được hỗ trợ của các cấp, các

ngành để nâng cấp máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu với sự phát triển của công

76

Page 77: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

nghệ mới hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền. Đài có

nhu cầu xây dựng mới trụ sở làm việc Đài Truyền thanh huyện 2 tầng bao gồm các

phòng chức năng như: Phòng máy, phòng bá âm, phòng thu khách mời, phòng hội

trường, phòng phóng viên, phòng hành chính, phòng trực...có công trình phụ khép

kín với đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị cần thiết với tổng diện tích sử dụng khoảng

180m2 có tổng kinh phí khoảng 4 tỷ đồng.

- Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà:

Cần nâng cấp, hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đồng bộ,

hệ thống Loa truyền thanh ở cơ sở; đầu tư thêm 1 máy phát sóng FM dự phòng có

công suất từ 500 đến 1000W; 01 máy phát điện chạy bằng dầu Diezen... Về nhu

cầu của Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn ở nội

dung về xây dựng mô hình phát thanh Internet ở thành phố Đông Hà.

- Đài Phát thanh – Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ:

Do điều kiện ở đảo thời tiết khắc nghiệt, Đài Truyền thanh - Truyền hình

huyện lại sử dụng điện máy nổ không ổn định nên phần lớn các thiết bị rất nhanh

hỏng. Bên cạnh đó, vào mùa mưa bão, có những thời điểm gió mùa kéo dài, biển

động hàng tháng nên cần quan tâm đầu tư máy phát điện, máy vi tính, hệ thống loa

và các thiết bị phụ kiện kèm theo.

Qua khảo sát cho thấy, nhu cầu đầu tư của các đài huyện là khá lớn. Phần lớn

các Đài đều có nhu cầu xây dựng lại trụ sở mới, 02 tầng, có các phòng chức năng

riêng. Để việc xây dựng trụ sở mới, mua sắm, sữa chữa trang thiết bị đồng bộ, có

hiệu quả, các đài huyện cần xây dựng Đề án phát triển Đài truyền thanh cấp huyện

đến năm 2020, đề xuất cụ thể nhu cầu, cũng như nguồn vốn cụ thể cần bố trí. Việc

đầu tư trang thiết bị từ ngân sách tiến hành theo lộ trình từ 3-5 năm. Trong đó, việc

bố trí đất và xây dựng các phòng chức năng đáp ứng yêu cầu phải do nguồn ngân

sách UBND các huyện, thị xã, thành phố đầu tư. Đối với các trang thiết bị khác,

ngân sách các địa phương hỗ trợ 40%, tỉnh hỗ trợ 40%, còn lại là nguồn xã hội hóa,

vận động từ các chương trình, dự án.

77

Page 78: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Theo đó, năm đầu tiên đầu tư 1-2 thiết bị mới, sửa chữa 1-2 thiết bị cũ, bức

xúc phục vụ yêu cầu trước mắt của đơn vị. Nguồn đầu tư này mỗi năm không dưới

100.000.000 đồng/năm.

2. Đối với Đài xã

Theo Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm

2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày

5/1/2010, mục tiêu đến năm 2015, đối với miền núi, hải đảo, biên giới: “70% nông

dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa”; định hướng đến năm

2020: “Phấn đấu đạt các tiêu chí về xây dựng văn hóa nông thôn mới cấp xã: 100%

thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch”. Trong Đề án cũng chỉ rõ về việc hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt

động văn hóa, thể thao ở nông thôn. “Đối với trung tâm văn hóa, thể thao xã: Đảm

bảo diện tích đất sử dụng theo đúng quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa

cơ sở; Từng bước xây dựng các thiết chế: Đài Truyền thanh, thư viện, phòng thông

tin, các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng , nhà tập luyện và thi đấu thể thao,

sân tập ngoài trời thuộc trung tâm văn hóa, thể thao xã; Đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động, khai thác, quản lý và phát huy hiệu quả của trung tâm văn hóa, thể

thao xã”. Đề án cũng đề ra việc “Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động

văn hóa, thể thao ở nông thôn: Tăng cường các hoạt động sáng tác và phổ biến các

tác phẩm văn học - nghệ thuật, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông

nghiệp, nông dân, nông thôn; Tăng cường hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn

hóa nhà nước, đưa các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng

bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;

Tăng cường đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã và

hạt nhân văn hóa cơ sở cấp thôn; tạo điều kiện để người dân ở nông thôn tham gia

sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống…”.

Bên cạnh đó, theo Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ

trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành quy chuẩn Trung tâm

78

Page 79: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

văn hóa, thể thao xã, về quy mô xây dựng gồm có: Hội trường văn hoá đa năng,

phòng chức năng nhà văn hoá đa năng (hành chính; thông tin; đọc sách, báo; truyền

thanh; câu lạc bộ); phòng tập thể thao đơn giản sử dụng để huấn luyện, giảng dạy

và tổ chức thi đấu thể thao; công trình phụ trợ Trung tâm Văn hoá, Thể thao (nhà

để xe, khu vệ sinh, vườn hoa).

Về trang thiết bị, Nhà Văn hoá, có đủ: Bàn, ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh

sáng, thông gió, đài truyền thanh; dụng cụ thể thao (phù hợp với phong trào thể

thao quần chúng ở xã).

Như vậy, đài truyền thanh xã là một thiết chế quan trọng nằm trong Bộ tiêu chí

xây dựng nông thôn mới. Cũng giống như đài cấp huyện, các đài, trạm truyền thanh

xã có nhu cầu đầu tư cả bộ vỏ (nhà/trạm) và đầu tư bộ ruột (trang thiết bị kỹ thuật).

Nhu cầu này ở các xã, phường, thị trấn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Về mặt kỹ thuật, tần số, hệ thống truyền thanh không dây ở nước ta hiện nay

thường sử dụng máy phát vô tuyến FM trong dải tần VHF, có công nghệ tiên tiến

hơn, chất lượng âm thanh tốt hơn và đồng đều trên toàn tuyến; có thể lắp đặt cụm

thu ở bất kỳ điểm nào trong phạm vi phủ sóng mà nơi đó có điện áp lưới dân dụng.

Việc triển khai lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đỡ vất vả hơn, ít nguy

hiểm hơn, mỹ quan và bảo vệ môi trường tốt hơn. Đối với những hệ thống FM

công nghệ mới, do cấu tạo có bộ mã hóa nên có thể điều khiển tắt - mở từ xa,

chống được nhiễu từ các nguồn do động cơ gây ra hoặc từ các nguồn phát FM khác

và có thể nghe theo chương trình ở các vùng vào các thời điểm khác nhau.

Truyền thanh không dây cũng có một số nhược điểm. Đó là đòi hỏi kinh phí

đầu tư ban đầu khá lớn; cán bộ quản lý khai thác phải có trình độ chuyên môn kỹ

thuật ở một cấp độ nhất định; việc sửa chữa các thiết bị như máy phát, hộp thu

thường là rất tốn kém kinh phí. Hệ thống này đặc biệt nhạy cảm với sét. Chỉ cần

nhiều sét cũng có thể gây hỏng hóc một lúc hàng chục cụm thu và máy phát trung

tâm. Mặt khác, khi xây dựng và khai thác, nhất định phải có giấy phép và hàng năm

phải đóng phí sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho cơ quản quản lý.

79

Page 80: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Trong điều kiện của một địa phương nghèo, kính phí cho việc đầu tư cơ sở vật

chất truyền thanh cơ sở còn eo hẹp, các trang thiết bị truyền thanh ở địa phương

vẫn chưa thực sự hiện đại, đồng bộ, thậm chí một số nơi do công tác đầu tư, lắp đặt

chưa đúng quy chuẩn, vận hành không đúng quy trình và việc duy tu, bão dưỡng

định kỳ chưa thực sự tốt, hơn nữa thường xuyên phải hứng chịu các đợt bão lụt

hàng năm nên các trạm truyền thanh xuống cấp một cách nhanh chóng, nhất là đối

với hệ thống không dây, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông tin và truyền

thông cơ sở.

Để lựa chọn phương án, giải pháp truyền thanh thật phù hợp với chất lượng

cao nhất và tối ưu kinh phí, đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền của cấp ủy,

chính quyền và nhu cầu cập nhật thông tin của quần chúng nhân dân, góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trong quá trình đầu tư xây dựng, vận

hành và khai thác hệ thống truyền thanh cơ sở cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Một là, theo Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình đến năm

2020, Chính phủ quy định chỉ sử dụng băng tần FM 87.5-108MHz cho phát thanh

cấp tỉnh và huyện, còn truyền thanh không dây cấp xã phải sử dụng băng tần FM

54-68MHz. Trong thời gian tới sẽ không phát triển mới cũng như chấm dứt hẳn

hoạt động của các trạm truyền thanh không dây công nghệ cũ sử dụng băng tần FM

87,5-108 MHz. Do vậy, chính quyền các xã, phường, thị trấn khi chuẩn bị đầu tư hệ

thống truyền thanh không dây mới cho địa phương mình cần tham khảo thông tin

tư vấn từ cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là Sở Thông tin và Truyền thông

hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thị xã, thành phố, để đảm bảo đầu tư thiết

bị đúng quy hoạch, tránh lãng phí khi đầu tư kinh phí mua sắm mà không được sử

dụng.

Hai là, quá trình lắp đặt bố trí phòng máy cho các trạm truyền thanh cơ sở

phải đảm bảo các yêu cầu về địa điểm, mặt bằng và không gian nhà đặt máy, nhằm

tạo điều kiện về kỹ thuật, kiến trúc cho nhân viên khai thác, vận hành được thuận

tiện, an toàn; việc bảo quản, duy tu sửa chữa được dễ dàng, nhanh chóng; thiết bị,

80

Page 81: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

máy móc được kéo dài được tuổi thọ, đảm bảo chất lượng hoạt động lâu dài. Địa

điểm đặt trạm máy phải thuận tiện cho việc cho việc cung cấp điện lực và đảm bảo

cho yêu cầu phục vụ toàn địa bàn. Trạm máy ở nơi khô ráo, thoáng mát; xa nơi ồn

ào, xa các cơ sở sản xuất công nghiệp, xa nơi có nhiều khói bụi, nơi hoá chất độc

hại; tránh tạp âm can nhiễu vào phòng bá âm, phòng máy, bảo đảm yên tĩnh trong

khi làm việc.

Ba là, các trạm phát thanh phải xây dựng và thực hiện tốt nội quy phòng máy

nhằm đảm bảo vận hành, khai thác hệ thống một cách khoa học, quy củ và hiệu

quả. Chỉ những người có nhiệm vụ mới được vào phòng máy. Các kỹ thuật viên

phải được đào tạo cơ bản và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành khai thác.

