60
mục lục Tra ng A. Mở đầu 2 B. Nội dung 1. cơ sở lí luận 4 2. cơ sở thực tiễn 6 3. các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung "Lịch sử Hà nội" 8 3.1. Thực hiện tốt chương trình dạy học Lịch sử 8 3.2. Lồng ghép nội dung "Lịch sử Hà Nội" trong các bài học Lịch sử 15 3.3. Thực hiện tốt các tiết Lịch sử địa phương theo quy định của Bộ GD - ĐT 18 3.4. Thực nghiệm sư phạm 21 C. Kết luận 38 Tài liệu tham khảo 40 1

SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

mục lục

Trang

A. Mở đầu 2

B. Nội dung

1. cơ sở lí luận 4

2. cơ sở thực tiễn 6

3. các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung "Lịch sử Hà nội"

8

3.1. Thực hiện tốt chương trình dạy học Lịch sử 8

3.2. Lồng ghép nội dung "Lịch sử Hà Nội" trong các bài học Lịch sử 15

3.3. Thực hiện tốt các tiết Lịch sử địa phương theo quy định của Bộ GD - ĐT 18

3.4. Thực nghiệm sư phạm 21

C. Kết luận 38

Tài liệu tham khảo 40

1

Page 2: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

A. Mở đầu

1. lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào thời kì mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và nhà nước ta luôn xác định vai trò con người ở vị trí trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là lớp người kế tục sự nghiệp Cách mạng của Đảng.

Cùng với những kiến thức, kĩ năng chuyên môn, hiểu biết về Lịch sử đối với mỗi con người trong xã hội là vô cùng quan trọng. Ngay từ năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn "Lịch sử nước ta" để tuyên truyền và dạy lịch sử cho dân dễ nhớ. Mở đầu, Bác đã viết:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam."

Chính vì vậy, trong chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay, môn Lịch sử và Địa lí có một vai trò rất quan trọng. Phần Lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay mà còn rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết cũng như hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, có lòng tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Đối với mỗi người dân Hà Nội, những hiểu biết về lịch sử đất nước nói chung, lịch sử Thủ đô nói riêng lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chỉ 2 năm nữa thôi, năm 2010, Hà Nội sẽ cùng với cả nước long trọng kỉ niệm 1000 năm ngày thành lập. Nhìn lại những chặng đường đã qua là rất có ích để tiếp nối những giá trị quý báu của quá khứ, sáng tạo những giá trị mới cao hơn.

Gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước, lịch sử Thủ đô Hà Nội là một bức hoành tráng hùng vĩ chứa đựng biết bao thăng trầm đắp đổi lẫn nhau. Những nhận thức, hiểu biết cơ bản, ban đầu của mỗi em học sinh tiểu học về lịch sử Thủ đô chỉ là những nét phác hoạ đơn sơ của bức hoành tráng ấy. Nhưng chính những nhận thức sơ giản ban đầu đó lại giúp hình thành trong các em tình yêu, lòng tự hào đối với Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là động lực thôi thúc các em nỗ lực phấn đấu học tập rèn luyện để xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại trong tương lai.

Là một giáo viên yêu thích Lịch sử, đặc biệt là Lịch sử Hà Nội, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để có thể tìm ra những biện pháp hữu hiệu nâng cao

2

Page 3: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

chất lượng dạy học Lịch sử, đặc biệt là nội dung "Lịch sử địa phương Hà Nội" cho các em học sinh lớp 5. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc dạy học nội dung "Lịch sử địa phương" cho học sinh lớp 5 - trường Tiểu học Đồng Tâm - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận và thực trạng việc giảng dạy phần Lịch sử - môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 tại trường tiểu học Đồng Tâm, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nội dung "Lịch sử địa phương" cho học sinh lớp 5 trong nhà trường.

3. khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu:

Các hoạt động dạy - học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5

- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung “Lịch sử địa phương” - phần Lịch sử - môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.

4. nhiệm vụ nghiên cứu

1. Nghiên cứu một số vấn đề có tính lí luận về dạy học Lịch sử.

2. Nghiên cứu thực trạng công tác dạy học Lịch sử tại trường Tiểu học Đồng Tâm .

3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nội dung “Lịch sử địa phương” - phần Lịch sử - môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lí luận:

+ Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa bậc Tiểu học.

+ Nghiên cứu các tạp chí chuyên ngành, các loại sách tham khảo về môn Lịch sử và Địa lí

- Trao đổi, toạ đàm.

- Điều tra, thống kê, khảo sát chất lượng học sinh qua các năm học.

- Thực nghiệm sư phạm

- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học

6. phạm vi và giới hạn nghiên cứu:

Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đồng Tâm - Quận Hai Bà Trưng trong các năm học từ 2006 đến 2008.

3

Page 4: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

B. Nội dung

1. cơ sở lí luận

1.1. Mục tiêu của Phần Lịch sử - Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5:

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:

- Các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX tới nay.

- Mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người (thuộc phạm vi địa phương, đất nước Việt Nam)

Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

- Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau.

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.

- Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, ...

- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:

- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc.

- Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.

- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hoá.

1.2. Tầm quan trọng của nội dung dạy học Lịch sử địa phương

Dạy học lịch sử địa phương có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập của học sinh tiểu học. Sở dĩ như vậy vì một yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học là phải luôn gắn nội dung lịch sử của bài học với môi trường sống xung quanh. Mặt khác, mục tiêu môn học cũng đặt ra yêu cầu rèn luyện kĩ năng thu thập, tìm kiếm tư liệu từ các nguồn khác nhau. Đồng thời, dạy học lịch sử địa phương còn có ý nghĩa quan trọng trong việc

4

Page 5: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào về quê hương cho học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học.

Không còn bao lâu nữa - vào năm 2010 - Hà Nội sẽ cùng với cả nước long trọng kỉ niệm 1000 năm ngày thành lập. Nhìn lại những chặng đường lịch sử đấu tranh đầy gian nan, thử thách của dân tộc Việt Nam để trường tồn và phát triển, Thủ đô Hà Nội có quyền tự hào về những đóng góp vẻ vang - những đóng góp đã được ngày một bồi đắp thêm để trở thành truyền thống Thăng Long - Hà Nội rất đỗi hào hùng của các thế hệ người Thủ đô thanh lịch. Truyền thống có bề dày lịch sử hàng nghìn năm đã luôn luôn là những động lực to lớn tiếp sức cho Hà Nội vượt qua mọi khó khăn, vươn lên phía trước.

Trên cơ sở những thành tựu to lớn đã đạt được của công cuộc đổi mới hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục phấn đấu vượt qua thử thách, khắc phục khó khăn để chuyển mạnh sang thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế của cả nước, xứng đáng với lòng yêu mến của đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế. Hà Nội - Thủ đô của lương tâm, danh dự và phẩm giá con người - xứng đáng với Giải thưởng của UNESCO đã trao tặng: Thành phố vì hoà bình.

5

Page 6: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

2. cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng dạy học Lịch sử ở bậc Tiểu học

- Lịch sử là một môn học tương đối khó nên phần lớn học sinh còn chưa thích học Lịch sử. Các em chưa tích cực tham gia học tập, chưa nắm vững kiến thức. Một số học sinh giỏi thì lại học bài theo kiểu "đối phó", chỉ học thuộc nội dung thông tin trong sách giáo khoa, dựa vào những thông tin trong sách tập trả lời câu hỏi để viết vào bài kiểm tra cho chính xác là được. Vì vậy, tình trạng "học trước quên sau" là khá phổ biến.

- Do đặc thù nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là phải giảng dạy nhiều môn học nên người giáo viên ít có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về một môn học nào đó. Việc tìm nghiên cứu sâu về môn Lịch sử lại càng khó khăn hơn vì chính bản thân kiến thức nền của đa số giáo viên tiểu học về môn học Lịch sử vẫn còn hạn chế, các nguồn tư liệu giúp giáo viên nâng cao kiến thức, bổ sung thông tin cho các bài dạy Lịch sử vẫn còn ít về số lượng, nghèo hoặc quá khó về nội dung, khó tìm kiếm, tra cứu.

- Sách giáo khoa Lịch sử mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, tri thức, chưa liên hệ nhiều đến thực tế, nội dung kiến thức trong mỗi bài học Lịch sử chưa chia thành các đơn vị kiến thức một cách tường minh. Sách giáo viên cũng chỉ đưa ra những định hướng chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Do đó, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy Lịch sử, việc thực hiện tốt một bài dạy Lịch sử đối với mỗi giáo viên tiểu học là một "thách thức" không nhỏ.

- Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho phần Lịch sử lớp 5 được trang bị còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học của tất cả các bài Lịch sử trong chương trình.

- Chương trình và sách giáo khoa Lịch sử được viết chung cho cả nước, sử dụng ở tất cả mọi vùng miền, địa phương. Vì vậy, việc liên hệ thực tế, lồng ghép nội dung "lịch sử địa phương", đặc biệt là việc giảng dạy 2 tiết "lịch sử địa phương" hoàn toàn do giáo viên, tổ khối chuyên môn mỗi nhà trường tự nghiên cứu, bàn bạc và quyết định, không có sự chỉ đạo, định hướng thống nhất.

