13
LCH SHOA VIÊN Bài viết: Đào Tử Cập Nhật: 20.02.2020 www.daohoavien.com / Copyright © All Rights Reserved SƠ LƯỢC Từ xưa chúng ta đã có lòng yêu mến thiên nhiên và mong ước chinh phục nó. Chúng ta đã biến những rừng núi hoang vu thành những cánh đồng, tận dụng đất đai làm ruộng cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Khi nhu cầu lương thực đã yên ổn, con người tiến xa hơn, bắt đầu thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên. Nhu cầu thẩm mỹ, sự đòi hỏi phong cách riêng và niềm tự mãn độc tôn khiến chúng ta cố tạo ra những kiến trúc hoa viên đặc biệt. Nguyên thuỷ chữ "vườn" là gọi tắt của chữ " ruộng vườn", là mảnh đất được nông dân rào lại để trồng rau cải, củ quả. Dần hồi, "ruộng vườn" biến đổi thành những khuôn đất trồng các loại hoa và dược thảo do các cha xứ thu thập trên đường truyền đạo, hay các nhà thực vật học khổ công sưu tầm khắp nơi. Khi vườn thực vật ngày càng phong phú, giới quí tộc thượng lưu đã dành một "khuôn viên" đất quanh lâu đài của họ để trồng những loại thảo mộc quí đẹp. Từ đó "hoa viên" ra đời. Giới quí tộc không ngừng tranh nhau tạo những hoa viên độc đáo, mang nhiều sắc thái riêng biệt. Các hoa viên vì thế mà theo dòng thời gian lịch sử đã mang theo dấu ấn của một dòng họ, một triều đại, hay nét đặc trưng văn hóa của một quốc gia. Lịch sử hoa viên là một trong những dẫn chứng cụ thể về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Hoa viên khởi đầu là những thánh địa, nơi con người tìm thấy sự giao cảm với trời đất và thần thánh. Sau đó hoa viên được kiến trúc như những vườn ngự uyển chỉ dành riêng cho vua chúa và quí tộc chiêm ngưỡng. Từ từ hoa viên được nới rộng ra, không còn là vườn hoa riêng của giới quí tộc - hoa viên trở thành công viên, vườn nhà, khu nghĩ mát dành cho mọi người. Mỗi nơi có cấu trúc khác nhau, nhưng chung quy vẫn là nơi người ta có thể thư giãn và tìm về gần thiên nhiên.

LỊCH SỬ HOA VIÊN

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỊCH SỬ HOA VIÊN

LỊCH SỬ HOA VIÊN

Bài viết: Đào Tử

Cập Nhật: 20.02.2020

www.daohoavien.com / Copyright © All Rights Reserved

SƠ LƯỢC

Từ xưa chúng ta đã có lòng yêu mến thiên nhiên và mong ước chinh phục nó. Chúng ta đã biến những rừng núi

hoang vu thành những cánh đồng, tận dụng đất đai làm ruộng cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Khi nhu

cầu lương thực đã yên ổn, con người tiến xa hơn, bắt đầu thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên. Nhu cầu thẩm mỹ,

sự đòi hỏi phong cách riêng và niềm tự mãn độc tôn khiến chúng ta cố tạo ra những kiến trúc hoa viên đặc biệt.

Nguyên thuỷ chữ "vườn" là gọi tắt của chữ " ruộng vườn", là mảnh đất được nông dân rào lại để trồng rau cải, củ

quả. Dần hồi, "ruộng vườn" biến đổi thành những khuôn đất trồng các loại hoa và dược thảo do các cha xứ thu thập

trên đường truyền đạo, hay các nhà thực vật học khổ công sưu tầm khắp nơi. Khi vườn thực vật ngày càng phong

phú, giới quí tộc thượng lưu đã dành một "khuôn viên" đất quanh lâu đài của họ để trồng những loại thảo mộc quí

đẹp. Từ đó "hoa viên" ra đời. Giới quí tộc không ngừng tranh nhau tạo những hoa viên độc đáo, mang nhiều sắc

thái riêng biệt. Các hoa viên vì thế mà theo dòng thời gian lịch sử đã mang theo dấu ấn của một dòng họ, một triều

đại, hay nét đặc trưng văn hóa của một quốc gia.

Lịch sử hoa viên là một trong những dẫn chứng cụ thể về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Hoa viên khởi

đầu là những thánh địa, nơi con người tìm thấy sự giao cảm với trời đất và thần thánh. Sau đó hoa viên được kiến

trúc như những vườn ngự uyển chỉ dành riêng cho vua chúa và quí tộc chiêm ngưỡng. Từ từ hoa viên được nới

rộng ra, không còn là vườn hoa riêng của giới quí tộc - hoa viên trở thành công viên, vườn nhà, khu nghĩ mát dành

cho mọi người. Mỗi nơi có cấu trúc khác nhau, nhưng chung quy vẫn là nơi người ta có thể thư giãn và tìm về gần

thiên nhiên.

Page 2: LỊCH SỬ HOA VIÊN

1. HOA VIÊN THỜI THƯỢNG-CỔ

Hoa viên đã có từ khoảng 700 - 1000 năm trước Công-nguyên. Các nhà khảo cổ Âu châu đã tìm thấy di tích của

một số vườn hoa thời thượng cổ Ai-cập, La-mã tại Tây-ban-nha, Ý và các nước gần Địa-trung hải. Người ta tìm

thấy di tích, tranh vẽ cho thấy "vườn" đã có từ thời Ai-cập cổ đại tại những thành phố cổ như Alexandria, Babylon.