Trong ca trực phải đến sớm hơn giờ phát từ 15-20 phút để khởi động hệ thống làm

mát và kiểm tra các thiết bị, nguồn tín hiệu. Khi hết ca trực phải bàn giao cho ca

sau, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký về tình trạng thiết bị, thời lượng phát sóng các

sự cố kỹ thuật nếu có. Đặc biệt quan trọng là việc khai thác thiết bị phải tuân thủ

đúng trình tự mở máy, tắt máy để đảm bảo an toàn, chất lượng và độ bền của các

thiết bị, máy móc.

Cuối cùng, đối với hệ thống truyền thanh có dây, việc lựa chọn dây dẫn tín

hiệu cần đảm bảo được những yêu cầu của kỹ thuật truyền thanh. Chúng ta có thể

sử dụng dây lưỡng kim, dây thông tin bưu điện hay sử dụng kết hợp tùy theo những

đặc điểm riêng của địa bàn và tuỳ theo độ phức tạp của tuyến dây. Nhưng chú ý

không sử dụng những dây giả, “nhái”, không đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng đến chất

lượng công trình và gây ra nhiều sự cố khi vận hành hệ thống truyền thanh. Phải

thật cẩn trọng khi lựa chọn nhà cung cấp, đặt hàng với các hãng sản xuất dây để đạt

được mục tiêu là sử dụng truyền thanh tốt, giá hợp lý.

Về việc đầu tư xây dựng nhà/trạm và trang thiết bị, ngoài Chương trình mục

tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải

đảo, các xã còn được Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có

nguồn ngân sách đầu tư để xóa “vùng trắng” hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Toàn

81

Page 82: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

tỉnh Quảng Trị có 141 xã, phường, thị trấn. Theo đó, có 60 xã thuộc đối tượng nằm

trong Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, 117 xã thuộc đối

tượng nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm

2012, theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để có đủ nguồn vốn cho Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương quan tâm lồng

ghép các nguồn vốn trên địa bàn để xây dựng nông thôn mới, đảm bảo hiệu quả đầu

tư cao nhất. Như vậy, có 54 xã thuộc đối tượng nằm trong cả 2 Chương trình nêu

trên sẽ được ưu tiên quan tâm xây dựng, đầu tư mới trước.

Theo Dự án 2 “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền

thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” Chương trình mục tiêu

quốc gia đưa thông tin về cơ sở, để phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở, ưu

tiên thực hiện như sau:

+ Thực hiện đầu tư xây dựng mới đài truyền thanh xã đối với các xã chưa có

đài truyền thanh.

+ Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị cho các đài truyền thanh xã.

+ Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị cho các đài phát thanh, truyền hình và các

trạm phát lại phát thanh, truyền hình.

Theo Công văn số 3724/BTTTT-KHTC ngày 28/12/2012 của Bộ Thông tin và

Truyền thông về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc

gia đưa thông tin về cơ sở giai đoạn 2013-2015, nội dung thực hiện dự án, bao

gồm: đầu tư thiết bị (máy phát và thiết bị phụ trợ) và xây dựng cột anten (nếu cần);

chi xây lắp, sửa chữa nhà trạm, nơi đặt thiết bị và các chi phí liên quan khác. Việc

lựa chọn công suất thiết bị cần căn cứ vào tình hình thực tế địa bàn đầu tư.

Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các đài truyền thanh cần trên cơ sở khai thác,

sử dụng các cơ sở vật chất hiện có do UBND xã quản lý, đảm bảo điều kiện môi

trường và an toàn, tiết kiệm.

Nguồn vốn đầu tư của các dự án thuộc Chương trình giai đoạn 2013-2015: đối

với phần thiết bị và cột anten (nếu cần) là nguồn vốn ngân sách Trung ương; đối

82

Page 83: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

với phần vỏ nhà trạm, vật kiến trúc các nhà trạm, nguồn điện... là do nguồn ngân

sách địa phương bố trí. Trong trường hợp địa phương bố trí đầu tư được cho thiết bị

thì cũng không hạn chế và cần được đưa vào dự án để phê duyệt cho cả giai đoạn.

Đối với nội dung hỗ trợ cơ sở vật chất, trang bị phương tiện tác nghiệp cho

hoạt động thông tin truyền thông cơ sở (tăng âm, máy tính, loa đài, máy chiếu, máy

ghi âm, loa cầm tay, hệ thống truyền thanh nội bộ và một số thiết bị khác phục vụ

công tác thông tin và truyền thông... ), ưu tiên các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị

quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ

giảm nghèo nhanh và bền vững.

Trong 54 xã thuộc đối tượng của cả 2 Chương trình mục tiêu quốc gia đưa

thông tin về cơ sở và Xây dựng nông nông mới, có 17 xã đang có đài xã hoạt động,

8 đài bị hỏng, còn đến 29 xã chưa có đài truyền thanh xã.

Theo mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở và

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là đẩy mạnh hướng về cơ

sở, xóa “xã trắng” về đài xã tại các xã, 29 xã được ưu tiên đầu tư mới bao gồm: xã

Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng); xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng (huyện

Triệu Phong); xã Cam Chính, Cam Thành, Cam Tuyền (huyện Cam Lộ); xã Ba

Nang (huyện Đakrông); xã Trung Giang, Vĩnh Trường, Gio Hải, Gio Việt, Linh

Thượng, Hải Thái (huyện Gio Linh); xã Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh

Khê (huyện Vĩnh Linh); xã Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân

Long, Tân Lập, Tân Liên, Thuận, Thanh, A Dơi (huyện Hướng Hóa).

Các địa phương đầu tư xây dựng nhà/trạm mới hoặc bố trí các phòng nằm

trong các phòng chuyên môn của UBND xã, đảm bảo có thể đặt các trang thiết bị

kỹ thuật không bị hỏng hóc. Nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị không quá 200

triệu đồng/đài xã.

* Như vậy, chúng ta có mô hình đầu tư cơ sở vật chất (không bao gồm nhà

trạm) cho các đài xã như sau:

83

Page 84: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Về tiêu chuẩn áp dụng đối với các thiết bị truyền thanh không dây: Áp dụng

và thực hiện theo quy định của Chỉ thị số 03/CT-BTTTT ngày 03/8/2011 của Bộ

Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị phát

thanh, truyền hình và truyền thanh không dây và Văn bản số 736/CTS-AĐCP ngày

20/4/2012 của Cục Tần số Vô Tuyến điện về việc thực thi Chỉ thị số 03/CT-BTTTT

ngày 03/8/2011.

- Về tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ áp dụng đối với đầu tư thiết bị phát thanh:

Trang thiết bị kỹ thuật phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ

thuật hiện hành trong lĩnh vực phát thanh, phù hợp với định hướng Quy hoạch

truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 theo Quyết định số

22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 và Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày

27/12/2011 của Thủ tưởng Chính phủ.

Theo Công văn số 3724/BTTTT-KHTC ngày 28/12/2012 của Bộ Thông tin và

Truyền thông, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ trong thiết bị phát sóng

phát thanh, quản lý tần số vô tuyến điện áp dụng như sau:

+ Đối với thông số kỹ thuật phát hành: Thông số kỹ thuật máy phát phù hợp

với TCVN 5831:1999;

+ Đối với thông số kỹ thuật phát thanh: Thông số kỹ thuật máy phát phù hợp

với TCVN 6849-1:2001, TCVN 6850-1:2001, TCNV 6850-2:2001;

+ Đối với phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích

điện từ: Đáp ứng yêu cầu tại các quy chuẩn Việt Nam: QCVN 17:2010/BTTTT,

QCVN 18:2010/BTTTT, QCVN 29:2011/BTTTT, QCVN 30:2011/BTTTT, QCVN

31:2011/BTTTT, QCVN 47:2011/BTTTT.

+ Đối với việc sử dụng tần số vô tuyến điện: Tuân thủ quy định tại Quyết đinh

số 125/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch

phổ tần số Vô tuyến điện quốc gia; Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày

16/2/2009 của Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát

thanh, truyền hình đến năm 2020.

84

Page 85: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

* Trên những nguyên tắc và yêu cầu chính đặt ra ở trên, chúng tôi xin trình

bày phương án lựa chọn công nghệ và thiết bị cho dự án như sau:

Cấu hình cơ bản yêu cầu gồm:

Máy phát thanh FM có công suất từ 100w đến 150w

Các bộ thu tín hiệu truyền thanh không dây

Cột anten phát sóng cao 25 mét và hệ thống tiếp đất chống sét

Cáp fider, hệ thống an ten thu, phát sóng

Các thiết bị thu tín hiệu phát thanh FM từ vệ tinh

Loa truyền thanh 25w-16Ώ

Thiết bị đọc, ghi tín hiệu như máy ghi âm, bàn trộn Mixer, micro...

Các thiết bị nguồn điện như ổn áp, hệ thống cầu dao, automat, ổ cắm điện. Cự

ly phát sóng: Từ 3 - > 1000 m

Giải tần thu phát tùy chọn: từ 54 - 68 Mhz

Bảo mật: Hệ thống thu phát có bảo mật mã hóa, giảm thiểu nhiễu ngoài tác

động.

Chọn vùng: Cho phép chọn vùng tùy chọn phát sóng, phát tùy chọn vùng nào

theo yêu cầu.

Ví dụ: Trong một xã có nhiêu khu và thôn, cụm dân cư sử dụng hệ thống phát

thanh, nhưng ta chỉ muốn thông báo phát thanh cho một khu nào đó còn các phân

khu còn lại không cần thông báo thì với hệ thống phát thanh mới, cho phép kết hợp

phát thanh vùng tùy chọn hoặc phát hết.

Nguồn âm phát: Từ micro, bộ đàm cầm tay di chuyển, hệ thống DVD, đọc trực

tiếp …

* Như vậy, còn lại 18 xã, phường, thị trấn không nằm trong cả 2 Chương trình

mục tiêu quốc gia trên cần phải có nguồn vốn đầu tư khác. Trong đó, chủ yếu là

thành phố Đông Hà (9 phường) và thị xã Quảng Trị (4 phường); còn lại là: thị trấn

Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh), thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh), thị trấn Cam Lộ

85

Page 86: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

(huyện Cam Lộ), thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong), thị trấn Hải Lăng (huyện Hải

Lăng).

* Đối với thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị, Phòng Văn hóa - Thông tin

là đơn vị chủ trì xây dựng đề án phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở theo

phương thức:

+ TP Đông Hà: Hiện có 7 phường trắng đài truyền thanh. Do đó, UBND các

phường quan tâm hỗ trợ xây dựng nhà trạm hoặc bố trí 1 phòng để đặt trang thiết bị

làm đài truyền thanh phường. Mỗi đài phường xây mới mức đầu tư 200 triệu

đồng/đài. Như vậy, nguồn vốn cần 1,4 tỷ đồng. Riêng Đài Truyền thanh phường

Đông Giang máy móc thiết bị hiện đã hư hỏng, không hoạt động. Do đó, cần nguồn

đầu tư 200 triệu đồng. Tổng nguồn vốn cần đầu tư cho thành phố Đông Hà là 1,6 tỷ

đồng, cần được thực hiện theo lộ trình sau:

Năm 2013: Dù nguồn vốn chưa bổ sung nhưng trước mắt, nhu cầu sữa chữa

Đài Truyền thanh phường Đông Giang và xây dựng mới 2 đài phường là bức thiết.