2.2. Thực trạng dạy học Lịch sử tại trường tiểu học Đồng Tâm

Việc dạy học Lịch sử tại trường Tiểu học Đồng Tâm cũng không nằm ngoài thực trạng chung nói trên. Thêm nữa, trong việc dạy học Lịch sử, nhà trường cũng có một số thuận lợi và khó khăn riêng:

a. Thuận lợi

6

Page 7: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

- Các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu luôn coi trọng việc dạy học - giáo dục toàn diện.

- Nhà trường chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như:

+ Đầu đĩa, máy thu hình, màn treo lắp đặt cố định ở nhiều phòng học.

+ Máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính xách tay, ...

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các lớp 4 - 5 có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng.

- Học sinh ngoan, nề nếp, có phong trào học tập sôi nổi.

- Phần lớn phụ huynh học sinh nhiệt tình hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

b. Khó khăn

- Thư viện nhà trường chưa có phòng đọc cho học sinh.

7

Page 8: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

3. các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung "Lịch sử hà nội"

3.1. Thực hiện tốt chương trình dạy học Lịch sử lớp 5

3.1.1. Chuẩn bị thật tốt cho việc dạy học Lịch sử trong cả năm học

a. Trang bị cho học sinh:

ở giai đoạn lớp 4 - 5, học sinh bước đầu đã có khả năng phân tích, tổng hợp, đồng thời tư duy trừu tượng cũng bắt đầu phát triển. Học sinh tới trường mang theo cả những vốn sống, vốn hiểu biết được hình thành từ trong cuộc sống với gia đình, làng quê, phố phường - nơi các em sinh sống và cả từ nguồn gốc xã hội của mỗi em. Các nguồn thông tin ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, tôi đã chủ động cung cấp thêm cho học sinh của mình một nguồn thông tin quan trọng giúp các em mở rộng vốn hiểu biết và tích luỹ kiến thức, đó là sách - truyện. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người mặc dù hiện nay con người có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin bằng nhiều phương tiện hiện đại, nhanh chóng hơn. Bên cạnh việc đọc những cuốn truyện tranh, những mẩu chuyện ngắn, học sinh lớp 4 - 5 có thể tiếp cận với những cuốn truyện ngắn, truyện vừa với kênh chữ nhiều hơn kênh hình. Nhưng nhu cầu về đọc đó của các em, rất tiếc, lại chưa được đáp ứng. Do đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng tủ sách của lớp, tổ chức cho các em mượn, trao đổi sách truyện để đọc ở nhà. Cuối mỗi tuần, học sinh được mượn một cuốn truyện để đọc vào thời gian rỗi trong cả tuần, cuối tuần sau mang trả lại. Những cuốn sách tôi mua cho học sinh mượn là những truyện ngắn viết cho thiếu nhi, truyện cổ tích, sách về danh nhân và một mảng quan trọng là truyện lịch sử.

Có thể nói, truyện lịch sử có tác dụng vô cùng to lớn trong việc truyền bá lịch sử trong xã hội. Điều này đã được khẳng định từ hàng ngàn năm nay. Chúng ta biết đến lịch sử Trung Quốc phần nhiều là nhờ vào các tiểu thuyết lịch sử như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, ... Các nhân vật, sự kiện lịch sử hiện lên trong truyện lịch sử thật vô cùng sinh động, phong phú, lôi cuốn người đọc. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho học sinh đọc truyện lịch sử vừa thoả mãn được nhu cầu đọc của các em, vừa giúp các em có thêm những kiến thức, hiểu biết phục vụ cho các bài Lịch sử sẽ được học.

Nền văn học cách mạng Việt Nam đã có không ít những truyện lịch sử viết cho thiếu nhi mà giá trị của nó đã được khẳng định qua nhiều thế hệ, tiêu biểu như các tác phẩm của Hà Ân, Nguyễn Huy Tưởng, ...

Dưới đây là danh sách một số tác phẩm truyện lịch sử có liên quan đến chương trình Lịch sử lớp 5 mà học sinh của tôi đã được tiếp cận:

8

Page 9: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Phạm Ngọc Đa, Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng - TG: Xuân Sách

Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt - Phạm Thắng

Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán

Dương Văn Nội - Lê Vân

Cao điểm cuối cùng - Hữu Mai

Kim Đồng, Vừ A Dính, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ - Tô Hoài

Sống mãi với Thủ đô, Luỹ hoa, Hai bàn tay chiến sĩ - Nguyễn Huy Tưởng.

Bác Hồ kính yêu, Kể chuyện Bác Hồ - Nhiều tác giả

b. Trang bị cho giáo viên

+ Sách tham khảo:

Để giảng dạy tốt, người giáo viên cần tự trang bị cho mình một kiến thức nền vững chắc, hiểu biết sâu rộng về những vấn đề mà mình giảng dạy. Bên cạnh những kiến thức đã tích luỹ được từ khi ngồi trên ghế nhà trường, tôi còn luôn tìm hiểu, cập nhật những kiến thức về khoa học nói chung và về lịch sử nói riêng để tìm ra những thông tin, mẩu chuyện.... lí thú có tác dụng bổ sung kiến thức và làm cho bài giảng lịch sử trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. Tôi đã đọc nhiều tài liệu về lịch sử, trong đó tôi thấy tài liệu thiết thực nhất, gần gũi nhất chính là bộ sách giáo khoa Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. Những cuốn sách này thật dễ tìm, dễ hiểu vì là sách dành cho học sinh Trung học cơ sở. Nhưng những kiến thức chứa đựng trong bộ sách này khá đầy đủ và toàn diện về lịch sử Việt Nam và thế giới từ thời cổ đại đến nay. Một số nguồn sử liệu trong bộ sách có thể sử dụng trong các tiết dạy lịch sử của cấp Tiểu học nếu biết cách khai thác một cách vừa phải, hợp lí. Bên cạnh đó, tôi còn đọc và sưu tầm khá nhiều nguồn tài liệu khác từ những nhà xuất bản có uy tín (xem phần Tài liệu tham khảo), các trang web chính thống của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của thành phố Hà Nội.

+ Thiết bị, đồ dùng dạy học:

Đồ dùng dạy học ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu để góp phần tạo hiệu quả cho mỗi tiết dạy Lịch sử. Đặc biệt, với phần Lịch sử lớp 5, các sự kiện lịch sử diễn ra cách thời điểm hiện tại chưa lâu, bên cạnh những chứng cứ lịch sử được ghi lại từ chữ viết, lời nói truyền miệng, tranh vẽ, ... chúng ta còn có những chứng cứ lịch sử hết sức có giá trị nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật như: ảnh chụp, băng ghi âm, băng hình, ... Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học Lịch sử lớp 5 thuận lợi hơn rất nhiều so với ở lớp 4. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành

9

Page 10: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

mượn toàn bộ đồ dùng dạy học Nhà trường được trang bị, tự sưu tầm và hoàn thiện thêm bộ đồ dùng dạy học cá nhân để xây dựng kế hoạch sử dụng ĐDDH trong cả năm học. Những thiết bị, đồ dùng dạy học được tôi sử dụng nhiều là:

- Các thiết bị, đồ dùng trong danh mục

- Các loại bản đồ có liên quan (bao gồm cả bản đồ trang bị cho Phần Địa lí)

- Bộ tranh Lịch sử lớp 5 (chương trình cũ)

- Bộ sách ảnh "Dạy học Lịch sử giai đoạn 1945 - 1954 bằng hình ảnh" - Dương Trung Quốc biên soạn

- Bộ sách ảnh "Bác Hồ của chúng em" - NXB Kim Đồng

- Đĩa VCD tư liệu

- Đĩa CD các bài hát cách mạng

- Một số ảnh tải từ các trang web chính thống.

3.1.2. Sử dụng linh hoạt đồ dùng dạy học và các phương pháp dạy học trong giờ học Lịch sử

Trong dạy học Lịch sử, đồ dùng, thiết bị dạy học có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài tác dụng minh hoạ cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần tạo biểu tượng, cụ thể hoá sự kiện lịch sử cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức, thiết bị dạy học còn là một trong những nguồn tư liệu quan trọng. Trên cơ sở khai thác thông tin từ nguồn tư liệu do thiết bị mang lại, dưới sự tổ chức và dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ từng bước lĩnh hội, nắm vững kiến thức của bài học. Trong quan niệm dạy học hiện nay, kênh hình trong sách giáo khoa và thiết bị dạy học không còn chỉ dừng ở việc minh hoạ kiến thức bài học, làm bài học thêm sinh động mà đây được xác định là nguồn sử liệu quan trọng, một bộ phận cấu thành của bài học Lịch sử. Thiết bị dạy học còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho học sinh, rèn luyện các kĩ năng làm việc với tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, ...

Do có những đặc trưng riêng nên môn Lịch sử đòi hỏi phải có những phương pháp dạy học phù hợp. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan, không thể "phán đoán", "suy luận"… để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp cận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch

10

Page 11: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

sử; tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

Trước hết, việc tái tạo lịch sử phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên, đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử. Giáo viên phải sử dụng tư liệu, kết hợp với đồ dùng trực quan (tranh ảnh, bản đồ, …) để miêu tả, tường thuật, kể chuyện. Các phương tiện trực quan sẽ tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, cần quan tâm sử dụng các phương tiện trực quan kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên.

Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biến cố lịch sử, … không phải xuất hiện một cách tuỳ ý, hoàn toàn ngẫu nhiên mà chính là sản phẩm của những điều kiện lịch sử nhất định, có những mối quan hệ nhân quả nhất định, tuân theo những quy định nhất định. Học tập Lịch sử không chỉ để hình dung được hình ảnh của quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu lịch sử, tức là nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, trên cơ sở đó hình thành khái niệm, phát hiện mối quan hệ, rút ra các bài học lịch sử. Bởi vậy, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi phát hiện kiến thức chứ không nên áp đặt những kết luận có sẵn. Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên không nên chỉ sử dụng các phương pháp diễn giải mà tổ chức bài học thành những vấn đề rồi dùng hệ thống câu hỏi, kích thích học sinh tích cực tìm tòi, tự phát hiện kiến thức một cách chủ động. Phương pháp tìm tòi - vấn đáp giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn. Muốn sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, giáo viên cần đầu tư vào việc xây dựng các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, tường minh, tránh những câu hỏi rườm rà, không có tác dụng phát triển tư duy, trong một bài hoặc một phần không nên đặt ra quá nhiều câu hỏi. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, trò chơi đóng vai, … Khi thảo luận nhóm, giáo viên cần chú ý đến thời gian tiết học, không gian lớp học và số lượng học sinh để tổ chức thảo luận nhóm một cách hợp lí, không nên lạm dụng phương pháp này trong suốt tiết học cũng như phải hết sức tránh tính hình thức trong thảo luận nhóm. Trò chơi đóng vai có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc hoạ kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, đồng thời góp phần tạo ra một giờ học sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, chỉ với những bài học có nội dung đề cập tới nhân vật lịch sử thì mới có thể tổ chức chơi đóng vai. Tóm lại, cần tổ chức để học sinh làm việc với các nguồn sử liệu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau một cách hứng thú, tích cực, chủ động, cần kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Ví dụ:

11

Page 12: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

- Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

+ Một trong những mục tiêu của bài học là: HS bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thầm SGK để trả lời câu hỏi:- Từ cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới nào?- Vì sao xã hội có thêm những tầng lớp mới đó?Hướng dẫn HS trình bày:. XH xuất hiện thêm nhà buôn vì thành thị phát triển, buôn bán mở mang.. XH có thêm giai cấp công nhân vì những người nông dân mất ruộng phải vào làm việc ở nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, ...GV dẫn dắt: Việc xuất hiện thêm những tầng lớp mới chính là những thay đổi mạnh mẽ về mặt xã hội. Như vậy, điều gì dẫn đến sự thay đổi về mặt xã hội?Với sự dẫn dắt đó, HS dễ dàng trả lời được câu hỏi của GV, nhận biết được mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội.GV chốt lại và ghi bảng:Thay đổi về kinh tế → Thay đổi về xã hội.

+ Nội dung thứ 3 của bài: Đời sống của nhân dân lao động

Quans tc ch×nh¶nhsau, emh·ynªunhËnxÐtvÒth©nphËnng êin«ngd©nvµc«ngnh©nViÖtNam cuèithÕ kØXIX – ®ÇuthÕ kØXX.

C«ng nh©n ViÖt Nam trong thêi k×Ph p thuéc

N«ng d©n ViÖt Nam trong thêi k×Ph p thuéc

HS thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe về nội dung bức ảnh, từ đó nhận xét về thân phận của người nông dân và công nhân Việt Nam thời đó

12

Page 13: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

- GV nêu thêm tư liệu:+ tr 18 - SGV+ Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏAnh chạy vào Đất Đỏ làm phuBán thân đổi mấy đồng xuThịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!Con đói lả ôm lưng mẹ khócMẹ đợ con đấu thóc cầm hơiKiếp người cơm vãi cơm rơiBiết đâu nẻo đất phương trời mà đi.

(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) HS có được biểu tượng về đời sống của nhân dân lao động nhờ quan sát hình ảnh và nhờ lời dẫn dắt của GV.GV chốt: Đời sống của những người công nhân, nông dân cơ cực trăm bề, lâm vào cảnh bần cùng, không lối thoát. Vì vậy, họ vô cùng căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh giành tự do, no ấm.+ Củng cố: GV giới thiệu những hình ảnh về sự phát triển của thành thị, của nền kinh tế:- Sự phát triển về kinh tế mang lại lợi ích cho ai? (người Pháp tại Việt Nam, những người giàu có)Đối nghịch hẳn với hình ảnh những thành thị nhà cao, đường rộng là hình ảnh những người dân lao động cực khổ, thân còm cõi. Sự tương phản này đã tạo nên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20.GV chiếu ảnh thể hiện sự tương phản:Bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

13

Page 14: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

3.1.3. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học, liên hệ với thực tiễn đời sống

Lịch sử đã qua đi nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại "dấu vết" của nó qua văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội, những thành tựu văn hoá vật chất (thành quách, nhà cửa, lâu đài, đình, chùa, đền, miếu, tượng đài,…); qua ghi chép của người xưa; qua tên đất, tên làng, tên đường phố; qua tranh ảnh, báo chí đương thời; qua thái độ của người đương thời đối với các sự kiện lịch sử (những ngày kỉ niệm, những ngày lễ lớn,…). Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên gắn nội dung dạy học Lịch sử với tên đường phố, tên quê hương, tên trường, tên các danh nhân lịch sử, … Ngày nay, ngoài những hình thức dạy học truyền thống, người ta hết sức quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, khu di tích,… hoặc có thể mời các nhân vật lịch sử, các nhân chứng lịch sử đến gặp gỡ, nói chuyện, đối thoại với học sinh.

Trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm, tiếp xúc với trẻ không chỉ trong các giờ học chính khoá mà còn trong cả giờ chơi, các hoạt động ngoại khoá,... tôi luôn chú ý gợi lại những kiến thức các em đã được học

14

Page 15: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

trong những tình huống cụ thể để các em thấy những kiến thức đó trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.

Vào những dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn như: 10/10, 19/12, 22/12, 3/2, 30/4, 7/5, ... tôi thường định hướng cho học sinh đón xem những thước phim tài liệu trên truyền hình, sưu tầm ảnh, tư liệu trên những số báo ra vào các ngày kỉ niệm đó. Việc thu thập tài liệu như vậy đã trở thành thói quen, nề nếp học tập của nhiều học sinh lớp tôi chủ nhiệm.

Trong các giờ học, tôi còn giới thiệu về nơi trưng bày những hiện vật lịch sử, ví dụ: bức tranh vẽ về phong trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng, ... hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; xác máy bay B52 được trưng bày ở Bảo tàng Chiến thắng B52, ... Từ đó, tôi khuyến khích các em nhờ bố mẹ đưa đến tham quan các viện bào tàng vào những ngày nghỉ.

* Tóm lại, để việc dạy học nội dung "Lịch sử địa phương" đạt hiệu quả, trước hết người giáo viên cần thực hiện tốt chương trình dạy học lịch sử đất nước. Có như vậy, học sinh mới nắm vững kiến thức, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết như tìm kiếm thông tin, tự làm việc với nguồn sử liệu để tìm ra kiến thức, qua đó có được những thái độ và thói quen tìm hiểu về lịch sử quê hương đất nước, có tình yêu và lòng tự hào về truyền thống dân tộc, ... Đây chính là cở sở ban đầu hết sức quan trọng để các em tiếp tục tìm hiểu về nội dung "Lịch sử địa phương" vốn không có trong sách giáo khoa.

15

Page 16: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

3.2. Lồng ghép nội dung "Lịch sử Hà Nội" trong các bài học Lịch sử

Những kiến thức lịch sử được cung cấp trong chương trình Lịch sử lớp 5 là những sự kiện lịch sử thuộc giai đoạn giữa thế kỉ XIX đến nay và được chia làm 4 thời kì:

Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)

Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1945 - 1975)

Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay)

Đây là những thời kì lịch sử đất nước diễn ra nhiều biến cố, thăng trầm. Là thành phố tập trung nhiều tinh hoa, nhân tài của đất nước, Hà Nội luôn đi đầu trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Nhiều sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh của đất nước trong các thời kì lịch sử này đã diễn ra ở Hà Nội. Chính vì vậy, số bài học Lịch sử có thể liên hệ, lồng ghép giáo dục lịch sử địa phương Hà Nội là rất nhiều. Đó cũng là một lợi thế của giáo viên ở Hà Nội so với giáo viên ở các địa phương khác trong việc giảng dạy, giáo dục lịch sử địa phương.

Tuy nhiên, việc lồng ghép nội dung Lịch sử địa phương trong các bài học được thực hiện như thế nào, ở mức độ nào lại không phải là việc đơn giản:

- Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu toàn bộ chương trình Lịch sử để xác định được những bài dạy có liên quan đến nội dung lịch sử địa phương.

