22
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀN KINH Bậc đào tạo: Đại học Loại hình đào tạo: Chính quy Ngành đào tạo: Giáo dục Thể chất Thời gian Đào tạo: 4 năm Mã số môn học: BMON: 54414 BỘ MÔN: ĐIỀN KINH 1

upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀN KINH

Bậc đào tạo: Đại học

Loại hình đào tạo: Chính quy

Ngành đào tạo: Giáo dục Thể chất

Thời gian Đào tạo: 4 năm

Mã số môn học: BMON: 54414

BỘ MÔN: ĐIỀN KINH

Năm 2010

1

Page 2: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHUYÊN SÂU ĐIỀN KINHHệ đào tạo: Đại học – Ngành đào tạo: Giáo dục thể chất

I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH:1. Tên môn học: Chuyên sâu Điền kinh. Mã số: BMON: 544142. Thời lượng: 32 Đơn vị học trình.3. Loại môn học: Thuộc khối kiến thức quy định trong chương trình giáo dục đại học chuyên ngành GDTC, Là môn học Bắt buộc4. Đối tượng: Dùng cho sinh viên đại học trong 4 năm học, hệ chính quy5. Mục tiêu môn học:

Đào tạo sinh viên chuyên sâu Điền kinh thuộc chuyên ngành GDTC trở thành những cán bộ TDTT biết thực hành kỹ thuật động tác, biết giảng dạy - huấn luyện những kỹ năng, kỹ xảo động tác, biết vận dụng phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu. Có năng lực tổ chức cho mọi đối tượng tập luyện trong trường học các cấp và làm cán bộ chuyên môn ở các sở TDTT, tỉnh thành ngành.

5.1. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức và kỹ năng cơ bản và nâng cao

về môn học điền kinh, đồng thời bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, phương pháp huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. Biết lựa chọn các bài tập, vận dụng các bài tập để phát triển các tố chất thể lực và nâng cao năng lực vận động. Có thể tự nghiên cứu và làm việc theo yêu cầu xã hội đòi hỏi.

5.2. Về kỹ năng:- Sử dụng các phương pháp, phương tiện tập luyện, huấn luyện để học tập và tập

luyện. Vận dụng các nguyên tắc và các thiết bị sử dụng vào trong giảng dạy cũng như trong học tập và thi đấu ở các giải từ phong trào đến đỉnh cao, biết độc lập giảng dạy và tự nâng cao trình độ.

- Có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học về môn học điền kinh, vận dụng, giảng dạy, huấn luyện trong các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong các hoạt động tổ chức thi đấu TDTT quần chúng và thành tích cao đáp ứng với các yêu cầu phát triển TDTT trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Khả năng tư duy sáng tạo, tự nghiên cứu tài liệu để không ngừng nâng cao trình độ, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới cao hơn.

5.3. Về thái độ:- Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng

dạy môn học; yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;

2

Page 3: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

- Có phẩm chất của người giáo viên, người cán bộ TDTT, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo, yêu nghề, có trách nhiệm với học sinh và xã hội sau khi ra trường.

- Có tinh thần, trách nhiệm cao đối với cộng đồng, xã hội sau khi tốt nghiệp ra trường và trở thành Cán bộ TDTT mẫu mực.6. Điều kiện tiên quyết: Đây là môn học làm tiền đề cho các môn học khác,

7. Cấu trúc môn học: Nội dung của môn học bao gồm 480 tiết, với 08 đơn vị học phần, tương ứng với

32 đơn vị học trình. Các học phần thực hành, lý thuyết và bồi dường phương pháp xen kẽ trong từng học phần:

- Các học phần thực hành: Tiến hành trong suốt khoá học, được chia thành các học phần từ năm học thứ nhất đến năm học thứ tư.Trong đó trang bị cho sinh viên những kỹ thuật cơ bản và nâng cao của các môn học trong điền kinh về; kỹ thuật, chiến thuật, các bài tập phát triển các tố chất thể lực, phương pháp trọng tài và thi đấu; các biện pháp phòng ngừa và khắc phục những sai sót trong quá trình học tập; các phương pháp tổ chức giảng dạy và huấn luyện các môn trong điền kinh.