Tổng vốn: 500 triệu đồng.

Năm 2014: Đầu tư xây dựng mới 3 đài phường. Tổng kinh phí 600 triệu đồng.

Năm 2015: Đầu tư xây dựng 2 đài phường và sửa chữa, thay thế 1 số trang

thiết bị kỹ thuật Đài phường 2. Tổng kinh phí 500 triệu đồng.

Nguồn kinh phí ngân sách và xã hội hóa. Nếu nguồn kinh phí còn hạn hẹp, có

thể kéo dài thành 5 năm, để mỗi năm chỉ chi khoảng 300 triệu đồng.

+ Đối với thị xã Quảng Trị có thể áp dụng như Đông Hà. Hiện cả 5 phường

chưa có hệ thống đài truyền thanh nên nguồn vốn cần 1 tỷ đồng. UBND các

phường chủ động xây dựng nhà hoặc bố trí phòng phụ hợp để đặt trang thiết bị vận

hành. Nguồn kinh phí từ ngân sách và xã hội hóa mỗi năm chi 200 triệu đồng để bố

trí trang thiết bị theo hướng khảo sát nơi nào có nhu cầu bức xúc nhất, có cán bộ có

trình độ phù hợp để quản lý, vận hành đài xã thì ưu tiên đầu tư.

Huyện ủy Triệu Phong có Nghị quyết hỗ trợ 50% cho xã nào đầu tư xây dựng

đài truyền thanh xã. Điều này thể hiện sự quan tâm của cấp ủy địa phương đối với

86

Page 87: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

sự phát triển của hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn. Nếu địa phương nào

cũng có sự quan tâm như Huyện ủy Triệu Phong, hệ thống đài truyền thanh cơ sở

có cơ sở vật chất ổn định, tạo điều kiện xóa trắng phát thanh ở cơ sở, đưa công tác

tuyên truyền đi vào chiều sâu.

3.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước

3.3.1.Hoàn thiện khung pháp lý

a. Ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đài huyện

và xã

Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số

17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 về việc Hướng dẫn thực hiện chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình

thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện.

Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành

Công văn số 3164/UBND-NC ngày 10/10/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp

huyện trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có 01 đơn vị ban hành văn bản quy định chức năng

đài huyện. Đó là UBND thành phố Đông Hà đã ban hành Quyết định số 1470/QĐ-

UBND ngày 13/11/2012 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà.

UBND các huyện, thị xã, thành phố cần sớm thực hiện theo hướng dẫn tại

Công văn số 3164/UBND-NC của UBND tỉnh để làm cơ sở cho các đài thực hiện

và phân công trách nhiệm cụ thể các đơn vị trong việc xây dựng các chiến lược dài

hạn và kế hoạch ngắn hạn để các đài phát triển.

b. Cần bổ sung chế độ phụ cấp công vụ

- Tại khoản 1 Điều 4 và khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-

BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của liên Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ

hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài

87

Page 88: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình

thuộc UBND cấp huyện quy định: Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài

Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Đài Truyền thanh -

Truyền hình cấp huyện) là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức

năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện.

Biên chế của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện là biên chế sự nghiệp,

đảm bảo để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Số lượng biên chế của Đài Truyền

thanh - Truyền hình cấp huyện do UBND cấp huyện quyết định trong tổng số biên

chế sự nghiệp của huyện được UBND cấp tỉnh giao hàng năm theo quy định của

pháp luật.

Với chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế nêu trên, Đài Truyền

thanh huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện.

+ Theo Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của

Chính phủ quy định những người là công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn

vị sự nghiệp công lập là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách

Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc tổng cục, cục và tương đương trực thuộc

Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy; UBND cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã

hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên

môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp công vụ được quy định tại Điều 2 Nghị

định số 57/2011/NĐ-CP ngày 7/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ,

trong đó có đối tượng theo điểm b và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này là công

chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5,

6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ

quy định những người là công chức (không bao gồm công chức trong bộ máy lãnh

đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập), và người làm việc theo hợp đồng lao động

quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực

hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước,

88

Page 89: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

đơn vị sự nghiệp (không bao gồm người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công

lập).

Căn cứ các quy định nêu trên thì công chức (Trưởng Đài), viên chức, người

làm việc theo hợp đồng (nếu có) đang công tác tại đài truyền thanh huyện (là đơn vị

sự nghiệp công lập) không thuộc đối tượng hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo

Nghị định số 57/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Đài huyện theo qui định là là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng thực tế không có

khoản thu nào. Cũng là cán bộ, viên chức Nhà nước, cũng hưởng lương từ ngân

sách Nhà nước và không có khoản thu ngoài nào khác, nhưng cán bộ, viên chức đài

cấp huyện không có phụ cấp công vụ hay khoản nào tương tự mà chủ yếu sống

bằng đồng lương. Do đó, cần có chính sách để cán bộ đài huyện được hưởng 25%

phụ cấp như công chức khác theo tinh thần Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày

7/1/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ để họ đỡ thiệt thòi.

3.3.2.Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật

Qua khảo sát bằng văn bản và thực tế từ các học viên tham gia Dự án 1 “Tăng

cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc Chương trình mục

tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở giai đoạn 2011-2013 cho thấy, nhu cầu được

hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ thông tin - truyền thông

nói chung, cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở nói riêng là rất lớn. Thời gian

qua, việc hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật ở đài huyện, đài xã chủ yếu phụ

thuộc vào Đài PT-TH tỉnh. Do số lượng các đài huyện, đài xã lớn, cán bộ kỹ thuật

của Đài PT-TH tỉnh lại ít nên chủ yếu chỉ tập trung xử lý các sự cố quan trọng.

Một thực tế cho thấy, do thiếu hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật

dẫn đến vận hành máy móc bị hư hỏng.

Trong thời gian tới, bên cạnh đơn vị ngành dọc “quen thuộc” là Đài PT-TH

tỉnh tiếp tục hướng dẫn về kỹ thuật, Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì

hướng dẫn, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cần:

89

Page 90: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Tăng cường tập huấn thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ ngắn hạn theo chương trình khung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do Bộ

Thông tin và Truyền thông ban hành, do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tại

các địa phương. 

- Tăng cường tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền,

ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật trong hoạt động thông tin truyền thông…

- Về nội dung tập huấn, bồi dưỡng cần có tối thiểu 02 phần.

+ Phần 1 là phần bồi dưỡng kiến thức chung cho cán bộ làm công tác thông tin

và truyền thông cơ sở gồm các chuyên đề: Giới thiệu một số hình thức tuyên truyền

tại cơ sở; phương pháp phát hiện vấn đề và khai thác tài liệu của cán bộ truyền

thanh cơ sở; ứng dụng một số thể loại báo chí vào sản xuất chương trình truyền

thanh cơ sở; kỹ năng thực hiện các chương trình truyền thanh cơ sở; phổ biến một

số vấn đề pháp luật liên quan đến cán bộ truyền thông cơ sở và phổ biến một số nội

dung về Luật Báo chí, Quy chế trả lời phỏng vấn, hệ thống câu hỏi liên quan đến

hoạt động thông tin của cán bộ cơ sở…

+ Phần 2 là phần về kỹ thuật Trạm truyền thanh cơ sở, cung cấp một số kỹ

năng giúp cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở sử dụng, vận hành

và bảo quản một số thiết bị của Trạm truyền thanh ở địa phương như: cách sử dụng

loa và micro; máy tăng âm, bàn trộn âm; kỹ thuật ghi âm; kỹ thuật truyền thanh FM

không dây; trạm truyền thanh…

Bên cạnh đó, các lớp tập huấn, hướng dẫn cần lồng ghép phổ biến, tuyên

truyền quản lý nhà nước về tần số, đi thực tế cơ sở. Bởi thực tế hiện nay, vẫn còn

nhiều cán bộ quản lý đài cơ sở chưa nắm được các quy định về Luật Tần số Vô

tuyến điện, còn vi phạm về Tần số.

3.3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a. Cần chuyển quy định về đài truyền thanh xã thuộc tiêu chí ngành Văn hóa,

Thể thao và Du lịch sang tiêu chí ngành Thông tin và Truyền thông trong Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

90

Page 91: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Quy định về xây dựng đài truyền thanh xã hiện đang nằm trong tiêu chí quốc

gia về nông thôn mới do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Theo Quyết

định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; tiêu chí 6 Cơ sở vật chất văn hóa, nêu nội

dung “Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch”. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn

mới, ở Điều 9 về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa đã quy định: “Tiêu chuẩn Trung

tâm văn hóa, thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, cụ thể

như sau: 2.1. Nhà văn hoá đa năng: Diện tích đất được sử dụng 1000m2 đối với các

tỉnh đồng bằng và 800 m2 đối với các tỉnh miền núi, trong đó: - Phòng chức năng

(hành chính; thông tin; đọc sách, báo; truyền thanh; câu lạc bộ) phải có 05 phòng

đối với các tỉnh đồng bằng và từ 02 phòng trở lên đối với các tỉnh miền núi”.

Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch về Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn

hoá - Thể thao xã đã quy định trong Trung tâm này có Đài Truyền thanh xã.

Việc các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực hiện hành đưa đài truyền

thanh xã vào tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do ngành Văn hóa, Thể thao và Du

lịch quản lý là không phù hợp, khi chức năng quản lý báo chí xuất bản, trong đó có

quản lý truyền thanh đã được chuyển từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sang Bộ

Thông tin và Truyền thông.

Tại Hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về

xây dựng nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 463/QĐ-BTTTT

ngày 22/3/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tiêu chí về nông thôn

mới ngành thông tin và truyền thông chỉ bao gồm 2 nội dung: xã có điểm

phục vụ bưu chính, viễn thông; xã có Internet đến thôn, không có nội dung:

91

Page 92: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

xã có đài truyền thanh xã. Do đó, tại văn bản số 2337/BTTTT-KHTC ngày

31/8/2012 về việc báo cáo kết quả kiểm tra tình hình triển khai Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Thông tin và Truyền

thông gửi Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới, có nêu: ”Bộ Thông tin và Truyền thông thấy rằng cần

sửa đổi tiêu chí thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông (tiêu chí số 08-Bưu

điện) theo hướng bổ sung nội dung xã có đài truyền thanh xã” .

Về vấn đề này, trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng tiêu

chí ngành Thông tin và Truyền thông về xây dựng nông thôn mới, Sở Thông

tin và Truyền thông Quảng Trị đã có văn bản kiến nghị Bộ Thông tin và

Truyền thông nên đưa đài truyền thanh xã vào tiêu chí ngành thông tin và

truyền thông.