- Với mỗi bài cụ thể, cần xác định rõ mức độ lồng ghép:

+ Lồng ghép qua việc liên hệ thực tế: VD:

Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập

Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước

+ Lồng ghép một phần nội dung kiến thức bài học: VD: Bài 9: Cách mạng mùa thu

Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

Bài 11: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)

Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo

16

Page 17: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

+ Lồng ghép trong toàn bộ nội dung của bài: VD:

Bài 13: "Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước"

Bài 24: Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"

- Phương pháp, cách thức tổ chức dạy học: đưa ra thêm yêu cầu trong mỗi bài học, cung cấp thêm tư liệu, tổ chức cho HS tự tìm hiểu, học tại thực địa,....

Tôi xin đưa ra một số ví dụ về dạy học lịch sử địa phương lồng ghép trong các tiết học:

Bài Nội dung lồng ghép

Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Sự thay đổi về diện mạo đô thị ở Hà Nội

- Sự thay đổi về đời sống xã hội của người dân thành thị.

Bài 9: Cách mạng mùa thu

- GV giúp HS chỉ vị trí Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Trại Bảo an binh, Nhà hát lớn trên bản đồ Hà Nội.

- HS kể lại sự kiện Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội (kết hợp chỉ bản đồ, ảnh)

- Giải thích vì sao quảng trường trước Nhà hát lớn ngày nay có tên gọi là Quảng trường Cách mạng tháng Tám.

Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

Cung cấp thêm thông tin: Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập tại số nhà 48 - Phố Hàng Ngang.

Yêu cầu HS chỉ vị trí Quảng trường Ba Đình trên bản đồ Hà Nội.

Bài 11: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)

Yêu cầu HS nêu tên một di tích ở Hà Nội gắn với một sự kiện lịch sử trong giai đoạn này. Kể lại sự kiện lịch sử đó.

Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo

GV đưa ra thêm các bức ảnh: Người dân nông thôn đổ xô về Hà Nội vì nạn đói - "Tuần lễ vàng" được tổ chức trước Nhà hát lớn

Bài 13: "Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước"

Chỉ vị trí các liên khu I, II, III trên bản đồ Hà Nội.

HS kể thêm những địa danh ở Hà Nội đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt: Chợ Đồng Xuân, Nhà máy điện, ...

17

Page 18: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

GV giới thiệu về những tượng đài kỉ niệm sự kiện: tượng đài bên Hồ Hoàn Kiếm, tượng đài ở vườn hoa Hàng Đậu, ...

Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

Chỉ vị trí Nhà máy Cơ khí Hà Nội trên bản đồ Hà Nội.

Bài 24: Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"

Chỉ vị trí phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai trên bản đồ Hà Nội.

Cho HS nghe bài hát "Hà Nội những đêm không ngủ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Giải thích vì sao Hà Nội được Nhà nước trao tặng danh hiệu Thủ đô Anh hùng.

Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập

HS xem băng hình về không khí mừng chiến thắng ở Thủ đô Hà Nội.

Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước

GV cung cấp thêm các bức ảnh về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung tại Hà Nội

Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay

Bổ sung yêu cầu của bài tập 1: Trong bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của lịch sử nước ta, sự kiện nào diễn ra ở Hà Nội? Em hãy chọn 3 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử Thủ đô Hà Nội.

18

Page 19: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

3.3. Thực hiện tốt các tiết Lịch sử địa phương theo quy định của Bộ GD - ĐT

Chương trình Lịch sử lớp 5 được thực hiện trong 35 tiết học, bao gồm: 26 tiết cung cấp kiến thức mới, 3 tiết ôn tập, 4 tiết ôn tập và kiểm tra cuối kì, 2 tiết dành cho giáo dục lịch sử địa phương.

Tôi đã thực hiện 2 tiết Lịch sử địa phương như sau:

3.3.1. Sắp xếp các tiết học cho phù hợp với chương trình

Phần Lịch sử lớp 5 nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX tới nay. Do đó, 2 tiết dạy về Lịch sử địa phương cũng cần bám sát chương trình, tức là cần cung cấp thêm cho học sinh một số hiểu biết về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của Hà Nội cũng trong khoảng thời gian từ giữa thế kỉ XIX đến nay. Vì vậy, tôi đã chia nội dung Lịch sử địa phương Hà Nội thành 2 tiết:

Tiết 1: Hà Nội trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp.

Tiết 2: Hà Nội trong kháng chiến chống Mĩ và trong thời kì xây dựng đất nước.

Được sự thống nhất của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn, tôi đã bố trí 2 tiết học xen kẽ với các tiết học trong chương trình, cụ thể:

Tiết 1 - Hà Nội trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp được thực hiện sau bài 18 - Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

Tiết 2 - Hà Nội trong kháng chiến chống Mĩ và trong thời kì xây dựng đất nước được thực hiện sau bài 28 - Xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Cách bố trí các tiết học như trên có tác dụng giúp học sinh dễ liên hệ giữa kiến thức về lịch sử địa phương với những kiến thức về lịch sử đất nước đã được học trước đó. Do đó, việc tiếp thu kiến thức của các em nhanh hơn, sâu hơn, tiết học đạt hiệu quả cao hơn.

3.3.2. Lựa chọn nội dung dạy học, biên soạn tài liệu cho học sinh

Việc lựa chọn nội dung dạy học cho những tiết học hoàn toàn không có trong sách giáo khoa thực sự là một việc làm khó khăn đối với mỗi người giáo viên. Ngay cả đối với những giáo viên có nền tảng kiến thức tương đối vững chắc, tìm được đủ tài liệu tham khảo cần thiết thì việc lựa

19

Page 20: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

chọn nội dung dạy học cũng không đơn giản. Tôi đã nghiên cứu thật kĩ tài liệu tham khảo, sách giáo khoa của học sinh để lựa chọn nội dung cho hai bài Lịch sử địa phương. Cụ thể:

Tiết 1: Hà Nội trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp.

+ Giai đoạn 1: Hà Nội buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược

Tôi chỉ đưa ra cho học sinh tiếp cận những tư liệu hết sức ngắn gọn về cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Hà Nội của hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Đây là hai nhân vật lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử này và cũng gắn bó chặt chẽ với di tích Thành Hà Nội.

+ Giai đoạn 2: Hà Nội đầu thế kỉ XX

Nội dung này đã được lồng ghép trong bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong tiết dạy về Lịch sử Hà Nội, tôi cũng đưa ra thêm cho học sinh những bức ảnh về những công trình kiến trúc đặc sắc của Hà Nội thời kì này, đồng thời để các em nhận xét về cuộc sống của người dân thành thị dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

+ Giai đoạn 3: Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp

Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội giam chân địch trong 60 ngày đêm cuối năm 1946, đầu năm 1947 đã được đề cập khá chi tiết, toàn diện ở bài 13 - "Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước". Do đó, tôi không đưa nội dung này vào bài học về Lịch sử Hà Nội.

Sau khi ta rút quân khỏi Hà Nội lên căn cứ địa Việt Bắc, Hà Nội nằm trong vùng Pháp tạm chiếm. Tôi không đưa nội dung này vào tài liệu học tập của học sinh mà chỉ giới thiệu với các em: Trong thời kì bị Pháp tạm chiếm, những người dân Hà Nội vẫn hướng về kháng chiến, ủng hộ kháng chiến. Ta vẫn tổ chức những đường dây hoạt động tình báo để khai thác thông tin từ phía địch, chủ động đánh địch, giảm thiểu những mất mát trong chiến tranh. Điển hình cho những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo là Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt (các em đã được đọc trong truyện của Phạm Thắng).

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm trường kì kháng chiến chống Pháp. Sau niềm vui chiến thắng, nhân dân Hà Nội hân hoan đón chờ ngày Giải phóng Thủ đô. Ngày 10/10/1954 đã đi vào lịch sử của Hà Nội với ý nghĩa vô cùng lớn lao, đánh dấu một trang sử mới của Thủ đô. Vì vậy, tôi đã cung cấp cho học sinh khá nhiều thông tin, ảnh về sự kiện này. Bên cạnh đó, tôi còn trích đọc cho các em nghe một số đoạn

20

Page 21: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

trong bài viết "Ngày về chiến thắng" của Trung tướng Vương Thừa Vũ. Các em đã thực sự xúc động và tự hào về sự kiện đầy ý nghĩa đó.

Tiết 2: Hà Nội trong kháng chiến chống Mĩ và trong thời kì xây dựng đất nước.

+ Giai đoạn 1: Hà Nội thời kì chống Mĩ

Cuộc chiến đấu trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã được lồng ghép trong bài 24 - Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không". Tôi chỉ cung cấp thêm cho học sinh một số tư liệu về cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, đồng thời giúp các em hiểu rõ thêm về cuộc sống của người dân Hà Nội trong thời chiến. Những chi tiết về việc nhân dân sơ tán, đào hầm trú ẩn, đội mũ rơm tránh đạn, thành phố có hệ thống còi báo động, ... là vô cùng mới lạ đối với các em. Trong bài học này, các em còn được rèn các kĩ năng thu thập thông tin, làm việc với bản đồ, ảnh, ...

