27
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Thông tin về giảng viên 1.1. Giảng viên: - Họ và tên: Mai Thị Thúy - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ - Thời gian, địa điểm làm việc: Trường Đại học TDTT Đà Nẵng - Địa chỉ liên hệ: K245 Nguyễn Công hoan - Điện thoại: 0905517753. Email: [email protected] 2. Thông tin chung về học phần - Tên học phần: LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO Tên tiếng Anh: History of Spors - Mã học phần: - Số tín chỉ: 02 - Thuộc chương trình đào tạo trình độ: Đại học, hình thức đào tạo: Tín chỉ. - Loại học phần: Bắt buộc - Các học phần tiên quyết: Không - Các học phần kế tiếp: - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Nghe giảng lý thuyết :15 tiết Làm bài tập trên lớp : 6 tiết Thảo luận nhóm :4 tiết Tự học : 5 tiết - Khóa học: Đại học 7; ngành GDTC 3. Mục tiêu của học phần 3.1. Mục tiêu chung học phần Học xong môn này, sinh viên có được những kiến thức về nguồn gốc và lịch sử phát triển TDTT thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, sinh viên có nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí to lớn của TDTT trong đời sống con người. Kiến thức 1

Lịch sử TDTT

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lịch sử TDTT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin về giảng viên 1.1. Giảng viên: - Họ và tên: Mai Thị Thúy - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Thời gian, địa điểm làm việc: Trường Đại học TDTT Đà Nẵng- Địa chỉ liên hệ: K245 Nguyễn Công hoan- Điện thoại: 0905517753. Email: [email protected]

2. Thông tin chung về học phần - Tên học phần: LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO

Tên tiếng Anh: History of Spors - Mã học phần: - Số tín chỉ: 02- Thuộc chương trình đào tạo trình độ: Đại học, hình thức đào tạo: Tín chỉ.- Loại học phần: Bắt buộc- Các học phần tiên quyết: Không- Các học phần kế tiếp: - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Nghe giảng lý thuyết :15 tiết Làm bài tập trên lớp : 6 tiết Thảo luận nhóm :4 tiết Tự học : 5 tiết

- Khóa học: Đại học 7; ngành GDTC3. Mục tiêu của học phần

3.1. Mục tiêu chung học phầnHọc xong môn này, sinh viên có được những kiến thức về nguồn gốc và lịch sử

phát triển TDTT thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, sinh viên có nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí to lớn của TDTT trong đời sống con người.

Kiến thứcSinh viên phải nắm được những kiến thức về lịch sử của TDTT: Sự phát sinh và

phát triển của TDTT trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử và của phong trào TDTT hiện đại; sự hình thành và phát triển của các hoạt động TDTT ở Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, sự thành lập Uỷ ban Olimpic quốc gia và các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao Việt nam.

Kĩ năngSinh viên phải nắm được những kiến thức về lịch sử TDTT, bước đầu vận dụng

những kiến thức tiếp thu được vào việc giải thích quá trình hình thành và phát triển TDTT ở nước ta, có cách nhìn đúng đắn, ý thức trân trọng, bảo vệ những giá trị của thể dục thể thao dân tộc và hiện đại.

1

Page 2: Lịch sử TDTT

Thái độ, chuyên cầnXây dựng thái độ tự giác tích cực cho người học, làm cho người học nhận thức

được vai trò tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.Giáo dục cho sinh viên biết yêu môn học, có sự nỗ lực trong học tập, tham dự đầy

đủ số giờ quy định cho các hoạt động, biết tôn trọng thầy, bạn trong học tập.3.2. Mục tiêu nhận thức chi tiết

Mục tiêuNội dung

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Nội dung 1 : TDTT thời kỳ Cổ đại

I.A.1. Trình bày được nguồn gốc ra đời của TDTT.

I.A.2. Nêu được thời kỳ mà hệ thống GDTC và huấn luyện quân sự- thể lực đầu tiên ra đời .

I.A.3. Trình bày được đặc điểm của 2 hệ thống GDTC Xpactơ và Aten.

I.A.4. Nêu được thời gian, địa điểm tổ chức và ý nghĩa của các Đại hội Olympic ở Hy lạp cổ đại.

I.B.1.Phân tích được các nguyên nhân ra đời của TDTT ở trên thế giới và hiểu rõ đâu là nguyên nhân chínhI.B.2. Phân tích tính chất giai cấp của TDTT trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ.

I.B.3.Phân tích được các đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 hệ thống GDTC và so sánh hệ thống nào tiến bộ hơn.I.B.4. Phân tích, làm sáng tỏ từng ý nghĩa của các Đại hội Olympic ở Hy lạp cổ đại.

I.C.1. Áp dụng vào việc giải thích quá trình hình thành của TDTT ở nước ta.