Trong thực tế, muốn đưa được đài truyền thanh xã vào tiêu chí Thông tin và

Truyền thông về xây dựng nông thôn mới, cần phải kiến nghị sửa Quyết định số

491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu

chí quốc gia về nông thôn mới; sửa Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày

21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện Bộ

tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày

22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định mẫu về tổ chức, hoạt

động và tiêu chí của Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã.

Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cần đề nghị Chính phủ và các Bộ,

ngành liên quan sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, sửa đổi các Thông

tư liên quan nhằm đưa nội dung xã có đài truyền thanh xã vào tiêu chí ngành

92

Page 93: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Tthông tin và Truyền thông về xây dựng nông thôn mới, cho phù hợp với chức

năng quản lý truyền thanh của ngành Thông tin và Truyền thông.

b. Bổ sung chức danh phụ trách đài truyền thanh cấp xã vào chức danh những

người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Đối với cán bộ đài cấp xã không có trong định biên nên không được hưởng

các chế độ do Nhà nước quy định (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân

thể, bảo hiểm tai nạn lao động…). Đối với các đài tại các xã miền núi, trung du,

miền biển, cán bộ đài phải thường xuyên đi lại kiểm tra, sửa chữa đường dây, thiết

bị kỹ thuật với một địa hình rộng, phức tạp, nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn; do đó cán

bộ đài truyền thanh cơ sở không yên tâm công tác và thường xuyên bị biến động về

nhân sự.

Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về

chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,

phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư

liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội

vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị

định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, UBND tỉnh đã xây dựng

Đề án về chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên

trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, bản, khu phố trình HĐND tỉnh thông qua và ra

Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 23/7/2010 về chức danh, mức phụ cấp đối

với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, bản,

khu phố.

Khi thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, không đưa chức danh phụ trách

đài truyền thanh vào chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã,

phường, thị trấn mà bố trí công chức văn hóa - xã hội đảm nhận công tác đài truyền

thanh. Theo Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 23/7/2010 của HĐND tỉnh,

chức danh “cán bộ văn hóa - thông tin - thể thao (truyền thanh, quản lý nhà văn hóa,

thể dục thể thao)” bố trí công chức đảm nhận.

93

Page 94: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Thực tế hiện nay đã bố trí 01 công chức văn hóa - xã hội phụ trách công tác

Lao động - TBXH, trẻ em, xóa đói giảm nghèo, 01 công chức phụ trách quản lý

văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, do đó việc bố trí kiêm

nhiệm thêm phụ trách đài truyền thanh gặp nhiều khó khăn.

Để tìm hướng giải quyết khó khăn nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có

Công văn số 3599/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 27/10/2010 gửi UBND các tình, thành về

việc quy định các chức danh và mức phụ cấp hoạt động không chuyên trách Đài Truyền

thanh xã; Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các chức danh:

+ Trưởng Đài truyền thanh xã;

+ Người vận hành, khai thác và quản lý kỹ thuật;

+ Người biên tập và thể hiện bản tin hàng ngày.

Thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trên lĩnh vực báo chí, qua

theo dõi tình hình thực tế và nhu cầu bức xúc của cơ sở, Sở Thông tin và Truyền

thông nhận thấy Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 23/7/2010 của HĐND

tỉnh về chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên

trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, bản, khu phố chưa bổ sung chức danh phụ

trách đài phát thanh cấp xã. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho cán bộ phụ trách đài

truyền thanh xã. Ngày 01/6/2011, Sở Thông tin và Truyền thông có Công văn số

199/STTTT-BCXB gửi các phòng Văn hóa và Thông tin trên địa bàn tỉnh cung cấp

thông tin, số liệu để thực hiện Dự thảo Đề án bổ sung chức danh, mức phụ cấp đối

với những người hoạt động không chuyên trách ở đài truyền thanh xã, trạm truyền

thanh thôn, bản.

Ngày 26/7/2012, UBND tỉnh có tờ trình (lần thứ nhất) số 2286/TTr-UBND gửi

HĐND tỉnh về việc đề nghị bổ sung chức danh phụ trách đài truyền thanh xã,

phường, thị trấn vào chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã,

phường, thị trấn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 2/8/2012,

HĐND tỉnh có Công văn số 117/HĐND-HCTCQT về việc bổ sung chức danh

những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Nội dung công

94

Page 95: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

văn đề nghị UBND tỉnh chuẩn bị các đề án liên quan đến chính sách hỗ trợ, khuyến

khích đối với cán bộ, công chức; những người hoạt động không chuyên trách ở cơ

sở trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 6 tổ chức vào tháng 12/2012 để xem xét, quyết

định.

Thực hiện chỉ đạo trên, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở

Nội vụ xây dựng Tờ trình Đề án và tổ chức nhiều lần lấy ý kiến các Sở, ngành liên

quan để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh. Tuy nhiên tại kỳ họp thứ 6

HĐND tỉnh tổ chức vào tháng 12/2012, nội dung kỳ họp chưa đề cập về vấn đề

này.

Ngày 11/3/2013, UBND tỉnh tiếp tục có Tờ trình số 606/UBND-NC gửi

HĐND tỉnh về việc trình Đề án bổ sung chức danh phụ trách đài phát thanh cấp xã

vào cán bộ không chuyên trách cấp xã. Theo Đề án, do điều kiện ngân sách của tỉnh

còn khó khăn nên bổ sung thêm mỗi xã, phường, thị trấn 01 chức danh hoạt động

không chuyên trách để phụ trách đài truyền thanh ở xã, phường, thị trấn. Áp dụng

mức phụ cấp hệ số 0,9 (bằng mức phụ cấp các chức danh hoạt động không chuyên

trách ở xã, phường, thị trấn thuộc nhóm 2 theo Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND

của HĐND tỉnh). Cán bộ, công chức và những người hoạt động chuyên trách ở xã,

phường, thị trấn được bố trí kiêm nhiệm chức danh phụ trách đài truyền thanh

hoặc người phụ trách đài truyền thanh được bố trí kiêm nhiệm thêm chức danh hoạt

động không chuyên trách khác thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm theo quy

định tại mục C, Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Đề án bổ sung chức danh phụ trách đài phát thanh cấp xã vào cán bộ không

chuyên trách cấp xã do UBND tỉnh trình sẽ được HĐND tỉnh xem xét trong năm

2013.

c. Quy định cụ thể về chế độ nhuận bút

Cần có quy định về chi trả tiền nhuận bút theo Nghị định số 61/NĐ-CP ngày

11/6/2002 của Chính phủ quy định chế độ nhuận bút. Trưởng đài các huyện cần

chủ động xây dựng Đề án chi trả nhuận bút cho phóng viên, cộng tác viên trên đài

95

Page 96: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

truyền thanh để tham mưu UBND huyện ban hành trên cơ sở thực hiện theo Nghị

định số 61/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ, Quyết định số 64/QĐ-UBND

ngày 10/01/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Quy định mức chi trả chế độ

nhuận bút, thù lao đối với cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Trong đó, Đề án cần đề xuất mức nhuận bút phù hợp với nguồn kinh phí của địa

phương, quy định cụ thể mức chi trả nhuận bút tin, bài, chương trình tọa đàm,

chương trình thời sự, định mức khoán đối với phóng viên…

d. Bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:

Cần có kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng và có kế hoạch đưa đi đào tạo dài hạn,

bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo yêu cầu nghề nghiệp

cho cán bộ đài truyền thanh cơ sở.

đ. Một số chính sách khác:

Chính quyền địa phương các cấp cần có chủ trương triển khai thực hiện Thông

tư số 08/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 23/3/2010 về

việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng

hiện vật đối với công chức, viên chức trên lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

3.4 . Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Một khó khăn nữa đối với hệ thống truyền thanh cơ sở chính là nằm ở nguồn

lực con người.

3.4.1. Bổ sung nguồn nhân lực

a. Về số lượng:

* Đối với đài huyện:

Cần tăng thêm biên chế đài huyện đáp ứng đủ hoạt động chuyên môn.

Cụ thể:

- Hiện nay, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh có 08 biên chế nhưng trên thực tế địa

bàn Vĩnh Linh rộng, dân số trên 9 vạn người có đều các vùng: miền núi, đồng bằng,

vùng biển, vùng xa trung tâm huyện. Đài Vĩnh Linh phải có cán bộ kỹ thuật theo

dõi, bảo quản hệ thống loa FM ở 22/22 xã, thị trấn. Phóng viên phát thanh truyền

96

Page 97: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

hình hoạt động trên địa bàn như vậy phải đông hơn các địa bàn khác. Ít ra phải có 3

phóng viên truyền hình, 3 phóng viên phát thanh, 3 cán bộ kỹ thuật bảo quản hệ

thống truyền thanh không dây FM. Ngoài ra còn có 2 cán bộ kỹ thuật trực máy phát

sóng tiếp âm Đài PT-TH tỉnh, đài Trung ương và dựng chương trình địa phương

hàng ngày. Như vậy, tính cả Trưởng Đài, Phó Trưởng Đài, phát thanh viên, kế toán

thì một đài cấp huyện như Đài Truyền thanh Vĩnh Linh cần 13 người. Bên cạnh đó,

huyện có hai xã miền núi Vĩnh Ô và Vĩnh Khê được Nhà nước đầu tư hai đài phát

sóng FM trong thời gian tới thì phải có thêm 4 cán bộ kỹ thuật quản lý khai thác hai

đài nói trên.

Như vậy, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh cần bổ sung thêm từ 7-9 cán bộ, phóng

viên, kỹ thuật viên.

- Đài Truyền thanh huyện Gio Linh: Nhân lực hiện có của là 01 Trưởng Đài

phụ trách chung; 01 Phó Đài phụ trách kỹ thuật; 01 biên tập kiêm phát thanh viên;

02 phóng viên; 01 kỹ thuật viên. Nhu cầu của Đài: 01 phát thanh viên; 01 phóng

viên.

- Đài Truyền thanh huyện Triệu Phong:

Hiện tại, Đài Truyền thanh huyện có 06 biên chế là không phù hợp vì trước

đây chỉ làm phát thanh cũng có 06 biên chế, bây giờ kiêm luôn nhiệm vụ truyền

hình, dựng tin truyền hình nhưng số lượng biên chế vẫn không được tăng thêm.

Nhu cầu đầu tư nguồn nhân lực cho đài huyện lên 10 biên chế, trong đó có 01

trưởng đài, 01 phó đài, 2 kỹ thuật phát thanh, 01 kỹ thuật truyền hình, 5 phóng

viên.

- Đài Truyền thanh huyện Hải Lăng:

Tăng biên chế cho Đài huyện thêm 02 lao động.