+ Giai đoạn 2: Hà Nội trong thời kì xây dựng đất nước

Những thành tựu của thời kì xây dựng đất nước không quá xa lạ đối với học sinh. Vì vậy, tôi không đưa nội dung này vào tài liệu học tập mà chỉ yêu cầu các em sưu tầm ảnh, thông tin về những công trình lớn của Hà Nội được xây dựng từ năm 1975 đến nay.

Bên cạnh việc cung cấp kiến thức về lịch sử Hà Nội, trong bài này, tôi còn chú trọng đến việc giáo dục lịch sử phường Đồng Tâm, nơi sinh sống của phần lớn các em học sinh trong trường Tiểu học Đồng Tâm.

Sau khi lựa chọn nội dung kiến thức, tôi đã biên soạn thành tài liệu để các em học tập. Tôi đã lựa chọn khổ giấy, kiểu chữ, cỡ chữ tương đương với sách giáo khoa. Tài liệu học tập của hai tiết Lịch sử địa phương cũng có đủ thông tin, hình ảnh, câu hỏi, chú thích, ... Kĩ thuật in bằng máy photocopy kĩ thuật số với chi phí thấp đã giúp các em có được những bản in đẹp, dễ dàng gắn tài liệu vào sách giáo khoa để lưu giữ cùng với cuốn sách.

21

Page 22: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

4. Thực nghiệm sư phạm

1. Mục đích thực nghiệm:

- Kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài

- Rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.

2. Cách thức tiến hành:

- Dạy 2 tiết Lịch sử địa phương trong chương trình do Bộ GD - ĐT quy định.

- Dạy 1 tiết theo bài dạy trong sách giáo khoa có lồng ghép nội dung Lịch sử địa phương.

- Lớp dạy: lớp 5C trường Tiểu học Đồng Tâm năm học 2007 - 2008

3. Nội dung thực nghiệm:

22

Page 23: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

kế hoạch dạy họcNgày 5 tháng 10 năm 2007

Môn/Phân môn: Lịch sử - Lớp 5 - Tuần 4

Bài 4 : Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều

biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay

đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng thảo luận nhóm- Máy chiếu đa năng, laptop, đèn lazer- Bài giảng PowerPoint- Thẻ chữ

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

TG Nội dung bài giảng -các hoạt động của giáo viên

các hoạt độngcủa học sinh

ghi chú

4'

2'

A. Kiểm tra bài cũ: Cuộc phản công ở kinh thành HuếGV nêu câu hỏi: Em hãy lựa chọn đáp án đúng:Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra vào năm nào?a. 1858 b. 1862 c. 1884 d. 1885Vậy những năm 1858, 1862, 1884 có những sự kiện nào đáng nhớ?

B. Bài mới: * Giới thiệu bài:Từng bước, Pháp đã giành được quyền đô hộ đất nước ta. Sau khi dập tắt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô, tạo nên những chuyển biến lớn về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

2 HS trả lời bằng thẻ chữ (d.)- 1858: Pháp xâm lược nước ta1862: Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, Trương Định chống lệnh triều đình, cùng nhân dân chống Pháp.- 1884: Triều đình kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta.

Sl2: Câu hỏi

Sl3:

23

Page 24: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

10'

Chúng ta cùng tìm hiểu về những chuyển biến đó qua bài Lịch sử "Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX".GV nêu nhiệm vụ học tập:+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.+ Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này.Trước hết, chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ thứ nhất.1. Những biểu hiện mới về kinh tế:GV chia lớp thành 7 nhóm, giao nhiệm vụ:- Đọc SGK trang 10, nêu những biểu hiện mới về kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Tổ chức cho các nhóm nhận xét, bổ sungLưu lại 1 bảng nhóm- Pháp đã đẩy mạnh khai thác những khoáng sản nào ở nước ta?Như vậy, Pháp đã sớm nhận ra nguồn lợi từ khoáng sản, sớm tiến hành khai thác để thu lợi nhuận- Tại sao Pháp lại xây dựng các nhà máy ở Việt Nam?- Con hiểu thế nào là "đồn điền"?- Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để làm gì?GV giới thiệu ảnh Ga Hà Nội, Cầu Long Biên.Yêu cầu HS trình bày lại những thay đổi về mặt kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.Những thay đổi về mặt kinh tế đã làm cho xã hội thay đổi như thế nào, chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ thứ hai của bài.

HS đọc.

HS dựa vào SGK, thảo luận, ghi bảng nhóm.Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.Pháp tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta:+ Đẩy mạnh khai thác khoáng sản+ Xây dựng các nhà máy+ Lập đồn điền+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

2 HS trình bày.

Tên bài

Sl4: Nhvụ

Sl5: 1.Sl6: Yêu cầu 1

Sl7: ý phần 1

Sl 8: Ga HNSl 9: Cầu LB

Sl7

24

Page 25: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

7'

7'

2. Những biểu hiện mới về xã hội:GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thầm SGK để trả lời câu hỏi:- Từ cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới nào?- Vì sao xã hội có thêm những tầng lớp mới đó?Hướng dẫn HS trình bày:+ XH xuất hiện thêm: .....+ Vì sao ........?- Việc xuất hiện thêm những tầng lớp mới chính là những thay đổi mạnh mẽ về mặt xã hội. Như vậy, điều gì dẫn đến sự thay đổi về mặt xã hội?GV chốt lại và ghi bảng:Thay đổi về kinh tế → Thay đổi về xã hội.Kinh tế, xã hội đều có những biến chuyển mạnh mẽ. Vậy đời sống của nhân dân lao động ra sao, chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ thứ ba của bài.3. Đời sống của nhân dân lao động:- Quan sát các hình ảnh sau, em hãy nêu nhận xét về thân phận người nông dân và công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?GV chốt lại và ghi bảng: Công nhân và nông dân Việt Nam bị bóc lột nặng nề.- GV nêu thêm tư liệu:+ tr 18 - SGV+ Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏAnh chạy vào Đất Đỏ làm phuBán thân đổi mấy đồng xuThịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!Đời sống của những người công nhân, nông dân cơ cực trăm bề, lâm vào cảnh bần cùng, không lối thoát. Vì vậy, họ vô cùng căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh giành tự do, no ấm.C. Củng cố - Dặn dòGV giới thiệu những hình ảnh về sự phát

1 HS đọc câu hỏi

HS đọc SGK.

1 - 2 HS nêu3 HS nêu

HS quan sát ảnh, thảo luận nhóm 2, mô tả, rút ra kết luận.3 đại diện nhóm trình bày.

Sl10: 2.Sl11: Yêu cầu 2

Sl12: ý phần 2Sl 13

Sl14: Yêu cầu 3 + ảnh

25

Page 26: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

5' triển của thành thị, của nền kinh tế:- Sự phát triển về kinh tế mang lại lợi ích cho ai?Đối nghịch hẳn với hình ảnh những thành thị nhà cao, đường rộng là hình ảnh những người dân lao động cực khổ, thân còm cõi. Sự tương phản này đã tạo nên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20.- Qua bài học hôm nay, con nhớ được điều gì về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?- Hà Nội chúng ta ngày nay vẫn còn những công trình nào được xây dựng từ thời Pháp thuộc? (Nhà hát lớn, cầu Long Biên, một số ngôi nhà kiểu Pháp)Những công trình đó đã góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của Thủ đô Hà Nội ngày nay, việc này nằm ngoài ý muốn của thực dân Pháp khi xây dựng những công trình đó. Chúng ta chỉ đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp, còn những công trình có giá trị nghệ thuật, kiến trúc do Pháp xây dựng thì vẫn cần được gìn giữ, bảo tồn.Bài sau: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.

Sl15:6 ảnh

IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

26

Page 27: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Ngày 20 tháng 2 năm 2008

kế hoạch dạy học

Môn/Phân môn: Lịch sử - Lớp 5 - Tuần 21

Lịch sử địa phương: Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:- Sự thay đổi về kinh tế, xã hội của Hà Nội cuối TK XIX, đầu TK XX.- Tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Hà Nội chống lại thực dân

Pháp, tấm gương bất khuất của Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.- Tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội trong kháng chiến chống

Pháp.- Lịch sử ngày Giải phóng Thủ đô.

II. Đồ dùng dạy học - tài liệu tham khảo

- Thăng Long - Hà Nội (Lưu Minh Trị - Hoàng Tùng đồng chủ biên) - NXB Chính trị quốc gia - 1999.

- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, lớp 9- Bản đồ Hà Nội- ảnh di tích Thành Hà Nội, một số công trình kiến trúc của Hà Nội đầu

TK XX, ảnh về ngày giải phóng Thủ đô.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

TG

Nội dung bài giảng -các hoạt động của giáo viên

các hoạt độngcủa học sinh

ghi chú

A. Giới thiệu chương trình Lịch sử địa phương:

GV giới thiệu

B. Bài mới

1. Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám

+ Giới thiệu bối cảnh lịch sử: GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu của Tư liệu.

+ Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Hà Nội

GV chỉ vị trí thành Hà Nội trên bản đồ Hà Nội.

- Tìm trên bản đồ Hà Nội hai đường phố Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Tại sao hai đường phố bao quanh thành Hà Nội lại được mang tên Nguyễn Tri Phương và Hoàng

HS chỉ lại.

HS thảo luận nhóm, chỉ bản đồ để trả lời.

