27
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU SÁNG KIẾN Năm học 2011-2012 Tên đề tài: TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU HUYỆN NINH SƠN Họ và tên tác giả:Nguyễn Cảnh Thái Chức vụ: Hiệu trưởng Lĩnh vực công tác: Quản lý Lĩnh vực sáng kiến: Công tác quản lý. Ninh Sơn, tháng 6 năm 2012.

Skkn Cap Tinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Skkn Cap Tinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

SÁNG KIẾN Năm học 2011-2012

Tên đề tài:

TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG XÃ HỘI HÓA

GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT

CHẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY

HỌC TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

HUYỆN NINH SƠN

Họ và tên tác giả:Nguyễn Cảnh Thái

Chức vụ: Hiệu trưởng

Lĩnh vực công tác: Quản lý

Lĩnh vực sáng kiến: Công tác quản lý.

Ninh Sơn, tháng 6 năm 2012.

Page 2: Skkn Cap Tinh

PHẦN THỨ NHẤT

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trường THPT Nguyễn Du huyện Ninh Sơn đóng trên địa bàn xã Quảng

Sơn đã có bề dày gần 40 năm xây dựng và phát triển, nhưng cơ sở vật chất

vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, được sự quan tâm của UBND Tỉnh

Ninh Thuận và lãnh đạo Sở GD-ĐT, nhà trường đã được xây dựng 20 phòng

học kiên cố đưa vào sử dụng từ năm học 2009-2010. Tuy nhiên khu hiệu bộ,

các phòng làm việc, phòng thí nghiệm thực hành, nhà để xe của giáo viên, học

sinh , sân vườn, cổng trường hoặc là chưa có hoặc đã quá cũ, xuống cấp, dột

nát...

Trước tình hình đó, chủ trương của lãnh đạo nhà trường và trên cương

vị là hiệu trưởng tôi đã cùng cán bộ, giáo viên, viên chức và ban đại diện hội

cha mẹ học sinh đề ra một số chủ trương cấp bách và cần thiết :

+ Trước hết là phải giữ vững chất lượng dạy học của nhà trường với

khẩu hiệu: "Chất lượng tạo thương hiệu". Chỉ có nâng cao chất lượng dạy học

thì mới có cơ sở vững chắc để kêu gọi và vận động mọi nguồn lực đầu tư cho

nhà trường.

+ Bằng nhiều nguồn phải tăng cường cơ sở vật chất để tạo môi trường

thuận lợi nhất cho dạy và học. Trong đó phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo

dục, huy động sức dân để góp phần xây dựng nhà trường trong khả năng có

thể thực hiện được. Muốn làm tốt điều này bản thân phải có sự quyết tâm

cùng với tập thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và ban đại diện hội cha

mẹ học sinh toàn tâm toàn ý vì nhà trường cùng bàn bạc thống nhất để thực

hiện.

+ Kết hợp hài hòa giữa việc tổ chức dạy học đạt chất lượng cao với xã

hội hóa giáo dục chắc chắn góp phần nâng cao vị thế nhà trường .

+ Nhân dân địa phương tin tưởng nhà trường, yên tâm khi con em họ

được học tập, rèn luyện trong môi trường sư phạm đầy đủ điều kiện để phát

Page 3: Skkn Cap Tinh

triển thì họ sẵn sàng góp công góp sức để tăng cường cơ sở vật chất và như

vậy mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và gia đình học sinh cũng như xã hội

ngày càng khăng khít bền chặt .

Qua thực tế công tác tại trường THPT Nguyễn Du với cương vị là thủ

trưởng đơn vị, bản thân tôi phải nắm bắt thực tiễn và vận dụng linh hoạt vào

từng hoàn cảnh cụ thể để từ đó cùng đội ngũ thầy cô giáo xây dựng nhà

trường ngày càng phát triển. Do đó trong năm học thứ ba về nhận nhiệm sở tại

trường tôi chọn đề tài:

" TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GÓP PHẦN TĂNG

CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU-NINH SƠN".