- Đài Truyền thanh thị xã Quảng Trị:

Hiện tại, đài có 5 cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên là quá ít. Đài có nhu cầu

tăng thêm tối thiểu 3-4 người, cụ thể là: 01 trưởng đài, 01 phó đài, 03 kỹ thuật, 03

phóng viên, 01 kế toán.

97

Page 98: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Đài Truyền thanh huyện Cam Lộ:

Hiện tại có 05 biên chế, trong đó có 01 trưởng đài, 02 cán bộ kỹ thuật, 02

phóng viên (01 phóng viên kiêm kế toán). Trình độ chuyên môn 03 cán bộ tốt

nghiệp đại học, 01 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng, 01 cán bộ trình độ trung cấp. Với 05

biên chế như thế là quá mỏng so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan báo chí

địa phương. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, mỗi thành viên trong

đài phải kiêm nhiệm nhiều công việc, nhất là khi hệ thống trạm phát sóng FM cơ sở

được nhân rộng 100%, đòi hỏi đội ngũ con người làm nội dung và kỹ thuật phải

được tăng cường thêm mới có thể đáp ứng được công việc. Đài có nhu cầu tăng

thêm 01 cán bộ kỹ thuật, 01 biên tập viên.

Như vậy, nhìn chung các đài đều có nhu cầu tăng thêm từ 1-8 cán bộ, phóng

viên, kỹ thuật. Để đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra đến năm 2020, đối với các huyện

đồng bằng, thành phố, thị xã, trung bình mỗi đài cần có từ 10-15 cán bộ, phóng

viên, kỹ thuật viên. Đối với các huyện thuộc miền núi, do nhu cầu sản xuất chương

trình truyền hình nên số lượng này cần cao hơn, tùy thuộc vào yêu cầu tuyên truyền

của từng đơn vị.

* Đối với đài xã

Về lý thuyết, đối với công việc của một trạm truyền thanh, sẽ có một cán bộ

văn hóa, xã hội xã đảm nhận phần nội dung, một cán bộ bán chuyên trách phụ trách

phần kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực  tế, ở một địa phương, cán bộ văn hóa, xã hội

phải đảm trách hết mọi công việc, bên cạnh đó còn kiêm nhiệm những công tác

khác.

Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ văn hóa, xã hội ở các xã đều chưa qua một khóa

đào tạo cơ bản nào về lĩnh vực truyền thanh, thỉnh thoảng có một vài buổi tập huấn

nhưng chủ yếu về lĩnh vực báo chí - truyền thông nói chung. Mọi chương trình

truyền thanh được hình thành đều dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có và một

chút năng khiếu.

98

Page 99: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Đài truyền thanh cơ sở là một thiết chế thuộc UBND cấp xã, do UBND xã ra

quyết định thành lập, quy định về tổ chức và hoạt động đảm bảo thực hiện tốt các

nhiệm vụ được chính quyền địa phương giao. Số lượng cán bộ chuyên trách, bán

chuyên trách, nhân viên hợp đồng của đài truyền thanh cơ sở do UBND xã quyết

định trong tổng số cán bộ và hợp đồng của xã được UBND huyện giao hàng năm

theo quy định của pháp luật.

- Về số lượng, mỗi đài/ trạm truyền thanh bổ sung cụ thể các chức danh gồm:

+ Trưởng đài kiêm biên tập viên, biên tập và cơ cấu chương trình;

+ Phóng viên kiêm phát thanh viên;

+ Cán bộ vận hành, khai thác và quản lý kỹ thuật.

Tiêu chuẩn chuyên môn cần được thực hiện theo Quyết định số 04/2004/QĐ-

BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể

đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

b. Về chất lượng

- Đài huyện mặc dù chưa được công nhận là một cơ quan báo chí nhưng vẫn

thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một cơ quan báo chí. Vì vậy, khi xét tuyển cán bộ

vào biên chế cần được thông qua sơ tuyển, không nên bố trí đủ người nhưng làm

không được việc.

Đã qua, hầu hết các phòng Nội vụ căn cứ trên nhu cầu và đề xuất của các Đài

thực hiện việc xét tuyển. Trong đó, ưu tiên tuyển dụng đối với những người có

chuyên môn về phát thanh, truyền hình, báo chí, ngữ văn… với trình độ trung cấp,

cao đẳng, đại học, sau đại học.

- Qua khảo sát cho thấy trình độ nguồn nhân lực đài xã rất thấp, do đó việc bố

trí cán bộ ưu tiên tuyển dụng đối với những người có chuyên môn về phát thanh,

truyền hình, báo chí, ngữ văn… với trình độ trung cấp, cao đẳng, hoặc đại học.

3.4.2. Nâng cao năng lực chuyên môn Năng lực chuyên môn của người làm phát thanh bao gồm nhiều mặt. Sống

trong thời đại “bùng nổ” thông tin, hàng ngày tiếp cận với những chuyển biến, biến

99

Page 100: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

động của thế giới, để đội ngũ cán bộ truyền thanh cơ sở có nhận thức và quan điểm

về thế giới và đất nước một cách khoa học và đúng đắn, cần trang bị cho họ đầy đủ

lượng thông tin để nhận thức và có cái nhìn, sự đánh giá đúng về chiều hướng phát

triển của thế giới qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, học tập về chính trị và chuyên

môn. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng về trình độ chính trị bởi lẽ trong bối cảnh hội

nhập quốc tế, người làm báo phát thanh cần phải hiểu đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng CNXH làm cho dân giàu,

nước mạnh và qua đó, người làm phát thanh phải bảo vệ nguyên tắc tính đảng và

trách nhiệm chính trị trước Tổ quốc và nhân dân mình.

Nghề báo nói chung và phát thanh nói riêng không đòi hỏi phải hiểu biết tất cả

nhưng yêu cầu của nghề nghiệp đòi hỏi người làm báo phát thanh phải hiểu sâu sắc

và toàn diện vấn đề mà mình cần truyền đạt đến người nghe. Do đó, cần bồi dưỡng

qua sách, báo, tài liệu… để có kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng trên các lĩnh vực

đời sống kinh tế và xã hội, không ngừng bồi dưỡng và làm giàu vốn tri thức. Có

như thế mới nâng cao được chất lượng các chương trình phát thanh nhằm tác động

có hiệu quả đến đông đảo công chúng.

Năng cao năng lực chuyên môn để giúp người làm phát thanh về nội dung, có

những phạm vi chủ đề, đề tài riêng; có tính khách quan trong việc đi tìm chân lý

của sự kiện là sự thể hiện năng lực của nhà báo phát thanh. Có tính kiên trì thường

xuyên khi theo dõi và thông tin sự kiện. Có tài quan sát sự kiện sẽ giúp cho người

làm báo tìm tòi được những chi tiết và phân tích được cái chủ yếu và cái thứ yếu.

Có mối quan hệ mật thiết với tất cả mọi người, có kỹ năng giao tiếp với các tầng

lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau.

Đào tạo lại hoặc tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn để giúp người

làm phát thanh rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng nói; có khả năng trình bày bằng lời

nói miệng.

Nguồn lực con người là một trong những vấn đề trọng tâm của “cuộc cách

mạng” ở các đài, trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn. Giải pháp nhanh chóng

100

Page 101: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

trước mắt là cần mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng về cả kỹ thuật

và nội dung cho đội ngũ thực hiện chương trình truyền thanh cơ sở. Trong tương

lai, vẫn cần tách bạch công tác truyền thanh của đội ngũ này với những công việc

khác. Có như vậy, họ mới thực sự chuyên tâm và nâng cao chất lượng chuyên môn.

3.5. Nhóm giải pháp xây dựng các mô hình hoạt động

3.5.1. Xây dựng mô hình phát thanh Internet ở thành phố Đông Hà

a. Những ưu thế của phát thanh hiện đại

Ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn giản, tiện lợi. Thế

nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh được với các loại

hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông tin.

Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với phát thanh hiện đại. So với

các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát thanh

trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới nhất, nóng

hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa có

ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử  mới có thể cạnh tranh

được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo mạng là phụ

thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp nên sự tiện

lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành cùng với mỗi cá nhân

trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh.

Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là

những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh,

hiệu quả đến công chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở

sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.

Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh, những

người làm phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem lại cho công chúng

những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường nhật của người

nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một cách thân tình, gần gũi

“như nói với một người bạn”. Người làm phát thanh ngày này rất quan tâm đến

101

Page 102: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng nghe đài, không ngừng cải

tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng gần gũi hơn với thính

giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu ở từng độ tuổi...

b. Phát thanh trên Internet

Sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện này là một nét mới mẻ, cho thấy ưu

thế của báo phát thanh hiện nay. Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền

thông đại chúng hiện nay, muốn có chỗ đứng của mình, phát thanh cần phải phát

huy tối đa những ưu thế của mình để vượt lên trong việc cung cấp thông tin nhanh,

chính xác với  một phưong thức sinh động, gần gũi với công chúng.

Phát thanh trên Internet giúp khắc phục hạn chế của phát thanh truyền thống là

khả năng lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu. Các chương trình không bị

đóng khung trong một khung giờ cố định và trong một không gian nhất định. Với

việc tải chương trình phát thanh lên Internet, những người ở vị trí địa lý cách xa

nhau hàng ngàn ki lô mét vẫn có thể nghe được chương trình bất cứ lúc nào, thời

gian nào và không gian nào.

Với tính chất đa phương tiện, các đài địa phương nếu có điều kiện về kỹ thuật

và tài chính, có thể đề nghị mở thêm một kênh “phát thanh có hình” nhằm hạn chế

tối đa nhược điểm cơ bản nhất của phát thanh là “chỉ có âm thanh để diễn đạt”. Mỗi

đài phát thanh có thể xây dựng một website trên mạng để hỗ trợ cho các chương

trình phát thanh. Website cũng là một thư viện online, giúp công chúng phát thanh

tra cứu tư liệu khi cần thiết.

Về phương diện kỹ thuật, việc đưa ứng dụng kĩ thuật số vào các khâu (trang bị

phương tiện tác nghiệp cho phóng viên, xử lí, dựng các tác phẩm hoàn chỉnh,

truyền phát sóng…) sẽ giúp cho đài phát thanh mở rộng diện phủ sóng, nâng cao

chất lượng âm thanh và giúp cho quá trình truyền tin không bị gián đoạn.

c. Việc triển khai xây dựng mô hình mẫu phát thanh trên Internet tại Đài

Truyền thanh thành phố Đông Hà

102

Page 103: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Trên cơ sở phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế nêu trên,

thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”, Chủ

nhiệm đề tài và các cộng sự đã thực hiện mô hình phát thanh trên Internet tại Đài

Truyền thanh thành phố Đông Hà.

Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà là kênh thông tin, tuyên truyền của cấp

ủy, chính quyền thành phố, là tiếng nói của nhân dân địa phương. Những năm gần

đây, so với các địa phương khác trong tỉnh, đơn vị được đầu tư cơ sở vật chất khá

cơ bản, trình độ đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên khá đồng đều, có tâm

huyết với sự nghiệp phát triển thông tin đại chúng. Lãnh đạo thành phố Đông Hà có

sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. Vì thế, Sở Thông tin và Truyền thông chọn Đài

Truyền thanh thành phố Đông Hà làm mô hình mẫu đưa chương trình phát thanh

của Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà tích hợp lên Trang thông tin điện tử của

UBND thành phố Đông Hà là phù hợp với xu hướng mới. Mô hình này có tính ưu

việt mà truyền thanh truyền thống không làm được đó chính là tuyên truyền sâu

rộng ra thế giới nhưng vẫn không làm mất đi tính truyền thanh truyền thống.

Việc đưa các chương trình truyền thanh trên Internet được Đài Truyền thanh

Đông Hà thực hiện trên 6 tháng. Bước đầu, Đài đã thực hiện được trên 130 chương

trình phát thanh. Ông Nguyễn Thời, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đông Hà đánh

giá: “Hoạt động của Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà thời gian qua đem lại

hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế -

xã hội của thành phố trẻ. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Đài đã thực hiện thử

nghiệm đưa một số chương trình phát thanh trên Internet, trong đó Đài đã thực hiện

thử nghiệm phát thanh trực tiếp kỳ họp của HĐND thành phố Đông Hà trên

Internet được đông đảo công chúng ủng hộ. Hiệu quả tuyên truyền đem lại rất lớn.

Trong thời gian tới, để đáp ứng các yêu cầu mới của địa phương và hiện đại hóa,

Đài cần thực hiện các chương trình phát thanh online, phát thanh trực tiếp các kỳ

103

Page 104: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

họp quan trọng của HĐND, UBND thành phố. Cần đổi mới các chương trình theo

hướng tăng sự tương tác với khán giả”.

Nhiều thính giả ở trong và ngoài nước đã gửi mail về cho Đài chia sẻ cảm xúc:

“Thật bất ngờ và thú vị làm sao khi ở một khoảng cách địa lý rất xa mà chúng tôi

vẫn nghe được giọng của người Quảng Trị. Lắng nghe các chương trình phát thanh

của Đài Đông Hà qua Internet, chúng tôi nắm bắt được rất nhiều thông tin hữu ích

và vui mừng nhận thấy sự đổi thay của quê nhà”. Đây là điều mà phát thanh truyền

thống không thể làm được.

- Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộc một số hạn chế như sau:

+ Dung lượng Trang thông tin điện tử của UBND thành phố Đông Hà không

lớn nên dung lượng dành cho chương trình truyền thanh Internet này còn quá ít. Vì

thế, chương trình phát thanh muốn đưa lên nhiều lại không được, phải xoá bớt các

chương trình những lần trước, tính lưu trữ chương trình cũ không cao.

+ Do phần thiết kế giao diện của Trang thông tin điện tử của UBND thành phố

Đông Hà chưa xây dựng phần lấy ý kiến bạn nghe đài nên chúng tôi chưa có cơ sở

vững chắc để thống kê được số lượng người truy cập, cũng như tiếp thu toàn bộ

góp ý của bạn nghe đài khi nghe chương trình phát thanh trên Internet. Vị trí của

chương trình phát thanh (đặt ở một bên góc phải, nhỏ) chưa gây được sự chú ý trực

diện cho người truy cập.

+ Đội ngũ cán bộ Đài cơ bản được đào tạo qua ngành báo chí nhưng các kỹ

năng phục vụ cho việc tương tác trực tuyến với người nghe chưa có đủ năng lực.

Thời gian qua, việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác này cũng chưa thực

hiện. Thiết bị chủ yếu là thiết bị cũ của Đài, phương tiện làm việc chưa đảm bảo.

Để Đài Truyền thanh Đông Hà thực hiện tốt phát thanh trên Internet với đầy

đủ các tính năng của phát thanh hiện đại cần hội đủ nhiều yếu tố, đồng bộ về cơ sở

hạ tầng, tin học, viễn thông. Đó là: Cần nâng cấp Trang thông tin điện tử của thành

phố Đông Hà lên để có dung lượng đủ mạnh để có thể lưu trữ nhiều chương trình

phát thanh hoặc UBND thành phố Đông Hà có chủ trương cho phép Đài Truyền

104

Page 105: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

thanh thành phố Đông Hà được lập website riêng. Về trang, thiết bị kỹ thuật cần bổ

sung thêm máy vi tính xách tay, 01 server media có cấu hình đủ mạnh, dung lượng

ổ cứng lớn HDD; 01 mixer lọc tạp âm; 01 phần mềm media server và các phụ kiện

kèm theo. Cần đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ và phát thanh hiện đại,

phát thanh trên Internet. Bổ sung biên chế thêm cho Đài, nhất là về kỹ thuật tin học.

Cần sớm bổ sung khung nhuận bút, chế độ nhuận bút đối với việc cộng tác, sản

xuất tin, bài phát thanh trên Internet để động viên cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên

nâng cao chất lượng chương trình…

d. Một số đề xuất

Qua khảo sát của chúng tôi, hiện nay 10 huyện, thị, thành phố đều có trang

thông tin điện tử. Do đó, có thể sử dụng các trang thông tin điện tử này (thay vì

thành lập 01 website riêng về phát thanh địa phương) để phát các chương trình phát

thanh trên Internet. Việc tải chương trình phát thanh trên các trang thông tin điện tử

này góp phần làm cho nội dung các trang phong phú, hấp dẫn. Đồng thời, việc tìm

kiếm thông tin về địa phương đó cũng dễ dàng, thuận tiện hơn.

Với việc phát triển phát thanh trên Internet đã đưa phát thanh truyền thống

vượt qua khỏi “khung cửa chật hẹp” trước kia. Nó không còn bị “đóng khung” bởi

thời gian phát sóng, không gian nghe, địa điểm nghe mà chỉ cần có máy tính được

truy cập Internet. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này cần:

+ Về trang thiết bị, kỹ thuật: Cần bổ sung và đầu tư thêm các trang thiết bị

hiện đại, số hóa có thể thực hiện được việc đưa chương trình phát thanh lên

Internet…

+ Về nhân lực: Cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung nguồn nhân lực làm phát

thanh hiện đại vì đây chính là yếu tố quyết định giúp cho các chương trình phát

thanh trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Trong đó, yêu cầu phải có kiến thức về chuyên

ngành báo chí, giỏi về công nghệ thông tin…

+ Về phương thức thông tin: Trước hết cần tăng cường số lượng và  thời lượng

các chương trình phát thanh trên Internet, sau đó đầu tư vào các chương trình phát

105

Page 106: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

thanh trực tiếp online, coi đó là “vũ khí cạnh tranh” của báo phát thanh. Đồng thời,

cần chú trọng các chương trình “phát thanh mở”, phát thanh thực tế, phát thanh

tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia trực tiếp của công chúng thính giả

vào chương trình.

Để thực hiện được mô hình này, điều quan trọng nhất là sự ủng hộ về tinh thần

và vật chất của cấp ủy, chính quyền địa phương; hỗ trợ về nội dung, kỹ thuật của

Đài PT-TH tỉnh; hỗ trợ về công nghệ thông tin từ phía Sở Thông tin và Truyền

thông.

3.5.2. Mô hình phát thanh kiêm truyền hình ở huyện miền núi Đakrông và

Hướng Hóa

Đối với hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, đồng bào người dân tộc

thiểu số thường đi làm rẫy từ sớm cho đến tối mới về nhà, nên khó tập hợp đầy đủ

bà con để thông báo, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước,

các vấn đề liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, do bà con, đặc biệt là người lớn

tuổi, có thói quen nghe đài ở mọi lúc mọi nơi, nên công tác tuyên truyền pháp luật

cho đối tượng này ở vùng miền núi trong tỉnh được các ngành chức năng, chuyên

môn thực hiện qua loa, đài. 

Bên cạnh đó, việc tiếp sóng chương trình truyền hình của tỉnh, Trung ương

cũng gặp nhiều khó khăn do trạm phát sóng ít, thiết bị lạc hậu, hay bị hư hỏng, chỉ

có cách đưa băng từ đài tỉnh lên phát lại các chương trình nhưng cũng chỉ có thể

phục vụ người dân ở khu vực thị trấn và một số xã lân cận với trạm phát sóng. Mặt

khác, những thông tin của các xã ở vùng sâu, xa, miền núi mất tính thời sự do

quãng đường quá xa, không thể gửi về Đài PT-TH tỉnh để cộng tác. Chính vì thế,

việc sản xuất chương trình truyền hình là nhu cầu bức xúc của các địa phương ở

miền núi, hải đảo.

Tuy nhiên, theo qui định tại Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-

BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về việc

Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài

106

Page 107: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền

hình thuộc UBND cấp huyện, đài truyền thanh cấp huyện như huyện Đakrông và

Hướng Hóa có các chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt và bằng

các tiếng dân tộc trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh được

trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, các hoạt động của địa phương, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế,

văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên

tiến tới nhân dân theo quy định của pháp luật.

+ Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài

Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phục vụ nhu cầu tiếp

nhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật.

+ Trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống kỹ thuật

chuyên dùng của Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện để thực hiện việc tiếp

sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp

luật.

+ Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất các chương trình

phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

+ Quản lý, vận hành các trạm phát lại truyền hình, đài phát sóng phát thanh

trên địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Hướng dẫn chuyên môn,

nghiệp vụ kỹ thuật đối với Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Như vậy, đài huyện không có chức năng sản xuất các chương trình truyền

hình. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế, 02 huyện Đakrông và Hướng Hóa có thể sản

xuất chương trình truyền hình. Việc sản xuất và phát sóng các chương trình phát

thanh, truyền hình phải tuân thủ theo Luật Tần số Vô Tuyến điện (Luật số

42/2009/QH12 được ban hành ngày 04/12/2009) bởi thực tế thời gian qua, Đài PT-

TH huyện Đakrông vẫn còn phát sóng lệch tần số 1MHz.

107

Page 108: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Chính vì thế, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có điều

chỉnh, cho phép các huyện miền núi, hải đảo được phép sản xuất chương trình

truyền hình; thực hiện mô hình phát thanh kiêm truyền hình. Ban đầu có thể phát

sóng với số lượng 10-15 phút/ngày, chương trình phát thanh và truyền hình có thể

thực hiện phát trên Internet.

+ Về trang thiết bị, kỹ thuật: Cần bổ sung và đầu tư thêm các trang thiết bị

hiện đại, số hóa có thể thực hiện được việc sản xuất chương trình truyền hình; đồng

thời đưa nội dung chương trình truyền hình, chương trình phát thanh lên Internet…

+ Về nhân lực: Cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung nguồn nhân lực sản xuất

chương trình truyền hình và phát thanh hiện đại. Trong đó, yêu cầu phải có kiến

thức về chuyên ngành báo chí, giỏi về công nghệ thông tin… Với nguồn nhân lực

hiện có của 2 Đài tương đối đông đảo về số lượng

+ Về phương thức thông tin: Trước hết thử nghiệm sản xuất chương trình

truyền hình; thử nghiệm đưa chương trình phát thanh lên Internet, sau đó đầu tư

vào các chương trình truyền hình trên Internet.