I.C.2. Lấy ví dụ chứng minh tính giai cấp của TDTT ở một số nước.I.C.3. Đánh giá ảnh hưởng của 2 hệ thống này đối với nền TDTT của Hy Lạp cổ đại.I.C.4. Liên hệ với các Đại hội Olympic trong thời Hiện đại.

Nội dung 2: TDTT trong thời Trung đại

II.A.1. Trình bày được đặc điểm của TDTT thời phong kiến sơ kỳ.

II.A.2. Nêu được thời gian ra đời và đặc điểm của hệ thống giáo dục Hiệp sĩ.

II.A.3. Trình bày được

II.B.1. Phân tích, làm rõ khuynh hướng quân sự của TDTT trong giai đoạn này.II.B.2. So sánh hệ thống GD Hiệp sĩ với 2 hệ thống GDTC của Hy lạp cổ đại (Xpactơ và Aten)II.B.3. Chỉ ra điểm mới và tiến bộ trong

II.C.1. Lấy ví dụ một số nước có nền TDTT mang khuynh hướng quân sự.II.C.2. Rút ra được ý nghĩa của các cuộc thi đấu giữa các hiệp sĩ.

2

Page 3: Lịch sử TDTT

đặc điểm của TDTT thời kỳ cuối phong kiến và tiền tư bản.

học thuyết của các nhà nhân đạo chủ nghĩa và xã hội không tưởng.

Nội dung 3: TDTT trong thời Cận đại

III.A.1. Nêu được thời gian ra đời và đặc điểm của các hệ thống GDTC (Đức, Pháp, Thụy Điển, Anh, Mỹ). Khuynh hướng của mỗi hệ thống.

III.A.2. Nêu được sự xuất hiện các tổ chức TD đầu tiên của công nhân và sự phát triển của phong trào này kể từ sau công xã Pari.III.A.3. Trình bày được đặc điểm và khuynh hướng của các hệ thống TD Gioocgiơ Đêmêni, Gioc Eebe và Ninxơ Buc.

III.B.1. Giải thích tại sao ở các nước châu Âu (Đức, Pháp, Thụy Điển) nhiệm vụ của GDTC được giải quyết chính nhờ TD, còn 2 nước Anh, Mỹ lại là các môn TT và TC.III.B.2. Giải thích vì sao phong trào TDTT của công nhân ra đời và phát triển vào giai đoạn này

III.C.2. Ảnh hưởng của phong trào TDTT giai cấp Tư sản đối với phong trào TDTT công nhân.III.C.3. So sánh điểm giống, tiến bộ của 3 hệ thống TD này so với 3 hệ thống Đức, Pháp, Thụy Điển.

Nội dung 4: TDTT trong thời kỳ Hiện đại giữa 2 cuộc đại chiến thế giới và sau đại chiến thế giới thứ 2.

IV.A.1.Trình bày được sự phát triển của phong trào TDTT công nhân trong thời kỳ hiện đại giữa 2 cuộc đại chiến TG.

IV.A.2. Nêu được mục đích sử dụng phong trào TDTT của giai cấp tư sản.

IV.A.3. Nêu được đặc điểm của phong trào

IV.B.1. Lấy dẫn chứng về phong trào TDTT công nhân của các nước để thấy rõ sự phát triển và ảnh hưởng của phong trào này đến các cuộc đấu tranh cách mạng đang lan rộng ở nhiều nước châu Âu IV.B.2. Lấy dẫn chứng làm rõ các mục đích sử dụng phong trào TDTT của giai cấp tư sản.IV.B.3. Lấy dẫn chứng cụ thể làm rõ

IV.C.1. So sánh sự phát triển của phong trào TDTT công nhân trong thời kỳ này với thời kỳ từ sau công xã Pari.

3

Page 4: Lịch sử TDTT

TDTT các nước XHCN từ sau ĐCTG II.IV.A.4. Nêu được các khuynh hướng phát triển của TT tư bản từ sau ĐCTG II.

đặc điểm đó.

IV.B.4. Hiểu rõ mục đích, đặc điểm của mỗi khuynh hướng

IV.C.4. Liên hệ với phong trào TDTT của một số nước tư bản.

Nội dung 5: Phong trào Olympic hiện đại

V.A.1. Nêu được những nguyên nhân làm nãy sinh phong trào TT quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX và các tổ chức TT ra đời vào thời kỳ này.V.A.2. Trình bày được sự thành lập Ủy ban Olympic quốc tế (IOC)

V.A.3. Trình bày được các đặc điểm của các đại hội Olympic qua các thời kỳ (trước chiến tranh TGI, giữa 2 cuộc ĐCTG và sau ĐCTGII)

V.B.1. Hiểu được lý do vì sao các tổ chức TT lần lượt ra đời.