Thực chất đề tài này không mới và nhiều trường học trên cả nước đã

thực hiện thành công, nhưng đối với trường THPT Nguyễn Du đã trải qua

nhiều năm ít có sự đổi thay, cơ sở vật chất xuống cấp và hầu như chỉ trông

chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, huy động sức dân còn thấp, không kêu gọi

cựu học sinh ủng hộ nhà trường và không thực hiện xã hội hóa giáo dục để

tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường. Cho nên tôi mạnh dạn quyết tâm

vận dụng sáng kiến này vào thực tiễn trường THPT Nguyễn Du để trường có

sự thay đổi về cơ sở vật chất nâng cao chất lượng và tạo thương hiệu Nguyễn

Du.

Page 4: Skkn Cap Tinh

PHẦN THỨ HAI

NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận:

Nghiên cứu các tài liệu về công tác dân vận, tài liệu về Tư tưởng Hồ

chí Minh, các văn bản có liên quan về công tác xã hội hóa giáo dục, các

phong trào, các cuộc vận động của ngành giáo dục phát động và học tập kinh

nghiệm của các trường trong toàn quốc đã và đang làm tốt công tác xã hội hóa

giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường. Nhưng vấn đề đặt ra là

mặc dù trước đó điều kiện hoàn cảnh không có biến đổi lớn mà bộ mặt nhà

trường ít được đổi mới. Chi bộ và cùng đội ngũ hội đồng sư phạm nhà trường

nhất trí là phải làm sao huy động mọi nguồn lực, phải linh hoạt trong mọi tình

huống, đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà và phương châm tuyên truyền theo

hướng mưa dầm thấm lâu chắc chắn sẽ thành công.

Đúng như ông cha ta đã nói:

“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu

Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Nếu biết huy động sức dân và khơi dậy sức mạnh toàn dân thì không có

vấn đề gì là không làm được.

Mặt khác ai cũng biết xã hội hóa giáo dục là: “ Huy động toàn xã hội

làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng

nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa

giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy

động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự

nghiệp giáo dục.

Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã

khẳng định: “ Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước

và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân”.

Page 5: Skkn Cap Tinh

Điều 12 Luật Giáo dục cũng đã ghi: “ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình

trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ

chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và công dân

đếu có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường

thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an

toàn.

Chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục

mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên

nghiệp năm học 2011-2012 cũng đã nêu: “ Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa

giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục”.

II. Cơ sở thực tiễn:

Khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, chúng tôi nhận thấy tuy đời

sống nhân dân còn khó khăn, nhưng đã có sự quan tâm về vấn đề học hành

của con em và học sinh hiện nay đã có tinh thần hiếu học. Đội ngũ thầy cô

giáo có mối quan hệ tốt với gia đình học sinh. Chính quyền địa phương cũng

dành tình cảm ưu ái cho sự nghiệp giáo dục. Một đặc điểm của nhà trường là

học sinh đa số là con em nhân dân thuộc xã Quảng Sơn (80%), xã Hòa Sơn

(10%), còn lại các xã khác (10%) và gia đình học sinh chủ yếu là theo đạo

Thiên chúa giáo.

Do đó tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền xã Quảng Sơn, xã Hòa sơn

và Linh mục 4 giáo xứ tại địa phương và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh là

đã cơ bản thành công bước đầu trong việc huy động nguồn lực để thực hiện

công tác xã hội hóa giáo dục. Ngoài ra, trường THPT Nguyễn Du đã có

truyền thống 40 năm, cho nên lực lượng cựu học sinh luôn nhớ về trường và

muốn đóng góp xây dựng trường cũng rất đáng kể, anh chị em cũng rất tâm

huyết mong muốn mái trường Nguyễn Du thân yêu luôn được phát triển và

ngày càng được xây dựng khang trang xanh-sạch-đẹp, là nơi phụ huynh tin

tưởng gởi gắm con em đến học tập.

Page 6: Skkn Cap Tinh

Nếu vận dụng tại trường THPT Nguyễn Du thành công thì có thể nhân

rộng ra nhiều trường học khác trên địa bàn và toàn tỉnh Ninh Thuận.

III. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thống nhất chủ trương thực hiên.