Kiến trúc tiêu biểu cho thời kỳ Thượng-cổ là hoa viên kiểu Ai-cập cổ đại (Egyptian gardens), và hoa viên kiểu Ả-

rập Hồi giáo (Persian gardens). Tại Á-châu, kiến trúc hoa viên cổ tiêu biểu được tìm thấy tại Trung Quốc và Nhật

Bản (Chinese and Japanese gardens).

1.1 HOA VIÊN KIỂU AI-CẬP CỔ ĐẠI

Nông nghiệp rất quan trọng dưới thời Ai-cập, thường được khai phá dọc theo các kênh lạch, sông ngòi - nơi đất đai

trù phú và gần nguồn nước. Hoa viên phổ biến trong các từng lớp xã hội với những mục đích khác nhau: Với người

nghèo, nó là ruộng vườn nơi dân chúng trồng trọt thực phẩm hoa màu. Với giới thượng lưu, hoa viên được thiết kế

với mục đích thư giãn, nơi cúng bái.

Trong các hoa viên thượng lưu người ta trồng cây lấy bóng râm, cho xây tiểu cảnh với hồ nước, đình viện, và trang

trí bằng tượng, cột trụ bằng đá. Trong vườn họ làm giàn trồng nho để chế rượu, trồng hoa để dùng vào lễ cúng bái.

Các vườn hoa của thánh đường thường trồng những loài hương thảo, đặc biệt dùng vào việc xạ hương tại các đền

thờ hay lăng tẩm. Vườn hoa của thánh đường là nơi linh thiên, nơi mọi người có thể đến cúng bái, tìm sự giao cảm

với thần thánh.

Khí hậu khô khan của Ai-cập đòi hỏi họ phải dùng thuỷ lợi để chăm sóc ruộng vườn nếu nơi trồng trọt xa nguồn

nước. Hoa viên thượng lưu và vườn hoa thánh đường có những thợ giữ vườn chuyên nghiệp chăm sóc. Công việc

của họ là làm đất, gieo trồng, tưới nước, cắt tỉa và thu hoạch hoa quả. Vào thời Ai-cập, các loại thảo mộc chưa

phong phú như bây giờ; những loại thông dụng là: iris, bông cúc, bách hợp, phi yến, hồng anh, súng, cỏ giao chỉ /

cây cói, nhân sâm.

Page 3: LỊCH SỬ HOA VIÊN

1.2. VƯỜN HOA KIỂU Ả-RẬP HỒI GIÁO

Vườn hoa theo kiểu Ả-rập xuất phát từ vùng đất khô cằn, sa mạc chung quanh Iran ngày nay. Kiến trúc hoa viên

của họ là công trình chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Khoảng 800 năm trước Công-nguyên, người Ả-rập đã nghĩ ra cách để tạo nguồn nước dùng vào nông nghiệp. Họ

đào những con kênh ngầm dưới mặt đất để có thể tồn trữ và dẫn nước từ trên đỉnh núi phủ tuyết về miền đồng

bằng sa mạc nóng bức. Nhờ vậy họ mới có thể trồng trọt, làm vườn. Tuy nhiên nguồn nước cũng có giới hạn, và

hoa viên không kiến trúc vì thư giãn, mà vì mong muốn tạo nơi lánh nắng nghỉ ngơi, nơi trú ẩn và làm việc của giới

quyền chức.

Người Ả-rập dùng toán học hình phẳng để kiến trúc hoa viên của họ. Hoa viên thường là hình tứ giác vuông góc,

bốn góc vườn tượng trưng bốn hướng của mặt đất, và kênh nước trong vườn tượng trưng cho những con sông tại

thiên đường. Vườn hoa thường có bờ tường bao quanh, xây bằng đá. Tại chính điểm trên trục thẳng họ thường xây

vọng cát, từ trên cao nơi đó có thể nhìn thấy toàn diện khu vườn. Mái hiên của vọng cát thường có hình bán cầu và

chóp nhọn - tượng trưng cho vũ trụ.

Trên trục thẳng dẫn đến chính diện thường là kênh nước lớn với đài phun nước dọc theo bờ kênh. Hai bên bờ kênh

là lối đi lót đá và hàng cây xanh chạy đều. Những giống cây họ thường trồng là những loại có thể chịu được thời

tiết khắc nghiệt và lá xanh quanh năm như cây chà là, trắc bá, hoàng dương ... Có lẽ đối với Hồi dân Á-rập thì nước

là nguồn sống của họ, nên nước là yếu tố chính trong việc trang trí vườn hoa. Nước được trang trí ở nhiều dạng:

hồ đá chứa nước, kênh lạch, bình đá kiểu lớn nhỏ.

Vườn hoa theo kiểu Ả-rập du nhập vào Châu-âu vào khoảng năm 60 trước Công nguyên, nhưng chưa thịnh hành.

Mãi đến khi Hồi giáo lan nhập vào Âu châu ở thế kỷ XII-XIII thì kiến trúc hoa viên Ả-rập mới để lại những dấu ấn

đáng kể. Trong số những kiến trúc và vườn hoa kiểu Ả-rập còn lưu lại đến bây giờ là: Generalife và Alhabram

(Spania). Đó là những vườn ngự uyển do người Á-rập đánh chiếm miền nam Âu châu xây dựng vào thế kỷ XII.