- Để ghi nhớ công lao

27

Page 28: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Diệu?

- Em có suy nghĩ gì về tấm gương chiến đấu của hai vị Tổng đốc thành Hà Nội?

- Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội trong buổi đầu chống lại thực dân Pháp. Tinh thần đó thể hiện truyền thống gì của nhân dân ta? (truyền thống yêu nước, kiên quyết không khuất phục kẻ thù).

GV cho HS xem một số bức ảnh về di tích thành Hà Nội.

+ Sự thay đổi về kinh tế, xã hội của Hà Nội cuối TK XIX, đầu TK XX:

- Những bức ảnh dưới đây được chụp từ đầu thế kỉ XX. Em hãy cho biết đó là những nơi nào của Thành phố Hà Nội.

- Kể tên những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị đầu TK XX. Nhận xét về cuộc sống của họ.

* Trình bày lại những hiểu biết của em về Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám.

2. Lịch sử ngày Giải phóng Thủ đô:

GV giới thiệu: Ngay từ khi Pháp mới xâm lược VN, HN đã kiên cường chống Pháp. Chúng ta cũng đã hiểu rất rõ về các sự kiện lịch sử tại HN trong những năm 1945 - 1946 qua chương trình LS 5. Trong kc chống Pháp, HN nằm trong vùng Pháp tạm chiếm nhưng quân dân HN vẫn luôn gây khó khăn cho địch. Chiến thắng ĐBP kết thúc là một bước ngoặt lịch sử của cả nước và cũng là của Thủ đô HN.

- Ycầu HS đọc Tư liệu, thảo luận nhóm đôi:

+ Nêu tình hình của Hà Nội sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.

+ Thuật lại không khí tưng bừng của Thủ đô Hà Nội trong ngày giải phóng.

C. Củng cố - Dặn dò

Chuẩn bị bài sau: Nước nhà bị chia cắt

của Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu

HS tự trả lời.

HS thảo luận nhóm 6, dựa vào bài 4 (Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX) để trả lời.

2 HS xung phong trình bày.

HS thảo luận nhóm đôi và trình bày.

28

Page 29: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Tài liệu học tập của học sinh:Lịch sử địa phương

Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp

1. Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám

Ngay từ khi mới xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã nhận ra vị trí quan trọng của Hà Nội, nhưng chúng cũng rất lo ngại sẽ vấp phải sức đấu tranh mạnh mẽ của quân, dân Hà Nội và miền Bắc. Chỉ sau khi đã chiếm gọn sáu tỉnh Nam Kì, chúng mới dám tính chuyện đánh ra miền Bắc, trước tiên là chiếm Hà Nội.

Nhân dân Hà Nội chiến đấu chống Pháp rất dũng cảm. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương, rồi sau đó là Hoàng Diệu đã anh dũng tuẫn tiết.

- Tìm trên bản đồ Hà Nội hai đường phố Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Tại sao hai đường phố bao quanh thành Hà Nội lại được mang tên Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu?

- Những bức ảnh dưới đây được chụp từ đầu thế kỉ XX. Em hãy cho biết đó là những nơi nào của Thành phố Hà Nội.

- Kể tên những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị đầu TK XX. Nhận xét về cuộc sống của họ.

29

Page 30: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

2. Lịch sử ngày Giải phóng Thủ đô

Sau 60 ngày chiến đấu anh dũng giam chân địch, ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội, trở về hậu phương. Hà Nội thời kì này nằm trong vùng tạm chiếm của Pháp.

Ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc thắng lợi. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, Hà Nội còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. 16 giờ ngày 9/10/1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên. Sáng ngày 10/10/1954, Sư đoàn 308 với đủ các đơn vị bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… mở cuộc hành quân lịch sử từ năm cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội. Hai chục vạn nhân dân Hà Nội và hàng chục vạn nông dân ngoại thành đã đứng chật các ngả đường phố, vui mừng đón chính quyền cách mạng và bộ đội nhân dân. Đồng bào Hà Nội vẫy cờ hoa, thả chim bồ câu, nổi trống, thổi kèn, múa sư tử, …. chào đón. ảnh Bác Hồ được treo ở những nơi trang trọng nhất.

15 giờ chiều ngày 10/10/1954, hàng vạn nhân dân Hà Nội dự lễ chào cờ chiến thắng. Cờ đỏ sao vàng, hình ảnh thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, tung bay trên đỉnh Cột Cờ cổ kính.

Chú thích- Tuẫn tiết: Tự tử để bảo toàn khí tiết.

Câu hỏi1. Nêu những hiểu biết của em về Hà Nội trước Cách mạng Tháng

Tám.2. Thuật lại không khí tưng bừng của ngày Giải phóng Thủ đô.

30

Page 31: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên

Ngày 19/11/1873, Pháp gửi tối hậu thư buộc tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương phải giải giáp quân đội, rút hết súng đại bác bố trí trên mặt thành. Không đợi trả lời, sáng sớm ngày 20/11, Pháp ra lệnh nổ súng đánh thành Hà Nội.

Mặc dù bị đánh bất ngờ nhưng quân dân Hà Nội chiến đấu rất anh dũng. Nguyễn Tri Phương hăng hái lên cửa thành phía nam trực tiếp chỉ huy quân sĩ. Một cuộc ác chiến diễn ra ngay trên mặt thành. Thế quân ta yếu dần khi chủ tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng ở bụng. Giặc thừa thắng tràn vào thành, chúng cố tình cứu chữa cho Nguyễn Tri Phương để tìm cách mua chuộc ông về sau, nhưng ông đã xé băng buộc thuốc rồi nhịn ăn mà chết. Còn nhân dân Hà Nội, vượt qua muôn vàn gian khó, vẫn duy trì cuộc chiến đấu ngay trong lòng Hà Nội đã bị giặc chiếm.

Tháng 1/1874, do yếu thế, Pháp trao trả lại thành Hà Nội cho triều đình Huế.

Sau khi chuẩn bị mọi điều kiện, Pháp lại kéo quân từ Sài Gòn đổ bộ lên Hà Nội vào ngày 3/4/1882. Tổng đốc thành Hà Nội lúc này là Hoàng Diệu đã xin triều đình cho thêm viện binh, nhưng vua Tự Đức vẫn chỉ muốn thương thuyết với Pháp.

Sáng 25/4/1882, Pháp nổ súng tấn công Hà Nội, tàu chiến trên sông Hồng thi nhau nhả đạn mở đường cho bộ binh xông lên. Ngay từ đầu, chúng đã vấp phải tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội, tự tay châm lửa đốt các dãy phố dọc bờ sông, tạo thành một bức tường lửa chặn đứng bước tiến của giặc. Hoàng Diệu hăng hái dẫn đầu tướng sĩ lên mặt thành chiến đấu. Nhưng giữa lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt thì kho thuốc súng trong thành bị tay sai của giặc trà trộn vào đốt cháy làm cho quân sĩ có phần bối rối. Đúng lúc đó, quân Pháp dốc lực lượng phá vỡ cửa thành rồi ồ ạt tràn vào không thể ngăn nổi. Tổng đốc Hoàng Diệu biết không thể tiếp tục chiến đấu nữa, thảo một tờ biểu nhận trách nhiệm của mình, đồng thời vạch rõ trách nhiệm của triều đình trong việc để mất thành, sau đó thắt cổ tự tử.

Ngày về chiến thắng(Theo "Trưởng thành trong chiến đấu" - Trung tướng Vương Thừa Vũ)Hà Nội nỏo nức mong chờ đoàn quõn chiến thắng trở về.Khụng khớ ngày hội khải hoàn bắt đầu đổ về vựng ngoại thành, bờn

ngoài cỏc cửa ụ. Bộ đội tấp nấp kộo về, người, xe xếp thành đội ngũ chỉnh tề, dọc cỏc đường cỏi lớn đi vào Thủ đụ. Trong cỏc làng, cỏc thụn xó thuộc huyện Từ Liờm, Thanh Trỡ nhà nào nhà ấy sỏng đốn, đỏ lửa, quõn dõn hội họp ca hỏt, trũ chuyện thõu đờm.

Ngày 9 thỏng 10 nǎm 1954, tại sở chỉ huy đại đoàn đặt ở bờn đường Hà Đụng-Hà Nội, chỳng tụi vui sướng, hồi hộp theo dừi từng bước đi của ba

31

Page 32: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

cỏnh quõn tiến về Hà Nội theo kế hoạch đó được Bộ Tổng tư lệnh chuẩn y. Mỗi cỏnh quõn là một tiểu đoàn :

Cỏnh thứ nhất, qua ụ Cầu Giấy vào vườn hoa Cửa Nam rồi quang sang trỏi vào tiếp nhận Thành Hà Nội, nhà mỏy nước, phủ toàn quyền.

Cỏnh thứ hai, theo đường số 6 qua Cầu Mới vào đến Ngó Tư Sở rẽ phải vào tiếp quản sõn bay Bạch Mai, bệnh viện Bạch Mai, khu ga Hà Nội.

Cỏnh thứ ba, tiếp nhận cỏc cụng sở từ khu vực Việt Nam học xỏ, Đồn Thủy, khu hồ Hoàn Kiếm.