Trên cơ sở những ý tưởng đã được nêu ra và sự quyết tâm của cả đội

ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh cũng như cựu học

sinh nhà trường thống nhất chủ trương và quyết tâm thực hiện. Mọi chủ

trương đã được thông tin chính xác qua các cuộc họp của nhà trường, ban đại

diện hội cha mẹ học sinh và trên website của nhà trường để tất cả mọi người

có thể biết và hiểu và ủng hộ nhà trường để thực hiện xây dựng trường.

Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận để vận động tất cả mọi đối

tượng và cho tiến hành công việc từng hạng mục đã được thống nhất. Giao

cho hội cha mẹ học sinh giám sát nghiệm thu để trách thất thoát và lãng phí

vật tư trong quá trình thi công.

Từng ngày đều có kiểm tra nghiệm thu và đánh giá rút kinh nghiệm để

ngày hôm sau thực hiện được tốt hơn.

2. Biện pháp và công việc cụ thể từng hạng mục được xây dựng.

2.1 Công trình bê tông hóa sân trường:

Sân trường THPT Nguyễn Du sử dụng tập trung học sinh sinh hoạt

chào cờ đầu tuần và sinh hoạt tập thể rộng khoảng 2000 m2, nền đất cát, cỏ

dại, khô cằn. Mỗi lần nắng gió thì bụi bẩn, mưa thì lầy lội. Học sinh phải sinh

hoạt trên nền sân không đạt yêu cầu về vệ sinh môi trường. Trong các buổi lễ

kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhà trường mời đại biểu lãnh đạo các cấp và hội cha

mẹ học sinh, liên hệ để thấy thực tế của nhà trường khó khăn về sân bãi và đề

nghị góp ý kiến để khắc phục. Tất cả đại biểu cũng như cha mẹ học sinh đều

nhất trí ủng hộ sẽ vận động đóng góp để xây dựng sân trường bằng bê tông

hóa .

Page 7: Skkn Cap Tinh

Nhà trường thành lập ban xây dựng và ban đại diện hội cha mẹ học sinh

đứng ra giám sát thi công. Sân trường được tiến hành hai giai đoạn: giai đoạn

1 vân động được gần 50.000.000,00 đ thì tiến hành thi công một phần sân

đảm bảo chất lượng và thực tế cho thấy có làm đảm bảo chất lượng công trình

và mọi người đều chứng kiến thì sẵn sàng ủng hộ chủ trương và việc làm của

trường. Sau đó giai đoạn 2 vừa tiếp tục vận động và vừa thi công, các đại lý

vật liệu sẵn sàng cho nợ tiền vật liệu và ban đại diện hội cha mẹ học sinh tạm

ứng tiền công, với biện pháp vừa làm vừa vận động nguồn vốn thì đến đầu

năm học 2011-2012 nhà trường đã có sân bê tông rộng gần 1200m2 tổng trị

giá hơn 130.000.000,00 đồng, làm cho ngôi trường thêm khang trang sạch

đẹp. Học sinh được sinh hoạt tập thể, tập trung chào cờ đầu tuần trên nền sân

bê tông sạch sẽ đảm bảo vệ sinh.

2.2 Công trình cổng trường:

Cổng trường được hội cha mẹ học sinh xây dựng năm 1986, đến nay đã

xuống cấp. Trong chuyến về thăm trường, một cựu học sinh, với tấm lòng

luôn nhớ về mái trường mà mình đã học tập và rèn luyện nay trưởng thành

làm ăn thành đạt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý giúp đỡ nhà trường

một công trình kỷ niệm một thời đã qua nhưng đầy kỷ niệm. Nhà trường đề

nghị cựu học sinh này và gia đình cũng như công ty ủng hộ xây dựng lại cổng

trường khang trang và bề thế .

Với đề xuất về thiết kế của trường và thống nhất phương án thi công

chìa khóa trao tay sau khi xây dựng xong. Cổng trường THPT Nguyễn Du đã

được xây dựng và đưa vào sử dụng trước sự chứng kiến của lãnh đạo huyện

Ninh sơn, xã Quảng Sơn, hội cha mẹ học sinh, đông đảo thầy cô giáo, học

sinh toàn trường và nhân dân địa phương. Trị giá xây lắp công trình cổng

trường hơn 91.000.000,00 đồng .