Theo dấu chân của Hồi dân từ tây sang đông, chúng ta còn tìm thấy ngôi lăng Taj Mahal ở Ấn-độ, một trong những

kỳ quang của thế giới với kiến trúc vườn hoa theo kiểu Ả-rập, phối hợp với nét đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn

Độ. Ngôi lăng được xây cất khoảng 1632 - 1648 sau công nguyên.

Page 4: LỊCH SỬ HOA VIÊN

1.3. HOA VIÊN KIỂU TRUNG QUỐC

Kiến trúc hoa viên nguyên thủy của Trung Quốc và Nhật Bản là những tác phẩm mô tả cảnh sắc thiên nhiên với núi

non, sông hồ được thu nhỏ lại. Điểm khác biệt giữa vườn hoa Trung Quốc và Nhật chính là góc độ thiết kế và vật

dụng trang trí trong vườn, phản ảnh trạng thực thiên nhiên, nhân sinh quan và văn hoá quốc gia.

Đại khái, hoa viên Trung Quốc thể hiện cuộc sống hội nhập với thiên nhiên có khí hậu ấm áp, vườn hoa sẽ là nơi gia

đình có thể vui vầy, thư giãn tâm linh hằng ngày. Hoa viên thường bao bộc bởi tường cao, tách biệt vườn hoa với cái

ồn ào náo nhiệt của cuộc sống bên ngoài.

Trong vườn thường có hồ cá, hòn non bộ, trà đình, hành lang, cổng viên... Kiến trúc hoa viên phải thể hiện được sự

thay đổi trong trời đất và sự cân bằng giữa âm dương (thuyết Ngũ hành âm dương/ Yin-Yang, thuyết Phong Thuỷ).

Vật trang trí thường dùng để tỉ dụ núi non, sông hồ, cây cỏ và gió trăng. Khác với Tây phương, người Trung quốc

thích tịnh hồ với dạng hồ cá vàng và hòn non bộ; nước trong hồ cho sự sống, sự tịnh lặng tẩy rỗi tâm hồn và đem

người ta đến gần với cõi thần tiên, bất tử.

Ngoài ra trong hoa viên còn hay dùng màu đỏ, vàng - tượng trưng cho hỏa kim trong thuyết Ying-Yang, sự cân bằng

và may mắn. Những hình tượng khác bày tỏ sự tin tưởng, nhân sinh quan của người Trung quốc: hồ cá vàng (ngư

đắc thuỷ, may mắn), rồng phụng (sự cao quí), dơi rùa (sự trường thọ), tùng bách (sự mạnh mẽ, nam tính), mai đào

(sự mềm dẽo, nữ tính), sen súng (sự thanh khiết) ...

Kiến trúc hoa viên Trung Quốc thay đổi tuỳ theo tầng lớp xã hội và mang nét đặc biệt của mỗi triều đại lịch sử.

Nhưng chung quy vẫn chịu ảnh hưởng bởi những triết học Đông phương thuần tuý như: Phật giáo, Đạo giáo, Khổng

giáo.

Kiến trúc hoa viên Trung Quốc đã lan truyền sang các quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản. Tại Nhật, kiến trúc hoa

viên đã thay đổi rất nhiều và phát triển thành một phong cách riêng biệt.

Page 5: LỊCH SỬ HOA VIÊN

1.4. HOA VIÊN KIỂU NHẬT BẢN

Khí hậu tại Nhật ẩm ước và lạnh hơn Trung Quốc nhiều, vì thế vườn hoa Nhật là nơi để người ta có thể chiêm ngưỡng

thiên nhiên từ mái hiên nhà. Cây cối hoa kiểng là những bản sao của thiên nhiên; con người sống cùng sự phát triển,

thay đổi của cây cỏ qua bốn mùa, từ khi chúng còn non đến khi chúng già và tàn rụi - như cuộc đời của một con

người. Cây cối thường trồng khi chúng đã to lớn, nhưng được cắt tỉa tỉ mỉ để tạo dáng nhỏ đi như khi chúng còn sống

ngoài thiên nhiên.

Trong vườn hoa Nhật, tán lá cây xanh ở độ cao thấp khác nhau tạo không gian ba chiều. Độ sâu của vườn tạo bởi kỷ

thuật che lấp: một khóm cây được trồng xen kẻ với độ cao thấp khác nhau tạo cảm giác khuất lấp và khoảng cách

trong vườn. Màu xanh của lá cây là chính, lá có hình dạng và độ xanh khác nhau. Họ thường trồng tre, trúc, tùng,

thông, ngân hạnh, đỗ quyên, dương sĩ, hoàng dương - những loại cây cho tán lá xanh, và hình dáng cố định quanh

năm. Thêm vào đó họ có thể trồng một bụi phong lá đỏ để tạo màu sắc và điểm bắt mắt trong vườn.

Vườn hoa Nhật không trồng nhiều loại hoa, cây hỗn hợp; thường họ chọn vài loại cây, hoa chỉ nở cố định một lần

mỗi năm, và biểu hiện sự thay đổi của bốn mùa trong năm. Khi mùa hoa nở, chỉ một loại hoa hay một gem màu bắt

mắt chứ không đối chọi nhau.