V.B.2. Lãm rõ vai trò của nhà giáo dục Pieđơ Cubectanh trong việc thành lập và tổ chức các đại hội Olympic.- Kể tên được các vị chủ tịch IOC kể từ khi thành lập đến nay.V.B.3. Lấy dẫn chứng cho từng đặc điểm.

V.C.2. Biết vận dụng những điều quy định trong Hiến chương Olympic vào thực tiễn.

V.C.3. Đánh giá được sự lớn mạnh của các đại hội Olympic qua các thời kỳ

Nội dung 6: Sự phát triển của TDTT Việt nam trước và trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược đến cách mạng tháng 8/1945

VI.A.1. Nêu được khái niệm TT dân tộc.

VI.A.2.Trình bày được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta thời

VI.B.1. Dự vào các nguồn tư liệu (Lễ hội cổ truyền, nghệ thuật tạo hình VN xưa, trò chơi dân gian) làm rõ những cơ sở tự nhiên và xã hội của sự ra đời các hoạt động TT dân tộc ở VN.VI.B.2. Phân tích, làm rõ chính sách thuộc địa nô lệ của thực dân Pháp ở VN

VI.C.1. So sánh sự phát sinh các yếu tố sơ khai của TT dân tộc VN với nguồn gốc ra đời của TDTT ở trên thế giới.

VI.C.2. Chỉ rõ khi nào thì thực dân Pháp cho

4

Page 5: Lịch sử TDTT

kỳ thực dân Pháp xâm lược.

-Trình bày được đặc điểm phát triển của TDTT VN ở các công sở và trường học thời kỳ thực dân Pháp xâm lược đến cách mạng tháng 8/1945VI.A.3. Nêu được các hoạt động thể thao dân dã của nhân dân ta trong thời kỳ Pháp thuộc.

đã ảnh hưởng như thế nào đến TDTT.- Ảnh hưởng của TDTT như thế nào đến chính sách thuộc địa nô lệ của thực dân Pháp.

VI.B.3. Ảnh hưởng của các hoạt động thể thao dân dã của nhân dân ta đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

phép phát triển TDTT và khi nào thì không.

Nội dung 7: Sự phát triển của TDTT Việt nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954

VII.A.1. Nêu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954.- Trình bày được sự ra đời một nền TDTT của nhân dân lao động nước ta.

VII.A.2.Trình bày được những đặc điểm của TDTT ở vùng tự do-kháng chiến.

VII.A.3.Trình bày được những đặc điểm của TDTT trong vùng địch tạm chiếm.

VII.B.1. Hiểu được các nhiệm vụ đề ra của ngành TDTT khi mới thành lập và giải thích vì sao lại đề ra các nhiệm vụ đó.- Giải thích vì sao nhà nước ta lại quyết định lấy ngày 27/3 hàng năm làm ngày Thể thao Việt Nam.

VII.B.3.Hiểu được mục đích sử dụng TDTT của thực dân Pháp. Lấy dẫn chứng về những việc làm cụ thể để thực hiện mục đích

VII.C.1. So sánh những đặc điểm ưu việt của nền TDTT nước ta kể từ sau cách mạng tháng 8/1945 do Bác Hồ khai sinh với nền TDTT trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược.

VII.C.2. Đánh giá tình hình phát triển TDTT ở các vùng tự do-kháng chiến khi thực dân Pháp sang xâm chiếm lần 2 so với lúc mới thành lập.VII.C.3. So sánh với nền TDTT mà thực dân Pháp tạo dựng trong thời kỳ xâm lược thứ nhất để thấy rõ âm mưu sử

5

Page 6: Lịch sử TDTT

trên. dụng TDTT của TD Pháp.

Nội dung 8: Sự phát triển của TDTT Việt Nam thời kỳ 1955-1975.

VIII.A.1. Nêu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta thời kỳ 1955-1975.- Nêu được các nhiệm vụ của công tác TDTT giai đoạn này.VIII.A.2. Trình bày được những đặc điểm phát triển của TDTT ở miền Bắc XHCN.

VIII.A.3. Trình bày được những đặc điểm phát triển của TDTT ở miền Nam dưới thời Mỹ-Ngụy.

VIII.B.1. Giải thích vì sao công tác TDTT lại đề ra các nhiệm vụ đó trong thời kỳ này

VIII.B.2. Tổng hợp được các lần thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước về TDTT nước ta. VIII.B.3. Hiểu được mục đích sử dụng TDTT của Mỹ và Ngụy quyền Sài gòn. Lấy dẫn chứng về những việc làm cụ thể để thực hiện mục đích trên.

VIII.C.1. Làm sáng tỏ kết quả đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ đó.