Đỳng 16 giờ 30 phỳt, khi toỏn lớnh Phỏp cuối cựng rỳt khỏi cầu Long Biờn cựng với viờn đại tỏ Đắc-giǎng-xơ sang Gia Lõm thỡ cả Hà Nội bừng lờn, tràn ngập cờ hoa, sắc ỏo, như một vườn hoa gặp tiết xuõn nở rộ. Bǎng vải cỏc màu cǎng ngang đường với những khẩu hiệu được cắt theo những kiểu chữ cầu kỳ : "Hồ Chớ Minh muụn nǎm !", "Hoan hụ đoàn quõn chiến thắng trở về !", "Nước Việt Nam dõn chủ cộng hoà muụn nǎm !", v...v... Cổng chào mọc lờn san sỏt dọc cỏc phố lớn, phố nhỏ, lối vào một ngừ ngang khuất nẻo cũng cú cổng chào, dǎng đốn kết hoa.

Vẫn biết Hà Nội hướng về khỏng chiến, vẫn biết Hà Nội ngày đờm mong đoàn quõn chiến thắng trở về, vẫn biết trong những ngày này Hà Nội đang may cờ, sắm hoa đún ngày chiến thắng, nhưng những cỏi biết trước đú dẫu cho nú mạnh đến đõu cũng khụng bằng sự sinh động đang diễn ra trước mắt đoàn quõn trở về. Mới trước đú ớt phỳt, Hà Nội cũn là thành phố vắng tanh với những lo õu, mặc cảm, cửa từng nhà đúng kớn, thỡ sau đú ớt phỳt, cả Hà Nội bừng dậy, hồi sinh, sụi động, nỏo nhiệt.

Đờm hụm đú Hà Nội nghiờm chỉnh chấp hành lệnh giới nghiờm của Uỷ ban quõn chớnh thành phố. Nhưng cũng là một đờm giới nghiờm đặc biệt, ra ngoài khuụn khổ của từ này. Đường phố sỏng rực những dõy đốn kết hoa, cờ bay phấp phới, nhõn dõn khụng ai ra khỏi nhà, nhưng nhà nào cũng mở cửa đến khuya, nhiều nhà trong đốn đến sỏng, mỗi lần cú đội tuần tra đi qua, cỏc cỏnh cửa sổ lại hộ mở, bà con trỡu mến nhỡn bộ đội ta hiền lành giản dị, dễ thương. Đó hơn ba nghỡn đờm, kể từ thỏng 9 nǎm 1945 quõn Tưởng vào, rồi thỏng 3 nǎm 1946 quõn Phỏp đến, cho đến bõy giờ, Hà Nội mới cú một đờm sạch búng quõn xõm lược, nờn ai cũng muốn thức thật khuya để hưởng khụng khớ thanh bỡnh, ờm ả của đờm giải phúng, ai cũng mong cú được một đờm nay để làm kỷ niệm trong đời mỡnh đó từng sống trong Thủ Đụ.

Ngày 10 thỏng 10 nǎm 1954 – một ngày lịch sử.5 giờ sỏng hết giới nghiờm, cả Hà Nội nhộn nhịp, vừa cú cỏi khụng khớ

thiờng liờng của ngày tết vừa cú cỏi tưng bừng rạo rực của ngày hội lớn - Hội chiến thắng - Thủ đụ hoàn toàn giải phúng. Nhõn dõn quần ỏo chỉnh tề, cờ hoa rực rỡ từng đoàn, từng đoàn đụng nghịt trờn cỏc hố phố, cỏc con đường được bỏo trước là cú bộ đội sẽ đi qua...

Sỏng nay sở chỉ huy đại đoàn di chuyển vào sõn bay Bạch Mai cựng với cỏc đơn vị bộ binh cơ giới, phỏo binh, phỏo cao xạ. Phớa tõy, trung

32

Page 33: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

đoàn Thủ đụ tập trung ở trại Quần Ngựa. Phớa đụng trung đoàn 36 và trung đoàn 88 tập trung ở Việt Nam học xỏ.

Đại đoàn tiến vào Hà Nội theo ba hướng, tất cả gặp nhau ở Hồ Gươm. Dẫn đầu là trung đoàn Thủ đụ, tiếp theo là trung đoàn 36, trung đoàn 88.

Hụm qua Hà Nội rợp búng cờ. Hụm nay Hà Nội là rừng cờ và hoa. Càng tiến sõu vào trong lũng Hà Nội, càng khú nộn nỗi xỳc động, mắt nhoà lệ vỡ niềm vui gặp mặt, niềm vui về lại Thủ đụ. Nhất là cỏc cỏn bộ, chiến sĩ nǎm xưa đó chiến đấu trờn mảnh đất này khi được lệnh ra đi đó hứa với Hà Nội"sẽ trở về", lời hứa đú hụm nay đó thành sự thật "ra đi hẹn một ngày về, Ba Đỡnh cũn đú, Người thề cũn đõy". Từng đoàn thiếu nữ ụm hoa ra đường tặng bộ đội, tung lờn xe. Những tốp thiếu nhi tay vốc từng nắm hoa giấy tung lờn như thả những đàn bươm bướm muụn màu nhỏ li ti bay sà vào những chiếc xe trận đang từ từ lǎn bỏnh đi qua. Nhõn dõn hũ reo phất cờ, vẫy hoa. Bộ đội đi giữa rừng cờ, rừng hoa, rừng người tươi như hoa...

Từ Hồ Gươm, đoàn quõn chiến thắng tiến qua cỏc phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Đồng Xuõn lờn Cửa Bắc, vào thành Hà Nội, tập trung tại sõn vận động Cột Cờ Hà Nội. Cả Hà Nội dồn về Cột Cờ chờ đún giõy phỳt lịch sử. Đó 70 nǎm kể từ ngày Hà Thành thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết, cột cờ do nhà Nguyễn xõy dựng hết phải treo cờ nhật, cờ Tõy, cờ Tàu Tưởng rồi lại cờ Tõy, giờ đõy mới được mang cờ Tổ quốc. Tối qua, bộ đội cụng binh của đại đoàn đó lắp lờn đú một ống thộp nặng hai tạ, cao 12 một, cao vỳt, nõng lỏ cờ Tổ quốc sừng sững hiờn ngang.

15 giờ, cũi nhà hỏt Thành phố nổi lờn một hồi dài. Đoàn quõn nhạc cử Quốc thiều theo sự điều khiển của đồng chớ Đinh Ngọc Liờn, người nhạc trưởng già rất quen thuộc với nhõn dõn Hà Nội.

Lần đầu tiờn lỏ cờ đỏ sao vàng - cờ Tổ quốc tung bay trờn đỉnh cột cờ Hà Nội.

33

Page 34: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Ngày 28 tháng 4 năm 2008

kế hoạch dạy học

Môn/Phân môn: Lịch sử - Lớp 5 - Tuần 32

Lịch sử địa phương: Hà Nội trong kháng chiến chống Mĩ và trong thời kì xây dựng đất nước

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:- Tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Hà Nội trong thời kì chống

Mĩ.- Kể tên một số công trình lớn của Hà Nội được xây dựng sau khi đất

nước thống nhất.

II. Đồ dùng dạy học - tài liệu tham khảo

- Thăng Long - Hà Nội (Lưu Minh Trị - Hoàng Tùng đồng chủ biên) - NXB Chính trị quốc gia - 1999.

- Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Đồng Tâm.- Bản đồ Hà Nội- ảnh tư liệu: các nơi bị ném bom của Hà Nội, máy bay Mĩ bị bắn rơi,

hầm trú ẩn, …

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

TG

Nội dung bài giảng -các hoạt động của giáo viên

các hoạt độngcủa học sinh

ghi chú

1. Hà Nội thời kì chống Mĩ

a. Giới thiệu bối cảnh lịch sử:

GV yêu cầu HS nhắc lại tình hình đất nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.

GV: Trong thời kì này, miền Bắc nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, nhưng đồng thời cũng phải chống lại chiến tranh phá hoại do đế quốc Mĩ gây ra.

b. Cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc đoạn 1 + 2 của tư liệu, thảo luận:

+ Quân dân Hà Nội đã chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của Mĩ như thế nào?

HS nêu.

- HS thảo luận nhóm.

34

Page 35: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

+ Vì sao ngày 1/11/1968, Chính phủ Mĩ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc?

GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày trên bảng, kết hợp chỉ các bức ảnh tư liệu, chỉ vị trí Vĩnh Quỳnh, Đức Giang, cầu Long Biên, cầu Đuống trên bản đồ.

c. Cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.

GV yêu cầu HS đọc phần còn lại của tư liệu, thảo luận nhóm (4 nhóm) để thuật lại cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.

Gọi 2 đại diện nhóm trình bày, kết hợp chỉ ảnh tư liệu và bản đồ.

- Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội.

2. Hà Nội trong thời kì xây dựng đất nước:

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Kể về những công trình của Hà Nội được xây dựng từ năm 1975 đến nay. (Lăng Bác, Cầu Thăng Long, Chương Dương, các khu đô thị mới, công viên, khu vui chơi, các trung tâm thương mại, …)

GV tổ chức cho HS trình bày trên bảng, kết hợp chỉ bản đồ hoặc đưa ra những bức ảnh nhóm mình sưu tầm được.