Sân vườn, lối đi gồ ghề, trải sỏi hoặc lót đá bảng to. Khác với vườn hoa Trung Quốc, vườn hoa Nhật không dùng đá

để xây hòn non bộ - đá thường xếp thành cụm, dọc theo lối đi hoặc được che lấp bởi tàn cây tán lá. Đá là một phần

hoà hợp với thiên nhiên chứ không tượng trưng cho núi non, đòi hỏi độ cao sừng sững và bắt mắt. Lối đi trong vườn

Nhật thường lót đá bảng to, đá xếp gối đầu và giữ nguyên hình dáng, màu sắc tự nhiên. Toàn diện khu vườn luôn cho

cảm giác tự nhiên, hoang dã nhưng không thiếu sự cố định, khuôn khổ.

Photos: Vườn hoa kiểu Nhật. Nguồn: Google.

2. HOA VIÊN THỜI TRUNG-CỔ

Thời Trung-cổ tại Âu-châu, kéo dài trong khoảng từ năm 350 đến năm 1453 sau Công nguyên. Theo sử học, thời kỳ

này bắt đầu từ sự sụp đỗ của đế quốc Tây La-mã (Roma) ở thế kỷ V, và kéo dài đến thời Phục-hưng (Renaissanse) ở

đầu thế kỷ XIII.

Page 6: LỊCH SỬ HOA VIÊN

Theo triết học Âu-châu, thời Trung-cổ bị xem như là thời kỳ tăm tối và thiếu sự hiểu biết; một gián đoạn giữa nền

văn hoá Hy-lạp La-mã cổ đại và thời đại nhân văn Phục-hưng. Trong thời Trung-cổ, xã hội và mọi lãnh vực nghệ

thuật đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự bành trướng của Thiên Chúa giáo. Giáo hoàng và tu sĩ cai quản đời sống tâm

linh của dân chúng bằng giáo lý, và vua chúa nắm quyền hành thế tục bằng những điều luật khe khắc.

Dưới thời Trung-cổ, kiến trúc hoa viên mang nặng hình thức truyền thống và mục đích thực dụng. Hoa viên trở lại

hình trạng nguyên thủy là ruộng vườn thuộc quyền cai quản của một tu viện hay cha xứ - do các tu sĩ chăm sóc.

Ruộng vườn thường trồng rau cải củ quả, dược thảo, nho và cây ăn trái. Những tu viện có đất đai rộng lớn thì họ cho

nông dân thuê đất trồng trọt, thu lợi nhuận bằng hoa màu hay tiền vàng. Các tu sĩ là những người học thức thời bấy

giờ; họ nghiên cứu và cải tổ kỷ thuật nông nghiệp để nâng cao mức thu hoạch.

Một số tu viện có cuộc sống biệt lập, tách hẳn khỏi thế tục. Tu viện có tường đá cao hay kênh lạch bao bọc, tách tu

viện khỏi sự tiếp xúc với bên ngoài. Những tu sĩ sống ở đó phải tự mình trồng trọt và thu hoạch hoa màu, bảo đảm

nguồn lương thực và dược phẩm cần thiết. Những mảnh vườn trong địa phận tu viện cũng là nơi học hỏi và nghiên

cứu của các tu sĩ. Đó là những vườn thảo mộc (botanic gardens) và vườn dược thảo (medicin gardens).

Do việc truyền đạo nên các tu sĩ có dịp đi đây đó, và cơ hội thu thập nhiều loại thảo mộc khắp nơi. Vì vậy, dưới thời

Trung-cổ số lượng và danh mục thảo mộc gia tăng đáng kể. Hơn nữa nhờ các tu sĩ ghi danh và phác hoạ nên các loại

thảo mộc mới tìm thấy đã được đặt tên Latin và có hình ảnh minh hoạ rõ ràng.

Trong vườn rau cải có các loại như: hành tây, hành lá, đại hồi, bắp cải, củ cải, đậu... Vườn dược thảo trồng các loại

hoa cổ điển iris, huệ tây, phi yến, anh túc, nhân sâm, chỉ thảo... và hoa hồng Rosa gallica. Ngoài ra còn trồng các loại

gia vị thảo như bạc hà, thì là, quế, rosemary, salvie, oregano, timian...

Vườn cây ăn trái thường trồng phối hợp với vườn nghĩa trang. Ngoài mục đích thu hái hoa quả cho các tu sĩ, vườn

cây ăn trái cũng biểu tượng cho vườn Thiên-đường trong kinh thánh. Để đáp ứng nhu cầu cần nơi thư giãn tâm linh,

các tu sĩ đã xây đình viện trong vườn cây ăn trái. Đình viện có kiến trúc như những hành cung có mái hiên, bao quanh

một thảm cỏ, nơi các tu sĩ có thể thả bộ, xem sách hay ngồi thiền. Khu vườn quanh đình viện thường có dạng tứ giác

vuông góc, biểu tượng bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Vườn thường chia ra làm nhiều khoảnh đất, lối đi ẩn khuất-

với mục đích khiến các tu sĩ cảm thấy mắt họ chỉ nhìn thấy một không gian giới hạn, nhưng màu xanh cây lá khiến

họ thư giãn, tâm linh nhẹ nhàng và hướng về tôn giáo. Vườn cây là nhịp cầu nối giữa đời sống thể xác thế tục và đời

sống tâm linh tu hành.

Sau thời Trung-cổ, kiến trúc hoa viên ở Âu châu phát triển mạnh mẻ. Khởi đầu là vườn hoa kiểu thời Phục-hưng xuất

xứ từ Ý, sau đến vườn hoa kiểu Baroque Pháp, rồi đến vườn hoa kiểu Anh ở cuối thế kỷ XVII, và cuối cùng là vườn

hoa Hiện-đại ở thế kỷ XX.