2.3 Công trình nhà để xe giáo viên, học sinh:

Trước năm học 2009-2010, trường THPT Nguyễn Du không có nhà để

xe cho giáo viên và học sinh, giáo viên đi xe tới trường phải để tại sân trường

Page 8: Skkn Cap Tinh

chịu phơi nắng và tắm mưa. Xe học sinh phải để dựa vào các hàng cây cũng

không đủ để che mưa, che nắng. Hơn thế nữa lại xẩy ra hiện tượng mất xe và

hư hỏng xe của học sinh. Trước tình hình như vậy, được sự đồng lòng và ủng

hộ của hội đồng, nhà trường đã di chuyển và cải tạo lại các phòng học cũ

thành 2 dãy nhà để xe cao ráo rộng rãi phục vụ giáo viên và học sinh có chỗ

để xe đảm bảo an toàn và bảo vệ được tài sản cá nhân để cán bộ giáo viên và

học sinh yên tâm giảng dạy và học tập.

2.4 Công trình nhà bảo vệ :

Trước đây trường không có nhà trực bảo vệ, nhân viên bảo vệ không có

vị trí làm việc, nơi nghỉ khi giữa ca trực, không có nơi tiếp dân hướng dẫn

phụ huynh có việc liên hệ nhà trường... Vấn đề là phải có nhà bảo vệ theo quy

định và với phong cách dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám chịu trách

nhiệm, nhà trường đề xuất với lãnh đạo Sở xin xây dựng nhà bảo vệ bằng

nguồn vốn đóng góp của cha mẹ học sinh thông qua khoản thu học phí theo

quy định. Hiện nay trường đã có nhà thường trực bảo vệ đảm bảo tính nghiêm

minh và an toàn cho trường học.

Trong ba năm học từ 2009-2010 đến 2011-2012, với sự cố gắng: tất cả

vì học sinh thân yêu và vì một ngôi trường thân thiện có kỷ luật, kỷ cương

đáp ứng nhu cầu dạy học mà bản thân cùng với đội ngũ cán bộ thầy cô giáo

vận động xã hội hóa bằng nhiều nguồn để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà

trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Page 9: Skkn Cap Tinh

PHẦN THỨ BA

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN

I. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất :

+ Từ tháng 01/2010 đến 12/2011: đã huy động được gần

300.000.000,0đ (ba trăm triệu đồng) để xây dựng cổng trường, bê tông hóa

sân trường, đóng góp quỹ khen thưởng, quỹ khuyến học.

+ Xây dựng nhà bảo vệ, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh : gần 100

triệu đồng

+ Đang huy động để xây dựng tường rào, quy hoạch lại sân vườn,

đường nội bộ để nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

II. Chất lượng dạy học và các mặt hoạt động giáo dục

1. Chất lượng dạy học:

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012

HK Tốt, Khá 93% 95% 94% 95%

HL Giỏi,Khá 20,8% 20,45% 21,46% 25%

Thi TN THPT 66,22% 80,37% 99,22% 100%

HS đậu ĐH,CĐ 87 em 115em 120 em 150 em

HS Giỏi Tỉnh 02 em 02 em 01 em 01 em

HS giỏi QG / 01 KK - Sử / /

2. Các hoạt động khác:

Ngoài công việc trọng tâm là dạy học các bộ môn văn hóa theo quy

định, nhà trường còn tổ chức có hiệu quả các hoạt động khác cho học sinh.

Phong trào văn hóa văn nghệ được triển khai thường xuyên, hàng năm đều tổ

chức biểu diễn văn nghệ thu hút đông đảo học sinh tham gia. Kỷ niệm các

Page 10: Skkn Cap Tinh

ngày lễ lớn đoàn thanh niên nhà trường tổ chức hội trại, thi Rung chuông

vàng, thi hùng biện tiếng Anh, tham gia Hội khỏe phù đổng đạt nhiều huy

chương. Trong cuộc thi "khi tôi nói lời yêu thương" do Sở GD-ĐT Ninh

Thuận tổ chức thì trường THPT Nguyễn Du đã đạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì

và 01 giải khuyến khích. Cuộc thi tiếng Anh trên Internet, ngoài trường

chuyên Lê quý Đôn có đông học sinh dự thi thì trường THPT Nguyễn Du

cũng đã có 10 học sinh tham gia vòng thi thứ 25 cấp Tỉnh, kết quả đã có 01

học sinh đạt giải Ba.