- Các học phần lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về sự ra đời và phát triển môn học, vị trí và ý nghĩa những nguyên lý và kỹ thuật của môn học điền kinh trong hệ thống giáo dục thể chất nói chung. Cách biên soạn chương trình môn học, tài liệu giảng dạy, các nguyên tắc và phương giảng dạy, phương pháp huấn luyện các môn điền kinh cách thức tổ chức trọng tài thi đấu và các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học môn học

- Các học phần bồi dưỡng phương pháp: Trang bị cho sinh viên những phương pháp giảng dạy, phương pháp biên soạn tài liệu giảng dạy và phương pháp làm trọng tài thi đấu môn điền kinh.8. Nhiệm vụ của sinh viên:

Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu và sách giáo khoa, nhằm chuẩn bị trước nội dung bài giảng để thảo luận, trao đổi với giáo viên về nội dung của bài học.9. Thang điểm đánh giá:

Sẽ xây dựng cụ thể cho từng nội dung môn học, từng học phần (với thang điểm 10)

a. Loại đạt: Từ 9 đến 10: Xuất sắc Từ 8 đến cận 9: Giỏi

Từ 7 đến cận 8: Khá

3

Page 4: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá Từ 5 đến cận 6: Trung bình

b. Loại không đạt: Từ 4 đến cận 5: Yếu Dưới 4: Kém10. Phương pháp và phương tiện dạy học:

10.1. Phương pháp: Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại trong giáo dục nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng.

Như phương pháp trình bày, diễn giải, thảo luận và làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên.

10.2. Phương tiện: Sử dụng các phương tiện chuyên môn cơ bản của giáo dục thể chất, Các dụng cụ, sân bãi và các điều kiện hiện có trong dạy và học của nhà trường.

10.3. Tài liệu tham khảo:- Tài liệu tham khảo trong nước 1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng,

Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng (2000), Điền kinh ( sách dùng cho SV Đại học TDTT), NXB TDTT Hà Nội.

2. Trần Bá, Phạm Văn Thụ, Nguyễn Thị Toán, Phan Thị Kim Xuân, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, Trương Minh Hải (2010), Giáo trình Điền kinh ( dùng cho sinh viên Đại học, Cao đẳng TDTT), NXB TDTT

3. Dương Nghiệp Chí, Võ Đức Phùng, Phạm Văn Thụ (1976), Điền kinh (sách dùng cho sinh viên đại học TDTT), NXB TDTT Hà Nội.

4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao (sách dùng cho SV đại học TDTT), NXB TDTT, Hà Nội

5. Luật thi đấu Điền Kinh (2009), Liên đoàn điền kinh Việt Nam, NXB TDTT6. Hướng dẫn công tác trọng tài điền kinh (2007) – Liên đoàn điền kinh Việt

Nam, NXB TDTT7. Đoàn Kim Phách (1976), Huấn luyện 4 môn Điền kinh phối hợp, NXB TDTT- Tài liệu dịch và ngoài nước.1. Diên Phong (1999), 130 câu hỏi và trả lời về huấn luyện thể thao hiện đại,

NXB TDTT, Hà Nội, Nguyễn Thiệt Tình, Nguyễn Văn Trạch dịch.2. Quang Hưng (2004), Bài tập bổ trợ chuyên môn trong Điền kinh, NXB TDTT,

Hà Nội3. Nguyễn Hùng, Quang Hưng,(1999), Tìm hiểu Điền kinh thế giới, NXB TDTT,

Hà Nội.4. P.N.Goikho man; On.Toro phimop, Điền kinh trong trường phổ thông, Nguyễn

Quang Hưng dịch, NXB TDTT

4

Page 5: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

5. Valich. B (1981), Huấn luyện VĐV điền kinh trẻ, NXB TDTT, Hà Nội11. Hướng kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

Sinh viên phải tham gia học tập trên lớp từ 80% tổng số giờ của môn học mới được tham gia kiểm tra học trình và thi học phần- Kiểm tra học trình: Áp dụng cho cả học phần lý thuyết và thực hành:

+ Đối với học phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan, bài luận, bài tập và kiểm tra bài học cũ hoặc phát biểu trên lớp… Giá trị của bài kiểm tra học trình:10%

+ Đối với các học phần thực hành: Hình thức kiểm tra có thể các nội dung thể lực như bật xa hoặc chạy 100m…hay là kiểm tra mức độ thực hiện các giai đoạn kỹ thuật của môn học đang học. Giá trị của bài kiểm tra học trình: 10%- Kiểm tra học phần:

+ Đối với học phần lý thuyết: Có thể thi trắc nghiệm, thi tự luận hoặc có thể kết hợp cả trắc nghiệm và thi tự luận.