Page 7: LỊCH SỬ HOA VIÊN

Photos: Vườn hoa thời Trung-cổ. Vườn tu viện. Nguồn: Google.

3. HOA VIÊN THỜI PHỤC-HƯNG

Dưới thời Trung-cổ, xã hội Âu châu hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo. Nhưng bắt đầu từ thế kỷ

XIV, đã có những sự thay đổi to lớn về tư duy, chính trị và nghệ thuật. Theo sử học và triết học, thời kỳ này gọi là

thời Phục-hưng tại Âu châu. Thời Phục-hưng (Renaissance) bắt đầu từ thế kỷ XIV và kéo dài đến cuối thế kỷ XVII,

xuất phát tại thành phố Fienze ở Ý và sau đó lan rộng ra các nước Âu châu khác.

Thời Phục-hưng được xem như một cuộc cách mạng văn hoá, chính trị và khoa học sơ khai - nhầm mục đích "phục

hồi và hưng chấn" nền văn hoá Ai-cập La-mã cổ điển. Các học giả thời Phục-hưng tìm kiếm và truyền bá triết học

của Platon, Aristoles và những tác phẩm cổ điển bằng tiếng Latin. Họ muốn khôi phục những tinh hoa của thời Ai-

cập La-mã.

Thời Phục-hưng cũng xem như sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn; kêu gọi lòng nhân đạo và khoan dung của mọi

người để tạo một xã hội ổn đỉnh bằng dân chủ và kiến thức. Chủ nghĩa nhân văn khuyến khích con người tìm những

phương tiện tốt đẹp để phục vụ cho lợi ích của con người. Ngoài ra chủ nghĩa nhân văn cũng đề cao tư duy và khả

năng quyết định của con người, bác bỏ sự tín ngưỡng mù quáng, năng lực siêu việc tự nhiên. Chủ nghĩa nhân văn ra

đời để bổ sung cho những thiếu xót của tôn giáo - chối bỏ những suy luận độc tôn của tôn giáo, đặc biệt là Thiên

Chúa giáo và chế độ phong kiến độc tài thời bấy giờ.

Cuối thế kỷ XIII, thành phố Fienze ở miền bắc nước Ý phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Nền kinh kế giao thương mở

rộng, các môn nghệ thuật được nâng đỡ và Fienze trở thành trung tâm văn hoá châu Âu. Dưới thời Phục-hưng, ngành

kiến trúc nói chung và kiến trúc hoa viên nói riêng, có những chuyển biển to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến các đế

quốc khác. Kiến trúc hoa viên thời Phục hưng tiêu biểu là hoa viên kiểu Ý và hoa viên kiểu Pháp.

Page 8: LỊCH SỬ HOA VIÊN

HOA VIÊN KIỂU Ý

Nhiều vườn hoa cổ kiểu Ý từ thời Phục-hưng vẫn còn lưu lại đến ngày nay. Tại Ý, vườn hoa Villa d' Este - nằm 30

km về phía đông thành phố Roma là hoa viên tiêu biểu cho thời kỳ này. Vườn hoa Villa d' Este được Hồng-y Ippolito

d' Este thành lập năm 1550. Ngoài ra còn vườn Villa Lante ở phía bắc Roma, thành lập khoảng 1550 - 1580.

Tại Pháp có vườn Amboise, vườn Château de Chambord, vườn Chamont, và vườn Chenonceaux - thiết kế như những

vườn hoa ngự uyển tại các lâu đài vào thế kỷ XV.

Tại Anh, hoa viên kiểu Phục-hưng du nhập dưới triều đại Tudor, vua Henry thứ 8. Vườn hoa Hampton Court ở ngoại

ô London là vườn hoa thành lập theo phong cách vườn thời Phục-hưng.

Điểm đặc biệt của vườn hoa kiểu Ý thời kỳ Phục-hưng là kiến trúc đồ sộ, khu vườn bao gồm những khu đất rộng lớn,

xoay quanh những trục cân xứng. Tâm của trục cân xứng thường là đài phun nước cao lớn. Các khu đất có độ cao

thấp chênh lệch khiến không gian trong vườn hoa được chia ra làm nhiều bờ tường, vách đá và lối đi. Nếu đứng từ

trên cao nhìn xuống thì các khu đất rất đối xứng và cùng quy tụ về trục cân xứng.

Trong vườn có nhiều thác nước, tường đá phủ riêu, dây leo xanh một cách cổ kính tự nhiên. Điểm bắt mắt chính là

vô số đài phun nước, tường đá sừng sững, màu xanh của lá và màu bạc của nước. Âm thanh nước nhảy từ nhiều đài

phun nước cho cảm giác sống động, vui tươi. Nước mang biểu tượng của nguồn sống và sự phong phú của thiên

nhiên.

Lối đi lót đá, và dọc theo lối đi trồng hàng rào cây có lá xanh quanh năm; thường là hàng rào cây hoàng dương cao

cở đầu gối. Hàng rào cây tùng bách, mọc tự nhiên cao quá đầu cũng rất thường gặp. Điểm đặc biệt khác là hoa viên

không trồng hoa kiểng nhiều màu sắc, hầu như chỉ có màu xanh của lá - màu xanh làm nền cho vô số tượng đá hoa

trắng với chủ đề là những hình tượng trong truyền thuyết Ai-cập La-mã. Trong vườn cũng có trồng cây ăn trái theo

phong cách đình viện thời Trung-cổ.