III. Bài học kinh nghiệm khi thực hiện sáng kiến :

Phải gương mẫu thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Những người phụ

trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay

làm….Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”. Công tác vận động nhân dân chỉ

có thể thành công khi mỗi người dân được nhìn thấy thành quả đóng góp của

mình thực sự có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu học tập của chính con em

họ; mỗi lần đến trường là một lần họ thấy nhà trường đẹp hơn, khang trang

hơn; học sinh thấy yêu trường hơn, tự giác bảo vệ các thành quả do cha mẹ,

thầy cô và bản thân xây dựng nên; công tác vận động nhân dân đóng góp công

sức, tiền của để xây dựng nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân

biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và con em nhân dân thụ hưởng. Các

nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh đều phải được sự nhất trí của hội đồng

nhà trường và hội cha mẹ học sinh toàn trường, được giám sát, kiểm tra hàng

năm.

Muốn làm tốt công tác huy động xã hội hóa giáo dục trước hết phải làm

tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với

cộng đồng bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả

nguồn huy động, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, quan tâm chăm lo

đến mọi đối tượng học sinh, đồng thời phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất, trang thiết bị dạy học tạo được môi trường học tập cho học sinh thì

Page 11: Skkn Cap Tinh

mới được cha mẹ học sinh và cộng đồng quan tâm ủng hộ, công tác xã hội

hóa giáo dục mới được lâu bền và liên tục, đặc biệt phải tuân thủ một số

nguyên tắc sau:

Một là: Nêu rõ được lợi ích của việc huy động:

Bất kỳ một hoạt động hợp tác, phối hợp nào đều phải xuất phát từ nhu

cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng xã hội , mỗi bên tham

gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả cộng

đồng. Phải nói rõ huy động cho ai, để làm gì và đặc biệt chú ý phải đặt lợi ích

tập thể lên trên hết. Có như vậy mới huy động cộng đồng tham gia một cách

hiệu quả

Thực tế thì điều này đã thực hiện tốt tại trường THPT Nguyễn Du trong

thời gian vừa qua, trên cơ sở mọi người ai cũng nhìn thấy sự khó khăn của

nhà trường, khi đã được nêu ra và có sự quyết tâm của nhà trường mà trước

hết là người hiệu trưởng thì việc huy động để xây dựng trường là điều tất yếu

để phục vụ chính con em của nhân dân địa phương.

Hai là: Thực hiện tốt công tác dân chủ:

Tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo

dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “ Cha mẹ

học sinh biết, bàn, làm và kiểm tra giám sát ” các hoạt động XHHGD để

mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang

lại hiệu quả thiết thực. Nhờ vậy họ mới tham gia một cách tự giác. Khi tiến

hành thi công thì chính cha mẹ học sinh là người am hiểu hơn giáo viên về

công việc này, vì họ cũng có thể có người có nghề xây dựng và như vậy ban

đại diện cha mẹ học sinh được cử ra để giám sát theo dõi xây dựng là có hiệu

quả nhất.

Page 12: Skkn Cap Tinh

Ba là: Công tác xã hội hóa phải dựa vào khuôn khổ quy định của

Pháp luật:

XHHGD phải tuân thủ Pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ

sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có

những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực

cho giáo dục. Có như vậy mới có được sự hỗ trợ một cách mạnh mẽ.Việc quy

định phải tuân thủ Pháp luật thì ở đâu cũng phải thực thi nghiêm túc, trong

nhà trường lại càng phải thực hiện nghiêm minh để giáo dục chung cả đội ngũ

giáo viên, công nhân viên và cha mẹ học sinh cũng như học sinh đang học tại

trường tránh dư luận xấu trong nhà trường và cả ngoài xã hội.