+ Đối với các học phần thực hành: Thi các nội dung kỹ thuật và thành tích đạt được ở các môn đã được học. Giá trị của nội dung thi học phần: 70%

+ Điểm học phần được đánh giá bằng điểm trung bình cộng của điểm kiểm tra các nội dung có trong mỗi học phần. Nếu có nội dung bị điểm 0 thì điểm học phần không được cộng (phải thi lại nội dung bị điểm 0 đó)

+ Điểm Chuyên cần: 30% đối với học phần chỉ thực hành và 20% đối với học phần có cả lý thuyết và thực hành

+ Điểm học trình 10% đối với học phần có lý thuyết và thực hành*. Nội dung kiểm tra:1. Chạy trung bình; 7. Chạy ngắn2. Ném lựu đạn; 8. Đẩy tạ3. Nhảy xa; 9. Nhảy tam cấp4. Nhảy cao; 10. Chạy vượt rào5. Ném lao; 11. Lý thuyết6. Ném đĩa; 12. Môn chuyên sâu hẹp

II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

Học kỳ

Tên học phần

Học trình

Thời gian và hình thức giảng dạy, thi kiểm tra

Tổng số giờ

Lý thuyết

Thảo luận

Thực hành

Phương pháp

Kiểm tra

đánh giá

5

Page 6: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

1 I 4 60 0.0 0.0 52 0.0 8

2 II 4 60 0.0 0.0 50 0.0 10

3 III 4 60 0.0 0.0 52 0.0 8

4 IV 4 60 16 0.0 38 0.0 6

5 V 4 60 0.0 0.0 34 20 6

6 VI 4 60 20 0.0 34 0.0 6

7 VII 4 60 0.0 0.0 40 10 10

8 VIII 4 60 0.0 0.0 30 20 10

Tổng 8 32 480 36 00 330 50 64

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNHHỌC PHẦN I: 60 giờ (04 đơn vị học trình)

1. Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỷ năng, kỷ xão và phương pháp giảng

dạy, trọng tài thi đấu về nội dung môn học chạy cự ly chạy trung bình-dài; nhảy xa ưỡn thân và chạy ngắn. 2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung đã học như: Chạy cự ly chạy trung bình-dài; nhảy xa ưỡn thân và chạy ngắn, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết: 4.1. Thực hành kỹ thuật động tác 40 giờ- Kỹ thuật chạy cự ly trung bình và dài: (14 giờ)

+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật chạy trên đường thẳng+ Kỹ thuật chạy trên đường vòng+ Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát+ Kỹ thuật chạy về đích+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy

- Kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”: (14 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật giậm nhảy

6

Page 7: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

+ Kỹ thuật chạy chạy đà và giậm nhảy+ Kỹ thuật bay trên không và tiếp đất+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy

- Kỹ thuật chạy cự ly ngắn: 12 giờ+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật chạy trên đường thẳng+ Kỹ thuật chạy trên đường vòng+ Kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát+ Kỹ thuật chạy về đích+ Kỹ thuật chạy tiếp sức 4 x 100m+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy

- Phát triển và nâng cao thể lực 12 giờCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức

mạnh, sức bền, mềm dẽo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Được bố trí như một nội dung môn học và được học song song với nội dung chạy cự ly ngắn.4.2. Thảo luận – Phương pháp:

Các giờ thảo luận, tự học và phương pháp được bố trí xen kẽ trong từng giáo án của các giờ học. 4.3. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 08 giờ

Nội dung: Thi thực hành các môn chạy trung bình và dài (800m Nữ, 1500m Nam), chạy ngắn (100m Nam, Nữ) và nhảy xa: Nam, Nữ. 5. Tài liệu của học phần:

Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số tài liệu liên quan khác.