+ Xây dựng nguồn kinh phí: UBND 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông cần sớm

có chế độ nhuận bút cho Đài thực hiện.

3.6. Một số kiến nghị

3.6.1. Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông cần chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên

quan nghiên cứu, tham mưu và đề xuất Chính phủ sớm có các văn bản quy định

những nội dung sau:

- Xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quy mô, tổ chức hoạt động của đài truyền

thanh cấp huyện và cấp xã, phường, thị trấn (đây là khâu cuối cùng trong hệ thống

truyền thanh 4 cấp, song cũng là khâu quyết định đối với quy trình tiếp phát sóng).

Theo chúng tôi, đài cấp huyện hoạt động như là một cơ quan báo chí của địa

phương nên phải có quy định rõ về tổ chức, các bộ phận chuyên môn, số định biên

108

Page 109: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

tối thiểu của đài. Những đài phát thanh cấp huyện có đủ điều kiện được xem xét,

cấp phép hoạt động theo quy định của Luật Báo chí.

- Xây dựng các tài liệu, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở. Chú

trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về phẩm chất đạo đức, kỹ

năng nghề nghiệp.

- Quy hoạch lại hệ thống đào tạo, bồi dưỡng về thông tin báo chí trong cả nước

theo hướng hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực về

thông tin.

- Tiêu chuẩn hoá các chức danh lãnh đạo chủ chốt của hệ thống đài truyền

thanh cơ sở, trong đó đặc biệt là người đứng đầu, trưởng đài cấp huyện, xã…

3.6.2. Kiến nghị với cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của các ngành, các

cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với việc xây dựng và phát triển hệ

thống truyền thanh cơ sở.

- Quan tâm việc quy hoạch nguồn cán bộ truyền thanh cơ sở; bố trí nguồn kinh

phí để đào tạo và đào tạo lại nguồn cán bộ.

+ Cách tính toán phân bổ biên chế cho đài truyền thanh cấp huyện rõ ràng đã

và đang có những bất cập đòi hỏi cần có sự xem xét và định mức cho phù hợp. Yếu

tố: yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới và cơ cấu tổ chức cần được

xem là cơ sở để phân bổ biên chế hợp lý, đảm bảo cho sự điều hành, phân công và

hiệu quả tuyên truyền trên nhiều lĩnh vực của các đài huyện. Vì vậy, trước mắt, nếu

chưa có ngay một chính sách quốc gia, thì chí ít lãnh đạo ở các địa phương cần có

kế hoạch và chính sách đầu tư về phát triển nhân lực cho các đài truyền thanh

huyện, thị trong tỉnh.

- Trong công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ cần chú trọng hơn

đối với cán bộ lãnh đạo đài huyện, đài xã. Khi bố trí cần cân nhắc về khả năng

chuyên môn nghiệp vụ, vì trình độ chính trị không thể đánh đồng với trình độ

109

Page 110: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

chuyên môn. Lãnh đạo đơn vị không thể đảm đương tốt vai trò quản lý, điều hành,

phân công giao việc cho phóng viên nếu thiếu hiểu biết về nghiệp vụ, vì đây là một

nghề có tính chất đặc thù.

- Cần xây dựng Đề án đầu tư phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở cuả tỉnh,

bao gồm đầu tư nâng cấp đài huyện và đầu tư xóa “xã trắng” về đài xã, bảo đảm

các xã, phường trong cả nước đều có trạm truyền thanh để tiếp âm đài quốc gia, đài

tỉnh, huyện, đồng thời là công cụ điều hành, chỉ đạo của chính quyền cơ sở. Đề án

này cần huy động tổng lực các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đưa

thong tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn của ngân sách địa

phương để triển khai hoàn thành việc đầu tư theo lộ trình phù hợp.

+ Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phải đi đôi với việc tăng cường chất

lượng đội ngũ cán bộ, cơ chế chính sách, đảm bảo nội dung hoạt động phong phú,

đa dạng, hiệu quả theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Qua đó góp phần

thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tự sang

công nghệ số, nhằm nâng cao chất lượng chương trình. Từng bước đổi mới công

nghệ, hiện đại hóa hệ thống sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng phát thanh,

truyền thanh. Xây dựng các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng phát thanh, truyền

thanh phù hợp với điều kiện của tỉnh. Nhà nước ưu tiên hỗ trợ kinh phí xây dựng,

nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở đối với các địa phương khó khăn, miền núi,

biên giới, hải đảo.

3.6.3. Kiến nghị với các đài phát thanh

- Đối Đài PT - TH tỉnh

Nâng cao trách nhiệm hỗ trợ của các Đài PT - TH cấp tỉnh đối với các đài

truyền thanh huyện, thị, thành. Đặc biệt là vai trò tư vấn với UBND huyện về cân

đối các nguồn kinh phí cho hoạt động đầu tư phát triển ngành truyền thanh theo

quy hoạch; về nguồn nhân lực; công tác đào tạo bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ

chuyên môn để có được một đội ngũ tuyên truyền “vừa hồng, vừa chuyên”. Để các

110

Page 111: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

đài truyền thanh huyện vừa làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, vừa thực hiện

tốt chức năng thông tin đa dạng của mình trong thời kỳ tiếp tục đổi mới, các huyện,

thị, thành cần quan tâm hơn đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ tri thức mọi mặt

cho lực lượng đài huyện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng hướng đến mục tiêu: đào tạo

một lực lượng chuyên nghiệp cho các tờ báo nói ở địa phương, đó phải là những

người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức sâu, có đạo đức trong sáng và

tinh thông về nghiệp vụ.

- Đối với lãnh đạo các đài huyện, xã:

Trong bối cảnh hiện nay, các đài huyện, xã cần nỗ lực vượt khó và phấn đấu

thực hiện một số giải pháp như: thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất năng

lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân. Để

có một đội ngũ làm nhiệm vụ tuyên truyền ở các đài huyện “vừa hồng, vừa

chuyên”, lãnh đạo các huyện cần quan tâm hơn đến hoạt động phối hợp với Hội

Nhà báo, các đài PT - TH địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành

liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lực lượng công tác ở

đài truyền thanh cả về mô hình tổ chức; về nội dung chương trình; về đầu tư, ứng

dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại...

+ Cần có những quy định thống nhất về chế độ chính sách đối với các bộ phận

chức năng của đài như: định mức số lượng tin, bài đối với phóng viên, chế độ

nhuận bút, chế độ vượt định mức nhuận bút.

3.6.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo chuyên ngành phát thanh

- Hoàn thiện các giáo trình, tài liệu tham khảo:

Hiện nay, tất cả các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta vẫn chưa có

đầy đủ giáo trình cho các môn học trong chương trình đào tạo. Điều đó cho thấy

việc nhanh chóng hoàn thành bộ giáo trình chính thức cho đào tạo đại học và sau

đại học ngành báo chí đang là một trong những yêu cầu nóng bỏng đặt ra đối với

công tác đào tạo, đào tạo lại báo chí ở nước ta. Một bộ giáo trình chính thức sẽ có

tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

111

Page 112: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

- Tăng cường thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập

Khai thác những chương trình đào tạo khoa học xã hội-nhân văn, đào tạo

ngành báo chí phải vừa trang bị những lý thuyết cơ bản, vừa có tính dạy nghề. Các

thành tựu kỹ thuật, công nghệ với những phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động

đào tạo, đào tạo lại sẽ đem lại sự thay đổi cơ bản về phương pháp. Cơ sở đào tạo

báo chí phải có được một hệ thống các loại phương tiện kỹ thuật cơ bản mới có thể

dạy người học thành nghề. Không có phương tiện, thiết bị kỹ thuật, không thể tổ

chức thực hiện được chương trình đào tạo và đào tạo lại báo chí theo hướng dạy

nghề; đặc biệt đối với những người theo nghề báo phát thanh.

Hệ thống các trang thiết bị kỹ thuật trong đào tạo, đào tạo lại báo chí gồm hai

loại. Thứ nhất là các hệ thống thiết bị phương tiện kỹ thuật chung bao gồm: studio

truyền hình, phát thanh, hệ thống dựng, sản xuất chương trình truyền hình phát

thanh, hệ thống in chế bản điện tử, hệ thống kỹ thuật thu phát, nhận thông tin, các

đài phát công suất nhỏ dùng cho thực hành tại chỗ. Thứ hai là các phương tiện kỹ

thuật cá nhân: camera, máy ảnh, máy ghi âm, máy tính... và các vật tư kèm theo

như: phim, giấy ảnh, băng ghi hình, băng ghi âm, vật tư cho in ấn...

Trong quá trình được đào tạo các môn chuyên ngành báo chí, người học phải

được tiếp cận, làm quen để có khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật. Hệ

thống thiết bị kỹ thuật giúp cho người học cảm thấy tự tin, thoải mái và điều này sẽ

góp phần tạo ra hiệu quả thực sự. Thực tế cho thấy, nếu cơ sở đào tạo có đầy đủ các

trang thiết bị lỹ thuật giống như trong môi trường thực tế của các cơ quan đài, báo

bên ngoài nhà trường thì người học có thể được học về quy trình và tất cả các kỹ

năng cần thiết ngay trong nhà trường. Điều này sẽ khắc phục được rất nhiều khó

khăn trong những kỳ thực tập của sinh viên báo chí ở các cơ quan báo, đài.

Các trang thiết bị kỹ thuật ở cơ sở đào tạo có thể không thật hiện đại nhưng

điều quan trọng là phải đầy đủ để tất cả người học đều có cơ hội thực hành cùng

với máy móc. Điều này đã làm thay đổi tập quán “giảng chay - học chay” nặng về

lý thuyết trước đây. Có thể coi đây như một trong những điều kiện quan trọng

112

Page 113: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

trong việc đổi mới phương thức giảng dạy, một chìa khóa của việc nâng cao chất

lượng đào tạo các môn chuyên ngành báo chí. Việc khai thác sử dựng các thiết bị

kỹ thuật với nhiều hình thức khác nhau (như: tập đọc, nói, phỏng vấn, tọa đàm

trước máy, ghi âm, dẫn chương trình và thực hiện các thao tác theo phương pháp

phát thanh trực tiếp... ) sẽ góp phần đem lại hiệu quả tốt, góp phần trực tiếp vào

việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập và các môn chuyên ngành phát

thanh.