3. Lịch sử phường Đồng Tâm

C. Củng cố - Dặn dò

Chuẩn bị bài sau: Ôn tập

Các đại diện nhóm trình bày.

HS thảo luận.

2 HS trình bày

HS tự nêu.

HS thảo luận.

1 số HS trình bày.

IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

35

Page 36: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Tài liệu học tập của học sinh:Lịch sử địa phương

Hà Nội trong kháng chiến chống mĩ và trong thời kì xây dựng đất nước

1. Hà Nội thời kì chống Mĩ

Năm 1965, Mĩ ồ ạt đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện công tác phòng không. Tất cả những người già và trẻ em được sơ tán ra khỏi thành phố, các trường phổ thông, đại học đều được chuyển đi các tỉnh hoặc ra ngoại thành. Nhân dân các địa phương đã hết lòng giúp đỡ về mọi mặt đối với đồng bào Thủ đô đến sơ tán. Hầm trú ẩn được đào ở khắp nơi, hệ thống đài quan sát, còi báo động được thiết lập.

Em có suy nghĩ gì về việc nhân dân các địa phương hết lòng giúp đỡ đồng bào Thủ đô đến sơ tán?

Mĩ đã mở nhiều đợt tấn công vào những nơi trọng yếu như trận địa tên lửa Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), kho xăng Đức Giang, … Các lực lượng phòng không Hà Nội đánh trả quyết liệt, bắn rơi 258 chiếc máy bay Mĩ. Quân dân Hà Nội còn quyết tâm bảo đảm cầu đường thông suốt, nhanh chóng sửa chữa cầu Long Biên, cầu Đuống sau mỗi lần bị địch đánh phá, giữ vững mạch máu giao thông. Ngày 1/11/1968, Chính phủ Mĩ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Đào hầm trú ẩn Phố Khâm Thiên ngày 26/12/1972

Tháng 4 năm 1972, Mĩ quay trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Với tinh thần cảnh giác cao, Hà Nội đã nhanh chóng chuyển sang thời chiến. Các cơ quan xí nghiệp và nhân dân tiếp tục sơ tán. Từ cuối tháng 4 đến tháng 8

36

Page 37: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

năm 1972, máy bay Mĩ liên tục đánh phá nhiều nơi trên miền Bắc và nội ngoại thành Hà Nội nhưng không lay chuyển được ý chí quyết thắng của quân và dân ta. Tháng 9/1972, đế quốc Mĩ đã huy động hàng trăm lượt máy bay ném bom dữ dội các cơ sở kinh tế, trường học, bệnh viện, hệ thống giao thông và khu dân cư ở Hà Nội. Nhưng quân dân Hà Nội không hề nao núng, qua 5 tháng chiến đấu, Hà Nội đã bắn rơi 63 máy bay Mĩ. 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã cùng với nhân dân miền Bắc lập nên trận "Điện Biên Phủ trên không" vĩ đại, xứng đáng là Thủ đô anh hùng của cả nước.

Hoa và người chiến thắng Xác máy bay B52 trên đường Hoàng Hoa Thám

2. Hà Nội trong thời kì xây dựng đất nước

Chỉ trên bản đồ Hà Nội những công trình được xây dựng từ năm 1975 đến nay. Trình bày những hiểu biết của em về những công trình đó.

3. Lịch sử phường Đồng Tâm

Chú thích- Sơ tán: Tạm di chuyển ra khỏi khu vực không an toàn để tránh tai

nạn.Câu hỏi

1. Nêu những hiểu biết của em về Hà Nội trong kháng chiến chống Mĩ.2. Hãy giới thiệu với những người bạn nước ngoài về sự thay đổi của

Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây.

37

Page 38: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

38

Page 39: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

4. Kết quả thực nghiệm:

- Giờ dạy đạt kết quả tốt, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu dạy học đã đề ra.

- Học sinh hoạt động tích cực, chủ động, nắm chắc nội dung bài, biết trình bày lại nội dung kiến thức qua cách diễn đạt riêng của mình.

39

Page 40: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

C. Kết luận

Trải qua hàng nghìn năm đổ biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để xây dựng và bảo vệ đất nước, với ý chí quật cường, ông cha ta đã viết nên những trang sử chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta. Là con dân của một dân tộc anh hùng, ai ai cũng cần phải hiểu nguồn gốc và lịch sử dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. ý thức được điều đó, tôi luôn mong muốn có được những biện pháp tốt nhất để giảng dạy tốt phần Lịch sử nói chung, nội dung Lịch sử địa phương nói riêng, góp phần nâng cao hiểu biết, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc trong các thế hệ học sinh.

Từ việc nghiên cứu một số vấn đề có tính lí luận về việc dạy học Lịch sử nói chung, Lịch sử địa phương Hà Nội nói riêng, dựa vào thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Đồng Tâm, là giáo viên chủ nhiệm các lớp 5 trong nhiều năm, tôi đã áp dụng thành công một số biện pháp chủ yếu sau đây để nâng cao hiệu quả dạy học nội dung "Lịch sử địa phương" cho học sinh lớp 5:

- Thực hiện tốt chương trình Lịch sử lớp 5.

- Lồng ghép nội dung "Lịch sử Hà Nội" trong các tiết học Lịch sử

- Thực hiện tốt các tiết dạy về "Lịch sử địa phương".

Tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi áp dụng đã đi đúng hướng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Tất cả học sinh của tôi đều yêu thích Lịch sử. Các em hào hứng đón nhận giờ học, tích cực phát biểu ý kiến và tham gia các trò chơi, các cuộc thi đua, ..., chủ động nêu ra những câu hỏi, những điều băn khoăn, thắc mắc. Các em cũng nắm vững kiến thức về Lịch sử đất nước nói chung, lịch sử Hà Nội nói riêng, từ đó, lòng tự hào về một Thủ đô anh hùng trong các em cũng được bồi đắp, nuôi dưỡng.

Kết quả cụ thể mà học sinh lớp tôi đạt được trong phần Lịch sử - Môn Lịch sử và Địa lí cũng rất khả quan:

Học kì I Học kì II

Lớp Số HS

Điểm5 - 6

Điểm7 - 8

Điểm9 - 10

Điểm5 - 6

Điểm7 - 8

Điểm9 - 10

5C (2006 - 2007) 47 1 12 34 0 10 37

5C (2007 - 2008) 45 0 7 38

Để góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác giảng dạy Lịch sử trong nhà trường tiểu học nói chung, giảng dạy nội dung Lịch sử địa phương nói

40

Page 41: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

riêng, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục những hiểu biết về lịch sử, truyền thống dân tộc trong toàn xã hội, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất sau đối với ngành Giáo dục:

- Sách hướng dẫn của giáo viên cần được biên soạn đầy đủ, chi tiết hơn, có thêm nhiều tài liệu tham khảo để giáo viên sử dụng trong các tiết dạy.

- Cần cung cấp, trang bị thêm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho nhà trường, nhất là ảnh tư liệu, phim tư liệu về hai cuộc kháng chiến của dân tộc

- Mỗi giáo viên tiểu học có nhiệm vụ giảng dạy nhiều môn học, do đó khả năng chuyên sâu nghiên cứu về Lịch sử còn hạn chế. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần quan tâm chỉ đạo để có sự thống nhất trong việc giảng dạy nội dung Lịch sử địa phương ở mỗi tỉnh, thành phố, quận, huyện.

Trước thềm đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mong rằng việc giảng dạy nội dung Lịch sử địa phương Hà Nội sẽ sớm được hoàn thiện để những kiến thức về lịch sử đất nước, lịch sử Thủ đô, lòng tự hào về một dân tộc bất khuất, một Thủ đô anh hùng sẽ trở thành hành trang không thể thiếu của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2008

Người viết

Trương Thị Nhàn

41

Page 42: SKKN Lsu Dia Phuong Lop 5_giaiB_TP_0708(4)

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Anh Dũng (Chủ biên): Lịch sử và Địa lí 5 - NXB Giáo dục - 2007

Nguyễn Anh Dũng (Chủ biên): Lịch sử và Địa lí 5, Sách giáo viên - NXB Giáo dục - 2007

Vụ Giáo dục Tiểu học - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5, tập 1 - NXB Giáo dục - 2006

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5, tập 2- NXB Giáo dục - 2007

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2003 - 2007), tập 2- NXB Giáo dục - 2005

Lưu Minh Trị, Hoàng Tùng (Chủ biên): Thăng Long - Hà Nội - NXB Chính trị quốc gia - 1999

Nguyễn Vinh Phúc: Hà Nội qua những năm tháng - NXB Thế giới - 2004

Nguyễn Vinh Phúc: Phố và đường Hà Nội - NXB Giao thông vận tải - 2004

Phạm Văn Hà (Chủ biên): Tư liệu lịch sử Thăng Long - Hà Nội , Tài liệu tham khảo của giáo viên Tiểu học - NXB Hà Nội - 2005

Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên): Lịch sử 6, 7, 8, 9 - NXB Giáo dục - 2006

42