HỌC PHẦN II: 60 giờ (04 đơn vị học trình)1. Mục tiêu:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỷ năng, kỷ xão và phương pháp giảng dạy, trọng tài thi đấu về nội dung môn học chạy vượt rào, ném lao, đẩy tạ lưng hướng ném và nhảy cao úp bụng.2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

7

Page 8: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung đã học như: Chạy vượt rào, ném lao; đẩy tạ lưng hướng ném và nhảy cao úp bụng, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết: 4.1. Thực hành kỹ thuật động tác: 50 giờ

- Kỹ thuật chạy vượt rào: (16 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật chạy qua rào+ Kỹ thuật chạy giữa rào+ Kỹ thuật xuất phát thấp và qua rào thứ nhất+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy- Kỹ thuật đẩy tạ “Lưng hướng ném”: (16 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn.+ Cách cầm tạ và tư thế chuẩn bị+ Kỹ thuật ra sức cuối cùng – tạ rời tay+ Kỹ thuật trượt đà+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy- Kỹ thuật ném lao: (09 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật cầm lao và ra sức cuối cùng (RSCC)+ Kỹ thuật chạy đà phối hợp đưa lao và RSCC+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy- Kỹ thuật nhảy cao úp bụng: (09 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật giậm nhảy+ Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy+ Kỹ thuật trên không và tiếp đất nhảy cao “úp bụng ” + Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy

4.2. Phát triển và nâng cao thể lực, thảo luận – Phương pháp:Các bài tập thể lực, thảo luận và phương pháp được bố trí xen kẽ trong từng giáo

án4.3. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 10 giờ

8

Page 9: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

Nội dung: Thi thực hành các môn chạy rào (50m Nữ, 55m Nam), Đẩy tạ (5kg Nam, 3kg Nữ) và nhảy cao: Nam, Nữ, ném lao: Nam 800g, Nữ 600g.5. Tài liệu của học phần:

Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số tài liệu liên quan khác.

HỌC PHẦN III: 60 giờ (04 đơn vị học trình)1. Mục tiêu:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỷ năng, kỷ xão và phương pháp giảng dạy, trọng tài thi đấu về nội dung môn học Ném đĩa, nhảy ba bước và nhảy cao Lưng qua xà.2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung đã học như: Ném đĩa, nhảy ba bước và nhảy cao Lưng qua xà, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết: 4.1.Thực hành kỹ thuật động tác: 40 giờ

- Kỹ thuật ném đĩa: (14 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật cầm đĩa - Kỹ ra sức cuối cùng+ Kỹ thuật quay vòng + Phối hợp kỹ thuật quay vòng - ra sức cuối cùng - giữ thăng bằng+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy- Kỹ thuật nhảy ba bước: (14 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật giậm nhảy bước trượt+ Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy+ Phối hợp giậm nhảy và bước thứ nhất+ Phối hợp giữa các bước nhảy+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy

- Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà: (12 giờ)+ Giới thiệu môn học và các bài tập bổ trợ chuyên môn+ Kỹ thuật giậm nhảy và đá lăng

9

Page 10: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

+ Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy+ Kỹ thuật trên không nhảy cao “lưng qua xà” - Kỹ thuật tiếp đất+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và hoàn thiện động tác+ Giới thiệu luật thi đấu, trọng tài và phương pháp giảng dạy

4.2. Phát triển và nâng cao thể lực: 12 giờCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức

mạnh, sức bền, mềm dẽo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Các nội dung này được bố trí như một nội dung môn học và được học song song với nội dung nhảy cao Lưng qua xà.4.3. Thảo luận – Phương pháp:

Phần thảo luận và phương pháp được bố trí xen kẽ trong từng giáo án4.4. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 08 giờ

Nội dung: Thi thực hành các nội dung nhảy tam cấp Nữ, Nam), ném đĩa (1.5kg Nam, 1kg Nữ) và nhảy cao Lưng qua xà: Nam, Nữ. 5. Tài liệu của học phần:

Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số tài liệu liên quan khác.