VIII.C.3.Liên hệ đến các tổ chức thể thao quốc tế mà miền Nam Việt Nam đã gia nhập (IOC, IFs, OCA, Seagames)

Nội dung 9: Sự phát triển của TDTT Việt Nam thời kỳ 1975-nay.

IX.A.1. Nêu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam sau khi thống nhất đất nước.Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn cách mạng mới.IX.A.2. Trình bày được sự phát triển TDTT ở Việt Nam giai đoạn 1976-nay.

IX.B.1. Biết được các nhiệm vụ đề ra của ngành TDTT trong thời kỳ đổi mới và giải thích vì sao lại đề ra các nhiệm vụ đó.

IX.B.2. Tổng hợp được các lần thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước về TDTT nước ta trong giai đoạn này.

IX.C.2. Làm sáng tỏ kết quả đạt được của nghành TDTT Việt Nam thống nhất khi gia nhập phong trào Olympic quốc tế.

Nội dung 10. Sự thành lập Ủy ban Olympic quốc gia (UBOVN) và các

X.A.1.Trình bày được sự thành lập và hoạt động của Ủy ban Olympic Việt Nam.

X.B.1. Kể tên được các thế hệ chủ tịch UBOVN kể từ khi thành lập đến nay.

X.C.1. Hiểu được mối quan hệ của Ủy ban Olympic Việt Nam với các

6

Page 7: Lịch sử TDTT

Hiệp hội, lien đoàn TT Việt Nam.

X.A.2. Nêu được những thành quả ban đầu của UBOVN trong những năm qua.

X.A.3. Nêu được các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của UBOVN.

X.A.4. Kể tên được các liên đoàn, hiệp hội TT ở nước ta.

- Mô tả được biểu tượng của UBOVN và các tổ chức TT quốc tế: IOC, OCA, Seagames.X.B.2. Làm sáng tỏ những thành quả đạt được bằng dẫn chứng cụ thể.

X.B.3. Liên hệ để thấy được những việc làm cụ thể của UBOVN khi giải quyết các nhiệm vụ đề ra.X.B.4. Hiểu rõ quá trình thành lập và thay đổi của các liên đoàn, hiệp hội.

tổ chức TT quốc tế và khu vực Châu Á, Đông Nam Á.

X.C.2. So sánh với thành quả của các nước trên thế giới.

X.C.4. Hiểu được mối quan hệ của các Liên đoàn, Hiệp hội TT Việt Nam với các tổ chức TT quốc tế và khu vực Châu Á, Đông Nam Á.

3.3. Tổng hợp mục tiêu chi tiết Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3Các mục tiêu khác

Nội dung 1 4 4 4 0Nội dung 2 3 3 2 0Nội dung 3 3 2 2 0Nội dung 4 4 4 2 0Nội dung 5 3 3 2 0Nội dung 6 3 3 2 0Nội dung 7 3 3 3 0Nội dung 8 3 3 2 0Nội dung 9 2 2 1 0Nội dung 10 4 4 3 0Tổng 32 31 23 04. Tóm tắt nội dung học phần:

Chương trình môn học Lịch sử TDTT dùng cho đào tạo trình độ đại học TDTT gồm có 2 phần.

7

Page 8: Lịch sử TDTT

Phần thứ nhất: Lịch sử TDTT thế giới. Phần này gồm những kiến thức về lịch sử TDTT: Sự phát sinh và phát triển của TDTT trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử khác nhau; từ thời Cổ đại, Trung đại, Cận đại đến Hiện đại và sự hình thành và phát triển của phong trào Olympic hiện đại.

Phần thứ hai: Lịch sử TDTT Việt Nam, gồm những kiến thức về sự hình thành và phát triển của các hoạt động TDTT ở Việt Nam qua các thời kỳ: Trước và trong khi thực dân Pháp xâm lược đến cách mạng tháng 8/1945 thành công, từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954, từ 1955 đến 1975, từ 1975 đến nay và phần kiến thức về sự thành lập Ủy ban Olympic quốc gia, các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao Việt Nam.