Photos: Vườn hoa kiểu Ý thời kỳ Phục-hưng. Villa d' Este ( Italia ) Nguồn: Google.

Page 9: LỊCH SỬ HOA VIÊN

4. HOA VIÊN THỜI BAROQUE

Sau thời Phục-hưng, nghệ thuật hội hoạ và kiến trúc phát triển theo một xu hướng mới gọi là thời kỳ Baroque (thế kỷ

XVI-XVIII). Thời Baroque cũng xuất phát từ Ý, và cũng cùng phong cách cơ bản, nhưng phát triển mạnh nhất tại

Pháp và các vương quốc phía trung và bắc Âu châu. Nghệ thuật kiến trúc Baroque tạo nền tản cho hoa viên kiểu

Baroque, một xu hướng tiếp nối thời Phục-hưng.

HOA VIÊN KIỂU PHÁP

Những vườn hoa ngự uyển nổi tiếng nhất theo kiểu Baroque phải kể đến là: Vaux-le-Vicomte và Versailles tại Pháp,

được thiết kế vào giữa và cuối thế kỷ XVI. Ngoài ra còn có vườn hoa Schönbrunn (Wiena/ Áo), vườn hoa

Nymphenburg (Munchen, Đức), và vườn hoa Fredensborg (Sjælland, Đan-mạch).

Vườn hoa ngự uyển Versailles, nằm 20 km về phía tây Paris được khởi công vào năm 1662 dưới triều đại vua Ludwig

14. Vườn hoa Versailles phải mất mấy chục năm mới hoàn tất. Vườn hoa Versailles là dẫn chứng cụ thể cho kiểu

vườn hoa Baroque.

Kiến trúc hoa viên Versailles dựa trên kiểu vườn hoa Ý, nhưng chịu ảnh hưởng đặc biệt bởi người thiết kế vườn

hoàng gia Pháp lúc bấy giờ là André Le Nôtre (1576-1650) và triết học gia kiêm toán học người Pháp, René Descartes

(1576-1650). Dưới quyền vua Ludwig 14, vườn Versailles là biểu tượng của sự phồn vinh, quyền thế của nhà vua và

triều đình Pháp tại Âu châu.

Theo René Descartes thì sự di chuyển trong không gian là dựa trên một đường thẳng, và không gian tạo bởi một hệ

thống trục đối xứng. Ông gọi đó là toạ độ và môn toán hình học giải tích (Analytical geometry, mathematical

coordinates).

André Le Nôtre đã áp dụng lý thuyết của René Descartes khi thiết kế vườn Versailles. Lâu đài đặt tại trọng tâm của

mảnh vườn, và bố trí của khu vườn dựa trên một hệ thống trục đối xứng. Càng di chuyển xa trọng tâm, càng có cảm

giác khu vườn càng lớn dần, và tầm mắt mất hút theo đường chân trời.

Nếu lấy lâu đài Versailles làm điểm xuất phát, thì trục đối xứng chia vườn ngự uyển ra làm tư - lâu đài nằm trên mô

đất cao nhất. Từ chính diện Versailles, trục đối xứng chạy suốt qua các sân vườn với độ cao giảm từ từ. Các sân nối

nhau bằng bậc thang thấp lót đá hoa. Từ chính diện theo trục thẳng là những đài phun nước cao lớn chạy dài nối tiếp.

Đài phun nước Latona khổng lồ với tượng thần Apollo trên chiến xa mã đặt cuối vườn.

Song song với các đài phun nước, hai bên là đại lộ với vô số tượng điêu khắc; đây là điểm đặc biệt của vườn hoa

Baroque - tượng điêu khắc là dẫn chứng cho sự thịnh vượng của nghệ thuật hội hoạ và điêu khắc thời Barocque. Ở

các mặt khác của lâu đài Versailles là vườn ngự uyển với sân chơi, vườn hoa, đài phun nước.

Vườn ngự uyển xây theo các trục đối xứng, khu vườn được chia ra làm nhiều "lối đi, khoảnh đất" nối tiếp và đối

xứng nhau, trong vườn có nhiều đài phun nước cao lớn, hàng cây xanh cắt tỉa công phu, lối đi trải sỏi hoặc lót đá

Page 10: LỊCH SỬ HOA VIÊN

hoa... Lối đi trong vườn Baroque có phần bằng phẳng hơn nhiều so với vườn hoa Ý - tạo cảm giác vườn hoa chỉ làm

nền cho lâu đài chứ không phải lâu đài là một phần của vườn hoa.

Dọc theo lối đi là hàng rào cây thấp - và những thảm hoa bằng cây xanh hoặc hoa tươi được cắt tỉa rất công phu tỉ

mỉ, đây là điểm đặc biệt khác của vườn Baroque. Hình trạng của cây cối trong vườn Baroque được cắt tỉa, xấp xếp

rất tỉ mỉ, theo quy luật gần như thái quá, giả tạo. Không gian ba chiều của vườn Baroque được tạo bởi những tán cây

xanh trường niên có độ cao thấp khác nhau, và được cắt tỉa thon nhọn, không quá rậm rạp, thường sử dụng là cây trắc

bá, hoàng dương, tùng bách. Vườn Baroque vì vậy mới nhìn thì không um tùm và đồ sồ như vườn thời Phục-hưng,

nhưng nếu quan sát từ trên cao xuống thì nó cũng quy mô không kém.