HỌC PHẦN IV: 60 giờ (04 đơn vị học trình)1. Mục tiêu:

Nâng cao trình độ về kỷ năng, kỷ xão và phương pháp giảng dạy, trọng tài thi đấu về nội dung môn học thể thao sở trường và phần lý thuyết chuyên ngành. 2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung môn sở trường đã học, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết:

Phần 1: Lý thuyết: 16 giờBài 1: Các nguyên tắc giảng dạy thực hành trong điền kinh: (02 giờ)Bài 2: Các phương pháp giảng dạy thực hành trong điền kinh: (03 giờ)Bài 3: Đặc điểm lên lớp điền kinh cho Thanh thiếu niên – HS: (03 giờ)Bài 4: Phương pháp biên soạn tài liệu giảng dạy điền kinh: (04 giờ)Bài 5: Phương pháp tổ chức thi đấu – trọng tài trong điền kinh: (04 giờ)

4.1. Thực hành kỹ thuật động tác: 38 giờ - Nâng cao thành tích môn sở trường

10

Page 11: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

Hoàn thiện kỹ, chiến thuật và nâng cao thành tích của môn điền kinh sở trường (các môn chạy ngăn, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, chạy trung bình…) 4.2. Phát triển và nâng cao thể lực, thảo luận – Phương pháp:

Các bài tập thể lực, thảo luận và phương pháp được bố trí xen kẽ trong từng giáo án của phần thực hành động tác4.3. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 06 giờ

Nội dung: Thi thực hành các nội dung: Chạy ngắn (100m Nam, Nữ), chạy 800m Nữ, 1500m Nam, nhảy cao, nhảy xa và đẩy tạ, chạy 400m, chạy 200m…5. Tài liệu của học phần:

Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số tài liệu liên quan khác.

HỌC PHẦN V: 60 giờ (04 đơn vị học trình)1. Mục tiêu:

Nâng cao trình độ về kỷ năng, kỷ xão và phương pháp giảng dạy, trọng tài thi đấu về nội dung môn thể thao sở trường và thực tập phương pháp giảng dạy2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung môn sở trường đã học, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết:4.1. Thực hành kỹ thuật động tác:

Nâng cao thành tích môn thể thao sở trường: 34 giờHoàn thiện và nâng cao kỷ, chiến thuật của môn điền kinh sở trường (các môn

chạy ngăn, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, chạy trung bình…)4.2. Phát triển và nâng cao thể lực

Các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẽo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Các bài tập này được bố trí xen kẽ theo trong từng giáo án phân thực hành kỷ thuật động tác.4.3. Thảo luận – Thực tập phương pháp: 20 giờ

- Thực tập biên soạn giáo án- Lên lớp các môn chạy, nhảy và ném đẩy- Thực tập phương pháp trọng tài

4.4. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 06 giờ

11

Page 12: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

- Thi thực hành các nội dung: Chạy ngắn (100m Nam, Nữ), chạy 800m Nữ, 1500m Nam, nhảy cao, nhảy xa và đẩy tạ, chạy 400m, chạy 200m… - Đánh giá điểm thực tập phương pháp giảng dạy5. Tài liệu của học phần:

Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số tài liệu liên quan khác.

HỌC PHẦN VI: 60 giờ (04 đơn vị học trình)1. Mục tiêu:

Nâng cao trình độ về kỷ năng, kỷ xão và phương pháp giảng dạy, trọng tài thi đấu về nội dung môn thể thao sở trường và lý thuyết chuyên ngành.2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung môn sở trường đã học, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết:

Lý thuyết: 20 giờBài 1: Lập kế hoạch huấn luyện : 04 giờBài 2: Phương pháp huấn luyện các môn trong điền kinh: 10 giờ

- Phương pháp huấn luyện các môn chạy: (03 giờ)- Phương pháp huấn luyện các môn nhảy: (02 giờ)- Phương pháp huấn luyện các môn ném - đẩy: (02 giờ)- Phương pháp huấn luyện các môn phối hợp: (03 giờ)

Bài 3: Phương pháp tuyển chọn và dự báo điền kinh: 03 giờBài 4: Nội dung và hình thức NCKH trong điền kinh: 03 giờ4.1. Nâng cao thành tích môn thể thao sở trường: 34 giờHoàn thiện kỹ, chiến thuật và nâng cao thành tích của môn điền kinh sở trường

(các môn chạy ngăn, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, chạy trung bình…) 4.2. Phát triển và nâng cao thể lực, thảo luận – Phương pháp:Các bài tập thể lực, thảo luận và phương pháp được bố trí xen kẽ trong từng giáo

án phần nâng cao thành tích môn sở trường4.3. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 06 giờNội dung: - Thi thực hành các nội dung: Chạy ngắn (100m Nam, Nữ), chạy 800m

Nữ, 1500m Nam, nhảy cao, nhảy xa và đẩy tạ, chạy 400m, chạy 200m… - Thi lý thuyết các nội dung đã học

12

Page 13: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

5. Tài liệu của học phần:Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số

tài liệu liên quan khác.