Bốn là: Lựa chọn thời gian không gian phù hợp và thích ứng:

Cán bộ quản lý giáo dục mà trước hết thủ trưởng đơn vị phải biết lựa

chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để

thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế

hoạch mang tính định hướng.

Ví dụ: ngay từ đầu năm học, khi mới nhập trường cha mẹ học sinh đã

chuẩn bị tinh thần để cho con em đến trường học tập với tinh thần phấn khởi

và tích cực thì họ sẵn sàng thấu hiểu hoàn cảnh cụ thể của nhà trường và sẵn

sàng ủng hộ nhà trường nếu có sự đồng thuận .

Năm là: Tôn trọng truyền thống để khơi dậy tình cảm nhớ về mái

trường cũ:

Đó là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý,

đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn, những thành tựu đi trước, đề cao

niềm tự hào của các thế hệ đi trước vào sự nghiệp phát triển chung của giáo

dục, của nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau.

Page 13: Skkn Cap Tinh

Trường THPT Nguyễn Du đã có gần 40 năm thành lập và trưởng thành

cho nên việc khơi dậy và phát huy truyền thống nhà trường là rất quan trọng

trong việc xã hội hóa giáo dục.

Tuy nhiên phải chú ý đến chất lượng giáo dục vì khi nói về nhà trường

thì ai cũng đặt câu hỏi tình hình hiện nay của nhà trường về đội ngũ thầy cô

giáo, tình hình cơ sở vật chất và quan trọng nhất vẫn là chất lượng giáo dục

của nhà trường, thành tích nhà trường đạt được.

Sáu là: Thực hiện tốt chiến lược đột phá:

Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia

XHHGD tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ

quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có thể làm

thay đổi chất lượng giáo dục.(Ví dụ công trình cổng trường chỉ là 01 học sinh

cũ của trường nay làm ăn thành đạt tại thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng

ủng hộ trường). Ngành giáo dục và đào tạo là lực lượng nòng cốt trong việc

triển khai công tác XHHGD trong đó bản thân nhà trường, cán bộ quản lý

giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong

quá trình giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Nếu nhà trường chăm lo nâng cao

chất lượng giảng dạy, uy tín nhà trường càng lớn, thương hiệu nhà trường từ

đó mà được quảng bá rộng rãi, việc huy động cộng đồng tham gia cho giáo

dục lại càng thuận lợi.

Nét đổi mới, sáng tạo và tạo ra giá trị mới nếu áp dụng sáng kiến:

+ Lãnh đạo đơn vị mà cụ thể là thủ trưởng phải dám nghĩ, dám nói,

dám làm, dám chịu trách nhiệm và phải chịu "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà"

mới thành công.

+ Nhà trường ngày càng khang trang, là địa chỉ đáng tin cậy để học

sinh học tập .

+ Giá trị lớn nhất là công tác xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất

nhà trường phải góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học để nhà trường

thực sự là nơi mà cha mẹ học sinh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến

Page 14: Skkn Cap Tinh

trường. Khi đó, mỗi cha mẹ học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên của

nhà trường, góp phần nhân hiệu quả của công tác vận động sức người , sức

của để cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng nhà trường.

Những nét đột phá, mức độ và tầm ảnh hưởng khi áp dụng sáng

kiến:

Thực tế đã chỉ ra từ năm học 2008-2009 trở về trước ngoài các phòng

học nhà nước đầu tư xây dựng thì nhà trường không có nhà bảo vệ, nhà để xe

giáo viên, công nhân viên, nhà để xe học sinh, sân trường chưa bê tông hóa,

cổng trường đã quá cũ xuống cấp... Từ tháng 6/2009 bản thân tôi được UBND

tỉnh Ninh Thuận điều động và bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường. Từ năm

học 2009-2010 đến đầu năm học 2011-2012 nhà trường đã có nhiều nét đột

phá về chất lượng dạy học, về tu sửa cơ sở vật chất, về công tác xã hội hóa

huy động nguồn lực từ xã hội đóng góp xây dựng trường ...đã làm được : Nhà

xe giáo viên 100 m2, nhà xe học sinh: 300m

2; xây nhà thường trực, bảo vệ;

xây lại mới cổng trường; bê tông hóa sân trường 1200 m2; trồng mới bổ sung

hệ thống cây xanh, vườn hoa cây cảnh...