Từ những kiến thức đó, sinh viên sẽ có nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí to lớn của TDTT trong đời sống con người, hình thành ở họ thế giới quan khoa học, nhìn nhận khách quan các sự kiện, hiện tượng của TDTT trong sự vân động, phát triển và đổi mới.5. Nội dung chi tiết học phầnBài1: TDTT THỜI KỲ CỔ ĐẠI1.1. Sự phát sinh và phát triển của TDTT trong xã hội nguyên thủy.1.2. TDTT ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ trong thế giới Cổ đại.1.2.1. TDTT ở Hy Lạp cổ đại1.2.2. Đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đạiBài 2: TDTT TRONG THỜI KỲ TRUNG CỔ2.1.TDTT thời phong kiến sơ kỳ.2.2. TDTT thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển.2.3. TDTT thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản. Bài 3. TDTT TRONG THỜI CẬN ĐẠI3.1. TDTT trong giai đoạn đầu của thời Cận đại3.1.1. Sự nảy sinh và phát triển của hệ thống GDTC quốc gia3.1.1.1.Hệ thống giáo dục thể chất Đức.3.1.1.2.Hệ thống giáo dục thể chất Thuỵ Điển.3.1.1.3.Hệ thống giáo dục thể chất Pháp3.1.2. GDTC và thể thao ở các nước Anh và Mỹ.3.2. TDTT trong giai đoạn thứ hai của thời Cận đại3.2.1. Sự nãy sinh và phát triển của phong trào TDTT công nhân.3.2.1.1. Sự xuất hiện các tổ chức thể dục đầu tiên của công nhân.3.2.1.2. Phong trào thể thao của công nhân sau công xã Pari3.2.2. Sự xuất hiện các hình thức mới trong GDTC.3.2.2.1.Thể dục của người Pháp – Gioocgiơ Đêmêni.3.2.2.2. Phương pháp tự nhiên của Giooc Êbe.3.3.2.3.Thể dục cơ bản của Ninxơ Buc.Bài 4. TDTT TRONG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI GIỮA 2 CUỘC ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI VÀ SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN 2 4.1. TDTT trong thời kỳ hiện đại giữa 2 cuộc đại chiến thế giới.

8

Page 9: Lịch sử TDTT

4.1.1. Sự phát triển của phong trào TDTT công nhân.4.1.2. Phong trào TDTT tư sản.4.2. Sự phát triển của TDTT sau đại chiến thế giới thứ hai.4.2.1. TDTT ở các nước xã hội chủ nghĩa.4.2.2. TDTT ở các nước tư bản.Bài 5. PHONG TRÀO OLYMPIC HIỆN ĐẠI5.1. Sự phát triển của TT và việc thành lập các tổ chức TT quốc tế.5.2. Sự thành lập Uỷ ban Olympic quốc tế 5.3. Các đại hội Olympic 5.3.1. Các đại hội Olympic trước chiến tranh thế giới thứ nhất.5.3.2. Các đại hội Olympic giữa 2 cuộc đại chiến thế giới.5.3.3. Các đại hội Olympic sau chiến tranh thế giới thứ hai.Bài 6. SỰ PHÁT TRIỂN TDTT Ở VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TAM NĂM 1945.6.1. Sự hình thành và phát triển của các hoạt động TDTT dân tộc ở Việt Nam.6.1.1. Khái niệm chung.6.1.2. Hội lễ cổ truyền và sự phát sinh các yếu tố sơ khai của hoạt động TDTT dân tộc ở Việt Nam.6.1.3. Những bằng chứng từ nghệ thuật tạo hình Việt Nam xưa về sự tồn tại sơ khai của các hoạt động TT dân tộc. 6.2. TDTT Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp xâm lược đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.6.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.6.2.2. TDTT ở các công sở và trường học.Bài 7. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 ĐÊN NĂM 19547.1. Hoàn cảnh và sự ra đời một nền TDTT của nhân dân lao động.7.2. TDTT ở vùng tự do- kháng chiến.7.3. TDTT trong vùng địch tạm chiếm.Bài 8. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM THỜI KỲ1955-1975.8.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta thời kỳ 1955-1975 và những nhiệm vụ của công tác TDTT.8.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.8.1.2. Nhiệm vụ của công tác TDTT8.2. TDTT ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.8.3. TDTT ở miền Nam dưới thời Mỹ- Nguỵ8.3.1. TDTT quần chúng.8.3.2. TDTT nâng cao.Bài 9. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM THỜI KỲ 1976 ĐẾN NAY 9.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam sau khi thống nhất đất nước.

9

Page 10: Lịch sử TDTT

9.2. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn cách mạng mới.9.3. Sự phát triển TDTT giai đoạn 1976 đến nay.Bài 10. SỰ THÀNH LẬP UỶ BAN OLYMPIC QUỐC GIA VÀ CÁC HIỆP HỘI, LIÊN ĐOÀN THỂ THAO VIỆT NAM.10.1. Sự thành lập Uỷ ban Olympic Việt Nam.10.2. Hoạt động của Uỷ ban Olympic Việt Nam.10.2.1. Hoạt động đối nội.10.2.2. Hoạt động đối ngoại.10.2.3. Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ.10.3. Nhiệm vụ cơ bản của Uỷ ban Olympic Việt Nam.10.4. Các Liên đoàn TT và Hiệp hội TT Việt Nam6. Tài liệu6.1. Tài liệu chính