HỌC PHẦN VII: 60 giờ (04 đơn vị học trình)1. Mục tiêu:

Nâng cao thành tích 5 môn phối hợp: các môn chạy, các môn nhảy và các môn ném đẩy và phương pháp giảng dạy, trọng tài thi đấu nhiều môn phối hợp.2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung 5 môn phối hợp, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết:4.1. Thực hành kỹ thuật động tác:

Nâng cao thành tích 5 môn phối hợp: 40 giờHoàn thiện kỹ, chiến thuật và nâng cao thành tích của 5 môn phối hợp trong điền

kinh, bao gồm: Chạy 100m, 800m (nữ); 1500m (nam), nhảy xa, nhảy cao và đẩy tạ4.2. Phát triển và nâng cao thể lực:

Các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẽo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Các bài tập này được bố trí xen kẽ trong từng giáo án4.3. Thảo luận – Phương pháp: 10 giờ

Các giờ thảo luận, phương pháp được bố trí riêng theo từng giáo án thảo luận về; thực tập phương pháp trọng tài, luật thi đấu và phương pháp giảng dạy.4.4. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 10 giờ

Nội dung: - Thi thực hành các nội dung: Chạy ngắn (100m Nam, Nữ),chạy 800m Nữ, 1500m Nam, nhảy cao, nhảy xa và đẩy tạ.5. Tài liệu của học phần:

Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số tài liệu liên quan khác.

HỌC PHẦN VIII: 60 giờ (04 đơn vị học trình)1. Mục tiêu:

Nâng cao thành tích 5 môn phối hợp: các môn chạy, các môn nhảy và các môn ném đẩy và phương pháp giảng dạy, trọng tài thi đấu nhiều môn phối hợp.

13

Page 14: upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/DIEN KINH chuyen sau.doc · Web viewCác bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức mạnh, sức

Thực tập phương pháp giảng dạy thực hành – lý thuyết2. Phương pháp giảng dạy:

Phân tích diễn giải kết hợp với quan sát hình ảnh trực quan3. Đánh giá học phần:

Đánh giá thực hành kỹ thuật động tác các nội dung 5 môn phối hợp, có trọng số 70%4. Nội dung chi tiết:

4.1. Thực hành kỹ thuật động tác: Nâng cao thành tích 5 môn phối hợp: 30 giờHoàn thiện kỹ, chiến thuật và nâng cao thành tích của 5 môn phối hợp trong điền

kinh, bao gồm: Chạy 100m, 800m (nữ); 1500m (nam), nhảy xa, nhảy cao và đẩy tạ4.2. Phát triển và nâng cao thể lực:Các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn; sức nhanh, sức

mạnh, sức bền, mềm dẽo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Các bài tập này được bố trí xen kẽ trong từng giáo án.

4.3. Phương pháp giảng dạy: 20 giờCác giờ thảo luận, phương pháp được bố trí riêng theo từng giáo án thảo luận về:

- Biên soạn giáo án giảng dạy- Thực tập phương pháp giảng dạy thực hành – lý thuyết

4.4. Kiểm tra học trình - Thi học phần: 10 giờ- Thi thực hành các nội dung: Chạy ngắn (100m Nam, Nữ), chạy 800m Nữ,

1500m Nam, nhảy cao, nhảy xa và đẩy tạ. - Đánh giá điểm thực tập phương pháp5. Tài liệu của học phần:

Giáo trình môn điền kinh; sách giáo khoa môn điền kinh; luật điền kinh và một số tài liệu liên quan khác.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng10 năm 2010 Hiệu Trưởng Duyệt Trưởng Bộ môn Người biên soạn

Nguyễn Văn Long

14