Tiếp tục từ năm học 2011-2012 để chuẩn bị cho kỷ niệm 40 thành lập

trường vào năm 2013 nhà trường đang tiếp tục vận động để xây dựng tường

rào, đường nội bộ, sân vườn hướng đến mục đích xây dựng trường ngày càng

xanh, sạch đẹp đạt tiêu chuẩn : Trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã

được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt.

Kết luận:

Xã hội hóa công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường phải góp phần

nâng cao được chất lượng dạy và học để nhà trường thực sự là nơi mà cha mẹ

học sinh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến trường. Khi đó, mỗi cha mẹ

học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên của nhà trường, góp phần nhân

rộng hiệu quả của công tác vận động lên gấp nhiều lần và chắc chắn trường

THPT Nguyễn Du ngoài việc đầu tư của Nhà nước thì nhân dân và các cá

Page 15: Skkn Cap Tinh

nhân, mạnh thường quân sẽ đóng góp nhiều hơn làm cho bộ mặt nhà trường

ngày càng khang trang, hiện đại.

Theo kế hoạch đã được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt thì trường

THPT Nguyễn Du xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2012.

Nhà nước sẽ đầu tư các công trình cơ bản như khu hiệu bộ, các phòng chức

năng thí nghiệm thực hành và nhà tập đa năng. Trường sẽ tiếp tục xã hội hóa

để cùng nhà nước xây dựng hoàn chỉnh tường rào mặt tiền, sân vườn, đường

nội bộ...và hy vọng với ngôi trường có bề dày truyền thống chất lượng dạy

học ngày càng được nâng cao sớm đạt chuẩn quốc gia và trở thành một trường

chất lượng cao tại khu vực miền núi Ninh Sơn, Bác Ái.

Ninh sơn, ngày tháng 6 năm 2012

Người viết

Nguyễn Cảnh Thái

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

Page 16: Skkn Cap Tinh

Phụ lục 1: Kinh phí huy động được khi thực hiện Sáng kiến:

I. XÂY DỰNG CỔNG TRƯỜNG:

Kinh phí xây dựng trọn gói : 91.979.000,0 đ

(Chín mươi mốt triệu chín trăm bảy mươi chín nghìn đồng)

Công trình này được Tổng công ty TNHH Nguyễn Việt Tiên (quận 11-

TP HỒ Chí Minh) mà cựu học sinh Nguyễn Xuân Việt là học sinh cũ của

trường làm Tổng Giám đốc và Ông Nguyễn Văn Lang là cựu phụ huynh học

sinh nhà trường tài trợ công trình Cổng trường.

II. LÀM SÂN TRƯỜNG

DANH SÁCH CƠ QUAN, CÁ NHÂN ỦNG HỘ LÀM SÂN TRƯỜNG ĐỢT 1

STT Nội dung Số tiền Ghi chú

I Thu đợt 1: cơ quan, các cá nhân ủng hộ (Từ

01/02/2011 đến 30/06/2011)