[1] Tập bài giảng Lịch sử TDTT. Mai Thị Thúy biên soạn[2] PGS-TS Nguyễn Xuân Sinh- TS Mai Văn Muôn-Ths Nguyễn Thị Xuyền

(2000), Lịch sử TDTT- Sách giáo khoa dùng cho sinh viên đại học TDTT. Nxb TDTT.6.2. Tài liệu tham khảo

[1] TS Mai Văn Muôn (2001), Olympic học, Nhà xuất bản TDTT.[2] Lý Gia Thanh (2006), Thế vận hội Olympic. NXB TDTT.[3] Nguyễn Xuân Sinh - Lê Anh Thơ - Nguyễn Thị Xuyền (2009), Lịch sử TDTT -

Sách giáo khoa dùng cho sinh viên đại học TDTT. NXB TDTT.7. Hình thức tổ chức dạy - học 7.1. Lịch trình chung

TuầnNội dung

Hình thức tổ chức dạy học học phần

TổngLên lớp Thực

hành, thí nghiệm,

thực tập..

SV tự nghiên cứu, tự

học.Lý

thuyếtBài tập

Thảo luận

nhóm1+2 Nội dung 1 3 1 4

3 Nội dung 2 1 1 24 Nội dung 3 1 1 25 Nội dung 4 1 1 2

6+7 Nội dung 5 2 1 1 48+9 Nội dung 6 2 2 410 Nội dung 7 1 1 2

11+12 Nội dung 8 1 1 2 413 Nội dung 9 1 1 2

14+15 Nội dung 10 2 2 4

10

Page 11: Lịch sử TDTT

7.2. Lịch trình cụ thể cho từng nội dungBài 1: TDTT THỜI KỲ CỔ ĐẠI

Hình thức tổ

chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết

1. Sự phát sinh và phát triển của TDTT trong xã hội nguyên thủy.2. TDTT ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ trong thế giới Cổ đại.2.1. TDTT ở Hy Lạp cổ đại2.2. Đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại

-Đọc tài liệu chính: bài 1-[1], chương 1-[2]. Tài liệu tham khảo [3]-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Bài tập Sinh viên chuẩn bị tài liêu cho môn học.

Thư viện

Bài 2: TDTT TRONG THỜI KỲ TRUNG CỔ

Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết

1.TDTT thời phong kiến sơ kỳ.2. TDTT thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển.3.TDTT thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản

- Đọc tài liệu chính: bài 2-[1], chương 2-[2]. Tài liệu tham khảo [3]-Trả lời các câu hỏi về nhà.

Tại trường- Theo thời khóa biểu

Thảo luận nhóm

1. So sánh hệ thống GD Hiệp sĩ với 2 hệ thống GDTC của Hy lạp cổ đại (Xpactơ và Aten)2. Chỉ ra điểm mới và tiến bộ trong học thuyết của các nhà nhân đạo chủ nghĩa và xã hội không tưởng.

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi thảo luận.- Tích cực tham gia vào quá trình thảo luận trên lớp.- Ghi chép lại các câu hỏi về những điểm chưa rõ hoặc vấn đề mang tính tranh luận.

Tại trường- Theo thời khóa biểu

Bài 3. TDTT TRONG THỜI CẬN ĐẠIHình thức

tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị Thời gian, địa điểm

Ghi chú

11

Page 12: Lịch sử TDTT

thực hiện

Lý thuyết

3.1. TDTT trong giai đoạn đầu của thời Cận đại.3.1.1. Sự nãy sinh và phát triển của hệ thống GDTC quốc gia.3.1.1.1.Hệ thống giáo dục thể chất Đức.3.1.1.2.Hệ thống giáo dục thể chất Thuỵ Điển.3.1.1.3.Hệ thống giáo dục thể chất Pháp.3.2. GDTC và thể thao ở các nước Anh và Mỹ.3.2. TDTT trong giai đoạn thứ hai của thời Cận đại3.2.1. Sự nãy sinh và phát triển của phong trào TDTT công nhân.3.2.1.1.Sự xuất hiện các tổ chức thể dục đầu tiên của công nhân.3.2.1.2.Phong trào thể thao của công nhân sau công xã Pari3.2.2. Sự xuất hiện các hình thức mới trong GDTC.2.1.Thể dục của người Pháp – Gioocgiơ Đêmêni.2.2. Phương pháp tự nhiên của Giooc Êbe.2.3.Thể dục cơ bản của Ninxơ Buc.

- Đọc tài liệu chính: bài 3-[1], chương 3,4-[2]. Tài liệu tham khảo [3]-Trả lời các câu hỏi về nhà.