- Đào tạo báo chí là dạy nghề

Cần coi công tác đào tạo báo chí ở bậc cao đẳng, đại học thực chất là đào tạo

ra các phóng viên có khả năng hoạt động trong thực tiễn để khai thác tư liệu, phải

viết thông thạo một số thể loại báo chí thông dụng nhất như tin, bài thông tấn,

phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh... Đào tạo báo chí phải thể hiện rõ tính chất dạy

nghề. Điều này không chỉ được thể hiện trong các chương trình đào tạo mà còn

phải được thể thiện trong quá trình thực hiện các chương trình đó. Với cách học

này, lớp học sẽ giống như một tòa soạn, trong đó giảng viên là tổng biên tập.

Đối với các loại hình báo chí như báo nói, báo hình, còn phải có studio với

những thiết bị kỹ thuật chuyên dùng và có giảng viên thực hành hướng dẫn sử dụng

các thiết bị đó.

Công tác đào tạo báo chí có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định

đến chất lượng đội ngũ nhà báo và chất lượng của báo chí nói chung. Trong đó,

việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhanh chóng hoàn thành bộ giáo trình

chuẩn quốc gia, tăng cường trang bị những thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho

công tác giảng dạy và học tập, đào tạo báo chí theo hương dạy nghề phải được coi

là những giải pháp cơ bản trong việc nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành

báo chí ở nước ta hiện nay.

* Tiểu kết Chương 3

Kể từ khi tín hiệu radio đầu tiên được phát sóng vào thế kỷ XVIII, con người

vẫn luôn luôn theo đuổi một mục đích duy nhất là phủ sóng cho nhiều người trên

113

Page 114: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

một diện tích rộng. Từ xa xưa đến nay vẫn luôn tồn tại giấc mơ cháy bỏng của con

người là vượt qua khoảng cách về thời gian và không gian  bị giới hạn bằng mắt và

tai. Bởi vậy, người ta đã xây dựng rất nhiều trạm phát trên núi, nối liền các thành

phố và thị trấn với nhau bằng những đường dây cáp như một tấm màng nhện khổng

lồ, rồi sau đó đã tiến hành phóng vệ tinh vào quỹ đạo trái đất nhằm thực hiện ước

mơ trên. Với những nỗ lực như vậy, trong thế kỷ này, những người ở cách xa nhau

nửa vòng trái đất đã có thể cùng xem và cùng suy ngẫm một vấn đề trong cùng một

thời gian.

Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Quảng Trị có

hệ thống đài truyền thanh cơ sở hoạt động khá hiệu quả trong thời gian qua. Tuy

nhiên, có từng lúc, từng nơi, hoạt động của hệ thống này còn kém hiệu quả. Trong

chương 3, chúng tôi đề cập các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền

thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 bao gồm các nhóm giải pháp như:

Nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của

đài truyền thanh; Nhóm giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; Nhóm giải

pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực;

Nhóm giải pháp xây dựng các mô hình hoạt động. Đồng thời đề xuất một số kiến

nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ủy và chính quyền địa phương, các đài

phát thanh, các cơ sở đào tạo chuyên ngành phát thanh

Trong nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện việc xây dựng mô

hình phát thanh Internet ở Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà. Đây có thể xem là

tiền đề quan trọng để tiến tới thực hiện mô hình phát thanh Internet đối với các đài

huyện, thị, thành còn lại trong tỉnh. Qua đó thúc đẩy hệ thống đài truyền thanh cơ

sở thực hiện việc phát thanh hiện đại, hiện đại hóa hệ thống này trên địa bàn toàn

tỉnh. Phát triển đồng bộ và hiện đại các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ

tích cực, có hiệu quả hơn nữa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững

chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm cho toàn bộ dân cư, đặc biệt là

dân cư ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo được tiếp

114

Page 115: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình mọi mặt

trong nước và quốc tế qua các phương tiện, loại hình thông tin phù hợp, với chất

lượng tốt, hấp dẫn, kịp thời.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ chế

kinh tế thị trường đã làm thay đổi tâm lý người nghe radio. Yêu cầu đặt ra là các

chương trình phát thanh phải hiện đại và mang đậm hơi thở của cuộc sống, giản dị,

gần gũi với mọi đối tượng nghe đài, được truyền dẫn, phát sóng trên nền tảng công

nghệ phát thanh hiện đại, đảm bảo độ nét âm thanh cao, chất lượng âm thanh hoàn

hảo. Đây là một yêu cầu cấp thiết đối với phát thanh trên con đường hiện đại hóa

chính mình bằng cách chiếm lĩnh công nghệ tiên tiến.

Việc tạo ra những bước tiến mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát

thanh, tạo cơ sở để làn sóng phát thanh thực sự trở thành cơ quan tuyên truyền và là

“người bạn đồng hành chung thủy” của công chúng thính giả cũng chính là cái đích

mà toàn bộ hệ thống phát thanh Việt Nam hướng tới trong quá trình phát triển, hội

nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, phát triển thông tin cần dựa trên cơ sở kết

hợp hài hòa giữa ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và các phương tiện

thích hợp khác; tăng cường tự chủ tài chính cho các đơn vị làm công tác thông tin.

Thông tin phải thực sự đi trước một bước, vừa làm tốt việc dự báo, định hướng

phát triển xã hội, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thông

tin phục vụ sự nghiệp đổi mới, đổi mới tư duy phát triển lý luận; mở rộng và phát

huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nâng cao ý thức làm chủ đất nước

của nhân dân. Việc bảo đảm an ninh thông tin phải phục vụ tốt cho việc nâng cao

chất lượng, hiệu quả của thông tin, đồng thời không cản trở sự phát triển thông tin.

Đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài

truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” không chỉ nêu ra

115

Page 116: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

mà còn phân tích các thực trạng, chỉ ra những bất cập trong thực tế, từ đó đề ra các

giải pháp mang tính khả thi để phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở theo

hướng hiện đại, đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc phát triển hệ

thống này đến năm 2020 nhằm mục đích khắc phục tình trạng thông tin thiếu cân

đối, đảm bảo sự đồng đều về phân bố, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin

của nhân dân giữa các vùng, miền. Đồng thời thể hiện sự quan tâm hơn nữa đến

nhu cầu thông tin của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên

giới, hải đảo; đảm bảo tốt hơn nữa quyền và nhu cầu được thông tin của người dân.

Việc thông tin phải góp phần quan trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao dân

trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh; tăng cường sự đoàn kết,

nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân; biểu dương các nhân tố

mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù

địch, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; giữ gìn và phát

huy truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Người làm

công tác thông tin phải tuân thủ định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có

bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có kiến thức chuyên

môn nghiệp vụ cao.

Sự phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở không nằm ngoài nhiệm vụ phục

vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân;

tăng cường đưa thông tin về cơ sở; góp phần động viên, khích lệ phong trào thi đua

yêu nước, lao động sáng tạo, thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở các địa

phương. Sự phát triển của hệ thống này sẽ vừa tạo ra nguồn lực tinh thần, vừa tạo

nên sức mạnh vật chất góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, ngay chính từ cơ sở.

116

Page 117: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

Phụ lục Biểu mẫu

Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Tài liệu Hội nghị triển khai Quy

hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, Nha Trang.

2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), Tình hình phát triển và quản lý

báo chí qua 20 năm đổi mới, Hà Nội.

3. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết

định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).

4. Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), Phương pháp điều tra thính giả, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), Quy hoạch phát triển ngành phát thanh

Việt Nam đến năm 2010 và sau năm 2010 (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

6. Đài Tiếng nói Việt Nam (2000), Tiếng nói Việt Nam - cầu nối Đảng với

dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đài Tiếng nói Việt Nam - Sida (Thuỵ Điển) - Bộ Văn hoá Thông tin (2005),

Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp, (tái bản), Hà Nội.

8. Đài Tiếng nói Việt Nam - Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phương

nông thôn, (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

117

Biểu số 01

Page 118: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

9. Đài Tiếng nói Việt Nam (2006), “Giải pháp nâng cao hiệu quả phát thanh

trực tiếp ở Việt Nam”, Báo cáo tổng luận đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà

Nội.phát thanh (2005), Hướng dẫn nghiệp vụ phát thanh - truyền thanh địa

10. Đồng Mạnh Hùng (2009), “Dẫn chương trình phát thanh, một chương

trình đòi hỏi sự sáng tạo”, Nội san Nghiệp vụ phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam,

số 9, Hà Nội

11. Đoàn Quang Long (1992), Nghiệp vụ phóng viên biên tập đài phát

thanh, Nxb Thông tin, Hà Nội.

12. Đề án phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng 2020

của Chính phủ.

13. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hoá - Thông tin,

Hà Nội.

14. GS, TS. Vũ Hiền - TS. Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb

Lý luận chính trị, Hà Nội.

15. Hội Nhà báo Quảng Trị, Lịch sử Báo chí Cách mạng Quảng Trị (1928-

2009)- Nhà xuất bản Thụân Hóa.

16. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà

Nội.

17. Minh Huệ (2008), “Lời dẫn và đối thoại trong chương trình phát

thanh”, Nội san Nghiệp vụ phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam, số 9, Hà Nội.

18. Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói, Nxb Văn hoá - Thông tin,

Hà Nội.

19. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), 80 năm báo chí cách mạng

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), 80 năm báo chí cách mạng

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững - chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí, tập

II, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

118

Page 119: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

22. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) - ThS Đỗ Thị Thu Hằng

(2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

23. PGS. TS. Vũ Hiền, PGS. TS. Trần Quang Nhiếp - đồng chủ biên

(2000), Báo chí trong đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

24. Philippe Broton Sergeproulx (1996), Bùng nổ truyền thông, Nxb Văn

hoá, Hà Nội.

25. Quy hoạch phát triển Báo chỉ tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 của

UBND tỉnh Quảng Trị.

26. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm

2020 của Chính phủ.

27. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

28. Tài liệu tham khảo về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010-2020.

29. Trương Thị Kiên (2009), Tương lai nào cho các đài phát thanh ở địa

phương nước ta, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 2.

30. Ths. Đinh Thu Hằng (2009), “Địa phương hoá - một xu hướng của

phát thanh hiện đại”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 4.

31. Trương Thị Kiên (2009), “Tương lai nào cho các đài phát thanh ở địa

phương nước ta”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 2.

32. Trương Xuân Thanh (2003), “Phát thanh cộng đồng trên thế giới”,

Báo Tiếng nói Việt Nam, số 7.

33. TS Hoàng Đình Cúc - TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo

chí hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

34. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí

Minh.

119

Page 120: Chương I: Tổng quan về hệ thống Đài Truyền thanh …pvhtthuonghoa.gov.vn/dbase/Editor/SKKN/De tai Hoan.doc · Web viewĐể thực hiện được mục tiêu đó,

35. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

37. Vụ Báo chí, Bộ Văn hoá - Thông tin (1998), Các quy định pháp lý về

báo chí, Hà Nội

120