Tóm lại vườn Baroque được tạo bởi những điểm đặc biệt như:

Trục đối xứng

Đại lộ, lối đi

Kênh, đài phun nước

Tượng điêu khắc

Thảm cây xanh

Nhà kiếng, hoa tươi

Quy luật tỉa cây

Photos: Vườn hoa kiểu Pháp thời kỳ Baroque . Versailles ( France ) Nguồn: Google.

5. HOA VIÊN THỜI CẬN-ĐẠI. PHONG TRÀO LÃNG-MẠN.

Phong trào Lãng-mạn là phong trào văn học, nghệ thuật được hình thành tại Tây Âu vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ

XVIII, sau cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.

Cuộc cách mạng tư sản Pháp với khẩu hiệu "tự do- bình đẳng- bác ái" đã đánh đổ chế độ phong kiến và hình thành

chế độ xã hội. Nhưng kết quả không như dự tính. Những bất ổn chính trị, trực tự xã hội sau cuộc cách mạng gây ảnh

hưởng sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội. Giới quí tộc bất mãn vì quyền lợi bị tước bỏ

Page 11: LỊCH SỬ HOA VIÊN

và hoang mang vì tương lai mờ mịt. Giới trung lưu trí thức thất vọng vì lý tưởng cách mạng không mang lại thành

quả như họ mong muốn. Và cuộc sống của người dân bình thường càng khốn khổ hơn trước.

Trong tình trạng xã hội như thế, phong trào lãng mạn ra đời; nó phản ảnh sự phản kháng đối với xã hội thực tại, niềm

hoài niệm về những gì tốt đẹp trong quá khứ (lãng mạng tiêu cực) cùng niềm mơ ước về một tương lai tươi sáng

(lãng mạng tích cực).

Phong trào Lãng-mạn đề cao sự mộng tưởng, sự tự do và tình cảm con người. Tác phẩm văn nghệ thuật với tính chất

lãng mạn thời đó có xu hướng mô tả những cái đẹp, từ thiên nhiên đến những thành tựu mà con người có thể vươn

tới.

HOA VIÊN KIỂU ANH

Ở thế kỷ XVIII, kiến khúc hoa viên Âu châu thay đổi theo chủ nghĩa Lãng-mạn, chú trọng vào sự tự do, nhận thức

cá nhân, không chịu ràng buộc vào mô hình cố định.

Kiến trúc hoa viên theo phong cách lãng mạn xuất phát từ Anh quốc, sau đó lan rộng ra các nước Âu châu khác.

Người Anh gọi kiểu vườn này là "landscape gardens", tạm dịch là vườn hoa theo phong cách tự nhiên lãng mạn, hay

"vườn hoang dã", hoặc vườn hoa kiểu Anh. Vườn hoa Rousham, vườn hoa Stowe và Kew Gardens ở ngoại ô London

là những vườn hoa kiểu Anh tiêu biểu.

Vườn hoa kiểu Anh có kiến trúc khác hẳn vườn hoa kiểu Ý hay kiểu Pháp. Nền vườn thường là thảm cỏ xanh trải

rộng và mất hút về phía chân trời, độ phẳng cao thấp tùy theo triền dốc tự nhiên của mặt đất. Vườn hoa là những khu

đất bao quanh những lâu đài, tiếp nối những cánh đồng, cánh rừng thiên nhiên.

Trong vườn thường trồng những cụm cây ăn trái, cây thông, tùng, bách, dương... những loại cây cho tán lá xanh, hình

và màu lá bắt mắt. Khác với vườn hoa kiểu Pháp, cây xanh trong vườn hoa kiểu Anh được mọc tự nhiên không cắt

tỉa một cách thái quá. Tán lá sẽ là "nốc vườn", cho bóng râm che mát lối đi dạo trong vườn.

Dọc theo lối đi hay ở những khoảng đất cố định sẽ có trồng những luống hoa. Khác với thảm cây xanh được cắt tỉa

tỉ mỉ, hay thảm hoa tươi màu sắc sặc sỡ trong vườn hoa Pháp, luống hoa trong vườn kiểu Anh được mọc tự nhiên,

đan xen nhau - loại cao trồng sau và loại thấp phủ mặt đất trồng phía trước. Luống hoa cho độ mất hút theo chiều sâu

và tán lá cây cho độ cao. Vì thời tiết ở Anh ẩm thấp và lạnh, nên vườn hoa thường trồng những loại trường niên thảo.

Chúng rụi tàn vào mùa đông nhưng sang xuân thì đâm chồi mới và nở hoa vào mùa hè, lúc mọi người dạo vườn ngắm

hoa.

Ngoài ra trong vườn còn có những cổng hoa, đánh vòng cung quanh nơi đặt băng ghế ngồi nghỉ chân trong vườn.

Thường các cổng hoa trồng phủ hoa hồng, kim ngân, hay những loại cây leo - Cổng hoa chia vườn ra thành những

"phòng nhỏ" và hàng rào cây xanh cho cảm giác mất hút, "phòng" này nối tiếp "phòng" kia, đan xen nhau. Trong

vườn hoa kiểu Anh cũng có hồ phun nước, tượng đá, ao và cầu đá, nhưng nó không là trọng tâm của vườn hoa, chỉ

là vật phụ, tạo nét cổ kính lãng mạn.