Tại trường- Theo thời khóa biểu

Bài tập 1. Giải thích tại sao ở các nước châu Âu (Đức, Pháp, Thụy Điển) nhiệm vụ của GDTC được giải quyết chính nhờ TD, còn 2 nước Anh, Mỹ lại là các môn TT và TC.1. Khuynh hướng sử dụng các bài tập TD trong các hệ thống: TD của Gioocgiơ Đêmêni, phương pháp tự nhiên của

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi nghiên cứu.- Trả lời câu hỏi vào vở, ghi chép lại các thắc mắc về những vấn đề chưa rõ.

Làm việc ở nhà.

12

Page 13: Lịch sử TDTT

Giôc Ebe và TD cơ bản của Nixơ Búc.So sánh điểm giống, tiến bộ của 3 hệ thống TD này so với 3 hệ thống Đức, Pháp, Thụy Điển.

Bài 4. TDTT TRONG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI GIỮA 2 CUỘC ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI VÀ SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN 2

Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết

1. TDTT trong thời kỳ hiện đại giữa 2 cuộc đại chiến thế giới. 1.1. Sự phát triển của phong trào TDTT công nhân.1.2. Phong trào TDTT tư sản.2. Sự phát triển của TDTT sau đại chiến thế giới thứ hai.2.1. TDTT ở các nước xã hội chủ nghĩa.2.2. TDTT ở các nước tư bản

-Đọc tài liệu chính: bài 4-[1], chương 5,6-[2]. Tài liệu tham khảo [3]-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Bài tập

1. Lấy dẫn chứng về phong trào TDTT công nhân của các nước để thấy rõ sự phát triển và ảnh hưởng của phong trào này đến các cuộc đấu tranh cách mạng đang lan rộng ở nhiều nước châu Âu 2. Lấy dẫn chứng làm rõ các mục đích sử dụng phong trào TDTT của giai cấp tư sản.

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi nghiên cứu.- Trả lời câu hỏi vào vở, ghi chép lại các thắc mắc về những vấn đề chưa rõ.

Làm việc ở nhà.

Bài 5: PHONG TRÀO OLYMPIC HIỆN ĐẠIHình thức

tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết 1. Sự phát triển của TT và việc thành lập các tổ chức TT quốc tế.2. Sự thành lập Uỷ ban Olympic quốc tế

-Đọc tài liệu chính: bài 5-[1], chương 7,8,9-[2]. - Đọc tài liệu tham khảo cuốn [1],[2], [3]

Tại trường- theo thời khóa biểu

13

Page 14: Lịch sử TDTT

3. Các đại hội Olympic 3.1. Các đại hội Olympic trước chiến tranh thế giới thứ nhất.3.2. Các đại hội Olympic giữa 2 cuộc đại chiến thế giới.3.3. Các đại hội Olympic sau chiến tranh thế giới thứ hai.

hoặc các trang website.-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Bài tập- Làm bài kiểm tra đánh giá giữa kỳ

- Ôn tập phần nội dung đã học.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Sinh viên tự nghiên cứu, tự học

- Tìm hiểu hiến chương Olympic.

Đọc tài liệu tham khảo cuốn [1]

Thư viện hoặc tại nhà

Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN TDTT Ở VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.Hình thức

tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết

1. Sự hình thành và phát triển của các hoạt động TDTT dân tộc ở Việt Nam.1.1. Khái niệm chung.1.2. Hội lễ cổ truyền và sự phát sinh các yếu tố sơ khai của hoạt động TDTT dân tộc ở Việt Nam.1.3. Những bằng chứng từ nghệ thuật tạo hình Việt Nam xưa về sự tồn tại sơ khai của các hoạt động TT dân tộc. 2. TDTT Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp xâm lược đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.2.2. TDTT ở các công sở và trường học.

-Đọc tài liệu chính: bài 6-[1], chương 11,12-[2]. Tài liệu tham khảo [3]-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Sinh viên tự nghiên cứu, tự

Qua tìm hiểu các nguồn tư liệu mà các hoạt động TT dân tộc đã thể hiện,

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi

14

Page 15: Lịch sử TDTT

học

so sánh sự phát sinh các yếu tố sơ khai của TT dân tộc VN với sự phát sinh TDTT ở trên thế giới.

nghiên cứu.

Bài 7: SỰ PHÁT TRIỂN TDTT VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 ĐÊN NĂM 1954Hình thức

tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết

1. Hoàn cảnh và sự ra đời một nền TDTT của nhân dân lao động.2. TDTT ở vùng tự do- kháng chiến.3. TDTT trong vùng địch tạm chiếm.

- -Đọc tài liệu chính: bài 7-[1], chương 13-[2]. Tài liệu tham khảo [3]-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Thảo luận nhóm

Giải thích vì sao nhà nước ta lại quyết định lấy ngày 27/3 hàng năm làm ngày Thể thao Việt Nam.