26.4000.000

1 Công ty cổ phần Minh Long 7.000.000

2 Công an trại giam Sông cái cục V26 5.000.000

3 Công ty Cổ phần XD Phượng Hoàng 4.000.000

4 Công ty TNHH XD Thiên Nam 3.000.000

5 UBND Xã Quảng Sơn 1.000.000

6 Cơ sở SX Mộc Thanh Vân P.Rang 1.000.000

7 Cơ sở In Loan Anh TP Phan Rang 1.000.000

8 BGH trường THPT Nguyễn Du trích quỹ Phụ đạo 1.000.000

9 Doanh nghiệp TMDVVP Nhân Huy 1.000.000

10 Linh mục giáo xứ Hanh trí, Quảng sơn 500.000

11 Linh mục giáo xứ Quảng Thuận, Quảng sơn 500.000

12 Công ty TNHH Mộc Gia 500.000

13 Trung tâm GDLĐXH (Trần Văn Minh) 500.000

14 HĐND Huyện Ninh sơn 300.000

15 Tạp hóa Phú Khanh(Hồ Thị Khanh Quảng sơn) 200.000

16 Cựu HS Trần Văn Phương 200.000

17 Cựu HS Nguyễn Văn Dầu 200.000

II Phụ huynh học sinh đóng góp theo lớp 43.980.000

Cộng (I + II) là: 70.380.000 đồng (Bảy mươi triệu ba trăm tám mươi ngàn)

DANH SÁCH CƠ QUAN, CÁ NHÂN ỦNG HỘ LÀM SÂN TRƯỜNG ĐỢT 2

Stt Nội dung Số tiền Ghi chú

I cơ quan, các cá nhân ủng hộ (Từ 01/07/2011

đến 31/12/2011) 4.900.000

1 NguyễnVăn Tiềm (Du lịch suối thương) 200.000

2 Quán ăn Bi Va – Trần Anh Tuấn 500.000

3 Nhà thờ Triệu Phong – Linh mục Trần Văn Hải 100.000

4 PHHS Trần Công Phú lớp 10a4 1.000.000

5 PHHS Hồ Thị Thùy Trinh 12a1 500.000

6 PHHS Nguyễn Gia Luật 10a6 200.000

7 PHHS Phan Quốc Kỳ 10a6 200.000

Page 17: Skkn Cap Tinh

8 PHHS Nguyễn Minh Tân 11a4 1.000.000

9 PHHS Nguyễn Thị Thục Na lớp 11a1 200.000

10 PHHS Nguyễn Thị Khánh Vi lớp 12a2, PHHS

Nguyễn Khánh Huy lớp 10a1 1.000.000

II Phụ huynh học sinh đóng góp theo lớp 39.170.000

Cộng (I+II) là : 44.070.000 đồng (Bốn mươi bốn triệu không trăm bảy mươi

ngàn)

Tổng cộng cả hai đợt là: 114.450.000,00đ (Một trăm mười bốn triệu bốn

trăm năm mươi ngàn đồng)

III. Công trình nhà bảo vệ, nhà xe giáo viên và nhà xe học sinh:

Tổng kinh phí từ nguồn học phí do cha mẹ học sinh nộp theo quy định:

100.000.000,0 đ( Một trăm triệu đồng)

---------------------------------------------------------------------------------

Page 18: Skkn Cap Tinh

PHỤ LỤC 2 : LÃNH ĐẠO TRƯỜNG ĐI VẬN ĐỘNG CÁC GIÁO

XỨ VÀ ĐỊA PHƯƠNG NƠI TRƯỜNG ĐÓNG

Lãnh đạo trường thăm giáo xứ Quảng Thuận

Page 19: Skkn Cap Tinh

Thăm giáo xứ Triệu Phong

Thăm giáo xứ Thạch Hà

Page 20: Skkn Cap Tinh

Thăm giáo xứ Hạnh Trí

Làm việc với Đảng ủy, UBND xã Quảng sơn

Page 21: Skkn Cap Tinh

Làm việc với lãnh đạo xã Hòa sơn

Page 22: Skkn Cap Tinh

PHỤ LỤC 3:

HÌNH ẢNH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH

Cổng trường trước đây

Cắt băng khánh thành cổng trường mới

Page 23: Skkn Cap Tinh

Cổng trường mới được xây dựng

Sân trường trước khi được bê tông hóa.

Page 24: Skkn Cap Tinh

Học sinh nhà trường sinh hoạt tập thể trên sân đã được bê tông hóa

Nhà bảo vệ trường

Page 25: Skkn Cap Tinh

Nhà để xe cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

Nhà để xe học sinh

Page 26: Skkn Cap Tinh

Thi công sân trường

Thi công Cổng trường

Page 27: Skkn Cap Tinh

Hội cha mẹ học sinh và giáo viên giám sát thi công sân trường

Học sinh tập trung trên sân trường mới bê tông hóa.