Page 12: LỊCH SỬ HOA VIÊN

Ở khoảng 1830-1900, dưới thời nữ hoàng Victoria tại Anh, sau phát minh nhà kiếng, vườn hoa kiểu Anh nghiêng về

xu hướng sưu tầm những loại thảo mộc hiếm lạ. Kiến trúc vườn hoa bị xem nhẹ, thay vào là những vườn sưu tầm

thảo mộc phong phú. Các loại thảo mộc trồng thành luống, theo chủ đề, phong cách riêng biệt nhầm tiện lợi cho việc

quan sát, nghiên cứu. Nhiều nhà phê bình chỉ trích phong cách này đơn điệu, nhàm chán. Dần dần nó phối hợp với

vườn hoa kiểu Anh cổ điển để thích nghi sở thích của mọi người.

Vì vườn hoa kiểu Anh theo xu hướng tự nhiên, và có phần dễ chăm sóc nên nó nhanh chóng lan truyền đến các quốc

gia khác. Theo chiều sâu lịch sử thì vườn hoa kiểu Anh cũng gần với thời đại chúng ta. Vì thế, nó là một kiểu hoa

viên mà nhiều người chọn nếu họ có mảnh vườn rộng lớn, muốn theo phong cách lãng mạn tự nhiên, và không đòi

hỏi quá nhiều thời gian chăm sóc.

Photos: Vườn hoa kiểu Anh thời kỳ Lãng-mạn. Nguồn: Google.

6. HOA VIÊN THỜI HIỆN-ĐẠI

Cuộc cách mạng kỹ nghệ Âu Châu ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đánh dấu sự tự do trong tư duy, loại bỏ những

chủ nghĩa học thuyết cổ đại cố định. Kỹ nghệ Âu châu phát triển dựa trên những kiến thức khoa học thiên văn và

nhân văn. Mục đích của cuộc cách mạng kỹ nghệ là nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống con người.

Song song với cuộc cách mạng kỹ nghệ, dân số và môi trường sống tại các thành phố lớn Âu châu có sự thay đổi to

lớn. Kỹ nghệ tập trung dân cư gần các cơ xưởng trong các thành phố, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Giới thượng

lưu tìm nơi thoáng mát, nghỉ ngơi ở các biệt thự, lầu đài vùng ngoại ô. Trong thành phố, dân lao động tìm nghỉ ngơi,

thư giản tại các công viên công cộng - những hoa viên trước kia chỉ dành riêng cho giới quí tộc. Người ta thiết kế

vườn hoa trong phạm vi vườn nhà, khu chung cư, sân đại học... Ban đầu chỉ nhầm mục đích "thoáng khí" nhưng dần

dần trở thành nơi vui chơi, thư giãn.

Từ thế kỷ XX cho đến nay, nền kiến trúc nói chung và kiến trúc hoa viên nói riêng dựa theo phong cách Hiện-đại và

triết lý thực dụng ( forms followings functions ). Hoa viên không chỉ làm gia tăng vẻ đẹp của kiến trúc nhà cửa, mà

còn phải thích nghi với môi trường địa phương, thể hiện phong cách cá nhân và tiện lợi sinh hoạt. Kiến trúc hoa viên

Page 13: LỊCH SỬ HOA VIÊN

Hiện đại sử dụng nhiều vật trang trí trừu tượng, mang nét đặc biệt của thời Hiện đại - khoa học viễn tưỡng (

minimalism and science fiction ).

Hoa viên Hiện đại không có mô hình cố định và đối xứng. Nền vườn thường lót bằng các vật liệu cứng như bêtông,

đá thô, sỏi, sàn gỗ - và trang trí đơn sơ bằng những hình tượng điêu khắc thô. Trong vườn có chậu cây kiểng, hồ bơi,

sân chơi, sân thể thao. Cây cối và hoa kiểng chỉ đóng vai trò phụ trợ, tạo cảm giác xanh mát nhưng không rườm rà

và đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc. Phần lớn không gian hoa viên được dùng cho những hoạt động thể thao, sinh

hoạt gia đình ngoài trời.

TÓM LƯỢC

Theo dòng thời gian và sự tiến khiển của văn minh nhân loại, kiến trúc vườn hoa viên đã thay đổi rất nhiều. Một số

vườn hoa tiêu biểu trên thế giới còn lưu lại dấu ấn lịch sử và nét văn hóa của các thời đại cổ. Những vườn hoa này

hiện đang mở cửa cho du khách tham quan.

Những kiểu vườn hoa hiện nay dù ít hay nhiều vẫn còn mang vài nét cơ bản của các vườn hoa cổ. Thêm vào đó, các

kiểu vườn cũng đã thay đổi để thích nghi với nền kiến trúc hiện đại và sở thích của chúng ta. Kiến trúc hoa viên luôn

thay đổi, và sẽ còn thay đổi trong thời gian tới.

Lịch sử hoa viên là một dẫn chứng cụ thể chứng minh lòng yêu thiên nhiên, ngưỡng mộ cái đẹp và mong muốn chinh

phục thiên nhiên của con người. Kiến trúc hoa viên đã là sự kết hợp của những tinh hoa từ các nền văn hóa cổ đại.

Trong xã hội giao lưu hiện đại, kiến trúc hoa viên sẽ là nhịp cầu nối liền giữa các nền văn hoá trên thế giới.