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi thảo luận.- Tích cực tham gia vào quá trình thảo luận trên lớp.- Các nhóm tự điều hành và lần lượt trả lời câu hỏi.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM THỜI KỲ1955-1975.

Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta thời kỳ 1955-1975 và những nhiệm vụ của công tác TDTT.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.1.2. Nhiệm vụ của công tác TDTT2. TDTT ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.III. TDTT ở miền Nam dưới thời Mỹ- Nguỵ2.1. TDTT quần chúng.

- Đọc tài liệu chính: bài 8-[1], chương 14-[2]. Tài liệu tham khảo [3]

-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Tại trường- theo thời khóa biểu

15

Page 16: Lịch sử TDTT

2.2. TDTT nâng cao.

Bài tập

1. Tổng hợp được các lần thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước về TDTT nước ta. 2. Làm sáng tỏ kết quả đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ đề ra của ngành TDTT nước ta..

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi thảo luận.- Làm bài vào vở ghi chép.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM THỜI KỲ1975-NAY.

Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết

1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam sau khi thống nhất đất nước.2. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn cách mạng mới.3. Sự phát triển TDTT giai đoạn 1976 đến nay

- -Đọc tài liệu chính: bài 9-[1], chương 15-[2]. Tài liệu tham khảo [3]-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Bài tập

1. Tổng hợp được các lần thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước về TDTT nước ta. 2. Làm sáng tỏ kết quả đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ đề ra của ngành TDTT nước ta.

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi thảo luận.- Làm bài vào vở ghi chép.

Tại trường- theo thời khóa biểu

Bài 10: SỰ THÀNH LẬP UỶ BAN OLYMPIC QUỐC GIA VÀ CÁC HIỆP HỘI, LIÊN ĐOÀN THỂ THAO VIỆT NAM.

Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bịThời gian, địa điểmthực hiện

Ghi chú

Lý thuyết 1. Sự thành lập Uỷ ban Olympic Việt Nam.2. Hoạt động của Uỷ ban Olympic Việt Nam.2.1. Hoạt động đối nội.2.2. Hoạt động đối ngoại.2.3. Hoạt động bồi dưỡng

- Đọc tài liệu chính: bài 10-[1], chương 17-[2]. Tài liệu tham khảo [3], các trang website.-Trả lời các câu hỏi giảng viên nêu ra.

Tại trường- theo thời khóa biểu

16

Page 17: Lịch sử TDTT

nghiệp vụ.3. Nhiệm vụ cơ bản của Uỷ ban Olympic Việt Nam.4. Các Liên đoàn TT và Hiệp hội TT Việt Nam

Thảo luận nhóm

1. Biểu tượng, sự thành lập và quá trình phát triển của UBOVN và các tổ chức TT quốc tế: IOC, OCA, Seagames.2. Làm sáng tỏ những thành quả đạt được của UBOVN bằng dẫn chứng cụ thể.

- Sinh viên đọc kĩ tài liệu các nội dung lên quan đến câu hỏi thảo luận.- Làm bài vào vở ghi chép.- Các nhóm tự điều hành và trình bày ý kiến của nhóm.

Tại trường- theo thời khóa biểu

8. Các phương pháp giảng dạy và học tập của học phần: Phương pháp trình bày, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp diễn giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, làm bài tập.9. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên (Yêu cầu về cách thức đánh giá, sự hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, các qui định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài kiểm tra….)- Theo quy chế đào tạo hiện hành và quy định của trường Đại học TDTT Đà Nẵng.- Các câu hỏi kiểm tra đánh giá, bài tập cũng như kết quả đánh giá môn học công khai cho sinh viên biết.- Sinh viên có ý thức học tập tốt: Chuẩn bị bài, tích cực thảo luận, phát biểu xây dựng bài, hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân và nhóm,…tùy theo mức độ sẽ được cộng điểm.- Thực hiện tốt các yêu cầu của sinh viên đã được nêu trong cuốn sổ tay sinh viên, nếu vi phạm các quy định sẽ bị trừ vào điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. 10. Thang điểm đánh giá

Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét học vụ.11. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần

11.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: (trọng số) 20%.- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao

cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…)11.2. Kiểm tra giữa kỳ: (trọng số) 20% 11.3. Thi cuối kỳ: (trọng số) 60%11.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 7

17

Page 18: Lịch sử TDTT

- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15 Duyệt

Ngày… tháng…năm2014Trưởng Khoa GDTC

Xác nhận Ngày….tháng 9 năm 2014

Trưởng BM TL-GD

Ngày.. tháng 9 năm 2014 Giảng viên

(ký, ghi họ tên)

Mai Thị Thúy

18